Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Phân tích những phẩm chất nổi trội trong tính cách người Việt Nam. Chỉ ra những điểm còn hạn chế và giải pháp khắc phục những hạn chế đó trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.85 KB, 14 trang )

Bài tập lớn môn Đại cương về văn hóa Việt Nam – N04 – TL1
MỞ BÀI
Người Việt Nam được thế giới biết đến là những con người thân thiện. Họ
đến Việt Nam không chỉ nước ta đẹp về những cảnh quan du lịch. Mà còn vì con
người đẹp về nhân cách.Những nét đẹp đó vốn có trong mỗi con người Việt. Nó
trở thành một điều gì đó mà mối chúng ta không thể phủ nhận.Có lúc đó còn là
truyền thống. Bên cạnh những nét tính cách tốt đẹp của người Việt Nam thì cũng
có không ít hạn chế. Để làm rõ hơn vấn đề này, em xin trình bày đề : “Phân tích
những phẩm chất nổi trội trong tính cách người Việt Nam. Chỉ ra những điểm
còn hạn chế và giải pháp khắc phục những hạn chế đó trong bối cảnh toàn cầu
hóa hiện nay?”.
NỘI DUNG
I - KHÁI QUÁT CHUNG
1. Cơ sở hình thành
a. Giải thích thuật ngữ
Nhân cách là những yếu tố quyết định đến những trạng thái, tính chất, xu
hướng bên trong của từng cá nhân. Đó là thế giới của cái “tôi” do tác động tổng
hợp của các yếu tố cơ thể và xã hội hết sức riêng biệt tạo nên để cá nhân đó có
thể tồn tại và hoàn thành trách nhiệm của mình đối với bản thân và xã hội.
Phẩm chất là các yếu tố làm nên giá trị của con người hay vật.
Tính cách là một thuộc tính tâm lý phức tạp bao gồm hệ thống thái độ và
hành vi quen thuộc mang tính đạo đức của cá nhân đối với hiện thực.
b. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành những phẩm chất nổi
trội trong tính cách người Việt Nam
Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến văn hoá nói chung và phẩm chất của
người Việt Nam nói riêng. Việt Nam nằm trong khu vực có đới khí hậu nhiệt đới
gió mùa, nhiệt độ, độ ẩm cao ( lượng mưa hàng năm lớn), và có gió mùa là đặc
trung địa lý cố hữu ở đây. Điều kiện tự nhiên này quy định cho loại hình văn hoá
gắn liền với nông nghiệp với những đặc điểm : trồng lúa nước, sống định cư và
1



Bài tập lớn môn Đại cương về văn hóa Việt Nam – N04 – TL1
hoà hợp với thiên nhiên, đề cao vai trò của phụ nữ, sùng bái mùa màng, sinh nở.
Do nằm trong vùng địa lý này nên văn hoá Việt Nam có đầy đủ những phẩm chất
nói trên và chúng cấu thành các yếu tố đặc thù trong nội dung văn hoá Việt Nam.
Bên cạnh đó, điều kiện địa lý riêng có của người Việt Nam cũng tạo ra những
phẩm chất văn hoá độc đáo. Đó là ứng xử mềm dẻo, khả năng thích nghi và chịu
đựng cao, tính dung chấp cao, không có các công trình kiến trúc đồ sộ, tồn tại
nhiều loại hình nghệ thuật gắn với sông nước,..
Yếu tố lịch sử cũng là một yếu tố để hình thành lên phẩm chất của con
người Việt Nam. Nước Việt Nam ta nằm trong vị trí địa lý quan trọng, là của ngõ
của Đông Nam Á, nên nước ta luôn là mục tiêu xâm lược của các nước lớn trên
thế giới. Vì vậy mà nước ta chủ yếu đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Điều này
cũng hình thành tinh thần đoàn kết, cố kết dân tộc, đối phó linh hoạt với mọi tình
thế.
Về yếu tố kinh tế - xã hội thì nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nông
nghiệp. Trải qua hàng ngàn năm, người Việt vẫn duy trì một nền nông nghiệp lúa
nước trên châu thổ các con sông lớn như : sông Hồng, sông Mã, sông Lam, sông
Cửu Long… dọc theo duyên hải. Chính vì vậy, người Việt bị trói chặt vào kinh tế
nông nghiệp. “ Cho đến nay ba hằng số lớn của lịch sử dân tộc : kinh tế nông
nghiệp, cư dân nông dân, xã hội nông thôi vẫn là những chỉ số quan trọng để
nhận diện người Việt Nam. Do đó, những căn tính nông dân, những đặc trưng
của một xã hội nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến tất cả mọi truyền thống
Việt Nam”
II - PHÂN TÍCH NHỮNG PHẨM CHẤT NỔI TRỘI TRONG TÍNH
CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ NHỮNG ĐIỂM CÒN HẠN CHẾ
1. Cái nhìn của người nước ngoài về Việt Nam
Người Trung Quốc nhận xét Việt Nam là một dân tộc trí trá và láu cá.
Người Pháp thì nhận xét người Việt Nam thường không nói theo cái tôi mà hay
nói chúng tôi. Người Mỹ thì lại có cái nhìn khách quan hơn.Viện nghiên cứu Mỹ

2


Bài tập lớn môn Đại cương về văn hóa Việt Nam – N04 – TL1
đánh giá về người Việt: Cần cù lao động song dễ thoả mãn nên tâm lý hưởng thụ
còn nặng; thông minh, sáng tạo song chỉ có tính chất đối phó, thiếu tầm tư duy
dài hạn, chủ động; khéo léo, song không duy trì đến cùng (ít quan tâm đến sự
hoàn thiện cuối cùng của sản phẩm); vừa thực tế, vừa mơ mộng, song không có ý
thức nâng lên thành lý luận; ham học hỏi, tiếp thu nhanh, song ít khi học "đến
đầu đến đuôi" nên kiến thức mất hệ thống, mất cơ bản. Ngoài ra, học tập không
phải là mục tiêu tự thân của mỗi người Việt Nam (nhỏ học vì gia đình, lớn lên
học vì sĩ diện, vì kiếm công ăn việc làm, ít vì chí khí, đam mê); xởi lởi, chiều
khách, song không bền; tiết kiệm, song nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô
bổ (sĩ diện, khoe khoang, thích hơn đời); có tinh thần đoàn kết, tương thân,
tương ái, song hầu như chỉ trong trường hợp khó khăn, bần hàn. Còn trong điều
kiện tốt hơn, tinh thần này ít khi xuất hiện; yêu hoà bình, nhẫn nhịn song nhiều
khi lại hiếu chiến vì những lý do tự ái, lặt vặt, đánh mất đại cục; thích tụ tập,
song lại thiếu đoàn kết để làm nên sức mạnh (cùng 1 việc, 1 người làm thì tốt, 3
người làm thì kém, 7 người làm thì bất đồng quan điểm). Như vậy, Viện nghiên
cứu Mỹ đã nhận định một cách hết sức khách quan về các phẩm chất của con
người Việt Nam.
2. Những phẩm chất nổi trội
a, Ưu điểm
Thứ nhất là, khả năng đối phó rất linh hoạt với mọi tình thế và lối ứng xử
mềm dẻo.
Một trong số các giá trị tinh thần của di sản văn hoá dân tộc “phi vật thể”đã
trở thành hành trang cần thiết và đặc biệt của người Viêt Nam trong cuộc sống
hiện tại, chính là truyền thống ứng xử xã hội đã được kết tinh từ đời này qua đời
khác của dân tộc Việt Nam. Trong cuộc sống hằng ngày, người Việt Nam luôn
quan tâm đến vấn đề giao tiếp. Khi giao tiếp, người Việt đề cao ngôn ngữ để đảm

bảo sự đoàn kết, nhất trí, cho cuộc sống vui vẻ, hài hoà. Sự tinh tế trong ứng xử
cũng được cô đọng, đúc kết trong kho tàng ca dao, tục ngữ và thành ngữ Việt
3


Bài tập lớn môn Đại cương về văn hóa Việt Nam – N04 – TL1
Nam “ Lời nói chẳng mất tiền mua/ lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” . Ông cha
ta luôn dạy con cháu “Ăn phải nhai, nói phải nghĩ”, hay “ đi với bụt mặc áo cà sa,
đi với ma mặc áo giấy”.
Thứ hai là tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng để tạo nên sức mạnh vượt qua
khó khăn thử thách
Tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng của người Việt Nam đã có từ lúc họ đặt
chân lên mảnh đất này, nhưng lúc đó, nó chưa trở thành giá trị văn hoá của người
Việt Nam. Qua quá trình chống ngoại xâm, chủ nghĩa yêu nước được hình thành
trong từng cộng đồng bộ lạc và sau đó quay trở lại tích hợp và sản sinh ra tinh
thần cộng đồng với ý nghĩa mới và bước phát triển cao hơn để rồi dần dần trải
qua lịch sử để trở thành một giá trị văn hoá Việt Nam. Như vậy, tinh thần đoàn
kết, cố kết dân tộc của dân tộc Việt Nam bắt nguồn trước hết từ việc giữ nước,
phải đoàn kết quy tụ thành sức mạnh mới có khả năng chiến thắng giặc ngoại
xâm, chống lại thiên tai, bão lụt.
Tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng để tạo nên sức mạnh vượt qua khó
khăn thử thách. Hoàn toàn có thể thấy rõ điều này trong lịch sử chống ngoại
xâm : Khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã lập tức lôi kéo quần chúng “hàng xứ” ở
ba quận đứng lên chiến đấu; cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi cũng vậy, dù cho ông
khởi nghĩa ở Lam Sơn, nhưng tinh thần cố kết cộng đồng tạo ra sự nổi dậy của
toàn bộ dân chúng. Hay cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ xâm lược.
Nước Mỹ luôn tự hào là một nước chưa bao giờ thất bại trên các mặt trận, ấy vậy
mà Mỹ đã thảm bại ở chiến trường Việt Nam.Thắng lợi sẽ không thể có nếu khi
thiếu đi tinh thần đoàn kết của toàn bộ dân tộc Việt Nam.
Thứ ba là giản dị chất phác, ưa đơn giản, ghét cầu kỳ, xa hoa.

Nhắc đến người Việt là nhắc đến cái giản dị, chất phác, ưa đơn giản, ghét
cầu kì xa hoa.Tà áo dài của người phụ nữ, hay chiếc áo bà ba của người dân Nam
Bộ là nét đặc trưng cho sự giản dị, toát lên vẻ đẹp thuần khiết ở đó. Xuất phát từ
văn hóa gốc nông nghiệp, nghề nông phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Đời sống bấp
4


Bài tập lớn môn Đại cương về văn hóa Việt Nam – N04 – TL1
bênh, thiên tai xảy ra thường xuyên và khó lường trước. Làm việc vất vả nhưng
năng suất lao động lại thấp nên con người Việt Nam đã quen với cuộc sống giản
dị, tiết kiệm, ưa đơn giản, không cầu kỳ , xa hoa.
Thứ tư là tấm lòng rộng mở và giàu cảm xúc lãng mạn.
Chúng ta bắt gặp trong những tác phẩm thơ,văn là cái tôi trữ tình, đầy lãng
mạn, người nghệ sỹ gửi gắm trong đó tất cả niềm đam mê, tình yêu, cảm xúc, sự
nhiệt huyết,. . . vào trong trong từng câu từ. Người dân quen với cuộc sống gắn
liền với thiên nhiên, hòa mình vào với thiên nhiên, nên tâm hồn của họ đôi lúc
cũng bay bổng, lãng mạn. Một số ca dao, tục ngữ , tác phẩm thơ văn,.. là minh
chứng rõ nhất cho điều này : “ Hỡi cô tát nước bên đàng/ Sao cô nở múc ánh
trăng vàng đổ đi” hay “ Tôi muốn tắt nắng đi/ Cho màu đừng nhạt mất/ Tôi muốn
buộc gió lại/ Cho hương đừng bay đi” hay câu thơ đầy tính tượng hình của Xuân
Diệu “ Tháng riêng ngon như một cặp môi gần”.
Thứ năm là cần cù, chịu thương chịu khó, giỏi chịu đựng gian khổ
Cần cù, chịu thương chịu khó, giỏi chịu đựng gian khổ là một đức tính
quan trọng của người Việt Nam và đã trở thành giá trị văn hoá Việt Nam. Đức
tính cần cù hay chịu thương chịu đựng gian khổ có ngay từ khi loài người xuất
hiện, các yếu tố lao động đã chứa đựng trong nó đặc tính cần cù và chịu đựng
gian khó của con người : “Những dấu hiệu khác biệt của con người như một loài
sinh học, chung quy chỉ là đi bằng hai chân gắn liền với việc giải phóng đôi tay
khỏi chức năng đi lại và tiến tới phát triển đại não. Cả hai đặc điểm ấy không
cong nghi ngờ gì nữa, nằm trong mối liên hệ trực tiếp với hoạt động lao động” (

Nguồn gốc loài người – G.N. Machunsin ). Do đó, đặc tính cần cù, chịu đựng
gian khó là giá trị mang tính cố hữu của con người. Tuy nhiên, để các đặc tính ấy
trở thành giá trị văn hoá của mỗi dân tộc lại là chuyện khác và điều đó cần môi
trường xã hội và sự quy định về hệ tư tưởng, tính cách văn hoá. Và đối với việc
nghiên cứu cũng cần có phương pháp luận chứ không phải là những phát ngôn
định tính.
5


Bài tập lớn môn Đại cương về văn hóa Việt Nam – N04 – TL1
Đối với dân tộc Việt Nam, sự phát triển của nền sản xuất nông nghiệp đòi
hỏi con người phải chịu đựng gian khó và lao động hết sức. Cùng với đó là thiên
nhiên khắc nghiệt, chiến tranh liên miên đã trở thành mối lo thường trực của
người Việt, đặc biệt ở đồng bằng Bắc Bộ. Chính vì vậy dần dần sự chịu đựng
gian khó, cần cù trở thành một tính cách quan trọng của dân tộc Việt Nam.
Trong cuộc chiến đấu gian khổ buổi đầu, các bậc tổ tiên phải đấu tranh hết
sức vất vả và đấu tranh thắng lợi với thiên nhiên khắc nghiệt trên vùng đất trù
phú này thì mới có thần thoại Lạc Long Quân diệt Ngư Tinh, diệt Hồng Tinh,
đánh bại Mộc tinh, ấy là sức cần cù lao động và can đảm chiến đấu của nhân dân
thời cổ đại ở các vùng bờ biển, động bằng trung du đã chinh phục được những trở
ngại của đất trời. Từ xưa đến nay, nhân dân ta đều phải chống trọi với các lực
lượng quân sự đông đảo và giàu có hơn. Quân Nguyên – Mông, quân Minh –
Thanh, thực dân Pháp, đế quốc Mỹ là những lực lượng quân sự lớn mạnh. Lúc
đó, tinh thần cần cù, chịu khó của nhân dân là một trong những những nguyên
nhân giúp ta chiến thắng kẻ thù.
Thứ sáu là trọng tuổi tác, trọng người già ( Lão quyền)
Truyền thống người Việt đó chính là “ tiên học lễ, hậu học văn”.Vì vậy, cái
lẽ của người Việt chính là tôn trọng người trên,những người cao tuổi.Bởi vì, họ
quan niệm:người đi trước là người có nhiều kinh nghiệm, thế hệ sau cần noi
gương và học hỏi.Cũng xuất phát từ nền văn hoá gốc nông nghiệp. Vì làm nông

nghiệp nên có rất nhiều yếu tố tác động đến mùa màng, nên người dân cần rất
nhiều kinh nghiệm để giúp phòng tránh những rủi ro. Mà những người càng
nhiều tuổi thì kinh nghiệm của họ sẽ nhiều hơn.
Thứ bảy là nhân ái, vị tha và rộng lượng.
Lòng nhân ái của dân tộc Việt Nam sớm được hình thành ngay từ buổi đầu
dựng nước, từ thời các vua Hùng đến thời đại Hồ Chí Minh. Truyền thống văn
hoá tinh thần tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, lòng nhân ái của người Việt Nam là
yêu thương con người, là “ thương người như thể thương thân”, là đối xử với con
6


Bài tập lớn môn Đại cương về văn hóa Việt Nam – N04 – TL1
người theo lẽ phải. Truyền thống này của dân tộc Việt Nam xuất phát từ cuộc
sống của người Việt cổ và phát triển theo lịch sử của dân tộc, thể hiện rõ nét
trong lao động, học tập và chiến đấu.
Khoan dung là rộng lương tha thứ hay là vị tha và rộng lượng – là một biểu
hiện của lòng nhân đạo, một giá trị cao đẹp của tình yêu thương con người, tinh
thần hướng thiện và yêu chuộng hoà bình… đã được đúc kết trong hàng ngàn
năm lịch sử, với lớp lớp các thế hệ xây dựng và vun đắp nay đã trở thành một
truyền thống quý báu, một giá trị hằng xuyên trong lịch sử văn hoá Việt
Nam.Cuộc chiến tranh mà bọn xâm lược gây ra cho nước ta đã để lại bao thương
đau: cảnh con mất cha, vợ mất chồng,. . . nhà cửa, làng mạc bị tàn phá. Ấy vây
mà,sau khi dành thắng lợi con người Việt Nam có thể từ bỏ qua tất cả, vượt lên
nỗi đau, thả hết tù binh chiến tranh.Tất cả các nước trên thế giới đều phải thốt
lên: Việt Nam nhân ái, vị tha và rộng lượng.
b, Hạn chế
Thứ nhất là tập tính kém hạch toán, không quen lường tính xa.
Do xuất phát từ một nước nông nghiệp, đặc biệt là nền văn minh lúa nước.
Tính mùa vụ của lúa nước đem đến cho con người Việt tập tính kém hạch toán vì
không quen lường xa, chi phối tâm tưởng người Việt ta là sự hám danh và kém

thực.Bởi cái tật là cái gì cũng muốn hơn người khác mà không biết sức lực của
mình có hạn.Rất nhiều ở Việt Nam , nó như một điều quá bình thường. Xét trong
giáo dục,coi trọng khoa bảng đã dẫn tới việc mua bằng bán điểm.Trong xây
dựng, muốn địa phương phải có trụ sở thật to, bỏ hàng chục tỷ nuôi bóng đá, . .
.còn người dân thì đói, trẻ em không có trường học, . . .
Thứ hai là tác phong tuỳ tiện, kỷ luật không chặt chẽ.
Do tính chất mùa vụ của nghề trồng lúa nước, người dân hình thành thói
quen ra đồng sớm hoặc muộn, làm việc nhiều hoặc ít, tuỳ thích. Hôm nay có thể
làm cả ngày, nhưng hôm sau mệt cũng có thể nghỉ, không ai quản việc của họ, họ
7


Bài tập lớn môn Đại cương về văn hóa Việt Nam – N04 – TL1
thích làm hay nghỉ cũng được. Dần dần, các thói quen đấy đi sâu vào tiềm thức
và trở thành tác phong tuỳ tiện, kỷ luật không chặt chẽ.
Chẳng hạn, khi nhà nước có quy định :Đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm.Ấy
vậy mà, dân vẫn điều khiển xe máy ngoài đường không đội mũ bảo hiểm, coi quy
định nhà nước như không tồn tại hoặc chỉ đội để đối phó.
Những nét đẹp trong nhân cách người Việt đang dần mất đi và thay thế
vào đó là những vệt đen của cái tôi nhỏ nhen, hạn hẹp,ích kỉ, . . .Nó lấn át và
ngày càng lan rộng ra, trở nên ưu thế.Dù có nhận ra nó, muốn xóa nó khỏi cuộc
sống của mình nhưng để làm được thì vẫn là điều hữu hạn.Trong cái tôi vẫn còn
chứ đựng nhiều vấn đề mà chúng ta không thể đề cập đến .Chỉ có thể tìm hiểu nó
ở một khía cạnh nào đó của một góc nào đó.
Thứ ba là tâm lý bình quân chủ nghĩa.
Tư tưởng trung bình chủ nghĩa vốn là hậu quả của cơ chế phân phối theo
kiểu bình quân chủ nghĩa trong cơ chế kế hoạch hóa, tập trung, bao cấp. Những
biểu hiện này đã và đang xuất hiện trong điều kiện công cuộc đổi mới được triển
khai trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội với nhiều thành tựu quan trọng, song
cũng có không ít hạn chế, khuyết điểm đáng lo ngại; trong bối cảnh đất nước vừa

có thời cơ, vận hội lớn, vừa đứng trước nguy cơ, thách thức nghiêm trọng. Chính
trong bối cảnh như vậy. Thực chất của tư tưởng trung bình chủ nghĩa là chủ nghĩa
cơ hội hữu khuynh. Trong quan hệ xã hội, chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh biểu hiện
thành nhóm trung gian, nhóm trung bình chủ nghĩa.
Ở Việt Nam, hoàn cảnh xuất hiện tư tưởng trung bình chủ nghĩa có nét đặc
thù. Theo Hồ Chí Minh, trước hết đó là sự đồng cam cộng khổ trong kháng chiến
chống Pháp. Đồng cam cộng khổ là một tinh thần cần phải có để kháng chiến
thắng lợi. Trong điều kiện xây dựng hoà bình, vẫn cần đồng cam cộng khổ.
Nhưng theo Hồ Chí Minh, không được lẫn lộn giữa đồng cam cộng khổ và bình
quân chủ nghĩa. “Bình quân chủ nghĩa là gì? Là ai cũng như ai, bằng nhau hết.
8


Bài tập lớn môn Đại cương về văn hóa Việt Nam – N04 – TL1
Ví dụ: như Bác yếu chỉ ăn ba bát cơm, chú khoẻ cần nhiều hơn mà cũng ăn ba
bát, chú lùn cũng đòi may áo dài, Bác cao hơn cũng mặc áo dài như chú”.
Thứ tư là nặng tình nhẹ lý, chín bỏ làm mười ( cơ sở của chủ nghĩa thân
tộc – một người làm quan cả họ được nhờ )
Lối ứng xử trọng tình nhẹ lý trở thành nguyên tắc cơ bản chi phối, điều tiết
các mối quan hệ cũng khiến cho việc hành xử thường nặng tính chủ quan, tùy
tiện, thiếu tính nguyên tắc. Đặc điểm này cũng được đúc kết và lưu truyền trong
dân gian qua các câu thành ngữ quen thuộc như: “Một bồ cái lý không bằng một
tí cái tình” ; “Yêu nhau cau sáu bổ ba, ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười”; “Yêu
nhau mọi việc chẳng nề, dẫu trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng”; “Yêu nhau củ ấu
cũng tròn, ghét nhau quả bồ hòn cũng méo"…
Việc xử lý các quan hệ theo tình cảm sẽ dẫn đến thiếu tôn trọng tính
nguyên tắc, tùy tiện là một điều tất yếu. Truyền thống duy tình đã làm cho người
ta có thể có nhiều cách xử sự khác nhau trong cùng một hoàn cảnh, trong khi đó
pháp luật lại phải là chuẩn mực chung để điều tiết các mối quan hệ một cách
nghiêm khắc dựa trên tiêu chí khách quan và thống nhất.

Thứ năm tâm lý sống lâu lên lão làng, đề cao chủ nghĩa kinh nghiệm.
Rõ ràng “khéo tay hay làm” chỉ có thể dẫn tới chủ nghĩa kinh nghiệm. Đề
cao một chiều “trăm hay không bằng tay quen”, tức là tán dương chủ nghĩa kinh
nghiệm mà khước từ sự tìm tòi, sáng tạo và tự học hỏi. Cung cách ấy không thể
không dẫn đến sự bảo thủ, trì trệ, chỉ tập cho con người đi theo một lối mòn quen
thuộc, cổ vũ cho lối suy nghĩ “cứ ngựa quen đường cũ”. Chính cái chủ nghĩa kinh
nghiệm ấy dẫn đến triết lý “ông bảy mươi phải học ông bảy mốt”, củng cố vững
chắc cái trật tự “lão quyền” để duy trì phương châm “sống lâu lên lão làng”. Đó
là một lực cản ghê gớm vì nó bóp chết mọi khát vọng của lớp trẻ muốn thoát ra
cảnh “ao tù nước đọng”. Triệt tiêu mọi khát vọng muốn chọc thủng lớp bèo dày
đặc trên mặt nước ao tù ấy để khơi thông dòng chảy. Nền văn minh lúa nước dẫm
9


Bài tập lớn môn Đại cương về văn hóa Việt Nam – N04 – TL1
chân tại chỗ trong cả chiều dài lịch sử đã vỗ về, ru ngủ con người trong “giấc
mộng tiểu nông”!
Khi thực dân xâm chiếm thuộc địa, việc đầu tiên họ làm là chiếm đất, khai
thác đồn điền, vừa lợi dụng được nhân công rẻ mạt vốn có kinh nghiệm sản xuất
nông nghiệp không phải mất nhiều công của đầu tư đào tạo nghề, dễ đạt mục đích
thu lợi nhanh. Chính Pasquier, toàn quyền Đông Dương lại hiểu rất rõ cái đặc
điểm “làng Việt Nam”: “một tổ chức phức tạp như thế, dễ bảo như thế, một tổ
chức mà trong đó không bao giờ thấy có một viên kỳ mục nào hành động đơn
độc cả, một tổ chức đã tồn tại theo truyền thống từ rất xa xưa, tổ chức đó chúng
ta không nên đụng chạm tới, kẻo làm dân chúng bất bình, xứ sở rối loạn”. Bởi
vậy, cuộc đảo lộn xã hội tiểu nông đầu tiên là việc thực dân Pháp xâm lược, du
nhập nền văn minh phương Tây vào Việt Nam, tuy có những tác động, trước hết
là ở các vùng đô thị và khu vực “trực trị”, còn nói chung, với cái làng của nông
thôn và nông dân Việt Nam thì tác động ấy chưa nhiều. Phải đợi đến Cách Mạng
Tháng Tám năm 1945, mới thật sự có sự bừng tỉnh thật sự.

Thứ sáu tư tưởng bảo thủ đóng cửa, tự thu xếp mọi việc, không cầu thị.
Người dân Việt Nam ta không thích nói đến thất bại.Có người nói:” Hình
như phải nói thẳng, nói thật về sự thất bại, sai lầm, nhược điểm của mình, phải
thừa nhận “ tôi sai” là việc khiến người Việt Nam rất đau khổ. Ngược lại, khi có
dịp nói về thành công sự tài giỏi, trí tuệ họ lại rất hân hoan.” Thói xấu ấy của
người Việt càng bộc lộ rõ hơn trong thời buổi ngày nay.Họ sợ thua kém hơn
người khác, không chịu nhận rằng mình kém cỏi.Không chịu đào thải cái xấu để
hoàn thiện mình. Như câu ca dao “Ta về ta tắm ao ta/Dù trong dù đục ao nhà vẫn
hơn”.
III - GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG HẠN CHẾ ĐÓ TRONG
BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY
Những hạn chế nêu trên gồm 6 hạn chế làtập tính kém hạch toán, không
quen lường tính xa; tác phong tuỳ tiện, kỷ luật không chặt chẽ; tâm lý bình quân
10


Bài tập lớn môn Đại cương về văn hóa Việt Nam – N04 – TL1
chủ nghĩa; nặng tình nhẹ lý, chín bỏ làm mười ( cơ sở của chủ nghĩa thân tộc –
một người làm quan cả họ được nhờ); tâm lý sống lâu lên lão làng, đề cao chủ
nghĩa kinh nghiệm; tư tưởng bảo thủ đóng cửa, tự thu xếp mọi việc, không cầu
thị. Để khắc phục những hạn chế đó trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay thì
chúng ta cần có các giải pháp là:
Thứ nhất, Thực hiện phát triển lực lượng sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp, nông thôn, kết hợp tốt phát triển kết cấu hạ tầng và đô thị hóa
nông thôn, áp dụng khoa học công nghệ vào nông thôn. Thực tiễn này đòi hỏi
chúng ta phải đổi mới, sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm để nắm bắt cơ hội,
vượt qua thử thách, khó khăn, khắc phục sự lạc hậu về kinh tế, văn hóa, xã hội ở
khu vực nông thôn. Người dân cần có cái nhìn bao quát, hạch toán kỹ lưỡng và
lường tính xa hơn. Cần phải xã hội hóa khu vực nông thôn và nông dân, mở rộng
quan hệ giao lưu của họ với các giai cấp, tầng lớp xã hội khác, nhất là với công

nhân và trí thức. Để vừa đảm bảo nền tảng liên minh công nông vững chắc, vừa
cải biến tư tưởng, tâm lý, tập quán, thói quen của người nông dân đã tồn tại từ
bao đời do tính chất của sản xuất nhỏ, nhằm hình thành tư duy mới, phong cách
công nghiệp trong lối nghĩ và cách làm.
Thứ hai,khắc phục những mặt tiêu cực, lạc hậu của truyền thống không còn
phù hợp với điều kiện xã hội hiện đại . Hàng ngàn năm lao động trong điều kiện
một nền sản xuất nhỏ, manh mún, lạc hậu đã tạo cho đa số người dân Việt Nam
một cách nghĩ và lối sống tùy tiện. Những đặc điểm về lối sống, lối suy nghĩ và
làm việc như tư tưởng tiểu nông, "trọng nông ức thương", thụ động, cách sống
thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, kỷ luật lao động lỏng lẻo và sự thiếu ý thức tôn trọng
pháp luật... đang là những hạn chế, thậm chí là lực cản cho sự phát triển con
người Việt Nam hôm nay trong điều kiện đổi mới theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa.
Thứ ba,chú ý giáo dục và bồi dưỡng tư duy chấp nhận mâu thuẫn là chủ
động khắc phục lối tư duy một chiều, trung bình chủ nghĩa trong tư tưởng, đạo
11


Bài tập lớn môn Đại cương về văn hóa Việt Nam – N04 – TL1
đức, lối sống. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh yêu cầu nhìn nhận
thế giới một cách toàn diện trong “tính khách quan của sự xem xét”, trong sự vận
động, phát triển lịch sử - cụ thể và thực tiễn. Muốn vậy, phải đoạn tuyệt với lối tư
duy một chiều, trung bình chủ nghĩa, tức lối tư duy gạt bỏ mâu thuẫn. Tư duy
biện chứng là tư duy chấp nhận mâu thuẫn; chỉ như vậy mới phản ánh đầy đủ và
chính xác được thực tế sinh động muôn hình muôn vẻ đang vận động, phát triển
thông qua phát hiện mâu thuẫn, giải quyết mâu thuẫn; tăng cường động viên, biểu
dương những tấm gương điển hình, người tốt, việc tốt. Theo Hồ Chí Minh, trong
ba hạng người: hạng hăng hái, hạng vừa vừa và hạng kém “người lãnh đạo phải
dùng hạng hăng hái làm trung kiên cho sự lãnh đạo, do trung kiên đó mà nâng
cao hạng vừa vừa và kéo hạng kém tiến lên”; thực hiện nhiều hình thức phân

phối, trong đó lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế - xã hội là
chủ yếu, để tạo cho mọi người đều có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực
của mình.
Thứ tư,xây dựng môi trường văn hóa tiến bộ, lành mạnh nhằm khắc phục
và loại bỏ những mặt tiêu cực của tâm lý sản xuất nhỏ, những tập quán lạc hậu,
các tệ nạn xã hội và hủ tục mê tín dị đoan trong nhân dân. Môi trường văn hóa là
nơi thể hiện sự thống nhất trong đa dạng, vừa có yếu tố của truyền thống vừa có
yếu tố của hiện đại, do đó vừa là điều kiện để giữ gìn, phát triển, nuôi dưỡng, vun
trồng tính người, những giá trị chân, thiện, mỹ, vừa là điều kiện để khắc phục,
loại bỏ những gì trái với bản chất tốt đẹp của con người, những tính xấu, sự thấp
hèn…, Bao trùm nhất là xây dựng môi trường văn hóa với nội dung là kỷ cương
– tình thương – trách nhiệm của mỗi cá nhân, tập thể và toàn xã hội. Xây dựng
môi trường văn hóa phải đi từ cái gốc, từ cơ sở - đó là văn hóa làng xã, văn hóa
gia đình Việt Nam.
Thư năm,Cần có chính sách đảm bảo và khuyến khích người lao động, nhất
là lao động trẻ, như chính sách lương phù hợp, chính sách nhà ở, bảo hiểm xã
hội, chính sách khen thưởng những người có sáng kiến, cải tiến đóng góp lớn cho
12


Bài tập lớn môn Đại cương về văn hóa Việt Nam – N04 – TL1
sự phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế. Các chính sách
kinh tế – xã hội phải hướng vào phát huy tiềm năng sáng tạo của con người; điều
chỉnh lợi ích theo hướng “ kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi
ích xã hội”, tạo sự công bằng trong xã hội. Tạo mọi điều kiện để mọi người dân,
mọi thành phần kinh tế phát huy hết khả năng đóng góp xây dựng đất nước, tạo
môi trường cạnh tranh lành mạnh, làm giàu chính đáng, từ đó thúc đẩy tiến trình
hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ sáu, làm giàu các giá trị đạo đức truyền thống thông qua giao lưu, học
hỏi và hội nhập.Trên thế giới, sự phát triển các nền văn minh nhân loại cho thấy

rằng: không có một nền văn hóa nào lại có thể phát triển một cách liên tục trong
một địa bàn khép kín, biệt lập, tách rời sự tiếp xúc với các dân tộc khác. Điều cốt
lõi là phải xử lý đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố nội sinh và
ngoại sinh, để một nền văn hóa của một dân tộc có thể biến đổi, phát triển mà
không mất đi bản sắc của mình; vừa tiếp nhận được những yếu tố từ bên ngoài
vào mà lại không bị rơi vào tình trạng tha hóa, biến chất.
Trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay, những ưu thế cho giao lưu quốc tế
được mở rộng một cách chưa từng có. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ với
những thành tựu vĩ đại của nó đang đưa loài người bước vào thời đại của thông
tin và trí tuệ. Các quá trình trao đổi thông tin qua lại được rút ngắn đến mức tối
thiểu, địa bàn thông tin ngày càng được mở rộng. Qua giao lưu, học hỏi và hội
nhập, chúng ta cũng có thể tham khảo kinh nghiệm của một số nước láng giềng những nước có nhiều đặc điểm văn hóa - xã hội và những vấn đề nổi cộm giống
nước ta, đồng thời là những nước được coi là đã giải quyết mối quan hệ giữa
truyền thống và hiện đại trong đời sống tinh thần tương đối có hiệu quả.
KẾT BÀI
Qua giao lưu, học hỏi kinh nghiệm các nước trong khu vực và trên thế giới,
chúng ta cần xây dựng được một hệ thống giá trị, chuẩn mực đạo đức mới, vừa
mang tính truyền thống, vừa mang tính hiện đại, với mục tiêu là định hướng cho
13


Bài tập lớn môn Đại cương về văn hóa Việt Nam – N04 – TL1
thế hệ trẻ phát huy hết tiềm năng sáng tạo tích cực của mình và đáp ứng được yêu
cầu của xã hội mới, khắc phục được những điểm còn hạn chế và phát huy điểm
mạnh, ưu thế của con người Việt Nam. Nâng cao vị thế của ta trên trường quốc
tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS.Lương Gia Ban – PGS.TS.Nguyễn Thế Kiệt (Đồng chủ biên), Các
giá trị văn hoá truyền thống dân tộc với việc xây dựng nhân cách sinh viên

Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị quốc gia – sự thật, Hà Nội, 2014.
2. GS,TS.Ngô Đức Thịnh (Chủ biên), Giá trị văn hoá Việt Nam truyền thống
và biến đổi, NXB chính trị quốc gia – sự thật, Hà Nội, 2014.
3. TS. Phạm Thái Việt (Chủ biên), Đại cương về văn hoá Việt Nam, NXB
văn hoá – thông tin , Hà Nội, 2004.
4. />option=com_content&view=article&id=10360:s-kcb-nckh&catid=309:skcb-nckh&Itemid=357
/>comp=tacpham&action=detail&id=4104
5. />
14



×