Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Ảnh hưởng của chính sách giao đất giao rừng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 56 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Phúc Trạch là một xã miền núi với diện tích đất lâm nghiệp là khá lớn,
Tổng diện tích đất rừng của xã là 3.487 ha. Với tƣ cách là một tƣ liệu sản xuất
thì đất lâm nghiệp có vai trò rất lớn trong việc xóa đói giảm nghèo, cũng nhƣ
sự thịnh vƣợng về nền kinh tế của nông thôn miền núi.
Việc khai thác và sử dụng tài nguyên rừng tại xã Phúc Trạch đã diễn ra
từ rất lâu. Ngoài việc khai thác gỗ ngƣời dân ở đây đã khai thác các sản phẩm
lâm sản ngoài gỗ nhƣ: song mây, lá nón, măng, các loại nấm…vừa làm thực
phẩm vừa buôn bán để tăng thu nhập. Ngoài ra ngƣời dân còn tổ chức săn các
loại động vật nhƣ: các loại khỉ, vƣợn, trăn, rắn, tắc kè, lợn rừng, gà… Khai
thác các cây thuốc chữa các bệnh thông thƣờng và các loài cây làm cảnh nhƣ
mƣng, sung, các loài lan...Việc khai thác một cách không có quản lý từ trƣớc
tới nay của ngƣời dân nơi đây đã dẫn tới tình trạng nguồn tài nguyên rừng
ngày càng suy giảm một cách nghiêm trọng.
Cũng chính vì điều đó mà công tác GĐGR trên địa bàn xã đã đƣợc chính
quyền và ngƣời dân quan tâm. Phần lớn diện tích đã đƣợc giao cho hộ, nhóm
hộ, và cộng đồng quản lý. Tuy nhiên, việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ còn
chậm, cộng với tập quán du canh lạc hậu, đời sống kinh tế khó khăn. Mức độ
nhận thức của ngƣời dân trong việc bảo vệ tài nguyên rừng là chƣa cao vì thế
sau khi đƣợc GĐGR do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn nên mức độ đầu
tƣ vào phát triển rừng còn thấp. Sau khi đƣợc GĐGR thì các hộ gia đình cũng
đầu tƣ thời gian khá nhiều cho việc trồng rừng và hạn chế bớt việc khai thác
rừng nên thu nhập từ rừng của các gia đình cũng giảm đáng kể. Cũng chính
điều đó đã làm ảnh hƣởng khá lớn tới đời sống ngƣời dân nơi đây và gây ảnh
hƣởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn.
Nhƣ vậy mục tiêu của chính sách thì chƣa thấy mà những bất cập của
chính sách thì đã đƣợc thể hiện rất rõ.
Vì vậy tôi đã tiến hành tìm hiểu đề tài “Ảnh hưởng của chính sách
GĐGR đến người dân xã Phúc Trạch - huyện Bố Trạch – tỉnh Quảng Bình”
để có thể nắm bắt đƣợc sự phụ thuộc của ngƣời dân vào rừng, biết đƣợc
những tác động của chính sách GĐGR tới sinh kế của ngƣời dân nơi đây


nhằm giúp ngƣời dân cũng nhƣ chính quyền ở đây biết đƣợc tình hình thực tế

1


đang diễn ra từ đó có đƣợc những hƣớng đi phù hợp nhằm đảm bảo đƣợc sinh
kế bền vững cho ngƣời dân, góp phần giảm sức ép lên khai thác tài
nguyên rừng.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu sinh kế của ngƣời dân sống phụ thuộc vào rừng tại xã.
- Tìm hiểu tình hình GĐGR tại xã Phúc Trạch.
- Xác định các ảnh hƣởng của chính sách GĐGR đến sinh kế của ngƣời
dân nơi đây.

2


III. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
3.1. Tổng quan về sinh kế
Khái niệm về sinh kế
Có nhiều định nghĩa khác nhau về sinh kế tuỳ theo quan điểm và bối
cảnh đƣa ra định nghĩa
Theo Ellis Một sinh kế bao gồm tài sản (assets) - (tự nhiên, phƣơng tiện
vật chất,con ngƣời, tài chính và vốn xã hội), các hoạt động, và việc tiếp cận
đến các tài sản và các hoạt động này (qua thể chế, quan hệ xã hội), tất cả cùng
nhau xác định sự sống mà cá nhân hay hộ gia đình nhận đƣợc
Theo DFID thì sinh kế có thể đƣợc mô tả là một tập hợp của việc sử
dụng các nguồn lực thực hiện các hoạt động để sống. Các nguồn lực có thể
bao gồm kỹ năng và khả năng (vốn con ngƣời) của một cá nhân, đất đai, tiết
kiệm và trang thiết bị (vốn tự nhiên, tài chính và vật chất), các nhóm hỗ trợ

chính thức hay các mạng lƣới không chính thức hỗ trợ cho việc thực thi hoạt
động (vốn xã hội).
Tóm lại sinh kế là bao gồm năng lực tiềm tàng,tài sản và các hoạt động cần
có để kiếm sống.Đối với ngƣời dân sống phụ thuộc vào rừng ở đây là phụ thuộc
vào các nguồn lực.mà chủ yếu là phụ thuộc vào tài nguyên rừng.
Một sinh kế đƣợc coi là bền vững nếu nhƣ nó có khả năng liên tục duy trì
hoặc nâng cao mức sống hiện tại mà không gây tổn hại đến cơ sở nguồn tài
nguyên thiên nhiên. Để làm đƣợc điều này nó cần có khả năng vƣợt qua và
hồi phục những áp lực cũng nhƣ những cú sốc (ví dụ thảm họa thiên nhiên
hay khủng hoảng kinh tế).
Sinh kế bền vững không đƣợc khai thác hoặc gây bất lợi cho môi trƣờng
ở cả hiện tại và tƣơng lai.
Ngoài các hoạt động sản xuất nông nghiệp thì hầu nhƣ ngƣời dân ở đây
sống phụ thuộc vào rừng rất lớn.Tuy nhiên một thực tế là sự suy giảm của tài
nguyên rừng ở đây diễn ra ngày càng nghiêm trọng, với tình trạng nhƣ thế
thì liệu sinh kế của ngƣời dân ở đây co ổn định đƣợc không?có bền vững
không?
Sinh kế và thu nhập không đồng nghĩa nhƣng liên quan chặt chẽ: Thành
phần và mức độ thu nhập (của cá nhân hoặc hộ) là kết quả trực tiếp và đo
đếm đƣợc của tiến trình sinh kế,thu nhập bao gồm tiền mặt và hiện vật (in-

3


kind/ non-moneytary), còn sinh kế là các hoạt động tạo ra thu nhập.Có sinh
kế thì có thu nhập và thu nhập duy trì và phát triển sinh kế.[7]
3.1.1 Khung sinh kế bền vững
Cũng có nhiều khái niệm khác nhau về khung phân tích sinh kế. Sau đây là
một vài khái niệm của các tổ chức đã từng sử dụng khung phân tích sinh kế.
Theo UNDP khung sinh kế là một cách để "hệ thống" những vấn đề phức

tạp xung quanh nghèo đói. Nó là một công cụ hữu ích trợ giúp cho công tác phát
triển và giảm đói nghèo. Tuy nhiên nó không phải duy nhất mà có rất nhiều các
khung phân tích khác nhau tuỳ thuộc vào hoàn cảnh nghiên cứu và đối tƣợng tác
động cụ thể để đƣa ra một khung phân tích sinh kế phù hợp nhất.
Theo DFID, khung phân tích sinh kế bền vững (SLA) là một công cụ trực
quan hóa đƣợc DFID xây dựng nhằm tìm hiểu các loại hình sinh kế. Mục đích
của nó là giúp ngƣời sử dụng nắm đƣợc những khía cạnh khác nhau của các loại
hình sinh kế, nhất là những yếu tố làm nảy sinh vấn đề hay những yếu tố tạo cơ
hội.
Theo quan điểm của tổ chức này khung sinh kế có thể chia làm năm hợp
phần chính: Bối cảnh tổn thƣơng, các tài sản sinh kế, những chính sách thể chế
và tiến trình, các chiến lƣợc sinh kế và các kết quả sinh kế. Các thành tố của một
sinh kế có mối quan hệ nhân quả và chiến lƣợc sinh kế của con ngƣời chịu sự tác
động bởi các yếu tố bên ngoài. Điều này đƣợc thể hiện trong khung phân tích
sinh kế dƣới đây.

4


Bối cảnh tổn thương

-Sốc và khủng hoảng
-Những xu hướng kinh
tế-xã hội và môi trường

Con người

Tài chính

Xã hội


những thay đổi
trong thực trạng
tài sản và chiến
lược sinh kế

-Sự dao động theo chu
kz thời vụ
Chiến
lược sinh kế

Tự nhiên

Thể chế, chính
sách

Vật chất

-Chính sách và
pháp luật
-Các cấp chính
quyền
-Dịch cụ nhà
nước, tư nhân

Kết quả sinh kế
Thu nhập tốt
hơn
Đời sống nâng
cao

Khả năng tổn
thương giảm
An ninh lương
thực củng cố
Sử dụng tài
nguyên thiên
yếu
nhiêntố
bềnnày
vữnggắn

Khung sinh kế đƣa ra sự trực quan hoá về cách thức những
tục, tập
kết với nhau nhƣ thế nào. Trên thực tế, các-Luật
mối
liên kết giữa chúng (thể hiện
quán
bằng mũi tên trong khung chƣơng trình) vẫn
còn nhiều điều cần bàn đến, khi
- chế cộngg
chúng đƣợc dùng để thể hiện cách thức ngƣời dân chuyển từ các tài sản sinh kế
thành hoạt động nhƣ thế nào hoặc thể hiện cách thức các chính sách, thể chế và
tiến trình ảnh hƣởng đến các hợp phần chính của sinh kế ra sao.
Có rất nhiều khung xinh kế đƣợc đƣa ra trong đó khung sinh kế DFID là
công cụ đƣợc sử dụng phổ biến nhất trong phân tích sinh kế và lập kế hoạch cho
các hoạt động phát triển.
Khung này đƣợc đánh giá không đơn thuần là công cụ phân tích mà ngƣời
ta xây dựng nó với dụng ý sẻ cung cấp nền tảng cho các hoạt động hƣớng đến
sinh kế bền vững.[7]
3.1.3 Các yếu tố tạo thành khung sinh kế bền vững theo DFID:

3.1.3.1 Bối cảnh tổn thương
Bối cảnh tổn thƣơng đề cập đến phạm vi ngƣời dân bị ảnh hƣởng và bị
lâm vào các loại sốc (mùa màng thất thu, lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh, xung đột,
lâm bệnh), xu hƣớng bao gồm cả xu hƣớng kinh tế xã hội và môi trƣờng và
tính mùa vụ (sự dao động bao gồm dao động về giá cả thị trƣờng và việc
làm,…)

5


Các thành phần chính của bối cảnh tổn thương.
Xu hướng: là một thanh tố chủ đạo trong bối cảnh tổng thƣơng. Các xu
hƣớng có thể ảnh hƣởng tích cực hoặc tiêu cực đối với các loại hình hình sinh
kế bền vững và kéo theo những thay đổi diễn ra trong một gia đoạn lâu hơn so
với những thay đổi do sốc hoặc thợi vụ tạo ra
Sốc: Sốc là một thành tố chủ yếu tạo ra bối cảnh tổn thƣơng. Thƣờng đó
là những sự kiện bất chợt có tác động lớn (theo cách tiêu cực) đối với các loại
hình sinh kế. Chúng không có qui tắc và rất đa dạng về cƣờng độ. Sốc bao
gồm những sự kiện những thảm họa thiên tai, xung đột dân sự, mất việc, mùa
màng thất bát...
Tính mùa vụ hay sự dao động: Đây là một yếu tố có biểu hiện rất rõ
bởi đặc trƣng của nông thôn là sản xuất nông nghiệp, mà sản xuất nông
nghiệp có tính mùa vụ cao.
Sự suy giảm tài nguyên,sự biến đổi phức tạp của thời tiết, khí hậu, sự tác
động của thị trƣờng...những yếu tố này đã tác động rất lớn tới đời sống của
ngƣời dân nơi đây.
3.1.3.2 tài sản sinh kế
Tài sản sinh kế là một hợp phần chính trong khung phân tích sinh kế bền
vững, đây là những tài sản sinh kế mà các loại hình sinh kế đƣợc xây dựng
trên đó. Các tài sản này đƣợc chia làm năm loại (hay loại vốn), đó là: Vốn

con ngƣời, vốn vật chất, vốn tài chính, vốn tự nhiên, vốn xã hội .
Vốn con người
Có thể nói đây là nhân tố quan trọng nhất. Bao gồm kỹ năng,kiến thức và
sự giáo dục của từng các nhân và các thành viên trong gia đình,sức khỏe, thời
gian và khả năng làm việc để họ đạt đƣợc những kết quả sinh kế.
Ở mức hộ gia đình thì nguồn lực con ngƣời là yếu tố về số lƣợng và chất
lƣợng sẳn có, yếu tố này thay đổi theo số lƣợng ngƣời trong hộ,kỹ năng lao
động, khả năng lãnh đạo, tình trạng sức khỏe …
Khi nói tới nguồn lực này của những hộ sống phụ thuộc vào rừng ở đây
thì nghiên cứu chú ý đến nhân khẩu,cơ cấu theo giới, số lao động của hộ,trình
độ lao độngvà trình độ học vấn của các thành viên trong gia đình…xét các
yếu tố này với các hoạt động sinh kế và các sinh kế của hộ.
Vốn xã hội

6


Vốn xã hội là một nhân tố quan trọng trong việc tiếp cận sinh kế,liên
quan đến mạng lƣới xã hội, những mối quan hệ và sự tin cậy…sự gắn kết
trong cộng đồng để phát triển kinh tế giảm nghèo,dân chủ xã hội ngay cả vấn
đề quản lý tài nguyên…Vốn xã hội đƣợc xây dựng giữa những cá nhân, trong
cộng đồng và các cấp xã hội thông qua các tổ chức chính thống để tạo ra
những liên kết bền vững, mạng lƣới và sự tin cậy lẫn nhau.
Vốn tự nhiên
Là các nguồn lực tự nhiên(của một hộ hoặc của cộng đồng) mà con
ngƣời trông cậy vào.
Việc đánh giá vốn tự nhiên cần phải tính đến những loại tài nguyên thiên
nhiên nào có trong khu vực và mức độ khó, dễ mà các nhóm xã hội có thể tiếp
cận với các nguồn tài nguyên đó.
Đồng thời cũng cần xem xét chất lƣợng của các nguồn tài nguyên thiên

nhiên này và việc chúng thay đổi nhƣ thế nào theo thời gian. Khi xem xét vấn
đề sự thay đổi theo thời gian, cần khảo sát các xu hƣớng lâu dài cũng nhƣ sự
thay đổi giữa các mùa
Vốn tài chính
Là các nguồn lực tài chính mà con ngƣời có đƣợc nhƣ nguồn thu nhập tiền
mặt và các loại hình tiết kiệm khác nhau, tín dụng và các luồng thu nhập tiền mặt
nhƣ lƣơng hƣu, tiền do thân nhân gửi về hay những trợ cấp của nhà nƣớc.
Đây là yếu tố trung gian cho sự trao đổi có ý nghĩa quan trọng đối với
việc sử dụng thành công các tài sản khác. Nguồn tài chính nghĩa là các nguồn
lực tài chính mà con ngƣời sử dụng để đạt đƣợc các mục tiêu sinh kế của
mình.có hai nguồn tài chính cơ bản đó là nguồn vốn sẵn có và nguồn vốn vào
thƣờng xuyên.
-Nguồn sẵn có: tiền tiết kiệm, gửi ngân hàng,vật nuôi, gửi ngân hàng…
-Nguồn vốn vào thƣờng xuyên : trợ cấp, các khoản tiền chuyển nhƣợng
từ nhà nƣớc hoặc các khoản tiền gửi .
Xét về tài chính hộ là xem xét lƣợng tiền mặt mà hộ thu nhận đƣợc từ
các hoạt động sinh kế,các chi tiêu, tích lũy của các hộ trong năm…
Vốn vật chất:
Bao gồm các công trình hạ tầng và xã hội cơ bản và các tài sản của hộ
gia đình hỗ trợ cho sinh kế, nhƣ giao thông, hệ thống cấp nƣớc và năng lƣợng,

7


nhà ở và các đồ dùng,dụng cụ trong gia đình, các công cụ máy móc phục vụ
sản xuất,…
Các công cụ này có thể là có thể một cá nhân hay một nhóm ngƣời sở
hữu, cũng có thể thuê hoặc mua, phổ biến là đối với các thiết bị phức tạp.
3.1.3.3 Thể chế và chính sách
Chính sách đƣợc xác định nhƣ là đƣờng lối hành động mà chính phủ lựa

chọn đối với lĩnh vực của nền kinh tế, kể cả các mục tiêu mà chính phủ tìm
kiếm và sự lụa chọn các phƣơng pháp để theo đuổi các mục tiêu đó
Chính sách theo GS PTS Đỗ Hoàng Toàn: " Chính sách quản lý nói
chung, chính sách kinh tế xã hội nói riêng là tổng thể các quan điểm, các
chuẩn mực, các biện pháp, các thủ thuật mà chủ thể quản lý ( trong pham vi
quốc gia đó là nhà nƣớc) sử dụng nhằm tác động lên đối tƣợng và khách thể
quản lý để đạt đến những mục tiêu trong tổng số các mục tiêu chiến lƣợc
chung của đất nƣớc một cách tốt nhất sau một thời gian đã định.
Theo TS Đoàn Thị Thu Hà chính sách kinh tế xã hội là tổng thể các quan
điểm tƣ tƣởng, các giải pháp và công cụ mà nhà nƣớc sử dụng để tác động lên
các chủ thể kinh tế xã hội nhằm giải quyết vấn đề chính sách, thực hiện những
mục tiêu nhất định theo hƣớng mục tiêu tổng thể của đất nƣớc.
Các chính sách thể chế bao gồm các chính sách, luật lệ và những hƣớng
dẫn của nhà nƣớc, những cơ chế, luật tục và phong tục của cộng đồng, các cơ
quan , tổ chức và dịch vụ nhà nƣớc cũng nhƣ tƣ nhân, có những tác động lên
các tài sản và chiến lƣợc của sinh kế. Đây là một phần quan trọng trong khung
phân tích sinh kế bền vững vì nó ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận với các
nguồn lực sinh kế, những chiến lƣợc sinh kế, lợi ích của ngƣời dân khi thực
hiện hoặc đầu tƣ một số hoạt động sinh kế nhất định. Ngoài ra, đây còn là
những yếu tố tác động lên cả các mối quan hệ để đạt đƣợc những điều kiện
sống tốt nhất.
Thể chế là các “luật lệ của một trò chơi ”một cách chính thức và không
chính thức. Những luật lệ này bao gồm tính chất sẵn có và rõ ràng về mặt
thông tin, các cơ chế thực thi luật lệ và các thoả thuận nhất trí giữa các bên và
các cơ chế khuyến khích để đem lại kết quả. Các thể chế thay đổi thƣờng
chậm chạp hơn so với các chính sách và có thể giải thích cho các chi phí giao
dịch cao diễn ra dƣới dạng kém hiệu quả, thiếu rõ ràng và tham nhũng xẩy ra

8



khi các chính sách mới đƣợc thực hiện trong một môi trƣờng thể chế yếu kém.
Thế chế là một hợp phần của chính sách thể chế và tiến trình. Thuật ngữ
thể chế có thể đƣợc dùng theo nhiều cách khác nhau. Trong khung chƣơng
trình SLA nó bao trùm hai yếu tố quan trọng sau đây:
Các tổ chức hoặc đơn vị hoạt động trong cả hai khu vực nhà nƣớc và tƣ
nhân các cơ chế, luật lệ, phong tục mà thông qua đó con ngƣời và các tổ chức
tƣơng tác với nhau (ví dụ: qui định của một trò chơi).
Ở nông thôn, chính sách có ảnh hƣởng rất lớn đến sinh kế nói riêng và
đời sống nói chung đặc biệt là các chính sách về nông thôn nông nghiệp. Hiện
nay các chính sách về nông thôn và nông nghiệp đã và đang ngày càng đƣợc
hoàn thiện theo hƣớng tác động tích cực tới việc cải thiện đời sống ngƣời dân
nông thôn.
3.1.3.4 Chiến lược sinh kế
Sử dụng các loại vốn khác nhau để duy trì và đa dạng các hoạt động sinh kế
là một chiến lƣợc đƣợc sử dụng trong số những loại vốn đó bởi những ngƣời
nghèo nông thôn ở các nƣớc đang phat triển nhƣ một phƣơng tiện để cải thiện
chất lƣợng sống mà không có sự thỏa hiệp cho tƣơng lai của họ ( Ellis,1988 ).
Trong tác phẩm của Ellis nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hƣớng tiếp đến sự
liên kết giữa tài sản và việc lựa chọn hình thức sử dụng để theo đuổi các hoạt
động đó mà có thể tạo ra đƣợc thu nhập cần thiết cho cuộc sống.
Chiến lƣợc sinh kế là các kế hoạch làm việc dài hạn của cộng đồng để
kiếm sống. Nó thể hiện sự đa dạng và kết hợp nhiều hoạt động và lựa chọn
mà con ngƣời tiến hành nhằm đạt đƣợc mục tiêu sinh kế của mình.
Nhƣ vậy khi xem xét về vấn đề chiến lƣợc sinh kế của những ngƣời dân
sống phụ thuộc vào rừng ở xã phúc Trạch là tìm hiểu cách ngƣời dân Phúc
trạch sử dụng nguồn lực sinh kế để tạo ra nguồn thu nhập phục vụ cho sự duy
trì và phat triển đời sống.
Theo (Seppala, 1996) chiến lƣợc sinh kế có thể chia làm 3 loại:
Chiến lược tích luỹ: là chiến lƣợc dài hạn nhằm hƣớng tới tăng trƣởng và

có thể là kết hợp của nhiều hoạt động hƣớng tới tích luỹ của cải và giàu.
Chiến lược tái sản xuất: là chiến lƣợc trung hạn gồm nhiều hoạt động
tạo thu nhập, nhƣng ƣu tiên có thể nhắm tới hoạt động cộng đồng và an ninh
xã hội.

9


Chiến lược tồn tại: là chiến lƣợc ngắn hạn, gồm cả các hoạt động tạo
thu nhập chỉ để tồn tại mà không có tích luỹ.
Khi xem xét về vấn đề chiến lƣợc sinh kế của các hộ sống phụ thuộc vào
rừng ở đây nghĩa là tìm hiểu xem các cách thức ngƣời dân ở đây sử dụng các
nguồn lực sinh kế để tạo ra ngồn thu nhập phục vụ cho sự duy trì và phát triển
đời sống.
3.1.3.5 Kết quả sinh kế
Kết quả sinh kế là những thay đổi có lợi cho sinh kế của cộng đồng,nhờ
các chiến lƣợc sinh kế mang lại, cụ thể là th nhập cao hơn, cuộc sống ổn định
hơn, giảm rủi ro, đảm bảo tốt hơn an toàn thực phẩm và sử dụng bền vững
hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên.[7]
3.2 Thực trạng về sinh kế và tài nguyên rừng
3.2.1 Rừng và sinh kế của người dân
Đối với ngƣời dân địa phƣơng, rừng đóng vai trò rất quan trọng. Ngoài
việc cung cấp đất trong trƣờng hợp thiếu đất, rừng cũng là nơi cung cấp cho
họ các nguồn năng lƣợng, lƣơng thực, thuốc chửa bệnh cũng nhƣ các vật liệu
để làm nhà, đóng thuyền cũng nhƣ các loại rổ rá(Sato,2000). Sato cho rằng,
ngƣời dân sống dựa vào rừng ở hai khía cạch. Thứ nhất là phụ thuộc về thu
nhập, liên quan đến tổng thu nhập và thu nhập họ có đƣợc từ bán các sản
phẩm rừng, thứ hai là sự phụ thuộc về sinh kế, đƣợc tính toán bằng các loại
sản phẩm rừng sử dụng hằng ngày. Đối với ngƣời dân cả nƣớc nói chung và
ngƣời dân miền núi nói riêng, rừng là một trong những nguồn thu nhập và

sinh kế của họ.
Rừng cũng đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa của ngƣời
dân. Ví dụ của Raha ( dẫn trong Guha, 1989) cho thấy rằng rừng có ảnh
hƣởng lớn đến đời sống tôn giáo và tinh thần.Guha viết (1989 : 29) [10]:
Sự phụ thuộc của ngƣời dân vùng núi vào tài nguyên rừng đã đƣợc thể
chế hóa thông qua rất nhiều thể chế xã hội và văn hóa. Thông qua tôn giáo,
văn hóa truyền thống, các cộng đồng bản địa đã tạo ra một vành đai bảo vệ
xung quanh rừng.
Tƣơng tự nhƣ vậy, Gunawan (2000) cho rằng những hệ thống văn hóa và
tín ngƣỡng của ngƣời Kasepuhan ở Sumatra, Inđônêxia có quan hệ chặt chẽ
với rừng. Ngƣời Kasepuhangawns rừng cũng nhƣ các loại cây cối và động vật

10


rừng với các lực lƣợng siêu nhiên. Khi đƣợc tôn trọng và dƣới những lễ nghi
phù hợp, các thế lực này sẻ duy trì hòa bình và thịnh vƣợng cho cộng đồng.
Còn ngƣợc lại sẻ làm các lực lƣợng siêu nhiên phẫn nộ. Nhƣ vậy, rừng là một
nơi linh thiêng, là nơi ở của tổ tiên và thần linh, nơi mà mọi ngƣời tìm kiếm
sự chỉ dẩn thần thánh và hƣớng tới hòa bình,phẩm hạnh và hòa hợp.
Tài nguyên rừng cung cấp một vài dạng của các loại vốn cho ngƣời dân
miền núi. Chúng đóng góp đáng kể vào th nhập của ngƣời dân, làm cho ngƣời
dân giàu có hơn bằng cách cung cấp cho họ nguồn sản phẩm và nguyên liệu,
bổ sung đầu vào cho các hoạt động nông nghiệp và giữ gìn sinh khối mà con
ngƣời có thể dựa vào đó để tồn tại trong những lúc khó khăn nhƣ khi mùa
màng thất bát, thất nghiệp hoặc các khó khăn khác.[10]
3.2.2 Sinh kế người dân ở vùng núi Việt Nam.
Việt nam có 45 tỉnh thành ( trong số 64 tỉnh thành của cả nƣớc ) có một
phần hay toàn bộ diện tích thuộc vùng trung du- miền núi ( sau đây đƣợc gọi
chung là vùng núi hay vùng cao) với diện tích bằng 3/4 diện tích cả nƣớc.

Khu vực này là nơi sinh sống của khoảng 25 triệu ngƣời, chiếm 1/3 dân số cả
nƣớc, trong đó có cƣ dân của 53 trên 54 dân tộc anh em. Tài nguyên rừng là
nguồn đóng góp quan trọng nhất đối với cuộc sống của ngƣời dân nơi đây.
Sinh kế và cuộc sống của ngƣời dân vùng cao có thể bị ảnh hƣởng bởi
bất kỳ một biến động nào từ rừng. Ở Việt Nam, diện tích rừng đã giảm từ
33% giai đoạn 1986-1999 ( Bộ NN&PTNT, 2000 trong Quang, 2003); trong
đó diện tích rừng già tự nhiên chỉ còn 6% diện tích đất của Việt Nam
(Dũng,1996 trong Poffenberger, 1998). Những con số ƣớc tính gần đây cho
biết khoảng 200.000 ha rừng biến mất hàng năm do nhiều nguyên nhân khác
nhau ( Thắng, 1995 trong Rambo và cộng sự,1995). Diện tích đât cằn cũng
tăng lên với tỉ lệ 400%--từ 3 triệu ha năm 1943 đến 12 triệu ha năm 1995 và
có thời gian đã chiếm 40% diện tích cả nƣớc (Poffenberger,1999). Những
năm gần đây, nhờ một số chính sách và chƣơng trình bảo vệ và phát triển
rừng, diện tích che phủ của rừng đã tăng lên đáng kể, chiếm tỉ lệ gần 30%,
nhƣng chất lƣợng rừng thì vẫn tiếp tục bị suy giả. Sự suy giảm diện tích rừng
dẫn đến sự thiếu hụt lƣơng thực,giảm các nguồn thu nhập, tác động xấu tới
điệu kiện kinh tế của ngƣời dân và tăng độ rủi ro cho khoảng 25 triệu ngƣời
dân sống phụ thuộc vào rừng.

11


Qua các thời kỳ Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách và
quy định để giải quyết những vấn đề này với những kết quả đạt đƣợc ở các
mức độ khác nhau.[10]
3.2.3 Quan điểm của Việt Nam về GĐGR
Ở Việt Nam, đất đai kể cả đất lâm nghiệp thuộc sở hữu toàn dân, ngƣời
dân đƣợc giao quyền sử dụng. Vấn đề giao đất lâm nghiệp đã đƣợc Đảng và
Nhà nƣớc quan tâm từ những năm đầu của thập kỷ 80 thế kỷ 20 nhƣ chỉ thị
29-CT/TW ngày 12 tháng 11 năm 1983 của Ban Bí thƣ, Luật đất đai 1987,

1993, 1998, 2001 và Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 1991 và 2004. Gần đây,
nhà nƣớc cũng đã chủ trƣơng thực hiện xã hội hóa nghề rừng bằng việc thông
qua Luật Đất đai 2003, Luật Bảo vệ Phát triển rừng 2004 và chiến lƣợc Phát
triển lâm nghiệp đến năm 2020. Việc đẩy mạnh vấn đề GĐGR cho cá nhân,
hộ nông dân, cộng đồng dân cƣ và các thành phần kinh tế ngoại quốc doanh là
bằng chứng rõ ràng thể hiện quan điểm của Nhà nƣớc. Hiện nay có khoảng 24
triệu ngƣời dân sống ở miền núi với rất nhiều thành phần dân tộc khác nhau,
Nhà nƣớc có chủ trƣơng giao đất để góp phần cải thiện sinh kế bằng nghề
rừng, góp phần bảo vệ và phát triển rừng. Gần đây, Chính phủ cũng hoàn
thiện khung pháp lý để cho ngƣời nƣớc ngoài, các công ty nƣớc ngoài thuê
rừng để kinh doanh. Nhƣ vậy có thể nói quan điểm xã hội hóa lâm nghiệp với
nhiều thành phần tham gia của nhà nƣớc là rõ ràng và khá thông thoáng.[3]
3.2.4 Các chính sách của nhà nước liên quan đến rừng
3.2.4.1 Chính sách giao đất trong giai đoạn những năm 1990 đến nay.
Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng ban hành năm 1991 đã cho phép giao đất
cho các hộ, đồng thời các hộ cũng có quyền cho thuê, chuyển nhƣợng, thừa
kế, thế chấp, và chuyển đổi quyền sử dụng diện tích đƣợc giao. Nghị định
64/CP ban hành năm 1993, trao cho ngƣời dân quyền sử dụng đất lâu dài – 20
năm đối với đất trồng cây hàng năm và 50 năm đối với đất trồng cây lâu năm
và đất rừng, đối với các vùng miền núi còn có một số ƣu tiên khác.
Nghị định 02/CP đƣợc thông qua vào tháng 1/1994, Nghị định 163/NĐCP (Nghị định sửa đổi của Nghị định 02/CP), cho phép giao đất rừng đến các
hộ ở miền núi trong thời hạn 50 năm. Theo Nghị định 01/CP ban hành tháng
1/1995, những hộ ký cam kết chăm sóc và bảo vệ rừng với các lâm trƣờng
quốc doanh sẽ đƣợc trả thù lao định kỳ bởi cơ quan chăm sóc và bảo vệ rừng.

12


Những điều luật mới này đã phần nào chuyển quyền quyết định sản xuất từ
chính quyền trung ƣơng đến các hộ gia đình miền núi.

Theo nhiều nhà quan sát, hiệu quả chung nhất của những chính sách
này là sự suy giảm của hoạt động canh tác nƣơng rẫy ở nhiều vùng miền
núi Việt Nam.
Tuy nhiên hiện nay vẫn còn hai nhân tố làm cho tình trạng khai thác rừng
trở nên trầm trọng hơn. Thứ nhất là do ảnh hƣởng của nền kinh tế thị trƣờng,
xuất hiện sau chính sách đổi mới năm 1986. thứ hai là sự tăng dân số
(Donovan và cộng sự, 1997). Sikor (1995) cho thấy mặc dù chƣơng trình định
cƣ của Nhà nƣớc đƣợc thực hiện với trên 1,9 triệu ngƣời vào năm 1990, tuy
nhiên chỉ có khoảng 30% trong số những ngƣời nhận đƣợc trợ giúp có thể xây
dựng đƣợc một hệ thống canh tác phù hợp để ổn định cuộc sống của họ. Bên
cạnh đó, 40% kết hợp canh tác cố định với du canh để có thể kiếm đủ ăn,
trong khi khoảng 30% còn lại không thể đáp ứng đƣợc các yêu cầu lƣơng thực
tối thiểu của mình và tiếp tục tiến hành canh tác nƣơng rẫy. Để đối phó với
tình trạng tăng dân số, những ngƣời canh tác nƣơng rẫy mở rộng những mảnh
nƣơng của họ đồng thời rút ngắn thời gian bỏ hoá dẫn đến áp lực ngày càng
lớn lên đất và rừng. Các cơ quan của Nhà nƣớc không thể bảo vệ rừng trong
trƣờng hợp này vì các chính sách của Nhà nƣớc không cung cấp cho hơn 20
triệu ngƣời sống phụ thuộc vào rừng những phƣơng thức kiếm sống khác.
Tại một số khu vực, các chính sách giao đất, tập trung vào giao đất cho
các hộ, chỉ làm tình trạng suy thoái rừng trở nên xấu hơn khi bắt buộc ngƣời
dân phải tìm các khu vực canh tác mới và bằng cách xoá bỏ quyền quản lý
của cộng đồng đối với các tài nguyên rừng (Bergeret, 1995 trong Sikor,
1998). Đối mặt với nhiều khó khăn trong thoả mãn các nhu cầu tối thiểu cũng
nhƣ các hoạt động tạo thu nhập truyền thống, ngƣời dân vùng núi gần nhƣ
không có lựa chọn nào khác ngoài việc khai thác rừng nhiều hơn nữa.
Việc thực hiện các chính sách của Nhà nƣớc cũng mẫu thuẫn với các
cách thức sử dụng tài nguyên truyền thống. Lấy ví dụ tại một số bản vùng
cao, ngƣời dân không muốn nhận đất Nhà nƣớc giao vì họ không muốn nhận
đất lâm nghiệp theo chính sách của Nhà nƣớc, do chính sách Nhà nƣớc chỉ
cho phép sử dụng đất vào mục đích lâm nghiệp mà không cho canh tác nƣơng

rẫy.

13


Tại những khu vực này, các thông báo về một chƣơng trình giao đất sắp
đƣợc thực hiện đã tạo ra hiện tƣợng khai thác rừng và đất rừng mạnh mẽ hơn
(Sikor, 1998 trong Poffenberger, 1999). [10]
3.2.4.2. Các chương trình bổ sung liên quan đến rừng.
Ngoài các chính sách và dự án đã nêu trên, Chính phủ còn xây dựng một
số các chƣơng trình khác nhằm bổ sung, hoàn thiện cải cách trong hệ thống
giao đất giao rừng và sử dụng đất. Có hai chƣơng trình ảnh hƣởng lớn nhất là:
Chƣơng trình 327 và Chƣơng trình 661 hay Chƣơng trình trồng mới 5 triệu ha
rừng. Tìm hiểu các chƣơng trình này sẽ làm cho việc xem xét các chính sách
và chƣơng trình hỗ trợ phát triển lâm nghiệp ở Việt Nam đƣợc hoàn chỉnh.
Chương trình 327
Đây là chƣơng trình hỗ trợ phát triển lâm nghiệp đƣợc thành lập theo
Nghị định 327/CT của Hội đồng Bộ trƣởng (nên còn đƣợc gọi là Chƣơng
trình 327) ban hành vào tháng 9 năm 1992. Mục tiêu của chƣơng trình là
nhằm khuyến khích việc trồng và bảo vệ rừng, cải thiện điều kiện sử dụng đất,
nâng cao mức sống của ngƣời dân địa phƣơng (sống dựa vào rừng) và hỗ trợ
chƣơng định cƣ.
Chƣơng trình 327 hỗ trợ vốn cho 1.800 dự án của các địa phƣơng (Viên
và cộng sự, 2001). Những dự án này hỗ trợ các hoạt động trồng cây trên đất
cằn, đất cát ven biển và trên loại rừng khác (ví dụ, rừng sản xuất, rừng phòng
hộ và rừng đặc dụng). Nhằm giảm nghèo và thúc đẩy định canh định cƣ, Nhà
nƣớc đồng thời cũng hỗ trợ các hoạt động sản xuất nhƣ chăn nuôi, lƣơng thực và
hoa màu, và cá. Mỗi gia đình trong vùng dự án đƣợc giao một khu vực cố định
để trồng, bảo vệ, chăm sóc, làm giàu và tái sinh rừng. Tƣơng tự, đất đƣợc giao
cho các hộ để trồng lúa và hoa màu. Diện tích đất đƣợc giao cho các hộ tuỳ

thuộc vào tổng quỹ đất chung và lao động cũng nhƣ điều kiện kinh tế của gia
đình. Tuy nhiên, diện tích đƣợc giao cho mỗi hộ không đƣợc lớn 30 ha.
Kinh phí để thực hiện chƣơng trình này đƣợc lấy từ ngân sách Nhà nƣớc
và từ các quỹ đƣợc gây dựng từ thuế tài nguyên, vốn vay ngân hàng và tài trợ
từ các tổ chức quốc tế với tổng số tiền lên đến 68 triệu đô la Mỹ. Khoảng 60%
số này có thể đƣợc sử dụng vào xây dựng cơ sở hạ tầng, các thiết bị khoa học
và kỹ thuật, phúc lợi xã hội, trồng rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, cây giống
và hỗ trợ trong vòng 6 tháng đầu cho những ngƣời dân mới chuyển tới khu

14


vực mới. Số tiền này đƣợc cung cấp dƣới dạng trợ cấp và không phải hoàn lại.
40% còn lại dành cho các hộ để tiến hành các hoạt động sản xuất và phải hoàn
trả, không lãi suất, khi các hoạt động của dự án bắt đầu thu lợi
Để hƣớng dẫn thực hiện Chƣơng trình 327 và phát triển rừng nói chung,
các cơ quan Nhà nƣớc nhƣ Ủy ban Kế hoạch Nhà nƣớc (nay là Bộ Kế hoạch
và Đầu tƣ), Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục Địa chính (nay thuộc Bộ Tài
nguyên và Môi trƣờng), Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nƣớc đã thông qua
rất nhiều Thông tƣ và Chỉ thị. Những cơ quan này quy định các thủ tục hành
chính và chuyên môn nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đề ra, đồng thời phân công
trách nhiệm cho các cơ quan khác có liên quan.
Chỉ thị số 556/TTg của Thủ tƣớng Chính phủ có hiệu lực ngày 12/9/1995
đã điều chỉnh lại các hoạt động của Chƣơng trình 327. Các hỗ trợ của Chƣơng
trình đƣợc giới hạn lại cho các khu rừng đặc dụng và phòng hộ thông qua
trồng rừng và nông lâm kết hợp, và dựa chủ yếu vào ngƣời dân để thực hiện
dự án. Hỗ trợ trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, cây quanh nhà, ruộng và các
hoạt động tái định cƣ đã bị dừng lại, chỉ trừ trƣờng hợp các hoạt động trên
nằm trong rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Chƣơng trình đặt mục tiêu mỗi
năm trồng và chăm sóc 250.000 ha trong khoảng thời gian từ giữa năm 1996

đến 2010. Thêm vào đó, mô hình Nông lâm Kết hợp đƣợc chấp nhận trong
các khu rừng phòng hộ và đặc dụng gồm từ 40% đến 60% hỗn hợp của cây
địa phƣơng, cây công nghiệp và các loại cây khác hoặc bao gồm các vạt rừng,
cỏ, cây công nghiệp hoặc cây ăn quả và cây lƣơng thực. Tất cả các loại cây
địa phƣơng đều là tài sản của Nhà nƣớc, tuy nhiên ngƣời dân vẫn có thể đƣợc
hƣởng 2/3 tổng sản lƣợng của các loại cây trồng khác cũng nhƣ các sản phẩm
hoa quả đƣợc trồng xen dƣới tán rừng.
Chương trình 661
Các Quyết định 08/1997/QH10 và 661/QĐ-TTg đƣợc ban hành lần lƣợt
vào tháng 12/1997 và tháng 7/1998 nhằm xây dựng chƣơng trình trồng rừng
quốc gia, thƣờng đƣợc gọi là Chƣơng trình 661, hay chƣơng trình trồng 5
triệu ha rừng. Chƣơng trình này thực chất là tiếp nối chƣơng trình 327.
Chƣơng trình có 3 mục tiêu cơ bản: (1) trồng mới 5 triệu ha rừng nhằm
tăng diện tích che phủ của rừng lên 43% trong giai đoạn 1998 đến 2010 (Bộ
NN&PTNT, 1998:9-10). Điều này góp phần vào bảo vệ môi trƣờng, giảm

15


thiên tai, tăng lƣợng nƣớc, bảo vệ nguồn gien và đa dạng sinh học; (2) sử
dụng đất trống nhƣ một công cụ sản xuất để tạo việc làm, góp phần xóa đói
giảm nghèo; định canh định cƣ; tăng thu nhập của ngƣời dân tại các vùng
nông thôn miền núi, đặc biệt là ngƣời dân tộc thiểu số và đảm bảo ổn định
chính trị và xã hội, quốc phòng và an ninh, đặc biệt tại khu vực biên giới; và
(3) cung cấp gỗ cho các hoạt động công nghiệp, củi và các sản phẩm rừng
khác cho nhu cầu trong nƣớc và sản xuất hàng xuất khẩu. Tóm lại, mục tiêu
của chƣơng trình này nhằm biến rừng thành một nguồn đóng góp quan trọng
cho phát triển kinh tế-xã hội miền núi.
Những hƣớng dẫn thực hiện chƣơng trình để thể hiện đƣợc những điểm
tích cực của chƣơng trình và đã đƣợc lên kế hoạch cụ thể. Dự kiến diện tích

rừng trồng mới đƣợc chia làm 3 loại nhƣ sau:
Rừng phòng hộ: Khoảng 1 triệu ha rừng sẽ đƣợc khoanh nuôi tái sinh kết
hợp với trồng bổ sung tại các khu vực cần thiết.
Rừng đặc dụng: Khoảng 1 triệu ha rừng mới sẽ đƣợc phục vụ cho các
mục đích bảo vệ ở các khu vực xung yếu nhƣ đầu nguồn nƣớc, khu vực đất
xói mòn ven biển và những khu vực cần khôi phục hệ sinh thái. Những hoạt
động này đƣợc tập trung tại các vùng miền núi phía bắc nơi có độ che phủ
rừng thấp và khu vực hay có lũ ở miền trung, trong đó có tỉnh Nghệ An.
Rừng sản xuất: Bao gồm 3 triệu ha trong đó khoảng 2 triệu ha cây rừng
của các hộ nhƣ cây keo, tre, thông và bạch đàn cùng với một số cây có giá trị
kinh tế cao hoặc đƣợc dùng cho các mục đích đặc biệt. Diện tích còn lại sẽ
đƣợc dùng cho các loài cây công nghiệp mang tính thƣơng mại nhƣ cao su,
chè, cà phê, cây thuốc và cây ăn quả Chƣơng trình sẽ đƣợc thực hiện thông
qua các dự án có sự tham gia của ngƣời dân địa phƣơng.
Quyết định 661/QĐ-TTg nêu rõ “Nhân dân là lực lƣợng chủ yếu trồng,
bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng và hƣởng lợi ích từ nghề rừng….)
Việc phân bổ quỹ cũng tƣơng tự nhƣ Chƣơng trình 327, bao gồm cả các
tiêu chí đƣợc đặt ra cho việc chi trả các hoạt động trồng và bảo vệ rừng. Ví
dụ, những hộ chăm sóc rừng đặc dụng và rừng phòng hộ đƣợc trả 50.000
đồng/năm/ha. Với những hoạt động nhƣ trồng mới rừng, đặc biệt trong các
khu vực cần khôi phục hệ sinh thái thì còn có thể đƣợc trả cao hơn (khoảng 2
triệu đồng/ha).

16


Việc giải quyết thủ tục giao đất giao rừng và trao giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất cho “các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân” cũng đƣợc đặc biệt
quan tâm. Công việc này đƣợc dự định hoàn thành vào cuối năm 2000 (theo
Nghị định 24/1999/CT-TTg).

Tuy nhiên, liệu các chính sách của Nhà nƣớc nhằm đảm bảo quyền sở
hữu đất của ngƣời dân có giúp tạo ra sinh kế bền vững cho ngƣời dân miền
núi không? Làm thế nào mà những chính sách này làm cho ngƣời dân chuyển
từ canh tác nƣơng rãy tự cung tự cấp sang định canh? Sự chuyển đổi này đã
làm thay đổi đời sống của ngƣời dân nhƣ thế nào? Hệ thống canh tác nào đã
xuất hiện trong hệ thống sử dụng đất mới đƣợc hình thành từ các chính sách
về đất đai? Trƣớc khi trả lời các câu hỏi này, trƣớc hết chúng ta hãy cùng
nhau xem xét phản ứng của ngƣời dân đối với những chính sách này nhƣ thế
nào.[10]
3.2.5 Các chương trình,dự án liên quan đến rừng đã và đang tiến
hành tại xã Phúc Trạch
Các chƣơng trình trồng rừng của chính phủ đƣợc tiến hành (327 ; 661) đã
nâng diện tích rừng trồng sản xuất lên 1.810,6 ha (2008). Các chƣơng trình
này đã đƣa lại một số thành công nhƣng vẫn còn rất nhiều vấn đề còn tồn tại.
Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng là một chƣơng trình kinh tế - xã hội –
sinh thái trọng điểm của Nhà nƣớc Việt Nam theo đó sẻ trồng mới 5 triệu
hecta rừng và bảo vệ diện tích rừng hiện có trong thời kỳ từ năm 1988 đến
năm 2010 nhằm nâng cao độ che phủ của rừng Việt Nam lên mức 43% vào
năm 2010.
Ở Phúc Trạch chƣơng trình này đã kết thúc vào năm 2006 sau khi lâm
trƣờng Bố Trạch giao hết diện tích đất sản xuất cho UBND xã. Nhƣng sau khi
nhận đất xã đã tiến hành đo đạc lại toàn bộ diện tích đƣợc giao thì diện tích đó
đã tăng lên 686,03 ha.
Phúc Trạch là một xã nằm trong chƣơng trình 135 của chính phủ là một
trong những chƣơng trình xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam do Nhà nƣớc Việt
Nam triển khai từ năm 1998. Hằng năm xã vẫn nhận đƣợc nguồn vốn đầu tƣ
từ chƣơng trình 135 để phục vụ cho phát triển kinh tế và xã hội của xã.
Ngày 22-2-2008, Chƣơng trình lƣơng thực vì sự tiến bộ của Quảng Bình
và tổ chức Counterpart ( là một tổ chức phi chính phủ của Hoa Kỳ hoạt động


17


ở Việt Nam từ năm 1996) tại Việt Nam cùng đối tác là UBND huyện Bố
Trạch đã mở tuyến du lịch cộng đồng tại thôn Chày Lập, xã Phúc Trạch
(thông qua gói tài trợ 97.000 USD của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ).Tuyến du
lịch này đƣợc quản lý và thực hiện do ngƣời dân địa phƣơng, trƣớc mắt là tại
một số hộ gia đình ở thôn Chày Lập, xã Phúc Trạch.
Đƣợc bắt đầu nghiên cứu từ tháng 3 đến tháng 7-2008, đến cuối năm
2008 tuyến du lịch đã đi vào hoạt động. Dự án tuyến sinh thái nƣớc Moọc
bƣớc đầu sẻ thu nhận 10 ngƣời ở thôn Chày Lập, đào tạo họ thành các hƣớng
dẫn viên du lich. Sau giai đoạn đầu đƣa vào hoạt động, sẻ có hội thảo đánh
giá trƣớc khi mở rộng sang các bƣớc tiếp theo, trong đó có 20 hộ ở thôn Chày
Lập sẻ đăng ký làm dịch vụ nhà nghỉ, cho thuê thuyền, xe đạp, xe máy, khuôn
vác, vận chuyển, nấu ăn...
Với tuyến du lịch sinh thái suối nƣớc Moọc, những ngƣời dân ở đây đang
thực sự cảm thấy việc bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh thái chính là bảo vệ
cuộc sống của chính mình.[6]

18


IV. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Chọn điểm và chọn hộ nghiên cứu
Điểm nghiên cứu:
Xã Phúc Trạch là một trong những xã có diện tích rừng khá lớn, cuộc
sống của ngƣời dân nơi đây phụ thuộc vào rừng là khá lớn. Vì thế khi chính
sách GĐGR đƣợc tiến hành thì xã Phúc trạch sẻ là một trong những xã chịu
ảnh hƣởng rất lớn từ chính sách vì thế tôi chọn xã Phúc Trạch để nghiên cứu
nhằm tìm hiểu rõ những tác động tiêu cực của chính sách đến ngƣời dân nơi

đây để tìm ra những giải pháp khắc phục.
Hộ nghiên cứu: Những hộ sống chủ yếu phụ thuộc vào rừng ở xã Phúc
Trạch. Tiến hành phỏng vấn 30 hộ trong đó có 15 hộ tham gia vào chính sách
GĐGR, 15 hộ không tham gia vào chính sách đó.
4.2 Các phương pháp thu thập thông tin
Để thực hiện đề tài này tôi kết hợp phƣơng pháp thu thập thông tin thứ
cấp và thu thập thông tin sơ cấp, cụ thể nhƣ sau:
4.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Tìm hiểu các nguồn tài liệu tại thƣ viện, trên internet và tiếp cận cán bộ
địa phƣơng tôi để thu thập và nghiên cứu các nguồn tài liệu sau:
- Nghiên cứu tài liệu chung: Phân tích các nguồn tƣ liệu, số liệu sẵn có
liên quan đến sinh kế, nghề rừng, khác thác lâm sản…mà các nhà nghiên cứu
khác đã thực hiện đã đƣợc in thành sách, báo, tạp chí hoặc đăng tải trên
internet.
- Các báo cáo của địa phƣơng: Thông qua cuộc gặp với cán bộ xã lấy các
báo cáo vê tình hình kinh tế - xã hội: Báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết
HĐND xã năm 2010 và phƣơng hƣớng, nhiệm vụ phát triện kinh tế năm
2011. Báo cáo hiện trạng diện tích các loại đất loại rừng. Báo cáo kết quả thực
hiện quỷ đất năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất năm 2011…
4.2.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
- Phỏng vấn ngƣời am hiểu : Phỏng vấn cán bộ kiểm lâm, cán bộ lâm
trƣờng, cán bộ địa chính của vùng để lấy những thông tin liên quan đến nguồn
tài nguyên rừng ở đây,mức độ quản lý và khai thác rừng nhằm biết đƣợc thực
trạng về rừng ở đây, tìm hiểu rõ mức độ khai thác và suy giảm tài nguyên
rừng.

19


- Phỏng vấn hộ : Sử dụng bảng hỏi bán cấu trúc để phỏng vấn 30 hộ nói

trên nhằm mục đích thu thập những thông tin về các hoạt động sinh kế, về
việc khai thác rừng của các hộ, mức độ sống phụ thuộc vào rừng của các hộ.
- Thảo luận nhóm: Tiến hành thảo luận nhóm hai lần, nhằm tìm hiểu thực
trạng khai thác các sản phẩm rừng ở xã, tìm ra những ảnh hƣởng của chính
sách tới đời sống của ngƣời dân nơi đây.
- phỏng vấn sâu: phỏng vấn những ngƣời có nguồn thu nhập chủ yếu từ rừng,
thu thập thông tin về các sản phẩm từ rừng đƣợc khai thác, nguồn thu nhập từ
rừng.
4.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Tất cả các số liệu điều tra đƣợc mã hoá, nhập và xử lý thông kê bằng các
phép tính trên phần mềm Excel.
Nghiên cứu này sử dụng hai phƣơng pháp phân tích: Phân tích định tính và
phân tích định lƣợng nhằm phân tích thực trạng và sự tác động của các yếu tố.

20


V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
5.1 Điều kiện tự nhiên
5.1.1 Vị trí địa lý và địa hình
Phúc Trạch nằm ở phía Tây-Bắc của huyện Bố Trạch. Cách thị trấn Hoàn
Lão 40km, cách thành phố Đồng Hới 55km về phía Tây-Bắc.
Bản đồ vị trí xã Phúc Trạch – huyện Bố Trạch:

Phúc trạch có đƣờng ranh giới giáp với Lâm Trạch ở hƣớng Tây Bắc,
giáp với Liên Trạch ở hƣớng đông, giáp với Hƣng trạch ở hƣớng Đông Nam,
ở hƣớng Nam Đông thì giáp với Sơn Trạch và Xuân Trạch, còn hƣớng Tây
Nam thì giáp với Thƣợng Trạch.
Phía Tây là các dãy núi đá nối liền nhau độ cao từ 500-1000m. Phía
Đông là đồi núi đất có độ cao từ 200-300m. Khu vực ở giữa là vùng thấp hơn

hai bên, có độ cao hơn mặt nƣớc biển khoảng 100m.
Hệ thống khe Ngang chảy giữa xã Phúc Trạch (theo hƣớng Đông – Tây),
rồi đổ về sông Troóc (chảy theo hƣớng Bắc – Nam). Sông Troóc và sông
Chày (chảy theo hƣớng Tây Nam – Đông Bắc) hợp với nhau tạo thành sông

21


Son ngay trên đất xã Phúc Trạch. Về mùa khô các con suối nhỏ đều bị cạn,
đất đai khô cằn về mùa mƣa thì thƣờng bị ngập úng.
5.2. Thông tin kinh tế - xã hội tại xã Phúc Trạch
5.2.1 Đất đai và dân số
Bảng 1: Nguồn lực về đất đai và dân số
Đơn vị tính
Số lƣợng
Tổng diện tích đất tự nhiên
Ha
6.022,35
Đất sản xuất nông nghiệp
Ha
741
Diện tích đất rừng của xã
Ha
3.487
Bình quân số nhân khẩu trên hộ
Ngƣời
4,8
Tổng dân số của xã
Ngƣời
10.328

Số ngƣời trong độ tuổi lao động
Ngƣời
5.592
Số ngƣời tham gia khai thác rừng
Ngƣời
1.400
( nguồn: đại diện UBND xã)
Tổng diện tích tự nhiên của xã theo thống kê năm 2010 là: 6.022,35ha
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp là rất ít (741ha) so với tổng diện tích
đất tự nhiên của xã hiện có. Và sản xuất lúa nƣớc không phải là mặt mạnh của
khu vực.
Bên cạnh đó ta nhận thấy rằng xu hƣớng diện tích trồng ngô, đậu lạc tăng
hằng năm và diện tích trồng sắn giảm một cách rõ rệt,trong những năm gần
đây hầu nhƣ không còn thu nhập từ việc trồng sắn. Sở dĩ có hiện tƣợng này là
do thị trƣờng tiêu thụ ngô và đậu lạc trong những năm gần đây ổn định và sự
thu mua không ổn định của Nhà máy sản xuất tinh bột Quảng Bình dẫn đến
ngƣời dân không còn hào hứng với việc sản xuất sắn nhƣ ngày đầu mới thành
lập nhà máy.
Diện tích đất rừng của xã có 3.487ha, trong đó có 1.156ha là rừng đặc
dụng (diện tích thuộc VQG Phong Nha-Kẻ Bàng quản lý), 2.331ha là đất rừng
sản xuất. Theo thống kê 2008 thì diện tích rừng phòng hộ là 377ha nhƣng tới
2010 thì diện tích rừng phong hộ đã không còn. Với con số hơn 2.331ha đất
rừng sản xuất tƣởng chừng nhƣ có thể đáp ứng cho nhu cầu trồng rừng của
ngƣời dân. Tuy nhiên thực tế lại không nhƣ vậy vì trong đó đã có tới hơn
700ha là núi đá không có cây, hơn 200ha đang trong tình trạng tranh chấp với
xã Liên Trạch cùng với đất đai ở khu vực hầu hết thuộc vào nhóm nghèo chất

22



dinh dƣỡng thì diện tích đất sản xuất không đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời
dân là một điều tât yếu.
Toàn xã có 12 thôn với 2.123 hộ, trung bình mỗi hộ có 4,8 nhân khẩu.
Trong một hộ thƣờng có từ 2-3 thế hệ cá biệt có những hộ có đến 4 thế hệ
cùng chung sống (do việc kết hôn và sinh con sớm).
Dân số: Theo số liệu cuối năm 2009 Phúc Trạch có 10.328 ngƣời, trong
đó tổng số nữ: 4.995 ngƣời. Mật độ dân số cao: 171,5 ngƣời/km2 gấp 2,05 lần
so với mật độ trung bình của toàn huyện Bố Trạch (83,6 ngƣời/km2). Chứng
tỏ rằng Phúc Trạch là xã có sức ép dân số cực lớn và với mức độ tập trung
dân số lớn nhƣ thế chúng ta cũng thấy rằng đây là một xã phát triển hơn một
số xã còn lại trong vùng đệm.
Lao động: số dân trong độ tuổi lao động: 5.592 ngƣời, trong đó lao động
nữ: 2.699 ngƣời. Số lao động tham gia vào khai thác rừng là 1.400 ngƣời.
Phần lớn các lao động này là lao động thủ công, lao động có kỹ thuật trình độ
cao chỉ chiếm con số rất nhỏ. Trình độ dân trí thấp là điều kiện khó khăn cơ
bản để áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất ở xã. Hiện tƣợng di
chuyển cơ học xảy ra và có xu hƣớng ngày càng gia tăng. Chủ yếu là lực
lƣợng lao động trẻ vào các tỉnh phía Nam làm thuê trong các nhà máy nhƣ:
may công nghiệp, dày da xuất khẩu và trồng cà phê ở các tỉnh cao nguyên.
5.3 Các hoạt động sản xuất
5.3.1. Các chỉ tiêu kinh tế
5.3.1.1 Cơ cấu kinh tế:
Bảng 3: Cơ cấu thu nhập của xã năm 2010
Ngành
Tổng thu nhập (tỷ đồng)
Tỷ lệ (%)
Nông-Lâm-Thủy sản
19,630
47,99
Dịch vụ tổng hợp


9,650

Thu khác ngoài Nông nghiệp

23,59

11,620
28,42
(Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm 2010)
Qua những số liệu trên chúng ta thấy rõ đƣợc đặc trƣng sự phát triển
kinh tế của xã, nông nghiệp và lâm nghiệp vẫn là nghành thu nhập chủ đạo.
Trong 47,99% thì thu nhập của lâm nghiệp là chiếm phần lớn, thu nhập từ
nông nghiệp cũng tƣơng đối cao, riêng thu nhập từ thủy sản thì rất thấp. Đó
cũng là điều tất yếu vì đây là một xã miền núi, diện tích lâm nghiệp lớn, số

23


ngƣời tham gia vào khai thác rừng là khá lớn. Còn riêng về thủy sản thì việc
đánh bắt chỉ diễn ra ở một số hộ, còn việc nuôi trồng thủy hải sản thì hầu nhƣ
là không có, giai đoạn sau này chỉ có một số hộ tiến hành nuôi nhƣng thu
nhập từ nó cũng không đáng kể.
Kết quả điều tra 30 hộ cho ta biết cả 30 hộ đều có thu nhập từ trồng
trọt, 24 hộ có nguồn thu nhập từ chăn nuôi. Một số hộ còn có nguồn thu từ
buôn bán, làm thuê, đánh bắt thủy hải sản…và một số nghành khác. Rõ ràng
nền kinh tế của xã là nền kinh tế thuần nông nghiệp.
Trong nông nghiệp thì có sự phát triển hơn về lĩnh vực chăn nuôi và
sản xuất các sản phẩm cây trồng mang tính chất vùng đồi nhƣ: lạc, ngô,
chuối…so với sản xuất lúa nƣớc. Diện tích đất sản xuất Nông nghiệp theo đầu

ngƣời của xã là 0.073(ha). Với tổng diện tích canh tác lúa nƣớc của xã chỉ
66.02(ha) trong đó hầu hết là diện tích sản xuất một vụ (vụ Đông-Xuân) vụ
còn lại không có nƣớc nên không thể canh tác. Vì đất nghèo chất dinh dƣỡng,
năng suất lúa không cao nên thủy lợi không đƣợc đầu tƣ. Chính vì điều này
mà sản lƣợng bình quân theo đầu ngƣời hằng năm của xã Phúc Trạch tƣơng
đối thấp.
Trong lâm nghiệp thì rừng đƣợc các hộ khai thác chủ yếu là rừng sản
xuất, các sản phẩm đƣợc khai thác chủ yếu là gỗ, ngoài ra các hộ còn khai
thác các loại động vật và lâm sản ngoại gỗ. Thu nhập từ rừng đóng vai trò rất
lớn trong tổng thu nhập của hộ.
Mặc dù đóng góp gần 25% tổng thu nhập của xã nhƣng nghành dịch vụ
của xã phát triển không đồng đều mà chỉ tập trung ở khu vực chợ Troóc chủ
yếu là buôn bán và sửa chửa xe máy và các loại máy móc, một số khác tham
gia vào dịch vụ du lịch mà chủ yếu nhất là chở khách đi thuyền vào động.
VI. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG RỪNG VÀ CHÍNH
SÁCH GIAO ĐẤT GIAO RỪNG TẠI XÃ.
6.1 Thực trạng quản lý và sử dụng rừng
Theo UBND thì có khoảng 1400 hộ gia đình trong xã có tham gia vào
khai thác gỗ. Cán bộ xã xác nhận không thể đánh giá đƣợc nguồn thu nhập
của ngƣời dân vào khai thác rừng tuy nhiên họ có thể nắm đƣợc con số lao
động có tham gia vào khai thác rừng nên con số này là tƣơng đối chính xác.

24


Trƣớc khi giao đất giao rừng kết quả phỏng vấn cho thấy có 25 ngƣời
trong 30 ngƣời đƣợc phỏng vấn cho biết công việc giành nhiều thời gian nhất
của họ là khai thác các sản phẩm từ rừng. Những lao động này chủ yếu là lao
động nam giới và nằm trong độ tuổi từ 29 – 55 tuổi và thời gian khai thác
rừng luôn từ 9 – 10 tháng trong năm và từ 20 – 25 ngày trong tháng điều này

cho thấy việc khai thác các sản phẩm từ rừng là nguồn sống chủ yếu của một
số lƣợng lớn các hộ trong xã. Vì những lao động này chủ yếu là các lao động
chính trong gia đình. Với trình độ văn hóa tƣơng đối thấp 7 – 12,vả lại việc
học thƣờng đƣợc bỏ dở để đi khai thác rừng kiếm ăn vì vậy việc dành nhiều
thời gian cho việc khai thác các sản phẩm rừng là điều tất yếu.
Trong 30 hộ đƣợc phỏng vấn thi bình quân cứ một hộ có hơn 2 lao động
ngƣời tham gia vào khai thác rừng. Hầu hết những lao động nam chính trong
gia đình đều tham gia vào khai thác rừng điều này cho chúng ta thấy sự phụ
thuộc rất lớn vào rừng của các hộ gia đình ở đây. Công việc chính của họ ở
đây chủ yếu là khai thác rừng để kiếm sống. Ngoài việc khai thác rừng để
kiếm sống thì những công việc khác ở đây bao gồm lao động làm thuê, làm
nông, thợ xây, lai xe thuê, thủ công mỹ nghệ…
Rừng đƣợc khai thác hầu hết đƣợc ngƣời dân trả lời là rừng sản xuất tuy
nhiên trên thực tế thì cả rừng đặc dụng, rừng phòng hộ cũng bị khai thác, các
sản phẩm đƣợc khai thác chủ yếu là dùng để bán kiếm tiền trang trải trong
cuộc sống của gia đình.
Việc khai thác rừng ở xã hầu nhƣ diễn ra quanh năm với các sản phẩm
đƣợc khai thác chủ yếu đƣợc phân ra làm 3 nhóm, bao gồm: nhóm lâm sản
ngoại gỗ, nhóm động vật và nhóm gỗ.
Bảng 4: Tỷ lệ số hộ tham gia vào khai thác sử dụng tài nguyên rừng
Nhóm săn bắn động vật Nhóm khai thác LSNG
Nhóm khai thác gỗ
20%
18%
62%
(Nguồn: Đại diện UBND xã và thảo luận nhóm)
Kết quả điều tra và xử lý số liệu cho thấy, sản phẩm hiện nay có số hộ
tham gia nhiều nhất đó là gỗ chiếm 62% tổng số hộ trong vùng. Lâm sản đƣợc
khai thác hầu hết là để bán. Các sản phẩm gỗ đƣợc khai thác chủ yếu là lim,
sến, gọ, trắc, chua…các loại gỗ này là mục tiêu chính của các đối tƣợng khai

thác chuyên nghiệp tìm đến để khai thác. Phƣơng pháp khai thác không có gì

25


×