Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

NHẬN xét đặc điểm DỊCH tễ học lâm SÀNG và các yếu tố LIÊN QUAN đến hạ ĐƯỜNG HUYẾT sơ SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.37 KB, 39 trang )

S Y T THI NGUYấN
BNH VIN C
=======

TI NGHIấN CU CP C S

NHậN XéT ĐặC ĐIểM DịCH Tễ HọC LÂM SàNG
Và CáC YếU Tố LIÊN QUAN ĐếN Hạ ĐƯờNG HUYếT SƠ SINH

CN: NHI KHOA
CS/YT/14/01

BS: Trn Th Thu H
BS: Ngụ Th Oanh

THI NGUYấN 2015


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐM

Động mạch

ĐN

Đẻ non

ĐTĐ

Đái tháo đường



HA

Huyết áp

HC

Hồng cầu

HM

Hormom

SDD

Suy dinh dưỡng

TM

Tĩnh mạch


MỤC LỤC

PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG



5

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hạ glucose máu sơ sinh là tình trạng giảm nồng độ glucose trong máu
dưới mức bình thường- là một trong những rối loạn chuyển hóa thường hay
gặp, đặc biệt là những trẻ có nguy cơ cao [1]. Nguyên nhân gây bệnh thường
là sự suy giảm sản xuất glucose hoặc dự trữ glycogen ở gan trong thời kỳ bào
thai, hoặc sự gia tăng nhu cầu sử dụng glucoe, rối loạn tân tạo glucose, phân
hủy glycogen. Bình thường mức độ sử dụng ở trẻ sơ sinh cao hơn người lớn
trong đó não là nơi sử dụng glucose như một năng lượng chủ yếu. Đối với trẻ
sơ sinh non tháng thấp cân dự trữ glycogen thường giảm, khả năng phân hủy
glycogen tạo đường cũng giảm nên trẻ dễ bị hạ glucose máu trong những
ngày đầu sau sinh. Từ trong bào thai thì glucose là loại thức ăn cung cấp năng
lượng duy nhất vì vậy sau sinh theo thời gian lượng glucose giảm dần một
cách sinh lý chính điều đó sẽ cân bằng hormon trong cơ thể đặc biệt là
insulin. Khi các cơ quan hoạt động một cách nhịp nhàng thì hàm lượng
glucose trong máu sẽ được duy trì một cách ổn định. Hạ glucose máu được
coi là một yếu tố nguy cơ nghiêm trọng đối với trẻ sơ sinh [2].
Hạ glucose máu không phải là bệnh mà là triệu chứng của nhiều bệnh.
Hạ glucose máu sơ sinh triệu chứng thường nghèo nàn, không điển hình,
thường khó chẩn đoán vì trong đa số trường hợp thường không biểu hiện triệu
chứng hay nhiều khi triệu chứng không đặc hiệu hay triệu chứng dễ nhầm với
triệu chứng của các bệnh lý khác trong giai đoạn sơ sinh đặc biệt là sơ sinh
sớm.Theo một nghiên cứu của Lê Thị Hồng Huệ tại khoa sơ sinh tại Bệnh
viện nhi Trung ương năm 2001trong 701 trẻ đẻ thấp cân có 40,5% trẻ bị hạ
glucose máu [3].
Glucose là nguồn cung cấp năng lượng duy nhất cho tổ chức thần kinh
và não sử dụng cho quá trình trao đổi chất nên thiếu glucose cũng như thiếu
oxy nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời sẽ gây chức năng tế bào não.



6

Hạ glucose máu thường hồi phục khi được chẩn đoán sớm, điều trị đúng kịp
thời, nhưng thường là nguyên nhân của di chứng não nếu không được điều trị
kịp thời để tình trạng hạ glucose máu kéo dài.Theo một nghiên cứu trên 667 trẻ
đẻ non nhập viện từ tháng 3/2008 đến 7/2008 về một số yếu tố liên quan đến tử
vong của trẻ đẻ non cho thấy nhóm trẻ có kết quả xét nghiệm glucose máu < 2,2
mmol/l có nguy cơ tử vong cao hơn gấp 1,87 lần (p,0,05) so với nhóm trẻ có
glucose máu từ 2,3- 6,9 mmo/l. Do vậy việc chẩn đoán sớm hạ glucose máu là
việc làm vô cùng cần thiết có thể dẫn đến ít bệnh tật và giảm tử vong [4].
Mối liên quan chặt chẽ đồng hành giữa tử vong chu sinh và hạ glucose
máu sơ sinh đươc nhiều người quan tâm và xác nhận. Do đó kiểm soát hàm
lượng glucose trong máu ở trẻ sơ sinh đặc biệt là sơ sinh trong giai đoạn sớm
là rất quan trọng nhằm tránh những hậu quả nặng nề và đáng tiếc xảy ra [5].
Tuy nhiên những rối loạn này có thể phát hiện và tầm soát sớm bằng xét
nghiệm định lượng glucose máu ở mao mạch ở trẻ sơ sinh và xử lý theo phác
đồ của WHO. Do vậy, hiện nay để tránh tình trạng bỏ sót tình trạng hạ
glucose máu ở trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh thì việc xét nghiệm glucose máu được
thực hiện một cách thường quy có hệ thống cho tất cả trẻ sơ sinh. Trong điều
kiện hiện nay việc tầm soát glucose máu là việc rất đơn giản nhưng điều quan
trọng là phải tiên lượng trước những vấn đề cũng như các yếu tố nguy cơ hạ
glucose ở trẻ sơ sinh và có kế hoạch đối phó kịp thời bằng cách sàng lọc tất cả
những trẻ có nguy cơ hạ glucose máu trong giai đoạn sơ sinh sớm. Vì vậy
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học lâm
sàng và một số yếu tố liên quan đến hạ glucose máu ở trẻ sơ sinh”.
Mục tiêu nghiên cứu:
1.

Mô tả đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của hạ glucose máu ở trẻ sơ


2.

sinh tại khoa nhi Bệnh viện C Thái Nguyên
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến tình trạng hạ glucose
máu sơ sinh.


7

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN HẠ GLUCOSE HUYẾT SƠ SINH

1.1.1. Tầm quan trọng của nồng độ glucose bình thường ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh là con người duy trong số động vật có vú có một bộ não rất
lớn so với kích thước cơ thể. Vấn đề chuyển hóa glucose có tương quan với
trọng lượng não vì vậy não đòi hỏi lượng lớn glucose cho các hoạt động chức
năng bình thường của nó cũng như nồng độ glucose ở não có quan hệ tuyến
tính với nồng độ glucose huyết tương, khi nồng độ glucose huyết tương thấp
thì nồng độ glucose trong não cũng giảm thậm chí bằng 0, trong khi đó não
không thể tổng hợp glucose cũng như không có nguồn dự trữ glycogen do vậy
tổn thương não thường hay xảy ra [5]. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh các
nguồn năng lượng glucose dự trữ thường là thấp ở trẻ có nguy cơ như sinh
non, chậm tăng trưởng trong tử cung, trẻ có bệnh lý. Do vậy càng làm giảm
lưu huyết não và giảm cung cấp glucose dẫn đến hậu quả tổn thương chức
năng não làm ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh của trẻ sau này [6].
1.1.2. Chuyển hóa glucose ở thai nhi
Trong suốt thời kỳ mang thai, toàn bộ glucose của thai nhi do mẹ cung
cấp cho thông qua con đường khuếch tán qua nhau thai, trung bình lượng

glucose trẻ nhận là 7g/kg/ngày. Như vậy, quá trình tổng hợp glucose trong
thai nhi bình thường không xảy ra hoặc xảy ra rất thấp mặc dù các enzym cần
cho quá trình tổng hợp glycogen ở thai nhi có mặt từ tháng thứ 3 của thai kỳ.
Nếu nhu cầu glucose thai nhi không đáp ứng bởi tình trạng hạ đường huyết
của mẹ hay suy nhau thai, thai nhi có thể sử dụng chất thay thế chẳng hạn như
ceton có nguồn gốc từ các acid béo. Với nguồn cung cấp glucose thấp kéo dài
thai nhi phát triển sản xuất theo con đường riêng, đầu tiên là phân giải


8

glycogen và sau thời gian dài quá trình tổng hợp glycogen thiếu hụt gây những
biến đổi phức tạp trong quá trình chuyển hóa glucose của thai nhi và gây lên
những hậu quả là những thay đổi trong chuyển hóa glucose ở trẻ sơ sinh sau khi
sinh mà hay gặp là hạ đường máu sau sinh. Ngược lại nếu thai nhi đượccung cấp
quá nhiều glucose sẽ có hiện tượng cường insulin thứ phát từ trong tử cung [6].
1.1.3. Chuyển hóa glucose ở trẻ sơ sinh
Glucose chủ yếu do mẹ cung cấp qua nhau thai, khả năng dự trữ chất
này dưới dạng glycogen chỉ có sau 35 tuần tuổi thai. Trẻ sinh non trước thời
gian này hầu như không có glycogen hoặc <10g% trong khi ở trẻ đủ tháng
lượng glycogen là 34g%. Theo Kayiran SM, khi kiểm tra nồng độ glucose ở
trẻ sơ sinh khỏe mạnh cũng nhận thấy rằng lượng glucose trong máu tăng dần
theo tuổi thai, sự khác biệt có ý nghĩa về nồng độ glucose trung bình giữa các
nhóm tuổi thai 36-37; 38-39 tuần và >40 Tuần (với p<0.001) [7]
Sự vận chuyển glucose từ mẹ sang thai nhi theo cơ chế khuếch tán dễ
dàng theo hai phía. Số lượng gluccose cung cấp chỉ sử dụng cho thai khoảng
40-50%còn lại để thai sử dụng cho các phản ứng oxy hóa, vận chuyển,
chuyển hóa đường, do có sự liên quan trao đổi qua lại giữa đường máu mẹ và
đường máu thai nhi nên nông độ glucose bào thai luôn giữ ở mức 70-80%
trong máu mẹ. Glucose khuếch tán từ máu mẹ sang máu con dự trữ dưới 2

dạng chính:
-

Glycogen ở gan, cơ tim: bắt đầu từ tuần thứ 36
Mỡ dưới da và nơi khác: bắt đầu từ tuần thứ 28 đến tuần thứ 30
Sau sinh nguồn cung cấp glucose cho trẻ sơ sinh bị gián đoạn đột ngột và
nồng độ glucose trong máu bị giảm, hiện tượng này là phổ biến và là sinh lý
bình thường càn thiết để kích hoạt chức năng sản xuất glucose ở trẻ sơ sinh.
Những thay đổi HM và chuyển hóa khi sinh tạo điều kiện thích nghi cho trẻ.
Nồng độ cathecholamin tăng rõ rệt khi sinh và cùng với gluocagon kích hoạt
quá trình phosphoryl hóa glycogen tại gan và quá trình phân giải glycogen tại


9

gan. Sự tăng tiết cortisol kích thích glucose -6-phosphatase tại gan hoạt động
và giải phóng glucose ở gan. Tăng catecholamine cũng kích thích sự phân giải
lipid, cung cấp năng lượng(ATP) và cùng yếu tố (NADPH) tăng cường hoạt
động của các enzym chịu trách nhiệm tổng hợp glycogen [6].
Trong những ngày đầu sau sinh năng lượng được cung cấp chủ yếu dựa
vào các dự trữ glucose, quan trọng nhất là phản ứng của tụy tiết ra glucagon
có lợi cho nội tiết để nồng độ glucose trong máu được duy trì. Các enzym
tham gia sản xuất glucose cũng tăng mạnh sau sinh đảm bảo cho nông độ
glucose cần thiết cho các hoạt động sống ngoài tử cung đảm bảo nông độ
insulin cũng giảm dần theo giờ tuổi
1.1.4. Điều hòa glucose máu ở trẻ sơ sinh
Duy trì cân bằng nội môi glucose phụ thuộc vào lượng glucose sử dụng
ở gan và sử dụng glucose ở ngoại vi. Khi sinh, nồng độ glucose máu TM rốn
ở vào khoảng 60-80% nồng độ glucose trong máu TM mẹ. Sự sụt giảm nhanh
chóng lượng glucose trong máu diễn ra trong khoảng 30-60 phút sau sinh và

sau đó ổn dần trong khoảng 2-4 giờ sau sinh [7].
Hai hormone chính tham gia điều hòa glucose máu là Insulin và
glucagon, hai hormone này đều do tụy sản xuất nhưng có tác dụng đối kháng
nhau. Các hormone khác cũng tham gia vào điều hòa glucose máu cho phép
cơ thể thích ứng với những đòi hỏi gia tăng về glucose máu hoặc tồn tại khi
đói kéo dài, chúng còn cho phép dự trữ năng lượng dưới dạng lipid khi cung
cấp dư thừa.
1.1.4.1. Insulin
Insulin là HM protein do tế bào beta của tụy sản xuất khi nồng độ
glucose máu tăng cao, đây là HM duy nhất làm giảm glucose máu. Tác động
của insulin là làm tăng tính thấm của màng với glucose ví vậy làm tăng vận
chuyển glucose vào gan, cơ, mô mỡ. Insulin còn tác động trên chuyển hóa


10

glucose trong tế bào, tăng tạo glycogen, lipid và protein, tăng cường chuyển
hóa glucose theo con đường đường phân.
Bài tiết insulin được kiểm soát bởi nồng độ glucose trong máu. Khi nồng
độ glucose tăng insulin được bài tiết. khi nồng độ glucose máu giảm ức chế
giải phóng insulin.
1.1.4.2. Glucagon và các hormone khác
Glucagon là một hormone polypeptide do tế bào alpha của đảo tụy bài
tiết khi nồng đọ glucose máu giảm. Đay là hormone chính gây tăng nhanh
nồng độ glucose máu. Glucagon tác dụng bằng cách tăng phân ly glycogen và
tân tạo glucose ở gan nhưng không ảnh hưởng đến glycogen ở cơ [7].
1.1.5. Định nghĩa hạ glucose máu sơ sinh
Có nhiều định nghĩa hạ glucose máu sơ sinh, thuật ngữ hạ glucose máu
được định nghĩa lần đầu tiên vào năm 1937 với mức nhẹ là 2,2-3,3, mmol/l,
vừa là 1,1-2,2 mmol/l, nặng là 1,1, mmol/l.Trải qua 70 năm và sách giáo khoa

đã có nhiều định nghĩa theo các tác giả khác nhau. Hiện nay theo WHO đã
thống nhất hạ glucose máu ở trẻ sơ sinh được xác dịnh khi lượng glucose máu
mao mạch giảm dưới 2,6 mmmol/l [8],[9].
1.1.6. Nguyên nhân hạ glucose máu sơ sinh
Nguyên nhân hạ glucose máu sơ sinh là do dự trữ glycogen rất ít, tổ chức
não sử dụng nhiều tiêu thụ oxy tăng trong mọi cơ quan, các phản ứng trong cơ
thể diễn ra chậm, hạ glucose máu dễ tái đi tái lại. Có 2 nhóm nguyên nhân gây
hạ glucose máu ở trẻ sơ sinh


Tăng sử dụng glucose máu:
- Trẻ nặng cân so với tuổi thai
- Mẹ tiểu đường
-Tăng sản tế bào β tụy, u sản xuất insulin, cường insulin
-Hội chứng Bech-Weideman (macrosomia, lưỡi to, đầunhỏ.thoát vị rốn,
hạ glucose máu và lớn tạng đặc


11

-Thuốc dùng cho mẹ; lợi tiểu, beta gaio cảm, thuốc ức chế β, truyền
dung dịch ưu trương trong khi sinh
- Catheter ĐM rốn sai vị trí
- Non tháng, sau thay máu, chậm phát triển trong tử cung
- Bú muộn sau sinh


Tăng sử dụng và/giảm sản xuất
- Stress chu sinh: Nhiễm trùng, sốc, ngạt, hạ thân nhiệt, suy hô hấp
- Rối loạn chuyển hóa carbonhydrat

-Thiếu nội tiết tố
1.1.7. Các yếu tố nguy cơ hạ glucose máu
* Về phía con:
- Trẻ nhẹ cân, SDD bào thai <2500gr
- Trẻ già tháng
- Trẻ >4000gr
- Trẻ sinh đôi
- Các bệnh lý như nhiễm trùng, ngạt, vàng da sơ sinh sớm hạ nhiệt độ..
* Về phía mẹ
- Mẹ bị ĐTĐ thai kỳ
- Mẹ tăng cân quá mức
- Mẹ sinh mổ có truyền đường
- Mẹ dùng thuốc như cocain, propranolon..
1.1.8. Phân loại hạ glucose máu
Theo WHO- 2003: [9]

-

Mức glucose nặng máu <1,1mmol/l
Mức glucose máu vừa <2,6mmol/l nhưng ≥1,1 mmol/l
1.1.9. Triệu chứng của hạ glucose máu
Triệu chứng thường nghèo nàn, dễ bị che lấp bởi triệu chứng của bệnh
chính, có thể biểu hiện


12

-Các biểu hiện của tăng catecholamine như xanh tái, vã mồ hôi, tăng
nhịp tim, hạ HA
- Triệu chứng của giảm đường tới các mô thần kinh như ngưng thở, co

giật, hôn mê, là những triệu chứng đòi hỏi phải cấp cứu ngay
1.1.10. Điều trị hạ glucose máu
Theo phác đồ của WHO năm 2003 [9]
- Mức glucose máu <1,1mmol/l:
+Truyền TM, bơm TM ngay 2mml/kg Glucose10% trong 5 phút
+Nếu chưa lấy được TM thì cho ngay 2mml/kg glucose 10% qua sond dạ
dày
+ Test glucose máu mỗi 30p sau khi tiêm TM, rồi sau đó mỗi 3 giờ: nếu
lượng gglucose máu <1,1 thì lặp liều như trên rồi truyền trong ngày, nếu ≥
1,1mmol/l nhưng <2,6 mmol/lthif cho truyền duy trì glucose và kiểm tra lại
lượng glucose /máu mỗi 3 giờ/lần cho đến khi lượng glucosemaus
>2,6mmol/l 2 lần liên tiếp thì cho phép bắt đầu bú mẹ hoặc duy trì ăn qua
sond nếu trẻ không bú mẹ được
+ Trẻ ăn được và bú tốt thì giảm từ từ lượng dịch truyền trong ngày
không dược dừng đột ngột
-Nếu lượng glucose <2,6mmol/l nhưng ≥ 1,1mmol/l: thì cho bú mẹ
hoặc bơm qua sond dạ dày nếu trẻ không bú được, kiểm tra lại lượng glucose
máu sau 3 giờ hoặc trước khi cho trẻ ăn
+Nếu lượng glucose máu< 1,1 mmol/l thì lặp lại như trên
+Nếu <2.6mmol/l nhưng ≥1,1mmol/l thì tăng số bữa bú
+ Nếu glucose >2.6mmol/l ở 2 lần xét nghiệm liên tiếp thì cho bú bình
thường và đo lại lượng glucose máu cho đến khi trở về bình thường
1.2. TỔNG QUAN VỀ SƠ SINH [9, 10]

1.2.1.Định nghĩa sơ sinh: Thời kỳ sơ sinh được tính từ khi sinh cho đến đủ
28 ngày.


13


1.2.2. Phân loại sơ sinh



Sơ sinh đủ tháng : Tuổi thai từ 37 tuần - 41 tuần 6 ngày
Sơ sinh đẻ non:
-Tuổi thai <37 tuần
-Các mức độ đẻ non
+ Loại cực non: Tuổi thai <28 tuần
+ Loại rất non: Tuổi thai 28-33 tuần
+ Loại đẻ non: Tuổi thai>33-37 tuần



Sơ sinh già tháng:
- Tuổi thai ≥42 tuần
- Và / hoặc bong da khi miết nhẹ hoặc bong tự nhiên,rốn héo, xanh bẩn..
1.3. CÁC BỆNH LÝ ẢNH HƯỞNG GLUCOSE MÁU

1.3.1. Ngạt sơ sinh
Có khoảng 10% trẻ sơ sinh sinh ra cần được ngay sau sinh để có được
nhịp thở đầu tiên, khoảng 1% trẻ cần phải hỗ trợ hồi sức tích cực. Ngạt sơ sinh là
yếu tố quan trọng cần được dự đoán trước, can thiệp nhanh nhằm đem lại nhịp thở

-

đầu tiên cho trẻ. Việc đánh giá mức độ nặng của ngạt là rất quan trọng.
Ngạt được phân thành ba mức độ theo Sarnat:
Ngạt nhẹ: nếu có triệu chứng lâm sàng sau khi đã hồi sức: tăng kich thích,
tăng trương lực cơ, bú kém, nhịp thở nhanh hoặc bình thường, những triệu


-

chứng này kéo dài 24; 48h sau đó thoái triển một cách tự phát.
Ngạt trung bình: trẻ kém linh hoạt và bú kém, có những cơn ngừng thở hoặc
co giật trong vài ngày. Triệu chứng này thoái triển trong vòng một tuần nhưng

-

có thể để lại di chứng thần kinh.
Ngạt nặng: mất ý thức, hôn mê, co giật, ngừng thở, giảm trương lực cơ.., cải
thiện chậm hoặc không cải thiện. Nếu sống thường để lại di chứng nặng nề.
Dựa vào chỉ số Apgar:
- Từ 7-10 điểm: bình thường
- 4-6 điểm: ngạt nhẹ
- < 4 điểm: Ngạt nặng


14

1.3.2. Nhiễm trùng sơ sinh
NTSS luôn là một gánh nặng cho các nhà sơ sinh.Tỷ lệ NTSS còn rất cao
và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ sơ sinh đặc biệt là sơ sinh non
tháng.Trẻ sơ sinh dễ bị nhiễm trùng do sức đề kháng kém, da trẻ non yếu. pH
da kiềm, niêm mạc đường tiêu hóa dễ thấm, số lượng thực bào ít và kém hiệu
quả. Nhiễm trùng sơ sinh được chia thành nhiễm trùng sơ sinh sớm (xảy ra
trong 3 ngày đầu của cuộc sống) hay còn gọi là nhiễm trùng mẹ- con, nhiễm
trùng sơ sinh muộn (xảy ra vào những ngày sau). Triệu chứng của nhiễm
trùng thường kín đáo và không điển hình. Khi trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng
thường rất nặng nề. bao gồm:

- Thay đổi thân nhiệt (sốt hoặc hạ nhiệt độ), thường hay gặp hạ nhiệt độ,
- Triệu chứng hô hấp như thở nhanh> 60l/p, hoặc thở chậm<40 l/p, hoặc
ngưng thở
- Triệu chứng tuần hoàn: nhịp tim nhanh, tưới máu ngoại vi kém là
những dấu hiệu nhạy cảm của nhiễm trùng.
- Triệu chứng tiêu hóa: bú kém, bụng chướng, nôn ói, tiêu chảy
- Triệu chứng thần kinh: kém linh hoạt, kém vận động
- Vàng da là dấu hiệu lâm sàng thường thấy có thể xuất hiện từ từ hoặc
đột ngột.
1.3.3. Suy hô hấp sơ sinh
SHH là một hội chứng rất hay gặp ở trẻ sơ sinh trong những ngày đầu
sau sinh, trong thời gian trẻ thích nghi với cuộc sống bên ngoài cơ thể, hay
gặp ở trẻ đẻ non nhiều hơn, tại Mỹ năm 2003 có 0,6% trẻ sinh có SHH, tỷ lệ
tử vong do SHH đứng hàng đầu của tử vong sơ sinh, tại Mỹ hàng năm tử
vong do SHH chiếm 20% tử vong chung của trẻ sơ sinh [11].
Suy hô hấp có thể do nhiễm trùng hoặc không, suy hô háp là sự rối loạn
trao đổi khí giữa phế nang và mao mạch dẫn đến giảm oxy và tăng CO 2 trong
máu động mạch.


15

Hội chứng SHH ở trẻ sơ sinh được đánh giá bằng chỉ số Apgar hoặc chỉ
-

số Silverman:
< 3 điểm: trẻ không suy hô hấp
Từ 3- 5 điểm : Suy hô hấp nhẹ
Trên 5 điểm: suy hô hấp nặng
1.3.4. Vàng da tăng bilirubin tự do

Vàng da là tình trạng bệnh lý hay gặp ở trẻ sơ sinh đặc biệt là trẻ sinh
non, nhẹ cân. Vàng da nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời gây tình
trạng vàng da nhân co thể gây tử vong và nếu sống để lại di chứng nặng nề.
nếu vàng da sớm và tăng nhanh thì cần được điều trị ngay chứ không cần đợi
kết quả xét nghiệm bằng chiếu đèn hoặc thay máu. Những yếu tố làm tăng lên
và chuyển từ vàng da sinh lý sang vàng da bệnh lý như: hạ glucose máu, hạ
thân nhiệt, thiếu oxy máu sau sinh, khối máu tụ sau sinh [10],[12]
1.3.5. Hội chứng đa hồng cấu sơ sinh
Đa HC được định nghĩa là HCT > 65% hoặc Hb>22g/dl, đa HC dược
đặc trưng bởi sự tăng quá mức của các tế bào HC trong máu, nguyên nhân do
tăng khối máu thứ phát vì thiếu oxy trong tử cung hoặc do hội chứng truyền
máu song thai,đa HC có liên quan đến nhiều bệnh khác nhau do hậu quả của
tăng độ nhớt của máu hình thành lên các micro huyết khối ảnh hưởng đến
nhiều cơ quan đặc biệt là ruột, não, thượng thận [13].

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU


Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân


16

-

Tất cả trẻ <28ngày tuổi nhập viện tại khoa nhi- Bệnh viện C được làm xét

-


nghiệm định lượng glucose máu ngay khi vào viện
Những trẻ có xét nghiệm hạ glucose máu < 2,6mmol/l được chọn vào nhóm

-

nghiên cứu.
• Tiêu chuẩn loại trừ
Trẻ không được xét nghiệm glucose khi vào viện
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1.Thiết kế nghiên cứu
- Nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.2.2. Thời gian nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu
Dự kiến khoảng từ tháng 01/01/2015-30/10/2015 tại khoa nhi Bệnh viện C
2.2.3. Cỡ mẫu nghiên cứu
Cỡ mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên
2.2.4.Các bước nghiên cứu
Tất cả các trẻ nhập viện khoa nhi từ 01/01/2015- 30/10/2015 sẽ được hỏi
bệnh sử, khám lâm sàng và làm các xét nghiệm cần thiết phù hợp với bệnh,
trong đó có xét nghiệm glucose máu
Tất cả thông tin được ghi vào bệnh án nghiên cứu thống nhất .
2.3. CÁC BIẾN SỐ CẦN THU THẬP

2.3.1. Mục tiêu 1: Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của hạ glucose máu sơ sinh:

-

- Giới: nam, nữ
- Cân nặng của trẻ tính bằng Gram

Nhiệt độ của trẻ (oC)
Tuổi thai tính (Tuần)
Tuổi khi nhập viện (Giờ)
Nghề nghiệp của mẹ:
Tuổi của mẹ
Trình độ học vấn của mẹ
2.3.2. Mục tiêu 2: Một số yếu tố liên quan đến hạ glucose máu
- Cân nặng khi vào viện, khi sinh
- Tuổi thai


17


-

- Bệnh lý kèm theo của trẻ:
+ Ngạt
+ Suy hô hấp
+ Chậm phát triển trong tử cung
+ Hạ thân nhiệt
+ Đa HC
+ Nhiễm khuẩn sơ sinh
+ Hạ calci máu
+Thời gian cho ăn sau sinh (bú mẹ, các thức ăn khác)
+ Dị tật bẩm sinh
- Bệnh lý của mẹ:
Chỉ số xét nghiệm:
Nồng độ glucose máu đo được tính bằng mmol/l
Nồng độ calci đo được tính bằng mmol/l

Nồng độ hemtocrit đo được tính bằng (%)
Số lượng HC (mm3/l)
Tất cả các xét nghiệm được thực hiện tại khoa sinh hóa và huyết học
Bệnh viện C Thái Nguyên.


-

-

-

Tiêu chuẩn chẩn đoán các biến số nghiên cứu:
Tuổi thai được tính theo kỳ kinh cuối cùng của mẹ, nếu không nhớ thì tính
điểm tuổi thai theo phân loại tuổi thai của B.Leroy và Lubchenco
Chẩn đoán hạ glucose máu sơ sinh theo WHO năm 2003:
+ Trẻ có hàm lượng glucose máu <2,6 mmol/l (45mg/dl)
+ Các mức hạ glucose máu:
* Mức glucose máu< 1,1 mmol/l (25 mg/dl)
*Mức glucose máu <1.1.mmol/l - <2,6mmol/l (25 mg/dl-<45mg/dl)
+ Không có hạ glucose máu: Trẻ có xét nghiệm glucose máu là ≥ 2,6
mmol/l (≥45mg/dl)
Hạ thân nhiệt: Nhiệt độ hậu môn<36oC [10]
Ngạt lúc sinh: APGAR <6 ở thời điểm 5 phút sau sinh hoặc trên lâm sàng có
tím tái lúc sinh, không khóc bằng cách hỏi và khai thác bệnh sử khi không ghi

-

nhận được chỉ số APGAR) (Có bảng chỉ số APGAR đính kèm)
Suy hô hấp: Đánh giá theo chỉ số Silverman

3-5 điểm: Suy hô hấp nhẹ
>5 điểm : Suy hô hấp nặng
<3 điểm: Không suy hô hấp


18

-

Hạ calci máu sơ sinh : Trẻ có nồng độ Calci máu toàn phần < 2,2 mmol/l và

-

nồng độ calci ion máu (Ca2+)) <1,16mmol/l [10]
Đa HC: Hematocrit máu TM >65% [13]
Cơn ngừng thở nặng tím tái: Trẻ ngừng thở ≥20 giây hoặc < 20 giây có kèm

-

theo tím tái hay nhịp tim< 100 l/p
Mẹ tiểu đường, nhiễm độc thai nghén: ghi nhận theo bệnh sử, tiền sử của mẹ
2.3.4. Phương pháp sử lý và phân tích số liệu
- Toàn bộ bệnh án nghiên cứu được kiểm tra trước khi tiến hành nhập liệu
- Số liệu thu được nhập vào phần mềm EPIDATA 3.1 và phân tích số liệu
bằng phần mềm SPSS16.0
- Phân tích thống kê mô tả tính phần trăm
- Dùng các thuật toán thông kê
2.4. KHÍA CẠNH ĐẠO ĐỨC CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài đã được tiến hành sau khi được Hội đồng chấm đề cương của Sở y

tế Thái Nguyên và Bệnh viện C Thái Nguyên thông qua
Đây là đề tài nghiên cứu mô tả phân tích các mối liên quan thông qua
thông tin thu thập từ hồ sơ bệnh án và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu
không sử dụng cho mục đích nào khác. Các thông tin về đối tượng nghiên cứu
được đảm bảo bí mật, không ghi danh.
Các xét ghiệm lâm sàng và các thông số y sinh thu thập trong nghiên cứu
đảm bảo an toàn không gây hại gì cho người bệnh.
2.5. KỸ THUẬT HẠN CHẾ SAI SỐ

- Căn cứ tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
- Thống nhất cách đánh giá tuổi thai, cân nặng, cách lấy các chỉ số
nghiên cứu và chẩn đoán giữa các bác sĩ trong khoa
- Chuẩn máy móc và người làm xét nghiệm
- Giải thích rõ ràng mục tiêu nghiên cứu và tính chính xác của nghiên
cứu. Khẳng định sự tự nguyện tham gia của bố mẹ hoặc người chăm sóc trẻ
bằng việc chấp thuận trả lời phỏng vấn.


19


20

Chương 3
KẾT QUẢ
3.1. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC LÂM SÀNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU

Trong thời gian nghiên cứu có 465 bệnh nhận sơ sinh nhập viện trong
đó có 245 bệnh nhân được làm xét nghiệm định lượng glucose máu ngay khi
vào viện và có 65 bệnh nhân có glucose máu < 2,6 mmol/l chiếm tỷ l ệ

26,5%. Gồm những đặc điểm sau:
3.1.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
3.1.1.2. Tỉ lệ mắc bệnh theo giới
Bảng 3.1. Tỷ lệ hạ glucose máu theo giới
Giới

n

%

Nam
Nữ
Tổng

40
25
65
P>0,05

61,8%
31,8%
100%

Nhận xét: Trong nhóm nghiên cứu chúng tôi có 65 trẻ bị hạ glucose máu,
trong đó có 45 trẻ nam (61,8%), nữ: 25 (38,1%). Có sự khác biệt về tỷ lệ hạ
glucose máu giữa nam và nữ, nam cao hơn nữ. Sự khác biệt này không có ý
nghĩa thống kê với p>0,05. Kết quả này phù hợp với kết quả của Lê Vũ Ánh
Tuyết tại Bệnh viện Trường Đại học y Huế năm 2013 [14].



21

3.1.1.2. Phân bố theo cân nặng lúc sinh
Bảng 3.2. Phân bố tình trạng hạ glucose máu theo cân nặng lúc sinh
Cân nặng
(gram
Dưới 2500
Từ 2500- 3999
Trên 4000
Tổng
P<0,01

n

%

26
10
29
65

40
15,3
44,6
100

Nhận xét: Theo kết quả nghiên cứu, chúng tôi thấy tỷ lệ hạ glucose máu ở
nhóm trẻ >4000 gram là cao nhất và thấp nhất ở nhóm trẻ có cân nặng từ 2500
gram đến 3999 gram (15,3%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với
p<0,01. Kết quả này cũng giống với kết quả của Lê Vũ Phong năm 2010 là trẻ

LGA chiếm 50% [15] và Nguyễn Thị Nguyệt năm 2012 [16].
3.1.1.3. Phân bố theo tuổi thai
Bảng 3.3. Tỷ lệ hạ glucose máu theo tuổi thai
Tuổi thai
(Tuần)
Dưới 37 tuần
Từ 37 đến <42
Trên 42 tuần
Tổng

n

%

32
11
22
65
P<0,01

49
16,9
33,8
100

Nhận xét: Trong nhóm nghiên cứu cứu chúng tôi nhận thấy hạ glucose máu
gặp nhiều trong nhóm trẻ dưới 37 tuần chiếm tỷ lệ 49% và thấp nhất trong
nhóm trẻ từ 37 đến 42 tuần. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,01.
Kết quả này phù hợp với kết quả của nhiều tác giả trong và ngoài nước, giống
với các kết quả của Lê Vũ Ánh Tuyết năm 2013, theo tác giả này tỷ lệ hạ

glucose máu ở trẻ đẻ non là 32%, đủ tháng là 11%, già tháng 27% [14] và tác


22

giả Lê Vũ Phong năm 2010 thì tỷ lệ hạ glucose máu ở trẻ đẻ non là 36,5%, đủ
tháng là 10,5%, già tháng là 19,7% [15].
3.1.1.4. Tuổi vào viện
Bảng 3.4. Phân bố hạ glucose máu theo giờ vào viện
Tuổi vào viện
(giờ)
<24
≥24- <72
>72
Tổng
P<0,05

n

%

31
23
11
65

47,6
35,3
16,9
100


Nhận xét: Theo bảng kết quả cho thấy hạ glucose máu chủ yếu xuất hiện
trong 24 giờ đầu sau sinh, sau đó đến giai đoạn 24- 72 giờ, thấp nhất là thời
điểm sau 72 giờ. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết quả
này cũng tương tự kết quả của tác giả Schaefer.GJ [17].
3.1.1.5. Tần xuất hiện một triệu chứng lâm sàng của hạ glucose máu.
Bảng 3.5. Tần xuất xuất hiện triệu chứng lâm sàng của hạ glucose máu
Triệu chứng lâm sàng
Bú kém, bỏ bú
Ngưng thở
Li bì, hôn mê
Giảm trương lực cơ
Co giật

n
60
49
30
28
6

%
92
75
46,1
43
9,2

Nhận xét: Trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi có tới 92% trẻ có
triệu chứng bú kém hay bỏ bú, 75% số trẻ có triệu chứng có cơn ngưng thở, ít

gặp nhất là triệu chứng co giật (6%).
3.1.1.6. Tỷ lệ hạ glucose máu theo bện lý sơ sinh giai đoạn sớm.
Bảng 3.6. Tỷ lẹ hạ glucose máu theo bệnh lý giai đoạn sớm
Các bệnh lý sơ sinh sớm
NTSS sớm
Đa HC
Ngạt

n
50
8
15

%
76
12.3
23


23

Dị tật bẩm sinh
Vàng da tăng bilirubin
SHH không do nhiễm trùng

2
15
17

3

23
10,76

Nhận xét: Qua bảng trên ta nhận thấy rằng hầu hết những trẻ bị NTSS đều
kèm theo tình trạng hạ glucose máu (76%), tiếp đến là ngạt chu sinh và vàng
da tăng bilirubin tự do (23%), thấp nhất là dị tật bẩn sinh (3%).
3.2. MỘT SÔ YẾU TỐ NGUY CƠ LIÊN QUAN ĐẾN HẠ GLUCOSE MÁU

3.2.1.Một số yếu tố liên quan từ phía mẹ
3.2.1.1. Liên quan hạ glglucose máu với mẹ đái tháo đường thai nghén:
Bảng 3.7. Mối liên quan giữa hạ glucose máu với ĐTĐ thai kỳ
Tình trạng
ĐTĐ

Không

Có hạ
Không hạ
glucose máu glucose máu
14
2
51
178

OR

p

1,8


<0,05

Nhận xét: Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có 16 bà mẹ bị ĐTĐ thai kỳ
và có 14 con của các bà mẹ này bị hạ glucose máu. Như vậy có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê giữa hạ glucose máu với mẹ bị ĐTĐ với p<0.05. Vậy mẹ
bị ĐTĐ thai kỳ là một yếu tố nguy cơ của hạ Glucos máu sơ sinh.
3.2.1.2. Liên quan hạ glucose máu với mẹ tăng cân>12kg
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa hạ glucose máu với số cân mẹ tăng
Tình trạng
Có hạ
Cân mẹ tăng
glucose máu
Mẹ tăng <12kg
30
Mẹ tăng >12kg
35

Khộng hạ
glucose máu
100
80

OR

p

1,4

<0,05


Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa số cân mẹ tăng khi mang
thai với hạ glucose máu sơ sinh với p<0,05. Như vậy việc mẹ tăng cân quá
mức ở mẹ là một yếu tố nguy cơ của hạ glucose máu ơ trẻ sơ sinh.
3.2.2. Một số yếu tố liên quan từ phía con liên quan đến hạ glucose máu
3.2.2.1. Liên quan hạ glucose máu và nhiễm trùng sơ sinh


24

Bảng 3.9. Mối liên quan giữa hạ glucose máu với bệnh lý NTSS
Tình trạng

Có Hạ
glucose máu
25
40

NTSS

Không

Không hạ
glucose máu
97
83

OR

p


2,8

<0.05

Nhận xét: Nhóm sơ sinh có bệnh lý NTSS có nguy cơ bị hạ glucose máu cao
hơn gấp 2,8 lần so với nhóm không có bệnh lý NTSS. Như vậy NTSS được
coi là một yếu tố nguy cơ của hạ glucose máu sơ sinh.
3.2.2.2. Liên quan giữa hạ glucose máu với bệnh lý ngạt sơ sinh
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa hạ glucose máu với bệnh lý ngạt sơ sinh
Tình trạng
Ngạt SS

Không

Có hạ
Glucose máu
16
49

Không hạ
glucose
30
150

OR

p

2,3


<0,05

Nhận xét: Theo bảng trên sơ sinh có bệnh lý ngạt có nguy cơ bị hạ glucose
máu cao gấp 2,3 lần trẻ sơ sinh không bị ngạt. Sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê với p<0.05.
3.2.2.3. Liên quan hạ glucose máu với bệnh lý đa hồng cầu
Bảng 11. Mối liên quan giữa hạ glucose máu với bênh lý đa HC sơ sinh
Tình trạng
Đa HC
Có đa HC
Không đa HC

Có hạ glucose Không hạ
máu
glucose máu
8
10
57
170

OR

p

2,9

<0,05

Nhận xét: Sơ sinh mắc bệnh lý đa HC có hạ glucose máu cao gấp 2,9 lần sơ
sinh không có đa HC. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Đa

HC là yếu tố nguy cơ của hạ glucose máu.
3.2.2.4. Liên quan hạ glucose máu với sơ sinh non tháng và sơ sinh khác
Bảng 3.12. Liên quan hạ glucose máu với sơ sinh non tháng và sơ sinh khác


25

Tình trạng
Loại sơ sinh
Sơ sinh ĐN
Sơ sinh khác

Có hạ glucose Không hạ
máu
glucose máu
31
24
34
156

OR

p

2,6

<0,05

Nhận xét: Sơ sinh ĐN có nguy cơ bị hạ glucose máu cao gấp 2,5 lần so với
sơ sinh khác. Sự khác biệt này có nghĩa thống kê với p<0,05.



×