Tải bản đầy đủ (.doc) (134 trang)

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ BẢO HIỂM ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐÁNH BẮT THỦY SẢN GẦN BỜ CỦA NGƯ DÂN TẠI XÃ DIỄN NGỌC HUYỆN DIỄN CHÂU TỈNH NGHỆ AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 134 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
------   ------

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
“ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
BẢO HIỂM ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐÁNH BẮT THỦY SẢN
GẦN BỜ CỦA NGƯ DÂN TẠI XÃ DIỄN NGỌC
HUYỆN DIỄN CHÂU TỈNH NGHỆ AN”

Tên sinh viên

: Trần Thị Thu Hải

Chuyên ngành đào tạo : Kinh tế nông nghiệp
Lớp

: KTNN - K52C

Niên khoá

: 2007-2011

Giảng viên hướng dẫn

: TS. Nguyễn Phượng Lê

HÀ NỘI - 2011



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp “Đánh giá tác động của Chính
sách hỗ trợ bảo hiểm đến hoạt động đánh bắt thủy sản gần bờ của ngư dân
tại xã Diễn Ngọc huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An” là cồng trình nghiên cứu
khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực
và chính xác. Khóa luận sử dụng một số thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu khác
nhau, các thông tin này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc trích dẫn.
Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2011
Tác giả khóa luận

Trần Thị Thu Hải

i


LỜI CẢM ƠN
Quá trình thực hiện nghiên cứu này thực sự là một cơ hội rèn luyện,
học hỏi quan trọng trong cuộc đời tôi. Trong quá trình thực hiện, rất nhiều
khó khăn, vướng mắc, cản trở tuy nhiên tôi đã may mắn nhận được rất nhiều
sự giúp đỡ, động viên và cảm thông để vượt qua mọi trở ngại và hoàn thành
khóa luận này.
Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn trực
tiếp của tôi, Tiến sĩ Nguyễn Phượng Lê, cô đã chỉ dẫn tận tình, kiên trì giảng
giải các vấn đề gặp phải trong quá trình nghiên cứu và dành nhiều thời gian
quý báu để giúp tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch xã
Diễn Ngọc, chú Trần Mạnh Hùng, trưởng Ban quản lý tàu cá xã Diễn Ngọc và
cô chú cán bộ Ủy ban nhân dân xã cùng bà con nông dân xã Diễn Ngọc đã tạo
mọi điều kiện để tôi hoàn thành khóa luận.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã
động viên và giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất trong suốt quá trình học tập và
thực hiện đề tài.
Trong quá trình nghiên cứu vì nhiều lý do chủ quan, khách quan, luận
văn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo và các bạn sinh viên.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2011
Tác giả khóa luận
Trần Thị Thu Hải

ii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
I. Đặt vấn đề
Đánh bắt thủy sản là một nghề phụ thuộc rất nhiều vào biến động của
tự nhiên gây thiệt hại nặng nề đến người và tài sản của ngư dân. Khi xảy
ra tai nạn ngư dân không thể tự xoay sở được nếu không có sự hỗ trợ của
Nhà nước về nhiều phương diện, trong đó bảo hiểm chính là biện pháp vô
cùng quan trọng nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại, rủi ro mà ngư
dân phải gánh chịu.
Diễn Ngọc là một xã ven biển thuộc huyện Diễn Châu với hơn 80% hộ
nông dân sinh sống chủ yếu bằng nghề khai thác, đánh bắt và nuôi trồng thủy
sản. Trong những năm qua, nhiều tai nạn tàu cá đã làm thiệt hại lớn về người
và tài sản, đưa đến những gánh nặng Tài chính cho các hộ gia đình ngư dân
quanh năm sống bằng nghề bám biển. Vậy hỗ trợ ngư dân bám biển, vươn
khơi xa không chỉ giải quyết cuộc sống cho bộ phận ngư dân các làng chài
nghèo khó mà còn là mục tiêu để ngư dân góp phần bảo vệ an ninh biên giới
vùng biển đảo nước ta. Năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định

289/QĐ-TTg ngày 18/3/2008 về việc ban hành một số Chính sách hỗ trợ đồng
bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân.
Vậy Chính sách hỗ trợ bảo hiểm có tác động gì đến hoạt động đánh bắt
thủy sản của người dân nơi đây. Đời sống của ngư dân thay đổi thế nào trước
và sau khi có Chính sách? Những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả của Chính
sách là gì? Những định hướng và giải pháp nào được đề xuất để giải quyết
những khó khăn trên?
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Đánh giá tác động của Chính sách hỗ trợ bảo hiểm đến hoạt động đánh
bắt thủy sản gần bờ của ngư dân tại xã Diễn Ngọc huyện Diễn Châu tỉnh
Nghệ An”.

iii


* Mục tiêu nghiên cứu của đề tài bao gồm: 1, Góp phần hoàn thiện, hệ
thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về Chính sách hỗ trợ bảo hiểm và tác
động của nó đến hoạt động đánh bắt thủy sản gần bờ của ngư dân. 2, Nghiên
cứu quá trình thực thi Chính sách tại địa phương. 3, Nghiên cứu những tác
động của Chính sách hỗ trợ bảo hiểm đến hoạt động đánh bắt thủy sản gần bờ
của ngư dân xã Diễn Ngọc huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An. 4, Đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của Chính sách hỗ trợ bảo hiểm đến hoạt
động đánh bắt thủy sản gần bờ của ngư dân tại xã.
II. Nguồn số liệu và phương pháp phân tích
* Để tiến hành nghiên cứu Chính sách và đánh giá những tác động của
nó, nguồn số liệu được thu thập bao gồm:
- Nguồn số liệu thứ cấp: Số liệu về tổng quan tài liệu, địa bàn nghiên cứu
và tình hình thực thi Chính sách được thu thập qua sách, tạp chí, báo cáo của ban
thống kê, Ban quản lý tàu cá của xã Diễn Ngọc.
- Nguồn số liệu sơ cấp: Điều tra phỏng vấn trực tiếp các hộ ngư dân hoạt

động đánh bắt thủy sản.
* Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: Để đạt được mục tiêu nghiên
cứu phương pháp sử dụng trong đề tài là phương pháp đánh giá tác động của
Chính sách. Từ những thay đổi thể hiện qua số liệu điều tra được bằng các
phương pháp điều tra, phỏng vấn bằng bảng hỏi, thống kê mô tả, thống kê
kinh tế, phân tích so sánh để rút ra những đánh giá, nhận xét về vấn đề nghiên
cứu.
III. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1 Thực trạng đánh bắt thủy sản gần bờ của các hộ ngư dân và tình hình thực
thi Chính sách hỗ trợ bảo hiểm tại địa phương.
Trong những năm gần đây, hoạt động đánh bắt thủy sản của ngư dân
trong xã gặp rất nhiều khó khăn tuy nhiên được sự giúp đỡ, hỗ trợ của Nhà
nước, xã đã tích cực khắc phục khó khăn chỉ đạo triển khai thực hiện khá tốt
Chính sách hỗ trợ ngư dân. Đồng thời Chính sách này đã nhận được sự ủng

iv


hộ nhiệt tình phần khởi và là nguồn động viên lớn cho ngư dân tham gia đánh
bắt.
3.2 Tác động của Chính sách hỗ trợ bảo hiểm đến hoạt động đánh bắt thủy
sản
- Tác động đến lực lượng lao động: Lực lượng lao động trong lĩnh vực
đánh bắt thủy sản ở các nhóm hộ điều tra chiếm tỷ lệ lớn nhất, thu hút phần
lớn số lao động trong các ngành nghề khác tham gia đánh bắt.
- Tác động đến số lượng tàu thuyền: Bên cạnh số lao động tham gia đánh
bắt thì số lượng tàu thuyền cũng tăng lên đáng kể. Nhiều hộ ngư dân đã mạnh
dạn đóng tàu mới với công suất lớn hơn để vươn khơi.
- Tác động đến quy mô đánh bắt thủy sản: Sau khi thực hiện Quyết định
289/QĐ-TTg của Chính phủ, đa số ngư dân nhận được tiền hỗ trợ, có điều

kiện tiếp tục đưa tàu vươn khơi mở rộng quy mô, tăng sản lượng khai thác.
- Tác động đến kết quả và hiệu quả hoạt động đánh bắt thủy sản: Mặc dù
hoạt động vươn khơi đánh bắt thủy sản gặp rất nhiều khó khăn nhưng được sự
quan tâm hỗ trợ của Chính phủ, sau khi Chính sách được triển khai đã tạo
lòng tin cho ngư dân yên tâm bám biển, vươn khơi xa, đạt được kết quả và
hiệu quả khai thác đáng kể.
- Tác động đến đời sống ngư dân và an sinh xã hội: Khai thác thủy sản đã
đem lại những kết quả tích cực, góp phần duy trì sản xuất, tạo việc làm cho
người lao động, cải thiện đời sống ngư dân, nâng cao chất lượng cuộc sống và
đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn xã.
3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của Chính sách
- Bản thân Chính sách: Các yếu tổ về thời gian, thời điểm ban hành, đối
tượng, điều kiện được hưởng hỗ trợ của Chính sách.
- Cơ quan Quản lý tàu cá xã: Cần chú ý thông tin về Chính sách, các thủ
tục quy định được hưởng hỗ trợ.
- Các hộ ngư dân hoạt động đánh bắt: Không đủ vốn để đóng tàu mới,
không hoàn thành việc đăng ký, đăng kiểm tàu, không hoàn thành đúng giấy

v


tờ bắt buộc được hưởng hỗ trợ hoặc tâm lý sợ rủi ro không tham gia mua bảo
hiểm.
3.4 Định hướng và giải pháp
* Định hướng: Tiếp tục ban hành các Chính sách hỗ trợ ngư dân nhằm
mục tiêu tăng số lượng tàu khai thác xa bờ, giảm tối đa số tàu khai thác gần
bờ đến năm 2030 sẽ không còn số tàu thuyền này.
* Giải pháp:
- Về việc hoạch định Chính sách: Cần chú ý đến thời điểm, đối tượng,
mức mua bảo hiểm và mức hỗ trợ phù hợp.

- Về thủ tục vay vốn: Cần đơn giản, giảm thiểu các thủ tục không cần
thiết, giải quyết kinh phí hỗ trợ nhanh, kịp thời.
- Quá trình thực thi Chính sách: Tuyên truyền khuyến khích bà con tham
gia mua bảo hiểm. Hướng dẫn các thủ tục cho ngư dân hiểu rõ. Phản ánh
những bất cập trong Chính sách để các nhà hoạch định Chính sách điều chỉnh.
IV. Kết luận
Nghiên cứu tác động của Chính sách hỗ trợ bảo hiểm cho hoạt động đánh
bắt thủy sản là điều cần thiết cho việc hoạch định các Chính sách hỗ trợ sau
này của Chính phủ đối với ngư dân. Quyết định 289/QĐ-TTg và Quyết định
965/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã có những tác động tích cực, đạt
được kết quả lớn về an sinh xã hội và bảo vệ an ninh trên biển. Đây có thể coi
là bước đi đầu tiên cụ thể hóa mục tiêu chiến lược hỗ trợ ngư dân khai thác
thủy sản đặc biệt là phát triển đánh bắt xa bờ.
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã chỉ ra được các yếu tố tác động đến
hiệu quả của Chính sách, trên cơ sở đó đưa ra một số định hướng và giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả Chính sách hỗ trợ bảo hiểm đến hoạt động đánh bắt
thủy sản của các hộ ngư dân tại xã Diễn Ngọc huyện Diễn Châu, Nghệ An.

vi


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................................
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................................
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................
TÓM TẮT KHÓA LUẬN..................................................................................................
TÓM TẮT KHÓA LUẬN..................................................................................................
MỤC LỤC...........................................................................................................................
MỤC LỤC...........................................................................................................................

x
x
DANH MỤC BẢNG............................................................................................................
DANH MỤC BẢNG............................................................................................................
DANH MỤC ĐỒ THỊ, HỘP.............................................................................................
DANH MỤC ĐỒ THỊ, HỘP.............................................................................................
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................
1.1 Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................................3
1.2.1 Mục tiêu chung......................................................................................................3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể......................................................................................................3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu.......................................................................................................4
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................4
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài...........................................................................4
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................4
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU.......................................................
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU.......................................................
2.1 Cơ sở lý luận.................................................................................................................5
2.1.1 Khái niệm và vai trò của bảo hiểm........................................................................5
2.1.2 Khái niệm Chính sách hỗ trợ bảo hiểm.................................................................8
2.1.3 Ngư dân, ngư dân đánh bắt gần bờ........................................................................9
2.1.4 Vai trò của Chính sách hỗ trợ bảo hiểm đến ngư dân đánh bắt gần bờ...............11
2.1.5 Tác động của Chính sách hỗ trợ bảo hiểm đến ngư dân đánh bắt gần bờ...........12

vii



2.2 Cơ sở thực tiễn...........................................................................................................14
2.2.1 Chính sách hỗ trợ hoạt động đánh bắt thủy sản ở một số nước trên thế giới......14
2.2.2 Chính sách hỗ trợ bảo hiểm đánh bắt thủy sản ở Việt Nam................................19
6. Thông tư 71/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện
Quyết định số 965/QĐ-TTg ngày 21/7/2008 và ngày 30/7/2008 của Bộ
Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung các Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày
18/3/2008, Quyết định số 602/QĐ-TTg ngày 22/5/2008 của Thủ tướng
Chính phủ và sửa đổi, bổ sung Thông tư số 35/2008/TT-BTC ngày
25/4/2008 của Bộ Tài chính với nội dung:..........................................................
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.....................................................................................28
3.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên................................................................................28
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội....................................................................................29
Bảng 3.1: Tình hình phân bố và sử dụng đất đai của xã qua 3 năm 2008-2010...........
Bảng 3.2: Tình hình nhân khẩu và lao động của xã........................................................
Bảng 3.3: Cơ sở vật chất kỹ thuật của xã trong năm 2010.............................................
Trong những năm gần đây, tuy việc đánh bắt thủy sản ngày càng khó khăn,
nhưng số lượng tàu thuyền trên địa bàn xã không ngừng tăng lên. Do
trong năm 2008 Chính phủ ký Quyết định 289/QĐ-TTg về các Chính
sách hỗ trợ ngư dân mua mới, đóng mới tàu thuyền nên số lượng tàu
thuyền tăng lên đáng kể. Đặc biệt trong năm 2010 thì toàn xã có 369 hộ
ngư dân có tàu đánh bắt thủy sản tăng so với năm 2008 là 32 chiếc.
100% tàu thuyền đánh bắt được trang bị thiết bị truyền bắt thông tin
từ thô sơ đến hiện đại...........................................................................................
Bảng 3.4: Kết quả sản xuất kinh doanh của xã qua 3 năm 2008-2009..........................
3.2 Phương pháp nghiên cứu............................................................................................42
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu...................................................................42
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu và tài liệu.............................................................43
Bảng 3.5: Phân loại hộ điều tra.........................................................................................

Bảng 3.6: Nguồn thông tin thứ cấp...................................................................................
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu...................................................................................44
3.2.4 Phương pháp phân tích........................................................................................45
3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu..............................................................................45
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................................
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................................

viii


4.1 Thực trạng đánh bắt thủy sản gần bờ của xã Diễn Ngọc............................................48
4.1.1 Số lượng và cơ cấu tàu thuyền đánh cá...............................................................48
Bảng 4.1: Số lượng và tổng công suất tàu thuyền của toàn xã.......................................
4.1.2 Sản lượng, thu nhập của hoạt động đánh bắt gần bờ...........................................50
Bảng 4.2: Biến động sản lượng, thu nhập từ ĐBTS của xã từ năm 2008-2010............
4.1.3 Tình hình rủi ro, nguyên nhân và mức độ thiệt hại do đánh bắt thủy sản...........52
Bảng 4.3: Thiệt hại trong đánh bắt thủy sản của toàn xã qua 3 năm...........................
4.2 Tình hình thực thi Chính sách hỗ trợ bảo hiểm đánh bắt thủy sản.............................53
4.2.1 Nội dung triển khai Chính sách...........................................................................53
4.2.2 Tình hình thực thi Chính sách tại địa phương.....................................................56
Bảng 4.4: Kết quả thực hiện Chính sách tại địa phương................................................
4.3 Tác động của Chính sách hỗ trợ bảo hiểm đến hoạt động đánh bắt thủy sản gần bờ
của các hộ ngư dân...........................................................................................................58
4.3.1 Tình hình cơ bản về nhóm hộ điều tra.................................................................59
Bảng 4.5: Thông tin cơ bản về nhóm hộ điều tra............................................................
4.3.2 Tác động của Chính sách hỗ trợ bảo hiểm đến lực lượng lao động....................61
Bảng 4.6: Biến động số LĐ tham gia ĐBTS trước và sau khi có Chính sách...............
4.3.3 Tác động của Chính sách đến số lượng tàu thuyền.............................................63
Bảng 4.7: Biến động số lượng tàu thuyền trước và sau khi có Chính sách...................
4.3.4 Tác động của Chính sách đến quy mô đánh bắt hải sản......................................64

Bảng 4.8: Biến động sản lượng ĐBTS trước và sau khi có Chính sách........................
4.3.5 Tác động đến kết quả và hiệu quả hoạt động đánh bắt thủy sản.........................66
Bảng 4.9: Kết quả đánh bắt thủy sản gần bờ của nhóm hộ điều tra.............................
Bảng 4.10: Hiệu quả kinh tế hoạt động đánh bắt thủy sản gần bờ................................
4.3.6 Tác động của Chính sách đến đời sống và an sinh xã hội của ngư dân đánh bắt
gần bờ...........................................................................................................................69
Bảng 4.11: Biến động thu nhập của hộ trong năm..........................................................
Bảng 4.12: Chi tiêu cho đời sống của hộ..........................................................................
Bảng 4.13: Ý kiến đánh giá về sự thay đổi đời sống của hộ...........................................
4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của Chính sách hỗ trợ bảo hiểm cho hoạt động
đánh bắt thủy sản..............................................................................................................77
4.4.1 Chính sách hỗ trợ bảo hiểm.................................................................................77
4.4.2 Cơ quan Quản lý tàu cá.......................................................................................78
4.4.3 Các hộ ngư dân hoạt động đánh bắt....................................................................80
Bảng 4.14: Nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng tới việc thực thi Chính sách..................
4.4.4 Các yếu tố khác...................................................................................................81
4.5 Đánh giá tác động của Chính sách hỗ trợ bảo hiểm...................................................82
4.5.1 Những mặt tích cực.............................................................................................82
4.5.2 Những khó khăn vướng mắc...............................................................................83
Bảng 4.15 Đánh giá của hộ về tác động của Chính sách.................................................

ix


4.6 Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của Chính sách hỗ trợ bảo hiểm
cho hoạt động đánh bắt hải sản gần bờ của ngư dân........................................................86
4.6.1 Định hướng..........................................................................................................86
4.6.2 Giải pháp.............................................................................................................87
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................................
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................................

4.1 Kết luận......................................................................................................................93
4.2 Kiến nghị....................................................................................................................95
4.2.1 Đối với nhà nước.................................................................................................95
4.2.2 Đối với cấp tỉnh, huyện.......................................................................................95
4.2.3 Đối với Ban quản lý tàu cá của xã.......................................................................96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................

x


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Tình hình phân bố và sử dụng đất đai của xã qua 3 năm 2008-2010. .30
Bảng 3.2: Tình hình nhân khẩu và lao động của xã.............................................33
Bảng 3.3: Cơ sở vật chất kỹ thuật của xã trong năm 2010...................................36
Trong những năm gần đây, tuy việc đánh bắt thủy sản ngày càng khó khăn,
nhưng số lượng tàu thuyền trên địa bàn xã không ngừng tăng lên. Do trong năm
2008 Chính phủ ký Quyết định 289/QĐ-TTg về các Chính sách hỗ trợ ngư dân
mua mới, đóng mới tàu thuyền nên số lượng tàu thuyền tăng lên đáng kể. Đặc
biệt trong năm 2010 thì toàn xã có 369 hộ ngư dân có tàu đánh bắt thủy sản tăng
so với năm 2008 là 32 chiếc. 100% tàu thuyền đánh bắt được trang bị thiết bị
truyền bắt thông tin từ thô sơ đến hiện đại...........................................................37
Bảng 3.4: Kết quả sản xuất kinh doanh của xã qua 3 năm 2008-2009................40
Bảng 3.5: Phân loại hộ điều tra............................................................................43
Bảng 3.6: Nguồn thông tin thứ cấp......................................................................44
Bảng 4.1: Số lượng và tổng công suất tàu thuyền của toàn xã.............................48
Bảng 4.2: Biến động sản lượng, thu nhập từ ĐBTS của xã từ năm 2008-2010...51
Bảng 4.3: Thiệt hại trong đánh bắt thủy sản của toàn xã qua 3 năm....................52
Bảng 4.4: Kết quả thực hiện Chính sách tại địa phương......................................58
Bảng 4.5: Thông tin cơ bản về nhóm hộ điều tra.................................................60

Bảng 4.6: Biến động số LĐ tham gia ĐBTS trước và sau khi có Chính sách.....61
Bảng 4.7: Biến động số lượng tàu thuyền trước và sau khi có Chính sách..........63
Bảng 4.8: Biến động sản lượng ĐBTS trước và sau khi có Chính sách...............65
Bảng 4.9: Kết quả đánh bắt thủy sản gần bờ của nhóm hộ điều tra.....................67
Bảng 4.10: Hiệu quả kinh tế hoạt động đánh bắt thủy sản gần bờ.......................68
Bảng 4.11: Biến động thu nhập của hộ trong năm...............................................70
Bảng 4.12: Chi tiêu cho đời sống của hộ..............................................................72
Bảng 4.13: Ý kiến đánh giá về sự thay đổi đời sống của hộ................................75
Bảng 4.14: Nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng tới việc thực thi Chính sách.........80
Bảng 4.15 Đánh giá của hộ về tác động của Chính sách......................................84

xi


DANH MỤC ĐỒ THỊ, HỘP
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................................
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................
TÓM TẮT KHÓA LUẬN..................................................................................................
MỤC LỤC...........................................................................................................................
x
DANH MỤC BẢNG............................................................................................................
DANH MỤC ĐỒ THỊ, HỘP.............................................................................................
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU.......................................................
6. Thông tư 71/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện
Quyết định số 965/QĐ-TTg ngày 21/7/2008 và ngày 30/7/2008 của Bộ
Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung các Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày
18/3/2008, Quyết định số 602/QĐ-TTg ngày 22/5/2008 của Thủ tướng
Chính phủ và sửa đổi, bổ sung Thông tư số 35/2008/TT-BTC ngày

25/4/2008 của Bộ Tài chính với nội dung:..........................................................
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................
Bảng 3.1: Tình hình phân bố và sử dụng đất đai của xã qua 3 năm 2008-2010...........
Bảng 3.2: Tình hình nhân khẩu và lao động của xã........................................................
Bảng 3.3: Cơ sở vật chất kỹ thuật của xã trong năm 2010.............................................
Trong những năm gần đây, tuy việc đánh bắt thủy sản ngày càng khó khăn,
nhưng số lượng tàu thuyền trên địa bàn xã không ngừng tăng lên. Do
trong năm 2008 Chính phủ ký Quyết định 289/QĐ-TTg về các Chính
sách hỗ trợ ngư dân mua mới, đóng mới tàu thuyền nên số lượng tàu
thuyền tăng lên đáng kể. Đặc biệt trong năm 2010 thì toàn xã có 369 hộ
ngư dân có tàu đánh bắt thủy sản tăng so với năm 2008 là 32 chiếc.
100% tàu thuyền đánh bắt được trang bị thiết bị truyền bắt thông tin
từ thô sơ đến hiện đại...........................................................................................
Bảng 3.4: Kết quả sản xuất kinh doanh của xã qua 3 năm 2008-2009..........................
Bảng 3.5: Phân loại hộ điều tra.........................................................................................

xii


Bảng 3.6: Nguồn thông tin thứ cấp...................................................................................
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................................
Bảng 4.1: Số lượng và tổng công suất tàu thuyền của toàn xã.......................................
Đồ thị 4.1: Cơ cấu đội tàu khai thác thủy sản gần bờ theo công suất..............49
Bảng 4.2: Biến động sản lượng, thu nhập từ ĐBTS của xã từ năm 2008-2010............
Bảng 4.3: Thiệt hại trong đánh bắt thủy sản của toàn xã qua 3 năm...........................
Đồ thị 4.2: Cơ cấu tàu thuyền thực thi Chính sách..........................................57
Bảng 4.4: Kết quả thực hiện Chính sách tại địa phương................................................
Bảng 4.5: Thông tin cơ bản về nhóm hộ điều tra............................................................
Bảng 4.6: Biến động số LĐ tham gia ĐBTS trước và sau khi có Chính sách...............
Hộp số 1: Biến động số lao động tham gia đánh bắt thủy sản.....................63

Bảng 4.7: Biến động số lượng tàu thuyền trước và sau khi có Chính sách...................
Bảng 4.8: Biến động sản lượng ĐBTS trước và sau khi có Chính sách........................
Bảng 4.9: Kết quả đánh bắt thủy sản gần bờ của nhóm hộ điều tra.............................
Bảng 4.10: Hiệu quả kinh tế hoạt động đánh bắt thủy sản gần bờ................................
Bảng 4.11: Biến động thu nhập của hộ trong năm..........................................................
Hộp số 2: Thu nhập của hộ...........................................................................71
Bảng 4.12: Chi tiêu cho đời sống của hộ..........................................................................
Bảng 4.13: Ý kiến đánh giá về sự thay đổi đời sống của hộ...........................................
Hộp số 3: Sự thay đổi chất lượng cuộc sống của hộ....................................75
Hộp số 4: Thời điểm ban hành Chính sách..................................................77
Hộp số 5: Thông tin về Chính sách..............................................................79
Hộp số 6: Thủ tục hưởng hỗ trợ...................................................................79
Bảng 4.14: Nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng tới việc thực thi Chính sách..................
Bảng 4.15 Đánh giá của hộ về tác động của Chính sách.................................................
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................

xiii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BQ

Bình quân

CC

Cơ cấu

CS


Chính sách

CP

Chi phí

ĐBTS

Đánh bắt thủy sản

HĐND

Hội đồng nhân dân

NN & PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ngđ

Nghìn đồng

SL

Số lượng

TN

Thu nhập


TTCN- TMDV

Tiểu thủ công nghiệp – Thương mại dịch vụ

LT-TP

Lương thực - thực phẩm



Lao động

GTSX

Giá trị sản xuất

GTSXNN

Giá trị sản xuất nông nghiệp

GTSXCN

Giá trị sản xuất công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

xiv



PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đánh bắt thủy sản là một nghề phụ thuộc rất nhiều vào biến động của
tự nhiên gây thiệt hại nặng nề đến người và tài sản của ngư dân. Từ xưa đến
nay, ngư dân tham gia đánh bắt thủy sản thường dựa vào những kinh nghiệm
dân gian đã được đúc kết để dự đoán và tránh bão vì thế nhiều ngư dân vẫn
còn chủ quan khi không chú trọng đến những thiết bị an toàn cho người và tàu
cá trong mùa mưa bão như bộ đàm tầm xa, các loại đèn báo hiệu, cờ hiệu,
định vị, hải đồ, trang bị cứu đắm, chống thủng, mà chủ yếu trang bị những
thiết bị đơn giản để tránh trú bão như radio, máy bộ đàm, tầm ngắm, la bàn…
Chính vì vậy, nhiều tàu cá mải mê đánh bắt khi bão đã cận kề, hoặc tránh sai
hướng bão từ đó dẫn tới tai nạn trên biển xảy ra gây thiệt hại nghiêm trọng về
người và tài sản. Vì vậy, khi xảy ra tai nạn ngư dân không thể tự xoay sở
được nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước về nhiều phương diện. Trong đó,
bảo hiểm chính là biện pháp vô cùng quan trọng đối với đại đa số người dân
tham gia đánh bắt thủy sản, nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại, rủi ro mà
ngư dân phải gánh chịu.
Mặc dù vậy, vì cuộc sống của bản thân, gia đình, ngư dân vẫn phải đi
biển với xu hướng ngày càng ra xa bờ, bất chấp mọi hiểm họa đang rình rập.
Để bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động khai thác, ngoài việc thực
hiện đúng các quy định bắt buộc của Nhà nước về công tác an toàn cho người
và tàu cá (Nghị định 66/2005/NĐ-CP ngày 19/05/2005 của Chính phủ và các
văn bản liên quan), đại đa số ngư dân đã tham gia đầy đủ các hình thức bảo
hiểm rủi ro cho hoạt động đánh bắt thủy sản được Chính phủ ban hành nhằm
hỗ trợ ngư dân yên tâm bám biển.

1



Ngư dân đi biển không chỉ là mưu sinh, sự hiện diện của ngư dân trên
biển còn là minh chứng khẳng định chủ quyền biển, đảo Tổ quốc. Do đó hỗ
trợ ngư dân bám biển, vươn khơi xa không chỉ giải quyết cuộc sống cho bộ
phận ngư dân các làng chài nghèo khó mà còn là mục tiêu để ngư dân góp
phần bảo vệ an ninh biên giới vùng biển đảo nước ta. Năm 2008, Thủ tướng
Chính phủ đã ký Quyết định 289/QĐ-TTg ngày 18/3/2008 về việc ban hành
một số Chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo
và ngư dân.
Diễn Ngọc là một xã ven biển thuộc huyện Diễn Châu với hơn 80% hộ
nông dân sinh sống chủ yếu bằng nghề khai thác, đánh bắt và nuôi trồng thủy
sản. Cuộc sống của người dân phụ thuộc chủ yếu vào nghề đi biển. Tuy nhiên,
lĩnh vực đánh bắt thủy sản nói chung và đánh bắt thủy sản gần bờ nói riêng
đang phải đối mặt với những thách thức và khó khăn lớn như nguồn lợi hải
sản gần bờ đang bị khai thác quá mức cho phép, ngư cụ đánh bắt mang tính
hủy diệt vẫn đang tồn tại, sự cạnh tranh của các tàu khai thác ngày càng lớn
nên thu nhập của các tàu đánh cá ngày một suy giảm. Mặt khác, trong những
năm gần đây, diễn biến thời tiết vô cùng phức tạp, những cơn áp thấp nhiệt
đới đổ bộ vào ven biển trên địa bàn các tỉnh miền Trung đã làm ảnh hưởng
lớn đến hoạt động ra khơi của đoàn thuyền đánh bắt thuỷ sản đồng thời gây
thiệt hại không nhỏ đến người và tài sản phục vụ đánh bắt của phần lớn các
hộ ngư dân. Đặc biệt là các đoàn thuyền quy mô lớn đánh bắt ở các vùng biển
xa thì nguy cơ gặp bão tố, tàu lạ tấn công, hay bị va tàu càng dễ xảy ra. Trong
điều kiện thu nhập của các gia đình ngư dân hiện nay còn thấp thì việc phải
gánh chịu những tổn thất trong quá trình lao động đánh bắt đưa đến những
gánh nặng Tài chính cho các hộ ngư dân. Do đó, để bù đắp phần nào thiệt hại
cho ngư dân, Chính phủ đã ban hành các Chính sách nhằm hỗ trợ cho ngư dân
ổn định cuộc sống, yên tâm bám biển. Một trong những Chính sách được
Chính phủ sử dụng nhằm hỗ trợ đánh bắt thủy sản thì Chính sách hỗ trợ bảo


2


hiểm khắc phục rủi ro do thiên tai trên biển có ý nghĩa vô cùng quan trọng
góp phần nâng cao hiệu quả đánh bắt đồng thời hạn chế những thiệt hại về
người và tài sản, nhằm ổn định cuộc sống của hàng trăm hộ ngư dân trong xã
quanh năm sống bằng nghề bám biển.
Vậy Chính sách hỗ trợ bảo hiểm có tác động gì đến hoạt động đánh bắt
thủy sản của người dân nơi đây? Đời sống của ngư dân thay đổi thế nào trước
và sau khi có Chính sách? Những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả của Chính
sách là gì? Những định hướng và giải pháp nào được đề xuất để giải quyết
những khó khăn trên?
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Đánh giá tác động của Chính sách hỗ trợ bảo hiểm đến hoạt động đánh
bắt thủy sản gần bờ của ngư dân tại xã Diễn Ngọc huyện Diễn Châu tỉnh
Nghệ An”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá tác động của Chính sách hỗ trợ bảo hiểm đến hoạt động đánh
bắt thủy sản gần bờ của ngư dân xã Diễn Ngọc huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ
An trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp thúc đẩy hoạt động đánh bắt thủy
sản gần bờ phát triển.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về Chính sách hỗ trợ bảo
hiểm và tác động của nó đến hoạt động đánh bắt thủy sản gần bờ của ngư dân.
- Nghiên cứu quá trình thực thi Chính sách tại địa phương.
- Nghiên cứu những tác động của Chính sách hỗ trợ bảo hiểm đến hoạt
động đánh bắt thủy sản gần bờ của ngư dân xã Diễn Ngọc huyện Diễn Châu
tỉnh Nghệ An.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của Chính sách hỗ
trợ bảo hiểm đến hoạt động đánh bắt thủy sản gần bờ của ngư dân tại xã.

3


1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Việc ban hành Chính sách có ý nghĩa gì đối với hoạt động đánh bắt
thủy sản gần bờ của ngư dân?
- Tác động của Chính sách hỗ trợ bảo hiểm đến quy mô, sản lượng
đánh bắt thủy sản gần bờ của các hộ ngư dân?
- Tác động của Chính sách hỗ trợ bảo hiểm đến kết quả và hiệu quả
hoạt động đánh bắt thủy sản gần bờ?
- Tác động của Chính sách hỗ trợ bảo hiểm đến đời sống, thu nhập, việc
làm của các hộ ngư dân đánh bắt gần bờ?
- Các giải pháp, đề xuất đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả tác động của
Chính sách đối với hoạt động đánh bắt gần bờ của ngư dân?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu là Chính sách hỗ trợ bảo hiểm cho hoạt động
đánh bắt thủy sản mà Chính phủ ban hành và tác động của nó tới thu nhập và
đời sống của ngư dân đánh bắt gần bờ tại xã Diễn Ngọc huyện Diễn Châu tỉnh
Nghệ An.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Tác động của Chính sách hỗ trợ bảo hiểm đến
hoạt động đánh bắt thủy sản gần bờ của ngư dân.
- Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại xã Diễn Ngọc
huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An.
- Phạm vi về thời gian: Đề tài tiến hành điều tra thu thập số liệu trong 3
năm 2008 đến 2010. Thời gian thu thập số liệu sơ cấp từ 2/2011 đến 4/2011.


4


PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm và vai trò của bảo hiểm
2.1.1.1 Khái niệm bảo hiểm
Bảo hiểm được xây dựng dựa trên từng góc độ nghiên cứu (xã hội,
pháp lý, kinh tế, kỹ thuật nghiệp vụ…). Về lĩnh vực xã hội, bảo hiểm là sự
đóng góp của số đông vào bất hạnh của số ít. Về lĩnh vực kinh tế luật pháp,
bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên là người được bảo hiểm cam đoan
trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn để cho mình
hoặc để cho một người thứ 3 trong trường hợp xảy ra rủi ro sẽ được một
khoản đền bù các tổn thất được trả bởi một bên khác đó là người bảo hiểm.
Người bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt
hại theo các phương pháp của thống kê. Về lĩnh vực kỹ thuật nghiệp vụ, bảo
hiểm có thể được định nghĩa là một phương sách giảm rủi ro bằng cách kết
hợp một số lượng đầy đủ các đơn vị đối tượng để biến tổn thất cá thể thành
tổn thất cộng đồng và có thể dự tính được.
Vậy, một định nghĩa vừa đáp ứng được khía cạnh xã hội (dùng cho bảo
hiểm xã hội) vừa đáp ứng được khía cạnh kinh tế (dùng cho bảo hiểm thương
mại) và vừa đầy đủ về khía cạnh kỹ thuật và pháp lý có thể phát biểu như sau:
“Bảo hiểm là một hoạt động qua đó một cá nhân có quyền được hưởng trợ
cấp nhờ vào một khoản đóng góp cho mình hoặc cho người thứ 3 trong
trường hợp xảy ra rủi ro. Khoản trợ cấp này do một tổ chức trả, tổ chức này
có trách nhiệm đối với toàn bộ các rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các
phương pháp của thống kê” (Theo vi.wikipedia, 2009).
Bảo hiểm còn được hiểu là quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình hình
thành, phân phối và sử dụng các quỹ tập trung - Quỹ bảo hiểm - nhằm xử lý

các rủi ro, các biến cố. Bảo hiểm bảo đảm cho quá trình tái sản xuất và đời

5


sống của xã hội được diễn ra bình thường. Bảo hiểm là một cách thức trong
quản trị rủi ro, thuộc nhóm biện pháp tài trợ rủi ro, được sử dụng để đối phó
với những rủi ro có tổn thất, thường là tổn thất về tài chính, nhân mạng. Bảo
hiểm được xem như là một cách thức chuyển giao rủi ro tiềm năng một cách
công bằng từ một cá thể sang cộng đồng thông qua phí bảo hiểm.
2.1.1.2 Vai trò của bảo hiểm
Trong cuộc sống sinh hoạt cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của
người lao động luôn gặp phải những rủi ro bất ngờ xảy ra. Những rủi ro đó có
thể do nhiều nguyên nhân, rủi ro do môi trường thiên nhiên như bão lụt, động
đất, dịch bệnh,…rủi ro do môi trường xã hội như hoả hoạn, bạo lực, rủi ro do
tiến bộ phát triển khoa học kỹ thuật như tai nạn giao thông, tàu thuỷ, hàng
không, tai nạn lao động. Để đối phó với những rủi ro đó, con người đã có
nhiều biện pháp khác nhau nhằm kiểm soát cũng như khắc phục hậu quả do
rủi ro gây ra. Trong số đó, bảo hiểm được coi là biện pháp tích cực nhất trong
việc hạn chế rủi ro, giảm thiểu tổn thất và có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối
với cuộc sống con người và xã hội.
Bảo hiểm là hình thức chuyển giao rủi ro. Mua bảo hiểm thực chất là
mua sự an tâm, là đổi lấy cái sự không chắc chắn có khả năng xảy ra thiệt hại
bằng sự chắc chắn thông qua việc bù đắp bằng Tài chính.
Việc triển khai bảo hiểm y tế cho người nông dân trong những năm qua
đã giúp cho người nông dân vượt qua những khó khăn gặp phải bệnh tật. Chi
phí cho việc điều trị bệnh là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng
nghèo đói và bất ổn xã hội. Nhận thức được vấn đề đó Chính phủ đã xây dựng
và triển khai Chính sách bảo hiểm xã hội đến với người dân.
Chính sách bảo hiểm xã hội được Đảng và Nhà nước ta thực hiện từ

năm 1960 của thế kỷ XX. Kể từ đó đến nay, Chính sách bảo hiểm xã hội đã
được phát huy, đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của những người lao

6


động. Bảo hiểm xã hội luôn có mặt khi người lao động gặp những rủi ro: ốm
đau, bệnh tật, tai nạn, tuổi già và những khó khăn khác trong cuộc sống.
Thứ nhất, thực hiện Chính sách bảo hiểm nhằm ổn định cuộc sống
người lao động, trợ giúp người lao động khi gặp rủi ro: ốm đau, tai nạn lao
động, thất nghiệp sớm trở lại trạng thái sức khỏe ban đầu cũng như sớm có
việc làm.
Thứ hai, thực hiện tốt Chính sách bảo hiểm, nhất là chế độ hưu trí góp
phần ổn định cuộc sống của người lao động khi hết tuổi lao động hoặc không
có khả năng lao động.
Thứ ba, thực hiện Chính sách bảo hiểm góp phần ổn định cuộc sống
và nâng cao chất lượng lao động, đảm bảo sự bình đẳng về vị thế xã hội
của người lao động trong các thành phần kinh tế khác nhau, thúc đẩy sản
xuất phát triển. Với những quyền lợi của người lao động khi tham gia bảo
hiểm đã góp phần thu hút nguồn lao động vào nền sản xuất xã hội, giữ gìn
và nâng cao thể lực cho người lao động trong suốt quá trình lao động, sản
xuất. Việc được hỗ trợ bảo hiểm đã tạo ra cho người lao động sự phấn
khởi, tâm lý ổn định, an tâm vào công việc họ đang làm, bảo đảm sự ổn
định và thúc đẩy sản xuất phát triển.
Thứ tư, bảo hiểm là một công cụ đắc lực của Nhà nước, góp phần vào
việc phân phối lại thu nhập Quốc dân một cách công bằng, hợp lý giữa các
tầng lớp dân cư, đồng thời giảm chi cho ngân sách Nhà nước, bảo đảm được
an sinh xã hội vùng ven biển bền vững.
2.1.1.3 Các loại bảo hiểm hoạt động đánh bắt thủy sản
* Bảo hiểm thân tàu (HULL INSURANCE) là bảo hiểm những rủi ro

tổn thất xảy ra liên quan đến tài sản con tàu như vỏ tàu, máy móc thiết bị trên
tàu, một phần trách nhiệm của chủ tàu do rủi ro đâm va và những chi phí chủ
tàu có thể bị thiệt hại trong quá trình kinh doanh.
Sự cần thiết phải bảo hiểm thân tàu:

7


- Tàu có trọng tải và dung tích lớn, thời gian hoạt động kéo dài, dễ bị
ảnh hưởng bởi thiên tai, tai nạn bất ngờ trên biển.
- Trị giá của vỏ tàu rất lớn nên các chủ tàu thường đứng trước nguy
cơ lớn.
- Ngày nay các con tàu được trang bị rất hiện đại nên khó khắc phục
được các biến cố trên biển dẫn đến khả năng rủi ro bị dừng hành trình là rất
lớn nên gây tổn thất lớn.
- Nguy cơ thủy thủ đoàn có hành vi ác ý.
- Hoạt động của con tàu trên biển trong quá trình khai thác rất dễ gây
tổn thất lớn cho người khác và chủ tàu phải chịu trách nhiệm đối với những
tổn thất đó.
* Bảo hiểm tai nạn thuyền viên (P&I INSURANCE: Bảo hiểm người)
là bảo hiểm những rủi ro tổn thất xảy ra liên quan đến con người. Doanh
nghiệp bảo hiểm, thuyền viên làm việc và sinh hoạt trên các phương tiện
nghề cá có nghĩa vụ thực hiện chế độ bảo hiểm bắt buộc tai nạn thuyền
viên. Đối tượng bảo hiểm bao gồm thuyền trưởng, thuyền phó, máy
trưởng, máy phó, các thủy thủ, thợ máy, nhân viên phục vụ làm việc trên tàu,
thuyền đánh bắt cá.
Thuyền viên làm việc trên các phương tiện nghề cá sẽ không còn phải
bận tâm khi lênh đênh trên sông nước khi đã thực hiện nghĩa vụ chế độ bắt
buộc về bảo hiểm tai nạn thuyền viên.
2.1.2 Khái niệm Chính sách hỗ trợ bảo hiểm

Chính sách là tập hợp chủ trương và hành động về phương diện nào đó
của nền kinh tế xã hội do Chính phủ thực hiện. Chính sách bao gồm mục tiêu
mà Chính phủ muốn đạt được và cách làm để đạt được những mục tiêu đó
(Đỗ Kim Chung, 2006).
Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang gặp những khó khăn, nhiều
lĩnh vực cần được Nhà nước quan tâm đầu tư hỗ trợ. Chính phủ đã ban hành

8


rất nhiều Chính sách như Chính sách tín dụng, Chính sách hỗ trợ lãi suất năm
2009, Chính sách bảo hiểm cho người nghèo, Chính sách miễn thủy lợi phí.
Các Chính sách đưa ra đã có tác động lớn trên các lĩnh vực. Riêng lĩnh vực
thủy sản, Nhà nước đã có những Chính sách nhằm hỗ trợ ngư dân, như Quyết
định 393/QĐ-TTg, Quyết định 159/1998/QĐ-TTg, tạo điều kiện vay vốn tín
dụng lãi suất ưu đãi 0.81% theo chế độ tín chấp. Thông tư 74/2006/TT-BTC
quy định từ năm 2006 đến hết 2010, các cơ sở kinh doanh đánh bắt hải sản,
sản xuất muối chưa qua chế biến được miễn toàn bộ thuế môn bài, thuế tài
nguyên và thuế thu nhập doanh nghiệp. Phạm vi miễn thuế là hoạt động khai
thác các sản phẩm tự nhiên từ biển (cả gần bờ và xa bờ).
Chính sách hỗ trợ bảo hiểm đánh bắt thủy sản cho ngư dân là hình thức
hỗ trợ về kinh phí bảo hiểm đối với một số đối tượng tham gia hoạt động đánh
bắt thủy sản được Chính phủ quy định trong Chính sách trong một khoảng
thời gian nhất định (theo quý, theo năm hoặc không có thời hạn).
Chính sách hỗ trợ bảo hiểm cho ngư dân được Thủ tướng hoặc Phó Thủ
tướng ký duyệt nhằm hỗ trợ một phần hay toàn bộ kinh phí bảo hiểm bao gồm
bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm tai nạn thuyền viên, bù đắp những thiệt hại, rủi
ro cho đối tượng là ngư dân hoạt động bám biển.
2.1.3 Ngư dân, ngư dân đánh bắt gần bờ
2.1.3.1 Khái niệm ngư dân, ngư dân đánh bắt gần bờ

Ngư dân là những người dân sống bằng nghề khai thác, đánh bắt thủy
hải sản ở các vùng sông, vùng biển thuộc phạm vi lãnh thổ quốc gia. Nguồn
thu nhập chính của họ chủ yếu là dựa vào hoạt động khai thác, đánh bắt nuôi
trồng thủy hải sản.
Hộ ngư dân là hộ gia đình hoạt động sản xuất trong lĩnh vực nông
nghiệp mang tính tự phát cao. Tư liệu sản xuất của họ là mặt nước để đánh
bắt, công cụ sản xuất của họ chủ yếu là tàu thuyền và chài lưới. (Vũ Đình
Thắng, kinh tế thủy sản, 2005).

9


Ngư dân đánh bắt gần bờ là những ngư dân đánh bắt thủy hải sản ở các
vùng ven biển với tàu thuyền có công suất dưới 90CV, quy mô tàu thuyền
nhỏ, công nghệ và phương pháp khai thác lạc hậu. Hiện nay, một số ngư dân
còn sử dụng các phương pháp đánh bắt hải sản mang tính hủy diệt cao như:
xung điện, chất nổ, chất độc và các loại ngư cụ có hại như: te, xiệp... Đánh bắt
gần bờ tuy không đem lại hiệu quả kinh tế cao nhưng tiêu hao ít nhiên liệu,
chi phí ít, không cần nhiều lao động, thời gian đánh bắt ngắn, tàu nào đi lâu
nhất cũng chỉ có 3 đến 4 ngày là về. Ngư dân đánh bắt gần bờ thường là
những người nghèo, phần lớn không được đào tạo nghề, trình độ văn hóa
thấp, họ không có điều kiện đầu tư lớn để đánh bắt xa bờ, cũng không có trình
độ chuyên môn để có thể chuyển đổi sang nghề mới.
2.1.3.2 Đặc điểm sản xuất và đời sống của ngư dân đánh bắt gần bờ
Nghề biển là kế mưu sinh của hầu hết ngư dân vùng ven biển được
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, những ngư dân đó cũng có những đặc
điểm rất riêng trong cuộc sống của họ. Như trong sản xuất thì nông nghiệp là
nghề phụ góp một phần rất nhỏ trong việc nuôi sống gia đình. Có nhiều gia
đình ngư dân không có đất nông nghiệp, cuộc sống của họ hầu như phụ thuộc
hoàn toàn vào nghề đánh bắt thủy sản gần bờ. Thường thì khu vực đánh bắt

gần bờ của họ cách bờ biển từ 9km đến 13km, khu vực đánh bắt còn phụ
thuộc vào thời tiết. Dù ngành đánh bắt thủy sản gần bờ phát triển nhanh
chóng nhưng hầu hết (84%) là các tàu có công suất máy nhỏ hơn 90CV và đa
số các tàu đánh cá đều được đóng bằng gỗ, các máy tàu được sử dụng phần
lớn là máy cũ hoặc dùng các máy ô tô, vận tải hạng nặng đã cũ để lắp đặt,
trang thiết bị khai thác chưa đầy đủ nên hạn chế hiệu quả khai thác. Ngư cụ
vẫn đang còn thô sơ và thiếu nhiều do các cơ sở sản xuất trong nước chưa đáp
ứng được về số lượng cũng như chất lượng.
Các ngư dân đánh bắt gần bờ đều đánh bắt theo quy mô gia đình là
nhiều, trong gia đình thì người đàn ông luôn là lao động chính. Một điều đáng

10


×