Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Phân tích tình hình cho vay hỗ trợ mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở tại MHB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.87 MB, 59 trang )

Phân tích tình hình cho vay hỗ trợ mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở tại MHB.

PHẦN NỘI DUNG:
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY HỖ TRỢ MUA, XÂY DỰNG VÀ
SỬA CHỮA NHÀ Ở TẠI MHB.
1.1. Phương pháp luận.
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản.
1.1.1.1. Khái niệm tín dụng Ngân hàng.
+ Tín dụng xuất pháp từ nguồn gốc la tinh Credium – tức là tin tưởng
hay tín nhiệm. Tín dụng được diễn giải theo ngôn ngữ dân gian nước ta là sự
vay mượn.
+ Tín dụng NH (sau đây gọi tắt là tín dụng) là sự chuyển nhượng
quyền sử dụng vốn từ NH cho KH trong một thời gian nhất định với một
khoản chi phí nhất định.
Cũng như quan hệ tín dụng khác, tín dụng NH chứa đựng ba nội
dung:
 Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang
người sử dụng.
 Sự chuyển nhượng này mang tính tạm thời và có thời hạn.
 Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí.
1.1.1.2. Tình hình huy động vốn.
+ Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và
quan trọng nhất của NHTM. Hoạt động này mang lại nguồn vốn để NH có thể
thực hiện các hoạt động khác như cấp TD và cung cấp các dịch vụ NH cho
KH.
+ Vốn huy động của NH thực chất là vốn đi vay, nhưng vay của công
chúng bao gồm: vốn huy động qua tài khoản tiền gửi, vốn huy động bằng
chứng từ có giá và vốn huy động từ các tổ chức TD khác.
 Vốn huy động qua tài khoản tiền gửi:
 Tiền gửi thanh toán: là hình thức huy động vốn của NHTM


bằng cách mở cho KH tài khoản gọi là tài khoản tiền gửi thanh toán. Tài
khoản này mở cho các đối tượng KH, cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu thực
hiện thanh toán qua NH.
 Tiền gửi tiết kiệm: bao gồm tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi
có kỳ hạn và các loại tiền gửi tiết kiệm khác.
 Vốn huy động bằng chứng từ có giá:
 Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức TD phát hành để
huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một
khoản thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện cam kết giữa tổ

GVHD: Th.s. Trần Thị Thanh Phương

SVTH: Phạm Văn Đương

1


Phân tích tình hình cho vay hỗ trợ mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở tại MHB.

chức TD và người mua. Bao gồm kỳ phiếu NH có mục đích, trái phiếu NH và
chứng chỉ tiền gửi.
Với phương thức huy động nói trên. NH áp dụng mức lãi suất huy
động linh hoạt với từng thời kỳ và đảm bảo hoạt động kinh doanh có lãi cho
chi nhánh. KH được chọn một trong các hình thức lấy lãi như sau: nhận lãi
đầu kỳ, nhận lãi cuối kỳ và nhận lãi định kỳ (hàng tháng hoặc hàng quý).
 Huy động vốn từ các tổ chức TD khác và từ Ngân hàng Nhà
nước.
1.1.1.3. Tình hình sử dụng vốn.
+ Cấp tín dụng: là việc NH thỏa thuận với KH được sử dụng một
khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh,

chiết khấu / tái chiết khấu, bao thanh toán và các nghiệp vụ khác theo quy
định của Pháp luật Việt Nam hiện hành.
+ Cho vay: Là một hình thức TD , theo đó NH giao cho KH một
khoản tiền cụ thể dưới nhiều hình thức, để sử dụng vào mục đích và thời gian
nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi.
 Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn nhỏ hoặc bằng 1
năm. ( cho vay ngắn hạn <= 1 năm). Mục đích của loại cho vay này thường là
nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động.
 Cho vay trung hạn: là loại cho vay có thời hạn từ 1 – 5 năm.
Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài
sản cố định.
 Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm. Mục
đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ đầu tư vào các dự án đầu tư.
+ Cho vay có đảm bảo bằng tài sản: là việc cho vay vốn của NH mà
theo đó nghĩa vụ trả nợ của KH vay được cam kết đảm bảo thực hiện bằng tài
sản cầm cố, thế chấp, tài sản hình thành từ vốn vay của KH vay hoặc thế chấp
bằng tài sản của bên thứ ba.
+ Cho vay không có đảm bảo: là loại cho vay không có tài sản thế
chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản
thân KH vay vốn để quyết định cho vay.
+ Thời hạn cho vay: là khoản thời gian được tính kể từ khi KH bắt đầu
nhận khoản tiền đầu tiên cho đến thời điểm hoàn trả hết nợ gốc và lãi vốn vay
đã được thỏa thuận trong hợp đồng TD giữa tổ chức TD và KH.
 Thời gian giải ngân: được tính từ khi KH nhận tiền vay lần đầu
tiên đến khi kết thúc việc nhận tiền vay.
 Thời gian tính lãi đối với tiền vay: là ngày KH nhận vốn vay là
ngày bắt đầu tính lãi, ngày KH trả vốn vay là ngày không tính lãi.
+ Kỳ hạn trả nợ: là các khoản thời gian, trong thời hạn cho vay đã
được thỏa thuận giữa NH và KH phải trả một phần hoặc toàn bộ vốn vay.


GVHD: Th.s. Trần Thị Thanh Phương

SVTH: Phạm Văn Đương

2


Phân tích tình hình cho vay hỗ trợ mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở tại MHB.

 Thời gian ân hạn: là khoản thời gian từ ngày KH nhận tiền vay
lần đầu tiên cho đến trước ngày bắt đầu của kỳ hạn trả nợ đầu tiên.
+ Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ: là việc NH chấp nhận thay đổi kỳ hạn trả
nợ gốc hoặc lãi vốn vay trong phạm vi thời hạn cho vay đã thỏa thuận trước
đó trong hợp đồng TD.
+ Gia hạn nợ vay: là việc NH chấp nhận kéo dài thêm một khoản thời
gian ngoài thời gian cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng TD.
+ Cơ cấu lại thời hạn trả nợ: là việc NH điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc
gia hạn nợ vay đối với khoản nợ của KH.
+ Dự án đầu tư / phương án sản xuất kinh doanh: là tập hợp những đề
xuất, trong đó có nhu cầu vốn, vay vốn, cách thức sử dụng vốn và cách thức
trả nợ vay trong một khoảng thời gian xác định.
+ Khả năng tài chính của KH vay: là khả năng về vốn, tài sản của KH
vay để đảm bảo hoạt động thường xuyên và thực hiện các nghĩa vụ thanh
toán.
1.1.1.4. Các hình thức cho vay.
+ Cho vay mua Nhà: là hình thức NH cho KH vay một khoản tiền với
mục đích sử dụng là hỗ trợ vốn trong việc mua Nhà ở mới.
+ Cho vay xây Nhà: là hình thức NH cho KH vay một khoản tiền với
mục đích hỗ trợ xây dựng Nhà ở mới.
+ Cho vay sửa chữa Nhà: là hình thức NH cho KH vay một khoản tiền

với mục đích sửa chữa Nhà ở mới.
1.1.1.5. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay và kết
quả hoạt động kinh doanh.
 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay:
a) Doanh số cho vay: là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản TD mà
NH cho vay trong một thời gian nhất định, bao gồm vốn đã thu hồi và chưa
thu hồi.
b) Doanh số dư nợ: là chỉ tiêu phản ánh tất cả khoản TD mà NH
thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó.
c) Dư nợ: là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà NH đã cho vay và chưa
thu về được trong một thời điểm nhất định. Để xác định được dư nợ NH sẽ so
sánh giữa 2 chỉ tiêu: doanh số cho vay và doanh số thu nợ.
d) Nợ quá hạn: là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà KH
không có khả năng trả nợ cho NH và không có lý do chính đáng. Khi đó NH
sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản nợ quá hạn.
e) Dư nơ / tổng vốn huy động: xác định hiệu quả đầu tư của một
đồng vốn huy động được, giúp phân tích so sánh khả năng cho vay của NH
với nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu này quá nhỏ thì NH sử dụng nguồn vốn

GVHD: Th.s. Trần Thị Thanh Phương

SVTH: Phạm Văn Đương

3


Phân tích tình hình cho vay hỗ trợ mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở tại MHB.

không hiệu quả, chỉ tiêu này quá lớn thì khả năng huy động vốn của Ngân
hàng thấp.

Dư nợ
Dư nợ / Tổng vốn huy động =

* 100%

Tổng vốn huy động

f) Dư nợ / Tổng nguồn vốn: xác định hiệu quả sử dụng của một
đồng vốn đầu tư, giúp phân tích khả năng cho vay của NH với tổng nguồn
vốn huy động được
Dư nợ
Dư nợ / Tổng nguồn vốn =

* 100%

Tổng nguồn vốn

g) Hệ số thu nợ: chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả TD trong việc thu
hồi nợ của NH cũng như khả năng trả nợ vay của KH. Nó phản ánh DSCV
nhất định trong một thời kỳ nào đó NH sẽ thu được bao nhiều đồng vốn. Chỉ
số này càng cao được xem là càng tốt.
Doanh số thu nợ
Hệ số thu hồi nợ =

Doanh số cho vay

* 100%

h) Tỷ lệ nợ quá hạn / Tổng dư nợ (%): là chỉ tiêu đo lường chất
lượng nghiệp vụ TD của NH. Chất lượng TD của NH tỷ lệ nghịch với tỷ lệ nợ

quá hạn, nói cách khác chất lượng TD của NH này càng cao thì chỉ số này
thấp.
Nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn =

Tổng dư nợ

* 100%

i) Dư nợ / Tổng dư nợ: chỉ số này dùng để xác định cơ cấu TD
theo thời hạn. Để từ đó giúp nhà phân tích đánh giá được cơ cấu đầu tư như
vậy có hợp lý hay chưa để có biện pháp điều chỉnh kịp thời.
Dư nợ
Dư nợ / Tổng dư nợ =

GVHD: Th.s. Trần Thị Thanh Phương

Tổng dư nợ

* 100%

SVTH: Phạm Văn Đương

4


Phân tích tình hình cho vay hỗ trợ mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở tại MHB.

j) Vòng quay vốn tín dụng: đo lường tốc độ luân chuyển vốn TD, thời
gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Nếu số lần vay vốn TD càng cao thì đồng

vốn của NH vay càng nhanh, luân chuyên liên tục đạt hiệu quả cao.
Doanh số thu nợ
Vòng quay vốn TD =

Dư nợ bình quân

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn TD, thời gian thu
hồi nợ vay nhanh hay chậm. Vòng quay vốn TD càng lớn thì tốc độ luân
chuyển vốn TD càng tốt.

Dư nợ đầu kỳ + dư nợ cuối kỳ
Dư nợ bình quân =

2

* 100%

 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh:
a) Phân tích thu nhập của NHTM: NHTM thường có các khoản
thu nhập chủ yếu thu về hoạt động kinh doanh như: thu lãi cho vay, lãi tiền
gửi, lãi hùn vốn mua cổ phần, kinh doanh vàng bạc đá quý, chứng khoán, dịch
vụ ngoại tệ,... và thu khác về hoạt động kinh doanh như thanh lý tài sản, tiền
phạt theo quy chế,...
Chỉ số về thu nhập của NH giúp phân tích, xác định được cơ cấu
của thu nhập để từ đó có những biện pháp phù hợp để tăng lợi nhuận cho NH,
đồng thời có thể kiểm soát được rủi ro trong kinh doanh.
b) Phân tích chi phí của NHTM: chi phí của NHTM bao gồm
những khoản như: lãi tiền gửi, lãi tiền vay, lãi phát hành giấy tờ có giá, chi
phí kinh doanh các loại vàng bạc, đá quý, ngoại tệ, chứng khoán và các hoạt
động kinh doanh khác.

Chỉ tiêu này giúp ta phân tích được kết cấu từng khoản chi để có
thể hạn chế các khoản chi bất hợp lý, tăng cường các khoản chi có lợi cho
hoạt động kinh doanh nhằm thực hiện tốt chiến lược mà NH đã đề ra.
c) Phân tích lợi nhuận của NHTM: lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng
hợp để đánh giá chất lượng kinh doanh của NHTM. Lợi nhuận có thể hữu
hình như tài sản, tiền,... hay vô hình như uy tín của NH, hoặc phần trăm thị
phần mà NH chiếm được,... phân tích lợi nhuận một cách chặt chẻ và khoa
học giúp theo dõi, kiểm soát đánh giá một cách đúng đắn các chính sách tiền
gửi và cho vay để có những đánh giá đúng hơn về kết quả đạt được, từ đó
xem xét được các kế hoạch mở rộng và tăng trưởng của NH trong tương lai.

GVHD: Th.s. Trần Thị Thanh Phương

SVTH: Phạm Văn Đương

5


Phân tích tình hình cho vay hỗ trợ mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở tại MHB.

Lợi nhuận = Tổng thu nhập – Tổng chi phí.
1.2: Kết luận chương 1:
+ Để đánh giá về một số chỉ tiêu như hiệu quả hoạt động cho vay và kết quả
hoạt động kinh doanh về tình hình cho vay hỗ trợ mua, xây dựng và sửa chữa
Nhà ở tại MHB chi nhánh Cần Thơ, ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn ở chương 2.

GVHD: Th.s. Trần Thị Thanh Phương

SVTH: Phạm Văn Đương


6


Phân tích tình hình cho vay hỗ trợ mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở tại MHB.

Chương 2:
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHO VAY HỖ TRỢ MUA,
XÂY DỰNG VÀ SỬA CHỮA NHÀ TẠI MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ.
2.1. Giới thiệu tổng quan về MHB chi nhánh Cần Thơ.
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.
+ Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long (MHB) là một
trong 5 Ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam được thành lập năm 1997
theo quyết định số 769/TTg ngày 18/09/1997 của Thủ Tướng Chính phủ với
vốn điều lệ 800 tỉ đồng. Ngân hàng MHB đã chính thức đi vào hoạt động năm
1998 có Hội sở chính đặt tại số 17 – bến Chương Dương, Quận 1, TP.HCM
với 1 văn phòng đại diện tại Hà Nội và 112 chi nhánh, phòng giao dịch (đứng
thứ 4 về mạng lưới chi nhánh tại Việt Nam), phủ kín hơn 30 tỉnh thành trọng
điểm toàn quốc. Trong quá trình phát triển và mở rộng mạng lưới hoạt động,
vào ngày 21/01/1999 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký văn
bản số 350/CV chấp nhận cho Ngân hàng Phát triển Nhà ĐBSCL thành lập
chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ và được
chính thức đi vào hoạt động ngày 26/05/1999.
+ Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB), được
thành lập dưới hình thức NHTM Nhà nước hạng đặc biệt. So với các NHTM
Nhà nước khác, MHB là NH trẻ nhất, nhưng có tốt độ phát triển nhanh nhất.
Sau gần 14 năm hoạt động tính đến ngày 31/12/2010 tổng tài sản của MHB
đạt gần 51.400 tỉ đồng (tương đương 2,5 tỉ USD).
+ Tên gọi: Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ.
+ Tên giao dịch: Housing Bank of Mekong Delta Can Tho Branch.
+ Tên viết tắt: MHB Cần Thơ.

+ Địa chỉ: Số 05 Phan Đình Phùng – Phường Tân An – Quận Ninh Kiều –
TP. Cần Thơ.
+ Sau gần 13 năm hoạt động, đến nay Ngân hàng phát triển Nhà ĐBSCL
chi nhánh Cần Thơ đã có những bước tiến rõ rệt với 4 phòng giao dịch tại các
địa bàn trọng điểm của TP. Cần Thơ như Quận: Ô Môn, Ninh Kiều, Thốt Nốt
và Cái Răng. Với mạng lưới Công nghệ thông tin hiện đại luôn được đổi mới
và cải tiến nâng cao như hiện nay, MHB chi nhánh đã phát triển rộng khắp
các mối quan hệ thanh toán với tất cả các NH trong và ngoài hệ thống trên
toàn quốc, với hơn 100 đại lý thanh toán quốc tế trên thế giới.
+ Xứng tầm với vị thế và tên gọi là Ngân hàng phát triển Nhà ĐBSCL thì
ngoài hàng loạt chuỗi sản phẩm, dịch vụ đa dạng như ở các NHTM khác thì
MHB chi nhánh Cần Thơ đặc biệt chú trọng cho vay xây dựng Nhà ở và cơ sở
hạ tầng với các hình thức: cho vay trực tiếp hộ gia đình, mua, xây dựng và sửa
chữa Nhà ở, cho vay các đơn vị đầu tư xây dựng các khu dân cư tập trung như

GVHD: Th.s. Trần Thị Thanh Phương

SVTH: Phạm Văn Đương

7


Phân tích tình hình cho vay hỗ trợ mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở tại MHB.

Khu dân cư 91B, Khu dân cư Chữ Thập Đỏ, Khu dân cư Hưng Phú, Khu dân
cư vượt lũ Thốt Nốt, Khu dân cư – du lịch Cồn Khương,…
+ Với những nổ lực không ngừng của mình MHB chi nhánh Cần Thơ đã
và đang tiếp tục thực hiện những chiến lược tăng trưởng lâu dài bằng việc đầu
tư công nghệ, nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên nhằm tiếp tục phát triển
hơn nữa sản phẩm, dịch vụ tối ưu nhất đáp ứng kịp thời nhu cầu của KH.

2.1.2. Chức năng hoạt động.
MHB chi nhánh Cần Thơ với các chức năng chính như sau:

 Về huy động vốn:
+ Huy động tối đa nguồn vốn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn bằng VNĐ và Ngoại tệ dưới
các hình thức như tiết kiệm rút gốc linh hoạt, lãi suất bậc thang, tiết kiệm ưu
đãi dành cho người cao tuổi, phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi như Kỳ
phiếu, Trái phiếu, Tín phiếu ngắn hạn và dài hạn.
 Huy động vốn thông qua thanh toán liên Ngân hàng.
Huy động vốn từ Ngân hàng phát triển Nhà Trung Ương và các tổ
chức tín dụng khác.

 Về sử dụng vốn:
+ Thực hiện nghiệp vụ TD ngắn, trung và dài hạn đối với các thành phần
kinh tế trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt chú trọng cho vay Nhà ở như: mua,
sửa chữa, xây dựng Nhà ở và xây dựng cơ sở hạ tầng.
+ Cho vay nhập khẩu máy móc, vật tư thiết bị, các hình thức tài trợ xuất
nhập khẩu khác.
+ Cho thuê dưới hình thức TD thuê mua.
+ Bảo lãnh nhập khẩu thiết bị trả chậm, dự thầu, thực hiện hợp đồng, nhận
tiền ứng trước.
+ Cũng cố và phát triển KH truyền thống: gồm các doanh nghiệp xây lắp,
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ, cung ứng thiết bị, khảo sát thiết
kế.
+ Hoạt động thanh toán bù trù, thanh toán liên NH, thanh toán quốc tế, …
và các nghiệp vụ khác như mở LC, Séc, Cheque, …
+ Thực hiện các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, chi lương, chi trả kiều
hối, chuyển tiền nhanh Western Union, chuyển tiền qua mạng SWIFT đảm
bảo an toàn, chi phí thấp, thu đổi ngoại tệ và dịch vụ thẻ ATM, …

+ Bên cạnh tính năng vận hành ưu việt của máy ATM thì MHB Cần Thơ
đã nhanh chóng khai trương Đại lý nhận lệnh Chứng khoán thuộc công ty cổ
phần chứng khoán MHB (MHB seurities Corporation: MHBS) tại Cần Thơ,
với chức năng chính là cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán, môi giới
giao dịch, hỗ trợ đầu tư Chứng khoán đã đáp ứng được nhu cầu cấp bách của

GVHD: Th.s. Trần Thị Thanh Phương

SVTH: Phạm Văn Đương

8


Phân tích tình hình cho vay hỗ trợ mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở tại MHB.

các nhà đầu tư trong vận hội kinh tế của đất nước, khi Việt Nam đã chính thức
trở thành thành viên thứ 150 của WTO ngày 07/11/2006.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức.
2.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của MHB chi nhánh Cần Thơ.

Ban giám đốc

Phòng HC
nhân sự

Phòng
KD

Phòng
QLRR


Phòng hỗ
trợ KD

Các phòng giao dich

Phòng KT
ngân quỹ

Phòng KS
nội bộ

Phòng
NV

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của MHB chi nhánh Cần Thơ.
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự của MHB chi nhánh Cần Thơ).
2.1.3.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tín dụng tại MHB chi
nhánh Cần Thơ.
GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH
PHÓ GIÁM ĐỐC
Phụ trách tín dụng

PHÒNG KINH
DOANH

PHÒNG QL
RỦI RO

UBTD các cấp tại

chi nhánh

HỖ TRỢ
KINH
DOANH

PHÒNG
NGUỒN
VỐN

BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG GIAO DịCH (UBTD)
Các bộ phận kinh doanh và quản lý rủi ro (nếu có)

Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tín dụng của MHB chi
nhánh Cần thơ.
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự của MHB chi nhánh Cần Thơ).

GVHD: Th.s. Trần Thị Thanh Phương

SVTH: Phạm Văn Đương

9


Phân tích tình hình cho vay hỗ trợ mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở tại MHB.

2.1.3.3. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng, ban.
a) Ban Giám Đốc:
+ Điều hành mọi hoạt động chung của chi nhánh, các nghiệp vụ cụ thể
trong việc tổ chức tài chính thẩm định vốn theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi

hoạt động của đơn vị.
+ Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và nhận thông tin
phản hồi từ các phòng, ban.
+ Quyền quyết định chính thức cho một khoản vay.
+ Quyền quyết định tổ chức bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ
luật hay nâng cao các cán bộ nhân viên, ngoại trừ kế toán trưởng và kiểm soát
trưởng.
b) Phòng hành chính nhân sự:
+ Thực hiện chức năng quản lý lực lượng công nhân viên chức, biên
chế cũng như hợp đồng trong việc tham gia các kỳ hoạt động của đơn vị.
+ Lập các thủ tục cần thiết trình ban giám đốc, ra quyết định nâng
lương hoặc ra quyết định thi hành kỷ luật, có trách nhiệm bảo quản toàn bộ tài
sản của đơn vị, giám sát và tiếp cận thông tin, tin tức có liên quan trình Ban
giám đốc.
+ Thực hiện chức năng hướng dẫn, kiểm soát việc thực hiện các chính
sách, chế độ của Nhà nước, quy chế sử dụng quỹ bảo hiểm lao động, quỹ bảo
trợ và các quỹ khác.
c) Phòng kế toán – ngân quỹ.
+ Thường xuyên theo dõi các khoản giao dịch với KH, kiểm tra chứng
từ khi có phát sinh, có trách nhiệm thông báo về thu nợ và trả nợ tiền gửi của
KH, quy định về tiền gửi của dân cư và tổ chức kinh tế.
+ Thực hiện chiết khấu giấy tờ có giá, mở L/C, chuyển tiền điện tử.
d) Phòng kiểm soát nội bộ.
+ kiểm soát viên kiểm tra giám sát việc chấp hành các chủ trương
chính sách Pháp luật của Nhà nước và quy chế, quy định điều lệ hoạt động
của Ngân hàng về kinh doanh tài chính để đảm bảo an toàn tài sản tại chi
nhánh.
+ Kiểm tra công tác quản lý và điều hành NH.
e) Ủy ban tín dụng các cấp.
+ Căn cứ vào tín chất và quy mô khoản vay, Uỷ ban TD có nhiều cấp,

mỗi cấp có thành phần khác nhau hoạt động theo quy chế hoạt động của Uỷ
ban TD do hội đồng Quản trị Ngân hàng MHB ban hành.
f) Phòng kinh doanh.

GVHD: Th.s. Trần Thị Thanh Phương

SVTH: Phạm Văn Đương 10


Phân tích tình hình cho vay hỗ trợ mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở tại MHB.

+ Chịu tránh nhiệm quản lý một cách hiệu quả danh mục KH bằng
cách lập, giám sát các kế hoạch thường niên và kế hoạch giữa kỳ cho mỗi KH.
+ Duy trì và phát triển doanh mục của KH đem lại lợi nhuận và chất
lượng TD tốt, loại bỏ doanh mục những KH có chất lượng TD thấp hoặc
không mang lại lợi nhuận cho NH.
+ Nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh TD tối thiểu phải đạt
được mục tiêu lợi nhuận đã đề ra.
+ Đảm bảo xử lý tất cả các hồ sơ xin vay mới hoặc các hồ sơ TD hiện
tại, bao gồm cả việc cơ cấu lại nợ (gia hạn, điều chỉnh thời hạn trả nợ), cập
nhật hồ sơ vay theo các quy định hiện hành của MHB.
+ Giám sát thường xuyên việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của KH,
thường xuyên liên hệ với cán bộ kinh doanh cấp cao để đảm bảo việc xử lý và
thu hồi các khoản vay có vấn đề một cách hiệu quả.
+ Có biện pháp xử lý kịp thời để giảm rủi ro tổn thất TD phát sinh từ
các khoản vay có vấn đề.
+ Thực hiện các nghiệp vụ khác như kinh doanh đối ngoại, chiết khấu
bộ chứng từ xuất nhập khẩu, huy động vốn, …
g) Phòng quản lý rủi ro.
+ Lập báo cáo đánh giá rủi ro: căn cứ vào các thông tin, tài liệu có liên

quan đến hồ sơ cấp TD và báo cáo thẩm định do phòng kinh doanh cung cấp,
cán bộ phòng quản lý rủi ro sẽ tiến hành lập báo cáo phân tích theo tính pháp
lý của hồ sơ, tính khả thi của dự án / phương án vay vốn, tài sản đảm bảo, …
+ Kiểm soát thực hiện đúng cơ cấu của danh mục đầu tư đã phê duyệt.
+ Quản lý và đảm bảo việc tuân thủ chính sách TD đã được phê duyệt
trong tuần thời kỳ.
+ Thu thập, phân tích và lập báo cáo phân loại nợ, trích lập và sử dụng
dự phòng cho toàn chi nhánh, đưa ra các thông tin cảnh báo nhằm đảm bảo
hoạt động TD an toàn, hiệu quả.
+ Theo dõi, hỗ trợ phòng kinh doanh đánh giá danh mục TD định kỳ:
tháng, quý, năm hoặc đột xuất để xác định mức độ rủi ro theo từng loại hình
tài trợ, cấu trúc khoản vay, phân khúc thị trường, KH, …
+ Tham gia vào việc giải quyết các khoản nợ xấu, nợ quá hạn.
+ thực hiện các nhiệm vụ khác khi lãnh đạo phân công.
h) Phòng hỗ trợ kinh doanh.
+ Hỗ trợ soạn thảo hợp đồng TD, hợp đồng bảo đảm tiền vay khi
phòng kinh doanh yêu cầu. Thực hiện công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo
theo quy định của MHB và các thủ tục liên quan đến món vay do phòng kinh
doanh cung cấp.
+ Nhận hồ sơ TD và chuyển giao lưu kho theo quy định MHB.
GVHD: Th.s. Trần Thị Thanh Phương

SVTH: Phạm Văn Đương 11


Phân tích tình hình cho vay hỗ trợ mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở tại MHB.

+ Chịu trách nhiệm lập báo cáo thống kê theo quy định, thông tin TD.
+ Theo dõi và cung cấp thông tin báo cáo cho lãnh đạo phòng kinh
doanh, Ban giám đốc về các khoản vay tới hạn, các khoản lãi chưa thu, các

khoản nợ quá hạn, nợ có vấn đề của từng cán bộ TD làm hợp đồng cho KH,…
+ Xử lý các khoản nợ xấu có vấn đề do lãnh đạo phân công như: các
khoản nợ phải khởi kiện tòa án, phải bán hoặc đấu giá tài sản theo quy định,

+ Hồ sơ xử lý nợ, miễn, giảm lãi trình hội đồng xử lý rủi ro, miễn,
giảm lãi của MHB.
i) Phòng nguồn vốn.
+ Chức năng huy động các nguồn vốn trong dân cư, thường xuyên
theo dõi lãi suất trên thị trường để có sự điều chỉnh lãi suất huy động vốn cho
thích hợp và đưa ra kế hoạch huy động, chịu trách nhiệm điều hòa nguồn vốn
của NH.
2.2 Quy trình hướng dẫn cho vay hỗ trợ mua, xây dựng và sửa chữa Nhà
ở tại MHB chi nhánh Cần Thơ.
Sơ tuyển

Thẩn
định TD

Quyết
định

Giải
ngân

Quản lý

Thu nợ
và xử lý

+ Phỏng

vấn đánh
giá sơ bộ
thông tin
KH.
+ Xem
hồ sơ,
thăm
KH,
kiểm tra
chéo
thông
tin.

+Thẩm
định
PA/DA
của KH,
TSĐB
và các
vấn đề
liên
quan.
+ Lập
báo cáo
thẩm
định.

+ Phê
duyệt
cấp TD

+ Các
điều kiện
kèm
theo.
+Hội
đồng
TD,
TSĐB.

+ Hoàn
chỉnh hồ
sơ thủ
tục đầy
đủ.
+ Giải
ngân
đúng
quy
định.

+ Đi
thăm KH
để đánh
giá tài
chính và
TSĐB.
+ Giám
sát tình
hình sử
dụng vay

vốn,
SXKD –
DV.

+ Thu
nợ, cơ
cấu nợ.
+ Đề ra
biện
pháp xử
lý nếu là
nợ xấu:
bán tài
sản cố
định,
khởi
kiện.

Hình 2.3: Quy trình tín dụng của MHB chi nhánh Cần Thơ.
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự của MHB chi nhánh Cần Thơ).

GVHD: Th.s. Trần Thị Thanh Phương

SVTH: Phạm Văn Đương 12


Phân tích tình hình cho vay hỗ trợ mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở tại MHB.

a) Sơ tuyển, đánh giá.
+ Tiếp nhận và sử lý đề nghị cấp TD của KH.

+ Theo dõi tiếp nhận, thu thập thông tin KH và xử lý hồ sơ vay.
b) Thẩm định tín dụng.
+ Lập báo cáo thẩm định khách hàng.
 Xem xét uy tín và năng lực quản trị của KH.
 Xem xét thông tin về quan hệ của KH với các tổ chức TD khác và
đối với hệ thông MHB.
 Xét khả năng tài chính hay thu nhập của KH.
 Tình hình sản xuất kinh doanh và phương án, dự án cấp TD.
 Đánh giá, chấm điểm xếp hạng TD đối với KH theo quy định (thực
hiện theo quy định chẩm điểm nội bộ của MHB).
 Thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay (thực hiện theo quy định
về giao dich bảo đảm của MHB).
 Thẩm định một số điều kiện khác: quan hệ cung – cầu, kỹ thuật –
công nghệ, quy mô quản lý, …
 Kết luận và đưa ra ý kiến đề xuất / kiến nghị.
+ Lập báo cáo đánh giá rủi ro: về pháp lý, tình hình tài chính, môi trường
sản xuất kinh doanh, nguồn trả nợ, hiệu quả phương án / dự án, TSĐB, …
c) Ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng.
+ Trường hợp 1: mức cho vay từ 200 triệu đồng trở xuống.
Hoặc

Uỷ ban TD hợp phê duyệt cho vay

Cán bộ kinh doanh
(lập báo cáo thẩm định)

Lãnh đạo P.KD
(Ghi ý kiến đề xuất)

Lãnh đạo chi

nhánh
GĐ/PGĐ
(phê duyệt)

(Nguồn: Công văn 1166/NHN – TD. Quy trình nghiệp vụ TD của MHB chi
nhánh Cần Thơ).
Đối với trường hợp cho vay tiêu dùng có đảm bảo bằng tài sản hoặc sản
phẩm cho vay khác, thì cán bộ kinh doanh trình báo cáo thẩm định cho lãnh
đạo phòng kinh doanh phê duyệt cho vay theo ủy quyền của tổng giám đốc
theo từng thời kỳ.

GVHD: Th.s. Trần Thị Thanh Phương

SVTH: Phạm Văn Đương 13


Phân tích tình hình cho vay hỗ trợ mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở tại MHB.

+ Trường hợp 2: mức cho vay trên 200 triệu đến 2 tỉ đồng.
Uỷ ban TD hợp đồng phê duyệt cho
Hoặc
Cán bộ kinh
doanh
(lập báo cáo TĐ)
LÃNH ĐẠO
P.KD
(Ghi ý kiến đề
xuất)

CBRR

(Đánh giá lại báo
cáo)

Lãnh đạo
chi nhánh
GĐ/PGĐ
(phê
duyệt)

LÃNH ĐẠO
P.QLRR
(Ghi ý kiến đánh
giá)

(Nguồn: Công văn 1166/NHN – TD, quy trình nghiệp vụ tín dụng của MHB
chi nhánh Cần Thơ).
Phê duyệt cấp TD cho KH là lãnh đạo (Giám đốc/ P. giám đốc) chi nhánh.
+ Trường hợp 3: mức cho vay từ 2 tỉ đến 10 tỉ đồng.

Uỷ ban TD hợp đồng phê duyệt cho vay
Hoặc
Cán bộ kinh
doanh
(lập báo cáo TĐ)

Cán bộ rủi ro
(Đánh giá lại báo
cáo)

LÃNH ĐẠO

P.KD
(Ghi ý kiến đề
xuất)

LÃNH ĐẠO
P.QLRR
(Ghi ý kiến đánh
giá)

Lãnh đạo
P.NV
(Ghi ý
kiến đánh
giá)

GĐ CN
(Phê duyệt)

(Nguồn: công văn 1166/NHN – TD, quy trình nghiệp vụ tín dụng của MHB
chi nhánh Cần Thơ).
+ Trường hợp 4: mức cho vay từ 10 tỉ đến 25 tỉ.
 Mức cho vay vượt mức phê chuẩn của GĐ chi nhánh: sau khi hoàn
thành các thủ tục tương tự cho vay trong mức phê duyệt, GĐ chi nhánh lập tờ

GVHD: Th.s. Trần Thị Thanh Phương

SVTH: Phạm Văn Đương 14


Phân tích tình hình cho vay hỗ trợ mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở tại MHB.


trình vượt mức phán quyết cùng toàn bộ hồ sơ cho vay vốn gửi về Ban quản
lý rủi ro Hội sở để trình Uỷ ban TD Hội sở xem xét.
 Mức cho vay trong mức phê duyệt của GĐ chi nhánh: quy trình áp
dụng như đối với mức cho vay từ 2 tỷ đến 10 tỷ đồng trong trường hợp 3.
d) Giải ngân.
+ Tổng hợp chứng từ để trình giải ngân:
 Hợp đồng mua bán, biên bản nghiệm thu.
 Hóa đơn, chứng từ thanh toán.
 Thông báo nộp tiền vào tài khoản của các tổ chức TD trong hợp
đồng (nếu có).
 Ngân hàng lập chứng từ: uỷ nhiệm chi.
+ Trình duyệt giải ngân.
+ Chuyển giao hồ sơ.
e) Quản lý, giám sát.
+ Cán bộ kinh doanh chịu trách nhiệm quản lý danh mục và giám sát
khoản cấp TD của KH kể từ khi giải ngân đến khi thanh lý hợp đồng.
+ Cán bộ kinh doanh phải phối hợp cùng cán bộ giao dịch theo dõi việc
trả nợ gốc, lãi và phí (nếu có) theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng
với KH. Lập thông báo trả nợ cho KH biết trước ngày đến hạn trả nợ trên hợp
đồng (chậm nhất là mấy ngày làm việc).
+ Thông qua việc thường xuyên theo dõi, giám sát KH, cán bộ kinh doanh
có thể đưa ra những ý kiến phản đối cần thiết đối với tình hình kinh doanh của
KH. Giúp KH không ngừng cải thiện hoạt động của mình và giúp P.KD phát
triển những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của KH.
+ Phối hợp với phòng hỗ trợ kinh doanh chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, thủ
tục khởi kiện, phát mãi tài sản, xử lý nợ bằng biện pháp gán nợ mua bán nợ
đối với khoản vay có khả năng mất vốn.
+ Nên thường xuyên sử dụng chức năng truy vấn khoản vay để theo dõi,
quản lý khoản vay hoặc xử lý khoản vay có vấn đề của KH.

f) Thu nợ và xử lý nợ.
+ Thực hiện theo quy định hiện hành về thu và xử lý nợ xấu, nợ quá hạn
của hệ thống MHB.
+ Đối tượng cho vay:
 Cho vay mua Nhà ở: chi phí chuyển nhượng Nhà ở theo hợp đồng
ký kết giữa hai bên, chi phí nộp thuế, sửa chữa, trang trí nội thất, lắp đặt điện,
nước, phương tiện sinh hoạt, ...

GVHD: Th.s. Trần Thị Thanh Phương

SVTH: Phạm Văn Đương 15


Phân tích tình hình cho vay hỗ trợ mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở tại MHB.

 Cho vay xây dựng Nhà ở: chi phí để thực hiện hoàn chỉnh một căn
Nhà như chi phí chuyển nhượng nền Nhà, chi phí chuẩn bị xây dựng như thiết
kế, lập bản vẽ, dự toán, chi phí nhân công thuê ngoài hoặc tự xây dựng, chi
phí về nguyên vật liệu trang trí nội thất, lắp đặt điện, nước phương tiện sinh
hoạt, chi phí hoàn công, kể cả chi phí nộp thuế,...
 Cho vay sửa chữa nâng cấp Nhà ở: chi phí nhân công, vật liệu,
trang trí nội thất, lắp đặt điện, nước phương tiện sinh hoạt,...
+ Mức cho vay, tỷ lệ cho vay: căn cứ vào nhu cầu vốn hợp lý của phương
án vay và khả năng trả nợ của KH cao để sát định giới hạn cho vay.
 Cho vay có đảm bảo tiền vay bằng tài sản khác: mức cho vay không
quá 85% giá trị của phương án, không vượt tỷ lệ cho vay quy định đối với
từng loại tài sản đảm bảo.
 Cho vay có đảm bảo tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay:
mức cho vay tối đa bằng 75% giá trị phương án.
 Cho vay không có tài sản đảm bảo (cho vay tín chấp): không quá

70% giá trị của phương án xin vay và không quá 12 tháng thu nhập thực tế
của KH hoặc không quá 200 triệu đồng theo quy định về đối tượng cho vay
của MHB.
+ Thời hạn cho vay:
 Cho vay sửa chữa, nâng cấp Nhà ở: không quá 60 tháng.
 Cho vay xây dựng Nhà ở: không quá 180 tháng.
Thời hạn cho vay tính từ ngày KH nhận món vay đầu tiên tới ngày hoàn
trả hết toàn bộ nợ vay (gốc, lãi và các khoản chi phí liên quan khác).
+ Phương thức cho vay: cho vay từng lần.
+ Lãi suất cho vay: các loại lãi suất được áp dụng tùy theo thỏa thuận: thả
nổi, cố định, trả gốp, linh hoạt (lãi suất cấn trừ, lãi suất tiết kiệm Nhà ở,...).
+ Các hình thức trả nợ gốc và lãi: tùy theo từng nguồn thu nhập trả nợ của
từng đối tượng KH vay thì có các hình thức trả nợ gốc và lãi như sau:
 Trả lãi hàng tháng, trả gốc theo định kỳ.
 Trả gốc và lãi đều hàng tháng.
 Trả lãi và gốc linh hoạt theo thỏa thuận
 Trả góp (tổng số tiền gốc + tiền lãi phải trả chia đều cho các kỳ
hạn).
+ Hồ sơ vay vốn bao gồm các loại hồ sơ sau:
 Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của MHB.
 Hồ sơ pháp lý của KH.
 Chứng minh nhân dân / Hộ chiếu.

GVHD: Th.s. Trần Thị Thanh Phương

SVTH: Phạm Văn Đương 16


Phân tích tình hình cho vay hỗ trợ mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở tại MHB.


 Hộ khẩu / tạm trú dài hạn.
 Giấy đăng ký kết hôn / xác nhận độc thân của người vay, người
hôn phối và của bên thứ ba bảo lãnh vay vốn bằng tài sản (nếu có).
 Tài liệu chứng minh nhu cầu vốn bao gồm những tài liệu sau:
 Xây dựng, sửa chữa Nhà ở:
 Giấy phép xây dựng, sửa chữa hóa đơn.
 Phiếu báo giá (nếu có).
 Hợp đồng thi công xây dựng, sửa chữa, nấng cấp.
 Hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu (nếu có).
 Bảng dự trù, dự toán kinh phí của dự án / phương án vay
vốn (nếu có).
 Chuyển nhượng Nhà ở, căn hộ chung cư từ các tổ chức, cá
nhân: hợp đồng chuyển nhượng Nhà ở, căn hộ chung cư có chứng thực cấp
thẩm quyền.
 Hồ sơ, tài liệu chứng minh thu nhập bao gồm:
 Giấy xác nhận hoặc giấy ủy nhiệm trích lương để trả nợ NH
của người sử dụng lao động / chứng minh bảng lương / biên lai nộp thuế thu
nhập cá nhân (nếu có).
 Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, cho thuê tài sản (nếu
có) / kê khai thu nhập từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc thu nhập khác
của người vay.
 Đảm bảo tiền vay bao gồm:
 Cho vay có tài sản đảm bảo gồm có:
 Hợp đồng đảm bảo tiền vay.
 Các loại giấy tờ pháp lý chứng minh quyền sử dụng, sở hữu
tài sản mà KH dự định dùng để cầm cố, thế chấp tại MHB.
 Cho vay không có tài sản đảm bảo (cho vay tín chấp) gồm có:
 KH phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện theo một số quy
định về tiêu chuẩn của MHB.
2.3. Khái quát chung về tình hình huy động vốn và hoạt động tín dụng

của Ngân hàng MHB chi nhánh Cần Thơ.
2.3.1. Tình hình nguồn vốn huy động.
+ Nguồn vốn của MHB chi nhánh Cần Thơ bao gồm: vốn huy động, vốn
điều chuyển từ hội sở và tài sản nợ khác. Năm 2009 tổng nguồn vốn của NH
là 1.146.774 triệu đồng, đến năm 2010 tổng nguồn vốn của NH giảm còn
1.115.229 triệu đồng tương đương 2,75% so với năm 2009. Năm 2011 tổng

GVHD: Th.s. Trần Thị Thanh Phương

SVTH: Phạm Văn Đương 17


Phân tích tình hình cho vay hỗ trợ mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở tại MHB.

nguồn vốn của NH là 1.070.429 triệu đồng giảm thêm 4,02% so với năm
2010.
+ Tuy nhiên cơ cấu nguồn vốn lại có sự tăng giảm qua các năm, vốn huy
động tăng dần qua các năm, vốn điều chuyển lại giảm qua các năm còn tài sản
nợ khác thì lại tăng dần.

 Vốn huy đông: vốn huy động của NH năm 2009 đạt 446.831 triệu
đồng, năm 2010 là 532.271 triệu đồng tăng 19,12% so với năm 2009 cuối
cùng năm 2011 là 670.271 triệu đồng tăng thêm 25,93% so với năm 2010.

GVHD: Th.s. Trần Thị Thanh Phương

SVTH: Phạm Văn Đương 18


Phân tích tình hình cho vay hỗ trợ mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở tại MHB.


Bảng 2.1: tổng quát tình hình nguồn vốn của MHB chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2009 – 2011.
ĐVT: triệu đồng.
2009
Chỉ tiêu

2010

Số tiền

Tỷ
trọng

1. Vốn huy động

446.831

2. Vốn điều chuyển
3. Tài sản nợ khác
Tổng cộng

So sánh
2010/2009

2011

Số tiền

Tỷ
trọng


Số tiền

38,96

532.271

47,73

670.271

62,62

659.234

57,49

506.502

45,42

321.200

30,01

40.709

3,55

76.456


6,86

78.958

7,38

35.747

100 1.070.429

100

-31.545

1.146.774

100 1.115.229

Tỷ
trọng

Số tiền
85.440

So sánh
2011/2010

%


Số tiền

%

19,12

138.000

25,93

-152.732 -23,17

-185.302

-36,58

87,81

2.502

3,27

-2,75

-44.800

-4,02

(Nguồn: phòng nghiệp vụ kinh doanh của MHB chi nhánh Cần Thơ).


GVHD: Th.s. Trần Thị Thanh Phương
Văn Đương

SVTH: Phạm

19


Phân tích tình hình cho vay hỗ trợ mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở tại MHB.

Biểu đồ 2.1: tổng quát tình hình nguồn vốn của MHB chi nhánh Cần Thơ
qua 3 năm 2009 – 2011.

 Vốn điều chuyển: vốn điều chuyển từ Hội sở của MHB chi nhánh
Cần Thơ chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn của NH nguyên nhân
là do DSCV của NH khá cao trong khi nguồn vốn huy động lại không đủ đáp
ứng nhu cầu TD của KH. Do đó, để đảm bảo nguồn vốn cho vay của MHB
chi nhánh Cần Thơ phải cần tính đến nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở.
 Năm 2009 vốn điều chuyển từ Hội Sở là 659.234 triệu đồng
chiếm tỷ trọng 57,49%, đến năm 2010 vốn điều chuyển là 506.502 triệu đồng
chiếm tỷ trọng 45,42% giảm so với năm 2009, cuối cùng là năm 2011 vốn
điều chuyển là 321.200 triệu đồng chiếm tỷ trọng 30% giảm so với 2010.
Điều này chứng tỏ NH đã chú trọng nâng cao công tác huy động vốn của
mình, tuy tỷ trọng trên vẫn còn khá lớn nhưng đây là một dấu hiệu khả quan
của NH, hy vọng trong các năm sắp tới NH sẽ tiếp tục thực hiện công tác huy
động vốn để giảm tỷ trọng này xuống thấp hơn nữa.

 Tài sản nợ khác: tăng dần qua các năm cụ thể năm 2009 là 40.709
triệu đồng, năm 2010 là 76.456 triệu đồng và cuối cùng là năm 2011 là 78.958
triệu đồng. Khoản mục này bao gồm: các khoản phải trả, thu nhập giử lại, lãi

cộng dồn dự trả,… trong đó lợi nhuận giử lại là nguồn vốn quan trọng để NH
có thể mở rộng kinh doanh của mình. Nguồn vốn này tuy chỉ chiếm tỷ trọng
khá nhỏ nhưng nó cũng góp phần làm tăng nguồn vốn kinh doanh của NH.
2.3.2. Tình hình hoạt động tín dụng.
+ Có hai loại lãi suất cho vay được áp dụng trong lĩnh vực này tại MHB
chi nhánh Cần Thơ là: lãi suất thông thường và lãi suất ưu đãi. Thực tế tình

GVHD: Th.s. Trần Thị Thanh Phương

SVTH: Phạm Văn Đương 20


Phân tích tình hình cho vay hỗ trợ mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở tại MHB.

hình cho vay trong những năm vừa qua của chi nhánh chủ yếu chỉ là cho vay
lãi suất thông thường, dao động trong khoảng 15 – 19%/năm ở năm 2009,
2010 và 2011 được áp dụng cho các đối tượng có nhu cầu vay vốn hợp lý. Lãi
suất ưu đãi được áp dụng cho các dự án, chương trình cần thiết và cho vay hộ
nghèo, khắc phục hậu quả thiên tai nặng nề về Nhà ở theo chỉ định và ủy thác
của Chính phủ. Tuy nhiên trong những năm qua trên địa bàn TP. Cần Thơ vẫn
chưa có những trường hợp nằm trong viện nêu trên. Hơn nữa Chính phủ luôn
quan tâm và hỗ trợ thích đáng trong những trường hợp này với sự giúp đỡ của
NH Chính sách Xã hội và vận động xây dựng Nhà tình thương, tình nghĩa,…
vì vậy chi nhánh tạm ngưng việc cho vay theo lãi suất ưu đãi.

GVHD: Th.s. Trần Thị Thanh Phương

SVTH: Phạm Văn Đương 21



Phân tích tình hình cho vay hỗ trợ mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở tại MHB.

Bảng 2.2: tình hình cho vay của MHB chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2009 – 2011.
ĐVT: triệu
đồng.
Chỉ tiêu
I. Doanh số cho vay
Ngắn hạn
Trung - dài hạn
II. Doanh số thu nợ
Ngắn hạn
Trung - dài hạn
III. Dư nợ
Ngắn hạn
Trung - dài hạn
IV. Nợ xấu
Ngắn hạn
Trung - dài hạn

2009
1.025.769
838.584
187.185
1.083.463
895.516
187.947
834.748
392.146
442.602
17.199

5.160
12.039

2010
1.459.605
1.204.279
255.326
1.377.039
1.150.592
226.447
917.314
445.833
471.481
24.622
7.387
17.235

2011
1.269.095
1.024.985
244.110
1.266.573
1.048.810
217.763
919.806
422.008
497.798
21.789
6.843
14.946


So sánh 2010/2009

So sánh 2011/2010

Số tiền
433.836
365.695
68.141
293.576
255.076
38.500
82.566
53.687
28.879
7.423
2.227
5.196

Số tiền
-190.510
-179.294
-11.216
-110.466
-101.782
-8.684
2.492
-23.825
26.317
-2.833

-544
-2.289

%
42,29
43,61
36,40
27,10
28,48
20,48
9,89
13,69
6,52
43,16
43,16
43,16

%
-13,05
-14,89
-4,39
-8,02
-8,85
-3,83
0,27
-5,34
5,58
-11,51
-7,36
-13,28


(Nguồn: phòng nghiệp vụ kinh doanh của MHB chi nhánh Cần Thơ).

GVHD: Th.s. Trần Thị Thanh Phương
Văn Đương

SVTH: Phạm

22


Phân tích tình hình cho vay hỗ trợ mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở tại MHB.

Biểu đồ 2.2: tình hình cho vay của MHB chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm
2009 – 2011.

+ Doanh số cho vay:
 Nếu xét về cơ cấu giữa ngắn hạn và trung – dài hạn thì DSCV ngắn
hạn của NH luôn chiếm một tỷ trọng cao nguyên nhân là do hoạt động của
một số phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh chủ yếu là hoạt động TD ngắn
hạn đặt biệt là cho vay tiêu dùng và cho vay vốn sản xuất ngắn hạn.
 Nếu dựa vào doanh số theo từng năm thì DSCV của NH trong năm
2009 là 1.025.769 triệu đồng. Doanh số này lại tăng trong năm 2010 là
42,29% tương đương là 433.836 triệu đồng so với năm 2009, nguyên nhân là
do tác động của gói kích cầu kinh tế, nền kinh tế Việt Nam đã có những
chuyển biến tích cực, đặc biệt là các doanh nghiệp được hỗ trợ lãi suất khi vay
vốn từ các NHTM, phần bù lãi suất đó sẽ được chi từ Ngân sách Nhà nước
nên làm cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. Đó
cũng là lý do trong năm 2010 DSCV của NH tăng lên 42,29% tương ứng là
1.459.605 triệu đồng. Năm 2011 DSCV chỉ đạt 1.269.095 triệu đồng giảm

13,05% so với năm 2010, nguyên nhân giảm là do không còn gói kích cầu
kinh tế như năm 2010, hơn nữa kinh tế đang phục hồi nhưng chưa thật sự ổn
định.
 Mặc dù gặp phải sự cạnh tranh gây gắt do sự xuất hiện ngày càng
nhiều các NH trên địa bàn TP. Cần Thơ làm cho miếng bánh bị chia ra nhiều
phần nhỏ nhưng DSCV của NH luôn đạt mức rất cao. Điều này càng khẳng
định vị thế của NH ngày càng lớn mạnh và ghi nhận sự nổ lực hết mình của
toàn thể cán bộ công nhân viên NH.

GVHD: Th.s. Trần Thị Thanh Phương

SVTH: Phạm Văn Đương 23


Phân tích tình hình cho vay hỗ trợ mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở tại MHB.

+ Doanh số thu nợ:
 DSTN là tổng số tiền mà NH đã thu hồi từ các khoản giải ngân
trong một khoản thời gian nhất định. Việc thu nợ góp phần tích cực trong việc
tái đầu tư TD và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn trong lưu thông. Bất cứ
NH nào cũng muốn tồn tại và phát triển, hoạt động ngày càng hiệu quả thì
không chỉ phụ thuộc vào DSCV, đánh giá đúng KH, tiến hành thu nợ một
cách tốt và còn biết tránh rủi ro. Cho nên DSCV là điều kiện Cần và DSTN là
điều kiện Đủ để hoạt động NH được duy trì và phát triển.
 Nhìn chung, DSTN năm 2009 là 1.083.463 triệu đồng và năm 2010
doanh số này tăng lên 27,10% đạt mức 293.576 triệu đồng so với năm 2009
điều này chứng tỏ rằng cán bộ TD của NH đã thực hiện tốt công tác thẩm
định, đánh giá rủi ro, thực hiện quản lý và thu nợ tốt. Trong năm 2011 do tác
động của nền kinh tế đặc biệt là tình hình lạm phát tăng cao, nên DSTN cũng
bị ảnh hưởng và chỉ đạt 1.266.573 triệu đồng giảm 8,02% tương đương

110.466 triệu đồng so với năm 2010.
 Tình hình thu nợ ngắn hạn của NH qua ba năm là rất tốt chiếm đa
số trong tổng DSTN. Tốc độ tăng trưởng của DSTN ngắn hạn đều tăng giảm
qua các năm cụ thể năm 2009 là 895.516 triệu đồng, năm 2010 là 1.150.592
triệu đồng và cuối cùng là năm 2011 là 1.048.810 triệu đồng. Nguyên nhân là
do các khoản vay của NH luôn được thẩm định và giải quyết cho vay theo
đúng quy định của NHB, NH cũng đã thực hiện tốt việc lựa chọn KH và tư
vấn khi KH đến vay vốn nên đa số KH đã sử dụng vốn đúng mục đích và đem
lại hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó còn có sự đóng
góp của cán bộ TD trong việc đôn đốc KH trả nợ đúng kỳ hạn khi khoản vay
đến hạn.
+ Dư nợ:
 Như ta biết dư nợ là kết quả của quá trình cho vay và quá trình thu
nợ, thể hiện số vốn mà NH đã cho vay mà vẫn chưa thu hồi được tính đến thời
điểm báo cáo. Chỉ tiêu dư nợ phản ánh quy mô hoạt động, tốc độ tăng trưởng
TD của NH qua từng thời kỳ.
 Năm 2009 dư nợ TD của NH là 834.748 triệu đồng, năm 2010 là
917.314 triệu đồng trong đó cả dư nợ TD ngắn hạn và trung – dài hạn đều
tăng. Sang năm 2011 khi DSCV tăng hơn DSTN của NH, nhưng dư nợ ngắn
hạn năm 2011 giảm so với năm 2010 còn dư nợ trung – dài hạn của năm 2011
tăng so với năm 2010 từ đó làm cho dư nợ TD của NH trong năm này cũng
tăng lên 0,27% số tiền tương đương là 2.492 triệu đồng.
+ Nợ xấu:
 Tất cả các NH trong quá trình hoạt động thì luôn tồn tại nợ xấu, còn
ít hay nhiều là tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: chính sách KH,
chính sách TD, kỳ hạn cho vay, chính sách thu nợ,…do đó vấn đề nợ xấu là
dấu hiệu cảnh báo cho biết doanh nghiệp, KH đang gặp khó khăn về tài chính,

GVHD: Th.s. Trần Thị Thanh Phương


SVTH: Phạm Văn Đương 24


Phân tích tình hình cho vay hỗ trợ mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở tại MHB.

nên khó có khả năng thanh toán nợ cho NH, nợ xấu càng lớn thì rủi ro TD
càng cao và điều này chứng tỏ là hoạt động kinh doanh không đạt hiệu quả
cao. Nên trong quá trình hoạt động kinh doanh thì NH cầm kiểm soát chặt chẻ
nợ xấu.
 Năm 2009 nợ xấu của NH là 17.199 triệu đồng, năm 2010 nợ xấu
của NH lại tăng lên 43,16% tương đương với số tiền là 7.423 triệu đồng so
với năm 2009, nguyên nhân là do tình hình kinh tế bất ổn, chính sách giữ
vững lãi suất của NH và sự cạnh tranh khốc liệt giữa các NHTM trên thị
trường nên đã làm cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, nhóm KH
chủ yếu của TD gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh dẫn đến việc
trả nợ vay của NH bị chậm trễ, mặt khác một số KH cố ý hoãn trả nợ đúng
hạn nhằm chiếm dụng vốn của NH. Cuối cùng là năm 2011 nợ xấu của NH là
21.789 triệu đồng, giảm 11,51% tương đương với số tiền là 2.833 triệu đồng
so với năm 2010, điều đó cho thấy có sự chuyển biến tích cực trong công tác
quản lý thu nợ xấu và xu hướng của NH là tiếp tục điều phối để giảm tỷ lệ nợ
xấu này.
2.4. Khái quát chung về tình hình hoạt động kinh doanh của MHB chi
nhánh Cần Thơ.
+ Tình hình hoạt động kinh doanh 3 năm 2009 – 2011: trong giai đoạn
này do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên đã làm ảnh
hưởng đến toàn bộ nền kinh tế nói chung và hoạt động kinh doanh của NH
nói riêng. Tuy nhiên, NH vẫn đạt kết quả kinh doanh khá khả quan. Đây là
một sự nổ lực rất lớn của toàn bộ công nhân viên của NH.

GVHD: Th.s. Trần Thị Thanh Phương


SVTH: Phạm Văn Đương 25


×