Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG THEO NGHỊ ĐỊNH 99/2010/NĐ-CP Ở TỈNH BẮC GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (804.18 KB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
------

CHUYÊN ĐỀ:
“ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHI
TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG THEO NGHỊ ĐỊNH 99/2010/NĐ-CP
Ở TỈNH BẮC GIANG”

Môn học

: Thuỷ văn ứng dụng trong lâm nghiệp

Giảng viên

: TS. Phùng Văn Khoa

Học viên

- Đồng Thanh Lâm - Cao học 20A - QLBVTNR
- Từ Quốc Huy

- Cao học 20A - Lâm học

Hà Nội: 2012


2

ĐẶT VẤN ĐỀ


Các hệ sinh thái rừng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với con người
và đặc biệt là góp phần bảo đảm điều hòa, cân bằng môi trường sống; bảo
tồn đa dạng sinh học; ngăn chặn, hạn chế tác hại của thiên tai, lũ lụt, hạn
hán; bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng suối, điều tiết và
duy trì nguồn nước cho sản xuất thủy điện, cung cấp nước cho các nhà máy
sản xuất nước sạch; hấp thụ và lưu giữ các bon; giảm phát thải khí gây hiệu
ứng nhà kính; ngăn chặn sự biến đổi khí hậu và cung cấp dịch vụ du lịch
sinh thái rừng.
Trong những năm gần đây, sự suy giảm về tài nguyên rừng đặc biệt là sự
thu hẹp nhanh chóng diện tích rừng đang được coi là một trong những nguyên
nhân dẫn đến sự suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu, chúng ta chứng
kiến hiện tượng ấm lên của trái đất, sự gia tăng và xuất hiện bất thường của
những trận bão và lũ lụt có cường độ và sức tàn phá lớn, suy thoái đất đai và
nguy cơ sa mạc hóa trên diện rộng, gây ra những lo ngại lớn trên phạm vi toàn
cầu và ở nhiều quốc gia.
Nhằm góp phần thực hiện chủ trương xã hội hoá nghề rừng, phát huy nỗ
lực của toàn xã hội cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng trên cơ sở trả
công cho người làm nghề rừng vì những giá trị môi trường mà họ đã tạo ra.
Ngày 24/9/2010 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2010/NĐ-CP về
chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; Quyết định số 2284/QĐ-TTg
ngày 13/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án triển khai Nghị
định 99. Các văn bản chính sách này đã quy định cụ thể những đối tượng
được chi trả dịch vụ môi trường và đối tượng phải chi trả dịch vụ môi trường
làm cơ sở để xây dựng dự án chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Sau khi học xong môn học “Thuỷ văn ứng dụng trong lâm nghiệp”, được
sự hướng dẫn, giúp đỡ của Thầy giáo, Tiến sĩ Phùng Văn Khoa, chúng tôi làm
bài tiểu luận với chuyên đề “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực
hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị Định 99/2010/NĐ-CP tại
tỉnh Bắc Giang”.
Mặc dù đã rất cố gắng, song do kiến thức và thời gian còn hạn chế nên

không thể tránh khỏi các thiếu sót. Chúng Tôi rất mong được các Thầy, Cô
giáo và các bạn đóng góp để bài tiểu luận này được bổ sung hoàn thiện hơn.


3

Phần 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Trên thế giới
PES (Payment for Forest Environment Services - Chi trả dịch vụ môi
trường rừng) là một khái niệm mới, được đưa vào tư duy và thực tiễn bảo tồn
gần một thập kỷ trở lại đây. Tuy nhiên, nó đã nhanh chóng trở nên phổ biến ở
một số nước. Sự phát triển của PES ngày càng được lan rộng và ở một số
nước PES còn được thể chế hoá trong các văn bản pháp luật. Hiện nay, PES
đã nổi lên như một giải pháp chính sách để khuyến khích, chia sẻ các lợi ích
trong cộng đồng và xã hội.
Các nước phát triển ở Mỹ La Tinh đã sử dụng các mô hình PES sớm
nhất. Ở châu Âu, Chính phủ một số nước cũng đã quan tâm đầu tư và thực
hiện nhiều chương trình, mô hình PES. Ở châu Úc, Australia đã luật pháp hoá
quyền phát thải CO2 từ năm 1998, cho phép các nhà đầu tư đăng ký quyền sở
hữu tích lũy cac bon của rừng. PES cũng đã được phát triển và thực hiện thí
điểm tại châu Á như Indonesia, Philippines, Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal và
Việt Nam. Đặc biệt là Indonesia và Philippines đã có nhiều nghiên cứu điển
hình về PES đối với quản lý lưu vực đầu nguồn.
Cho đến nay, hàng trăm sáng kiến mới về PES đã được xây dựng trên
khắp toàn cầu. Costa Rica, Mexico và Trung Quốc đã xây dựng các chương
trình PES quy mô lớn, chi trả trực tiếp cho các chủ đất để thực hiện các biện
pháp sử dụng đất nhằm tăng cường cung cấp các dịch vụ thuỷ văn, bảo tồn đa
dạng sinh học, chống xói mòn, tích lũy cac bon và vẻ đẹp cảnh quan.
Từ các mô hình PES ở các nước cho thấy, quản lý và bảo vệ đầu nguồn

đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và bảo vệ tài nguyên và đa dạng sinh
học.
Dịch vụ bảo vệ đầu nguồn được hầu hết các nước thí điểm áp dụng,
nhằm tạo nguồn tài chính bền vững và chia sẻ lợi ích cho cộng đồng trong
công tác bảo tồn đa dạng sinh học.
Hội nghị quốc tế về chi trả dịch vụ hệ sinh thái khu vực Đông Nam Á tổ
chức tại Hà Nội từ 23 - 24/6 đã thu hút hơn 400 đại biểu đến từ hơn 30 quốc
gia bao gồm các nhà hoạch định chính sách, nhà khoa học, các tổ chức tài
chính lớn. Các đại biểu quốc tế và Việt Nam đã tập trung thảo luận các vấn đề
như tiềm năng thị trường PES ở châu Á, chi trả dịch vụ hệ sinh thái rừng - lưu
vực, chia sẻ lợi ích và cơ chế chi trả...


4

2. Ở Việt Nam
Năm 2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 380/QĐ-TTg
ngày 10/4/2008 về việc thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng. Từ đây Việt
Nam là quốc gia đầu tiên trong khu vực châu Á áp dụng chính sách chi trả
dịch vụ môi trường rừng vào thực tế. Năm 2009, chính sách này được thí
điểm ở tỉnh Sơn La (nơi đầu nguồn của hệ thống sông Đà) và huyện Lạc
Dương, tỉnh Lâm Đồng (nơi đầu nguồn của hệ thống sông Đồng Nai,
Sêrêpôk).
Năm 2010 Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 về
chính sách chi trả dịch vụ môi trường; Quyết định số 2284/QĐ-TTg ngày 13
tháng 12 năm 2010 phê duyệt đề án Triển khai nghị định số 99/2010/NĐ-CP
ngày 24 tháng 9 năm 2010 về chính sách chi trả dịch vụ môi trường, đánh dấu
bước ngoặt trong nhận thức và hành động của Chính phủ về vai trò của rừng
đối với môi trường sinh thái.
Trên thực tế, những người bảo tồn, gìn giữ và phát triển các dịch vụ môi

trường chưa được hưởng những lợi ích xứng đáng mà xã hội phải trả cho các
nỗ lực của họ. Còn những người sử dụng các dịch vụ này chưa chi trả cho
những dịch vụ mà họ được hưởng. Hậu quả là việc cung cấp và sử dụng dịch
vụ môi trường đó không bền vững. Trong bối cảnh này, “Chi trả dịch vụ môi
trường rừng” được xem là cơ chế nhằm thúc đẩy việc tạo ra và sử dụng các
dịch vụ môi trường bằng cách kết nối người cung cấp dịch vụ và người sử
dụng dịch vụ. Chi trả dịch vụ môi trường (PES) là công cụ kinh tế yêu cầu
những người được hưởng lợi từ các dịch vụ hệ sinh thái chi trả cho những
người tham gia duy trì, bảo vệ và phát triển các chức năng của hệ sinh thái đó.
Nguyên tắc cơ bản của PES là tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ những dịch
vụ môi trường phải chi trả (User pays) cho những người sử dụng tài nguyên
để cung cấp các dịch vụ môi trường đó (Provider gets). Dựa vào tiềm năng chi
trả của các dịch vụ, người ta chia PES thành 4 loại, bao gồm:
- Bảo vệ rừng đầu nguồn: cung cấp dịch vụ chất lượng nước, điều tiết
nước, bảo vệ nơi cư trú dưới nước và kiểm soát ô nhiễm đất, v.v…;
- Bảo tồn đa dạng sinh học: phòng trừ dịch bệnh, giá trị hệ sinh thái,
v.v…;
- Tích lũy các bon: biến đổi khí hậu (rừng hấp thụ CO2 làm giảm khí nhà
kính), v.v…;
- Vẻ đẹp cảnh quan/ Du lịch sinh thái: giá trị thẩm mỹ và giá trị văn hoá,
v.v...


5

Phần 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu nghiên cứu:
- Đánh giá thực trạng về cơ sở dữ liệu phục vụ chi trả dịch vụ môi trường

rừng bao gồm:
- Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến chi trả dịch vụ môi trường
rừng và khả năng thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng tại địa phương.
- Đề xuất giải pháp thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị
Định 99/2010/NĐ-CP tại tỉnh Bắc Giang.
2. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu
2.a. Đối tượng nghiên cứu
- Các yếu tố ảnh hưởng, quá trình và giải pháp chi trả dịch vụ môi trường
rừng tại tỉnh Bắc Giang.
2.b. Địa điểm nghiên cứu:
Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
3. Nội dung nghiên cứu
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chi trả dịch vụ môi
trường rừng tỉnh Bắc Giang gồm Cơ chế chính sách; hiện trạng rừng; kết quả
giao đất giao rừng; diện tích, đối tượng rừng cung cấp dịch vụ môi trường;
đối tượng sử dụng, hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng; đối tượng được
hưởng và đối tượng phải chi trả dịch vụ môi trường rừng;...
- Đánh giá được khả năng thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng trên
địa bàn.
- Tình hình triển khai thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng (điểm
mạnh, điểm yếu, nguyên nhân …).
- Các giải pháp thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Bắc
Giang.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.a. Nghiên cứu hồ sơ tài liệu có sẵn.
- Hiện trạng tài nguyên rừng của tỉnh
- Tình hình giao đất, giao rừng của tỉnh.


6


- Tình hình quản lý bảo vệ rừng của tỉnh…
4.b. Điều tra thu thập số liệu thông tin.
Các số liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu sẽ được điều tra thu thập
trong quá trình thực hiện chuyên đề.
4.c. Phỏng vấn các chủ rừng
4.d. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
Sử dụng các phần mềm Microsoft Word,Microsoft Excell, SPSS,
statistics để phân tích, thống kê và xử lý số liệu; Các phần mềm Mapinfo,
MicroStation, MapCalc_Learner, ENVI,... để xử lý và chồng ghép các lớp
bản đồ.
Phương pháp chuyên gia tư vấn: Nhằm xây dựng các quan điểm, định
hướng phát triển lâm nghiệp huyện; các nội dung và giải pháp thực hiện chính
sách chi trả dịch vụ môi trường.


7

Phần 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI
TRƯỜNG RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG

1. Căn cứ pháp lý.
- Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính
sách chi trả dịch vụ môi trường rừng;
- Quyết định số 2284/2010/QĐ-TTg ngày 13/12/2010 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt đề án triển khai Nghị định số 99/2010/NĐ-CP
ngày 24/9/2010 của chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng;
- Thông tư số 80/2011/TT-BNNPTNT ngày 23/11/2011 của Bộ Nông

nghiệp và PTNT hướng dẫn phương pháp xác định tiền chi trả dịch vụ môi
trường rừng;
- Quyết định số 416/QĐ-UB ngày 29/3/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh
Bắc Giang về việc phê duyệt kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Bắc
Giang;
- Quyết định số 1577/QĐ-UB ngày 30/9/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh
Bắc Giang về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Bắc
Giang;
- Quyết định số 14/QĐ-UBND ngày 09/3/2009 của UBND tỉnh Bắc
Giang về việc phê duyệt Đề án giao rừng, cho thuê rừng tỉnh Bắc Giang giai
đoạn 2009 – 2013;
- Kế hoạch số 1134/KH-UBND ngày 01/6/2012 của UBND tỉnh Bắc
Giang về việc triển khai thực hiện Đề án “Triển khai Nghị định số
99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2012 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ
môi trường rừng” trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
2. Cơ sở dữ liệu phục vụ chi trả dịch vụ môi trường rừng ở tỉnh Bắc
Giang.
2.a. Hiện trạng rừng tỉnh Bắc Giang
Bắc Giang là tỉnh miền núi có tổng diện tích tự nhiên 384.193,4 ha, trong
đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp quy hoạch cho lâm nghiệp là 146.435,2
ha gồm 131.474,8 ha rừng (rừng tự nhiên 59.554,8 ha, rừng trồng 71.919,9
ha) và 14.960,5 ha đất chưa có rừng.
- Phân chia theo 3 loại rừng gồm 14.046,4 ha rừng đặc dụng, 18.868,2 ha
rừng phòng hộ và 113.520,6 ha rừng sản xuất.


8

- Diện tích có rừng thuộc ngoài quy hoạch lâm nghiệp là 14.225,4 ha
(gồm rừng trên đất an ninh quốc phòng, đất chuyên dùng và các loại đất

khác,...).
- Diện tích đất khác (gồm đất nông nghiệp, thổ cư, giao thông, công
nghiệp, chuyên dùng, an ninh quốc phòng,....) là 223.532,8 ha.
Biểu 01: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo chức năng
Tỉnh: Bắc Giang – tính đến 31/12/2012
Đơn vị tính: ha
Thuộc 3 loại rừng (quy hoạch cho lâm
Ngoài 3
nghiệp)
loại rừng
Đặc
Cộng
Phòng hộ Sản xuất (ngoài LN)
dụng

Loại đất, loại rừng

Tổng cộng

Diện tích tự nhiên

384.193,4 146.435,2 14.046,4 18.868,2 113.520,6 237.758,2

A. Đất có rừng

145.700,1 131.474,7 13.731,3 15.950,7 101.792,7

14.225,4

I. Rừng tự nhiên


63.559,1

59.554,8 12.312,7 12.171,8

35.070,3

4.004,3

II. Rừng trồng

82.141,0

71.919,9

1.418,6

3.778,9

66.722,4

10.221,1

B. Đất chưa có rừng

14.960,5

14.960,5

315,1


2.917,5

11.727,9

C. Đất khác (NN, thổ cư,…) 223.532,8

0,0

223.532,8

Nguồn: Kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Bắc Giang năm 2012
– Chi cục Kiểm lâm Bắc Giang.

2.b. Kết quả giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Bắc Giang.
Thực hiện chính sách Nhà nước về giao đất, khoán rừng, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp, tỉnh Bắc Giang đã tổ chức giao rừng và
đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu
dài vào mục đích lâm nghiệp. Đặc biệt từ năm 2009 thực hiện Đề án “Giao
rừng, cho thuê rừng tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2009-2013” tỉnh Bắc Giang đã
đẩy mạnh công tác đo đạc, lập hồ sơ giao, cho thuê rừng gắn với giao, cho
thuê đất lâm nghiệp và cấp giấy CNQSD đất, rừng cho các Ban quản lý, Công
ty lâm nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn.
Đến hết năm 2012 đã giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp cho các chủ
quản lý như sau:
- Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ (04 đơn vị): 30.951,6 ha.
- Doanh nghiệp Nhà nước (06 đơn vị): 14.565,6 ha.
- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: (02 đơn vị): 2.619,8 ha.



9

- Lực lượng vũ trang: 9.108,4 ha.
- Hộ gia đình: 98.684,6 ha.
- Cộng đồng dân cư: 2.292,1 ha.
- UBND xã đang quản lý: 2.516,0 ha.
Biểu 02: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo loại chủ quản lý
Tỉnh: Bắc Giang – tính đến 31/12/2012
Loại đất, loại
rừng

Tổng
cộng

Ban
Doanh
QLR
nghiệp
(ĐD,PH)
NN

Tổ
chức
khác

LL vũ
trang

Đơn vị tính: ha
Cộng

Hộ gia
đồng UBND
đình
dân cư

Tổng diện tích
tự nhiên

384.193,4 31.181,7 14.630,7 2.623,6 22.927,3 308.022,2 2.292,1 2.516,0

A. Đất có rừng

145.700,2 27.871,4 14.009,4 2.399,2

I. Rừng tự nhiên

63.559,2 23.743,6

II. Rừng trồng
82.141,0
B. Đất chưa có
rừng
15.044,9
C. Đất khác (NN,
thổ cư,…)
223.448,4

3.825,1 1.964,3

9.108,4


87.951,6 2.229,0 2.131,2

4.006,5

26.070,8 2.137,5 1.811,4

4.127,9 10.184,4

434,9

5.101,9

61.880,7

91,5

319,8

3.080,2

556,2

220,6

7,0

10.733,1

63,1


384,8

230,1

65,1

3,8 13.811,9 209.337,6

0,0

0,0

Nguồn: Kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Bắc Giang năm 2012
– Chi cục Kiểm lâm Bắc Giang.

2.c. Xác định các đối tượng sử dụng, hưởng lợi từ dịch vụ môi trường
rừng:
Căn cứ theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ
về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng quy định đối tượng và loại dịch
vụ phải trả tiền dịch vụ môi trường rừng bao gồm:
- Các cơ sở sản xuất thủy điện:
- Các cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch:
- Các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn
nước:
- Các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch có hưởng lợi từ dịch
vụ môi trường rừng:
- Các đối tượng phải trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho dịch vụ hấp
thụ và lưu giữ các bon của rừng, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng
thủy sản:



10

Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 26
cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ có sử dụng hoặc hưởng lợi trực tiếp từ
dịch vụ môi trường rừng.
Biểu 03: Tổng hợp các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ có sử
dụng hoặc hưởng lợi trực tiếp từ dịch vụ môi trường rừng.

TT

Tên cơ sở sản xuất kinh doanh

Địa chỉ
(huyện)

ĐVT

Công
suất

Lạng
Giang

KW

4.500

Sản lượng


Nguồn
nước

I Cơ sở sản xuất thủy điện
1 Công ty Cổ phần thủy điện Cấm Sơn
Cơ sở sản xuất kinh doanh nước sạch
Trạm dịch vụ nước sạch Hiệp Hòa
Trung tâm nước sạch Hiệp Hòa
Trạm dịch vụ điện nước Tân Yên
Trạm cấp nước sinh hoạt thị trấn Neo
Trạm cấp nước sinh hoạt xã Đồng Việt
Trạm dịch vụ nước sạch Đông Phú huyện
6
Lục Nam

II
1
2
3
4
5

7 Công ty cấp thoát nước Bắc Giang

Hiệp Hòa
Hiệp Hòa
Tân Yên
Yên Dũng
Yên Dũng

Lục Nam
Bắc Giang

Trạm cấp nước sinh hoạt thôn Liên Sơn xã
Lạng
Tân Dĩnh
Giang
Trạm cấp nước sinh hoạt thôn Tân Sơn xã
Lạng
9
Tân Dĩnh
Giang
Trạm cấp nước sinh hoạt thôn Dĩnh Lục xã
Lạng
10
Tân Dĩnh
Giang
11 Trạm cấp nước sinh hoạt xã Quang Minh
Việt Yên
Lạng
12 Trạm cấp nước sinh hoạt Thị trấn Kép
Giang
13 Trạm cấp nước sinh hoạt xã Bố Hạ
Yên Thế
Trạm cấp nước thôn Đồng Ram - xã Tuấn
14
Sơn Động
Đạo
Trạm cấp nước thôn Đào Tuấn - xã Tuấn
15

Sơn Động
Đạo
Trạm cấp nước thôn Trại Mới - xã Tuấn
16
Sơn Động
Đạo
Trạm cấp nước thôn Nghẽo+Lãn Chè - xã
17
Sơn Động
Tuấn Đạo
18 Trạm cấp nước thôn Sầy - xã Tuấn Đạo
Sơn Động
Trạm cấp nước thôn Bãi Chợ - xã Tuấn
19
Sơn Động
Đạo
20 Trạm cấp nước thôn Chủa - xã Tuấn Đạo Sơn Động
8

Mặt

m
m3
m3
m3
m3
m3

800
150

200
100
116

14.887.285
292.000 Mặt
54.750 Mặt
73.000 Ngầm
36.500 Ngầm
42.340 Mặt

80

29.200 Ngầm

m3

25.00
0

3

m3

9.125.000

Mặt

80


29.200 Ngầm

80

29.200 Ngầm

20

7.300 Ngầm

m3

165

60.225 Ngầm

m3

50

18.250 Ngầm

m3

200

73.000 Ngầm

m3


250

77.475

Mặt

m3

230

71.277

Mặt

m3

170

52.683

Mặt

m3

230

71.277

Mặt


m3

180

55.782

Mặt

m3

100

30.990

Mặt

m3

100

30.990

Mặt

m3
m3


11


TT
21
22
III
1
2
IV
1

Tên cơ sở sản xuất kinh doanh
Trạm cấp nước thôn Tuấn Sơn - xã Tuấn
Đạo
Trạm cấp nước nhà máy nhiệt điện Sơn
Động
Cơ sở nhiệt điện có sử dụng nước trực
tiếp từ nguồn nước
Công ty nhiệt điện Sơn Động - huyện Sơn
Động
Công ty TNHH 1TV Phân đạm và hóa
chất Hà Bắc
Cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch có
hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng
Khu rừng bảo vệ cảnh quan và du lịch sinh
thái Suối Mỡ

Địa chỉ
(huyện)

ĐVT


Sơn Động

m3

90

27.846

Mặt

Sơn Động

m3

12.60
0

4.599.000

Mặt

Sơn Động KWh

1.241.481.470

Mặt

Bắc Giang KWh

254.807.600


Mặt

Công
suất

Sản lượng

Nguồn
nước

Lục Nam

Ngoài ra còn một số cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước trực
tiếp từ nguồn nước gồm các cơ sở sản xuất giấy, bột giấy, tuyển quặng,... Tuy
nhiên trong phạm vi chuyên đề này chúng tôi chưa có số liệu thống kê đầy đủ.
2.d. Xác định các khu rừng hoặc lưu vực có cung cấp dịch vụ chi trả
môi trường rừng.
Căn cứ các đối tượng sử dụng, hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng trên
địa bàn tỉnh Bắc Giang, chúng tôi sơ bộ xác định lưu vực rừng có cung cấp
dịch vụ môi trường để được hưởng tiền dịch vụ môi trường tập trung tại lưu
vực Sông Thương, hồ Cấm Sơn và khu rừng bảo vệ cảnh quan Suối Mỡ
huyện Lục Nam. Bao gồm:
- Khu rừng bảo vệ cảnh quan Suối Mỡ xã Nghĩa Phương, huyện Lục
Nam;
- Xã Hộ Đáp, Xã Sơn Hải, xã Tân Sơn, xã Cấm Sơn, xã Phong Vân, một
phần xã Biên Sơn và một phần xã Kiên Thành huyện Lục Ngạn;
- Các xã có rừng huyện Yên Thế và các xã có rừng huyện Tân Yên tỉnh
Bắc Giang.



12

Biểu 04: Diện tích rừng và lưu vực chủ yếu cung cấp dịch vụ môi
trường rừng.
Đơn vị tính: ha

Huyện

Cộng

Rừng tự
nhiên

Rừng
trồng

Huyện Lục Nam

951

659

292

Huyện Lục Ngạn
Huyện Yên Thế
Huyện Tân Yên
Cộng


12.298
9.561
671
23.481

2.921
1.816
5.396

9.377
7.745
671
18.085

Ghi chú
Lưu vực khu du lịch
sinh thái cảnh quan
Suối Mỡ
Lưu vực hồ Cấm Sơn
Lưu vực sông Thương
Lưu vực sông Thương

2.e. Xác định các đối tượng được hưởng chi trả tiền dịch vụ môi
trường rừng.
Căn cứ theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ
về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng quy định các đối tượng được
chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng là các chủ rừng của các khu rừng có cung
ứng dịch vụ môi trường rừng, gồm:
- Các chủ rừng là tổ chức được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng để sử
dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp và các chủ rừng là tổ chức tự

đầu tư trồng rừng trên diện tích đất lâm nghiệp được giao;
- Các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng, cho
thuê rừng; cộng đồng dân cư thôn được Nhà nước giao rừng để sử dụng ổn
định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân,
cộng đồng dân cư thôn tự đầu tư trồng rừng trên diện tích đất lâm nghiệp
được Nhà nước giao;
- Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn có hợp đồng
nhận khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài với các chủ rừng là tổ chức nhà nước
(gọi chung là hộ nhận khoán).
3. Đánh giá khả năng thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng trên
địa bàn tỉnh Bắc Giang.
3.a. Xác định nguồn thu của Quỹ:
Căn cứ theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP xác định nguồn thu dịch vụ môi
trường rừng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang như sau:
*. Những nguồn thu trong Nghị định số 99/2010/NĐ-CP đã quy định
mức thu:


13

- Thu từ các cơ sở sản xuất thủy điện (về dịch vụ bảo vệ đất, hạn chế xói
mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng suối; về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản
xuất thủy điện), mức thu 20 đồng/Kwh.
Dự kiến trên địa bàn tỉnh, lưu vực hồ Cấm Sơn có cung ứng dịch vụ cho
nhà máy thủy điện Cấm Sơn (Công suất 4MW, sản lượng khoảng ..........
KWh/năm); dự kiến nguồn thu khoảng 80 triệu đồng/năm.
- Thu từ các cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch (về dịch vụ điều tiết
và duy trì nguồn nước cho sản xuất nước sạch), mức thu 40 đồng/m3;
Theo số liệu điều tra của Sở Nông nghiệp & PTNT, trên địa bàn toàn
tỉnh có 12 trạm cấp nước sạch sử dụng trực tiếp nguồn nước mặt với sản

lượng khoảng 9.932 nghìn m3/năm; dự kiến nguồn thu khoảng 397 triệu
đồng/năm.
- Thu từ các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch có hưởng lợi từ
dịch vụ môi trưởng rừng (về dịch vụ bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa
dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch), mức thu
từ 1% - 2% doanh thu. Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện chưa có nguồn thu
này.
Như vậy, dự kiến nguồn thu về dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh
Bắc Giang hiện nay khoảng 477 triệu đồng/năm.
*. Những nguồn thu trong Nghị định số 99/2010/NĐ-CP giao cho Thủ
tưởng chính phủ quy định đối tượng, mức thu nhưng đến nay chưa có:
- Thu từ các cơ sở công nghiệp có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước
(về dịch vụ điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất công nghiệp);
- Thu từ các đối tượng phải chi trả về dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các bon
của rừng;
- Thu từ các đối tượng phải chi trả về dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn
thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng
thủy sản.
*. Nguồn thu đóng góp bắt buộc theo Nghị định số 05/2008/NĐ-CP giao
cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Tài chính quy
định đối tượng thu và mức thu nhưng đến nay chưa có quy định:
- Đóng góp của các chủ rừng khi khai thác, kinh doanh gỗ;
- Đóng góp của các cơ sở kinh doanh cảnh quan,nghỉ dưỡng, dịch vụ
sinh thái – môi trường rừng;
- Đóng góp của các dự án đầu tư phải khai thác rừng đề giải phóng mặt
bằng và có yêu cầu phải trồng lại rừng nhưng không có điều kiện.


14


Ngoài ra, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng còn có các nguồn thu Ngân sách
Nhà nước hỗ trợ ban đầu khi mới thành lập; tài trợ, đóng góp tự nguyện của
các tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước; nguồn vốn
nhận ủy thác từ các tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài
nước; hỗ trợ từ Quỹ Trung ương và các nguồn tài chính hợp pháp khác.
3.b. Nhận thức của người dân về chính sách chi trả dịch vụ môi
trường rừng.
Chi trả dịch vụ môi trường rừng là một chính sách mới, hiện nay tỉnh
Bắc Giang đang bắt đầu tổ chức thực hiện. Tuy nhiên trong quá trình triển
khai thực hiện và theo điều tra khảo sát của chúng tôi trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang có những thuận lợi và khó khăn như sau:
*. Thuận lợi:
- Thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được các cấp
chính quyền và các cơ quan, ban, ngành, trên địa bàn quan tâm triển khai và
chỉ đạo thực hiện.
- Được đông đảo nhân dân đặc biệt là các chủ rừng ủng hộ.
- Hầu hết rừng trên địa bàn đã được giao hoặc cho thuê đến chủ quản lý
cụ thể.
*. Khó khăn:
- Qua thống kê và điều tra sơ bộ, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang không có
các cơ sở sản xuất thủy điện, sản xuất và cung ứng nước sạch lớn; các cơ sở
kinh doanh du lịch cảnh quan sinh thái hầu hết chưa có doanh thu đáng kể do
vậy nguồn thu phí dịch vụ môi trường rừng nhỏ (chỉ khoảng gần 500 triệu
đồng /năm).
- Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ có sử dụng hoặc
hưởng lợi trực tiếp từ dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, năng lực tài chính hạn chế, kết quả kinh doanh
khó khăn nên việc triển khai thu phí sẽ gặp khó khăn. Một số chưa đồng tình
với việc bị thu phí dịch vụ môi trường rừng.
- Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có một số cơ sở sản xuất công nghiệp có

sử dụng một lượng lớn nước trực tiếp từ nguồn nước mặt bao gồm Công ty
nhiệt điện Sơn Động, Công ty TNHH 1TV Phân đạm và hóa chất Hà Bắc và
một số cơ sở sản xuất giấy, bột giấy, tuyển quặng,... Tuy nhiên hiện nay các
đối tượng này chưa có hướng dẫn thu nên tạo ra sự không bình đẳng giữa các
doanh nghiệp và gây thất thu Quỹ chi trả dịch vụ môi trường rừng.
- Một bộ phận nhân dân và chủ rừng chưa hiểu rõ chính sách chi trả dịch
vụ môi trường rừng, không tin tưởng sẽ được nhận tiền chi trả dịch vụ môi


15

trường rừng hoặc nhận không xứng đáng với lợi ích cung cấp dịch vụ môi
trường của rừng.
4. Công tác triển khai thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng
trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Thực hiện Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về
chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Tỉnh Bắc Giang đã có các bước
triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh như sau:
- Ngày 28/10/2011 UBND tỉnh Bắc Giang ban hành quyết định số
1530/QĐ-UBND thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chính sách chi trả dịch vụ
môi trường rừng tỉnh Bắc Giang;
- Ban hành Kế hoạch số 1134/KH-UBND ngày 01/6/2012 của UBND
tỉnh Bắc Giang về việc triển khai thực hiện Đề án “Triển khai Nghị định số
99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2012 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ
môi trường rừng” trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;
- Quyết định số 689/QĐ-BCĐ ngày 01/6/2012 của Ban chỉ đạo Ban hành
Quy chế hoạt động của lập Ban chỉ đạo thực hiện chính sách chi trả dịch vụ
môi trường rừng tỉnh Bắc Giang;
- Quyết định số 1675/QĐ-UBND ngày 14/11/2012 của UBND tỉnh Bắc
Giang giao Chi cục lâm nghiệp thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện

nhiệm vụ Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh.
- Giao cho Trung tâm Điều tra quy hoạch Nông lâm nghiệp xây dựng Dự
án Điều tra, phân loại, thống kê các loại rừng có cung cấp dịch vụ môi trường
rừng; các đối tượng sử dụng dịch vụ môi trường rừng và các đối tượng được
chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Giang.
II. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG
RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG.

1. Điều tra, phân loại, thống kê các loại rừng có cung cấp dịch vụ
môi trường rừng
- Xác định được diện tích các loại rừng có cung ứng dịch vụ môi trường
rừng.
- Xác định được các đối tượng được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng.
- Xác định được các đối tượng sử dụng dịch môi trường rừng.
- Xác định được hệ số điều chỉnh K cho từng lô trạng thái rừng, làm cơ
sở để tính toán mức tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng cho các chủ rừng.
- Xác định được số tiền chi trả bình quân 1 ha rừng từ dịch vụ của một
đối tượng sử dụng dịch vụ môi trường rừng.


16

- Xây dựng bản đồ hiện trạng các loại rừng có cung ứng dịch vụ chi trả
môi trường rừng.
- Lập bản đồ hiện trạng rừng theo chủ quản lý, sử dụng rừng.
2. Tiếp tục thực hiện Đề án giao rừng, cho thuê rừng giai đoạn 2009
– 2013.
- Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ đo đạc, lập hồ sơ giao rừng, cho thuê rừng
gắn với giao, cho thuê đất lâm nghiệp theo Đề án. Hoàn thành công tác giao
rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp trên toàn địa

bàn vào năm 2013.
- Xây dựng hồ sơ, bản đồ, cơ sở dữ liệu quản lý các chủ rừng trên địa
bàn tỉnh.
- Thực hiện tốt Dự án Tổng điều tra, kiểm kê rừng tỉnh Bắc Giang giai
đoạn 2013 – 2015.
3. Xây dựng và ban hành các văn bản, chính sách thực hiện chi trả
dịch vụ môi trường rừng:
- Xây dựng và ban hành bản hướng dẫn phương pháp xác định tiền chi
trả dịch vụ môi trường rừng (hệ số K; xác định tiền chi trả dịch vụ môi trường
rừng cho chủ rừng, hộ nhận khoán và miễn giảm tiền chi trả dịch vụ môi
trường rừng).
- Ban hành Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ bảo vệ và phát triển rừng.
- Ban hành quyết định các đối tượng phải chi trả và mức chi trả cho từng
loại dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh.
- Ban hành quyết định các đối tượng được chi trả và mức chi trả cho
từng loại rừng có cung cấp dịch vụ môi trường trên địa bàn tỉnh.
4. Công tác tuyên truyền:
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi chính sách chi trả dịch vụ môi
trường rừng cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn, đặc biệt là các đối tượng
trực tiếp có nghĩa vụ và quyền lợi trong thực hiện chính sách bằng nhiều hình
thức.
- Biên tập các bài viết, hình ảnh để phổ biến trên các phương tiện thông
tin đại chúng của tỉnh, huyện, thành phố về chính sách chi trả dịch vụ môi
trường rừng nhằm làm rõ mục đích, ý nghĩa của chính sách chi trả dịch vụ
môi trường rừng; tuyên truyền về quyền lợi và nghĩa vụ thực hiện chính sách
chi trả dịch vụ môi trường rừng.
- Soạn thảo, in ấn và phát hành các tài liệu nhằm phổ biến tuyên truyền
về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.



17

- Tổ chức hội nghị phổ biến chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
đêna các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh và các cấp, đối tượng liên
quan trên địa bàn tỉnh.
5. Kiểm tra, giám sát:
- Hàng năm tổ chức kiểm tra, giám sát thực hiện việc chi trả dịch vụ môi
trường rừng trên địa bàn tỉnh bao gồm các nội dung:
- Kiểm tra việc nộp tiền chi trả của các đối tượng sử dụng dịch vụ môi
trường rừng phải nộp tiền về quỹ.
- Kiểm tra việc sử dụng Quỹ bảo vệ và phát triển rừng, việc chi trả tiền
dịch vụ môi trường rừng cho các chủ rừng.
III. DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐIỀU TRA, PHÂNLOẠI, THỐNG KÊ
CÁC LOẠI RỪNG CÓ CUNG ỨNG DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG; CÁC ĐỐI
TƯỢNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG
ĐƯỢC HƯỞNG CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TỈNH BẮC GIANG

1. Các căn cứ lập dự toán.
- Nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ quy định tạm thời
chế độ tiền lương mới trong các doanh nghiệp;
- Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy
định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các
công ty nhà nước;
- Nghị định số 103/2012/NĐ-CP ngày 04/12/2012 của Chính phủ quy
định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh
nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan,
tổ chức có thuê mướn lao động.
- Thông tư số 01/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05/01/2005 của Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn chuyển xếp lương cũ sang lương
mới đối với tổng giám đốc, giám đốc, phó tổng giám đốc, phó giám đốc, kế

toán trưởng và công nhân, viên chức, nhân viên trong các công ty nhà nước
theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ;
- Thông tư số 05/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05/01/2005 của Bộ Lao
động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp lưu động
trong các công ty nhà nước theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày
14/12/2004 của Chính phủ;
- Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT
ngày 05/01/2005 của liên tịch Bộ Nội vụ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã
hội, Bộ Tài chính, UB Dân tộc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp khu vực;


18

- Quyết định số 487/QĐ-BNN-TCCB ngày 26/2/2007 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Định mức lao động điều tra
quy hoạch rừng;
- Nghị quyết số 35/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của Hội đồng
Nhân dân tỉnh Bắc Giang khoá XVI- kỳ họp thứ 18 Quy định chế độ công tác
phí, chế độ chi tổ chức hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp
công lập tỉnh Bắc Giang;
- Căn cứ các văn bản nhà nước hiện hành có liên quan;
- Căn cứ vào giá cả vật liệu, văn phòng phẩm trên thị trường thành phố
Bắc Giang tại thời gian chúng tôi thực hiện chuyên đề này.
2. Hệ số lương, phụ cấp theo lương, chi máy và chi hội nghị:
2.a. Định mức, hệ số tiền lương
Định mức, hệ số tiền lương được tính căn cứ vào từng hạng mục công
việc được quy định tại Quyết định số 487/QĐ-BNN-TCCB ngày 26/2/2007
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Định mức lao động
điều tra quy hoạch rừng trong đề cương dự toán.
2.b. Lương và phụ cấp theo lương

- Căn cứ vào hệ số lương theo chức danh công việc được quy định trong
định mức lao động các bước công việc điều tra quy hoạch rừng.
- Mức lương tối thiểu chung: 1.800.000 đ/tháng.
- Số ngày công lao động: 22 ngày/tháng.
- Chế độ phụ cấp:
+ Hệ số phụ cấp lưu động = 0,4; tính cho công thực hiện ngoại nghiệp;
tiền phụ cấp/ngày công: 32.727 đồng/ngày công.
+ Hệ số khó khăn (khu vực điều tra thực hiện dự án thuộc các vùng có đa
số xã có hệ số khu vực 0,2) K = 1,0.
Chi phí tiền
Hệ số bậc
1.800.000
phụ cấp lưu động
=
*K *
+
lương ngày
lương
22
(ngoại nghiệp)
2.c. Chi máy: (thuê xe ô tô đi ngoại nghiệp và kiểm tra ngoại nghiệp)
- Tính trung bình 4.000km x 10.000đ/km = 40.000.000đ
2.d. Chi hội nghị, vật liệu
- Thực hiện Nghị quyết số 35/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của
Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang. Chi cho 1 đại biểu 20.000đ tiền
nước/ngày/hội nghị.
3. Chi phí các hạng mục: (Xem biểu 05, 06 kèm theo).


Biểu 05: Dự toán chi phí nhân công điều tra xây dựng dự án

Đơn vị tính : VNĐ
TT
A
B

Nội dung công việc

TT ô mức

Khối
lượng

Chuẩn bị
Thu thập tài liệu, văn bản quy định có liên quan
A.1.2.2
1
Xây dựng đề cương kỹ thuật và dự toán
A.2.1
1
Hội nghị thông qua đề cương và dự toán
A.3
1
Phóng, in bản đồ
A.6.1.2
23.418
Chuẩn bị dụng cụ kỹ thuật, đời sống
A.8
1
Điều tra cơ bản
Điều tra, phân loại, thống kê các loại rừng có cung ứng dịch vụ môi

1
trường rừng
1.1 Điều tra ngoại nghiệp
- Chọn, lập OTC rừng tự nhiên ( 500m2/ô)
B.31.1.1
540
- Điều tra ÔTC rừng tự nhiên
B.31.2.1.1
540
Thu thập bản đồ số về HT rừng, số liệu diện tích
- của các hộ nhận khoán bảo vệ rừng ổn định lâu
B.51
1
dài (CC LN)
- Kiểm tra ngoại nghiệp
B.60
1.620
- Phụ cấp lưu động
1.739
1.2 Nội nghiệp
- Tính diện tích
C.64.5
23.418
- Nhập số liệu vào máy tính
C.65.1
100
- Tính toán xử lý số liệu ÔTC
C.79.5
540
Số hóa và biên tập BĐ hiện trạng rừng toàn tỉnh

C.66.1.1.4
1
1/100.000
- Phân tích số liệu
C.85.1
1

ĐVT
CT
CT
Công/CT
Công/Ha
CT

Định
mức

Tổng số

15
8,8
20
0,0003
10

61
15
8,8
20
7,49376

10
2.856

Hệ số
Đơn giá
lương
3,33
5,42
5,42
2,41
3

272.455
443.455
443.455
197.182
245.455

Thành tiền
20.790.488
4.086.818
3.902.400
8.869.091
1.477.633
2.454.545
912.084.440

2.196

709.670.289

3,46 283.091
3,46 283.091

560.277.000
305.738.182
152.869.091

ô
ô

2
1

1.739
1080
540

Cơ quan

6

6

3,26 266.727

1.600.364

7%

113,4


Ha
Biểu
ô

0,00001
0,05
0,5

457
0,23418
5
270

4,65 380.455
0,4 81.818
2,41 197.182
3,99 326.455
3,63 297.000

43.143.545
56.925.818
149.393.289
46.176
1.632.273
80.190.000

mảnh

100


100

4,65 380.455

38.045.455

CT

22

22

4,65 380.455

8.370.000

Công
Công


20

TT
23
2.1
2.2
3
3.1


-

-

Khối
lượng
Kiểm tra nội nghiệp
C.90
397,234
Điều tra xác định các đối tượng sử dụng dịch vụ môi trường rừng
Điều tra ngoại nghiệp
Làm việc với các cơ quan các cấp
B.39.2
5
Thu thập tài liệu ở các cơ sở sản xuất, Ban QLR
B.50.2
3
Thu thập số liệu các dự án đang và sẽ thực hiện
B.53
3
Kiểm tra ngoại nghiệp
B.60
146
Phụ cấp lưu động
156
Nội nghiệp
Phân tích số liệu
C.85.1
1
Điều tra, xác định các đối tượng được chi trả dịch vụ môi trường

rừng
Điều tra ngoại nghiệp
Thống kê danh sách về tên chủ rừng, bản đồ hiện
trạng, tiểu khu, khoảnh, lô,diện tích, trữ lượng
rừng (nếu có) của các chủ rừng là hộ gia đình, cá
nhân, cộng đồng dân cư thôn tự đầu tư trồng
B.51
41
rừng, khoanh nuôi bảo vệ thành rừng trên diện tích
đất lâm nghiệp được nhà nước giao tại UBND các
xã có rừng (1 CC LN, 40 xã có rừng )
Thu thập bản đồ số về hiện trạng rừng, số liệu
diện tích, trữ lượng rừng của các hộ gia đình, cá
nhân, cộng đồng dân cư thôn và các tổ chức đã
B.51
5
được giao rừng, cho thuê rừng từ năm 2009-2012,
các hộ nhận khoán lâu dài tại Chi cục Kiểm lâm,
Sở Tài nguyên và Môi trường, 3 hạt Kiểm lâm.
Nội dung công việc

TT ô mức

ĐVT
Công/CT

Cơ quan
Cơ sở
Dự án
Công


CT

Định
Hệ số
Tổng số
Đơn giá
mức
lương
0,15 59,58513
4,33 354.273
178
156
22
110
3,06 250.364
6
18
3,26 266.727
6
18
3,26 266.727
7%
10,22
4,65 380.455
0,4 81.818
22
22
22
4,65 380.455


Thành tiền
21.109.385
54.513.082
46.143.082
27.540.000
4.801.091
4.801.091
3.888.245
5.112.655
8.370.000
8.370.000

482

-

147.901.069

334

-

102.109.069

Cơ quan

6

246


3,26 266.727

65.614.909

Cơ quan

6

30

3,26 266.727

8.001.818


21

TT

Nội dung công việc

Thống kê danh sách theo hợp đồng nhận khoán
bảo vệ rừng ổn định lâu dài giữa các tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn với các
chủ rừng là tổ chức nhà nước tại các BQL rừng,
Hạt Kiểm lâm các huyện và các Công ty lâm nghiệp
quốc doanh.
- Khoanh vẽ ranh giới trên bản đồ
- Kiểm tra ngoại nghiệp

- Phụ cấp lưu động
3.2 Nội nghiệp
- Phân tích số liệu
Số hóa và biên tập BĐ theo chủ quản lý toàn tỉnh
1/100.000
C Viết dự án
- Phân tích, tổng hợp số liệu
- Viết dự án quy hoạch
Chồng ghép các lớp TT, biên tập BĐ, toàn tỉnh
1/100.000
- In ấn, giao nộp tài liệu
TỔNG CỘNG

TT ô mức

Khối
lượng

B.51

4

B.30
B.60

23.418
311,709
334

ĐVT


Cơ quan

Ha
Công

C.85.1

1

CT

C.79.5

1 Công/mảnh

C.85.3
C.86.4

1
1

C.79.5

1 Công/mảnh

C.91

1


CT
CT

CT

Định
mức

Tổng số

Hệ số
Đơn giá
lương

24

3,26 266.727

6.401.455

0,0005
11,709
7% 21,81963

22

148
22

3 245.455

4,65 380.455
0,4 81.818
4,65 380.455

2.874.027
8.301.377
10.915.482
45.792.000
8.370.000

126

126

3,63 297.000

37.422.000

150
66

350
150
66

4,98 407.455
4,98 407.455

127.572.545
61.118.182

26.892.000

126

126

3,63 297.000

37.422.000

8

8
3.873

3,27 267.545

2.140.364
1.060.447.473

6

Thành tiền


Biểu 06: Dự toán chi phí vật liệu, chi phí máy, chi trực tiếp khác
Đơn vị tính : VNĐ

Dự toán chi phí


TT

Khối
lượng

ĐVT

Đơn giá

Thành tiền

I

Chi phí vật liệu

-

Giấy ram trắng khổ A4

30

Gram

60.000

1.800.000

-

Giấy A0


1

Cuộn

250.000

250.000

-

Bút chì bấm

10

Cái

10.000

100.000

-

Bút bi Nhật

10

Cái

20.000


200.000

-

10

Quyển

20.000

200.000

20

Đôi

20.000

400.000

-

Photo đóng quyển đề cương dự toán
Pin tiểu Energize dùng cho máy
định vị GPS
Sổ công tác

10


Quyển

20.000

200.000

-

Kẹp cứng ghi chép ngoài thực địa

10

Cái

30.000

300.000

-

Bảo hộ lao động

10

Bộ

280.000

2.800.000


-

Đĩa CD trắng

10

Đĩa

15.000

150.000

-

Mực in máy tính

1

Hộp

1.350.000

1.350.000

-

Sơn đỏ viết mốc OTC

3


kg

60.000

180.000

-

Cặp đựng tài liệu
In bản đồ Hiện trạng chi trả dịch vụ
môi trường
In ấn, photo đóng quyển báo cáo
cho hội nghị và giao nộp sản phẩm

10

Cái

25.000

250.000

10

Bộ

60.000

600.000


50

Quyển

50.000

2.500.000

-

-

11.280.000

II Cho phí máy
Thuê xe ô tô đi ngoại nghiệp và
4.000
kiểm tra ngoại nghiệp
Chi trực tiếp khác:Hội nghị (3 hội
III
nghị)
20
- Nước uống
Tổng cộng

40.000.000
Km

10.000


40.000.000
1.200.000

Người

20.000

400.000
52.480.000


23

4. Tổng hợp dự toán kinh phí:
Tổng dự toán: 1.598.144.000 đồng
(Một tỷ năm trăm chín mươi tám triệu một trăm bốn mươi bốn nghìn đồng)
Chi tiết các hạng mục như sau:
Biểu 07: Tổng hợp dự toán
Hạng mục chi phí

TT
1

Nhân công

2

Chi phí vật liệu

3


Chi phí máy

4
5

Tổng cộng
1.060.447.473
11.280.000
40.000.000

Chi phí Phục vụ =1/15 x (công ngoại nghiệp + công
nội nghiệp)
Chi phí quản lý =12% (số công chuẩn bị + ngoại
nghiệp = nội nghiệp + phục vụ)

6

Giá dự toán trước thuế

7

Thuế GTGT( 10%)
Dự phòng 10% (khối lượng 5% và biến động giá 5%)
TỔNG DỰ TOÁN (làm tròn)

70.473.004
138.579.420
1.320.779.897
132.077.990

145.285.789
1.598.144.000


24

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kiến nghị:
- Đề nghị Chính phủ sớm ban hành bản quy định về đối tượng, mức thu
đối với các cơ sở công nghiệp có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước; các
đối tượng phải chi trả về dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng và từ
các đối tượng phải chi trả về dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con
giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản.
- Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính sớm
ban hành bản quy định đối tượng thu và mức thu đối với các đối tượng bắt
buộc phải đóng góp Quỹ bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị định số
05/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ.
2. Kết luận:
Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng là một chính sách mới không
chỉ đối với Việt Nam. Trên thế giới chưa có nhiều quốc gia triển khai thành
công chính sách này. Tuy nhiên đây là một chính sách lớn có ảnh hưởng sâu
rộng đến mọi ngành sản xuất và sự phát triển bền vững của toàn xã hội. Thực
hiện thành công chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng sẽ tạo ra một
nguồn lực to lớn cho bảo vệ và phát triển rừng, đảm bảo công bằng xã hội.
Đây là một chính sách đạt được nhiều mục tiêu xã hội, mục tiêu kinh tế, mục
tiêu giải quyết vấn đề môi trường. Từ đây góp phần giải quyết việc làm cải
thiện sinh kế cho cộng đồng các dân tộc miền núi, bảo vệ môi trường, bảo tồn
đa dạng sinh học, ngăn chặn thiên tai dịch bệnh,...
Tùy theo điều kiện, đặc điểm riêng của từng địa phương mà mỗi tỉnh
trong thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng có những thuận lợi

và khó khăn khác nhau.
Việc nghiên cứu, đánh giá đúng hiện trạng cơ sở dữ liệu phục vụ chi trả
dịch vụ môi trường rừng, trong đó điều tra, phân loại, thống kê các loại rừng
có cung ứng dịch vụ môi trường rừng; xác định các đối tượng sử dụng dịch vụ
môi trường rừng và các đối tượng được chi trả dịch vụ môi trường rừng là
điều kiện đảm bảo thực hiện chính sách thành công. Công việc đó đòi hỏi phải
có sự điều tra, đánh giá công phu và sự đầu tư thỏa đáng về kinh phí.
Trong phạm vi chuyên đề này, do thời gian và nhân lực không cho phép
nên chưa thể giải quyết được tất cả các yêu cầu trên. Tuy nhiên chúng tôi hy
vọng chuyên đề này cũng đóng góp được một số ý kiến nhằm thực hiện thành
công chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.



×