Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VỀ CHẾ ĐỘ ĂN VÀ TẬP LUYỆN Ở NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.81 KB, 12 trang )

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VỀ CHẾ ĐỘ ĂN VÀ TẬP LUYỆN Ở
NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2
Ths. Bùi Thị Khánh Thuận
Người hướng dẫn: Gs. Ts. Sara L. Jarret
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Tỷ lệ lưu hành của bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) đang gia tăng trên toàn
thế giới. Theo kết quả của nhiều nghiên cứu thì giáo dục cho người bệnh ĐTĐ
đóng một vai trò quan trọng để quản lý căn bệnh này, bởi vì việc nâng cao kiến
thức cho NB ĐTĐ và cho cộng đồng về bệnh góp phần trong việc phòng ngừa cả
ba cấp về ĐTĐ.
Mục đích của nghiên cứu: Xác định mức độ kiến thức, thái độ và hành vi liên quan
tới chế độ ăn và tập luyện ở NB ĐTD type 2
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, phương pháp chọn mẫu tiện ích với cỡ
mẫu là 100. Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi và áp dụng phương pháp phỏng vấn
trực tiếp để thu thập số liệu tại bệnh viện Nhân dân 115- thành phố Hồ Chí Minh.
Số liệu được nhập, mã hoá và sử lý bằng phần mềm Stata 10.0.
Kết quả nghiên cứu: Có 62% người bệnh trả lời đúng trên 52% câu hỏi về kiến
thức. Hơn 90% NB đã đồng ý rằng chế độ ăn và tập luyện là quan trọng và rất quan
trọng đối với NB ĐTĐ. Tuy nhiên chỉ có 72% NB có tập luyện và có một số ít NB
đã không tuân thủ chế độ ăn. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thái độ và
kiến thức (P<0,05), giữa kiến thức và hành vi (P<0,05). Không có mối liên quan
giữa thái độ và hành vi (P>0,05).
Kết luận: Kiến thức của NB ĐTĐ type2 về chế độ ăn và tập luyện là thấp và chưa
đầy đủ. NB chưa tuân thủ chế độ ăn và tập luyện dành cho NB ĐTĐ theo khuyến
cáo của các chuyên gia. Nghiên cứu này khuyến cáo rằng cần có nhiều hơn các
chương trình giáo dục cho NB và cho cộng đồng về chế độ ăn và tập luyện. Các
chương trình giáo dục này cần được phổ biến nhiều hơn tới các vùng nông thôn,
vùng sâu vùng xa với nhiều hình thức khác nhau như tivi, báo, đài,...


ABSTRACT


Introduction: The prevalence of diabetes mellitus is increasing worldwide.
Education for patients with diabetes plays an important role to manage this disease
because improving knowledge for the diabetic patient and community about
diabetes contributes effectiveness at three levels of prevention of diabetes.
Purpose: To determine level of knowledge, attitudes, and behavior concerning diet
and exercise among patients with type 2 diabetes.
Methods: This was a cross-sectional study with convenience sample and the study
used questionnaire with face to face interview method to collect data from 100
patients with type 2 diabetes at the Endocrinology department at People’s 115
Hospital Ho Chi Minh City from 03/2009 to 04/2009.
Results: The results revealed that there were 62% of the respondents answered
correctly over 50% or more knowledge questions. Over 90% of them agreed that
diet, exercise were very important and important. However, some patients who did
not obey diet for diabetic and there were only 72% of them had physical activity.
There was a significant positive correlation between knowledge and attitude (r=
0.26, p=0.009) and between knowledge and behavior

(r= 0.26, p= 0.007). No

correlation found between attitude and behaviors (p= 0.35).
Conclusion: Knowledge of patient was low and insufficient, and patients did obey
completely diet and exercise. The results suggest that a more suitable education
program on diet and exercise should be conducted for diabetic patients to improve
their knowledge and behaviors toward diabetes. It should be popular education
program to community especially rural areas and educated with different forms.
Key words: Diabetes mellitus, knowledge, attitude, behaviors, diet, and
exercise


ĐẶT VẤN ĐỀ

Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hoá do nhiều nguyên nhân khác nhau
gây nên, đặc trưng của bệnh là tăng đường máu mãn tính cùng với rối loạn chuyển hoá
carbohydrat, chất béo, protein do thiếu insulin có kèm theo hoặc không kèm theo sự
kháng insulin với các mức độ khác nhau.
Bệnh ĐTĐ đang trở thành căn bệnh phổ biến và đang gia tăng nhanh trên giới ở cả
những nước phát triển và những nước đang phát triển. Tổ chức y tế thế giới (WHO)
đã dự đoán ĐTĐ sẽ là một trong những vấn đề sức khoẻ chính trong thế kỷ 21 và
ước tính có 80% tất cả các ca bệnh mới sẽ là ở những nước đang phát triển.
Tại Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu của tác giả Tạ Văn Bình, tỷ lệ mắc bệnh
ĐTĐ ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí
Minh vào năm 2001 là 5,4.
Tác giả Wild (2004) thì cho rằng số người mắc bệnh ĐTĐ đang gia tăng như hiện
nay là do sự phát triển của dân số, sự tăng tuổi thọ, sự đô thị hoá, sự gia tăng tỷ lệ
béo phì và cuộc sống không hoạt động thể chất.
Việc điều trị cho NB ĐTĐ type 2 cần phối hợp các yếu tố: chế độ ăn uống hợp lý,
tránh lối sống tĩnh tại bằng việc vận động cơ bắp và dùng thuốc hạ đường huyết.
Theo tác giả Tạ Văn Bình, ngày nay việc phòng ngừa bệnh ĐTĐ được tập trung
trên việc phòng ngừa sự phát triển những biến chứng của bệnh và một trong những
điều kiện quan trọng để tiến hành phòng chống bệnh ở cả ba cấp có hiệu quả là
phải nâng cao trình độ hiểu biết về bệnh không chỉ có NB mà cả cộng đồng.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu tổng quát
Xác định mức độ kiến thức, thái độ, hành vi về chế độ ăn và tập luyện đối với NB
ĐTĐ type 2 tại Bệnh viện Nhân dân 115 thành phố Hồ Chí Minh.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Xác định mức độ kiến thức của người bệnh liên quan đến chế độ ăn và tập
luyện dành cho ĐTĐ type 2.


2.2. Xác định thái độ của người bệnh về sự quan trọng của chế độ ăn và tập luyện

dành cho ĐTĐ type 2.
2.3. Xác định những hành vi của người bệnh liên quan đến chế độ ăn và tập luyện.
2.4. Tìm mối liên quan giữa kiến thức và thái độ với hành vi về chế độ ăn và tập luyện của
NB ĐTĐ type 2.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một vấn đề phổ biến ở những nước phát triển và
đang trở nên phổ biến ở những nước đang phát triển.
Vào năm 1985 có khoảng 30 triệu người mắc ĐTĐ trên thế giới và con số
này đã tăng lên tới khoảng 230 triệu người vào năm 2006 chiếm khoảng 6% dân số
của toàn thế giới, trong đó thì ĐTĐ type 2 chiếm 90-95% các ca bệnh.
Theo thống kê gần đây của Hội ĐTĐ Mỹ, có 23,6 triệu người dân Mỹ mắc
ĐTĐ, ước tính khoảng 8% dân số. Tỷ lệ mắc ĐTĐ tại Mỹ tăng 13,5% từ 2005 đến
2007.
Kết quả nghiên cứu tại Canada vào năm 2007 báo cáo rằng đã có sự gia tăng
khoảng 27% tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ tại quốc gia này, từ 6,9% vào năm 2000 lên đến
8,8% vào năm 2005.
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển với những sự biến đổi sâu sắc
trong xã hội trong thập kỷ qua cũng đã có sự gia tăng đáng kể số NB mắc ĐTĐ.
Năm 1994, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ tại Hà Nội khoảng 1,9% ; tại Huế là 0,96% vào
năm 1996 ; tại thành phố Hố Chí Minh là 2,52% vào năm 1994.
Theo kết quả báo cáo của tác giả Tạ Văn Bình năm 2006, tỷ lệ mắc bệnh ở các
thành phố lớn gồm Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh là 5,4%
và trên toàn quốc tỷ lệ mắc bệnh ở thành phố là 4,4% trong đó ĐTĐ type 2 chiếm
khoảng 90%.
Tác giả Michael đã chỉ ra rằng điểm cốt lõi, cơ bản của việc điều trị ĐTĐ là phải
quan tâm đến lối sống của NB. Một lối sống không khoẻ mạnh theo tác giả như là
thiếu hụt hoạt động thể chất, ăn uống dư thừa năng lượng là những yếu tố khởi
phát và yếu tố làm gia tăng bệnh ĐTĐ type 2.



Khi nghiên cứu về những ảnh hưởng của chế độ ăn với hàm lượng Protein cao và
Carbohydrat thấp trong việc kiểm soát đường máu trên những NB ĐTĐ type 2, tác
giả đã kết luận việc áp dụng chế độ ăn với Carbohydrat thấp thì không chỉ làm
giảm sự tập trung đường máu sau ăn mà còn làm giảm sự tập trung đường máu qua
đêm. Hơn nữa, nồng độ HbA1c sau 5 tuần cũng đã giảm từ 9,8 xuống còn 7,6.
Tác giả Boule cùng các cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng
có nhóm chứng trên những NB ĐTĐ type 2 với mục đích xác định những ảnh
hưởng của việc tập luyện trong kiểm soát đường huyết và khối cân nặng cơ thể.
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy giá trị HbA1c sau khi can thiệp đã giảm ở nhóm
người bệnh tập thể dục và đồng thời có một sự giảm khác biệt về chỉ số cân nặng
của cơ thể giữa nhóm tập và nhóm không tập. [25]
Một nghiên cứu khác được thực hiện tại Việt nam của tác giả Tạ Văn Bình về ảnh
hưởng của thói quen ăn uống và tình trạng hoạt động thể lực đến rối loạn chuyển
hoá đường đã chỉ ra rằng hoạt động thể lực và mắc ĐTĐ có liên quan chặt chẽ với
nhau. Những người đi bộ trên 30 phút/ngày tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ chiếm 22,2%;
người đi bộ dưới 30phút/ngày chiếm 49,2%.
Giáo dục cho NB ĐTĐ là một việc làm cần thiết. Tại Ấn độ, đã có sự gia tăng
những bằng chứng gợi ý rằng giáo dục cho NB mắc những bệnh mãn tính như
ĐTĐ là một việc làm quan trọng để quản lý căn bệnh này.
Nghiên cứu về hiệu quả giáo dục tự chăm sóc trên 140 NB ĐTĐ tại Bệnh viện Nội
tiết Hà nội, kết quả cho thấy sau khi được giáo dục, kiến thức tự chăm sóc của NB
được cải thiện nhiều. NB biết cách lựa chọn CĐA và chế độ TL. Tác giả đã kết
luận việc giáo dục gia đình và NB ĐTĐ cách tự chăm sóc, theo dõi đã góp phần
nâng cao chất lượng quản lý bệnh.


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.2. Đối tượng nghiên cứu

* Dân số mục tiêu
Tất cả những NB được chẩn đoán là ĐTĐ type 2 điều trị nội trú hoặc ngoại trú tại
Bệnh viện Nhân dân 115 - TPHCM.
* Dân số chọn mẫu
Một mẫu tiện ích bao gồm tất cả những NB được chẩn đoán ĐTĐ type 2 đang điều
trị nội trú hoặc ngoại trú tại khoa Nội tiết- Bệnh viện Nhân dân 115 - TPHCM từ
tháng 3/2009 đến tháng 4/2009.
* Tiêu chuẩn chọn mẫu
Người bệnh được chẩn đoán là ĐTĐ type 2 được điều trị nội trú hoặc ngoại trú tại
khoa nội tiết từ 3/2009 đến 4/2009.
* Tiêu chuẩn loại trừ
- Người bệnh dưới 18 tuổi.
- Không trả lời được phỏng vấn do hôn mê, lú lẫn, không tỉnh táo.
- NB không đồng ý để trả lời phỏng vấn.
- NB đã tham gia phỏng vấn.
2.3. Cỡ mẫu nghiên cứu
Cỡ mẫu trong nghiên cứu được tính theo công thức:
n = Z2 (1-/2)

p x (1 - p)
d2

Trong đó:
n: Cỡ mẫu ước lượng
Z: Trị số phân phối chuẩn, Z=1,96
: Xác suất sai lầm loại 1, =0,05
P: Tỷ lệ bệnh lựa chọn, p = 50%
d: Sai số ước lượng, d= 0,1



Trong nghiên cứu này chúng tôi chọn cỡ mẫu n=100
2.4. Thu thập dữ liệu
* Công cụ thu thập:
Bộ câu hỏi
* Phương pháp thu thập dữ liệu
Phỏng vấn trực tiếp dựa vào bộ câu hỏi.
2.5. Xử lý số liệu
Sau khi thu thập đầy đủ các dữ kiện, số liệu được nhập, xử lý và mã hoá
bằng phần mềm Stata 10.0.
Nghiên cứu sử dụng tỷ lệ phần trăm và các bảng tần suất để mô tả những
biến định tính trong nghiên cứu đó là đặc điểm chung của mẫu khảo sát như là
giới, nghề nghiệp, trình độ học vấn, nơi cư trú, người thân trong gia đình mắc cùng
bệnh và nguồn thông tin chính nhận được.
Nghiên cứu cũng sử dụng tỷ lệ phần trăm, trung bình và độ lệch chuẩn để
mô tả những biến định lượng trong nghiên cứu như là tuổi, năm mắc bệnh, kiến
thức, thái độ và hành vi của NB.
Sử dụng tương quan Peason để kiểm tra mối liên quan giữa KT, TĐ với
hành vi của NB về CĐA và TL.
2.6. Y đức. Nghiên cứu không vi phạm về vấn đề y đức.
3. KẾT QUẢ
3.1. Đặc điểm chung
Có 60% đối tượng nghiên cứu được điều trị ngoại trú, 40% đối tượng được điều trị
nội trú.
Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ (70%) cao hơn so với tỷ lệ mắc bệnh ở nam (30%).
Đối tượng nghiên cứu có độ tuổi trung bình là 63 ± 10,24, tuổi cao nhất là 86 và
tuổi thấp nhất là 38.
Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường cao nhất ở đối tượng hưu trí và tuổi già với 48%,
tiếp sau là nội trợ (18%) và mắc bệnh thấp nhất là công nhân viên chức (5%).



Phần lớn người bệnh có trình độ là tiểu học (48%), 18% người bệnh có trình độ
phổ thông cơ sở, 18% trình độ phổ thông trung học, số người không biết chữ chiếm
tỷ lệ là 12% và người bệnh có trình độ đại học và cao đẳng chiếm tỷ lệ thấp nhất
với 4%.
Số người mắc bệnh đái tháo đường ở thành phố (68%) cao hơn ở nông thôn (27%).
Người bệnh đái tháo đường có kèm theo bệnh tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất
(63%), tiếp theo sau là tổn thương chân (21%), 16% có kèm theo các bệnh về mắt,
14% có kèm theo bệnh về thận và 13% kèm theo bệnh về tim mạch.
Trung bình thời gian mắc bệnh là 7,3 ± 6,48 .
Số người bệnh có người thân trong gia đình mắc bệnh đái tháo đường là khá cao,
chiếm tới 32%.
Đa số người bệnh (94%) nhận được những thông tin về chế độ ăn và tập luyện,
trong đó nguồn thông tin chính nhận được là từ nhân viên y tế chiếm 72%.
3.2. Thống kê về kiến thức
Hầu hết người bệnh (100%) đã nhận thức được rằng nên ăn nhiều rau trong các
bữa ăn hàng ngày và không nên ăn nhiều trái cây chín. Hơn một nửa số người bệnh
(54%) biết được lợi ích của việc tuân thủ chế độ ăn đúng, 58% người bệnh biết
thực phẩm nên được chế biến dưới dạng luộc và nấu. Tuy nhiên chỉ có 31% người
bệnh biết được rằng không nên bỏ bữa ăn khi không muốn ăn, 7% người bệnh trả
lời đúng khi được hỏi người bệnh ĐTĐ nên ăn bao nhiêu bữa một ngày và chỉ có
27% người bệnh biết được loại thực phẩm nào làm tăng đường huyết sau ăn. Rất ít
người bệnh (5%) trả lời đúng việc uống rượu bia đối với người bệnh ĐTĐ.
Hầu hết người bệnh (97%) biết không nên ngồi xem tivi nhiều giờ liên tục trong
ngày, 97% người bệnh biết được nên tập luyện hàng ngày, 74% người bệnh biết
việc tập luyện hàng ngày giúp duy trì cân nặng hợp lý. Tuy nhiên, chỉ có 12%
người bệnh biết nên mang theo bánh ngọt khi đi tập thể dục và 44% người bệnh
biết nên tập luyện ít nhất 30 phút hàng ngày.


3.3. Thống kê về thái độ

Kết quả đã cho thấy rằng hầu hết người bệnh đã có thái độ rất tốt về tầm quan
trọng của chế độ ăn và tập luyện. Không có người bệnh nào cho rằng chế độ ăn
không quan trọng, 99% người bệnh đồng ý việc không uống rượu bia đối với người
bệnh đái tháo đường là rất quan trọng và quan trọng, 77% thì cho rằng việc thay
thế dầu thực vật thay cho mỡ động vật trong nấu ăn hàng ngày là quan trọng. Tuy
nhiên, có đến 14% người bệnh cho rằng việc duy trì cân nặng hợp lý là không quan
trọng và có 5% người bệnh cho rằng việc tập luyện thường xuyên là không quan
trọng.
3.4. Thống kê về hành vi
Hành vi về chế độ ăn: Đa số người bệnh (90%) ăn nhiều rau trong các bữa ăn hàng
ngày, 69% người bệnh đã sử dụng dầu thực vật trong nấu ăn hàng ngày. Có đến
68% người bệnh ăn trái cây trong đó 20% ăn trái cây ngọt. Tuy nhiên có 2% người
bệnh vẫn uống rượu với số lượng trung bình khoảng 200ml/ngày, nhưng uống
không thường xuyên khoảng 1-2 ngày/tuần. Có 5% người bệnh uống bia với số
lượng trung bình khoảng 500ml/ngày (ít nhất là 250ml/ngày và nhiều nhất là
750ml/ngày), nhưng uống không thường xuyên khoảng 1-2 ngày/tuần. Có 6%
người bệnh vẫn uống nước ngọt chủ yếu là uống cafe với số lượng trung bình
khoảng 100ml/ngày (ít nhất là 100ml/ngày và nhiều nhất là 150ml/ngày), trong đó
có 3% uống thường xuyên (>4 ngày/tuần). Rất ít người bệnh (4%) chia nhỏ bữa ăn,
ăn nhiều hơn >3bữa/ngày.
Hành vi về tập luyện: Có 72% người bệnh tập luyện, trong đó 69% người bệnh tập
luyện nhiều hơn 4 ngày/tuần và chỉ có 39% người bệnh tập luyện nhiều hơn 30
phút/ngày.
Có 20% người bệnh không theo dõi đường huyết của mình và có 89% người bệnh
không theo dõi cân nặng của mình.


3.5. Xét mối liên quan giữa kiến thức, thái độ với hành vi
Có sự tương quan yếu có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức và thái độ với r= 0,26
(p=0,009). Điều này có nghĩa là những người bệnh đái tháo đường type 2 khi có

kiến thức tốt thì sẽ có thái độ tốt.
Có sự tương quan yếu có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức và hành vi (r=0,26 p =
0,007). Không có sự tương quan giữa thái độ và hành vi (p= 0,35).
4. KẾT LUẬN
Qua khảo sát 100 người bệnh đái tháo đường type 2 tại Khoa Nội tiết- Bệnh viện
Nhân dân 115- thành Phố Hồ Chí Minh kết quả cho thấy:
4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở nữ cao hơn nam (2,3:1) với độ tuổi mắc bệnh nhiều
nhất là 61-70 tuổi chiếm 35% . Nghề nghiệp chủ yếu của các đối tượng nghiên cứu
là hưu trí và tuổi già (48%), nội trợ chiếm 18%. Tỷ lệ NB mắc ĐTĐ sống tại thành
phố cao hơn ở nông thôn với trình độ học vấn của NB dưới bậc tiểu học là 60%.
Có đến 40% NB biết được mình mắc bệnh khi tình cờ đi khám các bệnh khác và
32% NB có người thân trong gia đình có cùng bệnh ĐTĐ. Phần lớn NB (94%) có
nhận được hướng dẫn về bệnh trong đó có 72% là nhận được từ nhân viên y tế.
4.2. Kiến thức
Kiến thức của người bệnh về chế độ ăn và tập luyện nhìn chung là chưa cao. Có
53% người bệnh trả lời được đúng >50% câu hỏi về chế độ ăn; 80% người bệnh trả
lời đúng >50% câu hỏi về tập luyện. Kết quả về kiến thức chung của người bệnh
về chế độ ăn và tập luyện đã được xác định là có 62% người bệnh đã trả lời đúng
>50% câu hỏi.
4.3. Thái độ
Thái độ của người bệnh về tầm quan trọng của chế độ ăn và tập luyên là khá tốt,
21% người bệnh xem việc tuân thủ chế độ ăn là rất quan trọng và có tới 79% người
bệnh đồng ý là quan trọng. Có 7% người bệnh cho rằng việc tập luyện thường
xuyên là rất quan trọng và có tới 91% người bệnh thì cho là việc tập luyện thường
xuyên là quan trọng.


4.4. Hành vi
Hành vi của người bệnh về chế độ ăn và tập luyện nhìn chung là chưa tốt. Có 10%

người bệnh thường ăn ít hoặc không ăn rau trong các bữa ăn hàng ngày, có 96%
người bệnh không chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Có 72% NB tập luyện, trong đó có
69% người bệnh tập luyện nhiều hơn 4ngày/tuần và chỉ có 39% người bệnh tập
luyện nhiều hơn 30 phút/ngày. Có 20% NB không theo dõi đường huyết và có đến
89% NB không theo dõi cân nặng của cơ thể.
4.5. Mối liên quan KT, TĐ với HV
Có sự tương quan yếu có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức và thái độ (r=0,26
p=0,009).
Có sự tương quan yếu có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức và hành vi (r= 0,26; p=
0,007).
Không có sự tương quan giữa giữa thái độ và hành vi (p= 0,35)
5. KIẾN NGHỊ
5.1. Xây dựng chương trình giáo dục phù hợp hơn cho NB ĐTĐ và phổ biến hơn
cho các vùng nông thôn là việc làm cần thiết.
5.2. Tiến hành giáo dục dưới nhiều hình thức khác nhau như tivi, đài, sách, báo,
tạp chí, tờ rơi.
5.3. Nên có một chương trình giáo dục đặc biệt và phổ biến trong cộng đồng về tập
luyện dành cho những người bệnh ĐTĐ không thể đi lại được như là hướng dẫn
những động tác TL bằng hình ảnh trên báo, tờ rơi, tạp chí hoặc băng video.
5.4. Nhân viên y tế cần giải thích cặn kẽ hơn cho NB về bệnh ĐTĐ đặc biệt là về
chế độ ăn và tập luyện.
5.5. Thực hiện nghiên cứu về kiến thức, thái độ, hành vi về CĐA và TL ở NB ĐTĐ
type 2 với cỡ mẫu lớn hơn.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tạ Văn Bình (2006). Thực trạng bệnh đái tháo đường và những nguy cơ tại 4
thành phố lớn Việt nam - Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng.
http: //www.benhviennoitiet.org.vn
2. Tạ Văn Bình, Phạm Thị Lan, Đào Tố Hoan (2006). Đánh giá kiến thức, thái

độ thực hành của người bệnh đái tháo đường trước và sau khi được giáo dục tự
chăm sóc. http: //www.benhviennoitiet.org.vn
3. Trần Hữu Dàng (1996). Study about Diabetes in Hue City on subjects over 15
years old, effective diagnosis method and prevention.
4. Mai Thế Trạch và cộng sự (1994). Epidemiologic and basis investigation about
diabetes in Ho Chi Minh City. Medical Journal Ho Chi Minh City, 1, pp 25-28.
5. Ambigapathy, R., Ambigapathy, S., & Ling, H. M. (2003). Knowledge,
Attitude, and practice study of diabetes mellitus among patients attending Klinik
Kesihatan Seri Manjung Malaysia.
6. Bazzano, L. A., Serdula, M., & Liu, S. (2005). Prevention of Type II Diabetes
by Diet and

Lifestyle Modification. American College of Nutrition, 24 (5), pp

310-319.
7. Baradaran, H. (2003). Assessing the knowledge, attitude, and understanding of
type diabetes among ethnic group in Glasgow, Scotland
8. Barnard, N. (2007). The impact of a low-fat vegan diet on people with type 2
diabetes. Diabetes Voice. 52 (2). pp 12-15



×