Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Báo cáo thực tập tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.64 KB, 26 trang )

Báo cáo thực tập tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu.

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực tập và làm báo cáo em đã nhận được sự giúp đỡ của Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Á Châu, sự hướng dẫn của TS Phạm Thị Hà giúp em có thể hoàn
thành được báo cáo thực tập.
Xin chân thành cảm ơn Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, đã tạo điều kiện cho em
có một kì thực tập hữu ích, đó sẽ là những kinh nghiệm quý báu cho em khi làm khoá
luận tốt nghiệp và khi bắt đầu công việc sau ngày tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn TS Phạm Thị Hà đã dành thời gian hướng dẫn, sửa chữa những
sai sót của em trong bài Báo cáo, giúp em có thể hoàn chỉnh hơn bài báo cáo thực tập của
mình.
Bên cạnh đó, xin cảm ơn cán bộ, nhân viên khoa Quản trị kinh doanh Đại học Hùng
Vương đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và làm báo cáo. Cảm ơn sự quan tâm
của giáo viên chủ nhiệm, đó là động lực giúp em hoàn thành đợt thực tập.

SV: Huỳnh Thị Thuý Phương_854011546

GVHD: TS Phạm Thị Hà

1


Báo cáo thực tập tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu.

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………


………………………………………………………………………………………………

SV: Huỳnh Thị Thuý Phương_854011546

GVHD: TS Phạm Thị Hà

2


Báo cáo thực tập tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu.

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

SV: Huỳnh Thị Thuý Phương_854011546

GVHD: TS Phạm Thị Hà

3


Báo cáo thực tập tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu.

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN:

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

SV: Huỳnh Thị Thuý Phương_854011546

GVHD: TS Phạm Thị Hà

4


Báo cáo thực tập tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu.

MỤC LỤC:

SV: Huỳnh Thị Thuý Phương_854011546

GVHD: TS Phạm Thị Hà

5


Báo cáo thực tập tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu.

LỜI MỞ ĐẦU

Trong giai đoạn hiện nay nhiều Doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của mình. Các doanh nghiệp chú ý hơn đến việc da dạng hoá sản phẩm, lĩnh
vực, ngành nghề kinh doanh nhẳm giảm bớt rủi ro. Trong hoạt động ngân hàng cũng
ngoại lệ, trên thị trường hiện nay, Ngân hàng “mọc lên” ngày càng nhiều, với nhiều dịch
vụ phong phú đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Chính vì thế, muốn tồn tại trong môi
trường cạnh tranh khốc liệt đó thì mỗi ngân hàng cần tạo cho mình một chất lượng phục
vụ tốt nhất, đem lại cho khách hàng nhiều tiện ích nhất.
Giai đoạn hiện nay, nước ta đang trên đà hội nhập kinh tế, các hoạt động sản xuất kinh
doanh không còn hạn chế trong nội địa mà đã bắt đầu bước ra thị trường thế giới. Các
hoạt động mua bán, kinh doanh với công ty nước ngoài, hoạt động Xuất nhập khẩu ngày
càng tăng, chưa tính đến nhu cầu của cá nhân khi Du học, du lịch hoặc công tác nước
ngoài. Chính vì thực tế đó, dịch vụ thanh toán quốc tế trở nên cần thiết cho mọi hoạt động
của con người trong xã hội ngày nay.
Khi có bất cứ hoạt động nào liên quan đến ngoại tệ hoặc giao dịch với nứơc ngoài thì
Ngân hàng trở thành một địa điểm trung gian đáng tin cậy đối với các doanh nghiệp, cá
nhân. Chính vì thế, Ngân hàng chú ý phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế, nhằm cung cấp
cho khách hàng của mình những dịch vụ tốt nhất, phong phú, đa dạng nhưng không kém
phần tiện lợi. Những dịch vụ đó sẽ giúp cho mọi hoạt động liên quan tới nước ngoài trở
nên đơn giản. Ví dụ, nếu muốn du học nước ngoài thì ta cần tài khoản ngân hàng có thể
rút được tiền tại các ngân hàng nước ngoài, hoặc khi muốn tham gia hoạt động Xuất nhập
khẩu Doanh nghiệp cần Ngân hàng làm bên thứ ba đảm bảo việc thực hiện hợp đồng của
các bên…Chính vì vậy, mà hoạt động thanh toán quốc tế trở nên quan trọng.
Dựa vào quá trình tìm hiểu tình hình thực tế dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng
Thương mại cổ phần Á Châu với những thuận lợi và khó khăn hiện có và thực trạng nền
kinh tế hiện nay tôi viết báo cáo về dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại
cổ phần Á Châu cũng như đề xuất đề tài cho khoá luận tốt nghiệp dựa vào kết quả thu
được từ ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu.

SV: Huỳnh Thị Thuý Phương_854011546


GVHD: TS Phạm Thị Hà

6


Báo cáo thực tập tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ACB: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu
NH: Ngân hàng
NHTMCP: Ngân hàng Thương mại Cổ phần
NHNN: Ngân hàng Nhà Nước
NHTM: Ngân hàng Thương mại
XNK: Xuất nhập khẩu
NHNNVN: Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam
ĐHĐCĐ: Đại hội đồng Cổ đông
HĐQT: Hội đồng Quản trị
ALCO: Hội đồng quản lí Nợ-Có
NHTMNN: Ngân hàng Thương mại Nhà Nước
KPP: Kênh phân phối.

SV: Huỳnh Thị Thuý Phương_854011546

GVHD: TS Phạm Thị Hà

7


Báo cáo thực tập tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu.


CHƯƠNG1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ACB:
1.1: Lịch sử hình thành và phát triển đơn vị:
1.1.1: Sơ lược về ACB:
Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu
Tên tiếng Anh: Asia Commercial Bank
Tên gọi tắt: ACB
Hội sở chính đặt tại: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP HCM
Điện thoại: (848) 3929 0999
Fax:

(848)

Email:

3839

9885


Trang web:www.acb.com.vn
Đường dây nóng: 08.38.247.247
Tổng đài miễn phí: 1800.577.775
Logo:

Ý nghĩa biểu tượng của ACB:
+ Logo ACB: ACB là chữ viết tắt của Asia Commercial Bank, nghĩa là Ngân
hàngThương mại Cổ phần Á Châu.
Màu sắc:Logo có màu xanh. Màu xanh là biểu trưng của niềm tin, hy vọng, sự trẻ trung
và năng động.
Ý nghĩa: Logo có 12 vạch chạy ngang ba chữ cái A, C, B và có vị trí trung tâm. Con số

12 đại diện cho 12 tháng trong năm (thời gian), Các vạch ngang biểu trưng
chodòng lưu thông tiền tệ (ngân lưu) trong hoạt động tài chính ngân hàng. Vị trí
trung tâm biểu trưng cho trạng thái cân bằng.Tổng quát lại, dòng lưu thông tiền tệ
củaACB luôn ở trạng thái ổn định, cân bằng giữa hai mặt an toàn và hiệu quả, và luôn
luôn như thế theo thời gian
SV: Huỳnh Thị Thuý Phương_854011546

GVHD: TS Phạm Thị Hà

8


Báo cáo thực tập tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu.

Vốn điều lệ: Kể từ ngày 31/12/2010 vốn điều lệ của ACB là 9.376.965.060.000 đồng
(Chín nghìn ba trăm bảy mươi sáu tỷ chín trăm sáu mươi lăm triệu không trăm sáu mươi
nghìn đồng)
Công ty trực thuộc:


Công ty Chứng khoán ACB (ACBS).



Công ty Quản lý và khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu (ACBA).



Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu (ACBL).




Công ty Quản lý Quỹ ACB (ACBC)

Công ty liên kết:


Công ty Cổ phần Dịch vụ Bảo vệ Ngân hàng Á Châu (ACBD).



Công ty Cổ phần Địa ốc ACB (ACBR).

Công ty liên doanh:


Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim hoàn ACB- SJC (góp vốn thành lập với SJC)

1.1.2: Lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu:
Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh về NHTM, hợp tác xã tín dụng và công
ty tài chính được ban hành vào tháng 5 năm 1990 đã tạo dựng một khung pháp lý cho
hoạt động NHTM tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, NHTMCP Á Châu (ACB) đã được
thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do NHNNVN cấp ngày 24/04/1993, Giấy phép
số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày
04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.
Ngay từ ngày đầu hoạt động, ACB đã xác định tầm nhìn là trở thành NHTMCP bán lẻ
hàng đầu Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam vào thời điểm đó “Ngân
hàng bán lẻ với khách hàng mục tiêu là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ” là một định
hướng rất mới đối với ngân hàng Việt Nam, nhất là một ngân hàng mới thành lập như
ACB.

Cơ sở cho việc xây dựng chiến lược hoạt động qua các năm là:
-

Tăng trưởng cao bằng cách tạo nên sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết nhu cầu khách

hàng và hướng tới khách hàng;

SV: Huỳnh Thị Thuý Phương_854011546

GVHD: TS Phạm Thị Hà

9


Báo cáo thực tập tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu.

-

Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp để đảm bảo

cho sự tăng trưởng được bền vững;
-

Duy trì tình trạng tài chính ở mức độ an toàn cao, tối ưu hóa việc sử dụng vốn cổ

đông (ROE mục tiêu là 30%) để xây dựng ACB trở thành một định chế tài chính vững
mạnh có khả năng vượt qua mọi thách thức trong môi trường kinh doanh còn chưa
hoàn hảo của ngành ngân hàng Việt Nam;
-


Có chiến lược chuẩn bị nguồn nhân lực và đào tạo lực lượng nhân viên chuyên

nghiệp nhằm đảm bảo quá trình vận hành của hệ thống liên tục, thông suốt và hiệu
quả;
-

Xây dựng “Văn hóa ACB” trở thành yếu tố tinh thần gắn kết toàn hệ thống một

cách xuyên suốt.
Tuy ACB đã khẳng định được mình nhưng luôn nhận thức rằng thách thức vẫn còn phía
trước và phải nỗ lực rất nhiều, đẩy nhanh hơn nữa việc thực hiện các chương trình trợ
giúp kỹ thuật, các dự án nâng cao năng lực hoạt động, hướng đến áp dụng các chuẩn mực
và thông lệ quốc tế để có khả năng cạnh tranh và hội nhập khu vực thành công. Do vậy,từ
năm 2005, ACB đã bắt đầu cùng các cổ đông chiến lược xây dựng lại chiến lược mới. Đó
là chương trình Chiến lược 5 năm (2006 - 2011) và tầm nhìn 2015.
Trong suốt quá trình hoạt động, với chính sách mục tiêu đúng đắn, sự nỗ lực của toàn thể
nhân viên và ban lãnh đạo, ACB đã có những bước phát triển nhanh, an toàn và hiệu quả.
Vốn điều lệ của ACB ban đầu là 20 tỷ đồng, đến 31/12/2010 là 9.376.965.060.000 đồng,
tăng hơn 400 lần so với ngày thành lập. Tổng tài sản năm 1994 là 312 tỷ đồng, đến cuối
năm 2010 đã đạt hơn 278.885 tỷ đồng, tăng hơn 122 lần. Lợi nhuận trước thuế cuối năm
1994 là 7,4 tỷ đồng, đến cuối quý 4 năm 2011 hơn 4.174 tỷ đồng, tăng hơn 564 lần.
ACB với hơn 200 sản phẩm dịch vụ được khách hàng đánh giá là một trong các ngân
hàng cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng phong phú nhất, dựa trên nền công nghệ
thông tin hiện đại. ACB vừa tăng trưởng nhanh vừa thực hiện quản lý rủi ro hiệu quả.
Trong môi trường kinh doanh nhiều khó khăn thử thách, ACB luôn giữ vững vị thế của
một ngân hàng bán lẻ hàng đầu. Sự hoàn hảo là điều ACB luôn nhắm đến: ACB hướng
tới là nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính hoàn hảo cho khách hàng, danh mục đầu
SV: Huỳnh Thị Thuý Phương_854011546

GVHD: TS Phạm Thị Hà


10


Báo cáo thực tập tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu.

tư hoàn hảo của cổ đông, nơi tạo dựng nghề nghiệp hoàn hảo cho nhân viên, là một thành
viên hoàn hảo của cộng đồng xã hội. “Sự hoàn hảo” là ước muốn mà mọi hoạt động của
ACB luôn nhằm thực hiện.
1.2: Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ACB:
1.2.1: Các họat động của NH TMCP Á Châu:
* Huy động vốn:
- Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác huy động vốn của tổ
chức, cá nhân trong nước và ngoài nước khi được thống đốc NHNN chấp thuận.
- Vay vốn các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và các tổ chức tín dụng nước
ngoài.
- Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NH nhà nước.
* Hoạt động tín dụng: cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay,
chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình
thức khác theo qui định của Ngân hàng Nhà nước.
* Xét duyệt cho vay, kiểm tra và xử lý:
- Ngân hàng được quyền yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh phương án
kinh doanh khả thi, khả năng tài chính của mỉnh và người bảo lãnh trước khi quyết định
cho vay; Có quyền chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước thời hạn khi phát hiện khách
hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng tín dụng.
- Ngân hàng có quyền xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của khách hàng vay, tài sản của
người bảo lãnh trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh để thu hồi nợ theo quy định.
- Ngân hàng được miễn, giảm lãi suất cho vay, phí ngân hàng, quá hạng nợ, mua bán nợ
theo quy định.


* Bảo lãnh:
SV: Huỳnh Thị Thuý Phương_854011546

GVHD: TS Phạm Thị Hà

11


Báo cáo thực tập tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu.

- Ngân hàng được phép bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng,
bảo lãnh dự thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác cho các tổ chức tín dụng, cá
nhân theo quy định.
- Thực hiện thanh toán quốc tế, bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán và các hình thức bảo
lãnh ngân hàng khác mà người nhận bảo lãnh là tổ chức, cá nhân nước ngoài.
* Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn
khác:
- Ngân hàng được cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có
giá ngắn hạn khác theo quy định.
- Tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu, giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức
tín dụng khác.
- Được ngân hàng Nhà nứơc chiết khấu và cho vay trên cơ sở có thương phiếu hoặc giấy
tờ có giá ngắn hạn khác.
* Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ:
- Ngân hàng sẽ đảm nhiệm thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: Cung ứng các
phương tiện thanh toán; Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước; Thực hiện dịch vụ
thu hộ, chi hộ; Dịch vụ thanh toán khác; Dịch vụ thanh toán quốc tế; Thu và phát tiền mặt
cho khách hàng.
- Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ, tham gia hệ thống liên ngân hàng, hệ thống thanh

toán quốc tế.
* Các hoạt động khác.
1.2.2: Các lĩnh vực kinh doanh chính của ACB bao gồm:
- Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi
- Thanh toán, chứng chỉ tiền gửi;
- Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư;
- Nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước;
- Cho vay ngắn, trung và dài hạn;
- Chiết khấu thương phiếu, công trái và giấy tờ có giá;
- Đầu tư vào chứng khoán và các tổ chức kinh tế;

SV: Huỳnh Thị Thuý Phương_854011546

GVHD: TS Phạm Thị Hà

12


Báo cáo thực tập tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu.

- Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng;
- Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc; thanh toán quốc tế,
- Bao thanh toán, môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán;
- Lưu ký, tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành;
- Cung cấp các dịch vụ về đầu tư, quản lý nợ và khai thác tài sản, cho thuê tài chính

và các dịch vụ ngân hàng khác.
Mục tiêu cụ thể của ACB đến 2010-2011 là: chiếm 10% thị phần huy động, 5% thị phần
cho vay của ngành ngân hàng Việt Nam
1.3: Cơ cấu tổ chức:

1.3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức các phòng ban:

1.3.2: Chức năng nhiệm vụ các phòng ban:
Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Ngân hàng.
Hội đồng quản trị: do ĐHĐCĐ bầu ra, là cơ quan quản trị Ngân hàng, có toàn quyền
nhân danh Ngân hàng để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của
Ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT giữ vai trò định

SV: Huỳnh Thị Thuý Phương_854011546

GVHD: TS Phạm Thị Hà

13


Báo cáo thực tập tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu.

hướng chiến lược, kế hoạch hoạt động hàng năm; chỉ đạo và giám sát hoạt động của Ngân
hàng thông qua Ban điều hành và các Hội đồng.
Ban điều hành: gồm có Tổng giám đốc điều hành chung và 9 Phó tổng giám đốc phụ tá
cho Tổng giám đốc. Ban điều hành có chức năng cụ thể hóa chiến lược tổng thể và các
mục tiêu do HĐQT đề ra, bằng các kế hoạch và phương án kinh doanh, tham mưu
cho HĐQT các vấn đề về chiến lược, chính sách và trực tiếp điều hành mọi hoạt
động của Ngân hàng.
Ban kiểm soát: do ĐHĐCĐ bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của Ngân
hàng; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán; hoạt động của hệ thống kiểm tra
và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng; thẩm định báo cáo tài chính hàng năm; báo cáo cho
ĐHĐCĐ tính chính xác, trung thực, hợp pháp về báo cáo tài chính của Ngân hàng.
Các Hội đồng: Do HĐQT thành lập, làm tham mưu cho HĐQT trong việc quản trị ngân
hàng, thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh; đảm bảo sự phát triển hiệu quả, an toàn

và đúng mục tiêu đã đề ra. Hiện nay, Ngân hàng có bốn Hội đồng, bao gồm:
1. Hội đồng nhân sự: có chức năng tư vấn cho Ngân hàng các vấn đề về chiến lược
quản lý và phát triển nguồn nhân lực để phát huy cao nhất sức mạnh của nguồn nhân lực,
phục vụ hiệu quả cho nhu cầu phát triển của Ngân hàng.
2. Hội đồng ALCO: có chức năng quản lý cấu trúc bảng tổng kết tài sản của Ngân
hàng, xây dựng và giám sát các chỉ tiêu tài chính, tín dụng phù hợp với chiến lược kinh
doanh của Ngân hàng.
3. Hội đồng đầu tư: có chức năng thẩm định các dự án đầu tư và đề xuất ý kiến cho
cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư.
4. Hội đồng tín dụng: quyết định về chính sách tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng
trên toàn hệ thống Ngân hàng, xét cấp tín dụng của Ngân hàng, phê duyệt hạn mức tiền
gửi của Ngân hàng tại các tổ chức tín dụng khác, phê duyệt việc áp dụng biện pháp xử lý
nợ và miễn giảm lãi theo Quy chế xét miễn giảm lãi.

SV: Huỳnh Thị Thuý Phương_854011546

GVHD: TS Phạm Thị Hà

14


Báo cáo thực tập tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu.

Tổng giám đốc: là người chịu trách nhiệm trước HĐQT, trước pháp luật về hoạt động
hàng ngày của Ngân hàng. Giúp việc cho Tổng giám đốc là các Phó Tổng giám đốc, các
Giám đốc khối, Giám đốc tài chính, Kế toán trưởng và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ.
1.4: Cơ sở vật chất kỹ thuật:
Cơ sở chính của ACB đặt tại Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, vị trí trung tâm thuận tiện
cho việc giao dịch của khách hàng. ACB là ngân hàng có hệ thống chi nhánh khắp cả
nước, hiện tại ACB có :



Tại TP Hồ Chí Minh: 1 Sở giao dịch, 29 chi nhánh và 106 phòng giao dịch



Tại khu vực phía Bắc:16 chi nhánh và 66 phòng giao dịch



Tại khu vực miền: 17 chi nhánh và 34 phòng giao dịch



Tại khu vực miền Tây: 13 chi nhánh, 15 phòng giao dịch



Tại khu vực miền Đông: 5 chi nhánh và 26 phòng giao dịch



Trên 2.000 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ của Trung tâm thẻ ACB đang hoạt
động



969 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh ACB-Western Union

Tại mỗi cơ sở đề được trang bị đầy đủ các thiệt bị văn phòng: máy tính, máy lạnh,

camera, hệ thống bàn làm việc cho từng nhân viên của từng bộ phận. Văn phòng được
trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết cho hoạt động của nhân viên và khách hàng. ACB có
hệ thống thùng ATM đặt ở các quận trong khắp thành phố thuận tiện cho việc chuyển, rút
tiền của khách hàng, hệ thống máy tính tại các thùng thẻ được trang bị hiện đại, đáp ứng
yêu cầu an ninh. ACB còn có một hệ thống an ninh đảm bảo an toàn cho các hoạt động
liên quan đến haọt động vận chuyển tiền tệ.
1.5: Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2009:

Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009, 2010,2011
SV: Huỳnh Thị Thuý Phương_854011546

GVHD: TS Phạm Thị Hà

15


Báo cáo thực tập tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu.

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG 2009(Triệu

2010(Triệu

2011(Triệu

KINH DOANH CỦA ACB
1 Thu nhập lãi và các khoản TN tương tự

đồng)

đồng)


đồng)

9.552.322

14.912.424

25.369.688

2 Chi phí lãi và các chị phí tương tự

(6.818.074) (10.670.142)

I Thu nhập lãi thuần

(18.667.877)

2.734.248

4.242.282

3 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ

867.665

860.096

1.070.897

4 Chi phí hoạt động dịch vụ


(98.488)

(120.979)

(295.616)

II Lãi thuần từ HĐ dịch vụ

769.177

739.177

775.281

III LT từ HĐKD ngoại hối & vàng

422.336

191.104

(161.180)

5 Thu nhập từ hoạt động khác

183.692

150.962

180.596


6 Chi phí hoạt động khác

(31.745)

(124.352)

(205.107)

VI Lãi thuần từ HĐ khác

152.147

26.610

(24.511)

VII Thu nhập từ cổ tức góp vốn mua CP

77.015

355.934

251.625

VIII Chi phí quản lý chung

(1.700.547) (2.038.256)

(2.970.534)


IX LN từ HĐ KD trước CP DP RR TD

2.786.592

3.605439

4.454.925

X Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng

(9286.906)

(226.112)

(280.292)

XI Tổng lợi nhuận trước thuế

2.499.686

3.379.327

4.174.633)

7 Chi phí thuế TNDN hiện hành

(628.873)

(733.823)


(980.752)

8 Chi phí thuế TNDN hoàn lại

(22.865)

(22.865)

XII Chi Phí thuế TNDN

(606.008)

(756.688)

(980.752)

XIII Lợi nhuận sau thuế

1.893.678

2.622.639

3.193.811

V Lãi thuần từ mua bán CK ĐT

SV: Huỳnh Thị Thuý Phương_854011546

GVHD: TS Phạm Thị Hà


16


Báo cáo thực tập tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu.

Theo hai bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho thấy từ năm 2009 đến năm 2011
lợi nhuận của ACB tăng đều theo từng năm. Lợi nhuận năm 2010 là 2.622.639 triệu đồng
chiếm 138% so với năm 2009, lợi nhuận năm 2011 là 3.193.881 triệu đồng, chiếm 121%
so với năm 2010.

1.6: Đánh giá chung:
Qua những vấn đề đã trình bày cho thấy ACB là một ngân hàng uy tín, có vị thế cao trong
lĩnh vực ngân hàng. Từ khi thành lập đến nay ACB đã không ngừng phát triển, trong suốt
quá trình hoạt động ACB đã đạt được những thành tích đáng kể. ACB đã nhiều lần là
ngân hàng tiên phong trong nhiều hoạt động như: phát hành thẻ tín dụng quốc tế, thành
lập hội đồng quản lí tài sản Nợ-Có (ALCO), “ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2009”, …
ACB là ngân hàng hoạt động hiệu quả. Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, lợi
nhuận sau thuế của ngân hàng tăng theo từng năm. ACB là ngân hàng có cơ cấu tổ chức
chặt chẽ. Dưới ban lãnh đạo có nhiều phòng ban phụ trách một mảng riêng nhằm đảm bảo
tính chuyên trách nhằm đảm bảo chất lượng cho các hoạt động phục vụ khách hàng một
cách tốt nhất.
ACB là ngân hàng có nhiều dịch vụ tiện ích nhằm đảm bảo lợi ích tốt nhất cho khách
hàng. ACB luôn luôn phấn đấu nâng cao chất lượng cũng như mở rộng các dịch vụ nhằm
nâng cao chất lượng phục vụ cũng như mở rộng hoạt động kinh doanh. Số lượng các chi
nhánh và phòng giao dịch của ACB ngày càng tăng, các chi nhánh của ACB có mặt khắp
các tỉnh thành trên cả nước nhằm đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của khách hàng.
Qua 18 năm hoạt động, ACB luôn giữ vững sự tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định.
Điều này được thể hiện bằng các chỉ tiêu chính qua các năm như sau:


Tổng Tài Sản
Vốn Huy Động
Dư Nợ Cho Vay

2006
44.650
39.736
17.365

2007
85.392
74.934
31.974

SV: Huỳnh Thị Thuý Phương_854011546

2008
105.306
91.174
34.833

2009
167.724
134.988
62.358

2010
205.103
183.132
87.195


GVHD: TS Phạm Thị Hà

17


Báo cáo thực tập tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu.

LN Trước Thuế

687

2.127

2.561

2.838

3.102

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI ACB:
2.1: Cơ cấu tổ chức của dịch vụ thanh toán quốc tế:
2.1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức:
Thanh toán quốc tế là một mảng trong các hoạt động phục vụ cho khách hàng doanh
nghiệp.

2.1.2: Chức năng nhiệm vụ các bộ phận của dịch vụ thanh toán quốc tế:
2.1.2.1: Chuyển tiền:
Thanh toán tiền hàng nhập khẩu, phí dịch vụ, hoa hồng ... Chuyển lợi nhuận, doanh thu
được chia và thu nhập hợp pháp về nước (đối với các nhà đầu tư nước ngoài) ... dịch vụ

chuyển tiền ra nước ngoài tại ACB sẽ đáp ứng tốt nhất các nhu cầu này.
Chuyển tiền đi Trung Quốc và người thụ hưởng nhận tiền ngay trong ngày, dịch vụ
chuyển tiền bằng điện ghi có trong ngày của ACB sẽ đáp ứng tốt nhất nhu cầu này.
2.1.2.2: Gửi tiền:

SV: Huỳnh Thị Thuý Phương_854011546

GVHD: TS Phạm Thị Hà

18


Báo cáo thực tập tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu.

Nhận tiền từ nước ngoài cho các công ty xuất khẩu dịch vụ, hàng hóa theo phương thức
chuyển tiền (T/T). Khách hàng chỉ cần cung cấp cho đối tác những thông tin về ACB để
thực hiện chuyển tiền.
Ngoài ra, để giảm thiểu chi phí và thời gian nhận được tiền, khách hàng có thể cung cấp
cho đối tác thông tin về các ngân hàng nước ngoài mà ACB có tài khoản.
2.1.2.3: Chứng từ:
ACB bảo lãnh phát hành L/C cho khách hàng và thực hiện thanh toán cho nước ngoài khi
nhận bộ chứng từ giao hàng hợp lệ. ACB có thể chuyển L/C đến đối tác của khách hàng
với thời gian và chi phí tiết kiệm nhất.
ACB sẽ là ngân hàng xác nhận (nếu có yêu cầu) và thông báo L/C đến khách hàng nhanh
nhất với chi phí hiệu quả nhất.
Sau khi khách hàng xuất khẩu hàng hóa, bộ chứng từ sẽ được ACB hỗ trợ kiểm tra, hướng
dẫn sửa chữa, chiết khấu (nếu có nhu cầu) và gửi đi nước ngoài yêu cầu thanh toán
2.1.2.4: Nhờ thu:
Dịch vụ nhờ thu nhập khẩu của ACB đảm bảo cho khách hàng nhận được bộ chứng từ
nhanh nhất.

Sau khi xuất hàng đi nước ngoài, nhà xuất khẩu có thể sử dụng dịch vụ nhờ thu xuất khẩu
tại ACB. ACB sẽ chuyển bộ chứng từ đi nước ngoài nhờ thu hộ, theo dõi, nhắc nhở thanh
toán, chuyển tiền vào tài khoản của doanh nghiệp khi đối tác thanh toán.
2.1.2.5: Dịch vụ khác:
Ngoài ra ACB còn có các dịch vụ khác như: bảo lãnh, ngân quỹ, bao thanh toán trong
nước …
2.1.3: Quy trình thanh toán quốc tế:
2.1.3.1: Quy trình thanh toán bằng chuyển tiền:
(1) Người xuất khẩu chuyển giao hàng và bộ chứng từ hàng hoá cho người nhập khẩu;
(2) Người nhập khẩu sau khi kiểm tra hàng hoá (hoặc bộ chứng từ hàng hoá), nếu thấy
phù hợp yêu cầu theo thoả thuận đôi bên, lập thủ tục chuyển tiền gửi ngân hàng phục vụ
mình;

SV: Huỳnh Thị Thuý Phương_854011546

GVHD: TS Phạm Thị Hà

19


Báo cáo thực tập tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu.

(3) Ngân hàng chuyển tiền lập thủ tục chuyển tiền qua ngân hàng đại lý (hoặc chi nhánh)ngân hàng trả tiền;
(4) Ngân hàng trả tiền thanh toán tiền cho người thụ hưởng.
2.1.3.2: Quy trình nhờ thu kèm chứng từ:
1) Người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu nhưng không giao bộ chứng từ hàng
hoá;
2) Người xuất khẩu gửi hối phiếu và bộ chứng từ hàng hoá đến ngân hàng nhận uỷ thác
để nhờ thu hộ tiền ở người nhập khẩu;
3) Ngân hàng nhận uỷ thác chuyển hối phiếu và bộ chứng từ sang ngân hàng đại lý để

thông báo cho người nhập khẩu;
4) Ngân hàng đại lý chuyển hối phiếu chấp nhận đến người nhập khẩu yêu cầu trả tiền
hoặc chấp nhận trả tiền;
5) Người nhập khẩu thông báo đồng ý hay từ chối trả tiền;
6) Ngân hàng đại lý trích tài khoản người nhập khẩu chuyển tiền sang cho ngân hàng
nhận uỷ thác thu để ghi có cho người xuất khẩu hoặc là thông báo việc từ chối trả tiền của
người nhập khẩu;
7) Ngân hàng nhận uỷ thác báo có hoặc là thông báo việc từ chối trả tiền cho người xuất
khẩu;
2.1.3.3: Các hình thức bảo lãnh:


Bảo lãnh dự thầu.



Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.



Bảo lãnh thanh toán.



Bảo lãnh bảo hành.



Bảo lãnh vay vốn.




Bảo lãnh hoàn thanh toán.



Bảo lãnh thanh toán thuế.



Thư tín dụng dự phòng



Thư bảo lãnh

SV: Huỳnh Thị Thuý Phương_854011546

GVHD: TS Phạm Thị Hà

20


Báo cáo thực tập tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu.


Các loại bảo lãnh khác

2.2 Kế hoạch kinh doanh:
Mục tiêu của ACB là tiếp tục giữ vị thế hàng đầu trong khối NHTMCP trong suốt 5 năm

tiếp theo ở các chỉ tiêu: tăng trưởng (phấn đấu cao hơn 2 lần so với tốc độ tăng trưởng
bình quân của ngành), chỉ số tài chính (duy trì ở mức an toàn cao, trong đó ROE cần đạt
25% đến 30%), chất lượng tài sản có, quản lý rủi ro theo thông lệ tốt nhất, các chỉ tiêu
tăng trưởng bền vững, hệ thống sản phẩm và kênh phân phối đa dạng, chất lượng dịch vụ
tốt. ACB sẽ tiếp tục là NHTMCP có quy mô tổng tài sản lớn nhất trong khối NHTMCP và
dần rút ngắn khoảng cách đối với các NHTMNN. Nếu các NHTMNN tiếp tục tăng trưởng
bình quân như các năm vừa qua và ACB duy trì tốc độ tăng trưởng cao gấp 1,6 lần tốc độ
tăng trưởng chung của ngành (tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của ngành ngân hàng Việt
Nam 2010-2015 dự kiến khoảng 22%), thì sau đến năm 2015 ACB có thể đuổi kịp một
NHTMNN về quy mô. Tăng trưởng bền vững, mà trước hết là nguồn vốn huy động, là
mục tiêu quan trọng nhất trong vòng 5 năm tới của ACB. Tăng trưởng đối với ACB là
nắm bắt thị phần mục tiêu bao gồm dân cư, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bởi các thành
phần kinh tế này có tiềm năng thu nhập và tăng trưởng cao nhất và sẽ ngày càng đóng một
vai trò quan trọng hơn trong việc tăng trưởng kinh tế. Dự kiến tới năm 2015 tổng tài sản
của ACB sẽ đạt 34,5 tỷ USD (với tỷ giá bình quân năm 2015 dự kiến là 4.887). Tổng tài
sản của ACB khi đó đòi hỏi một nguồn vốn tối thiểu (để đảm bảo hệ số an toàn vốn CAR
= 8%) đối ứng vào khoảng 38.400 tỷ đồng (trên 1,5 tỷ USD), nếu tỷ lệ và cơ cấu cho vay
của ACB như hiện nay. Quy mô này tương đương quy mô của ngân hàng khu vực và giúp
ACB có đủ năng lực cạnh tranh sau khi ngành tài chính ngân hàng Việt Nam hoàn toàn
mở cửa.
2.3: Các hoạt động tài chính, nhân sự, marketing:

Hiện nay ACB có chi nhánh ở khắp các tỉnh thành trên cả nước, ACB đang tích cự phát
triển kênh phân phối trên thị trường mục tiêu của mình. Bên cạnh đó, ACB cũng luôn chú
ý quan tâm mở rộng phạm vi hoạt động của mình ra thị trường thế giới. Điều đó sẽ có tạo
thuận lợi cho ngân hàng ACB phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế nói riêng và đưa hình
SV: Huỳnh Thị Thuý Phương_854011546

GVHD: TS Phạm Thị Hà


21


Báo cáo thực tập tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu.

ảnh Ngân hàng ra với bạn bè thế giới. Trong thời gian sắp tới , khi điều kiện cho phép,
ACB sẽ mở văn phòng đại diện tại Hoa Kì, đó là một bước tiến dài giúp ACB khẳng định
vị trí của mình.
Ngoài ra, hiện nay ACB còn xây dựng mối quan hệ với các định chế tài chính khác như
các tổ chức thẻ quốc tế (Visa, Master Card), các công ty bảo hiểm (Prudential, AIA, Bảo
Việt, Bảo Long), chuyển tiền Western Union, các ngân hàng bạn (Banknet), các đại lý
chấp nhận thẻ, đại lý chi trả kiều hối, v.v… Các mối quan hệ này sẽ giúp phát triển mạng
lưới hoạt động của ACB, giúp cho các dịch vụ của ACB trở nên linh hoạt và dễ sử dụng
hơn. Đặc biệt, đối với lĩnh vực thanh toán quốc tế thì sự kết hợp với các tổ chức thẻ quốc
tế, công ty bảo hiểm sẽ tạo nhiều thuận lợi cho ACB phát triển các dịch vụ của mình, đưa
các dịch vụ thanh toán quốc tế đến gần người sử dụng hơn vì tính tiện dụng của các dịch
vụ này. Ngoài ra, một điểm đáng chú ý nữa của ACB chính là , ACB đã có một đối tác
chiến lược là Ngân hàng Standard Chartered, một ngân hàng nổi tiếng về các sản phẩm
của ngân hàng bán lẻ. ACB đang nỗ lực tham khảo kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn
cũng như công nghệ của các đối tác để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình cho quá
trình hội nhập.
2.4: Đánh giá ưu nhược điểm dịch vụ thanh toán quốc tế:
2.3.1: Ưu điểm:
Công tác dịch vụ tốt.
Thời gian thực hiện dịch vụ nhanh chóng, chính xác. ACB cam kết cung cấp cho khách
hàng của mình dịch vụ thanh toán quốc tế nhanh chóng và chính xác tất cả các hoạt động
liên quan đến thanh toán quốc tế.
Có nhiều dịch vụ phong phú, đa dạng cho khách hàng. Hiện tại, ACB đã cung cấp cho
khách hàng rất nhiều những tiện ích cho thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, ACB không dừng
lại ở đó, Ngân hàng đang trên đường mở rộng hoạt động, kết nối với các Ngân hàng, các

định chế tài chính khác nhằm nâng cao hơn, mở rộng hơn chất lượng dịch vụ của mình.
Có hệ thống chi nhánh và liên kết rộng rãi, tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng sử dụng
dịch vụ. Đó là kết quả của cả một quá trình dài từ khi phát triển đến nay.
2.3.2: Nhược điểm:
SV: Huỳnh Thị Thuý Phương_854011546

GVHD: TS Phạm Thị Hà

22


Báo cáo thực tập tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu.

Rủi ro vận hành tại hệ thống kênh phân phối (KPP) gia tăng, đặc biệt trong công tác
giao dịch. Hệ thống KPP vẫn tồn tại 9/230 đơn vị đã hoạt động trên 2 năm nhưng chưa
hòa vốn. Trong năm, 1 đơn vị đã được thay thế lãnh đạo, 3 đơn vị đang tiến hành thay thế.
Ý thức nâng cao chất lượng dịch vụ của nhân viên chưa cao, hệ thống đánh giá chất
lượng hoạt động, dịch vụ của Ngân hàng còn nhiều hạn chế, chưa hữu hiệu để có thể khen
thưởng và kỷ luật kịp thời.
Công tác quản lý rủi ro và tuân thủ chưa đáp ứng kịp thời với biến động rất nhanh, mạnh
của tỷ giá, giá vàng.
Ý thức nâng cao chất lượng dịch vụ của nhân viên chưa cao, hệ thống đánh giá chất
lượng hoạt động, dịch vụ của Ngân hàng còn nhiều hạn chế, chưa hữu hiệu để có thể khen
thưởng và kỷ luật kịp thời
Nguồn nhân lực chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu kinh doanh. Rủi ro con người, rủi ro đạo
đức mà ACB phải đối mặt đang tăng.
Bên cạnh đó, trong năm tới dịch vụ thanh toán quốc tế của ACB còn gặp phải một số
khó khăn như:
Kinh tế thế giới năm 2012 dự báo sẽ có rất nhiều khó khăn, có nhiều yếu tố tác động xấu
đến đà phục hồi và thậm chí kinh tế thế giới có thể rơi vào đợt suy thoái mới. Riêng Châu

Á sẽ tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh kinh tế toàn cầu vì có khả năng hồi phục tốt
hơn các khu vực khác.
Giao dịch ngoại thương toàn cầu dự báo sẽ bị ảnh hưởng xấu.
Nguồn vốn từ bên ngoài đổ vào Việt Nam không nhiều do tổng nguồn vốn đầu tư toàn thế
giới giảm mạnh và khả năng cạnh tranh của Việt Nam bị suy giảm so với một số nước
trong khu vực.
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP:
Lý do chọn đề tài:
Trong giai đoạn hiện nay hoạt động XNK ngày càng phát triển, bên cạnh đó, là sự đình trệ
nhẹ của kinh tế trong nước khiến cho hoạt động XNK trở thành hoạt động quan trọng của
các công ty. Chính vì thế, ngân hàng cần phải nắm bắt được yêu cầu đó, nâng cao chất
lượng dịch vụ thanh toán quốc tế để phục vụ cho hoạt động XNK.
SV: Huỳnh Thị Thuý Phương_854011546

GVHD: TS Phạm Thị Hà

23


Báo cáo thực tập tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu.

Hiện nay, ngân hàng xếp hàng đầu về lĩnh vực XNK là Sacombank, ACB đang trên đà
phát triển dịch vụ này. Giải thưởng xuất sắc về tỷ lệ điện chuẩn trong thanh toán thương
mại quốc tế - khu vực châu Á là một bước tiến cho ACB.
Tuy nhiên, trong như đã đề cập, năm 2012 sẽ có những khó khăn nhất định cho hoạt động
của dịch vụ thanh toán quốc tế tại ACB. Tuy nhiên, với quyết tâm sẵn có và những thành
quả đạt được vừa qua tôi nghĩ rằng ACB sẽ không ngừng hoàn thiện để đạt được thành
công cao nhất. Dựa vào sự cố gắng đó của ACB tôi đề xuất lựa chọn đề tài ““Các giải
pháp nhằm cải thiện dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng ACB”.


SV: Huỳnh Thị Thuý Phương_854011546

GVHD: TS Phạm Thị Hà

24


Báo cáo thực tập tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu.

KẾT LUẬN:
Ngân hàng Á Châu là một ngân hàng bán lẻ có uy tín tại Việt Nam. Trong suốt quá trình
từ khi thành lập đến nay ACB đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Trong nhiều lĩnh
vực, ACB đã trở thành nhân vật tiên phong dẫn đầu khi phát triển những dịch vụ mới.
Trong suốt quá trình thành lập và hoạt động của mình ACB đã mở rộng số lượng chi
nhánh của một cách đáng kể. Không chỉ có vậy, ACB còn mong muốn kết nối với cả các
Ngân hàng, các tổ chức khác nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của Ngân hàng mình.
ACB luôn có những bước định hướng cho sự phát triển của mình. Những mục tiêu trong
tương lai của ACB đều nhằm giúp cho việc nâng cao chất lượng phục vụ, giữ khách hàng
ở lại với Ngân hàng. Và ACB đã đạt được những thành công nhất định thông qua các
bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm.
Trong một số lĩnh vực ACB có được bước tiến mạnh mẽ. Giải thưởng xuất sắc trong lĩnh
vực thanh toán quốc tế là một minh chứng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được
thì ACB cũng như những Ngân hàng khác đều gặp phải khó khăn đến từ nền kinh tế hiện
nay. Chính điều đó khiến cho các hoạt động của ACB nói chung và hoạt động của dịch vụ
thanh toán quốc tế nói riêng chưa đạt tới mức thành công cao hơn nữa. Vì vậy, bên cạnh
việc tiếp tục phát huy các thành tựu đã đạt được ACB cần có những giải pháp nhằm khắc
phục những điểm chưa hoàn thiện nhằm mở rộng, nâng cao chất lượng phục vụ nói chung
và dịch vụ thanh toán quốc tế nói riêng.

SV: Huỳnh Thị Thuý Phương_854011546


GVHD: TS Phạm Thị Hà

25


×