Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tiểu Luận Quản Trị Nhân Lực – Hệ Thống Thông Gió Trong Sản Xuất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.69 KB, 17 trang )

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. khái niệm
Trong quá trình sản xuất và sinh hoạt của con người trong không
gian điều hòa thường sinh ra các chất độc hại và nhiệt thừa, ẩm thừa làm
cho các thông số khí hậu trong đó thay đổi, mặt khác nồng độ oxi cần
thiết cho con người giảm sinh ra mệt mỏi và ảnh hưởng lâu dài về sức
khỏe.
Vì vậy cần thiết phải thải không khí đã bị ô nhiễm( bởi các chất độc
hại và nhiệt) ra bên ngoài, đồng thời thay thế vào đó là không khí đã được
xử lí, không có các chất độc hại, có nhiệt độ phù hợp và lượng oxi đảm
bảo. Quá trình thông gió thực chất là quá trình thay đổi không khí trong
phòng đã ô nhiễm bằng không khí mới bên ngoài trời đã qua xử lý.
1.2. Nhiệm vụ
Thông gió trong các nhà máy xí nghiệp có 2 nhiệm vụ sau:
- Thông gió chông nóng: nhằm mục đích đưa không khí mát, khô ráo vào
nhà và đẩy không khí nóng ẩm ra ngoài tạo điều kiện vi khí hậu tối ưu.
Tại những vị trí thao tác với cường độ cao, những chỗ làm việc gần
nguồn bức xạ nhiệt độ cao người ta bố trí những hệ thống quạt với vận
tốc gió lớn 2÷ 5m/s để làm mát không khí.
- Thông gió khử bụi và hơi độc: ở những nơi tỏa bụi hoặc hơi khí có hại,
cần bố trí hệ thống hút không khí bị ô nhiễm để thải ra ngoài, đồng thời
đưa không khí sạch từ bên ngoài vào bù lại phần không khí bị thải đi.
Trước khi thải có thể cần phải lọc hoặc khử hết các chất độc hại trong
không khí để tránh ô nhiễm khí quyển xung quanh.
1.3. Mục đích của thông gió
Thông gió có nhiều mục đích khác nhau, tùy thuộc vào từng công trình và
phạm vi nhất định. Các mục đích chính bao gồm:
- Thải các chất độc hại trong phòng ra bên ngoài. Các chất độc hại bao
gồm rất nhiều (bụi, nhiệt độ, bức xạ nhiệt, hay các chất độc hại khác...)



và mức độ ảnh hưởng khác nhau trong các không gian sinh hoạt. Chất
độc hại phổ biến nhất là CO2
- Thải nhiệt thừa và ẩm thừa ra bên ngoài
- Cung cấp lương oxi cần thiết cho sinh hoạt của con người
- Tạo cảm giác dễ chịu, không bị ngột ngạt không bị nóng bức hay quá
lạnh.
- Trong một số trường hợp đặc biệt mục đích thông gió là để khắc phục
các sự cố như hỏa chất độc hại hoặc hỏa hoạn.
1.4. Phân loại
 Theo hướng chuyển động của gió. Người ta chia thành các loại:
 Thông gió kiểu thổi là quá trình thổi không khí sạch vào phòng và
không khí trong phòng thải ra bên ngoài qua các khe hở của phòng
nhờ chênh lệch cột áp.
Phương pháp này có ưu điểm : có thể cấp gió đến các vị trí cần thiết, nơi
tập trung nhiều người, hoặc nhiều nhiệt thừa, ẩm thừa, tốc độ gió luân
chuyển thường lớn.
Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm: áp suất trong phòng là dương
nên gió tràn ra mọi hướng, do đó có thể tràn vào các khu vực không
mong muốn.
 Thông gió kiểu hút là quá trình hút xả không khí bị ô nhiễm ra khỏi
phòng và không khí bên ngoài tràn vào phòng theo các khe hở nhờ
chênh lệch cột áp.
Phương pháp này có ưu điểm: có thể hút trực tiếp không khí ô nhiễm tại
nơi phát sinh, không cho phát tán ra trong phòng, lưu lượng thông gió
nhờ vậy không yêu cầu quá lớn, nhưng hiệu quả cao.
Tuy nhiên phương pháp này cũng có nhược điểm là gió tuần hoàn trong
phòng rất thấp, hầu như không có sự tuần hoàn đáng kể, mặc khác không
khí tràn vào phòng tương đối tự do, do đó không kiểm soát được chất



lượng gió vào phòng, không khí từ những vị trí không mong muốn có thể
tràn vào.
 Thông gió kết hợp là quá trình kết hợp hút xả lẫn thổi vào phòng,
đây là phương pháp hiệu quả nhất.
Thông gió kết hợp giữa hút xả và thổi gồm hệ thống quạt hút và thổi. Vì
vậy có thể chủ động hút không khí ô nhiễm tại những vị trí phát sinh chất
độc và cấp vào những vị trí yêu cầu gió tươi lớn nhất.
Phương pháp này có tất cả các ưu điểm của 2 phương pháp trên nhưng
loại trừ các nhược điểm của 2 kiểu cấp gió đó. Tuy nhiên phương pháp
kết hợp có nhược điểm là chi phí đầu tư cao hơn.
 Theo động lực tạo ra thông gió
 Thông gió tự nhiên là hiện tượng trao đổi không khí trong nhà và
ngoài trời nhờ chênh lệch cột áp. Thông thường cột áp được tạo ra
do chênh lệch nhiệt độ giữa bên ngoài và bên trong dòng gió tạo
nên.Thông gió tự nhiên được thực hiện nhờ gió, nhiệt hoặc tổng
hợp cả gió và nhiệt.
Thông gió tự nhiên gồm :
Thông gió thẩm lọt
Thông gió do khí áp, nhiệt độ và áp suất gió
Thông gió nhờ hệ thống kênh dẫn.
 Thông gió cưỡng bức là qúa trình thông gió thực hiện bằng quạt
 Theo phương pháp tổ chức
 Thông gió tổng thể là thông gió tổng thể cho toàn bộ phòng hay
công trình.
Để thực hiện được thông gió tổng thể cần thiết phải có hệ thống kênh
gió, quạt thông gió thường đặt trên laphoong và có lưu lượng lớn. Thông
gió tổng thể có thể kết hợp với hệ thống điều hòa trung tâm với chức
năng cung cấp khí tươi cho hệ thống.



 Thông gió cục bộ là thông gió cho một khu vực nhỏ, đặc biệt trong
phòng hay các phòng có sinh ra các chất độc hại lớn.
Trong công nghiệp để thực hiện thông gió cục bộ người ta thường dùng 2
cách : thông gió thổi cục bộ và thông gió hút cục bộ.
- Thông gió thổi cục bộ : khi cần thông gió cho một khu vực nhỏ ví dụ
như khu vực nhiệt độ cao và có nhiều chất độc hại người ta bố trí các
miệng thổi gió tại vị trí người đang làm việc, các miệng thổi thường có
dạng hoa sen
Trong một số trường hợp khác người ta sử dụng thiết bị làm mát kiểu di
động. Thiết bị này gồm bơm, quạt và một tủ đứng bên trong có bố trí các
vòi phun nước, lớp lọc chắn nước. không khí trong phòng được quạt hút
vào thiết bị, di qua ngăn phun nước trao đổi nhiệt ẩm và hạ nhiệt độ trước
khi thổi ra làm mát.
- Thông gió hút cục bộ :
 Chụp hút :là dạng hút cục bộ đơn giản và phổ biến, thường được sử
dụng để hút thải gió nóng, bụi, khí độc có tính chất nhẹ hơn không
khí
 Tủ hút : dùng để hút thải các loại khí độc bên trong tủ để thải ra
ngoài, khác với chụp hút, tủ hút là nơi nguười công nhân thực hiên
các thao tác công việc
 Phiểu hút : được sử dụng để thải các loại bụi, hơi độc ở các thiết bị
công nghệ như máy móc gia công cơ khí, máy dệt…
 Theo mục đích
Thông gió bình thường nhằm loại bỏ các chất độc hại, nhiệt thừa, ẩm thừa
và cung cấp oxi cho sinh hoạt của con người.
 Thông gió sự cố: nhiều công trình có trang bị hệ thống thông gió
nhằm khắc phục các sự cố xảy ra.


 Để phòng các tai nạn tràn hóa chất: khi xảy ra các sự cố hệ

thống thông gió hoạt động và thải khí độc đến những nơi
định sẵn ra bên ngoài.
 Khi xảy ra hỏa hoạn: để lửa không thâm nhập các cầu thang
và cửa thoát hiểm, hệ thống thông gió hoạt động và tạo áp
lực dương trên những đoạn này để mọi người thoát hiểm dễ
dàng
Hệ thống thông gió sự cố chỉ hoạt động khi xảy ra sự cố.
Thông gió cưỡng bức :
Thông gió nhờ quạt gọi là thông gió cưỡng bức.
Có rất nhiều biện pháp thông gió trong sản xuất, và nhóm chỉ xin đề cập
một số phương tiện thông gió phổ biến tại các công ty, doanh nghiệp hiện
nay như: thông gió bằng quạt, bằng ống thông gió, hệ thống điều hòa, các
cửa sổ thông gió...


Chương 2 THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN

Hình 1. Thông gió bằng quạt

Hình 3 : thông gió bằng quạt thông gió
2.1 Thực trạng chung.
Trong các quá trình sản xuất công nghiệp tồn tại một vấn đề là luôn
luôn kèm theo hiện tượng tỏa ra các chất khí hoặc hơi độc hại, các loại
độc công nghiệp và nhiệt. Do những yếu tố này mà không khí trong các
gian máy thường bị nhiễm bẩn và thay đổi tính chất, có ảnh xấu đến sức
khỏe cũng như cảm giác của con người, dẫn tới làm giảm năng suất lao
động.


Con người trong quá trình lao động, làm việc trong các xí nghiệp cũng

thường xuyên tỏa nhiệt, ẩm và khí cacbonic.
Do vậy, một yêu cầu không thể thiếu đối với ngành công nghiệp, đặc
biệt là các xí nghiệp công nghiệp chưa có điều kiện trang bị các hệ thống
điều hòa không khí hoàn chỉnh, hoặc các xí nghiệp hoạt động trong điều
kiện môi trường ô nhiễm nghiêm trọng, đó là phải có một hệ thống thông
gió nhằm tạo ra một môi trường không khí có nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ
chuyển động của không khí ở mức độ hợp lí đảm bảo các giác quan tương
đối bình thường cho con người lao động trong môi trường đó.
Không khí trong các xí nghiệp cần phải đáp ứng được những yêu cầu
như: không bị ô nhiễm do bụi, các khí độc hại, nhiệt độ và độ ẩm ở mức
cho phép theo tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp.
Để đạt yêu cầu đó, người ta phải sử dụng hệ thống thông gió công nghiệp
để thải không khí đã bị nhiễm bẩn ra khỏi xí nghiệm và thay thế nó bằng
không khí sạch từ bên ngoài vào sau khi đã xử lí sơ bộ.
Không khí đưa từ ngoài vào xí nghiệp mà người ta gọi là “không khí thải
vào”. Ngược lại, không khí được đưa ra khỏi xí nghiệp máy gọi là “không
khí thải”.
Trên thực tế, hầu hết các công ty, doanh nghiệp đã thực hiện việc lắp đặt
hệ thống thông gió trong nơi sản xuất, và nơi làm việc. Tuy nhiên, không
phải các công ty, doanh nghiệp điều đảm bảo được công tác thông gió tốt
nhất tại nơi sản xuất. Vẫn còn tồn tại vấn đề lắp đặt các hệ thống thông
gió không đảm bảo tiêu chuẩn, quy định hay những công ty, doanh
nghiệp chưa thật sự chú trọng cho công tác thông gió tại nơi sản xuất. Vì
đây là một đề tài nghiên cứu không mang tính chất chuyên môn cũng như
kiến thức hiểu biết cụ thể, mặc khác không thể tiến hành khảo sát thực tế
tại các công ty, doanh nghiêp để nắm bắt rõ thực trạng vấn đề thông gió
trong sản xuất hiện nay. Vì vậy chúng em chỉ nghiên cứu một vài công ty,
doanh nghiêp để khái quát lên vấn đề, sau đây chúng em xin đi vào một



vài thực trạng thông gió tại một số công ty, doanh nghiệp để thấy được
thực trạng chung trong vấn đề thông gió tại nơi sản xuất của các công ty,
doanh nghiệp.

Hình 4. Hệ thống thông gió tại các xưởng sản xuất
2.2 Thực trạng ở một vài công ty, doanh nghiêp
Ví dụ như tại công ty Sợi ở Vinh
Nhà máy sợi Vinh có 8 buồng điều hòa trung tâm AC(điều hòa không
khí) mỗi buồng có: 1 quạt ly tâm công suất 55KW, lưu lượng 210.000
m3/h; 1 quạt trục công suất 45 KW, lưu lượng 190.000 m3/h; 2 bơm 120


m3/h công suất 15KW; 1 ngăn phun 3 dãy với 1.600 mũi phun; 1 trạm
lạnh (bao gồm: 3 máy lạnh Trung Quốc công suất 980KW; 4 bơm ly tâm
200m3/h công suất 75KW; 4 tháp giải nhiệt LBC-350 công suất 8KW; 1
tháp giải nhiệt Đức công suất 75KW).
Để giải quyết vấn đề nhiệt độ và độ ẩm trong gian máy, theo thiết kế
ban đầu thì mùa hè phải chạy tuần hoàn 100% hệ thống máy và huy động
công suất lạnh đủ để khử lượng nhiệt thừa. Tuy nhiên tình trạng tăng giá
và khan hiếm điện năng hiện nay đã đặt ra yêu cầu về giải pháp điều
chỉnh máy lạnh nhằm giảm công suất hoạt động, giảm nồng độ bụi trong
xưởng và trường tĩnh điện trong gian máy, hạ thấp nhiệt độ khí thổi vào
AC, giảm và tiết kiệm điện, đặc biệt trong những tháng cao điểm mùa hè.
Thực tế sản xuất của nhà máy cho thấy: nếu không khí ngoài trời có
lượng hơi nước trong 1kg không khí khô lớn thì nhiệt độ trong xưởng
luôn lớn hơn ngoài trời và ngược lại, nếu không huy động lạnh thì để làm
mát không khí chỉ có một giải pháp duy nhất là tăng ẩm. Tuy nhiên, do bố
trí và cấu tạo của các buồng AC là đều thải và hút phía trên nên nếu
không chạy lạnh mà cần thải tối đa thì sẽ nảy sinh bất cập. Đó là trong
tầng đối lưu, nhiệt độ không khí tỷ lệ thuận với chiều cao, với cách bố trí

các buồng AC cùng chiều có khoảng cách khá gần nhau (cửa hút của AC
này cách cửa thải AC khác 18m) cộng với vận tốc của không khí tại cửa
hút và cửa thải lớn (khoảng 9m/s), vô hình chung buồng AC này lại hút
lại gần 100% khí thải của buồng AC khác, chứng tỏ nhiệt độ không khí
khi cấp vào các buồng AC lớn hơn nhiệt độ bên ngoài. Cửa hút của các
AC bố trí cách mái tôn của gian xưởng khá gần nên lúc vận hành lấy gió
bên ngoài 100% thì đồng thời lấy phải một lượng nhiệt khá lớn của mái
tôn hấp thụ. Do đó, khi kiểm tra thực tế vào thời điểm 12-14h với điều
kiện không khí ngoài trời của ngày nóng nhất, các kỹ sư đã đo được độ
chênh lệch nhiệt độ giữa điểm lấy gió của các AC so với điểm ở phía
dưới là 2oC.


Hình 5. Hệ thống thông gió ở xí nghiệp
Về mùa đông, do các buồng AC của nhà máy sợi không có bộ sấy nên
để duy trì được nhiệt độ và độ ẩm bắt buộc máy phải chạy tuần hoàn cấp
1 hoặc cấp 2. Khi cần đến lưu thông gió cấp 2, không khí không qua ngăn
phun nên mang theo một lượng bụi khá lớn vào ngăn máy. Giải pháp đưa
ra là lắp thêm hệ thống lưới lọc bụi cấp 2, qua kiểm tra thực tế cho thấy
hiệu quả sản xuất tăng cao. Một ca sản xuất có thể thu gom được khoảng
5kg bụi tinh (lượng bụi này ngoài tác hại cho người lao động trong gian
máy thì còn gây ra trường tĩnh điện làm ảnh hưởng đến năng suất và chất
lượng sản phẩm). Bên cạnh đó cần phải tăng cường công tác vệ sinh để


bảo đảm thật tốt cho khâu thông gió, cần cải tạo và tu bổ các tấm chắn
nước buồng AC và các cửa cấp cũng như các cửa hút gió.
Ví dụ: Đưa vào vận hành 3 quạt thông gió bổ sung cho nhà máy thủy
điện A Vương.
Thực trạng hệ thống thông gió nhà máy theo thiết kế cũ hoạt động không

hiệu quả, bên trong nhà máy có nhiều vị trí còn nóng đặc biệt là vào mùa
hè. Để đảm bảo sức khỏe cho cán bộ công nhân viên(CBCNV) vận hành
bên trong nhà máy, môi trường và tuổi thọ cho thiết bị, cần thiết phải
khảo sát, kiểm tra, phân tích đánh giá để xác định nguyên nhân và từ đó
đưa ra giải pháp cải tạo hệ thống thông gió.
Để thực hiện từng bước các giải pháp trên, Công ty đã lắp đặt và đưa vào
vận hành 03 quạt đẩy, gồm có:
- 01 quạt đẩy hướng trục DBH-AF4-F9 (Q=31.600 m 3/h; H=800Pa;
N=11kW/3pha) tại phía hạ lưu nhà máy - cao trình 87, để cấp không khí
sạch bên ngoài vào bên trong nhà máy - sàn 57.
- 02 quạt đẩy hướng trục DBH-AF-F8 (Q=26.000 m3/h; H=520Pa;
N=3kW/3pha) tại giếng thông gió vào nhà máy - cao trình 95, để bổ sung
năng lượng gió/không khí sạch bên ngoài vào bên trong nhà máy cho các
sàn 52,5 đến sàn 80.
Với kết quả đạt được ban đầu cho thấy, môi trường bên trong nhà máy đã
được cải thiện. Tiếp đến Công ty sẽ mở bổ sung các cửa thông gió phía
trên cao để thoát không khí nóng ra bên ngoài.
Tuy nhiên, Qua tìm hiểu về kết quả khảo sát môi trường lao động
của các doanh nghiệp công tác thông gió chưa được chú trọng cụ thể
tại Quảng Nam, Đà Nẵng thấy rằng:


Nhiệt độ tối đa cho phép ở nơi làm việc của công nhân vào mùa
nóng là 30oC và không được vượt quá nhiệt độ cho phép từ 3-5 oC theo
điều lệ vệ sinh quy định. Thế nhưng theo kết quả điều tra có tới 47%
doanh nghiệp được khảo sát không đủ tiêu chuẩn ở Quảng Nam và 21,4%
ở Đà Nẵng. Tình trạng chung ở các cơ sở sản xuất là chủ doanh nghiệp
thường chỉ xây dựng một kết cấu nhà xưởng mỏng, nhẹ, tiết kiệm, không
gian tới mức tối đa. Trong điều kiện khí hậu ở khu vực miền Trung thì
ngoài nhiệt độ do người, do công nghệ toả ra còn có một lượng bức xạ

mặt trời tương đối lớn truyền vào nhà, đa số nhà xưởng lại không có hoặc
có thông gió chống nóng nhưng không hợp lý hoặc chưa được quan tâm
đầy đủ. Vì vậy nhiệt độ không khí trong nhà xưởng thường cao hơn nhiệt
độ bên ngoài.
Các số liệu về vận tốc gió tại các cơ sở điều tra vẫn chưa đạt yêu
cầu, trong số mẫu được điều tra có đến hơn 25% cơ sở sản xuất kinh
doanh không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép (TCVSCP). Tiêu chuẩn về
vận tốc chuyển động không khí trong mùa hè là 1,5m/s, điều này rất cần
thiết cho sự giảm nhiệt của cơ thể cũng như thay đổi không khí cho bộ
máy hô hấp. Thế nhưng có những nơi chưa đạt đến 1m/s, thậm chí còn
thấp hơn nhiều. Lấy ví dụ về Công ty Thực phẩm Chế biến Á Châu, thực
tế vận tốc gió tại các khu vực sản xuất của công ty này chỉ đạt từ 0,2 tới
0,6 m/s. Vận tốc gió quá thấp làm cho không khí bị tù đọng không giải
quyết được lượng nhiệt dư và khí CO2.
2.3 Những nguyên nhân chủ yếu
Những nguyên nhân tồn tại của tình trạng trên có thể xem xét trên
nhiều khía cạnh, cả về sự khiếm khuyết trong công tác quản lý nhà nước,
lẫn việc thực hiện không nghiêm túc quy định về vệ sinh lao động của
Nhà nước và về những hạn chế của người lao động.


 Về phía các cơ quan quản lý nhà nước: Có thể nói hệ thống các
quy định về vệ sinh lao động được quy định trong các văn bản
pháp luật của Nhà nước là khá đầy đủ. Nhưng việc thi hành nó có
vấn đề.
- Thứ nhất: đó là sự nhận thức tầm quan trọng của vấn đề vệ sinh lao
động chưa được các cấp chính quyền, địa phương quan tâm đúng mức.
Họ cho rằng vấn đề này nếu thực hiện nghiêm túc sẽ gây khó khăn cho
doanh nghiệp. Họ đâu có biết những hậu quả của tình trạng vệ sinh lao
động không tốt không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động

mà còn làm cho môi trường kinh doanh của địa phương xấu đi, sức cạnh
tranh của sản phẩm yếu đi.
- Thứ hai: tình trạng buông lỏng quản lý những quy định
- Thứ ba: việc tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện các quy định
của các cơ quan chức năng từ sở Lao động và Thương binh xã hội, sở Y
tế, Liên đoàn lao động thiếu đồng bộ, không có sự phân công phân cấp rõ
ràng.
- Thứ tư: đội ngũ cán bộ thanh tra vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất
lượng.
- Thứ năm: công tác chỉ đạo, hướng dẫn thông tin, tuyên truyền, huấn
luyện về pháp luật VSLĐ còn nhiều hạn chế.
- Thứ sáu: việc xử lý các vi phạm chưa được thực hiện một cách nghiêm
minh và kịp thời làm giảm hiệu lực thực thi pháp luật.
 Về phía các doanh nghiệp: Các doanh nghiệp phần lớn là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, điều kiện sản xuất kinh doanh còn gặp
nhiều khó khăn, hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp cho nên
kinh phí triển khai thực hiện công tác vệ sinh lao động (VSLĐ) quá
ít dẫn đến chất lượng hiệu quả chưa cao... Ở nhiều cơ sở, doanh


nghiệp, nhà xưởng máy móc thiết bị xuống cấp, lạc hậu, điều kiện
lao động không đảm bảo yêu cầu VSLĐ, trong khi đó sức ép về
vốn đầu tư, thay thế thiết bị, công nghệ, giá thành sản phẩm... đã
tạo ra nhiều khó khăn trong việc thực hiện các quy định của Nhà
nước về VSLĐ.
Ở nhiều cơ sở, doanh nghiệp người sử dụng lao động chưa hiểu
được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc đảm bảo VSLĐ, chủ
yếu là do vi phạm các quy đinh pháp luật, các tiêu chuẩn, quy phạm về
VSLĐ như: không đảm bảo điều kiện làm việc, chưa huấn luyện an toàn
vệ sinh lao động, không thực hiện các giải pháp về VSLĐ đối với những

công việc nặng nhọc, độc hại... Do chạy theo lợi nhuận, một phần do khả
năng kinh tế còn hạn chế nên ở một số đơn vị vẫn còn tồn tại những thiết
bị quá cũ, mặt bằng sản xuất tồi tàn, xuống cấp mang nhiều nguy cơ ảnh
hưởng đến sức khoẻ và gây bệnh nghề nghiệp cho người lao động mà chủ
sử dụng lao động ít quan tâm đúng mức.
 Về phía người lao động:
- Thứ nhất: do những khó khăn về kinh tế nên họ sẵn sàng làm việc trong
bất cứ môi trường làm việc nào miễn là có thu nhập, họ sẵn sàng chấp
nhận trả giá.
- Thứ hai: nhận thức của người lao động về sự nguy hiểm và những ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe của môi trường làm việc tồi tàn còn nhiều hạn
chế, mặt khác sự thiếu thông tin cũng là một nguyên nhân, mà việc thiếu
thông tin này có thể do các doanh nghiệp không thông báo chính xác về
điều kiện làm việc cũng như các cơ quan chức năng không thông báo.
- Thứ ba: do chủ quan, do chạy theo năng suất và do nhận thức, ý thức
kém về VSLĐ .
2.4 Ảnh hưởng của công tác thông gió


2.4.1 Đối với người lao động.
- Ảnh hưởng tới sức khỏe
- Điều kiện làm việc không thuận lợi làm người lao động khó chuyên tâm
vào công việc cảm giác không thoải mái không hoàn thành tốt công việc.
- Năng suất của người lao động giảm
- Có thể gây ra một số bệnh nghề nghiệp cho người lao động ( bệnh về
da, mắt, thần kinh...)...
- Giảm động lực làm việc của mỗi cá nhân
2.4.2 Đối với nhà sản xuất
- Làm giảm năng suất cũng như doanh thu của công ty, doanh nghiệp
- Sức cạnh tranh của sản phẩm thấp ( chất lượng, vệ sinh sản phẩm...)



Chương 3 CÁC BIỆN PHÁP THÔNG GIÓ
Dựa vào nguyên nhân tạo gió và trao đổi không khí, có thể chia biện pháp
thông gió thành :
Thông gió tự nhiên
Là trường hợp thông gió mà sự lưu thông không khí từ bên ngoài vào nhà
thoát ra ngoài được thực hiên nhờ :
 Những yếu tố tự nhiên như nhiệt thừ và gió tự nhiên
 Dựa vào nguyên lý thông khí nóng trong nhà đi lên còn gọi là
không khí nguội xung quanh đi vào thay thế, người ta thiết kế và
bố trí hợp lý các cửa vào và gió ra. Các cửa có cấu tạo lá chớp khép
mở được, làm lá hướng dòng và thay đổi diện tích cửa… để thay
đổi được đường đi của gió cũng như hiệu chỉnh được lưu lượng gió
vào, ra…
Thông gió nhân tạo (thông gió cơ khí ).
Là thông gió sử dụng máy quạt chạy bằng động cơ điện để làm không khí
vận chuyển từ chỗ này đến chỗ khác. Trong thực tế thường dùng hệ thống
thông gió thổi vào và hệ thống thông gió hút ra.
Trong biện pháp thông gió nhân tạo gồm 2 phương pháp thông gió :
 Thông gió chung : là hệ thống thông gió thổi vào hoặc hút ra có
phạm vi tác dụng trong toàn bộ không gian của phân xưởng, nó
phải có khả năng khử nhiệt thừa và các chất độc hại thải ra trong
phân xưởng để đưa nhiệt độ và nồng độ độc hại xuống dưới mức
cho phép có thể sử dụng thông gió chung theo nguyên tắc thông
gió tự nhiên hoặc theo nguyên tắc thông gió nhân tạo.
 Thông gió cục bộ : có phạm vi tác dụng trong từng vùng riêng biệt
của phân xưởng. Hệ thống này có thể chỉ thổi vào cục bộ hoặc hút
ra cục bộ.
- Hệ thống thổi cục bộ :thường sử dụng hệ thông thổi hoa sen không khí

và thường được bố trí để thổi không khí sạch và mát vào những vị trí thao


tác cố định của công nhân mà tai đó tỏa nhiều khí hơi có hại và nhiều
nhiệt (ví dụ ở các cửa lò nung, lò đúc…)
- Hệ thống hút cục bộ : dùng để hút các chất độc hại ngay tại nguồn sản
sinh ra chúng và thải ra không cho lan tỏa ra các vùng chung quanh trong
phân xưởng. Đây là biện pháp thông gio tích cực và triệt để nhất để khử
độc (ví dụ các tủ hóa nghiệm, bộ phận hút bụi đá mài…)
Lọc sạch khí thải trong công nghiệp
Trong các xí nghiệp nhà máy sản xuất hóa chất, các nhà máy luyện kim…
thải ra một lượng khí và hơi độc hại đối với sức khỏe con người và động
thực vật. Vì vậy, để đảm bảo môi trường trong sạch và các khí thải công
nghiệp trước khi thải ra bầu khí quyển cần được lọc tới những nồng độ
cho phép. Các phương pháp làm sạch khí thải :
 Phương pháp ngưng tụ chỉ áp dụng khi áp suất hơi riêng trong hỗn
hợp khí cao, như khi cần thông các thiết bị, thông van an toàn.
Trước khi thải hơi khí đó ra ngoài cần cho đi qua các thiết bị để
làm lạnh. Phương pháp này không kinh tế nên ít được sử dụng.
 Phương pháp đốt cháy có xúc tác để tạo thành CO 2 và H2O có thể
đốt cháy tất cả các chất hữu cơ, trừ khí thải của các nhà máy tổng
hợp hữu cơ, chế biến dầu mỏ…
 Phương pháp hấp thụ thường dùng silicagen để hấp thụ khí và hơi
độc, cũng có thể dùng than hoạt tính các loại để làm sạch các chất
hữu cơ rất độc. Phương pháp này sử dụng rộng rãi vì chất hấp thụ
thường dùng là nước, sản phẩm hấp thụ không gây nguy hiểm nên
có thể thải ra theo cống rảnh. Những sản phẩm có tính chất độc hại,
nguy hiểm cần pải tách ra chất hấp thụ sẽ làm hồi liệu tái sinh.
Để lọc sạch bụi trong các phân xưởng người ta thường dùng các hệ thống
thiết bị dạng đĩa, tháp, lưới, đệm, xiclo hoặc phân li tỉnh điện.




×