Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

đánh giá khả năng sinh sản của đàn lợn ông bà nuôi tại một số cơ sở giống tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.48 MB, 95 trang )

1. MỞ ĐẦU

1.1

Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta là một nước nông nghiệp với hai ngành sản xuất chính là trồng

trọt và chăn nuôi; trong đó chăn nuôi chiếm tỷ trọng 28-32%. Trong 10 năm
gần đây, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt mức tăng trưởng khá, vào
khoảng 5,2% bình quân hàng năm [6]; trong khi đó tổng giá trị sản xuất của
toàn ngành nông nghiệp chỉ đạt mức 4,5% bình quân hàng năm. Đặc biệt là
chăn nuôi lợn tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Số đầu lợn tăng liên
tục qua các năm từ 21,7 triệu con năm 2001 lên 27,4 triệu con năm 2005; tăng
trưởng bình quân 6%/năm. Riêng đàn lợn nái có tốc độ tăng trưởng khá nhanh
từ 2,95 triệu con năm 2001 lên 3,88 triệu con năm 2005. Đàn nái năm 2005
chiếm 14% tổng đàn, trong đó nái ngoại là 9,6%. Sản lượng thịt cũng tăng cao
từ 1,51 triệu tấn năm 2001 lên 2,29 triệu tấn năm 2005, thịt lợn luôn chiếm tỷ
lệ cao từ 76 – 77% trong tổng sản lượng thịt các loại sản xuất trong năm [6].
Những năm gần đây, khi nền kinh tế ngày càng phát triển, thu nhập của
người dân tăng cao, nhu cầu về thực phẩm chất lượng cũng theo đó tăng lên,
đặc biệt là thịt lợn nhiều nạc. Vì vậy, ngành chăn nuôi đã và đang mở rộng
theo hướng tăng năng suất và tăng tỷ lệ nạc. Chính vì vậy, lợn lai 3 – 4 máu,
lợn ngoại được đưa vào nuôi phổ biến trong các nông hộ và trang trại chăn
nuôi công nghiệp.
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Việt Nam, Hải Dương là
tỉnh sản xuất nông nghiệp phát triển với 65% hộ nông dân tham gia sản xuất
nông nghiệp. Trong 5 năm qua (2001 – 2005) kinh tế phát triển với tốc độ khá
cao, tổng sản phẩm (GDP) tăng 10%/năm, trong đó nông nghiệp tăng
4,8%/năm, riêng ngành chăn nuôi tăng 9%/năm. Đến 1/10/2008, tổng đàn lợn
là 629.414 con tăng 2,4% so với cùng kỳ; trong đó đàn nái 111.654 con tăng
2,6%; sản lượng thịt hơi xuất chuồng 79.414 tấn tăng 2,3% [9].



1


Tuy nhiên, chăn nuôi lợn ở Hải Dương còn bộc lộ một số mặt đáng
quan tâm đó là chất lượng con giống còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu
sản xuất chăn nuôi theo hướng hàng hoá và xuất khẩu. Do tổ chức chỉ đạo
chưa đồng bộ, thiếu quy hoạch xây dựng các khu vực chăn nuôi tập trung, nên
phát triển chăn nuôi lợn vẫn mang tính tự phát, nhỏ lẻ phân tán. Việc ứng
dụng tiến bộ kỹ thuật, vệ sinh thú y và vệ sinh môi trường còn gặp nhiều khó
khăn, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm.
Việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ mới vào sản xuất còn
chậm, đặc biệt là khâu giống. Các chỉ tiêu về năng suất ở các trại mới chỉ
dừng lại ở các con số thống kê, chưa được hệ thống hóa và xử lý để sử dụng
cho chọn lọc. Sau 12 năm thực hiện chương trình “nạc hoá” đàn lợn, nhưng
các cơ sở giống lợn của tỉnh vẫn chưa được đánh giá đầy đủ được các chỉ tiêu
kinh tế kỹ thuật, xây dựng và thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng đàn
lợn giống ông bà của tỉnh, nhằm cung cấp lợn cái hậu bị bố mẹ cho trại giống
tạo lợn thương phẩm. Do đó, năng suất sinh sản chưa cao, chưa chủ động
cung ứng con giống có chất lượng tốt cho người chăn nuôi. Đây chính là một
trong những vấn đề cấp thiết cần giải quyết đối với chăn nuôi tại Hải Dương.
Xuất phát từ thực trạng trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài :
“Đánh giá khả năng sinh sản của đàn lợn ông bà nuôi tại một số cơ sở
giống tỉnh Hải Dương”.
1.2

Mục đích của đề tài
- Đánh giá năng suất sinh sản của đàn lợn nái ông bà trong điều kiện

chăn nuôi tại Hải Dương, từ đó góp phần nâng cao, cải tiến chất lượng đàn

lợn nái ông bà cả về chất lượng và số lượng.
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến năng suất
sinh sản của hai dòng nái C1050 và C1230
- Theo dõi về tiêu tốn thức ăn của hai dòng nái C1050 và C1230 giai
đoạn từ khi phối giống đến khi xuất bán lợn con.

2


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1

Đặc điểm sinh lý sinh sản của lợn

2.1.1 Tuổi thành thục về tính và các yếu tố ảnh hưởng
2.1.1.1 Tuổi thành thục về tính
- Tuổi thành thục về tính là tuổi con vật bắt đầu có phản xạ sinh dục và
có khả năng sinh sản. Đây là thời điểm lợn cái bắt đầu động dục lần đầu tiên.
Tuy nhiên, trên thực tế hầu như lần động dục này lợn cái không chửa đẻ mà
chỉ có tác dụng báo hiệu cho khả năng sinh sản lợn cái.
- Khi thành thục về tính, lợn cái có các biểu hiện:
+ Bộ máy sinh dục phát triển tương đối hoàn chỉnh, con cái rụng trứng
(rụng lần đầu), con đực sinh tinh. Tinh trùng và trứng gặp nhau có khả năng
thụ thai.
+ Xuất hiện các đặc điểm sinh dục thứ cấp.
+ Xuất hiện các phản xạ sinh dục: con đực có phản xạ giao phối còn
con cái thì động dục.
Thành thục ở lợn cái khoảng 6 tháng tuổi với độ biến động từ 4 – 8
tháng tuổi (Trần Cừ và cộng sự, 1975) [12], còn theo Hughes và cộng sự
(1980) [52] thì phạm vi biến động về tuổi động dục lần đầu của lợn là 135 –

250 ngày. Theo Dichl (1996) [20] sự thành thục về tính ở lợn cái hậu bị
khoảng 5 – 8 tháng tuổi.
2.1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thành thục về tính
- Giống: đây là yếu tố thuộc về di truyền. Các giống lợn khác nhau tuổi
thành thục về tính cũng khác nhau. Giống thành thục sớm là 3 – 4 tháng tuổi, 6 –
7 tháng tuổi đối với hầu hết lợn ở các nước đang phát triển. Các giống lợn có
tầm vóc nhỏ thành thục về tính sớm hơn lợn có tầm vóc lớn.

3


- Theo Despres và cộng sự, 1992 [45], lợn Meishan có tuổi thành thục
về tính sớm, khoảng 100 ngày, năng suất sinh sản cao, chức năng làm mẹ tốt
hơn so với lợn Large White.
Ở nước ta, lợn lai thường thành thục về tính muộn hơn so với lợn cái
nội. Lợn cái Ỉ, Móng Cái… thành thục ở tháng 4, 5, lợn cái lai F1 động dục
lần đầu vào khoảng tháng thứ 6 và lợn ngoại thuần khoảng tháng tuổi 6 – 8
(Phạm Hữu Doanh và cộng sự, 1985) [13].
- Các yếu tố ngoại cảnh: Tuổi động dục lần đầu của lợn cái phụ thuộc
rất nhiều vào các yếu tố ngoại cảnh như chế độ chăm sóc, …
+ Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng: yếu tố ảnh hưởng rất lớn và rõ rệt
nhất. Nếu nuôi dưỡng lợn cái giai đoạn này không đúng kỹ thuật thì tuổi động
dục lần đầu của lợn bị ảnh hưởng.
Theo Nguyễn Tấn Anh (1998) [1], để duy trì năng suất sinh sản cao,
khi lợn cái hậu bị động dục cần chú ý tới quy trình chăm sóc nuôi dưỡng.
Phần lớn lợn cái hậu bị phát triển từ 40 – 80 kg (4, 5, 6 tháng tuổi) với
khẩu phần ăn tự do cho phép bộc lộ đến mức tối đa tiềm năng di truyền về tốc
độ sinh trưởng và tích lũy mỡ. Cho ăn tự do đến 80 – 90 kg, mà sự thành thục
về tính dục không bị chậm trễ thì có thể khống chế mức tăng trọng bằng cách
mỗi ngày cho lợn cái hậu bị ăn 2kg/con/ngày với loại thức ăn hỗn hợp có giá

trị 2.900 kcal ME/kg thức ăn và 14% protein thô.
Điều chỉnh mức ăn để khối lượng đạt 120 – 140 kg ở chu kỳ động dục
thứ 3 và được phối giống. Việc khống chế năng lượng chẳng những tiết kiệm
chi phí thức ăn mà còn tránh được tăng trọng không cần thiết, có thể rút ngắn
thời gian sinh sản. Đây chính là yếu tố làm cho sự phát triển của lợn cái hậu
trở thành không đạt yêu cầu để làm giống cũng như nái giống trưởng thành.
Trước khi phối giống 14 ngày cho ăn chế độ kích dục, tăng lượng thức
ăn từ 1 – 1,5 kg, có bổ sung khoáng và sinh tố thì sẽ giúp cho lợn nái ăn được
nhiều và tăng số trứng rụng từ 2 – 2,1 trứng/nái.

4


Sau khi phối giống cần chuyển chế độ ăn hạn chế và thay thế bằng mức
năng lượng trung bình. Nếu tiếp tục cho ăn ở mức năng lượng cao sẽ làm phát
triển tỷ lệ chết phôi, chết thai làm ảnh hưởng lượng con sinh ra/ổ.
+ Ảnh hưởng của mùa vụ và thời gian chiếu sáng đến tuổi thành thục:
Sự khác biệt về mùa vụ cũng ảnh hưởng tới kỳ động dục lần đầu. Nói
chung lợn cái được sinh ra về mùa thu sẽ thành thục khi thể trọng còn hơi
thấp và tuổi cũng ít hơn so với lợn cái hậu bị được sinh ra trong mùa xuân.
Nhiệt độ cũng ảnh hưởng không nhỏ, mùa hè nhiệt độ cao, sự thành thục về
tính chậm nhưng nhiệt độ thấp lại không ảnh hưởng đến quá trình phát dục.
Vì vậy cần có những biện pháp chống nóng, chóng lạnh cho lợn. Thời gian
chiếu sáng được xem như ảnh hưởng mùa vụ. Mùa đông có thời gian chiếu
sáng ngắn và mùa hè thì ngược lại. Nếu lợn cái hậu bị được chiếu sáng 12
giờ/ngày bằng ánh sáng tự nhiên và nhân tạo sẽ động dục sớm hơn những
con được chiếu sáng trong ngày ngắn.
+ Ảnh hưởng của việc nuôi nhốt: Nuôi nhốt hay chính là mật độ số con
trong chuồng có ảnh hưởng đến tuổi động dục lần đầu. Lợn cái hậu bị nếu
nuôi nhốt đông trên một đơn vị diện tích trong suốt thời gian phát triển sẽ làm

chậm tuổi động dục. Nhưng nếu nuôi tách biệt từng cá thể lợn cái hậu bị cũng
sẽ làm chậm sự thành thục về tính.
Theo Cẩm nang chăn nuôi lợn công nghiệp[8] “…Xáo trộn lớn cái hậu
bị hoặc ghép nhóm trở lại lúc 160 ngày tuổi có thể có lợi và thúc đẩy sớm sự
xuất hiện của chu kỳ động dục đầu tiên”. Như vậy ở lợn cái hậu bị ghép đàn
hợp lý lại thúc đẩy sự thành thục về tính sớm.
Điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi ảnh hưởng không nhỏ đến năng
suất của lợn và tuổi động dục lần đầu. Các tác nhân hình thành nên tiểu khí
hậu chuồng nuôi gồm: khí hậu vùng, kiểu chuồng, hướng chuồng, độ thông
thoáng, khả năng thoát nước, hàm lượng khí NH3, CO2, H2S…

5


Tiểu khí hậu chuồng nuôi phụ thuộc vào lượng phân trong chuồng và
sự trao đổi không khí trong chuồng. Hughes và Tiltin (1996) tiến hành thí
nghiệm ở Úc và cho thấy hàm lượng NH 3 cao làm chậm động dục lần đầu 25
– 30 ngày.
+ Ảnh hưởng của con đực: tuổi động dục lần đầu của con cái ảnh
hưởng khá nhiều bởi sự kích thích của con đực, kích thích cụ thể là cho tiếp
xúc với con đực để ngửi mùi sẽ làm con cái sớm động dục. Cách ly con cái
hậu bị (ngoài 5 tháng tuổi) khỏi lợn đực sẽ dẫn đến sự chậm thành thục về
tính dục so với những con cái được tiếp xúc với lợn đực. Tuy nhiên, định
được thời gian cho lợn cái tiếp xúc với lợn đực lại rất quan trọng, có ý nghĩa
lớn trong việc kích thích con cái động dục sớm. Xung quanh vấn đề này còn
rất nhiều ý kiến, có ý kiến cho rằng trong một nhóm nhỏ của đàn hậu bị chỉ
cần cho lợn đực tiếp xúc 10 – 15 phút/ngày, ý kiến khác lại cho rằng nếu tiếp
xúc hạn chế của lợn đực thì động dục lần đầu chậm hơn so với lợn cái được
tiếp xúc hàng ngày.
Theo Hughes (1982) [53], nếu cho lợn cái hậu bị tiếp xúc với đực giống

2 lần/ngày với thời gian 15 – 20phút/lần thì 83% lợn cái (ngoài 90 kg khối
lượng) động dục lúc 165 ngày tuổi.
Theo Hughes (1975) [51] những con đực 10 tháng tuổi không có tác dụng
trong việc kích thích phát dục bởi vì những con đực này còn non chưa tiết ra
lượng feromon, đây là thành phần quan trọng tạo ra hiệu ứng đực giống.
“Hiệu ứng đực giống” được thực hiện thông qua feromon trong nước bọt
của con đực (3- α -Andriosterol) được truyền trực tiếp cho con cái qua đường
miệng. Tác dụng này chỉ có hiệu quả cao khi có mặt của lợn đực giống.
“Hiệu ứng lợn đực giống” tốt nhất khi lợn cái hậu bị khoảng 160 ngày
tuổi và lợn đực ít nhất 10 tháng tuổi. Việc nuôi nhốt lợn cái hậu bị ở cạnh
chuồng lợn đực và cho tiếp xúc trực tiếp trong khoảng thời gian ngắn trong

6


ngày sẽ tạo ra đáp ứng tốt nhất ở lợn cái hậu bị. Tác dụng này còn có trên cả
lợn đực giống làm tăng tính hăng và tăng hàm lượng feromon.
Như vậy, cho lợn cái hậu bị tiếp xúc với lợn đực giống là cách tốt nhất
để kích thích lợn cái sớm thành thục về tính nhưng cần chọn đúng thời điểm
cho tiếp xúc và điều kiện ngoại cảnh phù hợp nếu không sẽ làm giảm tác động
của việc tiếp xúc giữa lợn đực giống và cái hậu bị.
2.1.2 Chu kỳ động dục, cơ chế động dục
Lợn cái hậu bị bắt đầu thành thục về tính thì sẽ xuất hiện hiện tượng
động dục và rụng trứng. Hoạt động này được điều khiển bởi hormon theo chu
kỳ nên gọi là chu kỳ động dục.
Như vậy chu kỳ động dục là khi lợn cái bắt đầu thành thục về tính cứ
sau một thời gian nhất định, cơ thể nhất là cơ quan sinh dục của con cái có sự
biến đổi như âm hộ, âm đạo, tử cung xung huyết, các tuyến sinh dục tăng
cường hoạt động, trứng thành thục chín và rụng.
Chu kỳ động dục ở lợn cái khoảng 21 ngày, dao động từ 18 – 25 ngày,

thời gian rụng trứng kéo dài 4 – 6 giờ, ở lợn cái tơ thì thời gian này kéo dài
hơn khoảng 10 giờ và có từ 16 – 25 tế bào trứng rụng. Ở lợn cái hậu bị số
lượng trứng rụng ít hơn khoảng 14 và dao động từ 7 -16. Trứng rụng sẽ tham
gia vào quá trình sinh sản nếu gặp tinh trùng hoặc không sẽ bị đào thải.
Chu kỳ động dục được kiều khiển bởi hệ thống thần kinh – thể dịch
theo cơ chế điều hòa ngược:
Khi lợn cái hậu bị đến tuổi thành thục thì các yếu tố như ánh sáng, thức
ăn, nhiệt độ… tác động vào vùng dưới đồi (hypothalamus). Tại đây giải
phóng ra hormon GRH có tác dụng kích thích lên vùng thùy trước tuyến yên
giải phóng ra FSH và LH. FSH và LH là hai hormon có tác dụng kích thích sự
phát triển của trứng và làm trứng chín và rụng và hình thành nên thể vàng.
Song song với quá trình trứng phát triển chín và rụng thì tế bào hạt trong

7


thượng bì bao noãn tiết ra oestrogen chứa đầy trong xoang bao noãn. Hàm
lượng hormon này trong máu tăng từ 64mg% lên 112mg% từ đó gây kích
thích toàn thân, lúc này con vật có biểu hiện động dục.
Sơ đồ cơ chế điều hoà chu kỳ tính ở lợn cái
Hypothalamus
GRH
Thuỳ trước tuyến yên
-

PL

+

LH


FSH

-

Buồng trứng
Oestrogen
Thể vàng

Rụng trứng

Tuyến sữa

Ghi chú:

Sừng tử cung

Progesteron

Prostaglandine

GRH: Gonadotropin Release Hormone
PL : Prolactin
LH : Lutein Hormone
FSH : Foliculin Hormone

Sau khi rụng trứng 7 ngày, tại vị trí trứng rụng mạch quản và tế bào sắc
tố vàng phát triển hình thành nên thể vàng đạt kích thước 8 – 9 mm. Nếu
trứng rụng được thụ tinh thì thể vàng tồn tại suốt quá trình mang thai, tiết ra
progesteron giúp cho quá trình chuẩn bị tiếp nhận hợp tử ở sừng tử cung và

ức chế sự sinh ra của FSH, LH của tuyến yên do đó ức chế quá trình phát triển

8


bao noãn từ đó con cái không động dục. Như vậy, hormon này được công
nhận như hormon bảo vệ sự mang thai. Nếu trứng rụng không được thụ tinh
thì thể vàng tồn tại đến ngày 15 – 17 thì tiêu biến nhờ tác động của hormon
prostagladine F 2α của sừng tử cung và sau đó 1 chu kỳ mới lại bắt đầu.
Khi gia súc thành thục về tính, kèm theo quá trình rụng trứng là sự biến
đổi của cơ thể và biến đổi của cơ quan sinh dục.
Chu kỳ động dục được chia làm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn trước động dục: bắt đầu từ khi thể vàng tiêu hủy tới lần
động dục tiếp theo.
- Giai đoạn động dục: gồm 3 thời kỳ kế tiếp là hưng phấn, chịu đực và
sau chịu đực. Đây là giai đoạn quan trọng nhất nhưng thời gian lại ngắn. Ở
lợn khoảng 2 – 3 ngày, đặc biệt là lượng oestrogen tiết ra đạt mức cao nhất
112mg%. Sau khi trứng rụng được thụ tinh, con vật chuyển sang kỳ chửa, nếu
không được thụ tinh sẽ chuyển sang giai đoạn sau động dục.
- Giai đoạn sau động dục: bắt đầu sau khi kết thúc động dục và kéo dài
vài ngày.
- Giai đoạn yên tĩnh: là giai đoạn dài nhất thường bắt đầu từ ngày thứ tư
sau khi rụng trứng. Đây là giai đoạn nghỉ ngơi, yên tĩnh để khôi phục lại cấu
tạo và chức năng cũng như năng lượng cho chu kỳ tiếp theo.
2.1.3 Khả năng sinh sản của lợn nái
Một yêu cầu quan trọng của chăn nuôi lợn nái là tăng khả năng sinh sản
nhằm đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng cho khâu sản xuất lợn
giống và lợn thịt. Khi đánh giá về khả năng sinh sản của lợn nái người ta
thường quan tâm đến một số chỉ tiêu sinh sản nhất định, đây chính là những
chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi lợn nái sinh sản:

2.1.3.1 Các tham số di truyền đối với lợn nái sinh sản
Nhiều công trình nghiên cứu đã xác định rằng các chỉ tiêu về khả năng
sinh sản của lợn nái có hệ số di truyền thấp.

9


Nguyễn Văn Thiện, 1995 [32] cho biết hệ số di truyền đối với một số
tính trạng về khả năng sinh sản của lợn nái như sau:
h2
0,13
0,12
0,05
0,17

Tính trạng
Số con/1 lứa đẻ
Số con cai sữa / 1 lứa đẻ
Khối lượng sinh sản/con
Khối lượng cai sữa/ổ

- Các chỉ tiêu sinh sản lại có mối quan hệ với nhau, hệ số tương quan di
truyền giữa các chỉ tiêu sinh sản ở lợn như sau :
Số con đẻ ra và số con
đẻ ra còn sống
0,99
0,88
0,83
0,97
0,94

0,967
0,999
0,92
-

Số con đẻ ra còn sống
và số con 21 ngày tuổi
0,89
0,57
0,87
-

Số con đẻ ra còn sống
và số con cai sữa
0,94
0,83
0,85
0,579
0,815
0,81
0,81

2.1.3.2 Các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái
Khi bàn về những chỉ tiêu được dùng để đánh giá khả năng sinh sản của
lợn nái có rất nhiều ý kiến khác nhau.
Gordon (2004) [55] cho rằng, trong các trang trại chăn nuôi hiện đại, số
lượng con cai sữa do một nái sản xuất trong 1 năm là chỉ tiêu đánh giá đúng
đắn nhất khả năng sinh sản của lợn nái.
Theo Trần Đình Miên (1977) [23], việc tính toán và đánh giá sức sinh
sản của lợn nái phải xét đến các mặt: chu kỳ động dục, tuổi thành thục sinh

dục, tuổi có khả năng sinh sản, thời gian chửa, số con đẻ ra/lứa.
Theo Ducos (1994) [46] các thành phần đóng góp vào chỉ tiêu số con

10


còn sống khi cai sữa gồm : số trứng rụng, tỷ lệ sống khi sơ sinh và tỷ lệ lợn
con sống tới lúc cai sữa.
Kết quả các nghiên cứu khác cho rằng, các chỉ tiêu ảnh hưởng đến số
lượng lợn con cai sữa của 1 nái/1 năm là: tính đẻ nhiều con (số lợn sơ sinh),
tỷ lệ chết của lợn con từ sơ sinh đến cai sữa, thời gian bú sữa, tuổi đẻ lứa đầu
và thời gian từ cai sữa đến khi thụ thai lứa sau (Legault, 1980) [58].
Theo Marby và cộng sự (1997) [ 59], các tính trạng năng suất sinh sản
chủ yếu của lợn nái bao gồm : số con đẻ ra/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lượng
toàn ổ ở 21 ngày tuổi và số lứa đẻ/nái/năm. Các tính trạng này ảnh hưởng lớn
đến lợi nhuận của người chăn nuôi lợn nái.
Ở Việt Nam, Tiêu chuẩn nhà nước về lợn giống (TCVN 1980 – 1981 –
TCVN 1982 – 1981) đề ra 4 chỉ tiêu giám định lợn nái tại các cơ sở giống nhà
nước là : số con đẻ ra sống/ổ, khối lượng toàn ổ lúc 21 ngày, khối lượng toàn
ổ lúc 60 ngày, tuổi đẻ lứa đầu đối với lợn nái đẻ lứa 1 hoặc khoảng cách lứa
đẻ đối với nái đẻ từ lứa thứ 2 trở đi.
Theo Nguyễn Khắc Tích (2002)[34], khả năng sinh sản của lợn nái chủ
yếu được đánh giá dựa vào chỉ tiêu số lợn con cai sữa/nái/năm. Chỉ tiêu này
lại phụ thuộc vào 2 yếu tố là số con đẻ ra và số lứa đẻ/nái/năm.
Số con đẻ ra còn sống là số con còn sống sau khi lợn mẹ đẻ xong con
cuối cùng. Chỉ tiêu này cho biết khả năng đẻ nhiều hay ít của lợn nái, kỹ thuật
chăm sóc lợn nái chửa, kỹ thuật thụ tinh của người chăn nuôi. Số lơn con cai
sữa là chỉ tiêu rất quan trọng đánh giá trình độ chăn nuôi lợn nái sinh sản. Nó
quyết định năng suất và ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả kinh tế của quá trình
chăn nuôi. Thời gian cai sữa tuỳ thuộc vào trình độ chăn nuôi bao gồm kỹ

thuật chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y, phòng bệnh, khả năng tiết sữa của
lợn mẹ và khả năng phòng bệnh của lợn con. Mặt khác, số lợn con cai sữa còn
phụ thuộc vào số con để nuôi, tỷ lệ nuôi sống từ sơ sinh đến cai sữa. Lơn con

11


trước cai sữa thường bị chết với các nguyên nhân và tỷ lệ khác nhau như di
truyền, nhiễm khuẩn, mẹ đè thiếu sữa, dinh dưỡng kém hay một số nguyên
nhân khác.
Số lứa đẻ/nái/năm: Chỉ tiêu này chịu ảnh hưởng quan trọng của thời
gian nuôi con và số ngày bị hao hụt của lợn nái. Hiện nay, thời gian nuôi con
được rút ngắn trung bình là 21 – 25 ngày. Sau khi mang thai, đẻ và nuôi con
lợn mẹ có sự thay đổi về khối lượng, nếu gầy sút quá sẽ ảnh hưởng tới thời
gian động dục trở lại sau cai sữa và ảnh hưởng tới năng suất của lứa tiếp theo.
Cho nên trong quá trình nuôi dưỡng cần quan tâm đến lợn mẹ để hạn chế đến
mức thấp nhất sự hao hụt của lợn mẹ để rút ngắn tối đa thời gian động dục lại
sau cai sữa của lợn mẹ. Điều này sẽ giúp rút ngắn khoảng cách lứa đẻ và nâng
cao được số lứa đẻ/nái/năm.
Như vậy, có rất nhiều ý kiến đưa ra các chỉ tiêu khác nhau trong việc
đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái, nhưng theo chúng tôi, quá trình đánh
giá và chọn lọc nên tập trung vào các chỉ tiêu chính: số con đẻ ra còn sống/ổ,
khả năng tiết sữa 21 ngày và khoảng cách giữa 2 lứa đẻ.
Thông thường, các chỉ tiêu dưới đây được đề cập để đánh giá khả năng
sinh sản của lợn nái :
1) Số con đẻ ra/ổ
2) Số con đẻ ra còn sống/ổ
3) Số con để nuôi/ổ
4) Số con 21 ngày/ổ
5) Số con cai sữa/ổ

6) Khối lượng sơ sinh/con
7) Khối lượng 21 ngày/con
8) Khối lượng cai sữa/con
9) Thời gian cai sữa

12


10) Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ
11) Tuổi đẻ lứa đầu
12) Thời gian phối giống lại sau cai sữa
13) Số lứa đẻ/năm =

365
Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ

14) Số con cai sữa/nái/năm
2.1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái
* Yếu tố di truyền
Giống là yếu tố mang tính di truyền, ảnh hưởng không nhỏ đến năng
suất sinh sản của lợn nái (Đặng Vũ Bình, 1999) [4]. Các giống khác nhau,
năng suất sinh sản cũng khác nhau. Điều này đã được nhiều công bố.
Theo Legault (1985, trích từ Rothschild và cộng sự, 1997) [57], căn cứ
vào khả năng sinh sản và sức sản xuất thịt, các giống lợn được chia thành 4
nhóm chính như sau :
- Các giống đa dạng như L, Y và một số dòng nguyên chủng được xếp
vào loại có khả năng sản xuất thịt và sinh sản khá.
- Các giống chuyên dụng « dòng bố » như P, L của Bỉ có khả năng sinh
sản trung bình nhưng khả năng sản xuất thịt cao.
- Các giống chuyên dùng « dòng mẹ » như Meishan của Trung Quốc có

khả năng sinh sản đặc biệt cao nhưng khả năng cho thịt kém.
- Các giống địa phương cá đặc tính chung là khả năng sinh sản và sức
sản xuất thịt kém song có khả năng thích nghi tốt với môi trường.
Theo Lengerken và cộng sự (1987) [69], lợn nhạy cảm với stress có
khả năng cho nạc cao song khả năng sinh sản bị hạn chế, giảm thời gian sử
dụng đối với gia súc giống, kết quả thụ thai thấp và tỷ lệ hao hụt cao trong
quá trình chăn nuôi và vận chuyển.
Theo Gordon (2004) [55], tỷ lệ chết lợn con trước khi cai sữa chiếm tới
60,10% ở ngày đẻ đầu tiên; 23,6% từ ngày 2 – 7 sau đẻ và 16,2% sau 7 ngày.

13


* Các yếu tố ngoại cảnh:
Khả năng sinh sản của lợn nái bị ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố ngoại
cảnh như chế độ nuôi dưỡng, mùa vụ, nhiệt độ môi trường…
- Chế độ nuôi dưỡng
Thức ăn là nguồn cung cấp dinh dưỡng, năng lượng cho tất cả đời sống
của cơ thể, nó đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao năng suất và chất
lượng sản phẩm.
Dinh dưỡng là yếu tố hết sức quan trọng để đảm bảo khả năng sinh sản
của lợn nái. Giai đoạn lợn chửa và lợn nái nuôi con nếu được cung cấp đủ về
số lượng và chất lượng dinh dưỡng thì kết quả sinh sản sẽ tốt. Chế độ dinh
dưỡng tốt sẽ làm cải thiện được số trứng rụng nhưng lại làm giảm tỷ lệ thụ
thai (Hafez, 1960) [50]. Theo Brooks và Cole (1969) [43], lợn nái ăn gấp đôi
lượng thức ăn ở giai đoạn trước khi phối giống và ở ngày phối giống so với
bình thường có tác dụng làm tăng số trứng rụng và số con đẻ ra/ổ. Nếu nuôi
dưỡng tốt lợn nái trước khi động dục có thể làm tăng số lượng trứng rụng,
tăng số phôi sống. Khi nói đến dinh dưỡng thì chúng ta cần quan tâm đến một
số yếu tố sau:

+ Dinh dưỡng protein: Các axit amin đặc biệt là các loại axit amin
không thay thế ảnh hưởng rất lớn đến thành tích sinh sản của lợn mẹ. Nếu
khẩu phần ăn thiếu protein thì sẽ chậm động dục và giảm số lứa đẻ/năm.
Trong giai đoạn mang thai của lợn nái nếu không cung cấp đủ protein thì khối
lượng sơ sinh của lợn con giảm thấp và nếu thiếu trong giai đoạn tiết sữa sẽ
làm giảm khả năng sinh trưởng của lợn con.
+ Dinh dưỡng năng lượng: Là yếu tố cần thiết cho tất cả các hoạt động
sống của cơ thể. Nếu thiếu năng lượng đặc biệt là giai đoạn mang thai và
nuôi con sẽ dẫn đến hiện tượng suy dinh dưỡng, còi cọc, sức kháng bệnh
kém. Tuy nhiên, nếu cung cấp quá thừa trong giai đoạn có chửa thì dẫn đến

14


hiện tượng chết phôi, chết thai, đẻ khó. Mặt khác, năng lượng thừa sẽ tích tụ
dưới dạng mỡ và lợn con sẽ mắc bệnh đường ruột do sữa mẹ có hàm lượng
mỡ trong sữa đầu cao.
+ Dinh dưỡng vitamin : là yếu tố không thể thiếu đối với cơ thể động
vật. Hàm lượng vitamin trong khẩu phần chiếm một tỷ lệ rất nhỏ nhưng lại
rất quan trọng, nếu thiếu sẽ gây hiện tượng rối loạn chức năng của các cơ
quan trong cơ thể. Thiếu vitamin A gây ra tình trạng chậm động dục, teo
thai, khô mắt...Thiếu vitamin B gây ra hiện tượng thần kinh yếu, co giật,
bại liệt tứ chi...
+ Dinh dưỡng khoáng: Khoáng gồm khoáng vi lượng và đa lượng. Với
một lượng nhỏ trong khẩu phần ăn nhưng là yếu tố cần thiết cho việc tạo
xương, tạo máu và cân bằng nội mô.
Trong một số quy trình chăn nuôi tại Philippin, tập đoàn Cargill (Mỹ) đã
áp dụng chế độ bồi thực (plushing) với mức cho ăn hàng ngày trên 3kg cho 1
lợn cái hậu bị trong vòng 14 ngày trước khi phối giống và chế độ bồi thực cho
lợn nái từ sau cai sữa đến phối giống nhằm tăng số trứng rụng để tăng số con

đẻ ra/ổ và giai đoạn ăn tăng này còn gọi là giai đoạn tăng số con đẻ ra/lứa.
Nên cho lợn nái nuôi con ăn tự do để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng,
giảm lượng thức ăn thu nhận khi nuôi con sẽ làm giảm khối lượng cơ thể, hậu
quả là thời gian động dục trở lại dài, giảm tỷ lệ thụ tinh và giảm số phôi sống
(Gordon, 2004)[55]. Nuôi dưỡng lợn nái trong kỳ tiết sữa nuôi con với mức
protein thấp trong khẩu phần sẽ làm tăng thời gian động dục trở lại (Gordon,
1997) [54].
Mục tiêu của việc nuôi dưỡng lợn nái là làm sao cho số ngày không sản
xuất ít, khối lượng cơ thể tăng phù hợp trong thời kỳ có chửa và có khối
lượng cơ thể thích hợp trong thòi kỳ nuôi con. Vì vậy cần phải đưa ra khẩu
phần ăn khoa học để tăng sữa. Nếu khẩu phần ăn với mức lyzin thấp và

15


protein thấp làm suy yếu sự phát triển của bao noãn, giảm khả năng trưởng
thành của tế bào trứng, giảm số con đẻ ra và số con còn sống/ổ, tăng tỷ lệ hao
hụt của lợn mẹ và giảm tối đa sinh trưởng của lợn con (Yang và cộng sự,
2000) [67]. Song mức protein quá cao trong khẩu phần đều không tốt cho lợn
nái cả giai đoạn chửa và nuôi con.
- Mùa vụ :
Đây là yếu tố ảnh hưởng khá rõ rệt đến khả năng sinh sản của lợn nái,
ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ thụ thai từ đó biểu hiện là số con đẻ ra/ổ.
Mùa có nhiệt độ cao là nguyên nhân làm kết quả sinh sản ở lợn nái nuôi
chăn thả thấp, tỷ lệ chết ở lợn con sơ sinh cao.
Theo Quinion và cộng sự (2000)[62], nhiệt độ cao làm lợn nái thu nhận
thức ăn thấp, tỷ lệ hao hụt lợn nái tăng, tỷ lệ động dục trở lại sau cai sữa giảm.
Điều này ảnh hưởng khá lớn đến hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn nái sinh
sản. Lợn nái không động dục hay động dục trở lại sau cai sữa giảm sẽ làm kéo
dài khoảng cách lứa đẻ từ đó làm giảm số lứa đẻ/nái/năm.

Các nhận thấy nhiệt độ cao làm giảm tính nhạy cảm bình thường của
chu kỳ động dục trong khoảng tháng 5 đến 8.
Nhiệt độ cao còn không những làm tăng tỷ lệ nái không động dục mà
còn làm giảm tỷ lệ thụ thai, giảm khả năng sống của thai. Nhiều nghiên cứu
đã chứng tỏ stress nhiệt có thể làm giảm tỷ lệ thụ thai tới 20%, giảm số phôi
sống 20% và do đó làm giảm thành tích sinh sản của lợn nái. Tỷ lệ hao hụt
của lợn nái cao vào mùa hè kéo theo tỷ lệ loại thải cao (30-50%), làm thiệt
hại hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái sinh sản.
- Tuổi và lứa đẻ:
Tuổi và lứa đẻ đều là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến số con đẻ ra/ổ.
Số con đẻ ra tương quan với số trứng rụng (Warrick và cộng sự, 1989). Trong
lần động dục đầu số trứng rụng thường thấp nhất, tăng đến 3 tế bào trứng ở

16


chu kỳ động dục thứ 2 và đạt tương đối cao ở chu kỳ động dục thứ 3. Như thế
thường ở lứa đẻ 1và 2 số con đẻ ra ít hơn so với các lứa tiếp theo. Số con đẻ
ra sẽ tăng từ lứa 1 đến lứa thứ 5,6 và sau đó giảm dần. Do đó, số con đẻ ra
trong ổ liên quan chặt chẽ tới tuổi lợn nái.
- Số lần phối giống và tuổi phối giống:
Số lần phối giống trong 1 lần động dục của lợn nái ảnh hưởng rất lớn
đến tỷ lệ thụ thai từ đó ảnh hưởng đến số con đẻ ra/ổ. Phối đơn trong 1 chu kỳ
động dục ở lúc động dục cao nhất có thể đạt được số con đẻ ra/ổ cao nhưng
phối kép trong 1 lần động dục làm tăng số con đẻ ra/ổ (Gordon, 1997) [54].
Do đó trên thực tế muốn tăng số con đẻ ra trong ổ nên phối trực tiếp cho lợn
nái 3 lần, mỗi lần cách nhau 24h.
Phương thức phối giống cũng ảnh hưởng khá rõ rệt. Trong phối trực
tiếp, ảnh hưởng của con đực rất rõ. Thụ tinh nhân tạo có thể làm giảm tỷ lệ
thụ thai do kỹ thuật phối giống. Theo Anon (1993, trích từ Gordon, 1997)

[54], phối giống kết hợp giữa thụ tinh nhân tạo và nhảy trực tiếp có thể làm
tăng 0,5 lợn con trong ổ so với phối riêng rẽ.
- Thời gian cai sữa:
Thời gian cai sữa dài hay ngắn ảnh hưởng trực tiếp đến khoảng cách
giữa hai lứa đẻ. Thời gian bú sữa dài, số để nuôi trong ổ cao, thời gian động
dục trở lại sau cai sữa dài, khoảng cách từ khi đẻ đến khi phối giống trở lại
dài là nguyên nhân kéo dài khoảng cách lứa đẻ. Điều đó ảnh hưởng không
nhỏ đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái sinh sản do làm giảm số lứa
đẻ/nái/năm.
Theo Aas và cộng sự (2004) [49], phối giống sớm sau khi đẻ, tỷ lệ đẻ
và số con đẻ ra trong ổ thấp hơn so với phối giống muộn. Thường lợn nái cai
sữa ở 28-35 ngày, thời gian động dục lại 4-5 ngày có thể phối giống thì thành
tích sinh sản tốt (Colin, 1998) [44].

17


- Số con cai sữa/ổ :
Hughes và cộng sự (1980) [52] cho rằng năng suất của đàn lợn giống
được xác định bởi chỉ tiêu số con cai sữa/nái/năm. Vì vậy số lợn con cai
sữa/nái/năm là tính trạng sinh sản quan trọng.
Giới hạn cao nhất của số con cai sữa/nái/năm bị giảm đi là do một số
trứng rụng không được thụ tinh, một số thai chết khi chửa và đẻ, một số lợn
con chết từ sơ sinh đến cai sữa. Theo tạp chí Veterinary Investigation Service
(1960), các nguyên nhân làm lợn con chết từ sơ sinh đến cai sữa là do mẹ đè,
bỏ đói chiếm 50%, do nhiễm khuẩn 11,1%, do dinh dưỡng kém 8%, do di
truyền 4,5% và các nguyên nhân khác chiếm 26,4%. Và tỷ lệ này còn phụ
thuộc vào ngày tuổi của lợn con : < 3 ngày tuổi là 50%, 5-7 ngày 18%, 8-21
ngày 17%, 22-56 ngày 15%.
2.2


Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước

2.2.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Trên thế giới công tác nâng cao chất lượng và số lượng con giống luôn
được quan tâm hàng đầu. Từ nửa sau thế kỷ 20, do có thêm hiểu biết mới về
ưu thế lai và sự phát triển kỹ thuật thụ tinh nhân tạo nên ở các nước có ngành
chăn nuôi tiên tiến đã phát triển mạnh về việc lai các giống lợn với nhau
nhằm tạo ra con giống đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người chăn nuôi.
Các nghiên cứu của Gerasimov và cộng sự (1997) [48], cho biết lai hai,
ba giống đều có tác dụng nâng cao các chỉ tiêu sinh sản như: số con đẻ ra/lứa,
tỷ lệ nuôi sống và khối lượng ở 60 ngày tuổi/con. Vì vậy việc sử dụng lai hai,
ba giống là phổ biến để nâng cao khả năng sinh sản và sức sản xuất thịt
thương phẩm (Dzhunelbaev và cộng sự, 1998 [47]).
Xue và cộng sự (1997) [66] nhận thấy lợn lai ba giống Duroc x (Large
White x Landrace (L)) có tốc độ sinh trưởng, chất lượng thân thịt tốt.
Lai giống là biện pháp quan trọng nhằm nâng cao khả năng sinh sản và
cho thịt trong chăn nuôi lợn ở Ba Lan. Tuz và cộng sự (2000) [65] nhận thấy

18


lai ba giống đạt được số con /lứa ở 1, 21, 42 ngày cũng như khối lượng sơ
sinh/con cao hơn hẳn so với giống thuần. Lai ba, bốn giống đã trở thành phổ
biến trong chăn nuôi lợn (Ostrowski và cộng sự, 1997)[60]).
Việc sử dụng nái (Landrace x Yorkshire(Y)) phối với lợn Piétrain để
sản xuất con lai ba giống, sử dụng nái (Landrace x Yorkshire) phối với lợn
đực lai (Piétrain x Duroc) để sản xuất con lai bốn giống khá phổ biến tại Bỉ
sản xuất ra lợn thịt có tỷ lệ nạc cao và tiêu tốn thức ăn thấp (Leroy và cộng sự,
1996) [68].

Ở châu Âu hiện nay ba giống phổ biến được sử dụng là Piétrain (P),
Hampshire và Duroc (D). Giống P có tỷ lệ nạc cao nhưng tần số gen halothan
cao, giống Hampshire có khả năng kháng stress song có hạn chế là tồn tại gen
RN và ảnh hưởng đến chất lượng thịt, giảm năng suất thịt khi chế biến, giống
D có khả năng kháng stress nhưng cũng có hạn chế là tỷ lệ mỡ trong thân thịt
và trong thịt nạc cao.
2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Các giống lợn được nhập vào nước ta chủ yếu nhằm mục đích cải tiến
các giống địa phương. Tuy nhiên hiện nay khi nền kinh tế ngày càng phát
triển, đặc biệt là chăn nuôi ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp thì
nhiều tập trung vào nghiên cứu tính năng sản xuất của các con giống nhằm
không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng đàn giống.
Các kết quả nghiên cứu đã khẳng định lai đơn giản giữa đực ngoại và
cái nội đã có tác dụng nâng cao khả năng sinh sản, tăng trọng, tỷ lệ nạc, giảm
tiêu tốn thức ăn ở con lai F 1 so với nội thuần. Công thức lai này đã góp phần
tích cực trong việc nâng cao năng suất và tỷ lệ nạc trong chăn nuôi lợn.
Con lai Landrace x (Đại Bạch x Móng Cái) đạt mức tăng trọng cao
575g/ngày, tỷ lệ nạc trong thân thịt xẻ đạt 48%, trong khi đó con lai giữa Đại
Bạch x (Đại Bạch x Móng Cái) chỉ đạt mức tăng trọng 527g/ngày, tỷ lệ nạc
trong thân thịt xẻ là 47,03% (Võ Trọng Hốt và cộng sự (1993)[19].

19


Phùng Thị Vân và cộng sự (2000, 2002) [40] cho biết lai hai giống
Yorkshire, Landrace và ngược lại đều có ưu thế về nhiều chỉ tiêu sinh sản so
với giống thuần. (Y x L), (L x Y) có số con sữa/ổ tương ứng là 9,38 và 9,36
con. Con lai có tỷ lệ nạc so với thịt xẻ tương ứng là 58,8 và 56,5%.
Kết quả nghiên cứu hai, ba giống lợn ngoại của Nguyễn Khắc Tích
(1993) [35] cho biết công thức lai L x Y, D x (L x Y) và Hampshire x (L x Y)

đạt tỷ lệ nạc 55,11%; 53,22%; 51,55%.
Năm 1970, Viện Chăn nuôi đã thông báo kết quả nghiên cứu về khả
năng sinh sản của lợn Đại Bạch và Landrace như sau: số con đẻ ra/ổ đạt 9,75
con; số con cai sữa /ổ là 8,8 con; khối lượng toàn ổ lúc 60 ngày tuổi là
79,57kg đối với lợn Đại Bạch và đối với lợn Landrace thì các chỉ tiêu này là
8,4 con/ổ; 7con/ổ và 84,05kg/ổ.
Lai ba giống giữa đực D với nái lai (L x Y) hoặc (Y x L) có tác dụng
nâng cao các chỉ tiêu sinh sản, giảm chi phí thức ăn để sản xuất 1kg lợn con ở
60 ngày tuổi. Kết quả cho thấy ở hai thí nghiệm số con cai sữa đạt 9,6-9,7
con /ổ với khối lượng cai sữa/ổ tương ứng là 80,0 – 75,7kg ở 35 ngày tuổi
(Phùng Thị Vân và cộng sự, 2000, 2002 [38]). Con lai giữa 3 giống D x (L x
Y) có mức tăng trọng trung bình 655,9g/ngày, tỷ lệ nạc 61,81% và tiêu tốn
thức ăn 2,98; con lai ba giống Dx(YxL) có mức tăng trọng trung bình
655,7g/ngày, tỷ lệ nạc 58,71%, tiêu tốn thức ăn 2,95kg thức ăn/kg tăng trọng.
Các kết quả nghiên cứu của Lê Thanh Hải (2000) [17] cũng cho biết
các công thức lai ba, bốn giống ngoại đạt mức tăng trọng và tỷ lệ nạc cao.
Con lai ba giống Dx(LxY) có mức tăng trọng trung bình 634g/ngày, tỷ lệ nạc
55,9%, tiêu tốn thức ăn 3,3kg thức ăn/kg tăng trọng; con lai ba giống
Px(LxY) có mức tăng trọng trung bình 601g/ngày, tỷ lệ nạc 58,8% với tiêu
tốn thức ăn là 3,1kg/kg tăng trọng. Con lai bốn giống (PxD)x(LxY) đạt tăng
trọng trung bình 624g/ngày, tỷ lệ nạc 57,9% với tiêu tốn thức ăn 3,2kg/kg

20


tăng trọng.
Kết quả nghiên cứu về năng suất sinh sản của lợn nái Y và L được thể
hiện trong thông báo của Đặng Vũ Bình (1999) [4] . Ở lợn Y tuổi đẻ lứa đầu
là 418,54 ngày tuổi; số con đẻ ra còn sống 9,77 con/ổ; số con 21 ngày tuổi
8,61 con/ổ. Ở lợn L các chỉ tiêu tương ứng là 9,86con/ổ; 8,68 con/ổ; 8,21

con/ổ. Đồng thời cũng chỉ ra rằng độ lớn của lứa đẻ đạt giá trị thấp nhất ở lứa
thứ nhất, sau đó tăng lên và ổn định và có khuynh hướng giảm ở lứa đẻ thứ 6.
Nguyễn Ngọc Phục và cộng sự (2005) [24], nghiên cứu khả năng sinh
sản của lợn cụ kỵ L06, L11, L95 tại trại giống hạt nhân Tam Điệp – Ninh
Bình, cho thấy tốc độ tăng trọng bình quân ngày tuổi cao nhất thuộc về L06
và L11 (554,19 và 531,06gam/ngày) và thấp nhất là L95 (599 gam/ngày).
Nhưng độ dày mỡ lưng của L06 và L11 chỉ bằng một nửa so với L95. Năng
suất sinh sản của cả 3 dòng đều thấp ở lứa đầu so với các lứa tiếp theo. Kết
quả từ lứa thứ 2 đến lứa thứ 7 cho thấy L95 có số con sơ sinh sống/ổ cao nhất
(12,55 con/ổ) trong đó ở L06 và L11 thấp hơn từ 2 – 2,5 con/ổ nhưng khối
lượng sơ sinh của L95 thấp hơn L06 và L11 từ 100 – 300g/con. Số con cai
sữa của cả 3 dòng đều đạt từ 9,14 – 9,57 con/ổ nhưng khối lượng lợn con cai
sữa lúc 3 tuần tuổi của L95 thấp nhất (5,99kg/con) trong đó của L06 cao hơn
khoảng 500g/con.
Nguyễn Văn Đồng và cộng sự (2005) [16] nghiên cứu khả năng sinh
sản của hai dòng lợn ông bà C1230 và C1050 nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu
giống lợn Thuỵ Phương và Trại lợn giống Tam Điệp – Ninh Bình cho thấy:
tốc độ tăng trọng của dòng C1050 vượt cao so với dòng C1230 (558,68g/ngày
và 525,52g/ngày) nhưng C1230 có độ dày mỡ lưng cao hơn C1050 (16,9mm
và 9,95mm). Tỷ lệ phối giống của dòng C1050 có xu hướng thấp hơn dòng
C1230. Kết quả về năng suất sinh sản ở cả hai trại số con đẻ ra/ổ, số con còn
sống/ổ, khối lượng sơ sinh đều tương đương nhau ở cả hai dòng. Tại Trung

21


tâm Nghiên cứu giống lợn Thuỵ Phương là 10,7 con/ổ, 1,45kg/con dòng
C1050 và 11,53 con/ổ, 1,38kg/con dòng C1230 còn tại trại lợn giống Tam
Điệp Ninh Bình khối lượng sơ sinh dòng C1050 là 1,51kg/con, dòng C1230 là
1,45kg/con. Đến giai đoạn 21 ngày tuổi thì dòng C1050 đã vượt lên cao hơn

so với dòng C1230 và càng thể hiện rõ hơn ở thời điểm cai sữa. Tại Trung
tâm Nghiên cứu giống lợn Thuỵ Phương, khối lượng 21 ngày tuổi và cai sữa
dòng C1050 là 5,55kg/con và 6,37kg/con còn dòng C1230 là 5,24kg/con và
5,92kg/con. Tại Trại Giống lợn Tam Điệp, khối lượng cai sữa dòng C1050 là
6,32kg/con và dòng C1230 là 6,06kg/con.
Các cũng đưa ra kết quả về năng suất sinh sản của hai dòng ông bà
nuôi tại các tỉnh. So với kết quả nuôi tại Thuỵ Phương và Tam Điệp có thấp
hơn cụ thể là khối lượng sơ sinh, khối lượng 21 ngày tuổi dòng C1050 là
1,46kg/con và 5,88kg/con còn dòng C1230 là 1,29kg/con và 5,74kg/con.
2.3

Nguồn gốc, đặc điểm và một số tính năng sản xuất của hai dòng lợn
C1050 và C1230
Hai dòng lợn ông bà C1230 và C1050 được tạo ra là kết quả của các

công thức lai từ các dòng lợn cụ kỵ L11, L06, L95 của công ty PIC Việt Nam,
được đưa vào nuôi thích nghi từ năm 1997.
Đến tháng 7/2001 các dòng này được giao cho phía Việt Nam mà cụ
thể là Trung tâm nghiên cứu giống lợn Thuỵ Phương - Viện Chăn nuôi quốc
gia quản lý và nuôi giữ để sản xuất ra hai dòng lợn ông bà C1230 (L95 Meishan x L06 - Landrace) và C1050 (L11 - Yorkshire x L06 - Landrace)
cùng hai dòng bố mẹ CA và C22 chuyển giao và sản xuất ra con lai 4 và 5
máu có năng suất và chất lượng cao.

22


Sơ đồ lai :
GGP

L11


1050

GP

GGP

L06

L9
5

1230

GPT
Ghi chú:

L0
6

L95 : dòng tổng hợp có máu lợn Meishan
L06 : Landrace
Y11 : Yorkshire

- Dòng lợn C1050 là dòng được lai từ 2 dòng lợn L06 và L11. Trong đó
dòng mẹ là L06 được chọn theo hướng sinh sản tốt, dòng lợn làm bố là dòng
L11 được chọn theo hướng tăng trọng và tỷ lệ nạc cao. Dòng C1050 có ngoại
hình thân dài vừa, ngực nở, mông nở, bụng gọn, bốn chân chắc khoẻ, mõm
dài, lông da trắng và có 12 vú trở lên. Về tính năng sản xuất, đây là dòng tăng
trọng nhanh, chuyển hoá thức ăn tốt, nuôi con khéo và ngoại hình đẹp.

- Dòng C1230 được tạo ra từ kết quả lai giữa đực giống L06 và lợn nái
tổng hợp L95 (lợn có tỷ lệ máu nhất định của giống lợn Meishan – Trung
Quốc). Dòng này có thể chất không được chắc chắn lắm, lông da trắng, thỉnh
thoảng có bớt đen nhỏ trên thân, mông vai không phát triển như dòng C1050.
Bụng hơi sệ, 4 chân nhỏ và yếu (thể chất theo hướng lợn Meishan).

23


- Giống lợn Meishan có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đặc điểm của giống
lợn này mặt có nhiều nếp nhăn, tai to ngả về phía trước, lưng võng, chân
choãi, có từ 16-20 núm vú. Tính năng sản xuất : tăng trọng chậm, có khả đẻ
sai con nhất thế giới, thành thục về tính sớm (2,5-3 tháng tuổi). Ngoài ra, lợn
Meishan có mùi vị thịt thơm ngon, có khả năng chống chịu tốt với bệnh tật,
chịu đựng kham khổ.
Hai dòng lợn ông bà C1230 và C1050 được tạo ra từ các giống lợn
ngoại Landrace, Yorkshire, Meishan nên về bản chất nó mang hoàn toàn máu
lợn ngoại. Do đó, về đặc điểm ngoại hình chúng thuộc loại hình hướng nạc mỡ, độ dài mình vừa phải, trán rộng, tai to mỏng, màu lông da trắng
tuyền,...thể chất tương đối khoẻ mạnh và thích nghi khá tốt với điều kiện khí
hậu nước ta và hiện nay đang được nuôi phổ biến trong các trang trại lớn để
sản xuất lợn bố mẹ từ đó tạo ra đàn lợn thịt thương phẩm có năng suất cao
chất lượng tốt.
Lợn ông bà có tuổi thành thục về tính sớm,sinh trưởng nhanh, phát dục
mạnh, đẻ nhiều và thích nghi tốt với điều kiện chăn nuôi nước ta.
Việc tạo ra hai dòng lợn ông bà đã đáp ứng nhu cầu về con giống của
nước ta, góp phần đẩy mạnh phong trào chăn nuôi lợn ngoại ở các tỉnh trong
cả nước đặc biệt là các tỉnh miền Bắc. Sự có mặt của dòng lợn ông bà C1050
và C1230 tại nước ta thích nghi tốt được sử dụng rộng rãi tạo ra các dòng lợn
bố mẹ làm con giống cho phối với các con đực ngoại tạo ra con lai dùng để
nuôi thương phẩm có năng suất cao, chất lượng tốt, đem lại hiệu quả kinh tế

cao cho người chăn nuôi lợn.

24


3. ĐỐI TƯỢNG – ĐỊA ĐIỂM – NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1

Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lợn nái ông bà dòng C1050 và

C1230, trong đó: 25 nái và 125 ổ đẻ cho mỗi dòng nuôi tại Trung tâm Giống
lợn Hải Dương và 50 nái và 250 ổ đẻ cho mỗi dòng nuôi tại Trại Tân Trường,
huyện Cẩm Giàng - Hải Dương.
Lợn nái ông bà C1050 và C1230 đều được nhập từ Trung tâm Giống
lợn hạt nhân Tam Điệp – Ninh Bình.
Cả hai cơ sở đều sử dụng phương thức phối giống trực tiếp kết hợp với
thụ tinh nhân tạo.
Lợn nái và lợn con được nuôi theo các giai đoạn phù hợp với đặc điểm
sinh lý và được chăm sóc đúng theo quy trình kỹ thuật chăn nuôi và vệ sinh
thú y.
+ Thức ăn cho nái chờ phối: lượng thức ăn 2 kg/nái/ngày
Thành phần : năng lượng trao đổi 2900 ME (Kcal/kg thức ăn), protein
thô 13%, xơ thô 7%, Ca 1-1,2%, P 0,8%, muối ăn 0,4-0,8%, độ ẩm 14%.
+ Thức ăn cho nái chửa kỳ 1: lượng thức ăn 2,2 kg/nái/ngày
Thành phần : năng lượng trao đổi 2900 ME (Kcal/kg thức ăn), protein
thô 15%, xơ thô 7%, Ca 1-1,2%, P 0,8%, muối ăn 0,4-0,8%, độ ẩm 14%.
+ Thức ăn cho nái chửa kỳ 2: lượng thức ăn 2,5kg/nái/ngày
Thành phần : năng lượng trao đổi 3100 ME (Kcal/kg thức ăn), protein

thô 15%, xơ thô 7%, Ca 0,9-1%, P 0,7%, muối ăn 0,4-0,8%, độ ẩm 14%.
+ Thức ăn cho nái nuôi con:
Thành phần : năng lượng trao đổi 3100 ME (Kcal/kg thức ăn), protein
thô 15%, xơ thô 7%, Ca 0,9-1%, P 0,7%, muối ăn 0,4-,08%, độ ẩm 14%.

25


×