Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Phân tích tình hình tín dụng đối với HSXKD tại NHNO&PTNT Tỉnh Bạc Liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 43 trang )

Phân tích tình hình tín dụng đối với HSXKD tại NHNO&PTNT Tỉnh Bạc Liêu


PHẦN MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Việt Nam là một nước nông nghiệp với hơn 75% dân số sống ở nông thôn,
nên bên cạnh đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập
khẩu, ...thì việc đẩy mạnh một nền nông nghiệp vững chắc là vấn đề hết sức quan
trọng, nó là cơ sở cho sự phát triển ổn định của một nền kinh tế. Để làm được
điều đó thì ngoài các yếu tố cần thiết như các chủ trương chính sách đúng đắn
của Đảng và Nhà Nước thì vai trò của các Ngân hàng là hết sức to lớn, đặc biệt là
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bạc liêu là một tỉnh ven biển thuộc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long,
được thiên nhiên ưu đãi, có nhiều tiềm năng về kinh tế, đặc biệt là nông nghiệp
và nuôi trồng thủy sản.Tuy nhiên bên cạnh đó nông nghiệp lại là ngành gặp nhiều
rủi ro làm cho nhiều gia đình gặp khó khăn về vốn sản xuất, thu nhập chi tiêu,
khả năng tích lũy để đầu tư tái sản xuất chưa cao. Vì vậy, muốn phát triển
SXKD, nâng cao đời sống của người dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế thì
vốn là vấn đề đầu tiên hơn hết.Từ đây ta thấy được vai trò của ngân hàng nông
nghiệp rất quan trọng.Thực hiện phương châm “đi vay để cho vay”, Ngân hàng
Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu đã tạo lập nguồn vốn nhàn rỗi
trong tất cả các tầng lớp dân cư tạo điều kiện mở rộng tín dụng trong nông
nghiệp mà chủ yếu là các hộ sản xuất vay vốn để khôi phục và mở rộng sản xuất,
phát triển ngành nghề, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi,… đã và đang góp
phần thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, làm
tăng thu nhập cho nền kinh tế.
Vì lí do đó mà nhóm em quyết định chọn đề tài “Phân tích hoạt động tín
dụng đối với hộ sản xuất kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
nông thôn tỉnh Bạc Liêu” để thấy được tình hình thực tế trong công tác tín dụng
của ngân hàng, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả
hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại tỉnh


Bạc Liêu và đồng thời đáp ứng đầy đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng.

.

1


Phân tích tình hình tín dụng đối với HSXKD tại NHNO&PTNT Tỉnh Bạc Liêu
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung
Phân tích và đánh giá tình hình tín dụng đối với HSXKD tại NHN O&PTNT
tỉnh Bạc Liêu. Qua đó đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả tín dụng
HSXKD tại Ngân hàng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
 Mô tả khái quát tình hình huy động vốn của NHN O&PTNT tỉnh Bạc Liêu
để thấy được khả năng đáp ứng vốn vay của Ngân hàng.
 Phân tích thực trạng tín dụng HSXKD để thấy được tình hình hoạt động
của Ngân hàng.
 Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng HSXKD của Ngân hàng để đề xuất
giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng.
 Đưa ra giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực để từ đó nâng cao hiệu quả
hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp thu thập số liệu
+ Sử dụng các số liệu thứ cấp được thu thập trong các báo cáo tài chính, báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh, … của NHN O&PTNT tỉnh Bạc Liêu qua 3
năm (2008 – 2010).
+ Tổng hợp những thông tin từ tạp chí Ngân hàng, những tư liệu tín dụng
tại Ngân hàng.
+ Tìm kiếm thông tin từ các website.

3.2. Phương pháp phân tích số liệu
+ Phương pháp thống kê tổng hợp số liệu giữa các năm.
+ Phương pháp so sánh số tương đối, phương pháp so sánh số tuyệt đối,
phương pháp tỷ số.
+ Thiết lập bảng, biểu đồ.

+ Kết hợp phân tích, so sánh và đưa ra nhận xét, đánh giá kết quả để
làm nổi rõ vấn đề nghiên cứu.

.

2


Phân tích tình hình tín dụng đối với HSXKD tại NHNO&PTNT Tỉnh Bạc Liêu
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Phạm vi về không gian
+ Đề tài được thực hiện tại phòng Kế hoạch – Kinh doanh của
NHNO&PTNT tỉnh Bạc Liêu.
4.2. Phạm vi về thời gian
+ Số liệu phân tích được thu thập qua 3 năm 2008, 2009, 2010.
4.3. Phạm vi về nội dung
+ Phân tích tình hình tín dụng đối với hộ sản xuất kinh doanh tại
NHNO&PTNT tỉnh Bạc Liêu.
5. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI
Chuyên đề bao gồm 3 phần:
 Phần mở đầu
 Phần nội dung
 Chương 1: Cơ sở lý luận
 Chương 2: Giới thiệu khái quát về NHN O&PTNT tỉnh Bạc Liêu và

phân tích tình hình tín dụng đối với HSXKD tại NHNO&PTNT tỉnh Bạc Liêu
 Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng đối với
HSXKD tại NHNO&PTNT tỉnh Bạc Liêu
 Phần kết luận và kiến nghị

.

3


Phân tích tình hình tín dụng đối với HSXKD tại NHNO&PTNT Tỉnh Bạc Liêu

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng
Tín dụng NH là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ NHTM cho
khách hàng trong một thời gian nhất định với một khoản chi phí nhất định.
Như vậy NHTM có ba thuộc tính:
+Có sự chuyển nhượng vốn từ người sở hữu sang người sử dụng.
+ Sự chuyển nhượng này có thời hạn.
+ Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí (lãi suất ).
1.1.2. Vai trò của tín dụng
- Đáp ứng nhu cầu về vốn để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh tại
DN tạo điều kiện phát triển kinh tế.
- Thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
- Tạo điều kiện phát triển quan hệ kinh tế với doanh nghiệp ngoài nước.
1.1.3. Phân loại tín dụng
Tùy vào chỉ tiêu đánh giá, tín dụng ngân hàng có nhiều loại khác nhau:

- Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn: cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh,
tiêu dùng cá nhân, tài trợ xuất nhập khầu, bất động sản, đầu tư chứng khoán…
- Căn cứ vào thời gian cấp tín dụng: cho vay ngắn hạn (từ 12 tháng trở lại),
trung hạn (trên 12 đến 60 tháng), dài hạn (từ 60 tháng trở lên).
- Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng: cho vay có tài sản đảm
bảo, không có tài sản đảm bảo.
- Căn cứ vào phương thức cho vay: cho vay từng lần, theo hạn mức tín
dụng, theo dự án đầu tư.
- Căn cứ vào phương thức hoàn trả nợ vay: cho vay chỉ có một kỳ hạn trả
nợ (trả nợ một lần khi đáo hạn), cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ (cho vay trả góp).

.

4


Phân tích tình hình tín dụng đối với HSXKD tại NHNO&PTNT Tỉnh Bạc Liêu
1.2. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG
1.2.1. Doanh số cho vay
Doanh số cho vay: là chỉ tiêu phản ánh tất cả khoản tín dụng mà Ngân hàng
cho khách hàng vay không nói đến việc món vay đó thu được hay chưa trong một
thời gian nhất định.
1.2.2. Doanh số thu nợ
Doanh số thu nợ: là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân
hàng thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó.
1.2.3. Dư nợ
Dư nợ: là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà Ngân hàng đã cho vay và chưa thu
được vào một thời điểm nhất định. Để xác định được dư nợ, Ngân hàng sẽ so
sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ.

1.2.4. Nợ xấu
Nợ xấu: là những khoản tín dụng bao gồm cả gốc và lãi hoặc gốc hoặc lãi
không thu được khi đến hạn. Chỉ tiêu nợ xấu cho thấy một số nhận xét về chất
lượng đầu tư tín dụng của Ngân hàng. Ở Việt Nam nợ xấu là những khoản nợ
thuộc nhóm 3, 4, 5.
1.2.5 Hệ số thu nợ (%)
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thu nợ của Ngân hàng tốt hay xấu, nó cũng
thể hiện rõ nét kết quả HĐKD của Ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ
công tác thu nợ ngày càng tốt hơn.
Doanh số thu nợ
Hệ số thu nợ =

x 100%
Doanh số cho vay

.

5


Phân tích tình hình tín dụng đối với HSXKD tại NHNO&PTNT Tỉnh Bạc Liêu
1.2.6. Chỉ tiêu nợ xấu trên tổng dư nợ (%)
Là chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng tại Ngân hàng. Nếu tại một thời
điểm nào đó mà tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ càng cao thì chứng tỏ hoạt động tín
dụng càng kém hiệu quả và ngược lại nếu tỷ lệ này càng thấp thì hoạt động tín
dụng của Ngân hàng càng hiệu quả hơn.
Tổng nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu =

x 100%

Tổng dư nợ

1.2.7. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng (vòng)
Với công thức vòng quay vốn tín dụng được xem như một chỉ tiêu đánh giá
hiệu quả đồng vốn của Ngân hàng. Nếu số lần vòng quay vốn tín dụng càng cao
chứng tỏ đồng vốn của Ngân hàng ngày càng quay vòng nhanh, luân chuyển liên
tục, không bị ngưng truệ đạt hiệu quả cao.
Doanh số thu nợ
Vòng quay vốn tín dụng =
Dư nợ bình quân
Trong đó:
Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ
Dư nợ bình quân =
2
1.3. HỘ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA
HSXKD
1.3.1. Khái niệm hộ sản xuất kinh doanh
Hộ sản xuất kinh doanh là đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp hoạt động sản
xuất kinh doanh là chủ thể cho mọi quan hệ sản xuất. Hộ sản xuất ở nước ta giữ
vị trí quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp.
1.3.2. Hoạt động tín dụng hộ sản xuất kinh doanh
1.3.2.1. Khái niệm
Tín dụng HSXKD là hình thức tín dụng mà đối tượng phục vụ của tín
dụng thuộc lĩnh vực nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho các chi phí:
cây trồng, vật nuôi, thức ăn, cải tạo vườn, xây dựng chuồng trại, mua sắm thiết bị
công cụ lao động nông nghiệp.
.

6



Phân tích tình hình tín dụng đối với HSXKD tại NHNO&PTNT Tỉnh Bạc Liêu
1.3.2.2. Vai trò của tín dụng phát triển kinh tế hộ sản xuất kinh
doanh
 Góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế
cao trong sản xuất nông nghiệp.
 Góp phần nâng cao thu nhập và đời sống nông dân, thu hẹp sự cách
biệt giữa nông thôn và thành thị.
 Thúc đẩy xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn, đảm bảo cho người
dân có điều kiện áp dụng các kỹ thuật công nghệ vào SXKD tiến bộ.
 Đẩy mạnh phát triển ngành mũi nhọn thu nhiều ngoại tệ cho quốc gia.
 Góp phần xoá bỏ nạn cho vay nặng lãi ở nông nghiệp nông thôn.
 Tạo công ăn việc làm cho người dân.

.

7


Phân tích tình hình tín dụng đối với HSXKD tại NHNO&PTNT Tỉnh Bạc Liêu


CHƯƠNG 2
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHNO&PTNT TỈNH BẠC LIÊU VÀ

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT
KINH DOANH TẠI NHNO&PTNT TỈNH BẠC LIÊU
2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BẠC LIÊU
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và

Phát triển Nông Thôn tỉnh Bạc Liêu
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bạc Liêu là đơn vị
thuộc khối ngành Doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc đơn vị quản lý là
NHNO&PTNT Việt Nam. Được thành lập theo quyết định số 575/QĐ-NHNN-02
ngày 16/12/1996 của tổng Giám Đốc NHN O&PTNT Việt Nam, trên cơ sở tách ra
từ Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Minh Hải. Thời điểm hoạt động chính thức từ
ngày 01/01/1997.
Hiện nay, NHNO&PTNT tỉnh Bạc Liêu là một NHTM lớn nhất trên địa bàn
tỉnh Bạc Liêu, không ngừng mở rộng HĐKD đa năng trên nhiều lĩnh vực, nhằm
đáp ứng tốt mọi nhu cầu của khách hàng thông qua cải tiến phong cách làm việc,
quá trình, thủ tục đầu tư và áp dụng nhiều loại hình dịch vụ với những tiện ích
mới… Từ đó NHNO&PTNT tỉnh Bạc Liêu đã tận dụng được mọi khả năng và
năng lực để từng bước nâng cao chất lượng HĐKD, đa dạng hóa các hình thức
huy động vốn và cho vay nhằm thực hiện các chương trình tài trợ, phát triển
nông nghiệp, xây dựng nông thôn, cải thiện và nâng cao đời sống của người dân.
Đặc biệt là đầu tư kịp thời cho chương trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất của tỉnh
theo tinh thần Nghị Quyết 09 của Chính phủ.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động của NHN O&PTNT tỉnh
Bạc Liêu
Hiện nay, ngoài 07 chi nhánh loại 3 trực thuộc, tại trụ sở chính (Hội sở) của
NHNO&PTNT tỉnh Bạc Liêu được bố trí các bộ phận gồm: Ban Giám Đốc, 04
phòng nghiệp vụ và 01 phòng giao dịch trực thuộc. Do sự phân công chỉ đạo trực
tiếp của từng thành viên trong Ban Giám Đốc, nên có một số phòng còn được
phân theo từng mảng nghiệp vụ cụ thể:

.

8



Phân tích tình hình tín dụng đối với HSXKD tại NHNO&PTNT Tỉnh Bạc Liêu
GIÁM ĐỐC
PGĐ PHỤ TRÁCH
KINH DOANH

Phòng
Kế
hoạch
Kinh
doanh

Phòng
Kiểm
tra
Kiểm
soát
Nội bộ

Phòng
giao
dịch
60D
Hoàng
Văn
Thụ

PGĐ PHỤ TRÁCH KẾ
TOÁN NGÂN QUỸ
Mảng
công

tác tổ
chức
cán
bộ và
đào
tạo

Mảng
công
tác kế
hoạch

Phòng
Kế
hoạch

Ngân
quỹ

Phòng
Hành
chánh

Nhân
sự

Hình 2.1: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC
2.1.3. Một số quy định về chính sách tín dụng tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bạc Liêu
2.1.3.1 Nguyên tắc cho vay

Khách hàng vay vốn của Ngân hàng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
 Sử dụng vốn đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
 Hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng
tín dụng.
2.1.3.2. Đối tượng cho vay
 Các pháp nhân là Doanh nghiệp Nhà nước, Hợp tác xã, Công ty trách
nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các
tổ chức khác có đủ điều kiện quy định tại Điều 94 Bộ luật dân sự.
 Các pháp nhân và cá nhân nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân.
 Công ty hợp danh, cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác.
2.1.3.3. Điều kiện cho vay
Ngân hàng nơi cho vay xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có
đủ điều kiện sau:
 Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách
nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
 Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
.

9


Phân tích tình hình tín dụng đối với HSXKD tại NHNO&PTNT Tỉnh Bạc Liêu
 Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
 Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và
có hiệu quả, hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi.

 Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính
phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hướng dẫn của NHNO&PTNT Việt Nam.
2.1.3.4. Giới hạn cho vay
 Đối với cho vay ngắn hạn: khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 10%

trong tổng nhu cầu vốn.
 Đối với cho vay trung hạn: khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 15%
trong tổng nhu cầu vốn.
 Trường hợp khách hàng có tín nhiệm, hộ gia đình sản xuất nông, lâm,
ngư nghiệp vay vốn không phải bảo đảm bằng tài sản, nếu vốn tự có thấp hơn
quy định trên, giao cho giám đốc Ngân hàng nơi cho vay quyết định.
 Đối với khách hàng được nơi cho vay lựa chọn áp dụng cho vay có
bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, mức vốn tự có tham gia theo quy
định hiện hành của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam.
2.1.3.5. Thời hạn cho vay
Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận về thời hạn cho vay căn cứ vào:
 Chu kỳ sản xuất kinh doanh.
 Thời hạn thu hồi vốn của phương án/dự án đầu tư.
 Khả năng trả nợ của khách hàng.
 Nguồn vốn cho vay của Ngân hàng.

.

10


Phân tích tình hình tín dụng đối với HSXKD tại NHNO&PTNT Tỉnh Bạc Liêu
2.1.3.6. Quy trình cho vay
a. Sơ đồ quy trình cho vay
Khách hàng

(7)

(6)


(8)

(1)

Bộ phận Ngân quỹ

Cán bộ tín dụng

Giao dịch viên tín dụng

(4)
(5)

(2)
Trưởng (Phó) Phòng Kế
hoạch - Kinh doanh

(3)

Giám đốc (Phó Giám đốc)
phụ trách Kinh doanh

Hình 2.2: SƠ ĐỒ QUY TRÌNH LUÂN CHUYỂN HỒ SƠ VAY VỐN
b. Giải thích quy trình
(1) Khi khách hàng có nhu cầu vốn vay thì khách hàng trực tiếp đến gặp
cán bộ tín dụng để trình bày mục đích vay vốn và phương án vay vốn. Sau khi
cán bộ tín dụng xem xét tiến hàng thẩm định phương án SXKD của khách hàng,
nếu khả thi thì hướng dẫn cho khách hàng lập hồ sơ vay vốn. Nếu xét thấy khách
hàng không đáp ứng được điều kiện vay vốn, cán bộ tín dụng có thể trả hồ sơ lại
cho khách hàng.

(2) Sau khi đã thẩm định cán bộ tín dụng lập báo cáo thẩm định và trình
hồ sơ cho Lãnh đạo Phòng Kế hoạch - Kinh doanh. Nếu có vấn đề cần bổ sung
hay sai sót, Lãnh đạo Phòng Kế hoạch - Kinh doanh yêu cầu cán bộ tín dụng điều
chỉnh sau đó trình lên Giám đốc hoặc Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh phê
duyệt.
(3) Sau khi nhận hồ sơ từ Trưởng (Phó) Phòng Kinh doanh, Phó Giám
đốc phụ trách kinh doanh xem xét các yếu tố trong hồ sơ và xét duyệt cho vay
với số tiền, thời hạn ghi trên hợp đồng tín dụng.
(4) Nếu xét thấy nguồn vốn tại chi nhánh không đáp ứng được hoặc kế
hoạch không đáp ứng đủ điều kiện tín dụng thì Giám đốc hoặc Phó Giám đốc
thông báo từ chối cho vay đến khách hàng.
(5) Hồ sơ sau khi được Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh hoặc Giám
đốc phê duyệt sẽ được chuyển sang Giao dịch viên tín dụng.
.

11


Phân tích tình hình tín dụng đối với HSXKD tại NHNO&PTNT Tỉnh Bạc Liêu
(6) Khi nhận hồ sơ đã xét duyệt thì bộ phận Giao dịch viên tín dụng có
trách nhiệm kiểm tra, lưu trữ hồ sơ, mở sổ lưu cho vay, làm thủ tục phát tiền, lập
phiếu chi, chuyển hồ sơ đến bộ phận ngân quỹ nếu khách hàng yêu cầu rút tiền
mặt.
(7) Bộ phận Ngân quỹ nhận phiếu chi và làm thủ tục giải ngân, phát tiền
vay cho khách hàng.
(8) Cán bộ tín dụng sẽ kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của khách
hàng.
 Kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, phương án SXKD, tài sản đảm
bảo tiền vay.
 Thông báo đôn đốc thu lãi và thu nợ.

 Gia hạn nợ và điều chỉnh kỳ hạn nợ nếu khách hàng yêu cầu.
 Thanh lý, giải toả thế chấp khi hợp đồng chấm dứt.
2.1.4. Khái quát tình hình hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn tỉnh Bạc Liêu qua 3 năm (2008 – 2010)
Bảng 2.1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNO&PTNT
TỈNH BẠC LIÊU QUA 3 NĂM (2008 – 2010)
ĐVT: Triệu đồng

2008

2009

2010

Thu nhập

248.271

298.794

388.641

CHÊNH LỆCH
2009/2008
2010/2009
Tuyệt
Tuyệt
%
%
đối

đối
50.523 20,35 89.847 30,07

Chi phí

223.073

265.546

339.475

42.473

19,04

73.929

27,84

25.198

33.248

49.166

8.050

31,95

15.918


47,88

NĂM
CHỈ TIÊU

Lợi nhuận

(Nguồn: Phòng Kế toán NHNO&PTNT tỉnh Bạc Liêu)
Qua bảng số liệu kết quả HĐKD qua 3 năm của NHN O&PTNT tỉnh Bạc
Liêu ta thấy thu nhập, chi phí và lợi nhuận đều tăng qua các năm. Cụ thể như sau:
 Thu nhập
Nhìn chung thu nhập của Ngân hàng qua 3 năm đều tăng. Năm 2009 thu
nhập của Ngân hàng đạt 298.794 triệu đồng tăng 50.523 triệu đồng tức tăng
20,35% so với năm 2008. Trong đó nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng là nguồn
thu nhập từ hoạt động tín dụng, điều này chứng tỏ Ngân hàng đã đa dạng hóa các
.

12


Phân tích tình hình tín dụng đối với HSXKD tại NHNO&PTNT Tỉnh Bạc Liêu
hình thức cho vay, cho vay đủ mọi thành phần kinh tế, đơn giản hóa các thủ tục.
Tổng thu nhập năm 2009 cao hơn năm 2008 vì năm 2009 nền kinh tế dần dần
được phục hồi sau sự ảnh hưởng cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu
năm 2008. Vì vậy tạo điều kiện cho Ngân hàng đẩy mạnh cho vay đối với các
thành phần kinh tế và các HSXKD. Đến năm 2010 tổng thu nhập tăng với tốc độ
cao hơn so với năm 2009 tăng 30,07%. Nguyên nhân là do trong năm 2010 nền
kinh tế đã được ổn định các chính sách kinh tế khắc phục khủng hoảng và hậu
khủng hoảng tiếp tục duy trì phát huy tác dụng tạo thuận lợi cho nền kinh tế phát

triển.
 Chi phí
Song song với việc thu nhập tăng lên thì chi phí cũng tăng. Năm 2009 tăng
42.473 triệu đồng tương đương 19,04% so với năm 2008, đến năm 2010 chi phí
là 339.475 triệu đồng tăng 73.929 triệu đồng tương đương tăng 27,84% so với
năm 2009, khoản chi chủ yếu của Ngân hàng là chi phí trả lãi. Bên cạnh đó còn
các khoản chi ngoài lãi như: chi phí vận chuyển bốc xếp tiền, chi nộp phí, lệ phí,
chi khấu hao tài sản cố định, chi lương CBCNVC, chi phụ cấp, chi hội họp, mua
sắm trang thiết bị,…. Để đẩy mạnh cho vay đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho
các thành phần kinh tế nên Ngân hàng đã tăng cường huy động vốn từ các TCKT
và dân cư. Thêm vào đó là sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức trên địa bàn
làm cho chi phí tăng lên do chi nhánh phải tăng lãi suất huy động. Đặc biệt trong
năm 2010 do mở rộng mạng lưới thanh toán rộng khắp nên đã làm cho chi phí
dịch vụ thanh toán tăng cao.
 Lợi nhuận
Qua bảng số liệu lợi nhuận của Ngân hàng không ngừng tăng qua mỗi năm.
Năm 2009 lợi nhuận đạt được 33.248 triệu đồng tăng hơn so với năm 2008 là
8.050 triệu đồng tương đương tăng 31,95%. Đến năm 2010 lợi nhuận lại tăng lên
đến 49.166 triệu đồng tăng 15.918 triệu đồng tương đương tăng 47,88% so với
năm 2009. Trong các năm qua Ngân hàng đã tăng hoạt động tín dụng cả về quy
mô và chất lượng, tăng các sản phẩm dịch vụ đã làm tăng thêm thu nhập của
Ngân hàng.

.

13


Phân tích tình hình tín dụng đối với HSXKD tại NHNO&PTNT Tỉnh Bạc Liêu


Hình 2.3: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHN O&PTNT
TỈNH BẠC LIÊU QUA 3 NĂM (2008 – 2010)
Tóm lại, kết quả HĐKD của NHNO&PTNT tỉnh Bạc Liêu qua 3 năm tăng
trưởng khá tốt. Đạt được hiệu quả như vậy chính nhờ sự nỗ lực của Ban lãnh đạo
và toàn thể nhân viên trong Ngân hàng. Để hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn,
Ngân hàng cần mở rộng các dịch vụ tiện ích nhằm thu hút ngày càng nhiều khách
hàng có uy tín, mở rộng thị phần, quản lý tốt chi phí, nâng cao chất lượng dịch
vụ, đa dạng hóa dịch vụ và trang bị cơ sở vật chất cho Ngân hàng thật tốt.
2.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG
VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN TỈNH BẠC LIÊU
2.2.1. Tình hình các nguồn vốn tại NHN O&PTNT tỉnh Bạc Liêu qua 3
năm (2008 – 2010)
Bảng 2.2: CƠ CẤU NGUỒN VỐN TẠI NHNO&PTNT TỈNH BẠC LIÊU
QUA 3 NĂM (2008 – 2010)
ĐVT: Triệu đồng
NĂM
CHỈ TIÊU
Vốn huy động
Vốn điều chuyển
Tổng các nguồn vốn

2008

2009

2010

882.626 1.056.071 1.494.672
403.037

418.473
385.961
1.285.66 1.474.54 1.880.63
3
4
3

CHÊNH LỆCH
2009/2008
2010/2009
Tuyệt
Tuyệt
%
%
đối
đối
173.445 19,65 438.601 41,53
15,436 3,83 -32,512 -7,77
188.881 14,69 406.089 27,54

(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh NHNO&PTNT tỉnh Bạc Liêu)
.

14


Phân tích tình hình tín dụng đối với HSXKD tại NHNO&PTNT Tỉnh Bạc Liêu
Nguồn vốn của NHNO&PTNT tỉnh Bạc Liêu gồm 2 bộ phận: vốn huy động
và vốn điều chuyển. Qua bảng 2.2 ta thấy nguồn vốn của Ngân hàng có xu hướng
tăng qua từng năm. Trong đó VHĐ là nguồn vốn được ưu tiên phát triển nên

được tăng qua các năm dần thay thế VĐC. Cụ thể VHĐ năm 2008 là 882.626
triệu đồng năm 2009 nguồn vốn này tiếp tục tăng và đạt 1.494.672 triệu đồng vào
năm 2010. Như vậy chỉ sau 2 năm VHĐ từ nền kinh tế tỉnh đã tăng lên rất nhiều
năm 2009 tăng 173.445 triệu đồng tương đương 19,65% đến năm 2010 tăng hơn
năm 2009 là 438.601 triệu đồng tương đương 41,53%.

Hình 2.4: CƠ CẤU NGUỒN VỐN TẠI NHNO&PTNT TỈNH BẠC LIÊU
QUA 3 NĂM (2008 – 2010)
Các khoản mục của nguồn VHĐ bao gồm tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi của
các TCKT, tiền gửi kho bạc và phát hành giấy tờ có giá thì tiền gửi tiết kiệm là
nhân tố quan trọng chiếm tỷ trọng lớn nhất và liên tục tăng qua 3 năm. Bảng số
liệu sau đây thể hiện rõ nguồn VHĐ của Ngân hàng qua 3 năm (2008 – 2010):

.

15


Phân tích tình hình tín dụng đối với HSXKD tại NHNO&PTNT Tỉnh Bạc Liêu
Bảng 2.3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNO&PTNT TỈNH
BẠC LIÊU QUA 3 NĂM (2008 – 2010)
ĐVT: Triệu đồng
NĂM
CHỈ TIÊU

2008

TGTK của dân cư
TG của các TCKT
TG của KBNN

Phát hành GTCG

601.068
131.423
106.356
43.779

Tổng VHĐ

882.626

2009

2010

753.560 1.095.172
177.275
318.165
95.635
54.866
29.601
26.469
1.056.07 1.494.67
1
2

CHÊNH LỆCH
2009/2008
2010/2009
Tuyệt

Tuyệt
%
%
đối
đối
152.492
25,37 341.612 45,33
45.852
34,89 140.890 79,48
-10.721 -10,08 -40.769 -42,63
-14.178 -32,39
-3.132 -10,58
438.60
173.445
19,65
41,53
1

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh NHNO&PTNT tỉnh Bạc Liêu)
Ghi chú: + TGTK: Tiền gửi tiết kiệm
+ TG: Tiền gửi
+ KBNN: Kho bạc Nhà nước
+ GTCG: Giấy tờ có giá
+ VHĐ: Vốn huy động

Qua bảng số liệu ta thấy TGTK chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn
VHĐ của Ngân hàng. Cụ thể TGTK chiếm 68,10% trên tổng VHĐ năm 2008,
sang năm 2009 tăng 25,37% so với năm 2008 và đến năm 2010 tăng 45,33% so
với năm 2009. Sự tăng lên của nguồn này là do việc SXKD của dân cư ngày càng
có hiệu quả họ nhận thức được mức độ an toàn của việc gửi tiền ở các Ngân hàng

so với hình thức chơi hụi hưởng lãi cao nhưng dễ gặp rủi ro hoặc cất giữ tiền mặt
làm giảm giá trị của đồng tiền do yếu tố lạm phát. Mặt khác là việc Ngân hàng đã
đề ra và áp dụng linh hoạt nhiều hình thức huy động TGTK hưởng lãi suất bậc
thang… với mức lãi suất hấp dẫn và nhiều phần thưởng giá trị, chiến lược tiếp thị
trực tiếp tiếp cận khách hàng cũng được Ngân hàng vận dụng và khai thác tốt
nhất.Bên cạnh TGTK của dân cư thì tiền gửi của các TCKT cũng tăng nhanh.
Đây là loại tiền gửi không kỳ hạn của các doanh nghiệp loại tiền gửi này không
nhằm vào mục đích lãi suất mà nhằm để thanh toán chi trả trong kinh doanh.
Nhìn chung tiền gửi này chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn VHĐ
nhưng tăng dần qua các năm. Cụ thể năm 2009 tăng so với năm 2008 là 34,89%
đến năm 2010 tăng với tốc độ cao tăng 140.890 triệu đồng tương đương 79,48%
so với năm 2009. Nguyên nhân loại tiền gửi này tăng cao là do Ngân hàng mở
.

16


Phân tích tình hình tín dụng đối với HSXKD tại NHNO&PTNT Tỉnh Bạc Liêu
rộng các hình thức thanh toán chẳng hạn như chuyển tiền qua mạng vi tính,
chuyển tiền điện tử,… đáp ứng nhanh, kịp thời cho việc chi trả trong kinh doanh,
thuận tiện cho việc thanh toán không dùng tiền mặt, thu hút nhiều doanh nghiệp
mở tài khoản thanh toán nên số tiền gửi này tăng đáng kể.

Hình 2.5: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHN O&PTNT TỈNH
BẠC LIÊU QUA 3 NĂM (2008 – 2010)
Nói chung qua 3 năm tình hình nguồn vốn của Ngân hàng có những chuyển
biến tích cực, VHĐ ngày càng tăng, Ngân hàng ngày càng chủ động hơn trong
việc huy động và sử dụng vốn đảm bảo cho HĐKD của Ngân hàng luôn được
thuận lợi và hiệu quả.


2.2.2. Tình hình sử dụng vốn tại NHN O&PTNT tỉnh Bạc Liêu (20082010)
.

17


Phân tích tình hình tín dụng đối với HSXKD tại NHNO&PTNT Tỉnh Bạc Liêu
Bảng 2.4: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN TẠI NHNO&PTNT TỈNH BẠC
LIÊU QUA 3 NĂM (2008 – 2010)
ĐVT: Triệu đồng
CHÊNH LỆCH
NĂM
2009/2008
2010/2009
CHỈ TIÊU
Tuyệt
Tuyệt
2008
2009
2010
%
%
đối
đối
Doanh số cho vay 1.197.636 1.870.468 2.432.731 672.832
56,18 562.263 30,06
Doanh số thu nợ
Dư nợ
Nợ xấu


1.011.191 1.551.065 1.914.233

539.874

53,39 363.168

23,41

985.599 1.305.002 1.823.500

319.403

32,41 518.498

39,73

28.427

19.581

15.874

-8.846

-31,12

-3.707

(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh NHNO&PTNT tỉnh Bạc Liêu)
 Doanh số cho vay

Việc mở rộng cho vay thu hút ngày càng nhiều khách hàng nên DSCV
không ngừng tăng trưởng qua các năm. Năm 2008 DSCV của Ngân hàng là
1.197.636 triệu đồng và chỉ sau 2 năm con số này đã tăng lên 2.432.731 triệu
đồng. Đạt được sự tăng trưởng đáng kể trên là do nền kinh tế địa phương phát
triển, các doanh nghiệp làm ăn ngày càng có hiệu quả nên muốn mở rộng việc
kinh doanh, Ngân hàng luôn sẵn sàng hỗ trợ kịp thời cho người vay. Bên cạnh đó
không những Ngân hàng phát triển nhanh về mạng lưới chi nhánh và chất lượng
dịch vụ, đa dạng hóa các loại hình tín dụng, mà về phía khách hàng: nhu cầu vay
vốn ngày càng cao để phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng,
… mà số lượng khách hàng tìm đến Ngân hàng để giao dịch ngày càng nhiều,
không còn thái độ e ngại như trước.
 Doanh số thu nợ
Doanh số cho vay thể hiện khả năng tăng trưởng trong hoạt động của
Ngân hàng thì DSTN sẽ phản ảnh được hiệu quả của cho vay. Qua bảng 2.4 ta
thấy cùng với sự tăng lên của DSCV thì DSTN cũng tăng theo. Cụ thể: DSTN
năm 2009 tăng 539.874 triệu đồng so với năm 2008 và đến năm 2010 tiếp tục
tăng 363.168 triệu đồng so với năm 2009. Nguyên nhân DSTN tăng là do cán bộ
tín dụng đã rất cẩn thận trong công tác thẩm định món vay, giám sát việc sử dụng
vốn đúng mục đích và có hiệu quả. Đồng thời tích cực đôn đốc, nhắc nhở khách
hàng trả nợ khi đến hạn nhằm hạn chế tối đa trường hợp dẫn đến nợ quá hạn. Tuy
nhiên tốc độ thu nợ giai đoạn 2009 – 2010 thấp hơn so với giai đoạn 2008 – 2009
là do trong năm này phát sinh một số dịch bệnh ở tôm và cây trồng nên một số hộ

.

18

-18,93



Phân tích tình hình tín dụng đối với HSXKD tại NHNO&PTNT Tỉnh Bạc Liêu
không thu hồi được vốn thậm chí một số hộ còn bị lỗ nên không có khả năng chi
trả cho Ngân hàng.
 Dư nợ
Dư nợ cho vay là chỉ tiêu xác thực để đánh giá về quy mô hoạt động tín
dụng trong từng thời kỳ. Dư nợ là số tiền Ngân hàng giải ngân nhưng chưa đến
hạn thu hồi chỉ tiêu này đánh giá xác thực quy mô tín dụng của Ngân hàng tại
một điểm nhất định. Dư nợ phản ánh mức đầu tư vốn và liên quan trực tiếp đến
lợi nhuận của Ngân hàng. Với cơ cấu nguồn vốn ngày một tăng kết hợp với việc
mở rộng quy mô tín dụng góp phần làm tăng tổng dư nợ. Cụ thể: năm 2008 dư
nợ là 985.599 triệu đồng, năm 2009 là 1.305.002 triệu đồng tăng 319.403 triệu
đồng tương ứng tăng 32,41%. Đến năm 2010 dư nợ là 1.823.500 triệu đồng so
với năm 2009 tăng 518.498 triệu đồng tương đương 39,73%. Với phương châm
mở rộng hoạt động tín dụng, tăng dư nợ nhằm thúc đẩy nền kinh tế địa phương
phát triển, trong những năm qua DSCV của Ngân hàng liên tục tăng góp phần
làm cho tổng dư nợ có sự gia tăng đáng kể.
 Nợ xấu
Có thể thấy qua 3 năm tình trạng nợ xấu của Ngân hàng đều giảm qua
mỗi năm. Năm 2009 nợ xấu giảm -8.846 triệu đồng so với năm 2008, sang năm
2010 nợ xấu tiếp tục giảm -3.707 triệu đồng so với năm 2009. Tỷ lệ nợ xấu trên
tổng dư nợ vào các năm lần lượt là 2,88%, 1,50% và 0,87% với những tỷ lệ này
thì nợ xấu nằm trong phạm vi cho phép của Ngân hàng là 5% đã phản ảnh được
rằng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng 3 năm qua là đạt chất lượng. Cùng với
những thuận lợi đạt được trong hoạt tín dụng vẫn còn tồn tại một số yếu tố làm
phát sinh nợ xấu ảnh hưởng đến công tác thu nợ tại Ngân hàng như: ảnh hưởng
của thiên tai, dịch bệnh trên vật nuôi (dịch cúm gia cầm, bệnh heo tai xanh, bệnh
đầu trắng, bệnh còi trên sú…), dịch bệnh trên cây trồng (bệnh vàng lùn, lùn xoắn
lá lúa, gầy nâu trên lúa…), sự biến động về giá các mặt hàng vật tư đầu vào trong
quá trình sản xuất, chăn nuôi…. Do đó trong HĐKD Ngân hàng phải tăng cường
nâng cao công tác thẩm định tín dụng, cố gắng trong công tác thu nợ và xử lý nợ

để hạn chế tình trạng không trả được nợ của khách hàng. Bởi vì tình hình HĐKD
của khách hàng vay vốn ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động cho vay của
Ngân hàng vì Ngân hàng là người gánh chịu rủi ro của khách hàng.

.

19


Phân tích tình hình tín dụng đối với HSXKD tại NHNO&PTNT Tỉnh Bạc Liêu

Hình 2.6: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN TẠI NHN O&PTNT TỈNH BẠC
LIÊU QUA 3 NĂM (2008 – 2010)
2.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT KINH
DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN TỈNH BẠC LIÊU QUA 3 NĂM (2008 – 2010)
2.3.1. Phân tích doanh số cho vay HSXKD theo đối tượng tại
NHNO&PTNT tỉnh Bạc Liêu qua 3 năm (2008 – 2010)
Bảng 2.5: DOANH SỐ CHO VAY HSXKD THEO ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG
VỐN TẠI NHNO&PTNT TỈNH BẠC LIÊU QUA 3 NĂM (2008 – 2010)
ĐVT: Triệu đồng
NĂM
CHỈ TIÊU
Ngành nông nghiệp

2008

2009

2010


CHÊNH LỆCH
2009/2008
2010/2009
Tuyệt đối
%
Tuyệt đối
%
303.773 55,73
364.340
43,90

526.167

829.940

1.194.280

 Trồng trọt

155.853

250.465

354.494

94.612

60,71


104.029

41,53

 Chăn nuôi

370.314

579.475

839.786

209.161

56,48

260.311

44,92

+ Thủy sản

334.114

539.804

774.937

205.690


61,56

235.133

43,56

36.200

39.671

64.849

3.471

9,59

25.178

63,47

128.280

223.504

404.995

95.224

74,23


181.491

81,20

78.581

109.426

31.141

30.845

39,25

-78.285

-71,54

733.028

1.162.870

1.630.416

429.842

58,64

467.546


40,21

+ Gia súc, gia cầm, cá
Ngành TM – DV
Ngành khác
Tổng

(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh NHNO&PTNT tỉnh Bạc Liêu)
Ghi chú: + TM – DV: Thương mại dịch vụ

.

20


Phân tích tình hình tín dụng đối với HSXKD tại NHNO&PTNT Tỉnh Bạc Liêu
 Trồng trọt
Là một ngành có liên quan đến cây lương thực, cây ăn quả,… để làm ra
sản phẩm cung cấp cho nhu cầu ăn uống và dinh dưỡng của con người. Bao gồm
các loại như: trồng lúa, rau màu,… Trong những năm gần đây sự biến đổi của khí
hậu làm cho thời tiết ngày càng trở nên bất lợi cho nông nghiệp, thiên tai xuất
hiện với tần số cao, sức tàn phá mạnh hơn, mùa màng thất bát, chi phí cho công
tác nông nghiệp tăng lên nhưng giá lúa, hàng hóa thì lại giảm ở mức thấp làm
cho bà con nông dân thiếu phấn khởi, chưa mạnh dạn đầu tư, phát triển sản xuất.
Vì thế mà ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng không cao lắm trong tổng doanh số
cho vay nông nghiệp. Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng do sự nỗ lực của Ban
lãnh đạo cùng với các nhân viên tín dụng đã nắm bắt kịp thời nhu cầu về vốn của
hộ nông dân nên DSCV của ngành trồng trọt ngày càng tăng. Cụ thể DSCV năm
2009 tăng với tỷ lệ 60,71% so với năm 2008, doanh số cho vay năm 2010 tăng
41,53% so với năm 2009. Với sự tăng trưởng này có thể khẳng định

NHNO&PTNT tỉnh Bạc Liêu đã thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình, luôn
đáp ứng một cách nhanh chóng về nhu cầu vay vốn theo yêu cầu của mùa vụ sản
xuất. Trong những năm gần đây do tiếp cận với những tiến bộ Khoa học – Kỹ
thuật trong sản xuất nên hộ nông dân đề ra được những phương án sản xuất khả
thi nhưng để thực hiện nó cần phải có những phương tiện máy móc, đầu tư kỹ
thuật công nghệ, giống cây trồng,… nói chung đều cần đến nguồn vốn. Chính vì
vậy trong 3 năm qua số lượng khách hàng đến vay vốn ngày càng tăng và vì vậy
DSCV cũng tăng lên.
 Chăn nuôi
Trong những năm qua người dân tỉnh Bạc Liêu sinh sống chủ yếu bằng
trồng trọt và chăn nuôi. Ngoài nguồn thu nhập từ trồng trọt thì nguồn thu từ chăn
nuôi cũng đóng góp một phần rất quan trọng vào nguồn tài chính của những hộ
này. Những đối tượng chăn nuôi chủ yếu ở địa phương là: thủy sản, gia súc, gia
cầm, cá,… Xét trong tổng DSCV ngành chăn nuôi trong 3 năm ta thấy rằng
DSCV năm 2009 tăng 56,48% so với năm 2008 và DSCV năm 2010 tiếp tục tăng
44,92% so với năm 2009. Trong đó DSCV đối tượng thủy sản chiếm tỷ trọng cao
trong tổng DSCV ngành chăn nuôi, sau đây ta hãy tìm hiểu chi tiết DSCV từng
đối tượng của ngành chăn nuôi:

 Thủy sản: Được khẳng định là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh
trong giai đoạn hiện nay cũng như những năm tiếp theo. Bạc Liêu có tiềm năng
rất lớn về kinh tế thủy sản Bạc Liêu có 56 km bờ biển diện tích đất nuôi trồng
thủy sản là 125.167 ha, sản lượng thủy sản nuôi trồng hàng năm khoản 130.600
tấn. Trong đó tôm: 65.750 tấn, cá là 64.850 tấn phục vụ chế biến xuất khẩu của
.

21


Phân tích tình hình tín dụng đối với HSXKD tại NHNO&PTNT Tỉnh Bạc Liêu

tỉnh Bạc Liêu. Nhận biết đây là ngành mũi nhọn của tỉnh cho nên Ngân hàng đã
đầu tư vốn cho lĩnh vực này ngày càng tăng nhằm đáp ứng nhu cầu của nông dân,
giúp cuộc sống của họ ngày càng tốt hơn. Cụ thể năm 2009 DSCV đối với thủy
sản tăng 61,56% so với năm 2008 đạt 205.690 triệu đồng. Nguyên nhân do trong
năm 2009 tình hình sản xuất gặp nhiều khó khăn, giá tôm nguyên liệu hạ xuống
thê thảm, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân nuôi tôm. Có một số
ao nuôi tôm đến kỳ thu hoạch nhưng bà con chờ giá, bỏ tiền ra mua thức ăn để
duy trì đàn tôm nên kéo dài thời gian nuôi làm tăng thêm chi phí. Đến năm 2010
DSCV tiếp tục tăng 43,56% so với năm 2009. Do rút kinh nghiệm từ những vụ
trước và từ những hộ bị thua lỗ trong nuôi tôm ở vùng lân cận, họ nhận thấy rằng
giai đoạn chuẩn bị kỹ càng các thứ ở đầu vụ nuôi có ảnh hưởng rất lớn đến thu
hoạch. Vì vậy bà con đã mạnh dạn vay một lượng lớn từ Ngân hàng để phòng
ngừa dịch bệnh trên tôm sú và đầu tư vào cải tạo lại các hầm sú như rãi vôi, mua
máy xử lý nước,… nhằm đảm bảo cho hoạt động nuôi tôm sú đạt hiệu quả.

 Gia súc, gia cầm, cá: Tuy tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia
cầm diễn biến phức tạp nhưng nhờ sự chỉ đạo đúng đắn của chính quyền địa
phương trong việc hạn chế và giải quyết vấn đề dịch bệnh trên đàn gia súc, gia
cầm nên phần nào đã kiềm chế được dịch bệnh và ổn định việc chăn nuôi của
tỉnh. Và đây là đối tượng được Ngân hàng quan tâm đầu tư theo chỉ đạo về phát
triển đàn vật nuôi trong tỉnh. Cụ thể: Năm 2009 DSCV đối tượng này tăng 9,59%
so với năm 2008 do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm nên người dân đã chuyển
sang chăn nuôi khác thay thế chăn nuôi gia cầm như: chăn nuôi heo, bò, cá,… để
đáp ứng nhu cầu thị trường thay thế nhu cầu về thịt và trứng gia cầm. Tuy nhiên
chăn nuôi các loại gia súc đòi hỏi phải tốn nhiều chi phí hơn về giống vật nuôi,
thức ăn, thuốc phòng bệnh,… so với chăn nuôi gia cầm nên nhu cầu về vay vốn
cũng tăng lên. Đến năm 2010 DSCV đối tượng này tiếp tục tăng với tốc độ cao
tương ứng tăng 63,47% so với năm 2009. Nguyên nhân là do sau khi nạn dịch
cúm gia cầm, dịch heo tai xanh bùng phát đã được dập tắt và dần đi vào phục hồi,
người dân bắt đầu chăn nuôi trở lại, giá cả các loại thực phẩm, gia súc, gia cầm

cũng đã ổn định và ngày càng tăng. Do đó làm gia tăng nhu cầu vay vốn của
người dân ảnh hưởng làm tăng DSCV của đối tượng này trong năm 2010.
 Ngành Thương mại – Dịch vụ
Năm 2009 DSCV cao hơn năm 2008 là 95.244 triệu đồng tương ứng với tốc
độ tăng trưởng là 74,23%, năm 2010 tăng 181.491 triệu đồng tương đương với tỷ
lệ tăng là 81,20% so với năm 2009. Nguồn vốn này cho các hộ vay phần lớn là
các hộ sản xuất vay vốn để kinh doanh dạng cá thể như: cửa hàng quần áo, cửa
hàng văn phòng phẩm, tiệm tạp hóa, dịch vụ cầm đồ,…. Vì vậy đây là lĩnh vực
.

22


Phân tích tình hình tín dụng đối với HSXKD tại NHNO&PTNT Tỉnh Bạc Liêu
đầu tư có tiềm năng rất lớn ở hiện tại và trong tương lai đặc biệt rủi ro thấp vì họ
chủ yếu là các doanh nghiệp có uy tín và HĐKD có hiệu quả nên tích cực mở
rộng mặt bằng, đa dạng hóa nhiều mặt hàng sản phẩm,… để đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao và đa dạng của khách hàng. Trong những năm qua do hoạt động
SXKD trên địa bàn có nhiều thuận lợi, tạo tâm lý phấn khởi cho người dân, thúc
đẩy họ mạnh dạn vay vốn từ ngân hàng để mở rộng mạng lưới kinh doanh, buôn
bán của mình. Chính vì vậy mà DSCV ngành TM– DV của Ngân hàng tăng
trưởng ổn định qua các năm.
 Ngành khác
Ngoài những ngành nghề chủ yếu thì NHN O&PTNT tỉnh Bạc Liêu còn cho
vay một số ngành khác nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân. Đây là lĩnh vực
cho vay chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng doanh số cho vay HSXKD của Ngân
hàng. Qua bảng 2.10 cho ta thấy DSCV các ngành khác có sự biến động qua các
năm. Cụ thể năm 2009 doanh số cho vay đạt 109.426 triệu đồng tăng 39,25% so
với năm 2008, sang năm 2010 loại hình cho vay này giảm 78.285 triệu đồng
tương đương 71,54% so với năm 2009. Việc giảm DSCV trong lĩnh vực này đã

phần nào phản ảnh đời sống của người dân ngày một được cải thiện tốt hơn vì thế
nhu cầu của họ giảm xuống. Điều đó cho thấy chiến lược phát triển Kinh tế - Xã
hội của tỉnh bước đầu đạt được thành công khả quan và càng khẳng định
NHNO&PTNT tỉnh Bạc Liêu đã góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của
người dân.

Hình 2.7: DOANH SỐ CHO VAY HSXKD THEO ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG
VỐN TẠI NHNO&PTNT TỈNH BẠC LIÊU QUA 3 NĂM (2008-2010)
Tóm lại, qua 3 năm khả năng tăng trưởng trong hoạt động cho vay HSXKD
của Ngân hàng tương đối tốt. Nguồn vốn của Ngân hàng phần lớn cung cấp cho
.

23


Phân tích tình hình tín dụng đối với HSXKD tại NHNO&PTNT Tỉnh Bạc Liêu
các hộ sản xuất trong ngắn hạn, chủ yếu là những đối tượng truyền thống vay vốn
nhằm mục đích nông nghiệp và TM – DV…. Ngoài ra Ngân hàng cũng đã thực
hiện chuyển dịch cơ cấu cho vay sang đối tượng khác nhằm mở rộng thị trường
tín dụng, phân tán rủi ro để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng HSXKD trong
Ngân hàng. Bên cạnh đó nguồn hỗ trợ của Ngân hàng đã tạo điều kiện cho các hộ
duy trì và mở rộng quy mô SXKD góp phần cải thiện đời sống và nâng cao mức
sống của người dân.
2.3.2. Phân tích doanh số thu nợ HSXKD theo đối tượng tại
NHNO&PTNT tỉnh Bạc Liêu qua 3 năm (2008 – 2010)
Bảng 2.6: DOANH SỐ THU NỢ HSXKD THEO ĐỐI TƯỢNG TẠI
NHNO&PTNT TỈNH BẠC LIÊU QUA 3 NĂM (2008 – 2010)
ĐVT: Triệu đồng
NĂM
CHỈ TIÊU


2008

2009

454.167

648.192

1.001.697

 Trồng trọt

135.693

196.525

298.082

60.832

44,83

101.557

51,68

 Chăn nuôi

318.474


451.667

703.615

133.193

41,82

251.948

55,78

+ Thủy sản

286.842

422.628

661.561

135.786

47,34

238.933

56,54

31.632


29.039

42.054

-2.593

-8,20

13.015

44,82

113.139

193.501

362.476

80.362

71,03

168.975

87,33

51.956

95.813


32.115

43.857

84,41

-63.698

-66,48

619.262

937.506

1.396.288

318.244

51,39

458.782

48,94

Ngành nông nghiệp

+ Gia súc, gia cầm, cá
Ngành TM – DV
Ngành khác

Tổng

2010

CHÊNH LỆCH
2009/2008
2010/2009
Tuyệt đối
%
Tuyệt đối
%
194.025
42,72
353.505
54,54

(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh NHNO&PTNT tỉnh Bạc Liêu)
Ghi chú: + TM - DV: Thương mại dịch vụ

 Ngành nông nghiệp
Doanh số thu nợ đối với mục đích sản xuất nông nghiệp tăng liên tục qua
các năm, năm sau cao hơn năm trước DSTN tăng nhanh như vậy là do DSCV đối
với ngành này tăng liên tục qua mỗi năm đặc biệt là cho vay trong lĩnh vực chăn
nuôi tăng rất nhanh, tiếp đến là lĩnh vực trồng trọt cũng tăng không kém. Vì vậy,
cán bộ tín dụng tăng cường các biện pháp thu các khoản nợ đến hạn đối với từng
lĩnh vực cụ thể:
 Trồng trọt
Qua bảng 2.6 ta thấy nguồn vốn thu về từ cho vay nông nghiệp qua 3
năm đều tăng. Năm 2008 nguồn thu là 135.693 triệu đồng sang năm 2009 là
.


24


Phân tích tình hình tín dụng đối với HSXKD tại NHNO&PTNT Tỉnh Bạc Liêu
196.525 triệu đồng tăng 60.832 triệu đồng tương đương 44,83% so với năm
2008, đến năm 2010 là 298.082 triệu đồng tăng 101.557 triệu đồng tương đương
51,68% so với năm 2009. Điều đó cho thấy kết quả HĐKD của các hộ đạt kết
quả khả quan. Doanh số thu nợ của đối tượng này tăng là do tăng cùng với
DSCV, thu nhập của người dân được cải thiện do giá lúa và các loại nông sản
khác dần được nâng lên, về phía Ngân hàng có sự giám sát chặt chẽ của cán bộ
tín dụng có nhiều biện pháp tích cực trong công tác thu nợ. Tuy nhiên trong giai
đoạn 2009 – 2010 công tác thu nợ có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với giai đoạn
2008 – 2009. Nguyên nhân chủ yếu là do trong giai đoạn này diễn biến thời tiết
của nước ta làm cho hạn hán kéo dài, nạn sâu rầy hoành hành trên cây lúa, sâu
đục thân trên cây trồng,… do đó không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Ngoài
ra vì ngành này bà con nông dân chủ yếu nuôi nhỏ lẻ và phân bố rộng rãi trên
nhiều địa bàn khác nhau nên công tác thu nợ gặp nhiều khó khăn.
 Chăn nuôi
Song song với sự gia tăng của DSCV thì DSTN cũng không ngừng tăng
qua mỗi năm. Năm 2009 DSTN đối tượng này tăng 41,82% so với năm 2008,
năm 2010 tiếp tục tăng 55,78% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó nguồn thu
chủ yếu là từ thủy sản chiếm tỷ trọng cao trong tổng DSTN của ngành chăn nuôi.

 Thủy sản: Đây là một trong những đối tượng được sự đầu tư mạnh
mẽ của Ngân hàng trong những năm qua. Nhìn chung tình hình thu nợ ngành
thủy sản tăng đều qua 3 năm và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng DSTN. Năm
2009 thu nợ tăng 135.786 triệu đồng tức là 47,34% so với năm 2008. Hiệu quả
công tác thu nợ đối tượng này càng thể hiện rõ hơn ở năm 2010 thu nợ tăng
56,54% tương đương 238.933 triệu đồng so với năm 2009. Có được kết quả trên

là do người dân nuôi tôm đã tuân thủ được các yêu cầu kỹ thuật, có kinh nghiệm
trong quá trình cải tạo ao và chăm sóc quản lý. Không những thế bà con còn chủ
động chọn được đàn tôm giống sạch bệnh thông qua xét nghiệm, thả nuôi mật độ
không quá cao tạo được điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc. Áp dụng nuôi
theo quy trình sử dụng chế phẩm vi sinh định kỳ trong suốt quá trình nuôi càng
được bà con áp dụng ngày càng nhiều nên đã tạo ra được sản phẩm sạch, an toàn
vệ sinh thực phẩm. Vì thế ngành thủy sản ngày càng phát triển ổn định, với năng
suất và sản lượng đạt được khá cao, thu nhập của người dân tăng cao do được
giá, chính sách người dân được cải thiện hơn, nhiều hộ làm giàu nhờ vào nuôi
thủy sản. Vì vậy người dân thực hiện trả nợ đúng thời hạn đối với Ngân hàng làm
DSTN của đối tượng này tăng nhanh qua mỗi năm.
 Gia súc, gia cầm, cá: Doanh số thu nợ đối tượng này giảm trong
năm 2009 tương ứng giảm 8,20% so với năm 2008 do ý thức người tiêu dùng về
.

25


×