Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

nâng cao chất lượng dịch vụ công viên trên địa bàn thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 89 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

HOÀNG THỊ HỒNG TRÂM

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CÔNG VIÊN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kinh doanh Thương mại
Mã số ngành: 52340121

Tháng 12 – Năm 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

HOÀNG THỊ HỒNG TRÂM
MSSV: 4118438

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CÔNG VIÊN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH DOANH THƯƠNG MẠI
Mã số ngành: 5234012

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. HUỲNH TRƯỜNG HUY


Tháng 12 – Năm 2014


LỜI CẢM TẠ


Đề tài “Nâng cao chất lượng dịch vụ công viên tại Thành phố Cần
Thơ” đã giúp em hiểu nhiều điều hơn về dịch vụ công viên trên địa bàn Thành
phố Cần Thơ, về cách làm một luận văn, cách làm việc nhóm, cách làm việc
độc lập, cách trao đổi với thầy cô và rất nhiều điều nữa. Đó là những kinh
nghiệm vô cùng quý báu giúp em tích lũy vốn kiến thức cho bản thân cho
tương lai sau này.
Với cương vị một sinh viên, em xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô
giảng viên Trường Đại học Cần Thơ đã hết lòng truyền thụ kiến thức, dạy
dỗ em đạo đức làm người trong thời gian em tham gia học tập, sinh hoạt tại
trường.
Cuối cùng nhưng quan trọng nhất, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến Thầy Huỳnh Trường Huy giảng viên Bộ môn Quản trị dịch vụ du lịch
và lữ hành trong thời gian qua đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện để
em hoàn thành tốt nhất luận văn của mình. Tuy chỉ vài tháng ngắn ngủi được
cùng Thầy làm việc nhưng em đã học được nhiều điều bổ ích. Đó là tinh thần
có trách nhiệm, tận tâm trong công việc và cả sự quan tâm chân thành đến
những người xung quanh. Với em, những bài học ấy có giá trị rất to lớn. Vì
vậy, một lần nữa em xin gửi đến Thầy Huy lời tri ân chân thành và sâu sắc
nhất. Chúc Thầy nhiều sức khỏe và thành công!
Chúc toàn thể quý Thầy, Cô giảng viên trường Đại học Cần Thơ dồi dào
sức khỏe và công tác thật tốt!
Cần Thơ, ngày 05 tháng 12 năm 2014
Sinh viên thực hiện


i


TRANG CAM KẾT


Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày 05 tháng 12 năm 2014
Sinh viên thực hiện

ii


MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU .................................................................................... 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2
1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ........................................................................... 2
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................................................... 2
1.4.1 Không gian nghiên cứu ............................................................................. 2
1.4.2 Thời gian nghiên cứu. ............................................................................... 2
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 2
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 3
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................................... 3

2.1.1 Một số khái niệm ...................................................................................... 3
2.1.1.1 Dịch vụ - Dịch vụ công- Chất lượng dịch vụ ........................................ 3
2.1.1.2 Công viên – dịch vụ công viên .............................................................. 5
2.1.1.3 Nhu cầu – Nhu cầu giải trí ..................................................................... 6
2.1.1.4 Thời gian rỗi .......................................................................................... 8
2.1.2 Quy định chung đối với công viên đô thị ............................................... 10
2.1.2.1 Quy định đối với cảnh quan công viên, cây xanh, cảnh quan nhân tạo10
2.1.2.2 Quản lý cây xanh, công viên ............................................................... 10
2.1.2.3 Tiêu chuẩn đất cây xanh công viên đô thị ........................................... 11
2.1.3 Chức năng, vai trò và lợi ích của công viên ........................................... 11
2.1.3.1 Chức năng của công viên ..................................................................... 11
2.1.3.2 Vai trò của công viên ........................................................................... 12
2.1.3.3 Lợi ích công viên mang lại .................................................................. 12
2.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .......................................................................... 13
2.2.1 Tài liệu nước ngoài ................................................................................. 13
2.2.2 Tài liệu trong nước ................................................................................. 15
2.3 KHUNG PHÂN TÍCH ............................................................................... 16
2.3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................... 16
2.3.2 Giải thích các nhân tố trong mô hình ..................................................... 17
2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 19
2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................. 19
2.4.2 Phương pháp phân tích số liệu ................................................................ 19
Tóm tắt chương 2 ............................................................................................. 20
Chương 3: TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .................................... 21
3.1 KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ ............................................ 21
3.2 THỰC TRẠNG CÁC CÔNG VIÊN Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ........... 21
3.2.1 Tình hình chung tại các công viên .......................................................... 21
3.2.2 Thực trạng tại Công viên Tao Đàn ......................................................... 22
3.2.2.1 Cơ sở vật chất và hoạt động................................................................. 22
3.2.2.2 Thuận lợi và khó khăn tại công viên ................................................... 23

3.2.3 Thực trạng tại Công viên Đồ Chiểu ........................................................ 24
iii


3.2.3.1 Cơ sở vật chất và hoạt động................................................................. 24
3.2.3.2 Thuận lợi và khó khăn ......................................................................... 24
3.2.4 Thực trạng công viên Văn hóa Miền Tây ............................................... 25
3.2.4.1 Cơ sở vật chất và hoạt động................................................................. 25
3.2.4.1 Thuận lợi và khó khăn ......................................................................... 25
Tóm tắt chương 3 ............................................................................................. 26
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 27
4.1 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ CÔNG VIÊN CỦA NGƯỜI DÂN
TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ ........................................................................ 27
4.1.1 Thông tin chung về mẫu nghiên cứu ...................................................... 27
4.1.2 Thực trạng hành vi sử dụng dịch vụ công viên của người dân ............... 31
4.1.3 Đánh giá của người dân về chất lượng dịch vụ và lợi ích của công viên 36
4.1.3.1 Đánh giá chung của người dân đối với chất lượng dịch vụ công viên
hiện nay ............................................................................................................ 36
4.1.3.3 Lợi ích của công viên mang lại............................................................ 44
4.1.3.4 Lí do khiến người dân ít khi, hiếm khi đến công viên ......................... 45
4.2 PHÂN TÍCH BẢNG CHÉO ...................................................................... 45
4.2.1 Kiểm định sự khác biệt giữa giới tính và mục đích đến công viên ........ 45
4.2.2 Kiểm định sự khác biệt giữa nhóm tuổi với các mục đích đến công viên45
4.2.3 Kiểm định sự khác biệt giữa tình trạng hôn nhân với mục đích đến công
viên .................................................................................................................. 46
4.2.4 Kiểm định sự khác biệt giữa giới tính với yếu tố người đi cùng đến công
viên .................................................................................................................. 47
4.2.5 Kiểm định sự khác biệt giữa nhóm tuổi với yếu tố người đi cùng đến công
viên .................................................................................................................. 47
4.2.6 Kiểm định sự khác biệt giữa tình trạng hôn nhân với yếu tố người đi cùng

đến công viên ................................................................................................... 48
Tóm tắt chương 4 ............................................................................................. 48
Chương 5: GIẢI PHÁP CHO DỊCH VỤ CÔNG VIÊN.................................. 50
5.1 NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ TRONG CÁC CÔNG VIÊN HIỆN
NAY ................................................................................................................. 50
5.1.1 Ưu điểm của công viên: .......................................................................... 50
5.1.2 Hạn chế chung của các công viên .......................................................... 50
5.2 CƠ SỞ ĐỂ ĐƯA RA MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐÁP ỨNG NHU
CẦU CỦA NGƯỜI DÂN VÀ KHAI THÁC ĐÚNG CHỨC NĂNG CỦA
CÔNG VIÊN ................................................................................................... 50
5.2.1 Kết quả phân tích thống kê mô tả ........................................................... 50
5.2.2 Kết quả phân tích bảng chéo................................................................... 53
5.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO CÁC CÔNG VIÊN ...................................... 53
5.3.1 Tăng cường công tác gìn giữ vệ sinh môi trường và không gian trong
công viên .......................................................................................................... 53
5.3.2 Đầu tư cho công tác nâng cấp công trình và bảo tồn trong khuôn viên
công viên .......................................................................................................... 54
5.3.3 Tăng cường các dịch vụ tiện ích trong công viên ................................... 55

iv


5.3.4 Phổ biến, tuyên truyền thông tin về không gian xanh công cộng và các
hoạt động tại công viên .................................................................................... 55
Chương 6: KẾT LUẬN ................................................................................... 56
6.1 KẾT LUẬN ............................................................................................... 56
6.2 MỘT SỐ HẠN CHẾ TRONG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG
HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ........................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 58


v


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 4.1 Thông tin chung của đáp viên .......................................................... 30
Bảng 4.2 Thông tin về mục đích sử dụng công viên ....................................... 33
Bảng 4.3 Thông tin về thực trạng sử dụng công viên ...................................... 35
Bảng 4.4 Đánh giá của người dân về cơ sở vật chất........................................ 38
Bảng 4.5 Đánh giá của người dân về môi trường, vệ sinh .............................. 38
Bảng 4.6 Đánh giá của người dân về cảnh quan, cây cảnh ............................. 39
Bảng 4.7 Đánh giá của người dân về an toàn, an ninh .................................... 40
Bảng 4.8 Đánh giá của người dân về sự thuận tiện ......................................... 40
Bảng 4.9 Đánh giá của người dân về sự tiếp cận thông tin ............................. 41
Bảng 4.10 Đánh giá của người dân về các hoạt động giải trí .......................... 42
Bảng 4.11 Đánh giá của người dân về các dịch vụ kèm theo .......................... 42
Bảng 4.12 Nhu cầu sử dụng công viên của người dân .................................... 43
Bảng 4.13 So sánh giữa nhóm tuổi và mục đích đến công viên ...................... 45
Bảng 4.14 So sánh giữa tình trạng hôn nhân và mục đích đến công viên ....... 46
Bảng 4.15 So sánh giữa giới tính và người đi cùng đến công viên ................. 47
Bảng 4.16 So sánh giữa nhóm tuổi và người đi cùng đến công viên .............. 47
Bảng 4.17 So sánh giữa tình trạng hôn nhân và người đi cùng đến công viên 48
Bảng 5.1 Bảng đề xuất nâng cao các dịch vụ tại công viên ............................ 51

vi


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Thang đo nhu cầu của Maslow ........................................................... 7

Hình 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng thời gian tự do ............................ 9
Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................. 16
Hình 4.1 thu nhập của đáp viên (triệu đồng/tháng) ......................................... 29
Hình 4.2 Mục đích đến công viên .................................................................... 34
Hình 4.3 Điểm đánh giá trung bình nhu cầu của người dân về các dịch vụ công
viên .................................................................................................................. 36
Hình 4.4 Điểm đánh giá trung bình các công viên .......................................... 37

vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
UBND
GTTB
TP
THPT

:
:
:
:

Uỷ ban Nhân dân.
Giá trị trung bình.
Thành phố.
Trung học phổ thông.

viii



CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Vui chơi giải trí, nghỉ ngơi thư giản là một nhu cầu không thể thiếu đối
với con người ngay từ rất lâu, vì thế sự có mặt của các công viên giải trí, công
viên xanh là điều thiết yếu. Công viên không chỉ là một công trình công cộng,
đối với nhiều người, đó còn là nơi chứa đựng những kỉ niệm tuổi thơ, gắn kết
gia đình, hay đơn giản là nơi của những tiếng cười, nơi vui vẻ bên người thân,
bạn bè sau những phút giây đối mặt với công việc căng thẳng. Chẳng những
vậy, Công viên còn là bộ mặt của khu đô thị, là lá phổi xanh của thành phố.
Một thực tế không thể phủ nhận, các khu định cư đô thị thải ra rất nhiều
khí nhà kính hơn các khu định cư nông thôn, nói cách khác mức độ ô nhiễm
tại các khu đô thị khá cao, ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người, gây ra
nhiều nguy hại cho cộng đồng, nếu thực hiện tốt về chính sách xây dựng công
viên với hệ thống cây xanh đa dạng và mật độ bao phủ cao sẽ giúp cải thiện
môi trường sống hiệu quả. Phân tích sâu hơn về vai trò của công viên đối với
đô thị Anna Chiesura (2004) đã thực hiện nghiên cứu ở Hà Lan và đưa ra nhận
xét như sau (1) Các khu đô thị đáp ứng tốt nhu cầu giải trí cho nhiều tầng lớp
trong xã hội sẽ được nâng cao giá trị của đô thị đó; (2) các nhóm tuổi khác
nhau sẽ có mục đích đến công viên với những hoạt động khác nhau nên cần
thiết kế công viên đa dạng; (3) một công viên có những biện pháp an toàn, an
ninh thiết thực là một yếu tố quan trọng giúp đánh giá một đô thị tích cực.
Cần Thơ hiện đang là một trong những thành phố phát triển của cả
nước, là trung tâm kinh tế của đồng bằng sông Cửu Long, người dân có thu
nhập ngày càng cao lại càng kì vọng cao hơn vào các công trình công cộng nói
chung và công viên nói riêng của thành phố. Nếu biết cách khai thác thì công
viên không chỉ là nơi thư giản, mang lại những giá trị tinh thần cho người dân,
giữ gìn sự đa dạng sinh học, mà còn mang lại những lợi ích kinh tế, quảng bá
hình ảnh thành phố, thu hút khách du lịch cũng như phát triển các dịch vụ
thương mại tại đây. Tuy mang có rất nhiều lợi ích vậy mà hiện nay ở Cần Thơ

ngày càng vắng bóng công viên, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân, một
số công viên chưa phát triển theo đúng chức năng của mình, cơ sở hạ tầng bị
xuống cấp nghiêm trọng, các vấn đề về an toàn, an ninh vẫn còn tồn tại nhiều
vấn đề khiến cho người dân lo ngại mỗi khi đến đây vui chơi, học tập.
Chẳng những vậy, hiện nay các nghiên cứu về công viên, khuôn viên
đô thị tại Việt nam vẫn chưa được xem trọng. Tổng hợp những nghiên cứu về
không gian xanh đô thị Lê Tố Lương (2010) chỉ ra rằng công viên, không gian
xanh đô thị mang lại rất nhiều lợi ích khác nhau và hiện nay đang nhận được
sự quan tâm của thế giới nhưng tại Việt Nam về vấn đề này vẫn cang đang bỏ
ngỏ, vì thế cần phải sớm quan tâm, nghiên cứu về không gian xanh đô thị ở
các thành phố của Việt Nam. Từ thực tế trên, tôi nhận ra tầm quan trọng của
vấn đề nên quyết định chọn đề tài “Nâng cao chất lượng dịch vụ công viên
trên địa bàn thành phố Cần Thơ” làm đề tài tốt nghiệp cho mình.

1


1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng phát triển của dịch vụ công viên hiện nay và xác
định nhu cầu sử dụng dịch vụ công viên của người dân tại thành phố Cần Thơ.
Từ đó, đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ và đáp ứng đúng nhu
cầu sử dụng của người dân.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ của các công viên ở thành phố
Cần Thơ.
Đánh giá nhu cầu sử dụng dịch vụ công viên của người dân trên địa
bàn.
Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ công viên nhằm khai
thác hiệu quả chức năng của công viên và đáp ứng nhu cầu của người dân.

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Trong quá trình thực hiện đề tài tập trung giải quyết các câu hỏi như
sau:
Thực trạng nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân và chất lượng dịch
vụ của các công viên ở thành phố Cần Thơ hiện nay như thế nào?
Xác định các nhu cầu sử dụng dịch vụ công viên chủ yếu của người
dân là gì?
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng dịch vụ công viên
của người dân?
Các giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ công viên đồng thời khai
thác hiệu quả chức năng của công viên thành phố Cần Thơ.
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian: Đề tài được thực hiện tại 3 công viên Tao Đàn, Đồ
Chiểu, Văn hóa Miền Tây thành phố Cần Thơ. Đối với công viên Tao Đàn và
Đồ Chiểu đều nằm trong trung tâm thành phố nhưng vẫn không được nhiều
người dân sử dụng, diện tích hai công viên nhỏ hẹp và công viên Tao Đàn đã ở
trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Công viên văn hóa Miền tây là một
trong rất ít các công viên vui chơi dành cho trẻ em của thành phố nhưng vẫn
chưa được khai thác đúng mức, các chức năng của công viên không được khai
thác, xây dựng một cách rõ nét, không thu hút được sự quan tâm của người
dân.
1.4.2 Thời gian: Đề tài được thực hiện từ ngày 18.08.2014 đến ngày
18.11.2014. Số liệu sơ cấp được thực hiện vào năm 2014.
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là người
dân đã từng sử dụng công viên và những người chưa từng/hiếm khi sử dụng
trên địa bàn Thành phố Cần Thơ.

2



CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1 Dịch vụ - Dịch vụ công- Chất lượng dịch vụ
a) Dịch vụ
Bách khoa toàn thư mở đã định nghĩa dịch vụ như sau Dịch vụ trong
kinh tế học, được hiểu là những thứ tương tự như hàng hóanhưng là phi vật
chất. Có những sản phẩm thiên về sản phẩm hữu hình và những sản phẩm
thiên hẳn về sản phẩm dịch vụ, tuy nhiên đa số là những sản phẩm nằm trong
khoảng giữa sản phẩm hàng hóa-dịch vu.
Và dịch vụ có những đặc điểm sau
 Tính đồng thời: sản xuất và tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời.
 Tính không thể tách rời: sản xuất và tiêu dùng dịch vụ không thể tách rời.
Thiếu mặt này thì sẽ không có mặt kia.
 Tính chất không đồng nhất: không có chất lượng đồng nhất.
 Vô hình: không có hình hài rõ rệt. Không thể thấy trước khi tiêu dùng.
 Không lưu trữ được: không lập kho để lưu trữ như hàng hóa được.
Theo Từ điển Tiếng Việt (2004): Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp
cho những nhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và được trả công.
Theo Philip Kotler và Amstrong (1991) đã định nghĩa dịch vụ như sau
Một dịch vụ là một hoạt động hay một lợi ích mà một bên có thể cung cấp cho
bên kia, trong đó nó có tính vô hình và không dẫn đến sự chuyển giao sở hữu
nào cả.
Theo ý kiến của Nguyễn Văn Thanh (2008) thì dịch vụ là một hoạt động
lao động sáng tạo nhằm bổ sung giá trị cho phần vật chất và làm đa dạng hoá,
phong phú hoá, khác biệt hoá, nổi trội hoá… mà cao nhất trở thành những
thương hiệu, những nét văn hoá kinh doanh và làm hài lòng cao cho người tiêu
dùng để họ sẵn sàng trả tiền cao, nhờ đó kinh doanh có hiệu quả hơn.
Gần đây, Hoàng Thị Hồng Lộc (2012) cho rằng dịch vụ còn được định

nghĩa như một quá trình hoạt động bao gồm các nhân tố không hiện hữu, giải
quyết các mối quan hệ giữa người cung cấp với khách hàng hoặc tài sản của
khách hàng mà không có sự thay đổi quyền sở hữu. Sản phẩm của dịch vụ có
thể trong phạm vi hoặc vượt quá phạm vi của sản phẩm vật chất. Trên giác độ
hàng hóa, dịch vụ là hàng hóa vô hình mang lại chuỗi giá trị thỏa mãn nhu cầu
nào đó của thị trường.
Có rất nhiều khái niệm về dịch vụ nhưng theo một cách thống nhất ta có
thể hiểu dịch vụ là một hoạt động được tạo ra nhằm đáp ứng một nhu cầu nào
đó của con người và có những đặc trưng riêng biệt, không tồn tại dưới dạng
hàng hóa hiện hữu mà quá trình sản xuất và sử dụng diễn ra đồng thời.

3


b) Dịch vụ công
Jean-Philippe Brouant và Jacque Ziller (1993) cho rằng: "Một dịch vụ
công thường được định nghĩa như một hoạt động do ngành tài chính đảm
nhiệm để thỏa măn một nhu cầu về lợi ích chung"
Theo tác giả Chu Văn Thành (2004) thì “dịch vụ công là những hoạt
động của các tổ chức nhà nước hoặc của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tư
nhân được Nhà nước uỷ quyền để thực hiện nhiệm vụ do pháp luật quy định,
phục vụ trực tiếp nhu cầu thiết yếu chung của cộng đồng, công dân, theo
nguyên tắc không vụ lợi, đảm bảo sự công bằng và ổn định xã hội”.
Đối với Nguyễn Thị Mai Hương (2004) thì dịch vụ công “là tất cả các
hoạt động vì lợi ích cộng đồng, lợi ích chung của cộng đồng, lợi ích của xã
hội, lợi ích mà mọi công dân đều có quyền hưởng thụ. Dịch vụ công có thể
được cung cấp bằng nhiều hình thức, bằng nhiều tổ chức: do Nhà nước, do tư
nhân, do các Hội, tổ chức phi Chính phủ thực hiện”.
Theo Lê Chi Mai (2008) đưa ra nhận định “Thông qua việc thực hiện
chức năng quản lí nhà nước vốn có của mình, Nhà nước có trách nhiệm cung

cấp cho xã hội những dịch vụ mà không một tư nhân nào có thể đứng ra cung
ứng. Những dịch vụ Nhà nước đứng ra bảo đảm việc cung ứng bình thường
cho xã hội được gọi là dịch vụ công”.
Đặc điểm của dịch vụ công:
Theo Đặng Đức Phạm (2006) Dịch vụ công có hai đặc tính cơ bản “đặc
tính không loại trừ và không cạnh tranh trong tiêu dùng. Không loại trừ có
nghĩa là tất cả mọi người đều có quyền sử dụng, không loại trừ bất cứ ai, bất
kể họ có trả tiền cho dịch vụ đó hay không. Không cạnh tranh có nghĩa là việc
sử dụng, tiêu dùng của người này không làm giảm đi hoặc ảnh hưởng việc sử
dụng, tiêu dùng của người khác; hay nói cách khác dịch vụ đó khi được một
người sử dụng hay nhiều người sử dụng cũng thế thôi”.
Đối với Trần Ngọc Hiên (2012) thì dịch vụ công có những đặc điểm: có
tính chất xã hội cao, có mục tiêu là phục vụ lợi ích cộng đồng, không phân biệt
giai cấp, địa vị xã hội, công bằng và có tính quần chúng rộng rãi. Vì vậy, tính
kinh tế, lợi nhuận trong cơ chế thị trường không phải là điều kiện cần có của
hoạt động dịch vụ công. Việc trao đổi dịch vụ công không thông qua hoặc
không bao hàm quan hệ thị trường đầy đủ. Cũng có những dịch vụ công,
người sử dụng phải trả một phần hay toàn bộ kinh phí mà nhà nước vẫn có
trách nhiệm cung cấp các dịch vụ này không nhằm mục tiêu lợi nhuận (như
pháp luật, an ninh, quốc phòng, cấp các loại giấy tờ bảo đảm quyền sở hữu và
các lợi ích khác của dân).
c) Chất lượng dịch vụ
Chất lượng dịch vụ là những gì khách hàng cảm nhận được. Chất lượng
dịch vụ được xác định dựa vào nhận thức hay cảm nhận của khách hàng liên
quan đến nhu cầu cá nhân của họ.

4


Theo Parasuraman, Zeithaml và Berry (1985) thì chất lượng dịch vụ là

khi cảm nhận của khách hàng về một dịch vụ đã giao ngang xứng với kì vọng
trước đó của họ. Cũng theo Parasuraman thì kì vọng trong chất lượng dịch vụ
là những mong muốn của khách hàng, nghĩa là họ cảm thấy nhà cung cấp phải
thực hiện chứ không phải sẽ thực hiện các yêu cầu về dịch vụ.
Theo Hurbert (1995) thì trước khi sử dụng dịch vụ, khách hàng đã hình
thành một “kịch bản” về dịch vụ đó. Khi kịch bản của khách hàng và nhà cung
cấp không giống nhau khách hàng sẽ cảm thấy không hài lòng.
Còn đối với Crolin và Tailor (1992) lại cho rằng sự hài lòng của khách
hàng nên đánh giá trong thời gian ngắn, còn chất lượng dịch vụ nên đánh giá
theo thái độ của khách hàng về dịch vụ đó trong thời gian dài.
Theo Nguyễn Quốc Nghi (2012) chất lượng dịch vụ là mức độ hài lòng
của khách hàng trong quá trình cảm nhận, tiêu dùng dịch vụ. Nó là dịch vụ
tổng thể của doanh nghiệp mang lại chuỗi lợi ích và thỏa mãn đầy đủ nhất giá
trị mong đợi của khách hàng trong hoạt động sản xuất cung ứng và trong phân
phối dịch vụ ở đầu ra.
Tóm lại, chất lượng dịch vụ là những đánh giá bằng cảm nhận riêng của
khách hàng về dịch vụ nhận được trong dài hạn. Khách hàng sẽ đánh giá chất
lượng dịch vụ tốt nếu những gì họ nhận được ngang bằng hoặc vượt hơn
những kì vọng ban đầu của họ và ngược lại.
2.1.1.2 Công viên – dịch vụ công viên
a) Công viên
Theo UBND TP Cần Thơ (2012) thì Công viên là khu vực được trồng
cây xanh tập trung trong một diện tích đất lớn nhằm mục đích phục vụ công
cộng, là nơi sinh hoạt ngoài trời, nghỉ ngơi, thư giản, vui chơi giải trí, tập
luyện thể dục, nơi tổ chức các hoạt động văn hóa – xã hội đáp ứng nhu cầu của
nhân dân. Ngoài cây xanh công viên có các công trình kiến trúc và công trình
hạ tầng kỹ thuật đồng bộ. Phạm vi quản lý một công viên bao gồm diện tích
bên trong công viên và vỉa hè của công viên đó.
Ngoài ra ta có thể hiểu rằng Công viên là khu vực được bảo vệ các
nguồn thiên nhiên tự có hay trồng, một nơi vui chơi, giải trí đại chúng, các

hoạt động văn hóa, hưởng thụ.
Kiến trúc công viên gồm có: cây xanh, ghế ngồi nghỉ mát, các con
đường nhỏ dùng cho người tản bộ, ốc đảo, vườn hoa, các ki ốt, ban quản lý
công viên, nước, hệ thực vật và động vật và các khu vực cỏ…
Công viên hoang dã, có nhiều công viên được bảo vệ bởi pháp luật.
Được bảo hộ, yêu cầu cho một số loài hoang dã để tồn tại. Một số công viên
bảo vệ tập trung chủ yếu vào sự sống còn của một vài loài đang bị đe dọa, như
khỉ đột hay tinh tinh ...
Bảo đảm người ở các lứa tuổi có thể tìm được không gian trong đó cho
mình, tính yên tĩnh, thư giãn của cá nhân. Mọi người đều có quyền vào nghỉ
ngơi, tham quan và hoạt động thể dục dưỡng sinh trong công viên bình
thường, không phải trả bất kỳ một khoản thu nào nếu không tham gia các dịch
vụ giải trí có thu tiền.
5


Thường các công viên được làm theo các đặc thù, loại này thường nhỏ
hơn trong tổ hợp công viên như: công viên nước, công viên cây xanh, công
viên văn hóa, ...
b) Dịch vụ công viên
Dựa vào những định nghĩa về công viên, dịch vụ và dịch vụ công ta có
thể hiểu rằng dịch vụ công viên là một trong những dịch vụ công phục vụ
người dân trong xã hội, dịch vụ công viên là một dịch vụ không tính phí
nhưng có thể bao hàm cả các dịch vụ thu phí khác kèm theo nhằm đáp ứng tốt
hơn nhu cầu của người dân. Các dịch vụ sẳn có trong công viên nhằm đáp ứng
nhu cầu vui chơi, giải trí, thư giản cho người dân có một cuộc sống tốt đẹp
hơn. Bên cạnh đó có rất nhiều loại hình công viên đa dạng trong thành phố,
tùy vào mục đích sử dụng mà người dân có thể lựa chọn nơi thích hợp nhất
cho mình.
2.1.1.3 Nhu cầu – Nhu cầu giải trí

a) Nhu cầu
Theo Phillip Kotler (1993) thì nhu cầu là một trạng thái cảm giác thiếu
hụt một sự thoả mãn cơ bản nào đó. Người ta cần có thức ăn, quần áo, nơi ở,
sự an toàn, của cải, sự quý trọng và một vài thứ khác nữa để tồn tại. Những
nhu cầu này không phải do xã hội hay những người làm marketing tạo ra.
Chúng tồn tại như một bộ phận cấu thành cơ thể con người và nhân thân con
người.
Theo Đỗ Thị Thu Hải (2006) thì “Nhu cầu tự nhiên là cảm giác thiếu hụt
một cái gì đó mà con người cảm nhận được. Nhu cầu tự nhiên được hình thành
là do trạng thái tự nhiên, trạng thái ý thức của con người về việc thấy thiếu
một cái gì đó để phục vụ cho tiêu dùng. Trạng thái ý thức thiếu hụt đó phát
sinh có thể do sự đòi hỏi của sinh lý, của môi trường giao tiếp xã hội hoặc do
tác nhân con người về vốn tri thức và tự thể hiện”.
Đối với Lê Thế Giới (2008) đã đưa ra những nhận định rằng “nhu cầu
cấp thiết là những phần cấu thành nguyên thủy của con người bao gồm những
nhu cầu sinh lý cơ bản, những nhu cầu về xã hội và và nhu cầu về cá nhân.
Nếu các nhu cầu cấp thiết này không được thỏa mãn thì cong người sẽ cảm
thấy khổ sở và bất hạnh. Khi con người không được thỏa mãn sẽ đưa ra hai
hướng giải quyết: tìm kiếm đối tượng để thỏa mãn được nhu cầu hoặc cố gắng
kiềm chế nó”.
Theo Nguyễn Quốc Nghi và Lê Quang Viết (2011) đề cập khái niệm về
“nhu cầu là một thuộc tính tâm lý, là những điều mà con người đòi hỏi để tồn
tại và phát triển. Mọi cá nhân đều có những nhu cầu, một số nhu cầu là bẩm
sinh, một số là do thu nạp”.
Theo thuyết nhu cầu của nhà tâm lý Abraham Maslow đưa ra vào năm
1943 thì nhu cầu của con người được thể hiện qua hệ thống thang bậc nhu cầu
như sau

6



Hình 2.1 Thang đo nhu cầu của Maslow
Bậc thứ nhất: nhu cầu sinh lý là những nhu cầu tất yếu của con người bao
gồm các hoạt động như: ăn, uống, ngủ, thở,… Đây là những nhu cầu cơ bản
nhất của con người khi muốn tồn tại và nếu các nhu cầu này chưa được đáp
ứng đủ ở mức cần thiết cho cơ thể con người hoạt động thì các nhu cầu khác ít
có động cơ thúc đẩy hơn.
Bậc thứ hai: Nhu cầu an toàn, an ninh. Khi các nhu cầu về sinh lý được
đáp ứng thì nhu cầu an toàn hay an ninh trở nên trội hơn. Những nhu cầu này
chủ yếu là nhu cầu không bị đe dọa về thân thể hay bị tước mất các nhu cầu
sinh học khác, họ mong muốn được bảo vệ, bảo đảm an toàn cho bản thân,
người thân cũng như tài sản của họ. Nếu nhu cầu an toàn, an ninh của một cá
nhân bị đe dọa thì những điều khác dường như không quan trọng.
Bậc thứ ba: nhu cầu xã hội. Đây là một trong những nhu cầu cấp cao của
con người, khi những nhu cầu sinh học và an toàn của con người được thỏa
mãn thì nhu cầu xã hội sẽ xuất hiện. Vì mọi người đều là thành viên của xã
hội, họ có nhu cầu giao tiếp, có nhu cầu giao lưu và tìm kiếm bạn bè để không
cảm thấy mình lẻ loi, cô độc, họ thích nổi bật trong xã hội, thể hiện sự thân
thiện với nhiều người và làm quen với nhiều bạn bè, tạo nên các mối quan hệ
tốt đẹp với người khác trong xã hội.
Bậc thứ tư: nhu cầu được tôn trọng. Nhu cầu này xuất hiện khi con người
muốn có tiếng nói trong xã hội, muốn có địa vị và được nhận biết trong xã hội,
muốn được người khác lắng nghe, tiếp thu ý kiến và tôn trọng mình. Một số
người có nhu cầu này quá cao, khi không được đáp ứng đủ có thể họ sẽ tự hủy
hoại mình, làm ra những hành động không có lợi cho xã hội để được người
khác chú ý đến.
7


Bậc thứ năm: nhu cầu tự hoàn thiện là nhu cầu cao nhất của con người

trong tháp nhu cầu của Maslow. Mỗi người có một mong muốn hoàn thiện
mình khác nhau nhưng có điểm chung là mong muốn mọi việc được làm ra
một cách hoàn hảo nhất, có hiệu quả nhất và cảm thấy hài lòng nhất đối với
công việc của mình. Họ sáng tạo ra những điều mới, cải tiến vật dụng cũ hay
thể hiện qua lòng can đảm của mình, họ hoàn thiện và không ngừng hoàn thiện
bản thân.
Những nhu cầu cơ bản ở phía đáy tháp phải được thoả mãn trước khi
nghĩ đến các nhu cầu cao hơn. Các nhu cầu bậc cao sẽ nảy sinh và mong muốn
được thoả mãn ngày càng mãnh liệt khi tất cả các nhu cầu cơ bản ở dưới (phía
đáy tháp) đã được đáp ứng đầy đủ.
b) Nhu cầu giải trí
Theo tác giả Đoàn Văn Chúc (1997), hoạt động của con người trong mọi
thời đại được chia thành 4 loại hoạt động như sau:
 Hoạt động thuộc lao động sản xuất, đảm bảo sự sống còn cho mỗi cá
nhân và xã hội.
 Hoạt động thuộc quan hệ giao tiếp cá nhân trong đời sống xã hội.
 Hoạt động sinh hoạt thỏa mãn nhu cầu vật chất của con người.
 Hoạt động vui chơi, giải trí thỏa mãn nhu cầu tinh thần của con người.
Hoạt động thứ 4 là các hoạt động giải trí hay hoạt động rỗi mà mỗi cá nhân
được hoàn toàn tự do lựa chọn theo sở thích nhằm thỏa mãn nhu cầu giải trí –
tái sáng tạo ra các giá trị văn hóa. Đây là hoạt động diễn ra trong thời gian rỗi
của mỗi người.
Theo Đinh Thị Vân Chi (2001) định nghĩa nhu cầu giải trí là “nhu cầu
hoạt động trong thời gian rỗi nhằm giải tỏa sự căng thẳng trí não, phát triển
con người một cách toàn diện về thể chất, trí tuệ và thẩm mỹ”.
Giải trí là một yêu cầu thiết thực của con người. Giải trí giúp con người
xoá đi những căng thẳng mệt mỏi, giải tõa những ức chế tâm lý do cuộc sống
hằng ngày gây ra, tái tạo lại sức lao động, rèn luyện sức khỏe, giúp cho trí tuệ,
tinh thần trở nên minh mẫn và dễ dàng hòa nhập với cộng động bên ngoài.
Giải trí cũng giúp cho con người sử dụng thời gian rỗi một cách thiết thực.

Vậy nhu cầu giải trí là nhu cầu về các hoạt động vui chơi, thư giãn, giải
toã và phục hồi lại trạng thái cân bằng cả về thể chất lẫn tinh thần của con
người. Khi nhu cầu giải trí xuất hiện thì con người bị thôi thúc hành động để
thỏa mãn nhu cầu đó. Nhu cầu giải trí thuộc nhu cầu bậc cao của con người do
không gắn liền với sự tồn tại sinh học, không mang tính ép buộc nhưng trong
phạm vi chuẩn mực văn hóa xã hội. Và là một bộ phận quan trọng để cấu
thành các nhu cầu tinh thần của con người.
2.1.1.4 Thời gian rỗi
Theo Đoàn Văn Chúc (1997), thời gian rỗi được định nghĩa là thời gian
còn lại của con người sau khi trừ đi thời gian lao động (lao động cá nhân và
lao động xã hội), thời gian hao phí gắn liền với lao động (chẳng hạn việc đi lại
8


trong khi làm việc hoặc đi làm và trở về nhà); thời gian chi phí cho những nhu
cầu sinh hoạt hiển nhiên và nhu cầu sinh lý của con người. Theo đó, thời gian
rỗi có các cấp độ: Rỗi ngày và rỗi tuần; rỗi tháng; rỗi mùa (hoặc rỗi năm); rỗi
cuối đời (nghỉ ngơi lúc tuổi già).
Theo trích dẫn của Trần Ngọc Khánh (2012) thì nhà xã hội học nổi tiếng
người Pháp, Joffre Dumazedier (1964) Về nền văn minh thời gian rỗi định
nghĩa: “thời gian rỗi là một tập hợp các công việc cá nhân theo đuổi mà họ
không cảm thấy bị gò bó, sau khi thoát ra khỏi các nghĩa vụ nghề nghiệp, gia
đình và xã hội. Đó là thời gian dùng để nghỉ ngơi, phát triển thông tin hoặc rèn
luyện không vụ lợi, tham gia tự nguyện xã hội hoặc phát triển khả năng tự do
sáng tạo của mình”.
Theo Chu Khắc (1989), khái niệm về thời gian tự do được hiểu như sau:
“Thời gian tự do là bộ phận hợp thành của kế hoạch phát triển kinh tế-xă hội,
là thời gian mà con người tự bồi bổ, nâng cao mình lên, giúp cho lao động
được tốt hơn và có hiệu quả hơn”. Theo tác giả thì thời gian tự do trong điều
kiện của chủ nghĩa xã hội “không chỉ là để nghỉ và giải trí mà ngày càng được

sử dụng tốt hơn để nâng cao trình độ kiến thức, phát triển tài năng và sở thích
của mọi thành viên trong xã hội”. Theo đó, việc sử dụng thời gian tự do vào
tiêu dùng văn hóa sẽ phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài, bên trong và yếu tố
bổ sung theo sơ đồ sau
Yếu tố bên ngoài

Yếu tố bên trong

Truyền thống
gia đình

Trình độ giáo
dục

Môi trường
sống

Nghề nghiệp

Yếu tố bổ sung
Giới
tính

Tuổi
tác

Tiêu dùng văn
hóa

Mức sống


Thu nhập

Nguồn: Chu Khắc, 1989

Hình 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng thời gian tự do
Theo tác giả Đinh Thị Dung (2012) định nghĩa “thời gian rỗi là quãng /
thời kỳ / giai đoạn dài, hay ngắn mà con người không phải chịu những quy
9


định, nguyên tắc ràng buộc của công việc, và được tự do trong mọi hoạt động
của mình để thư giãn, giải tỏa căng thẳng, thoát khỏi áp lực công việc và cuộc
sống”.
Có thể nhận ra rằng giải trí cũng là nhu cầu của con người vì nó đáp ứng
những đòi hỏi bức thiết từ phía cá nhân. Nhu cầu giải trí là động cơ của hoạt
động giải trí. Khi xuất hiện nhu cầu giải trí, con người bị thôi thúc hành động
để thỏa mãn nhu cầu đó. Nhu cầu giải trí thuộc các bậc cao của thang nhu cầu
con người do không gắn liền với sự tồn tại sinh học mà là sự vươn cao, nhằm
thỏa mãn nhu cầu tinh thần, tự hoàn thiện và tự khẳng định mình. Nhu cầu giải
trí cũng là một bộ phận quan trọng cấu thành các nhu cầu tinh thần.
Vậy thời gian rỗi là thời gian dành cho các hoạt động giải trí văn hóa mà
cá nhân không bị chi phối, bách bứt bởi những nhu cầu về sinh tồn, vật chất và
các nghĩa vụ cá nhân của mỗi người. Khi đó, con người được tự do hoàn toàn
và giải phóng khỏi các áp lực, suy nghĩ, lo toan với cuộc sống hằng ngày mà
hướng về sự giải tỏa bản thân, thanh thản trong tâm hồn và là thời gian giúp
con người phục hồi lại tình trạng sức khỏe và tinh thần về trạng thái cân bằng.
2.1.2 Quy định chung đối với công viên đô thị
2.1.2.1 Quy định đối với cảnh quan công viên, cây xanh, cảnh quan
nhân tạo

Trong Nghị định quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị của
Chính phủ năm 2010 đã đề những quy định sau
a) Cây xanh trong đô thị phải được trồng, chăm sóc, duy trì, bảo vệ, phân
loại và bố trí theo quy hoạch, quy chuẩn, tiêu chuẩn và pháp luật hiện hành.
b) Cây cổ thụ trong đô thị, trong khuôn viên các công trình, trong các
vườn tự nhiên, biệt thự, nhà vườn, chùa, đền, am, miếu, nhà thờ, các di tích lịch
sử - văn hoá, công trình công cộng đô thị được bảo vệ, quản lý theo quy định
của pháp luật.
c) Khuyến khích trồng các loại cây phù hợp với chức năng của các khu
vực và tính chất của đô thị, khu vực đô thị, đảm bảo môi trường sinh thái; lựa
chọn loại cây trồng có sự phối hợp màu sắc hài hoà, sinh động tạo nét đặc
trưng riêng cho khu vực và cho đô thị.
d) Đối với cảnh quan nhân tạo như ao, hồ, suối, tiểu cảnh, cây xanh, giả
sơn phải được thiết kế hợp lý, xây dựng phải đồng bộ, hài hòa cảnh quan, môi
trường và phù hợp với chức năng, đặc điểm vùng miền, tính chất của đô thị,
khu vực đô thị.
2.1.2.2 Quản lý cây xanh, công viên
Luật quy hoạch Đô thị năm 2009 đã ban hành như sau
a) Công viên, vườn hoa, cây xanh trong đô thị có giá trị về văn hoá, lịch
sử, cảnh quan tự nhiên, cảnh quan đô thị đã được cơ quan có thẩm quyền đưa
vào danh mục quản lý hoặc được xác định trong quy hoạch phải được giao cho
tổ chức, cá nhân quản lý.

10


b) Việc xây dựng công viên, vườn hoa, trồng cây xanh theo quy hoạch đô
thị phải đáp ứng các yêu cầu về sử dụng, mỹ quan, an toàn, môi trường đô thị;
không làm hư hỏng các công trình cơ sở hạ tầng trên mặt đất, trên không, dưới
mặt đất.

c) Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ công viên, vườn hoa, cây xanh,
mặt nước và các khu vực tự nhiên khác trong đô thị. Việc chặt, phá, di dời cây
xanh trong danh mục quản lý; san lấp, thay đổi địa hình các khu vực tự nhiên
phải được cơ quan quản lý có thẩm quyền cho phép.
2.1.2.3 Tiêu chuẩn đất cây xanh công viên đô thị
Đối với Cần Thơ là đô thị loại I với dân số năm 2010 đạt 1.197,1 ngàn
người thì tiêu chuẩn đất cây xanh công viên đạt 6-7,5 m2/người ngoài các
công viên thuộc khu ở cần có các công viên khu vực, công viên thành phố, các
công viên có chức năng riêng biệt như: công viên thiếu nhi, công viên thể
thao, vườn bách thú, bách thảo, công viên nước, ...
Công viên thể thao phải đảm bảo kích thước sân bãi theo tiêu chuẩn và
bố trí hợp lý hệ thống sân bãi tập. Cây xanh phải thoả mãn yêu cầu thông gió,
chống ồn, điều hoà không khí và ánh sáng, cải thiện tốt môi trường vi khí hậu
để đảm bảo nâng cao sức khoẻ vận động viên và người tham gia thể thao.
2.1.3 Chức năng, vai trò và lợi ích của công viên
2.1.3.1 Chức năng của công viên
Đối với công viên nói chung thì có rất nhiều chức năng, tùy thuộc vào
từng loại công viên mà có những chức năng cụ thể. Sau đây là một vài chức
năng của công viên
 Nơi tuyên truyền các hoạt động của dịa phương, thành phố, cung cấp
các kiến thức văn hóa, giáo dục cho người dân cũng như cung cấp thông tin
thời sự của khu vực, thông tin về các bản tin dự báo thời tiết qua đài phát
thanh.
 Có những khu vực yên tình để phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn, học
tập, nghiên cứu của người dân ở đô thị.
 Công viên với quãng trường rộng lớn là nơi diễn ra các hoạt động văn
hóa, nghệ thuật của Địa phương, Thành phố nhằm nâng cao chất lượng cuộc
sống của người dân và phụ vụ nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của họ.
 Khu trò chơi nhằm phục vụ cho nhu cầu vui chơi, giải trí theo từng
nhóm tuổi khác nhau. Có khu vực trò chơi thu phí và trò chơi công cộng để

đáp ứng nhu cầu của mọi người dân thuộc mọi tầng lớp trong xã hội.
 Khu thể dục, thể thao với những dụng cụ hỗ trợ khác nhau theo nhiều
độ tuổi, không gian rộng lớn sẽ thu hút các câu lạc bộ dưỡng sinh và các hoạt
động nhóm, ngoài ra hệ thống cây xanh và mật độ bao phủ cao giúp bầu không
khí trở nên thoáng mát hơn nhằm hỗ trợ người dân rèn luyện thể lực, nâng cao
sức khỏe.
 Khu phục vụ các dịch vụ ăn uống, mua sắm để thỏa mãn các nhu cầu
kèm theo người dân.

11


2.1.3.2 Vai trò của công viên
Công viên có một vai trò quan trọng đối với khuôn viên đô thị và cuộc
sống người dân trong xã hội.
 Bảo vệ môi trường, là “lá phổi xanh” của thành phố. Với diện tích cây
xanh cao giúp cung cấp thêm khí oxi,cản bụi, cản gió, điều hòa khí hậu làm
cho thành phố trở nên trong lành hơn. Chẳng những vậy cây xanh còn có tác
dụng làm trong lành hơn mạch nước ngầm.
 Là nơi sinh hoạt công cộng, gắn kết cộng đồng. Với những không gian
rộng lớn, mát mẽ sẽ thu hút người dân đến đây vui chơi, nghỉ ngơi, trò chuyện
và giao lưu với nhau nhiều hơn. Chẵng những vậy, với bầu không khí trong
lành, gần gũi với thiên nhiên con người dễ dàng cởi mở, hòa đồng và thân
thiện hơn.
 Cải thiện sức khỏe người dân về mặt thể chất lẫn tinh thần. Công viên
sẽ là nơi tập thể dục lí tưởng, là nơi lấy đi những căng thẳng mệt mỏi, giúp
mọi người có một cuộc sống tích cực hơn, yêu thiên nhiên và tham gia vào các
hoạt động có ích cho xã hội sẽ khiến tinh thần trở nên phấn chấn và hài hòa
hơn.
 Tạo ra những lợi ích kinh tế, xã hội,… trên nhiều phương diện cho cộng

đồng, các nhà đầu tư và người dân thành phố.
2.1.3.3 Lợi ích công viên mang lại
Tổng quan nghiên cứu về các lợi ích vườn hoa, công viên trong các
Thành phố, Lê Tố Lương (2010) đã tổng hợp và chỉ ra rằng công viên mang
lại nhiều lợi ích khác nhau trong xã hội bao gồm:
a) Nhóm lợi ích sinh thái
 Làm trong lành không khí: công viên thường có hệ thống cây xanh và
hồ nước. Vào những ngày nắng nóng, quá trình bốc hơi nước xảy ra sẽ làm
giảm nhiệt độ không khí xung quanh và cây xanh có tác dụng giữ ẩm, tạo bóng
mát giúp cho khí hậu mát mẻ hơn. Ngoài ra cây xanh còn có khả năng giữ bụi,
cản gió, giảm tiếng ồn, hấp thụ khí cacbonic và một số khí khác giúp cho bầu
không khí xung quanh trở nên trong lành.
 Giữ gìn đa dạng sinh học: Không gian xanh là nơi tập trung của hệ
động thực vật trong tự nhiên. Các công viên cây xanh, vườn hoa công viên,
công viên sinh thái, sở thú,… sẽ tạo ra một môi trường tốt để nơi bảo tồn,
chăm sóc nhiều giống cây khác nhau, loài thú quý hiếm, góp phần bảo vệ sự
đa dạng sinh học hiện nay.
 Cải tạo mạch nước ngầm: Bề mặt công viên được bao phủ bởi lớp thực
vật sẽ có tác dụng hấp thụ mạch nước tốt hơn mảnh đất trống hay bề mặt bao
phủ khác. Vì vậy các khuôn viên xanh có tác dụng hạn chế dòng chảy, điều
hòa mạch nước ngầm giúp cải thiện tình hình lũ lụt và hiện tượng xói mòn đất.

12


b) Lợi ích kinh tế
 Cung cấp việc làm: các công viên luôn đòi hỏi phải có những đội ngũ
làm nhiệm vụ như bảo vệ, dọn dẹp, vệ sinh,… đội ngũ quản lý và phục vụ
công viên nên đây là một môi trường cung cấp việc làm trực tiếp cho người
lao động, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho lao động từ đó ổn định kinh tế

gia đình cho họ, tránh được những tệ nạn xã hội.
 Hoạt động thương mại: không gian xanh đô thị, khuôn viên công viên
rộng lớn, khung cảnh hài hòa sẽ thu hút nhiều lượt người đến tham quan và là
thị trường béo bở cho các nhà đầu tư mở các dịch vụ ăn uống, buôn bán.
Chẳng những vậy đây còn là nơi hấp dẫn các du khách từ mọi nơi giúp tăng
doanh thu cho ngành du lịch.
 Tác động đến dịch vụ Bất động sản: một nghiên cứu tại Washington
(2006) cho thấy 2/3 dân cư tại các thành phố lớn chấp nhận trả giá cao hơn từ
10-25% cho một ngôi nhà nằm gần với công viên, vườn hoa, không gian
mở,… Xu hướng thân thiện với thiên nhiên, ngắm nhìn khung cảnh đẹp của
con người là lí do khiến công viên làm tăng cao giá bất động sản xung quanh
nó.
c) Lợi ích Xã hội
 Cải thiện sức khỏe cộng đồng: công viên là nơi giúp thư giản, nghỉ
ngơi, giảm căng thẳng mệt mỏi cho mọi người. Là nơi tập luyện thể dục thể
thao của mọi người dân. Một nghiên cứu của Tzoulas (2007) cho ta thấy
những người thường xuyên sử dụng công viên có tuổi thọ cao hơn, sức khỏe
tốt hơn và phục hồi sau căng thẳng nhanh hơn những người ít khi sử dụng
công viên.
 Gắn kết cộng đồng: công viên là nơi gặp gỡ, giao lưu bạn bè, gia đình.
Đây còn là nơi chào hỏi giữa hàng xóm, những lần tập thể dục chung khiến
cho mối quan hệ của mọi người dần được cải thiện và trở nên tốt đẹp hơn.
2.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.2.1 Tài liệu nước ngoài
(1) Nghiên cứu của Chiesura (2004) về “Vai trò của công viên đối với sự
phát triển bền vững thành phố” tại một công viên đô thị ở Armsterdam, Hà
Lan được thực hiện bằng cách phỏng vấn 467 du khách đến công viên, kết quả
cho thấy du khách đến đây để thư giãn chiếm tỉ lệ cao nhất, thoát khỏi những
khoảng không gian ngột ngạt ồn ào của đô thị. Nghiên cứu chỉ ra rằng, độ tuổi
khác nhau sẽ tham gia các hoạt động ở công viên là khác nhau như các hoạt

động thể dục và giao lưu bạn bè chủ yếu ở nhóm người trẻ tuổi, các hoạt động
vui chơi với trẻ em và tận hưởng thiên nhiên thường xảy ra với những người
trưởng thành và cao tuổi. Nghiên cứu cũng chỉ ra các giá trị mà công viên đô
thị mang lại cho người dân là sự giải trí sau những áp lực trong cuộc sống
hằng ngày ở đô thị và nâng cao các giá trị tinh thần của con người. Mục đích
của nghiên cứu là giải thích tầm quan trọng của thiên nhiên trong thành phố
với người dân và sự phát triển bền vững của thành phố.

13


(2) Tại Malaysia, Nawawi và Ali (2006) đã thực hiện một nghiên cứu về
“Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người sử dụng đối với công viên
thành phố” ở 2 công viên đô thị Kuala Lumpur City Center và Subang. Trong
nghiên cứu của mình, tác giả tiến hành phân tích thống kê mô tả, sử dụng kiểm
định và phân tích dữ liệu. Ngoài ra, bài nghiên cứu còn sử dụng các câu hỏi
mở, thang đo Likert để đo lường thái độ và sự hiểu biết của người dân, nhận
biết các nhu cầu và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng công viên
của người dân và du khách. Nghiên cứu khảo sát 116 du khách trên 18 tuổi
cho thấy 5 yếu tố sau có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng công viên của du
khách đó là: khả năng có thể tiếp cận công viên, nhận biết về khu vực địa lý,
các hoạt động trong công viên, môi trường thiên nhiên và bảo tồn công viên.
Nghiên cứu còn cho thấy các hoạt động chủ yếu của du khách ở công viên là
họp mặt gia đình và giao tiếp xã hội.
(3) Nghiên cứu của Mohamed và Othman (2009) về “Các yếu tố đẩy và
kéo: Xác định sự hài lòng của du khách với khu giải trí của thành phố” tại
công viên Kepong Metropolitan, Malaysia. Thực hiện phỏng vấn trực tiếp 181
du khách đã cho ra kết quả nghiên cứu như sau: các yếu tố đẩy có tác động
tích cực đến sự hài lòng của du khách khi tham gia vào công viên bao gồm:
nét mỹ quan, không gian mát mẻ, sự duy trì tốt và có tổ chức tại công viên

chẳng những vậy, các yếu tố tác động đến tinh thần như sự yên tĩnh, giảm
căng thẳng và gần gũi với thiên nhiên cũng làm gia tăng mức độ hài lòng của
du khách. Bên cạnh các mặt tích cực vẫn còn tồn tại các yếu tố kéo làm mất sự
hài lòng của du khách về môi trường tự nhiên là cảm giác không an toàn và
các cảnh vật trong công viên như: cảnh quan, thảm cỏ, cây bụi và lối đi vẫn
còn nhiều hạn chế.
(4) Một nghiên cứu định tính khác về “Các thuộc tính của công viên
thành phố kết hợp với việc sử dụng công viên và các hoạt động thể chất” tại
Canada của nhóm tác giả Gavin R.McCormack, MelanieRock, Ann
M.Toohey, DanicaHignell (2010). Sau khi tổng hợp 21 kết quả của các nghiên
cứu trước đó về môi trường công viên và việc sử dụng công viên, nhóm tác giả
đã tiến hành đánh giá các yếu tố quan trọng đến việc khuyến khích sử dụng
công viên và các hoạt động thể chất của người dân từ đó cho ra kết quả: các
yếu tố về thuộc tính công viên như môi trường xã hội, an toàn, nét thẫm mỹ,
sự tiện nghi và khả năng tiếp cận là các yếu tố có ảnh hưởng quan trọng.
Trong đó, yếu tố về khả năng tiếp cận, thuộc tính công viên và môi trường xã
hội có ảnh hưởng quan trọng nhất đến việc sử dụng công viên và các hoạt
động thể dục, thể chất của người dân.
(5)Tiếp tục phát triển đề tài, gần đây nhất nhóm tác giả McCorrmack và
cộng sự (2014) đã nghiên cứu về “Mô hình hoạt động thể chất tại công viên
trong các khu đô thị: một nghiên cứu trên nhiều công viên” tại 4 công viên
Taradale, Martindale, Tây Hillhurst, Meadowlark tại Canada đã chỉ ra rằng
Hoạt động phổ biến nhất tại công viên là đi bộ và dắt chó đi dạo, người dân
đến công viên nhiều nhất vào các buổi chiều tối dịp cuối tuần. Và tại đây số
lượng người dân đến để tập thể dục của người trưởng thành có tỉ lệ cao hơn
thanh thiếu niên và trẻ em, và tỉ lệ nam giới cũng cao hơn nữ giới. Dựa vào

14



đặc điểm nhân khẩu học để xây dựng một công viên phù hợp. Với những khu
dân cư tỉ lệ trẻ em cao cần xây dựng công viên với nhiều hoạt động vui chơi
giải trí, tiêu hao năng lượng, với các khu dân cư tỉ lệ nghười cao tuổi cao cần
xây dựng những công viên yên tĩnh với nhiều lối đi bộ, băng ghế đá, cây cỏ để
nghỉ ngơi.
2.2.2 Tài liệu trong nước
(1) Nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Trân (2012) về “Xác định mức giá
sẵn lòng chi trả cho không gian công cộng công viên thành phố Cần Thơ”.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là khái quát thực trạng hoạt động của công
viên, xác định và đánh giá mức độ sẵn lòng chi trả của người dân đối với việc
bảo vệ gìn giữ không gian văn hoá công cộng của công viên, phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận chi trả cho việc bảo vệ gìn giữ không
gian văn hoá công cộng của công viên. Đề ra một số giải pháp để quản lý, bảo
vệ và phát triển qui mô của công viên nhằm thu hút ngày càng đông đảo người
dân đến tham quan và vui chơi tại công viên, giúp cho công viên trở thành tâm
điểm của du khách trong nước cũng như ngoài nước. Tác giả sử dụng phương
pháp thống kê mô tả, đánh giá ngẫu nhiên để xác định mức sẵn lòng chi trả
của người dân và phương pháp hồi quy tuyến tính bội để phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả. Thông qua kết quả khảo sát 80 người, kết
quả nghiên cứu cho thấy: đa phần đáp viên được phỏng vấn là nam có độ tuổi
trong khoảng 20 đến 30 tuổi (trung bình là 27 tuổi) chưa kết hôn, với trình độ
học vấn là bậc cao đẳng và đại học trở lên và thu nhập bình quân của hộ gia
đình đáp viên là 6.687.000 đồng/tháng. Các yếu tố: mức giá được đề nghị và
hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và gìn giữ không gian công cộng công viên
là ảnh hưởng ngược chiều với việc sẵn lòng chi trả của người dân, các yếu tố
về thu nhập, độ tuổi và chất lượng của không gian công viên là ảnh hưởng
cùng chiều với việc sẵn lòng chi trả của người dân quận Ninh Kiều.
(2) Nghiên cứu khác của 2 tác giả Phạm Đức Nguyên và Trần Duy
Cương (2007) về “Khảo sát nhu cầu không gian vui chơi giải trí của nhân
viên văn phòng Hà Nội”. Mục tiêu chính của bài nghiên cứu là khảo sát nhu

cầu về sinh hoạt ngoại khóa vui chơi giải trí của nhân viên văn phòng tại Hà
Nội và các yếu tố tác động đến nhu cầu này nhằm xác định sự cần thiết của
không gian vui chơi giải trí cho nhân viên tại các văn phòng ở Hà Nội nâng
cao đời sống thể chất và tinh thần của nhân viên văn phòng, tiết kiệm thời gian
đi lại, giảm lưu lượng giao thông trên đường phố trong giờ cao điểm. Thông
qua kết quả khảo sát 171 nhân viên văn phòng, kết quả nghiên cứu cho thấy:
Hơn 50% lượng nhân viên văn phòng cho rằng không gian vui chơi giải trí
trong văn phòng là cần thiết và nhu cầu đó mạnh mẽ hơn ở những nhân viên
có đời sống phong phú, làm việc ở những văn phòng tốt.Trong đó phần lớn
cho rằng không gian vui chơi, rèn luyện thể lực là rất thích hợp trong bối cảnh
văn phòng hiện tại, kế đến là không gian mang tính nghỉ ngơi, trò chuyện
trong văn phòng. Các yếu tố tác động mạnh đến nhu cầu này bao gồm: yếu tố
khách quan mang tính đặc trưng cho công sở nơi làm việc (độ thích hợp mùa
hè, độ cách nhiệt, môi trường cảnh quan quanh nơi làm việc) và yếu tố cá nhân
(sở thích, thói quen sinh hoạt sau giờ làm).

15


×