Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Tìm hiểu phong tục tập quán và khẩu vị trong ăn uống của nước việt nam xây dựng nhà hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.22 KB, 27 trang )

BÀI TẬP NHÓM
MÔN: DỊCH VỤ NHÀ HÀNG VÀ VĂN HÓA ẨM
THỰC

Đề Tài: Tìm hiểu phong tục tập quán
và khẩu vị trong ăn uống của nước
Việt Nam. Xây dựng nhà hàng.

Page 1


Lời Mở Đầu
Ẩm thực hay nói cách khác là ăn và uống, đây vốn là chuyện diễn ra hàng ngày, rất gần
gũi và cũng rất đời thường. Nhưng ở mỗi thời đại khác nhau thì ăn uống lại được quan
tâm với những mức độ khác nhau. Ngay từ xa xưa, ông bà ta đã rất coi trong việc ăn
uống, thế nên tục ngữ mới có câu: “có thực mới vực được đạo”, “ăn coi nồi, ngồi coi
hướng”, “học ăn, học nói, học gói, học mở”,... Ngày nay, khi cuộc sống ngày một phát
triển, nhu cầu của con người ngày một cao hơn, ẩm thực cũng nhờ vào đó mà trở nên
hoàn thiện hơn. Vượt ra khỏi giới hạn “ăn no mặc ấm” để đạt đến “ăn ngon mặc đẹp”.
Ẩm thực đã không còn đơn thuần là giá trị vật chất, mà xa hơn chính là yếu tố văn hóa,
một mảng văn hóa đậm đà, duyên dáng và cốt cách. Tìm hiểu về ẩm thực của một đất
nước chính là cách đơn giản nhất để có thể hiểu thêm về lịch sử và con người của đất
nước ấy. Qua đó góp phần nâng cao vốn hiểu biết và lòng tự hào dân tộc trong mỗi chúng
ta. Nước Việt Nam hình chữ “S”, trải dài trên nhiều vĩ độ, chia làm ba miền Bắc, Trung,
Nam. Mỗi miền có những đặc trưng riêng về đặc điểm tự nhiên, sinh hoạt, sản xuất và
phong tục tập quán. Từ đó hình thành nền văn hóa ẩm thực riêng cho từng miền, mỗi
miền có những cách chế biến, cách thưởng thức món ăn khác nhau, điều này càng tạo cho
ẩm thực Việt Nam phong phú và đa dạng hơn. Chính vì vậy, lựa chọn Việt Nam là nơi
xây dựng nhà hàng ẩm thực mang hương vị Việt Nam là sự đầu tư tốt nhất.

Page 2




A. PHONG TỤC TẬP QUÁN VÀ KHẨU VỊ TRONG ĂN UỐNG CỦA NGƯỜI
VIỆT NAM
Văn hóa ẩm thực là nét văn hóa tự nhiên hình thành trong cuộc sống. Nhất là đối với
người Việt Nam, ẩm thực không chỉ là nét văn hóa về vật chất mà còn là văn hóa về tinh
thần. Qua ẩm thực người ta có thể hiểu được nét văn hóa thể hiện phẩm giá con người,
trình độ văn hóa của dân tộc với những đạo lý, phép tắc, phong tục trong cách ăn
uống...Đặc biệt đối với giới doanh nhân, việc nắm bắt được những nét văn hóa ẩm thực
của dân tộc là điều hết sức cần thiết. Nó thể hiện phong cách của người chủ doanh nghiệp
trước các đối tác, nhất là đối với các đối tác nước ngoài.
I. Phong tục tập quán trong ăn uống người Việt
Văn hóa ẩm thực người Việt được biết đến với những nét đặc trưng như: tính hòa đồng,
đa dạng, ít mỡ; đậm đà hương vị với sự kết hợp nhiều loại gia giảm để tăng mùi vị, sức
hấp dẫn trong các món ăn. Việc ăn thành mâm và sử dụng đũa và đặc biệt trong bữa ăn
không thể thiếu cơm là tập quán chung của cả dân tộc Việt Nam.
Thích trò chuyện trong bữa ăn: Người Việt có thói quen tổ chức ăn uống tổng hợp,
ăn chung. Cho nên các thành viên của bữa ăn liên quan và phụ thuộc chặt chẽ vào nhau.
Điều này khác hẳn với phương Tây, vì mỗi người đều có suất ăn riêng, mọi người hoàn
toàn độc lập với nhau. Còn người Việt thì ngược lại, cho nên họ rất thích chuyện trò
trong bữa ăn, trái hẳn với người Tây phương tránh nói chuyện khi ăn. Trò chuyện trong
khi ăn là một nhu cầu thiết yếu của cư dân Việt, vì bữa ăn ngoài tác dụng “ăn để no” mà
còn là dịp để anh em, họ hàng, bạn bè tụ tập lại để hỏi thăm sức khỏe, cuộc sống, cùng
nhau chia sẻ kinh nghiệm làm ăn và có thể thoải mái bàn luận về vấn đề họ yêu thích. Vì
có thức ăn ngon mà không hợp thời tiết thì không ngon, hợp thời tiết mà không có chỗ ăn
ngon thì không ngon, có chỗ ăn ngon mà không có bạn bè tâm giao thì ăn cũng không
ngon, có bạn bè tâm giao mà không khí bữa ăn không vui vẻ thì cũng ăn không ngon.
Ăn trông nồi, ngồi trông hướng: vì mọi người đều phụ thuộc lẫn nhau nên phải ý tứ
khi ngồi và mực thước khi ăn. Đây là biểu hiện cao trong đời sống cộng đồng của người
Việt. Nó đòi hỏi người ăn đừng ăn quá nhanh, quá chậm; đừng ăn quá nhiều song cũng

đừng quá ít; đừng ăn hết mà cũng không nên ăn còn. Do vậy, hiện tượng sau khi ăn, trong
đĩa bày thức ăn lúc nào cũng còn dư thức ăn, còn thức ăn trong chén của mọi người đều
đã được ăn hết. Thói quen ăn này phản ánh khi ăn cơm khách, một mặt khách phải ăn cho
ngon miệng để tỏ lòng biết ơn và tôn trọng chủ nhà, nhưng mặt khác lại phải để chừa
Page 3


một ít trong các đĩa đồ ăn để chứng tỏ rằng mình không chết đói, không tham ăn. Mặt
khác, ăn nhanh biểu thị là người vội vàng, thô lỗ, ăn chậm khiến người ta phải chờ, ăn
nhiều, ăn hết là tham lam, ăn ít, ăn còn là chê không ngon… Truyện dân gian thường phê
phán những người vô ý khi ăn và có nhiều cảnh dùng bữa ăn để kén rể. Do vây, mà ông
bà ta rất chú trọng và nghiệm khắc khi dạy con cái: “học ăn, học nói, học gói, học mở”.
Trong đó giáo dục cách ăn được ưu tiên hàng đầu vì thông qua cách ăn người ta có thể
nhận xét và kết luận ít nhiều về nhân cách cá nhân đó và cả gia đình của họ.
Phải có chén nước mắm (hay nước tương) khi ăn. Trong cơ cấu bữa ăn của người
Việt, trong khi các món ăn khác thì có người ăn, người không, còn cơm và nước mắm thì
ai cũng dùng, cũng chấm. Do vậy, chén nước măm trở thành thước đo sự ý tứ, đo trình độ
văn hóa của con người. Từ loai thủy sản là cá, người Việt từ xưa đã biết chế biến ra một
loại nuóc chấm gọi là nước mắm đặc biệt để dùng trong bửa ăn, đặc biệt nhất trong khâu
nấu nướng của người Việt là cách pha nước chấm và làm các món để lâu như dưa, cà,
tương, mắm. Chấm nước mắm phải cho gọn, sạch, không nhiễu, chấm vương vãi là thể
hiện con người vụng về, ẩu tả, chấm nước mắm mà để rơi thức ăn vào chén nước mắm là
mất vệ sinh, ở dơ, ở bẩn, chấm hụt (hai, ba lần chấm mới được) là người không làm được
việc, hay sai sót, không nên tin tưởng. Nước chấm thì có tương, nước mắm, chanh ớt,
nước mắm gừng, nước mắm cà cuống, nước mắm dấm tỏi.
Không bới cơm nhiều hoặc quá ít vào mỗi chén. Chủ nhà ngồi đầu nồi phải rất tế nhị
và mực thước khi bới cơm cho khách. Nhiều quá thì đầy dễ rơi, vãi, (khiến khách mang
tiếng vụng về) và không có chỗ để thức ăn; ít quá thì ăn mau hết, phải đưa bới nhiều lần
(khiến khách mang tiếng tham ăn). Thấy cơm trong nồi sắp hết, phải giảm tốc độ ăn của
mình và người nhà (bới ít), tránh không để đũa cái va vào nồi, phải làm cho khách thấy

đầy đủ, thoải mái nhất.
Sử dụng đũa khi ăn: đây là cách ăn phổ biến của người Châu Á. Nó là cách ăn đặc
thù mô phỏng động tác của con chim nhặt hạt, xuất phát từ những thói quen ăn những thứ
không thể nào dùng tay bốc hoặc mó tay vào được (như cơm, cá, nước mắm…) của cư
dân Đông Nam Á. Trong khi đó, người phương Tây phải dùng một bộ đồ ăn gồm dao,
muỗng, đĩa (mô phỏng động tác của con thú xé mồi), mỗi thứ thực hiện một chức
năng riêng lẻ (sản phẩm của tư duy phân tích). Đôi đũa của người Việt thực hiện một
cách tổng hợp và rất linh hoạt hàng loạt chức năng khác nhau: gắp và xé, dầm, khoắng,
trộn, vét và nối cho cánh tay dài ra để gắp thức ăn xa!
Khi ăn người Việt Nam thường ngồi chiếu hoặc ngồi ghế. Mọi người quây quanh
mâm cơm thế hiện sự đầm ấm. Trong khi ăn, người Việt thường hay trò chuyện một cách
Page 4


vui vẻ hoặc nhân đó bạn bè hoặc người than an ủi, chia sẻ lẩn nhau. Trước và sau khi ăn,
người Việt thường hay mời ăn – điều này thể hiện lễ giáo và sự kinh trọng với người trên.
Trong khi ăn, người Việt thường chú ý đến cách nói năng, ý tứ khi ngồi và ăn phải đúng
mực: không ăn quá nhanh hoặc quá chậm, không ngồi quá lâu và ăn quá nhiều hoặc quá
ít, không ăn hết nhẵn hoặc bỏ dở. Vì vậy, trong dân gian Việt Nam vẫn lưu truyền câu ca
dao tục ngữ răn dạy người ta như “ Ăn trông nồi, ngồi trông hướng” hay “ Ăn hết bị đòn,
ăn còn mất vợ”.
Người Việt Nam có tục uống chè và uống rượu. Rượu là loại đồ uống đặc sẳn của
người Việt Nam được làm từ loại gạo nếp cài hoa vàng. Người ta đem gạo đồ xôi, ứ cho
lên men và đem nấu ra rượu nếp. Nếu để nguyên gọi là rượu trắng( Bắc Bộ) hoặc rượu
đề( nam Bộ). Người ta dùng rượu để ngâm thuốc bắc, hay ngâm các loại động vật quý
như rắn, cao xương…thành rượu thuốc dùng để bổ dưởng hoặc chữa bênh. Tục uống
chè(trà) có từ khi người ta phát hiện ra cây chè mọc hoang, sau đem về trồng lấy lá để
đun nước. Lúc đầu người Việt Nam dùng nó như một thứ thao dược để uống cho mát đó
là nước chè xanh. Về sau người Việt nghiền lá chè thành bột để uống, cuối cùng người ta
hái búp chè, rồi vò kỹ đem phơi khô thành trà như ngày nay. Có nhiều loại chè như chè

hoa sen, hoa nhài, hoa ngâu, hoa cúc….
II.

Phong tục tập quán và khẩu vị trong ăn uống của 3 miền của Việt Nam

1. Phong tục tập quán và khẩu vị trong ăn uống của miền Bắc
Hà Nội là thủ đô của đất nước , là nơi giao lưu văn hóa rộng rãi với văn hóa phương
tây ,đặc biệt là văn hóa của pháp .Trong ăn uống cách ứng xử của người bắc rất tinh tế ,
nhẹ nhàng “ lời chào cao hơn mâm cỗ “( bao giờ người lớn tuổi, người được tôn trọng
cũng được mời ăn trước được những miếng ngon .Họ ưa được gắp mời, được chào vồn
vã . Trong ăn uống cũng rất khó mời được họ ăn mà phải rất khéo léo, tế nhị.
Khẩu vị trong ăn uống của miền Bắc thường là các món ăn có vị vừa phải, không quá
nồng nhưng lại có màu sắc sặc sỡ, thường không đậm các vị cay, béo, ngọt, chủ yếu sử
dụng nước mắm loãng, mắm tôm. Các món ăn ít cay, ít ngọt, nổi mùi thơm trong khi chế
biến, ít khi có đường ớt trực tiếp hòa vào món ăn. Hà Nội được xem như tinh hoa ẩm
thực của miền Bắc với những món ăn ngon như phở, bún thang, bún chả, bún ốc, cốm
làng Vòng, bánh cuốn Thanh trì và gia vị đặc sắc như tinh dầu cà cuống, rau húng Láng.
2. Phong tục tập quán và khẩu vị trong ăn uống của miền Trung

Page 5


Tiêu biểu phong tục tập quán miền trung là phong tục của người huế. Khẩu vị trong ăn
uống của người miền Trung lại ưa dùng các món ăn có vị đậm hơn, nồng độ mạnh. Tính
đặc sắc thể hiện qua hương vị đặc biệt, nhiều món cay hơn đồ ăn miền Bắc và miền nam.
Màu sắc được phối trộn phong phú, rực rỡ, thiên về màu đỏ và nâu sậm. Ẩm thực miền
Trung nổi tiếng với mắm tôm chua, các loại mắm ruốc.
Chịu ảnh hưởng ẩm thực cung đình Huế với phong cách ẩm thực hoàng gia không chỉ
rất cay, rất nhiều màu sắc mà còn chú trọng vào số lượng các món ăn, cách bày trí món.
Ẩm thực xứ Huế - Cái nôi của ẩm thực miền Trung. Người dân Huế vốn nổi tiếng thanh

lịch, có lẽ vì thế mà họ tỏ ra rất sành điệu trong việc ăn uống, không chỉ trong khâu chọn
nguyên liệu mà còn cầu kỳ từ việc chế biến cho đến cách bày biện trang trí và thưởng
thức. Mỗi món ăn đều được nâng lên thành một tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng và quyến
rũ ta lúc nào không hay. Ẩm thực Cung đình Huế là một trong những nét đặc trưng riêng
của văn hóa ẩm thực Miền Trung. Nó không chỉ nổi tiếng bởi cách trình bày mà nó còn
đặc sắc về hình thức. Những món ăn trong cung thời đó chỉ dành riêng cho vua chúa triều
đình nhà Nguyễn ăn và rất cầu kì về phần chế biến cũng như cách trang trí. Vua ăn thì gọi
là Ngự Thiện, dụng cụ ăn của vua gọi là đồ Ngự dụng, đội phục vụ vua ăn gọi là Đội
Thượng Thiện. Mỗi bữa phải từ ba muơi năm đên năm mươi món, trong đó phải có một
món thuộc bát trân như: Nem công, Chả phượng, Da tây ngưu, Bàn tay gấu, Gân nai, Yến
sào…Và món nào đặc biệt sẽ được liệt vào danh sách rồi truyền tiếp sang đời sau, cứ thế,
món ăn cung đình Huế trở nên phong phú và đa dạng hơn.
Ẩm thực Dân gian Huế là cách chế biến món ăn theo nguyên lý chế biến, trang trí và
những thói quen ăn uống rất riêng của người Huế và Một bữa ăn của người Huế như hội
tụ đủ cả âm dương, ngũ hành với sự hài hòa đến mức tự nhiên giữa tính chất, mùi vị, màu
sắc của các món ăn. Muốn mặn thì có vài chục vị ruốc, ngọt thì có một chuỗi các loại
chè, béo thì có Bún bò, đắng thì có Cháo nấm tràm, cay thì dùng cơm hến, Sự đậm đà đó
đã tạo nên hượng vị rất đặc trưng trong món ăn Huế.
Nhắc đến Quảng Nam ta sẽ liên tưởng ngay tới món ăn rất đặc trưng của vùng đất này,
đó là mỳ Quảng. Mỳ Quảng sinh từ đất Quảng đúng như tên gọi. Nó được coi là món đặc
sản dùng để mời khách, hay những cuộc vui như giới thiệu nét văn hóa của người dân đất
Quảng. Tuy nước dùng không nhiều như nước phở Bắc nhưng lại rất ngọt và đậm đà.
Còn khi nói đến các món ăn ở phố cổ Hội An, không ai có thể bỏ qua món Cao lầu.
Đó chính là một món mỳ mà đã từ rất lâu được xem là món ăn đặc sản của Hội An. Cao
lầu có sợi mỳ màu vàng, được dùng với tôm, thịt heo và các loại rau sống. Cũng giống
như món mỳ Quảng, Cao lầu được ăn với rất ít nước dùng. Một điểm đặc biệt của món
Page 6


Cao lầu đó là sợi mỳ có màu vàng ươm, do được trộn với tro củi tràm, được lấy từ mảnh

đất Cù Lao Chàm.
3. Phong tục tập quán và khẩu vị trong ăn uống của miền Nam
Món ăn miền nam mang tính chất hoang dã và hào phóng , nét đặc trưng lớn nhất
trong bữa ăn của người Nam Bộ là sự đơn giản .Miền Nam chấp nhận rộng rãi các món
ăn nước ngoài nhưng cái hồn việt vẫn sâu đậm trong mọi món ăn mà chúng ta rất dễ cảm
nhận .Cách ứng xử có vẻ thoải mái hơn Miền Bắc .Họ dễ chấp nhận lời mời đi ăn uống
và ăn uống không cầu kỳ , câu nệ như người Miền Bắc.
Khẩu vị trong ăn uống của người miền Nam là do chịu nhiều ảnh hưởng của ẩm thực
Trung Hoa, Campuchia, Thái Lan nên các món ăn của người miền Nam thiên về độ ngọt,
độ cay,chua. Phổ biến các loại mắm khô như mắm cá sặc, mắm bò hóc, mắm ba khía...
Có những món ăn dân dã, đặc thù như: chuột đồng khìa nước dừa, dơi quạ hấp chao, rắn
hổ đất nấu cháo đậu xanh, đuông dừa, đuông đất hoặc đuông chà là, vọp chong, cá lóc
nướng trui...
Văn hoá ẩm thực đặc trưng của miền Nam còn mang đậm nét hoang dã của ông cha ta
xưa kia khi đi khai khẩn đất hoang. Một số món ăn có cách chế biến đơn giản, sử dụng
những vật dụng, nguyên liệu có sẵn trong thiên nhiên như cá nướng trui, gà nướng đất
sét, chuột đồng quay, dơi xào lăn, cháo rắn, rùa xé phay,… Những món ăn trên đều dùng
những nguyên liệu hoang dã, dễ tìm thấy khi đi khai khẩn, lại được ăn kèm với các loại
rau dại có sẵn trong các khu rừng nhiệt đới mênh mông. Qua thời gian, nét ẩm thực
hoang dã đó lại trở thành 1 nét đặc trưng của riêng miền Nam Việt Nam. ẩm thực miền
Nam chịu ảnh hưởng rất lớn từ văn hoá Khmer, do miền Nam có một cộng đồng Khmer
sinh sống lâu đời. Sự giao thoa văn hoá ấy không chỉ thể hiện ở các món ăn như canh
chua, cá kho, bún nước lèo. Tuy nhiên, với tính chất thoải mái, lại thêm điều kiện thiên
nhiên ưu đãi, nên các món ăn này được người Việt miền Nam cải biến, trở nên hấp dẫn
và phong phú hơn. Ví dụ, món canh chua của người Khmer khá đơn giản, thì món canh
chua của người Việt miền Nam sử dụng nhiều loại rau đậu như đậu bắp, bạc hà, giá,
thơm, cà chua, bông súng, bông so đũa,… nấu với các loại thịt cá, hải sản khác nhau.
Cũng từ món bún mắm prahóc của người Khmer, người dân miền Nam đã sáng tạo ra
món lẩu mắm, dùng mắm cá sặc, cá linh để nấu, lọc lấy nước, nấu với thịt, cá, tôm, mực,
cà tìm, ăn kèm với bún và các loại rau.

B. XÂY DỰNG NHÀ HÀNG

Page 7


Việt Nam là 1 nước có nền văn hóa ẩm thực phong phú, số lượng món ăn và cách thức
kết hợp thực phẩm trong món ăn Việt Nam là vô cùng đa dạng do có sự kết hợp Đông
Tây, ẩm thực Trung Hoa và ẩm thực các nước Đông Nam Á, đặc biệt là sự sáng tạo của
người Việt để bản địa hóa và tìm ra những phương thức thích hợp nhất. Vì vậy mà xây
dựng nhà hàng mang nét ẩm thực của văn hóa Việt Nam được rất nhiều doanh nghiệp lựa
chọn. Với vị thế tại thành phố Đà Nẵng - nằm ở miền Trung Việt Nam với khoảng cách
gần như chia đều giữa thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đà Nẵng còn là trung
tâm của 3 di sản văn hóa thế giới là Cố đô Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn.
Không chỉ vậy, Đà Nẵng tọa lạc tại điểm cuối của tuyến hành lang kinh tế Đông Tây và
là cửa ngõ ra biển Thái Bình Dương của các nước Myanma, Thái Lan, Lào và Việt Nam.
Thêm vào đó là nhiều danh lam thắng cãnh, phong cãnh đẹp như bà nà hill, đèo Hải Vân,
Ngũ Hành Sơn … và đặc biệt là bãi biễn Đà Nẵng – được bình chọn là tạp chí Forbes của
Mỹ bình chọn là 1 trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh. Môi trường sống thân thiện
và sôi nổi, Đà Nẵng đã duy trì tốt an ninh trật tự, không có người lang thang xin ăn,
không có người nghiện ma túy trong cộng đồng và rất hiếm khi xảy ra tình trạng kẹt xe.
Các sự kiện du lịch lớn mang tầm cở quốc gia – Cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế.
 Kết hợp những yếu tố trên thì thành phố Đà Nẵng là nơi thích hợp nhất trên nước Việt
Nam để đầu tư xây dựng nhà hàng mang văn hóa ẩm thực truyền thống Việt Nam. Ở nơi
này có thể dể dàng tiếp cận nhiều khách du lịch, đối thủ cạnh tranh còn chưa nhiều do
loại nhà hàng này ở tp Đà Nẵng vẫn chưa có phổ biến do đó mà có thể có lợi thế nhiều
hơn.
Thông tin về nhà hàng:
Nhà hàng tên gọi là “ Nhà Hàng Truyền Thống Việt Nam – VietNam Traditional
Restaurant “
Tên viết tắt là VT.

Địa chỉ : 35A Trường Sơn, Biển Mỹ Khê, Tp Đà Nẵng
Tel : 05113986689
Website : nhahangtruyenthongvn.com.vn
Giờ mở cửa : từ 14:00 – 23 :00 từ thứ 2 đến chủ nhật.
Nhà Hàng chuyên cung cấp các món ăn mang phong cách cổ điển và hiện đại mà vẫn
giữ nguyên màu sắc ẩm thực Việt Nam.
Page 8


Với lợi thế là hướng biển lượng khách du lịch tập trung ở đây rất đông , nằm tại trung
tâm của 2 cây cầu nổi tiếng của thành phố Đà Nẵng là cầu Sông Hàn và cầu Rồng, cách
sân bay Quốc Tế Đà Nẵng 10 phút đi xe. Do vậy mà Nhà Hàng Vietnam Traditional có
một lợi thế rất hoàn hảo nên chắc chắn rằng sẽ thu hút được khách du lịch khi đến với
thành phố biễn Đà Nẵng xinh đẹp.
I.

Phân tích môi trường vi mô và môi trường vĩ mô

1. Môi trường vi mô
a. Chính trị - pháp luật :

 Tích cực :
_ Chính sách của nhà nước là động lực cho doanh nghiệp phát triển.
_ Sự ổn định về chính tri sẽ giúp cho mọi người có điều kiện đầu tư , lúc này sẽ cạnh
tranh gay gắt giữa các nhà hàng , chính sách lãi suất luôn là sự hấp dẫn của các nhà
đầu tư.
_ Chính sách quốc gia tốt sẽ góp phần đẩy mạnh , tạo diều kiện phát triển rộng rãi hơn
, ảnh hưởng quan trọng để các doanh nghiệp đổi mới công tác quản lí chất lượng đề ra
chiến lược có chất lượng hơn.
_ Pháp luật tương đối khắc khe giúp doanh nghiệp định hướng tốt mục tiêu kinh

doanh , bảo vệ quyền lợi có các thành phần kinh doanh , việc xâm phạm bản quyền sở
hữu kinh doanh

 Tiêu cực :
_ Muốn doanh nghiệp phát triển tốt cần phải phân tich và quan sát quá trình thay đổi
của môi trường , đặc biệt là chính trị-pháp luật thì mới có thể nắm bắt chặt chẽ quá
trình phát triển của doanh nghiệp qua từng giai đoạn
_Thuế cũng đóng vai trò quan trọng trong việc quản lí doanh nghiệp như thu chi , lãi
lỗ và chính sách kinh doanh của mỗi doanh nghiệp
b. Kinh tế :

 Tích cực :

Page 9


_ GDP tác động rất lớn đến cơ cấu tiêu dung và mở ra nhiều cơ hội cho các nhà quản

_ Kinh tế đất nước cũng ảnh hưởng đến định giá sản phẩm
_ Thu nhập nhiều hay ít thì họ có thể ăn uống thoải mái hay không sao cho phù hợp
với tình hình tài chính cá nhân
_ Kinh tế ổn định , ít lạm phát sẽ đem đến nguồn thu nhập của người dân
_ Những biến động của kinh tế tạo cơ hội cho doanh nghiệp phát triển hơn

 Tiêu cực :
_ Kinh tế của đất nước đi xuống sẽ kéo theo sự tụt dốc của doanh nghiệp , khả năng
cạnh tranh tăng cao , đối thủ cạnh tranh sẽ lớn mạnh hơn nếu có điều kiện kinh tế
vững chắc hơn
c. Văn hóa - xã hội :


 Tích cực
_ Món ăn đa dạng làm cải thiện tình hình sức khỏe so với các nước Phương Tây, các
món ăn truyền thống , đậm nét cổ truyền của dân tộc ta
_ Giá trị văn hóa sẽ tạo nên sự tồn tại và phát triển cho xã hội , trong dó có doanh
nghiệp
_ Sự giao lưu của các nước trên thế giới góp phần làm nên các sản phẩm mới , phù
hợp với tâm lý và sở thích của khách hàng

 Tiêu cực :
_ Các nét đặc trưng của tôn giáo ảnh hưởng đến thói quen ăn uống cảu khách hàng ,
về hình thức , chất lượng của món ăn và phong cách ăn .
d. Khoa học công nghệ :

 Tích cực :
_ Khoa học phát triển làm giảm thời gian , tiết kiệm nhân lực để sản xuất sản phẩm

Page 10


_ Có các phương tiện truyền thông và vận tải ngày càng hiện đại nên qui mô sản xuất
ngày càng phát triển
_ Công nghiệp hóa –hiện đại hóa vinh tính và hóa học hóa các khâu sản xuất , chế
biến
_ Lượng phát minh sự đặc sắc của các món ăn ngày càng được nâng cao

 Tiêu cực :
_ Phương tiện truyền thông tác động đáng kể đến định hướng phát triển của doanh
nghiệp
e. Môi trường tự nhiên :


 Tích cực :
_ Khí hậu khu vực Đông Nam Á dễ chịu , ít thiên tai , mưa thuận gió hòa giúp doanh
nghiệp hoạt động trong tương lai lâu bền
_ Tài nguyên thiên nhiên là nguồn nguyên liệu vô tận , cần thiết cho việc sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp

 Tiêu cực :
_ Khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên là điều cần chú trọng
của các nhà quản lí doanh nghiệp
_ Bảo vệ, phòng chống lãng phí trong việc sử dụng tài nguyên sẽ là yếu tố quan
trọng , ảnh hưởng lớn đến hệ thống sản xuất trong mỗi tổ chức doanh nghiệp
f. Nhân khẩu học :

 Tích cực :
_ Cơ cấu dân số ,trình độ phát triển của dân số tạo nên sự khác biệt độc đáo về sở
thích cũng như nhu cầu của khách hàng
_ Thu hút các đối tượng thu nhập cao , hộ gia đình có kinh tế ổn định

 Tiêu cực :
_ Dân số đông ảnh hưởng đến tình trạng việc làm
Page 11


_ Trình độ học vấn còn thấp ở một số nơi
2. Môi trường vĩ mô :
a. Khách hàng
Khách hàng là mục tiêu mà bất kì một doanh nghiệp nào cũng hướng đến .Uy tín
của doanh nghiệp cũng là một tiêu chí của khách hàng khi tìm đến doanh nghiệp , đây
cũng là cơ sở căn bản được xem để cạnh tranh cùng các doanh nghiệp khác


 Tích cực :
_ Tạo nguồn doanh thu cho doanh nghiệp
_ Là cơ sở để dựa trên đó doanh nghiệp định hướng phong cách và xu hương phát
triển của doanh nghiệp
_ Mang những khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp

 Tiêu cực :
_ Gây áp lực cho nhà hàng , sức ảnh hưởng của khách hàng rât lớn đến nàh hàng ,
doanh nghiệp cần hiểu và đáp ứng tốt những yêu cầu của khách
_ Muốn tồn tại và phát triển bền lâu , doanh nghiệp cần tạo một chỗ đứng vững chắc
trong lòng của khách hàng
b. Đối thủ cạnh tranh :

 Tích cực
_ Giá cả nguyên liệu , vật liệu tăng nên giá thành sản phẩm cũng tăng theo.Đối thủ
cạnh tranh ngày càng nhiều nên yêu cầu doanh nghiệp phái có phương pháp cạnh
tranh về dịch vụ , công thức chế biến , cách thức phục vụ , giá cả ….giúp phát triển
thương hiệu
_ Nắm bắt hiệu quả của đối thủ cạnh tranh là bài học kinh nghiệm của doanh nghiệp
tạo lợi thế cho doanh nghi
_ Chính sự cạnh tranh tạo nên sản phẩm hoàn hảo hơn để cung cấp đến khách hàng

 Tiêu cực :
Page 12


_ Việc kém hiểu biết về đối thủ cạnh tranh được xem là một rào cản chi việc tồn tại và
phát triển lâu dài đối với doanh nghiệp
_ Không phòng ngừa những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là mối nguy hại tác động rất
lớn đến doanh nghiệp

_ Ảnh hưởng đến doanh thu (số lượng khách ) , khách hàng trở nên kén chọn khi lựa
chọn doanh nghiệp
c. Nhà cung cấp :

 Tích cực :
_ Là cơ sở để doanh nghiệp phát triển về lâu dài
_ Tạo uy tín và nét đặc sắc của doanh nghiệp
_ Mối quan hệ tốt đẹp sẽ đem đến hiệu quả công việc cao
_ Tìn nguồn cung cấp chất lượng tốt mà giá cả vừa phải sẽ giảm được chi phí đầu vào

 Tiêu cực :
_ Tác động trực tiếp thông qua việc thay đổi giá cả, chất lượng , số lượng của bán
thành phẩm hoặc thành phẩm
_ Nắm bắt thông tin về nhà cung cấp kém sẽ dẫn đến hiệu suất của công việc (từ uy
tín đến chất lượng phục vụ của nhà cung cấp để lựa chọn nhà cung cấp tốt nhất )
d. Doanh nghiệp
_ Nhân lực :
+ Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp tất cả các khâu , tạo mắc xích góp phần thành
dịch vụ hoàn hảo
+ Phong cách phục vụ lịch sự , trang nhã , nhiệt tình , năng động
_ Vật lực : Kiến trúc đẹp , sang trọng , gần gũi , nằm mặt tiền , thuận lợi giao thông ,
không gian hài hòa tinh tế , tạo sự yên tĩnh , riêng tư
II. Phân tích chiến lược kinh doanh của nhà hàng
1. Phân tích địa điểm
Page 13


Địa điểm thuê: Căn nhà 3 tầng số 35A đường Trường Sa, Ngũ Hành Sơn, Tp Đà Nẵng.
Diện tích mặt bằng: Diện tích 1 tầng 85,5m2
Mặt tiền 9m

Giá thuê nhà: thuê 3 tầng 34 triệu/ tháng
 Nhận xét:
Tích cực:
 Đây là một địa điểm lý tưởng, đông dân, đông khách du lịch ,hướng biển và gần trung
tâm thành phố nên dễ tiếp cận và thu hút người dân và khách du lịch.
 Vì nơi đây có mặt bằng sẵn nên đỡ tốn chi phí xây dựng lại từ đầu, chỉ sữa sang lại.
 Khu vực này tập trung nhiều khách sạn do nhiều khách du lịch, do đó an ninh nơi này
rất tốt nên nhà hàng có thể yên tâm hoạt động.
 Chi phí thuê nhà không quá cao phù hợp với việc mở nhà hàng với quy mô lớn, đối
tượng khách thượng lưu.
Khó khăn
Nơi này đã có rất nhiều đối thủ cạnh tranh là các nhà hàng đã có sẵn từ trước, các nhà
hàng đó đã có kinh nghiệm lâu và được khách hàng biết đến, và đây là khó khăn lớn
trong kinh doanh của nhà hàng.
2. Phân tích về thị trường
Hiện nay, mức sống của người dân Đà Nẵng đang dần cải thiện hơn dẫn đến nhu cầu
của con người vì thế dần được nâng cao lên. Thay vì những bữa cơm ở nhà thì nhiều
người đã cùng với gia đình, bạn bè, khách hàng,…đến những nhà hàng ăn uống để có thể
thưởng thức những món ăn đặc sản, những món ăn mới lạ mà ở nhà khó có điều kiện chế
biến. Khách hàng sẵn sàng bỏ những khoản tiền lớn để ăn những món ăn ngon, lạ, bổ
dưỡng,...Vì thế mà thị trường về lĩnh vực nhà hàng ăn uống đang rất hấp dẫn và thu hút
nhiều nhà đầu tư. Đặc biệt là ở những thành phố lớn như Hà Nội Giới trẻ ngày nay ưa
thích những món ăn mới du nhập từ nước ngoài như KFC, MC donald, Pizza,...Tuy nhiên
đây là những loại thức ăn chưa nhiều chất béo không tốt cho sức khoẻ, dễ gây béo phì và

Page 14


tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư vì thế về lâu dài những món ăn truyền thống vẫn sẽ được ưa
thích hơn và vẫn sẽ có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

Hiện nay có rất nhiều nhà hàng được xây dựng chỉ vì mục đích lợi nhuận, vi phạm
những nguyên tắc và luật pháp về chế biến thực phẩm và vận hành nhà hàng . Tâm lý
khách hàng nhiều khi cũng rất lo ngại khi đến với các nhà hàng vì lo sợ vấn đề vệ sinh an
toàn thực phẩm. Cơ hội kinh doanh sẽ là rất lớn nếu nhà hàng đáp ứng được nhu cầu của
khách hàng mục tiêu, gây dụng được uy tín, chất lượng với khách hàng, có những chiến
dịch quảng bá và lựa chọn được những vị trì phù hợp.
 Thị trường mục tiêu
Thị trường của dự án đầu tư xây dựng nhà hàng là những tầng lớp dân cư sống trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng và thu hút thêm những nơi lân cận.
Khách hàng mục tiêu của nhà hàng là những tầng lớp thượng lưu khách Việt Nam,
những người đó họ muốn ăn những món ăn ngon và sang trọng phù hợp với đẵng cấp của
họ, do đó nếu đáp ứng nhu cầu của họ thì với mức thu nhập hằng tháng của họ đủ để chi
trả cho những dịch vụ của nhà hàng.
Ngoài ra nhà hàng còn đặt mối quan hệ với các công ty du lịch để mở rộng thêm thị
trường với các khách nước ngoài để giới thiệu, quảng bá ẩm thực Việt Nam đến với thị
trường ngoài nước.
3. Phân tích về khả năng cạnh tranh và chiến lược kinh doanh
Đây là loại hình kinh doanh ăn uống, khách hàng là những người khó tính mà khách
hàng mục tiêu của doanh nghiệp chọn là tầng lớp thượng lưu nên những người này sự
nhạy bén trong ăn uống, phục vụ của họ yêu cầu rất cao, do đó việc thu hút và giữ chân
khách hàng là rất khó. Tuy nhiên với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thì tin chắc
rằng sẽ làm hài lòng tất cả các khách khi đến với nhà hàng.

 Chiến lược kinh doanh của nhà hàng:
 Để cạnh tranh, nhà hàng sẽ có những hình thức hoạt động nhằm nâng cao hình ảnh
thông qua các hoạt động văn nghệ dân gian kết hợp ẩm thực ví dụ như khách hàng vừa
thưởng thực thức ăn ngon vừa có thể nghe các nghệ sĩ biểu diễn nhạc cụ truyền thống
như đàn bầu, sáo, trúc,…

Page 15



 Nhà hàng có không gian mở để khách hàng có thể chiêm ngưỡng người đầu bếp trổ tài
làm những món ăn dân tộc ngay trước mắt. Thực khách khi đến với nhà hàng còn được
sống trong một không gian cổ kính và giản dị, được tận hưởng những giây phút thoải mái
và ấm cúng.
 Xây dựng chiến lược quảng bá truyền thông cho nhà hàng, có biển hiểu bắt mắt để lôi
cuốn khách hàng, quảng cáo thông qua việc phát tờ rơi, quảng cáo trên báo chí và trên
internet.
 Xây dựng website riêng cho nhà hàng, nhằm giới thiệu những món ăn và không gian
của nhà hàng, một phần là nơi để khách hàng đánh giá, đóng góp ý kiến cho nhà hàng.
 Đặt quan hệ với các công ty du lịch trên địa bàn thành phố.
 Nấu và trình bày món ăn theo đúng phong cách dân gian.
 Đội ngũ nhân viên có đồng phục truyền thống, phong cách phục vụ nhiệt tình niềm nở.
Tiêu chí phục vụ khách trong thời gian nhanh nhất với chất lượng cao nhất.

 Chiến lược giá:
Trong thời gian mới khai trương, nhà hàng sẽ có chương trình khuyến mại giảm
giá, ngoài ra còn có nhiều ưu đãi khác như với mỗi hoá đơn thanh toán có giá từ
2.000.000 trở lên, khách hàng sẽ được discount 5%.
1. Phân tích thị trường đầu vào
a. Nguồn nguyên vật liệu
Nguồn cung thực phẩm: Mua tại các chợ đầu mối lớn như Chợ Đầu Mối Đà Nẵng,
Chợ Hàn, Chợ Cồn và các loại hải sản thì sẽ mua tại cãng cá, hải sản lớn của thành
phố …..Nhà hàng lựa chọn rất nhiều những điểm cung cấp thực phẩm vì thế luôn đảm
bảo nguồn thực phẩm tươi ngon, rõ nguồn gốc xuất xứ và chi phí rẻ. Đáp ứng nhu cầu
của khách hàng. Bảo quản nguyên vật liệu đúng qui cách, không sử dụng những
nguyên vật liệu không rõ xuất xứ hoặc đã thối, hỏng. Hệ thống tủ lạnh, khu vực bảo
quản theo đúng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
b. Nguồn điện nước

Nguồn cung cấp: công ty nước sạch Đà Nẵng và công ty điện lực Đà Nẵng.

Page 16


Yêu cầu: điện nước được cung cấp đầy đủ.
Hệ thống điện nước trong nhà hàng được lắp đặt đảm bào an toàn về kĩ thuật lắp ráp
và cung ứng phục vụ hoạt động của nhà hàng. Hệ thống điện nước đều được lắp đặt
âm bên trong tường. Để phòng tránh tình trạng mất điện thì nhà hàng sẽ trang bị thêm
một máy nổ công suất lớn để đảm bảo phục vụ khách hàng được tốt nhất.
c. Nguồn nhân sự
Nguồn nhân lực có trình độ và kinh nghiệm trong các lĩnh vực nhà hàng, tài chính,
quản lý,… cụ thể là :
_ Bộ phận kế toán: Gồm 1 kế toán.
Yêu cầu: có trình độ về kế toán, có kinh nghiệm làm việc trên 2 năm, chuyên môn
tốt.
_ Bộ phận nhân viên phục vụ: Gồm 10 nhân viên trong đó có 8 nhân viên phụ vụ bàn
và 2 nhân viên làm công tác bảo vệ ( 1 giữ xe, 1 bảo vệ)
Yêu cầu: trong độ tuổi lao động, có ngoại hình khá, khả năng giao tiếp tốt , ưu tiên
biết ngoại ngữ, có kinh nghiệm phục vụ 1 năm trở lên.
_ Bộ phận bếp: Gồm 2 bếp trưởng và 3 phụ bếp.
Yêu cầu: có tay nghề cao, có chứng chỉ về nấu ăn, am hiểu về các món ăn truyền
thống Việt Nam, và hải sản Đà Nẵng. Bếp trưởng có kinh nghiệm thực tế từ 2 năm trở
lên.
_ Bộ phận vệ sinh: Gồm 2 nhân viên tạp vụ.
Yêu cầu: Cần cù, siêng năng.
2. Phân tích kỹ thuật trong nhà hàng.
a. Bố trí nhà hàng
Nhà hàng gồm 3 tầng:
Tầng hầm: Xây dựng theo đúng tiêu chuẩn về hầm để xe. Có hệ thống đèn, các thiết

bị và hệ thống báo cháy, chống cháy. Hầm được sử dụng làm nơi để xe cho thực

Page 17


khách đến ăn tại nhà hàng. Ngoài ra khu vực để xe cũng bao gồm cả vùng vỉa hè được
phép để xe trước cửa nhà hàng.
Tầng 1 gồm:
+ Bàn thanh toán (diện tích nhỏ khoảng 10m2) phục vụ cho vấn đề thanh toán cho
khách, thiết kế gồm 1 bàn thanh toán hóa đơn cho khách và 1 tủ để rượu nhỏ làm bằng
gỗ, kê sát tường có trưng bày rượu và ảnh chụp một số món ăn đặc trưng của nhà
hàng.
+ Bếp ăn : rộng 28m2 gồm bếp nấu, bàn để thực phẩm dung để chế biến ngay, các
thiết bị chế biến và lưu trữ thực phẩm,... Bếp gồm 2 bếp trưởng( 1 bếp trưởng chuyên
phụ trách món ăn ẩm thực Việt Nam, 1 bếp trường chuyên phụ trách ẩm thực và hải
sản Đà Nẵng) và 3 phụ bếp.
+ Khu vực vệ sinh : 2 buồng nam nữa riêng biệt, diện tích 5m2, được sử dụng các
thiệt bị hiện đại, sạch sẽ. Sẽ có 1 nhân viên tạp vụ chuyên mảng dọn dẹp.
+ Khu vực ăn uống : Phần diện tích còn lại 36m7 gồm 8 bộ bàn ăn cho 4 người.
Tầng 2 gồm:
+ Khu vực ăn uống với diện tích 70m2. Gồm 15 bộ bàn ghế cho 4 người ăn.
+ Khu vực vệ sinh : 2 buồng nam nữ riêng biệt, diện tích 6m2
b. Trang trí nhà hàng :
Trang trí phòng ăn bằng hệ thống đèn vàng trang trọng và ấm cúng. Cầu thang được
ốp gỗ, viền tường và các cột trụ được ốp bằng gạch nâu tạo phong cách dân dã cho
nhà hàng. Trên tường trang trí bằng những bức tranh sơn dầu về biễn . Mỗi bàn ăn sẽ
được đặt 1 lọ hoa đẹp. Cửa sổ bằng gỗ, có rèm vàng trang trí. Ngoài ra còn nhiều đồ
trang trí như tiểu cảnh non bộ, đồng hồ quả lắc, cây cảnh,… Trong phòng có hệ thống
điều hoà cây giúp cho hệ thống không khí luôn được trong lành và tạo cảm giác dễ
chịu, thoải mái cho khách hàng.

c. Về quản lý
Việc quản lý chung, bao quát toàn bộ nhà hàng sẽ cho chủ nhà hàng quản lý. Viêc
quản lý nhân viên nhà hàng sẽ do một quản lý nhà hàng quản lý. Các công việc cụ thể
là :
Page 18


+ Quản lý thông tin nhân viên: Quản lý thông tin từng nhân viên, việc thay đổi thông
tin, thêm nhân viên, cho nghỉ việc, quản lý ca làm việc….
+ Chấm công : Thực hiện việc chấm công hàng ngày với nhân viên.
+ Tính lương : Dựa vào bảng chấm công, ca làm việc để có thể tính lương cho nhân
viên nhà hàng.
+ Quản lý danh sách bàn ăn, đảm bảo cho việc đặt món, bưng bê diễn ra nhanh gọn,
đúng trình tự
_ Quản lí đầu vào : Đối với đầu vào là nguyên vật liệu, thực phẩm để chế biến món ăn
thì sẽ giao cho bếp trưởng tiến hàng quản lí, ghi chép. Các yếu tố đầu vào khác như
điện, nước sẽ do nhân viên kĩ thuật đảm nhận quản lí.
_ Quản lí sổ sách : Do nhân viên kế toán tiến hành. Kế toán dựa trên các hoá đơn
thanh toán tiến hành cộng sổ. Ghi chép đầy đủ các hoạt động thu và chi. Hàng tháng
sẽ lập báo cáo kết quả kinh doanh và đánh giá tình hình hoạt động của nhà hàng trong
tháng cho chủ nhà hàng.
3. Phân tích tài chính
Tổng vốn đầu tư là 10 tỷ VNĐ
+ Vốn chủ sở hửu: 60%
+ Vốn vay từ ngân sách: 40%
a. Chi phí mặt bằng kinh doanh:
Giá thuê 1 mặt bằng 3 tầng, mặt sàn 85m5 m2. Ký hợp đồng thuê 8 năm, trả tiền hằng
quý.
 34.000.000/tháng, tức 408.000.000/năm
b. Chi phí tu sửa và trang trí nhà hàng, thiết kế nội thất.

Là khoản chi được sử dụng để tu sửa lại cơ sở đã thuê, lắp đặt hệ thống đèn chiếu
sáng, ổn định hệ thống cấp thoát nước và hệ thống nhà vệ sinh. Trang trí nhà hàng
bằng các hình vẽ, tranh ảnh.
 Tổng chi phí: 75,000,000
Page 19


c. Chi phí nội thất trong nhà hàng
Là khoản chi phí để mua sắm các thiết bị nội thất trong nhà hàng như ốp gỗ sàn trong
phòng ăn, mua sắm bàn ghế ăn uống. Các phần nội thất khác gồm quầy tính tiền, bàn
ghế quản lý, kế toán,…
 Tổng chi phí: 140.000.000 VND
d. Chi phí thiết bị.
Bao gồm các chi phí về trang thiết bị nhà bếp như: lò nướng, nồi hấp, dụng cụ nấu ăn,
tủ lạnh, máy xay,…Và các đồ dùng ăn uống của khách hàng (bát, đũa, muỗng…)
STT

Tên thiết
bị

Đơn vị

Số lượng

Xuất sứ

Giá Tiền

A


Thiết bị
chế biến

1

Lò nướng
+ vi sóng
đa năng

Cái

1

Malayxia

6.7

2

Máy hút
mùi 702
BL

Cái

1

Italia

2.3


3

Máy xay
sinh tố

Cái

1

Việt Nam

0.9

4

Tủ đông

Cái

1

Nhật

4.5

5

Tủ lạnh


Cái

1

Nhật

6.5

6

Bếp gas
đôi

Cái

2

Nhật

2.5/2 cái

7

Bộ nồi hấp

Bộ

1

Hàn Quốc


4.1

8

Bát, đũa,
thìa, đĩa,
cốc….

Bộ

1

Việt nam

8

9

Bếp lẫu

Cái

4

Việt Nam

1 /4 cái
Page 20



nướng
10

Dụng cụ
làm bếp

Bộ

1

Hàn Quốc

8.8

B

Thiết bị
văn phòng

1

Máy vi
tính

Bộ

1

Việt Nam


5

2

Máy điện
thoại

Cái

1

Việt Nam

0.3

3

Loa

Bộ

3

Nhật

1.2 /3 cái

4


Máy điếu
hòa

Cái

2

Nhật

10.3 / 2 cái

C

Thiết bị
khác

1

Máy phát
điện

Cái

1

Việt Nam

7.9
70


TỔNG

 Tổng cộng: 70.000.000VNĐ
e. Chi phí marketing cho nhà hàng.
Các hoạt động marketing của cửa hàng như cuảng cáo trên tờ rơi, tờ gấp, quảng cáo
trên trang website, làm biển hiệu của cửa hàng,…
 Ước tính hết: 15.000.000 VND
f. Chi phí nhân công (tiền lương).
Bảng lương nhân viên
ĐVT: triệu VNĐ
STT

Chức Danh

Số lượng

Mức lương

Lương tháng
Page 21


1

Quản Lý

1

7


7

2

Kế Toán

1

3.5

3.5

3

Bếp Trưởng

2

5.5

11

4

Phụ Bếp

3

2.5


7.5

5

Tạp vụ

2

1.5

3

6

Nhân viên phục 10
vụ (8 phục vụ, 1
bảo vệ, 1 giữ
xe)

1.8

18

Tổng lương hàng tháng
Tổng lương hàng năm

50
12 tháng

600


 Tổng cộng chi phí: 600.000.000/12 tháng
g. Chi phí sinh hoạt khác
Các khoản sinh hoạt phí để vận hành Nhà hàng tiền điện,tiền nước,phí vệ sinh môi
trường, tiền thông tin liên lạc.

Bảng tính sinh hoạt phí
ĐVT: VNĐ

STT

Chi Phí

1 tháng

1 năm

1

Tiền điện

5.000.000

60.000.000

2

Tiền nước

4.000.000


48.000.000

3

Tiền Internet

275.000

3.300.000

4

Tiền điện thoại (1 máy bàn) 225.000

2.700.000

Page 22


Tổng cộng

9.500.000

114.000.000

h. Chi phí nguyên vật liệu
Chi phí nguyên vật liệu được tính toán dựa trên những tính toán về khả năng thu hút
khách hàng của Nhà hàng.Chi phí này bao gồm các khoản chi cho nhiên liệu,nguyên liệu
nấu ăn,gia vị…. Ước tính:

 Năm 1: 200.000 VND/ngày *30 ngày = 6.000.000 VND/tháng
 Năm 2 đến năm 4: 350.000 VND/ngày *30 ngày = 10.500.000 VND/tháng.
 Năm 5 trở đi: 400.000 VND/ngày *30 ngày = 12.000.000 VND/tháng.
i. Chi phí dự phòng.
Là khoản tiền sử dụng trong các trường hợp rủi ro,bất trắc hoặc phát sinh bất ngờ xảy
ra trong quá trình hoạt động của Nhà hàng.Hoặc đó cũng là khoản tiền chi thưởng cho
nhân viên vào các dịp nghỉ Tết, kỷ niệm ngày khai trương…Chi phí này có thể được tiết
kiệm cho vào quỹ của quán ăn.
 Ước tính : 2.000.000 VND/tháng
j. Các bảng tính chi phí

Bảng 1: Bảng tính biến phí
ĐVT: Triệu VNĐ
STT

Năm
Chỉ tiêu

1

1

2

3

4

Sinh hoạt 114 114
phí


114

114

5
114

6
114

7

8

114

114

Page 23


2

Lương

600 600

600


600

600

600

600

600

3

Nguyên
vật liệu

72

126

126

126

144

144

144

144


Tổng

786 840

840

840

858

858

858

858

Bảng 2: Bảng tính khấu hao
ĐVT: Triệu VNĐ
STT

Năm
Chỉ tiêu

1

2

3


4

1

Khấu hao nội thất

35

35

35

35

2

Khấu hao thiết bị

17,5

17,5

17,5

17,5

Tổng khấu hao

52,5


52,5

52,5

52,5

Khấu hao và thiết bị nội thất là 4 năm
 Từ bảng 1 và 2, ta có bảng tổng tính chi phí sản xuất kinh doanh

ĐVT: Triệu VNĐ
STT

1

Chỉ tiêu/
Năm
Biến phí

1

2

3

4

5

6


7

8

786

840

840

840

858

858

858

858

Page 24


2

Chi phí
thuê mặt
hàng

408


408

408

408

408

408

408

408

3

Chi phí
khấu hao

52,5

52,5

52,5

52,5

0


0

0

0

4

Chi phí dự
phòng

24

24

24

24

24

24

24

24

Tổng

1270,5


1324,5

1324,5

1324,5

1290

1290

1290

1290

Bảng 3: Bảng chi phí đầu tư ban đầu
STT

Loại chi phí

Chi

1

Tu sữa, trang tri, thiết kế nội thất

75

2


Mua thiết bị, nội thất

140

3

Thiết bị nhà bếp

70

4.

Marketing

15

5.

Vốn lưu động

500

Vốn đầu tư ban đầu

800

4. Phân tích dự báo doanh thu và hòa vốn.
Sức chứa tối đa của quán ăn là 100 khách, dựa trên quá trình nghiên cứu hoạt động
của một vài nhà hàng có quy mô tương tự thì có thể tính được mức phục vụ tối đa của
quán ăn trong một ngày là khoảng 200 khách /ngày. Dự báo công suất hoạt động trung

bình trong 1 năm đầu của Quán ăn là 26% ,tức là mỗi ngày Quán ăn sẽ phục vụ được
khoảng 45 thực khách.
Page 25


×