Tải bản đầy đủ (.ppt) (55 trang)

CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÁ SẶC RẰN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (738.15 KB, 55 trang )

Trường Cao Đẳng Kinh Tế- Kỹ Thuật
Cần Thơ
Khoa: Kinh Tế Thủy Sản

Môn: BỆNH TÔM CÁ
GVHD: Th.s NGUYỄN QUỐC THANH


Lớp CNT10- Nhóm 6:
1. Huỳnh Thị Huế Chi
2. Võ Thị Kiều Loan
3. Nguyễn Thị Thu Phượng
4. Lê Thị Nương
5. Phan Thị Lệ Thu
6. Phạm Văn Tuấn


CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÁ SẶC RẰN


NỘI DUNG
1.
2.
3.
4.
5.
6.

GIỚI THIỆU
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ SẶC RẰN
NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN BỆNH TRÊN CÁ


CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH TỔNG HỢP TRÊN CÁ
MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở CÁ SẶC RẰN
KẾT LUẬN


1. GIỚI THIỆU:
Cá sặc rằn có thể được xem là một loài cá đặc biệt
liên hệ thân thiết với người nông dân tại miền Nam Việt
Nam. Cá tuy được xem là một nguồn thực phẩm tại các
quốc gia Đông Nam Á, Thái Lan nhưng hiện đang được
nuôi làm cá cảnh tại các nước Âu Mỹ. Cá sặc phơi khô và
nướng chín là món nhậu 'tuyệt vời khi ăn chung với xoài
chua hay bông điên điển. Văn chương bình dân đã có
nhiều câu thơ ngắn như :
“ Điên điển mà đem muối chua
Ăn cặp sặc nướng đến vua cũng thèm.”



Khô cá sặc hiện nay đã một sản phẩm được
Thái Lan đóng gói và xuất cảng đi khắp thế giới. Một
trong những món ăn đặc biệt có thể gọi là khó tìm
hay không thể tìm được tại hải ngoại là món “Mắm
cá sặc”. Hiện nay, việc sản xuất cá sặc rằn tương đối
dễ, không gây khó khăn đối với bà con nông dân.


Tùy từng điều kiện, người nuôi có thể nuôi
quảng canh hay thâm canh, góp phần chuyển đổi cơ
cấu vật nuôi ở địa phương.

Sặc rằn là loại cá dễ nuôi, thích nghi rộng, có
thể tự tìm thức ăn trong điều kiện nuôi quảng canh
và đặc biệt là có nhiều lợi thế khi so sánh với các
giống thủy sản khác vì cho hiệu quả kinh tế cao và là
đặc sản của nhiều vùng và đang dược nuôi phổ biến
ở nhiều nơi.


Đặc biệt cá sặc rằn là đối tượng thủy sản dễ
nuôi, ít bệnh, nguồn cá giống dễ tìm, có khả năng tự
sinh sản nhân tạo để chủ động nguồn giống, nhu cầu
thị trường lớn, tiêu thụ ổn định, có giá trị kinh tế cao,
ít tốn kém chi phí, thịt cá chắc ngọt, thơm ngon…
Tuy nhiên, để nuôi cá sặc rằn đạt hiệu quả cao
nhất thì việc nắm vững phương pháp nuôi và cách
phòng trị bệnh là những khâu quan trọng và cần
thiết.


2. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ SẶC RẰN:
Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, được di giống
sang Mã Lai, Indonesia, Bangladesh

Tại Việt Nam, trong vùng châu thổ sông Mêkông,
cá tập trung trong các vùng trũng ngập nước
quanh năm

2.1. Phân bố
ở thủy vực như kênh rạch, ruộng lúa, ao hồ, nơi có
nhiều cây cỏ thủy sinh và chất hữu cơ


Cà Mau và Kiên Giang là vùng phân bố tập trung,
có sản lượng cao hiện nay ở vùng ĐBSCL.


2.2. Sinh trưởng:
- Cá đực và cá cái cùng kích thước, nhưng cá đực có
trọng lượng nhỏ hơn
-Trong điều kiện nhiệt độ thích hợp 25 – 30°C cá đạt
trọng lượng khoảng 140 g/con sau 2 năm


Sau khi nở, dinh
dưỡng bằng noãn
hoàn

2.3. Dinh
dưỡng

-Khi hết noãn hoàn,
chuyển sang ăn thức
ăn bên ngoài.

Ngoài ra cũng có thể
ăn : bột ngũ cốc,
động vật, khi thiếu
thức ăn cá ăn cả
trứng của chính nó.

thời kỳ đầu ăn:

phiêu sinh ĐV,
phiêu sinh TV,…

Trưởng thành, ăn
tạp: mùn bã hữu
cơ, TV phiêu sinh,
ĐV phiêu sinh,
mầm non TV, TV
thủy sinh mềm
trong nước.


-Thành thục lần đầu
sau 7 tháng tuổi.
Sự phát triển tuyến
sinh dục của cá sặc
rằn ở vùng ĐBSCL
theo mùa rất rõ.
2.4. Đặc điểm
thành thục sinh
dục của cá sặc rằn

Khi thành thục, có thể
phân biệt dễ dàng cá
đực, cá cái
Cá thường tới những
nơi nước cạn ven bờ,
nhiều cây cỏ thủy sinh
để sinh sản.
Từ khi trứng thụ tinh, t°

nước 27 – 29°C cá nở
sau 20 – 23h.

Các biểu hiện bên
ngoài của dấu hiệu
sinh dục phụ.

Dựa vào các sọc
ngang đậm nét
chạy từ lưng xuống
bụng


3. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN BỆNH TRÊN CÁ
3.1. Chất lượng nước bị thay đổi:
-Nhiệt độ nước thay đổi đột ngột => cá bỏ ăn, suy
yếu tạo điều kiện cho các SV gây bệnh phát triển =>
cá dễ bệnh.
- Nguồn nước bị nhiễm bẩn
- Khi nước đứng hoặc chảy yếu, cá nuôi với mật độ
cao => cá thiếu oxy, bơi lội hỗn loạn.


3.2. Chất lượng thức ăn kém
- Thức ăn chất lượng tốt sẽ phòng tránh các bệnh
dinh dưỡng
- Nếu cá bị đói sau một thời gian dài hoặc thức ăn
kém chất lượng sẽ dẫn đến cá bị suy yếu, chậm lớn
và có thể tạo điều kiện cho tác nhân gây bệnh tấn
công.



3.3. Thiếu cẩn thận khi chăm sóc cá:
- Các dụng cụ cho ăn không được vệ sinh thường
xuyên là nơi ẩn chứa mầm bệnh.
- Các dụng cụ vận chuyển, bắt cá như lưới vợt,
thùng… có thể làm xây xát cá trong quá trình thao
tác và vì thế mầm bệnh có điều kiện xâm nhập vào
cá nuôi. Do đó phải dùng các dụng cụ nhẵn, lưới
không gút để hạn chế trường hợp này.


3.4. Nguồn giống thả kém chất lượng
- Nguồn giống thả nuôi chưa được kiểm tra chất
lượng, chưa được chọn lựa kỹ còn mang mầm bệnh
hoặc giống chưa được xử lý diệt trùng, khi cá thả
xuống nuôi một thời gian gặp thời tiết thay đổi sẽ
thuận lợi cho mầm bệnh phát triển.
- Cá yếu là cơ hội cho bệnh cá phát sinh và gây hại
cho cá trong ao nuôi.


4. Cách phòng và trị bệnh tổng hợp trên cá
4.1. Phòng bệnh:
- Việc duy trì sức khỏe tốt cho cá rất quan trọng để
việc nuôi cá có lợi nhuận.
- Trong giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột
ngột dễ làm cho cá bị stress, tác nhân gây bênh có
điều kiện phát triển và xâm nhập vào vật nuôi =>
tránh để cá bị stress bằng cách duy trì chất lượng

môi trường.


4.2. Cải tạo môi trường:
Sau khi thu hoạch, các ao nuôi muốn sử dụng lại phải
được cải tạo thật kỹ => tạo môi trường sống tốt cho thủy
sản nuôi => phòng bệnh và nâng cao năng suất cá nuôi.

4.2.1. Chuẩn bị ao nuôi:

Tu sửa lại bờ ao,
cống bọng, làm
vệ sinh mương
cấp, thoát nước

Tát cạn nước, sên vét bùn ra khỏi
ao, bón vôi, phơi ao 5-7 ngày tùy
vào điều kiện ao nuôi.


4.2.2. Tẩy độc
cho ao nuôi:

Dùng vôi (CaO): 10-15kg/100m2 rải
đều khắp ao, bờ ao, nếu ao có phèn
(pH < 5) dùng 15-20kg/100m2, đối
với những ao không thể rút cạn
nước dùng vôi từ 0,5- 1kg/m3 rải
trực tiếp xuống ao.


Dùng rễ dây thuốc cá: 4g/m3 để diệt
tạp.

Nên rãi vôi vào ngày nắng, chú ý những nơi có bùn đọng.


4.3. Tăng cường chăm sóc quản lý:

4.3.1. Tẩy
trùng cho cá:

Trước khi thả nuôi tắm cá bằng
muối ăn 2- 3% trong 15-30 phút
(tùy theo kích cỡ cá) hoặc dùng
formalin 25-30 g/m3 để diệt trùng
và nấm gây bệnh cho cá.

Phun thuốc xuống ao: dùng
Chlorin 1g/m3 hoặc CuSO4 0,50,7g/m3 nước ao.


4.3.2. Tẩy trùng nơi cho ăn:
- Sử dụng vôi 2-4kg/túi treo quanh chỗ cho ăn, 5-7
ngày thay túi, và sử dụng Chlorin 200- 220g/m3 để
tẩy trùng dụng cụ trong 12-24 giờ.


Mật độ thả nuôi vừa phải, không
nên thả với mật độ quá dày
Giống thả mới hoặc bổ sung nên yêu

cầu được cung cấp giống đã được
chứng nhận kiểm dịch và phải đảm
bảo đạt tiêu chuẩn chất lượng

2.2.3.3. Chọn
giống thả

- Kích cỡ đồng đều, ngoại hình cân
đối, không dị hình, dị tật.
Khỏe mạnh, không bị nhiễm bệnh
Không xây xát, nhiều nhớt, bơi lội
nhanh nhẹn


Lưu ý trong quá trình nuôi nên:
Định kỳ 2 lần/ tuần bổ sung Vitamin C cho cá ăn
với liều trộn 40g/100kg thức ăn
Dùng thuốc tiêu Nabica 2 lần/ tuần với liều trộn
30 viên/100kg thức ăn
Có thể dùng Thyromin cho ăn 2lần/ tuần (theo
hướng dẫn ghi trên bao bì)


Ngoài ra còn phải thường xuyên theo dõi
hoạt động của cá để kịp thời phát hiện
những vấn đề không bình thường
Cho cá ăn thức ăn phải đảm bảo chất lượng
và đủ số lượng, định kỳ bón phân, thường
xuyên vệ sinh chung quanh khu vực nuôi,
thức ăn dư thừa và diệt trừ địch hại.



×