Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.52 KB, 9 trang )

TÓM TẮT NỘI DUNG
PHẦN I: KHÁI NIỆM LÃI SUẤT
PHẦN II: NHỮNG LOẠI LÃI SUẤT CƠ BẢN
PHẦN III: NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÃI SUẤT
PHẦN IV: CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG
NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
PHẦN I: KHÁI NIỆM LÃI SUẤT
1. Một số khái niệm lãi suất:
• Lãi suất là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số lợi tức thu được trong một thời
gian nhất định với tổng số vốn bỏ ra cho vay trong cùng thời gian đó.
• Lãi suất là giá của vốn, chi phí phải trả cho việc thuê vốn.
• Lãi suất là chi phí phải bỏ ra cho việc vay tiền, là giá cả của việc được
sử dụng tiền tệ trong một khoảng thời gian nhất định, mà người sử
dụng phải trả cho người sở hữu nó.
2. Đặc điểm của lãi suất
• Là giá cả của tín dụng
• Là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước
• Là công cụ tích cực cho sự phát triển của nền kinh tế; là công cụ kìm
hãm sự phát triển của nền kinh tế
3. Cơ sở hình thành lãi suất tín dụng
• Khả năng chuyển đổi trên thị trường vốn
• Rủi ro sai hẹn của người đi vay
• Rủi ro không thanh toán.
• Độ dài của kì hạn hoàn trả
4. Vai trò
Trước đây, trong nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp thì vai trò
của lãi suất hết sức mờ nhạt và lệ thuộc nhiều yếu tố. Nhiều khi được hiểu
như là một sự phân phối cuối cùng của sản phẩm giữa người đi vay và người
cho vay. Ngày nay, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, lãi suất đã giữ
một vai trò hết sức quan trọng, tác động đến tất cả lĩnh vực của nền KT
• Là công cụ để khuyến khích tiết kiệm đầu tư


Lãi suất là công cụ khuyến khích lợi ích vật chất để thu hút các khoản
tiết kiệm của các chủ thể KT tạo nên quỹ cho vay phục vụ cho nhu cầu của
nền KT. Theo lý thuyết tài chính ta có phương trình về thu nhập như sau:
Thu Nhập = Tiết Kiệm + Tiêu Dùng
PT này không những đúng với đặc điểm tài chính của các hộ GD mà còn
đúng với cả nền KT quốc gia. Giả sử trong 1 nền KT bình thường, khi lãi
suất vốn tăng lên thì trước hết các hộ GD sẽ giảm các khoản chi tiêu dùng
hoặc trì hoãn 1 số khoản chi để tăng mức tiết kiệm. Như vậy, lãi suất là công


cụ can thiệp có hiệu lực để phân chia tỷ lệ giữa tiêu dùng và tiết kiệm. Tuy
nhiên, nâng lãi suất đến mức nào thì cần phải có sự tính toán kĩ lưỡng nhằm
đảm bảo sự phát triển hài hòa của nền KT.
• Ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của DN
Chính sách lãi suất là một bộ phận trong chính sách tiền tệ của NN
nhằm điều tiết lưu thông tiền tệ, kích thích và hướng hoạt động sản xuất kinh
doanh của các đơn vị kinh tế.
Lãi suất phải trả cho các khoản vay là chi phí của DN. Do vậy lãi suất
thấp sẽ khuyến khích DN đẩy mạnh vay vốn đầu tư mở rộng SX và ngược
lại lãi suất cao sẽ khiến DN hạn chế vay vốn đầu tư.
Lãi suất là công cụ của NN, nhằm khuyến khích các DN đầu tư vào
các ngành SX các sản phẩm cần ưu tiên trong chiên lược phát triển KT thông
qua các ưu đãi về lãi suất, về điều kiện cung cấp tín dụng và thời hạn thanh
toán
• Là công cụ điều tiết vĩ mô của nền KT
- Lãi suất thấpàkích thích đầu tư, tiêu dùngàtăng tổng cầuàgiá
tăng, sản lượng tăng, thất nghiệp giảmàđồng nội tệ có xu hướng giảm giá
so với đồng ngoại tệ.
- Lãi suất caoàgiảm thiểu đầu tư, hạn chế tiêu dùngàgiảm tổng
cầuàgiá giảm, sản lượng giảm, thất nghiệp tăngàđồng nội tệ có xu hướng

tăng so với ngoại tệ
Như vậy bằng cách giảm lãi suất, NHNN có thể tạo điều kiện cho các
hoạt động KT phát triển. Tương tự NHNN có thể phát triển lãi suất khi
muốn thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, giảm bớt khối lượng tiền cần
thiết cho việc mở rộng hoạt động SXKD và chi tiêu của người tiêu dùng
• Là công cụ phân phối có hiệu quả nhằm khai thác và sử dụng triệt để
các nguồn lực của nền KT
Khi NN muốn khuyến khích một ngành nghề quan trọng nào đó trong
nền KT, NN có thể thực hiện bằng cách ưu đãi về lãi suất cho vay
( như giảm lãi suất cho vay) và ngược lại khi muốn hạn chế phát triển
của các ngành chua cần thiết để dành nguồn lực cho các ngành khác
thì NN có thể phát triển lãi suất cho vay của ngành đó. Như vậy,
những ngành được hỗ trợ sẽ phát triển, còn các ngành bị hạn chế sẽ ít
phát triển hơn. Do đó chính sách lãi suất là một công cụ để phân phối
cơ cấu của nền KT nhằm sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực.
• Là công cụ đo lường nền KT
Thực tế cho thấy , trong giai đoạn phát triển thì lãi suất thường có xu
hướng tăng do cung cầu quỹ cho vay đều tăng. Trong đó tốc độ tăng
của cầu quỹ cho vay lớn hơn tốc độ cung cua quỹ cho vay. Ngược lại
trong giai đoạn suy thoái LS thường có xu hướng giảm. Do đó khi


nhìn vào sự biến động của lãi suất ta có thể thấy được tình trạng của
nền KT. Căn cứ vào sự biến động lãi suất người ta có thể dự báo được
các yếu tố của nền KT như tính sinh lời của các dự án đầu tư, mức độ
lạm phát, mức độ thiếu hụt ngân sách và qua đó còn có thể dự báo
được tình hình nền KT trong tương lai.
PHẦN II: PHÂN LOẠI LÃI SUẤT
1. Phân loại theo giá trị thực
• Lãi suất thực: là lãi suất được hình thành khi giả định rằng trong nền

kinh tế không có lạm phát
- Lãi suất thực phản ánh chính xác hiệu quả sử dụng vốn
- Giúp xác định đúng giá trị thực của các khoản lãi phải trả hoặc phải
thu
- Ảnh hưởng đến việc tái đầu tư, tái phân phối thu nhập giữa người
cho vay và người đi vay
• Lãi suất danh nghĩa: là loại lãi suất đuợc xác định cho mỗi kỳ hạn
gửi hoặc vay, thể hiện trên quy ước giấy tờ được thoả thuận trước.
Lãi suất danh nghĩa không phản ánh được giá trị thực của số lãi nhân
đựơc hoặc trả.
2. Phân loại theo nguồn sử dụng.
• Lãi suất huy động: Là loại lãi suất qui định tỷ lệ lãi phải trả cho các
hình thức nhận tiền gửi của khách hàng.
• Lãi suất cho vay: Là lãi suất mà người đi vay phải trả cho người cho
vay.
Đối với các tổ chức tín dụng:
LS cho vay = LS huy động + chi phí + rủi ro + lợi nhuận
3. Phân theo phương pháp tính lãi
• Lãi đơn: Là số tiền lãi chỉ tính trên số tiền gốc mà không tính bằng số
tiền lãi do tiền gốc sinh ra.
FV = PV(1+i.n)
– FV: số tiền gốc và lãi thanh toán một lần khi đến
hạn
– PV: số tiền gốc ban đầu
– i: lãi suất
– n: thời hạn của hợp đồng


• Lãi kép: Lãi thu được của kỳ trước được gộp chung vào với gốc để
tính lãi cho kỳ tiếp theo.

FVn= PV(1 + i)n
– FV: số tiền gốc và lãi thanh toán vào kỳ thứ n
– PV: số tiền gốc ban đầu
– i: lãi suất
– n: thời hạn
4. Phân theo loại tiền.
• Lãi suất nội tệ: là loại lãi suất được áp dụng để tính toán cho đồng
nội tệ.
• Lãi suất ngoại tệ: là lãi suất được áp dụng để tính toán cho đồng
ngoại tệ.
5. Phân loại theo độ dài thời gian.
• Lãi suất ngắn hạn: là loại lãi suất áp dụng cho các khoản huy động
và khoản vay ngắn hạn, có thời hạn dưới 1 năm.
• Lãi suất trung hạn: là loại lãi suất áp dụng cho các khoản huy động
và các khoản vay có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm.
• Lãi suất dài hạn: là loại lãi suất áp dụng cho các khoản huy động và
các khoản vay có thời hạn trên 5 năm
6.Các loại lãi suất thông dụng.
• Lãi suất cơ bản của ngân hàng.
Lãi suất cơ bản là một công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ của
NHNN trong ngắn hạn. Lãi suất cơ bản được xác định dựa trên cơ sở lãi suất
thị trường liên NH, lãi suất huy động đầu vào của tổ chức tín dụng và xu
hướng biến động cung cầu vốn. Theo Luật Dân sự, các tổ chức tín dụng
không được cho vay với lãi suất cao gấp rưỡi lãi suất cơ bản.
Làm cơ sở tính toán cho các khoản vay khác.
Mức lãi suất cơ bản hiện nay là 8% một năm.
Lãi suất cho vay = lãi suất cơ bản + CP phát sinh
• Lãi suất chiết khấu và tái chiết khấu.
- Lãi suất chiết khấu: là lãi suất cho vay ngắn hạn của ngân hàng
thương mại đối với khách hàng dưới hình thức chiết khấu các giấy tờ có giá

chưa đến thời hạn thanh toán.
- Lãi suất tái chiết khấu: là lãi suất cho vay ngắn hạn của NHTW ấn
định cho từng thời kỳ, căn cứ vào mục tiêu chính sách tiền tệ. Lãi suất này
được dùng để kiểm soát và điều tiết sự biến động lãi suất trên thị trường. Đối


với NHTM, lãi suất tái chiết khấu là lãi suất gốc để từ đó ấn định lãi suất
chiết khấu và lãi suất cho vay khác.
• Lãi suất thị trường tiền tệ
- Là loại lãi suất được thực hiện giữa các ngân hàng thương mại trên
thị trường tiền tệ.
- Lãi suất này thường được ấn định hàng ngày.
- Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng hiện nay: kỳ hạn 1 tuần chỉ
còn 11%, lãi suất cho vay qua đêm chỉ còn 8,5%/năm.
• Lãi suất hoàn vốn.
Lãi suất làm cân bằng giá trị hiện tại của tiền thanh toán nhận được
theo một công cụ nợ với giá trị hôm nay của công cụ nợ đó.
PHẦN III: NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÃI SUẤT
1.Quan hệ cung cầu về vốn trên thị trường
• Nếu cung lớn hơn cầu tín dụng thì mức lãi suất tín dụng sẽ hạ xuống,
còn cung tín dụng nhỏ hơn cầu tín dụng thì mức lãi suất sẽ tăng lên.
• Cung tiền tệ do chính phủ kiểm soát, hạn chế mức cung tiền tệ là điều
cần thiết để tiền có giá trị
- Khi NHTW muốn kiềm chế lạm phát,chính phủ sẽ thực hiện chính
sách thắt chặt tiền tệ, khi đó mức cung tiền tệ sẽ giảm, dẫn đến lãi suất sẽ
tăng. Đầu tư sẽ giãm đi nhu cầu về vốn cũng giảm.
- Còn khi chính phủ thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ do NHTW
lo sợ nền kinh tế bị suy thoái, qua các công cụ của chính sách tiền tệ sẽ bom
tiền vào lưu thông, lãi suất có xu hướng giảm. khi đó tín dụng dồi dào hơn
làm cho việc tiến hành các dự án mới trở nên có lợi hơn,cầu về tiền tệ tăng

lên.
2. Lạm phát
Lạm phát ảnh hưởng rất lớn tới lãi suất, khi lạm phát tăng lên trong
một thời kỳ nào đó thì lãi suất có xu hướng tăng lên. Bởi vì:
- Do những người có khả năng cho vay vốn sẽ không dám cho vay vì
vốn gốc và tiền lời thu được đã bị hao mòn do tác động của lạm phát, khi đó
họ không muốn giử tiền mặt mà chuyển sang dự trữ hàng hóa, ngoại tệ…
điều này dẫn đến cung vốn giảm,lãi suất sẽ tăng lên.
- Lạm phát tăng kéo theo việc tăng thêm quy mô về cầu quỹ cho vay.
Bởi với lãi xuất danh nghĩa cho trước, khi lạm phát dự tính tăng lên, chi phí
thưc của việc vay tiền giảm xuống, kích thích người ta đi vay hơn là cho
vay.Người đi vay sẽ kiếm được khoản thu lợi do giá hàng hóa được mua
bằng tiền đi vay sẽ tăng lên.
- Một sự giảm xuống của cung và một sự tăng lên của cầu sẽ làm lãi
suất tăng lên.
3. Rủi ro và kỳ hạn của tín dụng


• Mức độ rủi ro của các khoản vay càng cao thì lãi suất cho vay càng
lớn do phần bù rủi ro làm cho lãi suất tăng lên.
• Kỳ hạn cho vay càng dài thì lãi suất cho vay càng cao, do thời hạn cho
vay dài thường làm rủi ro đối với các khoản vay lớn hơn như rủi ro
thanh khoản, rủi ro lạm phát …
4. Các Chính Sách của chính phủ
• Chính sách tỷ giá: Tỷ giá sẽ tác động đến quá trình sản xuất kinh
doanh và xuất nhập khẩu hàng hóa của một nước.
- Tỷ giá hối đoái tăng sẽ làm tăng giá của hàng nhập khẩu, dẫn đến
tăng chi phí đầu vào của các xí nghiệp, giá hàng hóa trong nước tăng lên, lợi
nhuận giảm,nhu cầu đầu tư giảm, cầu tiền tệ giảm, lãi suất giảm.
- Khi tỷ giá hối đoái tăng, đồng tiền tăng giá, không kích thích xuất

khẩu, nền công nghiệp trong nước có thể bị sự cạnh tranh của nước ngoài
tăng lên, kích thích nhập khẩu. Lượng tiền tệ tăng do với một tỷ giá thấp, với
một lượng vốn đầu tư nhất định, tài sản đầu tư sẽ nhiều hơn, kích thích đầu
tư vào sản xuất, lãi suất tăng lên.
• Chính sách tiền lương
Yếu tố cấu thành quan trọng nhất của chi phí sản xuất là chi phí tiền
lương, khi tiền lương tăng làm chi phí sản xuất tăng, làm giảm lợi nhuận
theo đơn vị sản phẩm tại một mức giá cả, giảm nhu cầu đầu tư, cầu tiền tệ
giảm, lãi suất giảm.
• Chính sách tiền tệ.
- Dự trữ bắt buộc: dự trữ bắt buộc là công cụ của chính sách tiền tệ.
Các ngân hàng thương mại được yêu cầu phải giữ lại một tỉ lệ phần trăm các
khoản tiền gửi của họ dưới dạng dự trữ hoặc là bằng tiền mặt tại quỹ hoặc là
bằng tiền gửi tại quỹ dự trữ của NHTƯ. Sự thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc có
tác động mạnh mẽ lên khả năng cho vay của các tổ chức tín dụng và cho cả
hệ thống tài chính.
- Thị trường mở: NHTƯ muốn đẩy mạnh tăng trưởng, mở rộng tín
dụng, bằng cách mua vào các chứng khoán có giá làm cho cung về tiền tệ
tăng lên, dẫn tới làm giảm lãi suất. Ngược lại, khi NHTƯ muốn thu hẹp tín
dụng bằng cách bán ra các chứng khoán có giá làm cho cung tiền tệ giảm
xuống dẫn tới tăng lãi suất trên thị trường tiền tệ.
- lãi suất chiết khấu: ví dụ: NHTƯ nâng lãi suất tái chiết khấu buộc
các ngân hàng thương mại phải tăng dự trữ để đảm bảo khả năng thanh toán.
Đồng thời ngânn hàng thương mại cũng phải tăng lãi suất cho vay để bù đắp
những chi phí cho những khoản tăng thêm dự trữ, do vậy mà lãi suất thị
trường tăng lên. Ngược lại, việc giảm lãi suất tái chiết khấu của NHTƯ cho


phép các ngân hàng thương mại giảm dự trữ và hạ lãi suất cho vay, do đó mà
hạ lãi suất thị trường.

5. Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại.
• Trong khung lãi suất cho phép, để tăng khối lượng nguồn vốn huy
động đồng thời để mở rộng quan hệ tín dụng với khách hàng, các
NHTM có thể nâng lãi suất tiền gửi và hạ lãi suất cho vay. Đây chính
là hoạt động cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại. Thực chất
của quá trình này là phân chia khối lượng tiền gửi và mở rộng phạm vi
ảnh hưởng của ngân hàng ra thị trường.
• Để đảm bảo cạnh tranh thắng lợi, mỗi ngân hàng thương mại đều có
chiến lược khách hàng của mình. Chiến lược này được thực hiện bằng
lãi suất ưu đãi. Muốn vậy các ngân hàng thương mại đều tìm mọi biện
pháp giảm thấp chi phí kinh doanh và chi phí quản lý. Sự cạnh tranh
lành mạnh giữa các NHTM sẽ tạo ra lợi ích kinh tế chung cho toàn bộ
nền kinh tế quốc dân.
6. Sự chi tiêu của chính phủ.
Trong khi lượng cung ứng tiền tệ (M1 hay M2) không thay đổi mà
chính phủ chi tiêu nhiều hơn sẽ làm giảm bớt nhu cầu chi cho đầu tư và tiêu
dùng của cá nhân, nhu cầu tiền của nhân dân trở nên khan hiếm, nguồn cung
ứng vốn nhỏ hơn nhu cầu vốn, lãi suất sẽ tăng lên.
PHẦN IV: CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT CỦA NHNN VIỆT NAM
Trong những thập kỷ gần đây, thị trường tài chính-tiền tệ thế giới có
sự phát triển vượt bậc về quy mô và chiều sâu, cơ chế điều hành lãi suất của
NHTW các nước thay đổi theo hướng tự do hóa. Tuy nhiện ở mỗi nước,
NHTW căn cứ vào luật định, điều kiện và bối cảnh phát triển KT-XH, thi
trường tài chính-tiền tệ, cũng như địa vị pháp lý của NHTW, mục tiêu của
chính sách tiền tệ để áp dụng cơ chế điều hành lãi suất phù hợp trong từng
thời kỳ nhằm ổn định và phát triển thị trường tiền tệ, tạo điều kiện thuận lợi
cho hoạt động NH và sự phân bổ có hiệu quả các nguồn vốn trong nền KT.
Đối với nước ta, cơ chế điều hành lãi suất có sự thay đổi qua nhiều
giai đoạn
1.Cơ chế thực thi chính sách lãi suất cố định (3.1989 - 5.1992)

Đây là cơ chế lãi suất đã có từ trước nhưng có sự thay đổi căn bản,
theo nguyên tắc của việc xác định lãi suất là: Bảo toàn được vốn và có lãi,
được áp dụng ở các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế. Cơ chế lãi suất
này được điều chỉnh theo biến động của chỉ số giá, đặc biệt là lãi suất ngoại
tệ được áp dụng theo mức lãi suất của thị trường tiền tệ quốc tế. Thực tế vận
hành trong một thời gian (1989-1992), cơ chế lãi suất thời kỳ này đã bắt đầu
phát huy tác dụng, là bước chuyển của cơ chế lãi suất thực âm sang cơ chế
lãi suất thực dương.


2. Cơ chế điều hành khung lãi suất (6.1992-1995)
Đặc trưng của cơ chế này là NHNN điều hành cơ chế lãi suất theo
khung lãi suất, quy định rõ sàn lãi suất tiền gửi và trần lãi suất cho vay đối
với nền kinh tế. Các NHTM, các tổ chức tín dụng căn cứ khung lãi suất của
NHNN để đưa ra các lãi suất thích hợp cho mình, thực chất là bước chuyển
đổi căn bản từ cơ chế lãi suất âm sang cơ chế lãi suất dương, đảm bảo cho
các NHTM, các tổ chức tín dụng kinh doanh có hiệu quả, đây là cơ chế lãi
suất khởi đầu cho quá trình tự do hóa lãi suất ở Việt Nam.
3. Cơ chế điều hành lãi suất trần (1996 - 7.2000)
Nét cơ bản của cơ chế điều hành trần lãi suất, đó là Ngân hàng Nhà
nước đã thay đổi căn bản cơ chế điều hành linh hoạt trần lãi suất, bước đầu
đã thực hiện tự do hóa lãi suất huy động (lãi suất đầu vào của ngân hàng
thương mại) và linh hoạt trần lãi suất cho vay (lãi suất đầu ra). Cơ chế lãi
suất này đã góp phần duy trì sự tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát, ổn
định sức mua của VND trong sự tương quan của các đồng tiền trong khu vực
do có khủng hoảng tiền tệ năm 1997-1998 ở các nước Đông Nam Á.
4. Cơ chế điều hành lãi suất cơ bản kèm biên độ (8.2000-5.2002)
• Nội dung của cơ chế điều hành lãi suất cơ bản kèm biên độ là Ngân
hàng Nhà nước đã điều hành cơ chế lãi suất theo luật ngân hàng để
thay thế cho cơ chế lãi suất trần. Lãi suất cơ bản và biên độ được công

bố định kỳ hàng tháng, trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước sẽ
công bố điều chỉnh kịp thời.
• Đối với lãi suất cho vay bằng ngoại tệ, về cơ bản các ngân hàng
thương mại, các tổ chức tín dụng được ấn định lãi suất cho vay trên cơ
sở lãi suất thị trường quốc tế và cung cầu vốn trong nước của từng
loại ngoại tệ. Theo cơ chế lãi suất này cho thấy Ngân hàng Nhà nước
VN đã quyết tâm đổi mới chính sách lãi suất theo hướng tự do hóa và
từng bước gắn lãi suất trong nước vào thị trường khu vực và thế giới.
5. Cơ chế lãi suất thỏa thuận (6.2002 – 2006)
Trong thực tế, cơ chế lãi suất này được Ngân hàng Nhà nước chuyển
đổi từng bước bắt đầu từ tháng 5.2001 áp dụng cho hình thức vay bằng
ngoại tệ, tiếp theo 5.2002 là áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận trong hoạt
động tín dụng trong nước. Nhìn một cách tổng quát thì quá trình thực thi cơ
chế tự do hóa lãi suất ở VN bước đầu đã có kết quả nhất định.
6.Cơ chế điều hành lãi suất cơ bản:
• Thực hiện cơ chế điều hành lãi suất cơ bản, mà theo đó, các NHTM ấn
định lãi suất cho vay tối đa bằng 150% lãi suất cơ bản do NHNN công
bố trong từng thời kỳ
• Thiết lập một hành lang lãi suất thị trường liên NH với biên độ chênh
lệch khoảng 2% để điều tiết thị trường:


- “Trần” là lãi suất tái cấp vốn, “sàn” là lãi suất tái chiết khấu (hiện
nay là 7%-5%/năm); lãi suất cơ bản và lãi suất nghiệp vụ thị trường mở biến
động trong phạm vi hành lang này
- Lãi suất nghiệp vụ thị trường mở đóng vai trò định hướng và thực
hiện việc “bơm” tiền ra hoặc hút tiền về, từ đó tác động đến cung-cầu vốn,
lãi suất thị trường liên NH và lãi suất huy động, cho vay của NHTM




×