Trường ĐH Nông Lâm Bắc Giang
Khoa công nghệ sinh học
LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập và rèn luyện tại khoa Công nghệ sinh học trường Đại Học Nông Lâm – Việt Yên – Bắc Giang, em đã nhận được sự dạy
bảo tận tình của các thầy, các cô nói chung và các thầy các cô trong khoa
Công nghệ sinh hoạc nói riêng. Từ đó đã giúp em tích lũy được những kiến
thức cơ bản về nghề nghiệp cũng như tư cách đạo đức. Đây chính là chìa khóa
của tri thức, là hành trang để em vững bước trong cuộc sống sau này.
Đến nay em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Nhân dịp này em
mong muốn được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu nhà trường
Đại Học Nông Lâm Bắc Giang, cũng như toàn thể thầy cô bạn bè đã quan tâm
giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập tại trường, đặc biệt em xin gửi lời
cảm ơn chân thành đến giáo viên hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Chuyên cùng
toàn thể các thầy cô trong khoa công nghệ sinh học đã giúp đỡ, chỉ bảo tận
tình để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tiếp đến em xin trân trọng cảm ơn ban Giám đốc Trung tâm Nghiên
cứu khoa học và sản xuất Lâm Nông Nghiệm Quảng Ninh và Thạc sỹ Trần
Thị Doanh phó giám đốc, trưởng khoa công nghệ sinh học đã hướng dẫn chỉ
bảo tận tình và tạo mọi điều kiệm tốt nhất giúp em hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp này.
Nhân dịp này em xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã quan tâm giúp đỡ,
động viên em trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn tất cả những sự giúp đỡ quý báu đó!
Quảng Ninh, Ngày 22 tháng 05 năm 2011
Sinh viên
Đào Thị Nhung
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
1
Đào Thị Nhung - 9K3
Trường ĐH Nông Lâm Bắc Giang
Khoa công nghệ sinh học
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………..
MỞ ĐẦU…………………………………………………………...................6
1. Đặt vấn đề…………………………………………………………….....….6
2. Mục tiêu, ý nghĩa và yêu cầu của đề tài…………………………………....7
2.1. Mục tiêu của đề tài……………………………………………………...7
2.2.Yêu cầu của đề tài…...…………………………………………………...7
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn……………………………………………...7
3.1. Ý nghĩa khoa học………………………………………………………...7
2. Mục tiêu, ý nghĩa và yêu cầu của đề tài………………………………........8
2.1. Mục tiêu của đề tài………………………………………………….........8
2.2.Yêu cầu của đề
tài……………………………………………………........8
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn……………………………………………...8
3.1. Ý nghĩa khoa học…………………………………………………….......8
2. Mục tiêu, ý nghĩa và yêu cầu của đề tài…………………………………....9
2.1. Mục tiêu của đề tài. ……………………………………………………...9
2.2.Yêu cầu của đề tài…………………………………………………...........9
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn……………………………………………...9
3.1. Ý nghĩa khoa học…………………………………………………….......9
1.1.3. Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật…….11
1.1.4. Các kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật invitro...............................12
1.2. Vài nét về cây hoa Đồng Tiền DTH5……………………………….......14
1.2.1. Nguồn gốc, phân loại và đặc điểm thực vật học………………………14
1.2.1.1.Nguồn gốc cây hoa đồng tiền………………………………………..14
1.2.1.2. Phân loại cây hoa Đồng Tiền…………………………………… …15
1.2.1.3. Đặc điểm thực vật của cây Đồng Tiền.............................................16.
1.3. Giá trị sử dụng………………………………………………………......17
1.3.1. Giá trị thương mại của giống hoa đồng tiền..........................................17
2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Đào Thị Nhung - 9K3
Trường ĐH Nông Lâm Bắc Giang
Khoa công nghệ sinh học
1.3.2. Giá trị thẩm mỹ của giống hoa đồng tiền..............................................18
1.4. Tình hình sản xuất hoa đồng tiền……………………………………….19
1.4.1. Sản xuất hoa đồng tiền trên thế giới......................................................19
1.4.2. Sản xuất hoa đồng tiền ở Việt Nam.......................................................20
1.5. Các nghiên cứu về nhân giống hoa Đồng Tiền…………........................22
1.5.1. Tình hình nghiên cứu giống hoa đồng tiền trên thế giới......................22.
1.5.1.1. Nghiên cứu chọn tạo và nhân giống………………………………..22
1.5.1.2. Các nghiên cứu khác …………………………………...………….25
1.5.2. Tình hình nghiên cứu giống hoa Đồng Tiền tại Việt Nam……………25
1.5.2.1. Nghiên cứu nhân giống. …………………………………................25
CHƯƠNG 2....................................................................................................28
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................28
2.1. Vật liệu nghiên cứu..................................................................................28
2.2. Nội dung nghiên cứu................................................................................28
2.3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................28
2.3.1.Cách bố trí thí nghiệm...........................................................................29
2.3.2. Chuẩn bị môi trường nuôi cấy.............................................................29
2.3.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của Cytokinin đến hệ số nhân chồi cây hoa
đồng tiền..........................................................................................................29
2.3.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi trong nuôi cấy mô tế bào……..29
2.3.2.2. Thí nghiệm 3 : Nghiên cứu ảnh hưởng của BAP và Ki ở các nồng độ
khác nhau kết hợp với IAA (0,2 mg/l) đến hệ số nhân chồi và chất lượng chồi
cây hoa Đồng Tiền..........................................................................................30
2.3.2.3. Thí nghiệm 4. Nghiên cứu ảnh hưởng cao nấm men và Casein đến hệ
số nhân và chất lượng chồi cây hoa Đồng Tiền..............................................30
2.3.4. Phương pháp theo dõi …………………………………………...…....31
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu………………………………………….....32
2.3.6. Địa điểm và thời gian bối trí thí nghiệm……………………………...32
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN………….......33
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
3
Đào Thị Nhung - 9K3
Trường ĐH Nông Lâm Bắc Giang
Khoa công nghệ sinh học
3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của Cytokinin đến hệ số nhân chồi……………33.
3.1.1. Thí nhiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của BAP ở các nồng độ khác
nhau đến hệ số nhân chồi của cây hoa Đồng Tiền……………………….
………..33
3.1.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của Ki ở các nồng độ khác
nhau đến hệ số nhân chồi của cây hoa Đồng Tiền..........................................33
3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng phối hợp của Cytokynin và auxin đến chất lượng
chồi của cây hoa Đồng Tiền............................................................................36
3.2.1. Thí nhiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của BAP, Ki ở các nồng độ khác
nhau kết hợp với IAA (0.2mg/l) đến hệ số nhân chồi và chất lượng chồi của
cây hoa Đồng Tiền. ........................................................................................38
3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của cao nấm men và casein đến hệ số nhân và
chất lượng chồi của cây hoa Đồng Tiền .........................................................41
3.3.1. Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của cao nấm men và casein đến
hệ số nhân và chất lượng chồi của cây hoa Đồng Tiền...................................41
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.............................................................................44
1. Kết luận.......................................................................................................44
2. Đề nghị……………………………………………………………………44
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………...45
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
4
Đào Thị Nhung - 9K3
Trường ĐH Nông Lâm Bắc Giang
Khoa công nghệ sinh học
CHỮ VIẾT TẮT
BAP
Benzyl Amino Purin
CT
Công thức
IAA
Indol Acetid Axid
Ki
Kinetin
MS
Mura Shige và Skoog, 1962
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
5
Đào Thị Nhung - 9K3
Trường ĐH Nông Lâm Bắc Giang
Khoa công nghệ sinh học
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Ảnh hưởng của BAP ở các nồng độ khác nhau đến hệ số nhân chồi
cây hoa đồng tiền.
Bảng 2: Ảnh hưởng của Ki ở các nồng độ khác nhau đến hệ số nhân chồi cây
hoa đồng tiền in vitro.
Bảng 3: Ảnh hưởng của BAP, Ki ở các nồng độ khác nhau kết hợp với IAA
(0.2mg/l) đến hệ số nhân chồi và chất lượng chồi cây hoa đồng tiền in vitro.
Bảng 4 : Ảnh hưởng của cao nấm men và casein đến hệ số nhân và chất
lượng chồi hoa đông tiền.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
6
Đào Thị Nhung - 9K3
Trường ĐH Nông Lâm Bắc Giang
Khoa công nghệ sinh học
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình ảnh 1:Một số giống hoa Đồng Tiền
Hình ảnh 2: Ảnh hưởng của BAP đên sinh trưởng và hệ số nhân
Hình ảnh 3: Ảnh hưởng của Kinetin lên chồi
Hình ảnh 4: Ảnh hưởng Ki so sánh với BAP khi tác động đến chất lượng
cụm chồi.
Hình ảnh 5.Môi trường đối chứng không bổ sung casein và cao nấm men.
Hình ảnh 6: Môi trường có bổ sung casein và cao nấm men đên hệ sô nhân
và chất lượng chồi.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
7
Đào Thị Nhung - 9K3
Trường ĐH Nông Lâm Bắc Giang
Khoa công nghệ sinh học
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Biểu hiện ảnh hưởng của BAP ở các nồng độ khác nhau đến hệ số
nhân chồi cây hoa đồng tiền.
Biểu đồ 2: Biểu hiện ảnh hưởng của Ki ở các nồng độ khác nhau đến hệ số
nhân chồi cây hoa đồng tiền.
Biểu đồ 3: Biểu hiện ảnh hưởng của BAP, Ki ở các nồng độ khác nhau kết
hợp với IAA (0.2mg/l) đến hệ số nhân chồi và chất lượng chồi của cây hoa
Đồng Tiền.
Biểu đồ 4: Biểu hiện ảnh hưởng của cao nấm men và casein đến hệ số nhân
và chất lượng chồi hoa Đồng Tiền
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
8
Đào Thị Nhung - 9K3
Trường ĐH Nông Lâm Bắc Giang
Khoa công nghệ sinh học
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề.
Nhân dân ta cũng như nhân dân các nước trên Thế Giới đều rất yêu
hoa, hoa được dùng trong các buổi hội hè, lễ tết, cưới xin, ngày vui, các dịp kỉ
niệm…Hoa đem lại cho con người những cảm xúc thẩm mĩ cao quý mà
không thứ quà tặng nào có được. Trong đó có sự đóng góp của hoa Đồng
Tiền.
Với vẻ đẹp của nó hoa Đồng Tiền (Gerrbera sp.) là một trong 10 loài
hoa có nhu cầu sử dụng nhiều nhất trên thế giới, có đặc điểm là cây lưu niên
ra hoa quanh năm, năng suất cao, hoa bền, đẹp, màu sắc phong phú, được
người tiêu dùng rất ưa chuộng. Hoa Đồng Tiền đã có mặt ở rất nhiều nước
trên thế giới, lượng hoa thương mại lớn tập trung chủ yếu ở một số nước như:
Hà Lan, Đan Mạch, Bungari, Đức, Pháp…Ở Châu Á, những nước có sản
lượng hoa đồng tiền cao là Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản…Hiện nay hoa
đồng tiền đã chiếm một vị trí quan trọng trong phát triển nông nghiệp của
nhiều quốc gia trên thế giới.
Cây hoa Đồng Tiền được di nhập vào Việt Nam từ đầu thế kỷ 20, và có
những vùng trồng thương mại như Hà Nội, Đà Lạt và thành phố Hồ Chí
Minh. Tuy nhiên, hoa Đồng Tiền được trồng ban đầu chỉ là những loại hoa
cánh đơn, nhỏ, màu sắc đơn điệu, năng suất thấp, chất lượng hoa kém, và phát
triển nhỏ lẻ trong các hộ gia đình, vì vậy ít được người tiêu dùng để ý tới, bên
cạnh đó, những nghiên cứu về hoa Đồng Tiền vẫn còn hạn chế. Trong mấy
thập kỷ trở lại đây, nhờ các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các nhà chọn tạo giống
tại Hà Lan, Nhật Bản đã tạo ra được rất nhiều các giống hoa Đồng Tiền với
màu sắc hoa, hình dạng hoa phong phú, đa dạng. Đặc biệt, bằng việc tạo ra
giống hoa Đồng Tiền kép có cánh dày, độ bền lâu đã thay đổi hẳn thị hiếu
người chơi hoa và hoa đồng tiền đã trở nên gần gũi, thân thiết với người tiêu
dùng.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
9
Đào Thị Nhung - 9K3
Trường ĐH Nông Lâm Bắc Giang
Khoa công nghệ sinh học
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế như hiện nay ở nước ta, nhu cầu
chơi hoa nói chung và hoa đồng tiền nói riêng cũng đã trở nên rất phổ biến
đối với mọi nhà, mọi người. Trước nhu cầu đó, những năm qua nhiều nhà sản
xuất đã nhập một số giống Đồng Tiền từ Hà Lan, Trung Quốc về trồng kết
quả là một số giống đã phát huy những ưu điểm nổi trội nhưng cũng có những
giống không phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam. Vậy để có một số
lượng lớn hoa Đồng Tiền với chất lượng hoa tốt, đa dạng về chủng loại đáp
ứng nhu cầu thưởng thức hoa của con người và hướng ra xuất khẩu, đã thúc
đẩy các nhà khoa học, các nhà làm vườn, nhà kinh doanh tập trung nghiên
cứu và chọn tạo ra những giống hoa đẹp, bền. Trong đó, nuôi cấy mô trong
điều kiện nhân tạo được quan tâm nhiều nhất, bởi phương pháp này cho phép
ta từ một lượng nhỏ cây mẫu ban đầu nhân nhanh với tốc độ cao trong thời
gian ngắn cho ra một số lượng cây lớn, sạch bệnh. Xuất phát từ thực tế đó,
chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ của một số chất
điều tiết sinh trưởng đến hệ số nhân nhanh cây hoa Đồng Tiền bằng in
vitro”
2. Mục tiêu, ý nghĩa và yêu cầu của đề tài.
2.1. Mục tiêu của đề tài.
- Tìm ra quy trình nhân nhanh In vitro một số giống hoa Đồng Tiền.
- Xác định nồng độ thích hợp của các chất điều tiết sinh trưởng đến hệ
số nhân nhanh giống hoa Đồng Tiền: BAP, Ki, IAA,
- Xác định các hợp chất hữu cơ đến hệ số nhân nhanh giống hoa Đồng
Tiền: Cao nấm men, casein.
2.2.Yêu cầu của đề tài.
Xác định được các nồng độ thích hợp của chất điều tiết sinh trưởng và
nông độ hợp chất hữu cơ để nâng cao hệ số nhân nhanh của cây hoa Đồng Tiền .
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
3.1. Ý nghĩa khoa học.
xác định của các yếu tố môi trường dinh dưỡng, chất điều tiết sinh trưởng, và
các hợp chất hữu cơ đối với quá trình phát sinh hình thái của cây để có thể
nhân nhanh và tạo nguồn cây giống có chất lượng ổn định.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
10
Đào Thị Nhung - 9K3
Trường ĐH Nông Lâm Bắc Giang
Khoa công nghệ sinh học
3.2. Ý nghĩa thực tiễn.
Góp phần vào việc nhân nhanh, phát triển giống Đồng tiền DTH 125 phục vụ
sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiêp.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng (BAP, Ki,
IAA )và các hợp chất hữu cơ (Casein và cao nấm men).
4.2. Phạm vi nghiên cứu.
+ Địa điểm: phòng công nghệ sinh học thuộc Trung tâm khoa học và
sản xuất Lâm Nông Nghiệp Quảng Ninh.
+ Thời gian thực tập : từ 23/02/2011 đến 22/05/2011
+ Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các chất điều tiết sinh trưởng
BAP, KI, IAA, và hợp chất hữu cơ ( cao nấm men và casein) đến khả năng
nhân nhanh của cây hoa Đồng Tiền
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
11
Đào Thị Nhung - 9K3
Trường ĐH Nông Lâm Bắc Giang
Khoa công nghệ sinh học
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lịch sử phát triển, cơ sở khoa học và kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào
thực vật.
11.1. Khái niệm về nuôi cấy mô tế bào thực vật.
Nuôi cấy mô tế bào là nuôi cấy invitro với nguồn nguyên liệu thực vật
hoàn toàn sạch các vi sinh vật trên môi trường nhân tạo trong điều kiện
hoàn toàn vô trùng.
1.1.2. Sơ lược lịch sử nuôi cấy mô tế bào thực vật.
Năm 1965 Robert Hooke quan sát trên kính hiển vi lát cắt của miếng
lạc thấy phần mô thực vật được cấu tạo bởi nhiều tập hợp và đưa ra khái niệm
“ tế bào - cell”.
Năm 1838 - 1839 Natthias Schleiden và Theodore Schwann đề xướng
học thuyết cơ bản của sinh học gọi là học thuyết tế bào, khẳng định:
+ Mọi cơ thể sống được cấu tạo bởi 1 hoặc nhiều tế bào.
+ Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng cơ bản của cơ thể sống, là
hình thức nhỏ nhất của sự sống.
+ Tế bào chỉ được cấu tạo ra từ tế bào tồn tại trước đó (và mang đầy
đủ thông tin di truyền từ tế bào sinh ra nó).
Năm 1902 Harberlandt lần đầu tiên đưa ra các lý thuyết và Schneider
và Butschli (người mô tả chính xác quá trình phân chia tế bào) vào thực
nghiệm nuôi cấy mô cây 1 lá mầm nhưng không thành công.
Năm 1929 - 1933 lần lượt Bchumuker, Scheitter, Pfcifer và Lance
thành công trong việc nuôi cấy một đoạn đầu mút rễ hoàn chỉnh.
Năm 1934 Kogl lần đầu tiên xác định được vai trò của IAA, một
hormon thực vật đầu tiên nhóm Auxin có khả năng kích thích sự phát triển
tăng trưởng và phân chia tế bào thực vật.
Năm 1939 Gautheret, Nobecourt và White đã đồng thời nuôi cấy mô
sẹo thành công trong thời gian dài từ mô tượng tầng, Nobetcourt nuôi cấy củ
Cà rốt và nhận được sự phân bào tạo ra khối tế bào phân chia.
Năm 1941 Overbeek và cộng sự đã sử dụng nước dừa trong nuôi cấy
phôi non ở cây cà rốt Patura.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
12
Đào Thị Nhung - 9K3
Trường ĐH Nông Lâm Bắc Giang
Khoa công nghệ sinh học
Năm 1955 Miller và cộng sự phát minh ra cấu trúc và sinh tổng hợp
Kinetin là một Cytokinin đóng vai trò quan trọng trong phân bào và phân hóa
chồi ở mô nuôi cấy.
Năm 1957 Skoog và Miller đã tạo ra được chồi từ những mảnh mô thân
cây thuốc lá đồng thời khám phá vai trò của tỷ lệ nồng độ các chất
Auxin/Cytokinin, nồng độ Auxin/Cytokinin < 1 có xu hướng tạo ra chồi.
Ngược lại khi nồng độ Auxin/Cytokinin >1 mô có xu hướng tạo rễ. Tỷ lệ
nồng độ Auxin và Cytokinin thích hợp sẽ kích thích phân hóa cả chồi và rễ,
tạo cây hoàn chỉnh [2].
Năm 1958 Keinert và Sterward tạo được phôi và cây hoàn chỉnh từ tế
bào tượng tầng tách từ cây cà rốt được nuôi cấy một dạng huyền phù[7].
Năm1960 Morel đã thực hiện bước ngoặt cách mạng trong sử dụng kỹ
thuật nuôi cấy đỉnh sinh trưởng trong nhân nhanh các loại địa lan Cymbidim.
Năm 1960 Cooking lần đầu tiên sử dụng enzim phân giải thành tế bào
và đã tạo ra số lượng lớn tế bào trần ở những cây trồng khác nhau.
Năm 1966 Guha và cộng sự thành công trong nuôi cấy thể đơn bội ở cà
độc dược từ bao phấn.
Năm 1967 - 1968 lần lượt Nichkoi Nakato và cộng sự tạo được cây đơn
bội từ bao phấn thuốc lá.
Năm 1971 Takeb tái sinh thành công cây thuốc lá từ tế bào trần.
Năm 1972 Carlson và cộng sự lần đầu tiên thực hiện lai tế bào soma
giữa các loài, tạo được cây từ dung hợp tế bào trần của 2 loài thuốc lá
Nicotiana glauca và N langsdorfi.
Năm 1977 ML chers lai thành công tế bào soma cây cà chua và cây
khoai tây.
Sau năm 1977 đến nay công nghệ tế bào thực vật đã có những bước
tiến bậc với việc áp dụng các công nghệ cao trong chọn tạo giống cây trồng
như: đột biến tế bào soma cứu phôi lai xa, dung hợp tế bào trần, tạo dòng
kháng thể, nuôi cấy bao phấn, hạt phấn trên nhiều đối tượng cây trồng. Chúng
ta đang bước vào giai đoạn thứ tư của nuôi cấy mô tế bào, đó là giai đoạn
nuôi cấy mô tế bào được ứng dụng mạnh mẽ vào thực tiễn chọn giống nhân
giống, sản xuất các chất thứ cấp có hoạt tính sinh học vào nghiên cứu lý luận
di truyền thực vật bậc cao.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
13
Đào Thị Nhung - 9K3
Trường ĐH Nông Lâm Bắc Giang
Khoa công nghệ sinh học
1.1.3. Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật.
* Nuôi cấy mô và tế bào dựa trên hai đặc tính chính của tế bào thực vật:
- Tính toàn năng của tế bào
Năm 1902, Habert Landed đã đề xuất về tính toàn năng của tế bào thực
vật: “Mỗi một tế bào của một cơ thể đa bào đều mang trong mình đầy đủ các
thông tin di truyền, để kiến tạo nên một cơ thể hoàn chỉnh. Vì vậy, khi đặt tế
bào trong điều kiện thuận lợi nó có thể phát triển thành một cơ thể”.
- Sự phân hóa và phản phân hóa tế bào:
Sự phân hóa tế bào: là sự chuyển các tế bào phôi sinh trở thành các tế
bào mô chuyên hóa để đảm nhận các chức năng sinh lý.
Sự phản phân hóa của tế bào: là sự chuyển các tế bào đã chuyên hóa trở
lại phát triển thành tế bào phôi sinh có khả năng phân chia mạnh mẽ cho tế
bào mới, có bản chất là một quá trình hoạt hóa và ức chế các gen.
Qúa trình phân hóa và phản phân hóa của tế bào được biểu diễn dưới sơ
đồ sau:
Phân hóa tế
bào
Tế bào
phôi sinh
Tế bào
chuyên hóa
Tế bào
hợp tử
Phản phân hóa
tế bào
Trong đó:
+ Tế bào hợp tử là tế bào ban đầu.
+ Tế bào phôi sinh là tế bào chưa có chức năng riêng biệt.
+Tế bào chuyên hóa là các tế bào đã mang chức năng riêng
biệt[10].
* Các giai đoạn trong quá trình nhân giống invitro
+Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị tạo cây mẹ sạch bệnh và nuôi cấy
khởi động.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
14
Đào Thị Nhung - 9K3
Trường ĐH Nông Lâm Bắc Giang
Khoa công nghệ sinh học
+ Giai đoạn 2: Chọn mẫu cấy phù hợp cho việc tái sinh nhân nhanh
cây. Khử mô nuôi cấy sau khi đã xác định được mẫu cấy bằng (HgCl 2,
NaOCl, H2O2). Lựa chọn môi trường nuôi cấy phù hợp để mẫu phát sinh chồi
bất định hoặc phôi vô tính.
+ Giai đoạn 3: Nhân nhanh.
+ Giai đoạn 4: Tạo cây hoàn chỉnh.
+ Giai đoạn 5: Đưa cây ra môi trường ngoài.
1.1.4. Các kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật invitro.
Vấn đề chọn nguyên liệu ban đầu cho nhân giống là rất quan trọng, nó
không những quyết định sự thành công ban đầu mà cả quá trình nhân tiếp
theo.
Trên 1 cây có thể lấy nhiều bộ phận khác nhau để nuôi cấy cho nên kỹ
thuật nuôi cấy cũng khá đa dạng. Tùy mục đích và khả năng ứng dụng mà ta
chọn phương pháp thích hợp.
* Nuôi cấy phôi
Năm 1921 Dieterich đã đưa ra kết luận là phôi nuôi cấy invitro hoàn
toàn có thể nảy mầm không qua giai đoạn ngủ nghỉ dựa trên cơ sở các nghiên
cứu của mình.
Nhưng môi trường dinh dưỡng cho sự tạo cây ở phôi trưởng thành và
phôi non là khác nhau, phôi non cần môi trường giàu dinh dưỡng hơn.
* Nuôi cấy mô trong cơ quan tách rời
Năm 1946 Wetmare đã chứng minh các bộ phận của cây đều có thể
nuôi cấy khi gặp điều kiện thuận lợi.
Với các bộ phận khác nhau trên cây thì nhu cầu dinh dưỡng khi nuôi
cấy cũng rất khác nhau. Muốn duy trì sinh trưởng và phát triển mô của cơ
quan nuôi cấy thì sau một khoảng thời gian nhất định ta phải cấy chuyển sang
môi trường mới.
Ứng dụng: Nghiên cứu các môi trường dinh dưỡng phù hợp với các bộ
phận khác nhau của cây, tạo mô sẹo nhân cây invitro.
* Kỹ thuật nuôi cấy mô phân sinh
Thường sử dụng là các mô đỉnh chồi và đỉnh cành có kích thước từ 0,1
mm đến 1,0 mm. Các mô phân sinh dùng để nuôi cấy thường tách từ các mầm
non, các chồi mới hình thành và các cành non.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
15
Đào Thị Nhung - 9K3
Trường ĐH Nông Lâm Bắc Giang
Khoa công nghệ sinh học
Khi sử dụng các mô phân sinh cần phải cân bằng giữa các chất điều tiết
sinh trưởng.
Ứng dụng: Tạo cây sạch virut, nhân giống invitro tạo cây đa bội thông
qua xử lý Colchicin [7].
* Nuôi cấy bao phấn
Đã có rất nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy hạt phấn nuôi cấy có thể
phát triển thành cây đơn bội hoàn chỉnh trong điều kiện nuôi cấy invitro bằng
con đường tạo phôi trực tiếp và gián tiếp trung gian qua mô sẹo và tạo cơ
quan.
Ứng dụng: Tạo các dòng thuần, biểu hiện các gen lặn, cây đơn bội thu
được từ nuôi cấy bao phấn và hạt phấn là nguồn nguyên liệu cho chọn dòng
đột biến.
* Nuôi cấy tế bào đơn và tế bào trần
Năm 1960 Cooking sử dụng enzim phân giải tế bào và đã tạo ra một số
lượng lớn tế bào trần. Khi tách khỏi mô hoặc quần thể tế bào chúng được
nuôi riêng rẽ.
Ứng dụng: Là đối tượng lý tưởng trong nghiên cứu những biến đổi di
truyền ở thực vật bằng phương pháp dung hợp 2 loại tế bào trần để tạo các
cây lai soma.
* Nuôi cấy mô sẹo
Các mô đã biệt hóa được tách ra dưới điều kiện thích hợp sẽ phản biệt
hóa tạo thành mô sẹo.
Có thể sử dụng bất kỳ bộ phận dinh dưỡng nào của cây: Mảnh lá, thân,
rễ dùng làm vật liệu nuôi cấy tạo mô sẹo hoặc có thể sử dụng hạt gieo trên
môi trường thích hợp đến khi phát triển thân mầm, tiếp tục cắt thân thành
những đọan nhỏ và đưa vào môi trường tạo mô sẹo (cà chua).
Nên sử dụng mô sẹo sơ cấp để tái sinh sẽ thu được cây tái sinh đồng
nhất bởi vì tế bào mô sau khi cấy chuyển nhiều lần dễ phát sinh đột biến.
* Kỹ thuật nuôi cấy tế bào dung dịch lỏng (suspension culture).
Từ những năm 1959 Tulecke và Nickell đã thử nghiệm sản xuất sinh
khối mô thực vật ở qui mô lớn (134 l) bằng nuôi cấy chìm.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
16
Đào Thị Nhung - 9K3
Trường ĐH Nông Lâm Bắc Giang
Khoa công nghệ sinh học
Các nhà khoa học đã nuôi tế bào ở qui mô công nghiệp phục vụ sản
xuất sikonin chọn tạo các dòng tế bào cho sản lượng các sản phẩm thứ cấp
stukonin cao hơn.
Công nghệ nuôi cấy tế bào trong các bioreactor dung tích lớn sản xuất
sinh dược, thương mại hóa.
* Công nghệ tế bào ứng dụng trong chuyển gen vào cây trồng
Đưa những gen cần chuyển vào thực vật tạo cây mang những đặc tính
mong muốn có thể chưa từng xuất hiện ở loài cây đó, thậm chí trong toàn bộ
dòng họ. Những gen chuyển vào cây trồng phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống
nuôi cấy tái sinh tế bào thành cây invitro sau chuyển gen.
Tạo những biến đổi sâu sắc có định hướng trong các tính trạng của cây
thông qua biến đổi các protein chủ chốt của tế bào, điều khó đạt được trong
phương pháp cổ điển.
- Gen cần chuyển phải được di truyền cho thế hệ sau.
- Gen cần chuyển phải được thể hiện đúng lúc đúng chỗ.
1.2. Vài nét về cây hoa Đồng Tiền DTH5.
1.2.1. Nguồn gốc, phân loại và đặc điểm thực vật học.
1.2.1.1.Nguồn gốc cây hoa đồng tiền.
Cây hoa đồng tiền có tên khoa học là Gerbera sp., thuộc họ Compositae, có
nguồn gốc ở Nam Phi. Nó được phát hiện bởi Robert Jamerson, người
Scotsland vào năm 1880 khi đang làm ở bãi khai thác vàng gần Bardedton
vùng Trausvạl ở Nam Phi. Ông đã tặng cây này cho vườn thực vật Durdan và
người phụ trách khu vườn này là ông John Med Leywood đã gửi những cây
mẫu tới Harry Bolies ở thị trấn Cape Nam Phi. Sau đó, ông Bolies đã gửi
những cây này tới vườn thực vật hoàng Gia Anh để phân loại và nhân biết và
ông dề nghị đặt tên khoa học cho loài này là Gerbera Jamesonii. Năm 1890,
Richard Irwin Lynch ( người Anh) bắt đầu thực hiện một chương trình tạo
giống và đã tạo ra rất nhiều giống cải tiến. ([Kessler, Jr. Greenhouse
production of Gerbera daisier). Đầu những năm 20 của thế kỷ XX, hoa đồng
tiền chưa được sản xuất ở Bắc Mỹ, nhưng sau đó việc nhân giống được tiến
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
17
Đào Thị Nhung - 9K3
Trường ĐH Nông Lâm Bắc Giang
Khoa công nghệ sinh học
hành rộng rãi ở California trong suốt những năm 70. (Kessler, Jr.
Greenhouse production of Gerbera daisier. )
Ở Việt Nam, hoa đồng tiền được người Pháp đưa vào từ đầu thế kỷ 20
và được phát triển cho đến ngày nay. Tuy nhiên chủ yếu vẫn là các giống
đồng tiền đơn, hoa nhỏ. Hoa đồng tiền kép mới chỉ được du nhập vào Việt
Nam một vài năm gần đây (Đặng Văn Đông, Đinh thế Lộc,2004)
Hệ thống phân loại thực vật, cây hoa đồng tiền thuộc: Lớp hai lá mầm, phân
lớp cúc (Asteridae), bộ cúc (Asterales), họ cúc (Asteraceae), chi Gerbera
( Trần Hợp, 1999) [2].
1.2.1.2. Phân loại cây hoa Đồng Tiền.
Theo hệ thống học thực vật mới nhất, cây hoa đồng tiền được phân loại:
Giới: Piantae
Ngành: Magnollophyta
Lớp: Magnoliopsida ( lớp 2 lá mầm)
Bộ: Asteraceae (họ cúc)
Phân họ: Mutisioideae
Chi: Gerbera
Chi đồng tiền Gerbera có khoảng 40 loài. Các giống trồng hiện nay là
con lai giữa G. viridifilia Schult Bip và G. jamesonii với các giống lai tự
nhiên ở Nam Phi.
Đỏ Nhị Đen
Vàng Nhị Đen
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
18
Hồng Tím
Đào Thị Nhung - 9K3
Trường ĐH Nông Lâm Bắc Giang
Khoa công nghệ sinh học
Trắng Đen
Cà rốt nhị xanh
Cà rốt nhị đen
Hình ảnh 1. Một số giống hoa Đồng Tiền kép
Hoa đồng tiền có khoảng 40 loài thuộc loại hoa lưu niên ra hoa quanh
năm, độ bền hoa cắt cao, được coi là 1 loài hoa đẹp trong thế giới hoa. Dựa
vào hình thái hoa, người ta chia thành 3 nhóm: Hoa kép, hoa đơn và hoa đơn
nhị kép [3].
Nhóm 1 - Đồng tiền đơn: Hoa chỉ có một hoặc 2 tầng cánh, xếp xen kẽ
nhau tạo vòng tròn. Hoa mỏng và yếu hơn hoa kép, màu sắc hoa ít hơn, điển
hình là trắng, đỏ, tím, hồng.
Nhóm 2 - Hoa đồng tiền kép: Cánh hoa to gồm hơn 2 tầng, bông to, đường
kính có thể đạt tới 12 - 15 cm, cánh hoa tụ lại thành bông nằm ở đầu trục
chính, cuống dài 40 - 60 cm. Màu sắc đa dạng như trắng, đỏ, vàng, hồng, gạch
cua.
Nhóm 3 - Hoa đơn nhị kép: Bên ngoài cùng cánh đơn, bên trong cánh kép
dày đặc, thường màu trắng trong lớp cánh kép màu cánh sen nhưng nhóm này
không đẹp bằng hoa kép.
Như vậy, trong ba nhóm hoa trên, đồng tiền kép là nhóm hoa có giá trị
cao, được ưa chuộng hơn cả và cũng là đối tượng lý tưởng của nuôi cấy mô tế
bào thực vật.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
19
Đào Thị Nhung - 9K3
Trường ĐH Nông Lâm Bắc Giang
Khoa công nghệ sinh học
1.2.1.3. Đặc điểm thực vật của cây Đồng Tiền.
Cây hoa đồng tiền thuộc loại cây thân thảo họ cúc bao gồm các bộ phận:
- Rễ: Rễ đồng tiền thuộc dạng rễ chùm, phát triển khoẻ, rễ hình ống, ăn ngang
và nổi phía trên mặt luống, rễ thường vươn dài tương ứng với diện tích lá toả
ra.
- Thân, lá: Thân ngầm, không phân cành mà chỉ đẻ nhánh, lá và hoa phát triển
từ thân. Lá mọc chếch so với mặt đất một góc 150C- 450C, hình dáng lá thay
đổi theo giống và sự sinh trưởng của cây, từ hình trứng thuôn đến hình
thuôn dài. Lá dài từ 15 - 25 cm, rộng 5 - 8 cm, có hình lông chim, xẻ thuỳ
nông hoặc sâu, mặt lưng lá có lớp lông nhung.
- Hoa: đồng tiền do hai loại hoa nhỏ hình lưỡi và hình ống tạo thành, là
loại hoa tự đơn hình đầu. Hoa hình lưỡi tương đối lớn mọc ở phía ngoài xếp
thành vòng hoặc vài vòng nhỏ, do sự thay đổi hình thái và màu sắc nên được
gọi là mắt hoa hoặc tâm hoa, rất được chú trọng. Trong quá trình hoa nở, hoa
hình lưỡi nở trước, hoa hình ống nở theo thứ tự ngoài vào theo từng vòng
một.
- Quả: quả đồng tiền thuộc dạng quả bế có lông, không có nội nhũ, hạt
nhỏ, một gam hạt có khoảng 280-300 hạt.
1.3. Giá trị sử dụng.
1.3.1. Giá trị thương mại của giống hoa Đồng Tiền.
Với đặc điểm màu sắc tươi sáng, phong phú, đa dạng với đủ các loại màu,
trên một hoa có thể có một màu đơn hoặc nhiều màu xen kẽ, hoa to, cứng, nên
hoa đồng tiền là loại lý tưởng để làm hoa bó, lẵng hoa và cắm hoa nghệ
thuật…Ngoài ra đồng tiền cũng có thể được trồng trong chậu để chơi cả chậu
trong suốt một thời gian dài, đặt trong phòng làm việc, phòng khách rất phù
hợp.
Hoa Đồng Tiền là loại hoa có sản lượng và giá trị cao. Ở điều kiện
thích hợp có thể ra hoa quanh năm. Tỷ lệ cành cắt và tỷ lệ hoa thương phẩm
đều cao. Kỹ thuật trồng trọt và chăm sóc đơn giản, ít tốn công, đầu tư một lần
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
20
Đào Thị Nhung - 9K3
Trường ĐH Nông Lâm Bắc Giang
Khoa công nghệ sinh học
có thể cho thu hoạch liên tục từ 4 – 5 năm [Đặng Văn Đông và Đinh Thế Lộc
(2004) [ Công nghệ mới trồng hoa cho thu nhập cao]
Hiện nay, ở Việt Nam trong các loài hoa đã được chú ý phát triển, thì
hoa đồng tiền kép mới nhập nội còn gọi là đồng tiền Nam Phi nổi lên như một
cây cho hiệu quả kinh tế cao nhất. Từ một sào đồng tiền giống mới, chăm sóc
đúng kỹ thuật có thể cho thu nhập gần 50 triệu đồng/sào [Nguyễn Quang
Thạch, 2004]
Theo Đặng Văn Đông và Đinh Thế Lộc (2004) , trồng hoa đồng tiền
mang lại giá trị thu nhập cao nhất trong các loài hoa thông dụng hiện nay.
Trồng một sào đồng tiền, chăm sóc theo đúng yêu cầu kỹ thuật thì một năm
thu được 60.000 bông/sào (mật độ 2000 cây/sào). Với giá bán buôn tại vườn
là 700 - 1500 đồng/ bông, trung bình 900 đồng/bông, tổng thu sẽ là 54 triệu
đồng/ sào /năm. Như vậy, nếu thực hiện canh tác đúng kỹ thuật với mức giá
bán khiêm tốn thì ngay năm đầu trồng hoa đồng tiền đã thu hồi toàn bộ vốn
bỏ ra là 29.700.000đồng/sào, đồng thời còn lãi sấp xỉ 24 triệu đồng/sào.
Năm 1993, hoa Đồng Tiền đứng thứ 7 trong số 10 loại hoa cắt có giá trị
kinh tế trên thế giới, đến năm 1994, nó đã vươn lên vị trí thứ 5. Sức tiêu thụ
hoa thương mại của Hà Lan tăng 12,1% chỉ qua 1 năm (từ 1993 - 1994).
Trong tương lai nhu cầu về hoa đồng tiền trên thế giới còn tăng mạnh mẽ.
[RAOA.Ned, 1982. Tissue culture of economically important plant.Gerbera,
pp 227].
Chính vì vậy, hiện nay diện tích trồng hoa đồng tiền của Việt Nam ngày càng
mở rộng, lượng tiêu thụ và giá cả ngày một tăng, rất dễ tiêu thụ ở thị trường
trong nước và thế giới.
1.3.2. Giá trị thẩm mỹ của giống hoa Đồng Tiền.
Với nhiều chủng loại khác nhau và sự đa dạng về màu sắc từ màu trắng ,
đỏ, da cam ,vàng, hồng đến tím....Hoa Đồng Tiền đã nhanh chóng chiếm được
vị trí cao trong thị trường hoa .Cụm hoa dạng đầu có bề ngoài dường như là
một bông hoa nhưng thực tế là tập hợp của hàng trăm hoa nhỏ riêng biệt .Từ
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
21
Đào Thị Nhung - 9K3
Trường ĐH Nông Lâm Bắc Giang
Khoa công nghệ sinh học
trên một bông hoa có thể có một màu đơn hoặc nhiều màu xen kẽ, ở phần
trung tâm của bông hoa đôi khi có màu đen. Hoa to cứng nên lý tưởng để làm
bó hoa, lẵng hoa và bó hoa nghệ thuật rất được ưa chuộng. Ngoài ra cũng có
thể trồng đồng tiền trong chậu đặt trong phòng làm việc, phòng khách cũng
rất đẹp.
1.4. Tình hình sản xuất hoa Đồng Tiền.
1.4.1. Sản xuất hoa Đồng Tiền trên thế giới.
Hiện nay, trên thế giới hoa Đồng Tiền là một trong 10 loài hoa cắt quan
trọng sau hồng, cúc, lan, cẩm chướng, lay ơn. Các nước có sản lượng hoa lớn
là Hà Lan, Colombia, Pháp, Trung Quốc… Ở các nước này, đồng tiền được
trồng trong nhà lưới có mái che, có trang bị hệ thống điều chỉnh nhiệt độ, ẩm
độ, ánh sáng, tưới nước, bón phân bằng chế độ tự động hoặc bán tự động. Do
đó, năng suất và chất lượng hoa Đồng Tiền của các nước này rất cao, đạt 4,8
triệu bông/ha/năm [Đặng Văn Đông, 2004].
Hà Lan là một nước sản xuất và nghiên cứu về hoa đồng tiền lớn nhất
thế giới. Theo Hà Tiểu Đệ, Triệu Thống Lợi, Lỗ Kim Vũ (2000) , Hà Lan có
diện tích trồng hoa đồng tiền là 8.017 ha, giá trị sản lượng là 3 tỷ 590 triệu
USD. Nghề trồng hoa đồng tiền ở Hà Lan đã áp dụng rộng rãi công nghiệp hoá,
tự động hoá và trên 80% hoa được trồng trong môi trường không cần đất. Trình
độ tạo giống của Hà Lan rất cao, phần lớn các giống đồng tiền mới, hoa to
được trồng rộng rãi trong sản xuất là do các nhà chọn tạo giống Hà Lan lai tạo
ra. Công ty Forist của Hà Lan là cơ sở dẫn đầu thế giới về tạo giống, nghiên
cứu, sản xuất và buôn bán hoa đồng tiền...Công ty có lực lượng rất mạnh về
nghiên cứu khoa học, thiết bị sản xuất, tạo ra rất nhiều giống, sản lượng ngày
càng nhiều, việc sử lý sau thu hoạch, bảo quản, đánh giá... đều ở trình độ rất
cao.
Ở Ba Lan, hoa Đồng Tiền là loại hoa cắt quan trọng nhất và cũng là cây
trồng chính của sản phẩm nuôi cấy mô. Nó chiếm khoảng 90% tổng sản phẩm
nuôi cấy mô năm 1984. Thời vụ hoa đồng tiền chỉ kéo dài trong tháng 6 và
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
22
Đào Thị Nhung - 9K3
Trường ĐH Nông Lâm Bắc Giang
Khoa công nghệ sinh học
tháng 7, do đó việc bảo quản cây invitro đã ra rễ được khai thác tốt [Teresa
Hempel và cộng sự, 2004].
Ở Trung Quốc, ngay từ những năm 1920 đã sản xuất hoa Đồng Tiền cắt
cành ở Mai Long - Thượng Hải, nhưng do giống bị thoái hoá nghiêm trọng
nên không phát triển. Đến năm 1987, do vận dụng kỹ thuật nuôi cấy mô nên
khắc phục được tình trạng thoái hoá giống, khi đó hoa đồng tiền mới được
khôi phục, phát triển. Hiện nay, Thượng Hải là nơi có diện tích trồng hoa
đồng tiền lớn nhất, đạt 35 ha. Sau Thượng Hải, Giang tô cũng là nơi phát triển
mạnh cây hoa đồng tiền. Năm 1995 mới có trên 6 ha, đến năm1999 đã có tới
600 ha. Ngoài ra, Viện nghiên cứu Rau hoa, Viện nghiên cứu khoa học nông
nghiệp và Nông trường Liên Vân là những đơn vị có diện tích trồng hoa đồng
tiền lớn, kỹ thuật tương đối cao [Hà Tiểu Đệ, 2000]
1.4.2. Sản xuất hoa Đồng Tiền ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, giống hoa Đồng Tiền đơn dược nhập về trồng đầu tiên
khoảng từ những năm 1940. Đặc điểm của giống hoa đơn này là cây sinh
trưởng khoẻ, thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên. Nhưng nhược điểm là hoa
nhỏ, cánh đơn, màu sắc đơn điệu vì vậy hiện nay chúng ít được trồng. Từ
những năm 1990, một vài công ty và những nhà trồng hoa Việt Nam bắt đầu
nhập các giống đồng tiền lai (hoa kép) từ Đài loan, Hà Lan, Trung Quốc về
trồng. Một số giống tỏ ra có ưu điểm như hoa to, cánh dày, gồm nhiều tầng
hoa xếp lại với nhau, màu sắc phong phú, hình dáng hoa cân đối, rất đẹp, cho
năng suất cao. Vì vậy, những giống này đã được tiếp nhận và phát triển mạnh
mẽ, ở khắp các tỉnh thành trên cả nước. Bên cạnh đó cũng có không ít giống
hao đồng tiền do không thích hợp vơí điều kiện khí hậu của Việt Nam, cây
sinh trưởng, phát triển kém, sâu bệnh phá hại nặng, gây thiệt hại cho người
trồng hoa. [Đặng Văn Đông, 2004 ]
Hoa Đồng Tiền được trồng khá phổ biến tại Đà Lạt trước 1975 với mục
đích cắt cành. Có nhiều màu khác nhau (vàng, cam, đỏ, hồng …), năm 1980
có nhập thêm một số giống cánh kép từ Hà nội. Từ 1997 đã nhập nội trên 20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
23
Đào Thị Nhung - 9K3
Trường ĐH Nông Lâm Bắc Giang
Khoa công nghệ sinh học
giống của Hà Lan, Hàn Quốc, Đài Loan. Trong đó giống của Hà Lan cho chất
lượng cao nhất với nhiều màu sắc khác nhau. Diện tích hoa đồng tiền của
nước ta ngày càng tăng, nhất là vài năm trở lại đây.
Theo Đặng Văn Đông, năm 2005, trong tổng số diện tích trồng hoa của
cả nước, thì cây đồng tiền chiếm 9%, tăng 1,8 lần so với năm 1995, tăng xấp
xỉ 1,3 lần so với năm 2000.
Tại vùng Trung du và miền núi phía Bắc diện tích hoa của toàn vùng có
135,7 ha, Trong đó, cây Đồng Tiền có 9,7 ha chiếm khoảng 0,07% trong cơ
cấu tổng diện tích. Sản lượng hoa của vùng đạt 44,08 triệu bông, trong đó sản
lượng hoa đồng tiền đạt 3,1 triệu bông.
Tại Lào Cai, hiện nay toàn tỉnh có 97,5 ha hoa các loại, sản lượng
khoảng 25 - 30 triệu bông, trong đó, hoa đồng tiền có diện tích là 5 ha, sản
lượng đạt 1,6 triệu bông, được trồng tập trung tại thị xã Lào Cai và huyện Bảo
Thắng
Tại Hà Giang, toàn tỉnh có 28 ha trồng hoa, sản lượng đạt 6,1 triệu
bông. Trong đó, diện tích trồng hoa dồng tiền là 1,2 ha, sản lượng đạt 0,38
triệu bông, tập trung chủ yếu tại huyện Quản Bạ và huyện Đồng Văn.
Tại Sơn La, diện tích trồng hoa toàn tỉnh là 22 ha, sản lượng đạt 6,86
triệu bông. Riêng cây đồng tiền có diện tích 3,5 ha chiếm khoảng 0,16% tồng
diện tích trồng hoa, sản lượng đạt 1,12 triệu bông.
Tại Bắc Ninh, nhiều hộ nông dân đã chuyển từ trồng lúa sang trồng các
loại hoa, cây cảnh, đạt hiệu quả kinh tế cao, riêng trồng đồng tiền cho thu lãi
trên 10 triệu đồng/sào/năm.
Ở Quảng Ninh có một vùng sản xuất hoa ở Hoành Bồ ( thị trấn Trớn)
với sự tham gia của 111/200 hộ. Diện tích trồng hoa luôn ổn định, khoảng
10ha/ năm. Các loại hoa dược trồng ở đây gồm hoa layơn, hoa ly, hoa cẩm
chướng, hoa đồng tiền, hoa cúc. Đồng tiền cho thu nhập từ 80 -100 triệu
đồng/ha. Thị trường tiêu thụ chính là thành phố Hạ Long và thị xã Cẩm Phả.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
24
Đào Thị Nhung - 9K3
Trường ĐH Nông Lâm Bắc Giang
Khoa công nghệ sinh học
Hiện nay, Hoành Bồ đã xây dựng quy họach 3 vùng trồng rau, hoa là thị trấn
Trớn, xã Lê Lợi và xã thống Nhất. Nghề trồng hoa ở Hoành Bồ được bắt đầu
từ những năm 1980 đến 2005, năm 2008, trên địa bàn huyện đã trồng được 3
ha hoa đồng tiền. Tuy nhiên việc sản xuất hoa trên địa bàn mới dừng ở quy
mô nhỏ nên việc kiểm tra đánh giá và quản lý chất lượng sản phẩm còn gặp
nhiều khó khắn.
Do trồng hoa đồng tiền mang lại thu nhập rất cao nên nhiêu năm qua,
nhiều địa phương, hộ gia đình đã tự tìm hiểu để phát triển, trồng loại hoa này.
Điển hình những vùng trồng hoa đồng tiền tập trung có quy mô lớn từ vài
chục ha là Đà Lạt ( Lâm Đồng), Vĩnh Tuy ( Hà Nội), thị xã Bắc Ninh, thị xã
Bắc Giang, Hoành Bồ ( thị trấn Trớn) Quảng Ninh......
Trung tâm khoa học và sản xuất lâm nông nghiệp Quảng Ninh bước đầu cũng
đã có những thành công trong việc nuôi cấy mô tạo giống hoa Đồng Tiền theo
công nghệ được chuyển giao từ Thái Lan. Một số địa phương khác như Sa Pa,
Phú Yên bước đầu đã khảo sát và nghiên cứu phương pháp nhân giống, hoàn
thiện quy trình sản xuất hoa ĐồngTiền.
Như vậy, có thể thấy hoa đồng tiền là một loài hoa có tiềm năng phát triển
rất lớn và ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển ngành sản xuất hoa
của nước ta nói riên và thế giới nói chung.
1.5. Các nghiên cứu về nhân giống hoa Đồng Tiền.
1.5.1. Tình hình nghiên cứu giống hoa đồng tiền trên thế giới.
1.5.1.1. Nghiên cứu chọn tạo và nhân giống.
Việc chọn tạo giống hoa đồng tiền ở Châu Mỹ chỉ bắt đầu từ những năm
70 của thế kỷ trước tại trường Đại học Califorlia với những chương trình tạo
ra rất nhiều giống hoa để trồng trong nhà kính. Còn ở Châu Âu, Châu Á và
Nhật Bản lại tạo giống có xu hướng cho trồng hoa cắt.
Từ năm 1975, Florist De Kwakel B.V đã tiến hành chọn lọc, tạo giống và
nhân giống hoa đồng tiền cho sản xuất hoa cắt tại Hà Lan. Tiếp theo của giai
đoạn này, bà đã chọn lọc và tạo giống hoa đồng tiền trồng chậu. Qua nhiều
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
25
Đào Thị Nhung - 9K3