Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Thực trạng công tác quản lý đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.62 KB, 30 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Như chúng ta đã biết bảo hiểm xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, công bằng và an toàn trong mỗi
quốc gia trên thế giới. Trong thế giới hiện đại, chính sách bảo hiểm xã hội là trụ cột
của hệt hống chính sách an sinh xã hội. nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời
sống xã hội của các tầng lớp lao động và dân cư. Đồng thời bảo hiểm xã hội là nhân
tố đảm bảo ổn định chính trị - xã hội trong nền kinh tế thị trường.
Ở Việt Nam, ngay từ khi mới thành lập Nhà nước Bảo hiểm xã hội đã được
quan tâm thực hiện. Trải qua nhiều thời kì, giai đoạn phát triển đến nay chính sách
Bảo hiểm xã hội đã tương đối hoàn thiện. Cùng với sự phát triển không ngừng của
đời sống kinh tế xã hội đất nước thì đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội cũng ngày
càng được mở rộng . Sự phát triển mở rộng không ngừng của đối tượng tham gia đã
đặt ra yêu cầu cao hơn cho các cơ quan thực hiện Bảo hiểm xã hội trong công tác
quản lý. Chính vì lí do này nên trong quá trình nghiên cứu về môn học Quản trị bảo
hiểm xã hội em đã lựa chọn tìm hiểu đề tài “ Thực trạng công tác quản lý đối tượng
tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Hà Nội” nhằm hiểu rõ hơn về công tác quản
lý Bảo hiểm xã hội tại thành phố Hà Nội đồng thời qua đó đóng góp một vài ý kiến,
giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý đối tượng tham gia Bảo hiểm
xã hội bắt buộc.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Trần Lệ Hằng đã giúp đỡ và cho những ý
kiến quý báu để em có thể hoàn hành bài tiểu luận này.
Mặc dù có nhiều cố gắng, song do trình độ còn hạn chế nên không tránh khỏi
những sai sót vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp chân thành từ phía thầy
cô và các bạn để tiểu luận hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !


DANH MỤC VIẾT TẮT
BHXH:

Bảo hiểm xã hội



NLĐ:

Người lao động

NSDLĐ:

Người sử dụng lao động

BHXHBB: Bảo hiểm xã hội bắt buộc
SDLĐ:

Sử dụng lao động

KCB:

Khám chữa bệnh


CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHXH VÀ QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA
BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC
I. Sự cần thiết khách quan của BHXH .
Cũng như quy luật của tự nhiên, thực tại luôn có sự thay đổi, biến hóa và ai cũng
phải trải qua các giai đoạn phát triển của đời người đó là sinh ra, lớn lên, trưởng thành
và chết. Đó là vòng: sinh, lão, bệnh, tử và ước muốn của con người là có được cuộc
sống an sinh, hạnh phúc. Nhưng quy luật của tạo hóa là sinh ra lớn lên và già yếu mà
ai cũng phải trải qua. Đi theo cùng quy luật đó là những rủi ro, ốm đau, bệnh tật, hoạn
nạn có thể đến bất cứ lúc nào trong cuộc sống. Hơn nữa, con người từ thời sơ khai là
xã hội nguyên thuỷ cho đến nay không ai có thể tồn tại độc lập, sống bên ngoài sự

giúp đỡ, chia sẻ của cộng đồng, bè bạn và người thân của mình. Bởi trong thực tế
không phải lúc nào con người cũng chỉ gặp thuận lợi, có đầy đủ thu nhập ổn định và
mọi điều kiện sinh sống đều diễn ra bình thường như mình mong muốn mà trái lại có
rất nhiều khó khăn bất lợi, ít nhiều ngẫu nhiên phát sinh làm cho người ta bị giảm
hoặc mất thu nhập như: bệnh tật, tuổi già, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp… Khi
rơi vào những hoàn cảnh, trường hợp này thì các nhu cầu cần thiết trong cuộc sống
không chỉ mất đi mà trái lại còn phát sinh thêm những làm cho người lao động khó có
thể đảm đương được. Chính xuất phát từ bản chất mong muốn tồn tại và vượt qua
những khó khăn trở ngại của cuộc sống khi rủi ro xảy ra đã đòi hỏi những người lao
động và xã hội loài người phải tìm ra được biện pháp nào đó để giải quyết những vấn
đề trên và thực tế là họ đã tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau như: san sẻ rủi ro,
đùm bọc lẫn nhau trong nội bộ cộng đồng, đi vay, đi xin hoặc dựa vào sự cứu trợ của


nhà nước… Nhưng những cách này chỉ mang tính tạm thời, thụ động và không chắc
chắn.
Lịch sử cũng đã chứng minh từ khi nền kinh tế hàng hóa phát triển và việc thuê
mướn lao động cũng đã trở lên phổ biến thì đồng thời cũng là mẫu thuẫn chủ thợ
trong xã hộ cũng phát sinh. Nguyên nhân sâu sa và cũng là nguyên nhân chủ yếu của
mâu thuẫn trên là những thuê mướn lao động - chủ sử dụng lao động không mong
muốn bị buộc phải đảm bảo thu nhập cho nhập cho người lao động mà mình thuê
mướn trong trường hợp họ gặp phải những rủi ro. Không cam chịu với thái độ của
các chủ sử dụng lao động, những người lao động đã liên kết lại đấu tranh buộc người
chủ sử dụng lao động phải thực hiện cam kết trả công lao động và đảm bảo cho họ có
một thu nhập nhất định để họ có thể trang trải cho những nhu cầu thiết yếu khi gặp
những biến cố làm mất hoặc giảm thu nhập do mất hoặc giảm khả năng lao động, mất
việc làm. Cuộc đấu tranh này diễn ra ngày càng rộng lớn và có tác động lớn đến
nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội. Do vậy, Nhà nước đã phải đứng ra can thiệp
và điều hoà mâu thuẫn. Sự can thiệp này một mặt đã làm tăng được vai trò của Nhà
nước, mặt khác buộc cả giới chủ và giới thợ phải đóng góp một khoản tiền nhất định

hàng tháng được tính toán chặt chẽ dựa trên xác suất rủi ro xảy ra đối với người làm
thuê.
Xuất phát từ thực tế khách quan trên BHXH đã ra đời nhằm đảm bảo đời sống
cho người lao động khi gặp phải những biến cố bất lợi. Chính nhờ những mối quan
hệ ràng buộc đó mà những bất lợi, rủi ro của người lao động được dàn trải, cuộc sống
của người lao động và gia đình họ ngày càng được đảm bảo ổn định. Như vậy BHXH
ra đời và phát triển là một yếu tố tất yếu khách quan và ngày càng phát triển cùng với
sự phát triển của mỗi quốc gia. Nó trở thành quyền lợi và nhu cầu của người lao động
và được thừa nhận là nhu cầu tất yếu khách quan.
Đối với Việt Nam, ngay từ khi thành lập nước năm 1945 Chính phủ đã trú trọng
đến vấn đề phát triển chính sách BHXH và bảo trợ xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã


sớm quan tâm ban hành và thực hiện ngay từ những ngày đầu thành lập nước và
thường xuyên được bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp yêu cầu phát triển thực tiễn của
đất nước. Hệ thống BHXH ngày càng được mở rộng đã góp phần to lớn vào việc ổn
định cuộc sống cho người lao động, góp phần ổn định kinh tế chính trị xã hội của đất
nước.

II. Khái niệm
1.

Khái niệm BHXH

- Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho
người lao động khi họ bị mất hoặc giảm khoản thu nhập từ nghề nghiệp do bị mất
hoặc giảm khả năng lao động hoặc mất việc làm do những rủi ro xã hội thông qua
việc hình thành, sử dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia
BHXH, nhằm góp phần đảm bảo an toàn đời sống của người lao động và gia đình
họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội.

- Dưới giác độ pháp lý, BHXH là một loại chế độ pháp định bảo vệ người lao
động, sử dụng nguồn tiền đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và
sự tài trợ, bảo hộ của Nhà nước, nhằm trợ cấp vật chất cho người được bảo hiểm và
gia đình trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập bình thường do ốm đau, tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, thất nghiệp, hết tuổi lao động theo quy
định của pháp luật, hoặc chết.
2. Khái niệm quản trị

Có rất nhiều quan niệm về quản trị:


- Quản trị là các hoạt động được thực hiện nhằm bảo đảm hoàn thành công việc
qua những nỗ lực của những người khác; quản trị là công tác phối hợp có hiệu quả
các hoạt động của những người cộng sự khác cùng chung một tổ chức.
- Quản trị là sự tác động của chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị nhằm đạt
được mục tiêu đề ra trong một môi trường luôn luôn biến động.
- Quản trị là một quá trình nhằm đạt đến các mục tiêu đề ra bằng việc phối hợp
hữu hiệu các nguồn lực của doanh nghiệp; theo quan điểm hệ thống, quản trị còn là
việc thực hiện những hoạt động trong mỗi tổ chức một cách có ý thức và liên tục.
Quản trị trong một doanh nghiệp tồn tại trong một hệ thống bao gồm các khâu, các
phần, các bộ phận có mối liên hệ khăng khít với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và
thúc đẩy nhau phát triển.
3.

Khái niệm quản trị BHXH

- Nếu coi quản trị BHXH là một hoạt động thì thuật ngữ quản trị BHXH là
những hoạt động cần thiết được thực hiện khi con người kết hợp với nhau trong hệ
thống tổ chức bảo hiểm xã hội, nhằm đạt được những mục tiêu chung của chính
sách BHXH.

- Nếu coi quản trị BHXH là một quá trình thì quản trị BHXH là một quá trình
bao gồm việc hoạch định chính sách, tổ chức thực hiện chính sách, kiểm tra và giám
sát các hoạt động trong việc thực thi chính sách, pháp luật BHXH đã ban hành,
nhằm đạt được những mục tiêu của chính sách BHXH.

III. Vai trò của BHXH
1.

Đối với người lao động


- BHXH có vai trò ổn định thu nhập cho người lao động và gia đình họ. Khi
tham gia BHXH, người lao động phải trích một khoản phí nộp vào quỹ BHXH, khi
gặp rủi ro, bất hạnh như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động làm cho chi phí gia đình
tăng lên hoặc phải ngừng làm việc tạm thời. Do vậy thu nhập của gia đình bị giảm,
đời sống kinh tế lâm vào tình cảnh khó khăn, túng quẫn. Nhờ có chính sách BHXH
mà họ được nhận một khoản tiền trợ cấp đã bù đắp lại phần thu nhập bị mất hoặc bị
giảm để đảm bảo ổn định thu nhập, ổn định đời sống.
- Ngoài việc đảm bảo đời sống kinh tế, BHXH tạo được tâm lý an tâm, tin
tưởng. Khi đã tham gia BHXH góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người lao
động đem lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân lao động.
2. Đối với người sử dụng lao động

Trước kia khi chưa có BHXH người lao động không may bị gặp rủi ro
không thể làm việc được thì họ phải nghỉ một thời gian trong thời gian nghỉ việc đó
người lao động không được người sử dụng lao động trả lương. Người lao động
động khó khăn lại càng khó khăn hơn. Những nhu cầu của họ không những không
giảm mà lại còn tăng thêm. Trong khi đó tiền lương lại không được hưởng. Từ đó
dẫn người lao động vào con đường cùng cực.
Vì thế mâu thuẫn chủ thợ ngày càng diễn ra gay gắt. giới thợ liên kết đấu

tranh đòi được hưởng quyền lợi trợ cấp khi không may khặp rủi ro… Những cuộc
đấu tranh này gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất làm giảm năng xuất và chất
lượng của sản phẩm. Do vậy nhà nước đã đứng ra làm trung gian điều hoà mâu
thuẫn này bằng cách bắt buộc chủ và thợ mỗi bên đều phải đóng góp một phần tiền
vào quỹ BHXH để trợ cấp cho người lao động để họ ổn định cuộc sống, yên tâm
công tác. Từ khi có BHXH mâu thuẫn giữa giới chủ và thợ đã được điều hoà. Giới
chủ không phải lo lắng người lao động biểu tình bãi công. Từ đó người lao động sẽ


yên tâm làm việc với năng xuất chất lượng cao, tạo ra nhiều của cải vật chất, lợi
nhuận kiếm được sẽ ngày một nhiều hơn.
BHXH góp phần điều hoà, hạn chế các mâu thuẫn giữa giới chủ và giới thợ,
tạo ra môi trường làm việc ổn định cho người lao động, tạo sự ổn định cho người sử
dụng lao động trong công tác quản lý. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả năng suất
lao động của doanh nghiệp.

3. Đối với xã hội

-

Tăng cường mối quan hệ giữa Nhà nước, người sử dụng lao động và người

lao động, mối quan hệ ràng buộc, chặt chẽ, chia sẽ trách nhiệm, chia sẽ rủi ro chỉ có
được trong quan hệ của BHXH. Tuy nhiên mối quan hệ mối quan hệ này thể hiện
trên giác độ khác nhau. Người lao động tham gia BHXH với vai trò bảo vệ quyền
lợi cho chính mình đồng thời phải có trách nhiệm đối với cộng đồng và xã hội.
Người sử dụng lao động tham gia BHXH là để tăng cường tình đoàn kết và cùng
chia sẻ rủi ro cho người lao động nhưng đồng thời cũng bảo vệ, ổn định cuộc sống
cho các thành viên trong xã hội. Mối quan hệ này thể hiện tính nhân sinh, nhân văn
sâu sắc của BHXH.

-

BHXH thể hiện chủ nghĩa nhân đạo cao đẹp, BHXH tạo cho những người bất

hạnh có thêm những điều kiện, những lực đẩy cần thiết để khắc phục những biến cố
xã hội, hoà nhập vào cộng đồng, kích thích tính tích cực của xã hội trong mỗi con
người giúp họ hướng tới những chuẩn mực của chân - thiện - mỹ nhờ đó có thể
chống lại tư tưởng “Đèn nhà ai nhà ấy rạng”. BHXH là yếu tố tạo nên sự hoà đồng


mọi người, không phân biệt chính kiến, tôn giáo chủng tộc, vị thế xã hội đồng thời
giúp mọi người hướng tới một xã hội nhân ái, cuộc sống công bằng, bình yên.
-

BHXH thể hiện truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau tương thân tương ái

của cộng đồng: Sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng là nhân tố quan
trọng cộng đồng, giúp đỡ những người bất hạnh là nhằm hoàn thiện những giá trị
nhân bản của con người, tạo điều kiện cho một xã hội phát triển lành mạnh và bền
vững.
-

BHXH góp phần thực hiện bình đẳng xã hội: trên giác độ xã hội, BHXH là

một công cụ để nâng cao điều kiện sống cho người lao động. Trên giác độ kinh tế,
BHXH là một công cụ phân phối lại thu nhập giữa các thành viên trong cộng đồng.
Nhờ sự điều tiết này người lao động được thực hiện bình đẳng không phân biệt các
tầng lớp trong xã hội.

IV.


Một số vấn đề về quản lý đối tượng tham gia BHXHBB

1.

Đối tượng và phạm vi quản lý .

a.

Đối tượng quản lý
Theo quy định tại điều 2 luật BHXH số 71/2006/QH11 và Điều 2 – Nghị định

152/2006/NĐ-CP đối tượng tham gia BHXHBB được quy định như sau:


Người lao động tham gia BHXHBB gồm :

+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công
chức.


+ Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp
đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của pháp luật về
lao động kể cả cán bộ quản lý, người lao động làm việc trong hợp tác xã, Liên
hiệp hợp tác xã hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên.
+

Người lao động là công nhân quốc phòng, công nhân công an làm việc trong
các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang.


+ Người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà chưa nhận bảo hiểm
xã hội một lần trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định của
pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng,
bao gồm các loại hợp đồng sau đây:
− Hợp đồng với tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp được phép hoạt động dịch vụ
đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc
ở nước ngoài dưới hình thức thực tập, nâng cao tay nghề và doanh nghiệp đầu
tư ra nước ngoài có đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài;
− Hợp đồng với doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu, công trình ở nước
ngoài;
− Hợp đồng cá nhân.


Người sử dụng lao động tham gia BHXHBB gồm :

+ Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, kể cả các doanh
nghiệp thuộc lực lượng vũ trang.
+ Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
+ Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức chính trị xã hội- nghề
nghiệp, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác.
+ Tổ chức, đơn vị hoạt động theo quy định của pháp luật.


+ Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã.
+ Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử
dụng và trả công cho người lao động.
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ
Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước
quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có
quy định khác.



So với luật BHXH mới số 58/2014/QH13 được Quốc hội khóa XIII 8 thông qua ngày
20 tháng 11 năm 2014. thì Bảo hiểm xã hội bắt buộc bổ sung thêm 3 đối tượng mới:
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03
+
+

tháng;
Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép
lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có
thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo
quy định của Chính phủ.

b. Phạm vi quản lý
- Quản lý các đơn vị sử dụng lao động thuộc diện tham gia BHXHBB trên địa bàn
quản lý theo sự phân cấp quản lý.
- Quản lý NLĐ thuộc diện tham gia BHXHBB trong từng đơn vị SDLĐ thuộc
diện tham gia BHXHBB trên địa bàn quản lý theo sự phân cấp quản lý.
- Quản lý tiền lương, tiền công đóng BHXH của những NLĐ tham gia
BHXHBB và tổng quỹ tiền lưong, tiền công đóng BHXHBB của các đơn vị
SDLĐ tham gia BHXH.
2. Nội dung quản lý đối tượng tham gia BHXHBB .


- Quản lý danh sách lao động tham gia BHXHBB trong từng đơn vị SDLĐ,
danh

sách


điều

chỉnh

lao

động



mức

lương

đóng

BHXHBB.

- Quản lý tiền lương, tiền công hoặc thu nhập làm căn cứ đóng BHXH, BHYT,
BHTN. Bảng kê khai mức tiền lương, tiền công hoặc mức thu nhập làm căn cứ
đóng BHXH do đơn vị SDLĐ và người tham gia lập theo mẫu quy định của
BHXHVN
- Quản lý mức đóng BHXH của từng đơn vị và từng người tham gia trên cơ sở
danh sách tham gia BHXH của từng đơn vị và Bảng kê khai mức tiền lương, tiền
công hoặc mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH do đơn vị SDLĐ lập.

- Cấp, quản lý sổ BHXH cho người tham gia BHXH và hàng năm ghi bổ sung
vào sổ BHXH theo các tiêu thức ghi trong sổ và theo quy định của pháp luật
về BHXH.

- Tổ chức thu BHXH.
3. Vai trò của quản lý đối tượng tham gia BHXHBB .

- Làm cơ sở cho việc tổ chức hoạt động thu BHXH đúng đối tượng, đủ số lượng
theo đúng quy định của pháp luật về BHXH và đúng thời gian quy định.
- Là điều kiện bảo đảm thực hiện quyền tham gia BHXH của NLĐ, của đơn vị
SDLĐ và của công dân theo quy định của pháp luật về BHXH.
- Góp phần khai thác triệt để đối tượng tham gia BHXH nhằm thực hịên mục tiêu
mở rộng phạm vi “che phủ” của BHXH, tiến tới thực hiện BHXH cho mọi người vì sự
an sinh và công bằng xã hội theo chủ trương của Nhà nước.


- Làm cơ sở giải quyết quyền lợi hưởng BHXH cho các đối tượng tham gia theo
đúng quy định của pháp luật về BHXH.
- Góp phần tích cực vào việc phòng ngừa, hạn chế những hành vi vi phạm pháp
luật về BHXH của tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình thực hiện pháp luật về
BHXH.
4. Công cụ quản lý đối tượng tham gia BHXHBB .

- Cơ sở pháp lý:
+ Hệ thống pháp luật là công cụ cơ bản và quan trọng để thực hiện việc quản lý
đối tượng tham gia BHXH.
+ Hệ thống pháp luật bao gồm: pháp luật về lao động, pháp luật về BHXH và các
văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan, như: Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư,
Luật HTX,…
-

Thông qua hệ thống tổ chức bộ máy BHXH và các nhà quản trị BHXH làm việc trong
từng cấp quản trị của hệ thống tổ chức BHXH từ Trung ương đến địa phương.


-

Hồ sơ tham gia và thủ tục thực hiện: là những quy định về các loại văn bản, giấy tờ
cần thiết và các thủ tục hành chính mà đối tượng tham gia BHXH phải thực hiện.
Trong đó, quy định rõ hồ sơ và thủ tục thực hiện đối với cá nhân người tham gia và hồ
sơ tham gia đối với các đơn vị SDLĐ. Đây là một trong những công cụ không thể
thiếu đối với bất kỳ một hệ thống BHXH nào.

-

Công nghệ thông tin: Việc ứng dụng CNTT vào công tác quản trị BHXH nói chung,
quản lý đối tượng tham gia BHXH nói riêng là một việc làm tất yếu. Khi CNTT được
sử dụng làm công cụ quản lý đối tượng tham gia, thì các thủ tục hành chính được cải
cách, hiệu quả quản trị của tổ chức BHXH sẽ tốt hơn.
-

Các cơ quan, tổ chức hữu quan:


+ Việc quản trị đối tượng tham gia BHXH đòi hỏi cần có sự phối hợp nhịp nhàng,
chặt chẽ giữa tổ chức BHXH với các cơ quan, tổ chức hữu quan khác trong việc kiểm
soát sự tuân thủ pháp luật của NLĐ và các đơn vị SDLĐ.
+ Các cơ quan hữu quan thường bao gồm: các cơ quan quản lý nhà nước về
BHXH, các tổ chức đại diện NLĐ và đại diện NSDLĐ, các cơ quan thanh tra
BHXH, ngân hàng, kho bạc…

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHXHBB TẠI
THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2011 - 2014
I. Lịch sử ra đời và phát triển của thành phố Hà Nội và cơ quan BHXH

1.

Thành phố Hà Nội
Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam từ năm 1976 đến nay và là thủ đô của

nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1946, là thành phố lớn nhất Việt Nam về
diện tích với 3328,9 km2, đồng thời cũng là địa phương đứng thứ nhì về dân số với
6.699.600 người (2011). Hà Nội nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã


sớm trở thành một trung tâm chính trị và tôn giáo ngay từ những buổi đầu của lịch sử
Việt Nam. Năm 1010, Lý Công Uẩn, vị vua đầu tiên của nhà Lý, quyết định xây dựng
kinh đô mới ở vùng đất này với cái tên Thăng Long. Trong suốt thời kỳ của các triều
đại Lý, Trần, Lê, Mạc, kinh thành Thăng Long là nơi buôn bán, trung tâm văn
hóa, giáo dục của cả miền Bắc. Khi Tây Sơn rồi nhà Nguyễn lên nắm quyền trị vì,
kinh đô được chuyển về Huế và Thăng Long bắt đầu mang tên Hà Nội từ năm 1831,
dưới thời vua Minh Mạng. Năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của Liên bang Đông
Dương và được người Pháp xây dựng, quy hoạch lại. Trải qua hai cuộc chiến tranh,
Hà Nội là thủ đô của miền Bắc rồi nước Việt Nam thống nhất và giữ vai trò này cho
tới ngày nay.
Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội hiện nay
gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện ngoại thành. Hiện nay, Hà Nội và Thành phố Hồ
Chí Minh là hai trung tâm kinh tế - xã hội đặc biệt quan trọng của Việt Nam.
Năm 2009, sau khi mở rộng, GDP của thành phố tăng khoảng 6,67%, tổng thu ngân
sách khoảng 70.054 tỷ đồng. Hà Nội cũng là một trung tâm văn hóa, giáo dục với
các nhà hát, bảo tàng, các làng nghề truyền thống, những cơ quan truyền thông cấp
quốc gia và các trường đại học lớn.
2. BHXH thành phố Hà Nội

Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội được thành lập theo quyết định số 15

QĐ/TC-CB ngày 15 tháng 06 năm 1995 của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt
Nam.
Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội là đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt
Nam có chức năng giúp Tổng Giám đốc thực hiện các chính sách, chế độ Bảo hiểm xã
hội và quản lý quỹ Bảo hiểm xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội.


Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng
Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và chịu sự quản lý hành chính trên địa bàn lãnh
thổ của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội.
Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội có con dấu, tài khoản riêng, có trụ sở đặt tại
Thành phố Hà Nội.
Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại
Quyết định số 1620/2002/QĐ-BHXH-TCCB ngày 17 tháng 12 năm 2002 của Tổng
Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác năm trình Tổng Giám đốc phê duyệt và
thực hiện;
- Tổ chức xét duyệt hồ sơ, giải quyết các chính sách, chế độ Bảo hiểm xã hội ; cấp
các loại sổ, thẻ Bảo hiểm xã hội ;
- Tổ chức thực hiện thu các khoản đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện.
- Tổ chức quản lý và phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội ;
- Tổ chức ký hợp đồng với cơ sở khám chữa bệnh (KCB) hợp pháp để phục vụ
người có sổ thẻ Bảo hiểm xã hội theo quy định;
- Tổ chức thực hiện công tác giám định chi KCB tại các cơ sở KCB, đảm bảo quyền
lợi KCB của người có sổ, thẻ Bảo hiểm xã hội, chống lạm dụng quỹ KCB và hướng
dẫn nghiệp vụ giám định đối với Bảo hiểm xã hội quận, huyện;
- Tổ chức thực hiện chi trả các chế độ Bảo hiểm xã hội cho đối tượng đúng quy
định.



Phòng
Tổ
chức
cán

Phòng
Thu

Phòng
Tiếp
nhận

QLHS

Phòng
Kế
hoạch
- Tài
chính

Phòng
Cấp số
thẻ

Phòng
Công
nghệ
thông
tin


Phòng
Kiểm
tra

Phòng
Chế
độ
BHXH

Phòng
Giám
định I

Phòng
Giám
định II

Phòng
Hành
chính
tổng hợp

bộ

Thực hiện quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí ; chế độ kế toán, thống kê theo các quy
định của Nhà nước, của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và hướng dẫn Bảo hiểm xã hội
quận, huyện thực hiện;
- Kiểm tra việc thực hiện các chế độ thu, chi Bảo hiểm xã hội đối với cơ quan, đơn
vị, tổ chức sử dụng lao động, cá nhân, cơ sở KCB trên địa bàn Thành phố Hà Nội;

- Kiến nghị với cơ quan pháp luật, cơ quan quản lý Nhà nước và cơ quan quản lý
cấp trên của đơn vị sử dụng lao động hoặc cơ sở KCB để xử lý những hành vi vi phạm
pháp luật về các chế độ Bảo hiểm xã hội;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức và cá nhân theo thẩm quyền;
- Tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ Bảo hiểm xã hội trên địa bàn;
- Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chính sách, chế độ Bảo hiểm xã hội;
- Tổ chức ứng dụng khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều
hành hoạt động của cơ quan Bảo hiểm xã hội Thành phố;
- Quản lý tổ chức, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, tài chính và tài sản thuộc
Bảo hiểm xã hội Thành phố theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;

Hệ thống tổ chức của BHXH thành phố Hà Nội:
BHXH TP Hà Nội


BHXH Quận

BHXH quận Ba Đình

BHXH huyện Đông Anh

BHXH quận Cầu Giấy

BHXH huyện Sóc Sơn

BHXH quận Đống Đa

BHXH huyện Gia Lâm

BHXH quận Hai Bà Trưng

BHXH quận Hoàn Kiếm

BHXH huyện Thanh Trì
BHXH huyện Ba Vì
BHXH huyện Chương Mỹ

BHXH quận Tây Hồ
BHXH huyện Đan Phượng
BHXH quận Thanh Xuân
BHXH huyện Hoài Đức
BHXH quận Hoàng Mai

BHXH huyện Mỹ Đức

BHXH quận Long Biên

BHXH huyện Phú Xuyên

BHXH quận Hà Đông

BHXH huyện Phúc Thọ

BHXH quận Nam Từ Liêm
BHXH quận Bắc Từ Liêm

BHXH huyện Quốc Oai
BHXH huyện Thạch Thất
BHXH huyện Thanh Oai

BHXH thị xã Sơn Tây

BHXH huyện Thường Tín
BHXH huyện Ứng Hoà
BXHH huyện Mê Linh

BHXH Huyện


II. Thực trạng công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH tại thành phố
Hà Nội
1. Tình hình thực hiện quản lý đối tượng tham gia tại BHXH thành phố Hà
Nội giai đoạn 2011 – 2014.
Trong những năm qua, BHXH thành phố Hà Nội đã không ngừng đề ra phương
hướng nhiệm vụ, các biện pháp và bước đi cụ thể phù hợp với điều kiện kinh tế - xã
hội cụ thể của từng giai đoạn để mở rộng đối tượng tham gia BHXH theo mục tiêu mà
Đảng và Nhà nước đã đề ra. Theo đó, BHXH thành phố Hà Nội trong những năm qua
đã tổ chức thực hiện một số hoạt động như sau:
- Phối hợp với các ngành, các cấp, đoàn thể địa phương để tuyên truyền vận động
NSDLĐ và NLĐ tích cực tham gia.
- Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị thực hiện BHXH cho NLĐ.
- Tham mưu cho các cơ quan cấp trên về công tác quản lý thu BHXH, giải quyết
các chế độ chính sách BHXH nhằm giảm thiểu bớt những thủ tục hành chính tạo điều
kiện thuận lợi cho NLĐ và NSDLĐ.
2. Đánh giá tình hình thực hiện.
a, Kết quả đạt được.


Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đang dần ổn định và phát triển,
kéo theo đó là sự xuất hiện của các khu công nghiệp mới, các khu đô thị mới, vì vậy
các thành phần tham gia vào nền kinh tế cũng ngày càng đa dạng và phong phú hơn
làm cho số lượng đơn vị thuộc diện tham gia BHXHBB cũng gia tăng đáng kể.


Bảng 1: Số LĐ tham gia BHXHBB tại thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2014

So sánh 2011 & 2012
Chỉ tiêu

2011

2012

2013

So sánh 2012 & 2013

So sánh 2013 & 2014

2014
Tương
đối

Tuyệt
đối(%)

Tương
đối

Tuyệt
đối(%)

Tương

đối

Tuyệt
đối(%)

SLĐ tham
gia trong
khu vực
HCSN

254432

263085

273381

280511

8653

+3,4

10296

+3,91

7130

+2,61


SLĐ tham
gia trong
khu vực xã,
phường thị
trấn

11210

12198

12322

11890

988

+8,81

124

+1,01

-432

-3,5

SLĐ tham
gia trong
các cơ sở
ngoài công

lập

17434

20561

22577

24389

3127

+17,94

2016

+9,8

1812

+8,02

SLĐ tham
gia trong
DN nhà
nước

174807

169399


162050

157185

-5408

-3,1

-7349

-4,3

-4865

-3

SLĐ tham
gia trong
DN có vốn
nước ngoài

171535

179581

181914

185489


8046

+4,69

2333

+1,3

3575

+1,97

SLĐ tham
gia trong
DN ngoài
quốc doanh

497787

506937

527855

551716

9150

+1,83

20918


+4,13

23861

+4,52

LĐ có thời

377

131

407

425

-246

-34,7

276

+210

18

+4,42



hạn ở nước
ngoài
khác

6135

5867

5784

5979

-268

-4,4

-83

-1,4

195

+3,71

Tổng

1133717

1157759


1186290

1217584

24042

+2,12

28531

+2,46

31294

+2,64

(Nguồn : BHXH Việt Nam)

Bảng số liệu trên cho thấy số đối tượng tham gia BHXH đã có sự gia tăng. Năm
sau cao hơn năm trước. Số lao động tham gia BHXHBB năm 2011 là 1133717 người,
năm 2012 là 1157759 người, tăng lên 24042 người, tương ứng tăng 2,12%. Năm 2013
số lao động tham gia BHXHBB là 1186290 lao động, tăng lên 28531 người so với
năm 2012, tương ứng tăng 2,46%. Đến năm 2014, số đối tượng tham gia BHXHBB là
1217584 người, tăng 31294 người, tương ứng với 2,64%.
Theo bảng số liệu trên ta thấy, số lao động tham gia BHXHBB tập trung chủ yếu ở
khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh, khu vực hành chính sự nghiệp và doanh
ngiệp nhà nước. Trong đó, khu vực ngoài quốc doanh là tăng một cách rõ rệt nhất.
Lượng tăng tuyệt đối số lượng lao động tham gia ở khu vực này năm 2012 so với
2011 là 9150 người, tương ứng tăng 1,83%, năm 2013 so với 2012 là 20918 người,
tương ứng với 4,13%. Còn lượng tăng tuyệt đối năm 2014 so với năm 2013 là 23861

người, tương ứng tăng 4,52%.
Hai khu vực được xem như là có ít biến động nhất về số đối tượng tham gia
BHXHBB tại thành phố Hà Nội là khu vực cơ sở ngoài công lập. Cụ thể số lao động
tham gia BHXHBB năm 2014 tăng so với năm 2011 ở khu vực ngoài công lập là 6955
người tương ứng với 39,89%. Kết quả này có được là do các đơn vị sử dụng lao động
hai khu vực này chủ yếu là hoạt động với quy mô nhỏ. Vì vậy, số lượng lao động
trong đơn vị cũng không nhiều và thường ít biến động.
b, Hạn chế và nguyên nhân .




Hạn chế

- Số lượng đơn vị không tham gia BHXH hoặc tham gia không đủ số lượng NLĐ vẫn
còn khá nhiều. Hầu hết những người lao động này đều chưa nhận thức được ý nghĩa
của việc đóng BHXH, chưa hiểu được trách nhiệm và quyền lợi của mình khi tham
gia BHXH.
- NSDLĐ chưa có nhận thức đúng đắn về việc tham gia BHXH cho NLĐ. Nhiều
doanh nghiệp vẫn còn cố tình lách luật bằng cách ký hợp đồng thời vụ dưới 3 tháng,
thậm chí không ký hợp đồng, ký quyết định lương thấp hơn thực tế để giảm mức đóng
hoặc thực hiện việc đóng BHXH ở mức tượng trưng nhằm đối phó.
- Một số doanh nghiệp còn lấy lý do nọ, kia để kéo dài thời gian nộp BHXH, thậm chí
lãnh đạo cơ quan còn cố tình không tiếp cán bộ thu BHXH nên cũng gây không ít khó
khăn cho cán bộ thu BHXH
- Công tác quản lý chưa đồng bộ, cơ chế phối hợp giữa các ngành, các cơ quan có
thẩm quyền để xác định đối tượng thuộc diện tham gia BHXHBB, nhất là khu vực
ngoài Nhà nước còn nhiều khó khăn. Cho đến nay vẫn chưa nắm bắt được cụ thể số
đơn vị và số lao động ngoài nhà nước thuộc diện tham gia BHXHBB.
- Địa bàn thành phố rộng lớn, số đơn vị đóng trên địa bàn nhiều, số lao động đông

trong khi số cán bộ làm việc còn ít. Các đơn vị sử dụng lao động thường ỷ vào cán bộ
BHXH không thể kiểm soát được trong việc tăng giảm và đối chiếu mức đóng nên cố
tình vi phạm.
- Công tác thông tin tuyên truyền về chính sách BHXH tới NLĐ và mọi tầng lớp nhân
dân còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu và mang tính hình thức.


Nguyên nhân

- Cơ chế, chính sách ban hành chưa có sự đồng bộ, một số quy định về thực hiện chế
độ BHXH trong các văn bản quy định của pháp luật, của BHXH: còn bất cập, chưa


nhất quán, chưa phù hợp với yêu cầu thực tế … nên còn ảnh hưởng nhiều đến việc
nhận thức của người tham gia, vì vậy đã hạn chế rất nhiều trong việc thực hiện theo
đúng những quy định mà pháp luật đã đề ra.
-Việc kiểm tra, giám sát và xử lý đối với những hành vi vi phạm luật BHXH của
NSDLĐ còn hạn chế. Chế tài xử phạt chưa đủ mạnh, do đó nhiều chủ sử dụng lao
động vẫn còn tìm cách lách luật, không thực hiện BHXH cho NLĐ, chậm nộp, nợ
đọng, trốn đóng.
- Một số doanh nghiệp cố tình chiếm dụng quỹ đóng BHXH để quay vòng làm ăn,
mặc dù họ biết là phải chịu phạt nhưng những doanh nghiệp này vẫn cố tình chiếm
dụng và chấp nhận chịu phạt
- Nhận thức của NSDLĐ và NLĐ về nghĩa vụ và quyền lợi đối với việc tham gia
BHXH cho người lao động còn hạn chế, chưa nghiêm chỉnh chấp hành các quy định
của Nhà nước về BHXH. Nhiều doanh nghệp ngoài quốc doanh chưa có tổ chức công
đoàn hoặc có nhưng hoạt động yếu kém vì thế mà chưa bảo vệ được quyền lợi về
BHXH cho người lao động. Hơn nữa NSDLĐ thường đặt mục tiêu kinh tế, lợi nhuận
nên hàng đầu nên đã trốn tránh trách nhiệm đóng BHXH theo đúng luật định, không
quan tâm đến quyền lợi của NLĐ. NLĐ làm việc trong khu vực này chủ yếu là lao

động phổ thông, phần lớn đều chưa qua đào tạo nghề, tay nghề thấp, chất lượng lao
động không cao, thường xuyên thay đổi nơi làm việc nên việc tuyên truyền vận động
họ tham gia BHXH gặp rất nhiều khó khăn. Chính từ những mặt còn hạn chế của
NLĐ đã tạo ra những kẽ hở cho NSDLĐ không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với
NLĐ mà bản thân họ cũng không biết.
- Thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật BHXH cho NLĐ và NSDLĐ chưa rộng
rãi, chưa thường xuyên, chưa xây dựng được mạng lưới tuyên truyền sâu rộng đến
từng cơ sở, từng cơ quan, đơn vị về BHXH. Bên cạnh đó nội dung và hình thức tuyên


truyền còn khô cứng, thiếu sinh động nên chưa thu hút được sự quan tâm của đại đa số
nhân dân.

CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC
QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHXHBB TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
I. Phương hướng thực hiện quản lý đối tượng tham gia BHXHBB trong những
năm tới
- Tăng cường kiểm tra, xử lý các đơn vị vi phạm Luật BHXH
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú
nhằm nâng cao nhận thức của người dân vê chính sách BHXH, thu hút đông đảo đối
tượng tham gia
- Nắm bắt, cập nhật thường xuyên các đối tượng thu, chi thông qua các hệ thống
thương binh xã hội và chính quyền cơ sở
- Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ không những có trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ mà còn có phẩm chất đạo đức tốt với tinh thần nhiệt huyết trong công
việc. Tăng cường đào tạo kiến thức về ngoại ngữ, tin học và công tác xã hội cho cán
bộ BHXH



- Tham mưu cho cơ quan cấp trên để hoàn thiện hệ thống BHXH Việt Nam và
hoàn thiện chế tài xử lý khi các đơn vị vi phạm quy định về việc tham gia BHXH cho
NLĐ góp phần giúp cho việc quản lý đối tượng tham gia được hiệu quả hơn
II. Một số giải pháp và kiến nghị
1. Giải pháp


Mở rộng đối tượng tham gia

BHXH Việt Nam cần mở rộng đối tượng tham gia BHXH tới mọi người lao động
dù họ tham gia lao động trong bất cứ ngành nghề nào, thuộc thành phần kinh tế nào,
miễn là họ tham gia đóng góp đầy đủ vào quỹ BHXH như luật định.


Tăng cường sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước
Mọi hoạt động của các lĩnh vực kinh tế xã hội đều cần đến sự chỉ đạo của Đảng

và Nhà nước. Vì thế, để chính sách BHXH ở Việt nam được hoàn thiện hơn đáp ứng
được yêu cầu của người tham gia BHXH thì cũng không thể nằm ngoài phương hướng
hoạt động của Nhà nước và sự chỉ đạo của Đảng


Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các ngành, đặc biệt là sự lãnh đạo, chỉ đạo



của BHXH cấp trên, của cấp uỷ và chính quyền địa phương
Kiện toàn cơ cấu tổ chức thực hiện

- Phải bố trí, phân công cán bộ có trình độ chuyên môn và sức khỏe phù hợp để

quản lý tốt từng bộ phận.
- Lập kế hoạch, chương trình làm việc cụ thể của từng bộ phận chuyên môn. Đề ra
mục tiêu phấn đấu cho từng giai đoạn.
- Khi phát hiện có vi phạm: nợ đọng, trốn đóng,… thì cơ quan BHXH phải kịp
thời báo cáo và kết hợp với các cơ quan ban ngành có thẩm quyền để xử lý.
- Cần có sự phối hợp giữa các ban, ngành với cơ quan BHXH nhằm kiểm tra
những thay đổi của các đơn vị tham gia BHXHBB, giúp cơ quan BHXH thực hiện tốt


×