Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

tổ chức và hoạt động viện kiểm sát nhân dân thực tiễn và một số kiến nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (950.5 KB, 78 trang )

Lê Thò Kiều Loan

Luận văn Cử nhân Luật

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MƠN LUẬT TƯ PHÁP

LUẬN VĂN CỬ NHÂN LUẬT
KHĨA 25 (1999 – 2003)

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện
Lê Thò Kiều Loan

Phạm Thò Diệu Hiền

MSSV: 5992531 - Lớp Luật Tư pháp 25A

CBGD Bộ mơn Hành chính

Cần Thơ -7/2003

Trang 1


Lê Thò Kiều Loan


Luận văn Cử nhân Luật

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 2


Lê Thò Kiều Loan

Luận văn Cử nhân Luật

MỤC LỤC
LỜI NĨI ĐẦU

Trang


CHƯƠNG 1: VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ

Trung

1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của Viện kiểm sát nhân dân
qua các bản Hiến pháp của nước ta........................................................................................... 8
1.1.1 Giai đoạn trước năm 1960................................................................................... 8
1.1.2 Giai đoạn sau năm 1960........................................................................................ 9
1.1.3 Mơ hình của một số quốc gia và quan điểm của các học giả
về cơ quan Kiểm sát trong bộ máy nhà nước.................................................... 11
1.2 Một số vấn đề lý luận cơ bản về Viện kiểm sát nhân dân .................................................... 14
1.2.1 Sự cần thiết của tổ chức cơ quan Viện kiểm sát nhân dân ................................ 14
1.2.2 Vị trí pháp lý và vai trò của Viện kiểm sát nhân dân....................................... 15
1.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân ..................................... 17
1.2. 4 Mối quan hệ của Viện kiểm sát nhân dân với một số cơ quan
nhà nước khác....................................................................19
1.2.4.1 Trong quan hệ với Quốc hội ........................................................... 19
1.2.4.2 Trong quan hệ với Cơ quan điều tra ............................................. 19
tâm Học liệu ĐH
Thơhệ @
Tài
liệudânhọc
tập và nghiên20cứu
1.2.4.3Cần
Trong quan
với Tồ
án nhân
.............................................

1.2.4.4 Trong quan hệ với chính quyền địa phương ............................... 20
1.3 Những quy định của pháp luật hiện hành đối với tổ chức và hoạt động của
Viện kiểm sát nhân dân......................................................................................21
1.3.1 Những quy định của pháp luật đối với tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân......21
1.3.1.1 Ngun tắc tổ chức và hoạt động của VKSND................................21
1.3.1.2 Hệ thống và cơ cấu của VKSND.......................................................23
1.3.1.3 Tổ chức của VKSND ........................................................................25
1.3.2 Những quy định pháp luật trong cơng tác thực hành quyền cơng tố.............. 27
1.3.2.1 Nhận thức chung về chế định quyền cơng tố ...................................27
1.3.2.2 Nội dung thực hành quyền cơng tố trong tố tụng hình sự................28
1.3.3 Những quy định của pháp luật trong cơng tác kiểm sát
các hoạt động tư pháp .............................................................31
1.3.3.1 Nhận thức chung về chế định kiểm sát các hoạt động tư pháp ...... 31
1.3.3.2 Những quy định của pháp luật hiện hành
trong cơng tác kiểm sát các hoạt động tư pháp ...........................32
1.3.4 Những quy định chung về mối quan hệ trong hoạt động
thực hành quyền cơng tố với kiểm sát các hoạt động tư pháp......37

Trang 3


Lê Thò Kiều Loan

Luận văn Cử nhân Luật

CHƯƠNG 2
THỰC TIỄN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỔI MỚI
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

Trung


2.1 Thực tiễn tổ chức bộ máy Viện kiểm sát nhân dân ở nước ta ......................................... 39
2.1.1 Về cơ cấu tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân ............................ 39
2.1.2 Về cơng tác cán bộ . ...................................................................................... 41
2.2 Thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật nhằm thực hiện chức năng
và nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân ........................................................... 45
2.2.1 Hoạt động thực hành quyền cơng tố và kiểm sát các hoạt động tư
pháp trong lĩnh vực hình sự .........................................
45
2.2.1.1 Cơng tác thực hành quyền cơng tố và kiểm sát điều tra .............. 45
2.2.1.2 Cơng tác thực hành quyền cơng tố và kiểm sát xét xử ............. 47
2.2.1 Thực tiễn cơng tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự,
hơn nhân gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những
việc khác theo quy định của pháp luật ...................................... 50
2.2.3 Thực tiễn trong cơng tác kiểm sát việc thi hành án ........................................ 54
2.2.4 Thực tiễn trong cơng tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam,quản lý và giáo dục
người chấp hành án phạt tù........................................................................... 56
2.3 Một số kiến nghị đổi mới tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân ................. 58
2.3.1 Phương hướng hồn thiện tổ chức và hoạt động củaVKSND
58
tâm Học liệu ĐH
Cần
Thơ
@
Tài
liệu
học
tập

nghiên

2.3.1.1 Phương hướng hồn thiện tổ chức.............................................. 58cứu
2.3.1.2 Phương hướng hồn thiện hoạt động ................................. 59
2.3.2 Một số kiến nghị nhằm hồn thiện tổ chức Viện kiểm sát nhân dân
60
2.3.2.1 Về cơ cấu tổ chức hệ thống VKSND ....................................... 60
2.3.2.2 Về đội ngũ cán bộ ....................................................................... 62
2.3.3 Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động Viện kiểm sát nhân dân
64
2.3.3.1 Đối với việc thực hành quyền cơng tố trong kiểm sát
điều tra và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự ....................... 64
2.3.3.2 Đối với việc kiểm sát các vụ án dân sự, hơn nhân gia đình,
hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo
quy định của pháp luật ............................................................... 66
2.3.3.3 Đối với việc kiểm sát giải quyết thi hành án ................................ 68
2.3.3.4 Đối với việc kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý
giáo dục người chấp hành án phạt tù ...........................................68
2.3.4 Một số kiến nghị nhằm hồn thiện những quy định của pháp luật
về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân .................................. 70
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4


Lê Thò Kiều Loan

Luận văn Cử nhân Luật

Lời nói đầu
1. Sự cần thiết hình thành đề tài


Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung của nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam

cũng như Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2002 xác định: “Viện kiểm sát nhân
dân thực hành quyền cơng tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy
định của Hiến pháp và pháp luật”.

Trung

Trong điều kiện hiện nay khi Nhà nước ta đang tiến hành cơng cuộc đổi
mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hố và hiện đại hố đất nước thì u cầu của ngun
tắc pháp chế càng trở nên quan trọng. Do đó, Nghị quyết Đại hội đại biểu tồn
quốc lần thứ IX và các Nghị quyết của Đảng đã nhấn mạnh đến việc cải cách
tư pháp. Đồng thời Chỉ thị số 53 ngày 21/3/2000 và Nghị quyết số 08/NQ
ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị cũng đã xác định về các nhiệm vụ trọng
tâm của cơng tác tư pháp. Trong đó chỉ rõ : “nâng cao chất lượng hoạt động
của Viện kiểm sát theo chức năng quy định trong Hiến pháp, tập trung làm
tốt chức năng cơng tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp”. Việc điều chỉnh
lại chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân là một nội dung quan
trọng trong cải cách tư pháp. Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa thực
tiễn hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân, Nhà nước ta đã chú trọng đến
hoạtHọc
động liệu
này bằng
hành@
hệ Tài
thốngliệu
các văn
pháp
quy định

tâm
ĐH việc
CầnbanThơ
họcbảntập
vàluật
nghiên
cứu
về cách thức tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân ở nước ta.
Tuy nhiên, những quy định của pháp luật đối với ngành Kiểm sát được
áp dụng trong thực tiễn còn bộc lộ nhiều điều bất hợp lý, vướng mắc gây
nhiều khó khăn. Nhất là khi Quốc hội khố X thơng qua Nghị quyết về việc
sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992 và Luật tổ chức Viện kiểm
sát nhân dân năm 2002 đã mở ra một thời kỳ mới về tổ chức và hoạt động của
ngành kiểm sát. Đó là thời kỳ Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền cơng
tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.
Chính vì vậy, vấn đề này cần được nghiên cứu một cách tồn diện hơn
để làm rõ vai trò, hiệu quả hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân, đánh giá
thực trạng tổ chức và hoạt động trong thực tiễn để tìm ra những ưu, nhược
điểm và hạn chế cũng như ngun nhân đưa đến các hạn chế. Trên cơ sở
đó nhằm đề xuất những giải pháp, những kiến nghị góp phần hồn thiện tổ
chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân ở nước ta nên người viết đã chọn
đề tài:
“TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN THỰC TIỄN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ“ làm đề tài luận văn tốt nghiệp Cử nhân Luật.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Những năm gần đây, hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân đang là
vấn đề gây tranh luận rất nhiều, thu hút sự quan tâm của nhiều người. Đã có
Trang 5


Lê Thò Kiều Loan


Luận văn Cử nhân Luật

nhiều đề tài nghiên cứu tổng hợp về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát ở
nước ta như: Chun đề “Những vấn đề về quyền cơng tố ở Việt Nam từ năm
1945 đến nay” của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý thực hiện năm 1999, đề
tài cấp Bộ “Viện kiểm sát nhân dân với hoạt động thực hành quyền cơng tố” do Lê
Thị Tuyết Hoa – Nghiên cứu sinh, Viện Nghiên cứu Nhà nước và pháp luật
thực hiện năm 2000 nhưng có một số nội dung của những cơng trình này đến nay
đã khơng còn phù hợp với hồn cảnh kinh tế - xã hội của nước ta và quy định của
pháp luật hiện hành. Ngồi ra còn rất nhiều bài viết, bài báo cáo về hoạt
động của Viện kiểm sát đăng trên báo, tạp chí chun ngành bàn về vấn đề
này. Tuy nhiên, họ chỉ đề cập đến một nội dung nhất định hoặc chỉ giới hạn ở
một số địa phương. Vì vậy đến nay vẫn chưa có một cơng trình nghiên cứu
vấn đề này một cách có hệ thống và khoa học.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi
trước cùng với việc tìm hiểu thực tiễn trên tồn quốc và một số tỉnh thành
phía Nam, người viết mong muốn đánh giá được thực trạng tổ chức và hoạt
động của Viện kiểm sát nhân dân ở nước ta, phân tích rõ những ưu khuyết
điểm, để mạnh dạn đề xuất ra những kiến nghị khoa học nhằm tạo cơ sở pháp
lý vững chắc trong tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để ngành
Kiểm sát thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách có hiệu quả.
4. Giới hạn của đề tài

Trung tâm Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Luận văn chỉ giới hạn trong việc phân tích cơ sở lý luận và các quy định
của pháp luật hiện hành về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân ở
cả ba cấp: tối cao, tỉnh, huyện cũng như việc áp dụng các quy định ấy trên

thực tế. Tác giả khơng đi sâu nghiên cứu tổ chức và hoạt động của Viện kiểm
sát Qn sự. Đây là một khía cạnh khác mà tác giả sẽ nghiên cứu khi có điều
kiện. Bên cạnh đó, tác giả chú trọng tìm hiểu thực tiễn về tổ chức và hoạt
động của ngành Kiểm sát ở một số tỉnh thành. Từ đó đánh giá hiệu quả hoạt
động của ngành Kiểm sát nói chung và đề xuất một số kiến nghị nhằm tạo điều
kiện để cơ quan này thực hiện có hiệu quả hơn nhiệm vụ của mình, đóng góp
vào việc nâng cao chất lượng của tồn bộ hệ thống tư pháp cũng như hệ thống
pháp luật xã hội chủ nghĩa.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài là những bổ sung vào lý luận về tổ chức
và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong việc bảo vệ pháp chế xã hội
chủ nghĩa, góp phần nâng cao nhận thức lý luận về vị trí, vai trò của ngành
Kiểm sát trong cơng cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm bảo vệ trật tự của
xã hội nhằm tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu về Luật
Hiến pháp nhất là về hệ thống Viện kiểm sát nhân dân cũng như tổ chức và
hoạt động của cơ quan này trong bộ máy nhà nước. Vì vậy, việc nghiên cứu
đề tài này có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Trang 6


Lê Thò Kiều Loan

Luận văn Cử nhân Luật

6. Phương pháp nghiên cứu
Trong q trình nghiên cứu, tác giả vận dụng phương pháp duy vật biện
chứng của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, phương pháp phân tích tổng hợp, thống
kê một cách khoa học. Dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành
về hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân nói chung kết hợp với việc tìm hiểu

thực tiễn áp dụng của ngành kiểm sát tác giả đưa ra những so sánh, đối chiếu
giữa lý luận và thực tiễn cùng với những khía cạnh pháp lý khác để làm rõ
những nét đặc thù của tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát ở nước ta.
Đồng thời đề xuất một số giải pháp chủ yếu để khắc phục những tồn tại, tăng
cường hơn nữa hiệu lực, hiệu quả của cơng tác này và góp phần định hướng
để tiếp tục hồn thiện.
7. Kết cấu của đề tài
Theo hướng nghiên cứu trên, đề tài được trình bày theo những nội dung chính
như sau:
-

Mục lục

-

Lời mở đầu

-

Chương 1: Viện kiểm sát nhân dân - Một số vấn đề cơ bản về lý luận và
pháp lý.

-

Chương 2: Thực tiễn tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân ở

-

Kết luận


Trung tâm Học nước
liệutaĐH
Cần
@ nghị.
Tài liệu học tập và nghiên cứu
– Một
số đềThơ
xuất kiến
- Danh mục tài liệu tham khảo
Qua đây, tác giả xin chân thành cảm ơn Cơ PHẠM THỊ DIỆU HIỀN - Cán bộ
giảng dạy Bộ mơn Luật Hành chính, Khoa Luật Trường Đại học Cần Thơ - người đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt thời gian nghiên cứu và tạo điều kiện thuận
lợi cho tơi hồn thành luận văn này một cách tốt nhất. Tác giả xin chân thành
cảm ơn các Thầy, Cơ giáo của Khoa Luật Trường Đại học Cần Thơ cùng
tồn thể các bạn sinh viên Khố 25 đã dành cho tơi sự ủng hộ và giúp đỡ
q báu trong suốt thời gian qua để tơi hồn thành được luận văn này.
Sinh viên thực hiện
LÊ THỊ KIỀU LOAN

Trang 7


Lê Thò Kiều Loan

Luận văn Cử nhân Luật

CHƯƠNG 1

1.1 SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRI ỂN CỦA
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN QUA CÁC BẢN HIẾN PHÁP Ở NƯỚC TA

Trong hơn năm mươi năm xây dựng và khơng ngừng hồn thiện bộ máy Nhà
nước kiểu mới của dân, do dân và vì dân, Đảng và Nhà nước ta ln quan tâm đến việc
thành lập và kiện tồn các cơ quan tư pháp trong đó có Viện kiểm sát nhân dân. Vấn đề
này được thể hiện rõ qua các bản Hiến pháp ở nước ta.
1.1.1 Giai đoạn trước năm 1960

Trung

Khác với cơ quan nhà nước khác, cơ quan Viện kiểm sát nhân dân được hình
thành muộn hơn. Cách mạng tháng 8/1945 thành cơng đã đập tan bộ máy cai trị của bọn
thực dân phong kiến. Với Bản tun ngơn độc lập ngày 02/9/1945 của Chủ tịch Hồ Chí
Minh tại quảng trường Ba Đình là một văn kiện pháp lý có ý nghĩa lịch sử vơ cùng quan
trọng khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hồ. Lúc này, Nhà nước đã chú
trọng đến việc ban hành các văn bản pháp luật và thành lập ra các cơ quan
chun trách bảo vệ pháp luật. Sau đó Hiến pháp 1946 - Hiến pháp đầu tiên của
nước
ta - đã
làmĐH
cơ sở
cho việc
máyhọc
nhà nước
và một
hệ thống
tâm
Học
liệu
Cần
Thơxây
@dựng

Tàibộliệu
tập và
nghiên
cứu
pháp luật mới.
Ngay từ thời kỳ đầu mới thành lập, Nhà nước ta đã hết sức quan tâm đến hoạt
động cơng tố và xây dựng củng cố bộ phận cơng tố. Hiến pháp 1946 đã dành Chương
VI với 7 Điều quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp. Cùng với các
cơ quan Cơng an, Tồ án, Nhà nước dân chủ nhân dân đã thành lập bộ phận cơng tố đó là một tổ chức bên cạnh Tồ án trực thuộc Bộ Tư pháp. Ở thời kỳ này, tuy cơng tố
nằm trong Tồ án nhưng hoạt động của nó lại mang tính chất tương đối độc lập. Tồ án
gồm hai bộ phận: là bộ phận xét xử và bộ phận cơng tố. Trong đó các Thẩm phán được
chia làm hai loại: là Thẩm phán xét xử và Thẩm phán buộc tội. Đứng đầu bộ phận xét
xử là Chánh án và đứng đầu bộ phận cơng tố là Chưởng lý, Biện lý ngồi ghế Cơng tố
viên. Các cán bộ cơng tố nằm trong hệ thống cơ quan Tồ án và chịu sự quản lý về mặt
tổ chức của Bộ Tư pháp. Chức năng của bộ phận cơng tố là trơng coi việc áp dụng luật
hình sự và dân sự, đấu tranh phòng ngừa và chống mọi hành vi phạm tội nhằm
bảo vệ lợi ích của dân tộc theo một ngun tắc tố tụng rất quan trọng được quy định
tại Điều 11 của Hiến pháp 1946 là: “Tư pháp chưa quyết định thì khơng được bắt bớ và
giam cầm người cơng dân Việt Nam”.
Đến năm 1958 Viện cơng tố Trung ương được thành lập và tách ra khỏi Bộ Tư
pháp chỉ trực thuộc Phủ Thủ tướng. Có thể nói đây là bước phát triển quan trọng trên
con đường thành lập Viện kiểm sát nhân dân vào giữa năm 1960.

Trang 8


Lê Thò Kiều Loan

Luận văn Cử nhân Luật


Để phục hồi kinh tế sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhân dân miền Bắc
nước ta đã bắt tay vào thực hiện cơng cuộc xây dựng đất nước theo Nghị quyết Đại
hội đại biểu tồn quốc lần thứ III của Đảng tiếp tục hồn thành cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân ở miền Nam, tiến tới thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến lên chủ
nghĩa xã hội. Với đường lối chiến lược đó, bộ máy nhà nước cũng phải có những thay
đổi phù hợp để đáp ứng trước u cầu nhiệm vụ mới. Lúc này hệ thống cơ quan Viện
cơng tố được thành lập 1958 khơng còn thích hợp nữa và Hiến pháp 1959 ra đời trong
đó quy định việc thành lập hệ thống cơ quan Viện kiểm sát nhân dân.
Trên cơ sở đó, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân đã được Quốc hội thơng
qua ngày 15/7/1960 đã quy định cụ thể việc thành lập hệ thống cơ quan Viện kiểm sát
nhân dân ở miền Bắc. Chỉ trong một thời gian ngắn cơ quan này đã được tổ chức thành
một hệ thống từ Trung ương đến đơn vị hành chính cấp quận, huyện. Lúc bấy giờ Đảng
ta cho rằng: “Bảo đảm pháp chế XHCN được giữ vững là điều kiện cần thiết để tiến
hành cách mạng XHCN tồn thắng” (1). Vì lẽ đó trong tờ trình về Luật tổ chức Viện
kiểm sát nhân dân 1960 nêu rõ “phải tổ chức ra Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát
việc tn theo pháp luật nhằm giữ vững pháp chế XHCN, đảm bảo cho pháp luật
được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất”.

Trung

Nếu như trong Hiến pháp 1946 khơng có điều nào dành riêng quy định về cơ
quan cơng tố thì Hiến pháp 1959 đã dành từ Điều 105 đến Điều 108 thuộc Chương VIII
quy định về Viện kiểm sát nhân dân. Cùng với việc xác định rõ chức năng của Viện
kiểmHọc
sát nhân
dânĐH
“kiểmCần
sát việc
tn theo
pháp liệu

luật của
các cơ
quan
Hội đồng
tâm
liệu
Thơ
@ Tài
học
tập
vàthuộc
nghiên
cứu
Chính phủ, cơ quan nhà nước địa phương, các nhân viên cơ quan nhà nước và cơng
dân làm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất, pháp chế được giữ
vững”. Viện kiểm sát nhân dân lúc này được tổ chức và hoạt động theo ngun tắc đặc
thù riêng. Đó là ngun tắc tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành, thực hiện chế độ
thủ trưởng và khơng lệ thuộc vào bất kỳ cơ quan nào của Nhà nước ở địa phương.
Việc thành lập Viện kiểm sát nhân dân lúc bấy giờ khơng phải chỉ đơn giản là
việc giao thêm chức năng nhiệm vụ mới cho Viện cơng tố mà về nhiều mặt Viện kiểm
sát nhân dân đã khác xa trước đây. Thực hiện những quy định của Hiến pháp 1959 và
Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960 ngành kiểm sát đã dần dần trưởng
thành và góp phần tích cực vào cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, giải
phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
1.1.2 Giai đoạn sau năm 1960
Mùa xn năm 1975, nhân dân Việt Nam giành được thắng lợi trọn vẹn trong
cuộc tổng tiến cơng và nổi dậy mà đỉnh cao là chiến thắng Hồ Chí Minh lịch sử. Từ
đây nhân dân cả nước cùng thực hiện nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới do Đại
hội lần thứ IV của Đảng đề ra và được Nhà nước thể chế hố trong Hiến pháp năm
1980. Những quy định về Viện kiểm sát nhân dân trong Chương X của Hiến pháp 1980

được soạn thảo thơng qua tổng kết 20 năm hoạt động của ngành kiểm sát đã khẳng định
(1 )

Giáo trình cơng tác kiểm sát Trường Cao đẳng kiểm sát Hà Nội, Tập 1, NXB Cơng an nhân dân1996,tr17.

Trang 9


Lê Thò Kiều Loan

Luận văn Cử nhân Luật

những nội dung đúng đắn, đồng thời cũng bổ sung những quy định mới so với Hiến
pháp 1959. Điểm nổi bật là trong Điều 138 của Hiến pháp 1980 khơng chỉ ghi rõ chức
năng của Viện kiểm sát nhân dân là kiểm sát việc tn theo pháp luật của các cơ quan
nhà nước từ cấp Bộ trở xuống, trong đó có cả tổ chức xã hội mà chú ý nhấn mạnh đến
chức năng “thực hành quyền cơng tố”.
Mặt khác, các điều của Hiến pháp 1980 quy định về ngun tắc tổ chức và
hoạt động của ngành đã khẳng định rõ hơn vai trò và trách nhiệm của Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân các cấp và đặc biệt là của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân tối cao Điều 140 Hiến pháp 1980 quy định: “Viện kiểm sát nhân dân do Viện
trưởng lãnh đạo, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên, Viện trưởng Viện kiểm sát các địa
phương chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Viện trưởng, các phó Viện trưởng và Kiếm sát viên Viện kiểm sát nhân dân địa
phương do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm và cách chức”.

Trung

Có thể nói Hiến pháp 1980 đã nâng cao vị trí, ý nghĩa và tầm quan trọng của

pháp chế xã hội chủ nghĩa(*). Hàng loạt những văn bản pháp luật mới của Nhà nước
được ban hành nhằm cụ thể hố những quy định của Viện kiểm sát trong Hiến pháp đã
từng bước đáp ứng u cầu thống nhất hệ thống pháp luật. Ngày 04/7/1981 tại kỳ họp
Quốc hội khố 7 đã thơng qua Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và sau đó vào năm
1989 Luật này được sửa đổi, bổ sung một số điều cho phù hợp với Bộ luật tố tụng hình
sự vàHọc
có hiệu
lực thi
hành
từ ngày
01/01/1989.
Chính
điềuhọc
này đã
tạo cho
kiểm sát
tâm
liệu
ĐH
Cần
Thơ
@ Tài
liệu
tập
vàngành
nghiên
cứu
có cơ sở pháp lý để thực hiện cơng tác kiểm sát việc tn theo pháp luật đạt hiệu quả.
Sau Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ VI, cơng cuộc đổi mới tồn diện
đất nước đã đạt được những thành tựu quan trọng. Để đáp ứng u cầu của

tình hình đất nước và nhiệm vụ cách mạng mới, Quốc hội đã sửa đổi Hiến
pháp 1980, Hiến pháp 1992 ra đời và tiếp sau đó ngày 10/10/1992 Chủ Tịch
nước Lê Đức Anh đã ký lệnh cơng bố tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, xác
định trách nhiệm, quyền hạn và ngun tắc tổ chức hoạt động của Viện kiểm
sát một cách cụ thể và phù hợp hơn. Trong đó Hiến pháp 1992 đã quy định
việc trao cho Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Uỷ ban kiểm
sát Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thẩm quyền
thảo luận và quyết định theo đa số. Đây là một nét mới vì trước đây theo Hiến
pháp 1980 thì Uỷ ban kiểm sát chỉ là cơ quan tư vấn cho Viện trưởng.
Bên cạnh đó, Điều 140 Hiến pháp 1992 còn có quy định mới về mối quan hệ giữa
chức năng giám sát của Hội đồng nhân dân ở địa phương đối với hoạt động kiểm sát:
“Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân địa phương chịu trách nhiệm báo cáo trước
Hội đồng nhân dân về tình hình thi hành pháp luật ở địa phương và trả lời chất
vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân”. Cụ thể hố quy định của Hiến pháp 1992, Quốc
hội đã thơng qua Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân ngày 07/10/1992.
(*) Từ đây về sau cụm từ “xã hội chủ nghĩa” được viết tắt là XHCN

Trang 10


Lê Thò Kiều Loan

Luận văn Cử nhân Luật

Những văn bản pháp luật này khơng những khẳng định vị trí, chức năng, nhiệm
vụ, ngun tắc tổ chức hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân mà còn cụ thể hố thêm
một bước và đồng thời tạo thêm quyền hạn mới cho Viện kiểm sát nhằm nâng cao hiệu
lực và hiệu quả hoạt động kiểm sát.
Hiện nay, để tiếp tục đẩy mạnh cơng nghiệp hố và hiện đại hố đất nước, một
trong những u cầu khách quan đặt ra là phải tiến hành cải cách bộ máy nhà nước, cải

cách hành chính trong đó cải cách tư pháp có vị trí rất quan trọng. Thực hiện các Nghị
quyết của Đảng: Nghị quyết TW 8 (khố VII), Nghị quyết TW 3 và Nghị quyết TW 7
(khố VIII) và Chỉ thị số 53 ngày 21/3/2000 về cải cách tư pháp, đặc biệt là Nghị quyết
số 08/ NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về các nhiệm vụ trọng tâm của cơng
tác tư pháp. Để đáp ứng với các u cầu của cơng cuộc đổi mới, tại kỳ họp thứ 10 Quốc
hội khố X đã sửa đổi bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992 nhằm “nâng cao chất
lượng hoạt động của Viện kiểm sát theo chức năng quy định trong Hiến pháp, tập trung
làm tốt chức năng cơng tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp”(2). Do đó, tại Điều 137
về chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân đã được sửa đổi, bổ sung và quy
định: “Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền cơng tố và kiểm sát tư pháp,
góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất”. Căn
cứ vào Hiến pháp đã được sửa đổi, bổ sung nên Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân
năm 1992 cũng được sửa đổi, bổ sung được thơng qua ngày 02/4/2002 và có hiệu lực
01/10/2002 cho phù hợp với u cầu mới. Đây là cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động
của ngành kiểm sát cho đến nay.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Qua đây chúng ta thấy những vấn đề cơ bản về ngun tắc tổ chức và hoạt động
của Viện kiểm sát nhân dân đã gắn liền với sự phát triển của bộ máy nhà nước và khơng
ngừng được làm sáng tỏ qua các bản Hiến pháp ở nước ta. Chính điều đó đã tạo điều
kiện để ngành kiểm sát góp phần vào việc nâng cao chất lượng của tồn bộ hệ thống tư
pháp phù hợp với u cầu và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong từng giai đoạn.
1.1.3 Mơ hình của một số quốc gia và quan điểm của một số học giả về tổ
chức cơ quan kiểm sát trong bộ máy nhà nước
1.1.3.1 Mơ hình tổ chức cơ quan kiểm sát của một số quốc gia
Trên thế giới có khá nhiều truyền thống pháp luật khác nhau và mỗi truyền
thống pháp luật ấy lại có những đặc trưng riêng của nó, trong đó có vấn đề tổ chức cơ
quan thực hành quyền cơng tố. Ở nhiều nước, tổ chức bộ máy nhà nước theo ngun
tắc “tam quyền phân lập” thì quyền lập pháp được giao cho Nghị viện, quyền hành
pháp được giao cho Chính phủ, quyền tư pháp được giao cho Tồ án. Mỗi cơ quan

độc lập với nhau trong phạm vi và quyền hạn của mình nhưng lại chế ước lẫn nhau để
phát huy vai trò ràng buộc giữa ba loại quyền lực, duy trì trạng thái cân bằng, ngăn
chặn sự chun quyền độc đốn của bất cứ cơ quan, cá nhân nào biểu hiện trên pháp
luật và trong thực tiễn lấy quyền lực chế ước quyền lực. Chính vì thế trong tổ chức bộ
máy nhà nước ở các nước này khơng tổ chức hệ thống cơ quan chun trách giám sát
(2 )
Đảng Cộng sản Việt Nam – Văn kiện Hội nghị thứ ba Ban chấp hành TW khố VIII, NXB Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 1992, trang 57.

Trang 11


Lê Thò Kiều Loan

Luận văn Cử nhân Luật

việc tn theo pháp luật của các cơ quan trên, tức là khơng thành lập hệ thống Viện
kiểm sát nhân dân. Tuy nhiên xuất phát từ mỗi truyền thống pháp luật khác nhau sẽ có
cách tổ chức riêng cơ quan này nhằm thực hành chức năng cơng tố.
Ø Tại các quốc gia theo truyền thống luật án lệ ( Anh - M ỹ)
Hoạt động tố tụng hình sự chỉ bao gồm giai đoạn xét xử vụ án hình sự tại phiên
tồ cơng khai theo ngun tắc tranh tụng. Ở những quốc gia này, cơ quan cơng tố
thường đặt trong hệ thống hành pháp dưới hình thức “Viện cơng tố“ và trực thuộc
Chính phủ.
Ø Tại các quốc gia theo truyền thống pháp luật lục địa
Tố tụng hình sự khơng chỉ bao gồm giai đoạn xét xử cơng khai tại phiên tồ
mà bao gồm cả giai đoạn khởi tố, điều tra và truy tố theo ngun tắc xét xử thẩm
vấn. Và ở đây cơ quan cơng tố thường được tổ chức nằm trong hệ thống Tồ án - hệ
thống cơ quan tư pháp. Tiêu biểu cho hệ thống luật này là nước Pháp. Hệ thống cơ
quan cơng tố ở Pháp chịu sự lãnh đạo của Bộ trưởng Tư pháp.

Một quốc gia khác mang đặc trưng cơ bản của luật lục địa là Đức. Ở quốc gia
này, cơ quan cơng tố một mặt trực thuộc cơ quan hành pháp nhưng mặt khác lại chịu sự
quản lý của ngành tư pháp. Bộ Tư pháp là cơ quan giám sát cao nhất của cơ quan cơng
tố, nhưng cơ quan cơng tố lại nằm trong hệ thống Tồ án.

Trung

Như vậy, cơ chế tố tụng ở các nước theo truyền thống luật lục địa khơng cho
phép bất cứ chủ thể tiến hành tố tụng nào được độc quyền, chi phối mọi hoạt động tố
tụng.Học
Đối với
các ĐH
vụ ánCần
do dự thẩm
tra theo
cầu và
của Viện
cơng tố,
tâm
liệu
Thơtiến
@hành
Tàiđiều
liệu
họcutập
nghiên
cứu
sau khi kết thúc điều tra, dự thẩm phải chuyển hồ sơ cho Viện cơng tố để cơ quan này
thực hiện chức năng cơng tố của mình. Tuy nhiên, việc duy trì cơng tố tại phiên tồ sơ
thẩm và phúc thẩm là khác nhau. Nếu như sự có mặt của Viện cơng tố bên cạnh Tồ

phúc thẩm chỉ thực hiện quyền cơng tố thì Viện cơng tố bên cạnh Tồ sơ thẩm ngồi
việc thực hiện quyền cơng tố còn giữ vai trò chỉ đạo điều tra và giám sát việc điều tra
của dự thẩm.
Ø Riêng ở các nước xã hội chủ nghĩa
Cơ quan thực hành quyền cơng tố khơng đặt trong hệ thống hành pháp mà nằm
hồn tồn độc lập. Đó là hệ thống cơ quan Viện kiểm sát nhân dân, do cơ quan quyền
lực nhà nước cao nhất tổ chức ra, chịu trách nhiệm báo cáo trước cơ quan này. Như vậy,
quyền cơng tố ở đây khơng thuộc lĩnh vực hành pháp theo quan niệm truyền thống mà
hồn tồn thuộc về một lĩnh vực khác của quyền lực nhà nước: quyền kiểm sát(3). Đây là
một đặc điểm rất cơ bản và rất riêng trong tổ chức bộ máy Nhà nước XHCN. Trong
đó bộ máy Nhà nước Cộng hồ XHCN Việt Nam được tổ chức và hoạt động dưới sự
lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam theo học thuyết của chủ nghĩa Mác-Lê Nin và
tư tưởng Hồ Chí Minh.

(3)
Một số khuyến nghị về xây dựng Bộ luật TTHS (sửa đổi), Sổ tay cơng tác kiểm sát tại Việt Nam, VKSNDTC, Hà
Nội, tr110.

Trang 12


Lê Thò Kiều Loan

Luận văn Cử nhân Luật

1.1.3.2 Quan điểm của một số học giả về tổ chức cơ quan kiểm sát
Ø Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-Nin
Việc tổ chức cơ quan Viện kiểm sát nhân dân trong bộ máy nhà nước XHCH
là một vấn đề có tính quy luật trong điều kiện của một quốc gia thực hiện chính sách
kinh tế dưới sự quản lý của Nhà nước XHCN và dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng

sản, với trình độ phát triển kinh tế chưa cao, chủ nghĩa cục bộ địa phương cần phải
có pháp chế thống nhất. Nền pháp chế thống nhất đó đòi hỏi phải có nhận thức thống
nhất về pháp chế trong tồn bộ nền cộng hồ và phải có sự áp dụng và tn theo
pháp luật một cách thống nhất. Pháp chế khơng thống nhất thì khơng thể tiến hành
cách mạng XHCN, khơng thể bảo vệ và củng cố được chính quyền cách mạng. Bởi
pháp chế XHCN là một chế độ đặc biệt của đời sống chính trị - xã hội, trong đó tất
cả các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội...và mọi cơng dân đều phải
tơn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh triệt để và chính xác(4).

Trung

Yếu tố cản trở mạnh mẽ nhất, trực tiếp đến sự thống nhất của pháp chế XHCN
là bệnh cục bộ, bản vị, địa phương chủ nghĩa. Lê-Nin đã phát hiện một vấn đề có tính
chất quy luật: trong xây dựng chủ nghĩa xã hội muốn đấu tranh chống lại một cách có
hiệu quả chủ nghĩa cục bộ địa phương thì theo Lê-Nin nhất thiết phải thành lập cơ quan
Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát “có quyền và bổn phận chỉ làm một cơng việc
mà thơi, tức là: làm thế nào cho trong tồn nước cộng hồ có một sự nhận thức nhất trí
về pháp chế, dù là ở các địa phương có những đặc điểm và những ảnh hưởng như thế
(5)
tâm
liệu
nào Học
đi chăng
nữa”ĐH
. Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Cũng từ việc xác định tầm quan trọng của cơng tác đảm bảo pháp chế thống
nhất, Lê-Nin đã đề nghị Viện kiểm sát chỉ trực thuộc vào cơ quan Trung ương duy nhất,
tức là Viện kiểm sát tổ chức theo ngun tắc tập trung thống nhất chứ khơng theo
ngun tắc “song trùng trực thuộc” nhưng có sự phân cơng phân nhiệm rõ ràng giữa
các cơ quan để mỗi cơ quan thi hành có hiệu lực chức năng quyền hạn của mình và có

sự phối hợp với nhau tạo nên sức mạnh tổng hợp của Nhà nước mà theo Các-Mác:
“đây là sự phân cơng lao động quyền lực”. Như vậy, cả Mác và Lê-Nin đều cho rằng
trong Nhà nước kiểu mới thì quyền lực nhà nước là thống nhất khơng thể phân chia,
rằng “Cơng xã là một tổ chức hành động vừa lập pháp, vừa hành pháp, vừa kiểm tra
thực hiện pháp luật của mình”.
Ø Tư tưởng Hồ Chí Minh
Về lý thuyết Chủ tịch Hồ Chí Minh khơng dùng từ “quyền lực nhà nước là
thống nhất” nhưng tư tưởng về sự thống nhất của Nhà nước và quyền lực nhà nước
được thể hiện ngay từ Hiến pháp 1946 “Đất nước Việt Nam là một khối thống nhất
Trung Nam Bắc khơng thể phân chia” trong đó đã xác định“tất cả quyền binh
trong nước là của tồn thể nhân dân Việt Nam” hay ở Hiến pháp 1959 “nước Việt
Nam là một khối Bắc Nam thống nhất”. Đó là “Nhà nước của dân do dân và vì
(4)
(5)

Giáo trình Lý luận về nhà nước và pháp luật, trường Đại học Luật Hà Nội, NXBGD, Hà Nội 1996, tr 425
V.I Lê – Nin. Về pháp chế xã hội chủ nghĩa. NXB Sự thật, Hà Nội 1987, tr 266.

Trang 13


Lê Thò Kiều Loan

Luận văn Cử nhân Luật

dân, lấy liên minh giai cấp cơng nhân với nơng dân và tầng lớp trí thức làm nền
tảng do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo”. Do đó, chúng ta có thể khẳng định
được quan điểm của Người xuất phát từ ngun tắc tổ chức bộ máy nhà nước ta là
tập trung dân chủ, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, quyền lực nhà nước
là thống nhất, nhân dân trao quyền lực cho Quốc hội. Để Quốc hội thật sự là cơ quan

quyền lực nhà nước cao nhất và cơng tác giám sát có hiệu quả nên Quốc hội đã tổ
chức ra một hệ thống cơ quan đó là Viện kiểm sát nhân dân.
Trong điều kiện Nhà nước ta là Nhà nước XHCN của dân, do dân và vì dân.
Việc tổ chức cơ quan Viện kiểm sát nhân dân trong thời gian tới vẫn tiếp tục độc lập,
do Quốc hội tổ chức ra và chịu trách nhiệm báo cáo với Quốc hội là điều cần thiết
nhằm đảm bảo tính độc lập và khách quan vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của nước
ta cũng như các ngun tắc cơ bản được thừa nhận chung của Nhà nước pháp quyền.

Trung

Như vậy, cho dù theo trường phái pháp luật nào đi chăng nữa thì cơ quan cơng
tố cũng đóng vai trò quan trọng trong tố tụng tư pháp, đó là cơ quan nhân danh Nhà
nước đưa vụ án ra Tồ và thực hiện sự buộc tội đối với người phạm tội. Về mặt thẩm
quyền, cơ quan cơng tố ở mỗi quốc gia khác nhau lại được giao nhiệm vụ và quyền hạn
khác nhau, có quốc gia vai trò của Viện cơng tố được thể hiện ngay từ khi khởi tố vụ án,
có quốc gia vai trò của Viện cơng tố có hạn chế hơn thể hiện chủ yếu ở giai đoạn xét xử
tại phiên tồ với tính cách là người buộc tội. Ngồi nhiệm vụ cơng tố, nhiều quốc gia
còn giao cho Viện cơng tố nhiệm vụ giám sát việc áp dụng luật pháp. Viện cơng tố các
nướcHọc
đều được
chức Cần
thành một
hệ thống
độc lập
với học
tư pháp
xét xử,
lớn Viện
tâm
liệutổĐH

Thơ
@ Tài
liệu
tập
và phần
nghiên
cứu
cơng tố các nước thuộc hệ thống hành pháp, trừ một số nước đi theo con đường XHCN
như Trung Quốc,Việt Nam.
1.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TRONG HỆ THỐNG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
1.2.1 Sự cần thiết đối với việc tổ chức cơ quan Viện kiểm sát nhân dân
trong bộ máy nhà nước
Chúng ta khơng chấp nhận chế độ đa ngun, đa Đảng cũng như ngun tắc
phân chia quyền lực triệt để trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước và khơng
áp dụng cơ chế “kìm chế - đối trọng”. Xuất phát từ ngun tắc tập trung dân chủ, tất cả
quyền lực thuộc về nhân dân, quyền lực nhà nước là thống nhất. Nhân dân trao quyền
lực cho Quốc hội - cơ quan được thành lập thơng qua phổ thơng, trực tiếp và bỏ phiếu
kín. Quốc hội vừa là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, vừa là cơ quan quyền lực
nhà nước cao nhất có quyền “lập hiến, lập pháp, quyền quyết định những chính sách cơ
bản của một quốc gia, Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với tồn bộ hoạt
động của Nhà nước” (Điều 83- Hiến pháp 1992 sửa đổi) nhằm đảm bảo cho mọi hoạt
động của Nhà nước hướng vào những mục tiêu chung của cuộc cách mạng XHCN mà
Đảng và Nhà nước đã đề ra. Với chủ trương “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật,
khơng ngừng tăng cường pháp chế XHCN” ở Điều 83 Hiến pháp 1992: quy định “Quốc
hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với tồn bộ hoạt động của Nhà nước”. Tuy
nhiên, do các điều kiện khách quan và vị trí Hiến định của mình nên Quốc hội
Trang 14



Lê Thò Kiều Loan

Luận văn Cử nhân Luật

thực hiện quyền giám sát thơng qua việc xem xét các báo cáo hoạt động của
Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tồ án nhân dân...
Ở địa phương, Hội đồng nhân dân là cơ quan đại biểu, cơ quan quyền lực
của Nhà nước giám sát việc tn theo pháp luật của cơ quan nhà nước. Hình
thức giám sát chủ yếu của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là thơng qua
báo cáo và chất vấn những người đứng đầu của các cơ quan, tổ chức tại các kỳ
họp. Quốc hội là cơ quan làm việc theo chế độ hội nghị mỗi năm hai kỳ nên
việc giám sát này trong thực tế cũng có nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao và
cơng việc ln ở trong tình trạng q tải. Do đó, Quốc hội chỉ tập trung giám
sát những vấn đề lớn liên quan sự sống còn của cả quốc gia, trật tự chung của
tồn xã hội. Để thực hiện cơng tác giám sát việc tn theo pháp luật có hiệu quả
nhằm đảm bảo tính thống nhất của pháp chế, thì Quốc hội phải cần đến sự trợ
giúp của cơ quan chun mơn thực hiện thường xun, coi đó như một cơng cụ
giám sát hữu hiệu của mình. Với những lý do đó, Quốc hội đã tổ chức ra một hệ
thống cơ quan và xác định nó thơng qua Hiến pháp và Luật. Hệ thống cơ quan
đó là Viện kiểm sát nhân dân.

Trung

Như vậy, hệ thống cơ quan Viện kiểm sát nhân dân nằm trong khn khổ và
nhằm đảm bảo tính thống nhất của quyền lực của Nhà nước ta. Nó khơng phải là một
yếu tố “đối trọng, hạn chế” như cách tổ chức quyền lực theo ngun tắc phân quyền ở
các nước tư sản. Với việc tổ chức ra hệ thống cơ quan này là một trong những điều kiện
tạo cơ
sở pháp
hìnhCần

thức cho
quyền
được
tổ chức,
một cách
tâm
Học
liệulý,ĐH
Thơ
@lựcTài
liệu
họcđược
tậpthực
vàhiện
nghiên
cứu
thống nhất trong điều kiện Nhà nước ta là Nhà nước XHCN của dân, do dân, vì dân, tất
cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, dưới sự lãnh đạo duy nhất, tồn diện và tuyệt
đối của Đảng.
1.2.2 Vị trí pháp lý và vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong bộ máy nhà
nước với việc đảm bảo pháp chế
1.2.2.1 Vị trí pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân
Vị trí pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong bộ máy nhà nước ta quy định
bởi các ngun tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước được xác lập trong Hiến
pháp. Vận dụng tư tưởng của Lê-Nin và Hồ Chí Minh về tổ chức bộ máy nhà nước,
Viện kiểm sát nhân dân được thành lập và thể hiện trong các Hiến pháp 1959, 1980,
1992 cũng như tại Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2002. Cùng với Quốc
hội trong hệ thống bộ máy nhà nước ta còn có ba hệ thống cơ quan nhà nước khác nhau
đó là:
Ø Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước: gồm Chính phủ và Uỷ ban

nhân dân các cấp (theo Điều 109 và Điều 123 Hiến pháp 1992).
Ø Hệ thống cơ quan xét xử: gồm Tồ án nhân dân các cấp (theo Điều 127 Hiến
pháp 1992).
Ø Hệ thống cơ quan kiểm sát: gồm Viện kiểm sát nhân dân các cấp
(theo Điều 137 Hiến pháp 1992).
Trang 15


Lê Thò Kiều Loan

Luận văn Cử nhân Luật

Tuy chỉ là một bộ phận trong bộ máy nhà nước nhưng Viện kiểm sát nhân dân
lại tồn tại như một hệ thống tương đối độc lập và có một vị trí đặc biệt quan trọng trong
bộ máy nhà nước khơng bị lệ thuộc trong tổ chức và hoạt động do cơ quan quyền lực
nhà nước cao nhất là Quốc hội bầu, chịu trách nhiệm và báo cáo trước Quốc hội. Chính
vị trí độc lập trong bộ máy nhà nước là nhân tố đảm bảo cho Viện kiểm sát nhân dân
thực hiện chức năng của mình một cách có hiệu quả. Điều đó được thể hiện:
Thứ nhất: Ngồi Viện kiểm sát nhân dân khơng có cơ quan chức năng nào thực
hiện quyền cơng tố Nhà nước. Đây là chức năng quan trọng mà luật giao cho Viện kiểm
sát nhân dân đảm nhiệm, cho phép phân biệt vị trí của Viện kiểm sát nhân dân trong
bộ máy nhà nước ta với các cơ quan khác của Nhà nước. Đó là quyền truy tố kẻ
phạm tội ra trước Tồ án và nhân danh Nhà nước buộc tội kẻ phạm tội ra trước tồ hay
quyền phê chuẩn, thay đổi hoặc áp dụng các biện pháp ngăn chặn.

Trung

Thứ hai: chỉ có Viện kiểm sát nhân dân là hệ thống cơ quan duy nhất được pháp
luật giao cho quyền kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần đảm bảo cho pháp luật
được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Khác với Viện kiểm sát, Thanh tra Nhà

nước - theo Pháp lệnh Thanh tra 1980- cũng có nhiệm vụ kiểm sát, Thanh tra việc chấp
hành pháp luật, bảo vệ pháp chế nhưng chủ yếu để tăng cường kỷ luật trong quản lý nhà
nước. Nghĩa là hoạt động Thanh tra chính là biện pháp quản lý, điều hành khơng thể
thiếu để mỗi cơ quan quản lý tự xem xét và tổ chức thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch và
các quyết định của chính mình hoặc của cấp dưới trực thuộc. Viện kiểm sát nhân dân
trongHọc
q trình
hiệnCần
chức năng
của mình
hợp do luật
tâm
liệuthực
ĐH
Thơđặc@thùTài
liệutrong
họcnhững
tập trường
và nghiên
cứu
định như: kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử hình sự, kiểm sát thi hành án và trong một
số lĩnh vực khác. Trên cơ sở đó Viện kiểm sát nhân dân sẽ có một số thẩm quyền như:
kiến nghị, kháng nghị ... mà hầu hết các cơ quan nhà nước khác khơng có hoặc có
khơng đầy đủ.
Thứ ba: hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân ln xuất phát từ Luật và đảm
bảo địa vị tối cao của Luật. Có nghĩa là trong nghiệp vụ cơng tác của mình Viện kiểm
sát nhân dân khơng làm theo mệnh lệnh của bất kỳ người nào, cơ quan nào nếu đó
khơng phải là Luật hay trái với quy định của pháp luật.
1.2.2.2 Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân
Hơn 40 năm hoạt động, Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã góp phần

phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm cũng như đại diện cho Nhà nước phát hiện,
làm rõ và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi phạm tội. Với
tư cách là cơ quan tiến hành tố tụng, bảo đảm thực hiện mục đích của tố tụng
hình sự là: “phát hiện chính xác nhanh chóng và xử lý cơng minh, kịp thời mọi
hành vi phạm tội, khơng để lọt tội phạm, khơng làm oan người vơ tội” (Điều 1
Bộ luật tố tụng hình sự). Vai trò cơng tố của Viện kiểm sát nhân dân được đề
cao hơn, nhất là trong giai đoạn điều tra tội phạm được ưu tiên bên cạnh chức
năng kiểm sát các hoạt động tư pháp vốn đã xem là vai trò chủ đạo của Viện kiểm sát
nhân dân tồn tại trong một thời gian dài trước khi Hiến pháp 1992 sửa đổi và Luật tổ
chức Viện kiểm sát nhân dân 2002 ra đời. Pháp luật hình sự nước ta quy định
Trang 16


Lê Thò Kiều Loan

Luận văn Cử nhân Luật

“khơng ai có thể bị coi là có tội và phải chịu hình phạt, khi chưa có bản án kết
tội của Tồ án đã có hiệu lực pháp luật”.
Với ngun tắc suy đốn vơ tội này thì trách nhiệm chứng minh thuộc về
các cơ quan tiến hành tố tụng. Do đó, Viện kiểm sát nhân dân khơng chỉ kiểm
sát các hoạt động tư pháp mà còn có trách nhiệm áp dụng mọi biện pháp luật
định để đảm bảo cho việc phát hiện tội phạm và người phạm tội một cách chính
xác, khách quan, đầy đủ trong tất cả các giai đoạn tố tụng. Đây là vai trò đặc
thù xuất phát từ chức năng Hiến pháp do Quốc hội trao cho Viện kiểm sát nhân
dân mà khơng trao cho cơ quan nhà nước khác.
1.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân trong bộ máy nhà nước
1.2.3.1

Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân


Nói đến chức năng của Viện kiểm sát nhân dân cũng như các cơ quan
nhà nước khác là xác định những phương hướng hoạt động chủ yếu của cơ quan nhà
nước đó. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960, 1981 và năm 1992 đã thể hiện
đồng thời hai chức năng:
+ Kiểm sát việc tn theo pháp luật: bao gồm kiểm sát việc tn theo pháp
luật trong lĩnh vực hành chính, kinh tế, xã hội và kiểm sát các hoạt động tư pháp thơng
qua kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử, kiểm sát thi hành án, kiểm sát giam giữ cải tạo.
+ Thực hành quyền cơng tố trong q trình điều tra và xét xử.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trong bối cảnh cả nước đã và đang tiếp tục tiến hành cải cách tư pháp trên cơ sở
quy định của Hiến pháp 1992 (sửa đổi) ngành kiểm sát đã điều chuyển chức năng của
mình. Khác với bốn đạo luật kiểm sát trước đây, Luật tổ chức Viện kiểm sát
nhân dân 2002 đã đặt chức năng thực hành quyền cơng tố - đây là một chức
năng đặc thù chỉ có ở Viện kiểm sát nhân dân - lên trên chức năng kiểm sát hoạt
động tư pháp và coi đó như là chức năng cơ bản thứ nhất nhân danh cơng quyền
của Viện kiểm sát nhân dân. Chức năng thực hành quyền cơng tố chỉ thể hiện
trong tố tụng hình sự, được thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt
q trình tố tụng.

Theo nội dung của sự điều chuyển này Viện kiểm sát nhân dân sẽ thơi khơng
thực hiện chức năng kiểm sát việc tn theo pháp luật của các cơ quan nhà nước, các
tổ chức kinh tế, xã hội, các đơn vị lực lượng vũ trang và cơng dân trong lĩnh vực hành
chính, kinh tế, xã hội (còn gọi là chức năng kiểm sát chung) để thực hiện tưởng chỉ
đạo trong Nghị quyết 08- NQ/TW của Bộ Chính trị “Viện kiểm sát nhân dân tập trung
làm tốt chức năng cơng tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp”. Đây là một chức năng
quan trọng mà luật giao cho Viện kiểm sát đảm nhiệm, cho phép phân biệt vị trí của
Viện kiểm sát nhân dân trong bộ máy nhà nước ta với cơ quan khác của nhà nước.
Như vậy, về cơ bản vẫn tiếp tục quy định cho Viện kiểm sát nhân dân có

hai chức năng như trước đây, nhưng chỉ giới hạn phạm vi thực hiện chức năng
kiểm sát việc tn theo pháp luật trong lĩnh vực tư pháp mà thơi. Bên cạnh đó,
Trang 17


Lê Thò Kiều Loan

Luận văn Cử nhân Luật

chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp được thực hiện trong tất cả các lĩnh
vực tố tụng tư pháp và trong mọi giai đoạn tố tụng tư pháp. Nó bao gồm phạm vi
đối tượng rộng lớn từ hoạt động điều tra, xác minh, xét xử đến thi hành án hình
sự, dân sự, hành chính, kinh tế...Theo đó, kết quả hoạt động kiểm sát tư pháp sẽ
làm cơ sở cho việc thực hiện chức năng cơng tố có hiệu quả. Song, cả hai chức
năng này thực hiện đồng thời và cùng hướng đến mục đích là làm sáng tỏ vụ án.
1.3.2.2 Nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân
Theo Điều 126 Hiến pháp 1992 và Điều 2 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân
2002 quy định Viện kiểm sát nhân dân có những nhiệm vụ sau đây:
- Bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa;

Trung

-

Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân;

-

Bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể ;


-

Bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, tự do,danh dự và nhân phẩm cơng dân.

Trong bốn nhiệm vụ nêu trên thì nhiệm vụ bảo vệ pháp chế XHCN được
đặt lên hàng đầu. Sở dĩ như vậy là vì xuất phát từ chức năng của Viện kiểm sát
nhân dân. Mặt khác, pháp chế XHCN là phương pháp, là cơng cụ thực hiện
quyền lực của Nhà nước, của giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động. Vì thế
nhiệm vụ bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất
bao giờ cũng là nhiệm vụ chủ yếu của Viện kiểm sát nhân dân và là cơ sở để
tâm
liệu
ĐHvụCần
thựcHọc
hiện các
nhiệm
khác.Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Viện kiểm sát nhân dân phải đảm bảo mọi hành vi xâm phạm đến lợi ích
của Nhà nước, lợi ích của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân đều bị
phát hiện và xử lý kịp thời, đúng pháp luật. Để thực hiện nhiệm vụ này thì bản
thân Viện kiểm sát nhân dân phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, khơng có
bất kỳ sự lẩn tránh nào đối với pháp luật, khơng được phép tha thứ cho hành vi
vi phạm pháp luật với bất cứ lý do gì. Điều 2 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân
dân 2002 còn quy định nhiệm vụ nhưng đồng thời cũng là một ngun tắc khi
thực hiện bốn nhiệm vụ nêu trên đó là: “Bảo đảm để mọi hành vi xâm phạm lợi
ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng đều phải
được xử lý theo pháp luật”.
Những nhiệm vụ chung của Viện kiểm sát nhân dân được quy định trong
Hiến pháp và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân đã nêu trên cần được qn
triệt đầy đủ trong các cấp kiểm sát và trong cơng tác kiểm sát cụ thể. Trong các

hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân đều có nhiệm vụ cụ thể và nhiệm vụ chung. Do
đó, phải thơng qua thực hiện nhiệm vụ cụ thể (tức là nhiệm vụ trước mắt) để
thực hiện các nhiệm vụ chung đó (hay còn gọi là nhiệm vụ chiến lược). Khác
với chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân có thể được bổ sung
nhất định phù hợp với nhiệm vụ trung tâm mà Đảng và Nhà nước đã đề ra
trong từng giai đoạn cách mạng.

Trang 18


Lê Thò Kiều Loan

Luận văn Cử nhân Luật

1.2.4 Mối quan hệ của Viện kiểm sát nhân dân với một số cơ quan nhà nước
Mối quan hệ được hiểu là “sự gắn liền về mặt nào đó giữa hai hay nhiều
sự vật khác nhau, khiến sự vật này biến đổi thay đổi thì có thể tác động đến sự
vật kia” (6). Nhà nước ta tổ chức và hoạt động theo ngun tắc tập trung quyền lực, có
sự phân cơng phân nhiệm rành mạch, rõ ràng. Tuy nhiên, để đảm bảo hoạt động
đạt hiệu quả cao, các cơ quan nhà nước ln ln có sự phối hợp chặt chẽ tồn
diện và nhịp nhàng với nhau. Do đó, trong hoạt động của mình Viện kiểm sát
nhân dân ln có sự quan hệ phối hợp với các cơ quan nhà nước khác để thực
hiện thắng lợi nhiệm vụ của mình.
1.2.4.1 Trong quan hệ với Quốc hội

Trung

Hiến pháp 1992 phần sửa đổi, bổ sung tại Điều 126 và từ Điều 137 đến Điều
140 quy định rõ nhiệm vụ, chức năng, ngun tắc tổ chức và họat động của Viện kiểm
sát nhân dân. Đồng thời tại kỳ họp thứ 11 khóa X từ ngày 15/3 đến 02/4/2002, Quốc hội

đã thơng qua Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2002. Đây chính là cơ sở pháp lý để
tổ chức và hoạt động cho ngành kiểm sát. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước. Khi Quốc hội
thực hiện quyền giám sát của mình phát hiện có những vi phạm pháp luật mà Viện kiểm
sát nhân dân tối cao chưa giải quyết thì Quốc hội có quyền chất vấn về cơng tác của
Viện kiểm sát hoặc ra Nghị quyết đối với cơng tác của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm phải chấp hành
tâm
Học
ĐH Cần
@cơng
Tàitácliệu
nghiên
cứu
Nghị
quyếtliệu
của Quốc
hội và Thơ
báo cáo
trướchọc
Quốctập
hội.và
Trong
thời gian
Quốc hội khơng họp thì báo cáo cơng tác trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội và
Chủ tịch nước; trả lời chất vấn, kiến nghị, u cầu của đại biểu Quốc hội.
1.2.4.2 Trong quan hệ với cơ quan điều tra
Nội dung cơ bản của mối quan hệ này xuất phát từ nhiệm vụ chung nhất là xác
định có căn cứ hợp pháp đối với tội phạm và người phạm tội, làm cơ sở cho việc buộc
tội trước Tòa án. Để làm được điều này thì giữa hai cơ quan này phải có mối quan hệ

với nhau trong các giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án. Cụ thể là sau khi nhận được tin
báo tội phạm thì cơ quan điều tra điều tra phải xác minh có hay khơng có dấu
hiệu tội phạm để quyết định khởi tố, hoặc khơng khởi tố vụ án hình sự và
chuyển đến cho Viện kiểm sát nhân dân khi đó “cơ quan điều tra có trách
nhiệm thực hiện các u cầu và quyết định của Viện kiểm sát nhân dân” (khoản 4 Điều
141 Bộ luật tố tụng hình sự).
Nếu quyết định khởi tố của cơ quan điều tra khơng có căn cứ, hay trái
pháp luật thì Viện kiểm sát sẽ ra quyết định hủy bỏ. Đối với các sự việc phạm tội
mà cơ quan điều tra chưa nắm thì Viện kiểm sát thơng báo kịp thời cho cơ
quan điều tra biết ngay để tổ chức khởi tố điều tra. Ngay sau khi có quyết định
khởi tố vụ án thì cơ quan điều tra phải tiến hành ngay các biện pháp điều tra
và trên cơ sở đó Viện kiểm sát sẽ thực hiện chức năng kiểm sát điều tra.
(6)

Từ điển Tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, 1998, tr 827.

Trang 19


Lê Thò Kiều Loan

Luận văn Cử nhân Luật

Đối với việc bắt người thì trong trường hợp khẩn cấp, bắt để tạm giam,
tạm giữ hay gia hạn tạm giam thì phải được sự phê chuẩn của Viện kiểm sát.
Tuy nhiên, nếu khơng nhất trí hay phát hiện hành vi tố tụng khơng đúng của
Viện kiểm sát nhân dân thì cơ quan điều tra có quyền đề nghị Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân cấp trên trực tiếp xem xét và quyết định (khoản 4 Điều 141
Bộ luật tố tụng hình sự). Đây là mối quan hệ rất đặc biệt đối với tồn bộ hành vi
tố tụng, hỗ trợ nhau để cùng hồn thành nhiệm vụ trong q trình giải quyết vụ án. Vì

thế đã có ý kiến cho rằng: “lực lượng Cơng an khơng thể hồn thành tốt cơng
tác điều tra chống tội phạm nếu như khơng có sự giám sát chặt chẽ của Viện
kiểm sát nhân dân trong việc thực thi pháp luật” (7).
1.2.4.3 Trong quan hệ với Tòa án nhân dân
Trước hết cần phải khẳng định rằng quan hệ giữa Viện kiểm sát nhân dân
và Tòa án nhân dân là quan hệ giữa chức năng buộc tội và chức năng xét xử và
đều là những cơ quan chun trách bảo vệ pháp chế XHCN, bảo vệ tính mạng
bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của cơng dân. Vì vậy,
nhiệm vụ chung của hai ngành được Quốc hội quy định chung ở Điều 127 Hiến
pháp 1992 nhằm nhấn mạnh sự phối hợp giữa hai ngành. Theo đó ”Tòa án chỉ
xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố”
(Điều 170 Bộ luật tố tụng hình sự).
Trong cơng tác xét xử Tòa án nhân dân các cấp với phương châm xét xử

Trung tâm
Họcquan,
liệuđầyĐH
Thơđể@
Tài liệu
tập
vàqn
nghiên
cứu
“khách
đủ, Cần
chính xác”
phương
châm học
đó ln
được

triệt cần
có sự giúp đỡ của Viện kiểm sát nhân dân. Bởi một chức năng quan trọng hiện
nay của Viện kiểm sát nhân dân đó là kiểm sát các hoạt động tư pháp để đảm
bảo chu trình, thủ tục giải quyết các vụ án đúng pháp luật. Dù cho dưới hình
thức tố tụng nào (thẩm vấn hay tranh tụng) thì cả chức năng buộc tội và xét xử
vẫn ln tồn tại và quan hệ với nhau. Có cơ quan Kiểm sát mà khơng có cơ
quan Tòa án và ngược lại thì khơng thể giải quyết vụ án một cách khách quan
và đúng pháp luật được. Đồng thời, Điều 7 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân
2002 đã xác định “trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình, Viện kiểm sát
nhân dân có trách nhiệm phối hợp phối hợp với Tòa án để thực hiện tốt chức
năng phòng ngừa và chống các tội phạm có hiệu quả”.
1.2.4.4 Trong quan hệ với chính quyền địa phương
Tuy rằng Viện kiểm sát nhân dân độc lập về tổ chức và nghiệp vụ với cơ
quan chính quyền địa phương. Trong hoạt động của mình các Viện kiểm sát
nhân dân địa phương chỉ chịu của Viện kiểm sát cấp trên, khơng chịu sự lãnh
đạo của Hội đồng nhân dân. Mối quan hệ giữa các Viện kiểm sát nhân dân ở địa
phương với chính quyền địa phương là quan hệ phối hợp, khơng phải quan hệ
phụ thuộc của cơ quan bị lãnh đạo và cơ quan lãnh đạo. Tuy nhiên, Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân địa phương sẽ chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân
(7)

Trích phát biểu của Bộ trưởng Cơng an-Lê Hồng Anh-tại cuộc họp mặt đầu xn của VKSNDTC ngày 31/01/2003.

Trang 20


Lê Thò Kiều Loan

Luận văn Cử nhân Luật


cùng cấp và phải có trách nhiệm báo cáo cơng tác trước Hội đồng nhân dân, trả
lời chất vấn, kiến nghị, u cầu của đại biểu Hội đồng nhân dân.
Qui định Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân địa phương sẽ chịu sự
giám sát của Hội dồng nhân dân là một tiến bộ nhằm đảm bảo cho Viện kiểm
sát nhân dân được sự giám sát của nhân dân thơng qua cơ quan quyền lực do họ
bầu ra. Có như vậy địa phương mới nắm được tình hình chấp hành pháp luật
cũng như hoạt động và ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực của Viện kiểm sát
nhân dân để từ đó Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm hơn và hoạt động có
hiệu quả hơn. Đồng thời cũng phát huy được vai trò của chính quyền địa
phương trong việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật.
Bên cạnh đó, để thực hiện có kết quả chức năng và nhiệm vụ mà luật quy
định Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan Thanh
tra, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các thành viên Mặt trận Tổ quốc, các đơn vị vũ
trang nhân dân, các cơ quan nhà nước khác để phòng, chống tội phạm và vi
phạm để xử lý kịp thời, nghiêm minh, tun truyền và giáo dục pháp luật góp
phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân, văn hố pháp lý
trong xã hội. Nói chung, cho dù Viện kiểm sát nhân dân có quan hệ trực thuộc
hay quan hệ phối hợp với các cơ quan nhà nước thì cũng đều nhằm mục đích là
bảo vệ pháp chế, bảo vệ chế độ XHCN, đảm bảo cho pháp luật được chấp hành
nghiêm chỉnh và thống nhất.

Trung tâm
liệuQUY
ĐHĐỊNH
Cần
Thơ
@LUẬT
Tài HIỆN
liệu học
cứu

1.3 Học
NHỮNG
CỦA
PHÁP
HÀNHtập
ĐỐIvà
VỚInghiên
TỔ CHỨC
VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
1.3.1 Những quy định của pháp luật hiện hành đối với tổ chức của
Viện kiểm sát nhân dân
1.3.1.1 Ngun tắc tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân
Là một trong những hệ thống hợp thành của bộ máy Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động
của mình khơng thể tách rời các ngun tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy
nhà nước nói chung như: ngun tắc Đảng lãnh đạo, ngun tắc tập trung dân
chủ, ngun tắc pháp chế XHCN, ngun tắc nhân dân lao động tổ chức nên
bộ máy nhà nước và tham gia quản lý nhà nước. Nhưng xuất phát từ chức
năng đặc thù của Viện kiểm sát nhân dân trong bộ máy nhà nước và dựa trên
cơ sở Điều 138 Hiến pháp 1992 (sửa đổi) và Điều 8 Luật tổ chức Viện kiểm
sát nhân dân 2002 đã quy định nên ngun tắc tổ chức và hoạt động của Viện
kiểm sát nhân dân bao gồm:
*Thứ nhất: Ngun tắc tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành
Theo ngun tắc này thì tồn bộ hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân
nói chung phải đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Viện kiểm sát nhân dân tối
cao và cơ quan này phải chịu trách nhiệm về hoạt động của tồn ngành kiểm sát
trước Quốc hội, Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Còn ở mỗi Viện
Trang 21



Lê Thò Kiều Loan

Luận văn Cử nhân Luật

kiểm sát nhân dân nói riêng phải đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Viện
trưởng. Các kiểm sát viên phải hoạt động theo đúng sự phân cơng và uỷ quyền
của Viện trưởng. Chính Viện trưởng là người có quyền và trách nhiệm quyết
định các vấn đề thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát và chịu trách nhiệm cá
nhân về mọi cơng việc của mình trước Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Phải
thấy rằng Viện trưởng khơng quyết định các vấn đề một cách độc đốn, mà trên
cơ sở bàn bạc tập thể thơng qua Ủy ban kiểm sát để thảo luận những vấn đề
quan trọng như: phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch cơng tác...
Khẳng định ngun tắc này khơng có nghĩa là khẳng định hệ thống
Viện kiểm sát nhân dân hoạt động theo ngun tắc riêng biệt, khơng liên
quan đến ngun tắc tổ chức và hoạt động của chung của bộ máy Nhà nước ta.
Dù là một hệ thống cơ quan riêng nhưng các Viện kiểm sát nhân dân là một
bộ phận khơng tách rời của bộ máy Nhà nước ta. Việc thực hiện ngun tắc
này mang ý nghĩa thực tiễn rất to lớn nó đảm bảo cho hệ thống Viện kiểm sát
hoạt động đồng bộ và có tính thống nhất cao ở tất cả các cấp kiểm sát nâng
cao hiệu quả cơng tác.
* Thứ hai: Ngun tắc độc lập khơng lệ thuộc vào bất kỳ một cơ quan nào ở địa phương

Trung

Nội dung ngun tắc này thể hiện ở chỗ các Viện kiểm sát nhân dân thực
hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách độc lập, khơng chịu sự chi phối
các cơ quan nhà nước ở địa phương mà chỉ chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng
tâm
ĐHdânCần
Thơ

liệu
học
và nghiên
cứu
ViệnHọc
kiểmliệu
sát nhân
tối cao.
Khi@
hoạtTài
động,
Viện
kiểmtập
sát nhân
dân chỉ phụ
thuộc vào Hiến pháp, các đạo luật, Pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp
luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ và Chỉ thị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Như vậy, khác với các chính quyền và các cơ quan quản lý khác ở địa
phương là một mặt trực thuộc Chính phủ hoặc Bộ chủ quản, mặt khác phải trực
thuộc Hội đồng nhân dân hoặc Uỷ ban nhân dân. Viện kiểm sát nhân dân khơng
tổ chức theo ngun tắc phụ thuộc hai chiều như vậy. Tuy nhiên, để tránh sự
lạm dụng quyền lực, Quốc hội đã quy định “Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân địa phương phải báo cáo cơng trước Hội đồng nhân dân; trả lời chất vấn,
kiến nghị, u cầu của đại biểu Hội đồng nhân dân” Điều 142 Hiến pháp 1992
(sửa đổi), Điều 9 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2002.
Về mặt tổ chức: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định bộ máy
làm việc và biên chế của Viện kiểm sát nhân dân các cấp, bổ nhiệm, miễn nhiệm,
cách chức Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên các Viện kiểm sát
nhân dân địa phương. Sự độc lập trong tổ chức, tạo điều kiện thuận lợi để các

Viện kiểm sát độc lập trong hoạt động.
Hai ngun tắc trên là hai ngun tắc đặc thù của Viện kiểm sát nhân
dân cần được qn triệt sâu sắc trong tồn ngành. Việc kết hợp giữa chế độ
thủ trưởng và tập thể, đảm bảo sự độc lập của ngành là nhằm phát huy trí tuệ
Trang 22


Lê Thò Kiều Loan

Luận văn Cử nhân Luật

tập thể đồng thời đề cao trách nhiệm cá nhân trong cơ quan kiểm sát. Có như
vậy mới ngăn ngừa được tình trạng các Kiểm sát viên làm việc một cách máy
móc hoặc tùy tiện sử dụng các quyền ở các khâu cơng tác kiểm sát khác nhau.
Chỉ có tổ chức và hoạt động theo ngun tắc đặc thù này thì Viện kiểm sát
nhân dân mới thực hiện được đầy đủ các chức năng nhiệm vụ của mình góp
phần xây dựng nền tư pháp của đất nước cơng bằng, dân chủ và văn minh.
1.3.1.2 Hệ thống và cơ cấu của Viện kiểm sát nhân dân
Được thành lập hồn chỉnh từ Trung ương đến địa phương theo ba cấp: Trung
ương, tỉnh, huyện phù hợp với kiểu tổ chức bộ máy nhà nước thống nhất. Theo Điều 30,
Điều 31 -Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2002 quy định:
Ø Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân gồm
-

Viện kiểm sát nhân dân tối cao

-

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương


-

Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh

-

Các Viện kiểm sát qn sự

Ø Về cơ cấu Viện kiểm sát nhân dân
-

Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có: Ủy ban kiểm sát, Cục, Vụ, Viện,
Văn phòng và Trường đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
-

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm có: Ủy
ban kiểm sát, các phòng và văn phòng.

-

Viện kiểm sát nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh gồm:
các bộ phận cơng tác và bộ máy giúp việc do Viện trưởng, các Phó
Viện trưởng phụ trách.

Sơ đồ sau sẽ giúp chúng ta có thể khái qt hệ thống cũng như cơ cấu của Viện
kiểm sát nhân dân trên cơ sở của pháp luật hiện hành.

Trang 23



Lê Thò Kiều Loan

Luận văn Cử nhân Luật

SƠ ĐỒ HỆ THỐNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Thống nhất với Bộ Quốc phòng

Viện trưởng

Uỷ ban kiểm sát

Viện kiểm sát qn sự
trung ương

Các Cục, Vụ, Viện ,
Văn phòng và Trường
nghiệp vụ

Viện kiểm sát nhân dân
tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương

Viện kiểm sát qn sự
qn khu và cấp tương
đương


Viện trưởng

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Uỷ ban kiểm sát

Các phòng nghiệp vụ
và văn phòng

Viện kiểm sát qn sự
tỉnh và khu vực

Viện kiểm sát nhân dân
huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh
Viện trưởng

Các bộ phận cơng tác
: trật tự hình thành
: chỉ mối quan hệ trực thuộc

Trang 24


Lê Thò Kiều Loan

Luận văn Cử nhân Luật

1.3.1.3 Tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân
Tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân nói chung do Quốc hội quy định trong Luật
tổ chức Viện kiểm sát nhân dân. Riêng đối với tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tối

cao do Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định và trình Uỷ ban
thường vụ Quốc hội phê chuẩn. Tổ chức cụ thể của các Viện kiểm sát nhân dân địa
phương do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định.
v Tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao bao gồm
Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, các Kiểm sát viên và các Điều tra
viên. Đứng đầu và lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng như tồn
ngành kiểm sát về mọi mặt, đồng thời chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của các
Viện kiểm sát nhân dân là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm về tồn ngành kiểm
sát và báo cáo cơng tác trước Quốc hội. Trong thời gian Quốc hội khơng họp
thì chịu trách nhiệm báo cáo trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước
đồng thời phải trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội.

Trung

Ngồi ra, thơng qua việc ban hành các quy định, Chỉ thị, Thơng tư, Điều lệ, Quy
chế của chế độ cơng tác áp dụng đối với ngành kiểm sát Viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân tối cao quyết định những vấn đề cơng tác khơng thuộc thẩm quyền
của Ủy ban kiểm sát; quy định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối
cao Học
và trình
Uỷ ban
Quốc@
hộiTài
phê chuẩn;
quyếttập
định và
bộ máy
làm việc
tâm

liệu
ĐHthường
CầnvụThơ
liệu học
nghiên
cứu
của Viện kiểm sát nhân dân địa phương. Tuy nhiên đóng vai trò quan trọng
trong tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao là Uỷ ban kiểm sát được thành
lập theo Điều 32 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2002.
Ủy ban kiểm sát gồm có: Viện trưởng, Phó Viện trưởng, một số Kiếm sát viên
do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao. Ủy ban kiểm sát được thành lập để thảo luận, quyết định những vấn
đề trọng đại như: phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch cơng tác của tồn ngành cũng như
các dự án Luật, Pháp lệnh trình ủy ban thường vụ Quốc hội trước khi trình cho Quốc
hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân tối cao chủ trì và được quyết định theo đa số.
Nếu Viện trưởng khơng nhất trí với ý kiến của đa số thành viên trong
Ủy ban kiểm sát thì được thực hiện theo quyết định của đa số nhưng báo cáo
lên Uỷ ban thường vụ Quốc hội hay Chủ tịch nước. Nghị quyết của Ủy ban
kiểm sát phải được q nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành. Trong
trường hợp Ủy ban kiểm sát biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có
ý kiến của Viện trưởng. Quy định này nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa Viện
trưởng với tập thể Uỷ ban kiểm sát, đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa tập trung
và dân chủ, kết hợp giữa chế độ thủ trưởng và tập thể, vừa phát huy được trí
tuệ của tập thể và đề cao trách nhiệm trong cơ quan kiểm sát.

Trang 25



×