Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Khóa luận: ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG sử DỤNG THUỐC TRỪ rầy của NÔNG dân tại NGHỆ AN ĐÁNH GIÁ TÍNH KHÁNG THUỐC của QUẦN THỂ rầy nâu (NILAPARVATA LUGENS STAL) ở NGHỆ AN đối với một số NHÓM HOẠT CHẤT BVTV vụ XUÂN 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (765.16 KB, 84 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
“ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC TRỪ RẦY
CỦA NÔNG DÂN TẠI NGHỆ AN. ĐÁNH GIÁ TÍNH
KHÁNG THUỐC CỦA QUẦN THỂ RẦY NÂU
(NILAPARVATA LUGENS STAL) Ở NGHỆ AN ĐỐI VỚI
MỘT SỐ NHÓM HOẠT CHẤT BVTV VỤ XUÂN 2015”

Người hướng dẫn

: PGS.TS HỒ THỊ THU GIANG

Bộ môn

: CÔN TRÙNG

Người thực hiện

: NGUYỄN TIẾN QUÝ

Lớp

: BVTVA

Khóa

: 56



19


HÀ NỘI - 2015

2

21


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được bài khóa luận này, ngoài sự phấn đấu nỗ lực của bản
thân, tôi còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và cá
nhân Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đến các thầy cô giáo trong khoa
Nông học - trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS Hồ
Thị Thu Giang – Bộ môn côn trùng – Khoa Nông học đã tận tình giúp đỡ tôi
trong thời gian nghiên cứu và viết khóa luận để tôi hoàn thành.
Tôi xin chân thành cảm ơn bà con huyện cô chú ở chi cục bảo vệ thực vật
vùng IV và bà con ở xã Nghi Trung-Hưng Nguyên - Nghệ An đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra và thu thập rầy trên đồng ruộng. Cuối cùng,
tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi
trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 31 tháng 07 năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Tiến Qúy


i


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN........................................................................................................i
MỤC LỤC.............................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG............................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH.............................................................................................vi
PHẦN I MỞ ĐẦU.................................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................1
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU......................................................................2
1.2.1 Mục đích..............................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu................................................................................................2
PHẦN 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.............................................................4
2.1.Cơ sở khoa học của đề tài............................................................................4
2.1.1 Một số khái niệm về tính kháng thuốc ( Pesticides Resistance) .........4
2.2. Một số nghiên cứu về đặc điểm sinh học và tính kháng thuốc của rầy
nâu.....................................................................................................................5
2.2.1 Những nghiên cứu ở ngoài nước..........................................................5
2.2.2 Các nghiên cứu trong nước................................................................13
PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................18
3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu.............................................................18
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu............................................................18
3.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................19
3.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................19
3.4.1. Phương pháp điều tra hiện trạng sử dụng thuốc trừ rầy tại Nghệ anĐối tượng khảo sát: Hộ nông dân của 3 huyện ở tỉnh Nghệ An.................19
3.4.2 Đánh giá tính kháng đối với một số nhóm hoạt chất của quần thể rầy
nâu...............................................................................................................20

3.4.3.Nghiên cứu kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV có hiệu quả để quản lý tính
kháng thuốc của rầy nâu..............................................................................25
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...................................28
4.1 Tình hình sử dụng thuốc trên đồng ruộng thông qua điều tra nông dân ở 3
huyện: Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Thanh Chương tỉnh Nghệ An....................28
4.1.1 . Các giống lúa được trồng phổ biến một số huyện ở tỉnh Nghệ An
năm 2013 (đv: tỷ lệ số hộ nông dân trả lời %)............................................28
4.1.2 Tình hình sử dụng thuốc BVTV tại các địa điểm nghiên cứu tỉnh
Nghệ An.......................................................................................................33
4.1.3. Số lần phun thuốc trừ sâu trong một vụ lúa tại một số huyện ở tỉnh
Nghệ An ( 2003- 2013)................................................................................36
4.2 Đánh giá tính kháng của quần thể rầy nâu(Nilaparvata lugens Stal) ở Nghệ
An với một số nhóm hoạt chất thuốc trừ sâu..................................................43
4.3. Nghiên cứu sử dụng luân phiên thuốc bảo vệ thực vật hợp lý trên đồng
ruộng................................................................................................................47
ii


PHẦN 5 : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...............................................................57
5.1. Kết luận....................................................................................................57
5.2. Đề nghị.....................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................60

iii


DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1: Các giống lúa được trồng phổ biến một số huyện ở tỉnh
Nghệ An năm 2013 (đv: tỷ lệ số hộ nông dân trả lời %).....................28

Bảng 4.2. Thứ tự các loài sâu rầy quan trọng nhất trong những năm
gần của một số huyện ở tỉnh Nghệ An (đv: tỷ lệ số hộ nông dân trả lời
%)........................................................................................................31
Bảng 4.3. Số loại thuốc thương phẩm và số loại hoạt chất thuốc trừ sâu
trên lúa đã được nông dân sử dụng tại một số huyện ở tỉnh Nghệ An.
.............................................................................................................33
Bảng 4.4 . Các hoạt chất trừ sâu được sử dụng để phòng trừ rầy trên
lúa 2013 của một số huyện ở tỉnh Nghệ An .......................................34
Bảng 4.5. Số loại thuốc trừ rầy được dùng nhiều nhất từ 2003 đến
2013 tại một số huyện ở tỉnh Nghệ An. (đv: tỷ lệ số hộ nông dân trả
lời %)...................................................................................................36
Bảng 4.6. Số lần phun thuốc trừ sâu trong một vụ lúa tại một số huyện
ở tỉnh Nghệ An (đv: tỷ lệ số hộ nông dân trả lời %)..........................37
Bảng.4.7 . Ý kiến của nông dân về kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV tại
một số huyện ở tỉnh Nghệ An. (đv: tỷ lệ số hộ nông dân trả lời %). ..38
Bảng 4. 8. Tỷ lệ % hộ nông dân sử dụng thuốc dưới dạng hỗn hợp
hoặc đơn lẻ tại một số huyện ở tỉnh Nghệ An.....................................40
Bảng 4.9. Ý kiến của nông dân về hiệu quả sử dụng thuốc và cách
khắc phục sự giảm hiệu lực của thuốc tại một số huyện ở tỉnh Nghệ
An........................................................................................................41
Bảng 4.10. Hiệu lực của hoạt chất profenofos đối với rầy nâu Nghệ
An trong phòng thí nghiệm..................................................................44
Bảng 4.11. Hiệu lực của hoạt chất Thiosultarb - sodium đối với rầy
nâu Nghệ An trong phòng thí nghiệm................................................44
Bảng 4.12. Hiệu lực của hoạt chất Imidacloprid đối với rầy nâu ở
Nghệ An trong phòng thí nghiệm.......................................................45
Bảng 4.13. Hiệu lực của hoạt chất Pymethrozin đối với rầy nâu ở
Nghệ An trong phòng thí nghiệm........................................................45
Bảng 4.14. Tính kháng thuốc một số hoạt chất của quần thể rầy nâu
ở Nghệ An...........................................................................................46

Bảng 4.15. Hiệu lực trừ rầy nâu của các thuốc khác nhau (phun lần 1)
.............................................................................................................49
Bảng 4.16 . . Hiệu lực trừ rầy nâu của các thuốc khác nhau (phun lần
2)..........................................................................................................50
Bảng 4.17.Hiệu lực trừ rầy nâu của các thuốc khác nhau (phun lần 3)
.............................................................................................................51
Bảng 4.18. Mật độ rầy nâu hại lúa ở các công thức thí nghiệm trước
thu hoạch 7 ngày, 10 ngày...................................................................52
iv


Bảng 4.19. Một số yếu tố cấu thành năng suất ở các công thức luân
phiên thuốc .........................................................................................54

v


DANH MỤC HÌNH

Hình ảnh 3.1. Khu trồng lúa cách ly để nhân nuôi rầy....................21
Hình ảnh 3.2: Lồng mica, lồng lưới nhân nuôi quần thể.................21
Hình ảnh 3.3: Pha thuốc, nhỏ thuốc và theo dõi cá thể sau thử thuốc
.........................................................................................................24
Hình 4.1. Các ruộng công thức luân phiên thuốc, ảnh điều tra và rầy
nâu chết sau khi xử lý thuốc............................................................48
Hình 4.2. Hình ảnh tiến hành đếm cân số hạt để tính năng suất thực
tế và năng suất thực thu...................................................................53

vi



PHẦN I MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây lúa là cây trồng cần thiết, lâu đời của nhân dân ta và nhiều dân tộc
khác trên thế giới, đặc biệt là các dân tộc Châu Á. Khoảng 40% dân số trên thế
giới lấy lúa gạo làm nguồn lương thực chính (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Cây lúa
là cây lương thực chủ lực của Việt Nam, giữ vị trí hàng đầu trong ngành nông
nghiệp nước nhà. Trong những năm gần đây, sản xuất lúa gạo ở nước ta đã đạt
những thành tựu to lớn, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng nội địa và dự trữ quốc,
đồng thời trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới (Nguyễn Thị
Hồng Vân, 2010). Theo cục trồng trọt tổng diện tích lúa của Việt Nam trong
năm 2012 khoảng 7.76 triệu ha năng suất đạt khoảng 56,5 tạ/ha với tổng sản
lượng 43.7 triệu tấn.
Bên cạnh những thành công vượt bậc trong sản xuất lúa đặc biệt là nâng
cao năng suất và sản lượng lúa, thì người nông dân trồng lúa cũng đứng trước
nhiều khó khăn như thiên tai, dịch bệnh, côn trùng gây hại. Có rất nhiều loài côn
trùng gây hại như: rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân….gây
thiệt hại lớn cho người nông dân. Trong đó, rầy nâu Nilaparvata lugens Stal là
loài côn trùng gây hại nguy hiểm nhất hiện nay ở vì ngoài việc chích hút gây hại
cây lúa, loài rầy này còn là môi giới truyền bệnh virus cho cây lúa như bệnh
vàng lùn, vàng xoắn lá.
Rầy nâu xuất hiện và gây hại hầu hết các tỉnh trồng lúa cả nước. Từ lâu
rầy nâu được coi là một trong những loài sâu hại quan trọng ở hầu hết các vùng
sản xuất lúa trọng điểm. Theo thông báo của cục BVTV, 2014 thì diện tích nhiễmrầy
nâu và rầy lưng trắng là 32.243,6 ha (tăng 9.100 ha so với kỳ trước), trong đó nặng
2.916,8 ha. Rầy phân bố nhẹ tại tại các tỉnh Bắc Trung bộ 2.727,6 ha; các tỉnh
ĐBSCL 1.955 ha. Rầy tập trung chủ yếu tại các tỉnh Bắc bộ trên lúa chắc xanh - chín
như Vĩnh Phúc, một số tỉnh miền núi phía Bắc với diện tích nhiễm 27.204 ha , nặng
2.852 ha; ở các diện tích có mật độ rầy cao các tỉnh đã phòng trừ được 26.749 ha. Một
1



số diện tích tại Điện Biên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hải Dương
mật độ nơi cao >10.000-20.000 con/m2 gây “cháy rầy”.
Để phòng trừ chúng hiện nay biện pháp chính vẫn là sử dụng thuốc trừ
sâu hóa học. Nhưng người nông dân do thiếu hiểu biết về tính kháng thuốc của
sâu hại lúa nói chung và của rầy nâu hại nói riêng cũng như các biện pháp khắc
phục tính kháng của rầy nâu nên họ vẫn có thói quen sử dụng 1 loại thuốc liên
tục, ít thay đổi loại thuốc. Khi thấy hiệu quả của các loại thuốc trừ rầy trên đồng
ruộng bị suy giảm (do rầy nâu đã quen thuốc và hình thành tính kháng thuốc),
người nông dân thường tăng nồng độ thuốc sử dụng, tăng lượng thuốc dùng,
phun nhiều lần trong một vụ, dũng hỗn hợp nhiều loại thuốc với nhau trong một
lần phun… Với hy vọng khống chế được quần thể rầy nâu trên đồng ruộng. Tuy
nhiên các nỗ lực này của người sản xuất đã không mang lại hiệu quả như mong
muốn và hậu quả của việc sử dụng thuốc thiếu cân nhắc này đã làm cho tính
kháng thuốc của rầy nâu phát triển nhanh và nghiêm trọng hơn.
Từ những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài :'' Điều tra
hiện trạng sử dụng thuốc trừ rầy của nông dân tại Nghệ An. Đánh giá tính
kháng thuốc của quần thể rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal) ở Nghệ An đối
với một số nhóm hoạt chất BVTV vụ xuân 2015''
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1 Mục đích
 Đánh giá hiện trạng sử dụng thuốc trừ rầy nâu hại lúa tại Nghệ An, từ
đó xác định mức độ kháng thuốc của rầy nâu đối với một số nhóm hoạt chất, lựa
chọn các hoạt chất phù hợp để sử dụng luân phiên nhằm đề sử dụng thuốc trừ
sâu hợp lý có hiệu quả trong phòng chống rầy nâu hại lúa, góp phần nâng cao
suất, phẩm chất và sản lượng lúa ngoài ra còn góp phần bảo vệ sức khỏe cho
người sử dụng và môi trường.
1.2.2 Yêu cầu
 Nắm được hiện trạng sử dụng thuốc trừ rầy trên lúa của nông dân 3

huyện Hưng Nguyên,Nghi Lộc và Thanh Chương ở tỉnh Nghệ An.
2


 Xác định tính kháng thuốc của quần thể rầy nâu Nghệ An đối với một
số nhóm hoạt chất chính dựa trên phương pháp nhỏ giọt.
 Lựa chọn các hoạt chất phù hợp để sử dụng luân phiên nhằm đề xuất
chu kì biện pháp sử dụng thuốc trừ sâu hợp lý có hiệu quả trong phòng chống
rầy nâu hại lúa.

3


PHẦN 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1.Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1 Một số khái niệm về tính kháng thuốc ( Pesticides Resistance)
Hiện nay có nhiều định nghĩa về tính kháng thuốc :
Theo định nghĩa của WHO (1976) : tính kháng thuốc là sự giảm sút phản
ứng của quần thể động hay thực vật đối với một số loại thuốc trừ dịch hại, sau một
thời gian dài quần thể này liên tục tiếp xúc với thuốc đó khiếm cho những loài sinh
vật ấy chịu được lượng thuốc lớn có thể tiêu diệt được hầu hết các cá thể cùng loài
chưa chống thuốc. Khả năng này được di truyền qua đời sau, dù cá thể đời sau có
hay không tiếp xúc với thuốc ( Nguyễn Trần Oánh và cộng sự, 2006).
Theo IRAC ( Insecticide Resitance Action Committee) (2000) tính kháng
thuốc trừ sâu là sự thay đổi tính mẫm cảm và di truyền trong quần thể dịch hại, biểu
hiện bằng sự thiệt hại lặp lại khi phòng trừ dịch hại bằng thuốc bảo vệ thực vật theo
khuyến cáo ghi trên nhãn sản phẩm (dẫn theo Nguyễn Thanh Hải, 2011).
Sự giảm sút phản ứng của một quần thể đối với một loại thuốc trừ dịch hại
do kết quả của việc dùng thuốc thường xuyên, khiến chúng trở nên chịu đựng
được những lượng thuốc lớn mà với lượng thuốc này có thể tiêu diệt được hầu

hết các cá thể của một quần thể cùng loài chưa chống thuốc có thể được hiểu là
tính kháng thuốc. Việc sử dụng lặp lại một hóa chất sẽ loại bỏ các cá thể mẫn
cảm và tỉ lệ cá thể kháng sẽ tăng và cuối cùng số cá thể kháng sẽ trội lên trong
quần thể. Nếu trong một quần thể tỷ lệ các cá thể mang gen kháng là 1/10.000,
nếu tiếp xúc liên tục với hóa chất qua 15 thế hệ liên tục thì tỷ lệ kiểu di truyền
kháng thuốc tăng lên 1/30 và sau 7 thế hệ nữa (22 thế hệ ) tỷ lệ kiểu di truyền
kháng thuốc trong quần thể này tăng tới 1/10. Sau những khoảng thời gian dài
sử dụng ở một vùng một nòi chống thuốc có thể được hình thành khi một bộ
phận của quần thể sâu hại có khả năng chống chịu được với thuốc khi tiếp xúc
trong một khoảng thời gian dài. Bộ phận quần thể sâu hại này tạo được vượt qua
tác động của thuốc, rồi phát triển dần lên chiếm ưu thế trong quần thể. Khả năng
4


này sẽ di truyền sang đời sau dù các thế hệ cá thể sau có hay không tiếp xúc với
thuốc ( Nguyễn Phạm Hùng, 2009).
Đối với các quần thể rầy nâu thường tập trung với mật độ rất lớn và đa
nguồn gen do có sự di trú, cộng với áp lực chịu thuốc trong một thời gian dài và
đều đặn. Đây là yếu tố rất thuận lợi cho việc hình thành nên tính kháng thuốc
đối với loài rầy nâu Nilaparvata lugens Stall ( Nguyễn Thanh Hải, 2011).
2.2. Một số nghiên cứu về đặc điểm sinh học và tính kháng thuốc của rầy nâu.
2.2.1 Những nghiên cứu ở ngoài nước
2.2.1.1 . Đặc điểm sinh học của rầy nâu
Rầy nâu hại lúa có tên khoa học là Nilaparvata lugens Stal. Họ Muội bay
(Delphacidae), Bộ cánh đều ( Homoptera)
Rầy nâu được Stal đặt tên đầu tiên vào năm 1854 là Delphax lugens Stal.
Sau đó được đổi tên thành Nilaparvata bởi Muir và Giffard năm 1924 (Dẫn theo
Nguyễn Danh Định, 2009).
Theo Mochida, (1979) rầy nâu phân bố ở hầu hết các nước trồng lúa nước
vùng Đông Nam châu Á như Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia, Lào, Bangladesh,

Indonesia, Srilanca, Philippines, Malaysia, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản,
Việt Nam. Ký chủ rầy nâu chủ yếu là cây trồng và cây dại thuộc họ hoà thảo. Lúa
nước là ký chủ chính của rầy nâu do đó thời gian không trồng lúa hoặc để ruộng
nghỉ không có lúa chét có thể làm giảm số lượng rầy. Lúa chét có thể góp phần
làm tăng số lượng rầy khi lúa gần chín, có thể là chỗ thích hợp để rầy nâu sinh
sản. Trứng rầy thường được đẻ thành từng ổ ở trong mô của bẹ lúa và trong
phiến lá, khi mật độ rầy quá cao thì rầy có thể đẻ trứng phần trên của cây lúa
hoặc lá lúa. Số lượng trứng tùy thuộc vào giai đoạn của cây lúa.Ở vùng nhiệt
đới, giai đoạn trứng khoảng 7-11 ngày, giai đoạn rầy non từ 10-15 ngày.Thời
gian của từng giai đoạn phụ thuộc vào nhiệt độ và giống cây trồng.Trong điều
thích hợp con cái đẻ từ 100-200 trứng.
2.2.1.2. Tính kháng thuốc của rầy nâu.
Rầy nâu đã tồn tại nhiều năm và gây hại trên diện tích lớn ruộng lúa ở
5


châu Á. Mật độ rầy nâu phát triển rất nhanh và gây hại rất nặng đến mùa màng ở
một vài quốc gia ở châu Á. Theo báo cáo của các nước như Ấn Độ, Indonesia,
Philippines và SriLanka thì rầy nâu là loài côn trùng gây hại trên diện rộng và có
sự di trú không ổn định ở nhiều quốc gia. Rầy nâu là loài côn trùng gây hại lớn
nhất trên ruộng lúa hiện nay, bởi vì chúng không những phá hoại không thể báo
trước mà còn gây hại rất lớn một cách đột ngột(Dyck V. A và B. Thomas ,1979).
Kết quả nghiên cứu của Xue j et al. (2010) cũng cho thấy rằng rầy nâu là
một trong những loài côn trùng gây hại nghiêm trọng nhất trên lúa ở châu Á.
Rầy nâu chủ yếu hút nhựa cây và lan truyền virus thực vật, ví dụ virus lùn xoắn
lá (RRSV) và virus vàng lùn (RGSV). Ở Trung Quốc, rầy nâu đã gây thiệt hại
lên tới hàng triệu tấn lúa mỗi năm kể từ năm 2005. Hiện nay, biện pháp hóa học
vẫn là phương pháp chọn lựa đầu tiên để kiểm soát rầy nâu. Tuy nhiên, việc lạm
dụng thuốc trừ sâu dẫn đến tính kháng thuốc và sự gia tăng mạnh của rầy, và nó
làm nghiêm trọng thêm tình trạng ô nhiễm môi trường.

Sự phát triển tính kháng của rầy nâu và cơ chế của nó đã được nghiên cứu
từ lâu. Mức mẫn cảm của dòng rầy nâu kháng Malathion và dòng rầy nâu kháng
MTMC với thuốc Malathion giảm tương ứng là 39 và 25 lần và với thuốc
MTMC giảm tương ứng 2.5 và 4.2 lần sau 45 thế hệ chọn lọc, trong khi đó với
MTMC là 2.5 lần và 4.2 lần (Endo et al., 1988).
Theo Nagata (2002), sự thay đổi tính mẫn cảm đối với thuốc trừ sâu của
côn trùng di cư hại lúa diễn ra hàng năm, điển hình là rầy nâu và rầy lưng trắng.
Điều tra tại Nhật Bản cho thấy, giá trị LD50 gia tăng trong khoảng thời gian từ
1967 – 1983, với giá trị khá cao vào năm 1979 và bất ngờ tăng mạnh vào năm
1984, 1985 với giá trị cao nhất từng được ghi nhận, sau đó lại giảm về mức của
năm 1979 và không đổi cho tới hiện tại.
Kết quả khác của Nagata cho biết việc cấm sử dụng Beta hexachlorocyclohaxane
(BHC) ở Trung Quốc từ đó dẫn đến việc sử dụng các thuốc lân hữu cơ làm cho
tính kháng thuốc của rầy nâu nhóm thuốc này tăng lên nhanh chóng. Đến thập kỷ
80 của thế kỷ 20, các nghiên cứu của Trung Quốc cho biết sau 7 năm sử dụng, giá
6


trị LD50 của thuốc BHC tăng 22 lần, Monocrotophos tăng 78 lần, Methamidophos
tăng 13 lần, Carbaryl tăng 39 lần, Isoprocard tăng 34 lần và Malathion tăng 15 lần.
Năm 1992, quần thể rầy nâu ở Sunphan buri của Thái Lan được đánh giá với 11
loại thuốc và kết quả cho thấy, giá trị LD50 tăng từ 10 đến 40 lần so với giá trị
LD50 xác định năm 1977.
Sự kháng thuốc của quần thể rầy nâu thu thập được ở Trung Quốc đối với
hoạt chất isoprrocarb (MIPC) và 3-methyl phenyl methylcarbamat ( MTMC)
giảm nhẹ sau khi nuôi trong phòng thí nghiệm 13 thế hệ. Phương pháp càng tăng
áp lực đối với các hoạt chất thì thấy: với isoprocarb thì tính kháng phát triển 6,1
lần sau 6 thế hệ và MTMC thì tính kháng phát triển 8 lần sau 7 thế hệ
(Padmakumari et al., 2002 ).
Những thay đổi tính mẫn cảm của một số quần thể đối với thuốc trừ sâu

đã xuất hiện trong rầy ở châu Á (ví dụ như rầy nâu đối với hoạt chất
Imidacloprid và rầy lưng trắng với hoạt chất Fipronil). Tính kháng thuốc trừ sâu
của rầy nâu đối với Imidacloprid xuất hiện ở Châu Á trừ Philippin. Ngược lại,
tính kháng thuốc trừ sâu của rầy lưng trắng đối với Fipronil xuất hiện ở cả Đông
Á và Đông Nam Á (Masaya Matsumura, et al., 2008).
Quần thể rầy nâu thu thập được trên đồng ruộng ở Đài Loan vào năm
1982, với mức kháng cypermethrin, deltamethrin và fenvalerate thấp hơn nhiều
( 10-50 lần) và có tính kháng cao với DDT. Nghiên cứu về tính kháng thuốc trừ
sâu của quân thể rầy nâu tại Đài Loan đối với 14 loại thuốc trong năm 19771983 cho biết trong năm 1980 rầy nâu kháng carbaryl tăng 8.4 lần và carbofuran
tăng 14.8 lần, kháng malathion và monocrotophos đạt mức cao kỷ lục so với
năm 1976. Năm 1981 và 1982, tính kháng với hầu hết các thuốc carbamate và
organophosphates giảm dần nhưng trong 1983 lại kháng với 14 loại thuốc trừ
sâu một lần nữa.Năm 1982, kháng 4 loại thuốc trừ sâu từ 2.4 đến 15.5 lần trong
6 địa phương và trong năm 1983 tăng 2.4 đến 6.4 lần. Wang et al. (l988a) đã
nghiên cứu ở các địa phương về sự khác biệt trong khả năng kháng thuốc trừ sâu
carbaryl, carbofuran, malathion và monocrotophos giữa năm 1982 và năm 1984
7


của rầy nâu trên cây lúa tại Trung Đài Loan. Tỷ lệ ở mức tối đa và ở mức tối
thiểu LC50 đa dạng từ 2.4 đến 15.5 lần cho rầy nâu thu được trong mùa thu năm
1982-1984, nhưng chỉ có 2,3 đến 2,9 lần trong các cuộc điều tra thực hiện trong
cây trồng mùa xuân năm 1984. Wang et al.(1997) theo dõi sự mẫn cảm của rầy
nâu ở phía dưới thung lũng sông Dương Tử 1991-1995 và kết luận rằng tính
kháng hơi khác một chút mặc dù có là biến động trong giá trị LD 50
( Padmakumari et al., 2002)
Sự phát triển của tính kháng thuốc trừ sâu đối với Neonicotinoids của rầy
nâu lần đầu tiên được quan sát thấy ở Thái Lan năm 2003 và từ đó được tìm thấy
ở các nước châu Á khác như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản. Tuy nhiên các
giá trị LD50 của rầy nâu và rầy lưng trắng kháng lại cả 2 loại thuốc trừ sâu

Neonicotinoid và Phenylpyrazole đã được báo cáo là kém ở các nước châu Á.
Các giá trị LD50 của quần thể rầy nâu đối với hoạt chất thuốc Imidacloprid thu
được từ khu vực Châu Á ( Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan) và Việt Nam trong
năm 2006 là 4,3 – 24,2µg g-1 và cao hơn đáng kể so với thu từ Philippin (0,18 –
0,35µg g-1). Các quần thể rầy nâu cho thấy tính kháng tốt với Imidacloprid và
Thiamethoxam. Các nghiên cứu trên các quần thể rầy thu thập từ các nước
Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia,Thái Lan và Việt Nam trong các năm
2005 và 2006, kết quả nghiên cứu này cho thấy trong 12 mẫu thu thập năm
2005, chỉ có 2 mẫu thu thập muộn nhất từ Ấn Độ đã tăng tỉ lệ sống sót, trong khi
các liều còn lại vẫn duy trì được tính mẫn cảm đối với nhóm
Imidacloprid.Nhưng năm 2006, tất cả 13 mẫu thu thập đã tăng tỉ lệ sống lên 100
lần so với dòng mẫn cảm của chúng (Gorman et al., 2008)
Theo Matsumura et al. (2009), năm 2003 sự phát triển thuốc trừ sâu đối
với Neonicotinoid (chủ yếu là Imidacloprid) của loài rầy nâu Nilaparvata lugens
Stal (Homoptera: Delphacidae),lần đầu tiên được phát hiện ở Thái Lan và từ đó
tìm thấy ở các nước Châu Á khác như Việt Nam,Trung Quốc và Nhật Bản. Tuy
nhiên giá trị LD50 của rầy nâu và rầy lưng trắng Sogatella furcifera
(Horvath),đối với cả hai nhóm thuốc trừ sâu neonicotinoid và phenylpyrazole
8


( chủ yếu là Fipronil) đã được công bố không đáng kể ở nhiều nước Châu Á.
Các giá trị LD50 của Imidacloprid trong quần thể rầy nâu thu thập từ khu
vực Đông Á (Nhật Bản, Trung Quốc,Đài Loan) và Việt Nam trong năm 2006 là
cao hơn đáng kể so với các giá trị đã thu thập từ Việt Nam trong những năm
trước đó. Các quần thể rầy nâu có khả năng kháng chéo giữa Imidacloprid và
Thiamethoxam. Cũng theo báo cáo trên hầu hết tất cả quần thể rầy từ Nhật Bản,
Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam và Philippin giá trị LD50 rất lớn với nhóm
Fipronil, tác giả cũng cho rằng mức độ kháng thuốc trừ sâu đối với rầy lưng
trắng đối với nhóm fipronil xảy ra ở phạm vi rộng ở các vùng trồng lúa Đông và

Đông Nam Châu Á.
Một số quần thể rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal) được Zewen et al.
(2003) thu thập và lựa chọn để xác định tính kháng Imidacloprid trong phòng thí
nghiệm. Kết quả cho thấy tính kháng tăng 11,35 lần trong 25 thế hệ và tỷ lệ
kháng đạt 72,83% so với quần thể rầy nâu mẫn cảm trong phòng thí nghiệm.
Các quần thể kháng thuốc đã chọn cho thấy rõ ràng kháng chéo với
acetylcholine (monosultap 1,44 lần, acetamiprid 1,61 lần, tương đồng
imidacloprid JS599 2.46 lần và JS598 3,17 lần).
Kết quả nghiên cứu của Wang et al. ( 2008) cho thấy, Imidacloprid đã
được sử dụng nhiều năm để phòng trừ rầy nâu ở Trung Quốc. Để đánh giá tính
kháng thuốc của rầy nâu tác giả đã thu thập cho 42 quần thể rầy từ 27 địa điểm
bao gồm 8 tỉnh để theo dõi liều lượng phản ứng của chúng và sự thay đổi tính
mẫn cảm với Imidacloprid trong thời gian 11 năm (1996 – 2006). Kết quả cho
thấy hầu hết các quần thể duy trì tính mẫn cảm ngoại trừ một số quần thể từ Quế
Lâm, Quảng Tây, vào năm 1977, cho thấy một mức độ khángImidacloprid thấp.
Tuy nhiên, các cuộc khảo sát tiến hành năm 2005 cho thấy 16 quần thể từ 16
tỉnh nhanh chóng phát triển tính kháng với tỷ lệ kháng khác nhau từ 79 đến 811.
Các số liệu thu được trong năm 2006 cho thấy mức độ kháng trong 12 quần thể
thu được từ 7 tỉnh khác nhau giảm nhẹ (Tỷ lệ kháng = 107 – 316), ngoại trừ
quần thể Châu (tỉnh Giang Tô), đã phát triển tính kháng 625 lần. Sự chiếm ưu
9


thế và sử dụng thâm canh lúa trên phạm vi rộng ở các nước đang phát triển có
thể là một nguyên nhân cho sự phát triển tính kháng. Sự di cư của các loài cũng
tăng đáng kể tính kháng do sử dụng sâu rộng Imidacloprid trong khu vực di cư
và sử dụng liên tục thuốc xịt hóa chất sau di cư. Ngoài ra, chọn lọc tính kháng
trong phòng thí nghiệm bằng cách sử dụng Imidacloprid cho thấy tỷ lệ kháng
tăng 14 lần sau 27 thế hệ, cho thấy rằng sự phát triển nhanh chóng tính kháng có
thể là sự kết hợp với việc sử dụng thường xuyên thuốc trừ sâu trong những năm

gần đây.
Wang et al. (2008) tiếp tục nghiên cứu và cho thấy sự bùng phát của rầy
nâu – Nilaparvata lugens Stal đã xảy ra thường xuyên hơn ở Trung Quốc.Kết
quả cho thấy sự thay đổi đáng kể về tính mẫn cảm với thuốc trừ sâu tồn tại trong
rầy nâu. Quần thể đã phát triển đến mức kháng neonicotinoids với sức kháng
imidaclopprid cao (RR :135,3 -301,3 lần ), kháng trung bình với hoạt chất
imidacloprid ( RR:35-41,2 lần) mức kháng thấp với hoạt chất thiamethoxan ( lên
đến 9,9 lần) và không có khả năng kháng dinotefuran, nitenpyram và thiacloprid
( RR < 3 lần ). Tiếp tục kiểm tra cho thấy quần thể đã phát triển mức độ kháng
trung bình với Fipronil ( lên đến 10,5 lần) và một vài quần thể đã phát triển mức
độ kháng thấp với buprofezin. Ngoài ra, rầy nâu có khả năng phát triển mức
kháng 1424 lần với hoạt chất imidacloppid trong phòng thí nghiệm với rầy trải
qua 26 thế hệ
Theo Wen et al. (2009) cho biết Imidacloprid là một loại thuốc trừ sâu phổ
biến quan trọng được sử dụng để kiểm soát rầy nâu, và tính kháng của nó đã được
nghiên cứu trước đây với các quần thể được lựa chọn trong phòng thí nghiệm. Khi
những thất bại trong việc kiểm soát xảy ra ở Trung Quốc vào năm 2005, kháng
imidacloprid trong các quần thể rầy nâu (An Khánh, Nam Kinh, Quế Lâm và Ngô
Giang) được theo dõi và nghiên cứu. Kết quả cho thấy rằng các quần thể rầy nâu thực
địa đã phát triển từ trung bình đến mức cao về khả năng kháng Imidacloprid. Tính
kháng này chủ yếu do monooxygenases P450 tăng cường giải độc và có thể được tăng
cường tương tự nếu thuốc trừ sâu được phun nhiều hơn. Nghiên cứu cho thấy rầy
10


kháng Imidacloprid không thể hiện có kháng chéo với tất cả các thuốc trừ sâu
Neonicotinoid và mức độ kháng cao Imidacloprid trong rầy nâu là rất không ổn định.
Vì vậy, Neonicotinoids có thể được lựa chọn là sự thay thế hiệu quả và ''kiểm soát cửa
sổ"có thể được thực hiện trong quản lý tính kháng. Để kiểm tra sự biến đổi tính kháng
đã được báo cáo trong các quần thể lựa chọn trong phòng thí nghiệm, nhóm các gen

mới tương ứng với mục tiêu đã được nhân bản vô tính và giải mã, nhưng không có đột
biến nào được tìm thấy có liên quan một cách nhất quán với tính kháng
Theo Matsumura và Morimura( 2010), thì từ năm 2005, sự bùng phát của
rầy lúa đã xảy ra ở các nước Đông Á như Việt Nam, Trung Quốc và Nhật Bản.
Sự bùng phát này có liên quan chặt chẽ với sự phát triển của kháng thuốc trừ sâu
ở các nước này. Đánh giá sự mẫn cảm của rầy nâu được thu thập từ Nhật Bản,
Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam và Philippin trong năm 2006 cho thấy: Giá trị
LD50 của Imidacloprid trong các chủng rầy nâu từ Đông Á (Nhật Bản, Trung
Quốc và Đài Loan) và Việt Nam đã cao hơn so với quần thể rầy ở Philippin và
cho thấy khả năng kháng Imidacloprid đã phát triển đối với rầy nâu ở Đông Á.
Tình trạng kháng thuốc trừ sâu của rầy nâu đang ngày càng trở lên nguy hiểm
đối với các nước trồng lúa như Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Philippin và
Malaysia.
Fabellar và Garcia (2010), cho biết mặc dù thuốc trừ sâu sử dụng ở
Philippin tương đối thấp so với các nước Đông Nam Á đang phát triển như Thái
Lan và Việt Nam, nhưng các quần thể rầy nâu tại Philippin vẫn có dấu hiệu suy
giảm tính mẫn cảm. Các thử nghiệm được tiến hành đánh giá chỉ số LD50 của
quần thể rầy nâu đối với 5 loại thuốc trừ sâu bao gồm Fipronil, Imidacloprid,
Fenobucard, Chlorpyrifos, Isoprocarb đối với 6 quần thể phân bố đều trên các
đảo của Philippin cho thấy giá trị LD50 của các nhóm thuốc ở mức cao. Cụ thể,
giá trị LD50 của Fipronil ở 6 địa điểm nghiên cứu dao động từ 93,18-243,51
µg/g; LD50 của Imidacloprid từ 24,45-245,39 µg/g; LD50 của Fenobucard từ
2146,26-28540,58 µg/g; LD50 của Chlorpyrifos từ 5676,60-15233,75 µg/g và
LD50 của Isoprocarb từ 907,86-3295,38 µg/g.
11


Cũng theo nghiên cứu của Fabellar et al. 2010, thì giá trị LD50 của rầy
nâu với các nhóm thuốc Fenobucard đang được sử dụng tại 4 quốc gia: Thái
Lan, Việt Nam, Trung Quốc và Philippin ngày càng tăng nhanh. LD 50 ở

Philippin là 0,835-4,877µg/g, LD50 ở Thái Lan là 1,418-1,904 µg/g, LD 50 ở Việt
Nam là 25,450-30,436 µg/g và LD50 ở Trung Quốc là 12,484-44,792µg/g. Như
vậy, trong các quần thể rầy nâu nghiên cứu ở 4 nước thì giá trị LD 50 của hai
quần thể rầy ở Việt Nam và Trung Quốc là tương đối lớn và rất đáng quan tâm
Kết quả của nghiên cứu của Wang et al. (2008) cho biết qua cuộc điều tra
trong vòng 11 năm ở Trung Quốc cho thấy trước năm 2004 hầu hết các quần thể
đều có sự mẫn cảm đối với buprofezin. Tuy nhiên từ sau năm 2004 thì người ta
lại tìm ra mức kháng cao đáng kể ( lên đến 28 lần ) ở hầu hết các khu vực trồng
lúa ở Trung Quốc. Các quần thể được thu thập và nhân nuôi chọn lọc 65 thế hệ
trong phòng thí nghiệm đã cho thấy sự phát triển tính kháng đối với buprofezin
lên gấp 3599 lần. Tiến hành kiểm tra tương tự cho thấy O,O-diethyl-O-Phenyl
phosphorothioate, piperonul butoxide và diethyl maleate làm tăng tính độc của
buprofezin trong chúng kháng chỉ khoảng 1.5-1.6 lần còn esterases, P450monooxygennases và glutathione S-transferases không ảnh hưởng đáng kể đến
sự phát triển tính kháng của buprofezin.
Theo Haibo et al. (2008) nghiên cứu về sự ảnh hưởng của thuốc trừ sâu
đến hình thành cánh cho thấy nhóm cánh dài khi thử đối chứng bằng acetone thì
tỉ lệ trưởng thành cái và trưởng thành đực lần lượt là 43,53% và 52,56%, nhóm
cánh ngắn thì tỉ lệ này là 13,68% và 21,75%. Ở cả 2 nhóm hoạt chất
imidacloprid và dinotefuran tăng tỷ lệ phần trăm trưởng thành cái và trưởng
thành đực, với hoạt chất Imidacloprid nhóm cánh dài tỉ lệ trưởng thành cái và
trưởng thành đực lần lượt là 65,27% và 66,23%, nhóm cánh ngắn tỉ lệ trưởng
thành cái và trưởng thành đực là 35,77% và 33,28%. Với hoạt chất dinotefuran
nhóm cánh dài tỉ lệ trưởng thành cái và trưởng thành đực lần lượt là 77,19% và
72,01%, nhóm cánh ngắn tỉ lệ trưởng thành cái và trưởng thành đực lần lượt là
43,19% và 38,72%. Triazophos không có tác dụng rõ ràng trong việc hình thành
cánh của 2 nhóm cánh ngắn và cánh dài
12


2.2.2 Các nghiên cứu trong nước

2.2.2.1. Phân bố và kí chủ, sự gây hại của rầy nâu
Rầy nâu có mặt ở khắp các vùng trồng lúa trong nước nhất là các vùng
thâm canh, từ đồng bằng, ven biển, trung du cho đến vùng núi cao như Điện
Biên, Mù Căng Chải...
Ngoài cây lúa rầy nâu có thể phá hại trên các cây ngô, lúa mì, mạch, kê,
cỏ gấu, cỏ lồng vực ( Bộ môn côn trùng, 2004)
Tỷ lệ rầy nâu chiếm 70% vào năm 1981 đã giảm xuống còn 30% vào
năm 2007 ( Báo Nông Nghiệp, 2009). Nhưng rầy nâu vẫn là dịch hại được đánh
giá quan trọng nhất trên cây lúa, vì rầy nâu không chỉ trực tiếp chích hút gây hại
cây lúa mà còn là môi giới truyền bệnh khác như vàng lùn, vàng xoắn lá. Hiện
nay, để phòng trừ rầy nâu người nông dân vẫn sử dụng biện pháp chính là sử
dụng biện pháp hóa học tức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
2.2.2.2. Đặc điểm sinh học của rầy nâu
Theo Phạm Văn Lầm (2006), rầy nâu là loài côn trùng có chu kỳ phát
triển theo kiểu biến thái không hoàn toàn, phải trải qua 3 pha phát dục: pha
trứng, pha ấu trùng( rầy non) và pha trưởng thành
Pha trứng:Trứng rầy nâu có hình trụ dài, cong, mới đẻ màu nâu vàng
sau chuyển thành màu nâu đen.
 Pha ấu trùng: hay còn gọi là rầy non của rầy nâu có 5 tuổi.
Pha trưởng thành: rầy cánh ngắn+ rầy cánh dài
Rầy nâu có vòng đời ngắn, trung bình từ 20-30 ngày.Trong vụ xuân như
thời điểm hiện nay thì vòng đời là 25- 30 ngày, còn trong vụ mùa thì vòng đời
ngắn hơn từ 20- 25 ngày.
Thời gian nở của trứng rầy nâu phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ: ở 18,721,6oC thì sau 13- 14 ngày trứng nở; nếu ở 23,4- 29,6oC thì sau 5- 9 ngày trứng nở.
Thời gian phát dục của rầy non ở nhiệt độ 13,6 oC sau 60 ngày mới thành
trưởng thành. Ở 18,5 oC là 32,5 ngày; ở 19- 21,2 oC là 19 ngày; ở 26,5 oC là 15
ngày; ở 27,5 oC là 13,5 ngày; ở 29,2 oC là 12,5 ngày.
13



Rầy trưởng thành có thể sống từ 3- 50 ngày. Trung bình thời gian phát
dục các giai đoạn của rầy nâu như sau: trứng từ 6- 8 ngày, rầy non từ 12- 14
ngày ( mỗi tuổi 2-3 ngày), rầy trưởng thành từ 20- 30 ngày.
2.2.2.3.Tính kháng thuốc của rầy nâu
Có rất nhiều nghiên cứu về tính kháng thuốc của quần thể rầy nâu đối với
một số hoạt chất trừ sâu từ trước tới nay. Các thí nghiệm nghiên cứu tính kháng
thuốc được nghiên cứu tại các địa điểm và điều kiện địa lý khác nhau trên khắp
cả nước cho biết tính kháng của rầy nâu là khác nhau.
Từ năm 1993, Phạm Văn Lầm và Bùi Hải Sơn (2008) đã làm nghiên cứu
trong vụ lúa đông xuân và vụ lúa mùa năm 1993 nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của
một số thuốc trừ sâu phổ tác dụng rộng đến sự tích lũy số lượng của rầy nâu trên
đồng ruộng. Kết quả cho thấy các thuốc trừ sâu hóa học phổ tác dụng rộng như
thiodan, azodrin, monitor, wofatox, basudin không chỉ không có hiệu lực trừ rầy
nâu, mà còn có khả năng gây ra những hậu quả không mong muốn. Sauk hi
phun các thuốc này 2 – 3 lần, thì mật độ quần thể rầy nâu đều tăng lên nhiều so
với trước khi phun. Hệ số tích lũy quần thể của rầy nâu ở nơi dùng thuốc
wofatox đều đạt rất cao (30 – 73,8). Trong điều kiện thuận lợi cho rầy nâu phát
triển thì việc dùng các thuốc azodrin, monitor, wofatox, basudin dễ dẫn đến hiện
tượng tái phát quần thể rầy nâu. Hệ số tái phát quần thể rầy nâu khi dùng các
thuốc này trong điều kiện như vậy thường là cao và rất cao, tương ứng 3,52;
4,19; 7,25; 7,09. Ngược lại trong điều kiện không thuận lợi cho rầy nâu phát
triển thì việc dùng các thuốc đó chưa thấy gây tái phát quần thể rầy nâu.
Tính kháng thuốc của rầy nâu đối thuốc trừ sâu ở Đồng bằng sông Hồng
đã được tiến hành vào năm 2000 của Nguyễn Thị Me và cộng sự (2000) khi
nghiên cứu về tính kháng của rầy nâu Thái Bình đối với hoạt chất Isoprrocarb và
Carbofuran.Kết quả cho thấy khi so sánh giá trị LD 50của rầy nâu năm 2001 với
năm 1987 đối với 1 số loại thuốc có sự thay đổi tương đối : hoạt chấtIsoprrocarb
(MIPC) tăng thêm 12 lần, hoạt chấtCarbofuran tăng 7,3 lần.
Kết quả nghiện cứu của Lương Minh Châu và cộng sự (2006-2008) cho
14



biết tính kháng rầy nâu có thể bị phá vỡ khi phun thuốc trừ sâu nhiều lần cùng
một loại thuốc trừ sâu và bón nhiều phân đạm. Các loại thuốc trừ sâu có ảnh
hưởng gây bộc phát rầy là Regent, Padan, Cyper alpha khi phun lặp lại nhiều lần
do tính gây hồi phục rầy nâu.Liều lượng đạm bắt đầu gây nhiễm rầy nâu từ 150N
và làm cháy rầy cả giống kháng do rầy ăn gia tăng tỷ lệ sống và khả năng ăn.
Theo Phan Văn Tương và cộng sự (2012), cho biết kết quả kết quả đánh giá
mức độ mẫn cảm của rầy nâu được nuôi trên các cây lúa được bón ở 4 mức đạm
khác nhau 0;50;100 và 200 kgN/ha cho thấy rầy nâu được nuôi trên cây lúa được
bón lượng đạm cao 200 kgN/ha đã tăng khả năng chống chịu với thuốc trừ sâu so
với rầy nâu được nuôi dưỡng trên những cây lúa được bón với lượng đạm thấp và
khả năng này có xu hướng tăng lên theo từng thế hệ nếu vẫn được nuôi trên cây
lúa được bón lượng đạm cao. Nguồn rầy nâu thu thập tại huyện Cai Lậy tỉnh Tiền
Giang thể hiện kháng cả 3 hoạt chất thuốc trừ rầy đang phổ biến hiện nay là
Fenobucarb,Imidacloprid và Fipronil.Tính kháng thuốc của rầy nâu đối với 3 hoạt
chất này xếp theo thứ tự giảm dần là : Fenobucarb, Imidacloprid và Fipronil.
Nguyễn Thanh Hải (2011), đã tiến hành nghiên cứu đánh giá tính mẫn
cảm của rầy nâu đối với một số thuốc trừ sâu ở các tỉnh Thái Bình, Hưng Yên và
Phú Thọ trong vụ mùa 2010. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Với hoạt chất
Fenobucard, giá trị LD50 và giá trị Ri các quần thể rầy nâu ở Thái Bình là 10.6
(µg/g) và Ri= 28.04; Hưng Yên là 12.59 (µg/g) và Ri= 33.31; Phú Thọ là 7.89
(µg/g) và Ri= 20.87. Với hoạt chất Imidacloprid, giá trị LD 50 và giá trị Ri các
quần thể rầy nâu ở Thái Bình là 0.68 (µg/g) và Ri= 20.00; Hưng Yên là 1.44
(µg/g) và Ri= 42.35; Phú Thọ là 3.35 (µg/g) và Ri= 98.52. Với Hoạt chất
Fipronil, giá trịLD50 và giá trị Ri của các quần thể rầy nâu ở Thái Bình là 1.12
(µg/g) và Ri= 11.78; Hưng Yên là 1.76 (µg/g) và Ri= 18.52; Phú Thọ là 0.62
(µg/g)và Ri= 6.42. Như vậy, kêt quả cho ta thấy ở cả 3 quần thể rầy nâu nghiên
cứu, tính kháng của rầy nâu đối với các hoạt chất Fenobucard, Imidacloprid và
Fipronil đều đã xuất hiện.

Theo Lê Thị Kim Oanh và cộng sự (2011), đã tiến hành nghiên cứu tính
15


kháng thuốc của quần thể rầy nâu Nilaparvata lugens Stal ở một số tỉnh đồng
bằng sông Hồng và vùng đông bắc bộ. Kết quả điều tra tại 7 tỉnh đồng bằng
sông Hồng cho thấy có 8 nhóm thuốc trừ sâu được người dân sử dụng trên lúa,
trong đó 3 nhóm sử dụng với tỷ lệ cao là: Phenylpyrazol, Carbamate, Neonicotionid. Tuy nhiên, qua các năm, ở các địa phương khác nhau thì số chủng
loại thuốc sử dụng, mức độ sử dụng các nhóm thuốc là khác nhau. Kêt quả
nghiên cứu cho thấy 7/7 quần thể rầy nâu kháng với hoạt chất Fenobucard với
chỉ số kháng ( 11,18- 33,31). Có 4/7 quần thể rầy nâu kháng với hoạt chất
Imidacloprid với chỉ số kháng ( 20,00- 98,52). Có 2/7 quần thể rầy nâu kháng
với hoạt chất Fipronil với chỉ số kháng ( 11,78- 18,52). Các quần thể rầy nâu
đều có biểu hiện gia tăng mức độ kháng qua các năm. Hoạt chất Fenobucard
mức độ gia tăng tính kháng 6,67 lần, Imidacloprid tăng 4,12 lần và đặc biệt hoạt
chất Fipronil tuy có chỉ số kháng Ri thấp nhất so với các hoạt chất khác nhưng
lại có mức độ gia tăng tính kháng cao, tăng là 9,28 lần ( từ năm 2009- 2010).
Đối với các quần thể rầy nâu có biểu hiện kháng Fenobucard và Imidacloprid thì
hiệu lực trừ rầy nâu ngoài đồng ruộng của hoạt chất này có hiệu lực thấp hơn khi
sử dụng đơn lẻ chúng. Việc hỗn hợp Fenobucard với Imidacloprid hay Fipronil
với Imidacloprid để trừ rầy nâu cho hiệu quả cao hơn.
Theo Nguyễn Thị Hồng Vân ( 2010) nghiên cứu hiện trạng kháng thuốc
của quần thể rầy nâu ở đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu đã đánh giá mức
độ kháng thuốc của các quần thể rầy nâu đối với nhóm thuốc Neonicotinoid.
Qua việc xác định chỉ số LD50 đối với hai loại thuốc Clothianidin và Dinotefuran
thì kết quả cho thấy 2 loại thuốc này chưa bị rầy nâu kháng. Tuy nhiên chỉ số Ri
cũng đã tăng so với dòng mẫn cảm từ 1,31 – 1,54 lần đối với thuốc Clothianidin
và 1,10 – 1,48 lần đối với Dinotefuran. Đặc biệt, hai loại thuốc trong cùng nhóm
là Imidacloprid và Thiamethoxam có giá trị Ri tăng so với dòng mẫn cảm từ
2,15 – 4,41 lần đối với Imidacloprid và 2,38 – 4,83 lần đối với Thiamethoxam.

Đối với nhóm thuốc Carbamat và nhóm thuốc khác, thì thấy thuốc Bassa 50EC
có chỉ số Ri tang so với dòng mẫn cảm từ 1,68 – 4,07 lần. Hai loại thuốc
16


Carbofuản và Etofenprox tang thấp hơn, chỉ từ 1,26 – 2,76 lần. Riêng với
Fipronil chỉ số Ri tăng 3,19 – 5,43 lần. Đối với các loại thuốc của các nhóm thì
rầy nâu đều ở mức chịu đựng hoặc kháng giả.
Kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Tương và cộng sự (2013) theo phương
pháp nhúng thân cho thấy chỉ số Ri của rầy nâu với hoạt chất Buprofezin qua 5
ngày theo dõi liên tục biến động từ 13,16 (1 ngày sau xử lí nhúng) giảm dần và đạt
0,82 sau 5 ngày nhúng.Chỉ số Ri này thấp hơn so với ngưỡng cho phép.Điều đó
chứng tỏ quần thể rầy nâu này vẫn còn mẫn cảm đối với hoạt chất buprofezin.
Cũng vào năm 2013, theo phương pháp nhỏ giọt Phan Văn Tương và
cộng sự đã đánh giá tính kháng thuốc (Fipronil, Imidacloprid, Fenobucarb) của
rầy nâu tại An Giang, Tiền Giang, Long An, kết quả cho thấy mức độ kháng đối
với hoạt chất Fenobucarb của 3 quần thể không khác nhau đáng kể. Cụ thể chỉ
số kháng Ri của quần thể An Giang tăng mạnh từ 42,6(2009) lên đến 65,6
(2010), sau đó tăng chậm đến 66,4 (2011). Đối với chỉ số kháng của quần thể
rầy nâu ở Tiền Giang thì tăng cao liên tục trong 3 năm từ 2009, 2010 đến năm
2011 theo thứ tự 57,4 ; 66,9 và 74,9. Còn đối với quần thể rầy nâu ở Long An thì
tăng chậm đều qua 3 năm theo thứ tự là 61,4 ; 63,0 và 68,3.
Mức độ kháng của quần thể rầy nâu đối với hoạt chất Imidacloprid qua 3
năm (2009-2011) đều tăng dần ở cả 3 tỉnh An Giang, Tiền Giang, Long An. Chỉ
số kháng của quần thể rầy An Giang tăng từ 40,5 (2009) lên 61,9 (2010) sau đó
tăng đến 73,8 (năm 2011), đối với chỉ số kháng của quần thể rầy nâu Tiền Giang
thì tăng cao liên tục trong 3 năm từ 2009, 2010, đến 2011 theo thứ tự là 42,9 ;
57,1 và 83,3.Còn đối với quần thể rầy nâu ở Long An thì tăng đều qua 3 năm
theo thứ tự là 57,1 ; 66,7 và 78,6.


17


×