Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

ĐẶC ĐIỂM KHU HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM, CÁC YẾU TỐ TẠO NÊN TÍNH ĐA DẠNG PHONG PHÚ CỦA HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.81 KB, 30 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
ĐẶC ĐIỂM KHU HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM, CÁC YẾU TỐ TẠO NÊN TÍNH ĐA
DẠNG PHONG PHÚ CỦA HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM

1
3
4

1. Khái niệm hệ thực vật.........................................................................................................................................4
2. Đặc điểm khu hệ thực vật Việt Nam.................................................................................................................4
2.1. Đa dạng loài thực vật:......................................................................................................................................4
2.2. Đa dạng hệ sinh thái:.......................................................................................................................................6
2.3. Đa dạng các vùng địa lý sinh học:..................................................................................................................8
3. Các yếu tố tạo nên tính đa dạng phong phú của hệ thực vật Việt Nam...................................................12
3.1. Vị trí địa lý: ....................................................................................................................................................12
3.2. Địa hình: .........................................................................................................................................................13
3.3. Vĩ độ và đai cao: ............................................................................................................................................13
3.4. Địa mạo và hệ thống hoàn lưu: ...................................................................................................................15

QUẢN LÝ HIỆU QUẢ TÀI NGUYÊN THỰC VẬT TẠI MỘT VƯỜN QUỐC
GIA/KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN

17

1. Điều tra, khảo sát đánh giá tình hình cơ bản khu bảo tồn.........................................................................17
2. Đánh giá, xác định các mối đe dọa đến khu bảo tồn:..................................................................................17
3. Xây dựng và thực hiện các giải pháp quản lý khu bảo tồn:.......................................................................18
2.1. Nâng cao đời sống cộng đồng trong vùng đệm khu rừng đặc dụng.......................................................18
2.2. Tăng cường bảo tồn có sự tham gia của cộng đồng..................................................................................20


2.3. Quản lý sinh cảnh...........................................................................................................................................23
2.4. Quản lý các hoạt động giải trí......................................................................................................................24
2.5. Ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật vế bảo vệ và phát triển rừng.........26
2.6. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, đào tạo nguồn nhân lực.................26
2.7. Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật.......................................................................................27


KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

29
30

2


LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đã được xem là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam
Á giàu về đa dạng sinh học, mặc dù có những tổn thất quan trọng về diện tích
rừng trong một thời kỳ kéo dài trong nhiều thế kỷ, hệ thực vật rừng Việt Nam
vẫn còn rất đa dạng và phong phú và có mức độ đặc hữu cao. Theo báo cáo
quốc tế trong năm 2012 cho biết, Việt Nam có hệ thực vật vào loại đa dạng
bậc nhất thế giới (thứ 20 thế giới).
Tuy nhiên, nằm trong xu thế chung của thế giới, đa dạng sinh học nói
chung, đa dạng về hệ thực vật nói riêng của Việt Nam cũng đã và đang bị suy
thoái, đặc biệt sự suy thoái này diễn ra với tốc độ rất nhanh trong những năm
gần đây. Độ che phủ của rừng ở Việt Nam đã giảm sút đếm mức báo động,
chất lượng của rừng ở các vùng còn rừng đã bị hạ thấp quá mức.
Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Chính phủ và các tổ
chức Quốc tế, Việt Nam đã có những bước đi tích cực trong công tác bảo tồn

đa dạng sinh học ở Việt Nam. Hiện hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam sở
hữu 164 khu bao tồn (30 vườn quốc gia, 69 khu dự trữ thiên nhiên, 45 khu
bảo vệ cảnh quan, 20 khu nghiên cứu thực nghiệm khoa học) với diện tích
trên 2,26 triệu ha, đại diện cho hầu hết các hệ sinh thái quan trọng trên cạn,
đất ngập nước và trên biển.
Tuy nhiên hiện nay các vườn quốc gia và khu bảo tồn cũng vẫn đang tiếp
tục đối mặt với các nguy cơ xâm hại dẫn đến suy giảm về diện tích, số lượng
và chất lượng các loài thực vật, nhất là các loài thực vật đặc hữu, quý hiếm.
Nghiên cứu môn học Khu hệ và quản lý tài nguyên thực vật rừng đã giúp
cho Tôi có một lượng kiến thức nhất định về khu hệ thực vật nói chung và
khu hệ thực vật Việt Nam nói riêng để có những hành động nhỏ bé của mình
góp phần bảo tồn đa dạng sinh học nói chung, bảo tồn thực vật Việt Nam nói
riêng.
Trước khi kết thúc môn học, Tôi xin làm tiểu luận với 2 nội dung:
- Đặc điểm khu hệ thực vật Việt Nam, các yếu tố tạo nên tính đa dạng
phong phú của hệ thực vật Việt Nam.
- Quản lý hiệu quả tài nguyên thực vật tại một vườn quốc gia/khu bảo
tồn thiên nhiên.
Mặc dù đã rất cố gắng, song do kiến thức còn hạn chế nên không thể
tránh khỏi các thiếu sót. Tôi mong được các Thầy, Cô giáo và các bạn góp để
bài tiểu luận này được bổ sung hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!

3


Phần I
ĐẶC ĐIỂM KHU HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM, CÁC YẾU TỐ TẠO
NÊN TÍNH ĐA DẠNG PHONG PHÚ CỦA HỆ THỰC VẬT VIỆT
NAM

1. Khái niệm hệ thực vật.
Hệ thực vật là tập hợp có tính chất lịch sử các loài cây mọc trong một
phần đất nhất định. Kích thước có thể khác nhau, ví dụ hệ thực vật của trái
đất, hệ thực vật của một châu lục, một nước, một hòn đảo, một thành phố,
cũng có thể nói hệ thực vật một hồ, một ao…Nói cách khác hệ thực vật bao
gồm các bậc taxon và tổ hợp các loài thực vật trên một diện tích nào đó.
2. Đặc điểm khu hệ thực vật Việt Nam.
Việt Nam được coi là 1 trong 16 nước có tính đa dạng sinh học cao nhất
trên thế giới (WCMC,1992). Là 1 trong những trung tâm đa dạng sinh học
quan trọng của Đông Nam Á. Trong đó có đa dạng về hệ thực vật thể hiện bao
gồm đa dạng loài, đa dạng hệ sinh thái và đa dạng các vùng địa lý sinh học.
2.1. Đa dạng loài thực vật:
Đa dạng về loài cây là đặc điểm nổi bật của hệ thực vật rừng Việt Nam,
là một trong những nhân tố quyết định tính đa dạng về hệ sinh thái rừng tự
nhiên của Việt Nam. Về khu hệ thực vật, ngoài những yếu tố bản địa đặc hữu,
Việt Nam còn là nơi hội tụ của 3 luồng thực vật di cư từ Trung Quốc, Ân Độ Himalaya, Malaixia - Inđônêxia và các vùng khác kể cả ôn đới.
Mặc dù chịu những tổn thất rất lớn về diện tích rừng trong một thời kỳ
chiến tranh ác liệt kéo dài nhiều thế kỷ nhưng hệ thực vật rừng Việt Nam vẫn
còn rất phong phú. Tuy đến nay chưa có một tài liệu nào thống kê mô tả một
cách chi tiết thành phần loài thực vật nhưng theo số liệu của PGS. TS.
Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), nước ta có khoảng 11.373 loài thực vật thuộc
2.524 chi và 378 họ. Các nhà thực vật học dự đoán con số loài thực vật ở
nước ta còn có thể lên đến 15.000 loài. Trong các loài cây nói trên có khoảng
7.000 loài thực vật có mạch, số loài thực vật đặc hữu của Việt Nam chiếm
khoảng 30% tổng số loài thực vật ở miền Bắc và chiếm khoảng 25% tổng số
loài thực vật trên toàn quốc (Lê Trần Chấn, 1997), có ít nhất 1.000 loài cây
đạt kích thước lớn, 354 loài cây có thể dùng để sản xuất gỗ thương phẩm. Các
loài tre nứa ở Việt Nam cũng rất phong phú, trong đó có ít nhất 40 loài có giá
trị thương mại. Sự phong phú về loài cây đã mang lại cho rừng Việt Nam
những giá trị to lớn về kinh tế và khoa học. Theo thống kê của Viện Dược liệu

(2003), hiện nay đã phát hiện được 3.850 loài cây dùng làm dược liệu chữa
bệnh, trong đó chữa được cả những bệnh nan y hiểm nghèo. Theo thống kê

4


ban đầu, đã phát hiện được 76 loài cây cho nhựa thơm, 600 loài cây cho
tananh, 500 loài cây cho tinh dầu và 260 loài cây cho dầu béo.
Số loài, chi và họ của các ngành thực vật bậc cao
Ngành
Số lượng
Tên Việt Nam
Tên khoa học
Họ
Chi
1. Rêu
Bryophyta
60
182
2. Khuyết lá thông
Psilotophyta
1
1
3. Thông đất
Lycopodiophyta
3
5
4. Cỏ tháp bút
Equisetophyta
1

1
5. Dương xỉ
Polypodiophyta
25
137
6. Hạt trần
Gymnospermae
8
23
7. Hạt kín
Angiospermae
299
2.175
Cộng
378
2.524
Tỉ lệ % đặc hữu
0%
3%
Một số họ giàu loài trong hệ thực vật Việt Nam là:
Tên họ
Số loài
Tên họ
- Họ Lan (Orchidaceae)
800 - Họ Cói (Cyperaceae)
- Họ Đậu (Leguminoseae)
400 - Họ Cúc (Asteraceae)
- Họ Cỏ (Poaceae)
400 - Họ Long não (Lauraceae)
- Họ Thầu dầu

422 - Họ Dẻ (Fagaceae)
(Euphorbiaceae)
- Họ Cà phê (Rubiaceae)
400 - Họ Ô rô (Acanthaceae)

Loài
793
2
57
2
669
63
9.787
11.373
20%
Số loài
300
336
160
120
175

Nhiều họ khác có ít loài nhưng giàu về số lượng cá thể và đây là những
họ giữ vai trò quan trọng trong thành phần loài cây của thảm thực vật như họ
Dầu (Dipterocarpaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Xoan (Meliaceae), họ
Bồ hòn (Sapindaceae),...
Tính đa dạng sinh học của thực vật nhiệt đới Việt Nam còn thể hiện qua
sự phong phú về các loài dây leo và thực vật nửa phụ sinh (khoảng 750 loài),
thực vật phụ sinh (khoảng 600 loài) và thực vật ký sinh (khoảng 50 loài).
Ngoài đặc điểm đa dạng loài, hệ thực vật ở Việt Nam có mức độ đặc hữu

cao. Tuy không có họ đặc hữu nhưng có khoảng 27,7% số loài và 3% số chi là
đặc hữu. Các loài và chi đặc hữu phân bố tập trung chủ yếu ở các vùng núi
cao Hoàng Liên Sơn, vùng rừng ẩm Bắc Trung Bộ, núi cao Ngọc Linh và cao
nguyên Lâm Viên.
Đánh giá khía cạnh đa dạng về yếu tố địa lý, Gagnepain (1924, 1944) đã
thống kê và sắp xếp các loài thực vật Đông Dương vào các yếu tố sau:
• Yếu tố đặc hữu địa phương

: 11,9%

5


• Yếu tố Trung Quốc

: 33,8%

• Yếu tố India - Himalaya

: 11,5%

• Yếu tố Malaysia

: 15,0%

• Yếu tố phân bố rộng và nhiệt đới

: 20,8%

Pocs Tamas (1965) cũng đã đưa ra các yếu tố địa lý thực vật cho hệ thực

vật miền Bắc Việt Nam là:
* Yếu tố đặc hữu bản địa

: 33,90%

- Đặc hữu Việt Nam

: 32,55%

- Đặc hữu Đông Dương

: 7,35%

* Yếu tố di cư từ các vùng nhiệt đới

: 55,27%

- Trung Quốc

: 12,89%

- India - Himalaya

: 9,33%

- Malaysia - Indonesia

: 25,69%

- Các yếu tố nhiệt đới khác


: 7,36%

* Các yếu tố khác

: 11,0%

Nhiều loài đặc hữu địa phương chỉ gặp trong một vùng hẹp với số lượng
cá thể ít và hiện chúng vẫn đang bị khai thác như Cẩm lai Bà Rịa (Dalbergia
bariensis), Mắc niễng (Ebehartia tonkinensis), Chò đãi (Anamocarya
tonkinensis)....
Thực vật rừng nước ta còn có nhiều loài có giá trị kinh tế cao như: Gõ đỏ
(Afzelia xylocarpa), Gụ mật (Sindora cochinchinensis), Trắc và Cẩm lai
(Dalbergia spp.), Hoàng đàn Chi Lăng (Cupressus torulosa), Pơ mu
(Fokienia hodginsii), Bách xanh (Calocedrus macrolepis), Lát hoa
(Chukrasia tabularis), Lim xanh (Erythrophleum fordii), các loài cây họ Dầu
(Sao đen, Dầu nước, Vên vên), Hoàng liên chân gà (Coptis chinensis), Ba
kích (Morinda officinalis) v.v.
2.2. Đa dạng hệ sinh thái:
Tính đa dạng về hệ thực vật của Việt Nam còn bao gồm đa dạng về hệ
sinh thái. Do sự đa dạng về địa hình, đa dạng về khí hậu đã tạo thuận lợi cho
việc hình thành các hệ sinh thái khác nhau ở Việt Nam trong đó quan trọng
nhất là các hệ sinh thái rừng. Theo Thái Văn Trừng (1978), có thể phân các hệ
sinh thái rừng Việt Nam thành 14 kiểu:
1. Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới.

6


2. Kiểu rừng rụng lá ẩm nhiệt đới.

3. Kiểu rừng kín rụng lá hơi ẩm nhiệt đới.
4. Kiểu rừng kín lá cứng hơi khô nhiệt đới.
5. Kiểu rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới.
6. Kiểu rừng thưa cây lá kim hơi khô nhiệt đới.
7. Kiểu trảng cây to, cây bụi, cỏ cao khô nhiệt đới.
8. Kiểu truông bụi cây gai hạn nhiệt đới.
9. Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp.
10. Kiểu rừng kín hỗn hợp cây lá rộng, lá kim ẩm á nhiệt đới núi thấp.
11. Kiểu rừng kín cây lá kim mưa ẩm ôn đới.
12. Kiểu rừng thưa cây lá kim hơi khô á nhiệt đới núi thấp.
13. Kiểu rừng khô vùng cao.
14. Kiểu rừng lạnh vùng cao.
Trong mỗi kiểu thảm thực vật lại chia thành các kiểu phụ miền (phụ
thuộc vào tổ thành thực vật), kiểu phụ thổ nhưỡng (phụ thuộc vào điều kiện
đất), kiểu phụ nhân tác (phụ thuộc vào tác động của con người) và trong mỗi
kiểu phụ đó tuỳ theo độ ưu thế của loài cây mà hình thành nên những phức
hợp, ưu hợp và quần hợp tự nhiên khác nhau. Như vậy, bức tranh hệ sinh thái
rừng nước ta rất đa dạng và phong phú.
Lê Mộng Chân và Vũ Văn Dũng (1992) đã giới thiệu 9 kiểu rừng chính
ở Việt Nam và được tóm tắt như sau:
1. Kiểu rừng kín lá rộng thường xanh nhiệt đới: Kiểu này có diện tích
lớn, phân bố rộng khắp toàn quốc ở độ cao dưới 700m ở miền Bắc và dưới
1.000m ở miền Nam. Thực vật rừng ở đây > 75% là cây thường xanh, tính đa
dạng loài cao. Rừng có cấu trúc 3-5 tầng (tầng vượt tán, tầng tán rừng, tầng
dưới tán, tầng cây bụi và tầng thảm tươi).
2. Kiểu rừng lá rộng nửa rụng lá nhiệt đới: Kiểu rừng lá rộng nửa rụng
lá nhiệt đới phân bố ở độ cao dưới 700m ở miền Bắc và dưới 1.000m ở miền
Nam và gặp ở Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Rừng có cấu trúc nhiều tầng, nhiều cây cao, có từ 25-75% cây rụng lá trong tổ
thành.

3. Kiểu rừng kín lá rộng rụng lá nhiệt đới: Kiểu này hình thành ở vùng
có lượng mưa thấp, từ 1.200-2.500 mm, mùa khô kéo dài. Kiểu này phân bố ở
độ cao dưới 700 m ở miền Bắc và dưới 1.000 m ở miền Nam, gặp ở một số

7


nơi như Bắc Giang, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đắc Lắc, Đồng Nai. Rừng có
cấu trúc nhiều tầng, có trên 75% cây rụng lá trong tổ thành.
4. Kiểu rừng thưa cây lá rộng nhiệt đới: Rừng thưa cây lá rộng nhiệt đới
hay còn gọi là rừng khộp phân bố ở độ cao dưới 700 m ở miền Bắc và dưới
1.000 m ở miền Nam, tập trung ở Tây Nguyên và một số tỉnh Đông Nam Bộ,
nơi có khí hậu khô nóng, một mùa khô kéo dài. Cấu trúc rừng đơn giản, cây
cao to, mật độ cây thấp, tán thưa, tổ thành loài cây không phức tạp.
5. Kiểu rừng kín thường xanh ẩm á nhiệt đới: Rừng kín thường xanh ẩm
nhiệt đới hay còn gọi là là rừng hỗn giao lá rộng, lá kim, phân bố ở độ cao
trên 700m ở miền Bắc và trên 1.000m ở miền Nam, nơi có lượng mưa 1.2002.500mm/năm, nhiệt độ trung bình năm: 15-200C. Kiểu rừng này gặp nhiều ở
Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Kon Tum,.... Rừng có cấu trúc
nhiều tầng, có từ 30-35% cây lá kim trong tổ thành. Thường tập trung nhiều
loài thực vật đặc hữu.
6. Kiểu rừng ngập mặn hình thành trên đất mới bồi tụ vùng ven biển,
cửa sông: Kiểu này phân bố tập trung ở Nam Bộ và một ít ở Bắc Bộ. Rừng
một tầng, tổ thành loài cây đơn giản (Đước, Bần, Mắm, Sú, Vẹt,...).
7. Kiểu rừng núi đá vôi: Rừng đá vôi bao gồm các kiểu phụ thuộc kiểu
rừng kín thường xanh và nửa rụng lá phân bố ở vành đai nhiệt đới và á nhiệt
đới trên đất đá vôi ở các tỉnh phía Bắc. Rừng đá vôi rộng nhất là khu Phong
Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình). Rừng thường có 2 tầng, loài cây ưu thế thường
là Nghiến, Trai lý, Mạy tèo, Ô rô....
8. Kiểu rừng lá kim: Rừng lá kim phân bố tập trung ở Tây Nguyên và
một số tỉnh miền Bắc nơi có khí hậu tương đối khô (lượng mưa 600-1200

mm/năm), đất xấu. Rừng có cấu trúc 2-3 tầng, ưu hợp chủ yếu là Thông nhựa,
Thông ba lá, Thông dầu.
9. Kiểu rừng tre nứa: Đây là kiểu rừng đặc thù thường được hình thành
trên đất rừng tự nhiên sau khai thác hoặc sau nương rẫy và phân bố trên toàn
quốc.
Ngoài ra, ở Việt Nam còn có kiểu rừng Tràm. Hệ sinh thái rừng Tràm
được hình thành trên đất chua phèn ngập úng thường xuyên hoặc định kỳ với
loài Tràm (Melaleuca cajuputi Powel) là loài cây chủ yếu. Loại hệ sinh thái
này chỉ còn tập trung ở U Minh, vùng đất phèn Đồng Tháp Mười và Tứ Giác
Long Xuyên (Vũ Văn Chuyên, 1995).
2.3. Đa dạng các vùng địa lý sinh học:
Việt Nam cũng được coi là một trong những nước có sự đa dạng cao về
vùng địa lý sinh học. Căn cứ vào các yếu tố trên, các nhà sinh vật Việt Nam

8


(Thái Văn Trừng, Đào Văn Tiến, Võ Quí, Đặng Ngọc Thanh, Mai Đình Yên,
Cao Văn Sung, Đặng Huy Huỳnh, Trần Kiên, Phan Kế Lộc...) đã chia Việt
Nam thành 5 vùng địa lý sinh học như sau:
1. Vùng địa lý sinh học Đông Bắc,
2. Vùng địa lý sinh học Tây Bắc,
3. Vùng địa lý sinh học Bắc Trung Bộ,
4. Vùng địa lý sinh học Nam Trung Bộ và Tây Nguyên và
5. Vùng địa lý sinh học Đông Nam Bộ.
Khi nghiên cứu về các vùng địa lý sinh học Việt Nam, năm 1995, tiến sĩ
John Mackinnon đã chia vùng lãnh thổ đất liền của nước ta thành các đơn vị
sinh học nhỏ hơn và gồm:
1. Vùng địa lý sinh học Đông Bắc,
2. Vùng địa lý sinh học Hoàng Liên Sơn,

3. Vùng địa lý sinh học Bắc Trung tâm Đông Dương,
4. Vùng địa lý sinh học Châu thổ Sông Hồng,
5. Vùng địa lý sinh học Nam Trung tâm Đông Dương,
6. Vùng địa lý sinh học Bắc Trung Bộ,
7. Vùng địa lý sinh học Nam Trung Bộ,
8. Vùng địa lý sinh học Tây Nguyên và
9. Vùng địa lý sinh học cao nguyên Đà Lạt.
Tuy nhiên, việc phân chia các vùng địa lý sinh học chỉ mang tính tương
đối bởi vì các loài sinh vật luôn có khả năng phát tán và di cư, nhất là trong
những năm gần đây, khi môi trường sống bị tác động và có sự thay đổi lớn,
tính chất chỉ thị của các loài đôi lúc đã trở nên mờ nhạt. Dưới đây là một số ví
dụ về tính chỉ thị của các loài sinh vật ở các vùng địa lý sinh học Việt Nam.
2.3.1. Vùng địa lý sinh học Đông Bắc
Vùng Đông Bắc có địa hình chủ yếu là đồi núi thấp xen nhiều thung lũng
và đồng bằng. Trong thời kỳ vận động tạo sơn sau cùng, vùng này được nâng
cao lên thêm song không có ngọn núi nào đạt 2.000m (khoảng 1.000-1.500m)
và có cấu trúc tương đối đồng nhất. Điều đặc biệt đáng lưu ý ở đây là hướng
núi vùng Đông Bắc có hình nan quạt mở rộng ở phần phía Bắc, đầu qui tụ vào
núi Tam Đảo. Các nan quạt đó là các cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc
Sơn và cánh cung Đông Triều. Cấu tạo địa hình núi này đã phần nào cản trở
sự thâm nhập của gió mùa Đông Nam nhưng lại tạo thuận lợi cho sự xâm

9


nhập của gió mùa Đông Bắc. Chính vì vậy, mùa lạnh ở vùng này kéo dài,
vành đai á nhiệt đới hạ xuống thấp (khoảng 500-600m).
Vùng địa lý sinh học Đông Bắc nổi tiếng bởi nhiều cảnh quan đẹp với
các vườn quốc gia Bái Tử Long, Cát Bà, Tam Đảo, Ba Bể, Xuân Thuỷ Vùng
này trước đây cũng là nơi giàu tài nguyên rừng với các loài thực vật quí như

Lim xanh (Erythrophleum fordii), Nghiến (Excentrodendon tonkinense), Trai
lý (Garcinia fagraeoides), Hoàng đàn Chi Lăng (Cupressus torulosa), Táu
mật (Vatica odorata ssp. brevipetiolata).
2.3.2. Vùng địa lý sinh học Hoàng Liên Sơn
Địa hình vùng này có nhiều điểm khác với vùng Đông Bắc và gồm cả
vùng núi cao và vùng núi thấp. Vùng núi cao gồm phần kéo dài của khối nền
Vân Nam-Tứ Xuyên Trung Quốc như dãy Hoàng Liên với đỉnh Fansipan
3.142m. Vùng núi thấp là các dãy núi và cao nguyên thuộc các tỉnh Hà Giang,
Tuyên Quang, Yên Bái, phần đất phía Đông Bắc của Hoà Bình. Vùng địa lý
sinh học Hoàng Liên Sơn là nơi có đặc điểm khí hậu mang tính hỗn hợp giữa
vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc. Đặc trưng cho vùng này là các đặc sản và
cây thuốc như Nấm hương, Mộc nhĩ, Thảo quả, Quế.
2.3.3. Vùng địa lý sinh học Tây Bắc
Theo cách chia của Mackinon thì vùng địa lý sinh học Tây Bắc Việt
Nam nằm trong vùng Bắc Trung tâm Đông Dương. Các nhà sinh học Việt
Nam gọi đó là vùng địa lý sinh học Tây Bắc và bao gồm chủ yếu lãnh thổ của
các tỉnh Lai Châu, Sơn La cùng phần phía Tây Nam tỉnh Hoà Bình, phía Tây
tỉnh Ninh Bình và phía Tây tỉnh Thanh Hoá. Địa hình vùng địa lý sinh học
này khá phức tạp, nhiều núi cao, cao nguyên và nhiều thung lũng hiểm trở.
Các dãy núi cao chạy vòng quanh tạo nên vùng này như một lòng chảo. Đặc
điểm của địa hình đã có ảnh hưởng nhiều và làm phức tạp thêm tính chất khí
hậu của vùng Tây Bắc.
Tài nguyên sinh vật vùng Tây Bắc xưa rất nổi tiếng bởi những khu rừng
rộng bạt ngàn và ưu thế là những quần thể Thông lông gà (Podocarpus
imbricatus), Du sam núi đất (Keteleeria evelyniana), Tô hạp Điện Biên
(Altingia siamensis), nay vẫn còn một số loài quý hiếm như Thông đỏ Pà Cò
(Taxus chinensis), Thông năm lá Pà Cò (Pinus kwangtungensis), Bách xanh
(Calocedrus macrolepis).
2.3.4. Vùng địa lý sinh học Bắc Trung Bộ
Việc chia vùng địa lý sinh học Bắc Trung Bộ, ngay cả các nhà khoa học

Việt Nam cũng rất khác nhau. Giáo sư Đào Văn Tiến (1973) dựa trên số liệu
về các loài Gặm nhấm, Phạm Nhật (1993) dựa trên sự phân bố các loài Linh

10


trưởng và Nguyễn Thái Tự (1994) dựa trên sự phân bố các loài cá nước ngọt
cho rằng sông Cả (sông Lam) là ranh giới tận cùng phía Bắc của vùng này.
Các nhà nghiên cứu về chim cho rằng sông Chu là ranh giới tận cùng phía
Bắc của vùng Bắc Trung Bộ. Trong phân chia các vùng kinh tế lâm nghiệp,
phần phía Nam sông Cả đến Thừa Thiên Huế được coi là miền Bắc Trường
Sơn. Như vậy, dù ý kiến còn phân tán ít nhiều nhưng cái chung nhất vẫn coi
sông Cả là một ranh giới tự nhiên đáng quan tâm và vùng đất từ Nam sông Cả
đến Thừa Thiên Huế có nhiều đặc điểm rất riêng. Ta chấp nhận đó là vùng địa
lý sinh học Bắc Trung Bộ.
Sự vận động của địa máng Trường Sơn hình thành nên dãy Trường Sơn
chạy song song với biển đã không tạo thuận lợi cho việc hình thành các châu
thổ rộng lớn như vùng đồng bằng sông Hồng ở vùng Đông Bắc. Phần lớn diện
tích vùng này là núi thấp. Núi cao có các đỉnh Pu Lai Leng (2.711m), Rào Cỏ
(2.286m) nằm trên đường biên giới Việt-Lào. Do có sự phân cắt mạnh, do
tính không đối xứng của dãy Trường Sơn, địa hình vùng này có độ dốc lớn,
nhiều đèo cao. Khí hậu vùng Bắc Trung Bộ cũng có nhiều nét đặc trưng với
lượng mưa hàng năm lớn, nhiệt độ bình quân hàng năm cao và mùa hè có gió
Tây (gió Lào) khô nóng.
Tuy có bề ngang hẹp nhưng những đặc điểm địa hình, khí hậu của vùng
Bắc Trung Bộ đã tạo nên tính đa dạng và phong phú của tài nguyên thực vật
và nơi có nhiều yếu tố đặc hữu nhất Việt Nam.
2.3.5. Vùng địa lý sinh học Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
Đèo Hải Vân nổi lên như một chiếc barie tự nhiên phân cách đơn vị địa
lý sinh học vùng Bắc Trung Bộ - nơi có khí hậu cận nhiệt đới và Nam Trung

Bộ - nơi có khí hậu nhiệt đới. Vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên được hình
thành do sự vận động của địa khối Kon Tum, một bộ phận của địa khối
Indonesia bao gồm cả đất đai của vùng Hạ Lào, Cambodia và Thailand.
Vùng địa lý sinh học Nam Trung Bộ và Tây Nguyên nằm trên cả hai
sườn Đông và Tây của dãy Trường Sơn. Vùng phía Đông của dãy Trường
Sơn chủ yếu là núi và đồi với vài đỉnh cao nằm ở phía Tây (Ngọc Linh
2.598m). Khí hậu của vùng mang tính nhiệt đới điển hình. Vùng phía Tây dãy
Trường Sơn tuy thuộc khối cổ Kon Tum nhưng được trẻ hoá trong quá trình
tân kiến tạo và tương đối bằng phẳng nhờ sự phun trào của nham thạch núi
lửa. Khí hậu được chia thành 2 mùa; mùa mưa (từ tháng 5 đến cuối tháng 10)
và khô (từ tháng 11 đến tháng 4).
Đặc trưng của hệ thực vật vùng này có quan hệ gần gũi với nhóm thực
vật India - Malaysia mang tính nhiệt đới. Thực vật đặc trưng là các loài cây
họ Dầu (Dipterocarpaceae) và cây họ Đậu (Leguminosae).

11


2.3.6. Vùng địa lý sinh học Đông Nam Bộ (Nam Trung tâm Đông
Dương)
Thực chất, đây là vùng cực Nam của vùng Tây Nguyên và được hình
thành trên cơ sở vận động tạo sơn của khối nền Kon Tum cùng với sự xuất
hiện của lớp phù sa cổ. Vùng có địa hình ít dốc nhưng được nâng cao ở phần
phía Bắc do sự phun trào của các núi lửa và tạo nên các cao nguyên Di Linh,
Đà Lạt, Langbian và nghiêng dần về phía Đông Nam hình thành khu đồng
bằng cao điển hình.
Do địa hình tương đối bằng phẳng, khí hậu nhiệt đới (gồm 2 mùa mưa và
khô) nên tài nguyên sinh vật ở đây tuy không đa dạng về loài nhưng trữ lượng
quần thể các loài lại rất cao. Hệ thực vật ở đây có nhiều loài quí như Cẩm lai
(Dalbergia bariensis), Trắc (Dalbergia cochinchinensis), Gõ đỏ (Afzelia

xylocarpa), Gụ (Sindora sp), Dầu nước (Dipterocarpus alatus), Sao đen
(Hopea odorata).
2.3.7. Vùng địa lý sinh học Tây Nam Bộ
Vùng này được hình thành chủ yếu do sự bồi đắp phù sa của sông Mê
Kông trong suốt một quá trình địa chất lâu dài. Tuy nằm trong vành đai khí
hậu nhiệt đới trên một địa hình bằng phẳng nhưng tính đa dạng sinh học thấp
vì con người đã sinh sống ở đây từ lâu. Rừng chủ yếu là rừng ngập mặn với
sự đơn điệu về loài, đáng quan tâm hơn cả là Đước, Vẹt, Mắm.
3. Các yếu tố tạo nên tính đa dạng phong phú của hệ thực vật Việt
Nam.
Hệ thực vật Việt Nam đa dạng và phong phú là do các yếu tố sau:
- Vị trí địa lý
- Địa hình
- Vĩ độ và đai cao
- Địa mạo và hệ thống hòa lưu
3.1. Vị trí địa lý:
Việt Nam có vị trí địa lý nằm ở phần đông của bán đảo Đông Dương
thuộc trung tâm của khu vực Đông Nam Á với tổng diện tích phần đất liền là
330.541km2 kéo dài gần 16 vĩ độ ( từ 8030’- 23022’vĩ độ Bắc) và trải rộng
trên 7 kinh tuyến (102010’- 109021’ độ kinh đông)và vùng biển với diện tích
gấp nhiều lần lục địa. Việt Nam nằm hoàn toàn trong khu vực nhiệt đới. Mà
“vùng nhiệt đới, đặc biệt là rừng nhiệt đới và biển nhiệt đới là nơi có tính đa
dạng sinh học cao” (McNeely et al, 1990).

12


Việt Nam thuộc mỏm chóp Đông Nam của lục địa Âu Á, là nơi “dừng
chân” của nhiều loài sinh vật di cư từ phía Tây sang Đông, Phía Bắc xuống,
và từ Nam lên. Do đó có ảnh hưởng đến khu hệ động - thực vật Việt Nam.

Việt Nam có đa dạng các yếu tố sinh vật như:
- Yếu tố đặc hữu
- Yếu tố Việt Nam- Nam Trung Hoa
- Yếu tố Việt Nam- Hymalaya
- Yếu tố Việt Nam- Ấn Độ
- Yếu tố Việt Nam- Malêzi,....
3.2. Địa hình:
Việt Nam có 3/4 diện tích là đồi núi và cao nguyên. Khối núi cao nhất là
dãy Hoàng Liên Sơn phân chia bắc bộ thành 2 phần tây bắc và đông bắc có
điều kiện sinh thái khác biệt. vùng đông bắc với các dãy núi hình vòng cung
theo hướng đông bắc tây nam với độ cao trung bình 1.000m chỉ ở đầu nguồn
các con sông: Lô, Gâm, Chảy. Vùng Tây Bắc có những đỉnh cao nhất nước độ
cao trung bình 2.000m, cao nhất là đỉnh Phansipan thuộc dãy Hoàng Liên Sơn
cao 3.143m, hướng núi chính là Tây Bắc - Đông Nam giống như 1 mái nhà
khổng lồ dốc xuống đồng bằng sông Hồng.
Dãy Trường sơn kéo dài từ trung bộ đến cực nam tiếp nối với đồng bằng
Nam bộ.
Vùng núi Bắc Trung bộ có những dãy núi đá vôi với nhiều hang động
khoảng giữa dãy trường sơn là vùng núi trung bình, có độ cao từ 800-1.000m.
vùng cao nguyên trung phần có nhiều cao nguyên bậc thang đất đỏ bazan liền
kề với cao nguyên trung phần là vùng đồi đất xám đông nam bộ. gờ phía đông
của hệ cao nguyên rất phức tạp về địa hình và dốc đứng về phía biển.
1/4 diện tích còn lại là đồng bằng với 2 đồng bằng lớn là châu thổ sông
hồng và châu thổ sông cửu long ở giữa là giải đồng bằng hẹp ven biển duyên
hải miền trung.
=> Việt Nam có tính đa dạng cao về các dạng đồi núi, cao nguyên và
đồng bằng từ đó tạo ra tính đa dạng về hệ sinh thái như: HST biển và đại
dương, HST thềm lục địa, HST hải đảo, HST ven biển, HST nông nghiêp,
HST rừng... đặc biệt là HST rừng với rất nhiều kiểu rừng khác nhau (14 kiểu
theo Thái văn Trừng hoặc 9 kiểu theo Lê Mộng Chân và Vũ Văn Dũng).

3.3. Vĩ độ và đai cao:
Đất nước kéo dài gần 16 vĩ tuyến (8 030' - 23022' độ vĩ Bắc) nên khí hậu
Việt nam không đồng nhất. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc đến

13


Nam, miền Bắc có mùa đông lạnh tạo điều kiện cho sinh vật ôn đới phát triển
đó là các yếu tố của vùng á nhiệt đới và ôn đới. miền nam có khí hậu của
vùng nhiệt đới điển hình chia ra làm 2 mùa mưa và mùa khô rõ rệt sự phát
triển của động thực vật nhiệt. Ví dụ; nhiệt độ trung bình ở miền Nam- Việt
Nam là 270C trong khi đó ở miền Bắc là 210C
30% tổng diện tích có độ cao trên 500m, đỉnh cao nhất là Phansipan
(3.143m). VN có nhiều đai cao khác nhau theo quy luật. Cứ lên cao 100m thì
nhiệt độ lại giảm 0,50C. do có sự chênh lệch nhiệt độ theo chiều thẳng đứng sẽ
tạo ra sự khác biệt về phân bố của loài theo đai cao điều này làm tăng đa dạng
sinh học của Việt Nam.
Chế độ nhiệt ở vùng núi thay đổi theo độ cao. Càng lên cao nhiệt độ
càng giảm. Chính vì vậy, ở vùng núi cao cũng xuất hiện những loài, chi, họ
thực vật ở vùng á nhiệt đới và ôn đới. Yếu tố độ cao trong địa hình có ảnh
hưởng đến phân bố các loài thực vật rừng như sau:
Vành đai cao từ 700m - 1.600m (ở miền Bắc) và từ 1.000m - 1.800m (ở
miền Nam) là vành đai độ cao á nhiệt đới núi thấp tầng dưới. Nhiệt độ trung
bình hàng năm từ 15 – 200C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối có khi xuống đến 0 0C,
xuất hiện sương muối.
Tổ thành thực vật ở vùng núi phía bắc có những họ thực vật á nhiệt đới
chiếm ưu thế rõ rệt như họ Dẻ (Fagaceae), họ Re (Lauraceae), họ Chè
(Theaceae), họ Du (Ulmaceae), họ Mộc lan (Magnoliaceae), họ Óc chó
(Juglandaceae), họ Hoa hồng (Rosaceae) v.v... Trong vành đai này ít thấy
những loài cây của khí hậu nhiệt đới vùng thấp và vùng có độ cao trung bình

như họ Dầu (Dipterocarpaceae), cây săng lẻ hoặc bằng lăng (Lagerstroemia
calyculata Kurz) v.v... Ngoài ra còn thấy xuất hiện loài du sam (Keteleeria
davidiana)
Tổ thành thực vật vành đai cao này ở miền Nam có loài thông ba lá
(Pinus kesiya)
Vành đai cao từ 1.600 m - 2.400 m (ở miền Bắc) và từ 1.800 m - 2.600
m (ở miền Nam) là vành đai ôn đới ấm núi thấp tầng trên. Nhiệt độ trung
bình hàng năm từ 100C – 150C, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất dưới 10 oC,
nhiệt độ tối thấp tuyệt đối xuống dưới 0 0C. Thực vật ở đây có những loài cây
của vùng ôn đới ấm thuộc các chi như: Alnus, Betula, Acer, Carpinus
v.v.Những loài cây này hỗn giao với nhiều loài cây lá kim thuộc các chi như
Dacrydium, Libocedrus, Cephalotaxus, Fokienia v.v...Ở miền Nam, đây là
vành đai độ cao xuất hiện loài thông năm lá Đà Lạt (Pinus dalatensis) và đặc
biệt là loài thông lá dẹt (Ducampopinus krempfii), một loài cổ đặc hữu ở Việt
Nam phát hiện được ở phía nam dãy Trường Sơn.

14


Vành đai độ cao trên 2.400 m (ở miền Bắc) và trên 2.600 m (ở miền
Nam) là vành đai ôn đới lạnh núi vừa tầng dưới. Vành đai này đã có tuyết phủ
trong mùa đông. Những kết quả nghiên cứu về vành đai độ cao này còn rất ít.
Nhóm nhân tố khí hậu thuỷ văn có ảnh hưởng quyết định đến việc hình
thành các kiểu thảm thực vật khí hậu nguyên sinh ở Việt Nam.
3.4. Địa mạo và hệ thống hoàn lưu:
Hệ thống sônng ngòi Việt Nam dày đặc chỉ tính những con sông dài
hơn10km đã có trên 2.500 con sông. Với đường bờ biển dài 3.260km, trung
bình cách 20km lại có 1 con sông đổ ra biển. Hầu hết các sông ở nước ta đều
đổ ra biển 1 vài con song phía bắc đổ về Trung Quốc ( sông Na rì và sông Kỳ
cùng) và 1 số con sông ở cao nguyên miền trung đổ ra phía tây vào lưu vực

sông Mê kông. phần lớn các sông đều chảy xiết với nhiều ghềnh thác.
Lượng mưa trung bình năm 1.700-1.800mm/ năm. nhưng không đều như
một vài địa phương vùng Bắc Trung Bộ nhận được lượng mưa cao hơn,
khoảng 3.000mm nhưng 1 số vùng chỉ có 500mm. Độ ẩm không khí tương
đối lớn khoảng 80%. số ngày mưa nhiều trung bình trên 150 ngày/năm. do
ảnh hưởng của hệ thống gió mùa nên lượng mưa phân bố không đều hình
thành 2 mùa là mùa mưa(T6-T7) và mùa khô. lượng mưa tập trung chủ yếu
vào mùa mưa khoảng 80-85%.
Hệ thống gió mùa (hoàn lưu khí quyển) ở Việt Nam rất phong phú, cùng
với đặc điểm địa mạo đã hình thành nên chế độ thời tiết ở Việt Nam.
Thứ nhất là gió mùa Đông Bắc từ lục địa Trung Quốc đi vào Việt Nam
trong thời gian từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, có đặc điểm: khô và lạnh. Và
vùng chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ loại gió này là vùng Đông Bắc, lý do
ngoài việc gần phía Đông Nam Trung Quốc thì vùng này có hệ thống núi hình
nan quạt mở rộng ở phần phía Bắc. Đặc điểm địa mạo này đã tạo thuận lợi
cho sự xâm nhập của gió mùa Đông Bắc. Chính vì vậy, mùa lạnh ở vùng này
kéo dài, vành đai á nhiệt đới hạ xuống thấp (khoảng 600m, trong khi đó toàn
Miền Bắc là 700 m).
Thứ hai cũng là gió mùa Đông Bắc, nhưng thổi từ tháng 12 đến tháng 1
năm sau và ảnh hưởng trực tiếp đến vùng Bắc Trung Bộ. Đặc điểm loại gió
này là lạnh và ẩm do thổi qua Vịnh Bắc Bộ; thời tiết lạnh, kèm theo mưa phùn
sẽ biểu hiện khi loại gió này ảnh hưởng trực tiếp đến vùng Bắc Trung Bộ.
Thứ ba là gió mùa Đông Nam và Tây Nam thổi từ biển vào trong thời
gian từ tháng 4 đến tháng 10. Loại gió này mang theo nhiều hơi nước, gây
mưa cục bộ trên nhiều vùng lãnh thổ Việt Nam. Riêng vùng Bắc Trung Bộ,

15


do có dãy Trường Sơn ở phía Tây đón gió mà vùng này có lượng mưa cao

hơn nhiều vùng khác.
Thứ tư là gió Tây khô nóng thổi từ Vịnh Bancan qua lục địa đến Việt
Nam từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm. Đến Việt Nam đặc biệt vùng Bắc
Trung Bộ, do dãy Trường Sơn ngăn lại hơi nước mà thời tiết biểu hiện rõ ở
vùng trong giai đoạn này là khô nóng.
Các loài sinh vật luôn tồn tại và thích nghi với môi trường sống. Chế độ
thời tiết của Việt Nam phong phú là cơ sở tạo nên tính đa dạng sinh học của
Việt Nam.
=> Đặc điểm về vị trí địa lý, địa hình, đất đai, khí kậu sông ngòi... và các
nhân tố sinh thái khác đã hình thành các hệ sinh thái đa dạng mỗi hệ sinh thái
lại mang đặc thù riêng tất cả tạo nên nguồn tài nguyên sinh vật phong phú đa
dạng và rất độc đáo. Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi về nguồn tài nguyên
sinh vật phong phú và được thế giới công nhận là 1 trong 16 nước có tính đa
dạng sinh học cao nhất trên thế giới.

16


Phần II:
QUẢN LÝ HIỆU QUẢ TÀI NGUYÊN THỰC VẬT TẠI MỘT VƯỜN
QUỐC GIA/KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
Để quản lý hiệu quả tài nguyên thực vật tại một vườn quốc gia hoặc khu
bảo tồn thiên nhiên ta cần phải thực hiện theo các bước công việc sau:
1. Điều tra, khảo sát đánh giá tình hình cơ bản khu bảo tồn.
- Điều kiện tự nhiên:
+ Vị trí địa lý;
+ Đặc điển địa hình;
+ Khí hậu thủy văn;
+ Địa chất đất đai.
- Đặc điểm kinh tế - xã hội:

+ Dân số, dân tộc, lao động;
+ Cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện đường, trường, trạm; thông
tin liên lạc.
+ Đặc điểm sản xuất nông – lâm nghiệp, phương thức canh tác.
- Hiện trạng tài nguyên:
+ Đặc điểm khu hệ thực vật;
+ Các kiểu hệ sinh thái rừng;
+ Các kiểu thảm thực vật;
+ Cấu trúc, tổ thành loài thực vật;
+ Mức độ đặc hữu;
+ Các loài có nguy cơ cần ưu tiên bảo tồn.
2. Đánh giá, xác định các mối đe dọa đến khu bảo tồn:
Có rất nhiều các mối đe dọa đối với tài nguyên thực vật tại một vườn
quốc gia hay khu bảo tồn, bao gồm:
- Thu hẹp và chia cắt sinh cảnh sinh cảnh;
- Khai thác quá mức;
- Tình trạng du canh và xâm lấn đất;

17


- Cháy rừng;
- Chăn thả động vật nuôi;
- Khai thác khoáng sản;
- Các công trình phát triển kinh tế – xã hội;
- Các loài ngoại lai xâm nhập,…
Tính chất nghiêm trọng của mối đe dọa đối với mỗi khu bảo tồn không
giống nhau, do đó chúng ta cần phải xác định các nguy có chính đối với một
khu bảo tồn, phân hạng mức độ của các mối đe dọa để có các biện pháp ưu
tiên xử lý thích hợp.

Một điều cần lưu ý rằng việc đánh giá mối đe dọa đối với khu bảo tồn
không có nghĩa là phải cố để loại trừ những mối đe dọa này, bởi vì trong
nhiều trường hợp hầu như không thể làm được như vậy (Primack,1999). Ví
dụ, khi những loài ngoại lai đã sinh sống phát triển vững chắc ở một khu vực
thì việc tiêu diệt chúng sẽ rất khó khăn, nếu không nói là không thể làm được.
Việc tiêu diệt các loài ngoại lai phải được tiến hành ngay từ khi chúng mới
xuất hiện.
3. Xây dựng và thực hiện các giải pháp quản lý khu bảo tồn:
Trên cơ sở đánh giá tình hình cơ bản khu bảo tồn, các mối đe dọa đối với
tài nguyên thực vật chúng ta xây dựng và tổ chức thực hiện đồng bộ một hệ
thống các giải pháp để quản lý và bảo vệ có hiệu quả đa dạng sinh học, trong
đó có tài nguyên thực vật đó là:
2.1. Nâng cao đời sống cộng đồng trong vùng đệm khu rừng đặc dụng
Để nâng cao đời sống của cộng đồng, phát triển kinh tế gắn với nghề
rừng ở địa phương nhằm giảm thiểu sức ép vào tài nguyên rừng thì các giải
pháp quan trọng phải đạt được là:
a). Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở vùng đệm, dựa trên luận cứ
tính toán lại quỹ đất đai, nhằm đảm bảo cho người dân sống ở vùng đệm đủ
quỹ đất để phát triển sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an toàn lương thực cho
từng hộ không còn tình trạng các hộ đói nghèo ở các xã vùng đệm. Trong quy
hoạch sử dụng đất cần phải đảm bảo được 3 tính chất cơ bản sau đây:
- Quy hoạch sử dụng đất phải dựa vào chủ trương đường lối chính sách
của Đảng và nhà nước, định hướng phát triển kinh tế của địa phương, phù hợp
với quy hoạch chung của các cấp xã, huyện, tỉnh, quốc gia.
- Quy hoạch sử dụng đất phải đảm bảo được sự cân đối giữa nhu cầu sử
dụng và khả năng quỹ đất, điều kiện kinh tế xã hội vùng đệm; cân đối giữa

18



sản xuất và tiêu dùng, đảm bảo tính thích nghi của cây trồng với điều kiện
sinh thái, đồng thời có hiệu quả và bền vững lâu dài.
- Quy hoạch sử dụng đất phải phù hợp với nguyện vọng lâu dài của
người sử dụng đất, đảm bảo cho sự phát triển kinh tế và đảm bảo tính bền
vững của môi trường sinh thái vùng đệm.
b). Tổ chức quản lý, sử dụng hiệu quả các loại đất, các loại rừng ở vùng
đệm tạo điều kiện cho quá trình sử dụng đất, giúp cho việc phân cấp quản lý
các loại đất loại rừng, tạo điều kiện cho việc quản lý, bảo vệ và sử dụng tài
nguyên rừng bền vững trong tương lai. Giải pháp quan trọng để quản lý, bảo
vệ tài nguyên rừng bền vững ở vùng đệm và các xã thuộc địa bàn nghiên cứu
trước hết phải điều chỉnh, bổ sung công tác giao đất khoán rừng cho phù hợp
với điều kiện thực tế của địa phương. Thu hồi lại diện tích đất đã được giao
cho hộ gia đình quá xa vị trí bản, và đất nằm sâu trong khu rừng tự nhiên
thuộc Vườn quốc gia quản lý. Tổ chức thảo luận cùng những hộ gia đình thừa
đất để giao cho hộ gia đình không có, có đất ít, cần sử dụng đất, nhất là những
hộ nghèo, đói không có hoặc có ít đất ruộng lúa nước và đất canh tác cố định
với hình thức giao là tự nguyện nhận đất và giao bắt buộc để cho họ chuyển
sang nền sản xuất hàng hoá thay thế phá rừng làm nương rẫy.
c). Sớm hoàn thành việc giao đất giao rừng, để người dân yên tâm đầu tư
công sức xây dựng kinh tế gia đình cho chính bản thân họ. Nếu việc giao đất
giao rừng chưa hợp lý, hoặc chưa triệt để thì không những không mang lại
hiệu quả tốt và ngược lại. Đây là bước đầu nhưng hết sức quan trọng. Bước
thứ hai phải giúp họ xây dựng mô hình kinh tế hộ gia đình. Phòng địa chính
huyện, ban quản lý khu rừng đặc dụng kết hợp với chính quyền thôn bản tiến
hành điều tra qui hoạch bổ sung và điều chỉnh lại các loại rừng đã được giao
trước đây đúng qui trình kỹ thuật Lâm nghiệp và theo mục đích sử dụng thực
tế, được người dân chấp nhận và được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Kết hợp
với chính quyền bản tập khế ước giao khoán quản lý bảo vệ và sử dụng tài
nguyên rừng cho bản để làm cơ sở pháp lý cho việc nhận định quyền hạn
trách nhiệm giữa bản với nhà nước làm căn cứ để thực hiện chế tài nếu có vi

phạm hoặc thực hiện đường lối chính sách mà chính phủ đã ban hành.
d). Đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế cộng đồng các xã vùng đệm, phát
triển các ngành nghề phụ để nâng cao đời sống; phát triển dịch vụ tín dụng,
đầu tư tín dụng cho các hộ nghèo vay vốn; tạo công ăn việc làm, đưa con em
cùng tham gia bảo vệ rừng là nhiệm vụ quan trọng ở các khu rừng đặc dụng
vùng Bắc Trung Bộ. Việc xác định giải pháp phát triển kinh tế vùng đệm cần
phù hợp với mục tiêu bảo tồn, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của cả cộng
đồng cũng như yêu cầu chung của xã hội. Cũng phải nhìn nhận rằng người
dân địa phương ở vùng đệm sống xa đường giao thông, trình độ thấp, đi lại

19


khó khăn, thiếu các thông tin, cho nên khi đã có đất được chia, vấn đề đặt ra
phải giúp họ những kiến thức khoa học kỹ thuật để họ có thể sử dụng có hiệu
quả và bền vững những mảnh đất đó, giúp họ xây dựng các mô hình kinh tế
hộ gia đình là hết sức cần thiết. Việc kết hợp các chương trình quốc gia được
bố trí trên vùng đệm để cùng hướng tới mục đích phát triển kinh tế nông thôn.
Tạo cho cộng đồng dân cư ở vùng đệm có điều kiện đáp ứng được các yêu
cầu về: lương thực, thực phẩm, chất đốt, đồng cỏ để chăn thả gia súc, vật liệu
xây dựng gia dụng và đặc biệt là thu nhập bằng tiền mặt.
e). Hoàn thiện tổ chức khuyến nông - khuyến lâm. Phổ biến những tiến
bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến về trồng trọt, chăn nuôi, bảo quản nông lâm
sản và những kinh nghiệm điển hình sản xuất giỏi chuyển đổi cơ cấu kinh tế
cho cả 3 nhóm hộ (trung bình, nghèo, đói); Bồi dưỡng và phát triển kiến thức
quản lý kinh tế cho nông dân để sản xuất dịch vụ kinh doanh, thông tin về thị
trường, giá cả nông sản để nông dân bố trí sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả
kinh tế cao; Kiện toàn hệ thống tổ chức khuyến nông- khuyến lâm đặc biệt ở
cấp huyện, thôn bản, quan trọng hơn nữa là các dịch vụ khuyến nông- khuyến
lâm phải tới được những hộ nghèo là những người ít có cơ hội và khả năng

tiếp xúc với thông tin và thị trường. Làm tốt công tác này sẽ mang lại nhiều
hiệu quả như: đảm bảo an toàn lương thực, thực phẩm, ổn định công ăn việc
làm cũng như trách nhiệm và nhận thức của nhân dân, nâng cao giá trị đời
sống nhân dân tạo điều kiện phát huy được nhiều nét đẹp trong văn hoá bản
sắc dân tộc, có tác động tích cực đến môi trường sinh thái.
2.2. Tăng cường bảo tồn có sự tham gia của cộng đồng
Một trong những tồn tại quan trọng dẫn đến sự kém hiệu quả trong quản
lý tài nguyên rừng nói chung và tài nguyên thực vật nói riêng là thiếu sự tham
gia của người dân địa phương. Hiện nay, cộng đồng dân địa phương ở trong
và xung quanh các khu rừng đặc dụng hầu như ít quan tâm, thậm chí chưa
quan tâm đến công tác quản lý tài nguyên rừng. Để người dân các xã vùng
đệm có hành vi ứng xử tốt với tài nguyên rừng, đảm bảo cho các khu rừng đặc
dụng được bảo tồn và phát triển bền vững thì giải pháp bảo tồn quan trọng
phải đạt được là:
a). Thu hút sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý tài nguyên
rừng thông qua các qui ước và hương ước giữa ban quản lý rừng đặc dụng và
cộng đồng dân địa phương là điều hết sức quan trọng. Để làm tốt công việc,
Ban quản lý Vườn quốc gia cần chủ động phối hợp với chính quyền địa
phương triển khai công tác quản lý bảo vệ rừng, cần thiết phải thay đổi thái độ
và tập quán và nhận thức của cộng đồng dân cư về tầm quan trọng của tài
nguyên rừng.

20


b). Ban quản lý rừng đặc dụng có trách nhiệm xây dựng và tổ chức một
chương trình tuyên truyền giáo dục bảo vệ tài nguyên thực vật, nâng cao nhận
thức về đa dạng sinh học cho cộng đồng dân cư và các du khách:
Có 2 nhóm đối tượng chính của chương trình tuyên truyền, giáo dục đó
là cộng đồng dân cư địa phương và các du khách đến tham quan khu rừng đặc

dụng.
Đối với cộng đồng dân cư địa phương mục đích của tuyên truyền, giáo
dục là giúp người dân hiểu được tầm quan trọng của khu rừng đặc dụng đối
với bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất; hiểu được luật pháp
quốc gia về bảo vệ thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học; nắm được mục tiêu
quản lý của khu rừng đặc dụng và các qui chế quản lý của khu rừng đặc dụng.
Các hình thức tuyên truyền phải đa dạng và phù hợp với trình độ dân trí của
địa phương. Có thể áp dụng một số phương pháp như: soạn thảo các tài liệu
giới thiệu vệ khu rừng đặc dụng, về nội qui, qui chế của khu rừng đặc dụng và
phân phát cho từng hộ gia đình địa phương; tổ chức các buổi nói chuyện
tuyên truyền về bảo vệ rừng; chiếu phim tuyên truyền và tổ chức nói chuyện
hay giảng dạy ngoại khoá tại các trường phổ thông,...
Đối với du khách mục đích của truyền giáo dục là giúp du khách cảm
nhận được các đặc điểm văn hoá và thiên nhiên của khu rừng đặc dụng và
hiểu được các nguyên tắc sinh thái cơ bản và từ đó xây dựng lòng yêu thiên
nhiên và nâng cao ý thức bảo tồn thiên nhiên. Phương tiện để tuyên truyền,
giáo dục cho du khách bao gồm: Trung tâm du khách, các tuyến đường mòn
tham quan trong rừng và các tài liệu in ấn, phim ảnh tuyên truyền, giới thiệu.
Trung tâm du khách cần được bố trí thuận tiện cho khách tham quan, tại
đây có thể trưng bày các hiện vật và tài liệu sau:
Bản đồ, áp phích, tranh ảnh;...
Các bài thuyết trình sử dụng ảnh slide chiếu tự động;
Panô giới thiệu lịch sử tự nhiên một số loài;
Bộ sưu tập hoa, hạt, tiêu bản thực vật;
Mô hình các khu vực được quan tâm đặc biệt trong khu rừng đặc dụng
(núi lửa, thác nước,...);
Những đặc điểm sinh thái, sinh học và địa chất gây chú ý khác.
Đối với các tuyến đường mòn tự nhiên không có người hướng dẫn: cần
có các bảng biểu thông tin cho du khách biết về các đặc điểm sinh thái, sinh
học và địa chất của khu vực.


21


Thực hiện mục tiêu này, Ban quản lý khu bảo tồn phối hợp với chính
quyền địa phương cần có kế hoạch và thực hiện một số công tác sau:
Xây dựng đội ngũ cán bộ truyền thông có đủ năng lực làm công tác
tuyên truyền, giáo dục bảo tồn tài nguyên thiên nhiên cho cộng đồng; các tiêu
chí, chức năng, nhiệm vụ, các chương trình, kế hoạch làm việc đội ngũ này và
xây dựng quy chế tham gia của cộng đồng vào công tác bảo tồn thiên nhiên.
Nâng cao nhận thức, tăng cường giáo dục, đào tạo về đa dạng sinh học và
Khu bảo tồn thiên nhiên thành nội dung của chương trình giáo dục môi trường
trong các trường phổ thông. Soạn thảo tài liệu giáo dục bảo tồn và triển khai
thí điểm chương trình giáo dục bảo tồn trong trường phổ thông. Nâng cao
nhận thức để cộng đồng tham gia tốt hơn vào công tác bảo tồn tài nguyên
thiên nhiên thông qua hoạt động tuyên truyền, giáo dục và đào tạo. Xây dựng
các quy ước bảo vệ rừng theo thông tư số 70/2007-TT-BNN, ngày 01/8/2007
về việc hướng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện quy ước bảo vệ và phát
triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn; nghiên cứu các phong tục tập quán
của các cộng đồng, dân tộc để xây dựng hợp lý các quy ước đồng thời phải
dựa trên các chính sách, quy định của pháp luật nhằm làm cho người dân thấy
được quyền lợi và trách nhiệm thực sự của mình và tự nguyện tham gia, ký
kết, tôn trọng lợi ích chung và lợi ích của người khác của ban quản lý các khu
bảo tồn.
Thiết lập mối quan hệ giữa các tổ chức truyền thông; xây dựng quy
chế, điều lệ hoạt động; vận động sự tham gia của xã hội vào công tác bảo tồn
(cán bộ chính quyền, người dân, du khách); giám sát, đánh giá hoạt động của
mạng lưới tuyên truyền.
Trang bị kiến thức và huấn luyện kỹ năng cần thiết, phát huy kiến thức
bản địa phục vụ cho công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Nội dung tập

huấn tuyên truyền bao gồm: Lâm nghiệp xã hội, lâm nghiệp cộng đồng, kỹ
thuật khoanh nuôi, khoanh nuôi phục hồi rừng, kỹ thuật trồng rừng, kỹ thuật
thu hái bền vững ngoài lâm sản.
Lập kế hoạch hỗ trợ trang thiết bị: Xây dựng bản tin, tuyên truyền, hệ
thống truyền thanh cho các cộng đồng dân cư (xã và huyện). Tạo điều kiện để
mọi người có thể tiếp cận các thông tin đa dạng sinh học.
Xây dựng cơ sở hạ tầng và thay đổi tập quán của người dân: Hỗ trợ địa
phương tu bổ, xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng (cầu, đường, trường, trạm, y
tế, dịch vụ, bưu chính viễn thông, đài phát thanh - truyền thanh, hệ thống thuỷ
lợi, mạng lưới điện nông thôn).
Những bài học quản lý các khu bảo tồn ở nhiều nơi đã chỉ rõ cần phải
thiết lập mối liên hệ chặt chẽ giữa ban quản lý khu bảo tồn với chính quyền và

22


cộng đồng dân cư địa phương trong quản lý rừng. Thực tiễn đã cho thấy khi
cộng đồng địa phương được tham gia vào các hoạt động quản lý rừng từ khâu
điều tra, lập kế hoạch đến, thực hiện kế hoạch, giám sát kế hoạch và điều
chỉnh kế hoạch, trong đó gắn kết được quyền lợi và trách nhiệm của họ trong
quản lý rừng, thì chẳng những kế hoạch quản lý rừng có tính khả thi cao mà
người dân còn quan tâm đặc biệt đến tổ chức thực hiện kế hoạch đã đề ra. Vì
vậy, tăng cường liên kết với chính quyền và cộng đồng địa phương trong xây
dựng và thực hiện kế hoạch quản lý rừng là giải pháp được xem là khả thi ở
khu bảo tồn. Từng bước xã hội hóa công tác quản lý, bảo vệ rừng. Tổ chức
các cuộc họp dân kết hợp với tuyên truyền vận động, ký cam kết tham gia bảo
vệ rừng.
c). Ban quản lý khu rừng đặc dụng cần chủ động tổ chức hội nghị bảo vệ
rừng hàng năm có sự tham gia của các cấp chính quyền địa phương và các cơ
quan ban ngành. Lôi kéo người dân địa phương cùng tham gia công tác bảo

tồn dưới mọi hình thức, ví dụ như đưa con em người dân địa phương vào
cùng tham gia bảo vệ rừng, nhất là các đội bảo vệ hoặc xây dựng mạng lưới
tin báo trong nhân dân để nắm bắt kịp thời và có biện pháp ngăn chặn. Mỗi
khi con em của họ là một thành viên của ban quản lý khu rừng đặc dụng chắc
chắn bản thân người dân sẽ có trách nhiệm cao trong công tác bảo tồn hơn.
2.3. Quản lý sinh cảnh
Quản lý sinh cảnh bao gồm nhiều hoạt động khác nhau như: chống các
tác động tiêu cực của con người lên sinh cảnh (phá rừng, thu hái lâm sản, khai
khoáng, làm ô nhiễm môi trường,...), chống cháy rừng, hạn chế quá trình diễn
thế không theo ý muốn, khoanh nuôi tái sinh rừng, trồng rừng, cải thiện thổ
nhưỡng, hạn chế sói mòn, hạn chế lụt lội, quản lí rừng đầu nguồn, đốt cỏ có
kiểm soát,...
Đối với một khu rừng đặc dụng để duy trì các sinh cảnh như trạng thái
lúc ban đầu khi khu bảo tồn mới được thành lập cần phải có các giải pháp
quản lý. Thực tế cho thấy, khi một vùng được chọn làm khu bảo tồn, thì các
hình thức nhiễu loạn hoặc tác động của con người có thể làm cho nhiều loài
trước vốn sống ở đây không thể tiếp tục tồn tại được nữa (Gomez-Pompa and
Kaus, 1992; trong Primack 1999), do vậy cần phải có giải pháp quản lí để
ngăn chặn các tác động và duy trì sự tồn tại của các loài. Mặt khác, nhiều
loài chỉ xuất hiện ở một loại sinh cảnh hoặc một vài giai đoạn diễn thế nhất
định nào đấy. Do vậy, trong các khu rừng đặc dụng nhỏ có thể không có đầy
đủ các giai đoạn của quá trình diễn thế và nhiều loài có thể bị mất đi vì chính
lý do này. Các nhà quản lý rừng đặc dụng đôi khi phải thực hiện một số biện
pháp tác động để duy trì tất cả các giai đoạn diễn thế. Ví dụ, thỉnh thoảng

23


người ta phải gây cháy cục bộ, có kiểm soát tại những khu vực đồng cỏ, cây
bụi và những cánh rừng để khởi động lại quá trình diễn thế.

Một trong những nhiệm vụ được quan tâm nhiều hiện nay trong quản lý
sinh cảnh đó là phục hồi rừng, thường được gọi là chương trình phục hồi sinh
thái. Chương trình phục hồi sinh thái bao gồm các hoạt động như: xây dựng
vườn ươm tạo nguồn giống cây con cho trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng
ở những khu vực gần dân cư và thường xuyên bị tác động, khoanh nuôi phục
hồi rừng bằng tái sinh tự nhiên và trồng rừng trên đất trống. Quyết định
08/2001/QĐ-TTg qui định “việc phục hồi hệ sinh thái trong khu rừng đặc
dụng phải tuyệt đối tôn trọng diễn thế tự nhiên”. Biện pháp chủ yếu được áp
dụng là khoanh nuôi và tái sinh tự nhiên, hạn chế trồng rừng, nếu phải trồng
lại rừng thì phải thực hiện đúng biện pháp kỹ thuật và phải trồng cây bản địa”.
2.4. Quản lý các hoạt động giải trí
Tạo môi trường cho các hoạt động giải trí là một trong các mục tiêu quản
lý của nhiều khu rừng đặc dụng. Tuy nhiên, bảo tồn, gìn giữ và giải trí là
những lĩnh vực rất khó điều hoà. Dịch vụ giải trí đem lại nguồn thu nhập cho
khu rừng đặc dụng, cho cộng đồng dân cư địa phương và tạo cơ hội cho việc
tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên, nhưng nếu không được quản
lý chặt chẽ có thể mang đến nhiều điều bất lợi cho công tác bảo tồn.
Hiện nay ngành du lịch sinh thái đang được các nước chú trọng phát
triển như một ngành mang lại thu nhập đáng kể cho Đất nước. Tuy nhiên, sự
hiểu biết về du lịch sinh thái còn nhiều sai lệch. Nhiều người cho rằng “du
lịch sinh thái” nghĩa là du lịch tới các vùng thiên nhiên. Hội du lịch sinh thái
định nghĩa du lịch sinh thái là “du lịch có trách nhiệm với các khu tự nhiên,
nó bảo vệ môi trường và cải thiện phúc lợi cho dân địa phương” (Linberg and
Hawkins, 1993). Du lịch sinh thái có nhiều lợi ích như: tạo ra thu nhập cho
việc quản lý các khu rừng đặc dụng; giáo dục môi trường và sự vui chơi, giải
trí cho du khách; tạo công ăn việc làm và các dự án cho cộng đồng, cho nhân
dân địa phương. Nhưng nếu không được quản lý tốt du lịch sinh thái có thể
mang đến những tác hại đáng kể như: sự suy thoái môi trường, sự xói mòn
văn hoá địa phương và mất ổn định về kinh tế xã hội. Tại VQG Khao Yai
(Thái Lan), người ta đã phát hiện các loài hươu nai, bò rừng bị chết do nuốt

phải túi chất dẻo đựng thức ăn của du khách vứt lại hoặc nuốt cả quả bóng
gôn. Tác hại do sự náo động của du khách ở qua đêm và chơi thể thao trong
vườn quốc gia đã buộc Chính phủ Thái Lan phải đóng cửa sân gôn và hạn chế
khách ở qua đêm trong vườn quốc gia này.
Để giúp du khách vui chơi giải trí, ngoài thiên nhiên đa dạng và phong
phú sẵn có, khu bảo tồn cần phải tạo lập một số phương tiện cần thiết như:

24


- Trung tâm du khách để giới thiệu về thiên nhiên khu bảo tồn và các
hoạt động giáo dục môi trường.
- Các tuyến tham quan trong khu bảo tồn (đường ô tô quan sát rừng,
đường mòn đi bộ ngắm cảnh, đường thuỷ (sông, biển) ngắm cảnh, đường trên
không (cáp treo, kinh khí cầu,...).
- Các bản đồ, tờ bườm, tài liệu giới thiệu,...
- Chỗ ăn uống (nhà hàng, quầy bar,...)
- Chỗ ngủ qua đêm (nhà khách, lều trại ngoài trời).
- Bãi cắm trại ngoài trời,...
- Sân chơi thể thao,...
Một khía cạnh quan trọng trong công tác quản lí giải trí là quản lí du
khách. Để quản lí du khách nhân viên của khu bảo tồn phải có những quyền
hạn nhất định như: quyền bắt giữ và phạt du khách vi phạm pháp luật. Ngoài
ra, khu bảo tồn cần xây dựng các nội qui qui chế tham quan để du khách thực
hiện. Một số biện pháp quản lý du khách có thể áp dụng như sau:
- Có chốt kiểm soát vé vào tham quan: chỉ những du khách có giấy phép
còn hạn mới được vào; cần kiểm tra ngẫu nhiên xe cộ của du khách để tìm
xem có mang theo vũ khí, chất dễ cháy, chất độc, thú nuôi vào khu bảo tồn
không. Trước khi du khách ra khỏi khu bảo tồn cũng cần kiểm tra xem có
mang mẫu vật hoặc mang các vật dụng khác của khu bảo tồn không.

- Nếu xe cộ được phép vào khu bảo tồn thì cần kiểm tra để xe đi đúng
tuyến đường, đúng tốc độ, dừng đúng chỗ,...
- Kiểm soát số lượng du khách: không được để cho số lượng du khách
vào quá tải. Để làm được điều này nên hình thành hệ thống đặt vé trước qua
văn phòng du lịch của rừng đặc dụng. Khi khả năng tiếp nhận của khu đã tới
hạn thì nên khuyên khách đến thăm rừng đặc dụng vào một ngày khác.
- Quản lí xả rác: nên bố trí các thùng chứa rác rải rác ở những nơi thích
hợp. Thùng đựng rác bằng kim loại để có thể đốt rác bên trong. Thùng đựng
rác nên có nắp đậy đề phòng thú chuyên ăn thức ăn thối moi rác. Thiết lập hệ
thống lượm rác thải đổ vào nơi qui định chứ không được quăng khỏi hàng rào
hoặc đổ xuống biển. Hướng dẫn du khách không xả rác trong rừng đặc dụng.
- Nhắc du khách không được tác động đến động, thực vật, không vẽ hoặc
khắc tên lên cây, đá hoặc các vật thể trong khu bảo tồn. Cần phải phạt và đuổi
ra khỏi khu bảo tồn những người vi phạm.
- Chỉ cho phép du khách được đến những khu qui định, không được đến
phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, không được ở lại rừng ban đêm.

25


×