Tải bản đầy đủ (.pdf) (231 trang)

Báo chí với việc bảo tồn và phát triển dân ca xoan, ghẹo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.71 MB, 231 trang )

ĐẠI HOC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÀ HỘI NHÂN VĂN

NGU Y ỀN THỊ THU HA

* v » ''


/ .

■>

/Nv

V

*

BÁO CHÍ VỚI VIỆC BẢO TỔN VÀ PHÁT TRIỂN
DAN CA XOAN GHẸO

CHUYÊN NGÀNH

MẤ 5 ố

LUẬN VÁN

thạc




: BÁO CHÍ HỌC
: 5 04 3 0

k h o a học d á o chí

Người huống dán khoa hực: TS. Triin Đãng Thao
ĐAI HO C Q U Ố C GIA HẢ NỘI
TRUNG TÂM THÕNG TIN THƯ VIÊN

V-

L 2 /( ,te

HÀ NỘI - 2005


LỜ I CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình khoa học của cá nhân tôi. Các

SC

liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các
công trình khoa học khác.


MỤC LỤC

Phần mở đầu
Tính cấp thiết của đề tài

Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Cấu trúc luận văn
Chương 1: Dân ca Xoan, Ghẹo trong đại gia đình vãn hoá Việt Nam
1.1. Phác thảo diện mạo văn hoá vùng Phú Thọ
1.1.1. Đặc điểm vị trí tự nhiên
1.1.2. Kinh tế - xã hội
1.1.3.Văn hoá dân gian vùng Phú Thọ
1.1.3.1. Lễ hội
1.1.3.2. Tín ngưỡng
1.1.3.3. Văn học và nghệ thuật dân gian
1.2. Hát Xoan
1.2.1. Nguồn gốc của hát Xoan
1.2.2. Đặc điểm của hát Xoan
1.2.2.1. Tổ chức phường Xoan và vai trò của ông trùm
1.2.2.2. Tục giữ cửa đình và tục kết nghĩa
1.2.2.3. Không gian và thời gian diễn xướng
1.2.2.4. Trang phục và nhạc cụ của phường Xoan
1.2.3. Quá trình diễn xướng của hát Xoan
1.2.3.1. Chặng nghi thức
1.2.3.2. Chặng thứ hai: Trình diễn các quả cách
1.2.3.3. Chặng thứ ba của quá trình diễn xướng
1.3.
Hát Ghẹo
1.3.1. Nguồn gốc của hát Ghẹo
1.3.2.Tên gọi của hát Ghẹo
1.3.3.
Đặc điểm của hát Ghẹo

1.3.3.1. Không gian và thời gian diễn xướng
1.3.3.2. Cách ăn mặc và xưng hô
1.3.4. Quá trình diễn xướng của hát Ghẹo
1.3.4.1. Ví đãi trầu
1.3.4.2. Giọng sổng
1.3.4.3. Sang giọng
1.3.4.4. Ví tiễn chân
ỈA. Mối quan hệ giữa hát Xoan, hát Ghẹo với dân ca đồng bằng Bắc bộ
1.4.1. Hát Xoan với dân ca lễ nghi phong tục ở đồng bằng Bắc bộ
14.1.1. Hát Dô
~
1.4.1.2. Hát Chèo tàu


1.4.1.3. Hát Dậm
1.4.2. Hát Ghẹo với dân ca sinh hoạt giao duyên vùng đồng bằng Bắc bộ
1.4.2.1. Vài nét về dân ca Quan họ
1.4.2.2. Mối quan hệ giữa hát Ghẹo với hát Quan họ
Chương 2: Nội dung phản ánh của báo chí đối với công tác bảo tồn và
phát huy dân ca Xoan, Ghẹo
2.1. Những vấn đề về bảo tồn và phát huy dân ca Xoan, Ghẹo được phản
ánh trên báo chí
2.1.1. Về loại hình dân ca Xoan, Ghẹo được phản ánh trên báo chí
2.1.1.1. Về nguồn gốc của hát Xoan, hát Ghẹo được đề cập trên báo chí
2.1.1.2. Về đặc điểm của hát Xoan, hát Ghẹo được đề cập trên báo chí
2.1.2. Những thành tựu trong công tác bảo tồn và phát huy dân ca Xoan,
Ghẹo được ghi nhận trên báo chí
2.1.3. Những khó khăn, hạn chế trong công tác bảo tồn và phát huy dân
ca Xoan, Ghẹo được phản ánh trên báo chí
2.2. Một số đề xuất và giải pháp của báo chí đối với công tác bảo tồn và

phát huy dân ca Xoan, Ghẹo
2.3. Đánh giá về nội dung phản ánh và đóng góp của báo chí đối với
công tác bảo tồn và phát huy dân ca Xoan, Ghẹo
Chương 3: Nghệ thuật phản ánh của báo chí về công tác bảo tồn và phát
huy dân ca Xoan, Ghẹo
3.1. Một số thể loại được sử dụng
3.1.1. Tin
3.1.2. Bài phản ánh
3.1.3. Ghi chép
3.1.4. Phóng sự
3.1.5. Bài nghiên cứu
3.2. Ngôn ngữ thể hiện
3.2.1. Ngôn ngữ tít báo
3.2.1.1. Tít chính
3.2.1.2. Tít phụ
3.2.1.3. Tít dẫn
3.2.2. Ngôn ngữ thể hiện nội dung
3.2.2.1. Ngôn ngữ trần thuật
3.2.2.2. Ngôn ngữ văn học
Kết luận


PHẨN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dân ca là một loại hình nghệ thuật thuộc lĩnh vực văn hoá tinh thần.
Theo đề nghị của UNESCO lĩnh vực này được các nước thành viên nhất trí gọi
là “văn hoá phi vật thể”. Đặc trưng của loại hình vãn hoá này là ở chỗ, nó thể
hiện đời sống tinh thần, tư tưởng, tình cảm của con người và cộng đồng người.
Vãn hoá phi vật thể được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác dưới dạng
các tri thức, kinh nghiệm, bí quyết và truyền bằng phương pháp truyền miệng.

Độ bền vững của nó khá lâu dài vì nó nằm trong ý thức của con người. Nhưng
cũng chính vì thế mà nó có số phận rất mỏng manh trước những biến đổi của
xã hội và lịch sử.
Nền kinh tế thị trường, cùng với nó là sự hội nhập, mở cửa và giao lưu
với các nước tư bản đã khiến cho nghệ thuật truyền thống trong đó có dân ca
của nước ta đứng trước những nguy cơ, thách thức, khủng hoảng và xuống cấp
nghiêm trọng. Nhiều làn điệu dân ca bị mai một và thất truyền. Sự thống trị
của nhạc trẻ, nhạc quốc tế trong đời sống âm nhạc những năm gần đây đã đẩy
dân ca đến bờ vực của sự diệt vong. Có thể nói, chưa bao giờ nhiệm vụ bảo tồn
và phát huy âm nhạc truyền thống nói chung và dân ca nói riêng lại được đặl
ra cấp bách như giai đoạn hiện nay.
Hát Xoan, hát Ghẹo Phú Thọ là bộ phận văn hoá cấu thành nên khc
tàng văn hóa truyền thống quí báu của người Việt, là sản phẩm văn hoá tinh
thần được sinh thành ngay trên mảnh đất cội nguồn dân tộc, đất tổ Hùnị
Vương. Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, các thế hệ tiếp nối nhau đã say mê sánị
tạo, mài dũa, chắt lọc lưu truyền lại để Xoan, Ghẹo trở thành những loại hìrứ
ca hát độc đáo mang nhiều giá trị. Hiện nay, hình thức hát Xoan, hát Ghẹ(
xưa và những giá trị của nó đang bị mai một đi rất nhiều.

1


Bảo tồn và phát huy dân ca Xoan, Ghẹo là công việc đòi hỏi nhiều thời
gian và công sức. Đó không đơn thuần là công việc của ngành vãn hoá, ngành
khảo cổ, ngành văn học dân gian, âm nhạc... mà là công việc đòi hỏi phải có
sự tham gia nhiệt tình của các cấp các ngành trong đó có báo chí.
Là một loại hình hoạt động đặc thù, ra đời do những nhu cầu khách
quan của xã hội, báo chí mang trong mình những tiềm năng có ý nghĩa rất to
lớn đối với xã hội. Trong công cuộc bảo tồn và phát huy dân ca Xoan, Ghẹo
báo chí có một ý nghĩa nhất định. Trước ý nghĩa của vấn đề này chúng tôi đã

chọn đề tài “Báo chí với việc bảo tồn và phát huy dân ca Xoan, Ghẹo” để làm
luận văn tốt nghiệp.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Hát Xoan, hát Ghẹo Phú Thọ bắt đầu được biết đến từ những năm 1957
với sự quan tâm của nhiều nhạc sĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc dân gian, văn hoá
dân. Cho đến này đã có một số công trình nghiên cứu có giá trị về hai loại
hình dân ca này và đã được công bố như: “Bước đầu tìm hiểu hát Xoan” của
Tú Ngọc, do Ty Văn hoá Vĩnh Phú xuất bản; “Bước đầu tìm hiểu hát Ghẹo
Phú Thọ” của Nguyễn Đăng Hoè do Ty Văn hoá Vĩnh Phú xuất bản; “Hát
Xoan, hát Ghẹo Vĩnh Phú” của Nguyễn Khắc Xương và Dương Huy Thiện,
Hội Văn học nghệ thuật Vĩnh Phú xuất bản; “Hát Xoan” của Tú Ngọc do Viện
âm nhạc xuất bản; “Thử tìm hiểu về điệu thức trong hát Ghẹo” (luận văn tốt
nghiệp của Hứa Đông Hải, Nhạc viện Hà Nội); “Tìm hiểu việc tiếp nhận của
chất liệu dân ca Xoan, Ghẹo trong ca khúc một số nhạc sĩ Việt Nam” (luậr
văn tốt nghiệp của Ngô Thị Xuân Hương, Nhạc viện Hà Nội); “Dân ca Xoan
Ghẹo” (kỷ yếu) do Sở Văn hoá thông tin Vĩnh Phú ấn hành....
Những công trình nghiên cứu trên, các tác giả chủ yếu đi sâu vào phâr
tích các thành tố cấu trúc âm nhạc, sưu tầm, ghi âm các làn điệu bài bản. Tu}
có đề cập đến vấn đề bảo tồn và phát huy nhưng nó chỉ chiếm một phần nhc
và hoàn toàn đứng trên góc độ của những người nghiên cứu âm nhạc thuầi
tuý. Cũng xây dựng đề tài dựa trên hai loại hình dân ca độc đáo của tỉnh Phi
Thọ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu về “Báo chí với việc bảo tồn và phát hir
2


dân ca Xoan, Ghẹo”. Mục tiêu của luận văn là đi vào tìm hiểu về sự phản ánh,
sự đóng góp của báo chí đối với công cuộc bảo tồn và phát huy dân ca Xoan,
Ghẹo.
Là luận văn đầu tiên đề cập đến sự phản ánh của báo chí về dân ca
Xoan, Ghẹo, chúng tôi gặp không ít khó khăn về vấn đề tài liệu, về thời gian

và đặc biệt là khả năng am hiểu về âm nhạc của dân ca chính vì vậy luận văn
này không tránh khỏi những hạn chế. Những vấn đề luận văn đặt ra cũng chỉ
là công trình nghiên cứu bước đầu, rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô
và các bạn đồng nghiệp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn đi vào tìm hiểu về hai loại hình dân ca Xoan, Ghẹo của tỉnh
Phú Thọ, so sánh chúng với những loại hình dân cùng hệ phong tục tín ngưỡng
hay sinh hoạt giao duyên. Trên nền những căn cứ này luận vãn đi sâu vào tìm
hiểu hoạt động của báo chí trong việc bảo tồn và phát huy dân ca Xoan, Ghẹo
trong thời gian qua. Chính vì vậy, chúng tôi đi vào nghiên cứu vấn đề trên 2 tờ
báo là Văn hoá, Phú Thọ và 3 tờ tạp chí là Văn hóa nghệ thuật, Văn hoá dân
gian và Nguồn sáng dân gian để có cái nhìn chính xác, cụ thể về vấn đề. Thời
gian nghiên cứu được giới hạn cụ thể trong 15 năm từ nãm 1990 đến hết tháng
6 năm 2005 trên các báo và tạp chí nêu trên.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Tun hiểu về nguồn gốc, đặc điểm, quá trình diễn xướng của hát Xoan,
hát Ghẹo.
- Bước đầu tìm hiểu về mối quan hệ của hát Xoan, hát Ghẹo với các loại
hình dân ca khác của khu vực đồng bằng Bắc bộ qua đó làm rõ vị trí, ý nghĩa
của hát Xoan, hát Ghẹo trong đời sống âm nhạc dân gian của người Việt.
- Tìm hiểu nội dung tin, bài qua khảo sát để xác định mức độ tham gia
của báo chí đối với công tác bảo tồn và phát huy dân ca Xoan, Ghẹo.
- Giới thiệu và phân tích nghệ thuật phản ánh của báo chí thông qua các
loại tin, bài đăng trên các báo Văn hoá, Phú Thọ và tạp chí Văn hoá nghệ
thuật, Văn hoá dân gian và Nguồn sáng dân gian.
3


-


Bằng khả năng của người làm công tác nghiên cứu, chúng tôi hi vọng

sẽ đưa ra được những ưu, nhược điểm cụ thể về nội dung cũng như hình thức
thể hiện nội dung phản ánh về công tác bảo tồn và phát huy dân ca Xoan
Ghẹo, đồng thời đưa ra những kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiệnhơn sự thể
hiện về nội dung và hình thức đề của đề tài trên.
5.Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp như: Sưu tầm (Sưu tầm tài liệu, sách,
báo...)
Phương pháp điền dã: Tìm hiểu tại các địa phương, các nghệ nhân
Phương pháp hệ thống và liên nghành: Hát Xoan, hát Ghẹo là một hình
thức sinh hoạt văn hoá có liên quan đến phong tục tập quán, dân tộc học, văn
học, âm nhạc nên phải nghiên cứa hệ thống và liên ngành
Ngoài ra luận văn còn sử dụng một số phương pháp như:logic lịch sử,
phân tích tổng hợp thống kê, so sánh, quy nạp và diễn dịch.
6.

Cấu trúc luận văn
Luận văn này gồm 131 trang, không kể phụ lục và mục lục, trong đó

gồm 3 chương chính sau đây:
Chương 1: Dân ca Xoan, Ghẹo trong đại gia đình vãn hoá Việt Nam
(Trang 7 đến trang 57).
1.1. Phác thảo diện mạo văn hoá vùng Phú Thọ (Trang7 đến trang 11)
1.1.1. Đặc điểm vị trí tự nhiên (trang 7 - 8).
1.1.2. Kinh tế - xã hội (Trang 8).
1.1.3.Văn hoá dân gian vùng Phú Thọ (trang 8- 11).
1.2.

Hát Xoan (Trang 16-31).


1.2.1. Nguồn gốc của hát Xoan (trang 16- 18).
1.2.2. Đặc điểm của hát Xoan (Trang 18- 23).
1.2.3. Quá trình diễn xướng của hát Xoan (Trang 23- 31).
1.3. Hát Ghẹo (Trang 31- 41).
1.3.1. Nguồn gốc hát Ghẹo (Trang 31 - 35).
1.3.2. Tên gọi của hát Ghẹo (Trang 35).
4


1.3.3. Đặc điểm của hát Ghẹo (Trang 36 - 37).
1.3.4. Quá trình diễn xướng của hát Ghẹo (Trang 38- 41).
1.4. Mối quan hệ giữa hát Xoan, hát Ghẹo với dân ca đồng bằng Bắc bộ
(Trang 42- 51).
1.4.1. Hát Xoan và dân ca lễ nghi phong tục ở đồng bằng Bắc bộ (Trang
43- 46).
1.4.2. Hát Ghẹo với dân ca sinh hoạt, giao duyên vùng đồng bằng Bắc
bộ (Trang 49- 51).
Chương 2. Nội dung phản ánh của báo chí đối với công tác bảo tồn và
phát huy dân ca Xoan, Ghẹo.
2.1. Những vấn đề về bảo tồn và phát huy dân ca Xoan, Ghẹo được phản
ánh trên báo chí (Trang 57- 84).
2.1.1. Về loại hình dân ca Xoan, Ghẹo được phản ánh trên báo chí
(Trang 59- 71).
2.1.2. Những thành tựu trong công tác bảo tồn và phát huy dân ca Xoan,
Ghẹo được ghi nhận trên báo chí (Trang 71- 78).
2.1.3. Những khó khăn hạn chế trong công tác bảo tồn và phát huy dân
ca Xoan, Ghẹo được phản ánh trên báo chí (Trang 78- 84).
2.2. Một số đề xuất và giải pháp của báo chí đối với công tác bảo tồn và
phát huy dân ca Xoan, Ghẹo (Trang 84- 89).

2.3. Đánh giá về nội dung phản ánh và đóng góp của báo chí đối với
công tác bảo tồn và phát huy dân ca Xoan, Ghẹo (Trang 89- 93).
Chương 3.Nghệ thuật phản ánh của báo chí về công tác bảo tồn và phá
huy dân ca Xoan, Ghẹo.
3.1. Một số thể loại được sử dụng (Trang 94- 111).
3.1.1. Tin (Trang 111- 126).
3.1.2. Bài phản ánh (Trang 97- 102).
3.1.3. Ghi chép (Trang 102- 105).
3.1.4. Phóng sự (Trang 105- 108).
3.1.5. Bài nghiên cứu (Trang 108- 111).

5


3.2. Ngôn ngữ thể hiện (Trang 111- 126).
3.2.1. Ngôn ngữ tít báo (Trang 111- 119).
3.2.2. Ngôn ngữ thể hiện nội dung (Trang 119- 126).
Kết luận: Đưa ra những ưu điểm, nhược điểm của 2 tờ báo và 3 tờ tạp
chí trong việc thể hiện nội dung và hình thức vấn đề.
Phụ lục: Đây là phần để giới thiệu về những bài báo thu thập được,
những bài hát dân ca Xoan, Ghẹo, những hình ảnh về hát Xoan, hát Ghẹo,
được để ở phần cuối cùng của luận văn.

6


CHƯƠNG 1
DÂN CA XOAN, GHẸO TRONG ĐẠI GIA ĐÌNH VÃN HOÁ
VIỆT NAM


1.1. PHÁC THẢO DIỆN MẠO VÃN HOÁ VÙNG PHÚ THỌ

1.1.1. Đặc điểm vị trí tự nhiên
Phú Thọ là tỉnh trung du nằm ở đỉnh tam giác châu thổ sông Hồng, giữa
các tỉnh đồng bằng và các tỉnh miền núi phía Bấc. Đông giáp Vĩnh Phúc, Hà
Tây; Tây giáp Sơn La; Nam giáp Hoà Bình; Bắc giáp Yên Bái, Tuyên Quang.
Về diện tích, Phú Thọ có chiều dài theo đường chim bay từ Bấc xuống
Nam là 95km, từ Đông sang Tây rộng 65km, tổng diện tích là 3456km2, gồm
12 huyện thành thị: Sông Thao, Thanh Sơn, Yên Lập, Thanh Ba, Hạ Hoà,
Đoan Hùng, Phù Ninh, Lâm Thao, Thanh Thuỷ, Tam Nông, Thị xã Phú Thọ
và thành phố Việt Trì, chia thành 270 xã phường, thị trấn (xem phụ lục...).
Phú Thọ có đầy đủ các dạng địa hình: Núi, đồi, thung lũng, đồng bằng
và là nơi hội tụ của ba con sông lớn ( sông Hồng, sông Lô, sông Đà). Với tính
chất địa hình đa đạng phức tạp nên khí hậu ở đây cũng đa dạng, mang đặc
điểm nhiệt đới nóng ẩm và mưa nhiều. Nhiệt độ cao thấp chênh lệch nhiều
giữa các mùa, khô ẩm xen kẽ. Mùa hè, ảnh hưởng của bão không lớn nhưng
thường hay có giông và mưa. Mùa đông nhiệt độ thấp, băng giá, sương xuống
hay xảy ra mưa phùn và sương mù bao phủ. Do đặc điểm địa hình và khí hậu ở
đây như vậy nên đã tạo điều kiện cho Phú Thọ có nhiều loại cây cối quanh
năm xanh tốt và có nhiều động vật sinh sống, đồng thời cũng tạo cho Phú Thọ
có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như: Thác Hương Kiện( còn gọi là Thác Đá
Thờ). Động Chùa Hang ở thôn Vân Nham huyện Đoan Hùng; Đền Ngọc Tháp
ven sông Thao; Đầm Ao Châu ở Hạ Hoà có 99 ngách thu nước từ 99 con suối
lớn nhỏ từ bốn phía đổ về; Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Sơn rộng 12.000ha,
là khu rừng nguyên sinh trong thung lũng hẹp, núi cao vây quanh, bên trong
7


có hàng vạn kỳ tích thiên nhiên: Suối, thác, hang động, cây cỏ, động vật... tạo
nên quần thể thắng cảnh Xuân Sơn kỳ thú.

Phú Thọ còn miền đất lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, tiêu biểu nhất là khu
di tích lịch sử Đền Hùng, được xây dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, thuộc thôn cổ
Tích, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao.
1.1.2. kinh tế - xã hội
Phú Thọ ngày nay có dân số 1,3 triệu người trong đó người Kinh chiếm
số đông, ngoài ra còn có gần 10 vạn người Mường, 6 nghìn người Dao và 2
nghìn người Cao Lan sinh sống chủ yếu ở các huyện Thanh Sơn, Yên Lập,
Đoan Hùng.
Phú Thọ là mảnh đất giàu tiềm năng tài nguyên khoáng sản đa dạng,
phong phú có thể khai thác phục vụ cho các ngành công nghiệp hoá chất, phân
bón, chế biến nông lâm, giấy, vải may mặc, đường, rượu, bia, khai khoáng, vật
liệu xây dựng... Phú Thọ trở thành một trong những tỉnh có các khu công
nghiệp lớn như: Việt Trì, Bãi Bằng, Lâm Thao... và đang xây dựng khu công
nghiệp ở Bạch Hạc, Thuỵ Vân quy mô mỗi khu từ 60 đến 100 nhà máy.
Phú Thọ có hệ thống giao thông đồng bộ gồm cả đường bộ, đường thuỷ,
đường sắt chạy qua suốt chiều dài của tỉnh. Mạng lưới điện đã phủ khắp địa
bàn dân cư trong tỉnh đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội hiện tại và
tương lai. Thông tin liên lạc đã và đang được hiện đại hoá thuận tiện cho việc
giao lưu thông tin trong nước và quốc tế.
Bên cạnh những mục tiêu phát triển kinh tế, Phú Thọ cũng ưu tiên phát
triển văn hoá - giáo dục, nâng cao trình độ đội ngũ trí thức, nâng cao dân trí,
nâng cao mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân đặc biệt là ở các vùng nông
thôn, miền núi, vùng xa đô thị, đưa khoa học kỹ thuật, thông tin vào phục vụ
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
1.1.3. Văn hóa dân gian vùng Phú Thọ
Với bề dày lịch sử của hàng ngàn năm dựng nước, Phú Thọ được coi là
cái nơi phát tích của dân tộc Việt. Trên nền tảng bền vững đó, người dân Phú

8



Thọ đã tạo ra một kho tàng vãn hoá dân gian vô cùng phong phú, đa dạng với
những nét đặc trưng riêng của người dân nơi này.
1.1.3.1. L ễ hội

Lễ hội dân gian Phú Thọ chính là nơi bảo tồn vãn hoá làng xã và di sản
văn hoá dân tộc cho muôn đời sau. Cũng như nhiều địa phương khác, lễ hội ở
Phú Thọ còn mang những hình thức được phổ biến của lễ hội cộng đồng người
Việt cổ, tuy nhiên nó cũng có những nét mang tính đặc thù của vùng núi trung

Trước hết phải kể đến lễ hội Đền Hùng, diễn ra vào ngày 10/3 âm lịch,
được coi là đỉnh cao của tâm thức Việt Nam (xem phụ lục). Hiếm có nơi nào
trên thế giới lại có một ngày giỗ Tổ như ở Việt Nam cho nên Đền Hùng và lễ
hội Đền Hùng là điểm hội tụ cộng đồng dân tộc và là tiêu biểu cho lòng tự hào
của người Việt về ý chí quyết tâm giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc mãi trường

Ngoài lễ hội Đền Hùng mang cấp độ quốc gia, Phú Thọ còn có rất
nhiều lễ hội như:
-

Hội Phết Hiền Quan (Tam Nông) diễn ra vào ngày 13 tháng giêng âm

lịch. Đánh phết là hình thức cầm một chiếc gậy mà đánh quả cầu để đưa cầu
đi. Chơi phết chia thành hai phe, số người tham gia không hạn chế. Trên bãi
Phết, mỗi đầu bãi có một cái hố tròn đứng ngập tới đầu gối... quả cầu hay quả
phết làm bằng gỗ mít, gỗ xoan hay củ tre to bằng quả bóng da. Các cầu thủ
mỗi người cầm một cây tre dài bằng chiếc đòn gánh, gốc đẽo vát hình thìa, đó
là gậy phết. Khi chơi, người ta lấy gậy đó mà đưa cầu, bên nào giành được cầu
đánh lọt vào cái hố của bên mình là thắng.
-Lễ hội bơi chải ở Bạch Hạc

Bạch Hạc (Việt Trì) là vùng hội tụ của 3 con sông, nơi đây thờ Tam
Giang Đại Vương - là thuỷ thần ngã ba sông. Bạch Hạc thường mở hội bơi
chải vào ngày 20 tháng 5 âm lịch. Chải ở Bạch Hạc là trải gỗ đẽo liền một tấm
không nối, mỗi trải có 24 khoang gọi là phách với 48 tay chèo, một người lái

9

; âm


và một người mõ hiệu, sắc màu của chải, cờ quạt, quần áo, mái chèo thống
nhất một màu đỏ.
Phú Thọ còn rất nhiều lễ hội khác như: Lễ hội trò Trám ở Tứ Xã; Rước
kiệu Hùng Lô; hội hát Xoan ở Kim Đức; Lễ hội Hương Nha, Kinh Kệ, Hà
Thạch; Vân Luông; Gia Thanh; Phú Nham; Hiền Đa; Bình Bộ, Phù Ninh,
Thạch Sơn; Tiên Du... có khoảng hơn 200 lễ hội lớn nhỏ.
1.1.3.2. Tín ngưỡng

Người Việt cổ có tín ngưỡng thờ tổ tiên, trong mỗi gia đình bàn thờ
được đặt ở vị trí trung tâm, trang trọng nhất, ngoài ra còn thờ thần linh (thổ
công) táo quân...
Kể từ khi con người biết trồng trọt, chăn nuôi thì đã xuất hiện tín
ngưỡng phồn thực: Cầu cúng cho mùa màng tươi tốt, cho con người sinh sôi
phát triển. Bởi vậy có tục thờ lúa như gọi vía lúa, rước lúa, rước mạ, thờ lúa
cầu nước, cầu ánh sáng cho lúa... Ở Phú Thọ cũng có những tín ngưỡng như
vậy. Như ở làng Tứ Xã (Lâm Thao) có tục “Rước bông lúa thần”. Người ta
buộc những cụm lúa vào một ngọn mía rồi rước khắp cánh đồng để cầu lúa
tốt. Hay tục rước ông Khiu và bà Khiu ở Thanh Đa (Lâm Thao), vật lễ là mâm
lúa, ngô, khoai, đậu, và chiếc bánh tày. Sau khi hành lễ cúng trời, ông Khiu.
Bà Khiu sẽ tung vật lễ xuống sân cho dân làng cướp lấy. Người ta cho rằng ai

cướp được chiếc bánh tày sẽ chóng có con; ai cướp được lúa, ngô, khoai, đậu
thì làm ăn thịnh đạt.
Ở các xã Thanh Uyên (Tam Nông), xã Đại An (Thanh Ba), xã Kinh Kệ
(Lâm Thao) vẫn còn tục cướp ngũ cốc, cướp bánh, cướp cơm, xôi, cướp kén
tằm và các vật tượng hình sinh thực khí nhằm cẩu mùa, cầu đinh.
Một nghi thức không thể bỏ qua được đó là lễ cúng thần Nông như ở xã
Thuỵ Vân ( Việt Trì), tổ chức lễ hạ đền vào ngày 15/6, lễ vật gồm 100 miếng
trầu cau, đồng thời mỗi giáp phải sửa một ván xôi gà đem ra đình. Sau khi
chúa điền làm lễ ở đình để cúng thần Nông mới lội xuống ruộng cắm một cây
nêu và cấy từ 8 đến 12 khóm lúa quanh cây nêu. Cây nêu ở đây tiêu biểu cho

10


cây vũ trụ, nối liền trời đất, âm dương giao hoà sinh sôi. Người cấy lúa mở đầu
vụ có thể là đàn ông (dương), đàn bà (âm) tượng trưng cho sự sinh sôi...
1.1.3.3. Vãn học và nghệ thuật dãn gian

1.1.3.3.1.

Văn học: Phú Thọ có một kho tàng văn học dân gian đặc sắc,

phong phú với rất nhiều thể loại như: Thần thoại, truyền thuyết, truyện cười,
ca dao, vè, ví...
- Thần thoại - truyền thuyết: Chỉ tính riêng truyền thuyết Hùng Vương
cũng đã có trên 200 truyện kể truyện miệng trong nhân dân. Từ truyện Lạc
Long Quân lấy Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng nở thành trãm con, hay truyện “
Vua Hùng dạy dân cấy lúa”; Truyền thuyết “ Sơn Tinh Thuỷ Tinh”; “Tản Viên
Sơn Thánh”; “An Dương Vương dựng cột đá thề”; “ Sự tích rước chúa gái”;
“Sự tích trầu cau”; “ Bánh trưng bánh dầy”...

- Truyện cười: cũng là một bộ phận quan trọng trong kho tàng truyện
dân gian Phú Thọ, nổi tiếng nhất là “ Truyện cười Văn Lang” ( Văn Lang tên
gọi một xã thuộc huyện Tam Nông), một số truyện tiêu biểu như: “ Xôi dẻo”,
“khoai dẻo’, “ Đĩa lưỡi chuột”, “ Củ sắn xuyên qua đường 24”... ngày nay khi
nhắc đến Văn Lang người ta lại nhắc ngay tới câu “ Văn Lang cả làng nói
phét”.
Nhìn chung tiếng cười trong văn học là tiếng cười giàu tính chiến đấu,
trong lao động sản xuất, chống giặc ngoại xâm, người nông dân vẫn luôn cười
vui vẻ, biểu hiện sức mạnh chống cường quyền bạo lực.
- Thơ ca dân gian: Người Phú Thọ yêu thơ, thích hát, nên thơ ca dân
gian vô cùng phong phú. Nó là kho tàng vô giá, là nguồn dinh dưỡng tinh
thần, là trí tuệ tâm hồn của người dân Đất Tổ. ở Phú Thọ có nhiều thơ ca
truyền miệng, có đủ các loại như đồng dao, ca dao, vè, ví... Với nghệ thuật thi
pháp và nội dung chủ yếu là trữ tình, trào phúng, mang nhiều điển tích, nói lên
nhận thức về quê hương mình.
Đặc điểm địa lý tự nhiên Phú Thọ, có núi cao, sông dài, có khe, có suối,
có đồi, có đồng bằng màu mỡ phì nhiêu. Những cảnh sắc trung du ấy cũng đã
được biểu hiện khá đậm nét trong thơ ca dân gian nơi đây:
11

sắc,


- Sông Thao nước đục người đen
Ai lên Vũ ẻn thì quên đường về
- Sông Thao nước đỏ như son
Người đi có nhớ nước non quê nhà.
Hình ảnh con sông Thao chở nặng phù sa nên màu nước đục, đỏ như
màu son đã đi vào cuộc sống, tình cảm của con người. Ngoài con sồng còn có
các hình thể danh lam thắng cảnh khác tiêu biểu ở mỗi làng mỗi địa phương

cũng đều được khắc hoạ trong thơ ca dân gian:
Mèo Gù, Đá Ngựa đâu xa
Chầu về non Tản ấy là tôn nhân.
Những triết lý và tính cách của con người Phú Thọ cũng được thể hiện
khá rõ nét qua tục ngữ thơ ca dân gian:
- Sông kia uống nước hỏi nguồn từ đâu?
- Gần xa ta cũng một nhà
Cùng dòng Hồng Lạc, cùng là Viêm bang.
Trong kho tàng thơ ca dân gian Phú Thọ, một số lượng rất lớn nói về
tình yêu nam nữ, mang màu sắc trung du:
- Lạ lùng em tới nơi đây
Thấy cây chè nạm, thấy cây chè đồi...
1.2.3.3.2. Nghệ thuật dân gian.
- Múa dân gian: Ra đời rất sớm, là một trong những loại hình nghệ
thuật đầu tiên khi con người có nhu cầu biểu hiện tình cảm tự nhiên của mình.
Múa thường được biểu diễn có tiếng hô, tiếng hú theo nhịp các nhạc cụ gõ thô
sơ trong dạng hỗn hợp nguyên thuỷ và được biểu diễn ra trong những nghi lễ
như cầu mùa, săn bắt... Cũng như các địa phương khác, ở Phú Thọ, ngoài các
điệu múa văn nghệ truyền thống của người Kinh, còn có một số trò nghi lễ
phong tục như: Múa Săn ( Phú Lộc), Múa Mo ( Nam Cường), múa Tùng Dí (
Chu Hoá), múa Xuân Ngưu (Đào Xá), múa Xoan (Phù Đức và An Thái)...
- Múa săn (hay còn gọi là múa gà phủ): Ở xã Phú Lộc (Phù Ninh), được
tổ chức vào ngày 7 tháng giêng âm lịch trong lễ mở cửa rừng. Trò múa với
12


những động tác đơn giản, mô phỏng hình thức vây lưới, săn bắt, dồn thú,
mang tính chất một lễ tiết của cuộc lễ thần Tản Viên, để cầu cho việc săn bắt
được thắng lợi.
- Múa mo Nam Cường (Xã Thanh Uyên, Tam Thanh): Tổ chức vào

ngày mùng 7 tháng giêng âm lịch là ngày tiệc tế Xuân Nương tại sân đình.
Điệu múa được ông chúa mo cùng trai gái trong dân làng tham gia biểu diễn,
phối hợp nhịp nhàng giữa lời hát và động tác, khi tiến, khi lui, khi đứng một
chân, khi quay tròn của chúa mo và tiếng hú của trai gái trong điệu múa.
- Đâm Đuống (múa của người Mường): thực chất là hình thức giã gạo,
nhưng giã gạo trong hội lễ có tính chất nghệ thuật và có tổ chức, đặc điểm của
múa này là chỉ do phụ nữ biểu diễn. Mở đầu cuộc diễn là một bà nhiều tuổi
nhất trong gia đình đứng đầu cối giã ba tiếng để mở màn, thành ba tiếng
“kênh, kênh, kính”. Nghệ thuật ở đây làm sao giã thành ba âm thanh như trên.
Chày người già khai mạc như thế gọi là “chày cái”, “chày con”, “chày cháu”.
Trong nhà có bao nhiêu phụ nữ, phải chuẩn bị bấy nhiêu chày và đủ số cum
(cối bằng gỗ) để giã. Ngoài đình vào buổi sớm đầu năm khi có tiếng trống cất
lên thì tất cả các nhà đều giã (xem phụ lục).
Phú Thọ là nơi có nhiều dân tộc khác nhau, mỗi dân tộc lại có những
điệu múa riêng cho nên ngoài các điệu múa trên còn rất nhiều điệu múa khác
như: Múa Hương, múa Khăn Đai, múa Gươm, múa Roi, múa Dao...
ở Phú Thọ cũng có nhiều làng có các trò diễn khác nhau như trò trình
nghề (có nghĩa là trình bày hoặc giới thiệu các nghề của làng). Trò này được
gọi là trò ‘T ứ dân” : Sĩ, nông, công, thương. Trò Trám (xã Tứ Xã, huyện Lâm
Thao) là trò trình nghề nổi tiếng được tổ chức vào ngày mùng 1 tháng giêng
âm lịch. Bên cạnh các trò trình nghề, còn có các trò diễn về thần tích, về
truyền thuyết dân gian như: Trò diễn điểm binh đánh giặc (xã Hiền Quan,
huyện Tam Nông) trong ngày hội tế bà Thiều Hoa (Nữ tướng Hai Bà Trưng);
Trò “Rước chúa gái” là trò diễn ngày mùng 8 tháng giêng của thôn Triệu Phú
xã Hy Cương (Lâm Thao). Đây là trò diễn về sự tích Tản Viên đón dâu với
những tình tiết khác nhau.
13


1.1.1.3.3.


 m nhạc dân gian'. Phú Thọ là nơi có nhiéu hình thức ca hát

hát

dân gian quen thuộc như hát Ví, Đúm, Cò lả, Trống Quân, xẩm , Ca Trù và
các loại ca hát của các dân tộc như: Xường (Mường); Sịch ca, Vèo ca (Cao
Lan); Pao Dung hay Ay Dung (Dao)... Nhưng nổi bật hơn cả và mang tính độc
đáo tiêu biểu cho âm nhạc dân gian Phú Thọ là hát Xoan và hát Ghẹo (đây là
hai loại hình dân ca thuộc đối tượng nghiên cứu của luận văn nên sẽ được
trình bày cụ thể ở phần sau).
-

Hát Ví: Là hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian không chỉ có ở Phú

Thọ mà còn có ở nhiều nơi khác. Ví là loại hát giao duyên của trai gái, có thể
hát quanh nãm trong mọi lúc, mọi nơi. Tuy hát Ví không có quy định chặt chẽ
như hát Xoan, nhưng mùa xuân thường hát vào tháng giêng, mùa thu vào
tháng tám. Trong hội làng, hát Ví thường được tổ chức hát vào ban đêm. Hát
Ví không có bài bản sẵn, cho nên đòi hỏi người hát phải trổ tài ứng khẩu, đối
đáp kịp thời và sinh động. Thường một cuộc hát Ví phải qua các chặng: Hát
vào cuộc mời chào, hỏi thăm làm quen; Hát lỡm, hát chua, hát nghịch; Hát đố,
hoạ về giăng gió, thiên nhiên; Hát xe kết, giao duyên; Hát chia tay. Nội dung
lời ca của hát Ví bóng bẩy, giàu hình tượng, gần với thiên nhiên, với lao động
sản xuất và đời sống sinh hoạt hàng ngày, đồng thời cũng biểu hiện được cảm
xúc hồn nhiên, chân thành của người lao động.
ở Phú Thọ có nhiều loại hát Ví đặc biệt, mang nặng màu sắc quê hương
như: Ví đồi chè của người dân Hạ Hoà, họ vừa hái chè vừa hát Ví với nhau
trên nương:
-


Lạ lùng em mới tới đây

Thấy chè thì hái biết cây ai trồng
Chè đâu thơm lạ thơm lùng
Thơm cả người hái người giồng cũng thơm.
Ví không phải chỉ có hát trên cạn mà còn có Ví đò dọc, Ví bến nước:
Cách nhau có một mạn thuyền
Để thương để nhớ để phiền cho nhau.

14

’hú


-

Hát Trống Quân: Là loại hình dán ca đối đáp tỏ tình trai gái phổ biến

của vùng đồng bằng Trung du Bắc bộ.
Tháng tám em đi “chơi xuân”
Thấy đây mở hội Trống Quân em vào.
Khác với các loại hình ca hát khác, Trống Quân ở Phú Thọ có những
điệu hát và lối hát riêng. Khi hát thường dùng nhịp đệm bằng trống. Hát Trống
Quân làng Đức Bác, khi hát nữ đeo một cái trống con trước ngực, dây quàng
qua cổ, hoặc bưng trống trước ngực; Nam cầm dùi gõ vào mặt trống. Họ nhìn
nhau, biểu lộ tình cảm cho những câu hát:
...Cách sông em phải luỵ thuyền
Những như đường liền em tới ngay đây
Bây giờ bắt gặp nhau đây

Hỏi rằng chuyện ấy nợ này làm sao
Trống Quân có làn điệu riêng, nhưng chủ yếu vẫn sử dụng thể loại thơ
lục bát, hết mỗi câu lại có thêm một câu: “Ta hỡi Trống Quân”. Một chặng hát
Trống Quân thường có ba phần: Phần mở đầu: Nội dung chủ yếu thãm hỏi, dò
xét quê quán và tên tuổi; phần hai: Nội dung chủ yếu là xe kết duyên, trao đổi
tình tứ và ví von; phần ba: Nội dung chủ yếu là nói về sự chia tay lưu luyến.
Ngoài hát Ví, hát Trống Quân, ở Phú Thọ chúng ta còn thấy có một số
loại hình dân ca khác như: Ca Trù, hát ả đào, hát Nhà Tơ hoặc hát xẩm...
Phú Thọ nơi mảnh đất cội nguồn của dân tộc, với những điều kiện tự
nhiên môi trường phong phú, là nơi tiếp giáp giữa đồi núi và đồng bằng, nơi
hội tụ của các con sông lớn, nơi có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp và chính
những điều kiện tự nhiên này đã tạo nên cái nôi của dân tộc Việt Nam. Hiếm có
nơi nào lại có điều kiện tự nhiên phong phú và có bề dày lịch sử như nơi đây.
Đó chính là điều kiện thuận lợi để cho các loại hình nghệ thuật dân gian ra đời.
Hát Xoan và hát Ghẹo là những loại hình ca hát dân gian được nảy mầm ngay
trên chính mảnh đất này. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử phát triển khác nhau
nhưng hát Xoan, hát Ghẹo Phú Thọ vẫn mang trong mình những dấu ấn đậm
nét của thiên nhiên, của xã hội và tính cách của con người nơi đây.

15

iến


1.2.Hát Xoan
Hát Xoan là tục hát vào mùa xuân ở các cửa đình có hội đám, tế thần
nên còn được gọi là “khúc đình môn”. Lối hát này xuất xứ ở 4 thôn: Phù Đức,
Kim Đới, An Thái và Thét thuộc huyện Phù Ninh, Phú Thọ. Hát Xoan có tên
gốc là hát xuân, là lối hát vào dịp hội hè đình đám của mùa xuân, sau đọc
chệch đi thành hát xoan do phạm tên huý của bà công chúa Xuân Lan.

1.2.1.Nguồn gốc của hát Xoan

Đối với một số hình thức nghệ thuật dân gian cổ truyền phát triển theo
phương thức truyền khẩu, truyền ngón, truyền nghề, có lịch sử lâu đời, có vị
trí trong đời sống văn hoá, trong tập tục của cộng đồng như Quan họ, hát Dô,
hát Dậm, hát Chèo tàu, hát Ghẹo... thường gắn với những truyền thuyết, huyền
thoại, dã sử... nhằm giải thích nguồn gốc, hoặc xuất xứ của chúng. Vấn đề
nguồn gốc của hát Xoan cũng không nằm ngoài những mối quan hệ mang tính
phổ quát nói trên.
Để góp phần làm sáng tỏ vấn đề nguồn gốc của hát Xoan, chúng tôi vừa
nêu lên những ‘giả thuyết”, tức là những câu chuyện có tính chất huyền thoại,
truyền thuyết về nó, cả những tương truyền có tính “chính sử” về nó đồng thời
nêu những căn cứ kinh tế, tín ngưỡng, xã hội, văn hoá tạo nên nguồn gốc sinh
thành của nó.
Dưới đây là một số truyền thuyết và huyền thoại có liên quan đến
nguồn gốc hát Xoan.
Trong cuốn “Truyền thuyết Hùng Vương” có kể rằng: Vợ vua Hùng
mang thai đã lâu, tới ngày sinh nở, đau bụng mãi mà không để được. Có một
người hầu gái tâu với vợ Vua về nàng Quế Hoa xinh đẹp, muá giỏi, hát hay
nên đón nàng về múa hát có thể làm đỡ đau và sinh nở được. Vợ vua nghe lời
cho mời Quế Hoa đến. Giọng hát trong vắt như chim hót, suối chảy, tay uốn,
chân đưa mềm mại như tơ, dẻo như bún, làm cho vợ vua quên cả đau và sinh
nở được dễ dàng. Vua Hùng mừng rỡ, hết lời ngợi khen và truyền cho các con
gái của mình học lấy điệu hát múa ấy. Hát Xoan được ra đời và phát triển
cũng bắt đầu từ đây.
16


Phó giáo sư Tú Ngọc trong cuốn hát Xoan, có đưa ra những giả thiết về
nguồn gốc của hát Xoan mà ông sưu tầm được như sau:

... Ngày xưa có ba anh em Vua Hùng từ phía Bắc đến vùng đất này tìm
nơi lập nghiệp. Ba vị đi qua thôn Phù Đức vào buổi trưa và nghỉ lại ở một khu
rừng gần thôn. Từ trong khu rừng các vị nhìn ra bãi cỏ trước mặt thấy lũ mục
đồng vừa chơi, vừa hát, chỗ thì đánh vật, chỗ thì kéo co... Thấy vậy, Đức
Thánh Cả liền bảo bọn tuỳ tùng đem một số điệu hát dạy cho lũ trẻ. Để kỷ
niệm sự kiện này, hàng năm cứ đến ngày 30 tháng một âm lịch dân làng có tục
cúng bánh nẳng vào buổi trưa và cúng thịt bò vào buổi chiều ở miếu (sau này
được gọi là miếu Lãi Lèn). Đây là hai món ăn dân làng đã từng khoản đãi ba
anh em Vua Hùng ngày ấy. Tới những ngày mùng 2, mùng 3 tháng Giêng,
ngày làng mở hội cầu, nơi xưa kia là địa điểm hát xướng, vui chơi của lũ trẻ
Cứ đến chập tối ngày hội cầu, theo tục lệ hàng năm, phường Xoan phải lên hát
thờ ở miếu “Lãi Lèn”. Hát Xoan được sinh ra từ đó và phường Xoan làng Phù
Đức là phường Xoan gốc.
... Ngày xưa Đức Thánh Mẫu Lê Xuân Lan (nguyên vợ vua Lý Thần
Tông 1128- 1138) có lần đi du xuân qua đất Phù Ninh thấy đám người làm
ruộng, đánh cá, hái củi và cả lũ mục đồng vừa chơi, vừa hát. Công chúa họ Lê
thấy những điệu hát vừa lạ vừa hay bèn cho người theo hầu chép lại. Công
chúa sau về tu ở chùa Thiên Tạo thuộc làng Hương Nộn, Tam Thanh và khi
mất được tôn là Thánh Mẫu. Hàng năm vào ngày hội cầu ở làng Hương Nộn
dân làng Phù Ninh phải cử phường Xoan đến hát thờ ở đó.
Dân làng Cao Mại (huyện Lâm Thao) có truyền tụng một câu chuyện
truyền thuyết có liên quan đến tục hát Xoan sau đây: Đức Thánh Hùng (tức
vua Hùng) có người con gái lấy Đức Thánh Phù, tức Chử Đồng Tử. Một hôm
Đức Thánh Phù đưa vợ đi du xuân qua vùng đất Phù Ninh. Đang đi chơi thì vợ
đau bụng trở dạ. Đã có nhiều phương thuốc cứu chữa nhưng vẫn không dứt
cơn đau. Nhưng khi đi qua đường An Thái nghe thấy tiếng hát của người đàn
bà ru con thì cơn đau dịu lại. Đức Thánh Mẫu cho gọi người đàn bà đó đến
vừa hát vừa dìu mình về nhà. Và ngày mùng
đ ạ i h ọ c q u ố c G ia h ả N ộ i
TRUNG TAIVi THÕNG- UN THƯ VIFN


17

V-

- / v / é > 5 ’£ '
—------------------------ . .


Mẫu sinh được 12 con trai, sau này lớn lên cùng cha đi bình giặc Thục. Đức
Thánh Mẫu mất đi, dân Cao Mại lập đền thờ. Hàng năm vào ngày hội làng
mùng 6 tháng Giêng có tục rước kiệu ông, kiệu bà và đón phường Xoan bên
An Thái sang hát thờ và vui chơi [hát xoan, 73-74],
Trong những chuyến đi điền dã tại Kim Đức, quê hương của hát Xoan
để tìm hiểu tư liệu phục vụ cho luận văn chúng tôi được nghe cụ Lê Văn Ngũ
(còn được gọi là cụ trùm Ngũ) kể cho nghe về 1 truyền thuyết của hát Xoan như
sau: Mùa xuân, vua Hùng trên đường đi kinh lý, qua Lãi Lèn (nay thuộc Kim
Đức) thấy phong cảnh hữu tình bèn nghỉ lại. Tối đến dân trong làng ra ca hát
mừng vua. Đi cùng với vua Hùng hôm đó còn có công chúa Nguyệt Cư đang
mang thai đến kỳ trở dạ. Điệu hát Xoan mượt mà cùng với những động tác múa
mềm mại như tơ đã giúp Nguyệt Cư dịu cơn đau và sinh hạ dễ dàng. Vua Hùng
vui lắm, hết lời ca ngợi và truyền cho mọi người học lấy điệu hát múa này. Dân
ca Xoan được phổ biến, lưu truyền và phát triển cũng bắt đầu từ đó.
Từ những truyền thuyết, huyền thoại và chuyện kể trên đây có thể cho
chúng ta một số nhận xét bước đầu: Phần lớn các chuyện kể đều có liên quan
đến thời điểm lịch sử tồn tại của tục hát Xoan là thời các vua Hùng dựng nước.
Cũng có câu chuyện liên quan đến thời điểm lịch sử tồn tại của lối hát này là
triều đại nhà Lý, khoảng thế kỷ XII. Qua các truyền thuyết, chuyện kể trên,
nơi nào cũng tự coi mình là nơi phát tích của hát Xoan. Điều đó đã tự nó phá
vỡ tính logic, tính khoa học của vấn đề. Mặt khác, truyền thuyết, huyền thoại

thường là mô phỏng, điển hình hoá sự việc, sự kiện có ý nghĩa nào đó đối với
đời sống tâm linh của con người xưa, chúng cũng điển hình hoá cả phong tục
và ý tưởng nào đó của nhân dân vì vậy chúng không phải là một sử liệu có tính
bền vững.
Song những truyền thuyết, những chuyện kể mang tính huyền thoại trên
đây đều có chung một hạt nhân hợp lý, nói lên được điều cốt lõi của tục hát
Xoan: Lối hát này chỉ có thể sinh ra khi việc tế thần cầu mong cuộc sống no
đủ, an khang trong cộng đồng làng xã đã trở thành tập tục. Hát Xoan là một
bộ phận cấu thành trong lễ hội của nhiều cộng đồng dân cư vùng đất Văn

18


Lang cổ xưa. Theo nhạc sĩ, PGS Tú Ngọc thì “Vấn đề nguồn gốc của hát Xoan
cũng như nhiều hình thức ca hát phong tục không thể tách khỏi vấn đề nguồn
gốc chung của thể loại, nghĩa là nó hình thành ngay từ khi có những nghi lễ
nông nghiệp trên dải đất người Việt cổ... Hát Xoan, thuộc về tầng dân ca cổ
nhất mà chúng ta được biết từ trước đến nay trong kho tàng dân ca Việt Nam”
[ kỷ yếu, 20].
1.2.2. Đặc điểm của hát xoan

Hát Xoan thuộc loại hình dàn ca lễ nghi - phong tục, là loại dân ca
thuộc “tầng cổ xưa nhất trong kho tàng dân ca Việt Nam” [ kỷ yếu, 20], Hát
Xoan có những đặc điểm hết sức riêng biệt tạo nên nét độc đáo của loại dân ca
này. Sau đây chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu những đặc điểm của hát Xoan thông
qua một số đặc điểm như: tổ chức phường Xoan, vai trò của ông trùm phường,
tục giữ cửa đình và tục kết nghĩa, không gian và thời gian diễn xướng của hát
xoan, cách ăn mặc trong hát xoan...
1.2.2.1. Tổ chức phường xoan và vai trò của ông trùm
Hát Xoan là một loại hình ca hát dân gian phục vụ yêu cầu tín ngưỡng,

chính vì vậy, hát Xoan không phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Những người
đi hát tập hợp trong một tổ chức gọi là “phường Xoan” hay “họ Xoan”. Các
phường Xoan này được gọi theo tên làng là các làng Phù Đức, Kim Đới, Thét
và An Thái (thuộc huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ). Bốn phường xoan gốc này
sống giáp canh giáp cư trên một vùng đất bán sơn địa giáp khu vực Đền Hùng.
Số lượng thành viên trong mỗi phường (mỗi họ) thường từ 15 đến 18
người, trạc tuổi mười tám đôi mươi. Trai gọi là kép, gái gọi là đào. Sô' lượng
thành viên trong mỗi phường có thể ít hơn (không dưới 8 người) hoặc nhiều
hơn nhưng số đào bao giờ cũng đông hơn số kép. Số lượng đào đông để đáp
ứng các tiết mục có đội hình múa minh hoạ cho hát, ứng đáp với trai làng sở
tại trong các màn múa hát giao duyên. Kép có thể là người đứng tuổi đã có vợ
con nhưng phường Xoan nào cũng có một hay hai ‘kép con” từ 10 tới 15 tuổi
để múa hát hai điệu giáo trống, giáo pháo. Đào Xoan đều là những cô gái tơ
xinh xắn có giọng hát hay, tuổi từ 15 tới đôi mươi, gái đã có chồng thường là
19


không theo phường Xoan nữa. Mỗi phường Xoan có một người đàn ông đứng
tuổi, có uy tín, đã đi hát nhiều năm, thuộc bài bản, đọc được các bản Xoan
nôm và được dân làng tín nhiệm đứng đầu, gọi là “ông trùm”. Ông trùm lo
việc chung cho cả phường, cả họ, từ việc điều hành luyện tập chuyên môn đến
việc giao dịch với làng đến hát. Ông cũng là người huấn luyện các bài bản, làn
điệu cho các đào, kép trẻ mới nhập phường. Ông kiêm luôn vai trò người quản
trị như quản lý tiền nong, gạo lúa do các làng sở tại tặng, thù lao cho phường.
Và khi hết mùa đi hát, trước lúc mỗi thành viên trở về gia đình mình để làm
ăn, cày cấy thì ông phân phối những sản vật, tiền nong cho các thành viên.
Trong diễn xướng của Xoan có một số tiết mục vừa hát vừa có múa phụ
hoạ và có trống phách giữ nhịp; một số tiết mục không có múa phụ hoạ (hát
các quả cách, các màn đối đáp giao duyên) nhưng có trống phách giữ nhịp, có
người hát dẫn và người phụ hoạ... do đó, các thành viên trong phường đều có

sự phân công thực hiện các vai trò khác nhau trong diễn xướng. Vai trò của
người kép trẻ nhất là đảm nhiệm mấy tiết mục nghi thức mở đầu (giáo trống,
giáo pháo). Các kép khác giữ nhịp trống, phách, có thể hát dẫn một sô' bài bản
dài (đặc biệt là các quả cách). Các cô đào vừa hát vừa múa minh hoạ trong
một số tiết mục từ nghi thức tới vui chơi, là những nhân vật chính của phường
đứng ra đối đáp giao duyên với các trai làng sở tại trong một số trò diễn giao
duyên ngoài nghi lễ. Ngoài chức năng điều hành, quản lý, ông trùm phường
đóng vai trò của người chỉ đạo nghệ thuật trong diễn xướng, cũng là một “diễn
viên”, một kép thành thạo trong hát dẫn một số bài bản và thành thạo cả trong
giữ nhịp trống phách.
1.2.2.2. Tục giữ cửa đình và tục kết nghĩa
Hát Xoan là “hát cửa đình” chính vì vậy mỗi phường Xoan đều có các
đình quen thuộc của mình. Hát Xoan có một tục lệ là tục “giữ cửa đình”. Mỗi
họ Xoan đều có một số cửa đình mà họ giữ lấy cửa: “đình nào họ đấy”, các họ
khác không được tự do đến hát. Tục giữ cửa đình cũng có một ý nghĩa là tránh
sự tranh chấp và dẫm chân lên nhau giữa các phường Xoan. Các phường Xoan
thường đi cùng nhau, phường Phù Đức đi với phường Kim Đới, phường An
20


Thái đi với phường Thét. Cũng có khi cả bốn phường Xoan đi với nhau cùng
hát một đình:
Chúc mừng bốn họ nhà Xoan
Trăm năm trăm lộc đưa phần phúc yên
Trong hai hay bốn phương cùng đi, phường nào giữ cửa đình vẫn có
vinh dự riêng như: Ông trùm được dự tế, đào Xoan được đi dưới gầm kiệu
thánh khi rước, được múa khi tế lễ...
Tục giữ cửa đình đã đưa tới tục kết nghĩa. Phường Xoan giữ cửa đình và
dân địa phương kết nghĩa với nhau, tình nghĩa ấy rất được coi trọng. Kết nghĩa
của Xoan là kết nghĩa giữa họ với làng, khác với hát Ghẹo là kết nghĩa giữa

hai hay nhiều làng với nhau, cũng khác với Quan họ Bắc Ninh là kết nghĩa
giữa hai Quan họ. Trong lệ kết nghĩa của Xoan, bao giờ dân địa phương cũng
là vai anh, còn họ Xoan là vai em. Tục kết nghĩa cấm ngặt trai gái hai bên họ
và dân kết hôn với nhau.
Mở đầu cho mùa hát và để đón mừng năm mới, các họ Xoan lần lượt
hát khai xuân ở đình miếu làng nhà. Ngày mùng một tết, các họ hát ở đình An
Thái rồi tới Kim Đới, Phù Đức và Thét. Từ ngày mùng 5 tết âm lịch, cả 4
phường Xoan đều khăn gói lên đường làm một chuyến du xuân, đến hát ở các
đình nước nghĩa.
1.2.2.3. Không gian và thời gian diễn xướng
Hát Xoan là tên gọi khác đi (nói chệch) của hai từ hát xuân, là lối hát
dùng trong lễ nghi - phong tục, lễ hội diễn ra ở làng xã vào mùa xuân. Thời
gian diễn xướng của hát xoan được bắt đầu từ ngày mùng một tết nguyên đán
đến hết ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch tại các đình làng trong tỉnh. Các nhà
nghiên cứu âm nhạc và văn hoá dân gian đã thống kê được 21 cửa đình của
làng - xã trước đây trong tỉnh có tục hát Xoan.
Nếu tính theo địa bàn cấp huyện thì 21 cửa đình này nằm rải rác trong
17 làng xã thuộc các huyện Lập Thạch, Vĩnh Lạc, Tam Thanh, Đoan Hùng,
Phù Ninh, Lâm Thao, thành phố Việt Trì. Địa bàn của các địa danh trên trải
rộng khoảng 2.000 km2 với chiều dài từ xã Kim Xá Vĩnh Lạc, Vĩnh Tường

21


×