Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Tác động của quá trình toàn cầu hóa đến họat động và phát triển các dịch vụ của ngân hàng thương mại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.6 KB, 7 trang )

Tác động của quá trình toàn cầu hóa đến họat động và phát triển các dịch vụ
của ngân hàng thương mại Việt Nam

1.3.1 Hội nhập Quốc tế
1.3.1.1 Gia nhập WTO
Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam không chỉ liên quan đến lĩnh vực
kinh tế đối ngoại mà còn tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội và góp
phần thực hiện mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam.
Tổ chức Thương mại thế giới ( WTO ) thành lập ngày 01/01/1995 là kết quả
của vòng đàm phán Uruguay kéo dài trong suốt 8 năm ( 1986 – 1994 ). Sự ra đời
của tổ chức này nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của thương mại thế giới. Nó kế
thừa Hiệp định chung về thuế quan và thương mại ( GATT ) năm 1947. Nhưng nó
mở rộng các lĩnh vực thương mại về nông nghiệp, hàng dệt may, dịch vụ, đầu tư sở
hữu trí tuệ mà GATT chưa đề cập đến. Sự ra đời của WTO tạo nên một cơ chế
pháp lý tương đối hoàn chỉnh, điều chỉnh các quan hệ thương mại và hàng hóa toàn
cầu. WTO là một tổ chức liên chính phủ hoạt động độc lập với tổ chức Liên hiệp
quốc ( UN ). Cơ quan cao nhất củaWTO là Hội nghị Bộ trưởng kinh tế thương mại
của tất cả các thành viên, thường hai năm họp một lần.
Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập WTO vào năm 1995 và chính thức gia
nhập WTO vào tháng 11 năm 2006.
Việc tiếp cận khu vực ngân hàng là do các quy định của GATS trong phụ lục
về dịch vụ tài chính. Các lĩnh vực cam kết là: tiếp cận thị trường và đối xử quốc
gia.
Nguyên tắc của WTO về tối huệ quốc ( MFN ) đòi hỏi tất cả các thành viên
phải được đối xử như nhau. Điều này khiến cho các cam kết trong USVNBTA trở


thành mức tối thiểu của GATS. Các trường hợp ngoại lệ về nguyên tắc tối huệ
quốc vẫn được chấp nhận, nhưng thông thường đối xử theo MFN cần phải áp dụng
vào một thời gian được xác định trong tương lai.


1.3.1.2 Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ
Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được đại diện của hai Chính phủ
ký ngày 13-7-2000, Quốc hội Việt Nam phê chuẩn ngày 28-11-2001, và có hiệu
lực vào ngày 10-12-2001. Các cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực tài chính ngân
hàng được đề cập chủ yếu tại Chương III: Thương mại dịch vụ ( cam kết chung ).
Các cam kết cụ thể về ngành dịch vụ tài chính ngân hàng được thể hiện tại phụ lục
F và G. Theo hiệp định, sau 9 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, các ngân hàng
Hoa Kỳ được phép thành lập ngân hàng con 100% vốn Hoa Kỳ tại Việt Nam và
hầu hết các hạn chế về hoạt động sẽ được bãi bỏ . Với trình độ công nghệ thông tin
và truyền thống hoạt động có uy tín trên toàn thế giới sẽ cho phép các ngân hàng
Hoa Kỳ chiếm ưu thế hơn so với các ngân hàng Việt Nam trong việc cung cấp
thông tin tài chính và xử lý các dữ liệu tài chính của các nhà cung cấp dịch vụ tài
chính khác.
Đối với dịch vụ ngân hàng:. Việt Nam đồng ý thực hiện các biện pháp tự do
như sau: Trong vòng 9 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, các ngân hàng của Mỹ
được phép thành lập liên doanh với các đối tác Việt nam, trong đó phần vốn góp
của Hoa Kỳ từ 30% đến 49% vốn pháp định của liên doanh. Sau 9 năm, được
phép thành lập ngân hàng 100% vốn đầu tư của Hoa Kỳ.
1.3.1.3 Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ
Hiệp định khung của ASEAN về dịch vụ ( AFAS ) được xây dựng vào năm 1995.
Việt Nam gia nhập ASEAN vào tháng 7 năm 1995. Các nước ASEAN là thành
viên của WTO ( trong đó có Việt Nam ) cam kết thực hiện các yêu cầu như:
- Xây dựng môi trường pháp lý về ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế.


- Không hạn chế số lượng nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng.
- Không hạn chế về tổng giá trị các giao dịch về dịch vụ ngân hàng.
- Không hạn chế về tổng các hoạt động tác nghiệp hay tổng số lượng dịch vụ
ngân hàng.
- Không hạn chế về tổng số người được tuyển dụng của các tổ chức tài chính

nước ngoài.
- Không có các biện pháp hạn chế hay yêu cầu phải mang một hình thức pháp
nhân nào cụ thể.
- Không hạn chế việc tham gia góp vốn của bên nước ngoài dưới hình thức tỷ lệ
phần trăm tối đa số cổ phiếu nước ngoài được nắm giữ theo nguyên tắc thoả thuận.
Các thành viên mới như Việt Nam được phép có thêm thời gian để đạt được
các cam kết chung trong hiệp định. Đối với Việt Nam, thời gian miễn trừ thực hiện
đối xử tối huệ quốc là 3 năm.
1.3.2 Ảnh hưởng của việc hội nhập quốc tế đối với ngân hàng
1.3.2.1 Hội nhập ngân hàng là một phần của phát triển kinh tế
Phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Vai trò của hội nhập quốc tế trong phát triển tài chính vẫn còn là điều đang còn
nhiều tranh cải. Sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài trong việc cung cấp các
dịch vụ tài chính cho một quốc gia và sự tham gia vào thị trường quốc tế của các
ngân hàng trong nước đều tạo động lực và điều kiện để chuyển giao công nghệ
giữa các quốc gia với nhau. Đối với một số quốc gia với xuất phát điểm là không
có hệ thống ngân hàng thương mại ( hệ thống ngân hàng nói chung là sự mở rộng
của chính sách tài khoá của chính phủ trong nền kinh tế mệnh lệnh ), sự chuyển
giao công nghệ diễn ra trên toàn bộ các dịch vụ ngân hàng. Đối với các nước khác,
chuyển giao công nghệ là đưa ra các sản phẩm và kỹ thuật quản lý mới.
Hệ thống tài chính và ngân hàng cạnh tranh và mở cửa là những hệ thống tài
chính tốt nhất cho phát triển và tăng trưởng kinh tế. Các cuộc tranh luận về tăng


trưởng kinh tế và phát triển tài chính đều ủng hộ công cuộc cải cách nhằm tạo ra
các điều kiện, theo đó sự cạnh tranh có thể lớn mạnh giữa các nhà cung cấp dịch vụ
tài chính ngân hàng nước ngoài và trong nước được giám sát và quản lý an toàn.
Bằng chứng rõ ràng là sự cạnh tranh sẽ làm cho hệ thống ngân hàng lớn hơn,
hoạt động hiệu quả hơn và lành mạnh hơn. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho phát triển
và tăng trưởng kinh tế. Do vậy, các nước đang phát triển nói chung mong muốn cải

thiện hệ thống ngân hàng như một phần nỗ lực của họ nhằm phát triển kinh tế. Cho
phép các nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng nước ngoài hoạt động ở thị trường trong
nước thường là một cách hiệu quả để áp dụng cạnh tranh và đẩy mạnh phát triển tài
chính.
Hội nhập quốc tế là một phần quan trọng và không thể thiếu trong chiến lược
phát triển kinh tế của một nước. Hội nhập toàn cầu sẽ mở ra và thúc đẩy sự phát
triển và sử dụng nguồn lực tiềm năng và tạo ra các cơ hội tăng trưởng từ sự chuyên
môn hoá, mà nếu không hội nhập sẽ không được khai thác sử dụng.
1.3.2.2 Tác động của hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng
Đối với ngành ngân hàng, hội nhập quốc tế mở ra nhiều cơ hội để trao đổi,
hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng như hoạch định chính sách tiền tệ, đề ra
các biện pháp phòng ngừa rủi ro, qua đó nâng cao uy tín và vị thế của hệ thống
ngân hàng Việt Nam trong các giao dịch tài chính quốc tế.
Ngành ngân hàng Việt Nam có nhiều điều kiện để tranh thủ vốn, công nghệ,
kinh nghiệm quản lý, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, có khả năng theo kịp
yêu cầu phát triển thị trường tài chính trong nước và nước ngoài.
Các ngân hàng thương mại Việt Nam bắt buộc phải chuyên môn hóa sâu hơn
các nghiệp vụ ngân hàng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nhanh chóng tiếp cận và
phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại.
Trong quá trình hội nhập, các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng chịu
tác động mạnh từ thị trường tài chính quốc tế trong khi phải thực hiện nhiều nghĩa


vụ và các cam kết quốc tế, chính điều này đặt ra cho các ngân hàng thương mại
Việt Nam nhiều thách thức:
Thứ nhất, các ngân hàng thương mại Việt Nam ngày càng chịu áp lực trong
việc giữ và mở rộng thị phần của mình ngay trên lãnh thổ Việt Nam. Hiện nay, các
ngân hàng thương mại Việt Nam phải chịu áp lực cạnh tranh không chỉ bởi các
ngân hàng nước ngoài mà còn phải chịu áp lực cạnh tranh với các tổ chức tài chính
trung gian khác và định chế tài chính khác như thị trường chứng khoán, cho thuê

tài chính, bảo hiểm. Ngoài ra, việc phải loại bỏ dần những hạn chế đối với ngân
hàng nước ngoài có nghĩa là các ngân hàng nước ngoài sẽ từng bước tham gia đầy
đủ vào mọi lĩnh vực hoạt động ngân hàng tại Việt Nam.
Thứ hai, cạnh tranh trong việc huy động vốn ngày càng gay gắt. Thực hiện
hội nhập đòi hỏi chúng ta phải thực hiện lộ trình cởi bỏ những hạn chế đối với các
ngân hàng nước ngoài trong việc huy động vốn. Ngày 16.9.2004, Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam đã điều chỉnh tỷ lệ huy động vốn tiền gởi VNĐ đối với chi nhánh
ngân hàng nước ngoài hoạt động ở Việt Nam từ 25% lên 50%. Việt Nam cũng
đang cam kết mở cửa thị trường dịch vụ tài chính- ngân hàng theo lộ trình nới lỏng
dần và tiến tới xoá bỏ các hạn chế đối với hoạt động ngân hàng. Giai đoạn từ 2001
đến 2010, các ngân hàng Mỹ sẽ được thành lập các ngân hàng liên doanh với số
vốn từ 30% - 49%, tới năm 2010 được thành lập ngân hàng với vốn 100% của Mỹ.
Hội nhập ngân hàng đòi hỏi các ngân hàng thương mại Việt Nam phải nhanh
chóng tăng quy mô, đầu tư công nghệ, cải tiến trình độ quản lý…..Công nghệ hiện
đại và trình độ quản lý cũng như tiềm lực tài chính dồi dào của những ngân hàng
nước ngoài sẽ là những ưu thế cơ bản tạo sức ép cạnh tranh trong ngành ngân hàng
và buộc các ngân hàng Việt Nam phải tăng thêm vốn, đầu tư kỹ thuật, cải tiến
phương pháp quản trị, hiện đại hoá hệ thống thanh toán mà đặc biệt là cải tiến và
phát triển dịch vụ ngân hàng để nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh
tranh.


Thứ ba, cạnh tranh trong việc sử dụng lao động ngày càng gay gắt. Mọi sự
thành công của một doanh nghiệp đều xuất phát từ yếu tố con người. Hiện nay, chế
độ đãi ngộ cho lao động đặc biệt là lao động có trình độ cao ở các ngân hàng
thương mại Việt Nam chưa đủ sức thuyết phục để lôi kéo những lao động có trình
độ chuyên môn cao.
Thứ tư, cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ ngân hàng cũng ngày càng
quyết liệt. Ngày nay, ngoài những nghiệp vụ truyền thống như tín dụng và huy
động vốn thì dịch vụ ngân hàng cũng tạo nên sắc thái mới cho ngân hàng trong

chiến lược cạnh tranh và tạo thị phần cho mình. Do đó, các ngân hàng thương mại
Việt Nam cũng phải chịu áp lực tạo nên phong cách văn hoá cho ngân hàng mình,
tạo nên phong cách phục vụ riêng thể hiện nét đặc thù của mình mới hy vọng tạo
thế đứng vững chắc trên thị trường.
1.3.2.3 Hội nhập ngân hàng là xu thế tất yếu
Việt Nam đã đi đúng con đường hội nhập quốc tế. Với Hiệp định thương
mại song phương đã ký với Mỹ ( USVN BTA ), các nghĩa vụ trong khuôn khổ
Hiệp định khung về dịch vụ ASEAN và các cuộc đàm phán gia nhập Hiệp định
chung về Thương mại dịch vụ của Tổ chức thương mại thế giới ( WTO – GATS),
Việt Nam cam kết nới lỏng các hạn chế đối với hoạt động của các ngân hàng nước
ngoài. Chẳng hạn như, trong Hiệp định thương mại Việt - Mỹ cho phép ngân hàng
và chi nhánh ngân hàng của Mỹ được phép huy động vốn bằng đVNĐ. Với tư cách
là hội viên của WTO, không chỉ ngân hàng Mỹ mà các ngân hàng nước ngoài cũng
có quyền tự do đó và có thể cung cấp các dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam.
Có rất ít các quốc gia không có kế hoạch hội nhập quốc tế đối với lĩnh vực
ngân hàng. Những quốc gia không cố gắng hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân
hàng thì ít có khả năng hội nhập ở những lĩnh vực khác trong nền kinh tế của mình.
Một khi đã mở cửa thương mại, các doanh nghiệp sẽ yêu cầu được cung cấp dịch
vụ tài chính tốt hơn, khách hàng được nhiều quyền lựa chọn các nhà cung cấp dịch


vụ tài chính mang tính cạnh tranh hơn. Các công ty đa quốc gia cũng muốn có các
dịch vụ tài chính trong nước hỗ trợ cho vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của
mình. Các nước Liên Xô cũ đang vật lộn với khó khăn, không tạo các điều kiện để
khuyến khích hội nhập đã có những kết quả không tốt, trong khi đó nhiều nước
Đông Au nhanh chóng hội nhập quốc tế đang phát triển rất tốt.




×