Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm sử dụng đồng hồ vạn năng nâng cao chất lượng dạy thực hành môn công nghệ 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.52 MB, 35 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
“KINH NGHIỆM SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG DẠY THỰC HÀNH MÔN CÔNG NGHỆ 12”

1


MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Đổi mới phương pháp dạy học là nhiệm vụ cấp thiết đang đặt ra cho ngành giáo dục
hiện nay. Nghị quyết Đại hội đại biểu lần XI của Đảng đã chỉ rõ: “Đổi mới phương
pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi
trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khoá, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học
vẹt, học chay…”. Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa
XI về: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo…”
Như chúng ta biết môn Công Nghệ có những đặc thù riêng so với môn học khác đây
là môn học tương đối mới so với môn học khác và chương trình môn học gắn với thực
tiễn, với công nghệ với sản xuất. Do đó bên cạnh việc truyền thụ kiến thức cho học sinh,
người giáo viên cần phải rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, các thao tác làm việc trong lao động
sản xuất.
Môn Công Nghệ là môn học mang nhiều tính thực tiễn do vậy phương pháp chủ yếu
trong giảng dạy là kết hợp lí thuyết với thực hành, thực hành một mặt cũng cố lý thuyết
cho học sinh mặt khác để hình thành những kỹ năng cần thiết cho học sinh và tập cho học
sinh vận dụng các kiến thức kỹ năng đã được học vào thực tế vào cuộc sống hàng ngày,
qua đó gây thêm sự hứng thú và lòng say mê của học sinh đối môn học góp phần chuẩn
bị cho học sinh phân luồng để một bộ phận sẽ vào học các lĩnh vực giáo dục phổ thông,
giáo dục nghề nghiệp, số còn lại sẽ đi vào cuộc sống lao động.
Muốn tăng hiệu quả học tập, nhằm rèn luyện kỹ năng, thái độ đúng đắn, khoa học


trong lao động, làm việc theo quy trình rèn luyện tác phong công nghiệp cho học sinh thì
việc tìm hiểu và sử dụng có hiệu quả các thiết bị đồ dùng của môn học trong trường phổ
thông là một công việc hết sức quan trọng của giáo viên. Đây là vấn đề vừa mang tính
thực tiễn vừa mang tính nhạy cảm nên việc tổ chức hướng dẫn cho học sinh biết sử dụng
thành thạo thiết bị đồ dùng trong giờ thực hành môn Công Nghệ 12 đạt kết quả cao cần
có kế hoạch và phương pháp đúng đắn.
Việc sử dụng tốt, có hiệu quả các đồ dùng thiết bị trong giảng dạy ở trường phổ thông
là nội dung rất quan trọng và cần thiết trong việc “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo
dục và đào tạo…”, nội dung này đã được Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên triển khai
trong Hội thi giáo viên sử dụng thiết bị thí nghiệm, thực hành giỏi năm học 2013 – 2014.

2


Sau đây, tôi xin được trình bày sáng kiến kinh nghiệm : “Kinh nghiệm sử dụng đồng
hồ vạn năng nâng cao chất lượng dạy thực hành môn Công Nghệ 12” mà tôi xem là có
hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng, kết quả giờ dạy.
2. Mục đích nghiên cứu
Ở bậc THPT, việc học môn Công Nghệ là môn học có nhiều kiến thức mới mẻ và
mang tính chất khoa học. Đặc thù các giờ thực hành của môn học Công Nghệ lớp 12 là
môn học khó truyền đạt, khó thao tác đối với giáo viên, khó làm đối với học sinh; môn
học có rất nhiều kiến thức mới, trừu tượng mang tính công nghiệp. Chính vì lý do đó mà
phân phối chương trình của Bộ giáo dục và Đào tạo đã dành 12 tiết thực hành trên tổng
số 35 tiết của sách giáo khoa lớp 12.
Để tiết học thực hành đạt kết quả cao, giáo viên cần nghiên cứu và tìm hiểu sâu về
cách sử dụng thiết bị đồ dùng trong dạy học thực hành môn Công Nghệ lớp 12. Nhằm tìm
ra cách dạy thực hành có hiệu quả nhất, giúp cho học sinh được lĩnh hội kiến thức nhanh
hơn và vững chắc hơn. Mặt khác nếu có sự chuẩn bị chu đáo về đồ dùng, thiết bị trực
quan từ phía giáo viên, sẽ giúp học sinh có thể tiếp thu một lượng kiến thức lớn và khó
trong một thời gian ngắn, hiệu quả giờ học sẽ được nâng cao.

Xét về tâm lí lứa tuổi, đối với các các em học sinh ở lứa tuổi THPT hầu hết thích tìm
tòi những cái mới lạ. Việc đưa các đồ dùng trực quan, và được thử tay nghề của mình vào
các bài thực hành là rất cần thiết, sẽ làm cho học sinh thích thú, say mê học tập. Tuy
nhiên nếu giáo viên không có kỹ năng thành thạo, không sử dụng thiết bị đồ dung trực
quan hợp lý, không có phương pháp hướng dần học sinh một cách khoa học thì rất dễ gây
phản tác dụng( không đúng với kết quả lý thuyết…) hoặc có thể dẫn đến việc mất tập
trung vào nội dung bài giảng và có thể gây ra tai nạn lao động.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Về phía Thầy:
- Có kiến thức về phương pháp dạy học đặc biệt là phương pháp dạy học thực hành; có
kĩ năng, thao tác thành thạo việc sử dụng thiết bị đồ dùng trong dạy thực hành, có tay
nghề của người thợ điện tử.
- Có kiến thức sâu về chuyên ngành điện tử và điện kỹ thuật được đào tạo.
- Biết phối hợp các phương pháp giáo dục truyền thống và hiện đại để có kết quả giáo
dục cao nhất.
3


Về phía trò:
- Tích cực chủ động trong việc tiếp thu kiến thức, có khả năng tư duy sáng tạo trong
quá trình học tập.
- Có hứng thú trong việc học thực hành, say mê công việc, có kiến thức về an toàn lao
động.
- Biết lắp ráp một số mạch điện tử đơn giản trong các bài thực hành.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: “Kinh nghiệm sử dụng đồng hồ vạn năng nâng cao
chất lượng dạy thực hành môn Công Nghệ 12” được xây dựng và thực hiện trong các
bài dạy thực hành môn Công Nghệ lớp 12 tại trường THPT Phù Cừ từ năm học 2010 2011 đến nay.
II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
1. Cơ sở định hướng nghiên cứu đề tài
Trong nhiều năm qua tôi đã suy nghĩ đổi mới cách dạy và học bộ môn nói chung và

việc sử dụng các thiết bị trong dạy thực hành nói riêng, đồng thời trao đổi cùng đồng
nghiệp để vận dụng thực hiện. Sau mỗi bài giảng lại đúc kết rút kinh nghiệm và trao đổi
để đưa ra cách dạy phù hợp nhất. Kết quả được đối chứng qua các lần kiểm tra, làm bài
tập thực hành rồi tiếp tục rút kinh nghiệm để đạt được kết quả tốt hơn,
Khi nhà trường có bổ sung thêm các thiết bị đồ dùng cho bộ môn, tôi đã tích cực soạn
bài theo hướng đổi mới lấy học sinh làm trung tâm và sưu tầm các thiết bị, linh kiện kỹ
thuật để phục vụ cho bài dạy và tích cực đổi mới phương pháp theo hướng phát huy tính
tích cực của học sinh.
2. Các biện pháp tiến hành
Nghiên cứu lý luận: Lý luận về các phương pháp dạy học thực hành, các bước dạy
thực hành trong trường THPT, đặc biệt là dạy thực hành môn Công Nghệ lớp 12 hiện
nay.
Nghiên cứu thực tiễn: Xây dựng các giáo án dạy thực hành môn Công Nghệ lớp 12,
đề xuất mua bổ sung các thiết bị đồ dùng trực quan.
Tìm hiểu và nghiên cứu kỹ chức năng, công dụng, cấu tạo và nguyên lý làm việc của
các thiết bị thực hành ( đồng hồ vạn năng, linh kiện điện tử, mạch điện tử,…..), xem lại
4


kiến thức liên quan ở môn Vật lí lớp 11; tham khảo các nguồn thông tin, kiến thức trong
các tài liệu tham khảo, mạng Internet….
Lập chương trình, xây dựng khung nội dung của đề tài, phân tích những vấn đề còn
hạn chế, bất hợp lý trong nội dung sách giáo khoa.
Thực hiện các phương pháp, các thao tác khác nhau trên cùng thiết bị, cùng nội dung
thực hành. Từ đó, so sánh tìm ra ưu, nhược điểm và lựa chọn các phương án hợp lý nhất.
Thử nghiệm phương pháp dạy học thực hành trên các lớp khác nhau, các đối tượng
học sinh khác nhau làm cơ sở để đánh giá mức độ thành công của đề tài.

5



NỘI DUNG
I. MỤC TIÊU
Với mục tiêu chung của giáo dục phổ thông hiện nay là “Giúp học sinh phát triển toàn
diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản; phát triển năng lực cá
nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ
nghĩa, xây dựng tư cách, trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên
hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia bảo vệ Tổ quốc”.
Kết quả cần đạt được của đề tài này là nghiên cứu sâu phương pháp sử dụng thiết bị
đồ dùng trong dạy học thực hành, xây dựng các bài dạy thực hành có hiệu quả cao nhằm
rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh khối 12. Nhằm “Phát huy tính tích cực, tự
giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối
tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự
học, khả năng hợp tác; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động
đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập của học sinh; góp
phần định hướng cho học sinh khối 12 biết cách lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân”.
II. TÌM HIỂU THIẾT BỊ THỰC HÀNH
Như chúng ta đã biết, phương pháp dạy thực hành là phương pháp dạy học mà trong
đó học sinh dựa vào sự quan sát giáo viên làm mẫu và tiến hành thực hành tự lực dưới sự
hướng dẫn của giáo viên, nhằm giúp cho học sinh rèn luyện kỹ năng thực hành. Do đó,
người dạy muốn có các thao tác chuẩn mực, kỹ năng thành thạo trong dạy thực hành thì
cần phải hiểu rõ tính năng tác dụng của các thiết bị. Ở đây trong giới hạn của đề tài này
tôi chỉ đề cập tới : Đồng hồ vạn năng kim hiển thị SANWUA – YX – 960TR và các
thiết bị liên quan được sử dụng phổ biến trong các trường THPT (Thực tế có nhiều loại:
Đồng hồ vận năng hiển thị số,…….).
1. Tìm hiểu cấu tạo bên ngoài đồng hồ vạn năng kim hiển thị
a. Hình dạng bên ngoài

6



15
1

14

2

13

3

12

4

11

5

10

6

9

7

8


1 – Kim chỉ thị

9 – Thang đo điện trở

2 – Mặt chỉ thị

10 – Chuyển mạch chọn thang đo

3 – Vít điều chỉnh điểm 0 tĩnh

11 – Thang đo điện áp xoay chiều

4 – Đầu đo điện áp thuần xoay 12 – Nút điều chỉnh 0Ω (0Ω ADJ)
chiều
5 – Thang đo điện áp một chiều

13 - Cung chia đo điện áp xoay
chiều

6 – Đầu đo chung (Com)(căm que 14 - Cung chia đo điện áp và dòng
đen)
điện một chiều
7 – Thang đo dòng điện một chiều

15 - Cung chia đo điện trở

8 – Đầu đo dương (+)(cắm que đỏ)

b. Một số kí hiệu sử dụng trên đồng hồ
7



Trên đồng hồ vạn năng kim hiển thị có một số kí hiệu như sau:
·

Nội trở của đồng hồ: DC20 KΩ /V; AC 9KΩ/V

·

Phương đặt đồng hồ:
- ┌┐ hoặc →: Phương đặt nằm ngang
- ┴ hoặc ↑: Phương đặt thẳng đứng
- Ð

: Phương đặt xiên góc (thường là 450)

·

Điện áp thử cách điện: 5 KV

·

Bảo vệ bằng cầu chì và điôt

·

DCV : Thang đo điện áp một chiều.

·


ACV : Thang đo điện áp xoay chiều.

·

DCA : Thang đo dòng điện một chiều.

·

Ω: Thang đo điện trở

·

0Ω ADJ : Chỉnh không ôm (chỉnh điểm không động)

·

COM (Common): Đầu chung, cắm que đo màu đen

·

(+) : Đầu đo dương, cắm que đo màu đỏ

c. Cung chia độ

A
B
C
D

8



- (A) Là cung chia thang đo điện trở Ω : Dùng để đọc giá trị khi sử dụng thang đo
điện trở. Cung chia độ thang đo Ω có giá trị lớn nhất bên trái và nhỏ nhất bên phải (ngược
lại với tất cả các cung còn lại).
- (B) Là mặt gương: Dùng để giảm thiểu sai số khi đọc kết quả, khi đọc kết quả
hướng nhìn phải vuông góc với mặt gương – tức là kim chỉ thị phải che khuất bóng của
nó trong gương.
- (C) Là cung chia độ thang đo điện áp và dòng điện một chiều DCV.A:
Dùng
để đọc giá trị khi đo điện áp một chiều và dòng điện một chiều. Cung này có 3 vạch chia
độ là: 250V; 50V; 10V
- (D) Là cung chia độ điện áp xoay chiều ACV: Dùng để đọc giá trị khi đo điện áp
xoay chiều. Cung này có 3 vạch chia độ là: 250V; 50V; 10V
d. Các thang đo

- DC.V: Đo điện áp một chiều có 7 thang đo, từ 0,1V đến 1000V
- DC.mA: Đo dòng điện 1 chiều, có 4 thang đo, từ 50mA đến 250mA
- AC.V: Đo điện áp xoay chiều, có 4 thang đo, từ 10V đến 1000V
- DC 2,5A: Đo dòng điện một chiều đến 2,5A

9


- Ω: Đo điện trở, có 5 thang đo, từ X1Ω đến X 10k
Lưu ý:
- Trong đề tài này, tôi chỉ đề cập nghiên cứu chức năng của đồng hồ vạn năng kim hiển
thị phần nội dung có liên quan đến việc sử dụng trong các bài thực hành môn Công Nghệ
12. Những phần ứng dụng khác, cấu tạo bên trong và nguyên lý hoạt động,….. xin không
trình bày ở đây.

- Với mỗi loại đồng hồ kim hiển thị khác nhau thì cách bố trí thang đo, cung chia độ,
chức năng, …có những điểm khác nhau không nhiều; phần chính cơ bản là giống nhau.
2. Một số hình ảnh về đồng hồ vạn năng kim chỉ thị khác

III. NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Trong phân phối chương trình môn Công Nghệ lớp 12 hiện nay( đã giảm tải theo
hướng dẫn của Bộ GD&ĐT và có sự thống nhất của Sở GD&ĐT Hưng Yên) thì còn 5 bài
thực hành có sử dụng thiết bị đồng hồ vạn năng. Do vậy, tôi trình bày giải pháp theo từng
bài cụ thể:
1. Bài 3: Thực hành: Điện trở - Tụ điện – Cuộn cảm
Các linh kiện: Điện trở - Tụ điện – Cuộn cảm là các linh kiện thụ động nhưng
đóng vai trò quan trọng và có mặt hầu hết trong các mạch điện tử. Để tìm hiểu về các linh
kiện này, sách giáo khoa mới chỉ đề cập đến mục tiêu nhận biết, phân loại, đọc sơ đồ; còn
vấn đề đo trị số ( với linh kiện ghi trị số chưa rõ hoặc bị mờ), kiểm tra linh kiện còn tốt

10


hay xấu( dùng được – hay hỏng) thì chưa đề cập rõ ràng dẫn đến việc sử dụng các linh
kiện trong việc lắp ráp mạch điện tử gặp nhiều khó khăn.
a. Đo điện trở:
Trị số điện trở được ghi trên thân điện trở bằng cách ghi trực tiếp hoặc ghi theo kí
hiệu vạch màu( dùng bảng màu để xác định trị số):

Điện trở màu

Điện trở ghi trực tiếp

Sử dụng thang đo điện trở của đồng hồ vạn năng để xác định trị số và kiểm tra chất
lượng điện trở( xác định trị số tăng hay giảm so với giá trị định mức).

Thực hiện theo
các bước sau:

11


Đo kiểm tra điện trở bằng đồng hồ vạn năng


Bước 1 : Để thang đồng hồ về các thang đo trở, nếu điện trở nhỏ thì để thang x1
ôm hoặc x10 ôm, nếu điện trở lớn thì để thang x1K hoặc 10K. sau đó chập hai que
đo và chỉnh chiết áp để kim đồng hồ báo vị trí 0 ôm (chỉnh không).



Bước 2 : Chuẩn bị các điện trở để đo .



Bước 3 : Đặt que đo vào hai đầu điện trở, đọc trị số trên thang đo , giá trị đo được =
chỉ
số
thang
đo
X
thang
đo
Ví dụ : nếu để thang x 100 ôm và chỉ số báo là 27 thì giá trị là = 100 x 27 = 2700
ôm = 2,7 K .




Bước 4 : Nếu ta để thang đo quá cao thì kim chỉ lên một chút , như vậy đọc trị số sẽ
không chính xác.



Bước 5 : Nếu ta để thang đo quá thấp , kim lên quá nhiều, và đọc trị số cũng không
chính xác.



Lưu ý: - Khi đo điện trở ta chọn thang đo sao cho kim báo gần vị trí giữa cung
chia vạch đo thì sẽ cho độ chính xác cao nhất.
- Khi chuyển thang đo khác nhất thiết phải “chỉnh không”.
b. Xác định chất lượng của tụ điện

Tụ điện có rất nhiều loại( phân loại theo chất điện môi, theo trị số, phân cực, không phân
cực,…), đa số tụ điện có trị số được ghi trực tiếp trên vỏ tụ, riêng có tụ gốm ghi theo kí
hiệu( Ví dụ: 103 có trị số 10000 = 10n). Ở đây ta dùng thang điện trở để kiểm tra tụ
thường(không phân cực) và tụ hoá (có phân cực).
12


Tụ hoá

Tụ thường

Dùng thang điện trở kiểm tra độ phóng nạp và hư hỏng của tụ điện , khi đo tụ điện ,
nếu là tụ thường ta dùng thang đo x1K hoặc 10K, nếu là tụ hoá ta dùng thang x10 ôm.

Dùng thang x 1K để kiểm tra tụ thường

Giữ một đầu que đo vào một cực của tụ, que kia quệt nhẹ vào cực còn lại.
Kết quả cho thấy:


Nếu kim phóng nạp( kim nhích nhẹ rồi trả lại) : Tụ C1 còn tốt.



Nếu kim nhích lên nhưng không trở về vị trí cũ : Tụ C2 bị dò



Nếu kim đồng hồ lên chỉ 0 ôm và không trở về : Tụ C3 bị chập.

Dùng thang x 10 để kiểm tra tụ hoá
13


Kiểm tra các tụ hoá, tụ hoá rất ít khi bị dò hoặc chập mà chủ yếu là bị khô ( giảm
điện dung) khi đo tụ hoá để biết chính xác mức độ hỏng của tụ ta cần đo so sánh với một
tụ mới có cùng điện dung.


Cách xác định tụ hoá tương tự như tụ thường, song góc quét của kim rộng hơn
nhiều(với tụ có điện dung lớn kim có thể quay đến chỉ 0 ôm rồi từ từ trở về vị trí
cũ).




Ở trên là phép đo so sánh hai tụ hoá cùng điện dung, trong đó tụ C1 là tụ mới còn
C2 là tụ cũ, nếu thấy tụ C2 có độ phóng nạp yếu hơn tụ C1 thì chứng tỏ tụ C2 bị
khô ( giảm điện dung )



Chú ý khi đo tụ phóng nạp, ta phải đảo chiều que đo vài lần để xem độ phóng nạp.

c. Đo kiểm tra cuộn cảm, dây quấn máy biến áp, thông mạch của một đoạn dây
dẫn, đoạn mạch in, loa,…
Cuộn cảm là cuộn dây dẫn điện có vỏ cách điện được quấn thành vòng (có thể ít
hoặc nhiều vòng). Có nhiều loại cuộn cảm: lõi không khí, lõi ferit, lõi sắt từ,….. Để
xác định trị số điện cảm ( trị số điện cảm được ghi trên nhãn gắn trên vỏ) người ta phải
đo kích thước, tính toán theo công thức hoặc gián tiếp bằng thực nghiệm, đo trực tiếp
là việc làm rất khó khăn. Ở đây chỉ xác định tính thông mạch của cuộn cảm và còn sử
dụng được hay không.

14


Hình ảnh một số cuộn cảm

Máy biến áp

Loa

điện động
Phương pháp kiểm tra cuộn cảm:



Để đồng hồ ở thang đo điện trở x1ôm hoặc x10 ôm, chỉnh không và đặt hai que đo
vào hai đầu cuộn cảm.



Nếu kim quay chỉ xấp xỉ 0 ôm hoặc điện trở nhỏ: Cuộn cảm còn tốt.



Nếu kim chỉ vô cùng: Cuộn cảm bị đứt.



Kiểm tra cuộn dây biến áp, mạch in, cuộn dây loa,….tương tự như trên.

2. Bài 5: Thực hành: Điốt – Tirixto – Triac
Các linh kiện Điốt, Tirixto, Triac,… là các linh kiện tích cực trong các mạch điện tử,
chúng được chế tạo từ các chất bán dẫn loại P và loại N. Tuỳ theo cách tổ hợp của các
tiếp giáp P – N sẽ tạo ra các linh kiện bán dẫn khác nhau. Việc xác định chính xác loại
linh kiện, phân biệt các cực, kiểm tra mức độ tốt-xấu các linh kiện khi sử dụng chúng là
rất quan trọng. Trong bài 5: Thực hành Điốt – Tirixto – Triac ở sách giáo khoa Công
Nghệ 12 đã hướng dẫn khá rõ, song để thành kỹ năng xin bổ sung một số nội dung cụ thể
sau:
15


a. Điôt bán dẫn
Điốt bán dẫn thực chất là một tiếp giáp P-N , có 2 điện cực và có vỏ bảo vệ. Có nhiều
loại điốt: điốt điểm, điốt mặt; điốt chỉnh lưu, ổn áp; điốt LED, xung,… Điốt bán dẫn dùng

để chỉnh lưu, tách sóng, ổn áp, phát quang, thu quang, biến dung,….

Một số loại điôt bán dẫn
Phương pháp đo kiểm tra Điốt:


Đặt đồng hồ ở thang x 1 hoặc x 10Ω, chỉnh không và đặt hai que đo vào hai cực, nếu :



Đo phân cực thuận que đen vào Anôt, que đỏ vào Katôt mà kim lên, đảo chiều đo kim
không lên là Điốt tốt



Nếu đo cả hai chiều kim lên = 0Ω là Điôt chập.



Nếu đo thuận chiều mà kim không lên là Điốt bị đứt.

16


Dùng thang x 10 để kiểm tra Điốt
Lưu ý:
- Ở thang đo điện trở: Que đen nối với cực dương của pin trong đồng hồ, que đỏ
nối cực âm.
- Khi chưa phân biệt được hai cực của Điốt, ta vẫn đo bình thường và đảo que đo.
Nếu thấy kim lên (chỉ 0ôm) và không lên (chỉ vô cùng) thì Điốt còn tốt. Trường hợp kim

chỉ 0ôm thì que đen nối với Anốt, còn lại là Katôt.
b. Tirixto( điôt chỉnh lưu có điều khiển- SCR)
Tirixto là linh kiện bán dẫn có 3 tiêp giáp P – N, có vỏ bảo vệ, có 3 điện cực: Anốt( A),
Katôt(K), điều khiển( G). Tirixto được dùng trong mạch chỉnh lưu có điều khiển, bằng
cách điều khiển cho điện áp UGK xuất hiện sớm hay muộn để thay đổi giá trị điện áp ra.

17


Cấu tạo và kí hiệu Tirixto

Một số loại Tirixto

Phương pháp kiểm tra Tirixto:



Xác định các cực: A, K, G của Tirixto

Đặt đồng hồ ở thang đo x1 hoặc x10 , khi cực điều khiển( G) hở mạch (UGK = 0)
đặt que đỏ vào Anot, que đen vào Katot hoặc đảo lại thì kim không lên.


Đặt que đen vào Anôt, que đỏ vào Katôt của Tirixto, dùng Tovit chập
chân A vào chân G (trường hợp UGK > 0) thấy kim đồng hồ lên, sau đó bỏ Tovit ra kim
đồng hồ vẫn lên, như vậy là Tirixto còn tốt; đảo lại chiều que đo thì kim đồng hồ không
lên . Trái với kết quả trên thì Tirixto hỏng.


18



c. Triac
Triac là linh kiện bán dẫn gồm 6 miền bán dẫn ghép với nhau, có 3 điện cực là
Anot( A1), Katot( A2,) và cực điều khiển( G). Triac dùng để điều khiển các thiết bị điện
trong mạch điện xoay chiều như: động cơ điện, quạt, đèn,…..

Kí hiệu và hình dạng của Triac
Phương pháp kiểm tra Triac
Cách đo kiểm tra Triac, cũng làm giống như cách
đo của Tirixto, trong cách đo Triac, khi đảo
chiều Triac, và cho kích cực điều khiển, nó cũng
sẽ vào trạng thái dẫn điện, trong khi đó thì SCR
lại không dẫn điện.
A1 A2 G

- Bước 1: Khi cực khiển( G) để hở, đo điện
trở hai cực A1, A2 thì kim đồng hồ đều không
lên (chỉ vô cùng).
- Bước 2: Đặt que đen của Ôm kế vào cực A2,
que đỏ vào cực A1, kim không lên, cho cực G
chạm nhẹ vào cực A2 thì kim lên; lúc này để hở
cực G kim vẫn lên vì có tính tự giữ.

19


- Bước 3: Đảo ngược Triac, que đỏ đặt cực A2, que đen đặt cực A1, cho cực G chạm
nhẹ vào cực A1, kim lên, sau đó để hở cực G kim vẫn lên. Như vậy Triac dẫn điện theo
cả hai chiều khi cực khiển có điện áp thích hợp.

Khác với kết quả trên thì Triac bị hỏng.
A1 A2 G

3. Bài 6: Thực hành: Tranzito
Tranzito là linh kiện tích cực trong mạch điện tử, nó dùng để khuếch đại tín hiệu, tạo
sóng, tạo xung,… . Cấu tạo gồm có hai tiếp giáp P – N, có vỏ bảo vệ và ba điện cực:
Emito(E), Bazơ(B), Colectơ(C). Theo cấu tạo Tranzito chia làm hai loại : PNP (loại
thuận) và NPN (loại ngược).
Trong bài 6: Thực hành: Tranzito mới chỉ đề cập đến cách đặt tên tranzito do Nhật
Bản sản xuất, cách đo hai tiếp giáp P - N khi đã phân biệt được loại và tên các cực của
Tranzito. Với các tranzito của hãng khác, chưa biết tên cực thì kiểm tra thế nào? Ở đây
sẽ trình bày cách xác định loại tranzito, xác định chất lượng và phân biệt tên các cực
tranzito bất kỳ của nhà sản xuất nào bằng đồng hồ vạn năng.

Cấu tạo và kí hiệu Tranzito

Một số loại Tranzito

Phương pháp kiểm tra Tranzito

20


Tranzito khi hoạt động có thể hư hỏng do nhiều nguyên nhân, như hỏng do nhiệt độ,
độ ẩm, do điện áp nguồn tăng cao hoặc do chất lượng của bản thân Tranzito, để kiểm tra
cần nhớ cấu tạo của chúng.

NPN

PNP


a. Trường hợp đã phân biệt loại và các cực của Tranzito
Kiểm tra Tranzito ngược NPN tương tự kiểm tra hai Điôt đấu chung cực Anôt, điểm
chung là cực B, nếu đo từ B sang C và B sang E ( que đen vào B) thì tương đương như
đo hai điôt thuận chiều thì kim lên, tất cả các trường hợp đo khác kim không lên. Kiểm
tra Tranzito thuận PNP tương tự kiểm tra hai Điot đấu chung cực Katôt, điểm chung là
cực B, nếu đo từ B sang C và B sang E ( que đỏ vào B ) thì tương đương như đo hai điôt
thuận chiều thì kim lên , tất cả các trường hợp đo khác kim không lên. Trái với các điều
trên là Tranzito bị hỏng. Các bước thực hiện như sau:
* Tranzito NPN:


Bước 1 : Chuẩn bị đo để đồng hồ ở thang x10 Ω hoặc x100 Ω



Bước 2 : Đặt que đen vào cực B. Đo thuận chiều B - E và B - C thấy kim lên .



Bước 3: Đặt que đỏ vào cực B. Đo ngược chiều B - E và B - C thấy kim không lên.



Bước 4 : Đo giữa C và E và đảo lại thấy kim không lên.



Kết luận: Tranzito còn tốt.


21


Minh hoạ phép đo kiểm tra Tranzito .
* Tranzito PNP: Tương tự


Bước 1 : Chuẩn bị đo để đồng hồ ở thang x10 Ω hoặc x100 Ω



Bước 2 : Đặt que đỏ vào cực B. Đo thuận chiều B - E và B - C thấy kim lên .



Bước 3: Đặt que đen vào cực B. Đo ngược chiều B - E và B - C thấy kim không
lên.



Bước 4 : Đo giữa C và E và đảo lại thấy kim không lên.



Kết luận: Tranzito còn tốt.

b. Trường hợp chưa biết thông tin gì về Tranzito( kể cả chưa biết tên).
- Bước 1: Chuẩn bị đo để đồng hồ ở thang x10 Ω hoặc x100 Ω
- Bước 2: Giữ một que trong hai que đo ở một cực cố định, que còn lại chuyển lần
lượt sang hai cực còn lại( thay đổi cực chọn làm cố định, thực hiện nhiều lần). Tới khi

xác định được một cực thông với hai cực còn lại( kim lên) thì cực đó sẽ là cực B của
Tranzito.
22


- Bước 3: Nếu que cố định là que đen thì là tranzito NPN , nếu que cố định là que
đỏ thì là PNP.
- Bước 4: Dùng hai que đo của đồng hồ đặt lên hai cực chưa xác định ( E và C), sau
đó dùng ngón tay thấm ướt quệt vào cực B (đã được xác định) thấy:
+ Nếu kim nhúc nhích thì xác định như sau: tranzito PNP thì que đen sẽ là cực E,
que đỏ sẽ là cực C; nếu là NPN thì que đỏ là cực E, que đen là cực C
+ Nếu đo lần đầu mà kim không nhúc nhích thì đảo que đo ở hai cực, rồi quệt tay
ướt vào cực B.
Lưu ý: Trong trường hợp ngoại lệ khi mà Tranzito có điện trở lớp tiếp giáp nhỏ (lúc
bóng chưa mở) thì khi đặt que đo vào hai cực C và E trong hai trường hợp đều thấy kim
chỉ nhúc nhích. Lúc này ta đặt ngón tay ướt vào chân B và nếu là trường hợp đặt đúng thì
kim chỉ góc quay lớn hơn trường hợp còn lại.
4. Bài 10: Thực hành: Mạch nguồn điện một chiều:
Mạch nguồn một chiều là mạch điện được dùng khá phổ biến trong thực tế, để thực
hiện tốt mục tiêu bài học cần nắm vững cách đo điện áp xoay chiều, điện áp một chiều,
đo nhiều mức điện áp khác nhau; lưu ý ở đây là đo nóng( đo có điện). Trong quá trình đo
nếu không để ý sẽ mắc sai sót như: nhầm thang đo xoay chiều sang một chiều, điện áp
sang dòng điện,….gây sự cố, hỏng đồng hồ.
Phương pháp đo điện áp xoay chiều
- Khi đo điện áp xoay chiều ta chuyển thang đo về các thang AC, để thang AC cao
hơn điện áp cần đo một nấc. Ví dụ nếu đo điện áp AC220V ta để thang AC 250V, nếu ta
để thang thấp hơn điện áp cần đo thì đồng hồ báo kịch kim, nếu để thang quá cao thì kim
báo thiếu chính xác. Trường hợp chưa biết điện áp cần đo khoảng bao nhiêu, ta đặt thang
đo ở nấc lớn nhất rồi chuyển dần về nấc thấp hơn đến khi đọc dễ nhất.
- Đặt que đo vào hai cực cần đo( không cần quan tâm màu que đo), quan sát kim chỉ

giá trị đo và đọc kết quả( xác định số vạch trên cung đo nhân với giá trị của một vạch). Ví
dụ: ở nấc thang ACV 250V, trên cung đo ACV có 50 vạch nhỏ thì giá trị một vạch 250 :
50 = 5 V, nếu kim chỉ 30 vạch thì giá trị đọc được là : 30 vạch X 5V = 150V.
* Chú ý:
Tuyệt đối không để thang đo điện trở hay thang đo dòng điện khi đo vào điện áp xoay
chiều . Nếu nhầm đồng hồ sẽ bị hỏng ngay lập tức !

23


Dùng đồng hồ vạn năng đo điện áp xoay chiều
Phương pháp đo điện áp một chiều
- Khi đo điện áp một chiều DC, ta nhớ chuyển thang đo về thang DC, khi đo ta đặt
que đỏ vào cực dương (+) nguồn, que đen vào cực âm (-) nguồn, để thang đo cao hơn
điện áp cần đo một nấc. Ví dụ nếu đo áp DC 110V ta để thang DC 250V.
- Cách đọc giá trị tương tự như đo điện áp xoay chiều, nhớ là quan sát kim và đọc
trên cung đo một chiều.

24


Dùng đồng hồ vạn năng đo điện áp một chiều DC
Phương pháp đo dòng điện một chiều:
Dùng đồng hồ vạn năng mắc nối tiếp với tải tiêu thụ, thực hiện theo các bước sau:
- Đặt đồng hồ ở nấc đo dòng điện cao nhất.
- Đặt que đo nối tiếp với tải, que đỏ về chiều dương, que đen về chiều âm
- Nếu kim lên thấp thì giảm nấc đo
- Cách đọc giá trị giống như đo điện áp một chiều, nhớ là quan sát kim và đọc trên
cung đo dòng điện một chiều.
Sử dụng cách đo điện áp và dòng điện trên để xác định các giá trị của Mạch nguồn

điện một chiều:

25


×