Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

một số phương pháp dạy học trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học ở trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm –Triệu Phong- tỉnh Quảng Trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.77 KB, 14 trang )

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TIN HỌC

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:

Như chúng ta đã biết, học sinh giỏi đạt kết quả cao trong các kỳ thi do nhiều
yếu tố: Tố chất học sinh, sự quan tâm của gia đình, ý thức học tập của học sinh,
việc bồi dưỡng và không ngoại trừ yếu tố may mắn. Tuy nhiên chúng ta không
chỉ chờ đợi và cầu mong ở sự may mắn bởi vì yếu tố may mắn chỉ là một phần
rất nhỏ. Phương ngôn có câu: “ Trở thành nhân tài một phần do tài năng còn 99
phần là ở sự tôi luyện". Theo quan điểm của tôi, điều quan trọng hơn cả là chúng
ta phải trang bị cho các em vững vàng kiến thức trước khi đi thi. Do vậy việc bồi
dưỡng vẫn là yếu tố quan trọng hơn cả. Nhưng chúng ta cần bồi dưỡng học sinh
giỏi những nội dung gì, bồi dưỡng như thế nào cho đạt hiệu quả?
Thực hiện được điều đó, nhà trường của chúng ta đang cố gắng hướng đến
sự phát triển tối đa những năng lực tiềm tàng trong mỗi học sinh. Ở các trường
THCS và các phòng Giáo dục hiện nay, việc nâng cao chất lượng đại trà, chăm
lo bồi dưỡng học sinh giỏi đang được nhiều cấp bộ chính quyền và nhân dân địa
phương quan tâm nhưng nguyên nhân sâu xa nhất đó chính là thực hiện mục tiêu
giáo dục mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.
Thực tế hiện nay ở các trường THCS về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
đã được chú trọng song vẫn còn những bất cập nhất định như: cách tuyển chọn,
phương pháp giảng dạy, và đặc biệt là môn Tin học chưa được chú trọng. Từ
những bất cập trên dẫn đến hiệu quả bồi dưỡng không đạt được như ý muốn.
Xuất phát từ thực tế trên, Tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu “một
số phương pháp dạy học trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học ở
trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm –Triệu Phong- tỉnh Quảng Trị".
2. Mục đích nghiên cứu:
Đề xuất một số phương pháp đổi mới trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi
môn Tin học ở trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm-Triệu Phong - tỉnh Quảng
Trị.


3. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu:
1- Vai trò của người thầy
2-Phát hiện học sinh giỏi
3-Xây dựng chương trình bồi dưỡng
4- Dạy như thế nào cho đạt hiệu quả?
5-Các bước rèn luyện cho học sinh
Giáo viên: Hà Thị Diệp –Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

1


MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TIN HỌC

6- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng
học sinh giỏi môn Tin học ở khối THCS.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài được nghiên cứu ở lớp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học tại
trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm – Huyện Triệu Phong - tỉnh Quảng Trị.
4. Phương pháp nghiên cứu:
4.1. Phương pháp tổng hợp : Nghiên cứu giáo trình tâm lý học, giáo dục
học, ngôn ngữ học.
4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát
4.3. Phương pháp thực nghiệm: giảng dạy để khảo sát đối chứng.

Giáo viên: Hà Thị Diệp –Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

2



MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TIN HỌC

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.Cơ sở tâm lý học:
1.1. Đặc điểm nhận thức của học sinh đối với môn Tin học:
Đối với khối THCS, hiện nay bộ môn Tin học vẫn được xem là môn học tự
chọn. Do vậy mà đa số học sinh vẫn không quan tâm cho lắm. Có một số ít học
sinh xem môn Tin học là học cho vui. Nhận thức của học sinh về môn học này
còn hạn chế. Bên cạnh đó vẫn có một số em học sinh rất yêu thích, đam mê.
1.2. Tư duy của học sinh :
Tư duy là quá trình các em hiểu được, phản ánh được bản chất của đối
tượng của các sự vật, hiện tượng được xem xét nghiên cứu trong quá trình học
tập ở học sinh.
Ở các em học sinh khối THCS thì tư duy vẫn còn thấp. Đặc biệt là môn lập
trình Pascal các em bước đầu làm quen nên khả năng tư duy vẫn còn hạn chế
nên việc phân tích để hiểu được bản chất của vấn đề là rất khó.
VD: Khi ra bài toán: Viết thuật toán để tìm ước chung lớn nhất của hai số.
Từ việc kiểm tra điều kiện:
If a > b then a:=a-b
Esle b:=b-a;
Kết quả: UCLN = a.
Các em học sinh đa số còn mơ hồ, chưa hình dung được.
2. Cơ sở ngôn ngữ :
Ngôn ngữ lập trình nói chung và ngôn ngữ lập trình Pascal nói riêng nhìn
chung là khó hiểu, có vẻ hơi trừu tượng. Đối với các em học sinh lớp 8, lớp 9
đôi lúc vẫn chưa hiểu được một số từ, một số câu lệnh và kể cả các thủ tục trong
ngôn ngữ đưa ra.
VD: Chương trình dịch, Fillchar,...


Giáo viên: Hà Thị Diệp –Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

3


MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TIN HỌC

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TIN
HỌC Ở TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM –
TRIỆU PHONG - TỈNH QUẢNG TRỊ
2.1. Thực trạng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học hiện nay.
Trong thời gian được phân công bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học tôi
nhận thức được tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi đã luôn
bám sát, tìm tòi, phát hiện học sinh giỏi. Với nhận thức đó tôi luôn đi sâu tìm
hiểu nội dung chương trình lập trình Pascal, nghiên cứu kĩ nội dung các phần
thi, các tài liệu tập huấn, qua sự nghiên cứu đó, đối chiếu với thực tế giảng dạy
cố gắng tìm những biện pháp tối ưu nhằm hỗ trợ công tác giảng dạy, bồi dưỡng
đạt hiệu quả cao. Trên cơ sở nghiên cứu đó tôi nhận thấy: Mục tiêu bồi dưỡng
học sinh môn lập trình không phải là để tạo ra các nhà lập trình chuyên nghiệp,
mà mục tiêu chính của công tác này là: bồi dưỡng khả năng tư duy, sáng tạo và
lập luận, phân tích, thiết kế của học sinh. Giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi nắm
khá chắc nội dung chương trình và kiến thức về ngôn ngữ lập trình, biết vận
dụng đổi mới phương pháp dạy học: lấy học sinh làm trung tâm, biết tôn trọng
sự sáng tạo của học sinh. Trong quá trình giảng dạy biết sử dụng nhiều câu hỏi
gợi mở để hướng học sinh phân tích, tìm ra được thuật toán.
2.2.Những thuận lợi và khó khăn:
* Thuận lợi:
- Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi hiện nay đã được nhà trường và chính
quyền địa phương quan tâm chỉ đạo sát sao đặc biệt là chính quyền địa phương
đã có những phần thưởng có tính khích lệ để động viên giáo viên và học sinh cụ

thể.
-Về chế độ: Nhà trường và Phòng Giáo dục thanh toán chế độ hợp lí cho
giáo viên.
+Bồi dưỡng cho trường: 20.000đ/tiết
+Bồi dưỡng cho Huyện: 40.000đ/tiết
-Khen thưởng:
Nhà trường và phòng Giáo dục và khuyến khích, động viên những giáo viên
bồi dưỡng có học sinh đạt giải cao trong các kì thi cấp huyện và cấp tỉnh.
Hàng năm Phòng Giáo Dục đã tổ chức trao thưởng cho các em học sinh đạt
giải nhất, nhì, ba cấp tỉnh và các giáo viên bồi dưỡng có thành tích xuất sắc.
Bên cạnh đó nhà trường tạo mọi điều kiện cần thiết đảm bảo cho công tác
bồi dưỡng đạt hiệu quả như: phòng học, chế độ bồi dưỡng của giáo viên, đồ
dùng dạy học... và đặc biệt là Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn thường
xuyên hội ý, rút kinh nghiệm trong từng giai đoạn bồi dưỡng, hiệu trưởng trực
tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá.
Giáo viên: Hà Thị Diệp –Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

4


MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TIN HỌC

- Giáo viên bồi dưỡng thường là những giáo viên có năng lực giảng dạy tốt,
có uy tín trong học sinh, nhân dân và đồng nghiệp.
- Đời sống kinh tế của nhân dân được nâng cao, dân trí được phát triển vì
vậy nhận thức của phụ huynh học sinh về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được
sáng tỏ. Vì vậy việc cho con em tham gia các lớp bồi dưỡng được các phụ huynh
hết sức ủng hộ và tạo mọi điều kiện vật chất để con em mình tham gia.
* Khó khăn:
- Nhìn chung hiện nay, nhà trường đã chú ý bồi dưỡng học sinh giỏi nhưng

điều kiện thực tế còn hạn chế cả phía nhà trường và phía cha mẹ học sinh. Việc
giải quyết mối quan hệ giữa giáo dục toàn diện và công tác bồi dưỡng học sinh
giỏi còn lúng túng bởi có nhiều lý do. Đa số các trường dều chọn học sinh thi
các môn Toán, Lí , Hóa,… sau khi thi rớt các môn đó rồi mới cho học sinh tham
gia thi môn Tin học.
- Về phía phụ huynh học sinh, đa số phụ huynh thích cho con em mình
tham gia bồi dưỡng các môn như: Toán, Lí, Hóa,… để sau này còn thi vào cấp
3, trường chuyên.
- Đặc trưng môn học: Nhìn chung môn lập trình Pascal là môn học khá trừu
tượng, đòi hỏi học sinh phải có khả năng phân tích, tư duy tốt và chỉ có những
học sinh giỏi về môn Toán, vật lí cộng thêm niềm đam mê, cần cù, chịu khó mới
học tốt được.
- Thời gian dành cho chương trình bồi dưỡng không nhiều. Đa số các
trường không có kế hoạch trước, đợi đến khi có công văn thông báo lập đội
tuyển thi học sinh giỏi khi đó mới cho bồi dưỡng.
- Điều kiện kinh tế gia đình của học sinh còn khó khăn, thời gian dành cho
việc học tập ở nhà còn ít. Vì đây là môn học đặc trưng nên đòi hỏi phải cần máy
vi tính mà hiện nay các gia đình mua sắm máy vi tính cho con em mình học vẫn
còn rất ít dẫn đến khó khăn trong công tác bồi dưỡng.
Tóm lại: Thực trạng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học hiện nay
tuy có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn. Tuy vậy, khó khăn nào
cũng có hướng giải quyết, thuận lợi nào đều có thể phát huy những khó khăn đó,
đề tài xin đưa ra một số biện pháp giải quyết trong chương 3, phần nội dung.

Giáo viên: Hà Thị Diệp –Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

5


MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TIN HỌC


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN
TIN HỌC Ở TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM – TRIỆU PHONG
TỈNH QUẢNG TRỊ
Thiết nghĩ, việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi nếu được đầu tư một
cách thích đáng và và tiến hành bài bản, kết quả sẽ khả quan hơn. Và kéo theo
đó là hứng thú của học sinh sẽ phần nào được cải thiện. Việc phát hiện bồi
dưỡng là việc cần phải ý thức thường xuyên, trước hết là đối với những giáo
viên trực tiếp giảng dạy. Năng khiếu càng được phát hiện và bồi dưỡng sớm bao
nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Nhưng phát hiện và bồi dưỡng như thế nào cho có
hiệu quả là cả một vấn đề cần được trao đổi kỹ lưỡng…
1- Vai trò của người thầy
Tục ngữ có câu: " Không thầy đố mày làm nên". Trước hết ta phải xác định rõ
vai trò của người thầy là hết sức quan trọng. Bởi vì, người thầy có vai trò dẫn
dắt học sinh các phương pháp giải toán, thuật toán, các phương pháp kiểm tra
kết quả, cách thức trình bày bài giải...
Nếu học sinh có kiến thức cơ bản tốt, có tố chất thông minh, mà không được
bồi dưỡng nâng cao tốt thì sẽ ít hiệu quả hoặc không có hiệu quả. Đồng thời giáo
viên phải biết phát hiện học sinh giỏi, lại phải lựa chọn đúng đối tượng học sinh
vào bồi dưỡng và phải tự soạn thảo chương trình bồi dưỡng một cách hợp lý,
khoa học, sáng tạo.
2-Phát hiện học sinh giỏi :
2.1. Thế nào là học sinh giỏi?
Học sinh giỏi trước hết phải là những học sinh có niềm say mê, yêu thích
môn học. Sự say mê ấy phải được biểu hiện thường xuyên, liên tục và bằng ý
thức tự giác trong học tập, như soạn bài cẩn thận chu đáo, luôn chủ động tiếp thu
kiến thức trong giờ học, đặc biệt phải thể hiện rõ ý thức trách nhiệm trong các
tiết học, thực hành rèn luyện kỹ năng mà giáo viên hướng dẫn. Sự say mê sẽ
giúp các em chịu khó tìm tài liệu để mở mang kiến thức. Và quan trọng hơn là
nó giúp học sinh phát huy được trí tưởng tượng, tư duy trừu tượng và khả năng

sáng tạo.
2.2. Phát hiện học sinh giỏi môn Tin học
Từ quan niệm về HSG nói trên, việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi
cần được tiến hành từ đầu lớp 7 đối với môn Tin học văn hóa và tiến hành từ
đầu lớp 9 đối với học sinh giỏi kỷ thuật. Cơ sở của việc tuyển chọn của tôi là:
Thứ nhất, tìm hiểu kết quả của học sinh ở lớp 6 qua điểm tổng kết, điểm
các môn học như Tin, Toán, Vật lí,…, tham khảo thêm ý kiến giáo viên đã trực
tiếp giảng dạy học sinh ở ở lớp đó để nắm bắt những mặt mạnh, mặt yếu của
học sinh.
Thứ hai, Lựa chọn đúng đối tượng học sinh:
Cần tổ chức thi chọn lọc qua vài vòng loại để lựa chọn chính xác đối
tượng học sinh vào bồi dưỡng.
Giáo viên cần đánh giá học sinh một cách khách quan, chính xác, không
chỉ qua bài thi mà cả qua việc học tập bồi dưỡng hằng ngày. Việc lựa chọn đúng
Giáo viên: Hà Thị Diệp –Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

6


MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TIN HỌC

không chỉ nâng cao hiệu quả bồi dưỡng, mà còn tránh bỏ sót học sinh giỏi và
không bị quá sức đối với những em không có tố chất.
3- Xây dựng chương trình bồi dưỡng
Hiện nay có rất nhiều sách nâng cao và các tài liệu tham khảo, Internet,...
song chương trình bồi dưỡng chưa có sách hướng dẫn chi tiết, cụ thể từng tiết,
từng buổi học như trong chương trình chính khoá. Vì thế soạn thảo chương trình
bồi dưỡng là một việc làm hết sức quan trọng và rất khó khăn nếu như chúng ta
không có sự tham khảo, tìm tòi và chọn lọc tốt. Giáo viên cần soạn thảo nội
dung bồi dưỡng dẫn dắt học sinh từ cái cơ bản của nội dung chương trình học

chính khoá, tiến dần tới chương trình nâng cao ( tức là trước hết phải khắc sâu
kiến thức cơ bản của nội dung học chính khoá, từ đó vận dụng để mở rộng và
nâng cao dần).
Cần soạn thảo chương trình theo vòng xoáy: Từ cơ bản tới nâng cao, từ
đơn giản tới phức tạp. Đồng thời cũng phải có ôn tập củng cố.
Ví dụ: Cứ sau 2, 3 tiết củng cố kiến thức cơ bản và nâng cao thì cần có
một tiết luyện tập để củng cố kiến thức; và cứ sau 5, 6 tiết thì cần có một tiết ôn
tập để củng cố khắc sâu. Cần Soạn thảo một tiết học có:
-Kiến thức cần truyền đạt ( lý thuyết, ví dụ, ...).
-Bài tập vận dụng.
-Bài tập về nhà luyện thêm (tương tự bài ở lớp).
Không nên xây dựng chương trình như sách nâng cao hiện nay vì như thế
học sinh khó nắm chắc, dễ nhầm lẫn. Mặt khác trong sách nâng cao có một số
bài quá khó đối với học sinh.
Một số giờ ôn tập, Giáo viên cần giúp các em tổng hợp các dạng bài, các
phương pháp giải theo hệ thống. Vì hầu hết các em chưa tự mình hệ thống đựơc
mà đòi hỏi phải có sự giúp đỡ của giáo viên.
Điều cần thiết, giáo viên cần đầu tư nhiều thời gian, tham khảo nhiều tài
liệu để đúc rút, soạn thảo cô đọng nội dung chương trình bồi dưỡng.
Giáo viên cần hướng cho học sinh làm quen cách giải một bài toán cụ thể:
Phân tích kĩ bài toán để tìm INPUT và OUTPUT, xây dựng thuật toán tối ưu và
từ đó viết chương trình.
Giáo viên phải viết mẫu chương trình đối với một bài cụ thể và chỉ rõ cho
học sinh nên viết như thế nào cho đúng, đủ, đẹp để người đọc nhìn vào hiểu
ngay đoạn chương trình đó mình đang làm gì.
Cần lưu ý rằng: Tuỳ thuộc vào thời gian bồi dưỡng, khả năng tiếp thu của học
sinh mà lựa chọn mức độ bài khó và từng dạng luyện tập nhiều hay ít.
4- Dạy như thế nào cho đạt hiệu quả?
Trước hết cần chọn lọc những phương pháp giải dễ hiểu nhất để hướng
dẫn học sinh, không nên máy móc theo các sách giải.

Giáo viên: Hà Thị Diệp –Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

7


MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TIN HỌC

Cần vận dụng đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung từng
bài; phát huy tính tích cực, độc lâp, tự giác của học sinh; tôn trọng và khích lệ
những sáng tạo của học sinh.
Khuyến khích học sinh học theo hướng tích cực: Tự nghiên cứu, trao đổi,
thảo luận để tìm ra cái mới.
Những bài hướng dẫn kiến thức mới, giáo viên cần lấy ví dụ và ra bài tập
mang tính chất vui chơi để gây hứng thú học tập cho học sinh đồng thời giúp các
em ghi nhớ được tốt hơn.
Ví dụ: Ra bài toán vui, bài toán là một bài thơ, bài toán lấy tên học sinh,
hay đáp số là ngày tháng có ý nghĩa, đáng ghi nhớ ( như các ngày lễ lớn, ngày
thi,...).
Tuy nhiên, những bài toán như thế, giáo viên cần phải tìm hiểu kỹ, thử và
kiểm tra kết quả nhiều lần.
Hầu hết các bài toán giáo viên chỉ nên gợi mở để học sinh tìm tòi ra cách
giải; không nên giải cho học sinh hoàn toàn hoặc để các em bó tay rồi chữa.
Ngựợc lại, khi chữa bài giáo viên lại phải giải một cách chi tiết ( không
nên giải tắt) để gúp học sinh hiểu sâu sắc bài toán; đặc biệt là những bài toán
khó những bài học sinh sai sót nhiều. Đồng thời uốn nắn những sai sót và chấn
chỉnh cách trình bày của học sinh một cách kịp thời.
5-Các bước rèn luyện cho học sinh:
5.1. Rèn luyện kĩ năng xác định bài toán:
Để viết được một chương trình chính xác thì bước phân tích đề là rất quan
trọng, bước này không thể bỏ qua và nếu bước này làm không kĩ thì có thể sai cả

bài toán.
Ví dụ 1: Kiểm tra tính nguyên tố của một số nguyên
 Xác định bài toán:
- Input: N là một số nguyên dương
- Output: “ N là số nguyên tố” hoặc “N không là số nguyên tố”
 Ý tưởng: Số nguyên tố là số > 1, có 2 ước là 1 và chính nó.
- Nếu N = 1 thì N không là số nguyên tố.
- Nếu 1< N< 4 thì N là số nguyên tố.
- Nếu N>=4 và không có ước số trong phạm vi từ 2 đến phần nguyên căn bậc
2 của N thì N là nguyên tố.
Ví dụ 2: Kiểm tra phân số tối giản
 Xác định bài toán:
- Input: tử số (a); mẫu số (b)
- Output: phân số a/b tối giản hoặc phân số a/b không tối giản.
 Ý tưởng: Phân số tối giản là phân số không còn chia hết cho số nào được
hết, nghĩa là ƯCLN của tử số và mẫu số bằng 1.
-Tìm ƯCLN(a,b)
-Kiểm tra:
Giáo viên: Hà Thị Diệp –Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

8


MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TIN HỌC

+Nếu ƯCLN(a,b)=1 thì a/b là phân số tối giản
+Nếu ƯCLN(a,b)<>1 thì a/b không là phân số tối giản
5.2. Rèn luyện kĩ năng viết thuật toán:
Ta có thể viết thuật toán theo hai cách
+Cách 1: Liệt kê

+Cách 2: Sơ đồ khối.
Ví dụ 1: Kiểm tra tính nguyên tố của một số nguyên
+Cách 1: Liệt kê các bước
Bước 1: Nhập số nguyên dương N;
Bước 2: Nếu N=1 thì thông báo N không là nguyên tố rồi kết thúc.
Bước 3: Nếu N<4 thì thông báo N là nguyên tố rồi kết thúc.
Bước 4: i <- 2;
Bước 5: Nếu i > [ N ] thì thông báo N là nguyên tố, kết thúc.
Bước 6: Nếu N chia hết cho i thì thông báo N không nguyên tố, kết thúc.
Bước 7: i <- i+1, rồi quay lại bước 5.
+Cách 2: Sơ đồ khối.
Nhập N
Đúng

N=1
Sai
Đúng

N<4
Sai

i←2
i

i+1

i>[ N ]

Đúng


N là nguyên
tố
Kết thúc

Sai
N không là
nguyên tố
Kết thúc

Sai

N chia hết
cho i

Đúng
Giáo viên: Hà Thị Diệp –Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

9


MT S PHNG PHP BI DNG HC SINH GII MễN TIN HC

Vớ d 2: Thuật toán giải phơng trình bậc hai (a 0).
+Cỏch 1: Lit kờ cỏc bc
B1: Bắt đầu;
B2: Nhập a, b, c;
B3: Tính = b2 4ac;
B4: Nếu < 0 => PT vô nghiệm => B7;
B5: Nếu = 0
=> PT có nghiệm kép x = -b/2a => B7;

B6: Nếu > 0
=> PT có hai nghiệm x1, x2 = (-b )/2a
)/2a
=> B7;
B7: Kết thúc.
+Cỏch 2: S khi

B

B1

Nhập vào a, b,
c

B
2

= b 2 4ac

B
3

PT vụ nghiờm

<0

S

B
4


B
7
KT



PT cú nghiờm kộp

=0

S

B
5
PT cú 2 nghiờm phõn bit

B
6

Giỏo viờn: H Th Dip Trng THCS Nguyn Bnh Khiờm

10


MT S PHNG PHP BI DNG HC SINH GII MễN TIN HC

Hoặc khi chúng ta hớng dẫn cho học sinh thuật toán tìm kiếm phần tử có
mặt trong dãy tăng cho trớc thì có nhiều cách nh: Tìm kiếm tuần tự hoặc tìm
kiếm nhị phân, và hớng cho học sinh đối với dãy tăng nên sử dụng thuật toán tìm

kiếm nhị phân là tốt nhất.
*ý tởng của thuật toán tìm kiếm nhị phân
Sử dụng tính chất dãy A đã sắp xếp tăng, ta tìm cách thu hẹp nhanh phạm
vi tìm kiếm bằng cách so sánh k với số hạng ở giữa dãy (agiữa), khi đó chỉ xảy ra
một trong ba trờng hợp:
- Nếu agiữa= k => tìm đợc chỉ số, kết thúc;
- Nếu agiữa > k => do dãy A đã đợc sắp xếp tăng nên việc tìm kiếm thu
hẹp chỉ xét từ a1 agiữa - 1;
- Nếu agiữa < k => do dãy A đã đợc sắp xếp tăng
nên việc tìm kiếm thu hẹp chỉ xét từ agiữa + 1 aN.
5.3. Rốn luyn k nng vit chng trỡnh:
Nu vic phõn tớch v a ra thut toỏn khú bao nhiờu thỡ vic vit
chng trỡnh li cng phi chớnh xỏc v khú khn hn. Phi vit ỳng cõu lnh,
cỳ phỏp v cú kh nng t duy tt thỡ chng trỡnh mi thi hnh c. Chớnh vỡ
vy, vi t cỏch l giỏo viờn bi dng hc sinh gii tụi ó rốn cho hc sinh
cỏch vit tng cõu lnh mt, t cỏch khai bỏo n cõu lnh nhp, cõu lnh khai
bỏo,
Vớ d 1: Vit chng trỡnh tỡm UCLN v BCNN ca hai s nguyờn a,b.
Var a,b,P:Integer;
Begin
Write(Nhp vo giỏ tr ca a v b : );
Readln(a,b);
P:=a*b;
While a <> b do
Begin
If a>b then a:=a-b
Else b:=b-a;
End;
Writeln(UCLN la , a );
If a<>0 then Writeln(BCNN la , P div a)

Else Writeln(Khong co BCNN );
Readln;
End.
Vớ d 2: Mt ma trn mxn s thc c cha trong mt file vn bn cú
tờn DULIEU.INP gm:
Giỏo viờn: H Th Dip Trng THCS Nguyn Bnh Khiờm

11


MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TIN HỌC

-Dòng đầu tiên chứa hai số m, n
-m dòng tiếp theo lần lược chứa m hàng của ma trận.
Hãy viết chương trình đọc dữ liệu từ file DULIEU.INP, cho biết các hàng của
ma trận có tổng phẩn tử trên hàng đó lớn nhất. Kết quả ghi lên file văn bản có
tên DULIEU.OUT, trong đó dòng đầu tiên chứa giá trị lớn nhất của tổng các
phần tử trên một hàng, dòng thứ hai chứa chỉ số các hàng đạt giá trị tổng lớn
nhất đó.
Chẳng hạn:
DULIEU.INP
DULIEU.OUT
56
39
346792
35
246874
987654
456786
457698

Program filevanban;
Const
Fi =’D:\ DULIEU.INP’ ;
F0 = ‘D:\ DULIEU.OUT’ ;
Var F,G:text;
S:array[1..100] of real;
T:Set of byte;
m,n,i,j,x:Byte; Max:Real;
Begin
assign(F, Fi); Reset(F);
Readln(F,m,n);
S[i]:=0;
For i:= 1 to m do
Begin
For j:=1 to n do
Begin
Read(F,x);
S[i]:=S[i]+x;
end;
Readln(F);
end;
Close(F);
T:=[1];
max:=S[1];
For i:=2 to m do
If S[i] > max then
Begin
t:=[i];
max:= S[i];
end

else If S[i] = max then
Giáo viên: Hà Thị Diệp –Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

12


MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TIN HỌC

T:=t+[i];
Assign(G, F0); Rewrite(G);
Writeln(G, max:0:2);
For i:= 1 to m do
if i in T then write(g, i, #32);
Close(G);
Readln;
End.
6- Kết quả đạt được:
Qua hai năm học liên tiếp được nhà trường và Phòng Giáo dục phân công
bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học, với việc áp dụng các phương pháp nói
trên cùng với sự phấn đấu quyết tâm cả thầy và trò tôi đã đạt được một số kết
quả sau:
*Năm học 2008-2009:
Bồi dưỡng học sinh giỏi văn hóa:

*Năm học 2009-2010:
Bồi dưỡng học sinh giỏi văn hóa:

+Số học sinh đạt giải cấp huyện:

+Số học sinh đạt giải cấp huyện:


+Giải nhất: 2 em

+Giải nhất: 4 em

+Giải nhì: 3 em

+Giải nhì: 3 em

+Giải ba: 2 em

+Giải ba: 2 em

+Giải khuyến khích: 1 em

+Giải khuyến khích: 1 em

+Số học sinh đạt giải cấp tỉnh

+Số học sinh đạt giải cấp tỉnh

+Giải nhất:

+Giải nhất:

+Giải nhì: 1 em

+Giải nhì: 2 em

+Giải ba: 1 em


+Giải ba: 2 em

+Giải khuyến khích: 2 em

+Giải khuyến khích: 2 em

Tóm lại:
Qua những năm bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi nhận thấy rằng: Người thầy
cần không ngừng học hỏi và tự học hỏi để nâng cao trình độ đúc rút kinh
nghiệm, thường xuyên xây dựng, bổ sung chương trình và sáng tạo trong
phương pháp giảng dạy.
Như vậy, để đưa con thuyền đến bến bờ vinh quang thì vai trò của người
cầm lái thật vô cùng quan trọng.
Trên đây là một số kinh nghịêm nhỏ của tôi bản thân tôi đã áp dụng và thu
được kết quả rất khả quan. Tuy nhiên, chắc hẳn vẫn chưa phải là tối ưu, xin đưa
ra để đồng nghiệp tham khảo, vận dụng và góp thêm ý kiến.

Giáo viên: Hà Thị Diệp –Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

13


MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TIN HỌC

PHẦN KẾT LUẬN
1. Một số kết luận:
Qua nghiên cứu trình bày ở trên chúng tôi khẳng định mục đích nghiên cứu
đặt ra đã được hoàn tất. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi xin rút ra một số
kết luận sau:

- Để bồi dưỡng học sinh giỏi đạt hiệu quả trước hết phải có những giáo viên
vững về kiến thức, kỹ năng thực hành và thiết kế tốt.
- Thực sự yêu nghề, tâm huyết với công việc bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Thường xuyên học hỏi trau dồi kiến thức, đọc sách báo để ngày càng làm
phong phú thêm vốn kiến thức của mình.
- Có phương pháp nghiên cứu bài, soạn bài, ghi chép giáo án một cách khoa
học, luôn tìm tòi, tham khảo thêm các đề thi của các năm trước, các tỉnh, các
huyện.
- Tham mưu nhiều sách báo tài liệu có liên quan, giao lưu học hỏi các bạn
đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm, các trường có bề dày thành tích.
- Tạo sự giao tiếp cởi mở, thân thiện với học sinh, mẫu mực trong lời nói,
việc làm, thái độ, cử chỉ có tâm hồn trong sáng lành mạnh để học sinh noi theo.
- Giáo viên phải khơi dậy niềm say mê, hứng thú của học sinh đối với môn
học , luôn phối hợp với gia đình để tạo điều kiện tốt nhất cho các em tham gia
học tập.
2. Kiến nghị:
- Đối với nhà trường nên tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ngay từ đầu năm
lớp 8, chú trọng hơn công tác khảo sát, lựa chọn học sinh vào lớp bồi dưỡng học
sinh giỏi. Phải coi trọng môn Tin học như những môn học khác.
- Đối với Phòng Giáo dục nên tổ chức thi tuyển và có kế hoạch bồi dưỡng
càng sớm càng tốt.
-Đối với các cấp cũng nên ra các dạng đề thi phong phú, phù hợp với khả
năng và trình độ của học sinh, không nên ra đề quá sức đề rồi học sinh cảm thấy
chán nản và không theo kịp.

Giáo viên: Hà Thị Diệp –Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

14




×