Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Khảo sát biện pháp tu từ và phương tiện tu từ của đề dẫn trên báo thể thao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (522.49 KB, 49 trang )

Khảo sát biện pháp tu từ và phương tiện tu từ của đề dẫn trên báo Thể thao

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN

TRẦN NGỌC THUẤN

KHẢO SÁT BIỆN PHÁP TU TỪ VÀ PHƯƠNG
TIỆN TU TỪ CỦA ĐỀ DẪN TRÊN BÁO THỂ
THAO
Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ Văn

Cán bộ hướng dẫn: ThS. NGUYỄN THỊ THU THỦY

Cần Thơ, năm 2011

CBHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

Trang 1

SVTH: Trần Ngọc Thuấn


Khảo sát biện pháp tu từ và phương tiện tu từ của đề dẫn trên báo Thể thao

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài


Nghiên cứu một đề tài khoa học không phải là một vấn đề đơn giản. Giáo sư, tiến
sĩ, thạc sĩ và cả sinh viên sắp ra trường, ai cũng trải qua các công trình nghiên cứu.
Đối với sinh viên, lần đầu tiên nghiên cứu và thực hiện một đề tài khoa học quả thật
rất bỡ ngỡ. Biết bao lo lắng và suy tư đè nặng trong mỗi sinh viên chúng tôi: phải bắt
đầu từ đâu, làm thế nào, và làm sao để hoàn thành công trình nghiên cứu này?. Đó là
vấn đề mà tất cả sinh viên chúng tôi luôn hướng và nghĩ đến.
Việc lựa chọn đề tài nghiên cứu cũng là một vấn đề đối với sinh viên chúng tôi. Đề
tài được lựa chọn phải phù hợp với khả năng của mình, xu hướng của thời đại và thiết
thực thì mới thật sự hay và có ý nghĩa. Tôi đã chọn đề tài “Khảo sát biện pháp tu từ và
phương tiện tu từ của đề dẫn trên báo Thể thao” bởi một số lý do sau:
Thứ nhất, báo chí luôn có vai trò to lớn đối với sự phát triển của đất nước. Hầu hết
thông tin mới đều có thể xuất hiện trên báo chí. Từ xa xưa, con người đã biết tạo ra và
sử dụng báo chí một cách triệt để; xem đó là phương tiện để liên lạc và trao đổi thông
tin cho nhau. Ngày nay, có rất nhiều phương tiện thông tin: tivi, radio, internet, báo
chí, …trong đó báo chí được xem là phương tiện truyền tin nhanh, hiệu quả, tiện lợi
nhất. Báo chí đã đáp ứng nhiều yêu cầu mà con người đề ra. Báo chí là cầu nối các
thông tin lại gần với con người hơn. Bằng báo chí thế giới dường như thu nhỏ lại.
Thông tin báo chí đưa ra luôn phản ánh kịp thời các sự kiện nóng bỏng của thế giới.
Nhờ tố chất này – báo chí đã tạo được niềm tin vững chắc nơi độc giả.
Thứ hai, đối với tôi vấn đề “Khảo sát biện pháp tu từ và phương tiện tu từ của đề
dẫn trên báo Thể thao” là một đề tài mới lạ, hay, thú vị. Qua đề tài nghiên cứu tôi có
thể thử sức mình. Đề dẫn trên báo có hay hay không, phụ thuộc nhiều vào tài năng của
người viết báo. Ngoài việc lựa chọn và sử dụng từ ngữ cho hợp lí, người viết báo cần
phải chú trọng đến những tình tiết của thông tin, làm thế nào để độc giả có thể thỏa
mãn nhu cầu giải trí, đồng thời mang tính hấp dẫn. Và việc sử dụng các biện pháp tu

CBHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

Trang 2


SVTH: Trần Ngọc Thuấn


Khảo sát biện pháp tu từ và phương tiện tu từ của đề dẫn trên báo Thể thao
từ trên đề dẫn là một cách thức để thực hiện điều đó. Tuy nhiên để có một đề dẫn hay,
hấp dẫn, không là một chuyện dễ.
Thứ ba, thể thao luôn là vấn đề được công chúng chú ý nhiều nhất hiện nay. Và
báo Thể thao cũng vậy. Ngoài bề dày lịch sử của nó, báo Thể thao luôn được độc giả
“săn đón” 24/24 với niềm tin và niềm đam mê bất tận dành cho môn thể thao “vua”
của thế giới hiện nay.
Tất cả những lí do trên đã làm nên động lực thúc đẩy tôi thực hiện đề tài này. Hy
vọng sau khi hoàn thành công trình nghiên cứu, tôi sẽ được học hỏi và trau dồi nhiều
hơn những kiến thức về ngôn ngữ nói chung và ngôn ngữ trên báo chí nói riêng.

2. Lịch sử vấn đề
Đề tài “Khảo sát biện pháp tu từ và phương tiện tu từ của đề dẫn trên báo Thể
thao” là một đề tài thuộc lĩnh vực nghiên cứu của báo chí, tuy nhiên liên quan đến
phạm vi ngôn ngữ, cụ thể là các biện pháp tu từ tiếng Việt. Vấn đề nghiên cứu biện
pháp tu từ tiếng Việt và đề dẫn trên Báo chí khá nhiều, còn việc nghiên cứu kết hợp
giữa hai vấn đề với nhau thì hạn chế. Điều này đã gây khó khăn ít nhiều đến việc
nghiên cứu của chúng tôi.
Trong giáo trình “Phong cách học tiếng Việt” do Đinh Trọng Lạc (chủ biên) có đề
cấp đến phong cách báo chí - công luận. Ở công trình này, tác giả đã cung cấp khái
quát về chức năng, đặc điểm và đặc trưng của ngôn ngữ: từ ngữ, cú pháp, kết cấu,
…Chương IV, ông đã trình bày về các phương tiện tu từ và biện pháp tu từ, đồng thời
đưa ra các kiểu câu giàu màu sắc phong cách.
Quyển “Phong cách học và các chức năng tiếng Việt” của Hữu Đạt cũng đề cập
đến phong cách báo chí. Tác giả đã giới thiệu khá cụ thể về đặc điểm và chức năng
ngôn ngữ của phong cách này: chức năng thông tin, chức năng hướng dẫn dư luận,…
Tác giả đã dành phần IV cho các biện pháp tu từ - phương tiện tu từ và giá trị của từng

phong cách.

CBHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

Trang 3

SVTH: Trần Ngọc Thuấn


Khảo sát biện pháp tu từ và phương tiện tu từ của đề dẫn trên báo Thể thao
Quyển “Hướng dẫn cách biên tập” của Michel Voirol do Nguyễn Thu Ngân dịch
cũng đề cập sơ lược về nội dung chủ yếu của bài báo. Trong đó, có vấn đề vai trò và
đặc điểm của phong cách báo chí. Ở công trình này, tác giả trình bày một cách sơ lược
về đề dẫn.
Giáo trình “Ngôn ngữ báo chí – Những vấn đề cơ bản” của GS.TS. Nguyễn Đức
Dân cũng là đề tài nghiên cứu về Ngôn ngữ báo chí. Đây là công trình khá sâu sắc, bổ
ích cho việc nghiên cứu về đề dẫn. Trong đó, đề cập đến khái niệm, mục đích, nội
dung, hình thức, vị trí và phân loại đề dẫn.
Quyển “Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt” của Cù Đình Tú là một
công trình khá sâu sắc về biện pháp tu từ và phương tiện tu từ tiếng Việt. Tác giả đã
khái quát hóa các biện pháp tu từ tiếng Việt theo hệ thống nhất định.
Giáo trình “Phong cách học tiếng Việt” của TS. Nguyễn Văn Nở đề cập sơ lược đến
phong cách phong tấn: khái niệm, chức năng, đặc trưng và đặc điểm về ngôn ngữ.
Ngoài ra, tác giả còn đề cập đến các biện pháp tu từ - phương tiện tu từ tiếng Việt khá
sâu sắc.
Quyển “99 phương tiền và biện pháp tu từ tiếng Việt” của Đinh Trọng Lạc
trình bày về hệ thống phương thức tu từ và biện pháp tu từ. Đây cũng là tài liệu bổ ích
hỗ trợ cho đề tài này.
Các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu về Ngôn ngữ báo chí, đề
dẫn và biện pháp tu từ tiếng Việt đã trang bị cho chúng tôi những kiến thức nền tảng

để trên cơ sở đó, có thể giải quyết những vấn đề cụ thể về biện pháp nghệ thuật của đề
dẫn trên báo.

3. Mục đích nghiên cứu
Đề dẫn được xem là trọng tâm của nội dung văn bản, để làm hay thêm cho đề dẫn
thì người viết báo cần phải sử dụng hệ thống các biện pháp tu từ tiếng Việt một cách
hợp lí và chính xác.

CBHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

Trang 4

SVTH: Trần Ngọc Thuấn


Khảo sát biện pháp tu từ và phương tiện tu từ của đề dẫn trên báo Thể thao
Mục đích nghiên cứu của đề tài là giúp người đọc và người nghiên cứu thấy rõ tầm
quan trọng của biện pháp tu từ - phương tiện tu từ tiếng Việt trên đề dẫn các báo.
Ngoài ra, việc nghiên cứu còn giúp chúng tôi củng cố lại kiến thức đã học ở nhà
trường, đồng thời bổ sung thêm kiến thức mới về ngôn ngữ và báo chí.

4. Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài “Khảo sát biện pháp tu từ và phương tiện tu từ của đề dẫn trên báo Thể
thao”, chúng tôi tập trung nghiên cứu một số biện pháp tu từ - phương tiện tu từ của
đề dẫn trên báo Thể thao. Cụ thể thống kê và khảo sát các biện pháp tu từ - phương
tiện tu từ trên đề dẫn trong khoảng 40 số báo Thể thao hàng ngày (từ số 3816 –
02.11.2010 đến số 3899 – 24.01.2011) không liên tục trong năm 2010 – 2011.
Trên cơ sở đó, chúng tôi phân tích nội dung, nghệ thuật của biện pháp tu từ của đề
dẫn trong ngữ cảnh cụ thể. Qua đó, giúp thấy được giá trị sử dụng của chúng trong
phong cách thông tấn.


5. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi tìm một số tài liệu, sách nghiên cứu có liên quan đến Ngôn ngữ báo chí,
đề dẫn, biện pháp tu từ - phương tiện tu từ tiếng Việt để định hướng cho việc nghiên
cứu “Khảo sát biện pháp tu từ và phương tiện tu từ của đề dẫn trên báo Thể thao”.
Đồng thời dựa vào những nghiên cứu có sẵn để làm cơ sở cho đề tài nghiên cứu.
Tổng hợp khoảng 40 số báo Thể thao hàng ngày (từ số 3816 – 02.11.2010 đến số
3899 – 24.01.2011) không liên tục và thống kê các biện pháp tu từ - phương tiện tu từ
mà người viết báo sử dụng trên đề dẫn.
Giải thích các biện pháp tu từ - phương tiện tu từ tiếng Việt được sử dụng trên đề
dẫn. Đồng thời, sử dụng một số phương pháp: phân tích, tổng hợp, liệt kê, …và đúc
kết lại vấn đề.

CBHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

Trang 5

SVTH: Trần Ngọc Thuấn


Khảo sát biện pháp tu từ và phương tiện tu từ của đề dẫn trên báo Thể thao

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Phong cách Ngôn ngữ báo chí
1.1.1 Khái niệm
Có nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều khái niệm về phong cách Ngôn ngữ
báo chí:
Theo Nguyễn Đức Dân “Trong ngôn ngữ luôn tồn tại nhiều kiểu loại văn bản
khác nhau. Mỗi kiểu loại có chức năng, mục đích, nội dung, đối tượng, hoàn cảnh

giao tiếp khác nhau. Những nhân tố giao tiếp ấy sẽ tạo ra đặc điểm quy định phong
cách của từng kiểu loại văn bản, từ đó chúng ta có phong cách khoa học, phong cách
hành chính, …Và phong cách ngôn ngữ báo chí không nằm ngoài quy luật ấy. Văn
bản báo chí thuộc một thể loại phong cách riêng: phong cách ngôn ngữ truyền thông
đại chúng” [2; 32]
Theo Đinh Trọng Lac: “Phong cách báo là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng
lớp văn bản trong đó thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực báo.
Nói cụ thể hơn, đó là vai trò của nhà báo, người đưa tin, người cổ động, người quảng
cáo, người đọc, …tất cả những ai tham gia vào hoạt động thông tin của xã hội về tất
cả các vấn đề thời sự” [5; 74]
Theo Hữu Đạt “Phong cách báo chí là phong cách chức năng được sử dụng
hằng ngày trên các báo, tập chí ấn hành cho đông đảo bạn đọc” [3; 161]
Theo Nguyễn Văn Nở “Phong cách ngôn ngữ báo chí là kiểu diễn đạt được
dùng trong lĩnh vực thông tin của xã hội về tất cả những vấn đề thời sự” [7; 32]
Như vậy, phong cách ngôn ngữ báo chí là khuôn mẫu để tạo ra các loại văn bản
trong đó có sự tham gia của người giao tiếp trong lĩnh vực báo chí.

CBHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

Trang 6

SVTH: Trần Ngọc Thuấn


Khảo sát biện pháp tu từ và phương tiện tu từ của đề dẫn trên báo Thể thao

1.1.2 Chức năng của báo chí
Báo chí là một loại văn bản thuộc phong cách báo chí. Báo chí có các
chức năng:
1.1.2.1


Thông báo

Giao tiếp là nhu cầu cần thiết và quan trọng đối với đời sống con người. Nhờ
hoạt động giao tiếp mà con người có thể trao đổi thông tin cho nhau nhiều lĩnh vực
của đời sống và xã hội. Chính vì thế mà báo chí ra đời để đáp ứng nhu cầu thông tin
của con người. Qua báo chí, người ta tiếp cận được những vấn đề mà mình quan tâm
và cần biết đến. Báo chí thông báo cho mọi người biết được những thông tin mới mỗi
ngày về vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội, ….
Để thực hiện được những yêu cầu trên thì người viết báo phải đảm bảo tính
khách quan của sự việc một cách trung thực, làm thế người đọc mới cảm nhận, đánh
giá được chính xác nhất.

1.1.2.2 Tác động
Hầu hết mọi vấn đề của cuộc sống đều được phản ánh qua báo chí. Tuy nhiên
phản ánh không chỉ phản ánh. Thông qua phản ánh, nhà báo hướng đến mục đích tác
động đến người đọc. Cụ thể làm cho họ nhận thức được vấn đề mà nhà báo muốn gửi
gắm.

1.1.2.3 Thuyết phục
Chức năng thông báo và tác động có liên quan chặt chẽ đến chức năng thuyết
phục. Từ chỗ nhìn thấy được, nắm bắt được sự kiện, người đọc hiểu được, nhận thức
được, từ đó tin theo và làm theo. Hành động này được thực hiện một cách tự giác, tự
nguyện. Do đó, để thực hiện được chức năng thuyết phục thì người viết báo cần phải
viết chính xác về nội dung thông tin, từ ngữ, cấu trức và hình thức trình bày.

CBHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

Trang 7


SVTH: Trần Ngọc Thuấn


Khảo sát biện pháp tu từ và phương tiện tu từ của đề dẫn trên báo Thể thao

1.1.3 Vai trò
Báo chí có vai trò rất quan trọng trong việc giám sát và quản lí xã hội. Nó là tiếng
nói đại diện cho quần chúng, là tiếng nói chung của cả cộng đồng. Nó phát hiện, răn
đe, ngăn chặn những biểu hiện sai trái tác động tiêu cực đến xã hội; đồng thời biểu
dương những yếu tố tích cực đáng được ca ngợi.
Ngoài ra, báo chí giữ vai trò khá quan trọng đối với ngôn ngữ của dân tộc. Báo
chí được xem chuẩn mục để chỉnh sửa những lỗi về cách dùng từ, đặt câu, chính tả,
…Chính vì thế, báo chí góp phần nâng cao trình độ dân trí cho đất nước.

1.1.4 Đặc trưng
Mỗi thể loại văn bản có những chức năng, mục đích, nội dung, đối tượng khác
nhau nên dẫn đến đặc trưng cũng khác nhau. Do đặc thù của báo chí là cung cấp tin
tức, phản ánh kịp thời các sự kiện của xã hội, nên phong cách ngôn ngữ báo chí phải
đảm bảo được các đặc trưng như sau:

1.1.4.1 Tính chiến đấu
Báo chí được xem là công cụ đấu tranh chính trị của một nhà nước, đảng phái,
tổ chức, cơ quan hay đoàn thể. Chính vì thế mà việc đưa tin phải phục vụ cho nhiêm
vụ đưa tin đó. Chiến đấu ở đây chính là sự đấu tranh giành quyền bình đẳng và hợp
pháp. Và tính chiến đấu là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình ổn định và phát
triển của xã hội. Đó là cuộc đấu tranh giữa tư tưởng tiến bộ - lạc hậu, tích cực – tiêu
cực, …

1.1.4.2 Tính hấp dẫn
Những tin tức luôn gây ra sự chú ý cho độc giả là những tin tức hấp dẫn. Những

sự việc, sự kiện quan trọng, nổi bật, …luôn khiêu gợi sự hứng thú cho người đọc, thì
tờ báo đó sẽ tạo nên tính hấp dẫn. Tính hấp dẫn được coi là yếu tố quan trọng và quyết
định đến sự sinh tồn của một tờ báo. Muốn đạt được vậy cần phải chú ý đến hình thức
và nội dung:
CBHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

Trang 8

SVTH: Trần Ngọc Thuấn


Khảo sát biện pháp tu từ và phương tiện tu từ của đề dẫn trên báo Thể thao
+ Hình thức: ngôn ngữ được sử dụng phải có sức thu hút, lôi cuốn người đọc
bằng những hình ảnh, màu sắc, tiêu đề “gây sốc” và ấn tượng.
+ Nội dung: thông tin nóng bỏng, mới lạ, đa dạng, chính xác và phong phú.
Nguyên lý của tính hấp dẫn: Sự hấp dẫn của báo chí được thể hiện theo hai
ngyên lý của đưòng tròn đồng tâm:
(1) Vòng tròn đồng tâm về khoảng cách: Những thông tin có liên quan đến
mình thì đáng quan tâm nhất.
Tôi (tâm điểm) - gia đình - làng xã (bạn bè, hàng xóm) - thiên hạ
Vd: Tăng lương (công nhân viên chức).
(2) Vòng tròn đồng tâm về tầm quan trọng của thông tin - độ lớn (tầm cỡ) của
thông tin.
Cùng một sự kiện, sự việc nhưng tầm cỡ, kích cỡ khác nhau dẫn đến việc người
ta quan tâm nhiều hay ít.
+ Kích cỡ sự việc (ví dụ: nhân vật tiếng tăm bị tai nạn giao thông, đi bệnh viện
hoặc có người tử vong).
+ Thời gian: xảy ra mới đây hay đã lâu.

1.1.4.3 Tính thời sự

Với xã hội phát triển như ngày nay thì việc tiếp nhận và trao đổi thông tin của
con người ngày càng cần thiết hơn. Vì thế, báo chí cần đáp ứng những nhu cầu ấy một
cách nhanh chóng và nóng bỏng các sự việc được công chúng quan tâm.
Tính thời sự của báo chí là những sự kiện xảy ra trong ngày, những tin tức
“nóng hổi” làm xôn xao dư luận. Báo chí được xem là phương tiện phản ánh các sự
việc của đời sống xã hội. Chính vì vậy, báo chí phải nhanh chóng cập nhật thông tin
đang xảy ra và cung cấp kịp thời cho độc giả những vấn đề trong nước, hoặc một địa
phương nào đó.
CBHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

Trang 9

SVTH: Trần Ngọc Thuấn


Khảo sát biện pháp tu từ và phương tiện tu từ của đề dẫn trên báo Thể thao

1.1.4.4 Tính trung thực
Đối với một bài báo cần phải cung cấp thông tin chính xác và khách quan. Cho
nên, người viết báo cần phải trung thực với những sự việc, sự kiện quan trong một
cách tuyệt đối.
Sự thiếu trung thực của người viết báo có thể ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến cơ
quan, đoàn thể như: làm thiếu lòng tin ở các cơ quan, đoàn thể và làm cho độc giả
không tin tưởng vào tờ báo đó nữa.

1.1.5 Đặc điểm ngôn ngữ của phong cách báo chí
Ngôn ngữ của phong cách báo chí khác với các phong cách ngôn ngữ khác về
phương diện từ ngữ và nội dung. Phong cách ngôn ngữ báo chí thường viết về những
sự kiện và có thể dẫn trực tiếp vào bài báo những lời nói của các nhân vật được phỏng
vấn một cách khách quan.

Ví dụ:
Carl Doran, người phụ trách việc bình chọn và trao giải Nhân vật thể thao của
năm của hãng thông tấn BBC nói: “Cậu ấy hoàn toàn xứng đáng nhận giải Thành tự
trọn đời vì những David đã đóng góp cho nền thể thao nước Anh trong suốt hơn một
thập kỷ trở lại đây”.
(Báo Thể thao, 19.12.2010)

1.1.5.1 Từ ngữ
Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng. Do vậy, từ ngữ được dùng trong
phong cách ngôn ngữ báo chí trước hết phải là từ ngữ toàn dân, có tính thông dụng
cao. Tuy nhiên, ở mỗi thể loại có sự thể hiện khác nhau:
Từ ngữ trong các bài tin về lĩnh vực chính trị phần lớn là lớp từ ngữ chuyên
dùng trong các hoạt động của bộ máy Nhà nước và các đoàn thể.
Ví dụ:
CBHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

Trang 10

SVTH: Trần Ngọc Thuấn


Khảo sát biện pháp tu từ và phương tiện tu từ của đề dẫn trên báo Thể thao
“Cũng vào sáng nay 17-5, tại TP Vinh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND. Ủy ban MTTQ
tỉnh Nghệ An tổ chức lễ kỉ niệm 119 năm ngày sinh Chủ tich Hồ Chí Minh, 40 năm
thực hiện bức thư cuối cùng của Bác Hồ gửi Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ
An…”
(Thanh niên, 19.5.2009)
Từ có các mẫu quảng cáo thường dùng là tên các mẫu hàng hóa, các địa danh,
nhân danh và các tính từ phẩm chất.
Ví dụ:

SYM Mini Truck Tài 880 được thiết kế nhỏ gọn với động cơ 1.3L & và công
suất cực đại 92 mã lực. Khả năng tải trọng 880kg, thùng chở hàng rộng, giúp tăng
không gian sử dụng và hiệu quả kinh tế.
(Tuổi trẻ, 06.6.2009)
Từ ngữ các bài phỏng vấn, phóng sự thì thường là những từ ngữ chuyên dùng
trong lĩnh vực được tiến hành phỏng vấn và phóng sự.
Ví dụ:
Trên thực tế, đi tập huấn mùa Đông ở nước ngoài là ý tưởng của José Anigo.
“Đây luôn là một cách chuẩn bị thú vị, bởi nó cho phép các cầu thủ hồi phục lại
phong độ và tâm lí mà không bị nhiều sức ép”, Giám đốc thể thao của OM giải thích,
“Chúng tôi luôn xuất sắc trong giai đoạn nước rút. Điều đó đã nằm trong AND của
chúng tôi”
(Báo Thể thao, 05.01.2011)
Bên cạnh đó, từ ngữ được dùng trong phong cách này thường mang màu sắc
biểu cảm, có xu hướng đi tìm cái mới trong ý nghĩa của từ. Điều này bộc lộ khả năng
tìm tòi, phát hiện những năng lực tiềm tàng ẩn chứa trong từ hoặc trong cách kết hợp
mới mẻ có tính năng dễ đi và lòng người: hội chứng chiến tranh vùng Vịnh, quả bom
dân số, chiến tranh lạnh, bùng nổ thông tin, …
CBHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

Trang 11

SVTH: Trần Ngọc Thuấn


Khảo sát biện pháp tu từ và phương tiện tu từ của đề dẫn trên báo Thể thao
Kết hợp cả những từ mang màu sắc trang trọng như: thiện chí hòa bình, xu thế
đối ngoại, tăng cường đoàn kết, …lẫn những từ có thái độ bình giá phủ định như: chủ
bài, trả đũa, tiếp tay, …
Sử dụng những từ ngữ chuyên dùng trong phong cách này, đó là những từ ngữ

chuyên ngành báo chí như: biên tập viên, phát thanh viên, công tác viên, bạn đọc, bạn
nghe đài, …
Ngoài ra, để cho việc thông tin và tiếp nhận thông tin được nhanh gọn ở phong
cách ngôn ngữ báo chí còn xuất hiện rất nhiều những cách viết tắt như: mô hình
V.A.C, CBCNV, CLB bóng đá, Tổ chức F.A.O, W.H.O, …

1.1.5.2 Cú pháp
Phong cách ngôn ngữ báo chí thường lặp đi lặp lại một số kiểu cấu trúc cú pháp
nhất định. Trong đó quảng cáo thường sử dụng những câu đơn; đưa tin thường sử
dụng nhiều câu ghép hoặc câu đơn có cấu trúc phức tạp; bài phỏng vấn phóng sự thì
tùy từng lĩnh vực nó đi sâu mà cấu trúc cú pháp có thể đơn giản hay phức tạp, nhưng
thường là hay sử dụng nhiều câu ghép và câu phức tạp.
Ví dụ:
“Theo Kyodo, trong cuộc họp ngay sau khi kết thúc Hội nghị thượng đỉnh G-8 ở
Okinawa ngày 23-7, Tổng thống Nga Vlađimia Putin và Thử tướng Nhật Bản Yoshiro
Mori đã thỏa thuận rằng ông Putin sẽ đi thăm Nhật Bản từ ngày 3 đến 5-9 để có các
cuộc hội đàm về kế hoạch kí kết một hiệp ước hòa bình song phương. Nga và Nhật đã
thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1956 nhưng chưa kí hiệp ước hoài bình vì còn
bất đồng về chủ quyền quần đảo Kurin”
(Báo Tuổi trẻ)
Trong các bài điều tra, tiểu phẩm, …những cấu trúc câu khẩu ngữ, câu trong
phong cách văn chương như: câu hỏi, câu cảm thán, câu chuyển đổi tình thái, câu tỉnh
lược, câu đảo trật tự các thành phần cú pháp cũng được khai thác sử dụng nhằm thực
hiện chức năng riêng của mỗi thể loại.
CBHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

Trang 12

SVTH: Trần Ngọc Thuấn



Khảo sát biện pháp tu từ và phương tiện tu từ của đề dẫn trên báo Thể thao

1.2 Đề dẫn
1.2.1 Khái niệm
Nhìn chung đến nay, các công trình nghiên cứu về đề dẫn còn khiêm tốn. Chỉ có
các công trình nghiên cứu về Ngôn ngữ Báo chí đề cập sơ lược về đề dẫn. Chính vì
chưa được khai thác nhiều nên khái niệm về đề dẫn chưa thật sự thống nhất.
Trong quyển “Những vấn đề cơ bản về báo chí”, Nguyễn Đức Dân đã đưa ra khái
niệm về đề dẫn: cấu trúc thông tin của một bài báo được xây dựng theo “hình tháp
ngược”, nghĩa là những thông tin quan trọng được đưa lên đầu. Lời đề dẫn, cũng
thường gọi là sapô (P: chapeau) là phần tham gia vào cấu trúc đó. Trong cấu trúc
này, đề dẫn thường đặt sau tiêu đề, trên phần mở đầu của bài báo. [2; 123]. Theo
chúng tôi, chưa thật sự đầy đủ và chính xác, bởi vì đề dẫn vốn không theo một cấu
trúc nào cả, chỉ có nội dung bài báo mới theo một mô hình nhất định. Vì vậy, nếu nói
đề dẫn là phần quan trọng tham gia vào cấu trúc đó (hình tháp ngược) thì đây chỉ là
một cách để tạo nên đề dẫn.
Theo Michiel Voirol trong quyển “Hướng dẫn cách biên tập” do Nguyễn Thu
Ngân dịch, thì lại cho rằng một bài báo, ngoài nội dung chính và tít báo còn có một
phần nội dung tóm tắt chủ yếu. Chúng thường được đóng khung hay được trình bày
trên một nền riêng biệt. Theo tác giả, phần tóm tắt này “sẽ cho độc giả những thông
tin được phát triển sau đó trong bài báo. Phần tóm tắt này nhằm kích thích độc giả”
[9; 28]. Chúng tôi cho rằng cách hiểu này chưa thật sự chính xác. Bởi vì, đề dẫn
không phải là phần tóm tắt nội dung bài báo, nếu đề dẫn là phần tóm tắt nội dung thì
độc giả chỉ cần đọc đề dẫn mà không cần phải đọc hết bài báo để nắm bắt được thông
tin.
Qua việc tổng hợp các ý kiến trên, chúng tôi cho rằng đề dẫn là một bộ phận của
bài báo đưa thông tin nội dung quan trọng của vấn đề, hoặc dẫn dắt, kích thích người
đọc, đôi khi đó là lời bình luận, đánh giá, …của người viết. Tùy theo thể loại báo và
mục đích của vấn đề mà người viết báo có thể tạo ra nhiều đề dẫn khác nhau và được


CBHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

Trang 13

SVTH: Trần Ngọc Thuấn


Khảo sát biện pháp tu từ và phương tiện tu từ của đề dẫn trên báo Thể thao
làm nổi bật với nhiều hình thức khác nhau như: in đậm, trong khung kẻ, trên nền màu,
…Đề dẫn đóng vai trò hấp dẫn, kích thích,…gây hứng thú cho người đọc.

1.2.2 Đặc điểm
1.2.2.1

Hình thức

Vị trí: Đề dẫn trên báo Thể thao hằng ngày thường được đặt dưới tiêu đề, bên
trái – phải, bên trên – dưới, nằm lồng vào hình ảnh minh họa, …Điều này tùy thuộc
vào người viết báo và không gian của bài báo. Tránh tình trạng đặt đề dẫn ngay cả trên
tiêu đề, vì nó dễ bị xem như là nhập đề và thiếu thẩm mỹ.
Kiểu chữ: Đề dẫn thường dùng kiểu chữ in nghiêng, in đậm, in hoa, có khi kiểu
chữ giống nội dung bài báo nhưng lớn hơn 1 hoặc 2 size. Ngoài ra đề dẫn có khi được
đóng khung để làm tăng thêm tính hấp dẫn và thẩm mỹ cho bài báo.
Màu sắc: Màu sắc trên đề dẫn khá phong phú, nhưng đối với báo Thể thao hàng
ngày thì chủ yếu sử dụng màu đen kết hợp: in đậm, in nghiêng, ....
Dung lượng: Đề dẫn là những văn bản ngắn, chỉ 1, 2 hoặc 3 câu, không chiếm
quá 1/10 số lượng của toàn bài báo. Thường sử dụng những câu văn súc tích, giàu
hình ảnh,…Nếu đề dẫn quá dài sẽ gây ra cho người đọc có cảm giác nhàm chán.


1.2.2.2

Ngôn ngữ

Tính hấp dẫn: Đây là điều kiện quan trọng nhất của một bài báo nói chung và đề
dẫn nói riêng. Để một bài báo được sự chú ý và cuốn hút người đọc thì bài báo ấy phải
hấp dẫn. Tâm lí chung của độc giả khi đọc một bài báo, ngoài tiêu đề ra, thì đề dẫn
phải bao hàm được ngụ ý của bài báo. Chính vì thế, người viết cần làm thế nào để tăng
thêm tính hấp dẫn, phải gây được ấn tượng và cảm xúc cho người đọc.
Tính cô đúc, ngắn gọn: nếu như xem tính hấp dẫn là điều kiện cần, thì cô đúc-súc
tích được xem là điều kiện đủ cho toàn bài báo. Điều kiện đủ, chính là cách sử dụng
câu văn, từ ngữ, …sao cho súc tích, ngắn gọn, dễ hiểu.

CBHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

Trang 14

SVTH: Trần Ngọc Thuấn


Khảo sát biện pháp tu từ và phương tiện tu từ của đề dẫn trên báo Thể thao
Ngoài ra, còn nhiều yếu tố khác để làm nên tính chỉnh thể của đề dẫn: đơn giản, dễ
hiểu, giàu hình ảnh. Nếu như người viết báo vận dụng thành công tất cả những yếu tố
này, thì chắn chắc bài báo ấy sẽ được lòng của độc giả.

1.3 Khái niệm phương tiện tu từ và biện pháp tu từ tiếng Việt
Theo Đinh Trọng Lạc trong Phong cách học tiếng Việt cho rằng:
Phương tiện tu từ là những phương tiện ngôn ngữ mà ngoài ý nghĩa cơ bản (ý
nghĩa sự vật – logic) ra, chúng còn có ý nghĩa bổ sung, còn có màu sắc tu từ.
Biện pháp tu từ là những cách phối hợp sử dụng một cách khéo léo trong hoạt

động lời nói các phương tiện ngôn ngữ (không kể là trung hòa hay diễn đạt) để tạo
ra tu từ.
Xưa nay, đã có nhiều sự nhằm lẫn hai phương diện này. Đinh Trọng Lạc đã đưa
ra cách hiểu của mình nhằm minh xác về phương tiện tu từ và biện pháp tu từ tiếng
Việt.

1.4 Tu từ ngữ nghĩa và tu từ cú pháp
Tu từ ngữ nghĩa và tu từ cú pháp là hai phương diện của tu từ học tiếng Việt –
bộ phận thứ hai của phong cách học. Ở hai phương diện này đều có biện pháp tu từ
và phương tiện tu từ, tuy nhiên chính vẫn chưa được xác định rõ ràng, phân loại chặt
chẽ và miêu tả đầy đủ trong phong cách học tiếng Việt. Có nhiều ý kiến khác nhau
về sự phân chia. Song, chúng tôi nhận thấy cách phân chia của Đinh Trọng Lạc trong
phong cách học tiếng Việt khá cụ thể về tu từ ngữ nghĩa và tu từ cú pháp.

1.4.1 Tu từ ngữ nghĩa
1.4.1.1 Các phương tiện từ ngữ ngữ nghĩa
Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu về các phương tiện tu từ ngữ nghĩa. Đó là những
tên gọi thứ hai mang màu sắc tu từ.

CBHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

Trang 15

SVTH: Trần Ngọc Thuấn


Khảo sát biện pháp tu từ và phương tiện tu từ của đề dẫn trên báo Thể thao

Ví dụ:
Nhan đề của bài thơ Hoa ngày thường Chim báo bão của Chế Lan Viên là phương

tiện tu từ ngữ nghĩa (ẩn dụ tu từ), tức là tên gọi thứ hai bằng hình tượng: những gì tươi
đẹp đáng yêu của cuộc sống bình thường hàng ngày (Hoa ngày thường) và dấu hiệu
cuộc bão táp dữ dội (Chim báo bão).
Căn cứ vào loại hình ảnh được sử dụng, phương tiện tu từ ngữ nghĩa được chia ra
làm 2 nhóm:
(a) Nhóm phương tiện tu từ dùng hình ảnh về lượng gồm: phóng đại, nói giảm, thu
nhỏ.
(b) Nhóm phương tiện tu từ dùng hình ảnh về chất gồm: ẩn dụ, nhân hóa, phúng
dụ, hoán dụ, tượng trưng, dẫn ngữ - tập kiều.

1.4.1.2 Các biện pháp tu từ ngữ nghĩa
Tiếng Việt là một thứ tiếng có nhiều biện pháp tu từ ngữ nghĩa. Đó là những
cách kết hợp có hiệu quả các đơn vị từ vựng thuộc một cấp độ trong phạm vi của
một đơn vị khác thuộc bậc cao hơn. Căn cứ vào loại hình ảnh được kết hợp, có thể
chia các biện pháp tu từ ngữ nghĩa làm 3 nhóm:
(a) Nhóm biện pháp tu từ kết hợp các hình ảnh tương đồng gồm: so sánh, đồng
nghĩa.
(b) Nhóm biện pháp tu từ kết hợp các hình ảnh đối lập: tương phản, nghịch dụ, đột
giáng.
(c) Nhóm biện pháp tu từ kết hợp các hình ảnh không ngang bằng: ngoa dụ, nói
giảm, chơi chữ, nói lái.

1.4.2 Tu từ cú pháp
1.4.2.1 Các phương tiện tu từ cú pháp
Những kiểu câu mang màu sắc tự do được cải biến từ kiểu cơ bản (C-V). Căn cứ
vào 3 phương thức cải biến (rút gọn, đảo trật tự, mở rộng) mà các phương tiện tu từ
được chia làm 3 nhóm:
CBHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

Trang 16


SVTH: Trần Ngọc Thuấn


Khảo sát biện pháp tu từ và phương tiện tu từ của đề dẫn trên báo Thể thao
(a) Nhóm phương tiện tu từ cú pháp rút gọn thành phần: câu tỉnh lược, phép lặng,
câu đặc biệt.
(b) Nhóm phương tiện tu từ cú pháp mở rộng: điệp ngữ, liệt kê, lặp cú pháp, lặp
liên từ, biến thể xen lẫn thêm tiểu từ, đề ngữ, giải ngữ.
(c) Nhóm phương tiện tu từ cú pháp đảo trật tự: đảo ngữ, phân cách, biệt lập.

1.4.2.2 Các biện pháp tu từ cú pháp
Những kiểu phối hợp sử dụng các kiểu câu để đạt hiệu quả tu từ trong phạm vi
của một đơn vị thuộc bậc cao hơn. Căn cứ vào tính chất của mối quan hệ giữa các kiểu
câu vào các phương thức chuyển đổi ý nghĩa của các kiểu câu và vào tính chất của
mối quan hệ giữa các thành tố của những kiểu câu này, các biện pháp tu từ cú pháp
được chia làm 3 nhóm:
(a) Nhóm các biện pháp tu từ cú pháp dựa trên những tác động qua lại về hình
thái và nghĩa của một số kiến trúc cú pháp. Đó là: sóng đôi, đảo đối, lặp
đầu, lặp cuối.
(b) Nhóm các biện pháp tu từ cú pháp dựa trên sự chuyển đổi ý nghĩa của cấu
trúc cú pháp hoặc của kiểu câu trong một ngữ cảnh nhất định. Đó là các
biện pháp tu từ làm nên sự chuyển dịch ngữ nghĩa trong những câu có cấu
trúc bề mặt: cấu trúc nghi vấn, cấu trúc cảm than, cấu trúc khẳng định, cấu
trúc phủ định.
(c) Nhóm các biện pháp tu từ cú pháp dựa trên sự chuyển đổi ý nghĩa của
phương tiện liên hệ ngữ pháp giữa các thành tố của các câu hoặc giữa các
câu. Đó là các biện pháp tu từ: tách biệt, liên kết tu từ.

CBHD: Nguyễn Thị Thu Thủy


Trang 17

SVTH: Trần Ngọc Thuấn


Khảo sát biện pháp tu từ và phương tiện tu từ của đề dẫn trên báo Thể thao

CHƯƠNG II: KHẢO SÁT BIỆN PHÁP TU TỪ VÀ PHƯƠNG TIỆN TU
TỪ CỦA ĐỀ DẪN TRÊN BÁO THỂ THAO
Để thực hiện việc khảo sát đặc điểm của biện pháp tu từ - phương tiện tu từ của đề
dẫn trên báo Thể thao, chúng tôi đã khảo sát khoảng 40 số báo Thể thao hàng ngày (từ
số 3816 – 02.11.2010 đến số 3899 – 24.01.2011) không liên tục trong năm 2010 –
2011 và đã rút ra được một số điểm nổi bật về thực tế khảo sát và nhận xét như sau:

2.1. Thực tế khảo sát
Khảo sát khoảng 40 số báo Thể thao hàng ngày, chúng tôi nhận thấy trong 395
đề dẫn trên báo Thể thao thì người viết báo đã sử dụng 294 biện pháp tu từ và phương
tiện tu từ, chiếm 74.43%. Cụ thể như sau:
STT Các phương tiện tu từ và Số

Tỷ lệ

biện pháp tu từ tiếng Việt

lượng (%)

1

So sánh


6

1.52

2

Ẩn dụ

41

10.38

3

Hoán dụ

4

1.01

4

Tượng trưng

33

8.35

5


Điệp ngữ

5

1.27

6

Phối hợp từ

1

0.25

7

Tiệm tiến

14

3.54

8

Tương phản

6

1.52


9

Phép lặng

9

2.28

10

Ngoa dụ

11

2.78

11

Nói giảm

2

0.51

12

Thành ngữ

5


1.27

13

Từ Hán – Việt

86

21.77

14

Từ khẩu ngữ

12

3.04

15

Từ Ấn – Âu

48

12.15

16

Câu đặc biệt


3

0.76

CBHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

Trang 18

SVTH: Trần Ngọc Thuấn


Khảo sát biện pháp tu từ và phương tiện tu từ của đề dẫn trên báo Thể thao
17

Câu giảm lược thành phần 2

0.51

18

Câu chuyển đổi tình thái

1

0.25

19

Đảo ngữ


3

0.76

20

Lặp cú pháp

2

0.51

Trong quá trình khảo sát biện pháp tu từ và phương tiện tu từ tiếng Việt trên đề
dẫn, chúng tôi nhận thấy cách trình bày các biện pháp nghệ thuật khá sinh động, giàu
hình ảnh.

2.2 Nhận xét
Tùy thuộc vào từng vấn đề, sự việc mà người viết báo sử dụng biện pháp tu từ phương tiện tu từ phù hợp. Nội dung và số câu trong một đề dẫn trên báo Thể thao
thường rất ngắn nên số lượng biện pháp tu từ - phương tiện tu từ tiếng Việt cũng tỷ lệ
thuận với đặc điểm đó. Các biện pháp tu từ - phương tiện tu từ tiếng Việt đã làm sáng
tỏ từng nội dung chính của bài báo ở nghĩa hàm ẩn của nó. Mật độ sử dụng các biện
pháp nghệ thuật tùy thuộc vào dụng ý của người viết báo, có thể là 1, 2 hay nhiều hơn
nữa.
Ví dụ:
(1) Sau tháng 12 “nhạy cảm” thầy trò Didier Deschamps quyết định tới La
Manga (Tây Ban Nha) tập huấn nhằm hồi phục cả thể lực lẫn tinh thần.
Giống như năm ngoái, họ hy vọng đây sẽ là một cú hích cho thành công
của đội bóng trong giai đoạn 2 của mùa giải.
(Cú hích La Manga, 13.01.2011)

(2) Một -cú đòn chí mạng giáng vào nhà ĐKVĐ, chiến thắng của AC Milan
trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết. Rosssoneri vừa giành lại ngôi đầu bảng,
vừa đánh bại một đối thủ truyền kiếp mà họ đã chịu lép vế suốt thời gian
qua.
(Chiến thắng kép, 16.11.2010)
CBHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

Trang 19

SVTH: Trần Ngọc Thuấn


Khảo sát biện pháp tu từ và phương tiện tu từ của đề dẫn trên báo Thể thao
(3) Marseille cuối cùng cũng đã không tránh được vết xe đổ của Toulouse,
Auxerre, Monaco hay Montpenllier trước đó. Thất bại của thầy trò Didier
Deschamps tại Évian (3-1) đã nâng số đội Ligue 1 “loại” ở vòng 1/32 cúp
quốc gia mùa này lên con số chẵn 10. Một kỷ lục!
(Cuối tuần đen tối cho Ligue 1, 11.01.2011)
Như vậy, việc sử dụng nhiều biện pháp tu từ - phương tiện tu từ tiếng Việt trên
đề dẫn nhằm làm tăng thêm sức hấp dẫn, giàu hình ảnh biểu trưng, phong phú nội
dung cho bài báo.
2.3 Khảo sát các biện pháp tu từ của đề dẫn trên Báo Thể thao

2.3.1 Các biện pháp tu từ của đề dẫn được cấu tạo theo quan hệ liên
tưởng
2.3.1.1 So sánh tu từ
“So sánh tu từ là cách đối chiếu hai hay nhiều đối tượng (hoặc sự vật) có một
nét tương đồng nào đó về hình thức bên ngoài và tính chất bên trong để gợi ra hình
ảnh cụ thế, những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc, người nghe.”
[7; 57]

Căn cứ vào mối quan hệ so sánh mà người ta phân loại thành các kiểu như sau:
+ Kiểu 1: A như B.
Ví dụ:
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?”
+ Kiểu 2: A bao nhiêu B bấy nhiêu.
Ví dụ:
“Qua đình ngã nón trong đình
CBHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

Trang 20

SVTH: Trần Ngọc Thuấn


Khảo sát biện pháp tu từ và phương tiện tu từ của đề dẫn trên báo Thể thao
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”
+ Kiểu 3: A là B.
“Em là gái trong song cửa
Anh là mây bốn phương
Anh theo cánh gió chơi vơi
Em vẫn nằm trong như lụa”
+ Kiểu 4: A (ẩn từ so sánh) B.
Ví dụ: “Tấc đất, tấc vàng”
 Khảo sát so sánh tu từ của đề dẫn trên báo Thể thao
So sánh tu từ được sử dụng với tần số là 6/294, chiếm 1.52%
Ví dụ:
(1) Nam Định với kinh nghiệm và thâm niên 10 năm chơi ở V-League, được
coi như thước đo cho năng lực của Sài Gòn XT trong cuộc đua lên hạng.
(Thử sức “Đại gia”, 24.01.2011)

(2) Thời gian quả thật trôi quá nhanh và công việc như một vòng quay cuốn
theo tất cả. Ở Barcelona, chuyên gia hạn hợp đồng với HLV Pep
Guardiola và kế hoạch cho mùa giải tiếp theo lại được nói đến.
(Lại họp đồng của PEP, 16.12.2010)
(3) Vấn đề của Chelsea là rất đa dạng, giống như một vệt đứt gãy trên bề mặt
trái đất, sẳn sàng đổ vỡ bất cứ lúc nào dù chỉ là một va chạm nhẹ.
(Chelsea tạo cơ hội cho đối thủ, 19.11.2010)
(4) Sự im lặng của Avram Grant là vàng, là tiền. Trong khi chờ đợi sự sa thải
khỏi Upton Park, việc ông không có bất cứ phản ứng nào trước những
tuyên bố, tin đồn xuất hiện trong thời gian vừa qua có thể giúp ông được

CBHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

Trang 21

SVTH: Trần Ngọc Thuấn


Khảo sát biện pháp tu từ và phương tiện tu từ của đề dẫn trên báo Thể thao
bồi thường đầy đủ 4 năm hợp đồng. Số tiền đền bù cho 7 tháng dẫn dắt
West Ham là không hề nhỏ, vào khoảng 5 triệu bảng.
(Im lặng là tiền, 18.01.2011)
Ví dụ (1), đề dẫn sử dụng hình ảnh “coi như thước đo cho năng lực Sài Gòn
XL” được so sánh với “Nam Định với kinh nghiệm và thâm niên 10 năm”. Đây là sự
so sánh cân sức giữa hai đội Nam Định – Sài Gòn XL; một bên là “đại gia” phương
Nam (Nam Định) với bề dày về kinh nghiệm và thâm niên 10 năm ở V – League. Như
chúng ta đã biết: V-League là giải bóng đá chuyên nghiệp Quốc gia, được thành lập từ
mùa bóng 2000-2001 và được xem là giải đấu lớn, cho phép các cầu thủ nước ngoài
tham gia); một bên là ngôi vô địch (Sài Gòn XL) của mùa giải 2009. Hai đội tuyển
được xem là “kỳ phùng địch thủ” tranh đấu với nhau ngôi đầu bảng.

Ví dụ (2), đề dẫn đã sử dụng hình ảnh“như một vòng quay cuốn theo tất cả”
so sánh “công việc” kí kết thúc bản đồng thực hiện với PEP 6 tháng. Sandro Rosell
phải chịu sức ép lớn về thời gian kí kết bản học đồng với Pep. Điều này đã làm cho
Sandro Rosell phải ngồi vào chiếc ghế chủ tịch và thực hiện thành công việc thuyết
phục Guardiola gia hạn hợp đồng 1 năm.
Ví dụ (3) đề dẫn sử dụng Chelsea được so sánh với hình ảnh “giống như một
vệt đứt gãy” . Nhắm nói đến sự suy sụp và thất bại của Chelsea, chính sở thích và
cách quyết đoán của Carlo Ancelotti (nhiều cầu thủ chấn thương và mỏi mệt) đã làm
thất bại 3-0 trước đội Sunder-land.
Ví dụ (4), đề dẫn sử dụng hình ảnh “là tiền, là vàng” so sánh với “Sự im lặng
của Avram Grant”, điều này cho thấy sự im lặng của Avram Grant sẽ mang lại rất
nhiều lợi ít cho ông khi sắp bị sa thải khỏi Upton Park và đó cũng là “là tiền, là vàng”
cho khoảng thời gian ông làm HLV cho West Ham.
Như vậy, việc sử dụng so sánh tu từ nhằm làm nổi bật thêm đối tượng, sự việc
được so sánh.

CBHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

Trang 22

SVTH: Trần Ngọc Thuấn


Khảo sát biện pháp tu từ và phương tiện tu từ của đề dẫn trên báo Thể thao

2.3.1.2 Ẩn dụ tu từ
“Ẩn dụ tu từ là biện pháp lấy tên gọi biểu thị đối tượng này để chỉ đối tượng
kia dựa vào nét tương đồng giữa hai đối tượng.” [7; 60]
 Khảo sát ẩn dụ tu từ của đề dẫn trên báo Thể thao
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy ẩn dụ tu từ xuất hiện với tần số 41/294,

chiếm 10.38%.
Ví dụ:
(1) Trở lại đội hình dự bị Lyon cuối tuần qua, Cesar Delgado lại bị tái phát
chấn thương. Bất chấp việc thay đổi chuyên gia thể lực từ tháng 9, danh
sách “thương binh” tại OL cứ mỗi ngày một dài thêm.
(Khủng hoảng chấn thương lại Lyon: Đâu thử phạm?, 11.11.2010)
(2) Một cú đòn chí mạng giáng vào nhà ĐKVĐ, chiến thắng của AC Milan trở
nên ý nghĩa hơn bao giờ hết. Rossoneri vừa giành lại ngôi đầu bảng, vừa
đánh bại được đối thủ truyền kiếp mà họ đã chịu lép vế suốt thời gian qua.
(Chiến thắng kép, 16.11.2010)
(3) Chuyến ghé thăm Arsenal giờ đây không còn mang đến cho Tottenham nỗi
sợ hãi nữa sau khi họ chấm dứt 11 năm chờ đợi một chiến thắng trước
người láng giềng ở Premier League bằng 3 điểm giành được trong trận
derby bắc London hồi tháng 4 vừa qua.
(Cơ hội cho Arsenal, 19.11.2010)
(4) 20 CLB Serie A sẽ có 29 ngày (từ 3 đến 31-1) để mua sắm cầu thủ trong kỳ
chuyển nhượng mùa Đông. Dưới đây là mục tiêu của từng đội bóng.
(29 ngày mua sắm, 04.01.2011)
Ví dụ (1), đề dẫn sử dụng cái viết ẩn dụ “danh sách thương binh tại OL cứ mỗi
ngày một dài thêm”. “Thương binh” nhằm dùng để ám chỉ số lượng cầu thủ như Cesar
Delgado bị chấn thương nhiều hơn.

CBHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

Trang 23

SVTH: Trần Ngọc Thuấn


Khảo sát biện pháp tu từ và phương tiện tu từ của đề dẫn trên báo Thể thao

Ví dụ (2), đề dẫn sử dụng cách viết “truyền kiếp” nhằm nói lên hai đội bóng
này có thời gian rất dài gặp nhau. Thật vậy, AC Milan - Rossoneri đã gặp nhau 274
lần và AC Milan đang là đội chiếm ưu thế hơn 107 trận thắng, 72 hòa và 95 trận thua.
Đội tuyển AC Milan là một đội bóng ở ngôi đầu bảng và giờ đây đội tuyển Rossoneri
trả được món nợ mà biết bao năm qua chưa làm được.
Ví dụ (3), đề dẫn sử dụng cách viết “người láng giềng” nhằm để nói đến đội
tuyển Chelsea. Đề dẫn sử dụng ẩn dụ tu từ để nói lên đội tuyển Arsenal đã nhiều năm
thua Chelsea (người láng giềng) bây giờ đã giành được chiến thắng sau 11 năm thất
thủ. Trong lịch sử 11 năm trở lại đây Arsenal gặp Chelsea 174 lần: Arsenal thắng 89,
hòa 51, thua 34; ghi 249 bàn trước Chelsea.
Ví dụ (4), đề dẫn dùng cách viết “mua sắm” cầu thủ trong kỳ chuyển nhượng
mùa Đông, nhằm ví việc tuyển cầu thủ như là việc mua sắm. 20 CLB Serie A sẽ có 29
ngày (từ 3 đến 31-1) để mua sắm cầu thủ thể hiện thái độ không trân trọng các cầu
thủ, vừa cho thấy được tình trạng cầu thủ rất dễ chuyển nhượng qua lại giữa các CLB
với nhau.
Như vậy, việc dùng cách nói ẩn dụ dựa trên liên tưởng tương đồng cách sự
việc, đối tượng được nói đến.

2.3.1.3 Hoán dụ
Hoán dụ là biện pháp tu từ chuyển nghĩa bằng cách dùng một đặc điểm hay
một nét tiêu biểu nào đó của một đối tượng để gọi chính đối tượng đó dựa vào mối
quan hệ liên tưởng logic khách quan giữa hai đối tượng. [7; 64]
 Khảo sát hoán dụ của đề dẫn trên báo Thể thao
Qua khảo sát, hoán dụ xuất hiện với tần số 4/294 chiếm 1.01%
Ví dụ:
(1) Trong cuộc bầu chọn của nhật báo II Corriere dello Sport, tiền đạo
Edinson Cavani đã trở thành “Phát hiện của năm 2010” với 40,5% số
CBHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

Trang 24


SVTH: Trần Ngọc Thuấn


Khảo sát biện pháp tu từ và phương tiện tu từ của đề dẫn trên báo Thể thao
phiếu bầu. Chân sút đang khoác áo Napoli giành phần thắng áp đảo trước
Wesley Sneijder (Inter, 12,8%), Javier Pastore (Palermo) và Gareth Bale
(Tottenham – cùng 9,7%).
(Phát hiện của năm, 03.01.2011)
(2) Antinio Di Natale đã trở lại hình ảnh một tay săn bàn thực thụ bằng cú
hat-trick trước Lecce. Nhưng không chỉ có Totò, Javier Pastore cũng tỏa
sáng rực rỡ trong trận Derby đảo Sicilia, giúp Palermo tại hiện niềm vui
chiến thắng.
(Người hùng trở lại, 16.11.2010)
(3) Singapore đã không mang tới Philippins những cây vợt trong tốp 50 thế
giới và đó là một trong những lí do giới cho cây vợt Việt Nam đại thắng 5
HCV, 2 HCB. 3 HCĐ giành ngôi nhất toàn đoàn tại giải vô địch Đông
Nam Á. Giải đấu này vừa kết thúc tại Manila (Philippines) chiều nay.
(Đại thắng, 16.12.2010)
Ví dụ (1), đề dẫn sử dụng cách viết “chân sút” chỉ người cầu thủ đang thi đấu
cho đội tuyển bóng đá, còn khoác áo là hình ảnh tượng trưng cho đội bóng của một
quốc gia. Ngụ ý là cầu thủ của đội bóng Napoli đang thi đấu với sức lực rất mạnh và
giành được nhiều phiếu bầu từ nhật báo II Corriere dello Sport.
Ví dụ (2), đề dẫn sử dụng từ “tay” chỉ người chuyên nghiệp, mà cụ thể ở đây là
Antinio Di Natale cách diễn đạt cho thấy sức mạnh của cầu thủ Antinio Di Natale
vượt qua được các tên tuổi của các cầu thủ tên tuổi.
Ví dụ (3), đề dẫn sử dụng cách viết “cây vợt” thay thế cho các vận động viên
thi đấu ở môn thể thao cầu lông.
Như vậy, việc sử dụng hoán dụ trên đề dẫn nhằm làm tăng thêm sức hấp dẫn,
từ những từ ngữ gợi hình ảnh liên tưởng.


CBHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

Trang 25

SVTH: Trần Ngọc Thuấn


×