Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Báo chí với vấn đề tôn giáo trên địa bàn hà nội (khảo sát báo hà nội mới, đại đoàn kết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 96 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------

NGUYỄN THỊ THU THANH

BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ TÔN GIÁO
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
(Khảo sát báo Hà Nội mới, Đại đoàn kết, Lao động 2007 - 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Báo chí học

Mã số: 60.32.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đinh Văn Hường

HÀ NỘI – 2011


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Tôn giáo là hiện tượng xã hội xuất hiện sớm trong lịch sử nhân loại. Nếu tính từ
khi con người (người khôn ngoan) bắt đầu biết chôn cất người chết với những nghi
thức nhất định - một hành vi biểu đạt tín ngưỡng - thì tôn giáo đã có quá trình lịch
sử khoản từ 4 đến 10 vạn năm. Trong quá trình hình thành tồn tại và phát triển tôn
giáo luôn tác động, ảnh hưởng tới đời sống xã hội trên nhiều phương diện. Con
người trong quá trình khám phá tự nhiên và thế giới nội tâm cũng luôn tìm cách lý
giải hiện tượng này. Vì vậy, lịch sử để lại nhiều triết thuyết, nhiều quan niệm khác
nhau về tôn giáo mặc dù vậy, cũng như khái niệm văn hóa, các định nghĩa về tôn


giáo vẫn còn tiếp tục xuất hiện. Đến nay người ta vẫn đặt câu hỏi “Cuối cùng tôn
giáo là gì?”. Nói như vậy để thấy rằng, tôn giáo là một hiện tượng phức tạp. Tính
phức tạp của hiện tượng này trước hết thể hiện ở yếu tố đóng vai trò trụ cột, đó là
đức tin tôn giáo. Đó là yếu tố trụ cột bởi, không có đức tin, có ghĩa, không có sự tồn
tại của bất cứ tôn giáo nào. Mặt khác, đức tin tôn giáo là một thứ đức tin đặc biệt,
được hình thành bằng con đường đặc biệt và vai trò của nó, quyền năng của nó cực
kỳ lớn đối với chủ thể sở hữu đức tin ấy (cả cá nhân và cộng đồng).
Nhìn chung, có nhiều con đường dẫn đến việc hình thành một đức tin tôn giáo.
Theo lý luận mác - xít, đức tin tôn giáo là sản phẩm của lịch sử, được hình thành
trong điều kiện mà ở đó, sự khốn cùng của con người trong quan hệ với tự nhiên và
đồng loại đã không được khắc phục bằng con đường hiện thực và không có khả
năng khắc phục bằng con đường hiện thực. Đó là sự thấp kém về kinh tế, ách áp bức
xã hội, những nhận thức “sai lệch” của con người về chính bản thân mình và cuộc
sống xung quanh. Thêm vào đó và cùng với các nhân tố trên, sự không lành mạnh
của đời sống tâm lý, sự thái quá trong đời sống tâm lý, tình cảm cũng là nhân tố
tham gia vào quá trình hình thành đức tin tôn giáo.

2


Những nhân tố trên đây, thông qua quá trình tự cảm xúc, tự chiêm nghiệm của cá
nhân con người - có thể nói là cơ chế hình thành đức tin tôn giáo. Vì lẽ ấy, về bản
chất, đức tin tôn giáo - mặc dù cũng là đức tin, nhưng khác đức tin khoa học ở chỗ,
đức tin khoa học được hình thành từ sự chứng nghiệm của lý trí thông qua quá trình
phân tích, so sánh, đối chiếu, qua thí nghiệm, thực nghiệm… Ngoài ra, đã là đức tin,
nhìn chung đều có sức mạnh riêng của nó (giúp con người kiên định lựa chọn một
mục tiêu, điều chỉnh nhận thức và hành vi…) nhưng đức tin tôn giáo được bổ sung
và hỗ trợ bởi sức mạnh thiêng, nhất là khi bị xúc phạm, bị kích động… Những vấn
đề này chúng ta đều đã chứng thực trong nghiên cứu lịch sử tôn giáo nói riêng, lịch
sử nhân loại nói chung.

Tính phức tạp của hiện tượng tôn giáo còn biểu hiện ở chỗ, bản thân tôn giáo
có cấu trúc khá phức tạp và mọi tôn giáo đều có vô vàn những liên hệ khác nhau với
xã hội trần thế ở mọi phương diện, mọi thời đại. Ngay cả trong xã hội hiện đại, khi
nguyên tắc “phân ly” dù đã được công khai thừa nhận một cách phổ biến song
không vì vậy mà quan hệ tôn giáo với chính trị cũng như tính phức tạp của quan hệ
này không còn tồn tại. Ở một góc nhìn nào đấy, có khi tình hức tạp của nó còn được
gia tăng đáng kể.
Sự phức tạp của hiện tượng tôn giáo còn thể hiện ở chỗ, chủ thể của đức tin
là những con người. Họ có liên hệ xã hội trần thế với tư cách một công dân, và mặt
khác, họ là những tín đồ mà những chế định của xã hội công dân không thể điều tiết
hết. Trong khi đó, xã hội trần thế - về nguyên tắc, phải điều tiết được hành vi của
mọi cá nhân nhằm đảm bảo cho lợi ích của cá nhân khác và của cả cộng đồng không
bị vi phạm. Điều này là mâu thuẫn song lại là thực tế đang tồn tại.
Ngoài ra như đã nói, tôn giáo là một hiện tượng đa dạng, đa diện về các chiều
kích. Tự nó có khả năng dung chứa nhiều loại giá trị mà nhiều khi rất trái ngược
nhau. Vì thế, khi xem xét tôn giáo, người ta có thể đưa ra nhiều nhận định khác
nhau. Cụ thể, ta thấy, tôn giáo có những khác biệt căn bản với khoa học, song, vẫn
tìm thấy trong nó nhiều dự cảm, nhiều phỏng đoán có ý nghĩa gợi mở cho khoa học.

3


Hay nhìn chung, hệ giá trị đạo đức, văn hóa của tôn giáo có nhiều điểm khác hệ giá
trị đạo đức trần thế song vẫn thấy trong nó nhiều giá trị đạo đức có ý nghĩa…
Dẫn ra một số khía cạnh trên đây, tác giả muốn đi đến một kết luận là, tôn
giáo là một đối tượng quan tâm không chỉ của giới nghiên cứu khoa học, mà cũng là
đối tượng của các nhà lãnh đạo, quản lý xã hội ở mọi quốc gia, mọi thời đại.
Với Việt Nam, từ lâu tôn giáo đã có mặt với nhiều hình thức đa dạng. Có tôn
giáo nội sinh, có tôn giáo ngoại nhập. Có tôn giáo xuất thế, cũng có tôn giáo nhập
thế. Có tôn giáo có bề dày và chiều sâu giáo lý song cũng có tôn giáo là sự dung hợp

nhiều quan niệm của các tôn giáo khác. Mặc dù đa dạng về hình thức biểu hiện
(trong cả giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức), vai trò xã hội trong mỗi tôn giáo
trong những giai đoạn lịch sử nào đó có thể khác nhau nhưng có thể rút ra mấy điểm
sau khi nghiên cứu về tôn giáo ở Việt Nam.
Một là, nhìn chung, các tôn giáo ở Việt Nam, dù có những khác biệt song
những khác biệt ấy chưa dẫn đến những xung đột mà mức cao là chiến tranh tôn
giáo. Điều này, nhìn rộng ra thế giới thì thấy, không phải quốc gia nào cũng có tình
hình như vậy. Nhìn chung, các tôn giáo chung sống với nhau khá khoan dung thậm
chí, trong trường kỳ lịch sử còn diễn ra sự tích hợp. Trường hợp Nho, Phật, Lão là
một ví dụ.
Hai là, trong quan hệ tôn giáo - dân tộc, nhìn chung, các tôn giáo đều gắn bó
với dân tộc. Điều này làm nên một sắc thái rất riêng của Việt Nam - sự hòa quyện
giữa tôn giáo và dân tộc, giữa đạo và đời. Vì lẽ đó, một khi có một tôn giáo nào đó
có đường hướng hành đạo và đời. Vì lẽ đó, một khi có một tôn giáo nào đó có
đường hướng hành đạo không thuận chiều với lợi ích dân tộc thì bị phản ứng mà
điều đặc biệt là, không chỉ sự phản ứng xuất phát từ phía dân tộc mà còn xuất hiện
ngay cả trong bản thân tôn giáo đó.
Ba là, khi đã có sự gắn bó giữa tôn giáo với dân tộc, thì sự tham gia của tôn
giáo vào quá trình phát triển của dân tộc trở thành hiển nhiên, tất nhiên. Sự tham gia
này biểu hiện trên nhiều bình diện, cả chính trị và kinh tế, cả văn hóa và xã hội,
song nổi bật hơn vẫn là ở phương diện đạo đức, văn hóa. Ảnh hưởng của tôn giáo

4


đến văn hóa, đạo đức dân tộc rõ và sâu dậm đến mức, giả định rằng không có sự
tham gia đó thì văn hóa, đạo đức của dân tộc ta sẽ trở lên nghèo nàn đến mức không
thể hình dung nổi.
Ảnh hưởng của tôn giáo đến con người và xã hội ở nước ta thể hiện trên
nhiều lĩnh vực, nhưng vấn đề được quan tâm nghiên cứu là phương diện chính trị.

Vấn đề đặt ra ở đây là làm sao chúng ta ngăn ngừa được những ảnh hưởng bất lợi
nhưng lại phát huy được những mặt có lợi. Nói cách khác, cộng đồng các đức tin có
thể xem là những cộng đồng có sức mạnh chính trị. Vì vậy phải sử dụng sức mạnh
ấy như thế nào để vừa đảm bảo được nguyên tắc “phân ly”, tránh được những tác
động xấu từ các thế lực chính trị phản động. Vấn đề này đang trở nên khó khăn khi
chúng ta giải quyết vấn đề đạo tin lành ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số thời
gian qua mà không chỉ có vậy, dường như mọi nơi trên đất nước ta.
Trên địa bàn Hà Nội hiện có 5 trong tổng số 6 tôn giáo lớn có tổ chức (đã
được nhà nước Việt Nam công nhận) là: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài
và Hồi giáo. Bên cạnh đó, một số tôn giáo, giáo phái, hiện tượng tôn giáo mới đã và
đang tìm cách xâm nhập, truyền bá vào địa bàn, các tôn giáo lớn trên đều có trụ sở ở
Hà Nội.
Hiện ở Hà nội theo số liệu “các tổ chức tôn giáo trên địa bàn Hà Nội” của
Thành ủy Hà Nội thì đến nay, tại Hà Nội có 7 tôn giáo được nhà nước công nhận tư
cách pháp nhân đang sinh sống hoạt động tôn giáo bình thường, ổn định: Phật giáo,
Công giáo, Tin lành, Cao đài, Hồi giáo, Baha‟I, Minh sư đạo, bên cạnh đó là các
hoạt động tín ngưỡng dân gian và một số hiện tượng tôn giáo mới.
Hà Nội là thủ đô văn hóa của cả nước, nên tình hình tôn giáo ở Hà Nội những
năm qua có những bước diễn biến rất phức tạp, ngoài những diễn biến nội tại, tôn
giáo ở Hà Nội còn chịu ảnh hưởng bởi những diễn biến tôn giáo của các tỉnh, thành
trong cả nước. Hay nói một cách khác, những diễn biến tôn giáo trong cả nước đều
tác động trực tiếp đến tôn giáo Hà Nội, từ đó gây ảnh hưởng đến tình hình chính trị xã hội Thủ đô. Các tôn giáo cũng thường hướng về Thủ đô để học hỏi những việc

5


làm tốt đẹp, hoặc ngấm ngầm thực hiện những việc làm trái với pháp luật, với lẽ đạo
đang diễn ra ở Hà Nội. Những động thái của tôn giáo ở Hà Nội, vì vậy, có quan hệ
trực tiếp đến động thái tôn giáo cả nước.
Để giải quyết vấn đề tôn giáo phục vụ sự nghiệp cách mạng, Đảng ta ngay từ

đầu đã xác định tôn giáo là vấn đề cực kỳ phức tạp, nhạy cảm có liên quan mật thiết
đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong lịch sử có tác động nhiều chiều, đa
dạng đến các lĩnh vực trong cuộc sống. Trong các văn kiện của Đảng ta, vấn đề tôn
giáo cũng được đề cập rất sâu sắc. Theo chủ trương chung của Đảng và Nhà nước,
Thành ủy Hà Nội dựa trên những đặc điểm riêng biệt của tôn giáo Hà Nội cũng có
những quyết sách đường lối chỉ đạo phù hợp, đối với những diễn biến phức tạp của
vấn đề tôn giáo trên địa bàn.
Là tiếng nói của Đảng, nhà nước và nhân dân ta, báo chí luôn có một vai trò
rất lớn trong việc tuyên truyền phổ biến các đường lối chính sách của Đảng và nhà
nước ta nói chung Thành ủy Hà Nội nói riêng về vấn đề tôn giáo, có trách nhiệm
phân tích rõ các tư tưởng chống phá phản động lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù
địch hiện nay. Đồng thời cũng là cơ quan phản ánh nhanh nhạy nhất tình hình, thực
tế về vấn đề tôn giáo của nước ta nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chức năng của mình về vấn đề tôn giáo
báo chí cũng còn có những ưu nhược điểm riêng của mình, cũng cần phải có cái
nhìn khách quan đánh giá, nhìn nhận một cách sâu sắc hơn nhằm phát huy hơn nữa
vai trò của báo chí trong sự phát triển cũng như điều kiện hoạt động mới của tôn
giáo tại địa bàn Hà Nội hiện nay. Trước tình hình đó, việc nghiên cứu báo chí với
vấn đề tôn giáo trên địa bàn Hà Nội là nhu cầu cấp bách hiện nay. Với đề tài “Báo
chí với vấn đề tôn giáo trên địa bàn Hà Nội (Khảo sát báo Hà Nội Mới, Đại Đoàn
Kết, Lao Động từ năm 2007-2010)” tác giả mong rằng phần nào góp phần đánh giá
một cách khách quan và trung thực tình hình tôn giáo trên địa bàn Hà Nội qua sự
phản ánh của báo chí (Khảo sát báo Hà Nội Mới, Đại Đoàn Kết, Lao Động từ năm
2007-2010).
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

6


Mục tiêu: Đáng giá một cách tổng thể những kết quả chủ yếu trong phản ánh

và tuyên truyền tình hình tôn giáo trên địa bàn Hà Nội (thông qua khảo sát ba báo:
Báo Hà Nội Mới, báo Lao Động, báo Đại Đoàn Kết từ năm 2007-2010) từ đó tổng
kết, đánh giá đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác này của
báo chí nước ta.
Nhiệm vụ:
Đánh giá khái quát những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước về tôn
giáo và quá trình cụ thể hóa tư tưởng của Đảng về tôn giáo trong chính sách của
Nhà nước trong thời kỳ đổi mới.
Phân tích thực trạng công tác phản ánh, tuyên truyền của báo chí về chủ
trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề tôn giáo trên địa bàn Hà
Nội trong thời kỳ đổi mới. Phân tích thực trạng báo chí phản ánh, tuyên truyền vấn
đề tôn giáo trên địa bàn Hà Nội (thông qua khảo sát ba tờ Đại Đoàn Kết, Hà Nội
Mới, Lao Động từ năm 2007-2010), rút ra nguyên nhân của những thành tựu, yếu
kém và bài học kinh nghiệm.
Đề xuất một số phương hướng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh việc phản
ánh, tuyền truyền vấn đề tôn giáo trên địa bàn Hà Nội trong thời gian tới.
3. Tình hình nghiên cứu đề tài
Về vấn đề tôn giáo, việc nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay đã có nhiều bước
tiến. Ngoài phương diện lý luận cơ bản, trong vài thập kỷ qua, nhất là khi tôn giáo
trở thành mối quan tâm chung có tính toàn cầu, tôn giáo được xem xét ở nhiều
phương diện chính trị - thực tiễn, ở khía cạnh văn hóa, đạo đức….trong các văn kiện
của Đảng ta, vấn đề tôn giáo cũng được đề cập rất sâu sắc, nhưng trên phương diện
báo chí với vấn đề tôn giáo thì vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ và hệ thống. Nhìn
chung, các công trình nghiên cứu về tôn giáo vừa qua đã được các kết quả chủ yếu
sau đây:
- Góp phần làm sáng tỏ những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo trên các khía cạnh như: nguồn gốc, bản chất vai
trò, phương thức giải quyết…

7



- Bước đầu làm sang tỏ những quan điểm cơ bản và cơ sở khoa học vủa các
quan điểm ấy trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, của Đảng và chính sách của
Nhà nước.
- Đi sâu nghiên cứu thực trạng vấn đề tôn giáo và dự báo các xu hướng biến
đổi trước tác động của toàn cầu hóa.
- Đề xuất phương thức, giải pháp nhằm giải quyết tốt các vấn đề tôn giáo
phục vụ sự nghiệp CNN-HĐH đất nước.
- Đấu tranh, phê phán các luận điểm tuyên truyền xuyên tạc chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước ta về
vấn đề tôn giáo.
- Bước đầu đã có sự tổng kết quá trình thực hiện chính sách về tôn giáo, làm
cơ sở cho việ tiếp tục đổi mới chủ trương, chính sách về vấn đề quan trọng này.
- Bước đầu có sự tổng kết về việc nghiên cứu, tuyên truyền, phản ánh vấn đề
tôn giáo trên một số báo, tạp chí trong cả nước.
Như vậy, chưa có một công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu, phân tích,
tổng hợp về báo chí phản ánh tôn giáo trên địa bàn Hà Nội . Tuy nhiên tác giả sẽ sử
dụng các kết quả nghiên cứu trên để tham khảo hữu ích trong quá trình hoàn thiện
luận văn này.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là thông qua khảo sát qua 3
ấn phẩm: Hà Nội Mới, Đại Đoàn Kết, Lao Động. Bởi vì Hà Nội Mới là tờ báo là "cơ
quan của thành ủy đảng cộng sản Việt Nam thành phố Hà Nội, tiếng nói của đảng
bộ, chính quyền và nhân dân thủ đô" nên khi nghiên cứu về báo chí phản ánh vấn đề
tôn giáo trên địa bàn Hà Nội tác giả không thể bỏ qua. Đại Đoàn Kết là tờ báo của
Ủy ban mặ trận tổ quốc Việt Nam, có nhiệm vụ thúc đẩy khối đại đoàn kết dân tộc,
mà một trong những vấn đề quan trọng trong việc tăng cường khối đại đoàn kết dân
tộc hiện nay đó chí là vấn đề tôn giáo và đại đoàn kết các tôn giáo cũng là truyền
thống của tôn giáo Việt Nam. Đối với báo Lao Động là tờ báo của Liên đoàn Lao


8


Động Việt Nam đây là một tờ báo mang tính xã hội hóa cao. Báo Lao Động là một
trong số ít báo mà thông tin đưa ra có mức độ ảnh hưởng rất lớn đối với dư luận xã
hội. Ba tờ báo là đại diện cho ba vai trò nhiệm vụ khác nhau, nhưng cả ba đều là
những tờ có uy tín thông tin rất lớn trong hệ thống báo chí cả nước. Để khái quát
vấn đề đề tài đã lựa chọn tác giả đã quyết định ba tờ trên làm đối tượng khảo sát cho
luận văn.
Về chủ thể: các bài phản ánh tình hình tôn giáo tại địa bàn Hà Nội qua 3 ấn
phẩm: Hà Nội Mới, Đại Đoàn Kết, Lao Động.
Về không gian: Thành Phố Hà Nội vì Thành phố Hà Nội là một trong những
Trung tâm tôn giáo của cả nước, mặc nhiên Thăng Long - Hà Nội có một không
gian tâm linh tín ngưỡng tôn giáo khá đậm đặc và biểu trưng cho sinh hoạt tôn giáo
cả nước. Nói cách khác, Hà Nội là nơi biểu trưng của „hệ thống tôn giáo tín ngưỡng‟
của cả nước, đồng thời là nơi cội nguồn cho tinh thần, tâm linh của hầu hết các tôn
giáo tiêu biểu của cả nước.
Về thời gian: Năm 2007 – 2010. Đây là thời gian rất quan trọng đối với thủ
đô Hà Nội. Đây là những năm cuối cùng của thập niên đầu thế kỷ XXI, và là năm
cuối cùng Hà Nội 1000 tuổi đồng nghĩa tôn giáo tại Hà Nội cũng trải qua 1000 tuổi.
Thời gian này chứa đựng biến thiên của tôn giáo thủ đô. Bốn năm này tuy thời gian
ngắn nhưng nó chứa đựng những vấn đề tôn giáo cả 1000 năm của Hà Nội.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp sưu tầm tài liệu, thống kê, hệ thống hóa lý thuyết, phân loại,
tổng hợp, phân tích, đáng giá thông tin và đưa ra nhận xét.
Nguồn tư liệu chủ yếu sẽ được thu thập ở tòa soạn 3 cơ quan báo Đại Đoàn
Kết, Lao Động, Hà Nội Mới.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

9



Luận văn sẽ là nguồn tư liệu tham khảo có hệ thống, góp phần nâng cao chất
lượng thông tin, tuyên truyền về vấn đề tôn giáo hiện nay tại địa bàn Hà Nội.
Luận văn cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho những nhà nghiên cứu, nhà
quản lý trong các bài viết về vấn đề tôn giáo trên địa bàn Hà Nội. Đồng thời cũng là
tư liệu để giảng viên, sinh viên những ngành học liên quan tham chiếu trong chuyên
môn của mình
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận va tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận
văn có 3 chương như sau:
Chƣơng 1: QUAN HỆ TRUYỀN THÔNG GIỮA TÔN GIÁO VÀ BÁO
CHÍ TẠI VIỆT NAM THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI
Chƣơng 2: NGHỆ THUẬT THÔNG TIN CỦA BÁO CHÍ VỀ TÔN GIÁO
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
Chƣơng 3: KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CỦA BÁO CHÍ VỀ TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI TRONG THẬP KỶ
HAI CỦA THẾ KỶ XXI
Phần phụ lục: Bao gồm các tư liệu, hình ảnh, … nhằm minh họa cho những
vấn đề nêu trong luận văn.

CHƢƠNG 1:

10


QUAN HỆ GIỮA TÔN GIÁO VÀ BÁO CHÍ TẠI VIỆT NAM THẬP NIÊN ĐẦU
THẾ KỶ XXI

1.1.


Những hiểu biết chung về tôn giáo
1.1.1 Hoạt động tín ngưỡng, cơ sở tín ngưỡng
Tại Điều 3, Chương I Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo thì “ Hoạt động tín

ngưỡng là hoạt động thể hiện sự tôn thờ tổ tiên; tưởng niệm và tôn vinh những
người có công với nước, với cộng đồng; thờ cúng thần, thánh, biểu tượng có tính
truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giá trị
tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội”.
“Cơ sở tín ngưỡng là nơi thực hiện hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng,
bao gồm đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ và những cơ sở tương tự khác”.
1.1.2. Tôn giáo
Tôn giáo là một phạm trù lịch sử và sẽ còn tồn tại lâu dài. Thuật ngữ Religion
(tiếng Anh - Tôn giáo) bắt nguồn từ thuật ngữ Releger (tiếng Latinh) có nghĩa là
“thu lượm thêm sức mạnh siêu nhiên”. Thuật ngữ tôn giáo chỉ mối liên hệ, sự ràng
buộc, sự trói buộc. Mối liên hệ, sự ràng buộc, sự trói buộc giữa cái biết và cái chưa
biết, giữa cái thực và cái hư, giữa con người và thế giới linh thiêng, hư vô.
Chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng, tôn giáo là một phạm trù mang tính lịch sử.
Lịch sử phát triển của tôn giáo không nằm ngoài lịch sử phát triển của xã hội loài
người. Lịch sử của xã hội loài người quy định lịch sử phát triển của tôn giáo. Tôn
giáo xuất hiện với tư cách là phản ánh tình trạng bất lực của con người trước các lực
lượng khủng khiếp, bí ẩn của tự nhiên và xã hội; thì tôn giáo sẽ dần dần mất đi khi
tình trạng bất lực ấy được khắc phục.
+ Quan niệm về tôn giáo của C.Mác “Sự nghèo nàn của tôn giáo là biểu hiện
của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống lại sự nghèo nàn hiện thực
ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không

11



có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần.
Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”.
Chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ khẳng định tôn giáo là một hiện tượng lịch
sử xã hội mà còn khẳng định trong bản thân tôn giáo chứa đựng cả những yếu tố
tích cực và tiêu cực. Mặt tích cực của tôn giáo là bổ sung cho sự thiếu hụt trong hiện
thực của con người, bù đắp sự thiếu hụt của hiện thực bằng hư ảo, xoa dịu nỗi đau
con người bằng thứ thuốc an thần. Tuy nhiên, sự bù đắp, xoa dịu đó là tiêu cực vì nó
làm hạn chế tính tích cực hiện thực của con người. Bởi thế, theo C.Mác muốn khắc
phục tôn giáo trước hết phải cải tạo hiện thực. Đấu tranh chống việc lợi dụng tôn
giáo là gián tiếp đấu tranh chống lại xã hội đã sản sinh ra tôn giáo. Xã hội mà C.Mác
muốn đấu tranh ở đây chính là xã hội đang tồn tại sự áp bức của giai cấp thống trị
với giai cấp bị cai trị, sự thấp kém về trình độ phát triển, kinh tế - xã hội.
Khi nói đến vai trò xã hội của tôn giáo, các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác Lênin đã lưu ý đến khía cạnh tôn giáo là nhu cầu của bộ phận nhân dân, nhu cầu của
sự phát triển xã hội trong những thời kỳ lịch sử nhất định. Ph.Ăngghen viết: “Tôn
giáo do con người sáng tạo ra, bản thân những người này cảm thấy được nhu cầu
cần phải có tôn giáo của quần chúng”. Con người sản sinh ra tôn giáo không phải là
con người trừu tượng mà là con người cụ thể, là thế giới con người thuộc về một
hình thái xã hội nhất định trong lịch sử. Tôn giáo là một hình thái ý thức, một yếu tố
của kiến trúc thượng tầng xã hội, do đó sự tồn tại và phát triển của tôn giáo, xét đến
cùng là do những quan hệ kinh tế quyết định. Tuy nhiên, tôn giáo cũng như các hình
thái ý thức xã hội khác có sự tác động trở lại đối với sự phát triển của xã hội.
Quan điểm của Đảng ta về tôn giáo đã được thể hiện qua các Văn kiện của
Đảng, các lần Đại hội và tập trung trong Nghị quyết 24, ngày 6/10/1990 của Bộ
Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VI; Chỉ thị số 37, ngày 2/7/1998
của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII; Văn kiện đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ IX và một số văn kiện khác.

12



Nghị quyết của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VI, số
24/NQ-TW, ngày 6/10/1990 đã thể hiện rõ những quan điểm định hướng lớn về tôn
giáo như sau: “Tôn giáo là một vấn đề còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng, tôn giáo là
nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điểm phù
hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới”.
1.1.3. Tín đồ tôn giáo
Khoản 3, Điều 8 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo quy định: “Tín đồ là người tin
theo một tôn giáo và được tổ chức tôn giáo thừa nhận”.
Đặc điểm của tín đồ tôn giáo là sự thống nhất giữa hai mặt: mặt công dân và
mặt tín đồ.
Về mặt công dân: Phần lớn là nhân dân lao động; Bình đẳng trước pháp luật về
nghĩa vụ và quyền lợi như mọi công dân khác.
Về mặt tín đồ: Người có tín ngưỡng tôn giáo (có niềm tin và tình cảm tôn giáo
ở mức độ khác nhau); Có nghĩa vụ và quyền lợi do Giáo hội quy định (thể hiện
trong Giáo luật, Lễ luật, Lễ nghi);
Cùng với việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân họ còn phải thực hiện
trách nhiệm của một tín đồ đối với tôn giáo mà họ tin theo. Do đó, hoạt động quản
lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo phải tạo điều kiện cho đồng bào, tín đồ thực
hiện cả hai nhiệm vụ này. Trong những trường hợp cụ thế cần có chính sách ưu tiên
phù hợp để họ thực hiện đồng thời cả hai nhiệm vụ đó tốt nhất.
1.2 Vài nét về tôn giáo ở Việt Nam
Việt Nam là quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo. Với vị trí địa lý
nằm ở khu vực Đông Nam Á có ba mặt giáp biển, Việt Nam rất thuận lợi trong mối
giao lưu với các nước trên thế giới và cũng là nơi rất dễ cho việc thâm nhập các
luồng văn hoá, các tôn giáo trên thế giới.
Về mặt dân cư, Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em. Mỗi
dân tộc, đều lưu giữ những hình thức tín ngưỡng, tôn giáo riêng của mình. Người

13



Việt có các hình thức tín ngưỡng dân gian như thờ cũng ông bà tổ tiên, thờ Thành
hoàng, thờ những người có công với cộng đồng, dân tộc, thờ thần, thờ thánh, nhất là
tục thờ Mẫu của cư dân nông nghiệp lúa nước. Đồng bào các dân tộc thiểu số với
hình thức tín ngưỡng nguyên thuỷ (còn gọi là tín ngưỡng sơ khai) như Tô tem giáo,
Bái vật giáo, Sa man giáo.
Ở Việt Nam, do đặc điểm lịch sử liên tục bị xâm lược từ bên ngoài nên việc
Lão giáo, Nho giáo - những tôn giáo có nguồn gốc ở phía Bắc thâm nhập; Công giáo
- một tôn giáo gắn với văn minh Châu Âu vào truyền đạo và sau này đạo Tin lành đã
khai thác điều kiện chiến tranh ở miền Nam để truyền giáo thu hút người theo đạo là
điều dễ hiểu.
Ở Việt Nam có những tôn giáo có nguồn gốc từ phương Đông như Phật giáo,
Lão giáo, Nho giáo; có tôn giáo có nguồn gốc từ phương Tây như Thiên chúa giáo,
Tin lành; có tôn giáo được sinh ra tại Việt Nam như Cao Đài, Phật giáo Hoà Hảo; có
tôn giáo hoàn chỉnh (có hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức giáo hội), có
những hình thức tôn giáo sơ khai. Có những tôn giáo đã phát triển và hoạt động ổn
định; có những tôn giáo chưa ổn định, đang trong quá trình tìm kiếm đường hướng
mới cho phù hợp.
Ước tính, hiện nay ở Việt Nam có khoảng 80% dân số có đời sống tín ngưỡng,
tôn giáo, trong đó có khoảng gần 20 triệu tín đồ của 6 tôn giáo đang hoạt động bình
thường, ổn định, chiếm 25% dân số.
1.2.1 Các tôn giáo chính tại Việt Nam
Phật giáo: Gần 10 triệu tín đồ (những người quy y Tam Bảo), có mặt hầu hết ở
các tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó tập trung đông nhất ở Hà Nội, Bắc Ninh,
Nam Định, Hải Phòng, Hải Dương, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình
Định, Khánh Hoà, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Lâm Đồng, Sóc Trăng, Trà Vinh,
thành phố Cần Thơ...
Thiên chúa giáo: Hơn 5,5 triệu tín đồ, có mặt ở 50 tỉnh, thành phố, trong đó có
một số tỉnh tập trung đông như Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Phòng, Nghệ


14


An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Kon Tum, Đắk Lắk, Khánh Hoà, Bình Thuận, Đồng Nai, TP
Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Vĩnh Long, An Giang, thành phố Cần Thơ...
Đạo Cao Đài: Hơn 2,4 triệu tín đồ có mặt chủ yếu ở các tỉnh Nam Bộ như Tây
Ninh, Long An, Bến Tre, TP Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh
Long, Kiên Giang, Cà Mau, An Giang..
Phật giáo Hoà Hảo: Gần 1,3 triệu tín đồ, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Tây
Nam Bộ như: An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp Vĩnh
Đạo Tin lành: khoảng 1 triệu tín đồ, tập trung ở các tỉnh: Đà Nẵng, Quảng
Nam, TP Hồ Chí Minh, Bến Tre, Long An, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk
Nông, Bình Phước... và một số tỉnh phía Bắc.
Hồi Giáo: Hơn 60 nghìn tín đồ, tập trung ở các tỉnh: An Giang, TP Hồ Chí
Minh, Bình Thuận, Ninh Thuận...
Ngoài 6 tôn giáo chính thức đang hoạt động bình thường, còn có một số nhóm
tôn giáo địa phương, hoặc mới được thành lập có liên quan đến Phật giáo, hoặc mới
du nhập ở bên ngoài vào như: Tịnh độ cư sỹ, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu
Nghĩa, Tổ Tiên Chính giáo, Bàlamôn, Bahai và các hệ phái tin lành.
Với sự đa dạng các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo nói trên, người ta thường ví
Việt Nam như bảo tàng tôn giáo của thế giới. Về khía cạnh văn hoá, sự đa dạng các
loại hình tín ngưỡng tôn giáo đã góp phần làm cho nền văn hoá Việt Nam phong
phú và đặc sắc. Tuy nhiên đó là những khó khăn đặt ra trong việc thực hiện chủ
trương, chính sách đối với tôn giáo nói chung và đối với từng tôn giáo giáo cụ thể.
1.2.2 Chủ trưởng của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề tôn giáo
Thông qua việc trình bày một số đặc điểm tình hình tôn giáo Việt Nam có thể
thấy phần nào bức tranh toàn cảnh về tôn giáo ở Việt Nam. Đó cũng chính là cơ sở
thực tiễn để Đảng và Nhà nước họach định chủ trương, chính sách đối với tôn giáo ở
tầm vĩ mô.
Tư tưởng nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước Việt Nam là tôn

trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; đoàn kết tôn giáo, hòa hợp dân

15


tộc. Tinh thần đó được Đảng và Nhà nước Việt Nam thể hiện bằng hệ thống chính
sách phù hợp với từng giai đoạn cách mạng và đã có từ khi mới thành lập Đảng.
Từ sau cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay, nước ta đã có 4 Hiến pháp
(năm 1946, 1959, 1980 và năm 1992), trong đó Hiến pháp đầu tiên năm 1946 đã
khẳng định quyền của người dân Việt Nam: "Mọi công dân Việt có quyền tự do tín
ngưỡng" (Chương II, mục B). Từ những nguyên tắc cơ bản đó, Điều 80 Hiến pháp
1980 ghi rõ: "Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn
giáo nào. Không ai được lợi dụng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của
Nhà nước". Điều 70 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
1992 được bổ sung rõ hơn: "Công dân Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo, theo hoặc không theo tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp
luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai
được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để
làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước".
Tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một quyền nhân thân cơ bản của công dân cũng
được đề cập trong Bộ luật Dân sự , được bảo vệ bằng pháp luật và được cụ thể hoá
trong các văn bản quy phạm pháp luật ngày càng ở mức độ cao hơn, hoàn thiện hơn.
Sau 5 năm thực hiện Nghị định số 26/1999/NĐ-CP, ngày 19-4-1999 về các hoạt
động tôn giáo đã được thay thế bằng Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo do ủy ban
Thường vụ Quốc hội khoá XI thông qua ngày 18-6-2004 và Chủ tịch nước ký Lệnh
công bố ngày 29-6-2004.
Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ra đời là một minh chứng, một bước tiến và
một lần nữa tiếp tục khẳng định nguyên tắc nhất quán trong chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước Việt Nam là tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
1.3. Khái quát về tôn giáo địa bàn Hà Nội

1.3.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế xã hội, đời sống dân cư của Thành
phố Hà Nội
Đặc điểm địa lý tự nhiên

16


Hà Nội nằm ở đồng bằng Bắc bộ, tiếp giáp với các tỉnh: Thái Nguyên, Vĩnh
Phúc ở phía Bắc; phía Nam giáp Hà Nam và Hoà Bình; phía Đông giáp các tỉnh Bắc
Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên; phía Tây giáp tỉnh Hoà Bình và Phú Thọ.
Hà Nội nằm ở phía hữu ngạn sông Đà và hai bên sông Hồng, vị trí và địa thế
thuận lợi cho một trung tâm chính trị, kinh tế, vǎn hoá, khoa học và đầu mối giao
thông quan trọng của Việt Nam.
Cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội là một trong hai trung tâm kinh tế
của cả quốc gia. Sau khi được Quốc hội thông qua nghị quyết điều chỉnh địa giới
hành chính thủ đô Hà Nội vào tháng 8 năm 2008, thành phố Hà Nội có 29 đơn vị
hành chính trực thuộc bao gồm 10 quận, 18 huyện, 1 thị xã - và 580 đơn vị hành
chính cấp xã - gồm 404 xã, 154 phường và 22 thị trấn, với diện tích tự nhiên là
3.324,92 km2 và dân số 6.448.837 người (kết quả cuộc điều tra dân số ngày
1/4/2009).
+ 10 Quận: Hoàn Kiếm, Ba Ðình, Ðống Ða, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Thanh
Xuân, Cầu Giấy, Long Biên, Hoàng Mai, Hà Đông.
+ 1 thị xã: Sơn Tây.
+ 18 huyện: Ðông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm (Hà Nội cũ);
Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc
Oai, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa (Hà Tây cũ) và Mê Linh (từ
Vĩnh Phúc).
Đặc điểm dân cư
Các thống kê trong lịch sử cho thấy dân số Hà Nội tăng mạnh mẽ trong nửa thế
kỷ gần đây. Vào thời điểm năm 1954, Hà Nội chỉ có 53 nghìn dân, trên một diện

tích 152 km². Tới năm 1991, địa giới Hà Nội tiếp tục thay đổi, với diện tích là 924
km², dân số ở mức hơn 2 triệu người. Trong suốt thập niên 1990, cùng việc các khu
vực ngoại ô dần được đô thị hóa, dân số Hà Nội tăng đều đặn, đạt con số 2.672.122
người vào năm 1999. Sau đợt mở rộng địa giới gần đây nhất vào tháng 8 năm 2008,

17


thành phố Hà Nội có 6.448.837 người dân và nằm trong 17 thủ đô có diện tích lớn
nhất thế giới (kết quả cuộc điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2009).
Mật độ dân số Hà Nội hiện nay, cũng như trước khi mở rộng địa giới hành
chính, không đồng đều giữa các quận nội ô và khu vực ngoại thành. Sự khác biệt
giữa nội thành và ngoại thành còn thể hiện ở mức sống, điều kiện y tế, giáo dục...
Về cơ cấu dân số, cư dân Hà Nội hiện nay chủ yếu là người Kinh, chiếm tỷ lệ lớn
(khoảng trên 99%), còn lại là các dân tộc khác như Dao, Mường, Tày.
Có thể nhận thấy một phần rất lớn trong số những cư dân đang sống ở Hà Nội
hiện nay không sinh ra tại thành phố này. Lịch sử của Hà Nội cũng đã cho thấy dân
cư của thành phố có những thay đổi, xáo trộn liên tục qua thời gian.
1.3.2. Vài nét về đặc điểm về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn Hà Nội
Tổng quan về hệ thống tín ngƣỡng ở Hà Nội
Hà Nội hệ thống tín ngưỡng phong phú, ta có thể thấy rõ được điều đó qua việc
nhận diện những di sản về thần tích, vốn có từ lâu đời trong các ngôi đình làng, đình
phường thuộc nội thành và đó cũng là những đặc trưng tín ngưỡng của người thị
dân. Theo nghiên cứu của Phan Thế Bính, ngay từ năm 1913 ông đã sưu tập được
hồ sơ của 135 thần tích, trong đó có 110 vị thần ở Hà Nội để phân loại. Trên địa bàn
toàn thành phố Hà Nội có 5211 di tích đình, đền, nhà thờ họ, lăng, miếu… Trong
đó, di tích được xếp hạng: cấp Quốc gia là 1150 di tích; cấp Thành phố 809 di tích.
Khi nghiên cứu chúng ta nghiên cứu sự diễn biến của hệ thống tín ngưỡng của
nội thành Thăng Long – Hà Nội cũng cần chú ý một điểm quan trọng khác trong
quan hệ của chúng với “hệ thống các tôn giáo” vốn bề thế ngự trị. Có điều dù các

tôn giáo ấy có ngự trị đến đâu thì sức sống của tín ngưỡng dân gian vẫn bền chặt
trong người dân Hà Thành. Tạ Chí Đại Trường cũng có một nhận xét: “ Các tôn
giáo cao cấp trong uy thế tín lý của mình đã thúc đẩy tâm tình, khía cạnh cảm xúc
lên cao độ khi ta chứng kiến thái độ của tín đồ trong ngôi chùa hay trong nhà thờ
Công giáo. Còn mức độ địa phương khu vực thì lễ hội hàng năm dồn dập mới là nơi
biểu hiện sâu đậm của người dân với cõi siêu linh…”.
18


Nói chung hệ thống tin ngưỡng của Thăng Long – Hà Nội cũng như cả nước
đều thể hiện trên cả ba không gian tâm linh: Tế tự tại gia đình, tế tự tại gia đình ở
Hà Nội, trước hết và quan trọng nhất là hai hình thức: thờ cúng tổ tiên và thờ cúng
thổ công. Tế tự tại làng xóm, nơi công cộng, việc tế tự tại làng xóm là rất quan
trọng, bởi lẽ nó là một trong ba thực tại của “xã hội cổ truyền Việt Nam” (Làng Nước - Gia Đình), làng xóm trong cấu trúc tam giác ấy có vị trí quan trọng ở chỗ nó
là một thành tố xã hội đôi khi quan trọng nhất với người dân. Tế tự cấp quốc gia,
Mặc dù có một thời gian dài, Thăng Long – Hà Nội, không còn là thủ đô, kêt từ năm
1802 khi Huế - Phú Xuân, chính thức là kinh đô của nhà Nguyễn nhưng có thể nói
rằng, tế tự cấp quốc gia ở Hà Nội vẫn rất thiêng liêng và quan trọng.
Hệ thống tôn giáo ở Hà Nội hiện nay
Hà Nội là địa phương có số lượng tín đồ, chức sắc các tôn giáo không nhiều so
với một số tỉnh khác nhưng các tôn giáo lớn Việt Nam đều có trụ sở ở Hà Nội. Do
vậy, mọi hoạt động tôn giáo ở Hà Nội không có chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến tình
hình chính trị của Thành phố mà còn liên quan đến tôn giáo trong và ngoài nước.
Sau hai năm thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc hội, thành phố Hà nội được mở
rộng về diện tích bao gồm: Thành phố Hà Nội (cũ), toàn bộ diện tích của tỉnh Hà
Tây, huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc và 04 xã thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa
Bình. Theo đó, các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ, cơ sở thờ tự tôn giáo cũng
được hợp nhất và đi vào hoạt động.
Trên địa bàn Hà Nội hiện có 5 trong tổng số 6 tôn giáo lớn có tổ chức (đã được
nhà nước Việt Nam công nhận) là: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài và Hồi

giáo. Bên cạnh đó, một số tôn giáo, giáo phái, hiện tượng tôn giáo mới đã và đang
tìm cách xâm nhập, truyền bá. Các tôn giáo lớn trên đều có trụ sở ở Hà Nội.
Hiện ở Hà nội theo số liệu “các tổ chức tôn giáo trên địa bàn Hà Nội” của
Thành ủy Hà Nội đến nay, tại Hà Nội có 7 tôn giáo được nhà nước công nhận tư
cách pháp nhân đang sinh sống hoạt động tôn giáo bình thường, ổn định: Phật giáo,

19


Công giáo, Tin lành, Cao đài, Hồi giáo, Baha‟I, Minh sư đạo, bên cạnh đó là các
hoạt động tín ngưỡng dân gian và một số hiện tượng tôn giáo mới.
Công giáo: Có 1 tòa Tổng giám mục giáo phận Hà Nội tại số 40 phố Nhà
Chung, quận Hoàn Kiếm, 1 Tòa giám mục của giáo phận Hưng Hóa trụ sở tại số 5,
phường Lê Lợi, Thị xã Sơn Tây, 1 Đại chủng viện ở 2 cơ sở (40 Nhà Chung, quân
Hoàn Kiếm và nhà thờ Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm); Văn phòng I của Hội đồng giám
mục Việt Nam tại 31 phố Nhà Chung, quân Hoàn Kiếm Hà Nội; ỦY ban Đoàn kết
Công Giáo thành phố có trụ sở tại số 9 Vong Đức, quận Hoàn Kiếm.
Hiện nay trên địa bàn thành phố có: 90 giáo xứ, 362 họ giáo; 03 giám mục,
49 linh mục, gần 2000 chức việc; hơn 400 cơ sở thờ tự; khoảng hơn 170.000 tín đồ;
19 công đoàn tu sĩ ở 20 tu viện với 273 tu sĩ.
Ủy ban đoàn kết Công giáo Hà Nội có 124 thành viên do linh mục Dương Phú
Oanh làm chủ tịch và 06 Phó chủ tịch, 28 Ban Đoàn kết Công giáo cấp huyện.
Tin lành: Các tổ chức tin lành có tư cách pháp nhân thuộc Hội thánh tin lành
Việt Nam (Miền Bắc) với 06 mục sư, 1506 tín đồ sinh hoạt ở 04 chi hội tại các trụ
sở: Phường Yên Sở, quận Hoàng Mai; xã Thọ An, huyện Đan Phượng; xã Tự Nhiên,
huyện Thường Tín; số 2 Ngõ Trạm quận Hoàn Kiếm cũng là trụ sở của Tổng hội
Thánh Tin lành VIệt Nam (miền Bắc).
Các điểm nhóm Tin lành chưa được công nhận tư cách pháp nhân có 24 hệ
phái (02 hệ phái đã được Ban Tôn giáo Chính phủ cấp giấy chứng nhận đăng ký
hoạt động tôn giáo là Hệ phái Liên hữu Cơ đốc Việt Nam và hệ phái Phúc âm Ngũ

tuần Việt Nam; 01 hệ phái được Ban Tôn giáo Chính phủ công nhân tư cách pháp
nhân là Hệ phái Báp tít Việt Nam (Nam Phương)) với 96 điểm nhóm, 2811 tín đồ.
Đã có 13 điểm (thuộc 5 hệ phái) đã được chính quyền địa phương cấp giấy chứng
nhận đăng ký sinh hoạt điểm nhóm (Nhân chứng Giêhôva 08 điểm; Mormon 1
điểm; Lời sự sống 1 điểm; Báptít Liên hiệp Việt Nam 1 điểm; Phúc âm trọn ven 1
điểm; Liên hiệp Truyền giáo 01 điểm). Cụ thể:

20


- Hội thánh Tin lành Báp - tít Việt Nam (Nam Phương): có 05 điểm nhóm tham
gia khoảng 40 người.
- Hội Thánh Phúc âm ngũ Tuần Việt Nam: có 11 điểm nhóm với 615 người
tham gia.
- Hệ phải Tin lành Phúc Âm trọng vẹn: 05 điểm nhóm.
- Hội Thánh Cơ đốc Phục lâm: 42 người tham gia (đã được cấp đăng ký sinh
hoạt).
- Hội Thánh Liên hữu Cơ Đốc: có 04 chi hội tham gia khoảng 90 người (đã
được cấp đăng ký sinh hoạt).
- Hệ phái Việt Nam truyền giáo: có 17 nhóm với khoảng 1.000 tín đồ. Có 05
trưởng lão.
- Hệ phái Liên hiệp truyền giáo: có 03 điểm nhóm với khoảng 45 tín đồ tham
gia.
- Hệ phía Hội thành địa phưởng: có 01 điểm nhóm với khoảng 30 tín đồ sinh
hoạt tôn giáo tại xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm.
- Nhân chứng Giêhôva: có 5 điểm nhóm sinh hoạt tại các phường: Hạ Đình
(quận Thanh Xuân), Cống Vị, Liễu Giai (quận Ba Đình), Long Biên (quận Long
Biên), Bách Khoa (Hai Bà Trưng) với khoảng 250 tín đồ thường xuyên dự lễ (chuẩn
bị được cấp giấy sinh hoạt).
- Hệ phái Tin lành các Thánh hữu ngày sau của Chúa Giêsu Kytô (Mormon):

hiện có 01 điểm nhóm sinh hoạt tại quân Cầu Giấy, tham gia khoảng 30 tín đồ.
- Hệ phái Tin lành Matxcơva: có 01 Hội Thánh với 03 điểm nhóm với khoảng
60 tín đồ.
- Hệ phái Đoàn truyền giáo Báptít Việt Nam: có 02 điểm nhóm với khoảng 25
tín đồ.

21


- Hệ phái Tin lành Truyền giáo Việt Nam (AGAPE) có 02 điểm nhóm với
khoảng 50 tín đồ.
- Hệ phía Tin lành Liên đoàn truyền giáo Phúc âm Việt Nam: có 01 điểm nhóm
với khoảng 40 tín đồ.
- Hệ phái Betlehem do bà Dương THị Tài làm trường nhóm với khoảng 35 tín
đồ sinh hoạt tại số 7 Phan Huy Chú, quận Hoàn Kiếm.
- Huyện Mê Linh: có 03 điểm nhóm Tin lành chưa được công nhận tư cách
pháp nhân ở xã Tự Lập
Phật giáo: Có số lượng cơ sở thờ tự và tăng ni, tín đồ nhiều nhất so với các
tỉnh, thành phố trong cả nước: có 2059 chùa, 2031 tăng ni (gồm: 05 Hòa thượng, 18
Thượng tọa, 28 Ni trưởng, 45 Ni sư, còn lại là hang đại chúng. Đặc biệt, có Hòa
thượng Thích Phổ Tuệ - Đức pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo Hội phật Phật
giáo Việt Nam thường trú tại huyện Phú Xuyên); hơn 3000 chức việc và hàng vạn
tín đồ.
Trên địa bàn thành phố có: 01 học viện Phật giáo tại xã Phù Ninh, huyện Sóc
Sơn; 01 trường Trung cấp Phật học (tại chùa Bà Đá sô 3 phố Nhà Thờ, quận Hoàn
Kiếm và chùa Mỗ Lao, quận Hà Đông). Lượng tăng, ni sinh đang theo học là 288.
Tổ chức Giáo hội: Có 03 cấp, cấp Trung ương có trụ sở tại chùa Quán Sứ,
quận Hoàn Kiếm. Cấp tỉnh: trụ sở Thành hội Phật Giáo (cơ sở 1) tại chùa Bà Đá, số
3 phố Nhà Thờ, quận Hoàn Kiếm, cơ sở 2 tại chùa Mỗ Lao quận Hà Đông. Ban trị
sự Thành hội Phật giáo Hà Nội có 92 thành viên (Ban chứng minh 02 vị, Ban Trị sự

90 vị). Cấp quận, huyện thị xã có 29 Ban Đại diện, mỗi ban đại diện có từ 04 đến 15
thành viên.
Cao đài: Có 03 họ đạo và một gia đình (01 họ đạo thuộc Hội Thánh Cao đài
Bến Tre Ban chỉnh đạo và 02 họ đạo và một gia đình thuộc Hội Thánh Cao đài Tây
Ninh): 01 thánh thất Cao đài Bến Tre tại số 48 Hòa Mã, quận Hai Bà Trưng; 02
Thánh thất Cao đài Tây Ninh tại Đặng Giang, huyện Ứng Hòa và Phúc Đức, huyện

22


Quốc Oai; 01 gia đình họ đạo Cao Đài Tây Ninh tại xã Tây Tựu, huyện Từ Liên. Số
lượng chức sắc 25 với khoảng 1000 tín đồ.
Hồi giáo: Có 14 tín đồ là người nước ngoài và 02 tín đồ là người Việt Nam
(kiều dân Pakistan) sinh hoạt tại Thánh đường số 12 Hàng Lược, quận Hoàn Kiếm
xen kẽ trong khu dân cư. Họ tự thành lập Ban quản trị gồm 5 thành viện, nhiệm kỳ
02 năm, hiện do Đại sứ Inđônêxia đứng đầu, sinh hoạt vào thứ 6 hàng tuần, thường
xuyên dự sinh hoạt có khoảng 100 tín đồ là nhân viên Sứ quán, doanh nhân của 15
nước công tác tại Hà Nội.
Cộng đồng tôn giáo Bâha’i: Có 15 cộng đồng địa phương; khoảng hơn 400 tín
đồ.
Minh sự đạo: Hiện trên địa bàn thành phố có 01 cơ sở (chùa Diệu Nam) tại 60
phố Đại La, phường Trương Định, quân Hai Bà Trưng. Tuy nhiên, chính quyền cơ
sở hiện vẫn chưa công nhận do có mâu thuẫn trong việc quyền trông nom. Số lượng
chức sắc 01, số lượng tín đồ khoảng 50 vị.
Hiện tượng tôn giáo mới: Những năm gần đây, trên địa bàn thành phố Hà Nội
xuất hiện hoạt động của một số đạo như: Long hoa Di lặc, Ngọc Phật Hồ Chí Minh,
Bạch Chân Không, Thanh hải vô thượng sự, Đức mẹ thiên nga cứu thế, …với số
lượng lên đến hàng ngàn người sinh hoạt trái phép ở gần 100 điểm nhóm.
Tình hình tôn giáo ở Hà Nội diễn biến rất phức tạp, ngoài những diễn biến nội
tại, tôn giáo ở Hà Nội còn chịu ảnh hưởng bởi những diễn biến tôn giáo của các

tỉnh, thành trong cả nước. Hay nói một cách khác, những diễn biến tôn giáo trong cả
nước đều tác động trực tiếp đến tôn giáo Hà Nội, từ đó gây ảnh hưởng đến tình hình
chính trị - xã hội Thủ đô. Các tôn giáo cũng thường hướng về Thủ đô để học hỏi
những việc làm tốt đẹp, hoặc ngấm ngầm thực hiện những việc làm trái với pháp
luật, với lẽ đạo đang diễn ra ở Hà Nội. Những động thái của tôn giáo ở Hà Nội, vì
vậy, có quan hệ trực tiếp đến động thái tôn giáo cả nước.
Có thể nói, cho đến nay, hệ thống tôn giáo ở Hà Nội cũng khá tiêu biểu, bao
gồm những tôn giáo chính yếu của nước ta, vốn là những tôn giáo nhập nội hay là
23


những tôn giáo bản địa.Trong sự phát triển của hệ thống tôn giáo hiện nay, Hà Nội
vẫn luôn có vị thế là một trung tâm truyền giáo, ảnh hưởng trực tiếp đến hầu hết các
tỉnh ở phía Bắc mặc dù bản thân nó cũng là nơi có khả năng “tiếp nhận” các tôn giáo
mới rất cao.
1.3.3. Vai trò chung của báo chí về vấn đề tôn giáo trên địa bàn Hà Nội
Trong những năm qua , báo chí in nư ớc ta không ngừng đư ơ ̣c nâng cao chấ t
lượng cả về hình thức và n ội dung, đáp ứng ngày càng tố t hơn nhu cầ u thông tin của
nhân dân.
Đối với vấn đề tôn giáo trên địa bàn Hà nội, báo chí nư ớc ta đã làm tương
đối tố t chức năng vừa là cơ quan ngôn lu ận của tổ chức Đảng, Nhà nư ớc vừa là diễn
đàn của nhân dân ; góp phầ n thúc đẩ y sự phát triể n đúng hư ớng của tôn giáo , cổ vũ
nhân tố m ới, điể n hình tiên tiế n , mở r ộng giao lư u và h ội nhập quố c tế , đấ u tranh
chố ng các hành vi tiêu cực l ợi dụng tôn giáo chống phá Nhà nước Việt Nam xã hội
chủ nghĩa.
Nội dung, hình thức các tin bài v ề tôn giáo ngày càng phong phú , đa da ̣ng; hệ
thống thông tin, khai thác, thu nhận ngày càng nhanh nhạy, kịp thời.
Tuy nhiên, tình hình tình hình tôn giáo tại nước ta nói chung và Hà Nội nói
riêng đã và đang diễn biế n hế t sức phức ta ̣p


, chứa đựng nhiề u mâu thuẫn , vừa có

mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực đã tác động ma ̣nh mẽ và đặt ra những thách thức to
lớn đố i với lĩnh vực thông tin . Do sự phức tạp và nhạy cảm của lĩnh vực tôn giáo
nên trong thời gian qua báo chí tuy đã có nhiều cố gắng nhưng những bài viết về
lĩnh vực tôn giáo vẫn còn yếu và thiếu.
Trong xu thế khách quan của toàn cầ u hoá

, hội nhập kinh tế , các hoa ̣t đ ộng

thông tin đươ ̣c mở r ộng, tạo điều ki ện cho giao lưu, hội nhập tôn giáo , đồ ng thời
cũng đang diễn ra cu ộc đấ u tranh tín ngư ỡng gay gắ t để bảo v ệ niềm tin tín ngưỡng
của riêng mình . Các thế lực thù đich
̣ đã và đang sử du ̣ng h

ệ thố ng thông tin để

chố ng phá kích đ ộng chia rẽ đồng bào có đạo của nước ta, các biện pháp được đưa
ra ̉ngày càng tinh vi và quyế t li ệt hơ n. Đòi hỏi dội ngũ làm báo chí ngày càng phải

24


nâng cao cảnh giác, tỉnh táo trước các nguồn thông tin để có thể đưa đến cho độc giả
thông tin chính xác cuối cùng, có thể định hướng đúng đắn dư luận. Bằng phương
pháp nghiệp vụ báo chí của mình tiếp cận để đưa đến cho độc giả thông tin chính
xác và khách quan nhất. Hoàn thành nhiệm vụ định hướng và cung cấp thông tin về
tình tôn giáo trong cả nước nói chung và địa bàn Hà Nội nói riêng đến nhân dân.
Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội, ra đời và phát triển từ hàng ngàn năm nay.
Quá trình tồn tại và phát triển của tôn giáo ảnh hưởng khá sâu sắc đến đời sống

chính trị, văn hoá, xã hội, đến tâm lý, đạo đức, lối sống, phong tục, tập quán của
nhiều dân tộc, quốc gia.
Việt Nam là quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo. Với vị trí địa lý
nằm ở khu vực Đông Nam Á có ba mặt giáp biển, Việt Nam rất thuận lợi trong mối
giao lưu với các nước trên thế giới và cũng là nơi rất dễ cho việc thâm nhập các
luồng văn hoá, các tôn giáo trên thế giới.
Đa số tín đồ các tôn giáo là người lao động, trong đó chủ yếu là nông dân. Ước
tính, số tín đồ là nông dân của Phật giáo, Thiên chúa giáo chiếm đến 80-85%, của
Cao Đài, Phật giáo, Hòa Hảo: 95% và của đạo Tin lành là 65%. Là người lao động,
người nông dân, tín đồ các tôn giáo ở Việt Nam rất cần cù trong lao động sản xuất
và có tinh thần yêu nước. Trong các giai đoạn lịch sử, tín đồ các tôn giáo cùng với
các tầng lớp nhân dân làm nên những chiến thắng to lớn của dân tộc.
Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam được xây dựng trên
quan điểm cơ bản của học thuyết Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tín
ngưỡng, tôn giáo và căn cứ vào đặc điểm tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.
Tư tưởng nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước Việt Nam là tôn trọng
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; đoàn kết tôn giáo, hòa hợp dân tộc.
Tinh thần đó được Đảng và Nhà nước Việt Nam thể hiện bằng hệ thống chính sách
phù hợp với từng giai đoạn cách mạng và đã có từ khi mới thành lập Đảng.
Những quan điểm của Đảng ta từ ngày thành lập đến nay chứng minh rằng
Đảng coi quyền tự do tín ngưỡng là một nhu cầu quan trọng của con người, là một
trong những quyền công dân, quyền chính đáng của con người. Vì vậy, Đảng và

25


×