Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Thực trạng phương thức thanh toán nhờ thu tại ngân hàng Agribank

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.94 KB, 24 trang )

[Thực trạng phương thức thanh toán nhờ thu tại ngân hàng Agribank]

NỘI DUNG
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG AGRIBANK
1. Lịch sử hình thành và phạm vi hoạt động
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (tên giao dịch quốc
tế là Vietnam Bank of Agriculture and Rural Development, viết tắt là AGRIBANK)
được thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1988 theo Nghị định số 53/HĐBT ngày
26/3/1988, hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Lúc mới thành lập, ngân
hàng mang tên Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Cuối năm 1990 được
đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam và đến cuối năm 1996, ngân hàng
đổi tên thành tên gọi như hiện nay.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là doanh nghiệp Nhà nước
hạng đặc biệt, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Với tên gọi mới, ngoài chức năng của một ngân
hàng thương mại, Ngân hàng Agribank được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát
triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung, dài hạn để
xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy hải sản góp
phần thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Và trong chiến lược của mình, Agribank sẽ trở thành một Tập đoàn tài chính
đa ngành, đa sở hữu, hoạt động đa lĩnh vực trong tương lai.
2. Vài nét về tình hình hoạt động và dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng
Theo thống kê của UNDP – chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc,
Agribank là ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán
bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến tháng 12/2009,
vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định với trên nhiều phương diện:
 Tổng nguồn vốn 434.331 tỷ đồng.

1



[Thực trạng phương thức thanh toán nhờ thu tại ngân hàng Agribank]
 Vốn tự có: 22.176 tỷ đồng.
 Tổng tài sản 470.000 tỷ đồng.
 Tổng dư nợ 354.112 tỷ đồng.
 Mạng lưới hoạt động: 2300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc.
 Nhân sự: 35.135 cán bộ.
Hiện nay Agribank đang có 10 triệu khách hàng là hộ sản xuất, 30.000 khách
hàng là doanh nghiệp. Agribank là một trong số các ngân hàng có quan hệ ngân hàng
đại lý lớn nhất Việt Nam, tính đến tháng 4/2010, Agribank đã thiết lập quan hệ đại lý
với 1.046 ngân hàng và các tổ chức tài chính tại 96 quốc gia và vùng lãnh thổ. Mới
đây Agribank đã tiến hành ký kết thỏa thuận với Ngân hàng Phongsavanh (Lào),
Ngân hàng ACLEDA (Campuchia), và 4 ngân hàng thương mại lớn của Trung Quốc
nhằm triển khai thực hiện thanh toán biên mậu, đem lại nhiều ích lợi cho đông đảo
khách hàng cũng như các bên tham gia.
Agribank cũng là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam tiếp nhận và triển khai các
dự án nước ngoài, đặc biệt là các dự án của Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng
Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Đầu tư châu Âu
(EIB)… Agribank hiện là Chủ tịch Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn châu
Á- Thái Bình Dương (APRACA)
Một trong những hoạt động được đánh giá cao và uy tín tại Agribank hiện nay
là cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế.
Hiện Agribank đang cung cấp hầu hết các loại hình thanh toán bao gồm:
 Chuyển tiền: bao gồm nhận tiền chuyển đến, nhận tiền chuyển đi…
 Nhờ thu: bao gồm nhờ thu chứng từ hàng xuất khẩu, nhờ thu nhập khẩu
 Bảo lãnh quốc tế

2


[Thực trạng phương thức thanh toán nhờ thu tại ngân hàng Agribank]

 Tín dụng chứng từ: bao gồm dịch vụ phát hành L/C, thanh toán L/C, thông
báo, chuyển nhượng L/C, nhận bộ chứng từ để thanh toán L/C, dịch vụ Standby
L/C…
Agribank đã nhận nhiều giải thưởng và được công nhận về nghiệp vụ thanh
toán quốc tế của mình như Giải thưởng Thanh toán quốc tế chất lượng cao từ Citi Việt
Nam năm 2010 (Giải thưởng Citi Straight Through Processing – STP công nhận trình
độ thực hiện thanh toán quốc tế của các ngân hàng trong nước dựa vào tỉ lệ thực hiện
thành công nghiệp vụ thanh toán quốc tế với mức độ chính xác của các lệnh chuyển
tiền điện tử đạt từ 90% trở lên), “Chứng nhận thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2010”
(HSBC global Payments and cash management 2010 Diamond Award) do ngân hàng
HSBC trao tặng.
II. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG NHỜ THU TẠI NGÂN HÀNG
AGRIBANK VIỆT NAM
1. CÁC BƯỚC TRONG NHỜ THU
1.1. Nhờ thu hàng nhập
1.1.1. Tiếp nhận chứng từ
Thanh toán viên kiểm tra tên và địa chỉ Ngân hàng được ủy nhiệm nhờ thu trên
thư nhờ thu, đảm bảo chứng từ được gửi đúng địa chỉ.
1.1.2. Kiểm tra chứng từ
- Kiểm tra tên, địa chỉ của khách hàng nhận nhờ thu
- Kiểm tra số lượng từng loại chứng từ so với liệt kê chứng từ ghi trên thư nhờ
thu. Nếu chứng từ bị thiếu, phải điện báo ngay cho Ngân hàng gửi nhờ thu
- Kiểm tra chỉ thị nhờ thu, hình thức nhờ thu trên thư nhờ thu. Nếu chỉ thị
không rõ ràng, không dẫn chiếu URC 522, hình thức nhờ thu không được thực hiện
thì Chi nhánh sẽ điện thông báo ngay cho Ngân hàng gửi nhờ thu và ghi rõ: " Chúng
tôi đang giữ chứng từ chờ sự định đoạt của quý Ngân hàng, trong vòng 10 ngày làm

3



[Thực trạng phương thức thanh toán nhờ thu tại ngân hàng Agribank]
việc kể từ ngày điện nếu không nhận được sự trả lời, chúng tôi sẽ trả lại chứng từ cho
quý Ngân hàng sau khi quý Ngân hàng đã thanh toán các phí liên quan"
-Lập 02 giấy báo nhờ thu hàng nhập theo mẫu quy định, 01 bản gửi khách
hàng, 01 bản lưu hồ sơ nhờ thu.
- Chuyển giấy báo cùng toàn bộ chứng từ nhờ thu đến Phụ trách phòng trình
Lãnh đạo ký duyệt.
- Nếu khách hàng từ chối nhận chứng từ do Chi nhánh gửi, thanh toán viên sẽ
thông báo ngay cho Ngân hàng gửi nhờ thu, nội dung thông báo phải nêu rõ chờ chỉ
thị và yêu cầu trả điện phí thông báo kèm cước phí chuyển trả chứng từ.
1.1.3. Giao chứng từ nhờ thu và thông báo chấp nhận thanh toán
- Nếu là nhờ thu D/A: Chi nhánh chỉ giao chứng từ cho khách hàng khi khách
hàng cam kết trả tiền bằng văn bản theo giấy báo nhờ thu hàng nhận theo mẫu, hoặc
ký chấp nhận thanh toán lên hối phiếu vào ngày đáo hạn.
+ Giao chứng từ cho khách hàng
+ Lập điện thông báo cho Ngân hàng gửi nhờ thu về việc chấp nhận trả tiền
của người nhập khẩu, ngày trả tiền theo mẫu điện MT 412
+ Ba ngày trước khi đến hạn thanh toán, Chi nhánh nhắc khách hàng trả tiền.
Khi khách hàng có đề nghị thanh toán, Chi nhánh lập điện trả tiền theo mẫu và thu phí
theo quy định.
- Nếu là nhờ thu D/P: khi khách hàng có đủ tiền để thanh toán bộ chứng từ nhờ
thu hoặc đã hoàn thành thủ tục vay Chi nhánh sẽ thực hiện:
+ Yêu cầu khách hàng chấp nhận thanh toán trên giấy báo nhờ thu hàng nhập
theo mẫu
+ Giao chứng từ cho khách hàng, yêu cầu ký nhận.
+ Lập điện trả tiền MT 202, theo chỉ thị nhờ thu, trình lãnh đạo ký duyệt, thu
phí theo quy định hiện hành.
4



[Thực trạng phương thức thanh toán nhờ thu tại ngân hàng Agribank]
- Nếu là nhờ thu D/TC: quy trình như nhờ thu D/A, chỉ khác là thanh toán viên
giao chứng từ cho khách hàng khi khách hàng xuất trình giấy hứa trả tiền, thư cam kết
biên lai tín thác do chính khách hàng lập.
1.2. Nhờ thu hàng xuất
1.2.1. Tiếp nhận chứng từ nhờ thu
Thanh toán viên tiếp nhận chứng từ do khách hàng xuất trình kèm Giấy yêu
cầu gửi chứng từ nhờ thu có đầy đủ chữ ký ủy quyền theo mẫu.
1.2.2. Kiểm tra chứng từ nhờ thu
Chi nhánh không có trách nhiệm kiểm tra nội dung chứng từ, nhưng có thể
xem xét một số điểm có bản để lưu ý khách hàng nếu phát hiện có sự khác biệt trên
chứng từ.
1.2.3.Tiến hành nhờ thu
- Nếu khách hàng không chỉ định ngân hàng thu hộ, Chi nhánh sẽ chọn một
ngân hàng thích hợp, có mối quan hệ đại lý với Ngân hàng.
- Nếu ngân hàng nươc ngoài từ chối thanh toán ngoài từ chối thanh toán chứng
từ nhờ thu, Chi nhánh sẽ thông báo ngay cho khách hàng và yêu cầu khách hàng có ý
kiến bằng văn bản về việc xử lý chứng từ.
1.2.4. Thanh toán kết quả nhờ thu
Khi nhận được thanh toán của ngân hàng nước ngoài, Chi nhánh báo Có cho
khách hàng sau khi đã khấu trừ số tiền chiết khấu và lãi chiết khấu (nếu có), thu phí
theo quy định hiện hành.
2. BIỂU PHÍ NHỜ THU VÀ CHIẾT KHẤU NHỜ THU
2.1. Biểu phí nhờ thu đối với doanh nghiệp (đã bao gồm VAT)
2.1.1. Biểu phí nhờ thu đi.
1.
1.1.

Gửi nhờ thu đi
Gửi đi nước ngoài nhờ thu

5


[Thực trạng phương thức thanh toán nhờ thu tại ngân hàng Agribank]
Séc, tiền không đủ tiêu chuẩn lưu

3.
3.1.
3.2.
3.3.

2,2 USD/ tờ
thông
Séc
2,2 USD/ tờ
Bộ chứng từ
5,5 USD/ 1 giao dịch
Gửi đi trong nước nhờ thu
Séc
1,1 USD/tờ
Bộ chứng từ
3,3 USD / 1 giao dịch
Thanh toán nhờ thu
Thanh toán nhờ thu gửi đi nước ngoài
2% trị giá báo có
Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông
Tối thiểu: 2,2 USD
0,2% trị giá séc
Một tờ séc
Tối thiểu:2,2 USD, Tối đa: 165USD

0,18% trị giá bộ chứng từ
Bộ chứng từ
Tối thiểu: 22 USD, Tối đa: 220USD
Thanh toán nhờ thu gửi đi trong nước
0,15% trị giá séc
Một tờ séc
Tối thiểu: 2,2 USD, Tối đa: 55 USD
0,15% trị giá bộ chứng từ,
Bộ chứng từ
Tối thiểu:5,5 USD, Tối đa: 220USD
Dịch vụ khác liên quan
Tra soát nhờ thu
5,5 USD/giao dịch
Sửa đổi nhờ thu
5,5 USD/giao dịch
Hủy nhờ thu theo yêu cầu của
5,5 USD + phí thực tế phải trả Ngân

3.4.

người nhờ thu
Từ chối thanh toán nhờ thu

1.2.

2.
2.1.

2.2.


hàng nước ngoài
Theo thực tế phải trả

2.1.2. Biểu phí nhờ thu đến
1

Nhận và thông báo nhờ thu đến
Nhờ thu từ nước ngoài gửi đến: Một tờ séc
Nhờ thu từ nước ngoài gửi đến: Bộ chứng từ

2,2 USD
5,5 USD

6


[Thực trạng phương thức thanh toán nhờ thu tại ngân hàng Agribank]

2

Nhờ thu trong nước gửi đến: Một tờ séc
1 USD
Nhờ thu trong nước gửi đến: Bộ chứng từ
1 USD
Thanh toán nhờ thu
Thanh toán nhờ thu từ nước ngoài gửi đến 0.2%, Tối thiểu: 22 USD
(Thanh toán trả nước ngoài)
Thanh toán nhờ thu trong nước gửi đến
Nhờ thu trả chậm


3

Tối đa: 220 USD
0.15%, Tối thiểu: 11 USD
Tối đa: 220 USD
1%/năm hoặc 0,25%/quý/
số tiền nhờ thu

Dịch vụ khác liên quan
Hủy nhờ thu theo yêu cầu của người nhờ thu
Từ chối thanh toán nhờ thu
Sửa đổi/ Điều chỉnh chỉ thị nhờ thu gửi đi
theo yêu cầu
Tra soát nhờ thu theo yêu cầu khách hàng
+ Tra soát trong nước
+ Tra soát ngoài nước

11 USD + phí thực tế phải
trả ngân hàng nước ngoài
Theo thực tế phải trả
11 USD/lần + điện phí

3,3 USD/bộ+ điện phí
5,5 USD/bộ+ điện phí

(Trích từ biểu phí nhờ thu tại trang web )
2.2. Chiết khấu chứng từ nhờ thu.
Khách hàng có thể xin chiết khấu chứng từ nhờ thu hàng xuất khẩu tại Ngân
hàng. Ngân hàng chỉ thực hiện chiết khấu truy đòi, không thực hiện chiết khấu miễn
truy đòi đối với bộ chứng từ nhờ thu hàng xuất khẩu. Số tiền Ngân hàng chiết khấu tới

đa 95% trị giá bộ chứng từ hàng xuất khẩu.
3. CÁC GIẤY TỜ CẦN THIẾT CỦA DOANH NGHIỆP KHI SỬ DỤNG
PHƯƠNG THỨC NHỜ THU.
3.1 Nhờ thu xuất khẩu
-Khách hàng phải mở tài khoản tiền gửi nội tệ và ngoại tệ tại Agribank.
7


[Thực trạng phương thức thanh toán nhờ thu tại ngân hàng Agribank]
-Trong trường hợp khách hàng lần đầu đến giao dịch về thanh toán quốc tế,
khách hàng phải xuất trình cho Phòng Kinh doanh ngoại tệ và Thanh toán quốc tế 01
bộ hồ sơ pháp lý bản sao y gồm:
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,
+ Quyết định bổ nhiệm Giám đốc,
+ Quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng (nếu có),
+ Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (có mã số xuất nhập khẩu).
Ngoài ra còn phải kèm theo những giấy tờ sau:
+ Giấy yêu cầu gửi chứng từ nhờ thu có đầy đủ chữ ký của Giám đốc, Kế toán
trưởng hoặc người được ủy quyền (theo mẫu của Ngân hàng).
+ Bản sao Hợp đồng ngoại thương hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương hợp
đồng.
+Bộ chứng từ hàng xuất khẩu (bản gốc);
+ Giấy phép xuất khẩu hoặc hạn ngạch (nếu có).
3.2. Nhờ thu nhập khẩu.
-Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp (đối với khách hàng lần đầu giao dịch):
+Quyết định thành lập doanh nghiệp (đối với DN thành lập trước năm 1999),
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập tổ chức do
cơ quản chủ quản cấp (đối với những DN thành lập trước năm 1999),
+ Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh,
+ Quyết định bổ nhiệm Giám đốc kinh doanh của Hội đồng sáng lập viên

Công ty hoặc quyết định bổ nhiệm người đứng đầutổ chức do cơ quan cấp trên
trực tiếp ban hành,
+ Điều lệ công ty (nếu có)
-Hợp đồng ngoại thương và các phụ lục (nếu có)

8


[Thực trạng phương thức thanh toán nhờ thu tại ngân hàng Agribank]
-Giấy phép nhập khẩu hoặc hạn ngạch (nếu cần)
-Hợp đồng ngoại hối (theo mẫu của ngân hàng/ trong trường hợp khách hàng có
nhu cầu mua ngoại tệ để thanh toán);
-Với hình thức D/P: quý khách làm thủ tục chuyển đủ hoặc nhận nợ vay 100% trị
giá nhờ thu để lấy bộ chứng từ đi nhận hàng
-Với hình thức D/A: quý khách chấp nhận thanh toán vào Giấy thông báo chứng
từ nhờ thu hàng nhập do Agribank gửi trong vòng 03 ngày kể từ ngày Agribank thông
báo và quý khách phải làm thủ tục chuyển đủ hoặc có Giấy nhận nợ 100% trị giá nhờ
thu để lấy bộ chứng từ đi nhận hàng (trị giá tiền hàng sẽ được thanh toán cho người
xuất khẩu vào ngày đến hạn thanh toán theo quy định).
4. CÁC CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN KHÍCH NHỜ THU CỦA NGÂN HÀNG
Nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng phương thức thanh toán này, Ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đưa ra những dịch vụ hấp dẫn kèm theo
khác. Trong đó, quan trọng nhất phải kể tới chương trình tài trợ xuất nhập khẩu.
4.1. Tài trợ sản xuất hàng xuất khẩu sử dụng phương thức nhờ thu
4.1.1 Mục đích của chương trình tài trợ xuất khẩu:
- Cung cấp vốn cho những doanh nghiệp cần vốn thu mua nguyên vật liệu,
hàng hoá… để chế biến, sản xuất làm hàng xuất khẩu; mở rộng sản xuất, mở rộng thị
trường; phát triển một giải pháp tài chính hiệu quả hơn các giải pháp hiện có.
4.1.2. Tiện ích của chương trình:
-Thời gian tài trợ linh hoạt

- Tỷ lệ tài trợ cao với lãi suất thấp
- Nhiều phương thức thanh toán được tài trợ: D/A, D/P
- Trong nhiều trường hợp, Agribank Hanoi có thể tài trợ không có tài sản bảo
đảm.
- Thủ tục tài trợ đơn giản, thuận tiện
9


[Thực trạng phương thức thanh toán nhờ thu tại ngân hàng Agribank]
- Khách hàng sẽ được tư vấn miễn phí về các vấn đề liên quan để doanh nghiệp
có thể lựa chọn những giải pháp tối ưu nhất.
4.1.3. Đặc điểm:
- Khách hàng phải ký hợp đồng Forward bán số USD tương ứng số VND
Agribank cho vay về theo tỷ giá kỳ hạn = tỷ giá giao ngay tại thời điểm giải ngân +
10đ/USD/tháng. Hoặc khách hàng phải cam kết bán USD xuất khẩu cho Agribank
theo tỷ giá tại thời điểm bán.
- Thời hạn cho vay tối đa là 06 tháng.
- Khách hàng có thể vay có tài sản đảm bảo hoặc không có tài sản đảm bảo
4.2. Tài trợ xuất khẩu sau khi giao hàng, đảm bảo bằng khoản phải thu từ bộ
chứng từ xuất khẩu:
4.2.1. Mục đích:
- Bổ sung vốn lưu động kinh doanh.
4.2.2 Tiện ích:
- Bổ sung nguồn vốn để doanh nghiệp tái tục tiến trình sản xuất kinh doanh,
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
- Bộ chứng từ được Agribank kiểm tra, đảm bảo tính hợp lệ.
4.2.3. Đặc điểm
- Đối tượng vay vốn: Khách hàng xuất khẩu đã giao hàng và có bộ chứng từ
chờ phía nước ngoài thanh toán. Thanh toán theo phương thức D/P (ngoài ra còn có
cả L/C trả chậm và trả ngay).

- Loại tiền cho vay: VND.
- Thời hạn cho vay: Tối đa 03 tháng.
- Khách hàng cam kết sử dụng nguồn ngoại tệ từ bộ chứng từ hàng xuất khẩu
bán cho Agribank theo tỷ giá tại thời điểm bán ngoại tệ để trả nợ vay.

10


[Thực trạng phương thức thanh toán nhờ thu tại ngân hàng Agribank]
4.2.4. Điều kiện cho vay chung:
- Có đủ điều kiện vay vốn theo quy định của Agribank.
- Khách hàng phải thực hiện nghiệp vụ thanh toán xuất khẩu qua Agribank.
- Khách hàng phải có vốn tự có tham gia vào phương án sản xuất kinh doanh.
Phương án kinh doanh phải có hiệu quả.
- Khách hàng vay vốn nhằm mục đích sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ
xuất khẩu để tạo nguồn ngoại tệ bán cho Agribank.
4.2.5. Hồ sơ vay vốn:
-Hồ sơ pháp lý của khách hàng đề nghị vay vốn.
-Hồ sơ về tài chính của khách hàng: các báo cáo quyết toán đến thời điểm gần
nhất.
-Hợp đồng xuất khẩu hàng hóa;
-Hoá đơn mua hàng/hoá đơn tài chính;
-Các giấy tờ liên quan khác (nếu có).
5. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Kết quả thực hiện phương thức nhờ thu tại NHNN & PT Tây Hà Nội 2004-2008
Năm
Số món
Doanh số thực

2004

22

2005
30

2006
43

2007
44

2008
51

hiện (Đơn vị:

1.001.634,5

1.103.745,2

1.337.405,3

1.834.352,21

2.402.500,46

3,8

3,7


4,0

2,7

2,6

USD)
Tỷ trọng doanh
số thực hiện (%)
Biểu đồ

11


[Thực trạng phương thức thanh toán nhờ thu tại ngân hàng Agribank]

Số món thực hiện bằng phương thức nhờ thu tại NHNN & PT Tây Hà Nội 2004-2008

Doanh số thực hiện của phương thức nhờ thu tại NHNN & PT Tây Hà Nội 2004-2008
Nhận xét:
Do đặc thù của phương thức nhờ thu là quyền lợi của nhà xuất khẩu không
được đảm bảo trong trường hợp nhà nhập khẩu từ chối nhận hàng nếu thị trường có
biến động bất lợi cho hoạt động kinh doanh của họ. Vì vậy các nhà xuất khẩu hiếm
khi sử dụng phương thức này nhất là trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay.

12


[Thực trạng phương thức thanh toán nhờ thu tại ngân hàng Agribank]
Tại NHNN và PTNT Tây Hà Nội, nghiệp vụ thanh toán nhờ thu kèm chứng từ

là chủ yếu. Phương thức này đảm bảo quyển lợi nhà xuất khẩu hơn so với nhờ thu
trơn vì sự ràng buộc giữa việc thanh toán và nhận hàng của người mua.
Xuất phát từ những đặc trưng trên mà hoạt động thanh toán nhờ thu của chi
nhánh không chiếm tỉ trọng lớn trong thanh toán quốc tế.
Doanh số thu được từ hoạt động nhờ thu tăng dần qua các năm nhưng tăng với
tỷ lệ rất nhỏ, không đáng kể (tăng lên 10,2%; 21,2%; 37,2%; 31% qua các năm) và
chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế (chỉ trong
khoảng từ 2,6% đến 4,0%). Ngay cả khi doanh số cao nhất vào năm 2008 đạt
2.402.500,46 USD cũng chỉ chiếm 2,6% trong tổng doanh số đạt được. Mặc dù vậy,
chi nhánh cũng đã tư vấn cho khách hàng lựa chọn loại hình thanh toán này khi doanh
nghiệp có nhu cầu chi trả các khoản tiền đi kèm tiền hàng như cước phí vận tải, phí
bảo hiểm, thu tiền hàng gửi bán… do chúng có những đặc điểm là đi kèm với việc
giao hàng mang giá trị không lớn phù hợp với loại hình thanh toán có phí tương đối
thấp như nhờ thu.
III. PHÂN TÍCH MỘT SỐ TÌNH HUỐNG XẢY RA TRONG PHƯƠNG THỨC
NHỜ THU
1. Tình huống 1:
Ngân hàng A nhận chỉ thị nhờ thu theo điều kiện D/P từ ngân hàng chuyển
chứng từ B. Ngày 18/5/2006, ngân hàng A đòi tiền người mua nhưng người mua từ
chối thanh toán.
Ngày 19/5/2006, ngân hàng A giữ bộ chứng từ và thông báo việc người mua từ
chối thanh toán cho ngân hàng B, đồng thời yêu cầu người bán xử lý bộ chứng từ.
Ngày 20/5/2006, người mua chuyển tiền thanh toán tại ngân hàng B và yêu cầu
giao bộ chứng từ. Do đó, ngân hàng B đã nhận tiền và giao bộ chứng từ cho người
mua đi nhận hàng.

13


[Thực trạng phương thức thanh toán nhờ thu tại ngân hàng Agribank]

Ngày 21/5/2006, khi ngân hàng B tiến hành lập lệnh chuyển tiền cho người yêu
cầu thì nhận được lệnh yêu cầu chuyển trả bộ chứng từ của ngân hàng A. Ngân hàng
B đã giải trình toàn bộ sự việc với ngân hàng A. Tuy nhiên, ngân hàng A không chấp
nhận giải trình này và đe dọa kiện ngân hàng B.
Qua tình huống trên, bạn hãy nhận xét cách xử lý nghiệp vụ của ngân hàng B
và ngân hàng A (dựa trên những quy định về trách nhiệm của các ngân hàng trong
URC 522).
Giải quyết:
Theo Điều 26/ URC522
c.2. Thông báo việc chấp nhận thanh toán
Ngân hàng thu phải lập tức gửi thông báo về việc chấp nhận thanh toán cho ngân
hàng đã gửi bản chỉ thị nhờ thu tới.
c.3. Thông báo việc không thanh toán hay/ và không chấp nhận thanh toán
Ngân hàng xuất trình cần tìm ra lý do của việc này không thanh toán khác và/hoặc
không chấp nhận thanh toán và thông báo ngay cho ngân hàng đã gửi bản chỉ thị nhờ
thu.
Ngân hàng xuất trình phải gửi ngay thông báo không thanh toán và/hoặc thông báo
không chấp nhận thanh toán cho Ngân hàng đã gửi chỉ thị nhờ thu.
Khi nhận được thông báo này, ngân hàng chuyển phải có chỉ thị thích hợp về việc tiếp
tục xử lý các chứng từ. Nếu sau 60 ngày kể từ khi gửi thông báo về việc không thanh
toán và/hoặc không chấp nhận thanh toán mà ngân hàng xuất trình vẫn không nhận
được những chỉ thị nói trên thì các chứng từ sẽ được chuyển trả lại ngân hàng đã gửi
đến, ngân hàng xuất trình sẽ không chịu trách nhiệm gì thêm.
Trong trường hợp này:

14


[Thực trạng phương thức thanh toán nhờ thu tại ngân hàng Agribank]
Ngày 19/5/2006, ngân hàng đã thực hiện đúng nghĩa vụ của mình thông báo cho ngân

hàng A về việc người mua không chấp nhận thanh toán, nhưng lại không tìm ra lí do
của việc không chấp nhận thanh toán.
Ngày 20/5/2006, người mua chuyển tiền thanh toán tại ngân hàng B và yêu cầu giao
bộ chứng từ thì Ngân hàng B phải thông báo ngay lập tức cho Ngân hàng A về việc
chấp nhận thanh toán bộ chứng từ nhưng Ngân hàng B đã không làm như vậy.
Thứ hai, do có thông báo trước đó về việc từ chối thanh toán nên việc chấp nhận
thanh toán lần này cần phải có sự xác nhận hoặc chỉ thị từ Ngân hàng A. Ngân hàng B
không đợi chỉ thị hoặc hướng dẫn của ngân hàng A đã tự động đưa chứng từ cho
người mua.
Như vậy Ngân hàng B đã bỏ qua qui trình thông báo chấp nhận chứng từ và thanh
toán tới Ngân hàng A.
2. Tình huống 2:
Thanh toán D/P, Nhà XK VN nhờ ngân hàng Bank of Tokyo thu hộ tiền hàng từ nhà
nhập khẩu Nhật (số tiền:50,000 USD, Ngân hàng chuyển: NH A tại Việt Nam ). Trên
chỉ thị nhờ thu ghi rõ:
"In case of non_payment, please storage and buy insurance for our goods ( We'll be
responsible for these charges )"
“Trong trường hợp không trả tiền, đề nghị giữ giấy tờ và mua bảo hiểm cho hàng hóa
của

chúng

tôi.

Chúng

tôi

sẽ


chịu

khoản

phí

này”.

"All your banking service fees will be charged to drawee's account, and cann't be
waived"
“Mọi phí dịch vụ ngân hàng của các ngài sẽ được tính vào tài khoản người bị kí phát,
và không thể bị từ chối”
Có 2 tình huống xảy ra:

15


[Thực trạng phương thức thanh toán nhờ thu tại ngân hàng Agribank]
1. Nhà NK Nhật đồng ý thanh toán ngay lập tức tiền hàng cho nhà XK Việt Nam,
nhưng không muốn trả phí cho Bank of Tokyo.
2. Nhà NK Nhật ra đề nghị: Trả ngay 35,000 USD, bao giờ nhận hàng xong ngoài
cảng sẽ thanh toán nốt 15,000 USD còn lại và đồng ý trả phí cho Bank of Tokyo.
Vậy trong những trường hợp này ngân hàng Nhật Bản nên tác nghiệp như thế nào là
chính xác nhất?
Giải quyết:
1. Theo điều 21 mục a: “Nếu lệnh nhờ thu quy định rõ ràng là các chi phí và lệ phí
không thể bỏ qua và người trả tiền từ chối thanh toán thì ngân hàng xuất trình sẽ
không giao chứng từ và không chịu trách nhiệm đối với bất cứ hậu quả nào sinh ra từ
bất cứ sự chậm trễ nào trong việc giao chứng từ...”
Trong tình huống này, ngân hàng Nhật Bản có quyền giữ lại bộ chứng từ.

2. Theo điều 19 mục b: “Đối với nhờ thu kèm chứng từ, việc thanh toán từng phần chỉ
có thể được chấp nhận nếu như có sự cho phép đặc biệt ghi trong lệnh nhờ thu...”
Trong tình huống này, lệnh nhờ thu không ghi gì về điều khoản này. Vì vậy, nhà nhập
khẩu Nhật Bản phải thanh toán toàn bộ số tiền hàng mới có thể nhận hàng. Ngân hàng
Nhật Bản có quyền từ chối đề nghị này của người mua.
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG NHỜ THU CỦA AGRIBANK VÀ
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHỜ THU.
1. Những điểm mạnh của Agribank trong hoạt động dịch vụ nhờ thu.
Hiện nay hầu như tất cả các ngân hàng, kể cả ngân hàng trong nước và nước
ngoài đều cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế và kèm trong đó là phương thức nhờ
thu. Các ngân hàng này đều không ngừng đưa ra những ưu đãi nhằm thu hút khách
hàng. Do đó Agribank đã và đang phải chịu không ít cạnh tranh của các ngân hàng
khác. Vậy Agribank đã làm được những gì và đạt được những gì để có thể cạnh tranh
với các ngân hàng còn lại? Vì sao khách hàng lại chọn Agribank để thực hiện thanh

16


[Thực trạng phương thức thanh toán nhờ thu tại ngân hàng Agribank]
toán quốc tế nói chung và phương thức nhờ thu nói riêng? Do Agribank có nhiều mặt
mạnh để khách hàng tin tưởng sử dụng.
1.1. Trải qua lịch sử hình thành và phát triển lâu dài và bền vững
Là một trong những ngân hàng đầu tiên được thành lập, Agribank luôn sát
cánh, đồng hành cùng ngành Ngân hàng Việt Nam. Nếu như ở giai đoạn đầu mới
được thành lập, tổng tài sản của Agribank chưa đến 1.500 tỷ đồng, tổng nguồn vốn
1.056 tỷ đồng, nợ cho vay chủ yếu là thành phần kinh tế quốc doanh và kinh tế hợp
tác xã, đa phần là nợ quá hạn, nợ khê đọng khó thu hồi… đến nay, qua 23 năm
trưởng thành và phát triển, Agribank vươn lên trở thành Ngân hàng thương mại Nhà
nước lớn nhất Việt Nam cả về nguồn vốn, tài sản, màng lưới hoạt động và số lượng
khách hàng. Đến 31/12/2010, Agribank có tổng tài sản trên 524.000 tỷ đồng; tổng

nguồn vốn đạt 474.941 tỷ đồng; tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 414.755 tỷ đồng.
Ngân hàng có mạng lưới hoạt động lớn nhất với trên 2.300 chi nhánh và phòng
giao dịch phủ rộng khắp toàn quốc và 08 công ty trực thuộc, cùng đội ngũ cán bộ,
viên chức gần 40.000 người (chiếm trên 40% cán bộ, viên chức ngành Ngân hàng cả
nước).
1.2. Đạt được nhiều thành tích:
Trải qua 60 năm thành lập và phát triển Agribank đã được Đảng, Nhà nước
trao tặng nhiều giải thưởng cao quý: Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới;
Huân chương Độc lập; Huân chương Lao động; Bằng khen, Cờ Thi đua xuất sắc của
Chính phủ… Ngoài ra, Agribank còn được nhận nhiều giải thưởng khác: UNDP bình
chọn là Doanh nghiệp số 1 Việt Nam (2007); Top 10 Thương hiệu Việt Nam uy tín
của Giải thưởng Sao Vàng đất Việt (2008, 2009); Top 5 Ngân hàng giao dịch tiện
ích; Top 10 Thương hiệu mạnh Việt Nam; Doanh nghiệp phát triển bền vững trong
thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế…

17


[Thực trạng phương thức thanh toán nhờ thu tại ngân hàng Agribank]
1.3. Là ngân hàng hỗ trợ ngành nông nghiệp- ngành cung cấp mặt hàng xuất
khẩu chủ yếu của Việt Nam
Trong những năm vừa qua, mặt hàng nông lâm sản xuất khẩu của Việt Nam
đạt tỷ trọng lớn chiếm hơn 20% tổng luợng giá trị hàng xuất khẩu của cả nuớc và có
chiều huớng ngày càng tăng do mặt hàng này ngày càng đựợc cải tiến về chất luợng.
Từ lâu, Agribank đựoc biết đến là ngân hàng hàng đầu trong việc khuyến khích các
doanh nghiệp trong nuớcxuất khẩu mặt hàng nông lâm sản, không chỉ hỗ trợ về vốn,
Agribank còn giúp các doanh nghiệp xuất khẩu tìm đối tác tin cậy, thiện chí và có
năng lực trên thị truờng thế giới. Do đó mà trong hoat động Thanh toán nhờ thu nói
riêng, hoạt đông Thanh toán quốc tế nói chung của mặt hàng xuất khẩu nông lâm
thủy sản, Agribank luôn là địa chỉ tin cậy cho các doanh nhiệp xuất khẩu.

1.4. Trình độ khoa học kỹ thuật cao
Là ngân hàng đầu tiên hoàn thành Dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và
kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ vào năm 2008, Agribank
đã hoàn thành kết nối trực tuyến toàn bộ trên 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên
toàn quốc. Trên nền tảng công nghệ hiện đại, Agribank phát triển mạnh hệ thống sản
phẩm dịch vụ với gần 190 sản phẩm, tạo ưu thế cạnh tranh, đặc biệt là các sản phẩm
thanh toán như Thu Ngân sách Nhà nước; Chuyển tiền; Thanh toán hóa đơn; Gửi, rút
tiền nhiều nơi; Quản lý vốn; Nhờ thu, nhờ trả qua ngân hàng; Đầu tư tự động… và sản
phẩm về Thẻ .
1.5. Dịch vụ TTQT nói chung, nhờ thu nói riêng có nhiều ưu đãi:
Đối với phuơng thức nhờ thu, so với các ngân hàng khác, tại Ngân hàng nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Quý khách hàng được hỗ trợ kiểm tra bộ chứng từ và
tư vấn miễn phí nhằm đảm bảo an toàn thanh toán. Khách hàng đựoc hỗ trợ tư vấn
lựa chọn ngân hàng nhờ thu uy tín, đảm bảo tối đa khả năng thanh toán và tư vấn về
thị trường ngoại hối và các dịch vụ khác liên quan đến hàng hóa xuất khẩu. Agribank
đóng vai trò là Bên thứ 3 tin cậy để đảm bảo doanh nghiệp giữ được quyền kiểm soát

18


[Thực trạng phương thức thanh toán nhờ thu tại ngân hàng Agribank]
đối với hàng hóa. Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ Nhờ thu chứng từ hàng xuất khẩu của
Agribank, Quý khách hàng có thể chiết khấu bộ chứng từ nhờ thu với mức chiết khấu
cao ngay sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hang và quý khách hàng có thêm lựa chọn
sản phẩm cho vay ưu đãi xuất nhập khẩu và các ưu đãi khác của Agribank
1.6. Số lượng chi nhánh, đại lý trong và ngoài nước nhiều, thuận tiện cho hoạt
động thanh toán:
Agribank là ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam, có mạng lưới rộng khắp
trên toàn quốc với 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch được kết nối trực tuyến. Nhằm
đáp ứng mọi yêu cầu thanh toán xuất, nhập khẩu của khách hàng trong và ngoài nước,

Agribank luôn chú trọng mở rộng quan hệ ngân hàng đại lý trong khu vực và quốc tế.
Tính đến tháng 4/2010, duy trì quan hệ đại lý với 1.046 ngân hàng tại 96 quốc gia và
vùng lãnh thổ; và là đối tác tin cậy của trên 3 vạn doanh nghiệp, gần 10 triệu hộ sản
xuất, hàng ngàn đối tác trong và ngoài nước. Đặc biệt, mới đây Agribank đã tiến hành
ký kết thỏa thuận với Ngân hàng Phongsavanh (Lào), Ngân hàng ACLEDA
(Campuchia), Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ABC), Ngân hàng Trung Quốc
(BOC), Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc (CCB), Ngân hàng Công thương Trung
Quốc (ICBC) triển khai thực hiện thanh toán biên mậu, đem lại nhiều ích lợi cho đông
đảo khách hàng cũng như các bên tham gia.
Ngoài 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch, Agribank hiện có 8 công ty trực
thuộc, đó là: Công ty cho thuê Tài chính I (ALC I), Công ty cho thuê Tài chính II
(ALC II), Tổng Công ty Vàng Agribank (AJC), Công ty In thương mại và dịch vụ,
Công ty Cổ phần chứng khoán (Agriseco), Công ty Du lịch thương mại (Agribank
tours), Công ty Vàng bạc đá quý TP Hồ Chí Minh (VJC), Công ty Cổ phẩn bảo hiểm
(ABIC).
1.7. Phí nhờ thu của Agribank ưu đãi hơn so với các Ngân hàng khác.
Cụ thể là so sánh với ngân hàng Vietcombank và ACB: Phí thanh toán nhờ thu
bộ chứng từ gửi đi nước ngoài của Agribank là 0,18% trị giá báo có ( tối thiểu

19


[Thực trạng phương thức thanh toán nhờ thu tại ngân hàng Agribank]
22USD, tối đa 220USD), còn Vietcombank cao hơn với con số 0,2% ( tối thiểu cũng
là 22 USD, tối đa ít hơn 220 USD) .
Phí thanh toán nhờ thu bộ chứng từ gửi đi trong nước của Agribank là 0,15%,
giống với ngân hàng Vietcombank nhưng khác nhau về trị giá (tối thiểu Agribank là
5,5 USD, tối đa 220 USD), còn của ngân hàng Vietcombank tối thiểu 11 USD, tối đa
220 USD)
Còn về phí thanh toán nhờ thu trong nước gửi đến, nước ngoài gửi đến của hai

ngân hàng này giống nhau. So sánh với ngân hàng ACB( Ngân hàng Á châu) thì phí
nhờ thu trong nước là 4000 VND cho mọi giao dịch. Phí nhờ thu với giao dịch nước
ngoài là 0,2% trị giá giao dịch
Các phí khác như hủy bộ chứng từ nhờ thu theo yêu cầu, tra soát bộ chứng từ
nhờ thu, phí sửa đổi, điều chỉnh chỉ thị nhờ thu ở các ngân hàng này tương đối giống
nhau.
Tiến hành đối chiếu giữa biểu phí của Agribank với các ngân hàng khác như
Techcombank, Vpbank,… thu được kết quả cũng tương tự.
Như vậy, nhìn chung mức phí cho giao dịch nhờ thu của các ngân hàng không
khác nhau nhiều lắm. Như đã trình bày trong phần II của bài thuyết trình, nhờ thu
không phải dịch vụ chiếm tỉ trọng doanh số lớn nên đây là điều dễ lý giải.
Ngoài ra khi khách hàng sử dụng dịch vụ nhờ thu của Agribank, sẽ có cơ hội
hưởng các chương trình ưu đãi như chương trình “tài trợ sản xuất hàng xuất khẩu”.
2. Hạn chế của hoạt động nhờ thu tại Agribank:
Hoạt động thanh toán nhờ thu nói riêng và họat động thanh toán hàng xuất
khẩu nói chung tại Agribank nhìn chung chưa đựợc đồng đều giữa các địa phuơng,
họat động này chủ yếu tập trung tại các chi nhánh thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí
Minh, Hải Phòng,…
Trình độ cán bộ làm công tác Thanh toán Quốc tế chưa đáp ứng kịp nhu cầu
của thị truờng, nhất là khả năng cạnh tranh với ngân hàng nuớc ngoài. Tuy hệ thống

20


[Thực trạng phương thức thanh toán nhờ thu tại ngân hàng Agribank]
ngân hàng rộng khắp cả nuớc với hơn 40.000 nhân viên nhưng ở Agribank thiếu trầm
trọng cán bộ giỏi am hiểu về hoạt động Thanh toán quốc tế, nhiều cán bộ làm về
TTQT chưa qua đào tạo hoặc đào tạo chưa chuyên sâu, chưa đạt tiêu chuẩn về chuyên
môn, ngoại ngữ, luật pháp quốc tế, vi tính do vậy chưa đáp ứng đựợc nhu cầu công
việc, lung túng khi xử lý nghiệp vụ, khả năng tu vấn cho khách hàng kém dẫn đến

những sai sót làm ảnh huởng đến cả Ngân hàng và khách hàng. Ngoài ra, chất lượng
phục vụ của ngân hàng Agribank chưa đựoc tốt gây nhiều thiện cảm không tốt cho
khách hàng, nhân viên ngân hàng có thái độ phục vụ chưa tốt, không thân thiện với
khách hàng, trong khi đó so với các ngân hàng khác như Vietinbank, Đông Á, ACB
có chất lượng phục vụ tốt hơn hẳn.
3. Một số kiến nghị
3.1. Phát triển nguồn nhân lực.
Con nguời là yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của Ngân
hang, đầu tư vào con nguời có ý nghĩa sống còn đối với sự thành đạt của Ngân hàng.
Chất luợng hoạt động TTQT nói chung và chất luợng thanh toán nhờ thu nói riêng
phụ thuộc rất nhiều vào trình độ cán bộ. Ban lãnh đạo tiến hành từng buớc rà soát sắp
xếp lại đội ngũ làm TTQT, xây dựng tiêu chuẩn cná bộ TTQT. Lên kế hoạch đào tạo
và đào tạo lại cán bộ TTQT đảm bảo cho việc xử lý chứng từ thong suốt với chất
luợng cao, hạn chế rủi ro.
3.2. An toàn chính xác trong bước chuyển tiền
Giống như các phương thức thanh toán quốc tế khác, ở khâu cuối cùng của
phương thức nhờ thu thông thường là chuyển tiền. Do đó ngân hàng Agribank luôn
luôn phải quan tâm đến độ an toàn, chính xác cũng như mức độ tiện lợi của dịch vụ
chuyển tiền nói riêng và các dịch vụ thanh toán khác nói chung để tạo niềm tin cho
khách hàng. Trên thực tế đã phát sinh nhiều tranh chấp về vấn đề chuyển tiền nhầm
của ngân hàng này cho khách hàng. Vì vậy, Ngân hàng nên tiếp tục đầu tư máy móc,
trang thiết bị hiện đại đủ công suất, thích hợp với chuơng trình phần mềm giao dịch

21


[Thực trạng phương thức thanh toán nhờ thu tại ngân hàng Agribank]
đảm bảo xứ lý thông tin ngay cả trong những tình huống phức tạo, giờ cao điểm. Cố
gắng xây dựng Agribank trở thành ngân hàng hàng đầu trong việc áp dụng khoa học
kỹ thuật.

3.3. Tăng cường xây dựng và quảng bá hình ảnh
Tăng cường xây dựng và quảng bá hình ảnh của ngân hàng Agribank trong
lòng khách hàng để họ biết đến và sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng
nhiều hơn. Từ lâu, Agribank đựơc biết đến là Ngân hàng hỗ trợ phát triến nông
nghiệp nông thôn Việt Nam, điều này mang lại cho Agribank niềm tin trong lòng
khách hàng về một ngân hàng vì cộng đồng, tuy nhiên đối với hoạt động TTQT
Agribank lại ít đựoc chú ý hơn so với các ngân hàng khác như Vietcombank,
Vietinbank, BIDV, HSBC…Do đó, Agribank cần xây dựng cho mình hình ảnh hiện
đại, hệ thống lien kết không chỉ rộng khắp cả nuớc mà còn cả thế giới và mục địch
của Ngân hàng luôn là vì cộng đồng chung. Việc này trên thực tế Agribank đã làm
khá tốt, ví dụ như các hoạt động vì cộng đồng như hỗ trợ xóa đói giảm nghèo tại 62
huyện thuộc 20 tỉnh, tài trợ cho các trường tiểu học,… nhưng vẫn cần nhiều hơn và
thường xuyên hơn nữa.
Đối với phuơng thức nhờ thu, mặc dù Ngân hàng đã có những chính sách cụ
thể khuyến khích doanh nghiệp và đã đạt đựợc những thành quả nhất định, song thủ
tịch còn khá ruờm rà và phức tạp, thời gian doanh nghiệp nhận tiền kéo dài. Do đó,
Ngân hàng nên tìm cách xử lý nhanh thủ tục, có thể tăng thời gian cho vay của doanh
nghiệp với lãi suất thấp, có những chính sách ưu đãi cho những doanh nghiệp trong
hoat động TTQT.

22


[Thực trạng phương thức thanh toán nhờ thu tại ngân hàng Agribank]

NỘI DUNG................................................................................................................................1
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG AGRIBANK............................................1
1. Lịch sử hình thành và phạm vi hoạt động.................................................................1
2. Vài nét về tình hình hoạt động và dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng......1
II. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG NHỜ THU TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK

VIỆT NAM...........................................................................................................................3
1. CÁC BƯỚC TRONG NHỜ THU..................................................................................3
1.1. Nhờ thu hàng nhập....................................................................................................3
1.2. Nhờ thu hàng xuất.....................................................................................................5
2. BIỂU PHÍ NHỜ THU VÀ CHIẾT KHẤU NHỜ THU................................................5
2.1. Biểu phí nhờ thu đối với doanh nghiệp (đã bao gồm VAT)...................................5
2.1.1. Biểu phí nhờ thu đi. ..............................................................................................5
2.1.2. Biểu phí nhờ thu đến.............................................................................................6
(Trích từ biểu phí nhờ thu tại trang web )......................................7
2.2. Chiết khấu chứng từ nhờ thu....................................................................................7
3. CÁC GIẤY TỜ CẦN THIẾT CỦA DOANH NGHIỆP KHI SỬ DỤNG PHƯƠNG
THỨC NHỜ THU. ..............................................................................................................7
3.1 Nhờ thu xuất khẩu......................................................................................................7
3.2. Nhờ thu nhập khẩu....................................................................................................8
4.1. Tài trợ sản xuất hàng xuất khẩu sử dụng phương thức nhờ thu...........................9
4.1.1 Mục đích của chương trình tài trợ xuất khẩu:....................................................9
4.1.2. Tiện ích của chương trình:...................................................................................9
4.1.3. Đặc điểm:............................................................................................................10
4.2. Tài trợ xuất khẩu sau khi giao hàng, đảm bảo bằng khoản phải thu từ bộ chứng
từ xuất khẩu:...................................................................................................................10
4.2.1. Mục đích:.............................................................................................................10
4.2.2 Tiện ích:.................................................................................................................10
4.2.3. Đặc điểm..............................................................................................................10
4.2.4. Điều kiện cho vay chung:.....................................................................................11
4.2.5. Hồ sơ vay vốn:......................................................................................................11
5. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH .................................................................11
1. Tình huống 1:..............................................................................................................13
2. Tình huống 2:..............................................................................................................15
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG NHỜ THU CỦA AGRIBANK VÀ CÁC
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHỜ THU. .............................16

1.1. Trải qua lịch sử hình thành và phát triển lâu dài và bền vững............................17
1.2. Đạt được nhiều thành tích:...................................................................................17
1.3. Là ngân hàng hỗ trợ ngành nông nghiệp- ngành cung cấp mặt hàng xuất khẩu
chủ yếu của Việt Nam ..................................................................................................18
1.4. Trình độ khoa học kỹ thuật cao............................................................................18
1.5. Dịch vụ TTQT nói chung, nhờ thu nói riêng có nhiều ưu đãi:..............................18
1.6. Số lượng chi nhánh, đại lý trong và ngoài nước nhiều, thuận tiện cho hoạt động
thanh toán: ......................................................................................................................19
1.7. Phí nhờ thu của Agribank ưu đãi hơn so với các Ngân hàng khác......................19
23


[Thực trạng phương thức thanh toán nhờ thu tại ngân hàng Agribank]
2. Hạn chế của hoạt động nhờ thu tại Agribank:.........................................................20
3. Một số kiến nghị.........................................................................................................21
3.1. Phát triển nguồn nhân lực.......................................................................................21
3.2. An toàn chính xác trong bước chuyển tiền...........................................................21
3.3. Tăng cường xây dựng và quảng bá hình ảnh.......................................................22

24



×