PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHO VAY MUA, XÂY DỰNG VÀ
SỬA CHỮA NHÀ Ở ĐỐI VỚI CÁ NHÂN VÀ HỘ GIA ĐÌNH Ở NGÂN
HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL – CHI NHÁNH ÔMÔN- TP CẦN
THƠ
4.1 ĐỊNH HƯỚNG CHO VAY MUA, XÂY DỰNG VÀ SỬA CHỮA NHÀ Ở ĐỐI
VỚI CÁ NHÂN VÀ HỘ GIA ĐÌNH Ở NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ
ĐBSCL – CHI NHÁNH ÔMÔN- TP CẦN THƠ
4.1.1 Mục tiêu
Dự kiến trong năm 2008 chi nhánh NH PTN ĐBSCL Quận Ô Môn sẽ áp dụng
nhiều biện pháp trong kinh doanh đủ sức cạnh tranh trên thương trường để hoàn thành
các chỉ tiêu chủ yếu năm 2008 như sau
- Số dư nguồn vốn huy động đến 31/12/2007 là 61,3 triệu đồng, tăng tỷ lệ tiền gởi trong
thanh toán, tăng tỷ lệ tiền gởi tiết kiệm dài hạn để phục vụ cho hoạt động cho vay xây
dựng và sửa chữa nhà ở.
- Nợ quá hạn phải dưới 2%.
- Thu nợ gốc và lãi phải đạt 90% trở lên.
4.1.2 Biện pháp tổ chức thực hiện
- Tăng cường công tác tiếp thị các sản phẩm nhằm thu hút tiền gởi tiết kiệm
trong dân cư bằng cách đa dạng hóa các hình thức huy động vốn dưới hình thức tiết
kiệm có dự thưởng hoặc không dự thưởng nhằm có được nguồn vốn đủ mạnh để cho
vay.
- Tổ chức phân công, giao chỉ tiêu kế hoạch cho CBTD, gắn với công tác huy
động vốn, thu nợ, cho vay, tăng trưởng dư nợ phải gắn liền với chất lượng tín dụng, cho
vay phải thu hồi được nợ.
- Thường xuyên tổ chức học tập, bồi dưỡng, tập huấn hội thảo chuyên môn
nghiệp vụ tín dụng, nâng cao chất lượng thẩm định cho vay, triển khai phổ biến văn bản
nghiệp vụ hàng tuần.
- Rà soát những thủ tục vay vốn gọn nhẹ, đảm bảo tính pháp lý, tiếp tục duy trì
cải cách phong cách giao tiếp phục vụ khách hàng văn minh, lịch sự.
- Tăng cường công tác thẩm định về phương án kinh doanh, năng lực tài chính,
xác định đúng giá trị tài sản đảm bảo nợ vay, tìm hiểu trình độ năng lực quản lý, uy tín
quan hệ xã hội của khách hàng.
- Xác định chiiến lược khách hàng, chiến lược kinh doanh cho phù hợp, đảm bảo
kinh doanh có hiệu quả. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch phát triển hàng năm, tổ chức sơ,
tổng kết rút kinh nghiệm để qua đó có chế độ khen thưởng, xử phạt nghiêm minh.
- Tiếp tục quan hệ với chính quyền địa phương và các ngành chức năng trong việc
thẩm định cho vay và xử lý nợ.
4.2. PHÂN TÍCH TỔNG QUÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG
4.2.1. Tình hình tín dụng tổng quát tại MHB- CN Ô Môn
Bảng 2: TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TỔNG QUÁT TẠI NGÂN HÀNG PHÁT
TRIỂN NHÀ- CHI NHÁNH Ô MÔN- TPCT
Ðvt: Triệu đồng
CÁC KHOẢN
MỤC
Năm 2006/2005 2007/2006
2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền %
Doanh số cho vay 125.460 145.365 198.560 19.905 15,9 53.195 36,6
Doanh số thu nợ 109.875 133.845 162.308 23.970 21,8 28.463 21,3
Dư nợ 132.476 143.996 180.248 11.520 8,7 36.252 25,2
Nợ quá hạn 1.431 1.584 2.343 153 10,7 759 47,9
(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh tại MHB- CN Ô Môn)
4.2.1.1. Doanh số cho vay
Về công tác cho vay của chi nhánh liên tục tăng qua ba năm cụ thể năm 2005,
doanh số cho vay là 125.460 triệu đồng đến năm 2006 đạt 145.365 triệu đồng, tăng
19.905 triệu đồng tương đương 15,9% so với năm 2005. Nguyên nhân làm cho doanh
số cho vay tăng là do chi nhánh đã tích cực nắm bắt được nhu cầu tín dụng của nhân
dân, cho vay các cá nhân, hộ gia đình có khả năng. Qua năm 2007, doanh số cho vay
của chi nhánh tiếp tục tăng mạnh. Cụ thể, doanh số cho vay năm 2007 đạt 198.560 triệu
đồng tăng 53.195triệu đồng hay tăng về số tương đối là 36,6%. Có nhiều nguyên nhân
để doanh số cho vay tăng nhanh như: nhu cầu nhà ở ngày càng nhiều, ngân hàng có
nhiều sự ưu đãi đối với các cá nhân có hoàn cảnh khó khăn,…
4.2.1.2. Doanh số thu nợ
Doanh số thu nợ năm 2006 là 133.845 triệu đồng tăng 23.970 triệu đồng hay tăng
về số tương đối là 21.8% so với năm 2005, dể có được kết quả này thì chi nhánh đã tích
cực thu hồi nợ đã đến hạn, cố gắng giải quyết những khoản nợ còn tồn đọng. Qua đó
cho thấy nền kinh tế của địa phương ngày càng phát triển vững mạnh.Doanh số thu nợ
tiếp tục đạt được hiệu quả cao trong năm 2007 đạt 162.308triệu đồng tăng 28.463triệu
đồng hay tăng về số tương đối là 21.3%. Nguyên nhân làm cho doanh số thu nợ đạt
hiệu quả là do nền kinh tế ngày càng ổn định và phát triển làm cho thu nhập của người
dân tăng lên, đời sống cũng tốt hơn nên khả năng thanh toán những khoản nợ đến hạn
ngày càng khả quan hơn.
4.2.1.3. Dư nợ
Riêng với tình hình dư nợ tại chi nhánh trong ba năm qua có chiều hướng phát
triển thuận lợi. Tính đến ngày 31/12/2005 dư nợ đạt 132.476 triệu đồng năm 2006 đạt
143.996 triệu đồng tăng 11.520 triệu đồng tức tăng 8,7% so với năm 2005. Dư nợ tiếp
tục tăng lên ở năm 2007 với tốc độ là 25.2% tương ứng 36.252triệu đồng so với năm
2006. Nhìn chung tổng dư nợ tăng qua các năm cũng phản ánh quy mô tín dụng của chi
nhánh ngày càng được mở rộng. Đó là do chi nhánh đã làm đúng quy trình tín dụng và
chấp hành đầy đủ các văn bản của Ngân hàng pát triển nhà ĐBSCL. Mặt khác là do sự
chỉ đạo sát sao của ban giám đốc, sự sáng tạo trong cách làm và kiên quyết trong thực
hiện của đội ngũ cán bộ nên chất lượng tín dụng đã được nâng cao từng bước.
4.2.1.4. Nợ quá hạn
Do tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế quá cao nên đã làm cho tỷ lệ nợ quá hạn được
vẫn chưa giảm mà còn có chiều hướng gia tăng, một mặt là do người dân đã gia hạn nợ,
mặt khác là do lãi suất cho vay đã tăng lên cao và không ổn định.Nếu nợ quá hạn năm
2005 là 1.431 triệu đồng thì sang năm 2006 là 1.584 triệu đồng tăng tương ứng với tỷ
lệ 10.7% so với năm 2005 (tức tăng 153 triệu đồng). Đến năm 2007 khoản nợ này là
2.343 triệu đồng, tăng với tỷ lệ 47,9% so với năm 2006 (tức tăng 759triệu đồng). Tỷ lệ
nợ quá hạn này tăng lên là do để ổn định nền kinh tế Ngân hàng Nhà nước chưa cho