Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI LÃI SUẤT THỊ TRƯỜNG VÀ LIÊN HỆ VỚI LÃI SUẤT Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.67 KB, 30 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI LÃI SUẤT THỊ TRƯỜNG VÀ
LIÊN HỆ VỚI LÃI SUẤT Ở VIỆT NAM
LỜI MỞ ĐẦU
Lãi suất và chính sách lãi suất là một trong những sách lược kinh tế vĩ mô quan trọng
của mỗi quốc gia. Do vậy ngân hàng Trung ương các nước thường sử dụng lãi suất như
một công cụ cần thiết trong việc điều tiết khối lượng tiền tác động đến lãi suất của ngân
hàng thương mại. Nhưng sự tác động của công cụ này ở mỗi quốc gia luôn khác nhau bởi
nó phụ thuộc vào các yếu tố như thực trạng nền kinh tế, mức phát triển thị trường tiền tệ.
Xét ở tầm kinh tế vi mô, lãi suất là cơ sở để các tổ chức hay cá nhân đưa ra những
quyết định kinh tế của mình. Như quyết định đầu tư hay để gửi tiết kiệm. Hoặc đầu tư ở
kênh này hay ở một danh mục khác….
Còn xét theo tầm kinh tế vĩ mô, lãi suất là một công cụ đắc lực điều tiết kinh tế rất
hiệu quả. Khi thay đổi mức và cơ cấu lãi suất trong từng thời kỳ chính phủ có thể tác động
đến quy mô và tỷ trọng các loại vốn đầu tư. Đối với các luồng vốn đi ra hay đi vào đối với
một nước thì chính sách lãi suất còn là một công cụ góp phần điều tiết. Chính sách lãi suất
còn tác động đến tỷ giá và điều tiết sự ổn định của tỷ giá. Chính sách lãi suất nó tác động
đến đầu tư phát triển kinh tế mà còn tác động trực tiếp đến cán cân thanh toán và các quan
hệ thương mại quốc tế.
Lãi suất là một phạm trù kinh tế có tính hai mặt. Nếu xác định lãi suất hợp lý nó sẽ là
đòn bẩy quan trọng thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hóa phát triển. Ngược lại một cơ chế
lãi suất bất hợp lý sẽ là nhân tố kìm hãm sự phát triển kinh tế, có thể gây nên những cuộc
khủng hoảng kinh tế trầm trọng.
Trong đề án này chúng ta sẽ đề cập đến một số vấn đề cơ bản lãi suất và một số phân
biệt các loại lãi suất đó ở chương I. Nội dung thứ hai được đề cập đến trong chương II là
các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất. Và nội dung cuối cùng là xu hướng và yêu cầu cải cách
chính sách lãi suất ở Việt Nam.
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Chương I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÃI SUẤT


Trong chương này, chúng ta sẽ bắt đầu với việc hệ thống lại các loại lãi suất cơ bản
và phương pháp đo lường các loại lãi suất .
1.1 Lãi suất cơ bản và các phương pháp đo lường lãi suất
Lãi suất được hiểu là giá của việc sử dụng vốn. Hay hiểu theo một nghĩa chung nhất
là giá cả của tín dụng - giá cả của quan hệ vay mượn hoặc cho thuê những dịch vụ về vốn
dưới hình thức tiền tệ hoặc các dạng tài sản khác nhau. Khi đến hạn người đi vay sẽ phải trả
cho người cho vay một khoản tiền khác ngoài số tiền vốn gọi là tiền lãi. Và việc xác định tỷ
lệ giữa số tiền lãi trên số tiền vốn gọi là lãi suất.
Như đã trình bày ở trên lãi suất là giá cả của tín dụng nói chung, tuy nhiên tín dụng
có thể thực hiện bằng nhiều cách theo các phương thức khác nhau. Vì vậy mà không chỉ
phân biệt các loại lãi suất mà còn phải áp dụng các phương pháp khác nhau để đo lường
theo các phương thức tín dụng khác nhau. Trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là tín dụng.
Tín dụng là quan hệ vay mượn, gồm cả đi vay và cho vay. Theo luật các tổ chức của nước
Công hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều 49 ghi: ‟Tổ chức tín dụng được cấp tín dụng
cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá
khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức theo quy định của Ngân hàng Nhà
nước”
Đối với những khoản tín dụng được thực hiện dưới hình thức cho vay đơn lãi suất được
coi là lãi suất đơn. Loại tín dụng kiểu này người vay sẽ trả tiền một lần cho người cho vay
khi đến hạn trả. Số tiền trả gồm cả tiền gốc và một phần dôi ra chính là tiền lãi. Lãi suất đơn
chính là lấy khoản tiền lãi này chia cho tổng số vốn vay theo thời gian của khoản tín dụng
đó. Chẳng hạn như một người A cho người B vay số tiền là 100 VND theo kiểu vay đơn
trong thời hạn 01 năm và khi đến hạn thì người B phải trả 105 VND thì lãi suất đơn được
tính như sau:
=

100
100105
0,05 hay 5% /năm
Việc tính toán lãi suất đơn đối với hình thức vay đơn là rất đơn giản. Thông thường chỉ

những khoản vay thương mại có thời hạn ngắn hơn một năm mới áp dụng lãi suất này.
Tuy nhiên tín dụng có nhiều hình thức khác nhau. Nó không chỉ có loại tín dụng ngắn
hạn như thế mà nó còn có loại dài hạn, 2 năm hoặc nhiều hơn. Trong khi đó chu kỳ để tính
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
lãi là theo kỳ có thể là năm mà thường là nhỏ hơn năm. Như vậy chu kỳ tính lãi nhỏ hơn
thời gian của tín dụng. Khi đó cách tính lãi suất đơn không còn phù hợp nữa. Vì nếu như
tính theo lãi suất đơn có nghĩa là ta đã mặc định một mức lãi suất giống nhau giữa các thời
kỳ khác nhau. Thêm nữa chúng ta đã không tính toán đầy đủ giá trị của việc sử dụng số tiền
vốn dĩ đã lớn hơn số trước đó mang lại rồi. Chính vì thế mà lãi suất tích hợp được coi là
công bằng hơn và chính xác hơn trong việc đo lường lãi suất đối với các khoản vay dài hạn.
Và việc tính lãi suất cũng không có gì là phức tạp, việc tính lãi suất tích hợp căn bản vẫn là
dưa trên cơ sở của việc tính lãi suất đơn. Do năm thứ hai của thời hạn tín dụng số vốn tín
dụng thực tế đã lớn hơn năm đầu và tích hợp lại chúng ta có một mức lãi suất cho suốt thời
kỳ khác so với mức lãi suất ban đầu. Để rõ hơn chúng ta tìm hiểu qua ví dụ sau:
Một khoản vay 100 VND trong thời hạn 4 năm
Lãi suất là 10%/năm
Số tiền người cho vay có thể nhận được qua các năm như sau:
Năm 1: 100 x 10% + 100 = 110
Năm 2: 110 x 10% + 110 = 121
Năm 3: 121 x 10% + 121 = 133
Năm 4: 133 x 10% + 133 = 146,3
Như vậy đến năm thứ 4 thì số tiền lãi tính được là 46,3.
Nếu tính theo lãi đơn thì đến năm thứ tư số tiền lãi chỉ là 40. Như vậy lãi suất tích hợp
là gần 11% chứ không phải là 10% của lãi suất đơn.
Để thấy được bản chất của lãi suất tích hợp chúng ta sẽ phân tích rõ ví dụ trên:
Khi cho vay 100 VND thì sau năm thứ nhất sẽ trở thành 110 VND. 110 VND chính là:
100 + 100 x 10% = 100(1+10%)
Tương tự như thế đến năm thứ hai thì số tiền sẽ là:
100(1+10%).(1+10%) = 100(1+10%)

2
Sang năm thứ ba sẽ là: 100(1+10%)
3
Sang năm thứ tư sẽ là: 100(1+10%)
4
Thay số tiền cho vay là C, và i là lãi suất đơn hàng năm khi đó số tiền nhận được cuối
năm thứ n sẽ là C (1+i)
n
.
Tại thời hạn năm t bất kỳ trong thời hạn tín dụng n năm và chu kỳ tính lãi hàng năm
chúng ta có thể tính được số tiền nhận được sau t năm ( t thuộc n) là: C (1+i
t
)
nt
. Theo lý
thuyết về lãi suất tương đương ta có:
C (1+i)
n
= C (1+i)
nt
→ (1+i)
n
= (1+i)
nt
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Khai căn cả hai vế bậc nt ta được công thức tính lãi suất tích hợp tại chu kỳ t bất kỳ :t
(1+i)
1/t
= 1+i

t
hay i
t
= (1+i
t
)
1/t
- 1
Nếu so sánh với lãi suất đơn thì lãi suất tích hợp có ưu việt hơn vì nó phản ánh được mức
lãi suất phụ thuộc vào độ dài thời gian của tín dụng và chu kỳ tính lãi. Độ dài thời gian càng
lớn hơn chu kỳ tính lãi thì lãi suất tích hợp càng lớn. Trên thực tế có những khoản tín dụng
mà thời gian của nó là ngắn hạn nhưng chu kỳ tính lãi lại nhỏ thậm chí là theo ngày thì
người ta vẫn có thể áp dụng cách tính lãi suất tích hợp. Miễn là chu kỳ tính lãi phải nhỏ hơn
thời gian tín dụng. Chính vì ưu điểm này của nó mà tính chính xác được số tiền lãi trong
các khoản vay ngắn hạn thậm chí là theo ngày.
Ngoài lãi suất đơn, lãi suất tích hợp người ta còn áp dụng lãi suất hoàn vốn. Với
những khoản vay mà việc trả vốn và lãi theo định kỳ hoặc trả một khoản cố định theo định
kỳ, chẳng hạn vay trả cố định hoặc trái phiếu coupon. Lãi suất hoàn vốn làm cân bằng giá
trị hiện tại của tiền thanh toán nhận được từ một khoản tín dụng với giá trị hôm nay của
khoản tín dụng đó. Về bàn chất trái phiếu cũng là một khoản tín dụng , vì thế lãi suất hoàn
vốn là một tỷ lệ nào đó làm cho giá trị hiện tại của trái phiếu cân bằng với giá trị hôm nay
(giá bán trái phiếu trên thị trường). Với một khoản vay là 100 và lãi suất 10%/năm thì sau
một năm ta nhận được. Nếu ta ký hiệu PV là giá trị hiện tại, FV là giá trị tương lai sẽ thanh
toán sau một năm . Như vậy ta có điều kiện cân bằng để tìm lãi suất hoàn vốn 100(1+i) =
110 . Giải phương trình ta sẽ có lãi suất hoàn vốn 10% đúng bằng lãi suất đơn. Tuy nhiên
với những khoản tín dụng là n năm thì điều kiện cân bằng sẽ là:
PV(1+i)
n
=FV hay PV = FV/ 1+i)
Trường hợp những khoản tín dụng trả từng phần cố định vào thời điểm cuối năm thì giá trị

hiện tại của nó tổng giá trị hiện tại của số tiền trả hàng năm. Ta có phương trình sau:
Trong đó: PV là giá trị hiện tại của vốn tín dụng
FP khoản thanh toán hàng năm đã biết
Để tính lãi suất i hoàn vốn ta giải phương trình trên
Trên đây là áp dụng với những khoản vay trả cố định, còn người sở hữu trái phiếu
coupon sẽ được thanh toán số lợi nhuận ở dạng tiền coupon cố định hàng năm. Và đến kỳ
hạn cuối cùng sẽ nhận nốt coupon còn lại và toàn bộ số tiền. Vì vậy giá trị hiện tại của trái
phiếu loại này lại là tổng của giá trị hiện tại của các khoản thanh toán coupon cộng với giá
trị hiện tại của số tiền vốn ban đầu. Việc tính lãi suất hoàn vốn của trái phiếu coupon dựa
trên phương trình sau:
PV = C/ 1+i)
1
+ C/ 1+i)+….+ C/ 1+i)
n
+F/ 1+i)
n
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Trong đó C là số tiền thu nhập coupon đã biết. giải phương trình ta tính được lãi suất hoàn
vốn.
Bản chất của lãi suất hoàn vốn là sự phát triển của lãi suất tích hợp. Nhìn vào công
thức tính lãi suất hoàn vốn ta thấy được mức độ phức tạp của việc tính toán. Tuy nhiên việc
áp dụng công nghệ thông tin như ngày nay thì việc tính toán này trở nên cực kỳ đơn giản.
Chỉ là đưa thông số ban đầu vào và máy tính sẽ thực hiện công việc này nhanh chóng. Hoặc
ngay khi không dùng máy tính thì trong các cuốn giáo trình về tiền tệ và ngân hàng cũng có
ngay các bản tính giúp chúng ta tra lãi suất hoàn vốn một cách dễ dàng.
Đơn giản hóa lãi suất hoàn vốn người ta phát triển ra hai loại lãi suất là lãi suất hoàn
vốn hiện hành và lãi suất hoàn vốn trên cơ sở tính giảm.
Lãi suất hoàn vốn hiện hành là tỷ số giữa tiền thanh toán coupon hàng năm với giá
trái phiếu đó:

i
c
= C/P
cb
Trong đó:
- i
c
: lãi suất hoàn vốn hiện hành của trái phiếu coupon
- P
cb
: giá của trái phiếu coupon
- C: tiền coupon hàng năm
Gọi là lãi suất hoàn vốn hiện hành vì nó là giá trị gần đúng của lãi suất hoàn vốn đặc
biệt trong trường hợp trái phiếu coupon đặc biệt hoặc trái phiếu consol - là loại trái phiếu
coupon rất dài hạn hoặc vĩnh viễn - lãi suất hoàn vốn hiện hành là phép đo chính xác của lãi
suất hoàn vốn. Mặt khác lãi suất hoàn vốn hiện hành lại phụ thuộc vào tỷ lệ nghịch với giá
của trái phiếu. Vì thế mà nó luôn mang tính cập nhật thay đổi theo thị giá của trái phiếu.
Khi thời hạn của trái phiếu càng dài và thị giá của nó càng gần đúng mệnh giá thì chênh
lệch giữa lãi suất hoàn vốn hiện hành và lãi suất hoàn vốn càng nhỏ. Còn khi thời hạn của
trái phiếu càng ngắn, thị giá của trái phiếu càng xa mệnh giá thì chênh lệch giữa lãi suất
hiện hành và lãi suất hoàn vốn càng xa. Thêm nữa dù có sự thay đổi của lãi suất hoàn vốn
hiện hành thì cũng là sự thay đổi cùng chiều với lãi suất hoàn vốn.
Có thể thấy công thức tính toán đơn giản hóa đi rất nhiều, thuận tiện cho các nhà đầu tư
có thể nhẩm tính một cách nhanh chóng lợi ích của các lựa chọn và kịp thời đưa ra các
quyết định cần thiết khi mà trong tay các nhà đầu tư không có máy tính hay bảng số. Từ
những nhận xét trên chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng lãi suất hoàn vốn hiện hành thay vì
lãi suất hoàn vốn trên thương trường, những nơi mà chúng ta thiếu các công cụ phục vụ cho
việc tính toán.
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Lãi suất hoàn vốn trên cơ sở tính giảm có nguồn gốc từ việc buôn bán trái phiếu kho
bạc của Mỹ. Loại trái phiếu chiết khấu hay tính giảm, tức là để trả thu nhập cho người mua
người ta bán trái phiếu với giá thấp hơn mệnh giá. Để đơn giảm hóa trong việc tính lãi suất
hoàn vốn đối với trái phiếu này người ta tính tỷ suất lợi nhuận của trái phiếu coi tỷ suất đó
như là lãi suất hoàn vốn. Công thức tính như sau:
i
tg
= {(F-P
tg
)/F}(360/N)
Trong đó :
- i
tg
: lãi suất hoàn vốn trên cơ sở tính giảm
- F : mệnh giá của trái phiếu tính giảm
- P
tg
: giá bán trái phiếu
- N : số ngày tới khi đến hạn thanh toán của trái phiếu
Từ công thức ta thấy lãi suất trên cơ sở tính giảm luôn nhỏ hơn lãi suất hoàn vốn.
1.2 Một số phân biệt về lãi suất
a/ Lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa
Thực tế cho thấy, những khoản thu nhập bằng tiền hay thu nhập danh nghĩa thường
không phản ánh đúng giá trị thực của khoản thu nhâp đó. Giá trị thực nhỏ hơn giá trị danh
nghĩa là vì tỷ lệ lạm phát hay tỷ lệ trượt giá của đồng tiền trong một thời gian nhất định.
Nếu gọi i
r
, i
n
,i

i
lần lượt là lãi suất thực, lãi suất danh nghĩa, tỷ lệ lạm phát. Khi đó lãi
suất thực và lãi suất danh nghĩa có liên hệ với nhau qua công thức đơn giản sau: i
r
= i
n
-i
i
( với điều kiện tỷ lệ lạm phát i
i
nhỏ hơn 10%)
i
r
=
1
+

i
in
i
ii
( với điều kiện tỷ lệ lạm phát i
i
cao hơn 10%)
nhìn vào công thức ta thấy nếu tỷ lệ lạm phát càng cao thì lãi suất thực càng thấp
b/ Lãi suất và tỷ suất lợi tức
Lãi suất là tỷ lệ phần trăm giữa số tiền lãi trên số tiền vốn cho vay. Còn tỷ suất lợsi
tức là tỷ lệ phần trăm giữa số thu nhập của người có vốn trên tổng số tiền bỏ ra đầu tư. Để
chứng minh cho lãi suất không nhất thiết là tỷ suất lợi tức. Chúng ta tìm hiểu qua ví dụ sau:
Một trái phiếu kho bạc có mệnh giá là 100.000VND, thời hạn 1 năm và lãi suất cố định

là 8%/năm. Đến ngày đáo hạn thì người đó có thể nhận được khoản thu nhập bằng 8%
mệnh giá trái phiếu đó (8.000VND). Ta thấy rằng đến ngày đáo hạn thì người đó nhận được
đúng bằng lãi suất của trái phiếu đó. Nhưng nếu lãi suất trên thị trường chỉ có 6%/năm và
anh ta bán trái phiếu đó được 125.000VND. Lúc này thu nhập của anh ta là 25.000VND ,
6
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
tức là tỷ suất lợi tức mà anh ta nhận được là 25% thay vì 8% lãi suất như đã định. Điều đó
khẳng định lãi suất không nhất thiết là tỷ suất lợi tức.
c/ Lãi suất cơ bản của ngân hàng
Lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay và lãi suất liên ngân hàng là ba loại lãi suất cơ bản
của ngân hàng được quan tâm hơn cả.
Lãi suất tiền gửi thường là lãi suất mà ngân hàng thương mại trả cho người gửi tiền
trên số tiền gửi tiết kiệm. Với mục đích nhằm khuyến khích cho việc thanh toán không
dùng tiền mặt, ở một số nước loại tiền gửi không thời hạn để phát hành sec cũng có thể
được trả lãi suất tiền gửi. Công thức để xác định lãi suất tiền gửi như sau:
i
tg
=i
cb
+i
i
Trong đó:
- i
tg
: lãi suất tiền gửi
- i
cb
: tỷ lệ lãi cơ bản ngân hàng trả cho từng loại tiền khác nhau.
Lãi suất cho vay cũng bao gồm nhiều loại khác nhau, tùy theo tính chất của món vay và
thời gian vay vốn. Lãi suất cho vay thường được xác định dựa trên cơ sở lãi suất tiền gửi.

Công thức xác định lãi suất cho vay như sau:
i
cv
=i
tg
+X
Trong đó:
- i
cv
: lãi suất cho vay
- X : chi phí nghiệp vụ ngân hàng
( ở Việt nam thì chi phí X được quy định bởi Ngân hàng nhà nước )
Lãi suất liên ngân hàng là lãi suất mà các ngân hàng cho nhau vay tiền nhằm giải
quyết nhu cầu vay vốn ngắn hạn trên thị trường tiền tệ.
1.3 Cấu trúc kỳ hạn và cấu trúc rủi ro của lãi suất
a/ Cấu trúc rủi ro của lãi suất
Cấu trúc rủi ro của lãi suất hay mối quan hệ giữa lãi suất và mức độ rủi ro của một
món vay hay một dự án đầu tư. Có nhiều quan điểm và trường phái khác nhau về mối quan
hệ này, tuy nhiên điểm thống nhất ở đây là mức độ rủi ro của một khoản vay càng cao thì
lãi suất của khoản vay đó càng cao.
7
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
b/ Cấu trúc kỳ hạn
Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất hay mối quan hệ giữa lãi suất và thời hạn của một khoản
vay. Thời hạn cho vay dài hơn về cơ bản nói lên khoản vay đó gặp phải rủi ro là lớn hơn, do
vậy mà ít nhất phần bù cho rủi ro cũng làm lãi suất tăng lên. Có thể thấy rõ ràng từ những
phân tích mang tính quy luật là món vay có thời hạn càng dài thì lãi suất càng cao. Tất
nhiên cũng có thể có những trường hợp ngoại lệ đó là khi nhà nước mong muốn khuyến
khích đầu tư dài hạn vào một lĩnh vực ưu tiên nào đó thì lãi suất áp dụng đối với vốn đầu tư
đó có khi còn quy định thấp hơn lãi suất ngắn hạn trong cùng thời kỳ.

1.4 Các loại lãi suất chính.
Các công cụ trong thị trường tiền tệ - là nguồn cung vốn ngắn hạn - hoạt động và tồn
tại theo cơ chế các lãi suất . Một cơ chế lãi suất hợp lý và hữu hiệu là yếu tố nền tảng cho
các giao dịch chứng khoán ngắn hạn. Ngược lại, một thị trường vốn ngắn hạn thị trường
tiền tệ hoạt động hiệu quả sẽ là cơ sở xác lập các lãi suất interest rates trên thị trường vốn
nói chung. Dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu ý nghĩa của các loại lãi suất đó.
a/ Lãi suất huy động và lãi suất cho vay
Chính sách lãi suất là một trong những công cụ chính của chính sách tiền tệ. Tùy
thuộc vào từng mục tiêu của chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước áp dụng cơ chế điều
hành lãi suất phù hợp, nhằm ổn định và phát triển thị trường tiền tệ, tạo điều kiện thuận lợi
cho hoạt động ngân hàng và sự phân bổ có hiệu quả các nguồn vốn trong nền kinh tế. Sau
năm 2008 biến động và leo thang chưa từng có trong lịch sử, năm 2009, lãi suất huy động
và cho vay VND cùng ổn định, theo sự ổn định của lãi suất cơ bản. Tuy nhiên, căng thẳng
của lãi suất huy động bắt đầu bộc lộ từ giữa năm. Từ tháng 7 đến tháng 11, các ngân hàng
thương mại liên tục tăng lãi suất huy động VND, tập trung từ các kỳ hạn dài và dồn ép các
kỳ hạn ngắn. Mức lãi suất cao nhất lần lượt tạo các “đỉnh” 9%, 10% và đỉnh điểm lên đến
10,5%/năm. Khái niệm “đường cong lãi suất” bị xóa nhòa khi nhiều thành viên áp thống
nhất một mức cao cho hầu hết các kỳ hạn. Ngay sau quyết định tăng lãi suất cơ bản từ 7%
lên 8% có hiệu lực từ 1/12, các ngân hàng thương mại đồng loạt đẩy lãi suất huy động lên
mức cao, một số thành viên có tới 10,5%/năm (chưa tính các hình thức khuyến mại, cộng
thưởng gián tiếp). Với diễn biến này, Ngân hàng Nhà nước phát thông điệp kiểm tra toàn
diện các trường hợp có lãi suất huy động từ 10,5%/năm trở lên, các thành viên đồng loạt áp
tối đa ở mức 10,49%/năm.
8
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Diễn biến lãi suất căng thẳng trong nửa cuối năm 2009 một phần phản ánh khó khăn
thanh khoản của hệ thống. Điều này dẫn đến một hệ quả ít thấy là tỷ lệ lãi biên của các
ngân hàng giảm rất mạnh; nếu trong năm 2008 chênh lệch lãi suất động và cho vay đạt
khoảng 3,7%, thì năm 2009 chỉ xoay quanh 1% (đối với cho vay sản xuất kinh doanh).
Đầu năm 2008, trong một loạt các biện pháp kiềm chế lạm phát, Ngân hàng Nhà

nước đã đưa ra Quyết định số 187/2008/QĐ-NHNN về việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm
rút bớt tiền từ lưu thông về, chủ động kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và
tăng trưởng dư nợ tín dụng phù hợp với các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Theo Quyết định, Ngân
hàng Nhà nước sẽ mở rộng diện các loại tiền gửi phải dự trữ bắt buộc, bao gồm các loại tiền
gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn, thay cho việc áp dụng dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi
không kỳ hạn và có kỳ hạn từ 24 tháng trở xuống trong thời gian qua. Tiếp đó là quyết định
số 346/QĐ-NHNN về việc phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước bằng tiền đồng dưới
hình thức bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng nhằm thu hút 20.300 tỉ đồng. Các ngân
hàng thương mại đối mặt với khó khăn thiếu hụt nguồn cung tiền đồng sau những quyết
định của Ngân hàng Nhà nước. Tình trạng thiếu hụt tiền đồng của các ngân hàng thể hiện
qua việc lãi suất cho vay qua đêm của các ngân hàng trong vòng một tháng qua đã có lúc
lên tới 30%. Điều này đã đẩy các ngân hàng đến chỗ đua nhau tăng lãi suất huy động.
Trước tình hình đó, Ngân hàng Nhà nước đã quy định trần lãi suất huy động là
12%/năm theo công điện số 02/CĐ-NHNN ngày 26/02/2008 nhằm hạn chế cuộc đua này.
Đến ngày 17/05/2008, Ngân hàng Nhà nước thông báo những điều chỉnh trong chính sách
điều hành lãi suất. Đó chính là Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN về cơ chế điều hành lãi
suất cơ bản bằng đồng Việt Nam. Theo Quyết định này, các tổ chức tín dụng ấn định lãi
suất kinh doanh (lãi suất huy động và lãi suất cho vay) bằng đồng Việt Nam không vượt
quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố áp dụng trong từng thời kỳ.
Việc huy động vốn bằng VNĐ của các tổ chức tín dụng phù hợp với quy định về cơ chế
điều hành lãi suất cơ bản, mức trần lãi suất huy động 12%/năm theo công điện số 02/CĐ-
NHNN ngày 26/02/2008 cũng không còn hiệu lực.
Qua đó, đã ngăn chặn được nguy cơ xáo trộn thị trường tiền tệ và mất khả năng
thanh toán của các Ngân hàng thương mại trong những tháng cuối năm 2008; an toàn hệ
thống ngân hàng được đảm bảo, củng cố lòng tin của các nhà đầu tư, doanh nghiệp và
người dân đối với hệ thống ngân hàng. Khắc phục được tình trạng cạnh tranh không lành
9
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
mạnh trong huy động vốn giữa các Ngân hàng thương mại. Cùng với diễn biến lạm phát có
xu hướng giảm, kinh tế vĩ mô ổn định và hoạt động của các Ngân hàng thương mại đảm

bảo khả năng thanh toán, làm cho thị trường tiền tệ và lãi suất trong năm 2009 tương đối ổn
định.
Biện pháp điều hành lãi suất đã có hiệu lực và hiệu quả đối với hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng thương mại và lãi suất thị trường, thể hiện là lãi suất huy động và cho
vay của các Ngân hàng thương mại biến động theo cung - cầu vốn và tăng, giảm theo sự
thay đổi của các mức lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước , đã tác động làm thu hẹp
hoặc mở rộng tín dụng. Năm 2008 và những tháng đầu năm 2009, tăng trưởng tổng phương
tiện thanh toán và tín dụng phù hợp với chủ trương thắt chặt hoặc nới lỏng tiền tệ một cách
thận trọng.
Việc điều hành linh hoạt lãi suất, vừa là công cụ điều tiết thị trường, vừa là động thái
phát tín hiệu về chủ trương của Chính phủ và giải pháp điều hành chính sách tiền tệ của
Ngân hàng Nhà nước là thắt chặt hay mở rộng tiền tệ, đã và đang trở thành một chỉ số kinh
tế quan trọng trên thị trường tài chính, tiền tệ, được các tổ chức, các nhân trong và ngoài
nước quan tâm, theo dõi, dự báo và có phản ứng khá nhanh nhạy, tích cực về hoạt động đầu
tư, tiết kiệm và tiêu dùng. Kết quả này có ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện được vai trò và
những tác động tích cực của chính sách tiền tệ đối với việc kiềm chế lạm phát và điều tiết
kinh tế vĩ mô.
b/ Lãi suất cơ bản của ngân hàng Nhà nước
Lãi suất cơ bản prime rate, còn gọi là prime được các ngân hàng thương mại tầm cỡ
tại các trung tâm tài chính chủ lực của một nền kinh tế công bố và áp dụng đối với các
khoản nợ dành cho các doanh nghiệp là khách hàng lớn. Tuy nhiên ở Việt nam thì lãi suất
cơ bản được Ngân hàng Nhà nước quy định. Dù các ngân hàng không nhất thiết thu lãi
đúng như mức công bố, thường thì thu cao hơn và đôi khi thấp hơn, lãi suất cơ bản được
xem là cơ sở để các mức lãi khác tham khảo áp dụng hoặc dựa vào đó để điều chỉnh. Vì
nhiều lý do ảnh hưởng khác nhau, khi một lãi suất cơ bản tăng lên nhìn chung giá cả chứng
khoán được xem là bất lợi. Có thể nhiều người nghĩ rằng lãi suất cơ bản chỉ quan trọng đối
với các doanh nghiệp lớn, bởi khi các "đại gia" đi vay họ luôn quan tâm đặc biệt tới mức lãi
"ưu đãi số một" này, thật ra, sự chuyển biến của lãi suất cơ bản còn có ảnh hưởng trực tiếp
đối với từng nhà đầu tư.
10

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Trước tiên, lãi suất này là yếu tố quyết định mức lãi mà nhà đầu tư phải trả nếu giả
định họ phải mua chứng khoán bằng tiền đi vay, theo hình thức tài khoản bảo chứng
margin. Khi lãi suất cơ bản tăng, lãi suất áp dụng trên tiền huy động sẽ tăng theo, do vậy chi
phí mua giữ chứng khoán hoặc duy trì một vị thế đầu tư trong thị trường chứng khoán cost
of carry hay carrying charges sẽ cao, người đầu tư dễ rơi vào tình huống rủi ro. Ngược lại,
một sự cắt giảm lãi suất cơ bản sẽ làm giảm chi phí mua giữ chứng khoán đối với các khoản
tiền huy động, điều này lại khuyến khích người đầu tư mua nhiều chứng khoán hơn, làm
lượng cầu tăng, và hẳn là giá chứng khoán cũng tăng. Ta thấy đó, cả hai đằng có thể đều là
bất lợi!
Kế đó là, các sự thay đổi về lãi suất cơ bản là dấu hiệu quan yếu cho những thay đổi
đang hoặc có thể xảy ra đối với các loại lãi suất khác. Chẳng hạn các tổ chức cho vay
thường nâng lãi suất cơ bản lên để bù đắp sự gia tăng của chính chi phí tạo lập các nguồn
vốn của họ, hoặc cũng có nghĩa là để đáp ứng sự cạnh tranh trong nhu cầu vay nợ của
khách hàng. Như vậy, một sự gia tăng lãi suất cơ bản có thể là dấu hiệu của một trào lưu
đói vốn. Ngoài ra, các khoản cho vay khi bị thu hẹp có thể gây áp lực làm tăng mặt bằng
các lãi suất nói chung.
Cơ chế điều hành lãi suất cơ bản phù hợp với quy định của Luật Ngân hàng Nhà
nước và Bộ luật Dân sự. Tuy vậy, cơ chế điều hành lãi suất cơ bản là công cụ can thiệp trực
tiếp đối với lãi suất kinh doanh của Ngân hàng thương mại, có hạn chế nhất định việc thử
nghiệm và đưa ra thị trường các sản phẩm tín dụng có độ rủi ro cao, nhằm tìm kiếm lợi
nhuận trên thị trường. Xử lý vấn đề này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành
Thông tư số 01/2009/TT-NHNN hướng dẫn về lãi suất thỏa thuận của các Ngân hàng
thương mại đối với cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp
vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, đi kèm theo đó là cơ chế thống kê, theo dõi và thanh
tra, giám sát nhằm hạn chế rủi ro. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2009.
Thông tư được ban hành nhằm thực hiện Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11 tháng 12
năm 2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế,
duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và chỉ đạo của Thủ tướng Chính
Lãi suất cơ bản được xem là một loại lãi suất tham khảo quan trọng trong thị trường.

Nhìn chung nó thay đổi chậm hơn hầu hết các lãi suất khác, do nó nằm trong tầm kiểm soát
của các tổ chức cho vay. Nếu lãi suất huy động nóng federal funds rate có thể biến động lớn
trong thời gian rất ngắn, thì lãi suất cơ bản được duy trì ở mức tương đối ổn định lâu hơn và
nếu có biến động, nó sẽ diễn biến theo những nấc nhỏ 1/4%. Cũng cần xác định rằng lãi
11
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
suất cơ bản là loại lãi suất ngắn hạn, nó có thể so sánh với loại lãi suất của các trái khoản
kho bạc ngắn hạn của nhà nước T- bills. Và như một tất yếu, lãi suất cơ bản thường thường
thấp hơn các lãi suất được trả cho trái phiếu công ty. Tuy nhiên, ta nên lưu ý thêm rằng, một
sự gia tăng của loại lãi suất này sẽ luôn luôn còn là tin đáng buồn cho thị trường trái phiếu.

LÃI SUẤT CƠ BẢN
Giá trị Văn bản quyết định Ngày áp dụng
7%
626/QĐ-NHNN ngày
24/3/2009
01/04/2009
7%
1250/QĐ-NHNN ngày
22/5/2009
01/06/2009
7%
1539/QĐ-NHNN ngày
30/6/2009
01/07/2009
7%
1811/QĐ-NHNN ngày
30/7/2009
01/08/2009
7%

2024/QĐ-NHNN ngày
26/8/2009
01/09/2009
7%
2459/QĐ-NHNN ngày
28/10/2009
01/11/2009
8%/năm 2665/QĐ-NHNN 25/11/2009 01/12/2009
7% 2459/QĐ-NHNN 28/10/2009 01/11/2009
7,0%/năm 2232/QĐ-NHNN 01/10/2009
7% 2024/QĐ-NHNN 26/8/2009 01/09/2009
7% 1811/QĐ-NHNN 30/7/2009 01/08/2009
7% 1539/QĐ-NHNN 30/6/2009 01/07/2009
7% 1250/QĐ-NHNN 22/5/2009 01/06/2009
7% 1015/QĐ-NHNN 29/4/2009 01/05/2009
7% 626/QĐ-NHNN 24/03/2009 01/04/2009
7,0% 172/QĐ-NHNN 23/1/2009 01/02/2009
8.5%/năm 3161/QĐ-NHNN 19/12/2008 22/12/2008
10,0%/năm 2948/QĐ-NHNN 03/12/2008 05/12/2008
12

×