Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

công cuộc cải cách kinh tế xã hội ở xiêm cuối thế kỉ xix đầu thế kỉ xx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (593.8 KB, 63 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN LỊCH SỬ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP LỊCH SỬ
CÔNG CUỘC CẢI CÁCH KINH TẾ - XÃ HỘI Ở XIÊM
CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX

Cán bộ hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

CN. GV. Lê Phú Thi

Bùi Thị Nga
MSSV: 6086331
Lớp: SP Lịch sử-K34

Cần Thơ, tháng 4/2012


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ thế kỉ XVI đến XIX, Châu Âu và Bắc Mĩ đã tiến hành công cuộc cách
mạng tƣ sản, các ngành công nghiệp không ngừng phát triền, thúc đẩy chủ nghĩa
tƣ bản phát triển nhanh chóng, khoa học kĩ thuật đạt đến trình độ tiến tiến của
thế giới lúc bấy giờ. Với sự lớn mạnh đó, các nƣớc tƣ bản Âu - Mĩ đẩy nhanh
chiến tranh xâm lƣợc chiếm đoạt thị trƣờng và thuộc địa trên thế giới. Trong khi
đó, ở Châu Á và nhiều nơi khác trên thế giới vẫn nằm dƣới ách thống trị của chế
độ phong kiến và nằm trong tình trạng lạc hậu, trì trệ. Làn sóng văn minh công
nghiệp và họa xâm lăng của các nƣớc tƣ bản Âu – Mĩ đã đặt các nƣớc Châu Á


phải đối mặt với những cơ hội và thách thức: mở cửa, giao lƣu hội nhập với thế
giới hiện đại, canh tân đất nƣớc để tƣ cƣờng và phát triển; đối phó với nguy cơ
bành trƣớng xâm lƣợc của chủ nghĩa thực dân phƣơng Tây, bảo vệ chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ của mình.
Do đó, cải cách là một nhu cầu không thể thiếu đƣợc trong lịch sử của một
dân tộc, nhằm đƣa đất nƣớc phát triển, thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu,
lệ thuộc, thậm chí vong quốc, nô lệ. Khi mà nhiều dân tộc ở Châu Á đã lần lƣợt
bị biến thành thuộc địa, phụ thuộc nhƣ: Miến Điện, Mã Lai, Indonesia
, Philipin Việt Nam, Lào, Campuchia…Nhƣng cũng có những dân tộc mạnh lên,
thoát khỏi nanh vuốt của chủ nghĩa thực dân, trong đó có Xiêm. Đặc biệt là dƣới
thời Mongkut và Chulalongkorn, với chủ trƣơng là đẩy mạnh canh tân đất nƣớc
theo hƣớng mở cửa khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã
hội, đối ngoại, văn hóa giáo dục………
Với cá nhân Tôi đây là vấn đề làm Tôi rất quan tâm, cố gắng tìm hiểu
những vấn đề mà bản thân chƣa kịp nắm bắt và hiểu đƣợc nhằm bổ sung kiến
thức có ích cho việc học, cũng nhƣ phục vụ cho công việc giảng dạy sau này.
Vì vậy mà Tôi đã chọn vấn đề “CÔNG CUỘC CẢI CÁCH KINH TẾ - XÃ
HỘI Ở XIÊM CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX”, để làm đề tài nghiên cứu
của mình

1


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về công cuộc cải cách kinh tế - xã hội ở Xiêm từ trƣớc đến nay
tập trung chủ yếu vào giai đoạn cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Tôi có thể dẫn ra
đây một số công trình liên quan đến đề tài ở những mức độ khác nhau mà Tôi đã
có điều kiện tiếp xúc nhƣ sau:
- Thái Lan truyền thống và hiện đại của Viện nghiên cứu Đông Nam Á
- Lịch sử Vƣơng Quốc Thái Lan của Lê Văn Quang

- Lịch sử Thái Lan, Phạm Nguyên Long, Nguyễn Tƣơng Lai (chủ biên),
NXB KHXH, Hà Nội 1998, tr. 173-180, 195-199.
-“ Lịch sử vƣơng quốc Thái Lan” của Vũ Dƣơng Minh, Nxb Giáo dục,
1994.
- Ngoài ra còn nhiều tác phẩm khác, các tạp chí lần lƣợt đề cập đến vấn đề
cải cách ở Xiêm.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là “Công cuộc cải cách kinh tế - xã hội
Xiêm vào thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX”.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu trên các lĩnh vực kinh tế,
chính trị, xã hội, đối ngoại của cuộc cải cách.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài là một vấn đề thuộc chuyên ngành lịch sử. Vì vậy, Tôi tuyệt đối
tuân thủ phƣơng pháp nghiên cứu của bộ môn đó là phƣơng pháp lịch sử và
phƣơng pháp logich. Ngoải ra, Tôi con sử dụng phƣơng pháp phân tích, so sánh
và chọn lọc
Đề tài chia làm 3 phần:
Phần mở đầu: giới thiệu sơ lƣợc về đề tài, về phƣơng pháp nghiên cứu và
thực hiện đề tài
Phần nội dung: gồm 2 chƣơng

2


Chƣơng I: Khái quát tình hình Xiêm trƣớc công cuộc cải cách của
Mongkut và Chulalongkorn
Chƣơng II: Công cuộc cải cách kinh tế Xã hội Xiêm cuối thế kỉ XIX đầu
thế kỉ XX
Phần kết luận: khái quát lại vấn đề


3


Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành chƣơng trình đại học và viết luận văn này, Tôi đã nhận
đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình cúa quý Thầy Cô Trƣờng Đại Học Cần
Thơ.
Trƣớc hết, Tôi xin chân thành cảm ơn đến quý Thầy Cô trƣờng Đại học
Cần Thơ, đặc biệt là những Thầy Cô đã dạy bảo Tôi suốt thời gian học tập tại
trƣờng.
Tôi xin gủi lời biết ơn sâu sắc tới Thầy Lê Phú Thi đã dành rất nhiều thời
gian và tâm huyết giúp Tôi hoàn thành luận văn này.
Nhân đây, Tôi cũng xin cảm ơn tới Ban Giám Hiệu trƣờng Đại học Cần
Thơ đã tạo mọi điều kiện cho Tôi hoàn Thành tốt chƣơng trình học tại trƣờng
trong suốt thời gian qua.Và cũng cảm ơn tất cả các Thầy cô trong bộ môn lịch
sử đã tạo mọi điều kiện tốt cho Tôi hoàn thành luận văn này.
Mặc dù Tôi đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự
nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót,
rất mong đƣợc sự đóng góp quý báu của Thầy Cô và các bạn.

Sinh viên
Bùi Thị Nga

4


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……..…………………………………………………………………………….
Ngày 2 tháng 5 năm 2012
(Chữ kí Giảng Viên hƣớng dẫn)

5


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

……………………………………………………………………………………
………..…………………………………………………………………….……
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………..……………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
Ngày 2 tháng 5 năm 2012
(Chữ kí Giảng Viên phản biện)

6



PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG I - KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH XIÊM TRƢỚC CÔNG
CUỘC CẢI CÁCH
1. Tình hình Xiêm đứng trƣớc nguy cơ xâm lƣợc của chủ nghĩa thực
dân phƣơng Tây
1.1. Xiêm đứng trƣớc nguy cơ xâm lƣợc của chủ nghĩa thực dân
phƣơng Tây
Từ thế kỉ XV trở đi, thƣơng nhân Châu Âu đã đến buôn bán lẻ tẻ ở Xiêm và
tìm cách xâm nhập vào nƣớc này. Trƣớc hiểm họa xâm lăng triều đình ra lệnh
phải đóng cửa biển. Đầu thế kỉ XIX, Anh chú ý đến Xiêm và xâm nhập bằng con
đƣờng ngoại giao. Tháng 4 năm 1885, viên toàn quyền Anh ở Hƣơng Cảng đến
Bangkok, ép vua Xiêm là Rama IV kí với Anh hiệp ƣớc với nhiều điều kiện
không bình đẳng đầu tiên, nhằm có lợi cho Anh nhƣ là: mở rộng quyền tự do
khai mỏ, chở thuốc phiện vào bán ở Xiêm mà không bị đánh thuế,….Sau đó
Xiêm kí tiếp với Mĩ, Anh, cùng nhiều nƣớc phƣơng Tây khác ( Đan Mạch, Bồ
Đào Nha)….Những hiệp ƣớc tƣơng tự cho phép ngƣời nƣớc ngoài đƣợc phép tự
do buôn bán, đƣợc tự do truyền giáo, chịu thuế xuất nhập khẩu nhẹ.
Từ đây Xiêm lệ thuộc dần dần và trở thành nơi cung cấp lƣơng thực,
nguyên liệu rẻ mạt và là thị trƣờng tiêu thụ cho các loại hàng hóa cho các nƣớc tƣ
bản. Đồng thời Xiêm cũng xuất hiện tầng lớp thƣơng nhân kinh doanh công
nghiệp và nền kinh tế sản xuất hàng hóa.
Khi các nƣớc tƣ bản chuyển nhanh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, tăng
cƣờng xâm chiếm thuộc địa, thôn tính nốt các quốc gia còn giữ độc lập, đã đặt
Xiêm đứng trƣớc nguy cơ mất nƣớc. Giai cấp phong kiến chia thành hai phái lớn:
Phái bảo thủ đại diện cho tập đoàn phong kiến quan lại, địa chủ muốn duy
trì các đặc quyền phong kiến cũ chống lại cải cách, mở rộng buôn bán tự do với
phƣơng Tây.

7



Phái thứ hai do nhà Vua đứng đầu đại diện cho tập đoàn thƣơng nhân lớn
và tầng lớp thƣơng nhân giàu có chủ trƣơng cải cách ôn hòa trong lĩnh vực chính
trị - xã hội, tăng cƣờng việc buôn bán với phƣơng Tây, qua đó bảo vệ nền độc
lập.
Anh và Pháp không dễ gì có thể một mình chiếm đƣợc Xiêm. Vì vậy mà
chính phủ Pháp đề nghị hòa giải đảm bảo quyền lợi cho cả hai nƣớc: trung lập
hóa Xiêm để tránh một cuộc chiến tranh có thể xảy ra giữa hai bên, biếm Xiêm
trở thành khu vực “Đệm” nằm giữa các thuộc địa của Anh và Pháp trên bán đảo
Trung Ấn và là khu ảnh hƣởng của Anh, Pháp bằng hiệp ƣớc Luân Đôn
(15/10/1896). Theo đó, phía Tây sông Mê Nam thuộc ảnh hƣởng của Anh, phía
Đông thuộc Pháp. thung lũng Mê Nam có Bangkok ở giữa nên đƣợc giữa tự do
toàn vẹn. Thỏa hiệp này ngăn cấm một trong hai nƣớc không đƣợc kí một hiệp
ƣớc tay đôi nào cho phép chính phủ thứ ba can thiệp vào vùng này.
Và với các hiệp ƣớc này, Xiêm thật sự trở thành một nƣớc nửa thuộc địa lệ
thuộc vào hai Đế Quốc Anh, Pháp.
Trƣớc tình cảnh khó khăn vào những năm cuối thế kỉ XIX, các Vua Xiêm
đã chủ trƣơng mở cửa buôn bán với bên ngoài dựa vào sự kiềm chế lẫn nhau giữa
các nƣớc tƣ bản để bảo vệ độc lập đất nƣớc theo một cách hết sức thận trọng trên
mọi lĩnh vực (kinh tế, xã hội, chính trị) nhằm đƣa đất nƣớc Xiêm thoát khỏi tình
trạng thuộc địa nhƣ các nƣớc láng giềng ở Châu Á mặc dù vẫn giữ đƣợc nền độc
lập nhƣng chịu nhiều lệ thuộc về chính trị, kinh tế vào Anh, Pháp.
1.2. Cơ sở hình thành trào lƣu cải cách
1.2.1. Khái quát đôi nét về đất nƣớc Xiêm
Những phát hiện về khảo cổ học quanh vùng Đông Bắc làng Bang Chiang
đã cho thấy một nền văn minh thời kì đồng thau cổ xƣa nhất đã hình thành từ
khoảng 5600 năm về trƣớc. Những làn sóng nhập cƣ tiếp nhau bao gồm ngƣời
Mông, ngƣời Khmer, ngƣời Thái, trong đó hầu hết di chuyển dần từ phía Nam
Trung Hoa, đi dọc theo những bờ sông màu mỡ, phì nhiêu.

Đầu thập niên 1200, ngƣời Thái đã lập ra những tiểu quốc ở vùng Lanna,
Phayao và Sukothai. Năm 1238 ngƣời Thái chống cự lại sự thống trị của ngƣời
Khmer, lập ra vƣơng quốc đầu tiên ở Sukothai (tên gọi này có nghĩa là “bình

8


minh của hạnh phúc”). Vùng đất Sukothai đã chứng kiến sự mở rộng dần dần của
ngƣời Thái qua khắp các vùng châu thổ sông Chao phraya. Đạo phật đƣợc xem
nhƣ là một tôn giáo tối thƣợng của ngƣời Thái.
Sự phát triển của vƣơng quốc Xiêm diễn ra trong điều kiện đấu tranh gay
gắt giữa Xiêm và các quốc gia láng giềng nhƣ Lào, Campuchia và Miến Điện.
Cuộc đấu tranh giữa các thế lực phong kiến cát cứ, đồng thời với cuộc đấu tranh
chống sự xâm nhập của các cƣờng quốc Châu Âu từ thế kỉ XV đã tạo điều kiện
cho Xiêm thành lập một nhà nƣớc trung ƣơng tập quyền mạnh mẽ.
Nửa đầu thế kỉ XVIII Xiêm đã trở thành một trong những nƣớc phong kiến
lớn ở Bán đảo Trung Ấn và chế độ phong kiến Xiêm đạt tới chế độ hƣng thịnh
nhất. Sau đó Xiêm yếu đi nhiều do những cuộc tranh giành quyền lợi phong kiến.
Đến năm 1767, sau nhiều năm chiến tranh liên miên với Miến Điện, Xiêm
đã bị Miến Điện chinh phục. Nền độc lập của Xiêm đƣợc khôi phục vào năm
1768, kết quả của một phong trào kháng chiến rộng lớn của nhân dân Xiêm do vị
tƣớng tài Tắc Xin lãnh đạo.
Tắc Xin lên ngôi vua vào năm 1768, việc đầu tiên nhà vua quan tâm đến là
thống nhất đất nƣớc và tìm cách bành trƣớng lãnh thổ. Đối tƣợng cƣớp bóc và áp
bức của giai cấp phong kiến Xiêm là các quốc gia nhỏ bé nhƣ Lào, Campuchia,
Mã lai khi đó chƣa thống nhất. Bên cạnh ách áp bức phong kiến ở các nƣớc ngày
càng tăng. Đó là lý do chính dẫn đến cuộc khởi nghĩa lớn nổ ra năm 1782. Quân
khởi nghĩa tiến về bao vây kinh đô. Hoảng sợ trƣớc sức mạnh của quân khởi
nghĩa Tắc Xin phải cải trang thành nhà tu hành trốn vào một ngôi chùa. Tuy
nhiên cuộc khởi nghĩa không đƣợc kéo dài lâu. Một tƣớng trẻ có có tài của Tắc

Xin là Chgao Paia Tracori đã dẹp tan cuộc khởi nghĩa và tự phong làm vua lấy
hiệu là Rama I (1782-1809), mở đầu triều đại Rama tồn tại đến ngày nay. Thủ đô
mới đó là Bangkok.
Từ những năm 1930, những vị Vua Xiêm đã đặt quyền lập pháp vào hội
đồng quốc gia, quyền hành pháp nội các do thủ tƣớng đứng đầu và tòa án nắm
quyền tƣ pháp. Năm 1939 đổi tên nƣớc từ Xiêm thành Thái Lan (đất của ngƣời
Thái). Ngày nay, Xiêm là một nƣớc quân chủ lập hiến.

9


Trong suốt chiều dài lịch sử Xiêm đã tiếp nhận dần sự nhập cƣ từ nơi khác
đến. Cƣ dân của ngƣời Thái ngày nay có sự đa dạng về sắc tộc: Thái, Mông,
Khmer, Lào, Hoa, Malaya…
Đạo phật tiểu thừa là tôn giáo của 95% ngƣời Xiêm và ảnh hƣởng của nó
bao trùm lên đời sống hàng ngày ở đây. Với tỉ lệ này, Xiêm là một trong những
quốc gia Phật giáo lớn nhất thế giới theo tỉ lệ dân số. Hồi giáo chiếm 4,6% dân số
và Công giáo Rôma chiếm 0,7% dân số. Từ lâu Xiêm đã có tập tục là những
thanh niên trên 20 tuổi phải có một lần quy y tại chùa trong thời gian từ vài ngày
đến vài tháng.
Quốc vƣơng Bhumibol Adulyadej là vị vua thứ 9 của triều đại Tama. Ông
lên ngôi vào năm 1946, là vị vua trị vì lâu nhất từ trƣớc đến nay ở Xiêm. Dân tộc
Xiêm luôn thể hiện lòng tôn kính sâu sắc đối với Vua.
Hiện nay, Xiêm có tổng diện tích khoảng 514.000 km2, (198.000 dặm
vuông) lớn thứ 50 trên thế giới trải dài từ vĩ độ 50 bắc đến 210 Bắc, phía Bắc và
phía tây giáp Miến Điện, Đông Bắc Giáp Lào, Đông giáp Campuchia và Nam
giáp Malaysia. Dân số khoảng 64 triệu ngƣời đông thứ 21 trên thế giới. Khoảng
75% dân số là dân tộc Thái, 14% là ngƣời gốc Hoa và 3% là ngƣời Mã Lai, phần
còn lại là những nhóm dân tộc thiểu số nhƣ Môn, Khmer và các bộ tộc khác. Có
khoảng 2,3 triệu ngƣời nhập cƣ hợp pháp và bất hợp pháp ở Xiêm. Ngôn ngữ

chính thức là tiếng Thái.
1.2.2. Sự hình thành triều đại Chakri ở Xiêm
Lịch sử hình thành nhà nƣớc trung ƣơng ở Xiêm cuối thế kỷ XVIII (triều
đại Chakri 1782) là một quá trình lịch sử lâu dài nhằm chống lại các thế lực xâm
lƣợc từ bên ngoài .
Vƣơng quốc Thái chủ yếu đầu tiên - Sukhothai đƣợc thành lập vào khoảng
năm 1219. Nhƣng nền tảng chính trị và văn hoá của Sukhothai đƣợc các vị vua
nổi tiếng từ Ram Khamhaeng (1275-1318) đến Loe Thai, thiết lập vào khoảng từ
cuối thế kỷ XIII đến giữa thế kỷ XIV. Đó là quá trình nhằm xác lập vị thế của
ngƣời Thái, nhằm chống lại các đế chế Ấn hoá ở Đông Nam Á lục địa, đặc biệt là
các đế chế Angkor của ngƣời Khmer.

10


Sau khi Ram Khamhaeng qua đời, vƣơng quốc Sukhothai suy yếu, nhƣờng
chỗ cho sự ra đời của vƣơng quốc Ayutthaya vào năm 1350 [1; 173-180, 195199 ].
Sau khi vƣơng triều Ayutthaya bị quân Miến Điện (nay là Myanmar) xâm
chiếm và tàn phá vào năm 1767, Taksin, một ngƣời có nguồn gốc Trung Hoa,
bằng tài năng quân sự và uy tín của mình, đã lãnh đạo phong trào đánh đuổi quân
Miến Điện, giành lại chính quyền và lên ngôi vua vào tháng 12/1767. Tuy nhiên,
triều đại của Taksin tồn tại không lâu. Cuộc khởi nghĩa tháng 3/1782 đã đƣa
Chao Phya Chakri lên ngôi vua, lấy tên hiệu là Ramathipbodi (Rama), mở đầu
một triều đại mới của vua Rama I vào tháng 4/1782.
Các ông vua nối tiếp theo từ Rama I đến Rama V đã tiến hành các cuộc cải
cách canh tân đất nƣớc, giúp Xiêm thoát khỏi ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân
phƣơng Tây.
Nhìn chung trong thời gian trị vì của Rama I đến Rama V, tình hình chính
trị ở Xiêm tƣơng đối ổn định chủ yếu vì mối quan hệ tốt đẹp giữa nhà vua và
tầng lớp quý tộc. Tầng lớp quý tộc Xiêm là những yếu tố mang tính tiếp diễn

trong lịch sử Xiêm. Các gia đình quý tộc này thƣờng có đại diện bảy đời trong
các vị trí của các bộ. Họ bảo vệ nhà vua trên ngai vàng và nhà vua kiểm soát
quyền lực bằng cách cân bằng thế lực giữa các gia đình.
Trong quá trình phát triển của mình, các vƣơng triều Thái thƣờng tiếp thu
có chọn lọc và áp dụng một cách từ từ, uyển chuyển những yếu tố bên ngoài
nhằm phục vụ cho hệ thống chính trị của mình.
1.2.3. Cơ cấu kinh tế
Vƣơng triều Chakri đƣợc thiết lập vào năm 1782. Kinh đô Bangkok của
vƣơng triều là một thành phố quốc tế có hoạt động thƣơng mại tấp nập và cởi
mở. Các thƣơng gia Trung Quốc, Trung Đông và nhiều vùng khác đã đến đây
buôn bán. Các nhà vua Chakri vì thế thƣờng suy nghĩ với tầm nhìn quốc tế. Với
việc mở cửa nền kinh tế vào năm 1855, Bangkok đã trở thành trung tâm buôn
bán của khu vực, có bến cảng rộng lớn, cho phép hàng nghìn tàu cập bến .
Sự phát triển của các yếu tố bên ngoài nhƣ thị trƣờng thế giới và dòng
ngƣời Hoa nhập cƣ ngày một tăng làm cho lao động làm thuê, dịch vụ bán buôn

11


và bán lẻ phát triển một cách tự nhiên và dễ dàng. Trong thời gian từ 1882 đến
1910 đã có gần một triệu ngƣời Trung Quốc đến Xiêm sinh sống và làm ăn,
chiếm khoảng 10% tổng dân số Xiêm. Trong suốt quá trình phát triển của mình,
chính quyền trung ƣơng Xiêm trƣớc sau nhƣ một thực hiện chính sách bảo hộ
cho các hoạt động kinh doanh của Hoa Kiều. Để đổi lại Hoa kiều phải chia lợi
tức từ việc kinh doanh buôn bán cho tầng lớp quan lại Xiêm. [2; 60]
Đó là mối quan hệ "có đi có lại”, cộng sinh, không thể thiếu đƣợc giữa Hoa
kiều và giai cấp thống trị Xiêm. Những cải cách kinh tế đã tạo đà cho quá trình
cải cách chính trị. Năm 1874, khi bắt đầu xoá bỏ chế độ nô lệ, Xiêm đã áp dụng
biện pháp miễn trừ thuế nông nghiệp và giảm tỷ lệ thuế nông nghiệp, tạo điều
kiện cho việc khai khẩn đất mới và ban hành những quy định quản lý ruộng đất

hiện đại vào đầu thế kỷ XX. Ngƣời nông dân không đƣợc khuyến khích có nhiều
đất đai. Ngay cả ngƣời trong hoàng tộc cũng chỉ đƣợc tối đa 10 vạn rai (1 rai =
1.600m2).
1.2.4. Cơ cấu xã hội
Xiêm là một xã hội có tính chất mở, không chặt chẽ. Khác với các nƣớc
Đông Nam Á khác, gia đình của ngƣời Thái không đóng vai trò gắn kết các thành
viên để tạo thành những tổ chức rộng lớn hơn, mà hoạt động khá độc lập. Do
điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, dễ dàng di chuyển và kiếm sống, nên các gia
đình của ngƣời Thái không bắt buộc phải tập hợp mƣu sinh theo huyết thống
hoặc địa lý.
Dƣới triều đại Chakri, nhà vua là chủ sở hữu, mọi ngƣời đều đƣợc quyền
canh tác, không hình thành quan hệ sở hữu ruộng đất kiểu phong kiến. Mặc dù có
các thành phần khác nhau, nhƣng sở hữu đất đai không có tính chất tuyệt đối, nên
không có quan hệ lệ thuộc về nhân cách giữa địa chủ và tá điền nhƣ thƣờng thấy
dƣới chế độ phong kiến.
1.2.5. Cơ sở văn hoá giáo dục
Đặc điểm nổi bật của nền giáo dục Thái thời kỳ sơ khai là mối quan hệ hữu
cơ với văn hoá Thái và với tiến trình lịch sử của vƣơng quốc Xiêm.

12


Do đó, có thể nói rằng cấu trúc và nội dung của nền giáo dục Xiêm đã
phát huy đƣợc những yếu tố truyền thống nội tại, trong khi vẫn tiếp thu những
thành quả của khoa học và nghệ thuật bên ngoài.
Từ thời Ram Khamkaeng, đạo Phật đã trở thành động lực chủ yếu cho sự
phát triển của xã hội: "Các chùa Phật giáo trở thành các trung tâm học thuật văn
hoá và nghệ thuật làm chủ các vấn đề - bhikkhus (Tì kheo) - đƣợc giảng dạy cho
tất cả mọi ngƣời từ thành phố đến nông thôn".
Sự trị vì của Rama III (1824-1851) là sự tiếp diễn của quá trình xây dựng đã

đƣợc bắt đầu bởi Rama I. Nhƣng cũng là thời điểm ngƣời phƣơng Tây có ảnh
hƣởng mạnh mẽ hơn ở Xiêm. Đây là giai đoạn đánh dấu sự nở rộ của văn hoá
truyền thống Thái đồng thời biến đổi những yếu tố truyền thống bằng việc tiếp
thu các yếu tố phƣơng Tây.
Nhà vua Mongkut (Rama IV) đã có những cuộc trao đổi nghiêm túc về các
giá trị của các tôn giáo khác với các nhà truyền giáo Tin lành và Cơ đốc giáo.
Vua Mongkut nói thông thạo tiếng Anh, không xa lạ với khoa học phƣơng Tây
đặc biệt là thiên văn và vật lý.
Đƣợc các nhà truyền giáo giảng dạy tiếng Anh và tri thức khoa học mới,
vua Mongkut đã có một tƣ thế tự tin, cái nhìn phê phán đối với văn hoá bản địa.
Theo ông, đạo Phật không chỉ là truyền thống của một dân tộc mà còn là một tôn
giáo có tính phổ cập, có thể cạnh tranh với Cơ đốc giáo.
1.3. Tình hình kinh tế xã hội Xiêm trƣớc công cuộc cải cách
1.3.1. Về chính trị, xã hội
- Ở Trung Ƣơng:
Chính quyền nhà nƣớc nằm trong tay quan lại phong kiến. Đứng đầu đẳng
cấp phong kiến là Vua. Giúp Vua có ba hội đồng:
Hội đồng hoàng thân ( Chaopha)
Hội đồng thƣợng thƣ ( Corom)
Hội đồng tƣ pháp (Bracnan)
Quyền hành chính nằm trong tay các bộ. Hai bộ lớn nhất là Mahattai và
Calahom.Bộ Mahattai (Bộ nội vụ) kiểm soát các tỉnh miền Bắc và cƣỡng bức
nhân dân phục dịch nhà nƣớc. Bộ Calahom (Bộ chiến tranh) kiểm soát các tỉnh

13


miền Nam và phụ trách quốc phòng. Hai bộ có vai trò quan trọng nhất là bộ nội
vụ và bộ chiến tranh. Toàn quốc chia thành nhiều tỉnh, có nội và ngoại tỉnh tuỳ vị
trí địa lý và tính chất phụ thuộc.

Khi chiến tranh xảy ra thì ngƣời đứng đầu 2 bộ này là tƣớng chỉ huy tối cao
quân đội.
- Ở địa phƣơng:
Theo đạo luật năm 1815 thì quốc gia chia thành các tỉnh gồm nội tỉnh và
ngoại tỉnh. Tùy theo vị trí địa lý và tính chất phụ thuộc. Đứng đầu mỗi tỉnh là
hoàng thân (Chaopha) đƣợc phái tới từ trung ƣơng hoặc quan chức do nhà Vua
bổ nhiệm.
Hệ thổng đẳng cấp phong kiếm Xiêm rất phức tạp, dƣới vua có các chức
quan nhƣ: Chaopha, Chao (cai trị những tỉnh lớn nhất) và nhiều chức khác nhƣ
Phơ ra, Luang, Cum, Mƣơn… Các chức quan thấp nhất là Naipan, Nairot,
Naixip. Đáng chú ý là các chức tƣớc phong kiến nay đều phải theo truyền thống
là cha truyền con nối.
Nông dân chia thành hai loại:
Pơ raiban: dân tự do
Kha: bị tƣớc quyền tự do
Dân tự do có Xactina (18 tuổi họ phải đăng kí với nhà nƣớc, bị chia ra làm
hai loại đó là: dân cƣ và quân sự). Việc phân chia này có tính chất vĩnh viễn là
cha truyền con nối.
Kha: nghĩa đen là nô lệ, có mấy loại, có loại là con nợ bị nô dịch, phải bán
vợ con cho chủ. Họ có thể chuộc mình để trở thành ngƣời tự do. Còn Pơrailuăng
vốn là tù binh bị bắt trong chiến tranh và con cháu của họ. Đến giữa thế kỷ XIX
họ có khoảng 12 vạn ngƣời. Họ cũng có thể tự chuộc mình để trở thành ngƣời tự
do.
Nô lệ: Vốn là tù binh, do mua bán, con nợ, phạm nhân. Họ không có quyền
chuộc mình và suốt đời chịu sự lệ thuộc hoàn toàn vào giai cấp phong kiến. Nhìn
chung, đến thế kỷ XIX phần lớn Kha đã trở thành nông dân lệ thuộc, tuy nhiên
thân phận của họ vẫn còn hết sức nặng nề

14



1.3.2. Về kinh tế:
Sỡ hữu ruộng đất tối cao trong nƣớc là Vua. Quan lại phong kiến đều đƣợc
nhà Vua cấp đất theo hệ thống Xactina. Theo hệ thống này thì:
Chaopha hoàng thân cai trị những tỉnh lớn nhất
Chao paia : đứng đầu các bộ hoặc tỉnh lớn
Naipan: quan chức thấp ở thôn xã
Bên cạnh đó nhà chùa cũng nắm trong tay một diện tích đất rộng lớn. Ngƣời
đứng đầu chùa lớn thƣờng có 4000-5000 nông dân phục vụ riêng.
Hình thức bóc lột với nông dân là thuế 1/10. Hàng năm họ phải dành một
thời gian nhất định 3- 4 tháng để phục dịch cho nhà Vua và địa chủ. Theo tính
toán của một ngƣời Anh thì mỗi năm có khoảng 40 vạn ngƣời phục dịch cho nha
Vua. Ngoài thuế 1/10, nông dân còn bị đánh thuế trâu, bò, nhà cửa, vƣờn
cây….Bọn quan lại địa phƣơng cũng bóc lột nhân dân thậm tệ. Nộp tiền cho bọn
này thì nông dân mới thoát khỏi lao dịch nặng nề.
Từ nửa đầu thế kỉ XIX, ở Xiêm xuất hện những mầm móng kinh tế của
quan hệ sản xuất tƣ bản chủ nghĩa. Nhiều công trƣờng thủ công của tƣ nhân đƣợc
xây dựng nhƣ luyện gang, làm đƣờng, khai thác mỏ thiếc, đóng tàu…Mỗi xƣởng
có từ 200 - 600 công nhân đƣợc tuyển mộ từ dân tự do.
Nhà vua và địa chủ cũng mở một số xí nghiệp, Ở đó, thợ thủ công làng nghề
bị cƣỡng bức lao động. Tuy nhiên các quan hệ tƣ bản mới nảy sinh bị kìm hãm vì
các thiết chế phong kiến, trƣớc hết là vì sở hữu phong kiến đối với đất đai và tài
nguyên thiên nhiên. Ngƣời nông dân bị ràng buộc vào mảnh đất địa chủ, gây nên
tình trạng thiếu công nhân trong các công trƣờng thủ công.
1.4. Sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân phƣơng Tây và chính sách
“mềm dẻo” của Xiêm
1.4.1. Các Hiệp Ƣớc bất bình đẳng và hệ quả của chúng
Cũng nhƣ nhiều quốc gia khác ở Đông Nam Á, từ sớm ngƣời Châu Âu đã
xâm nhập vào thị trƣờng Xiêm. Năm 1604, viên đô đốc Vác -Vek đại sứ của Hà
Lan đã có mặt ở Ayutthaya. Vua Xiêm cho ngƣời Hà lan đƣợc buôn bán ngang

hàng với ngƣời Trung Quốc và thƣơng nhân ở các quốc gia Đông Nam Á khác.
Hà Lan đã xây dựng đƣợc nhiều thƣơng điếm ở Xiêm.

15


Năm 1612, ngƣời Anh cũng phái đại sứ của mình tới Xiêm. Trong những
năm 20 của thế kỉ XVII, do các cuộc cạnh tranh thƣơng mại của tƣ bản Châu Âu
chƣa đụng chạm trực tiếp tới Xiêm, nên ngƣời Xiêm thực hiện chính sách trung
lập, không ngả vế một nƣớc Châu Âu nào. Chính sách này của Xiêm làm cho các
nƣớc Châu Âu ngày càng trở nên bất mãn. Trong đó Tây Ban Nha và Bồ Đào
Nha là những nƣớc đầu tiên tiến hành chiến tranh xâm lƣợc Xiêm. Vào năm
1628, Tây Ban Nha bắt đầu hoạt động quân sự chống Xiêm, năm 1630, Bồ Đào
Nha cũng tham gia vào chiến tranh chống Xiêm.
Trƣớc tình hình đó Xiêm đã cầu cứu Hà Lan giúp đỡ và đã giành đƣợc
thắng lợi. Năm 1639, hòa ƣớc đƣợc kí kết giữa Xiêm với Tây Ban Nha và Bồ
Đào Nha, Hà Lan tạm thời giành ƣu thế ở Xiêm.
Tuy nhiên từ những năm 60 của thế kỉ XVII trở đi, quan hệ của Xiêm với
các nƣớc khác đƣợc mở rộng. Thƣơng điếm Anh đƣợc mở trở lại Xiêm buôn bán.
Hà Lan đã phản ứng lại bằng cuộc chiến tranh không tuyên bố. Mở đầu là sự kiện
tháng 10 năm 1663 tàu Hà Lan bất ngờ tấn công, đánh đắm toàn bộ các tàu của
Xiêm đậu trên sông Mê Nam và phong tỏa các tàu khác của Xiêm.
Trong tình thế đó, Xiêm buộc phải nhƣợng bộ Hà Lan và ký hòa ƣớc ngày
22 tháng 8 năm 1664 tại thủ đô Ayutthaya với 18 điều khoản. Đây là điều ƣớc bất
bình đẳng đầu tiên mà Xiêm phải kí với tƣ bản Châu Âu.Với nội dung:
1. Ngƣời Hà Lan có quyền tự do buôn bán tất cả các mặt hàng và quyền tự
do lựa chọn bất kì đối tác kinh doanh nào ở Xiêm (điều 2 và,3).
2. Hà Lan nắm vĩnh viễn độc quyền xuất khẩu da trâu (điều 5).
3. Tàu của Vua hoặc của thƣơng nhân Xiêm có quyền đến các nơi khác khi
công ty Đông Ấn Hà Lan có quan hệ hữu nghị và đồng minh với các nƣớc này.

Trƣờng hợp này vẫn phải có giấy phép của công ty Đông Ấn Hà Lan (điều 13).
4. Công dân Hà Lan đƣợc quyền hƣởng lãnh sự tài phán trên lãnh thổ Xiêm
(điều 8).

16


5. Trách nhiệm của Hà Lan theo hiệp định này chỉ là cam kết không gây
thiệt hại cho các tàu của Xiêm nếu những tàu này không đến những nƣớc thù
địch với Hà Lan và không tiến hành hoạt động quân sự chống kẻ thù của mình
trên lãnh thổ Xiêm”……
Cũng trong thời gian này, quan hệ Xiêm – Pháp đƣợc củng cố. Năm 1867
sứ quán của Pháp đƣợc đặt ở Xiêm, nhƣng ngƣời Pháp cũng toan tính xâm lƣợc
Xiêm. Các giáo sĩ đã cung cấp cho chính phủ Pháp nhiều tài liệu quan trọng về
kinh tế, chính trị của Xiêm. Sƣ can thiệp sâu vào nội tình Xiêm của Pháp đã dẫn
tới việc Xiêm phải kí với Pháp một “thỏa ƣớc” (16/10/1687) với 16 điều khoản,
nền độc lập của Xiêm bị đe dọa nghiêm trọng. Nhƣng vào tháng 5 năm 1688, một
cuộc khởi nghĩa xảy ra ở Lop Buri đã dẫn tới sự thay đổi vƣơng triều Xiêm, do
đó mà kế hoạch thôn tính Xiêm của Pháp bị phá sản.
Sự can thiệp vào Xiêm của Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào nha, Anh, Pháp
cùng với sự kiện năm 1688 đã dẫn tới chính sách “đóng cửa” của Xiêm đối với
ngƣời Châu Âu trên thực tế, mặc dù không có mộ lệnh cấm nào.
Khi nghiên cứu về quan hệ quốc tế của Xiêm, một nhà nghiên cứu Nhật
Bản đi đến kết luận: Ngoại giao Xiêm lặp đi lặp lại một mô thức: quan hệ quốc tế
xung quanh Xiêm căng thẳng - Xiêm giữ thái độ trung lập để chọn bên đứng về
phía chiếm ƣu thế để kiếm lợi lớn nhất với sự hy sinh nhỏ nhất. Mô hình ngoại
giao này đƣợc các nhà nghiên cứu quốc tế gọi là ngoại giao lựa chọn.
Đối với Xiêm, sự lựa chọn xảy ra khi quan hệ quốc tế căng thẳng ảnh hƣởng
trực tiếp đến lợi ích và đồng thời tồn tại nhiều lực lƣợng thù địch với nƣớc này.
Trong trƣờng hợp đó Xiêm thƣờng bắt tay với cả hai phía đối địch, rồi xem xét

tƣơng quan lực lƣợng của hai bên, chọn phía có lợi cho nƣớc mình để hợp tác.
Cũng có khi Xiêm bắt tay với một phía trong các bên thù địch nhau, rồi lại nhích
lại gần với bên kia để kiềm chế bên mà mình đang bắt tay để kiếm lợi cho nƣớc
mình. Mục đích của sự lựa chọn này là kiếm lợi lớn nhất với sự hy sinh nhỏ nhất.
Ngoại giao Xiêm vì thế là ngoại giao thực dụng và mềm dẻo.

17


Cho đến đầu thế kỉ XIX – thế kỉ của những sự xáo trộn trong lịch sử của các
quốc gia Phƣơng Đông. Quá trình xâm chiếm thuộc địa của thực dân phƣơng Tây
đƣợc đẩy mạnh, các quốc gia Châu Á đứng trƣớc hiểm họa mất nƣớc: Trung
Quốc phải nhân nhƣợng kí với Anh thông qua điều ƣớc Nam Kinh (1842), Thiên
Tân (1858), và Bắc Kinh (1860).
Năm 1858 Pháp nổ súng xâm lƣợc Việt Nam ở Đà Nẵng. Giữa thế kỉ XIX,
Anh đã hoàn thành việc xâm chiếm Ấn Độ, một phần Mã Lai và Miến Điện.
Đến giữa thế kỉ XIX, Xiêm phải kí một loạt hiệp ƣớc bất bình đẳng với các
nƣớc phƣơng Tây.
Tình hình nửa cuối thế kỷ XIX đã đặt vƣơng quốc Xiêm trƣớc những thách
thức mới. Trƣớc sự bành trƣớng của chủ nghĩa thực dân phƣơng Tây, khu vực
Đông Nam Á trở thành nơi diễn ra cuộc chiến tranh giành thuộc địa của hai nƣớc
Anh và Pháp.
Sau khi vua Rama III qua đời năm 1851, Mongkut (con trƣởng của Rama
III) lên ngôi lấy hiệu là Rama IV. Là ngƣời sớm am hiểu văn minh phƣơng Tây,
nhận thức đƣợc hoàn cảnh quốc tế, khu vực nƣớc Xiêm và ông đã chọn chính
sách “mở cửa” quan hệ với bên ngoài. Mongkut tin rằng nếu không hợp tác với
các nƣớc Tây Âu thì Xiêm sẽ bị chinh phục. Niềm tin của Mongkut đƣợc khẳng
định bởi việc Trung Quốc bị thất bại trong cuộc chiến tranh thuốc phiện năm
1842. Ông cho rằng một nƣớc mà Xiêm đã kính phục trong nhiều thế kỷ về sức
mạnh và uy tín nhƣ Trung Quốc đã không đƣơng đầu nổi trƣớc sức ép của Tây

Âu thì Xiêm cũng không thể duy trì đƣợc nền độc lập của mình.
Sau khi hoàn thành xâm chiếm Ấn Độ, một phần Mã Lai và Miến Điện
Anh bắt đầu nhòm ngó Xiêm. Mặt khác, năm 1859, Pháp chiếm đƣợc Nam Việt
Nam, biến vùng này thành thuộc địa. Đến năm 1863, Pháp đã chiếm đƣợc
Campuchia, biến nƣớc này thành đất bảo hộ. Công cuộc chinh phạt của Pháp ở
Đông Dƣơng đã hoàn thành vào năm 1885. Nhƣ vậy, chủ quyền của Xiêm ở biên
giới phía đông bị đe dọa nghiêm trọng.
Do điều kiện xâm lƣợc Xiêm chƣa chín muồi nên Anh dùng áp lực ngoại
giao để gây ảnh hƣởng ở đây. Tháng 4/1855, toàn quyền Anh ở Hồng Kông là
Giôn Bauring đến Bangkok ép vua Xiêm là Mongkut (Rama IV 1851- 1868) phải

18


ký hiệp ƣớc bất bình đẳng đầu tiên, hiệp ƣớc Anh – Xiêm, Anh có quyền tự do
buôn bán trên toàn lãnh thổ Xiêm
Hiệp ƣớc này đã mở đƣờng cho Xiêm ký các hiệp ƣớc thông thƣơng khác
với một loạt cƣờng quốc sau đó, cho nên nó đƣợc coi là mốc khởi đầu cho quá
trình mở cửa của Xiêm.
Tiếp theo Anh, các nƣớc khác cũng bắt Xiêm ký các hiệp ƣớc tƣơng tự:
năm 1856 với Mỹ, Pháp, năm 1858

với Đan Mạch, tiếp đó với Bồ Đào

Nha(1859), Hà Lan(1860), tiếp đó là với Thuỵ Điển, Na Uy,Ý, Bỉ(1868)….
Trong 17 năm cầm quyền (1851-1868), Rama IV phải kí nhiều hiệp ƣớc bất
bình đẳng với các nƣớc phƣơng Tây để bảo vệ nền độc lập. Nhƣng ông buộc phải
làm vậy không còn cách nào khác, bối cảnh quốc tế lúc bấy giờ rất phức tạp,
nhiều nƣớc ở Châu Á bị thực dân phƣơng Tây xâm lƣợc.
Chính quyền Xiêm muốn lợi dụng mâu thuẫn giữa các nƣớc tƣ bản để

chúng kìm chế lẫn nhau, tránh cho Xiêm không bị biến thành thuộc địa của một
nƣớc nào đó. Nhƣng điều đó để lại hậu quả tai hại đối với xã hội Xiêm. Đây là
màn đầu để biến Xiêm thành một nƣớc nửa thuộc địa.
Hơn nữa Xiêm lúc bấy giờ là một nƣớc kém phát triển ở Đông Nam Á, tiềm
lực kinh tế và quân sự thấp kém hơn so với các nƣớc phƣơng Tây, không có một
công sự phòng thủ vững chắc nào, một loại vũ khí nào để có thể giữ vững nền
độc lập đất nƣớc ngoại trừ một nghệ thuật ngoại giao mềm dẻo.
Rama IV khác hẳn với các ông vua khác ở Đông Nam Á vào những thế kỉ
XVIII - XIX đã từng kí những hiệp ƣớc đầu hàng, chấp nhận mất nƣớc để duy trì
quyền lợi giai cấp, của vƣơng triều. Khi kí những hiệp ƣớc này ông hoàn toàn ý
thức đƣợc việc mình làm “Một quốc gia nhỏ bé nhƣ nƣớc ta thì có thể làm gì khi
mà hai mặt hoặc ba phía bị bao vây bởi các quốc gia hùng mạnh? Cứ giả sử rằng:
chúng ta phát hiện ở nƣớc ta một mỏ vàng có thể cho chúng ta hàng triệu Katti
vàng, cho phép chúng ta có thể mua hàng trăm tàu chiến. Nhƣng ngay cả số vàng
nhƣ vậy, chúng ta cũng không thể đấu tranh chống lại họ, chừng nào chính chúng
ta phải mua của họ những tàu chiến và những trang thiết bị ấy. Trong lúc này
chúng ta chƣa thể sản xuất những loại vũ khí đó. Và thậm chí nếu chúng ta có đủ
tiền để mua vũ khí thì những nƣớc phƣơng Tây bất kì lúc nào cũng có thể ngừng

19


bán những thứ vũ khí đó, chỉ bởi họ hiểu rằng: chúng ta vũ trang để chống lại
họ.” [3; 289].
Hệ quả của việc kí các hiệp ƣớc bất bình đẳng:
Bằng các hiệp ƣớc đó, Xiêm biến thành nơi cung cấp lƣơng thực, nguyên
liệu rẻ mạt và là thị trƣờng tiêu thụ hàng hóa cho các nƣớc tƣ bản. Gạo xuất khẩu
năm 1850 chỉ bằng 1,2% số thu hoạch cả năm. Từ sau khi các hiệp ƣớc đƣợc kí
kết thì gạo xuất khẩu sang các nƣớc tƣ bản rất nhanh, tổng giá trị buôn bán hằng
năm trong xuất khẩu của Xiêm có năm lên tới 5.500.000 bạt, còn nhập khẩu là

4.300.000 bạt. Giá trị xuất khẩu năm 1850 là 5.585.000 bạt, vƣợt xa giá trị nhập
khẩu 1.200.000 bạt.
Năm 1855: gạo xuất khẩu chiếm 2,%
Năm 1875: gạo xuất khẩu chiếm 23%
Năm 1895: gạo xuất khẩu chiếm 60%. [4; 475]
Những con số trên cho thấy thị trƣờng Xiêm đƣợc mở rộng phần nào.
Nhƣng hàng loạt ngành thủ công cổ truyền và công trƣờng thủ công bị phá sản,
do hàng công nghiệp tràn vào Xiêm ngày càng tăng.
Hệ quả thứ hai nữa là nhân dân Xiêm bị bóc lột nặng nề vì việc mua bán
không ngang giá. Các nƣớc phƣơng Tây mua nguyên liệu và thực phẩm của
Xiêm với giá rẻ mạt, ngƣợc lại bán đắt các mặt hàng công nghiệp
Tuy nhiên, về mặt khách quan, sự xâm nhập của các nƣớc phƣơng Tây đã
đẩy nhanh sự tan rã của nền kinh tế tự nhiên, mở rộng sự phát triển của kinh tế
sản xuất hàng hoá. Một số nhà máy mới đƣợc xây dựng và tầng lớp tƣ sản xuất
hiện ở Xiêm. Điều đó đã tạo điều kiện cho các nƣớc tƣ bản đầu tƣ vào Xiêm giúp
Xiêm đi vào quỹ đạo của chủ nghĩa tƣ bản.
1.4.2. Anh, Pháp hoàn thành việc phân chia khu vực Ở Xiêm
Năm 1885-1886, trong cuộc chiến tranh Anh – Miến Điện lần thứ ba, Anh
đã chiếm hoàn toàn Miến Điện. Còn Pháp ngay sau khi chiếm xong Việt Nam và

20


Campuchia (1884) cũng muốn chiếm ngay mảnh đất Xiêm màu mỡ. Xiêm đứng
trƣớc nguy cơ mất nƣớc. Nhƣng Anh và Pháp không dễ gì một mình mà xâm
chiếm đƣợc Xiêm. Mặt khác, Anh, Pháp còn phải liên kết để chống đỡ sức ép của
Đức ở Châu Âu.
Vì vậy Anh và Pháp buộc phải coi Xiêm là khu vực đệm nằm giữa các
thuộc địa Anh và Pháp trên bán đảo Trung Ấn nhằm bảo đảm quyền lợi giữa hai
nƣớc. Nƣớc Xiêm có một cơ may thoát khỏi chủ nghĩa thực dân.

Ngày 15 tháng 1 năm 1896 Anh và Pháp chính thức hóa thỏa hiệp với nhau
bằng thỏa hiệp Luân Đôn về phân chia ảnh hƣởng ở Xiêm mà không có sự tham
gia kí kết của chính quyền Xiêm.
Theo thỏa hiệp này thì phía Tây sông Mê Nam thuộc ảnh hƣởng của Anh,
phía Đông thƣợc Pháp. Thung lũng sông Mê Nam có thủ đô Bangkok ở giữa tự
chủ toàn vẹn. Thỏa hiệp cũng ngăn cấm hai nƣớc Anh – Pháp không đƣợc kí một
hiệp ƣớc tay đôi nào cho phép nƣớc thứ ba can thiệp vào vùng này.
Nhƣ vậy, chính vị trí thuận lợi đã cho phép Xiêm trở thành “ khu đệm”
trong quan hệ với các nƣớc phƣơng Tây mà chủ yếu là với Anh và Pháp. Chính
lợi thế này đã giúp Xiêm lợi dụng tốt sự kiềm toản của các nƣớc tƣ bản để thông
qua đó bảo đảm đƣợc chủ quyền thực sự của dân tộc.

21


CHƢƠNG 2 - CÔNG CUỘC CẢI CÁCH KINH TẾ XÃ HỘI Ở XIÊM
VÀO CUỐI THẾ KỈ XIX – ĐẦU THẾ KỈ XX.
2 .Cải cách của Mongkut và Chulalongkorn trên các lĩnh vực kinh tế,
chính trị, xã hội
2.1. Vài nét về Vua Mongkut và Chulalongkorn
Vua Mongkut (Rama IV), đế hiệu là Phra Chom Klao Chaoyouhua, là vị
vua thứ tƣ của Vƣơng triều Chakri và là con trai của Rama II. Ông trị vị từ năm
1851 đến năm 1868, qua đời vào tháng 10 năm 1868. Các nhà sử học đều coi ông
là một trong những vị quốc vƣơng tài ba của triều Chakri. Ông đã có vai trò du
nhập phƣơng pháp luận khoa học và nền khoa học phƣơng Tây vào nƣớc Xiêm .
Rama IV sinh ngày 18 tháng 10 năm 1804, là con trai của Rama II và hoàng
hậu Srisuriyendra. Lúc nhỏ, ông đƣợc gọi là Mongkut. Lúc cha ông lên ngôi năm
1809 thì hoàng tử Mongkut mới 5 tuổi. Năm 1816 ông đƣợc phong là Phrabat
Somdet Phra Poramen Maha Mongkut. Năm 20 tuổi, ông đi tu theo truyền thống
của Xiêm. Khi phụ vƣơng qua đời, theo luật kế vị, đáng lẽ ông xếp vào vị trí kế

vị thứ nhất. Tuy nhiên vì ông đang đi tu và vì ngƣời em cùng cha khác mẹ của
ông là Nangklao là một ngƣời có kinh nghiệm chính trị và có ảnh hƣởng, đã đƣợc
các quan ủng hộ lên ngôi.
Trong thời gian tu hành, ông đã thành lập phong trào cải cách Thammayut
Nikaya, một phong trào sau này đã trở thành một trong 2 phân phái của Phật giáo
Xiêm. Ông còn học tiếng Latinh, tiếng Anh và thiên văn với các nhà truyền giáo
và các thủy thủ. Ông thông thạo tiếng Anh dù ngƣời ta cho rằng em trai ông, phó
vƣơng Pinklao có thể nói tiếng Anh lƣu loát hơn ông. Ông tu hành liên tục cho
đến khi Rama III qua đời và ông trở thành vị vua kế ngôi.
Ông đã lên ngôi năm 1851. Ông đã lấy tên là Phra Chom Klao, dù ngƣời
nƣớc ngoài vẫn tiếp tục gọi ông là vua Mongkut. Do nhận thức đƣợc đe dọa từ
các đế quốc Anh và Pháp, ông đã tiến hành nhiều cải cách. Ông đã ra lệnh cho

22


giới quý tộc và quan lại mặc sơ mi khi thiết triều để tỏ ra nƣớc Xiêm không còn
mọi rợ theo quan điểm của Phƣơng Tây

Vua chulalongkorn (1853 -1910) có tên hoàng gia là Phra Chula
Chomklao Chaoyuhua, là vị vua thứ 5 của triều đại Chakri ở Xiêm (nay là Thái
Lan). Ông đƣợc xem là một trong những ông vua vĩ đại nhất của Xiêm và đƣợc
ngƣời Thái gọi là “Đức vua vĩ đại kính yêu”.
Chulalongkorn sinh ngày 20 tháng 9 năm 1853 tai Bangkok, là con trai
trƣởng của vua Mongkut (Rama IV) và hoàng hậu Debsirinda. Khi vua Mongkut
mất vào ngày 1 tháng 10 năm 1868, lúc bấy giờ Chulalongkorn mới 15 tuổi nên
chƣa thể lên ngôi đƣợc. Hoàng tộc Xiêm quyết định cử thừa tƣớng Chao Prayn Si
Suriyawongse lên làm nhiếp chính vƣơng trong 4 năm do Chulalongkorn vẫn còn
quá trẻ để cai trị đất nƣớc. Trong thời gian này, Chulalongkorn đã đi qua các
thuộc địa phƣơng tây, bao gồm Singapore, Java và Ấn Độ, để học chính trị, hành

chính, lối sống và chính sách thực dân phƣơng Tây. Sau này trong thời gian trị
vì, ông cũng đi thăm châu Âu hai lần vào năm 1897 và 1907, là vua Xiêm đầu
tiên viếng thăm châu Âu..
Đến năm 1873, Chulalongkorn chính thức lên ngôi vua lấy hiệu là Rama V.
Ông là vị vua có tầm nhìn sâu rộng, đã tiếp thu những tƣ tƣởng tiến bộ từ vua cha
Mongkut, am hiếu văn hóa, văn minh phƣơng Đông, đồng thời lại có trí thức về
Tây học.
Cuộc chiến tranh Xiêm – Pháp xảy ra vào năm 1892 -1893 và sự thất bại
của Xiêm trong cuộc chiến này đã làm cho vua Chulalongkorn nhận ra thấy đƣợc
sự yếu kém và sự vô hiệu của thế chế cũ.
Tƣ tƣởng canh tân đất nƣớc mà cha ông khởi xƣớng trƣớc đây đã đƣợc ông
xem là con đƣờng duy nhất giúp Xiêm cƣờng thịnh. Vào những năm 1897 và
1907, ông đã lên đƣờng sang Châu Âu để tìm hiểu bí quyết khiến các nƣớc
phƣơng Tây ngày càng hùng mạnh.
Nếu vua Mongkut đƣợc các nhà sử gia gọi là “ nhà truyền thống duy tân”
thì vua Chulalongkorn đƣợc gọi là “ nhà canh tân Âu hóa”. Trong khi nhà Thanh
thi hành chính sách bài ngoại, đóng cửa; Việt Nam thi hành chính sách “ bế quan

23


tỏa cảng” dƣới thời Tự Đức thì ở Xiêm, Chulalongkorn tiến hành cuộc canh tân
đất nƣớc, mở của với bên ngoài.
Chulalongkorn làm vua đến năm 1910 thì mất, ông là vị vua nổi tiếng nhất ở
Xiêm không chỉ vì thông minh sáng suốt mà còn là những cải cách của ông mang
tầm vóc lịch sử. Ông đã làm những gì để đất nƣớc có thể tồn tại, phát huy trong
phạm vi chế độ quân chủ chuyên chế cho phép.
Trong suốt 42 năm trị vì đất nƣớc, Xiêm đã duy trì đƣợc nền độc lập về
chính trị, mặc dù vẫn còn phụ thuộc về nền tài chính đối với các nƣớc phƣơng
Tây.

Xiêm là nƣớc duy nhất ở khu vực Đông Nam Á lúc bấy giờ không bị chủ
nghĩa thực dân đô hộ.
2.2. Cải cách của Mongkut
Xiêm có một vị trí chiến lƣợc quan trọng trên con đƣờng giao thƣơng từ
châu Âu sang châu Á. Xiêm nhƣ nơi giao thƣơng giữa các nƣớc Tây Âu với các
nƣớc Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Ngay từ thế kỷ XVI, nhiều phái bộ truyền
giáo, thƣơng nhân châu Âu đã đến Xiêm và từ đó họ đi đến các nƣớc khác trong
vùng và ngƣợc lại. Các nƣớc nhƣ: Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, sau đó là Hà Lan
rồi Anh, Pháp, Đức... đã từng có mặt ở Xiêm để tranh giành quyền lợi và có
những lúc đã xung đột quyền lợi với nhau.
Trong quan hệ với các nƣớc phƣơng Tây từ thế kỷ XVI cho đến khi
Ayutthaya (thủ đô của Xiêm) bị sụp đổ 1767, Xiêm đã khá thành công, có nhiều
kinh nghiệm trong việc dựa vào nƣớc này để chống lại nƣớc khác nhằm bảo vệ
quyền lợi của mình. Xiêm đã từng biết cách dựa vào Hà Lan để chống lại thế lực
ngày càng lớn của Tây Ban Nha, nhƣng khi thế lực của Hà Lan ngày càng chi
phối mạnh mẽ ở Xiêm thì họ lại tìm cách dựa vào Anh để chống lại Hà Lan...
Và cũng nhƣ vậy, họ đã biết cách liên kết với Nga để đi đến tiếp xúc với Pháp,
Anh, Đức, Bỉ vào thế kỷ XIX...
Cho đến nửa đầu thế kỉ XIX về cơ bản Xiêm vẫn giữ đƣợc thế bình đẳng
trong mối quan hệ với các cƣờng quốc phƣơng Tây, nhƣng cho đến giữa thế kỉ
XIX, Xiêm phải kí hàng loạt các hiệp ƣớc bất bình đẳng với các nƣớc phƣơng
Tây.

24


×