Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

báo cáo thực tập rèn nghề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.68 KB, 21 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập này em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt
tình của các cá nhân, tập thể trong và ngoài nhà trường,
Trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo đã tận tình chỉ bảo,
hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập và viết báo cáo. Đồng thời tôi cũng xin
cảm ơn các thầy cô giáo ở trường Đại học Vinh, đặc biệt là các thầy cô trong khoa Nông –
Lâm - Ngư đã dìu dắt tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cô chú, các anh chị tại Phòng Chế biến
Nông lâm thủy sản và ngành nghề nông thôn , Chi Cục PTNT Nghệ An đã tạo mọi điều
kiện, hướng dẫn giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tại đây.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã giúp
đỡ, động viên em trong suốt thời gian vừa qua.
Đối với mỗi sinh viên thời gian học tập trên giảng đường của trường Đại học đã
mang lại cho họ những kiến thức, lý thuyết, lý luận đầy đủ và chính xác về chuyên ngành
học mà họ đã lựa chọn, đi cùng với những kiến thức, lý thuyết đã được học thì bản thân
mỗi sinh viên còn được nhà trưởng tổ chức cho các buổi học ngoại khóa, thực hành, thực
tập, thực tế đó là những nội dung quan trọng trong bất kỳ ngành học nào. Đối với mỗi
sinh viên thì thực tập rèn nghề là cơ hội để bản thân được vận dụng những tri thức lí luận
đã được học vào thực tiễn từ đó rút ra những nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp chuyên
môn của mình. Đây còn là cơ hội cho sinh viên được tiếp xúc và thực hiện đầy đủ các
thao tác nghề nghiệp cơ bản của một kỹ sư, và các kỹ năng cần có trong quá trình xây
dựng kế hoạch cho đến việc thực hiện kế hoạch đó. Qua đó sinh viên hình thành được tính
kỷ luật tổ chức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao, tinh thần
khắc phục mọi khó khăn, phát huy tính tích cực trong học tập, rèn luyện các kỹ năng,
phương pháp trong các hoạt động phát triển nông thôn, đặc biệt là giúp sinh viên có được
định hướng nghiên cứu thực hiền và hoàn thành đề tài tốt nghiệp
Sinh viên
Bùi Quang Bình
1



I. ĐẶC ĐIỂM, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1 Quá trình hình thành.
Việc hình thành phòng Chế biến Nông lâm thủy sản và ngành nghề nông thôn chịu
ảnh hưởng của quá trình hình thành Chi Cục PTNT.
Căn cứ Quyết định số 63/2008/QĐ-UBND ngày 02/10/2008 của UBND tỉnh Nghệ
An về việc ban hành Quy đinh phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ,
công nhân, viên chức.
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông Nghiệp và PTNT tại Văn bản số 2162/SNNPTNT ngày 23 tháng 10 năm 2008 và Giám đốc Sở nội vụ tại Tờ trình số 428/TTr-SNV
ngày 11 tháng 11 năm 2008, quyết định đổi tên Chi Cục Hợp tác xã và Phát triển nông
thôn Nghệ An thành Chi Cục Phát triển nông thôn Nghệ An, thành lập lại các phòng
chức năng trong đó có phòng Chế biến Nông lâm thủy sản và Ngành nghề nông thôn.
1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Chế biến Nông lâm thủy sản và nghành nghề
nông thôn.
Phòng Chế biến Nông lâm thủy sản và ngành nghề nông thôn là tổ chức trực thuộc
Chi cục phát triển nông thôn Nghệ An, giúp Giám đốc Sở NN & PTNT tham mưu cho Ủy
ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng, vệ sinh an toàn
thực phẩm đối với nông, lâm, thủy sản trong quá trình sản xuất đến khi thực phẩm được
đưa ra thị trường nội địa hoặc xuất khẩu.
Ngoài ra, Phòng Chế biến Nông lâm thủy sản và ngành nghề nông thôn chịu sự chỉ
đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động Chi Cục PTNT; đồng thời chịu sự hướng
dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở NN& PTNT.
Bên cạnh đó, Phòng Chế biến Nông lâm thủy sản và ngành nghề nông thôn không
có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản chịu sự quản lý của Chi Cục PTNT, kinh phí
hoạt động Chi Cục PTNT được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng theo
qui định của pháp luật.
Nhiệm vụ cụ thể là:
- Tham mưu cho Giám đốc Sở NN& PTNT để trình UBND tỉnh ban hành quy hoạch,
quản lý quy hoạch và các cơ chế, chính sách phát triển các lĩmh vực : Chế biến, bảo quản
2



nông, lâm, thủy sản gắn với sản xuất và thị trường, cơ giới hóa phục vụ sản xuất : Nông
nghiệp, ngành nghề, làng nghề.
- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản, cơ
điện nông nghiệp và ngành nghề , làng nghề nông thôn, bằng việc tham gia kiểm tra, giám
sát việc thực hiện quy trình công nghệ các điều kiện sản xuất theo quy trình nhà nước của
từng cơ sở sản xuất.
- Tổ chức thực hiện công tác xúc tiến thương mại, dự báo thị trường đối với nông sản,
lâm sản, thủy sản và muối.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến, dự trữ muối trên địa
bàn tỉnh.
- Hướng dẫn và tổ chức để các Hợp tác xã, làng nghề tham gia hội chợ, triển lãm, hội thi
sản phẩm nông, lâm, thủy sản, sản phẩm làng nghề.
1.3 Tổ chức bộ máy
- Cơ cấu tổ chức:

Trưởng phòng

P. trưởng phòng

CV
CB&
BQ
NLTS

CV
Phát triển
nông thôn

P. trưởng phòng


CV
Thị
trường

CV
Nông
nghiệp

CV
Ngành
nghề

CV
Làng
nghề

3


1.4 Những thuận lợi, khó khăn của đơn vị

 Thuận lợi:
- Được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên thường trực của Chi cục PTNT, Giám đốc Sở
NN& PTNT,và lãnh đạo UBND tỉnh.
- Đã có nhiều chính sách khuyến khích tạo điều kiện để Nông nghiệp phát triển.
- Cán bộ trong phòng đều có lòng yêu nghề và có trình độ học vấn cao: 100% trình độ đại
học, bên cạnh đó đội ngũ cán bộ tuổi đời còn rất trẻ, khỏe, nhiệt tình, khả năng truyền đạt
tốt. Vì thế khi triển khai công việc đến với người dân dể tiếp thu.
- Được sự ủng hộ của nhân dân, do vậy các đề án, chương trình sản xuất, các hoạt động

của phòng... khi triển khai được người dân đồng tình ủng hộ.

 Khó khăn:
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào thiên nhiên, rủi ro cao. Trong quá trình
sản xuất theo quy trình đạt hiệu quả cao nhưng có thu được kết quả hay không lại phụ
thuộc rất nhiều vào thời tiết khí hậu.
- Do đặc điểm trình độ dân trí của nông dân trong huyện không đồng đều, có một khoảng
cách rõ rệt giữa vùng, trình độ dân trí thấp nên hiệu quả công tác triển khai các chương
trình còn bị hạn chế.
- Do địa bàn quản lý rất rộng, đường giao thông đi lại khó khăn, phương tiện đi lại còn
chưa được hỗ trợ kinh phí phù hợp nên việc đi kiểm tra cơ sở gặp rất nhiều khó khăn,
không những giữa phòng với cơ sở mà ngược lại từ cơ sở lên phòng lại càng khó khăn
hơn nhất là đối với các huyện miền núi, ven biển…
- Sản xuất nông nghiệp theo thời vụ nên công việc ở các thời điểm khác nhau là khác
nhau, quá trình tực hiện công việc chuyên môn cũng khó chuyên sâu tập trung vào một
lĩnh vực.
- Hoạt động nông nghiệp diễn ra trên phạm vi rộng, nhưng do ngân sách nhà nước đầu tư
cho ngành nông nghiệp còn hạn hẹp nên trong quá trình chỉ đạo thực hiện còn gặp nhiều
khó khăn.
- Một số chính sách, phương pháp quản lý Nhà nước nói chung và quản lý nông nghiệp
nói riêng có nhiều hạn chế.
4


- Đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ và cả chế độ
phụ cấp.
1.5 Kết quả hoạt động trong những năm gần đây

 Về sản xuất
Tháng 4/2011, bà con nông dân xuống đồng chủ yếu tập trung cho việc chăm sóc các

loại cây trồng vụ Xuân, phòng chống sâu bệnh vụ Xuân năm 2011 đạt 181.800 ha, tăng
0,45% so với cùng kỳ. Cụ thể một số cây trồng chính như sau:
- Cây Lúa: Diện tích gieo trồng đạt 88.000/KH85.000 ha bằng 103,53% kế hoạch, tăng
0,62% so với vụ Xuân năm 2010. Trong đó: Diễn Châu đạt 9.130 ha, Yên Thành 13.400
ha, Quỳnh Lưu 8.800 ha, Đô Lương 7.700 ha, Thanh Chương 8.200 ha, Nam Đàn 6.800
ha, Nghi Lộc 7.000 ha…Trong đó, diện tích lúa lai đạt 60500 ha, chiếm 69% trong tổng
số với các giống có ưu thế về năng suất và chất lượng gạo khá như Khải phong số 1, Nhị
ưu 986, Nhị ưu 725, Nghi Hương 2308, BT-E1, SYN6, Bio 404…
- Cây Ngô: Diện tích gieo trồng đạt 16.200/KH15.000 ha đạt 108 % kế hoạch, giảm
4,44% so với vụ xuân 2010, trong đó diện tích ngô lai là 15.600 ha. Nguyên nhân chủ yếu
do vụ Đông kết thúc muộn, cộng với việc rét đậm, rét hại kéo dài đó ảnh hưởng đến tiến
độ gieo trồng ngô năm nay. Trong đó, tập trung chủ yếu ở các huyện: Nghi Lộc 1.160 ha,
Quỳnh Lưu 1.000 ha, Nam Đàn 1.160 ha, Thanh Chương 1.100 ha, Anh Sơn 2.100 ha,
Con Cuông 1.160 ha.
- Cây khoai lang: Diện tích gieo trồng đạt 2300 ha, giảm 82 ha so với vụ Xuân năm 2010.
- Cây rau, đậu các loại: Diện tích gieo trồng đạt 11.600 ha/KH10.000 ha, đạt 116% kế
hoạch, tăng 3,96% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó rau các loại tính đạt 10.300 ha,
đậu các loại là 1.300 ha. gieo trỉa đạt 18.700/23.000 ha, đạt 81,30% kế hoạch. Trong đó:
Diễn Châu ước đạt 3.140 ha, Quỳnh Lưu 1.950 ha, Nghi Lộc 3.900 ha, Nam Đàn 1.700
ha, Đô Lương 1.100 ha, Thanh Chương 1.200 ha… Tiến độ gieo trỉa cây lạc chậm chủ
yếu do nguyên nhân thời tiết rét đậm kéo dài ước đạt 23.400 ha, tăng 1,25% so với cựng
kỳ. Trong đó diện tích trồng mới ước đạt 6.100 ha, tập trung ở các huyện vùng nguyên
liệu như Nghĩa Đàn 500 ha, Tân Kỳ 2.000 ha, Anh Sơn 400 ha, Quỳ Hợp 2.500 ha. đang
bước vào giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Trong những ngày qua thời tiết diễn biến
5


khá bất thường, nắng ấm xen kẽ với các đợt không khí lạnh tăng cường, trời âm u kéo dài,
nên đó xuất hiện nhiều loại loại sâu bệnh hại lúa như nhện dé, rầy nâu, rầy lưng trắng, đạo
ôn trên lúa tại các huyện: Yên Thành, Diễn Châu, thành phố Vinh, Anh Sơn, Con

Cuông… Bệnh Lùn sọc đen đó xuất hiện tại Yên Thành, Nghi Lộc, Đô Lương với diện
tích bị nhiễm khoảng 0,6 ha, tỷ lệ cây bị hại rải rác, nơi cao 3-5%... Bệnh chồi cỏ xuất
hiện trên cây Mía với diện tích bị nhiễm khoảng 1.975 ha, trong đó nhiễm từ trung bình
đến nặng 144 ha…

 Về chăn nuôi- thú y:
Dịch tai xanh đang xảy ra trên địa bàn 13 xã thuộc huyện Yên Thành làm cho
3.000 con bị nhiễm bệnh và phải tiêu hủy. Tại Quỳnh Lưu cũng có xuất hiện ở Quỳnh
Bảng với gần 100 con bị bệnh. Sau khi dịch xảy ra UBND tỉnh cùng với Chi Cục PTNT
và các phòng chuyên môn chỉ đạo các địa phương trên tổ chức bao vây, dập dịch, kiểm
soát chặt chẽ các đàn lợn lưu thông trên địa bàn. Đồng thời tổ chức tiêu độc, khử trùng
bằng các hóa chất, chủ động tiêm phòng tránh. Dịch lở mồm long móng ở đàn trâu, bò
xảy ra tại huyện Nam Đàn làm 7 con bị nhiễm. Trong tháng 4/2011, UBND tỉnh cũng đó
công bố hết dịch cúm gia cầm trên địa bàn thành phố Vinh.

 Về lâm nghiệp
a) Khai thác lâm sản: Tháng 4/2011 sản lượng gỗ khai thác ước đạt 11.141 m 3, bằng
107% so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó, khai thác từ rừng tự nhiên 1.123 m 3, chiếm
10,07%. Sản lượng khai thác gỗ 4 tháng ước đạt 39.988 m 3 tăng 9,06% so cùng kỳ năm
2010.
- Củi khai thác ước được 206.085 ste, đưa sản lượng khai thác 4 tháng ước đạt 911.000
ste, tăng 8,38% so với cùng kỳ 2010.
- Tre luồng khai thác 4 tháng ước đạt 6,258 triệu cây.
- Nứa hàng ước tháng 4 khai thác 1,877 triệu cây, đưa sản lượng 4 tháng đạt 8,149 triệu
cây
- Nhựa thông khai thác được 173 tấn, tăng 111,61% so với cùng kỳ.
- Khai thác lâm sản khác đều tăng hơn so với cùng kỳ.
6



b) Quản lý và bảo vệ
- Các đơn vị trực thuộc và chủ rừng sửa chữa, mua sắm bổ sung dụng cụ PCCCR; thực
hiện nghiêm chế độ thường trực PCCCR từ Chi cục đến các đơn vị.
- Các thành viên BCH tỉnh đi kiểm tra tại cơ sở nhằm đôn đốc thực hiện tốt công tác
PCCCR; vận hành phần mềm cảnh báo cháy rừng, phối hợp với đài Phát thanh truyền
hình.
- Các đơn vị tăng cường công tác chống chặt phá rừng, mua bán, vận chuyển lâm sản trái
phép trên các tuyến đường 1A, đường 7, đường 48 và đường Hồ Chí Minh, không để xẩy
ra các điểm nóng; Chi cục đi kiểm tra thực tế tại các cửa khẩu có nhập khẩu gỗ từ Lào
nhằm ngăn chặn triệt để.
Ngoài ra ngành kiểm lâm còn hoàn thành việc thẩm định phương án PCCCR năm 2011
cho các chủ rừng và chỉ đạo triển khai thực hiện phương án PCCCR; tổ chức diễn tập
chữa cháy rừng tại khu rừng mộ Bà Hoàng Thị Loan – Nam Đàn và các vùng rừng trọng
điểm cháy.
- Cấp phép trại nuôi động vật hoang dã.; chỉ đạo Hạt Kiểm lâm Con Cuông điều tra xử lý
Gấu nuôi nhốt trái phép trên địa bàn huyện Con Cuông theo ý kiến chỉ đạo của UBND
tỉnh.

 Về sản xuất thủy sản:
a) Nuôi trồng thủy sản:
Tháng 4 năm 2011 diện tích nuôi trồng thủy sản ước đạt 3.050 ha. Trong đó các đơn vị,
các hộ gia đình tiến hành thả tôm vụ 1 ước đạt 1.325 ha. Trong đó, diện tích nuôi cá nước
ngọt ước tính 15.960 ha, đưa tổng diện tích nuôi trồng thủy sản 4 tháng đầu năm 2011
ước đạt 17.600 ha tăng 6,73 % so với cùng kỳ năm 2010.
Đồng thời tổ chức tốt công tác kiểm dịch giống, chuẩn bị nguồn giống sạch để không xảy
ra dịch bệnh lớn trên diện rộng nhằm hạn chế thiệt hại cho người nuôi trồng thủy sản.
- Sản xuất cá giống các loại 4 tháng đầu năm ước đạt 273 triệu con. Tăng 7,05 % so với
cùng kỳ năm 2010
- Sản xuất tôm giống 4 tháng ước đạt 605 triệu con để đáp ứng nhu cầu thả tôm trong kỳ.


7


b) Sản lượng thuỷ sản:
Tháng 4/2011, sản lượng nuôi trồng và đánh bắt ước đạt 10.867 tấn, đưa tổng sản
lượng 4 tháng ước đạt 31 809 tấn, tăng 7,63 % so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó:
- Sản lượng khai thác:
Hiện nay, bắt đầu vụ cá nam, thời tiết đang khá thuận lợi, tạo điều kiện cho ngư
dân ra khơi đánh bắt. Tháng 4 ước đạt 8.972 tấn, đưa sản lượng 4 tháng ước đạt 23.045
tấn, tăng 6,93% so với cùng kỳ. Trong đó:
+ Khai thác biển ước đạt 21 505 tấn, tăng 6,72 % so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó, sản
lượng cá đánh bắt ước đạt 17.043 tấn, tôm ước đạt 406 tấn, hải sản khác ước đạt 4.056
tấn.
+ Khai thác nước ngọt ước đạt 1.484 tấn, tăng 9,6 % so với cùng kỳ. Trong đó cá khai
thác từ tự nhiên ước đạt 819 tấn, tôm 71 tấn, thuỷ sản khác 594 tấn.
+ Khai thác mặn lợ được 56 tấn trong đó cá 28 tấn, tôm 9 tấn, khác 19 tấn.
- Sản lượng nuôi trồng
Tháng 4/2011, sản lượng thu hoạch ước đạt 1.895 tấn, nâng sản lượng 4 tháng đầu
năm 2011 ước đạt 8.764 tấn bằng 109,51% so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó:
+ Nuôi cá nước ngọt là chủ yếu ước đạt: 7.964 tấn, tăng 9,44% so với cùng kỳ 2010.
+ Nuôi mặn lợ ước đạt 770 tấn chủ yếu các loại ngao, cua, ốc..

 Về chế biến Nông lâm thủy sản
Năm 2011 công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản được chú trọng phát triển với
khoảng 210 cơ sở chế biến công nghiệp ở nông thôn, trong đó có 125 nhà máy chế biến
nông, lâm, thủy sản với quy mô vừa và lớn. Nhiều nhà máy và cơ sở chế biến nông lâm
thủy sản (NLTS) đã áp dụng công nghệ và dây chuyền chế biến hiện đại và đã tạo bước
đột phá trong phát triển của ngành nông nghiệp…
Tăng giá trị chế biến NLTS năm 2011 chiếm khoảng 29% trong cơ cấu giá trị sản
xuất nông nghiệp và kim ngạch xuất khẩu NLTS chiếm khoảng 27,2% tổng kim ngạch

xuất khẩu của cả nước. Theo đánh giá chung, tăng trưởng công nghiệp nông thôn đã thúc
đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp,
đồng thời đã hình thành và phát triển nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề
8


nông thôn. Tại nhiều địa phương thuần nông trước đây, cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch khá
nhanh theo hướng công nghiệp hóa, tỷ trọng khu vực công nghiệp, dịch vụ trong GDP
ngày càng tăng. Với những hướng chuyển dịch đó, các hộ doanh nghiệp và hộ sản xuất
chế biến đã khắc phục mọi khó khăn để tổ chức thu mua hết nguyên liệu do nông dân sản
xuất ra để chế biến.

 Về ngành nghề nông thôn và phát triển nông thôn.
Phát triển ngành nghề nông thôn là một trong những nội dung lớn của Đảng và Nhà
nước ta trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhằm giải quyết việc làm, tăng thu
nhập, nâng cao đời sống cho lao động, người dân nông thôn; góp phần đẩy nhanh quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thực hiện chủ trương trên, ngành nghề nông thôn Nghệ
An đã có bước phát triển và đóng góp tích cực cho kinh tế, xã hội nông thôn…Đến nay
toàn tỉnh có khoảng 40 làng nghề, giải quyết việc làm cho hơn 25.000 lao động, tạo ra giá
trị sản xuất chiếm khoảng 20 % giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp. Trong những
năm qua việc triển khai hoạt động của chương trình khuyến công, khuyến nông, chương
trình mục tiêu quốc gia, chương trình xóa đói giảm nghèo, Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn phối hợp với các ngành, Ủy ban nhân dân các Huyện, Thành Phố, các doanh
nghiệp đã đầu tư, hỗ trợ trên 3 tỷ đồng cho các làng nghề phát triển sản xuất. Thông qua
việc tổ chức trên 100 lớp truyền nghề, đào tạo nghề, tập huấn về kỹ năng quản lý, kiến
thức về hội nhập, kỹ thuật an toàn thiết bị điện, an toàn vệ sinh thực phẩm…cho 4.700 lao
động, chủ cơ sở.
I.6. Đặc điểm, tình hình công tác Khuyến nông & PTNT
Với chức năng là cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp Sở NN& PTNT thực hiện chức

năng quản lý nhà nước về: Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản gắn với sản xuất và thị
trường, cơ giới hóa phục vụ sản xuất : Nông nghiệp, ngành nghề, làng nghề.
Phòng Chế biến Nông lâm thủy sản và ngành nghề nông thôn đã thực hiện nhiều hoạt
động mang lại hiệu quả thiết thực đặc biệt là trong công tác khuyến nông. Trong những
năm qua phòng đã triển khai nhiều hoạt động khuyến nông như:
9


- Tập huấn chuyển giao kỹ thuật: Phòng đã phối hợp với các trung tâm, các công ty cung
ứng vật tư nông nghiệp, các phòng ban có liên quan khác…đã tổ chức các đợt tập huấn về
chính sách, kỹ thuật, xây dựng mô hình…tại các huyện có các dự án được đầu tư, có điều
kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp theo hướng mới, cụ thể: Tổ chức tập huấn
chương trình 135 tại các huyện miền núi khó khăn bao gồm các huyện Quỳ Châu, Nghĩa
Đàn, Quỳ Hợp, và Quế Phong; tham quan và nghiệm thu mô hình nuôi tôm ở Cửa Lò;
nhân viên của phòng nông nghiệp kết hợp với cán bộ kỹ thuật của công ty Syngenta tập
huấn về kỹ thuật thâm canh giống lúa lai Syn6 tại cụm các huyện Yên Thành; huyện Anh
Sơn... Tập huấn chương trình 661 tại các xã ở huyện Quỳ Châu, Quế phong...
- Công tác thông tin tuyên truyền: Trong thời gian qua với chức năng và nhiệm vụ của
mình phòng đã thường xuyên cử nhân viên bám sát cơ sở để giám sát, điều tra, cùng
tham gia hỗ trợ các xã, huyện trên địa bàn về các dịch hại xảy ra, gửi các công văn, công
điện về các địa phương có dịch bệnh hoành hành, tuyên truyền, phát các tơ rơi, thông tin
trên loa đài để cảnh báo các nguy cơ và tác tại của dịch bệnh cho người dân, mà đáng nói
nhất ở Nghệ An hiện nay là sự bùng phát của dịch tai xanh, cúm gia cầm…
- Xây dựng mô hình trình diễn: Hướng dẫn xây dựng mô hình trình diễn về tiến bộ khoa
học công nghệ phù hợp với đặc điểm của từng địa phương và nhu cầu của người sản xuất.
Tham gia xây dựng các mô hình công nghệ mới, công nghệ cao trong lĩnh vực nông lâm
nghiệp, thủy sản. Thực hiện chuyển giao kết quả khoa học công nghệ từ các mô hình trình
diễn ra diện rộng.
+ Đối với một số cây trồng ngắn ngày như cây Lạc, Sắn KM94,Vừng, Ngô, Lúa chất
lượng, Lúa lai, Hoa,...: qua các năm đã xây dựng hơn 3.000 điểm trình diễn ở các tiểu

vùng sinh thái khác nhau, chuyển giao rộng rãi cho nông dân kỹ thuật thâm canh, luân
canh, xen canh, tăng vụ, ứng dụng giống mới. Các mô hình đạt kết quả tốt, cho năng suất
và hiệu quả kinh tế gấp 1,5 lần - 2 lần so với phương thức sản xuất cũ.
+ Ở lĩnh vực lâm nghiệp, đã xây dựng thành công các mô hình như: trồng tre lấy măng,
mô hình trồng rừng kinh tế, mô hình trồng rừng trên đất sau nương rẫy ở huyện Quỳ
Châu, Nghĩa Đàn, Quế Phong... Đến nay các mô hình đã được nhân rộng một cách đáng
kể và đem lại nguồn thu nhập lớn cho nông dân vùng gò đồi, vùng núi.
10


+ Chương trình cải tạo đàn Bò vàng, chăn nuôi Lợn hướng nạc bảo đảm vệ sinh môi
trường, chăn nuôi Gà an toàn sinh học: Để nâng cao năng suất chất lượng đàn gia súc, gia
cầm nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được áp dụng như thụ tinh nhân tạo, trồng cỏ nuôi
Bò, sử dụng nái Lợn lai ¾ máu ngoại, đưa một số giống Gà Tam Hoàng, Lương Phượng
vào nuôi trong nông hộ.
+ Về Thủy sản: đã thực hiện hơn 180 mô hình trình diễn cho cả 3 lĩnh vực nuôi trồng,
khai thác và sơ chế bảo quản sản phẩm thủy sản, trong đó có 22 mô hình khai thác như:
chụp mực, rê bùng nhùng, bẫy cá mú, rê tôm 3 lớp, câu cá mập, cá ngừ đại dương...; 3 mô
hình chế biến nước nắm truyền thống trong dân và nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản, du
nhập các đối tượng nuôi mới như vẹm xanh, hàu, trai ngọc, ốc hương, rô phi đơn tính, cá
chim trắng, tôm càng xanh, tôm sú năng suất cao, nuôi tôm trên cát, Nuôi ghẹ lột bằng
lồng, nuôi ếch thương phẩm, nuôi cá Dìa kết hợp rong câu và tôm sú, nuôi cá Vược nước
ngọt, nước lợ....Mô hình đã đáp ứng nhu cầu sản xuất, các biện pháp kỹ thuật đã lan rộng
trong các cộng đồng ngư dân, góp phần vào sự phát triển nghề nuôi trồng thủy sản.
+ Tổ chức 8 mô hình trình diễn ngành nghề nông thôn và hỗ trợ quy hoach một cụm công
nghiệp. Nhiều địa phương như thành phố Vinh, Nghi Lộc, Diễn Châu, Tân Kỳ, Quỳnh
Lưu, Quỳ Châu, Hội nông dân, các đơn vị như Tỉnh đoàn, Liên minh HTX, Hội phụ nữ
còn hình thành kinh phí khuyến công, đã tổ chức đào tạo nghề nông thôn, phát triển nghề,
góp phần thúc đẩy công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề phát triển mạnh Nhờ
vậy, Nghệ An đã bắt đầu hình thành các vùng nghề như: vùng mây tre đan ở huyện Nghi

Lộc, Diễn Châu...; vùng chế biến hải sản ở Quỳnh Lưu, thị xã Cửa Lò...; vùng dệt thổ cẩm
ở huyện Con Cuông, Tương Dương, Quỳ Châu, Quế Phong. Bên cạnh đó, hoạt động
khuyến công đã chuyển giao một số công nghệ mới, sản phẩm mới như: cá tẩm gia vị, bột
canh tôm, chả cá, ống thép xây dựng, đá ốp lát, công nghệ tinh luyện thiếc....
- Tuy nhiên, bên cạnh những thành công mà công tác khuyến nông mang lại thì vẫn còn
gặp phải một số khó khăn nhất định như: việc tổng kết nhân rộng một số mô hình còn
chậm, các mô hình đang ở dạng mô hình chưa phát triển thêm. Việc triển khai thực hiện
một số mô hình còn dàn trải, chưa tập trung, chưa sát với yêu cầu thực tế, cụ thể của từng
vùng miền, chưa gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ. Một số mô hình triển khai chậm,
không kịp thời điểm, do đó hiệu quả chưa cao.
11


Hoạt động của mạng lưới khuyến nông viên cơ sở: tham gia với chính quyền địa
phương chỉ đạo sản xuất, kiểm tra, phát hiện những diễn biến về sâu bệnh, dịch bệnh,
phòng chống thiên tai, nắm tình hình, tiến độ sản xuất ở địa phương. Đồng thời, tìm hiểu
nguyện vọng của bà con nông dân, đề xuất nội dung tập huấn, xây dựng mô hình và tích
cực viết tin, bài kỹ thuật giới thiệu trên hệ thống phát thanh, truyền thanh huyện, xã,
hướng dẫn bà con sản xuất theo mùa vụ.
II. NỘI DUNG, HOẠT ĐỘNG ĐÃ THỰC HIỆN

 Hoạt động 1: Tham gia một số lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất vụ Đông Xuân 20112012 tại một số xã của huyện Hưng Nguyên.
•Mục đích, yêu cầu: Lớp tập huấn thực hiện nhằm giúp người dân nắm được một số kỹ
thuật trong trồng trọt (trồng lúa, trồng lạc) và các biện pháp để phòng trừ các loại sâu,
bệnh thường gặp trong vụ sản xuất đông xuân. Từ đó giúp người dân nhận thức đúng đắn,
tự tin hơn để có vụ mùa bội thu.
+ Lớp học hiệu quả phải thu hút được người dân lắng nghe và có những phản hồi tích cực.
•Phương pháp thực hiện: Chuyên viên phụ trách trồng trọt của phòng NN tỉnh kết hợp
cùng chuyên viên của Chi Cục PTNT tỉnh về hội trường từng xã tập huấn. Tôi tham gia
với vai trò là người thính giảng, theo dõi và quan sát cách giảng dạy của chuyên viên, nội

dung tập huấn và quan sát thái độ của người dân tham gia lớp tập huấn.
Tổ chức lớp tập huấn từ 0,5-1 ngày (ngắn hạn) ở mỗi xã cho một bộ phận nông dân
tham gia, nội dung tập huấn về kỹ thuật nông nghiệp, gắn với thời vụ sản xuất.
• Kết quả thực hiện: Quá trình tập huấn, cán bộ phòng NN và cán bộ chi cục PTNT tỉnh
đã về tập huấn được hầu hết các xã trong huyện.
+ Người dân đã nắm được kỹ thuật sản xuất một số cây trồng, biện pháp phòng trừ
hiệu quả các loại sâu, bệnh thường gặp.
+ Thu nhận một số ý kiến đóng gióp của người dân như: nên phát tờ rơi về cho người
dân khi muốn chuyển giao một số biện pháp kỹ thuật để người dân dễ theo dõi hơn.

12


•Nhận xét đánh giá:
Trước đây, công tác tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật ở huyện có nhiều
bất cập do số lượng người tham gia quá đông, trong đó nhiều người không có nhu cầu
thực sự. Giảng viên chủ yếu “độc thoại”, ít trao đổi, hỏi đáp với bà con, nội dung tập huấn
còn dàn trải, nhiều vấn đề quan trọng trong sản xuất chưa được chú trọng, do vậy các lớp
tập huấn có chất lượng thấp, nông dân khó áp dụng vào thực tế sản xuất. Trong những
năm gần đây, các cán bộ tham gia tập huấn đã có sự đổi mới trong phương pháp tập huấn
để phù hợp với thực tiễn sản xuất, cụ thể là căn cứ vào đối tượng tham gia để có hình thức
tập huấn phù hợp, tập huấn trong thời gian ngắn, phù hợp những thời điểm quan trọng của
thời vụ sản xuất (tập huấn, huấn luyện người dân theo nhu cầu sản xuất).
Nội dung tập huấn sát với thực tiễn sản xuất. Đối tượng tham gia tập huấn có cả nam
và nữ tham gia. Nông dân được hướng dẫn cụ thể từng lĩnh vực. Giáo viên hướng dẫn và
nông dân trao đổi nhiều. Tuy nhiên trong một thời gian quá ngắn mà nông dân thì muốn
hiểu về nhiều lĩnh vực. Trong khi đó người dân không ghi chép nội dung được giảng dạy,
tài liệu trang thiết bị tập huấn còn thiếu.
Do vậy hiệu quả của tập huấn có cao hơn trước nhưng cũng chưa đạt được như mong
muốn.

Vì thế theo em muốn đạt hiệu quả cao hơn thì cần chuẩn bị tài liệu cho người dân và
trang thiết bị để giảng dạy. Và có phương pháp dạy linh động hơn, hướng dẫn bằng hình
ảnh dể hiểu, dể nhớ hoặc máy chiếu để tập trung sự chú ý của mọi người hơn. Cần mở
nhiều lớp tập huấn hơn vào các thời điểm khác nhau, “cầm tay chỉ việc”, lấy người học
làm trung tâm, địa điểm tập huấn không chỉ ở hội trường mà có thể tập huấn đầu bờ, đầu
chuồng hay ở các trang trại.
Để hoạt động tập huấn có chiều sâu, tạo nên sức lan tỏa, đặc biệt đưa nhanh những
tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, những kinh nghiệm hay vào sản xuất có hiệu quả, trong
thời gian tới hệ thống khuyến nông cần phối hợp với các cấp, các ngành tiếp tục nâng cao
trình độ, bổ sung đội ngũ giáo viên làm công tác khuyến nông; đầu tư kinh phí trang bị
phương tiện tập huấn. Bên cạnh đó, tăng cường hình thức tập huấn trực quan, đầu bờ để
nông dân được nhìn thấy tận mắt với cách làm này sẽ góp phần tăng năng suất cây trồng,
vật nuôi, nâng cao thu nhập cho người dân, phát triển nông nghiệp bền vững
13


 Hoạt động 2 : Kiểm tra liên ngành về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản
xuất, chế biến chè.
•Mục đích, yêu cầu của công việc : Nhằm xây dựng và nâng cao năng lực hệ thống quản
lý vệ sinh an toàn thực phẩm (gọi tắt là VSATTP) nhằm đảm bảo về VSATTP phù hợp
với các tiêu chuẩn tiên tiến của khu vực và thế giới; góp phần bảo vệ sức khỏe và quyền
lợi người tiêu dùng thực phẩm; đáp ứng yêu cần phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế.
Nâng cao nhận thức, thực hành VSATTP và ý thức trách nhiệm của người sản xuất,
kinh doanh và tiêu dùng chè.Tăng cường năng lực hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra,
kiểm nghiệm VSATTP từ trung ương đến địa phương và tại các Bộ, ngành liên quan.
Phân tích và quản lý nguy cơ gây ô nhiễm thực phẩm, chủ động phòng ngừa ngộ độc thực
phẩm và các bệnh lây truyền qua thực phẩm.
Đoàn kiểm tra do ông Dương Văn Hùng – Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng
Nông Lâm sản và Thủy sản làm trưởng đoàn; ông Trần Công Đồng – Thiếu tá phòng An
ninh kinh tế Công an tỉnh Nghệ An làm phó trưởng đoàn; các thành viên đoàn là các

chuyên viên Phòng trồng trọt Sở Nông nghiệp và PTNT, phòng CBNLTS& NNNT và
phòng Thanh tra Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản
Trong hoạt động này, em được tham gia vào đoàn kiểm tra với tư cách là một thành
viên của Phòng CBNLTS& NNNT. Nhiệm vụ của chúng em cùng đoàn kiểm tra là :
+ Kiểm tra điều kiện VSATTP của các cơ sở sản xuất, chế biến chè trên địa bàn tỉnh.
+ Đánh giá xếp loại các cơ sở sản xuất, chế biến chè theo các tiêu chí của bộ Nông
nghiệp và PTNT quy định tại thông tư 14/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 03 năm 2011 và
thông tư 53/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 08 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
•Nội dung hoạt động :
+ Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về ATVSTP phù hợp với điều
ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; xây dựng và ban hành các quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về VSATTP đối với các cơ sở sản xuất, chế biến và phân phối thực phẩm ;
+ Xây dựng và nâng cao hệ thống tổ chức quản lý VSATTP từ cấp trung ương đến các
địa phương. Đào tạo, tập huấn, khảo sát, trao đối kinh nghiệm về quản lý, kiểm nghiệm và
nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra VSATTP cho cán bộ làm việc trong lĩnh vực VSATTP;
14


+ Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định về VSATTP và đánh giá thực
hiện kế hoạch hàng năm;
+ Tư vấn, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm áp dụng hệ thống quản lý
chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt (GMP), thực
hành vệ sinh tốt (GHP) và HACCP; cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP cho các
cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc 10 nhóm thực phẩm có nguy cơ cao;
+ Xây dựng các mô hình tiên tiến về VSATTP;
+ Tổ chức và duy trì hoạt động hệ thống cộng tác viên VSATTP ở các thôn, bản, xã,
phường.
+ Vấn đề then chốt là làm thế nào quản lý được tốt chất lượng nông thủy sản thực phẩm
Việt Nam không nhiễm vi sinh, không chứa hóa chất bị cấm, hóa chất ngoài danh mục
cho phép, hay bị nhiễm hóa chất quá giới hạn cho phép hầu nâng cao năng lực cạnh tranh

doanh nghiệp, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, đóng góp được phần quan trọng vào
phát triển kinh tế-xã hội của đất nước
•Kết quả hoạt động:
Sau các ngày làm việc, Đoàn đã kiểm tra gồm 18 xí nghiệp, cở sở sản xuất, chế biến
chè lớn và nhỏ trên địa bàn TP. Vinh và các huyện Anh Sơn, Thanh Chương, Con Cuông.
Trong đó:
+ Loại A: 02 cơ sở ;
+ Loại B: 14 cơ sở;
+ Loại C: 02 cơ sở.
Đối với 2 cơ sở mini đạt loại C (thuộc địa bàn huyện Thanh Chương) Đoàn kiểm
tra đã đề nghị UBND huyện Thanh Chương ra quyết định đình chỉ sản xuất trong 3 tháng
để khắc phục những vấn đề còn tồn tại. Sau thời gian đó Đoàn sẽ tổ chức kiểm tra đánh
giá lại điều kiện sản xuất, chế biến của cơ sở.
15


Theo đánh giá của Đoàn, tình hình sản xuất chè nhìn chung ổn định, sản lượng chè
búp tươi cơ bản đáp ứng được nhu cầu chế biến. Sản phẩm chè búp tươi phần lớn do các
công ty, cơ sở sơ chế lớn thu mua, còn lại một phần bán cho các hộ sơ chế thủ công. Về
cơ bản các cơ sở đã chấp hành tốt các điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối
với các cơ sở sơ chế, chế biến chè, không có hiện tượng phơi chè trên sân, đường đi và
đưa tạp chất vào chè trong quá trình chế biến. Tuy nhiên vẫn còn nhiều sai lỗi trong quá
trình nâng cấp cải tạo nhà xưởng, xây dựng nhà vệ sinh, phòng bảo hộ lao động cho công
nhân và đặc biệt là khâu vệ sinh công nghiệp sau một ca chế biến thành phẩm.
Sau khi kết thúc Đoàn kiểm tra liên ngành, Đoàn kiểm tra, giám sát của cục chế
biến, Hiệp hội chè Việt Nam đã vào phúc tra và đánh giá cao trách nhiệm, tinh thần làm
việc của Đoàn kiểm tra liên ngành, cũng như vai trò của Chi cục Quản lý chất lượng
Nông Lâm sản và Thủy sản trong việc quản lý, giám sát các cơ sở sản xuất, chế biến chè.
•Nhận xét và đánh giá:
Qua đợt kiểm tra cùng các cán bộ trong đơn vị thực tập, dù em không có điều kiện

để đi hết các cơ sở chế biến chè nhưng em đã nhận thấy việc kiểm tra chất lượng, vệ sinh
an toàn thực phẩm trong sản xuất và chế biến chè là một hoạt động có ý nghĩa vô cùng
quan trọng. Hoạt động này đã giúp ngăn chặn những người dân vì chạy theo ma lực của
đồng tiền mà quên đi lương tâm của mình, danh dự của đất nước để sản xuất chè kém chất
lượng vừa tiêu thụ trong nước vừa xuất khẩu nước ngoài.Việc kiểm tra được diễn ra rất
nghiêm túc, mọi người đều ý thức nhiệm vụ của mình nên hoạt động đã được nhiều kết
quả tốt. Tuy nhiên dù sự quản lý và kiểm tra chặt chẽ đến đâu thì vẫn còn tồn tại nhiều
mặt còn hạn chế. Em xin đóng góp một số ý kiến của mình như sau:
+ Nên chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát ở các địa bàn trọng
điểm; xử lý nghiêm đối với các cơ sở đã pha trộn tạp chất vào chế biến chè; kiên quyết
ngăn chặn không để tái diễn tình trạng sản xuất, chế biến, kinh doanh chè kém chất lượng,
không đảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
+ Bên cạnh đó, rà soát quy hoạch cơ sở chế biến, bảo đảm phù hợp với vùng nguyên liệu
trên địa bàn; chấn chỉnh việc cấp phép đầu tư cơ sở chế biến theo các quy chuẩn kĩ thuật;
định kì kiểm tra, giám sát điều kiện sản xuất, chất lượng chè của các cơ sở chế biến.
16


+ Cần có sự hỗ trợ của UBND các tỉnh biên giới chỉ đạo các lực lượng kiểm tra liên
ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm, phối hợp với bộ đội biên phòng tăng cường kiểm
soát các khu vực cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực tập kết hàng hóa gần biên giới để
ngăn chặn, xử lý tình trạng mua bán, xuất khẩu chè không đảm bảo chất lượng, an toàn vệ
sinh thực phẩm.

 Hoạt động 3: Tập huấn kỹ thuật canh tác vụ Đông xuân năm 2012 tại xã Hưng Nguyên
•Mục đích, yêu cầu công việc
Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tăng năng suất, chất lượng, hạ
giá thành sản phẩm, theo hướng bền vững bảo vệ môi trường sinh thái.
Tổ chức triển khai thực hiện đạt hiệu quả, đảm bảo đạt kế hoạch về diện tích, năng suất,
sản lượng vụ Đông Xuân 2011 - 2012 và tăng thu nhập cho người dân nông thôn, góp

phần thực hiện thắng lợi chỉ tiêu kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2012. Tiếp tục chỉ
đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền và vận động nhân dân thực hiện xuống giống lúa tập
trung, đồng loạt theo lịch thời vụ để quản lý dịch bệnh, áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật
theo khuyến cáo của Ngành Nông nghiệp.
Tăng cường công tác quản lý, giám sát dịch bệnh, thường xuyên điều tra, theo dõi
phân tích, dự báo tình hình sâu bệnh để có biện pháp phòng, chống kịp thời và đạt hiệu
quả.
Đẩy mạnh chuyển giao và ứng dụng quy trình sản xuất giảm giá thành, sử dụng
giống chất lượng cao, sản xuất theo hướng an toàn trên cây lúa và rau màu, cây công
nghiệp ngắn ngày, đồng thời ứng dụng quy trình sản xuất theo hướng G.A.P, VietG.A.P
và GlobalG.A.P trên cây ăn trái
• Phương pháp thực hiện
Quy hoạch sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng
- Trên cơ sở quy hoạch chung cả năm, vụ Đông xuân tập trung quy hoạch:
- Vùng thâm canh lúa chất lượng cao (trà xuân muộn): 1.500ha bao gồm các xã: Hưng
Yên , Hưng Thông, Hưng Xá, Hưng Xuân, Hưng Lĩnh, …phấn đấu mỗi xã quy hoạch
vùng tập trung từ 20ha trở lên, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển kinh
tế trang trại chăn nuôi tập trung, gắn với phát triển kinh tế rừng và bảo vệ rừng.
17


- Tiếp tục đẩy mạnh công tác quy hoạch khuyến khích việc tích tụ ruộng đất, chuyển đổi
ruộng đất để hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, phát triển theo hướng
sản xuất chuyên canh hàng hoá.
• Nội dung hoạt động:
+ Cơ cấu giống: Trà xuân sớm cơ cấu giống IR 1820 chiếm 20%; Trà xuân trung cơ cấu
nhóm giống X (Xi 23, NX 30), IR35366, P6,…chiếm 50%; Trà xuân muộn cơ cấu các
giống ngắn ngày như: XM12, KD18, ĐB6, PC6, HT1, BiO404, XT27 … chiếm 30%.
+ Thời vụ: Thời tiết năm 2012 tiết lập xuân vào ngày28/01/2012 tiết Cốc vũ 15/3/2012
căn cứ thời gian sinh trưởng các giống bố trí gieo cấy để phấn đấu trổ tập trung từ 15 –

25/3/2012 và kết thúc trước 20/4/2012.
- Mở rộng diện tích ngô xen lạc, ngô sử dụng các giống ngô nếp VN2, VN6,… tăng
hiệu quả sử dụng đất và tăng thu nhập trên đơn vị diện tích.
- Các loại đậu, rau quả và đậu thực phẩm: Sử dụng các giống truyền thống kết hợp các
giống mới có giá trị cao.
+ Thời vụ: đối với các loại cây trồng cạn phấn đấu xong trong tháng 01/2012.
Công tác phục vụ sản xuất nông nghiệp:
Thủy lợi:
- Tiếp tục phát động phong trào làm thủy lợi nội đồng, nạo vét kênh mương và nâng cấp
sữa chữa các công trình thủy lợi đã hư hỏng đảm bảo phục vụ tốt cho sản xuất.
- Tranh thủ tối đa các nguốn vốn kể cả phát huy nội lực để thực hiện chương trình kiên
cố hóa kênh mương nội đồng phối hợp với việc làm giao thông nội đồng nhằm tạo điều
kiện thuận lợi đầu tư thâm canh và đưa cơ giới hoá vào sản xuất.
- Cũng cố, thành lập các tổ chức, hội dùng nước; phối hợp quản lý và điều hành tưới
tiêu đảm bảo tiết kiệm nước và hiệu quả.
Chính sách:
- Tiếp tục thực hiện các chính sách đã được ban hành;
- Tham mưu thực hiện chính sách cấp bù thuỷ lợi phí kịp thời phục vụ sản xuất

18


• Kết quả hoạt động:
Thông qua công tác tập huấn tại các xã trên địa bàn huyện về kỹ thuật canh tác vụ
Đông Xuân các loại cây trồng, vật nuôi…đã mang lại nhưng hiệu quả nhất định cụ thể thể
hiện qua các mặt sau:
• Nhận xét đánh giá
Vụ Đông xuân 2011-2012 đang trong thời kỳ triển khai, tình hình thời tiết được
thông báo là không thuận lợi cho sản xuất, dự báo sẽ có nhiều đợt rét đậm, rét hại diễn ra
gây khó khăn cho việc sản xuất, gieo trồng do vậy nên Phòng Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn cần tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân
2011 - 2012, đồng thời thông tin tình hình khí tượng thủy văn kịp thời giúp địa phương
trong chỉ đạo, điều hành sản xuất; Tiếp tục phân công cán bộ kỹ thuật bám sát địa bàn,
phối hợp với Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn thường xuyên thăm đồng, giám sát chặt chẽ
dịch bệnh để phát hiện và xử lý kịp thời, hiệu quả; Giám sát thực hiện đầu tư xây dựng
trạm bơm điện, các hạng mục công trình nâng cấp bờ bao, xây dựng cống hở, cống ngầm,
đồng thời hỗ trợ các địa phương sớm rà soát lại hệ thống thủy lợi nội đồng để kịp thời duy
tu, sửa chữa những nơi xuống cấp nhằm đảm bảo chủ động tưới, tiêu trong sản xuất;
Tham mưu, đề xuất Uỷ ban nhân dân Huyện giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng
mắc trong quá trình chỉ đạo, điều hành sản xuất; tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả thực
hiện.
Ngoài những tác động của phòng thì có nhiều chính sách mới được triển khai nhằm
hỗ trợ người dân như: chính sách kích cầu bằng các gói vay vốn ưu đãi nhằm đẩy mạnh
phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân; Nhiều bộ giống cây con mới có năng suất
chất lượng được đưa vào sản xuất trên diện rộng thay thế các giống cũ; nhiều mô hình
hiệu quả kinh tế cao cũng đang được nhân rộng; sản xuất nông nghiệp ngày càng được cơ
giới hoá; Nguồn nước tưới phục vụ sản xuất vụ đông xuân có khả năng đảm bảo; Ngành
nông nghiệp có sự phối hợp chặt chẽ với các phòng ban ngành, đoàn thể trong việc tuyên
truyền, vận động, chỉ đạo sản xuất, hướng dẫn kỹ thuật cho bà con nông dân.
Bên cạnh những mặt thuận lợi thì vân tồn tại những mặt khó khăn đó là:
19


- Kinh phí đầu tư cho sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu
cầu và thực tiễn sản xuất.
- Sản xuất nông nghiệp hiện nay chủ yếu chưa gắn với thị trường, chưa mang tính hạch
toán kinh tế.
- Giá cả vật tư, giống phục vụ sản xuất hiện đang ở mức cao và đang có xu hướng tăng,
chất lượng khó kiểm soát…..
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN
Như vậy, qua một khoảng thời gian thực tập tuy ngắn ngủi nhưng đã có ý nghĩa rất
quan trọng đối với mỗi sinh viên năm cuối như chúng em. Qua đây, chúng tôi đã có cơ
hôi để cọ xát với thực tế, để kiểm chứng những kiến thức lý thuyết mà chúng tôi được học
trên giảng đường, đồng thời với mỗi ngày đến cơ quan làm việc, được tham gia vào các
hoạt động xuống cơ sở, được trực tiếp quan sát phương pháp làm việc của các anh chị tôi
càng tin tưởng và tự hào hơn với những gì mà chúng tôi sẽ làm sau khi ra trường.
Sau mỗi hoạt động được tham gia trong suốt thời gian về phòng thực tập tôi đã
hiểu hơn công việc của mình trong tương lai. Đồng thời cũng nhận ra rằng, phòng
NN&PTNT chính là nơi để cùng những người dân vượt qua những khó khăn trong lao
động sản xuất, xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn, góp phần phát triển đất nước.
II. kiến nghị
* Đối với phòng nông nghiệp
Đề nghị phòng nên có cử cán bộ hướng dẫn cụ thể hơn nữa cho từng sinh viên, cho
phép sinh viên được tham gia nhiều hơn nữa những hoạt động trong lĩnh vực của sinh
viên để sinh viên có thêm điều kiện nâng cao khả năng chuyên môn, làm quen với môi
trường là việc về sau và nâng cao nhận thức nghề nghiệp
* Đối với nhà trường
- Đề nghị nhà trường cần phải tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp cận với thực tế
nhiều hơn nữa để sinh viên được cọ xát với thực tế để kiểm nghiệp và ứng dụng những
kiến thức đã học vào thực tiễn để so sánh và đánh giá trên cơ sở khách quan giữa lý
20


thuyết và thực hành, như vậy sinh viên sẽ nâng cao kiến thức kỹ năng, tiếp cận với những
lĩnh vực chuyên ngành để làm tiền đề cho đợt thực tập sắp tới và cuối cùng là nâng cao
nhận thức nghề nghiệp cho bản thân.
- Đối với các môn học có thực hành thì cần tạo điều kiện để sinh viên được tiếp cận
với thực tế để đúc rút thêm kinh nghiệm phục vụ cho công việc.
- Nhà trường cần quan tâm hơn nữa về tình hình và điều kiện của sinh viên khi về thực

tập tại cơ sở để sinh viên có niềm tin hơn giúp sinh viên hoàn thành tốt đợt thực tập.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC

21



×