Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Trình bày khái quát về những vấn đề của lịch sử Thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (503.81 KB, 43 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂNVĂN
BỘ MÔN LƯU TRỮ HỌC & QTVP
----------

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: LỊCH SỬ THẾ GIỚI

Đề tài: Trình bày khái quát về những vấn đề
của lịch sử thế giới

Giảng viên: Quyền Hồng
Sinh viên : Đào Thị Như Quỳnh
Lớp : Lưu trữ học K13
MSSV : 1356130043

TP HCM, ngày 19 tháng 5 năm 2015

1


MỤC LỤC
Giới thiệu ........................................................................................................... 3
Lịch sử hình thành con người................................................................................ 5
Lược sử các quốc gia cổ đại phương Đông ........................................................... 6
I. Lược sử chế độ cổ đại Ai Cập .............................................................................6
Cơ sở hình thành Ai Cập ....................................................................................... 6
Những thời kì lịch sử của Ai Cập cổ đại ................................................................7
II. Lược sử chế độ cổ đại Lưỡng Hà ......................................................................8
Cơ sở hình thành Lưỡng Hà ...................................................................................8
Những thời kì lịch sử của Lưỡng Hà cổ đại......................................................….8


III. Lịch sử chế độ cổ đại ARập............................................................................. 9
Cơ sở hình thành ARập.......................................................................................... 9
Đạo Hồi ( Ixlam )..................................................................................................10
IV. Lịch sử chế độ cổ đại Ấn Độ.......................................................................... 11
Cơ sở hình thành Ấn Độ........................................................................................11
Những thời kì lịch sử của Ấn Độ cổ đại...............................................................12
Thiết chế chính trị.................................................................................................12
V. Lịch sử chế độ cổ đại Trung Quốc....................................................................13
Cơ sở hình thành Trung Quốc...............................................................................13
Sơ lược lịch sử Trung Quốc..................................................................................13
C. Lược sử các quốc gia cổ đại phương Tây.........................................................16
I. Lịch sử chế độ cổ đại Hy Lạp............................................................................16
Cơ sở hình thành Hy Lạp......................................................................................16
Sơ lược lịch sử cổ đại Hy Lạp...............................................................................16
II. Lịch sử cổ đại La Mã......................................................................................18
Cơ sở hình thành La Mã......................................................................................19
Sơ lược lịch sử La Mã cổ đại...............................................................................19
D. Lược sử các quốc gia phương Đông thời trung đại..........................................21
I. Lược sử chế độ phong kiến Trung Quốc...........................................................21
Lược sử chế độ phong kiến Trung Quốc...............................................................21
Những nét chính trong chế độ phong kiến Trung Quốc........................................23
II. Lược sử Ấn Độ thời Trung Đại........................................................................24
Cơ sở hình thành Ấn Độ.......................................................................................24
Lịch sử hình thành Ấn Độ.....................................................................................24
Đặc điểm kinh tế của Ấn Độ.................................................................................25
III. Lược sử ARập thời trung đại...........................................................................25
Lịch sử phong kiến ARập......................................................................................25
Giai đoạn phát triển và suy vong của nhà nước ARập..........................................26
E. Lược sử các quốc gia phong kiến cổ đại phương tây........................................26
Thời sơ kì phong kiến phương Tây................................... ...................................27

Thời kì trung kì phong kiến Tây Âu.....................................................................27
Thời mạc kì của chế độ phong kiến Tây Âu.........................................................27
2


I. Sự hình thành các vương triều...........................................................................27
II. Chế độ phong kiến Tây Âu thời trung kì..........................................................28
Những hiện tượng mới trong nền kinh tế Tây Âu............ ....................................29
Thời trung kì phong kiến..................................................... .................................29
F. Lịch sử cận đại thế giới.....................................................................................30
I. Các cuộc cách mạng tư sản điển hình ở Tây Âu và Bắc Mỹ.............................30
Cuộc cách mạng tư sản Anh .................................................................................30
Cuộc cách mạng tư sản Mỹ..................................................................................32
Cách mạng tư sản Pháp.........................................................................................33
II. Cuộc cách mạng tư bản công nghiệp trong thế giới tư bản cận đại ( TK
XIX)......................................................................................................................35
Nguyên nhân.........................................................................................................35
Diễn biến...............................................................................................................37
III. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật ( giữa TK XIX-XX)................................37
Nguyên nhân.........................................................................................................37
Thành tựu..............................................................................................................38
IV. Sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây với Châu Á, châu Phi, châu Mỹ
latinh......................................................................................................................39
V. Phong trào công nhân và cộng sản ở phương Tây thời cận
đại ........................................................................................................................40
VI. Sự chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản tụ do cạnh tranh sang chủ nghĩa đế quốc ( 18701978).....................................................................................................................43
Nguyên nhân 43
Những đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa đế quốc ...................................................43
VII. Cuộc chiến tranh thế giới lần I ( 1914-1918)................................................44
Nguyên nhân ........................................................................................................44

Diễn biến . . ...........................................................................................................44
Hậu quả ................................................................................................................45
G. Lịch sử thế giới hiện đại ( từ năm 1917 đến nay ) ..........................................45
I. Công cuộc cách mạng tháng 10 Nga thắng lợi và công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô
( 1920-1941) ..................................... .................................................................. 45
Cuộc cách mạng tháng 10/1917 .......................................................................... 45
Vai trò của Đảng Bôn sê vích và Lênin ................................................................48
Cuộc đấu tranh để bảo vệ chính quyền Xô viết ( 1918-1920)..............................49
Ý nghĩa của cách mạng tháng 10 .........................................................................50
II. Thế giới tư bản ................................................................................................50
III. Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh của các nước tư bản ( từ năm 19191925 )....................................................................................................................51
Lời cảm ơn................................................... ........................................................52

3


GIỚI THIỆU
Lịch sử thế giới hay còn gọi là lịch sử loài người, bắt đầu từ thời đại đồ đá cũ. Khác
với lịch sử Trái Đất ( nó gồm cả lịch sử địa chất Trái Đất và lịch sử tiến hóa sự sống trước
khi có sự xuất hiện của con người ). Lịch sử thế giới được nghiên cứu qua khảo cổ học và
các ghi chép truyền miệng còn sót lại từ thuở xưa. Lịch sử cổ đại được lưu giữ lần đầu tiên
qua các tài liệu lưu trữ. Tuy nhiên gốc rễ của nền văn minh loài người trải rộng ra từ trước
khi có sự xuất hiện của chữ viết. Thời tiền sử mở đầu từ kỷ Paleolithic ( hay thời đại đồ đá
cũ ), tiếp sau là kỷ Neolithic ( hay thời đại đồ đá mới ) và chuyển tiếp dân số thời đại đồ
đá mới ( Neolithic Revolution ) ( hay cuộc cách mạng nông nghiệp ) ( khoảng 8000 đến
5000 năm TCN ) tại vùng đồng bằng trăng lưỡi liềm ( Feryile Crescent ). Cuộc cách mạng
nông nghiệp là mốc dấu thay đổi lịch sử loài người, con người bắt đầu tìm ra phương pháp
làm nông nghiệp với những loài cây trồng trong tự nhiên và động vật thuần hóa từ hoang
dã. Sự tăng trưởng của nông nghiệp dẫn đến việc con người chuyển dần từ lối sống du
mục sang định cư lâu dài. Lối sống du mục vẫn duy trì tại nhiều nơi khác, đặc biệt tại

những vùng lãnh thổ bị tách biệt do tự nhiên với loài súc vật và thực vật. Nhu cầu liên kết
tự vệ và sự gia tăng sản phẩm nông nghiệp đã cho phép các cộng đồng người mở rộng
thành các đơn vị ngày càng lớn hơn, càng được thúc đẩy hơn bởi sự phát triển của giao
thông vận tải.
Khi nông nghiệp phát triển, canh tác cây lương thực trở nên phức tạp hơn và thúc đẩy
việc phân công lao động để tích trữ sản phẩm lương thực dư thừa giữa các mùa cây trồng
sinh trưởng. Phân công lao động dẫn đến có nhiều thời gian nhàn hạ cho lớp người thượng
lưu và sự phát triển của các thành phố. Xã hội ngày càng phức tạp nhu cầu của con người
đòi hỏi phải có hệ thống chữ viết và kế toán. Nhiều thành phố phát triển cạnh hồ và sông.
Khoảng đầu năm 3000 TCN, có những điểm nổi bật đầu tiên, các khu định cư ở vùng đồng
bằng Lưỡng Hà ( Mesopotamia ), vùng bờ sông Nin, và thung lũng sông Indus mọc lên và
phát triển mạnh mẽ. Nền văn minh tương tự có lẽ cũng phát triển dọc các sông chính tại
Trung Quốc nhưng thiếu bằng chứng khảo cổ học thuyết phục về khu vực xây dựng đô thị.
Lịch sử của cựu thế giới ( đặc biệt ở Châu Âu và vùng Địa Trung Hải ) thông thường
chia thành lịch sử cổ đại ( Antiquity ), đến năm 476 CE; Trung cổ từ thế kỷ V đến thế kỷ
XV, gồm thời đại hoàng kim của đạo Hồi ( 750 CE-1258 CE ) và giai đoạn đầu thời kỳ
Phục Hưng ( bắt đầu từ khoảng 1300 CE ); thời kỳ cận đại ( từ TK XV - TK cuối XVIII ),
bao gồm thời kỳ khai sáng ( Age of Enlightenment ); và thời kỳ hiện đại, từ cuộc cách
mạng công nghiệp đến hiện tại, gồm cả lịch sử đương đại. Văn minh Tây Á, Hy Lạp cổ
đại, La Mã cổ đại là những văn minh nổi bật trong thời kỳ cổ đại. Trong lịch sử của nền
văn minh Tây Âu, sự sụp đổ của đế quốc Tây La Mã dưới thời trị vị của hoàng đế
Romulus Augustulus năm 476 do sự tấn công của các bộ tộc German, nó được coi là mốc
đánh dấu kết thúc thời kỳ cổ đại và là khởi đầu của thời kỳ Trung Cổ. Trong khi đó vùng
Đông Âu trải qua sự chuyển tiếp từ đế quốc La Mã sang đế quốc Byzantime, đế chế này
còn tồn tại vài thế kỉ mới suy tàn.

4


Vào khoảng giữa thế kỷ XV, Johannes Gutenberg phát minh ra máy in ấn hiện đại, sử

dụng đầu mô di động ( Movable type ) làm nên cuộc cách mạng về truyền tin, là nhân tố
kết thúc thời kỳ Trung Cổ, báo hiệu sự khởi đầu của cuộc cách mạng khoa học. Đến thế kỷ
XVIII, sự tích lũy tri thức và công nghệ, đặc biệt là ở châu Âu, đã đạt đến khối lượng tới
hạn ( Critical mass ) dẫn đến cuộc cách mạng công nghiệp.

A.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CON NGƯỜI :
Trong những năm 70 của thế kỷ XX, Đắc-Uyn đã nêu lên thuyết cho rằng nguồn gốc
của loài người là loài vượn phát triển lên. Nhưng lúc ấy người ta chưa tìm được bộ xương
nào của động vật trung gian để nối cái khâu đứt khoảng giữa loài vượn và loài người. HécKen -một nhà bác học người Đức và là người tin vào học thuyết tiến hóa của Đắc-Uyn đề
nghị gọi người vượn trung gian ấy là Pi-tê-căng-tơ-rô-puýt và khuyên người ta nên đi tìm
xương cốt của nó ở vùng Đông Nam Á, vì đây là vùng người ta tìm được nhiều xương của
loài động vật nhân hình.
Năm 1887, một nhà bác học Hà Lan là Đuy-Boa đã đến Xu-ma-tơ-ra để tìm di cốt
của người vượn, nhưng ông không thấy. Năm 1890, ông tới Gia-Va và trong những năm
1891, 1892 trong các lớp địa tầng thuộc đầu kỷ địa chất thứ tư ở Tơ-rin-nin, ông đã phát
hiện được một xương sọ, hai cái răng và một cái đùi. Những chiếc xương ấy là của người
Pi-tê-căng-tơ-rô-puýt.
Từ năm 1927 đến cuối năm 1937, các nhà bác học Trung Quốc, do Bùi Văn Trung
cầm đầu, đã tìm thấy xương cốt của hơn 40 thi hài người vượn Xi-năng-tơ-rô-puýt ở thôn
Chu Khẩu Điếm, cách Bắc Kinh chừng 50km về phía Tây Nam. Người vượn Xi-năng-tơrô-puýt sống trong các hang lớn, tầng văn hóa ở đây dày tới 50m chứng tỏ họ đã ở đây lâu
dài.
Năm 1907, gần thành phố Hai-đen-be ở Đức, người ta đã tìm thấy xương hàm của
một giống người vượn cổ nằm trong một lớp đất thuộc đầu kỷ địa chất thứ tư.
Năm 1949-1950, ở Nam Phi, trong hang Xvac-tơ-cơ-răng người ta tìm thấy những
chiếc xương hàm của một giống người vượn, giống này được gọi là Tô-lăng-tơ-rô-puýt. Ở
Đông Phi năm 1935, người ta tìm thấy những mảnh xương sọ của giống người vượn được
gọi là A-phơ-ri-căng-tơ-rô-puýt là hình thái trung gian giữa giống người vượn được gọi là
Xi-năng-tơ-rô-puýt và giống Nê-ăng-đéc-tan.
Cuối sơ kỳ đồ đá cũ, ở thời đại Mu-xchi-ê, cách đây khoảng 100.000 năm, người
vượn Pi-tê-căn-tơ-rô-puýt và người vượn Xi-năng-tơ-rô-puýt dần dần phát triển thành

giống người Nê-ăng-đéc-tan. Giống người này ở vào thời đại tiếp cận với giống người
hiện đại được gọi là người Ô-mô-xa-piêng ( Homo Sapiens), tức là con người thực thụ
ngày nay.

5


Từ thời kỳ đồ đá cũ đến hậu kỳ đồ đá cũ, trong bước chuyển biến từ người Nê-ăngđéc-tan đến người Ô-ma-xa-piêng, quá trình phát triển cơ thể của con người dần dần
ngừng hẳn. Sau này, mãi cho đến ngày nay, sự cấu tạo về cơ thể của con người không biến
đổi nữa. Thời kỳ xuất hiện người Ô-mô-xa-piêng cũng là thời kỳ xuất hiện các chủng tộc
khác nhau như Ơ-rô-pô-ít, Nê-gơ-rô-ít, Mông-gô-lô-ít. Trong những giai đoạn phát triển
đầu tiên của xã hội nguyên thủy, hoàn cảnh thiên nhiên là môi trường sinh sống của các
nhóm người cổ đại khác nhau đã đóng vai trò quan trọng trong sự xuất hiện các chủng tộc
khác nhau.

B.LƯỢC SỬ CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG:
Đấu tranh giai cấp là nguyên nhân hình thành nhà nước, các dân tộc trên Thế giới
bước vào thời kì cổ đại sớm muộn khác nhau : Ở Phương Đông ( ven Vịnh Trung Hải) Ai
Cập hình thành năm 3200TCN, Lưỡng Hà ( năm 2800TCN), Ấn Độ ( năm 2500TCN),
Trung Quốc ( khoảng thế kỉ XXI TCN),... Các Quốc gia trên được hình thành thông qua di
dân, chiến tranh buôn bán, nghệ thuật tổ chức xã hội Nhà nước lan tỏa ra các nước xung
quanh lôi kéo tộc người nhiều nước.

I.LƯỢC SỬ CHẾ ĐỘ CỔ ĐẠI AI CẬP ( EGIPT):
1.Cơ Sở Hình Thành Ai Cập :
Ở khu vực Đông Bắc Châu Phi, cách đây hàng nghìn năm đã hình thành một quốc gia
cổ xưa nhất của vùng Địa Trung Hải là Ai Cập.
Phía Tây của Ai Cập giáp sa mạc Li Bi, phía Đông là Hồng Hải, phía Bắc là Địa Trung
Hải, phía Nam giáp sa mạc Nu Bi và Êtiôpi. Địa hình được phân ra làm hai khu rõ rệt là
Thượng Ai Cập ở phía Nam và Hạ Ai Cập ở phía Bắc. Thượng Ai Cập là dải thung lũng

dài và hẹp, có nhiều núi đá. Hạ Ai Cập là vùng châu thổ đồng bằng Sông Nin.
Trên lưu vực sông Nin, cách đây khoảng 12000 năm đã có những nhóm người sinh sống.
Cư dân Ai Cập cổ bao gồm các bộ lạc từ Đông Bắc châu Phi và Tây Á đến. Họ quần tụ lại,
cùng tồn tại và trở thành chủ nhân của nền văn minh rực rỡ ở phương Đông - văn minh Ai
Cập.
Do nhu cầu sản xuất nông nghiệp, cư dân Ai Cập đã phải quan tâm đến việc tưới tiêu,
sớm hình thành hệ thống thủy nông nhân tạo dẫn nguồn nước từ sông Nin đến các cánh
đồng. Kinh tế nông nghiệp thủy nông là yếu tố rất quan trọng đối với sự phát triển của lịch
sử Ai Cập. Nó đem lại nguồn nông phẩm dồi dào cung cấp lương thực và thực phẩm cho
các cư dân và có dư thừa để dự trữ, đồng thời bắt đầu có sự phân hóa giàu nghèo, phân
chia giai cấp. Nó đòi hỏi sự tổ chức và quản lý lao động để làm thủy lợi, dần dần xuất hiện
những yếu tố ban đầu của sự hình thành nhà nước phương Đông.

2.Những Thời Kỳ Lịch Sử Của Ai Cập Cổ Đại :
Vào đầu thiên niên kỷ thứ IV TCN, đã xuất hiện nhiều quốc gia nhỏ bé và phân tán trên

6


lưu vực sông Nin. Ở đây thường diễn ra những cuộc xung đột nhằm tranh chấp nguồn
nước, giành giật đất đai hoặc do va chạm về tín ngưỡng. Dần dần, hình thành hai nhà nước
lớn là Thượng Ai Cập và Hạ Ai Cập, luôn luôn tiến hành chiến tranh để giành quyền bá
chủ. Cuối cùng, Thượng Ai Cập đã thắng, thiết lập vương quốc thống nhất dưới triều vua
Menet vào khoảng năm 3200 TCN.
Lịch sử Ai Cập có thể phân thành 5 thời kỳ với sự tồn tại của 30 vương triều.
+ Thời kỳ Tảo Vương Quốc ( khoảng từ năm 3200-3000 TCN): Thời kỳ hình thành nhà
nước sơ khai, thống nhất Thượng và Hạ Ai Cập thành một quốc gia. Bộ máy nhà nước
đang hình thành, tín ngưỡng đa thần, công cụ thô sơ ( đồng đỏ kết hợp với đá ), nền nông
nghiệp làm theo mùa nước.
+ Thời kỳ Cổ Vương Quốc ( khoảng từ năm 3000-2200 TCN): Thời kỳ phát triển của chế

độ chiếm hữu nô lệ Ai Cập. Bộ máy nhà nước được hoàn thiện, kinh tế và văn hóa phát
triển, bắt đầu xây dựng các Kim tự tháp.
+ Thời kỳ Trung Vương Quốc ( khoảng từ năm 2200-1570 TCN):Sau một thời gian suy
yếu, Ai Cập bước vào thời kỳ ổn định và phát triển. Đến vương triều XII, Ai Cập trở nên
phồn thịnh. Chính quyền trung ương được củng cố, mọi ngành kinh tế phát đạt, nhất là
việc mở rộng buôn bán với người Palextin, Xyri, Babilon và giao lưu với người Cret.
+ Thời kỳ Tân Vương Quốc ( khoảng từ năm 1590-1100 TCN ): Ai Cập không ngừng mở
rộng lãnh thổ bằng các cuộc xâm lược các nước láng giềng. Biên giới được thiết lập từ
Bắc Xyri cho tới phía Nam Etiôpi. Ai Cập trở thành một nước giàu mạnh nhất ở vùng
Đông Bắc châu Phi và khu vực Tiểu Á.
+ Thời kỳ Hậu Vương Quốc ( khoảng từ năm 1100-31 TCN): Ai Cập bị các nước khác
như Ba Tư, Makêđônia, Hy Lạp, La Mã,... xâm nhập và thống trị.
Đến năm 31 TCN, Ai Cập trở thành một tỉnh thuộc địa của đế quốc La Mã. Thời kỳ La
Mã thống trị Ai Cập kéo dài cho đến năm 177 SCN.

II.LƯỢC SỬ CHẾ ĐỘ CỔ ĐẠI LƯỠNG HÀ :
1.Cơ Sở Hình Thành Lưỡng Hà :
Lưỡng Hà là vùng đất bình yên nằm ở giữa hai con sông Tigrơ và sông Ơphrat. Phía
Bắc Lưỡng Hà ngăn cách với các bộ lạc người phương Bắc bởi đường biên giới tự nhiên
là dãy núi Acmênia, phía Tây là sa mạc Xyri, phía Đông giáp Ba Tư và phía Nam là vịnh
Ba Tư. Cả Lưỡng Hà là một đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu. Sông Tigrơ và sông Ơphrat
hằng năm tưới mát cho dải đất mênh mông đem lại nguồn nước và phù sa vô tận, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc trồng trọt và chăn nuôi.
Do vị trí nằm giữa Đông và Tây lại có hai con sông là đường giao thông rất quan
trọng nên cư dân ở đây còn làm nhiều nghề thủ công và tham gia buôn bán. Sự phát triển
kinh tế thương nghiệp là một nét bổ sung quan trọng vào nền kinh tế Lưỡng Hà. Được sự
ưu đãi của thiên nhiên, vùng Lưỡng Hà sớm trở thành nơi tụ hội dân cư ở Tây Á.
Những cư dân đầu tiên đến định cư ở Lưỡng Hà là người Xume và người Xêmit.
Người Xume có mặt vào thiên niên kỷ IV TCN, còn người Xêmit đến muộn hơn, vào đầu
thiên niên kỷ thứ III TCN. Ngoài ra còn có nhiều bộ lạc khác ở các vùng xung quanh di cư

đến. Trải qua hàng ngàn năm, qua quá trình lao động, họ đã hòa hợp thành một cộng đồng
7


cư dân đông đúc và xây dựng một quốc gia mạnh nhất ở Tây Á.

2.Những Thời Kỳ Lịch Sử Của Lưỡng Hà Cổ Đại :
Lịch sử hình thành và phát triển của nền văn minh Lưỡng Hà không giống như ở Ai
Cập mà trải qua nhiều thăng trầm, nhưng khái quát, có những giai đoạn lịch sử chính sau
đây :
-Thời kỳ xuất hiện các quốc gia cổ Xume và Atcat.
Vào đầu thiên niên kỷ thứ III TCN, trên vùng đồng bằng phía Nam Lưỡng Hà đã hình
thành nhiều quốc gia : Ua, Êridu, Lagat, Kit, Uruc,... Chủ nhân xây dựng nên những quốc
gia thành thị cổ ấy là người Xume. Mỗi thành thị là một quốc gia độc lập, dưới sự cai trị
của Patesi là người có quyền lực trong mọi lĩnh vực đối nội và đối ngoại của quốc gia.
Phục vụ Patesi là hạng ngũ cận thần trông coi các công việc cụ thể : quản lý công trình
thủy lợi và ruộng đất, chỉ huy quân đội,... Đơn vị hành chính của quốc gia cổ là công xã
nông thôn. Công xã là chỗ dựa cho sự tồn tại của nhà nước.
Trong quá trình phát triển, một số quốc gia bị diệt vong và có những quốc gia ngày càng
cường thịnh. Và giữa thiên niên kỷ thứ III TCN Lagate là quốc gia mạnh nhất, chinh phục
được các thành bang và thống nhất Lưỡng Hà.
Nhưng chỉ sau một thời gian rất ngắn, vào năm 2300 TCN, thành bang Atcat của người
Sêmit đã thống nhất toàn bộ Lưỡng Hà. Và đến thời kỳ nắm quyền của Patesi Naramxin
( 2270-2254 TCN ), Atcat trở thành một quốc gia hùng mạnh.
Sau đó Lưỡng Hà tiếp tục rơi vào tình trạng suy yếu bởi sự chống đối của các thành bang
và các cuộc tấn công liên tiếp của các bộ tộc từ phía Tây và phía Đông Bắc tới.
-Thời kỳ vương quốc cổ Babilon.
Sau khi chinh phục được vương triều Ua, người Amorit dần dần hòa đồng với cư dân
địa phương, ở phía Bắc họ đã xây dựng một quốc gia mới mang tên Babilon ( đầu thế kỷ
XI TCN ). Vương triều Babilon mạnh dần lên và thống nhất được Lưỡng Hà. Do có vị trí

địa lý thuận tiện cho việc buôn bán giữa người Babilon với người Xyri ở khu vực Tiểu Á,
vùng ngoại Capcado nên nó sớm trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa. Triều đại
hưng thịnh nhất là thời kỳ trị vị của Vua Hammurabi (1728-1686 TCN) : bộ máy nhà nước
được củng cố và thống nhất từ trung ương đến địa phương, kinh tế phát triển và đặc biệt
chú ý đến việc xây dựng lực lượng quân đội.
Sau khi Hammurabi chết, vương triều bước vào thời kỳ khủng hoảng bởi sự tranh giành
quyền lực giữa các phe phái trong cung đình và bởi cuộc tấn công ồn ạt của các bộ lạc
người Hittit từ phía Bắc tràn xuống. Cuối cùng vương quốc cổ Babilon bị tiêu diệt.
-Thời kỳ vương quốc tân Babilon.
Sau khi vương quốc cổ Babilon bị sụp đổ, Lưỡng Hà liên tục bị ngoại tộc xâm lược
và cai trị. Tình trạng rối loạn đó kéo dài tới một ngàn năm. Đến năm 605 TCN, Babilon
mới giành lại độc lập, bắt đầu thời kỳ mới gọi là tân Babilon. Mặc dù chỉ tồn tại trong một
thời gian ngắn ( 605-539 TCN), vương quốc phát triển rất hưng thịnh. Năm 539, lại bị
người Ba Tư xâm lược, từ đó về sau Babilon không thể phục hồi được nữa. Song những
thành tựu văn minh của vương quốc vẫn còn để lại nhiều dấu ấn trong lịch sử Lưỡng Hà.

8


III.LƯỢC SỬ CHẾ ĐỘ CỔ ĐẠI ARẬP :
1.Cơ Sở Hình Thành ARập :
Bán đảo Arập nằm ở vị trí bản lề của ba châu, Châu Á, Phi, Âu, thuộc miền khí hậu
khô, ngăn cách giữa miền khí hậu ôn hòa của châu Âu với miền gió mùa nóng ẩm của
châu Á. Có thể chia bán đảo thành ba phần :
-Lòng bán đảo nắng cháy, hầu hết là sa mạc, trừ một mỏm trồng trọt được ở Tây Á là
Yemen.
-Miền lưỡi liềm phì nhiêu ở phía Bắc, nằm dọc theo bờ Địa Trung Hải từ Palextin đến
Liban, Xyri rồi vòng tới khu vực Lưỡng Hà.
-Sa mạc Sinai.
Khi nói về thế giới Arập thì người ta có thể mở rộng khái niệm này ra các nước vùng

Bắc Phi là nơi cư dân đa số là người Arập.
Do vị trí ngã ba giữa các châu lục nên từ xa xưa, bán đảo Arập sớm trở thành nơi gặp gỡ
những con đường thương mại : con đường tơ lụa đi qua phía Bắc bán đảo ; con đường
hương liệu từ Ấn Độ, Ma Lai đi vào vịnh Ba Tư lên bán đảo rồi được chở sang châu Âu ;
lúa mì và da từ bán đảo Krưm phía Nam nước Nga qua Hắc Hải chở tới, các sản vật châu
Phi tụ hội ở Cairo để đưa sang châu Á, các tàu buôn của Ý qua Địa Trung Hải cặp bến ven
bờ phía Tây của bán đảo. Những hoạt động sầm uất khiến cho bán đảo trở thành nơi giao
lưu và tiếp nhận nhiều luồng văn hóa của các dân tộc.
Ở nơi đây cũng đã ra đời và truyền bá hai tôn giáo là đạo Do Thái và đạo KiTô.
Những cuộc chiến tranh giành giật đất đai và của cải do các nước tiến hành như
Bidangxo, Ba Tư, Etiopi đã tác động không nhỏ đến tình hình bán đảo. Sau này, từ cuối
thế kỷ XIX, việc phát triển mỏ dầu ở nhiều nơi trên bán đảo càng làm cho khu vực này trở
nên sôi động, chất chứa nhiều mâu thuẫn trong cuộc tranh giành quyền lợi to lớn này.
Do điều kiện tự nhiên và chính trị như vậy nên nền văn minh Arập tuy ra đời muộn
nhưng phát triển khá rực rỡ, trong đó phải kể đến sự ra đời và truyền bá đạo Hồi, ngọn cờ
tập hợp và thống nhất cư dân Arập.

2.Đạo Hồi ( Ixlam):
Người sáng lập ra đạo hồi là Môhamet (570-632), sinh ra và lớn lên ở vùng Mecca
trong một gia đình nghèo.
Thuở nhỏ, ông đi chăn cừu rồi làm người dẫn đường cho các đội thương nhân đi qua sa
mạc, nay đây mai đó. Sau đó, ông giúp việc cho một quả phụ thương nhân rồi trở thành
ông chủ, chấm dứt cuộc sống phiêu lưu. Sau đó, ông lại chịu ảnh hưởng của đạo Do Thái.
Cho nên Hồi giáo sau này tiếp nhận cả giáo lý của hai tôn giáo trên , thờ Đức Chúa Trời
mà họ gọi là Thánh Ala và sáng tạo ra những nét riêng của mình. Năm 40 tuổi, ông bắt đầu
truyền đạo ở Mecca.
Chuyện kể rằng, vào một đêm, Môhamet nằm mơ thấy một vị thần đến truyền lệnh phải
đọc những hàng kí hiệu chi chít trên một tấm vải. Nhờ đó những tư tưởng vĩ đại của thánh
Ala đã nhập vào Môhamet và ông trở thành nhà tiên tri.


9


Ban đầu ông chỉ truyền giảng một số ít người xung quanh rồi lan rộng dần ra. Nhưng
ông gặp phải sự thù địch của các thương gia giàu có ở Mecca. Bộ lạc có thế lực Côreisit
vốn thờ đa thần chống lại quan điểm của Môhamet chỉ thờ một vị thần duy nhất đó là Ala.
Bọn nhà giàu thấy ông thu phục được đông đảo dân nghèo cũng căm ghét ông, tìm cách
phá hoại về việc truyền đạo của ông. Họ đánh đuổi tín đồ Hồi giáo, rồi đến lượt ông cũng
phải rời khỏi Mecca đến đảo Yatrit ở phía Bắc Mecca. Về sau nơi này được gọi là Medina
( thành phố của nhà Tiên Tri ) và cuộc hành hương này được coi là điểm xuất phát của Kỷ
nguyên đạo Hồi (20-9-622). Lịch Hồi giáo được tính bắt đầu từ ngày này.
Sau 2 năm tập hợp lực lượng, Môhamet dẫn quân đánh bại bộ lạc Côrêsit, giành được
thắng lợi ban đầu. Những người Côrêsit liên kết cùng 12 bộ lạc khác vây đánh Mêdina.
Môhamet xây thành cố thủ đợi đến mùa mưa, đối phương không có nơi trú ngự, lương
thực cạn kiệt thì sẽ phản công.
Nhờ vậy, Môhamet đánh tan quân địch năm 627, Môhamet đạt đến danh vọng tột
đỉnh, được coi là lãnh tụ của người Arập, chỉ huy một đạo quân Hồi giáo thống nhất các
dân tộc Arập trên một lãnh thổ mênh mông, truyền bá kinh Koran khắp chốn.
Môhamet mất năm 632 trên đường hành hương về Mecca. Ông để lại một Arập rộng
lớn, thống nhất dưới ngọn cờ Hồi giáo. Đạo Hồi trở thành một tôn giáo lớn trên thế giới,
lan rộng và có nhiều tín đồ.
Ngày nay, có đến 800 triệu người theo đạo Hồi, rải rác trên 90 nước, trong đó có 42
quốc gia lấy đạo Hồi làm quốc giáo. Phạm vi của đạo Hồi mở rộng ra vùng duyên hải Bắc
Phi, khu vực gần xích đạo Châu Phi, một phần Nam Tư và Anbani, vùng Trung Á thuộc
Liên Xô ( cũ ), vùng Trung Cận Đông, Pakixtan, Iran, Apgannixtan, Ấn Độ, Inđônêxia,
Malaixia và một số nơi khác.

IV.LỊCH SỬ CHẾ ĐỘ CỔ ĐẠI ẤN ĐỘ :
1.Cơ Sở Hình Thành Ấn Độ :
Là một quốc gia lớn ở Nam Á có địa hình đa dạng với 3 khu vực rõ rệt : vùng núi

Hymalaya, vùng đồng bằng Ấn-Hằng và vùng cao nguyên Đêcan. Vùng đồng bằng ẤnHằng được tạo bởi hai dòng sông lớn là sông Hằng và sông Ấn, các thảm thực vật, nguồn
động vật phong phú, là điều kiện quan trọng cho con người cư trú và phát triển kinh tế
nông nghiệp.
Cư dân đã có mặt ở đây từ thời đồ đá và sớm hình thành nền kinh tế nông nghiệp. Vào
khoảng 3000 năm TCN, nông nghiệp đã khá phát triển, giữ vị trí quan trọng. Người ta biết
dùng trâu bò cày kéo, dùng các công cụ bằng đồng, trồng lúa mì, lúa mạch, vừng, dừa ,
bông,... sớm nhất thế giới. Súc vật được thuần hóa. Do nhu cầu sản xuất nông nghiệp và
đời sống, các nghề làm đồ gốm, đồ đồng đã khá phát đạt. Quan hệ buôn bán, trao đổi xuất
hiện ở hình thức sơ khai.

2.Những Thời Kỳ Lịch Sử Của Ấn Độ Cổ Đại :
Từ giữa thiên niên kỉ II TCN tới giữa thiên niên kỉ I TCN là thời kỳ Vêđa. Sự xâm nhập

10


của người Aryan từ Trung Á, Capcadơ và Caspien tới Ấn Độ, chung sống với cư dân
Dravidian bản địa, trở thành yếu tố chủ thể của Ấn Độ.
Chế độ công xã nguyên thủy tan rã, nhiều vương quốc độc lập nhỏ bé xuất hiện.
Vào thế kỷ VI TCN, vương quốc Magađa chiếm vai trò chủ đạo. Năm 327-322 TCN,
quân của Allexandre xứ Maxêdôni ( Hy Lạp ) xâm chiếm Ấn Độ. Từ năm 321 TCN đến
187 TCN, vương triều Maurya xây dựng quốc gia cường thịnh.
Sau đó Ấn Độ bị phân cách và bị ngoại xâm. Tới thế kỷ I SCN vua Kanisca lập
vương triều Kusana. Nhưng phải tới thế kỷ IV, Ấn Độ mới thống nhất dưới triều Gupta và
triều Harsa ( thế kỷ IV-VII).
Từ thế kỷ VII-XII, Ấn Độ lại bị chia cắt. Người Hồi giáo từ phía Bắc liên tục xâm
nhập và thiết lập vương triều Đêli ( thế kỷ XIII-XVI).
Từ năm 1525, Babua đưa quân Môgôn xâm chiếm Ấn Độ, lập vương triều Môgôn,
mở rộng lãnh thổ, phát triển kinh tế thành đế quốc rộng lớn. Từ thế kỷ thứ XVII, thực dân
phương Tây xâm nhập, đế quốc Môgôn suy yếu và tới năm 1857 bị xóa bỏ, trở thành thuộc

địa của nước Anh.

3.Thiết Chế Chính Trị :
Ở giai đoạn này đã có hình thức nhà nước, đã có sự phân hóa xã hội.
Từ thời Vêđa trở đi, thiết chế chính trị được hình thành và phát triển.
Khi quân
của Alecxandre ( Maxêđôni ) xâm chiếm Ấn Độ, cơ cấu bộ máy nhà nước được xây dựng
thời Magada bị phá hoại nhưng không mất hết. Đến triều đại Môrya, bộ máy nhà nước đã
khá hoàn chỉnh.
Vào thời kỳ Gupta ( từ thế kỷ IV-VIII ), sự ổn định chính trị-xã hội rất rõ nét, được coi
là “thời đại hoàng kim”.
Đến thời các vương triều Hồi giáo Đêli, luật lệ Hồi giáo hà khắc được đưa vào Ấn Độ,
vua và quan lại thường rất tàn bạo. Thời đế quốc Môgôn, trình độ tổ chức và quản lý xã
hội dựa chủ yếu vào luật pháp nghiêm ngặt cùng với chế độ chuyên chế.
Về mặt xã hội, chế độ đẳng cấp và sự tồn tại dai dẳng của công xã nông thôn đã giữ cho
xã hội Ấn Độ ổn định nhưng phát triển chậm.

V.LỊCH SỬ CHẾ ĐỘ CỔ ĐẠI TRUNG QUỐC:
1.Cơ Sở Hình Thành Trung Quốc :
Trung quốc là một nước lớn ở miền Đông châu Á. Trên lãnh thổ mênh mông, địa lý
tự nhiên của Trung Quốc không đồng nhất. Miền Tây là miền đất cao, nhiều núi, khí hậu
khô hanh, miền đông thấp hơn, nhiều đồng bằng, gần biển, khí hậu tương đối ôn hòa.
Ở đây có hai con sông lớn là Hoàng Hà và Dương Tử ( còn gọi là Trường Giang ).
Sông Hoàng Hà dài 4000km, có lượng nước lớn, hằng năm thường gây ra nạn lụt
nhưng cũng bồi đắp phù sa cho đồng bằng Hoa Bắc màu mỡ, tạo điều kiện cho nông
nghiệp phát triển.
Sông Trường Giang dài 5000km ở miền Trung của Trung Quốc, tạo nên nhiều vùng

11



châu thổ phì nhiêu, đồng thời còn là đường giao thông quan trọng.
Do điều kiện địa lý thuận lợi, nên từ rất sớm trên lãnh thổ Trung Quốc đã có người cư
trú, đặc biệt là ở lưu vực hai dòng sông lớn. Làm chủ vùng châu thổ Hoàng Hà là các bộ
tộc Hạ, Thương, Chu, mà sau này con cháu họ trở thành chủ thể của dân tộc Hán. Ở miền
Tây và Tây Nam Trung Quốc là nơi cư trú của các bộ tộc thuộc ngữ hệ Hán-Tạng và MônKhmer, miền Bắc và Đông Bắc là nơi cư trú của các bộ tộc thuộc ngữ hệ Tunggut. Những
tộc người ấy là tiền thân của các dân tộc ít người ( Mãn Châu, Mông Cổ, Duy Ngô Nhĩ,
Tạng, Di, Chaong, Mèo,...), những thành viên của đại gia đình dân tộc Trung Quốc, những
con người đã tạo nên lịch sử cổ đại Trung Quốc.

2.Sơ Lược Lịch Sử Trung Quốc :
a.Trung Quốc là một trong những nơi từ rất sớm đã có loài

người cư trú :

Những cuộc khai quật khảo cổ học tiến hành năm 1927-1937 ở Chu Khẩu Điếm (
ngoại thành Bắc Kinh ), đã tìm thấy dấu vết của loài người sinh sống và lao động có niên
đại cách ngày nay khoảng 50 vạn năm. Đó là giống người vượn Trung Quốc ( Sinthropus
), thường gọi là người vượn Bắc Kinh là một trong ba giống người vượn cổ xưa đã tìm
được trên thế giới.
Người vượn Bắc Kinh có dáng đi hơi khác với người hiện đại, xương mày và xương
hàm hay nhô lên, trán xoải ra đằng sau, khối ốc chỉ nặng bằng 3/4 khối ốc của người đời
nay. Những hóa thạch của người vượn Trung Quốc còn được tìm thấy ở tỉnh Cát Lâm, Sơn
Tây, Giang Tô, Quảng Tây, Tứ Xuyên,... Điều đó chứng tỏ giống người vượn này đã sống
rải rác trên một địa bàn rộng lớn trên lãnh thổ Trung Quốc.
Người vượn Bắc Kinh đã biết chế tạo và sử dụng đồ đá, đồ xương. Ở những nơi cư
trú, người ta tìm thấy những lớp tro rất dày và một số xương hóa thạch của một số loài
động vật cổ đã bị thiêu đốt. Họ dùng gậy gộc, đồ đá thô sơ để hái lượm hoa quả, đào rễ
cây, củ và săn bắt thú rừng nhỏ để sinh sống. Họ sống từng bầy trong các hang động, mái
lá, hốc núi ven sông, ven suối vì những nơi đó có nước uống, có nhiều cây ăn quả và bắt

những thú vật đến uống nước.
Xuất hiện muộn hơn người vượn Bắc Kinh là người Hà Sáo, tìm được xương hóa
thạch tại vùng Hà Sáo ( Nội Mông ) vào năm 1922-1923, có niên đại cách ngày nay chừng
20 vạn năm.
Người Hà Sáo đã biết sản xuất công cụ bằng đá bằng cách đập những hạch đá, chọn
những mảnh tước đã bị đập vỡ, sửa sang đôi chút thành những vật nhọn sắc như dao đá,
dùi đá và những công cụ có hình dạng như rìu tay.
Năm 1933-1934, các nhà khoa học Trung Quốc đã phát hiện ra xương hóa thạch của
giống người Sơn Đỉnh Động, ở vùng Chu Khẩu Điếm ( ngoại thành Bắc Kinh ) có niên đại
cách chúng ta ngày nay chừng 5 vạn năm.
Về hình dáng, người Sơn Đỉnh Động không khác người hiện đại bao nhiêu. Họ đã
biết mài xương thú thành kim để may da thú, cỏ cây làm áo mặc. Họ chế tạo những đồ
trang sức bằng đá, bằng xương thú và bằng vỏ hến. Địa bàn cư trú của người Sơn Đỉnh
Động đã được mở rộng hơn rất nhiều. Họ đã có những biểu hiện tôn giáo, tín ngưỡng,
chôn người chết trong những hang động cư trú, cùng với công cụ, đồ trang sức đã dùng
12


khi còn sống,...
b.Trải qua một thời kỳ phát triển rất lâu dài, đến khoảng thiên niên kỷ thứ III TCN
( tức là cách ngày nay khoảng 5000-6000 năm ), cư dân Trung Quốc trước hết là cư
dân vùng lưu vực Hoàng Hà, Trường Giang đã lần lượt tiến vào thời kỳ cuối của công
xã nguyên thủy-công xã thị tộc phụ hệ.
Những phát hiện khảo cổ học ở nhiều di chỉ mà tiêu biểu nhất là ở Long Sơn ( Sơn
Đông ) cho biết rằng thời kỳ này sức sản xuất đã có những tiến bộ lớn. Cư dân Trung
Quốc đã chế tạo ra những công cụ sản xuất bằng đá mài với trình độ chế tác cao và có
nhiều hình dáng khác nhau để thích hợp với các loại công việc riêng biệt. Họ sáng chế
nhiều loại công cụ bằng xương, bằng vỏ trai và biết lắp cán vào dao, liềm, xẻng,...làm cho
năng suất lao động được nâng cao. Họ bắt đầu khai phá đất đai phù sa ở lưu vực Trường
Giang để canh tác nông nghiệp, trồng nhiều loại cây lương thực mới như lúa nước. Nghề

chăn nuôi đã ra đời, ngoài chó, lợn, người ta còn biết nuôi thêm bò, ngựa, dê, gà,... Thuyền
đã được phát minh và dùng để đánh bắt cá.
Việc trao đổi ra đời báo hiệu rằng trong xã hội thị tộc đã bắt đầu nảy sinh chế độ tư
hữu và kéo theo nó là sự phân hóa tài sản, phân hóa cư dân. Những cuộc chiến tranh nhằm
mục đích chiếm đất đai, cướp của và bắt người về làm nô lệ giữa các bộ lạc hoặc liên minh
bộ lạc không ngừng xảy ra. Chế độ công xã thị tộc vào thời kỳ tan rã.
c.Gạt bỏ những yếu tố hoang đường, đối chiếu với những phát hiện khảo cổ học, các
truyền thuyết cũng cho biết thêm nhiều điều về cuộc sống và chặng đường tiến hóa tới
các xã hội văn minh của cư dân Trung Quốc ở thời kỳ thượng cổ.
Theo truyền thuyết, tổ tiên của cư dân Trung Quốc là người thuộc họ Hữu Sào giống
người ăn lông ở lổ, làm tổ ở trên cây, tức là đang còn sống trong trạng thái mông muội.
Sau đó họ Toại Nhân phát minh ra lửa để nấu chín thúc ăn. Họ Phục Hi phát minh ra lưới
để săn thú, đánh cá và bắt đầu biết chăn nuôi gia súc. Vua Phục Hi chết truyền ngôi cho
Thần Nông, ông tổ nghề nông, người sáng chế lưỡi cày bằng gỗ, phát minh ra cách cày
cấy, trồng ngũ cốc. Vua Thần Nông còn tổ chức ra các chợ cho dân buôn bán và tìm ra
nhiều thứ cây trị bệnh.
Những truyền thuyết này cho thấy xã hội nguyên thủy Trung Quốc đã phát triển tuần
tự qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn được đánh dấu bằng những phát minh quan trọng,
kết tinh thành quả kinh nghiệm lâu đời của cư dân Trung Quốc.
d.Triều Hạ ( thế kỷ XXI-XVIII TCN ) mở đầu thời kỳ chiếm hữu nô lệ ở Trung Quốc.
Lúc cường thịnh nhất, nhà Hạ đã thống trị cả một vùng đất đai rộng lớn ở trung lưu
Hoàng Hà, đặt kinh đô tại Am Ấp ( tỉnh Sơn Đông ). Vua đầu tiên của triều Hạ là Khải. Để
bảo vệ địa vị và quyền lợi của giai cấp quý tộc, bộ máy quan lại, quân đội, nhà tù đã được
thiết lập tuy còn rất đơn giản.
Quý tộc cao cấp là “Lục Khanh” nghĩa là 6 chức khanh tướng, trong đó có một số chức vụ
quản lý một số ngành kinh tế cho nhà nước như “Mục chính” ( quản lý việc chăn nuôi ),
13


“Xa chính” ( quản lý xe ), “Bào chính” ( quản lý việc tiến dâng thức ăn cho vua ).

Tuy vậy, đây là một bước tiến lớn về tổ chức thiết chế xã hội và là một tiêu chí để đánh
dấu xã hội Trung Quốc đã vượt qua giai đoạn “dã man” sang giai đoạn văn minh.
Từ năm 249-241 TCN, nhà Tần thực hiện chính sách liên hoành, diệt các nước khác
thống nhất Trung Quốc. Năm 221 TCN, đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ chiếm
hữu nô lệ => mở đầu cho chế độ phong kiến Trung Quốc.

C.LƯỢC SỬ CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY :
Lịch sử cổ đại phương Tây chủ yếu thể hiện trong sự hình thành và phát triển ở Hy Lạp
và La Mã. Do vậy, sự phát triển của Hy-La cùng với sự phát triển khắp phương Tây đã kéo
châu Âu vào chế độ chiếm hữu nô lệ.

I.LỊCH SỬ CHẾ ĐỘ CỔ ĐẠI HY LẠP :
1.Cơ Sở Hình Thành Hy Lạp :
Hy lạp nằm ở Đông Nam châu Âu, lãnh thổ của Hy Lạp cổ đại rộng lớn hơn nước Hy
Lạp ngày nay rất nhiều, bao gồm : miền Nam bán đảo Bancăng, các đảo trên biển Êgiê và
miền ven biển phía Tây Tiểu Á, trong đó quan trọng nhất là miền Nam bán đảo Bancăng,
tức là vùng lục địa Hy Lạp.
Dân số ngày xưa khoảng 1 triệu dân, ngày nay 13 triệu dân, đất đai hẹp khoảng 11km2,
sông ngòi ngắn và dốc, không dùng để đi lại thuyền buồm được, khó phát triển trồng trọt,
đồng cỏ nhỏ, chủ yếu là trồng nho, olive, nghề đánh bắt cá hải sản phát triển.
Con người xuất hiện khá muộn, 3 vạn năm TCN mới có con người xuất hiện ở Hy Lạp.
Đến cuối thiên niên kỷ III TCN con người tập trung chủ yếu ở Nam Hy Lạp và đảo Crét,
họ xây dựng nhà nước cổ đại tồn tại từ thế kỷ XXIII TCN-XII TCN.

2.Sơ Lược Lịch Sử Cổ Đại Hy Lạp :
Lịch sử Hy Lạp cổ đại có thể chia thành các thời kỳ sau đây :
-Thời kỳ văn hóa Crét-Myxen
-Thời kỳ Hôme
-Thời kỳ Makêdônia
a.Văn hóa Crét-Myxen và thời Hôme.

Từ năm 1194-1184 TCN, Myxen tấn công thành Tơroa ở Tiểu Á và đã tiêu diệt quốc gia
này. Sau cuộc chiến tranh 80 năm, tức là đến cuối thế kỷ XII TCN, người Đôriêng với vũ
khí bằng sắt từ phía Bắc tràn xuống đã tiêu diệt các quốc gia ở Myxen và Crét. Thời kỳ
Crét-Myxen đã kết thúc.
Tiếp theo là thời Hôme ( từ thế kỷ XI-IX TCN). Sở dĩ gọi như vậy là vì lịch sử Hy Lạp
trong giai đoạn này được phản ánh trong hai tập sử thi Iliat và Ôđixê của Hôme.

14


b.Thời kỳ thành bang ( thế kỷ VII-IV TCN):
Đây là thời kỳ quan trọng nhất trong lịch sử Hy Lạp cổ đại. Do sự phát triển của các
ngành kinh tế và sự phân hóa cư dân thành 3 giai cấp : quý tộc, bình dân và nô lệ, nên đến
thế kỷ VIII TCN, ở Hy Lạp một lần nữa lại xuất hiện nhiều nhà nước nhỏ. Những nhà
nước này đều có một thành phố làm trung tâm nên gọi là những thành bang. Trong số các
thành bang ở Hy Lạp, quan trọng nhất là thành Xpác và thành Aten, vì đây là hai nhà nước
hùng mạnh nhất làm nồng cốt cho lịch sử Hy Lạp cổ đại.
Thành bang Xpác ở phía Nam bán đảo Pêlôpônedơ. Vùng này không thuận tiện đối với
công thương nghiệp, nhưng đất đai tốt, thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, đồng
thời có nhiều sắt để làm vũ khí và dụng cụ.
Về chế độ chính trị, Xpác là một nhà nước cộng hòa quý tộc. Đứng đầu nước là 2 vua
có quyền lực ngang nhau. Bên cạnh 2 vua có Hội đồng trưởng lão gồm 30 người ( kể cả
hai vua ) từ 61 tuổi trở lên, ngoài ra còn có Hội nghị nhân dân gồm tất cả đàn ông Xpác từ
30 tuổi trở lên.
Xpác bắt các thành bang lân cận trở thành chư hầu của mình và đến năm 530 TCN thì
lập thành một đồng minh do Xpác cầm đầu gọi là Đồng minh Pêlôpônedơ nhằm mục đích
giành quyền bá chủ trên toàn đảo Hy Lạp.
Thành bang Aten ở miền trung Hy Lạp. Đây là vùng đồi núi, không thuận tiện đối với
việc sản xuất nông nghiệp, nhưng lại có nhiều khoáng sản và hải cảng tốt nên công thương
nghiệp có điều kiện phát triển.

Thành bang Aten do người Iôniêng thành lập vào cuối thế kỷ VIII TCN, khi mới ra
đời, tính chất dân chủ của nhà nước Aten còn hạn chế, nhưng qua nhiều lần cải cách, Aten
trở thành bang có chế độ chính trị dân chủ nhất ở Hy Lạp cổ đại. Đó là chế độ quân chủ
chủ nô, vì khoảng 4/5 dân cư Aten là nô lệ và ngoại kiều không được hưởng quyền dân
chủ.
Trong khi Aten đang bước vào thời kỳ phát triển thuận lợi thì đến thế kỷ V TCN, Hy
Lạp phải tiến hành một cuộc chiến tranh chống lại sự xâm lược của Ba Tư. Năm 490 TCN,
quân Ba Tư đổ bộ lên cánh đồng Maratông, một địa điểm cách Aten hơn 42 km về phía
Đông. Tuy lực lượng so sánh rất chênh lệch, nhưng quân Hy Lạp mà chủ yếu là quân Aten
đã giành được thắng lợi rất oanh liệt. Năm 480 TCN, hải quân Aten đánh tan hạm đội của
Ba Tư ở vịnh Xalamin. Năm sau, quân Ba Tư hoàn toàn thất bại phải rút về nước.
Sau khi đánh thắng Ba Tư, Aten bước vào thời kỳ cường thịnh nhất trong lịch sử của
mình. Năm 478 TCN, Aten lôi kéo được gần 200 thành bang, thành lập một đồng minh gọi
là Đồng minh Đêlốt.
Do đường lối chính trị và kinh tế khác nhau, năm 431 TCN giữa hai đồng minh
Pêlôpônedơ và đồng minh Đêlốp đã xảy ra chiến tranh. Sau 27 năm, đến năm 404 TCN
Aten hoàn toàn thất bại, phải kí hiệp ước đầu hàng với những điều khoản rất khắc nghiệt
như phải giải tán toàn bộ hải quân, giải tán đồng minh Đêlốp, bãi bỏ chế độ dân chủ,...
c.Sự thiết lập quyền bá chủ ở Hy Lạp :

15


Sau chiến tranh Pêlôpônedơ, ở Hy Lạp lại diễn ra một cuộc đấu tranh mới để giành
quyền bá chủ nhưng không thành bang nào đủ mạnh để thống nhất Hy Lạp dưới quyền của
mình. Trong khi đó, ở phía Bắc Hy Lạp, nước Makêđônia đang phát triển nhanh chóng.
Năm 337 TCN, nhờ giành được một chiến thắng có tính chất quyết định, vua Makêđônia
là Phinip II triệu tập một hội nghị toàn Hy Lạp. Trong hội nghị này, Makêđônia được giao
quyền chỉ huy quân đội Hy Lạp tấn công Ba Tư. Như vậy về hình thức, các thành bang Hy
Lạp vẫn được độc lập, nhưng thực chất đã biến thành chư hầu của Makêđônia.

Makêđônia tấn công Ba Tư năm 336-328 TCN, tiêu diệt đế quốc rộng lớn này. Năm
325 TCN quân Makêđônia về đến Babilon lấy thành phố này làm kinh đô của đế quốc do
Alêchxăngđrơ thành lập.
Năm 323 TCN, Alêchxăngđrơ bị chết ngột. Sau đó các tướng lĩnh không ngừng đánh
nhau để tranh giành quyền binh. Do vậy sang thế kỉ III TCN đế quốc Makêđônia bị chia sẻ
và suy yếu. Trong thời kỳ ấy, La Mã đang trở thành một đế quốc hùng mạnh và có mưu đồ
chinh phục khu vực phía Đông Địa Trung Hải. Năm 168 TCN Makêđônia bị La Mã tiêu
diệt. Năm 146 TCN Hy Lạp bị nhập vào đế quốc La Mã.
Sau đó, các vương quốc khác do người Makêđônia lập nên ở phương Đông cũng lần
lượt bị La Mã thôn tính. Những quốc gia này do trình độ thấp hơn nên tiếp nhận ảnh
hưởng văn hóa Hy Lạp và thời kỳ này gọi là “thời kỳ Hy Lạp hóa”.

II.LỊCH SỬ CỔ ĐẠI LA MÃ :
1.Cơ Sở Hình Thành La Mã :
La Mã ( Rôma) là tên của một quốc gia cổ đại, phát nguyên từ bán đảo Ý. Đây là một
bán đảo dài và hẹp ở Nam Âu hình chiếc ủng vươn ra Địa Trung Hải, diện tích khoảng
300.000 km2. Phía Bắc có dãy núi Anpơ ngăn cách Ý với châu Âu, phía Nam có bán đảo
Xitin, phía Tây có đảo Coócxơ và đảo Xacđenbơ.

2.Sơ Lược Lịch Sử La Mã Cổ Đại :
La Mã bước vào chế độ cổ đại muộn hơn Hy Lạp vào năm 753-510 TCN.
Lịch sử La Mã cổ đại có thể chia thành hai thời kỳ lớn là thời kỳ cộng hòa và thời kỳ
quân chủ.
a.Thời kỳ cộng hòa :
Theo truyền thuyết, thành La Mã là do vua Rômulus xây dựng năm 753 TCN, nên tên
của ông được đặt cho thành này. Sự thực, nhà nước La Mã có vua, Viện nguyên lão và Đại
hội nhân dân. Vào khoảng năm 510 TCN, người La Mã nổi dậy bãi bỏ ngôi vua, thành lập
chế độ cộng hòa. Bên trên Viện nguyên lão và Đại hội nhân dân là hai quan chấp chính có
quyền ngang nhau, nhiệm kỳ một năm.
Khi mới thành lập, La Mã chỉ là một thành bang nhỏ ở miền trung bán đảo Ý. Từ thế

kỷ IV TCN, La Mã không ngừng tấn công bên ngoài, trải qua hơn một thế kỷ, La Mã

16


chinh phục được toàn bộ bán đảo Ý.
Tiếp đó La Mã phát triển thế lực sang phía Tây Địa Trung Hải, tiến hành chiến tranh
chống Cactagiơ trong suốt 120 năm. Kết quả là đến năm 146 TCN, La Mã đã giành được
thắng lợi hoàn toàn, chiếm toàn bộ đất đai của Cactagiơ.
Để giành quyền bá chủ ở khu vực Địa Trung Hải, La Mã đã nhiều lần tấn công
Makêđônia, Xiri. Kết quả, giữa thế kỷ I TCN, cả vùng đất đai ở bờ sông Địa Trung Hải
cũng bị La Mã chiếm.
Đến năm 30 TCN, Ai Cập cũng bị nhập vào bản đồ La Mã. Thế là La Mã đã trở thành
đế quốc mênh mông, Địa Trung Hải thành một cái hồ nằm gọn trong lãnh thổ của đế quốc
La Mã.
Do không ngừng giành được chiến thắng, số tù binh bị bắt rất nhiều, chế độ nô lệ
phát triển mạnh mẽ, số nô lệ nhiều hơn nông dân và lao động nô lệ giữ vai trò quan trọng
nhất trong các ngành kinh tế.
Nô lệ bị áp bức bốc lột vô cùng tàn bạo nên không ngừng nổi dậy đấu tranh, tiêu biểu
nhất là cuộc khởi nghĩa Xpactacút, nổ ra năm 73-71 TCN. Chính sự đấu tranh của giai cấp
nô lệ là một nguyên nhân rất quan trọng làm cho La Mã ngày càng lún sâu vào khủng
hoảng.
b.Thời Kỳ Quân Chủ :
-Từ chế độ cộng hòa sang chế độ quân chủ.
Từ thế kỷ I TCN, chê độ cộng hòa ở La Mã dần dần bị chế độc tài thay thế. Do bất
đồng với công việc giải quyết những vấn đề của đất nước, các phe phái trong giai cấp chủ
nô La Mã đã tạo điều kiện cho các tướng lĩnh nhảy lên vũ đài chính trị. Người giảnh được
quyền độc tài đầu tiên là Xila. Năm 82 TCN, Xila tuyên bố làm độc tài suốt đời nhưng đến
năm 79 TCN vì ốm nặng phải từ chức và đến năm 78 TCN thì chết.
Sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa Xpactacút, ở La Mã xuất hiện chính quyền tay ba

gồm Cratxut, Bompe và Xêda. Cuộc tranh chấp giữa ba người kéo dài đã đưa Xêda
( Cesar) lên địa vị người đứng đầu nhà nước La Mã năm 45 TCN, nhưng đến năm sau thì
bị ám sát.
Trong cuộc truy kích đối thủ đến tận Ai Cập, ông gặp công chúa Clêôpat và giúp
Clêôpat giành ngôi vua. Sau đó, ông ở lại trong cung đình Ai Cập hơn nữa năm.
Năm 43 TCN, ở La Mã lại xuất hiện chính quyền tay ba lần thứ hai gồm Antôniút,
Lêpidút và Ốctavianút. Chẳng bao lâu, toàn bộ quyền hành ở La Mã thuộc về Ốctavianút
được dâng danh hiệu Ôgút nghĩa là đấng chí tôn. độ cộng hòa nhưng thực chất đã chuyển
sang chế độ quân chủ chuyên chế.
-Sự suy vong của đế quốc La Mã.
Đến thời quân chủ, chế độ nô lệ ở La Mã ngày càng khủng hoảng trầm trọng. Để
khắc phục tình trạng đó, giai cấp địa chủ chủ nô phải thay đổi cách bốc lột : họ đem ruộng
đất chia cho người lao động nông nghiệp để thu địa tô. Việc đó dẫn tới sự ra đời của một
tầng lớp xã hội mới gọi là lệ nông- tiền thân của nông nô thời trung đại sau này.
Trong khi La Mã suy yếu nhanh chống như vậy thì đến thế kỷ IV, người Giécmanh
bao gồm nhiều tộc người đã di cư ồ ạt vào lãnh thổ của đế quốc La Mã. Sang thế kỷ V,
17


một số bộ lạc Giécmanh thành lập các vương quốc của mình trên đất đai của Tây La Mã.
Đến thập niên 70 của thế kỷ V, đế quốc Tây La Mã chỉ còn lại một vùng bé nhỏ mà ở
đó, chính quyền thực tế đã nằm trong tay các tướng lĩnh người Giécmanh. Năm 476, thủ
lĩnh đánh thuê người Giécmanh đã lật đổ ông vua cuối cùng của đế quốc Tây La Mã rồi tự
xưng làm hoàng đế. Sự kiện đó đánh dấu sự diệt vong của đế quốc Tây La Mã, đồng thời
chấm dứt chế độ chiếm hữu nô lệ.
Còn đế quốc Đông La Mã vẫn tiếp tục tồn tại và đi dần vào con đường phong kiến
hóa, được gọi là đế quốc Bidantium. Đến năm 1453, Đông La Mã bị Thổ Nhĩ Kỳ tiêu diệt.
Như vậy, đế quốc La Mã đã ra đời gần 1000 năm trong lịch sử phương Tây với việc
phát triển thành đế quốc, bên cạnh việc áp bức bốc lột của dân tộc khác. La Mã đã truyền
đạt các thành tựu phương Tây ra khắp Bắc Phi, Châu Âu, chữ latinh được truyền bá khắp

thế giới.

D.LƯỢC SỬ CÁC QUỐC GIA PHƯƠNG ĐÔNG THỜI TRUNG ĐẠI :
Gọi là lịch sử chế độ phong kiến vì : Đây là chế độ mà nền kinh tế gắn liền với việc
phong chức tước đều xác lập quyền tối cao của mình đối với ruộng đất và thần dân sau đó
dùng ruộng đất và thần dân ban cho quan lại.

I.LỊCH SỬ CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN TRUNG QUỐC :
1.Lược sử Chế Độ Phong Kiến Trung Quốc :
Chế độ phong kiến TRung Quốc hình thành từ thời nhà Tần ( đang tranh cãi ) năm 621
TCN, nó phát triển trải dài hơn 2000 năm ( phát triển chậm trễ của công cụ sản xuất, trình
độ tổ chức sản xuất, tư liệu sản xuất ). Đến năm 1911 ( cuộc cách mạng Tân Hợi của Tôn
Trung Sơn ) thì chế độ phong kiến Trung Quốc mới kết thúc.
-Trải qua hai giai đoạn lịch sử lớn :
+Từ thời nhà Hán đến hết thế kỷ XIII, chế độ phong kiến Trung Quốc đang phát triên
đi lên : các vua chúa Trung Quốc thực hiện chính sách quân điền chia ruộng đất cho nông
dân, nghĩa vụ lao động ít, ruộng đất phong cho quan lại, tăng lữ, địa chủ diện tích thường
nhỏ, nạn chiếm đoạt ruộng đất chưa gay gắt, mâu thuẫn chưa xảy ra.
+Trong lịch sử giai đoạn này lịch sử Trung Quốc trải qua các triều đại :
e.Năm 221 TCN, Tần Thủy Hoàng thôn tính tất cả các nước, thống nhất Trung Quốc.
Bằng một loạt chính sách về chính trị, kinh tế, văn hóa,... Triều Tần mở đầu và đặt cơ
sở cho sự tồn tại của chế độ phong kiến ở Trung Quốc kéo dài hơn hai ngàn năm ( thế kỷ
III TCN-đầu thế kỷ XX).
f.Các vua đầu của nhà Hán (202 TCN-8 SCN) chú trọng xây dựng và chỉnh đốn bộ
máy chính quyền.
Hán Cao Tổ ( Lưu Bang ) tuyên bố thủ tiêu những pháp luật của nhà Tần, xóa bỏ nhục
hình làm hại đến con người, đình chỉ việc xây dựng những công trình kiến trúc lớn, giảm

18



nhẹ sưu dịch cho dân, khôi phục sản xuất nông nghiệp, ưu đãi địa chủ và quan võ để làm
chỗ dựa cho nhà nước,... Đến thời Hán Vũ Đế (140-87 TCN ), triều Hán vào thời kỳ thịnh
đạt nhất về kinh tế và sự tập trung chính quyền.
i.Sau một thời gian loạn lạc, năm 589, nhà Tùy thống nhất Trung Quốc, mở ra một giai
đoạn hồi sinh và phát triển rực rỡ của văn minh Trung Quốc trong suốt 4 thế kỷ ( từ thế kỷ
VI-đến thế kỷ X).
m.Năm 618, phong trào chiến tranh nông dân lật đổ triều Tùy.
Từ trong chiến tranh và loạn lạc, Lý Uyên- một vị quan của nhà Tùy cùng với con của
mình là Lý Thế Dân lập nên nhà Đường.
Nhà Đường (618-907) là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của văn minh Trung Hoa. Điều
đó một phần là do thiên tài của vị minh quân là Đường Thái Tông trị vị, và chủ yếu là do
các chính sách tiến bộ của triều Đường như thống kê toàn bộ ruộng đất trong nước, tiếp
tục thi hành chính sách quân điền, chia ruộng đất cho dân cày, khuyến khích khẩn hoang,
giảm nhẹ lao dịch, giảm nhẹ hình phạt, chọn quan lại thanh liêm,... Qua nửa thế kỷ yên
bình, chính quyền vững vàng, kinh tế Trung Quốc phát đạt có nhiều thành tựu lớn lao về
văn hóa tư tưởng.
n.Năm 960, một đại thần của nhà Hậu Chu là Triệu Khuông Dẫn cướp ngôi lập nên
nhà Tống.
Từ năm 960-979, nhà Tống đem toàn lực thủ tiêu tình trạng cát cứ, thống nhất Trung
Quốc. Đây là thời kỳ nhà nước ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm phát triển kinh tế,
quốc phòng, ổn định trật tự xã hội,...
k.Nhà Nguyên (1279-1368):
Một mặt bắt chước hoàn toàn cách tổ chức bộ máy nhà nước, chế độ phân phong ruộng
đất, chế độ thuế khóa của Trung Quốc nhưng mặt khác lại thi hành chính sách áp bức dân
tộc rất trắng trợn. Do chính sách của người Mông Cổ là giết sạch, đốt sạch, cướp sạch, lại
đặt thêm nhiều thuế khóa nặng nề gấp bội, nên nhân dân Trung Quốc hết sức khổ cực, liên
tiếp nổi dậy đấu tranh. Nhà Nguyên thống trị Trung Quốc trong gần một thế kỷ đến năm
1368 bị phong trào chiến tranh nông dân dưới sự lãnh đạo của Chu Nguyên Chương lật
đổ. Trung Quốc thống nhất trở lại, nhà Minh được thiết lập.

l.Nhà Minh (1368-1644):
Trong thời kỳ đầu đã thực hiện nhiều chính sách, biện pháp nhằm khôi phục và phát
triển kinh tế, ổn định tình hình xã hội, giảm bớt nỗi khổ cực của nhân dân. Thời gian trị vị
của Minh Thái Tổ và Minh Thành Tổ trong khoảng 70 năm là thời kỳ cường thịnh nhất
của nhà Minh. Từ thập kỷ 30 của thế kỷ XV về sau, triều Minh bắt đầu suy yếu.
g.Năm 1644, Trung Quốc bị đặt dưới sự thống trị của một triều đại ngoại tộc Mãn
Thanh.
Người Mãn vốn là một nhánh của tộc Nữ Chân. Đầu thế kỷ XII, một số tộc Nữ Chân
19


lập nước ở lưu vực Hoàng Hà. Năm 1636, họ lập nước Thanh. Sau khi đã chiếm hết miền
Bắc, họ đánh chiếm Bắc Kinh, lật đổ triều Minh.
Triều Thanh ra sức cũng cố bộ máy nhà nước trung ương tập quyền và thi hành chính
sách áp bức dân tộc để duy trì nền thống trị của mình.
Nhà Thanh dưới thời vua Khang Hy ( 1662-1722) là triều đại thịnh vượng nhất, có vẻ thái
bình nhất trong lịch sử Trung Quốc. Chính vua Khang Hy là người đề xướng “Mãn Hán là
một”, đối xử khoan dung với mọi tôn giáo. Dưới thời ông, văn học, luật học và các ngành
khảo cổ phát triển và nghệ thuật làm đồ sứ đạt đến đỉnh cao nhất. Tuy vậy, chính ông đã
dự cảm được tình thế bi thảm của văn minh Trung Hoa trong thời gian tới.
Tương truyền, ông lưu lại những lời tâm huyết trước khi chết “Trẫm ngại rằng, trong
các thế kỷ sau, Trung Hoa sẽ lâm nguy vì các dân tộc phương Tây, vượt biển tới tận đây”.
Lời tiên tri của vua Khang Hy sau được thực tế lịch sử kiểm nghiệm và chứng minh là có
cơ sở và hoàn toàn đúng.

2.Những nét chính trong chế độ phong kiến Trung Quốc :
 Trong xã hội Trung Quốc thời trung đại, các triều đại Trung Quốc tồn tại khác nhau
nhưng đều có các chính sách giống nhau :
-Chính sách đối nội : Đẩy mạnh tô thuế, đàn áp các cuộc khởi nghĩa nhân dân, hầu
như trong triều đại nào cũng có khởi nghĩa nông dân, tô thuế nặng nề.

-Thực hiện đẩy mạnh xâm lược ra bên ngoài : Từ nhà Tần đến cuối nhà Thanh, triều
đại nào cũng bành trướng xâm lược.
-Kinh tế - chính trị : Trong suốt các triều đại Trung Quốc đều thực hiện chính sách
công điền về ruộng đất, dù thực hiện chính sách quân điền nhưng 10% dân Trung Quốc
không có ruộng do nạn cướp đất, cướp bốc của địa chủ. Do vậy, ở triều đại nào cũng diễn
ra các cuộc khởi nghĩa của nông dân.
 Thành tựu văn hóa : có nhiều thành tựu văn hóa nổi bật, có ảnh hưởng đến nhiều nước
trong khu vực như hình thành đạo nho, phát triển đạo lão thành quốc giáo.

II.LƯỢC SỬ ẤN ĐỘ THỜI TRUNG ĐẠI :
1.Cơ sở hình thành Ấn Độ :
Là quốc gia rộng lớn ở Nam Á có địa hình đa dạng với 3 khu vực rõ rệt : vùng núi
Hymalaya, vùng đồng bằng Ấn - Hằng và vùng cao nguyên Đê Can. Vùng đồng bằng Ấn Hằng được tạo bởi hai dòng sông lớn là sông Hằng, sông Ấn, các thảm thực vật và nguồn
động vật phong phú, là điều kiện quân trọng cho con người cư trú và phát triển kinh tế
nông nghiệp.
Cư dân đã có mặt ở đây từ thời đồ đá và sớm hình thành nền kinh tế nông nghiệp. Vào
khoảng 3000 năm TCN, nông nghiệp đã khá phát triển, giữ vị trí quan trọng. Người ta biết
dùng trâu bò cày kéo, dùng các công cụ bằng đồng, trồng lúa mì, lúa mạch, vừng, dừa,
bông,... sớm nhất thế giới. Súc vật được thuần hóa. Do nhu cầu sản xuất nông nghiệp và

20


đời sống, các nghề làm đồ gốm, đồ đồng đã khá phát đạt. Quan hệ buôn bán, trao đổi xuất
hiện ở hình thức sơ khai.
Đó là những cơ sở quan trọng để hình thành nền văn minh Harappa - Môhenjô Darô
( đến giữa thế kỉ II TCN thì bị lụi tàn ).

2.Lịch sử hình thành Ấn Độ :
Ấn Độ bước vào chế độ phong kiến từ năm 320 dưới vương triều Lốtta.

+ Thời kì vương triều nội tộc từ 320-648 qua hai vương triều Gupta và Harsa. Đây là
hai vương triều nội tộc của Ấn Độ thực hiện nhiều chính sách tiến bộ : ruộng đất bình
quân cho nông dân, một phần ban phát cho quan lại, nhà thờ địa chủ, thu thuế thấp khoảng
5%-6%, đẩy mạnh khai hoang, bảo vệ cho Ấn giáo và Phật giáo do vậy kinh tê, xã hội,
văn hóa phát triển mạnh, hầu như không có khởi nghĩa nông dân.
+ Thời kì từ thế kỉ VII- cuối thế kỉ XII, lịch sử phong kiến Ấn Độ rơi vào tình trạng
chia cắt, chia thành bốn tiểu quốc, cũng trong thời gian này Ấn Độ bị các tộc người Hung
Nô ( người Nam Âu, họ hàng Arập, Trung Đông ), Arập, Mông Cổ xâm nhập, đến thế kỉ
IX SCN Ấn Độ lại rơi vào sự thống trị của đế quốc GaNi, Hồi giáo được truyền bá mạnh
vào Ấn đến năm 1209 tổng đốc người Apganitang của đế quốc Gani đã tách Ấn Độ ra
thành quốc gia độc lập đống đô ở thành Đê Li. Thời thống trị của Gani đạo phật bị đẩy
khỏi Ấn ( do đế quốc này đàn áp phật giáo ).
+ Thời kì hình thành phát triển theo các vương triều Hitta. Năm 1206, tổng đốc
Apganitang sử dụng đạo Ixlam làm quốc giáo chính sách phát triển kinh tế, xã hội vẫn
theo truyền thống nhưng có thiên hướng bênh vực cho những địa chủ quan lại theo đạo
Ixlam, kinh tế, thương nghiệp phát triển mạnh vì Gani là một đế quốc thương mại, trong
văn hóa Ấn xuất hiện các giá trị văn hóa mới của Ixlam của các thánh đường. Thế kỉ XIII
người Mông Cổ đã ba lần tấn công Ấn, nhiều quý tộc Mông Cổ sau khi xâm lược đã ở lại
Ấn Độ đến thế kỉ XIV dân Mông Cổ đã di cư vào Ấn Độ đông.

3.Đặc điểm kinh tế của Ấn Độ :
Hình thái sở hữu ruộng đất giống Trung Quốc. Chỉ có một điểm khác là : khi các
vương triều hồi giáo thiết lập do có quan hệ mật thiết với Arập và Thổ Nhĩ Kì mà kinh tế
tiểu thủ công, thương nghiệp phát triển mạnh ở Ấn. Cuối vương triều Môgôn kinh tế hàng
hóa phát triển mạnh chỉ sau Thổ Nhĩ Kì và Arập. Mặc dù bị các vương triều hồi giáo thống
trị nhưng với nền văn hóa tâm linh đậm đặc, đạo Ixlam đã mang bản sắc Ấn Độ nhiều hơn
Arập.

III.LƯỢC SỬ ARẬP THỜI TRUNG ĐẠI :
1.Lịch sử phong kiến Arập :

Lịch sử phong kiến Arập bắt đầu từ năm 630- cuối thế kỉ XIV, trải qua các giai đoạn
( từ năm 570 SCN-630 hình thành đạo Ixlam và phong kiến Arập ).

21


Lịch sử Arập gắn liền với vai trò của Môhamet.
Chia lịch sử Arập thành 3 thời kì :
- Cho đến thế kỉ VI trên bán đảo Arập khoảng 4 vạn dân, cư dân vẫn sống theo thị lạc,
bộ tộc, có hơn 30 bộ tộc sống chủ yếu bằng nghề chăn nuôi, trồng trọt trong các ốc đảo,
một bộ phận cư dân sống bằng nghề chăn nuôi dắt lạc đà cho tư nhân qua sa mạc hoặc tổ
chức hỗ trợ, cung cấp nước cho dân.
- Trong khi đó, miền bắc và bán đảo một số vùng cư dân đã bước vào đời chính : Xin,
Byzantin, Namyêmen.
-Bán đảo lại bị các nước xung quanh nhòm ngó như Byzantin ( đông Lama - Thổ Nhĩ
Kì ), và Do Thái. Do đó nguy cơ tồn vong dân tộc, Môhamet đã tìm cách sáng tạo ra đạo
Hồi nhằm làm công cụ tư thế giới để tập hợp dân tộc vào một quốc gia thống nhất.

2.Giai đoạn phát triển và suy vong của Nhà nước Arập :
Từ khi hình thành năm 630 đến thế kỉ XIV nhà nước Arập phát triển qua hai giai đoạn
lớn và trải qua hai vương triều chủ yếu là : Omeiad (631-750 ) và Obasse Abasit ( 750 thế kỉ XIV ).
Dưới thời vương triều Omeiad, Arập đã biến thành một đế quốc khu vực. Năm 632
ông Vua Môhamet mất, những người kế thừa đã phát triển Arập thành một đế quốc rộng
lớn. Năm 637 chiếm Xêri, năm 642 chiếm Ai cập, năm 651 chiếm Ba tư ( Iran và Irắc ),
năm 658 chiếm vùng Tây Bắc Châu Phi, năm 698 chiếm vùng Marốc cũ, năm 710 chiếm
miền Đông Tây Ban Nha, năm 751 ở phía Đông đánh chiếm Tân Cương Trung Quốc. Cuối
thế kỉ VIII Arập trở thành một vương quốc thế giới mà lãnh thổ chiếm tới gần 18 triệu
km2. Gồm toàn bộ vùng Trung Cận Đông Tây Âu, bán đảo Mangan. Ở thời đế quốc nền
kinh tế phát triển thịnh đạt đặc biệt là thủ công nghiệp, thương nghiệp, nên Arập được coi
là đế quốc thương mại thế giới.

Nhưng dưới triều Abasit, Arập rơi vào khủng hoảng và suy thoái do :
+ Quản lý và thống trị một đế quốc rộng, lại thực hiện áp bức trực tiếp nên Arập phải
tiến hành các cuộc đàn áp. Từ thế kỉ X hàng trăm cuộc khởi nghĩa bùng nổ như : Xêri,
Iran, Irăc, Palettin, Ai Cập, LiBi,... Có những cuộc kéo dài hàng chục năm.
+Từ năm 1096-1270 : Arập phải đối mặt với cuộc chiến tranh xâm lược do giáo hội
phương Tây xâm lược, lịch sử thường gọi là “ chiến tranh thập tự chinh”, chiến tranh tàn
phá đế quốc Arập.
+Giữa thế kỉ XIII, Arập bị Mông Cổ tiến công, năm 1258 họ chiếm được Batđa ( thủ đô
vương triều Abasit ), rồi dần dần chiếm Xêri, Iran, trong khi đó người Thổ đang hình thành
nên nhà nước. Thế kỉ XIV họ xây dựng nên nhà nước của người Thổ ( nhà nước Tuốc ).
Năm 1450, nước Thổ Nhĩ Kì diệt đế quốc Bigiăngtium, Lamã, Arập, mở rộng xâm lược
Irắc, Iran,... ( nước Thổ Nhĩ Kì cũng là nhà nước bị đạo Ixlam hóa ) nên họ chiếm Arập rất
nhanh.

E.LƯỢC SỬ CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY :
Chế độ phong kiến phương Tây do người Giécmanh lập ra sau khi đã lật đổ vương
22


triều Tây Lamã của Vua Rôminích vào năm 476 và lập nên ở Tây Âu khoảng bảy tiểu
quốc của người Giécmanh từ đó Châu Âu bước vào chế độ phong kiến, Đông Châu Âu
vẫn sống theo bộ lạc, mãi đến thế kỉ IX họ mới thành lập được nước Nga, trong thời kì này
ở Tây Âu từ một quốc gia Phrăng, Tây Âu đã chia thành ba nước gồm Đức, Ý, Pháp. Thế
kỉ IX ra đời thêm Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Thế kỉ X nước Anh, Ailen ra đời. Thế kỉ
XIV mới ra đời nhiều quốc gia như bây giờ : Áo, Hà Lan, Hung,... Nhìn một cách sơ lược
phong kiến Châu Âu trải qua 3 thời kì sau :
1.Thời

sơ kì phong kiến Tây Âu : Thế kỉ V ( năm 476) SCN-thế kỉ X SCN :


Đây là thời kì của chế độ phong kiến lãnh địa ( feed ) lịch sử thường gọi là thời kì chế độ
đen tối của phong kiến Châu Âu.

2.Thời kì trung kì phong kiến Tây Âu : Thế kỉ XI-thế kỉ XV:
Bản chất thời kì này lãnh địa kinh tế vẫn phát triển. Đó là thời kì của chế độ phong
kiến tập quyền, kinh tế hàng hóa, giai cấp tư sản đang hình thành.

3.Thời Mạc kì của chế độ phong kiến Tây Âu: Thế kỉ XVI-thế kỉ XIX:
Là thời kì khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến, thời kì thắng lợi của cách
mạng tư sản, cách mạng tư sản Hà Lan năm 1567-1609, cách mạng Anh 1642-1688, cách
mạng Mỹ 1776-1783, cách mạng Pháp 1789-1893, châu Âu ra đời với 42 nước.

I.SỰ HÌNH THÀNH CÁC VƯƠNG TRIỀU :
-Từ thế kỉ V-thế kỉ VI ở Tây Âu bảy tiểu quốc của người Giécmanh trong đó nhà nước
Phrăng của người Giécmanh là sớm nhất ( nằm ở bán đảo Ý và Nam Pháp ).
-Trong suốt hơn một thế kỉ bảy tiểu quốc chinh phục khác nhau. Thế kỉ VI nhà nước
Phrăng đoàn kết được các tiểu quốc. Vương triều Mêlôvanhgiêng. Từ giữa thế kỉ VIII,
người Arập xâm lược Tây Âu, Nam Pháp, Hy Lạp. Vương triều này suy yếu Saclơmanlơ
vốn là một thủ lĩnh quân sự đã có công đánh bại các cuộc xâm lược của người Arập ( do
ông lật đổ vương triều cũ lập nên vương triều Calôvanhgiêng ), nhưng năm 874
Sáclơmanh manh mất các con trai của ông chia nước Phrăng thành ba nước nhỏ là Đức,
Pháp, Ý. Hiệp định được kí kết năm 840.
 HÌNH THÁI KINH TẾ CỦA CHẾ ĐỘ TÂY ÂU SƠ KỲ :
Kinh tế phong kiến Tây Âu có nguồn gốc từ người Giécmanh, khi vào Tây Âu người
Giéc manh còn sống theo bộ lạc ( các thủ lĩnh Giéc manh khi lập nước thường cắt đất,
phong cho các thần hầu, họ định ra 5 thứ bậc : công tước, hầu tước, bá tước,tử tước, nam
tước ). Trong đó bá tước là người có địa vị cao nhất trong hệ thống quan lại. Dựa theo
chức tước các vua Giéc manh cắt các mảnh đất khác nhau chia cho quan lại thay trả lương
( Vua xưng là tôn chỉ ; người nhận đất xưng là bồi thần ), toàn Tây Âu có 98000 bá tước,
các chức khác nhận đất từ bá tước. Đất được nhà nước phong cho các công thần được gọi


23


là lãnh địa ( feod ), ban đầu người có chức chỉ nhận đất khi làm quan hết thì trả lại ( nhưng
chế độ quan lại theo kiểu cha truyền con nối ), phần đất còn lại chia cho nông dân tự do
của người Giéc manh nhưng do chiến tranh liên miên nên nông dân thường trao ruộng cho
bá tước để nhờ sự che chở, một phần ruộng đất công lại lấy để cấp cho binh sĩ ở thời chiến
tranh chống Arập. Vì vậy, tuyệt đại nông dân ở thời này là không ruộng.
-Do vậy, toàn bộ nông dân tự do đều bị biến thành nông nô ( nông dân phụ thuộc chặt
chẽ vào lãnh chúa ), họ phải canh ruộng đất cho lãnh chúa. ( mỗi gia đình mượn hai
mảnh : một mảnh để trồng lúa mì, thửa còn lại để trồng rau, hoa quả ), nông nô nộp thuế
cho chủ đất 50%-60% sản phẩm phải đi tô lao dịch ( mỗi năm làm 3 tháng cho chủ đất ),
con gái con trai lấy chồng lấy vợ đầu phải nộp cống vật cho lãnh chúa, nông nô không
được ra khỏi lãnh địa. Rõ ràng đời sống của nông nô chẳng khác gì nô lệ.
-Hình thái kinh tế của châu Âu là hình thái kinh tế trang viên khép kín, tĩnh ít biến đổi.
Toàn bộ sản phẩm sản xuất ra trong lãnh địa chỉ nhằm thỏa mãn đời sống cư dân và lãnh
chúa trong lãnh địa.
Đặc trưng cơ bản của xã hội phong kiến Tây Âu thời sơ kì là xã hội nông nô. Do vậy, khởi
nghĩa nông nô thường xuyên bùng nổ ở Tây Âu.
-Đời sống văn hóa của Tây Âu thời sơ kì rất đen tối chi phối đời sống tinh thần và văn
hóa của Tây Âu là đạo cơ đốc. Trong quốc gia Phrăng nhà nước không mở các trường giáo
dục, giáo dục giao cho các nhà thờ, đó là các trường dòng để đào tạo tu sĩ. Do vậy, người
châu Âu có tri thức nghèo nàn, chỉ có tu sĩ mới có khả năng đọc chữ. Do vậy người ta ví
“châu Âu là đêm dài đen tối”.

II. CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN TÂY ÂU THỜI TRUNG KÌ ( thế kỉ
XI-thế kỉ XVI):
Giữa thế kỉ X, Tây Âu rơi vào nạn đói khủng khiếp, bệnh dịch mất gần 1/2 dân số, do
trình độ sản xuất thấp kém. Do vậy, sau nạn đói Tây Âu xuất hiện một số điều mới.


1. Những hiện tượng mới trong nền kinh tế Tây Âu :
Kinh tế Tây Âu về cơ bản vẫn là kinh tế lãnh địa nhưng do nhu cầu giải quyết nạn
đói ở châu Âu xuất hiện hiện tượng mới :
 Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nông nghiệp trồng trọt : người châu Âu đã
phát hiện ra phân bón, chế độ luân canh loại bỏ, chuyển sang sản xuất thâm canh nên
diện tích được mở rộng.
 Châu Âu phát hiện ra cày sắt, sử dụng ngựa làm sức kéo nên năng suất lao động tăng ,
diện tích mở rộng, lương thực dư thừa tạo điều kiện cho những hàng tiểu thủ công
nghiệp không có trồng trọt mà vẫn có lương thực ăn. Từ giữa thế kỉ XI thương mại
giữa các trang viên phát triển mạnh đồng tiền đã được sử dụng như : Anh, Pháp, Bồ
Đào Nha,...
 Trong xã hội xuất hiện thành phần cư dân mới. Từ thế kỉ XI bên cạnh tầng lớp lãnh
chúa quý tộc, nông nô cũng xuất hiện thêm tầng lớp thợ thủ công, thương nhân thành

24


thị cũng sống lại ở châu Âu. Thành thị xuất hiện khoảng 47 cái ở Tây Âu làm xuất
hiện hai loại hình đấu tranh mới bên cạnh các phong trào đấu tranh của nông nô. Đó là
những cuộc đấu tranh giữa nông nô và lãnh chúa. Các thành thị thường tổ chức xây
dựng thành lập lực lượng vũ trang cướp phá giành quyền độc lập, họ dùng nhiều tiền
để mua lại quyền độc lập từ các lãnh chúa. Vào thế kỉ XI, XII ngay đầu thời kì Trung
Kì phong kiến Tây Âu xuất hiện nhiều thành tựu mới của tiểu thủ công nghiệp, thương
nghiệp sự ra đời của thị dân đã có ý nghĩa hết sức quan trọng.
+Làm thay đổi tình hình kinh tế Tây Âu từ nền kinh tế tự cung tự cấp chuyển sang nền
kinh tế hàng hóa. Thiết lập nên mối quan hệ giữa nông thôn và thành thị dựa trên nền tảng
buôn bán trao đổi.
+Phá vỡ cơ cấu xã hội Tây Âu thời trung kì : bên cạnh lãnh chúa và nông nô xuất hiện
tầng lớp thị dân, thương nhân và thợ thủ công, bên cạnh những mâu thuẫn cũ đã xuất hiện

những mâu thuẫn mới.
+Sự phát triển kinh tế hàng hóa nối kết giữa các vùng nông thôn, thành thị góp phần
phá vỡ chế độ phong kiến tản quyền giúp cho giai cấp phong kiến xây dựng chế độ phong
kiến tập quyền ở Tây Âu ( xây dựng nhà nước thống nhất ).
+Do sự phát triển tiểu thủ công nghiệp, thị dân nền giáo dục Tây Âu cũng phải thay đổi
xuất hiện các trường đại học thị dân, các trường đại học soạn chương trình giảng cho con
em thị dân.

2.Thời trung kì phong kiến :
-Về cơ bản đạo cơ đốc vẫn chi phối. Tuy nhiên về xã hội do tác động của phong
kiến mà nội dung của đạo cơ đốc cũng có những chuyển biến :
 Sự xuất hiện của trường phái “thần học duy lý” mà đại biểu của tư tưởng này là Aube
và Tômátđacanh. Aube vốn là tu sĩ, ông sinh ra ở Đức, ông đã có công dịch toàn bộ
các tác phẩm của nhà triết học Aríttốt thời cổ đại và chú giải mười vấn đề khúc mắc
giữa đạo cơ đốc và khoa học Aríttốt sau đó ông khẳng định : “thần học duy lý không
đối lập về vũ trụ”.
 Ông Mêcơn khẳng định : Mọi chân lý đều phải kiểm nghiệm bằng thực tiễn. Tuy trong
nội dung tôn giáo triết học, thần học đã có thay đổi nhưng đạo cơ đốc vẫn giữa vai trò
chi phối con người, can thiệp vào đời sống kinh tế, xã hội của con người. Cơ đốc vẫn
chủ trương truyền có thuyết tộc truyền kiếp, ma quỷ giục, lối sống khổ hạnh, thuyết
cấm dục, buộc các tín đồ phải mua tranh ảnh của đạo, hiến dâng của cải cho nhà thờ
cho đạo.
-Từ năm 1096- năm 1207: cơ đốc giáo đã liên kết với các vua phương Tây như Đức,
Ý, Pháp tiến hành tám lần mở các cuộc tấn công sang phương Đông mà lịch sử thường gọi
là tám cuộc thập tự chinh tàn khốc : hàng chục vạn người chết trận, hàng vạn làng mạc,
nhà thờ, thành phố phương Đông tàn phá, chỉ có giai cấp phong kiến phương Tây, đặc biệt
là tầng lớp thương nhân là kiếm được nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên người phương Tây cũng
học hỏi được người phương Đông các thành tựu kinh tế- văn hóa có giá trị như : biết làm
giấy, chế tạo thuốc súng, chế tạo la bàn,... Đồng thời người phương Đông cũng học hỏi
được người phương Tây được nhiều nghề như : nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp, đặc

25


×