Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, hoán dụ trên báo thể thao online

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 70 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN
----------

NGUYỄN THỊ HOA PHƯỢNG
MSSV: 6086205

BIỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH, ẨN DỤ, HOÁN DỤ
TRÊN BÁO THỂ THAO ONLINE

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ văn

Cán bộ hướng dẫn: ThS. GV. LÊ THỊ NGỌC BÍCH

Cần Thơ, tháng 4 - 2012

1


ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3.Mục đích nghiên cứu
4.Phạm vi nghiên cứu
5.Phương pháp nghiên cứu


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG MỘT
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÁC GIẢ NGUYỄN TRÃI
1.Vài nét về tiểu sử và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Trãi
1.1 .Vài nét về tiểu sử
1.2 .Vài nét về sự nghiệp sáng tác
2. Thời đại, vị trí của nhà thơ Nguyễn Trãi đối với nền văn học Việt Nam
2.1 . Ảnh hưởng của thời đại đến hồn thơ Nguyễn Trãi
2.2 .Vị trí của nhà thơ Nguyễn Trãi đối với nền văn học Việt Nam
3. Khái quát một vài nét về tình yêu và nỗi đau đời trong thơ Nguyễn Trãi

CHƯƠNG HAI
TÌNH YÊU TRONG THƠ NGUYỄN TRÃI
1. Tình yêu thiên nhiên
1.1. Tự hào trước cảnh nước non hùng vĩ
1.2. Tự hào với những sản vật thơn q dân dã, bình dị
1.3. Thiên nhiên, người bạn tri kỷ của nhà thơ
2. Tình yêu quê hương, đất nước
2.1. Yêu nước, trung thành với vua
2.2. Nỗi nhớ quê hương da diết khi xa quê
2.3. Căm thù, tố cáo tội ác của quân giặc và bọn phản nước
2.4. Phê phán bọn gian thần
3. Tình yêu thương nhân dân, u hồ bình
2


3.1. Yêu thương, tin tưởng triệt để vào sức mạnh của nhân dân
3.2. Ước mong cho nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc
3.3. Mong muốn nền hịa bình cho dân tộc Việt Nam và các dân tộc trên thế giới


CHƯƠNG BA
NỖI ĐAU ĐỜI TRONG THƠ NGUYỄN TRÃI
1. Nỗi đau khi đất nước rơi vào tay giặc
1.1. Nỗi đau khi đất nước loạn lạc, chiến tranh
1.2. Đau đớn trước thân phận của một người dân mất nước
2. Nỗi đau khi khơng chu tồn nghĩa vụ với q hương đất nước
2.1. Đau đớn trước sự suy tàn của giai cấp thống trị
2.2. Đau đớn khi khơng chu tồn nghĩa vụ với đất nước
3. Nỗi đau khi chỉ là một ông quan nhàn
3.1. Sự mâu thuẫn, giằng xé giữa việc ở ẩn và tiếp tục làm quan
3.2. Đau đớn mỉa mai cho sự nghiệp anh hùng dở dang
3.3. Đau đớn, bất lực trước cảnh lầm than của nhân dân

PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC

3


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Nguyễn Trãi là bậc đại anh hùng dân tộc, là một nhà văn hóa lớn thế kỷ XV
và cũng là một nhân vật tồn tài hiếm có của lịch sử Việt Nam trong thời đại phong
kiến. Ông vừa là nhà quân sự, vừa là nhà chính trị lỗi lạc của Việt Nam và là người
có cống hiến vơ cùng to lớn trong cơng cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Với tấm
lòng yêu nước thương dân sâu nặng, Nguyễn Trãi đã dùng cả cuộc đời mình để lo
cho dân cho nước, chính vì thế mà tên tuổi của ơng được truyền tụng muôn đời.
Không chỉ là bậc anh hùng dân tộc mà Nguyễn Trãi cịn là nhà văn, nhà thơ vĩ

đại, có tâm hồn thanh cao, giàu lòng yêu nước thương dân và yêu thiên nhiên tha
thiết. Tình yêu và nỗi đau đời xuất hiện qua những sáng tác của Nguyễn Trãi không
chỉ xuất phát từ niềm tự hào về giang sơn gấm vóc mà cịn được lấy cảm hứng từ
bối cảnh đất nước và từ chính cuộc đời ơng. So với những tác giả trước đó và cùng
thời thì Nguyễn Trãi viết nhiều về tình yêu và nỗi đau đời với thái độ trân trọng và
cảm thông sâu sắc. Qua những dịng thơ viết về tình u và nỗi đau đời của Nguyễn
Trãi chúng ta sẽ hiểu thêm về cuộc đời và những đóng góp to lớn của ơng đối với
đất nước. Tìm hiểu “Tình yêu và nỗi đau đời trong thơ Nguyễn Trãi” cũng chính là
tìm hiểu những tâm tư, tình cảm, những khát vọng của Nguyễn Trãi dành cho quê
hương đất nước.
Nhưng chính Nguyễn Trãi cũng lại là người đã phải hứng chịu những oan
khiên thảm khốc do xã hội cũ gây nên tới mức thật hiếm có trong lịch sử văn học
nước nhà. Mỗi áng văn, mỗi dòng thơ của ơng đều tốt lên tấm lịng u nước
thương dân. Nhưng thấp thống đâu đó trong thơ ơng vẫn có những nỗi trăn trở,
suy tư, những nỗi đau của một ơng quan “nhàn” khơng có cơ hội để cống hiến tài
năng cho đất nước, cho nhân dân trong thời bình. Chọn đề tài “Tình yêu và nỗi đau
đời trong thơ Nguyễn Trãi”, người viết mong muốn thông qua đề tài này mọi người
có thêm hướng tiếp cận mới và sâu sắc về tình yêu trong thơ Nguyễn Trãi cũng như
khám phá những tâm tư, tình cảm, những trăn trở, những nỗi đau đời trong thơ
Nguyễn Trãi. Từ sự khám phá về tình yêu về nỗi đau đời trong thơ Nguyễn Trãi sẽ
giúp chúng ta hiểu rõ, hiểu sâu hơn về những phẩm chất cao quý của đại thi hào
Nguyễn Trãi, ông luôn mong muốn cống hiến tài năng cho đất nước, suốt đời vì dân
4


vì nước nhưng lại khơng được tin dùng ở thời bình.

2. Lịch sử vấn đề
Cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Trãi là nguồn tư liệu vô cùng
phong phú, và quý báu để các nhà nghiên cứu tìm hiểu và khám phá khơng chỉ ở

góc độ sử học mà cịn ở góc độ văn học. Từ sự nghiệp giữ nước và dựng nước,
cùng nỗi niềm yêu nước, thương dân cho đến thảm án Lệ Chi Viên đều là những đề
tài tâm đắc cho nhiều thế hệ đi sau. Đặc biệt là qua lượng tác phẩm đồ sộ của
Nguyễn Trãi đã có rất nhiều bài viết, những cơng trình nghiên cứu nhằm phát hiện
cái hay cái đẹp trong thơ văn của ông cũng như khẳng định những phẩm chất cao
quý của đại thi hào dân tộc Nguyễn Trãi. Dưới đây là những cơng trình nghiên cứu
có đơi chỗ liên quan đến đề tài “Tình yêu và nỗi đau đời trong thơ Nguyễn Trãi”.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp với bài “Nguyễn Trãi nhà tư tưởng lớn” đã
khẳng định: “Tư tưởng quán xuyến và chi phối toàn bộ hoạt động của Nguyễn Trãi,
như chính ơng đã tự khái qt là tư tưởng “nhân nghĩa”, “đại nghĩa”, “chí nhân”.
Theo ơng thì phàm mưu việc lớn phải lấy nhân nghĩa làm gốc, nên công to phải lấy
nhân nghĩa làm đầu, duy nhân nghĩa gồm đủ thì cơng việc mới thành đạt được”
[2; tr.171] không chỉ ca ngợi Nguyễn Trãi trên các lĩnh vực chính trị, văn hóa mà
Đại tướng Võ Ngun Giáp cịn ca ngợi tư tưởng cao đẹp của Nguyễn Trãi tiêu
biểu cho một thời đại lịch sử của dân tộc đó chính là tư tưởng nhân nghĩa. Nguyễn
Trãi đã dùng cả cuộc đời để thực hiện lý tưởng nhân nghĩa, vì dân vì nước của
mình: “Nội dung cơ bản tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là: lòng yêu nước
thương dân, ý thức độc lập tự chủ, lòng nhân ái và ước mong thái bình, quan hệ
hịa hiếu giữa các dân tộc” [2; tr.172]. Từ những nội dung cơ bản trên chúng ta có
thể thấy được tình u nước thương dân của Nguyễn Trãi cũng như những khát
khao hịa bình, mong muốn cho nhân dân được yên ấm hạnh phúc.
Mai Trân với bài “Tình yêu thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi” bên cạnh
tình yêu nước thương dân, Mai Trân đã phát hiện ra: “Thơ văn Nguyễn Trãi còn mở
ra cho chúng ta một khía cạnh thưởng thức khác nữa, mà khía cạnh này đã chiếm
một phần trọng yếu trong toàn bộ tác phẩm của nhà thi hào. Đó là tình u thiên
nhiên của ơng. Đó là tinh thần thưởng thức say sưa của ơng trước cảnh nước non
kỳ diệu; đó là lòng tự hào trước giang sơn cẩm tú của đất nước ta, nhân dân ta; nó
cũng là một khía cạnh của lịng tự hào dân tộc” [2; tr.227]. Cũng chính từ tình yêu
5



thiên nhiên tha thiết của Nguyễn Trãi mà dưới ngòi bút của ơng cảnh vật trở nên
sinh động và có hồn hơn: “Cảnh vật thiên nhiên dưới ngòi bút của Nguyễn Trãi
sinh động lên, sống lên bằng sức sống riêng, bằng đủ đường nét, màu sắc, âm
thanh, hương hoa, và lắm khi bằng đủ đặc điểm độc đáo của nó nữa” [2; tr.229].
Như vậy, phải có một tình u thiên nhiên sâu sắc thì ơng mới khắc hoạ được cảnh
thiên nhiên sinh động như thế.
Trong bài “Nguyễn Trãi người đứng đầu một văn phái yêu nước thương
dân, có lý tưởng xã hội cao cả” là một cơng trình nghiên cứu hết sức tâm đắc của
Trần Văn Giàu khi nói về tinh thần yêu nước thương dân trong thơ Nguyễn Trãi. Và
tác giả đã có cái nhìn tổng thể về lịng yêu nước, về tinh thần tự hào dân tộc, cũng
như lòng yêu thương nhân dân sâu sắc trong thơ Nguyễn Trãi: “Trong hầu hết các
tác phẩm của mình, Nguyễn Trãi nói rất nhiều và rất tha thiết về người dân.....
Trong Nguyễn Trãi yêu nước là thân dân để cứu nước thì phải dựa vào dân, cứu
nước trước hết là để cứu dân, để đem lại thái bình cho mọi người” [22; tr.79].
Trong bài này tác giả cũng đã khái quát một số vấn đề như lòng căm thù giặc, cũng
như thái độ lên án, tố cáo bọn gian thần, bọn quan lại tham ô, chỉ lo vơ vét của cải
cho riêng mình: “Chúng ta biết rằng Nguyễn Trãi đã mấy lần cơng kích đám đại
thần lười biếng tham ơ, hưởng lạc; lầu cao cửa rộng mấy cũng không vừa ý chúng,
chúng chỉ lo những việc vui chơi cá nhân….” [22; tr.85].
Nguyễn Huệ Chi đã rất tinh ý khi phát hiện ra những niềm thao thức, những
nỗi trăn trở, những nỗi đau khôn cùng trong thơ Nguyễn Trãi với bài: “Niềm thao
thức lớn trong thơ Nguyễn Trãi”. Nguyễn Huệ Chi đã chỉ rõ ràng cụ thể nỗi trăn
trở không ngủ được của nhà thơ là vì lịng u nước thương dân: “Điều thường thấy
trong thơ ông là một nỗi thao thức khơn cùng, một cái nhìn chất chứa bao nhiêu
dấu hỏi về cuộc đời. Qua thơ Ức Trai ta nhận ra khơng hiếm những lầ ơng trắng
đêm khơng ngủ. Có khi chỉ vì tấm lịng u nước thương dân của một người biết
“lo trước cái lo của thiên hạ” làm cho ông không sao chợp mắt được” [19; tr.544].
Điều đặc biệt là: “con người hành động trong thơ Nguyễn Trãi ở những hồn cảnh
nào đấy là con người tìm thấy hướng đi và đấu tranh khơng mỏi…Nhưng ở những

hồn cảnh khác lại là con người “ghê sợ cả thế tục”, quay về ở ẩn ôm ấp cái triết
lý vạn sự trên đời đều là hư khơng” và chỉ có “vài tiếng chim kêu trên núi” mới
làm làm cho [lòng trần tục của ta] tỉnh lại” [19; tr.546]. Đó chính là những nỗi trăn
6


trở những mâu thuẫn, những nỗi đau dằn xé tâm can Nguyễn Trãi, nó ln hiện hữu
trong suốt cuộc đời của Ức Trai.
Huệ Chi đã lý giải nguyên nhân sâu xa cho những mâu thuẫn, những nỗi đau
khôn cùng trong thơ ơng đó chính là sự uất ức đối với giai cấp phong kiến thống trị
lúc bấy giờ: “Có người nói nỗi ưu tư của Nguyễn Trãi vốn nằm trong cảnh ngộ của
bản thân nhà thơ. Và có những điều gọi là ưu tư này có gì hơn là những uất ức bực
bội ngấm ngầm của ông đối với giai cấp phong kiến thống trị lúc ấy, bực bội đến
đâm ra ghê sợ cả “thế tục”” [19; tr.548]; “Cái chế độ mà Nguyễn Trãi đã góp phần
sáng tạo ra, rốt cuộc trong lịng nó lại khơng có chỗ dung thân cho một người như
Nguyễn Trãi” [19; tr.550]. Và Mai Trân đã khẳng định điều cốt lõi, nguyên nhân
của nỗi đau buồn trong thơ Nguyễn Trãi chính là sự phá sản của chủ trương nhân
nghĩa: “Nguyễn Trãi chủ trương nhân nghĩa và cái chết của ông là bằng chứng sự
phá sản về thực chất của chủ trương ấy ngay trong nội bộ giai cấp thống trị.
Nguyễn Trãi kêu gọi mọi người “nhập cuộc” và “hết lịng u thương và giúp đỡ
mn dân” nhưng rồi phải chua chát thừa nhận sự “vô dụng”, sự “trống rỗng”
của những kiểu người trí thức “đọc dăm ba quyển sách” “bàn mấy điều đạo lý”
như mình. Đó mới là cốt lõi của mâu thuẫn, là nguyên nhân sâu xa của mọi nỗi đau
buồn trong thơ Nguyễn Trãi” [19; tr.551].
Từ những cơng trình nghiên cứu về Nguyễn Trãi ta thấy được cuộc đời cũng
như sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Trãi là nguồn tư liệu vô cùng phong phú và vô
hạn đối với các nhà nghiên cứu cũng như đối với những người yêu mến thơ văn
Nguyễn Trãi. Riêng đề tài “Tình yêu và nỗi đau đời trong thơ Nguyễn Trãi” ta thấy
các tác giả tuy ít nhiều có quan tâm tìm hiểu nhưng chưa sâu sắc và trọn vẹn vấn
đề. Ở đây các tác giả đặc biệt đề cao tình yêu nước thương dân và tình yêu thiên

nhiên trong thơ Nguyễn Trãi. Bên cạnh đó các nhà nghiên cứu cũng nêu một số
những biểu hiện về những suy tư, trăn trở trong thơ Nguyễn Trãi nhưng chưa làm
sáng rõ cụ thể những nỗi đau đời trong thơ Nguyễn Trãi. Song, những cơng trình
nghiên cứu này sẽ là nguồn tư liệu vô cùng quý báu để giúp chúng ta tìm hiểu sâu
sắc hơn đề tài “Tình yêu và nỗi đau đời trong thơ nguyễn Trãi”.

3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm mục đích tìm hiểu “Tình u và nỗi đau đời trong thơ Nguyễn
Trãi” trong thời chiến và cả thời bình, xem xét những tâm tư tình cảm cũng như
7


những đóng góp của Nguyễn Trãi đối với quê hương đất nước. Đặc biệt người viết
sẽ nghiên cứu tình yêu được biểu hiện như thế nào và nỗi đau đời được biểu hiện
như thế nào trong thơ Nguyễn Trãi qua chính con người Nguyễn Trãi, qua những
hành động và những đóng góp của ơng trong cơng cuộc đấu tranh giải phóng và
xây dựng đất nước.
Bên cạnh việc xem xét những tâm tư tình cảm, những đóng góp của Nguyễn
Trãi, đề tài sẽ đi sâu vào nghiên cứu tình yêu trong thơ Nguyễn Trãi bao gồm
những khía cạnh nào? Và nỗi đau đời trong thơ Nguyễn Trãi cụ thể là những nỗi
đau nào? Ở phần này, mục đích của người viết là sẽ phân tích, tìm hiểu những khía
cạnh tình u, những suy tư trăn trở, những nỗi đau đời được biểu hiện cụ thể trong
thơ Nguyễn Trãi, qua đó thấy được những phẩm chất cao quý, cũng như tấm lòng
yêu nước, thương dân tha thiết và sâu sắc của ông.

4. Phạm vi nghiên cứu
Đối với đề tài này phạm vi nghiên cứu sẽ xoay quanh “Tình yêu và nỗi đau
đời trong thơ Nguyễn Trãi”. Phạm vi khảo sát chủ yếu là thơ chữ Hán và thơ chữ
Nôm của Nguyễn Trãi. Bên cạnh đó người viết cũng sẽ so sánh với tác phẩm văn
xi “Bình Ngơ đại cáo” để bổ sung, làm sáng tỏ cho đề tài. Tuy nhiên nội dung

chủ yếu vẫn là phân tích thơ Nguyễn Trãi để khám phá những mạch cảm xúc, tình
u son sắt mà ơng dành cho quê hương đất nước, cho nhân dân, đồng thời khám
phá những suy tư, trăn trở, những nỗi đau đời của Nguyễn Trãi.

5. Phương pháp nghiên cứu
Để việc nghiên cứu đề tài này được hoàn chỉnh một cách khoa học và logic,
người viết sử dụng chủ yếu các phương pháp liệt kê, phân tích, đánh giá, chứng
minh để làm sáng tỏ tình yêu cũng như nỗi đau đời trong thơ Nguyễn Trãi. Bên
cạnh đó người viết cịn sử dụng phương pháp so sánh để tạo ra sự phong phú cho đề
tài nhằm chỉ ra truyền thống, sự kế thừa cũng như những nét riêng về tình yêu quê
hương đất nước, yêu thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi so với các giai đoạn trước
đó và sau này. Trong các phương pháp trên thì phương pháp chứng minh và phân
tích là quan trọng nhất.

8


PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG MỘT
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÁC GIẢ NGUYỄN TRÃI
1. Vài nét về tiểu sử và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Trãi
1.1.Vài nét về tiểu sử
Nguyễn Trãi (1380 – 1442) là một trong những tác giả tiêu biểu nhất của giai
đoạn văn học nửa đầu thế kỷ XV và cũng là tác gia hàng đầu trong lịch sử văn học
nước ta. Đi sâu vào tìm hiểu cuộc đời Nguyễn Trãi sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về
con người và những đóng góp to lớn của ông đối với đất nước. Tuy Nguyễn Trãi
sống trong giai đoạn lịch sử đầy những biến động bão táp, và ngay cả cuộc đời ông
cũng là cuộc đời đầy những bão táp, thăng trầm, thế nhưng những đóng góp, những
hy sinh của ông dành cho đất nước cho nhân dân cả trong lĩnh vực văn chương và

lĩnh vực chính trị là vơ cùng to lớn. Vì vậy mà Nguyễn Trãi mãi được tơn vinh và
ca ngợi mn đời. Tìm hiểu cuộc đời Nguyễn Trãi chúng ta có thể chia cuộc đời
ông thành ba giai đoạn như sau:

1.1.1. Nguyễn Trãi – thời chuẩn bị bước vào đời
Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, sinh năm 1380 ở Thăng Long tại gia đình ông
ngoại là quan Tư đồ Trần Nguyên Đán. Quê gốc ở làng Chi Ngại, huyện Phượng
Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) sau dời về làng
Ngọc Ổi, huyện Thượng Phúc, lộ Đông Đô (nay thuộc xã Nhị Khê, huyện Thường
Tín, tỉnh Hà Tây nay thuộc Hà Nội).
Thân sinh là Nguyễn Ứng Long (1336 -1408), sau đổi là Nguyễn Phi Khanh một nho sinh nghèo nhưng rất thông minh, học giỏi và nổi tiếng hay chữ, ông thi đỗ
nhị giáp tiến sĩ đời Trần Duệ Tông (năm Long Khánh thứ 3, 1374 ) nhưng không
được nhà Trần tuyển dụng phải trở về quê làm nghề dạy hoc.
Mẹ của Nguyễn Trãi là Trần Thị Thái vốn là người thông minh, hay thơ và là
con quan Tư đồ (ngang Tể tướng) Trần Nguyên Đán. Trần Nguyên Đán là người
thuộc dịng dõi hồng tộc (Cháu bốn đời của Chiêu Minh Vương Trần Quang
Khải), ơng có nhiều cơng lao đối với nhà Trần nên được nhà vua Trần giao cho
9


chức vụ Tư đồ quyền ngang Tể tướng. Tuy nhiên, khi ơng lên nắm quyền thì cơ
nghiệp nhà Trần đã suy vong. Chán nản thời thế, ông đã xin về ở ẩn tại Côn Sơn
năm 1385 và mất năm 1390.
Nguyễn Trãi là con thứ của Nguyễn Phi Khanh (có sách nói là con trưởng).
Từ thuở thiếu thời Nguyễn Trãi đã phải chịu những mất mát đau thương, lúc ông
được 5 tuổi thì mẹ mất, Nguyễn Trãi về Cơn Sơn ở với ông ngoại. Đến năm 10 tuổi
ông ngoại cũng mất, lúc này Nguyễn Trãi về làng Nhị Khê sống với cha và được
cha ra sức rèn cặp.
Có thể nói, ngay từ thời thơ ấu, Nguyễn Trãi đã được kế thừa những truyền
thống tốt đẹp trong gia đình, từ người cha học vấn uyên thâm và từ ông ngoại là

quan tư đồ Trần Nguyên Đán. Đến cả tư tưởng yêu nước thương dân của Nguyễn
Trãi cũng là ảnh hưởng trực tiếp từ ơng ngoại và cha. Như vậy chính những truyền
thống gia đình và những di sản văn hóa của dân tộc đã hình thành nên trong
Nguyễn Trãi một tâm hồn yêu nước thương dân, một bậc anh hùng dân tộc tài cao
đức trọng.
Tóm lại, tuy tuổi thơ của Nguyễn Trãi là một thời kỳ đầy khó khăn vất vả,
nhưng ơng vẫn quyết chí gắng cơng học tập, vì vậy mà ông nổi tiếng là người học
rộng, có kiến sức sâu rộng về nhiều lĩnh vực, và có ý thức rất cao về nghĩa vụ của
một kẻ sĩ phu yêu nước thương dân.

1.1.2. Nguyễn Trãi – thời đánh giặc cứu nước
Năm 1400 Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh và làm quan dưới triều nhà Hồ.
Năm 1401 Nguyễn Trãi được bổ dụng chức Ngự Sử đài Chánh chưởng (một
cơ quan có nhiệm vụ can giản nhà vua và thanh tra quan lại). Cũng trong năm này
Nguyễn Ứng Long đổi tên thành Nguyễn Phi Khanh ra làm quan với nhà Hồ giữ
chức Viện Hàn lâm “học sĩ” kiêm Tư nghiệp Quốc tử giám, chuyên giúp nhà vua
coi việc văn từ và giáo dục.
Cả hai cha con Nguyễn Trãi đều ra làm quan cho triều Hồ, nhưng không được
bao lâu. Năm 1407, giặc Minh sang xâm lược nước ta, Hồ Quý Ly thua trận, hầu
hết triều đình nhà Hồ đều bị bắt đưa về Trung Quốc, trong đó có cả Nguyễn Phi
Khanh.
Năm 1416, Nguyễn Trãi trốn khỏi thành Đơng Quan tìm đường vào Lỗi Giang
(Thanh Hóa). Ơng tìm đến với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và dâng Bình Ngơ sách
10


cho Lê Lợi. Từ đó ơng gắn bó với phong trào khởi nghĩa Lam Sơn, ông đã sát cánh
cùng Lê Lợi và lực lượng nghiac quân tham gia xây dựng đường lối quân sự, chính
trị phù hợp, đảm đương những nhiệm vụ quan trọng như soạn thảo thư từ địch vận,
tham mưu, vạch ra chiến lược chiến thuật cho nghĩa quân. Có thể nói trong suốt 10

năm kháng chiến chống qn Minh, Nguyễn Trãi ln là người giữ vai trị quan
trọng trong bộ máy chỉ huy như một vị quân sư không thể thiếu bên cạnh Lê Lợi.
Cuối năm 1427 đầu 1428 cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng Nguyễn Trãi
thừa lệnh Lê Lợi viết Đại Cáo Bình Ngơ báo cáo với thiên hạ cơng cuộc kháng
Minh đã hồn tồn đại thắng, đánh đuổi kẻ thù ra khỏi bờ cõi đất nước (tố cáo tội
ác của giặc Minh) và tuyên bố nền hịa bình, độc lập của nước nhà.
Sau khi Lê Lợi lên ngơi Hồng đế đã định cơng và phong tước cho các công
thần. Nguyễn Trãi được ban tước Quan phục hầu, dự hàng quốc tính.

1.1.3. Nguyễn Trãi – thời hịa bình
Khi đất nước được hịa bình Nguyễn Trãi hăng hái tham gia vào công cuộc
xây dựng lại đất nước. Tuy nhiên triều đình nhà Lê vừa mới thành lập đã đi vào
khủng hoảng vì mâu thuẫn trong nội bộ giai tầng đã phát sinh. Lê Lợi đã sai bắt
Trần Nguyên Hãn – một đệ nhất công thần, khiến ông này phải nhảy xuống sông tự
tử (1429). Cuối năm đó nhà vua lại giết Phạm Văn Xảo - một đệ nhất công thần
khác và tịch thu tất cả tài sản. Năm 1430 Nguyễn Trãi cũng bị tống giam, sau đó
ơng được tha, nhưng cho đến tận khi Lê Lợi mất Nguyễn Trãi vẫn không được giao
một trọng trách nào đáng kể. Tuy bị vua nghi ngờ ghét bỏ nhưng ông vẫn phải làm
quan.
Năm 1433 Lê Lợi (Lê Thái Tổ) mất Nguyễn Trãi được giao soạn bài Văn bia
Vĩnh Lăng ca ngợi và ghi lại công đức cứu nước của Lê Lợi.
Sau khi Lê Lợi mất, Lê Thái Tông lên ngôi. Sang đời Thái Tông, Nguyễn Trãi
vẫn được trọng dụng. Vì tính ơng cương trực nên bị quyền thần ghen ghét chèn ép
và dèm pha.
Năm 1434 Nguyễn Trãi soạn quyển Dư địa chí và năm 1435 dâng lên cho vua
xem. Đây là cuốn sách về địa lí cổ nhất nước ta, thể hiện kiến thức uyên thâm của
Nguyễn Trãi về địa dư.
Năm 1437 triều đình giao cho Nguyễn Trãi và Ty giám bộ lễ là Lương Đăng
soạn lễ nhạc. Hai người bất đồng chính kiến, Nguyễn Trãi xin từ chức.
11



Trong suốt 10 năm dài từ 1429 – 1439, ông trở thành một vị “nhàn quan”
thân ở triều đình nhưng khơng có điều kiện dùng tài năng để thực hiện lý tưởng
chính trị của mình.
Năm 1439, ơng xin từ quan về Côn Sơn ở ẩn nhưng chỉ vài tháng sau, vua Lê
Thái Tông lại cho mời ông ra giúp nước. Rất mừng rỡ, ông viết bài “Biểu tạ ơn” hết
sức xúc động và lại hăng hái chỉnh đốn kỷ cương đào tạo nhân tài.
Năm 1442 ông là một trong những giám khảo kỳ thi Tiến sỹ đầu tiên. Đang
lúc ông được nhà vua trọng dụng thì bọn gian thần tìm mọi cách ám hại ông.
Ngày 27 tháng 7 năm Nhâm Tuất (tức ngày 1 tháng 9 năm 1442) vua Lê Thái
Tông sau khi đi duyệt võ ở Phả Lại – Chí Linh có ghé thăm Nguyễn Trãi ở Cơn
Sơn, Nguyễn Thị Lộ - một người thiếp của Nguyễn Trãi, cùng theo xa giá vua. Đến
ngày 4 tháng 8 (tức ngày 7 tháng 9 năm 1442) vua về đến Lệ Chi Viên hay Trại Vải
(Bắc Ninh). Đêm hôm ấy vua bị cảm đột ngột và mất, lúc đó có Nguyễn Thị Lộ
chầu cực bên cạnh. Bọn quan thần lấy đó làm cớ vu cho ông tội giết vua, khép ông
vào án tru di tam tộc. Ngày 16 tháng 8 (ngày 19 tháng 9 năm 1442) vụ án Lệ Chi
Viên, Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc, cả dòng họ đều bị xử tử. Người vợ lẽ của ông
là Phạm Thị Mẫn trốn thốt khi đang có mang, sau đó sinh ra Nguyễn Anh Vũ. Sau
khi ông chết tất cả thơ văn đều bị thất lạc mất mát gần hết.
Năm 1447 bản khắc in Dư địa chí bị hủy bỏ.
Năm 1464 Lê Thánh Tông (Lê Tự Thành lên ngôi năm 1459) đã minh oan cho
Nguyễn Trãi, sau đó cho sưu tầm lại thơ văn của ơng và tìm con cháu cịn sống sót
để bổ làm quan.
Năm 1980 Tổ chức giáo dục, Khoa học và văn hóa của Liên Hợp Quốc
(UNESCO) đã cơng nhận Nguyễn Trãi là danh nhân văn hóa thế giới.
Sau khi tìm hiểu vài nét về tiểu sử Nguyễn Trãi, ta thấy cuộc đời Nguyễn Trãi
là cuộc đời chiến đấu không ngừng nghỉ - chiến đấu chống bao lực xâm lược và
chống gian tà, ơng ln mong muốn giúp ích cho đất nước, nhưng những điều
mong muốn tốt đẹp ấy khơng phải muốn là thực hiện được.Tìm hiểu cuộc đời

Nguyễn Trãi chúng ta càng thêm kính yêu và trân trọng hơn con người và những
phẩm chất cao quý của Nguyễn Trãi cũng như những đóng góp to lớn của ơng đối
với đất nước, đối với nhân dân.

12


1.2. Vài nét về sự nghiệp sáng tác
Không chỉ là một bậc anh hùng dân tộc mà Nguyễn Trãi còn là nhà văn nhà
thơ lớn của dân tộc. Nguyễn Trãi là tác giả xuất sắc về nhiều thể loại văn học, trong
sáng tác chữ Hán và chữ Nôm, trong văn chính luận và thơ trữ tình. Tác phẩm của
Nguyễn Trãi dự đoán rất nhiều nhưng đã bị thất lạc hoặc bị thiêu hủy nhiều sau vụ
án Lệ Chi Viên. Hiện nay chỉ cịn một ít có thể kể đến như sau:

1.2.1. Về văn
Tác phẩm Bình Ngơ đại cáo ghi trong Lam Sơn thực lục và Đại Việt sử ký
toàn thư, được viết bằng lối văn biền ngẫu chữ Hán (74 liên, 18 vế câu). Đây là áng
văn yêu nước lớn của thời đại, là bản tuyên về chủ quyền độc lập dân tộc thứ hai
của nước ta sau bài thơ thần Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt. Và đây cũng là
bản cáo trạng tội ác của kẻ thù, bản hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Trong tác
phẩm Bình Ngơ đại cáo sức mạnh của tư tưởng nhân nghĩa và tư tưởng yêu nước
đã hòa làm một.
Quân trung từ mệnh tập. Đây là tập văn chính luận và thư từ địch vận (có hơn
70 bức thư, trong đó đa số các bức thư gửi cho tướng tá nhà Minh, phần còn lại là
những thư từ viết gửi cho quân ta).
Văn loại gồm các bài chiếu biểu làm thay cho Lê Lợi trong thời bình khoảng
từ năm 1428 – 1433.
Băng Hồ di sự lục soạn năm 1428. Tác phẩm này Nguyễn Trãi kể chuyện về
ơng ngoại của mình là Trần Nguyên Đán, người có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng “ưu
dân ái quốc” của Nguyễn Trãi.

Văn bia Vĩnh Lăng soạn năm 1435, sau khi Lê Lợi mất nhằm ca ngợi cơng
đức của Lê Lợi.
Dư địa chí soạn năm 1435. Đây là cuốn sách viết về địa lý lịch sử nước ta.

1.2.2. Về thơ
Nguyễn Trãi sáng tác bao gồm cả thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm.
Về sáng tác thơ chữ Hán có Ức trai thi tập gồm 105 bài. Chủ điểm nổi bật
được đề cập trong Ức Trai thi tập chính là hình bóng con người Nguyễn Trãi, cảnh
ngộ và nỗi niềm tâm sự sâu lắng trong hồn thơ Nguyễn Trãi.
Về sáng tác thơ chữ Nơm có Quốc âm thi tập gồm 254 bài được sắp xếp dưới
bốn mục: Vô đề, Thời lệnh môn, Hoa mộc môn và Cầm thú môn, lời thơ uyển
13


chuyển, dung dị, gần gũi đời thường và gần với nếp cảm nếp nghĩ dân tộc, (ước
đoán, đây là quyển thơ Nơm duy nhất cịn sót lại sau thảm án Lệ Chi Viên).
Tác phẩm của Nguyễn Trãi tuy bị mất mát nhiều nhưng căn cứ vào những tác
phẩm còn lại như Qn trung từ mệnh tập và Bình Ngơ đại cáo có thể nói Nguyễn
Trãi là nhà văn chính luận kiệt xuất với những lập luận vô cùng sắc bén. Và qua hai
tập thơ chữ Hán và chữ Nôm của Nguyễn Trãi chúng ta cảm nhận được hồn thơ
tinh tế, giản dị và tràn đầy cảm xúc. Đặc biệt là tập thơ Nôm Quốc âm thi tập, với
tập thơ này ông đem đến cho nền văn học dân tộc thơ Đường luật viết bằng chữ
Nơm, góp phần làm cho tiếng Việt trở thành ngôn ngữ giàu và đẹp.

2. Thời đại, vị trí của nhà thơ Nguyễn Trãi đối với nền văn học
Việt Nam
2.1. Ảnh hưởng của thời đại đến hồn thơ Nguyễn Trãi
Sau khi đánh đuổi giặc Minh đất nước được độc lập, Nguyễn Trãi hết lòng
mong muốn đem tài năng của mình để cống hiến cho đất nước để đất nước được
thịnh vượng, đời sống nhân dân sẽ được ấm no hạnh phúc. Nhưng hiện thực lại

không được như ông mong muốn. Sau khi lên ngôi vua Lê Lợi lại đem lịng nghi kỵ
cơng thần, triều đình đi vào khủng hoảng vì mâu thuẫn nội bộ giai tầng thống trị,
đời sống nhân dân tuy được độc lập nhưng vẫn phải chịu muôn vàn nỗi khổ. Khi
chứng kiến cảnh ấy, Nguyễn Trãi vơ cùng đau lịng trước cảnh lầm than của nhân
dân, và với chức “quan nhàn” khơng có quyền hạn gì, ơng cảm thấy tủi hổ khi
khơng giúp được gì cho dân:
“Quốc phú binh cường chăng có chước
Bằng tơi nào thửa ích chưng dân”
Với tấm lịng ngay thẳng, cương trực Nguyễn Trãi đã chọn con đường cáo
quan về ở ẩn tại Côn Sơn, tuy cuộc sống an nhàn thanh đạm, lấy thiên nhiên là bầu
bạn nhưng trong lịng ơng luôn mang một nỗi niềm tâm sự càng lúc càng sâu lắng ,
u uất, đó chính là khát khao cống hiến tài trí cho đất nước và chăm lo cho nhân dân.
Nỗi niềm tâm sự ấy luôn hiện hữu trong suốt cuộc đời ơng.
Có thể nói bên cạnh những bão táp, thăng trầm của cuộc đời mình thì chính
những biến cố thăng trầm của thời đại đã ảnh hưởng rất lớn đến hồn thơ Nguyễn
Trãi. Chính những biến cố thăng trầm của thời đại đã góp phần hình thành nên hồn
thơ chan hịa tình u thiên nhiên và dạt dào tình yêu nước thương dân.
14


2.2. Vị trí của nhà thơ Nguyễn Trãi đối với nền văn học Việt Nam
Xuất hiện ở nửa đầu thế kỷ XV, thiên tài văn học Nguyễn Trãi trở thành một
hiện tượng văn học kết tinh truyền thống văn học Lý – Trần, đồng thời mở đường
cho cả một giai đoạn phát triển mới. Ơng có những đóng góp to lớn cho sự phát
triển của văn học dân tộc. Về nội dung, văn chương Nguyễn Trãi hội tụ hai nguồn
cảm hứng lớn của văn học dân tộc là yêu nước và nhân đạo. Về hình thức nghệ
thuật, văn chương Nguyễn Trãi có đóng góp lớn ở cả hai bình diện là thể loại và
ngôn ngữ. Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận kiệt xuất, nhà thơ khai sáng văn học
tiếng Việt. Ông đem đến cho nền văn học dân tộc thơ Đường luật viết bằng chữ
Nơm, góp phần làm cho tiếng Việt trở thành ngôn ngữ giàu và đẹp.


3. Khái quát một vài nét về tình yêu và nỗi đau đời trong thơ
Nguyễn Trãi
Trong suốt cuộc đời Nguyễn Trãi đã trải qua biết bao những bão táp thăng
trầm, có khi đó là những nỗi buồn vui và có khi là những vinh nhục và tủi hờn.
Nhưng dù sống trong hoàn cảnh vinh quang hay tủi hờn thì lúc nào ơng cũng hướng
một lịng u nước thương dân. Vì vậy mà lòng yêu nước thương dân của Nguyễn
Trãi đã lan tỏa trong những trang thơ của ơng.
Tình u trong thơ Nguyễn Trãi thể hiện ở nhiều phương diện trong đó có ba
phương diện được nhà thơ nhắc đến xuyên suốt đó là tình yêu thiên nhiên, tình yêu
quê hương đất nước, và tình u thương nhân dân u hịa bình. Vì tình u thiên
nhiên sâu sắc mà Nguyễn Trãi khơng những tự hào về phong cảnh thiên nhiên mà
ơng cịn sống chan hòa với thiên nhiên và xem thiên nhiên như người tri âm tri kỷ.
Và cũng chính từ tình u quê hương đất nước, yêu thương nhân dân mà trong
lòng Nguyễn Trãi luôn khắc khoải những nỗi suy tư, trăn trở những nỗi đau khi
chứng kiến cảnh đất nước rơi vào tay giặc, nhân dân sống cảnh lầm than. Lòng Ức
Trai càng đau xót hơn khi những khao khát được cống hiến tài trí cho q hương
đất nước khơng thực hiện được, khi bản thân khơng chu tồn được nghĩa vụ với
nước, với dân. Đó chính là những nỗi đau đời trong thơ Nguyễn Trãi.
Như vậy nội dung bao hàm tình yêu và nỗi đau đời trong thơ Nguyễn Trãi đó
chính là tình u nước thương dân thắm thiết sâu nặng của nhà thơ. Vì tình yêu
nước thương dân sâu nặng mà lúc nào ông cũng khắc khoải nỗi ‘tiên ưu” lo cho dân
cho nước và ông đã cống hiến cả cuộc đời mình cho đất nước, cho nhân dân. Từ đó
15


mà chúng ta thấy được những phẩm chất cao quý cũng như những đóng góp to lớn
của Nguyễn Trãi đối vơi quê hương đất nước. Và vua Lê Thánh Tông đã từng ca
ngợi Nguyễn Trãi bằng một câu thơ rất hay và nổi tiếng:
“Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo”


16


CHƯƠNG HAI
TÌNH U TRONG THƠ NGUYỄN TRÃI

1. Tình u thiên nhiên
Thiên nhiên là đề tài quen thuộc trong thi ca Việt Nam, đặc biệt là trong thi
ca Trung đại bức tranh thiên nhiên xuất hiện xuyên suốt trong những trong những
sáng tác của các thi nhân xưa. Và một trong những thi nhân xưa viết nhiều về thiên
nhiên đó chính là Nguyễn Trãi. Đến với thơ ông chúng ta bắt gặp tình yêu thiên
nhiên chiếm một phần trọng yếu trong tồn bộ tác phẩm của ơng. Tình u thiên
nhiên trong thơ Nguyễn Trãi được thể hiện khơng những ở lịng tự hào trước giang
sơn cẩm tú của đất nước ta, mà còn là niềm tự hào với những sản vật nhỏ bé, bình
dị nơi thơn q. Và lịng tự hào ấy cũng là một phần của lòng tự hào dân tộc. Với
tình yêu thiên nhiên sâu sắc ấy thì cảnh vật thiên nhiên dưới ngòi bút của Nguyễn
Trãi trở nên có tình, có ý, như một người bạn tri kỉ của nhà thơ.

1.1. Tự hào trước cảnh nước non hùng vĩ
Nguyễn Trãi khơng chỉ là nhà thơ mà ơng cịn là nhà qn sự tài ba nên ơng
đã có nhiều bài thơ gắn liền với những địa danh lịch sử, với tên núi, tên sông của
Tổ quốc. Những địa danh vang dội tiếng tăm ấy đã từng được thơ văn, tác giả nhiều
thời đại khắc họa. Và khi đến với thơ Nguyễn Trãi chúng ta thường thấy những
thắng cảnh, những địa danh nổi tiếng với những chiến công hiển hách trong lịch sử.
Khi đứng trước những danh lam tháng cảnh, trước cảnh nước non hùng vỹ và tráng
lệ như vậy, Nguyễn Trãi không chỉ say sưa thưởng thức mà ông còn tự hào trước
thiên nhiên hùng vỹ của đất nước, tự hào trước những kỳ tích chiến cơng của bậc
tiền nhân. Bốn câu thơ trong bài Bạch Đằng hải khẩu đã thể hiện đầy đủ cảnh sắc
thiên nhiên hùng vỹ, và niềm tự hào của ông trước cảnh non nước hùng vỹ, trước

những chiến công của bậc tiền nhân:
朔 風 吹 海 氣凌 凌
輕 起 吟 帆 過 白 藤
鱷 斷 鯨 夸 山 曲 曲
戈 沉 戟 折 岸 層 層
“Sóc phong xuy hải khí lăng lăng
17


Khinh khởi ngâm phàm quá Bạch Đằng!
Ngạc đoạn kình khoa sơn khúc khúc,
Qua trầm kích chiết, ngạn tằng tằng”
(Bạch Đằng hải khẩu)
(Gió bấc thổi trên mặt biển, khí lên bừng bừng - Nhẹ nhàng kéo cánh buồm
lên đi qua cửa Bạch Đằng - Núi từng khúc, từng khúc như cá ngạc bị chặt cá kình
bị mổ - Bờ sơng thì lớp lớp những giáo chìm, gươm gẫy).
Cửa biển Bạch Đằng ở sông Thủy đường là nơi danh lam thắng cảnh, được
xếp vào bậc nhất nước ta với bát ngát trời mây, núi non sừng sững, sơng nước bập
bềnh. Và dịng sơng Bạch Đằng là dịng sơng đã ghi dấu ấn nhiều chiến công oanh
liệt. Vào thời Trần, khi quân Nguyên sang xâm lược nước ta, Hưng đạo vương cho
cắm cọc ở đây, đánh bắt được tướng Nguyên là Toa Đô. Cửa biển Bạch Đằng
khơng những đẹp mà cịn ghi lại nhiều dấu tích lịch sử. Và nếu như Trương Hán
Siêu đã từng nổi tiếng với bài Bạch Đằng giang phú thì Bạch Đằng hải khẩu là một
trong những bài thơ hay và nổi tiếng của Nguyễn Trãi.
Hai câu thơ đầu đã bao quát một khung cảnh thiên nhiên vừa nên thơ nên thơ
vừa kỳ kỳ vĩ, tráng lệ, dạt dào sức sống mãnh liệt nơi cửa biển Bạch Đằng. Bằng
phương pháp ẩn dụ có ý nghĩa tượng trưng, ước lệ lại tả thực, cảnh núi non dày đặc,
lởm chởm, nơi cửa biển lịch sử này được nhà thơ ví như đàn cá kình bị băm thành
từng khúc, từng khúc, chồng chất lên nhau. Kình ngạc ám chỉ bọn giặc dữ “Đây
sơng kình ngạc chật đường giáp binh” - Nguyễn Du.

“Ngạc đoạn kình khoa, sơn khúc khúc”
Câu thơ vừa vẽ được nét hùng vĩ của thiên nhiên vừa gợi lại bao chiến cơng
oanh liệt của người xưa. Ơng cha chúng ta bao lần quét sạch bọn ngoại xâm hung
dữ. Chúng như cá kình cá ngạc từ biển lớn ngồi xa đột nhập vào quấy phá. Tiếp
đó, câu bốn gợi lại cảnh chiến trường xưa.
“Qua trầm kích chiết, ngạn tằng tằng”
Nhìn vào bờ bãi nhà thơ bắt gặp tầng tầng giáo gãy, gươm chìm, dấu tích anh
hùng của bao chiến cơng lẫy lừng ngày nào. Bạch Đằng hải khẩu thể hiện cảm xúc
dào dạt của nhà thơ trước thiên nhiên đất nước và niềm tự hào mãnh liệt trước kỳ
tích chiến cơng của tiền nhân.
Không chỉ cảnh sông nước hùng vĩ mà cảnh núi non trong thơ Nguyễn Trãi
18


cũng diễm lệ không kém, ông vô cùng tự hào trước cảnh non sông tươi đẹp của đất
nước:
漣 花 浮 水 上
僊 境 堕 人 間
塔 影 簪 青 玉
波 光 鏡 翠 鬟
有 懷 張 少 保
“Liên hoa phù thủy thượng
Tiên cảnh trụy nhân gian.
Tháp ảnh trâm thanh ngọc
Ba quang kính thúy hồn.
Hữu hồi Trương thiếu bảo”
(Dục Thúy sơn)
(Như đóa sen nổi trên mặt nước – Thực là cõi tiên rơi xuống dân gian – Hình
ảnh ngọn tháp như cái trâm bằng ngọc biếc – Ánh sáng sóng nước như cái gương
soi mái tóc xanh - Nhớ ơng Thiếu bảo họ Trương).

Núi Dục Thúy cịn có tên gọi khác nữa là núi Sơn Thủy (Non Nước) ở thị xã
Ninh Bình. Tuy khơng to nhưng rất đẹp, một phần 3 núi chờn ra sơng Đáy có thể
che kín một lớp nước có thể đậu ba bốn chiếc thuyền vào đó. Từ xưa có nhiều danh
nhân đến ngoạn cảnh làm thơ vịnh cảnh trong có có Trương Hán Siêu. Dưới ngịi
bút của Nguyễn Trãi thì phong cảnh núi Dục Thúy mang một vẻ đẹp nên thơ, huyền
ảo như “cõi tiên”.
“Tiên cảnh trụy nhân gian”
Chữ “tiên” (僊) trong câu thơ có nghĩa là thật tuyệt vời, có nội dung nhân
sinh và thẩm mỹ. Chưa có ai gặp tiên bao giờ, nhưng mỗi khi nói đến tiên là người
ta hình dung một cơ gái đẹp, từ đó nảy sinh một khát vọng từ đời này sang đời khác
về chiếm lĩnh cái đẹp ấy. Tiên ở đâu thì ở đó có ln cả cảnh tiên, một phong cảnh
lộng lẫy khác thường. Vì vậy ta mới thấy được giá trị của hai câu thơ trên, ta mới
thấy được khung cảnh tuyệt đẹp của núi Dục Thúy. Hơn nữa nhà thơ dùng hình ảnh
đóa sen để nói tới cái đẹp của núi Dục Thúy, nhà thơ đã có ý ca ngợi cái đẹp ở đây
19


thanh khiết và tao nhã “Như đóa sen nổi trên mặt nước”, và hình ảnh hoa sen đã
từng xuất hiện trong trong ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen…Gần bùn mà chẳng
hôi tanh mùi bùn” hoa sen là thứ hoa vừa đẹp vừa có mùi hương thơm dịu tượng
trưng cho vẻ đẹp tinh khiết.
Như vậy, núi Thúy Sơn dưới con mắt nhà thơ mang một vẻ đẹp huyền ảo và
tinh khiết. Khi đứng trước cảnh thiên nhiên lung linh huyền ảo ấy tâm hồn nhà thơ
đầy vui sướng và tự hào. Ông tự hào về cảnh núi Dục Thúy khơng những vì núi này
đẹp như “cõi tiên rơi xuống dân gian” mà cịn là chỗ di tích của một danh nhân đời
nhà Trần đó là Trương Hán Siêu.
Bên cạnh những địa danh nổi tiếng có trong thơ Nguyễn Trãi như sơng Bạch
Đằng, núi Dục Thúy thì trong thì Nguyễn Trãi còn nhiều bài thơ ca ngợi cảnh thiên
nhiên diễm lệ, tự hào trước cảnh nước non hùng vĩ, trước giang sơn cẩm tú của
nước ta như hai câu thơ “Ủng ngơn ngọc sóc xâm thiên mẫu - Quải thạch châu lưu

lạc bán không” (Sát tận cửa, giáo ngọc chen nhau hàng nghìn mẫu – Những phiến
đá treo như giải mũ rủ xuống lửng lơ giữa trời) trong bài thơ Đề Yên Tử sơn Hoa
Yên tự. Núi Yên Tử là một dãy núi cao ở huyện Chí Linh tỉnh Hải Hưng, Vua Trần
Nhân Tông khi dẹp xong giặc Nguyên, truyền ngôi cho con rồi về tu ở đây. Hay hai
câu thơ trong bài Vân đồn cũng miêu tả cảnh núi non chập trùng, tráng lệ như một
áng kỳ quan “Lộ nhập Vân đồn, san phục san - Thiên khôi địa thiết, phó kỳ quan”
Vân – đồn

(Đường vào Vân đồn, núi đồi rồi lại núi đồi – Trời bày đất đặt xứng

đáng là một áng kỳ quan!). Và Vân đồn là một địa danh khá nổi tiếng, xưa kia là
một cái đồn canh phòng giặc biển của các triều đại trước. Khách buôn Trung Quốc
cũng tụ tập buôn bán ở đây rất nhiều. Đời Trần, đánh giặc Nguyên, Trần Khánh Dư
đã tiêu diệt hạm thuyền tiếp tế do Trương Văn Hồ chỉ huy ở đây.
Cảnh vật thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi diễm lệ là như thế, hùng vĩ là như
thế. Đó là những cảnh vật của non sơng gấm vóc của ta, Tổ quốc tươi đẹp của ta.
Và phải có một tấm lịng u thiên nhiên tha thiết mới có một cái nhìn cảnh vật đất
nước trìu mến như thế, và mới có một nghệ thuật miêu tả những cảnh vật đó tài tình
như thế. Cảnh vật thiên nhiên được miêu tả càng hùng vĩ bao nhiêu, thì Nguyễn
Trãi càng tự hào trước cảnh nước non hùng vĩ ấy bấy nhiêu. Và niềm tự hào ấy
cũng chính là một khía cạnh của niềm tự hào dân tộc trong thơ ông. Như vậy, thiên
nhiên dưới ngòi bút của Nguyễn Trãi rất hùng vỹ và diễm lệ, và từ tình yêu thiên
20


nhiên sâu sắc Nguyễn Trãi luôn tự hào với những cảnh vật thiên nhiên hùng vỹ của
dất nước.

1.2. Tự hào với những sản vật thơn q dân dã, bình dị
Tình yêu thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi không chỉ là niềm tự hào trước

cảnh thiên nhiên hùng vĩ của non sơng gấm vóc Việt Nam, mà cịn là niềm tự hào
về những sản vật thơn q dân dã, bình dị. Những sản vật thơn q bình dị ấy đã
được Nguyễn Trãi đưa vào trong thơ Đường luật rất tự nhiên. Có thể nói thơ Đường
luật vốn là thể thơ đài các biểu hiện những cái cao quý, trang trọng của cuộc sống
thượng lưu. Thế mà Nguyễn Trãi không ngần ngại đưa vào thơ Đường luật những
sản vật nhỏ bé, bình dị như: bè muống, luống mùng tơi, đậu, kê… Đọc thơ Nguyễn
Trãi ta thấy hiện lên rất quen thuộc hình ảnh làng quê dân dã của Việt Nam.
Có lẽ trong các nhà thơ Việt Nam xưa chưa bao giờ phong cảnh, đất nước,
vạn vật của nước ta lại được đưa vào thơ trìu mến đến như thế. Những sản vật
thường lề nhất hằng ngày, bình dân nhất của quê ta cũng được Nguyễn Trãi đưa vào
thơ âu yếm. So với các nhà thơ trước và cùng thời với Nguyễn Trãi, chưa có ai nói
về rau cỏ, sản vật quê hương một cách thắm thiết như Nguyễn Trãi. Trong thơ của
Nguyễn Trãi có những loại rau gần gũi, mỗi khi nhắc đến là ta biết đó là những loại
rau đặc trưng nơi thôn quê:
官 且
坦孛 秧 洳 蔑
“Ao quan thả gửi hai bè muống
Đất bụt ương nhờ một luống mùng”
(Thuật hứng 23)

Hay :


䕯 穊

池 清 發

秧 蓮

“ Ao cạn vớt bèo cấy muống,

Trì thanh phát cỏ ương sen”
(Thuật hứng 24)
Bè rau muống. Luống mùng tơi. Đó tồn là hương vị quen thuộc của quê nhà
21


được Nguyễn Trãi đưa vào thơ không một chút gượng ép mà rất tự nhiên và sinh
động. Qua đó ta thấy được sự trân trọng của nhà thơ đối với những sản vật bình dị,
hằng ngày trong cuộc sống thơn quê. Và hình ảnh “rau muống” từ ngày xưa đã rất
gần gũi và quen thuộc trong ca dao “ anh đi anh nhơ quê nhà - Nhớ canh rau
muống nhớ cà dầm tương”. Có thể nói đó là món ăn đặc trưng nơi thôn quê mà khi
đi xa ai ai cũng nhớ, cũng muốn thưởng thức lại cũng như muốn trở về quê nhà mỗi
khi đi xa, mỗi lần nhớ quê.
Thiên nhiên nơi thôn quê xuất hiện trong thơ Nguyễn Trãi gần gũi, quen thuộc
quá! Bên cạnh những loại rau dân dã thôn quê, Nguyễn Trãi không ngần ngại đưa
vào thơ Đường luật những nét sinh hoạt hằng ngày của người dân quê, có cảnh
cuốc cày, trỉa đậu, vãi kê:


蔑 掬趣 茹 圭

盎 菊 蘭 扦捤 豆 嵇
“Một cày một cuốc thú nhà quê
Áng cúc lan xen vãi đậu, kê”
(Thuật hứng 3 )
Nguyễn Trãi đã nói tới cơng việc đồng áng nhà nông với sự quý báu và niềm
tự hào biết bao! Ta thử hỏi các nhà thơ xưa trước thời Nguyễn Trãi, đã có ai nói về
rau cỏ sản vật hằng ngày, cảnh sinh hoạt thôn quê của quê hương đất nước mình
thắm thiết như Nguyễn Trãi. Đó chính là niềm tự hào về sản vật dân dã của quê
hương, là tiếng ca ngợi quê hương ta giàu đẹp. Và phải có một tình u thiên nhiên

tha thiết thì Nguyễn Trãi mới khắc họa được cảnh thiên nhiên nơi thơn q gần gũi
và sinh động như thế. Cũng chính tình u thiên nhiên ấy mà cảnh sinh hoạt nơi
thơn quê như việc cày, việc quốc đất, việc vãi kê, tỉa đậu được Nguyễn Trãi nói đến
trong thơ với sự trân trọng và đầy niềm tự hào.
Chẳng những thế, qua thơ văn Nguyễn Trãi ta còn thấy được vẻ đẹp tươi tắn
của thiên nhiên đất nước. Nếu sau này, Nguyễn Khuyến nổi tiếng với ba bài thơ
thu: Thu điếu, Thu ẩm, Thu Vịnh và được ca ngợi là nhà thơ của làng cảnh Việt
Nam – thì trước và sau Nguyễn Trãi rất lâu ít ai có được những vần thơ thiên nhiên
hay như Nguyễn Trãi, có được tình u q hương đằm thắm như ông. Chúng ta đã
biết văn chương trung đại thường có tính chất sùng cổ, bởi thế hình ảnh thơ thường
là đẹp, cao, sang. Tuy Nguyễn Trãi cũng là một nhà thơ trung đại, thế nhưng thiên
22


nhiên trong thơ ơng bên cạnh những hình tượng cao sang như cúc, mai , tùng,
trúc,... cịn có những hình tượng thiên nhiên chân thực, sinh động, gần gũi với tâm
hồn dân tộc như “cây chuối”, “cây mía”, “hoa xoan”, “hoa râm bụt”, “hoa nhài”,
tạo nên những bức tranh thiên nhiên đầy chất thơ và chất thực, gần gũi với đời sống
hằng ngày. Và với Nguyễn Trãi tình yêu thiên nhiên luôn gắn với cuộc sống sinh
hoạt thường ngày. Và cảnh vật là những cảnh gần gũi, thân thuộc.
Chúng ta thường thấy xuất hiện trong thơ của các nhà thơ xưa thường là vẻ
đẹp của cây trúc, cây tùng, cây liễu…Đó là những hình ảnh đẹp, cao sang. Nhưng
trong thơ Nguyễn Trãi xuất hiện cây chuối “Tự bén hơi xuân tốt lại thêm – Đây
buồng lạ mầu thâu đêm” trong bài cây chuối. Có thể nói đây là lần đầu tiên cây
chuối, một loại cây mộc mạc, bình thường gần gũi với thôn quê lại xuất hiện trong
thi ca Trung đại. Hay hình ảnh hoa xoan – một loại hoa chưa lần nào xuất hiện
trong thơ Việt Nam, nó khác xa với những lồi hoa mn thưở của chủ nghĩa công
thức phong kiến như: mai, lan, sen… nhưng hoa xoan xuất hiện rất nhẹ nhàng và
rất đẹp trong thơ Nguyễn Trãi:
一 庭 疏 雨 楝 花 開

“Nhất đình sơ vũ luyện hoa khai”
(Mộ xuân tức sự)
(Ngoài sân, mưa lác đác, hoa xoan bắt đầu nở).
Có thể nói Nguyễn Trãi đã phần nào thoát ly nguồn thi hứng sách vở với
những ngư tiều canh mục, phong hoa tuyết nguyệt, xuân lan thu cúc, trúc tùng nhạn
hạc,…đã bị cơng thức hóa, ước lệ hóa để hướng đến những đề tài thiên nhiên gần
gũi, quen thuộc và chân thực với đời sống thường ngày. Vì vậy mà tình u thiên
nhiên trong thơ ơng có sự hài hịa, giữa mối quan hệ thiên nhiên và đời sống lao
động sản xuất của con người.
Thiên nhiên xuất hiện trong thơ Nguyễn Trãi không chỉ là những danh lam
thắng cảnh diễm lệ mà còn là những sản vật nhỏ bé bình dị, quen thuộc với cuộc
sống hằng ngày, là những công việc gần gũi thú nhà quê. Dưới ngòi bút của nhà thơ
chúng được miêu tả rất sinh động và chân thật. Qua đó, ta thấy được sự gắn bó của
nhà thơ đối với cảnh vật thiên nhiên, đối với cuộc sống nơi thôn quê, đồng thời ta
thấy được niềm tự hào của ông trước những sản vật bình dị nơi nội cỏ, làng quê,
tuy chúng nhỏ bé bình thường nhưng lại rất gần gũi và thân thuộc.
23


Ta có thể nhận thấy thơ Nguyễn Trãi đã tổng hợp được hai phương diện tưởng
như đối lập nhau khi miêu tả thiên nhiên: một bên là những địa danh vang dội tiếng
tăm, đã từng được thơ văn, tác giả nhiều thời đại khắc họa, một bên là những cảnh
vật nhỏ bé, bình dị, khó nhận biết trong đời sống hằng ngày. Sự gặp gỡ giữa màu
sắc anh hùng ca, màu sắc bi tráng những hình tượng thiên nhiên danh tiếng và chất
thơ giản dị, hiền hòa của cảnh vật nơi nội cỏ, làng quê đã thể hiện niềm tự hào của
nhà thơ về cảnh vật thiên nhiên đất nước ta.

1.3. Thiên nhiên, người bạn tri kỷ của nhà thơ
Cảnh vật thiên nhiên dưới ngòi bút của Nguyễn Trãi trở nên sinh động hơn,
bằng đủ đường nét, màu sắc, âm thanh, hương hoa và lắm khi bằng đủ đặc điểm

độc đáo của nó nữa. Hơn thế nữa nhiều khi chúng ta thấy nhờ tâm hồn yêu đương
rộng lớn của nhà thơ, nhờ sự quan sát tinh tế và quán xuyến, nhờ tứ thơ dạt dào,
Nguyễn Trãi đã nâng cao hẳn lên cuộc sống của cảnh vật. Cảnh vật thiên nhiên nhờ
ơng trở nên có tình, có ý, có tâm tư, khi trìu mến khi sơi nổi. Cũng vì ln sống
chan hịa gắn bó cùng cảnh vật thiên nhiên nên ơng coi thiên nhiên là những người
bạn thân thiết gần gũi nhất, chúng luôn an ủi vỗ về ông trong những lúc ơng buồn
bã, cơ đơn. Tình cảm của ơng dành cho thiên nhiên thật tha thiết, nó tạo sự hịa
quyện giữa thiên nhiên với con người. Tác giả và thiên nhiên tuy hai mà như một,
thật tri âm tri kỷ.
Xuất phát từ tình yêu thiên nhiên mà từ khi rời chốn quan trường về ở ẩn tại
Côn Sơn, nhà thơ hịa mình vào với thiên nhiên, ơng u thương, trân trọng xem
cây có, hoa lá, chim mng như những người anh em láng giềng, những người bạn
hữu thân thiết:
鶴 吝

俳 伴

塢邑共 些 濫 丐 昆
“Rùa nằm hạc lẩn nên bầy bạn
Ủ ấp cùng ta làm cái con”
(Ngơn chí 20)
Trong cái nhìn của nhà thơ, cảnh vật là một thế giới sống, có hồn và nhà thơ
thương u chúng, nng triều chúng, có thể nói là cả nể, là trân trọng chúng nữa,
như cả nể và trân trọng con người. Nhà thơ khơng nỡ thả cá trong ao, vì sợ nó quẫy,
nó lội làm tan vỡ mất vành trăng in dưới nước, ngại phát cây rừng vì sợ chim về sẽ
24


khơng có chỗ đỗ. Thậm chí trong ao có cá rồi muốn câu để giải sầu, nhà thơ cũng
không nỡ vì thương chúng sẽ khơng được sống nữa:

池 貪 月 現 庄


碍 發

“Trì, tham nguyệt hiện chăng bng cá,
Rừng, tiếc chim về ngại phát cây”
( Mạn thuật 6)
Hay:
知 音
好 生





碍 駒

“Người tri âm ít, cầm nên lặng
Lịng hiếu sinh nhiều, cá ngại câu!”
(Tự thuật 10)
Có thể nói giữa con người và cảnh vật bao giờ cũng có một mối liên lạc mật
thiết với nhau và Nguyễn Du đã từng viết “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”
trong Truyện Kiều. Khi con người mang nỗi niềm tâm sự, thì đứng trước cảnh vật
dường như chúng cũng mang nỗi buồn như chính mình. Cảnh vật thiên nhiên trong
thơ Nguyễn Trãi có lúc cũng mang nỗi niềm tâm sự như nhà thơ. Vì tình u thiên
nhiên, ơng xem thiên nhiên là tri kỷ nên khi đứng trước không gian tĩnh lặng của
cảnh vật, nhà thơ đã thổ lộ, giãi bày những nỗi niềm tâm sự thầm kín cùng cảnh
vật. Nếu như ở Bến đò xuân đầu trại tâm hồn Ức Trai tan vào trong sắc cỏ, thấm
vào trong mưa xuân thì ở Mộ xuân tức sự lòng Ức Trai cũng bàng bạc thấm vào

trong cảnh vật. Đứng trước cảnh vật một chút sao động của tiếng cuốc, một tiếng
rơi nhẹ của hoa xoan cũng làm cho Ức Trai rung động, cũng gợi lên tâm trạng trĩu
nặng của thi nhân. Đó là nỗi niềm suốt đời khao khát được cống hiến và suốt đời
day dứt khơn ngi mà ơng chỉ có thể tỏ cùng thiên nhiên cảnh vật:
杜 宇 聲 中 春 向 老
一 庭 疏 雨 楝 花 開
“Đỗ vũ thanh trung xuân hướng lão
Nhất đình sơ vũ luyện hoa khai”
(Mộ xuân tức sự )
25


×