Tải bản đầy đủ (.ppt) (60 trang)

Bài Giảng Môn Tâm Lý Học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 60 trang )

BÀI GIẢNG
MÔN TÂM LÝ HỌC
Ths.GVC: Đỗ Thị Cúc


PHẦN I
VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
TÂM LÝ &TÂM LÝ HỌC


A. TÂM LÝ VÀ TÂM LÝ HỌC
I. Sơ lược về các hiện tượng tâm lý
- Hàng ngày con người hoạt động, giao tiếp luôn phải có sự quan sát –
tri giác
- Trước một vấn đề con người chưa thể giải quyết ngay được, thì phải
suy nghĩ – tư duy
- Làm việc gì đó sau muốn làm lại được cần có: trí nhớ
Khi gặp khó khăn muốn vượt qua, con người cần có - ý chí
- Khi tiếp xúc với các sự vật con người thể hiện thái độ: Vui, buồn, yêu,
ghét, hài lòng, không hài lòng – tình cảm
- Muốn giao tiếp giữa con người với con người có công cụ là - ngôn
ngữ
Tất cả những hiện tượng trên là những biểu hiện của tâm lý


1. TÂM LÝ LÀ GÌ?
Tâm lý bao gồm tất cả những hiện tượng tinh thần, nảy sinh trong
đầu óc con người, gắn liền và điều hành mọi hành động hoạt động của
con người.
- Tâm lý biểu hiện ở mọi nơi, mọi lúc
- Tâm lý dễ hiểu mà cũng khó hiểu


Tâm lý dễ hiểu vì là nội dung bên trong, nhưng luôn được thể hiện
ra bên ngoài như ánh mắt, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ, lời nói… nên có
thể quan sát được.
Tâm lý khó hiểu vì không thấy trực tiếp được mà chỉ thấy gián tiếp
qua những biểu hiện bên ngoài, nhưng nội dung bên trong với hình
thức thể hiện bên ngoài không phải bao giờ cũng thống nhât


2. Đặc điểm của các hiện tượng tâm lý
2.1.Tâm lý là hiện tượng vô cùng phong phú, phức tạp, bí ẩn, tiềm tàng,
không cân đong đo đếm một cách trực tiếp như các hiện tượng vật
chất khác.
2.2. Các hiện tượng tâm lý có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua
lại với nhau, tạo nên bộ mặt tâm lý của mỗi người
- Yêu nên tốt, ghét nên xấu
- Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm
2.3. Các hiện tượng tâm lý có sức mạnh vô cùng to lớn trong đời sống
con người, nó có thể làm cho người ta khỏe mạnh hay yếu đi, sung
sướng hay đau khổ…
KẾT LUẬN
- Khi đánh giá con người không chỉ chú ý tới thể lực mà cần chú ý xem
có khả năng ổn định tâm lý hay không. Bởi vì khả năng ổn định tâm lý
sẽ giúp con người huy động được sức mạnh tiềm tàng của mình khi
gặp những khó khăn và ngược lại


- Không nên phủ nhận các hiện tượng tâm lý phức tạp, khó hiểu mà cần để
ý, tìm hiểu chúng một cách thận trọng, khoa học.
- Không nên thần bí hóa các hiện tượng tâm lý khó hiểu, vì dễ dẫn đến mê
tín, dị đoan, gây hậu quả không tốt cho cá nhân và xã hội

- - Khi nhìn nhận, đánh giá con người cần chú ý tới bản chất bên trong của
họ, chứ không chỉ qua một vài biểu hiện bên ngoài, dễ dẫn đến sai lầm.
- Chú ý khơi dậy, phát huy được hiện tượng tâm lý tích cực của cá nhân,
tập thể và hạn chế nảy sinh tâm lý tiêu cực.


3. Chức năng của các hiện tượng tâm lý
3.1. Chức năng nhận thức
Tâm lý giúp con người nhận biết, phân tích, đánh giá được thế giới
khách quan và chủ quan từ đó xác định được hành động

3.2. Chức năng định hướng cho hoạt động
Trước khi hoạt động con người xuất hiện nhu cầu và nảy sinh động
cơ, mục đích hoạt động đó là: Niềm tin, lý tưởng, kỷ niệm, lương tâm,
danh vọng, tiền tài …

3.3. Là động lực thúc đẩy con người hoạt động
Hiện tượng tâm lý có khả năng thúc đẩy con người hoạt động, thường
là những tình cảm nhất định như: sự say mê, tình yêu, lòng căm thù…

3.4. Chức năng điều khiển, điều chỉnh, kiểm soát hoạt động
Để hoạt động đạt mục đích đề ra, con người cần có sự kiểm soát, theo
dõi, điều chỉnh khi cần thiết, muốn vậy con người phải có trí nhớ, sự
so sánh, thao tác…


Kết luận
Với các chức năng quan trọng như vậy,
khi giao tiếp, tác động đến con người,
mỗi người cần nắm vững tâm lý của đối

tượng, tác động phù hợp với các quy
luật tâm lý mới có thể đạt mục đích đề ra


4. Phân loại các hiện tượng tâm lý
Có nhiều cách phân loại các hiện tượng tâm lý
dựa vào các cơ sở khác nhau
Dựa vào diễn biến và thời gian tồn tại của các
hiện tượng tâm lý, tâm lý được chia thành 03 loại
chính:

4.1. Các quá trình tâm lý:
Là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian nhất
định, có mở đầu, diễn biến, kết thúc như quá trình nhận thức,
quá trình ý chí, xúc cảm…
Qúa trình tâm lý là nguồn gốc của tất cả các hiện tượng tâm lý
cá nhân và tâm lý tập thể


4.2.Trạng thái tâm lý
Là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong
thời gian tương đối dài, thường đi kèm với
các quá trình tâm lý và chi phối chúng như
trạng thái: Chú ý, lo lắng…
4.3. Các thuộc tính tâm lý:
Là những hiện tượng tâm lý đã ổn định, bền
vững, tạo nét riêng biệt của cá nhân, chi phối
các quá trình, trạng thái tâm lý, đó là xu
hướng, tính cách, năng lực, khí chất…



II. Tâm lý học
1. Đối tượng của tâm lý học
1.1.Tâm lý học là một khoa học nghiên cứu về tâm lý
người. Nó nghiên cứu tất cả các hiện tượng tâm lý
người ( quá trình, trạng thái, thuộc tính…), các quy
luật nảy sinh, diễn biến, phát triển của các hiện
tượng tâm lý người
1.2. Nghiên cứu cơ sở sinh lý thần kinh, cơ chế hình thành tâm lý

2. Nhiệm vụ của tâm lý học
2.1. Xác định được yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng
đến sự hình thành tâm lý con người
2.2. Làm rõ mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lý
2.3. Mô tả, nhận diện được các hiện tượng tâm lý
2.4. Góp phần giải quyết các vấn đề thực tiễn do xã hội đặt ra
( SXKD, GD, chăm sóc sức khỏe...)


3. Sơ lược về sự hình thành của tâm lý học
- Từ xa xưa con người đã nghiên cứu về tâm lý
nhưng chỉ tồn tại với tư cách là một bộ phận của triết
học
- Tâm lý học thực sự trở thành một khoa học độc lập
vào khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.
- Là khoa học non trẻ ( khoảng một thế kỷ )
nhưng Tâm lý học phát triển với tốc độ nhanh
chóng, mạnh mẽ. Ngày nay kiến thức TLH được ứng
dụng vào mọi lĩnh vực của cuộc sống con người,
góp phần to lớn vào việc nâng cao chất lượng cuộc

sống con người


III. BẢN CHẤT HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ NGƯỜI THEO QUAN
NIỆM DUY VẬT BIỆN CHỨNG
1.Tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách quan bằng hành

động, hoạt động của mỗi người
Cơ chế hình thành tâm lý:
HTKQ → NÃO (hoạt động)→ TÂM LÝ
HTKQ có trước, tâm lý có sau
Phải có HTKQ mới có tâm lý
HTKQ được coi như nguyên liệu tạo nên tâm lý, HTKQ
phong phú sẽ tạo điều kiện cho tâm lý phong phú
HTKQ chỉ trở thành tâm lý khi có sự hoạt động của con
người. Nếu con người tích cực hoạt động sẽ tạo nên đời
sống tâm lý phong phú


2. Tâm lý là chức năng của não
Não là cơ sở vật chất của tâm lý. Não là
nơi nảy sinh, tồn tại, phát triển của tâm lý
Cấu tạo bộ não ảnh hưởng trực tiếp tới
chất lượng của các hiện tượng tâm lý. Nếu
bộ não có cấu tạo không bình thường, bị
chấn thương, sẽ dễ dẫn tới tâm lý không
bình thường. Bộ não người được coi như
cái máy tạo nên tâm lý



3. Tâm lý là kinh nghiệm của lịch sử xã hội
loài người, biến thành cái riêng ở mỗi
người – bản chất xã hội
3.1. Tâm lý có nguồn gốc xã hội
- Tâm lý người chỉ được nảy sinh trong
điều kiện xã hội, khi con người sống giao
tiếp với đồng loại của mình


3.2. Tâm lý người có nội dung xã hội
Bản chất con người là tổng hòa các mối
quan hệ xã hội mà con người đã và đang
tham gia
Con người ↔Hoàn cảnh
Nếu con người tích cực tham gia vào các
mối quan hệ xã hội phong phú, sẽ tạo điều
kiện cho đời sống tâm lý người phong
phú: “Đi một ngày đàng, học một sàng
khôn”


Nguồn gốc của tâm lý
• Nguồn gốc tự nhiên
• Nguồn gốc xã hội


 Nguồn gốc tự nhiên

Bộ não người:
Là một tổ chức sống đặc

biệt có cấu tạo tinh vi và
phức tạp bao gồm khoảng
14 – 15 tỷ tế bào thần kinh,
liên hệ với nhau và với các
Cấu tạo óc người

giác quan.


 Nguồn gốc tự nhiên
• Sự liên hệ này tạo thành những
mối liên hệ thu nhận, các vùng
điều khiển hoạt động của con
người là nơi diễn ra các quá trình
sinh lý thần kinh, làm cơ sở cho
sự hình thành ý thức.
• Bộ óc người là cơ sở vật chất của
tâm lý.
Cấu tạo tế bào thần kinh


 Nguồn gốc tự nhiên
• Thế giới khách quan: bao gồm các sự
vật, hiện tượng tồn tại khách quan,
không lệ thuộc vào ý thức của con
người.
• Thế giới khách quan tác động lên não
người thông qua hoạt động của các
giác quan hình thành nên tâm lý.
• Thế giới khách quan là đối tượng, nội

dung của tâm lý.


 Nguồn gốc tự nhiên

• Tại sao sự tác động của thế
giới khách quan lên não
người lại có thể hình thành
tâm lý ?


 Nguồn gốc tự nhiên
• Sỡ dĩ sự tương tác giữa
bộ óc người và thế giới
khách quan có thể hình
thành tâm lý là do thuộc
tính phản ánh của thế
giới.
Nhà bác học Newton với “quả táo rơi”


 Nguồn gốc tự nhiên

• Phản ánh là thuộc tính của mọi dạng vật
chất. Các dạng vật chất càng phát triển,
hình thức phản ánh càng phức tạp.


 Nguồn gốc tự nhiên
• Phản ánh vật lý, hoá học là hình

thức phản ánh đơn giản nhất,
đặc trưng cho giới tự nhiên vô
sinh
• Đặc điểm: mang tính thụ động
chưa có định hướng lựa chọn
của vật nhận tác động


 Nguồn gốc tự nhiên
• Phản ánh sinh học đặc trưng cho
giới tự nhiên hữu sinh thể hiện
qua tính kích thích, tính cảm ứng,
phản xạ… trước những tác động
của môi trường


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×