Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP An Bình - Chi nhánh Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.06 KB, 50 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cùng với sự phát triển của đất nước thì hệ thống ngân hàng (NH) cũng có những
chuyển biến mạnh mẽ, nhất là về lĩnh vực huy động vốn và cung cấp vốn cho hoạt
động kinh doanh của các ngành nghề, các tổ chức kinh tế xã hội (KTXH) nói chung
và cá nhân nói riêng nhằm đáp ứng nhu cầu KTXH ngày càng cao. Trong đó, tín dụng
(TD) là hoạt động chủ yếu nhất trong hoạt động của NH, luôn đóng vai trò quan trọng
và là mạch máu chính của nền kinh tế, TD không chỉ đóng vai trò thu hút và phân
phối nguồn vốn trong xã hội mà nó còn là hoạt động mang lại lợi nhuận lớn nhất cho
NH.
Nắm bắt được tầm quan trọng của vốn đối với hầu hết bất kỳ doanh nghiệp, hộ
sản xuất nào trong sản xuất kinh doanh. Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) An
Bình đã thể hiện tầm quan trọng của mình trong nền kinh tế, chủ đạo nguồn vốn trong
sản xuất kinh doanh và cùng với sự đóng góp tích cực và mạnh mẽ để nền KTXH
phát triển hơn, nguồn vốn luôn đảm bảo tiến trình sản xuất kinh doanh được liên tục,
hiệu quả. Không chỉ có nhu cầu về vốn trung và dài hạn để đổi mới công nghệ, nhà
xưởng, máy móc,… mà các doanh nghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh luôn có nhu
cầu vay vốn ngắn hạn để bổ xung cho nhu cầu thiếu hụt vốn tạm thời khi gặp khó
khăn trong việc thanh toán với khách hàng (KH), trả lương cho công nhân, mở rộng
sản xuất,… Chính vì sự quan trọng của TD ngắn hạn đối với hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp và cá nhân như vậy, đồng thời với chủ trương của Đảng
và Nhà nước ta hiện nay, nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp có quy mô nhỏ mở rộng sản
xuất, kích thích tính năng động sáng tạo của các doanh nghiệp trẻ và hỗ trợ vốn vay
ngắn hạn cho hộ kinh doanh, các ngân hàng thương mại (NHTM) đặc biệt là ngân
hàng TMCP An Bình - Chi nhánh Cần Thơ đã có những biện pháp mở rộng hoạt động
TD ngắn hạn nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh.
Ngân hàng TMCP An Bình - Chi nhánh Cần Thơ là một chi nhánh năng động và
hoạt động mạnh mẽ trong lĩnh vực TD ngắn hạn và đạt những thành tích cao trong
công tác TD ngắn hạn. Tuy nhiên vấn đề đặt ra cho Chi nhánh trước tình hình hiện
nay là hoạt động cho vay ngắn hạn có hiệu quả và hạn chế rủi ro. Trong khi đó, Thành
phố (TP) Cần Thơ là một trong những đầu mối kinh tế quan trọng, là trung tâm


thương mại của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Vì vậy, nhu cầu vốn để phục vụ
cho sự phát triển kinh tế của TP là rất lớn. Do đó, NH đã đặt ra cho mình một nhiệm
vụ hết sức quan trọng đó là phải nâng cao hiệu quả TD, đáp ứng nhu cầu vốn của KH
một cánh hợp lý nhất và đồng thời thu hồi vốn một cách hiệu quả nhất.
Nhận thức được tầm quan trọng và yêu cầu cấp thiết của thực tiễn, sau thời gian
thực tập tại phòng TD ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Cần Thơ, tôi đã mạnh
dạn chọn đề tài: “Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP An
Bình - Chi nhánh Cần Thơ” để nghiên cứu
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu chung
Phân tích khái quát tình hình chung về hoạt động TD ngắn hạn tại Ngân hàng
TMCP An Bình – Chi nhánh Cần Thơ (ABBank Cần Thơ) qua 3 năm 2009 – 2011, từ
đó đề ra những giải pháp cho hoạt động TD đạt hiệu quả, phù hợp với xu thế phát
triển của thời đại mới, thời kỳ kinh tế hội nhập.
2.2. Mục tiêu cụ thể
1


- Phân tích tình hình chung về TD ngắn hạn của NH;
- Phân tích thực trạng tình hình hoạt động TD ngắn hạn của NH;
- Đề xuất giải pháp nâng cao lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro để nâng cao hiệu quả
cho vay ngắn hạn tại ABBank Cần Thơ.
3.
ĐỐI TƯƠNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Đối tương nghiên cứu của đề tài là tình hình biến động và hiệu quả hoạt động
TD ngắn hạn của NH 3 năm qua và trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp để nâng
cao hiệu quả hoạt động TD ngắn hạn tại ABBank Cần Thơ.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
3.2.1 Về không gian

Đề tài được thực hiện và hoàn thành tại NH ABBank Cần Thơ và các nguồn
thông tin sử dụng trong đề tài là số liệu được cung cấp bởi các bộ phận liên quan của
NH.
3.2.2 Giới hạn vùng nghiên cứu
Đề tài này được thực hiện tại Ngân hàng ABBank Cần Thơ trên địa bàn TP
Cần Thơ.
3.2.3 Về thời gian
Đề tài được thực hiện và hoàn thành trong thời gian từ ngày 02/01/2012
đến hết ngày 04/05/2012;
Nguồn thông tin sử dụng trong đề tài là số liệu từ năm 2009 đến năm 2011.
4.
KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài bao gồm phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận, kiến nghị;
Phần nội dung có 3 chương chính như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về TD ngắn hạn và tình hình hoạt động TD ngắn hạn
tại các NHTM
Chương 2: Phân tích tình hình hoạt động TD ngắn hạn tại ngân hàng TMCP An
Bình – Chi nhánh Cần Thơ
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TD ngắn hạn tại ngân
hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Cần Thơ
5.
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Đề tài được thực hiện có sự nghiên cứu của các đề tài trước đó có liên quan
trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng, cụ thể như sau:
- Huỳnh Thanh Tân (2008). Luận văn tốt nghiệp “Phân tích hoạt động tín dụng
của Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Cà Mau”, TP. Cần Thơ. Nội dung đã
được nghiên cứu: Tình hình huy động vốn nói chung và tình hình huy động vốn ngắn
hạn nói riêng, tình hình cho vay ngắn hạn, tình hình thu nợ, phân tích tình hình dư nợ
và xử lý nợ quá hạn,… bằng phương pháp so sánh các chỉ số tương đối và tuyệt đối,
nhận xét,… để từ đó, tìm ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả

hoạt động tín dụng cả NH Á Châu.
- Lâm Ngọc Châu (2007). “Phân tích hoạt động TD ngắn hạn tại NH Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Sóc Trăng”, TP. Cần Thơ. Nội dung đã được
nghiên cứu: Tác giả đã phân tích tình hình huy động vốn ngắn hạn, tình hình cho vay
ngắn hạn, tình hình thu nợ, phân tích nguyên nhân dư nợ và nợ quá hạn,… bằng các
chỉ tiêu đánh giá hoạt động TD ngắn hạn là phương pháp chủ yếu và một số phương

2


pháp như: So sánh, đánh giá, nhận xét,… để trên cơ sở đó, đề ra giải pháp phát triển
tín dụng ngắn hạn.
Đúc kết từ luận văn trên, đề tài “Phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn
tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm (2009 – 2011)”, kế
thừa những kinh nghiệm và phát triển hơn nữa các nội dung nghiên cứu như: Phân
tích tình hình huy động vốn ngắn hạn, tình hình cho vay, tình hình dư nợ và nợ quá
hạn,… bằng những phương pháp như: So sánh chỉ số tương đối và tuyệt đối, sử dụng
các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng (Hệ số thu nợ, tổng dư nợ trên vốn huy động,
vòng quay tín dụng, dư nợ bình quân và nợ xấu trên tổng dư nợ), phương pháp đánh
giá, nhận xét,… để thấy rõ tình hình cho vay cũng như những nguyên nhân, tồn tại để
từ đó đưa ra giải pháp khắc phục và phát triển hoạt động tín dụng.
Đề tài khác với những đề tài khác và không trùng với các đề tài tại ABBank Chi nhánh Cần Thơ.

3


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
NGẮN HẠN TẠI CÁC NHTM

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGẮN HẠN
1.1.1 Khái niệm về tín dụng
 Tín dụng: Là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện
vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian
nhất định. Trong quan hệ này được thể hiện qua các nội dung sau:
+ Người cho vay chuyển giao cho người đi vay một lượng giá trị nhất định, giá
trị này có thể dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật như hàng hoá, máy móc, trang thiết bị.
+ Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời lượng giá trị chuyển giao trong một
thời gian nhất định. Sau khi hết hạn sử dụng (theo thỏa thuận) người đi vay phải có
nghĩa vụ hoàn trả cho người cho vay, một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu.
Khái niệm tín dụng được thể hiện qua sơ đồ.
Vốn (1)
Người cho vay

Người đi vay
Vốn + lãi (2)

Hình 1: Quy trình tín dụng
Từ khái niệm trên, tín dụng thể hiện 3 mặt cơ bản như sau:
- Có sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này sang người
khác.
- Sự chuyển giao này mang tính chất tạm thời
- Khi hoàn trả lại giá trị đã chuyển giao phải bao gồm cả vốn gốc lẫn lãi.
1.1.2 Chức năng của tín dụng
1.1.2.1 Chức năng phân phối lại tài nguyên
Tín dụng (TD) là sự chuyển nhượng vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác.
Thông qua sự chuyển nhượng này TD góp phần phân phối lại nguồn tài nguyên thể
hiện ở chỗ:
- Người cho vay có một số tài nguyên tạm thời chưa dùng đến thông qua TD, số
tài nguyên đó được phân phối lại cho người đi vay.

- Ngược lại người đi vay cũng thông qua quan hệ TD nhận được phần tài nguyên
được phân phối lại.
1.1.2.2 Chức năng thúc đẩy lưu thông hàng hóa và phát triển sản xuất
Nhờ TD mà quá trình chu chuyển tuần hoàn vốn trong từng đơn vị nói riêng
và trong toàn bộ nền kinh tế nói chung đựơc thực hiện một cách bình thường và liên
tục. Do đó, TD góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá.
1.1.3 Phân loại tín dụng
1.1.3.1 Căn cứ vào thời hạn tín dụng
* TD ngắn hạn: Là TD có thời hạn 1 năm trở xuống ( ≤ 12 tháng), thường
được sử dụng để phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống.

4


* TD trung hạn: Là loại TD có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng,
nhằm đáp ứng nhu cầu vốn để mua sắm máy móc thiết bị, cải tiến và đổi mới kỹ
thuật, quy trình công nghệ, sửa chữa nhỏ,…
* TD dài hạn: Là TD có thời hạn cho vay trên 60 tháng, dùng để đáp ứng nhu
cầu vốn cho việc đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất, đáp ứng nhu cầu vốn cho
những dự án đầu tư có qui mô lớn,…
1.1.3.2 Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng
- TD có bảo đảm: Là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm như thế chấp
hoặc cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của người thứ ba. Sự đảm bảo này là căn cứ
pháp lý để NH có thêm một nguồn thu thứ 2, bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất thiếu
chắc chắn. Gọi là cho vay thế chấp bằng tài sản.
- TD không bảo đảm: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc
sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân KH,
gọi là cho vay tín chấp.
1.1.3.3 Căn cứ vào chủ thể trong quan hệ tín dụng
- TD thương mại: Là quan hệ TD giữa các nhà Doanh nghiệp, được biểu hiện

dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá.
- TD Nhà nước: Là quan hệ TD trong đó Nhà nước là Người đi vay, người cho
vay là các tổ chức kinh tế. Nhà nước đi vay dân chúng và các tổ chức kinh tế dưới
hình thức phát hành trái phiếu, công trái chính phủ...
- Tín dụng NH: Tín dụng NH là mối quan hệ giữa NH, các tổ chức TD khác
với các doanh nghiệp và cá nhân trong xã hội.
1.1.3.4 Căn cứ vào mục đích tín dụng
* Tín dụng sản xuất: là hình thức TD nhằm cung cấp vốn cho các doanh
nghiệp, cá nhân để tiến hành sản xuất kinh doanh, và tiêu thụ hàng hóa…
* Tín dụng lưu thông hàng hóa: là hình thức TD dùng để cung cấp vốn cho
doanh nghiệp để tiến hành buôn bán hàng hóa…
* Tín dụng tiêu dùng: là hình thức TD nhằm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như
là: mua sắm xe cộ, các vật dụng tiện nghi trong gia đình,…
1.1.4 Vai trò của tín dụng
Trong điều kiện nền kinh tế của nước ta hiện nay, tín dụng có vai trò quan trọng
sau:
- Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất được liên tục, đồng thời góp
phần đầu tư phát triển kinh tế.
- Thúc đẩy quá trình tập trung vốn, tập trung sản xuất.
- Góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ thanh toán kinh tế của các doanh
nghiệp.
- Tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài.
1.1.5 Các phương thức tín dụng:
Trên cở sở nhu cầu của KH và khả năng kiểm tra, giám sát của NH. ABBank Cần
Thơ thỏa thuận với KH vay về việc lựa chọn các phưong thức cho vay sau đây:
- Cho vay từng lần: Phương thức cho vay từng lần áp dụng cho KH có nhu cầu
vay vốn từng lần. Mỗi lần vay vốn, KH và ABBank Cần Thơ là nơi cho vay lập thủ
tục vay vốn theo quy định và ký hợp đồng TD.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Phương thức cho vay này áp dụng với KH vay
ngắn hạn có nhu cầu thường xuyên, kinh doanh ổn định.

5


- Cho vay theo dự án đầu tư: ABBank Cần Thơ cho KH vay vốn để thực hiện các
dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời
sống.
- Cho vay hợp vốn: Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án
vay vốn hoặc phương án vay vốn của KH, trong đó có một tổ chức tín dụng làm đầu
mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác.
- Cho vay trả góp: KH vay vốn với thỏa thuận sẽ hoàn trả gốc và lãi thành nhiều
kỳ trong thời hạn cho vay.
- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Tổ chức tín
dụng chấp hành cho KH được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức TD để
thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc
điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức TD.
- Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà tổ chức TD Việt Nam thỏa
thuận bằng văn bản chấp thuận cho KH chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán
của KH phù hợp với các qui định của Chính phủ và NHNN Việt Nam về hoạt động
thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
- Các phương thức cho vay khác: thực hiện theo hướng dẫn cụ thể của Tổng giám
đốc Ngân hàng TMCP An Bình khi Chủ tịch Hội ĐồngQuản Trị chấp nhận.
1.2 HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI CÁC NHTM
Mặc dù, tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn TP Cần Thơ hoạt động trong những
năm vừa qua còn gặp nhiều khó khăn do thiên tai và chịu nhiều biến động về KTXH
trong nước và khu vực, thị trường xuất khẩu cạnh tranh gay gắt, giá cả nhiều mặt hàng
nông, thuỷ sản có nhiều biến động, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh và
thu nhập của người lao động, đặc biệt là nông dân, nhưng ABBank Cần Thơ đã từng
bước khẳng định và thể hiện vai trò quan trọng của mình trong lĩnh vực tài chính TD
trên địa bàn. Cùng các NHTM trong địa bàn, ABBank Cần Thơ đã đáp ứng kịp thời
nhu cầu vốn của mọi thành phần kinh tế, góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch

nền kinh tế. Đã thực hiện tốt các chương trình TD theo sự chỉ đạo của Chính Phủ như
cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn, nuôi trồng thuỷ sản, cho vay mua xe tải,...
nhằm thúc đẩy sản xuất, mở rộng kinh doanh dịch vụ, phát triển kinh tế gia đình, cải
thiện, nâng cao đời sống, góp phần đưa nền kinh tế của địa phương ngày càng phát
triển. Đồng thời, góp phần ổn định lưu thông tiền tệ, từng bước ổn định và đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đẩy mạnh và mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm
cho người lao động, cùng các ngành các cấp thực hiện chủ trương xoá đói giảm nghèo
ở địa phương.
Hoạt động kinh doanh của ABBANK là nhằm để thu lợi nhuận, đồng thời góp
phần giải quyết các vấn đề của xã hội, ABBank Cần Thơ hoạt động nhằm góp phần
tạo cầu nối về vốn của NH với KH và góp phần thực hiện mục tiêu chung của NH,
NH luôn phấn đấu để lợi nhuận của năm sau cao hơn năm trước, do đó quá trình phân
tích lợi nhuận trong mối quan hệ doanh thu (thu nhập) và chi phí giúp NH đánh giá
tổng quát quá trình kinh doanh, kết quả kinh doanh và các nhân tố đã ảnh hưởng đến
tình hình lợi nhuận hiện tại và hoạch định kế hoạch tương lai của NH.
1.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng
 Cho vay: Là một hình thức cấp TD, theo đó ABBank Cần Thơ, giao cho KH sử
dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận
với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc lẫn lãi.
6


 Khách hàng vay: Bao gồm pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư
nhân và cá nhân có đủ điều kiện vay vốn tại tổ chức TD theo qui định của pháp luật.
 Thời hạn cho vay: Là khoản thời gian được tính từ khi KH bắt đầu nhận vốn vay
cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vay đã được thỏa thuận trong hợp đồng TD
giữa NH với KH.
 Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản TD mà NH cho KH vay
không kể đến việc món vay đó thu được hay chưa trong một thời gian nhất định.
 Doanh số thu nợ: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản TD mà NH thu về được

vào một thời điểm nhất định nào đó.
 Dư nợ: Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà NH đã cho vay chưa đến hạn thu hồi và
chưa thu được vào một thời điểm nhất định. Dư nợ bao gồm nợ trong hạn và nợ quá
hạn (NQH). Để xác định được dư nợ, NH sẽ so sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho
vay (DSCV) và doanh số thu nợ (DSTN).
 Nợ quá hạn: Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà KH không có khả
năng trả nợ cho NH khi đến hạn mà không có lý do chính đáng. Nợ xấu bao gồm các
khoản nhóm nợ: nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5.
 Hệ số thu nợ: Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả TD trong việc thu nợ của NH. Nó
phản ánh trong một thời kỳ nào đó với DSCV nhất định, NH sẽ thu được bao nhiêu
đồng vốn. Hệ số này càng cao được đánh giá càng tốt, và ngược lại. Công thức tính:
Doanh số thu nợ
X 100 %
Hệ số thu nợ (%) =
Doanh số cho vay
 Tổng dư nợ trên vốn huy động: Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của
một đồng vốn huy động, so sánh được khả năng cho vay của NH với nguồn vốn huy
động.
Tổng dư nợ
Tổng dư nợ trên vốn huy động (lần) =
Vốn huy động
 Vòng quay tín dụng: Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng
của NH, phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số lần vòng
quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của NH quay càng nhanh, luân chuyển liên
tục đạt hiệu quả cao. Công thức tính:
Doanh số thu nợ
Vòng quay vốn tín dụng (vòng) =
Dư nợ bình quân
Trong đó dư nợ bình quân được tính theo công thức sau:
Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ

Dư nợ bình quân =
2
 Nợ xấu trên tổng dư nợ: Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động TD của
NH, nó cho thấy khả năng trả nợ của KH cao hay thấp. Chỉ tiêu này càng thấp càng
tốt.
Nợ xấu
X 100 %
Nợ xấu / Tổng dư nợ (%) =
Tổng dư nợ
1.2.2 Phương pháp nghiên cứu
7


1.2.2.1 Phương pháp thu nhập thông tin thứ cấp
Tổng hợp các thông tin từ tạp chí NH, những tư liệu TD tại NH, sách báo về
NH, tạp chí NH; trang web NH Nhà nước, Ngân hàng An Bình (www.abbank.vn).
1.2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
- Thu thập số liệu trực tiếp từ Chi nhánh Cần Thơ qua các năm. Cụ thể:
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
+ Bảng cân đối kế toán.
+ Bảng báo cáo thống kê DSCV, DSTN, dư nợ, NQHấu qua các năm
1.2.3 Phương pháp phân tích
- Đối với mục tiêu cụ thể 1: Sử dụng phương pháp đánh giá và nhật xét.
- Đối với mục tiêu cụ thể 2: Sử dụng hai phương pháp: So sánh số tuyệt đối và
phương pháp so sánh số tương đối.
- Đối với mục tiêu cụ thể 3: Sử dụng phương pháp xem xét, đánh giá tỷ trọng
của từng thành phần trong tổng thể chung, qua đó thấy được mức độ quan trọng của
từng thành phần trong tổng thể có tác động đến hiệu quả hoạt động TD ngắn hạn.

8



Chương 2
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI
ABBANK CẦN THƠ
2.1 TÌNH HÌNH CHUNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ABBank
2.1.1.1 Quá trình hình thành của ABBank
Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình, dưới đây được gọi là Ngân hàng
An Bình, được phép hoạt động theo giấy phép thành lập và hoạt động số 0031/NH-GP
ngày 15 tháng 4 năm 1993 do Thống đốc NHNN cấp.
- Trụ sở chính đặt tại: 170 Hai Bà Trưng, Phường Đa Kao, Quận 1, TP HCM.
- Tên đầy đủ tiếng Việt: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN
BÌNH.
- Tên đầy đủ tiếng Anh: AN BINH COMMERCIAL JOINT STOCK BANK.
- Tên tắt tiếng Anh: ABBANK.
- Điện thoại: (84-8) 38 224 855
- Fax: (84-8) 38 244 856
- Email:
- Trang web: www.abbank.vn
Sau hơn 18 năm hoạt động và phát triển, ngân hàng An Bình hiện là một trong
những ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam với vốn điều lệ trên 4.200 tỷ đồng.
Cùng với mạng lưới hơn 133 điểm giao dịch và còn tiếp tục được mở rộng, ABBank
đã trở thành một địa chỉ uy tín và thân thuộc với hơn 10.000 KH doanh nghiệp và trên
100.000 KH cá nhân tại 29 tỉnh trên cả nước.
2.1.1.2 Quá trình phát triển của ABBank
Quá trình phát triển của ABBank với một số điểm nhấn rất ấn tượng như việc
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tham gia làm cổ đông chiến lược của ABBank
với tỉ lệ góp vốn điều lệ là 30% vào năm 2005; ABBank và công ty chứng khoán An
Bình (ABS) phát hành thành công 2000 tỉ trái phiếu bản tệ cho EVN trong năm 2006;

ABBank được tạp chí Asia Money 01.2007 bình chọn là “Nhà phát hành trái phiếu
công ty bản tệ tốt nhất châu Á năm 2006”; ABBank được nhận giải thưởng Quả cầu
vàng – the Best Banker do Ban Tổ chức Hội chợ Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm
Banking Expo 2007 trao cho ngân hàng “phát triển nhanh các sản phẩm dịch vụ công
nghệ cao”.
ABBank đang tiến gần hơn đến mục tiêu trở thành một “ngân hàng bán lẻ
thân thiện”, hoạt động với mô hình “siêu thị tài chính”, qua đó KH có thể dễ dàng
chọn được những sản phẩm dịch vụ phù hợp nhất với kế hoạch tài chính của mình.
Các nhóm KH mục tiêu hiện nay của ABBank bao gồm nhóm KH doanh
nghiệp, nhóm KH cá nhân và nhóm KH đầu tư.
+ Đối với KH doanh nghiệp: ABBank sẽ cung ứng sản phẩm – dịch vụ tài
chính NH trọn gói như: sản phẩm cho vay, sản phẩm bao thanh toán, …
+ Đối với KH cá nhân: ABBank cung cấp nhanh chóng và đầy đủ chuỗi sản
phẩm TD tiêu dùng hay các sản phẩm tiết kiệm linh hoạt. Các sản phẩm tiết kiệm
YOUsaving: tiết kiệm theo thời gian thực gởi, tiết kiệm bậc thang, …
+ Đối với các KH đầu tư: ABBank thực hiện các dịch vụ ủy thác và tư vấn
đầu tư cho các KH công ty và cá nhân. Riêng với các KH công ty, ABBank cũng cung
cấp thêm các dịch vụ tư vấn tài chính, …
9


Định vị và sự khác biệt của ABBank với các NH khác là việc cung ứng các
giải pháp tài chính linh hoạt, hiệu quả và an toàn với dịch vụ thân thiện, lấy nhu cầu
và sự hài lòng của KH là trọng tâm của mọi mô hình kinh doanh và cơ cấu tổ chức
bảo đảm chất lượng phục vụ tốt và đồng nhất trên nền tảng công nghệ, quy trình
chuẩn và sự chuyên nghiệp của nhân viên.
Vài nét về ngân hàng An Bình – Chi nhánh Cần Thơ
Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ gọi tắt là
ABBank Cần Thơ ra đời ngày 08/03/2006. Đây là chi nhánh thứ 13 của ABBank
nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng của nền KTXH cũng như quan hệ hợp tác

quốc tế của nước ta và các nước trên thế giới đang ngày càng phát triển.
Trụ sở giao dịch của ABBank Cần Thơ đặt tại số 74 – 76 Hùng Vương, Quận
Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
2.1.2 Tình hình tổ chức bộ máy quản lý nhân sự của ABBank Cần Thơ
- Cơ cấu tổ chức bộ máy của ABBank Cần Thơ được thể hiện qua sơ đồ ở hình
2 như sau:
GIÁM ĐỐC

Phó giám đốc

Phó giám đốc

Phòng

Phòng

Phòng

Phòng

Phòng

Phòng

Phòng

hành

quản lí


thanh

quan hệ

kế toán

điện

giao

chính

rủi ro

toán

khách

và ngân

toán

dịch An

quốc tế

hàng

quỹ


và quản

Nghiệp

lí nhân
sự

Hình 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức ABBank Cần Thơ
Cơ cấu tổ chức của ABBank Cần Thơ bao gồm 1 Giám Đốc, 2 Phó Giám Đốc
và 07 phòng ban, tất cả chịu sự chỉ đạo thống nhất của Giám Đốc.
- Nhiệm vụ của các phòng, ban:
+ Giám đốc: Điều hành và chịu trách nhiệm mọi hoạt động của ABBank Cần
Thơ trước ABBank hội sở.
+ Phó giám đốc: Giải quyết những vấn đề nảy sinh trong hoạt động kinh doanh
của chi nhánh mà giám đốc giao phó.
Thay mặt giám đốc giải quyết các công việc khi giám đốc đi vắng.
+ Phòng thanh toán quốc tế: Thực hiện về nghiệp vụ thanh toán xuất nhập
khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh theo quy định của ABBank.
+ Phòng quan hệ KH: chia làm 2 bộ phận:
KH doanh nghiệp: là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với KH là các doanh
nghiệp để khai thác vốn bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ.

10


KH cá nhân: là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với KH là cá nhân, để khai
thác vốn bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ.
+ Phòng kế toán và ngân quỹ: Thực hiện nghiệp vụ quản lý toàn kho quỹ,
quản lý tiền mặt theo quy định của NHNN và ABBank.
+ Phòng quản lý rủi ro: Tham mưu cho giám đốc chi nhánh về công tác quản

lý rủi ro của chi nhánh. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ
các hoạt động NH theo hướng dẫn của ABBank.
+ Phòng điện toán: Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống điện toán tại
chi nhánh..
+ Phòng Hành chính và quản lí nhân sự: Phỏng vấn tuyển dụng nhân viên và
thực hiện hợp đồng lao động theo kế hoạch được ABBank hội sở duyệt hàng năm.
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của ABBank Cần Thơ
2.1.3.1 Chức năng
NH huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, các hình thức gửi tiền có và
không có kỳ hạn, các chứng chỉ tiền gửi, tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển các tổ
chức trong nước, vay vốn các TD khác, cho vay ngắn hạn, dài hạn, chiết khấu thương
phiếu và các giấy tờ có giá khác, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, các sản
phẩm thẻ thanh toán…
2.1.3.2 Nhiệm vụ
NH thực hiện việc công bố, niêm yết và thực hiện đúng các mức lãi suất và tiền
gửi, lãi suất cho vay, các tỷ lệ hoa hồng, các phí lệ phí, tiền phạt trong kinh doanh,
dịch vụ NH theo đúng quy định của NHNN Việt Nam. NH phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của mình, chịu trách nhiệm vật chất đối với KH,
toàn bộ vốn tự có và tài sản hợp pháp khác của NH, giữ bí mật về số liệu hoạt động
của KH ngoại trừ trường hợp có yêu cầu văn bản của cơ quan pháp luật theo quy định.
2.1.3.3 Quyền hạn
NH có quyền tự chủ về tài chính, tự đảm bảo chi phí, chịu trách nhiệm về kết
quả kinh doanh, về sự tăng trưởng và đảm bảo vốn của mình.
Đối với KH vay vốn, NH có quyền yêu cầu xuất trình các tài liệu hồ sơ cung cấp
thông tin và tình hình sản xuất kinh doanh về tài chính để xem xét cho vay. NH không
cho vay các dịch vụ khác khi thấy trái pháp luật không đem lại hiệu quả cho NH.
2.2 PHÂN TÍCH MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
ABBANK CẦN THƠ QUA 3 NĂM (2009 – 2011)
2.2.1 Phân tích thu nhập của ABBank Cần Thơ qua 3 năm
Qua bảng 1 và biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy, tổng thu nhập của

NH qua 3 năm có sự thay đổi như sau. Năm 2009 tổng thu nhập của ABBank Cần
Thơ là 174.262 triệu đồng, năm 2010 thu nhập của Chi nhánh tăng lên 187.122 triệu
đồng, tốc độ tăng trưởng 7,38% tương ứng với số tiền là 12.860 triệu đồng. Năm 2010
thu nhập có tăng nhưng tốc độ tăng chậm. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng kinh tế 2009 đã tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế Việt Nam mà lĩnh vực
NH cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, việc thu nhập tăng chứng tỏ NH đã biết cách
khắc phục những khó khăn chung và sớm thích ứng để vượt qua và hoạt động kinh
doanh của NH ngày càng có hiệu quả, quy mô hoạt động ngày càng được mở rộng.
Năm 2010 tổng thu nhập của ABBank Cần Thơ là 187.122 triệu đồng, sang năm 2011
tăng lên 280.413 triệu đồng, tốc độ tăng 49,86% tương ứng với số tiền là 93.291 triệu
đồng. Đến năm 2011 tình hình kinh tế nhìn chung có bước chuyển biến, tốc độ tăng
11


trưởng tương đối cao 49,86%. Theo các chuyên gia NH, các NH đạt mức lợi nhuận
này rất khả quan từ hoạt động TD là áp dụng mức lãi suất phù hợp cho từng đối tượng
KH, phù hợp cho từng mục tiêu hoạt động của KH …
Thu nhập của ABBank Cần Thơ chia thành 2 nguồn chính: thu nhập từ lãi và thu
nhập ngoài lãi. Thu nhập từ lãi là thu nhập từ các khoản lãi cho vay, tiền gửi tại các tổ
chức TD khác,… Trong khi đó, thu nhập ngoài lãi là thu nhập từ việc thu phí dịch vụ
do NH cung cấp như thanh toán, bảo lãnh, ngân quỹ,…
Thu nhập từ lãi:
+ Thu nhập cho vay là nguồn thu chủ yếu của NH chiếm đến 99% ở năm 2009
và 100% ở năm 2010 và 2011 trong tổng thu nhập của NH. Nguyên nhân thu nhập từ
hoạt động cho vay chiếm vị trí tuyệt đối trong tổng thu nhập bởi vì đây là hoạt động
kinh doanh truyền thống của NH, NH có nhiều kinh nghiệm trong việc thu hút KH
mới, nâng cao chất lượng phục vụ, chính sách lãi suất và khuyến mãi hấp dẫn.
+ Thu nhập tiền gửi: chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng thu nhập của NH.
Thu nhập ngoài lãi: thu nhập ngoài lãi cũng góp phần tăng thu nhập cho
NH tuy chiếm tỷ trọng không lớn.

Bảng 1: Phân tích một số kết quả hoạt động kinh doanh của ABBank Cần Thơ
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm
2009

Chênh lệch

2010

2011

2010 - 2009
Số
tiền

(%)

2011 – 2010
Số tiền

(%)

I. Thu nhập

174.262

187.122


280.413

12.860

7,38

93.291

49,86

1. Thu nhập từ lãi

149.024

166.926

264.087

17.902

12,01

97.161

58,21

- Thu nhập cho vay

149.017


166.926

264.087

17.909

12,02

97.161

58,21

- Thu nhập tiền gửi

7

0

0

(7)

(100)

0

0

25.238


20.196

16.326

(5.042)

(19,98)

(3.870)

(19,16)

II. Chi phí

161.172

177.704

259.526

16.532

10,26

81.822

46,04

1. Chi phí từ lãi


126.338

134.896

223.174

8.558

6,77

88.278

65,44

- Chi trả tiền gửi

28.375

43.659

63.331

15.284

53,86

19.672

45,06


- Chi trả tiền vay

97.963

91.237

159.843

(6.726)

(6,87)

68.606

75,20

2. Chi phí ngoài lãi

34.834

42.808

36.352

7.974

22,89

(6.456)


(15,08)

8.000

9.000

8.000

1.000

12,50

(1.000)

(11,11)

13.090

9.418

20.887

(3.672)

(28,05)

11.469

121,78


2. Thu nhập ngoài lãi

Trong đó dự phòng rủi ro
III. Lợi nhuận trước thuế

( Nguồn: Bộ phận Kế toán Ngân hàng An Bình – Chi nhánh Cần Thơ)
12


2.2.2 Phân tích chi phí của ABBank Cần Thơ qua 3 năm qua
Doanh thu tăng là một dấu hiệu tốt thể hiện hoạt động kinh doanh của NH có
hiệu quả. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác hơn hiệu quả hoạt động kinh doanh ta còn
phải dựa vào một số tiêu chí khá quan trọng đó là chi phí. Chỉ tiêu này tỷ lệ thuận với
doanh thu nhưng tỷ lệ nghịch với lợi nhuận, vì vậy sự tăng, giảm của doanh thu cũng
ảnh hưởng tăng hoặc giảm về chi phí.
Năm 2009, tổng chi phí là 161.172 triệu đồng, đến năm 2010 tổng chi phí tăng
lên 177.704 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng 10,26% tương ứng với số tiền là 16.532
triệu đồng. Đến năm 2011, chi phí hoạt động của NH tăng cao do quy mô hoạt động
có mở rộng, tổng chi phí là 259.526 triệu đồng, tăng 81.822 triệu đồng với tốc độ tăng
46,04% so với năm 2010. Nguyên nhân làm cho chi phí tăng là do bên cạnh các khoản
chi trả lãi, NH còn phải trả cho các chi phí phát sinh khác tăng bao gồm: chi tài sản,
chi phụ cấp, chi dự phòng tổn thất TD … Ngoài ra, NH còn đẩy mạnh các hoạt động
quảng cáo, khuyến mãi để nhằm tăng vốn huy động.
2.2.3 Phân tích lợi nhuận của ABBank Cần Thơ qua 3 năm qua
Nhìn chung, tình hình hoạt động kinh doanh của NH qua 3 năm (2009 – 2011)
đều có lãi, thể hiện ở chỉ tiêu lợi nhuận đều lớn hơn 0. Năm 2009 tổng lợi nhuận trước
thuế mà NH đạt được là 13.090 triệu đồng. Năm 2010 tổng lợi nhuận của NH giảm
còn 9.418 triệu đồng, giảm 3.672 triệu đồng (giảm 28,05%) so với năm 2009. Mặc dù
lợi nhuận của NH giảm do ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới, do sự cạnh tranh gay
gắt của các NH trong địa bàn,… nhưng nhìn chung hoạt động của NH vẫn có hiệu

quả. Đến năm 2011, lợi nhuận trước thuế đạt 20.887 triệu đồng, tăng 11.469 triệu
đồng với tốc độ tăng 121,78% so với năm 2010. Nguyên nhân làm cho lợi nhuận tăng
nhanh như vậy là do sự tăng trưởng của nền kinh tế sau khủng hoảng, quy mô hoạt
động kinh doanh được mở rộng cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ dàng, sự
chuyên nghiệp trong quản lý, vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ làm thỏa mãn,
phục vụ nhu cầu cho các đối tượng KH một cách tốt nhất của đội ngũ nhân viên
ABBank Cần Thơ.
Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của NH có sự biến động, lợi nhuận
giảm năm 2010 chiếm 28,05% tương đương 3.672 triệu đồng so với năm 2009, đến
năm 2011 lợi nhuận tăng lên đạt 121,78% tương đương 11.469 triệu đồng so với năm
2010 đạt kết quả tốt, nhưng ở góc nhìn rộng hơn thì qua các năm này nền kinh tế thực
sự khó khăn, gây bất lợi cho hoạt động kinh doanh thì hoạt động làm sao để đạt được
lợi nhuận là rất khó khăn, huống chi đạt được mục tiêu đề ra trước đó, thậm chí một
số tập đoàn kinh tế quốc tế, các công ty hàng đầu thế giới phải lâm vào cảnh phá sản
thì việc ABBank Cần Thơ vẫn đạt được lợi nhuận là đáng kích lệ. NH thực hiện chủ
trương đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, chú trọng sản phẩm cho vay, thu hồi nợ có
hiệu quả đồng thời kiểm soát chi phí chặt chẽ nên đã mạng lại kết quả kinh doanh
tương đối khả quan.
2.3 PHẬN TÍCH TÌNH HÌNH THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA ABBANK
CẦN THƠ
2.3.1 Những mặt thuận lợi
 Đặc điểm của vùng là sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, …
NH đã đáp ứng được yêu cầu vay vốn của các cá nhân, doanh nghiệp, đồng thời với
sự phát triển của các ngành dịch vụ, NH cũng đã đáp ứng kịp thời để góp phần cho sự
phát triển của vùng, tăng thu nhập cho người dân.
13


 NH với đội ngũ nhân viên trẻ, khỏe, giàu lòng nhiệt huyết, luôn luôn phấn
đấu vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ với sự lãnh đạo của cán bộ

nhiều kinh nghiệm.
 Chi nhánh Cần Thơ đã chấp hành nghiêm túc những qui định của NH cấp
trên và không vi phạm pháp luật. Xây dựng được mục tiêu và giải pháp cụ thể về hoạt
động huy động vốn ngày càng tăng giúp NH ít phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển
từ NH cấp trên.
 Một phần lớn bộ phận KH vay vốn làm ăn có hiệu quả, trả nợ đầy đủ cho NH
từ đó làm cho NH có nguồn thu nhập tương đối ổn định cùng với chi tiêu phù hợp đã
giúp cho NH luôn có lợi nhuận cao.
 NH thường xuyên có những hoạt động từ thiện, hoạt động có ích cho cộng
đồng và từ đó đưa NH đến gần gũi người dân hơn. Những hoạt động trên cũng góp
phần giới thiệu hình ảnh NH đến đông đảo mọi người, nâng cao hiệu quả huy động
vốn và hoạt động cho vay của ABBank Cần Thơ.
2.3.2 Những mặt khó khăn
Tuy nhiên trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào cũng luôn tồn tại những khó
khăn, thử thách, ABBank Cần Thơ cũng không ngoại lệ, NH cũng gặp những khó
khăn nhất định:
- Trong công tác huy động vốn, NH bị sự cạnh tranh từ các NH có trên địa bàn
như Sacombank, DongA Bank, MHB,… do đó nguồn vốn huy động được không cao,
nếu không kịp thời quan tâm điều chỉnh lãi suất, cũng như thực hiện các chương trình
khuyến mãi để giữ chân KH, đồng thời thu hút thêm KH mới thì sẽ có thể mất KH
trong việc huy động vốn cũng như cho vay, cung cấp dịch vụ,… bất cứ lúc nào.
- Số lượng cán bộ TD còn hạn chế, nên cán bộ TD phải làm việc quá tải, do đó
có thể ảnh hưởng đến chất lượng công việc của công tác thẩm định, cho vay, thu nợ
của NH.
- Cho vay nông nghiệp thường là những món vay nhỏ, phân tán khắp trên các
huyện – phường nên chi phí quản lý rất tốn kém và gặp nhiều khó khăn. Hoạt động tín
dụng NH là hoạt động “đi vay để cho vay” nên bản thân nó đã chứa đựng nhiều rủi ro,
trong khi đó TD nông nghiệp lại phải chịu nhiều rủi ro do điều kiện khách quan. Vì
vậy cơ chế lãi suất như thế nào là hợp lý đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà
lãnh đạo NH.

2.4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TD NGẮN HẠN
CỦA ABBANK CẦN THƠ QUA 3 NĂM (2009 – 2011)
2.4.1 Phân tích tình hình nguồn vốn ngắn hạn
Nguồn vốn huy động tại ABBank Cần Thơ trong 3 năm qua được huy động
với nhiều hình thức như tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi của các tổ chức TD, tiền gửi của
các tổ chức kinh tế, phát hành giấy tờ có giá. Chi nhánh Cần Thơ đã chủ động khai
thác nguồn vốn này nên nguồn vốn huy động của Chi nhánh trong thời gian qua tăng
trưởng qua các năm thể hiện ở bảng số liệu sau:

14


Hình 3: Diễn biến tình hình huy động vốn của ABBank Cần Thơ qua 3 năm
(2009 – 2011)
Nhìn chung, tình hình huy động vốn ngắn hạn của ABBank Cần Thơ có hiệu
quả, vốn huy động ngắn hạn tăng điều qua các năm, năm 2009 thì vốn huy động ngắn
hạn đạt 488.344 triệu đồng, chiếm 55% trong tổng vốn huy động, năm 2010 vốn huy
động ngắn hạn đạt 700.963 triệu đồng, chiếm 58,5% trong tổng vốn huy động và sang
năm 2011 vốn huy động ngắn hạn đạt 1.004.870 triệu đồng, chiếm 65% trong tổng
vốn huy động. Năm 2010 tỷ trọng vốn huy động tăng 43,54% tương đương 212.619
triệu đồng so với năm 2009 và sang năm 2011 tỷ trọng vốn huy động lại tiếp tục tăng
43,36% tương đương 303.907 triệu đồng so với năm 2010.
Qua bảng 2 ta thấy, nguồn vốn huy động (VHĐ) liên tục tăng từ năm 2009 –
2011. Năm 2009 tổng nguồn VHĐ là 488.344 triệu đồng, đến năm 2010 là 700.963
triệu đồng và năm 2011 là 1.004.870 triệu đồng. Để thấy được cụ thể tình hình VHĐ,
ta sẽ đi sâu phân tích từng khoản mục sau:
Bảng 2: Tình hình huy động vốn của ABBank Cần Thơ qua 3 năm (2009 – 2011)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu


Năm
2009

2010

Chênh lệch
2011

2010 - 2009
Số tiền
(%)

2011 - 2010
Số tiền
(%)

235.305 332.647
588.220
97.342
41,37 255.573
76,83
1. Tiền gửi tiết kiệm
2. Tiền gửi của các tổ
512
88
350
(424) (82,81)
262 297,73
chức tín dụng khác
3. Tiền gửi của tổ

225.124 304.766
416.088
79.642
35,38 111.322
36,53
chức kinh tế
4. Phát hành giấy tờ
27.403 63.462
212
36.059 131,59 (63.250) (99,67)
có giá
Tổng nguồn vốn huy
488.344 700.963 1.004.870 212.619
43,54 303.907
43,36
động ngắn hạn
( Nguồn: Bộ phận Kế toán Ngân hàng An Bình – Chi nhánh Cần Thơ)
- Tiền gửi tiết kiệm : Đóng góp lớn nhất vào VHĐ của NH đó là tiền gửi tiết
kiệm. Cụ thể như sau: Năm 2010 tiền gửi tiết kiệm là 332.647 triệu đồng tăng 97.342
triệu đồng tương ứng 41,37% so với năm 2009 là 235.305 triệu đồng. Năm 2011 là
588,220 triệu đồng tăng 255.573 triệu đồng tương ứng 76,83% so với năm 2010.
Nguyên nhân làm cho tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn tăng do tình hình kinh tế đã tương
15


đối ổn định, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ
thông tin các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng được mở rộng và
đa dạng đã làm cho loại tiền gửi này tăng, đây cũng là nguồn tiền nhàn rỗi nên KH
không rút trước hạn, họ gửi theo kỳ hạn để hưởng mức lãi suất cao hơn so với tiền gửi
không kỳ hạn nên giúp cho NH có thể sử dụng cho vay theo kế hoạch và thu hồi để trả

lại cho KH gửi tiền đúng hạn. NH rất ưu tiên cho loại tiền gửi tiết kiệm này, do đó
trong năm 2011 NH ABBank Cần Thơ đã thực hiện các chương trình như: Tiết kiệm
An Bình – Nhà mình trúng lớn, xuân sum vầy – nhận lộc may,… ngoài ra còn rất
nhiều chương trình khác không chỉ phục vụ khách hàng doanh nghiệp mà cả KH cá
nhân cũng có những chương trình phù hợp với mong muốn của từng loại KH vì đây
cũng là đối tượng huy động chủ yếu mà NH luôn có chính sách để giữ chân KH cũ và
thu hút KH mới tiềm năng đến gửi tiền.
- Tiền gửi của các tổ chức tín dụng: Tiền gửi của các tổ chức TD tuy chiếm tỷ
trọng không cao nhưng nó vẫn đóng góp vào việc tăng cơ cấu nguồn vốn huy động,
cụ thể tiền gửi của các tổ chức TD năm 2009 đạt 512 triệu đồng, năm 2010 là 88 triệu
đồng, giảm 424 triệu đồng, tương ứng 82,81% so với năm 2009 và năm 2011 là 350
triệu đồng tăng 262 triệu đồng tương ứng 297,73% so với năm 2010.
- Tiền gửi của các tổ chức kinh tế: Năm 2009 là 225.124 triệu đồng, năm 2010 là
304.766 triệu đồng tăng 79.642 triệu đồng, tương ứng tăng 35,38% so với năm 2009.
Năm 2011 là 416.088 triệu đồng tăng 111.322 triệu đồng, tương ứng tăng 36,53% so
với năm 2010. Nguyên nhân của sự tăng lên là do trong những năm gần đây các
doanh nghiệp trên địa bàn huyện làm ăn ngày càng hiệu quả và giữa các doanh nghiệp
này có nhu cầu cần mở tài khoản để thanh toán trong quá trình kinh doanh cũng như
bảo quản tài sản an toàn sau mỗi chu trình sản xuất kinh doanh, NH có mối quan hệ
tốt với các công ty, doanh nghiệp.
- Phát hành giấy tờ có giá: Năm 2009 là 27.403 triệu đồng, năm 2010 là 63.462
triệu đồng tăng 36.059 triệu đồng, tương ứng 131,59% so với năm 2009. Năm 2011
đạt 212 triệu đồng giảm 63.250 triệu đồng, tương ứng giảm 99,67% so với năm 2010.
Nhìn chung, công tác huy động vốn của NH qua 3 năm thực hiện rất tốt, luôn
đạt kế hoạch đề ra. Có được kết quả như vậy là do chi nhánh luôn phấn đấu nỗ lực tìm
mọi biện pháp tăng nguồn vốn huy động. Tuy nhiên, trên địa bàn có nhiều tổ chức TD
với phương thức huy động vốn với lãi suất hấp dẫn, nên NH cần tăng cường công tác
huy động vốn và gia tăng các dịch vụ tiền gửi để giữ chân KH truyền thống và thu hút
KH mới, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế trong địa
bàn.

2.4.2 Phân tích tình hình cho vay
Trong thời gian qua, để hoạt động TD của NH có hiệu quả hơn cũng như để có
thể cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn, NH đã đa dạng hóa các sản phẩm
cho vay của mình như: Cho vay theo dự án, cho vay thấu chi, sản phẩm thẻ TD, sản
phẩm cho vay khác như: Cho vay mua nhà, mua xe, cầm cố giấy tờ có giá, … với
nhiều kỳ hạn phù hợp với từng đối tượng KH. Trước đây, ABBank Cần Thơ chỉ tập
trung cho vay trung và dài hạn là chủ yếu nhưng trong những năm gần đây theo đà
phát triển của đất nước, NH đã tăng cường cho vay ngắn hạn, giảm dần cho vay trung
và dài hạn. Nguyên nhân, do NH muốn tránh những rủi ro cho những món vay trung
và dài hạn mà NH cho KH vay, thường là những món vay tương đối lớn, cho vay
trong thời gian dài thì khả năng phát sinh rủi ro rất cao, nắm bắt được tình hình đó,
16


NH hết sức thận trọng trong việc cấp TD trung và dài hạn. Trong khi đó, cho vay ngắn
hạn có ít rủi ro hơn mà NH có thể chủ động nguồn vốn một cách linh hoạt hơn.
2.4.2.1 Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn theo thời hạn
Tình hình cho vay ngắn hạn theo thời hạn được thể hiện qua bảng 3 và sơ đồ 4
như sau:

Hình 4: Diễn biến tình hình cho vay theo thời hạn của ABBank Cần Thơ
qua 3 năm (2009 – 2011)
Bảng 3: Phân tích tình hình cho vay theo thời hạn của ABBank Cần Thơ
qua 3 năm (2009-2011)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm
2009


2010

Chênh lệch
2011

2010 - 2009
Số tiền

1. Từ 3 – 6
tháng

1.490.540 2.501.269 3.671.025 1.010.729

(%)

2011 - 2010
Số tiền

(%)

67,81

1.169.756

46,77

2. Từ 6 – 9
tháng

631.502


612.131

897.603

(19.371)

(3,07)

285.472

46,64

3. Từ 9 –
12 tháng

951.468

464.887

528.611

(486.581)

(51,14)

63.724

13,71


3.073.510 3.578.287 5.097.239

504.777

13,60

Tổng

1.518.952 107,11

( Nguồn: Bộ phận Kế toán Ngân hàng An Bình – Chi nhánh Cần Thơ)
Qua bảng 3 và biểu đồ 4 ta nhận thấy, tình hình cho vay ngắn hạn theo thời hạn
có sự biến động qua 3 năm. Năm 2009 doanh số cho vay đạt 3.073.510 triệu đồng,
năm 2010 thì doanh số cho vay đạt 3.578.287 triệu đồng và đến năm 2011 đạt
5.097.239 triệu đồng. Cụ thể như sau:
Tình hình cho vay từ 3 – 6 tháng: Nhìn chung thì tình hình cho vay ngắn
hạn có chiều hướng tăng qua 3 năm và nó chiếm tỷ trọng cao trong tổng DSCV. Năm
2010 thì DSCV đạt 2.501.269 triệu đồng tăng hơn năm 2009 là 67,81% tương đương
1.010.729 triệu đồng và đến năm 2011 thì DSCV lại tiếp tục tăng, đạt 3.671.025 triệu
17


đồng, tốc độ tăng chiếm 47,77% tương đương 1.169.756 triệu đồng. Nguyên nhân là
các doanh nghiệp, cá nhân có nhiều nhu cầu vốn ngắn hạn nằm trong thời hạn từ 3
đến 6 tháng vì họ làm ăn có hiệu quả và họ cần nhiều hơn nữa nguồn vốn ngắn hạn để
đầu tư vào các dự án ngắn hạn mà có hiệu quả cao, làm tăng doanh thu và cũng làm
tăng DSCV của NH và khi họ gặp phải những khó khăn do chi phí sản xuất kinh
doanh tăng cao, hàng tồn kho nhanh, thị trường đầu ra bị thu hẹp,… thì lúc này nguồn
vốn ngắn hạn là biện pháp hữu hiệu nhất dành cho họ.
Tình hình cho vay từ 6 – 9 tháng: Năm 2010, DSCV đạt 612.131 triệu

đồng, giảm 3,07% tương đương 19.371 triệu đồng so với năm 2009. Sang năm 2011
thì DSCV tăng, đạt 897.603 triệu đồng tăng 46,64% tương đương 285.472 triệu đồng.
Tỷ lệ giảm ở năm 2010 không đáng kể, trong khi đó tốc độ tăng trưởng ở năm 2011
lại vượt bậc hơn chiếm 46,64%. Nguyên nhân là các doanh nghiệp, cá nhân đã nắm
bắt được tình hình kinh tế trên địa bàn và ra sức phát triển sức sản xuất, huy động và
phát huy được nội lực vào xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đáng kể
vào tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách, tạo nhiều việc làm, xóa đói giảm nghèo,
bảo đảm an sinh xã hội,…
Tình hình cho vay từ 9 – 12 tháng: Nhìn chung qua 3 năm trong thời gian
này thì tình hình cho vay có sự biến động. Năm 2010 DSCV chỉ đạt 464.887 triệu
đồng, giảm 51,14% tương đương 486.581 triệu đồng so với năm 2009. Đến năm 2011
thì có sự tăng trở lại, DSCV đạt 528.611 triệu đồng, tăng 13,71% tương đương 63.714
triệu đồng.
Tóm lại, tình hình cho vay ngắn hạn qua 3 năm mang đến một kết quả khả
quan, nguyên nhân là các doanh nhiệp, cá nhân đã nhận biết được tính hiệu quả của
vốn ngắn hạn cho những nhu cầu cấp thiết cùng với sự tư vấn đầu tư nhiệt tình của các
cán bộ, công nhiên viên NH rất cao. NH đã thể hiện rõ vai trò và nhiệm vụ của mình
trong hoạt động kinh doanh của doanh nhiệp, cá nhân.
2.4.2.2 Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế
Qua bảng 4 ta thấy, DSCV tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2009, số tiền NH cho
vay ngắn hạn là 3.073.510 triệu đồng. Sang năm 2010 thì DSCV đạt 3.578.287 triệu
đồng tăng 16,42% so với năm 2009. Tuy nhiên, trong năm 2011 thì DSCV ngắn hạn
của NH có sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu. DSCV năm 2011 đạt 5.097.239 triệu
đồng tăng 1.518.952 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng 42,45% so với cùng kỳ
năm trước. Cụ thể qua các ngành nghề:

Hình 6: Diễn biến cơ cấu cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế qua 3 năm
18



Bảng 4: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế qua 3 năm
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm

Chênh lệch
2010 - 2009
Số tiền
(%)

2011 - 2010
Số tiền
(%)

2009

2010

2011

Công nghiệp

1.579.94
5

1.798.68
7

3.092.52

6

218.742

13,84

1.293.839

71,93

Xây dựng

573.846

704.094

635.259

130.248

22,70

(68.835)

(9,78)

Thương
nghiệp

286.603


454.847

609.219

168.244

58,70

154.372

33,94

Khác

633.116

620.659

760.235

(12.457)

(1,97)

139.576

22,49

Tổng


3.073.51 3.578.28 5.097.23
504.777 16,42 1.518.952 42,45
0
7
9
( Nguồn: Bộ phận Kế toán Ngân hàng An Bình – Chi nhánh Cần Thơ)
- Công nghiệp: Năm 2010 DSCV đối với ngành công nghiệp đạt 1.798.687 triệu
đồng, tăng 13,84% so với DSCV năm 2009 và chiếm tỷ trọng cao nhất (chiếm
50,27%) trong DSCV theo ngành. Đến năm 2011, tình hình cho vay với ngành nghề
này tiếp tục tăng lên chiếm tỷ trọng 60,67% với số tiền 3.092.562 triệu đồng, tăng
1.293.839 triệu đồng tương ứng tăng 71,93% so với năm 2010. Như vậy, DSCV đối
với ngàng công nghiệp trong 3 năm qua tăng trưởng khá tốt nguyên nhân là do NH đã
nổ lực, thực thi chính sách tiền tệ đẩy mạnh huy động vốn và giải ngân đối với các dự
án đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp với phương châm giữ vững vai trò là một trong
những NHTM chủ lực, NH tiếp tục tập trung cho vay phát triển các ngành công
nghiệp và vì thế mà tỷ trọng DSCV của ngành này luôn chiếm phần lớn trong tổng
DSCV ngắn hạn của NH.
- Xây dựng: Đối với ngành lĩnh vực này thì tình hình cho vay cũng những biến
động được thể hiện thông qua DSCV, năm 2009 đạt 573.846 triệu đồng, sang năm
2010, đạt 704.094 triệu đồng, tăng 22,70% so với doanh số cho vay năm 2009 và
chiếm tỷ trọng 19,68% trong tổng DSCV theo ngành. Trong năm 2009 và năm 2010,
ngàng xây dựng phát triển khá ổn định, việc đầu tư cơ sở hạ tầng được đẩy mạnh phát
triển, thị trường vật liệu xây dựng khá ổn định cùng với những dự báo tích cực của
chuyên gia, vì thế NH nâng cao hoạt động tín dụng. Nhưng đến năm 2011 tình hình
của ngành xây dựng không có khả quan như những dự báo ngành xây dựng gặp nhiều
khó khăn kèm theo đó việc tăng giá vật tư, tình hình kinh doanh của lĩnh vực này biến
động và kéo theo đó NH khá e dè trong việc giải ngân vốn. Chính vì vậy mà DSCV
theo ngành xây dựng giảm, cụ thể năm 2011, tình hình cho vay ngắn hạn đối với
ngành này là 635.258 triệu đồng giảm 68.835 triệu đồng (giảm 9,78%) so với năm

2010 và chiếm tỷ trọng 12,46% trong tổng DSCV theo ngành.
- Thương nghiệp: Trong năm 2010, tình hình cho vay ngắn hạn đạt 454.847 triệu
đồng tăng 58,70% so với DSCV theo ngành của năm 2009 và chiếm tỷ trọng 12,71%
trong tổng DSCV. Sang năm 2011, DSCV của ngành này tiếp tục tăng nhẹ lên và có
xu hướng ổn định hơn đạt 609.219 triệu đồng, tăng 33,94% so với DSCV đối với
ngành thương nghiệp năm 2010 và lúc này tỷ trọng chiếm 11,95% trong cơ cấu vay
19


theo ngành. Nhìn chung DSCV theo ngành thương nghiệp chiếm phần thấp nhất trong
tổng DSCV ngắn hạn, nhưng nó cũng góp phần làm tăng DSCV của NH đẩy mạnh
hoạt động tín dụng.
- Đối với các ngành nghề khác: Trong năm 2010 DSCV theo ngành nghề khác
đạt 620.659 triệu đồng, giảm 1,97% tương ứng với số tiền 12.457 triệu đồng so với
năm 2009 và chiếm tỷ trọng 17,35% trong tổng DSCV. Năm 2011 vừa qua thì doanh
số cho vay theo ngành nghề khác có sự thay đổi, doanh số tăng lên 139.576 triệu đồng
so với năm 2010 đạt 760.235 triệu đồng chiếm tỷ trọng 14,91% trong tổng cơ cấu cho
vay theo ngành và tốc độ tăng là 22,49% so với năm 2010. DSCV của các ngành nghề
khác chiếm một phần trong DSCV ngắn hạn, tỷ trọng mà nó chiếm không cao, điều
này cũng phản ánh phần nào được đối tượng cho vay chủ yếu của NH là ngành công
nghệ. Tuy nhiên, không thể phủ nhận những hiệu quả mà các ngành nghề khác mang
lại cho NH thông qua hoạt động TD ngắn hạn.
2.4.2.3 Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn theo địa bàn
Qua bảng 5 ta thấy, tình hình cho vay ngắn hạn theo địa bàn TP Cần Thơ có
chiều hướng tăng qua 3 năm. Năm 2009 DSCV đạt 3.073.510 triệu đồng, sang năm
2010 DSCV tăng, đạt 3.578.287 triệu đồng và đến năm 2011 DSCV tiếp tục tăng, đạt
5.097.239 triệu đồng. Cụ thể như sau:

Hình 7: Diễn biến cơ cấu cho vay theo địa bàn qua 3 năm
- Tình hình cho vay ngắn hạn ở Quận Ninh Kiều: Ninh Kiều là quận trung tâm

TP Cần Thơ với sự hoạt động nhộn nhịp của các loại hình kinh tế. Năm 2010, DSCV
đạt 1.212.462 triệu đồng, tăng 18,84% tương đương 192.231 triệu đồng so với năm
2009. Đến năm 2011 thì DSCV đạt 2.023.412 triệu đồng, tăng 66,88% tương đương
810.950 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân, năm 2010 nền kinh tế phục hồi và
dần ổn định sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2009, từ đó các doanh nghiệp, cá nhân
Quận Ninh Kiều nói riêng và TP Cần Thơ nói chung, họ cần nhiều vốn đặc biệt là vốn
ngắn hạn để đầu tư vào việc sản xuất kinh doanh.
Năm 2010, TP Cần Thơ tiếp tục đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, hỗ trợ tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu; tiếp tục tổ chức
Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, thực hiện “Người Việt Nam ưu tiên dùng
hàng Việt Nam”. Ngoài ra, TP Cần Thơ tiếp tục triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ
lãi suất của Chính phủ và thông tư hướng dẫn của NHNN, bảo đảm đúng đối tượng,
đạt hiệu quả, công khai, minh bạch và kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng.
20


Bảng 5: Doanh số cho vay ngắn hạn theo địa bàn TP Cần Thơ qua 3 năm (2009 –
2011)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
Chênh lệch
2010 - 2009
2011 - 2010
2009
2010
2011
Số tiền
(%)
Số tiền

(%)
Quận Ninh
1.020.231 1.212.462 2.023.412
192.231 18,84
810.950 66,88
Kiều
Quận Cái
534.251
634.213
875.623
99.962 18,71
241.410 38,06
Răng
Quận Bình
1.210.412 1.367.845 1.542.756
157.433 13,01
174.911 12,79
Thủy
Khác

308.616

Tổng

363.767

655.448

55.151


3.073.510 3.578.287 5.097.239

504.777

17,87

291.681

80,18

16,42 1.518.952

42,45

( Nguồn: Bộ phận Kế toán Ngân hàng An Bình – Chi nhánh Cần Thơ)
- Tính hình cho vay ngắn hạn ở Quận Cái Răng: Năm 2010, DSCV đạt 634.213
triệu đồng, tăng 18,71% tương đương 99.962 triệu đồng so với năm 2009. Đến năm
2011 thì DSCV đạt 875.623 triệu đồng, tăng 38,06% tương đương 241.410 triệu đồng
so với năm 2010. Nguyên nhân là do ngành thương mại – du lịch cũng có bước phát
triển mạnh. Năm 2010, giá trị thương nghiệp – dịch vụ tăng 6,74% so với năm 2003,
chiếm 34,6% GDP của quận, tiếp tục thành lập các chợ đầu mới nông sản ở khu vực
Yên Thượng (phường Lê Bình), mở thêm hành lang cho thương mại Cái Răng phát
triển. Bên cạnh đó, Quận Cái Răng tăng cường tăng trưởng thế mạnh về nông nghiệp,
đồng thời hình thành vành đai xanh, phục vụ rau tươi, rau sạch cho TP Cần Thơ, phát
triển chăn nuôi và phát triển cây kiểng.
- Tình hình cho vay ngắn hạn ở Quận Bình Thủy: Năm 2010, DSCV đạt
1.367.845 triệu đồng, tăng 13,01% tương đương 157.433 triệu đồng so với năm 2009.
Đến năm 2011 thì DSCV đạt 1.542.756 triệu đồng, tăng 12,79% tương đương 174.911
triệu đồng so với năm 2010. Là quận có giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn dẫn
đầu thành phố; được thừa hưởng những kết cấu hạ tầng quan trọng của tỉnh Cần Thơ

(trước đây) với sân bay, cảng biển, khu công nghiệp - chế xuất; là vùng đất hội tụ
nhiều di tích văn hoá - lịch sử cấp quốc gia với những địa danh nổi tiếng như làng cổ
Long Tuyền, đình Bình Thủy;... Quận Bình Thuỷ có nhiều lợi thế trong phát triển công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Hai khu công nghiệp chủ lực của thành phố nằm trên
địa bàn quận là Trà Nóc I, Trà Nóc II đã và đang thu hút hàng trăm doanh nghiệp đến
đầu tư sản xuất - kinh doanh, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động. Tốc độ
công nghiệp hoá, đô thị hoá nhanh cũng tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho quận
trong việc phát triển thương mại - dịch vụ, du lịch. Đến nay, toàn quận có gần 1.000 cơ
sở kinh doanh thương mại - dịch vụ. Mạng lưới chợ được sắp xếp lại và nâng cấp, xây
mới, tạo tiền đề cho việc hình thành các trung tâm thương mại trong những năm tới.
Về du lịch, có nhiều lợi thế như có bảo tàng thành phố Cần Thơ, Công viên văn hoá
miền Tây và Khu tượng đài chiến thắng, Di tích đặc uỷ An Nam Cộng sản Đảng Hậu

21


Giang, Đình Bình Thuỷ, Chùa Nam Nhã Đường, Khu mộ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa,
…là đóng góp to lớn cho nền kinh tế của Quận Bình Thuỷ.
- Tình hình cho vay ngắn hạn ở Quận, Huyện khác: Nhìn chung thì tình hình cho
vay ngắn hạn qua 3 năm điều tăng, năm 2010, DSCV đạt 363.767 triệu đồng, tăng
17,87% tương đương 55.151 triệu đồng so với năm 2009. Đến năm 2011 thì DSCV
đạt 655.448 triệu đồng, tăng 80,18% tương đương 291.681 triệu đồng so với năm
2010. Trong đó, các quận/huyện khác như: Ô Môn, Thốt Nốt,…, trong quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các quận đã không
ngừng nỗ lực trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đến nay, các công
trình nối tiếp nhau mọc lên, những mô hình sản xuất tập thể theo hình thức hợp tác xã,
câu lạc bộ, tổ hợp tác... ngày càng phát triển.
2.4.2.4 Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế qua 3
năm (2009 – 2011)
Nhằm đa dạng hóa tối đa KH vay vốn của mình, ABBank Cần Thơ luôn mở

rộng cho vay đến nhiều thành phần kinh tế để vừa đáp ứng tốt nhu cầu cho vay vốn
của mọi thành phần kinh tế, vừa có thể phân tán rủi ro.
Qua bảng 6 ta thấy, DSCV của các thành phần kinh tế qua 3 năm có nhiều biến
động, năm 2010 tình hình cho vay đạt 3.578.287 triệu đồng, tăng 544.777 triệu đồng,
tốc độ tăng 17,96% so với năm 2009. Đến năm 2011 thì DSCV đạt 5.097.239 triệu
đồng, tăng 1.518.952 triệu đồng, tốc độ 42,45% so với năm 2010. Trong đó, thành
phần kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng cao còn các thành phần kinh tế như: nhà nước, cá
thể, hỗn hợp và thành phần kinh tế khác chiếm tỷ trọng tương đối. Cụ thể:

Hình 8: Diễn biến tình hình cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế qua 3 năm
(2009 – 2011)
- Thành phần kinh tế Nhà nước: Trong những năm trước đây, thành phần kinh tế
Nhà nước là khách hàng chính của NH và hiện nay tuy không còn chiếm toàn bộ tỷ
trọng DSCV, nhưng nó vẫn chiếm một tỷ trọng khá cao. Qua 3 năm. DSCV ngắn hạn
đối với thành phần kinh tế này có nhiều biến động. Năm 2010, DSCV đạt 1.117.505
triệu đồng, chiếm 31,23% trong tổng DSCV ngắn hạn, tăng 156.072 triệu đồng với
tốc độ tăng 16,23% so với năm 2009. Đến năm 2011, DSCV của loại hình này chỉ
chiếm 19,39% với số tiền là 988.351 triệu đồng, giảm 129.154 triệu đồng (giảm
11,56%) so với năm 2010. Nguyên nhân của sự biến động này là do năm 2010 nhu
22


cầu mở rộng cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu đô thị mới tăng cao nên nhu cầu về vốn
cũng tăng. Đến năm 2011 NHNN điều chỉnh mức tăng trưởng TD một cách từ từ
nhằm kiểm soát lạm phát và hỗ trợ cho phục hồi và phát triển nền kinh tế. Do vậy,
năm 2011 tăng trưởng TD giảm xuống làm cho DSCV của NH giảm.
Bảng 6: Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu


Năm
2009

Nhà
nước

2010

Chênh lệch
2011

2010 - 2009
Số tiền
(%)

988.351

156.072

16,23 (129.154) (11,56)

201.753

16,29

Cá thể

1.238.20
3
99.212


1.117.50
5
1.439.95
6
369.859

2.677.23
7
418.094

Hỗn hợp

309.227

473.612

Khác

465.435

177.355

Tư nhân

961.433

2011 - 2010
Số tiền
(%)


270.647 272,80

1.237.28
1
48.235

700.347

164.385

53,16

226.735

47,87

313.210

(248.080
)

(58,31
)

135.855

76,60

85,92

13,04

3.073.51 3.578.28 5.097.23
1.518.95
544.777 17,96
42,45
0
7
9
2
( Nguồn: Bộ phận Kế toán Ngân hàng An Bình – Chi nhánh Cần Thơ)
- Thành phần kinh tế tư nhân: Đây là thành phần kinh tế chiếm tỷ trọng DSCV
ngắn hạn cao nhất. Năm 2010 DSCV của ngành này chiếm 40,24% với số tiền đạt
được là 1.439.956 triệu đồng, tăng 201.753 triệu đồng với tốc độ tăng 16,29% so với
năm 2009. Năm 2011 đối tượng này tiếp tục tăng, đạt 2.677.237 triệu đồng, chiếm
52,52% tổng DSCV và tăng 1.237.281 triệu đồng với tốc độ tăng 85,92% so với năm
2010. Thành phần kinh tế tư nhân có vốn tự có khá cao, tài sản thế chấp lớn, nên NH
có thể tập trung cho vay nhiều. Đồng thời việc làm ăn của loại hình kinh tế này cũng
có hiệu quả hơn nên có uy tín với NH.
- Thành phần kinh tế cá thể: Năm 2009, NH chỉ cho thành phần kinh tế cá thể
vay với số tiền là 99.212 triệu đồng, chiếm 3,27% tổng DSCV ngắn hạn. Sang năm
2010, số tiền mà NH cho vay lên đến 369.859 triệu đồng, chiếm 10,34% tăng 270.647
triệu đồng với tốc độ tăng 272,80% so với năm 2009. Nguyên nhân của sự tăng nhanh
như vậy là do năm 2010 nền kinh tế đang được phục hồi thì nhu cầu nâng cao đời
sống cùng với việc phát triển kinh tế thì mức sống của từng hộ gia đình tăng lên.
Ngoài ra, mỗi gia đình còn làm kinh tế, mở rộng hơn việc kinh doanh để kiếm thêm
thu nhập, người dân cần vốn để đầu tư,… do đó nhu cầu vốn tăng lên. Vì vậy, họ đến
NH để vay thêm vốn đã góp phần làm cho DSCV tăng lên đánh kể. Đến năm 2011,
DSCV của thành phần này đạt 418.094 triệu đồng, tăng 48.235 triệu đồng với tốc độ
tăng 13,04% so với năm 2010 nhưng xét về nguồn vốn cho vay thì lại giảm và chỉ

chiếm 8,20% trong tổng DSCV ngắn hạn. Năm 2011, với áp lực lạm phát trong năm
khiến mặt bằng lãi suất tiết kiệm khó đứng yên, kéo the lãi suất thỏa thuận tăng, nhất
là TD cá nhân luôn được NH áp dụng ở mức cao, những cá nhân cần vốn cũng thêm e
ngại khi gõ cửa NH làm doanh số cho vay tăng chậm lại.

Tổng

23


- Thành phần kinh tế hỗn hợp: Nguồn vốn mà NH cho thành phần kinh tế này
vay tăng qua các năm. Năm 2010 DSCV đạt 473.612 triệu đồng, tăng 164.385 triệu
đồng với tốc độ tăng 53,16% so với năm 2009. Năm 2011 DSCV đạt 700.347 triệu
đồng, tăng 226.735 triệu đồng với tốc độ tăng 47,87% so với năm 2010. Nhìn chung
thì DSCV ngắn hạn đối với thành phần này chiếm tỷ trọng không cao, chỉ khoảng
13% trong tổng DSCV ngắn hạn.
- Thành phần kinh tế khác: Có DSCV của NH có sự tăng giảm không đều. Năm
2009, số tiền NH cho vay là 425.435 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 14,02% tổng DSCV
ngắn hạn. Sang năm 2010, NH chỉ cho vay đối với thành phần này là 177.355 triệu
đồng, giảm 248.080 triệu đồng (giảm 58,31%) so với năm 2009. Năm 2011 DSCV
đạt 313.210 triệu đồng, tăng 135.855 triệu đồng với tốc độ tăng 76,6% so với năm
2010. Nhìn chung, nguồn vốn cho vay của NH có tăng so với năm 2010 nhưng xét
trong tổng thể DSCV thì thành phần này vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp nhất, chỉ chiếm
6,14%. Nguyên nhân, trong những năm gần đây nước ta đã mở rộng quan hệ ra nước
ngoài, nhiều NH được thành lập nên có nhiều sự cạnh tranh hơn, do đó DSCV của
NH có sự thay đổi không điều.
Qua phân tích tình hình cho vay của NH, ta thấy có sự biến động ở các thành
phần kinh tế nhưng vấn đề này không làm ảnh hưởng đến tổng DSCV của NH. Trong
những năm gần đây, đất nước ta đang phát triển theo con đương công nghiệp hóa –
hiện đại hóa nên nhiều thành phần kinh tế mọc lên với mục đích kinh doanh kiếm lợi

nhuận mà muốn làm được điều đó thì phải có vốn và NH là lựa chọn khi có nhu cầu
về vốn, vì vậy nguồn vốn cho vay của NH cũng tăng lên. Bên cạnh đó, các thành phần
kinh tế Nhà nước hoạt động kém hiệu quả nên NH hạn chế cho thành phần kinh tế này
vay, vì thế tỷ trọng tương đối thấp hơn so với các thành phần kinh tế tư nhân.
2.4.3 Phân tích tình hình thu nợ ngắn hạn qua 3 năm (2009 – 2011)
Trong hoạt động TD của NH, thu nợ là công việc cực kỳ quan trọng, nó đảm
bảo việc duy trì nguồn vốn huy động của NH hiệu quả. Bên cạnh đó, NH cần có chính
sách thu nợ thích hợp. Nếu doanh số thu nợ quá cao cũng chưa chắc tốt, vì khi đó NH
có thể tốn kém nhiều chi phí cho việc thu hồi nợ và tái đầu tư mới.
2.4.3.1 Phân tích tình hình thu nợ ngắn hạn theo thời hạn
Qua bảng 7 ta thấy, tình hình cho vay ngắn hạn qua 3 năm có sự chuyển biến
tăng rõ rệt, cụ thể năm 2009 thì DSTN đạt 2.895.014, sang năm 2010 thì DSTN tăng
3.502.404 triệu đồng và đến năm 2011 thì DSTN tiếp tục tăng đạt 4.821.655 triệu
đồng. Cụ thể như sau:
- Tình hình thu nợ ngắn hạn từ 3 – 6 tháng: Nhìn chung, tình hình thu nợ ở thời
gian này của NH rất khả quan, năm 2010 DSTN đạt 2.471.269 triệu đồng, tăng
86,58% tương đương 1.146.757 triệu đồng so với năm 2009. Đến năm 2011 đạt
3.561.025 triệu đồng, tăng 44,10% tương đương 1.089.756 triệu đồng so với năm
2010. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp trên địa bàn có hệ số thnah khả năng
thanh toán ngắn hạn cao, từ những kết quả thắng lợi của các dự án có thời hạn từ 3 – 6
tháng, vòng quay vốn ngắn và rất kịp thời để tiếp tục đầu tư những kế hoạch kinh
doanh khác. Một phần nữa là do thái độ và ý thức trả nợ của KH tốt và không thể
thiếu công lao của các cán bộ TD đã đầu tư đúng mục đích nên kết quả mang lại thật
khả quan.

24


Hình 8: Diễn biến tình hình thu nợ của ABBank Cần Thơ theo thời hạn qua 3
năm (2009 – 2011)

- Tình hình thu nợ ngắn hạn từ 6 – 9 tháng: Năm 2010 DSTN đạt 592.131 triệu
đồng, giảm 5,74% tương đương 36.056 triệu đồng so với năm 2009, đến năm 2011 thì
DSTN đạt 801.603 triệu đồng, tăng 35,38% tương đương 209.472 triệu đồng so với
năm 2010. Nguyên nhân doanh thu giảm ở năm 2010 là do các doanh nghiệp sau khi
bị tác động của cuộc khủng hoảng cộng thêm lạm phát của năm 2009 thì họ đang đầu
tư cơ cấu lại các kế hoạch mà họ cho rằng sẻ có hiệu quả thấp và sang năm 2011 khi
đã có sự chuẩn bị rất kỹ từ trước nên tình hình kinh doanh ổn định và sinh lợi nên họ
có ý thức hơn cho việc trả nợ.
Bảng 7: Doanh số thu nợ ngắn hạn của ABBank Cần Thơ theo thời hạn qua 3
năm (2009 - 2011)
ĐVT: Triệu đồng
Năm
Chênh lệch
Chỉ tiêu
2010 - 2009
2011 - 2010
2009
2010
2011
Số tiền
(%)
Số tiền
(%)
1. Từ 3 – 6
tháng

1.324.512

2.471.269


3.561.025

1.146.757

86,58

1.089.756

44,10

2. Từ 6 – 9
tháng

628.187

592.131

801.603

(36.056)

(5,74)

209.472

35,38

3. Từ 9 – 12
tháng


942.315

439.004

459.027

(503.311) (53,41)

20.023

4,56

2.895.014

3.502.404

4.821.655

1.319.251

37,67

Tổng

607.390

20,98

( Nguồn: Bộ phận Kế toán Ngân hàng An Bình – Chi nhánh Cần Thơ)
- Tình hình thu nợ ngắn hạn từ 9 – 12 tháng: Năm 2010, DSTN đạt 439.004 triệu

đồng, giảm 53,41% tương đương 503.311 triệu đồng so với năm 2009, sang năm 2011
đạt 450.027 triệu đồng, tăng 4,56% tương đương 20.023 triệu đồng so với năm 2010.
Tóm lại, KH vẫn thích đầu tư vào những dự án mà có thời gian ngắn, ít rủi ro mà
vòng quay vốn lại nhanh, rất phù hợp cho các lĩnh vực như nông nghiệp, thương
nghiệp,… trong khi đó, nhu cầu về vốn có thời gian dài từ 9 – 12 tháng thì ít hơn do
vòng quay vốn chậm, rủi ro nhiều,…
25


×