Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

đặc sắc nghệ thuật viết truyện ngắn của nguyễn tuân trong tập vang bóng một thời

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (861.68 KB, 120 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN

NGUYỄN THỊ BÍCH THIỆN

ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT
VIẾT TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN TUÂN
TRONG TẬP VANG BÓNG MỘT THỜI

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ Văn


Cán bộ hướng dẫn: ThS. Hồ Thị Xuân Quỳnh

Cần Thơ, năm 2011


LỜI CẢM ƠN

Qua một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu và làm việc một cách nghiêm túc,
tôi đã hoàn thành luận văn của mình. Nhân đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc và chân thành đến cô Hồ Thị Xuân Quỳnh, người đã tận tình trực tiếp hướng
dẫn tôi. Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cảm ơn tất cả quý thầy cô và bạn bè
trong và ngoài Bộ môn Ngữ Văn, khoa Khoa học xã hội & Nhân văn, trường Đại
học Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện
luận văn này.
Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng chắc hẳn luận văn vẫn còn không ít
những điều thiếu sót. Rất mong sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của quý thầy cô


cùng tất cả các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Bích Thiện


ĐỀ CƯƠNG
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích nghiên cứu
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu

B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: QUAN NIỆM CỦA NGUYỄN TUÂN VỀ TRUYỆN NGẮN
1.1 Quan điểm của Nguyễn Tuân về văn chương nghệ thuật
1.1.1 Quan điểm của Nguyễn Tuân về nghệ thuật
1.1.2 Quan điểm của Nguyễn Tuân về văn chương
1.1.3 Quan điểm của Nguyễn Tuân về tài hoa – nhân cách của người nghệ sĩ
1.2 Quan niệm của Nguyễn Tuân về truyện ngắn
1.2.1. Giới thuyết về truyện ngắn
1.2.2. Quan niệm của Nguyễn Tuân về hình thức và nội dung truyện ngắn
1.2.3. Quan niệm của Nguyễn Tuân về nhân vật trong truyện ngắn

CHƯƠNG 2: NHỮNG BIỂU HIỆN NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CÁI TÀI
CỦA NGUYỄN TUÂN TRONG TẬP VANG BÓNG MỘT THỜI
2.1. Cái tài của Nguyễn Tuân trong việc khai thác đề tài
2.1.1. Vẻ đẹp của ẩm thực truyền thống
2.1.1.1. Uống trà

2.1.1.2. Uống rượu, thưởng hoa
2.1.2. Vẻ đẹp của các trò chơi nghệ thuật truyền thống
2.1.2.1. Chơi đèn kéo quân
2.1.2.2. Đánh bạc bằng thơ
2.1.2.3. Chơi chữ thư pháp
2.1.2.4. Chơi cờ tướng


2.2. Cái tài của Nguyễn Tuân trong nghệ thuật dựng truyện
2.2.1. Dựng truyện với các chi tiết nhẹ nhàng, thanh cao
2.2.2. Dựng truyện với các chi tiết rùng rợn, ma quái và huyền ảo
2.3. Cái tài của Nguyễn Tuân trong tạo dựng chi tiết nghệ thuật
2.3.1. Khái niệm chi tiết nghệ thuật
2.3.2. Những chi tiết nghệ thuật thể hiện vẻ đẹp nhẹ nhàng, thanh cao
2.3.3. Những chi tiết nghệ thuật thể hiện vẻ đẹp rùng rợn, kỳ ảo và thần tiên
2.4. Cái tài của Nguyễn Tuân trong nghệ thuật kết cấu
2.4.1. Khái niệm kết cấu
2.4.2. Kết cấu theo thời gian
2.4.3. Kết cấu theo tâm lí nhân vật
2.5. Cái tài của Nguyễn Tuân trong nghệ thuật xây dựng nhân vật
2.5.1. Khái niệm nhân vật
2.5.2. Nhân vật tài hoa, tài tử
2.5.3. Nhân vật lãng tử, giang hồ

C. PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC


A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, có lẽ trong chúng ta không ai là không biết
đến Nguyễn Tuân – một “bậc thầy về ngôn từ”. Nói đến Nguyễn Tuân, người ta nghĩ
ngay đến một sự nghiệp sáng tác vô cùng đồ sộ, rất mực tài hoa và độc đáo. Nhà văn đã
để lại nhiều ấn tượng rất đẹp trong lòng độc giả với biết bao tác phẩm hay như Vang
bóng một thời, Chiếc lư đồng mắc cua, Chùa đàn, Sông đà… Nguyễn Tuân còn là một
nhà văn có cá tính đặc biệt, tư tưởng và phong cách nghệ thuật vô cùng đặc sắc. Với
một quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc, tác giả thực sự biết quý trọng nghề văn
của mình, suốt cả cuộc đời ông luôn đi tìm cái đẹp, cái thật và giàu ý thức giữ gìn nhân
cách, thiên lương của người nghệ sĩ.
Tiếp cận, tìm hiểu và nghiên cứu những tác phẩm của Nguyễn Tuân, chúng ta sẽ
nhận thức được cái hay, cái đẹp và tư tưởng nghệ thuật đầy giá trị nhân văn mà tác giả
đã gửi gắm trên những trang viết bằng cả tâm huyết của một người nghệ sĩ. Trong
những tác phẩm của Nguyễn Tuân, ngôn từ luôn đạt đến độ “uyên thâm, cao vời và
siêu tuyệt”. Đó là nhờ vào lòng say mê, sự tích lũy và sự tinh luyện tiếng Việt của
Nguyễn Tuân. Chính vì vậy, Nguyễn Tuân mới có thể vận dụng ngôn từ một cách
thuần thục và đầy sáng tạo trong tác phẩm của mình. Ngoài ra, khi dõi theo quá trình
sáng tác của Nguyễn Tuân, chúng ta sẽ thấy được một lối hành văn mang nét riêng
không lẫn vào ai được, tạo nên một phong cách riêng vô cùng độc đáo. Cách xây dựng
nhân vật của Nguyễn Tuân cũng rất đặc sắc. Bên cạnh đó, chúng ta còn nhận thấy trong
tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn đậm đà bản sắc dân tộc bởi những nét văn hóa cổ
truyền được nhà văn tái hiện lại rất cụ thể và sinh động. Vì vậy, có thể khẳng định rằng
Nguyễn Tuân đã góp phần làm cho kho tàng văn học dân tộc thêm phong phú bằng
những tác phẩm văn chương lay động lòng người. Và tất cả những điều này được thể
hiện rất rõ trong tập truyện ngắn Vang bóng một thời. Nguyễn Tuân rất thành công
trong thể tùy bút. Tuy thể loại truyện ngắn không phải là sở trường của Nguyễn Tuân
nhưng với Vang bóng một thời nhà văn đã chứng minh cho mọi người thấy sự sáng tạo


nghệ thuật của mình đã vươn đến đỉnh cao. Mặt khác, trong quá trình học tập và nghiên

cứu, Nguyễn Tuân cùng với tập truyện ngắn Vang bóng một thời đã đem đến cho người
viết nhiều điều lý thú, và đọng lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người viết. Chính
vì vậy, thật là thiếu sót nếu chúng ta không khảo sát và nghiên cứu đề tài hấp dẫn này
“Đặc sắc nghệ thuật viết truyện ngắn của Nguyễn Tuân trong tập Vang bóng một
thời”.

2. Lịch sử vấn đề
Với một khối lượng tác phẩm đồ sộ, bằng một phong cách riêng độc đáo, văn
chương Nguyễn Tuân luôn là đề tài gây chú ý và hấp dẫn không chỉ đối với các nhà
nghiên cứu mà còn với cả người đọc. Từ xưa cho đến nay, có rất nhiều nhà nghiên cứu
quan tâm đến các sáng tác của Nguyễn Tuân, đặc biệt là Vang bóng một thời.
Thạch Lam đánh giá cao tài năng của Nguyễn Tuân trong tập truyện ngắn Vang
bóng một thời qua bài viết Đọc “Vang bóng một thời” (Trích báo Ngày Nay, số 212,
ngày 15 – 6 – 1940) “Trong cái vội vàng, cái cẩu thả của những tác phẩm xuất bản
gần đây, những sản phẩm đã hạ thấp văn chương xuống mực giá trị của một sự đua
đòi, người ta lấy làm sung sướng khi thấy một nhà văn kính trọng và yêu mến cái đẹp,
coi công việc sáng tạo là công việc quý báu và thiêng liêng. Nguyễn Tuân lại còn một
điểm khác đáng kính nữa. Ông yêu mến và than tiếc những cái đã qua, và cố sức làm
sống lại cả một thời xưa cũ, một thời gần chúng ta quá, nhưng mà đối với chúng ta như
đã xa lạ vì không ai gợi đến vẻ đẹp và những cao quý riêng. Nguyễn Tuân có lẽ là
người đầu tiên làm việc ấy. Tập “Vang bóng một thời” như tên gọi, chỉ là những vang
bóng những dấu vết của một thời tác giả ghi lại trên trang giấy. Trong hơn mười
truyện ngắn, ấy là cuộc đời cũ cách không đầy năm mươi năm, hiện ra những công
việc và hành vi mà tác giả tìm tòi phô diễn hết cả cái ý nghĩa và cái nên thơ. Những
nhân vật trong truyện đó, với các quan niệm chúng ta ngày nay; là những người mà
lúc nhỏ chúng ta đã được trong thấy hay bây giờ đây trong một vài gia đình kín đáo
vẫn còn. Đời sống ngày xưa, có những suy nghĩ, những công việc hay những vui chơi
khác ngày nay, Nguyễn Tuân đã làm hoạt động dưới mắt người đọc cả cái dĩ vãng
thắm màu đỏ, và đã tìm diễn được những đặc sắc và những triết lí cũ kia”. [8; 267]



Trong bài viết của Phan Cự Đệ, Đọc lại “Vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân
(In trong Cuộc sống và tiếng nói nghệ thuật, Nxb, Văn học, Hà Nội, 1971), cho chúng
ta hiểu rõ hơn về các nhân vật của Nguyễn Tuân “Nguyễn Tuân chú ý chắt chiu gạn lọc
cho được những nét đẹp trong khi biểu hiện cuộc sống. Vì thế nên những nhân vật
trong “Vang bóng một thời” cũng có những cá tính, phong cách đặc biệt của họ”;
“Một số nhân vật trong tác phẩm của ông là những ông Phủ, ông Nghè, ông Thượng,
ông Ấm, v.v… Nhưng họ không phải là lớp quan lại hám danh lợi, ô trọc mà là một
hạng người biết sống thanh cao, ưa nhàn hạ và đặc biệt biết hưởng thụ, nhấp nháp một
cách khá trịnh trọng trong cuộc đời”; “Loại nhân vật thứ hai được tác giả trìu mến là
một số lãng tử giang hồ, sống một cách “nghệ sĩ” trước cuộc đời và không bao giờ
muốn dừng chân ở một nơi nào nhất định”. [8; 271]
Cũng trong bài viết của ông, ta còn thấy được nét dân tộc có trong Vang bóng một
thời “Trong cái xã hội đã bắt đầu xuất hiện những “ông Tây An-nam”, cái xã hội mà
phong trào Âu hóa và danh lợi đã làm nhiều người Việt Nam mất gốc, Vang bóng một
thời đã giữ người ta lại với những hình ảnh gần gũi nhất của dân tộc… Trong Vang
bóng một thời quả thật có một lớp người phẩm chất thanh cao, đáng quý (một viên
quan coi ngục, một người tử tù viết chữ đẹp, một cô Tú tần tảo nuôi em ăn học), cũng
có một vài phong tục khá gần gũi với chúng ta (uống trà, chơi chữ, chơi đèn kéo
quân,…) [8; 273]
Có thể nói rằng, giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh là người nghiên cứu Nguyễn Tuân
một cách khá toàn diện và sâu sắc. Các bài viết của ông cung cấp cho người đọc một
cái nhìn bao quát về Nguyễn Tuân từ thân thế, sự nghiệp đến quan điểm nghệ thuật,
đặc trưng thể loại, nghệ thuật ngôn từ…
Trong bài viết Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân (Trích lời giới thiệu cuốn
Tuyển tập Nguyễn Tuân, tập 1, Nxb Văn học, Hà Nội, 1981), Nguyễn Đăng Mạnh đã
khảo sát và đi sâu vào quan điểm nghệ thuật của bậc thầy ngôn từ Việt Nam “Nguyễn
Tuân là một hiện tượng văn học khá phức tạp”. Về quan điểm nghệ thuật “cũng là một
hiện tượng phức tạp”, còn về mặt ngôn ngữ trong tác phẩm, Nguyễn Đăng Mạnh cho
rằng “Nguyễn Tuân có một kho từ vựng hết sức phong phú mà ông cần cù tích lũy



những từ sẵn có. Ông luôn luôn ý thức sáng tạo từ mới và cách dùng từ mới… Nhiều từ
ngữ thông thường vào tay ông trở nên có giá trị hơn có năng suất hơn.” Nguyễn Đăng
Mạnh còn đưa ra nhận xét “Câu văn Nguyễn Tuân cũng có nhiều kiểu kiến trúc đa
dạng. Ông là một nghệ sĩ ngôn từ biết chú trọng tới âm điệu, nhịp điệu của văn xuôi.
Ông thường nói người làm nghề viết phải biết tạo ra những câu văn có khớp xương
biết co duỗi nhịp nhàng, chứ đừng bắt chước người ta phải đọc của mình những câu tê
thấp. Câu văn của Nguyễn Tuân giàu màu sắc, giàu âm thanh, nhịp điệu trầm bổng hài
hòa, khó có nội dung cảm xúc tương ứng sẽ trở thành những dòng thơ trữ tình ngân
vang trong lòng người đọc.” Cũng trong bài viết này, Nguyễn Đăng Mạnh có nhắc đến
Vang bóng một thời như sau “Nguyễn Tuân cũng đặc biệt gắn bó với những phong tục
cổ truyền của dân tộc mình. Thiên hướng giai cấp và ảnh hưởng gia đình khiến ông
chú ý nhiều hơn đến những “phong tục” hưởng lạc đài các của tầng lớp quý tộc phong
kiến. Nhưng đọc Vang bóng một thời cũng như nhiều bài tùy bút của ông, còn thấy
những mỹ tục nói lên cái thái độ sống giản dị mà sâu sắc, thanh đạm mà tinh tế, tài
hoa của dân tộc mình”. [8; 106]
Với bài viết Người đi tìm cái đẹp, cái thật – Báo Văn nghệ, số 32, ngày 08 – 8 –
1987, Nguyễn Đình Thi đã giới thiệu một cách chung nhất về con người, sự nghiệp
sáng tác của nhà văn Nguyễn Tuân. Ông cho rằng “Nguyễn Tuân là một trong mấy nhà
văn lớn mở đường và đắp nền cho văn xuôi Việt Nam thế kỷ XX”. Và Nguyễn Tuân “là
một nghệ sĩ bậc thầy của tiếng Việt. Và ông đã làm công việc tạo ra những cái chưa
có, sự sáng tạo ấy là do tự học, tự tìm tòi trong đời, trong ngay nội tâm mình, và trong
văn hóa của dân tộc ta và các dân tộc khác”. [8; 50]
Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan thì cho rằng Nguyễn Tuân “là nhà văn đứng hẳn ra
một phái riêng cả về lối văn lẫn tư tưởng”. Vũ Ngọc Phan còn đưa ra ý kiến “chỉ
người ưa suy xét đọc Nguyễn Tuân mới thấy thú vị, vì văn Nguyễn Tuân không phải thứ
văn để người nông nổi thưởng thức. Một ngày không xa, khi mà văn chương Việt Nam
được người Việt Nam ham chuộng hơn bây giờ, tôi dám tin những văn phẩm của
Nguyễn Tuân sẽ còn có một địa vị xứng đáng hơn nữa. Chính vì thế, đọc văn Nguyễn

Tuân, độc giả bao giờ cũng có cảm xúc, hứng thú kì lạ. Đó là “sự thâm trầm trong ý
nghĩa, sự lọc lõi trong quan sát, sự hành văn một cách hoàn toàn Việt Nam”. Và chính


tập truyện ngắn Vang bóng một thời được nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đánh giá
“Tác phẩm đầu tay của ông là một văn phẩm gần tới sự toàn thiện, toàn mỹ. Khi đứng
ngắm một bức cổ họa, người ta thường hay chú ý đến những nét, những màu, những
cách bố trí, mà không để ý ngay đến cảnh vật; người ta chỉ chú ý đến cái vẻ riêng của
nó gây nên bởi những cái thông thường và đó là những đặc điểm của một bức họa
xưa… Đọc “Vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân người ta cũng có cảm tưởng gần
giống như những cảm tưởng trong khi ngắm một bức họa cổ. Gần giống vì họa sĩ, tác
giả bức cổ họa, là người thời xưa, có cái óc của thời mình và có những nét, những màu
của thời mình; còn tác giả “Vang bóng một thời” chỉ là người khơi đống tro tàn của dĩ
vãng để bày lại trước mắt ta những cái ta đã biết qua hay chưa biết rõ. Vậy cái hay dở
của tập tranh này của Nguyễn Tuân ở cả sự dàn xếp, ở cả những nét, những màu, rồi
sau mới đến cái thú vị của những cảnh, những vật, tùy theo sự xét đoán và sở thích của
từng người”. (In trong Nhà văn hiện đại, tập 1, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1989)
[13;57]
Còn Trương Chính thì khẳng định: “Về văn phong phải nói Nguyễn Tuân trong tác
phẩm đầu tay này đã đạt đến đỉnh cao mà về sau ông không đạt tới nữa”. (Bài viết
Nguyễn Tuân và Vang bóng một thời – 1989) [8;276]
Nguyễn Đăng Mạnh dẫn trong Tản mạn về Nguyễn Tuân, Báo Văn nghệ, số 32
ngày 11 – 8 – 1990 giúp ta hiểu về lối văn trong tác phẩm Bữa rượu máu (Vang bóng
một thời) “Không hiểu sao truyện Bữa rượu máu in trong tuyển tập Văn xuôi lãng mạn
Việt Nam (tập III – 1990) thiếu mất đoạn văn quan trọng vừa dẫn – Về truyện ngắn
này, tác giả đã phát biểu: Có hai lối viết, tôi gọi là lối nóng và lối lạnh. Cũng như tạng
người, có tạng hàn, tạng nhiệt. Tôi thích lối viết lạnh. Chém treo ngành (tức Bữa rượu
máu) là lối viết lạnh. Những anh không hiểu, quy cho tôi là ca ngợi tên đao phủ chém
đầu người”[8;106]
Và trong Cảnh sắc và hương vị đất nước trong văn Nguyễn Tuân (Trích sách Dọc

đường văn học, Nxb Văn học, 1996), Lê Quang Trang có viết “Kể ra, trong một vài
tác phẩm, giọng văn khề khà có làm cho người đọc sốt ruột, mất hứng, nhưng ngược
lại hình như nó lại hợp với những khi ông viết về chuyện ăn, chuyện uống. Sành sỏi,
lọc lõi trong khi thưởng thức chén rượu, ấm trà, miếng giò, bát phở… đã là việc khó,


nhưng khó hơn là nói ra, viết ra cái đẹp, cái hay, cái tinh vi và nét văn hóa ẩn giấu sau
miếng ăn, miếng uống thường ngày mà không thiếu gì người biết”. [8;258]
Hay trong bài viết Nguyễn Tuân – tài hoa văn chương (1998), Tôn Thảo Miên có
viết “Tất nhiên ẩn trong những cái đẹp có vẻ lạnh lùng và tàn bạo đó, người đọc vẫn
nhận thấy một chút hơi hướng của hiện thực và ý nghĩa tích cực của việc phản ánh
những hình tượng đó (Chữ người tử tù, Bữa rượu máu). Và chỉ riêng một chút đó cùng
với nghệ thuật tả cảnh, mô tả và phân tích tâm lý nhân vật tinh tế, tài hoa đã làm cho
Vang bóng một thời sống mãi với thời gian” [8;31]. Cũng trong bài viết này, tác giả
khẳng định tài năng của Nguyễn Tuân khi miêu tả một cách tinh tế các thú chơi tao nhã
của ông cha ta hồi xưa “Nguyễn Tuân đã mô tả một cách tinh tế các thói ăn chơi
hưởng lạc của tầng lớp quý tộc phong kiến, cũng như những phong tục tốt đẹp của dân
tộc. Những chiếc ấm đất, Thả thơ, Đánh thơ, Chén trà trong sương sớm…trong tập
truyện Vang bóng một thời đã bộc lộ được những nét tài hoa của Nguyễn Tuân về
phương diện này”. [8;27]
Tôn Thảo Miên cũng có đề cập đến nét văn hóa, tập quán cổ truyền của dân tộc
trong Vang bóng một thời qua bài viết Nguyễn Tuân – tài hoa văn chương (In trong
Nguyễn Tuân – về tác gia và tác phẩm. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998) “Cái ham muốn
“xê dịch” đã giúp cho Nguyễn Tuân có một vốn sống phong phú, một sự hiểu biết sâu
sắc những phong tục tập quán cổ truyền của dân tộc. Nguyễn Tuân đã mô tả một cách
tinh tế các thói ăn chơi hưởng lạc của tầng lớp quý tộc phong kiến, cũng như những
phong tục tốt đẹp của dân tộc. Những chiếc ấm đất, Thả thơ, Đánh thơ, Chén trà trong
sương sớm… trong tập truyện Vang bóng một thời đã bộc lộ được những nét tài hoa
của Nguyễn Tuân về phương diện này” [8;27]
Nhìn chung, có rất nhiều nhà nghiên cứu viết về Nguyễn Tuân. Mỗi người lại chú ý

đến một khía cạnh tiêu biểu của ông. Chẳng hạn, Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã cung
cấp cho người đọc một cách khái quát về Nguyễn Tuân từ thân thế, sự nghiệp, đến
quan điểm nghệ thuật, đặc trưng nghệ thuật, đặc trưng thể loại, nghệ thuật ngôn từ…
Bên cạnh đó còn có Giáo sư Phong Lê nhấn mạnh cái tôi và thể loại tùy bút, Giáo sư
Phan Cự Đệ tập trung nêu bật phong cách nghệ thuật thông qua phân tích cái tôi của
Nguyễn Tuân qua các thời kỳ… Ngoài ra còn có nhà văn Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Đình


Thi, các nhà nghiên cứu Ngọc Trai, Vương Trí Nhàn, Hà Văn Đức, Nguyễn Thị Thanh
Minh, Hoài Anh, Nguyễn Thành… Nhưng hầu hết các công trình nghiên cứu tập trung
nhiều vào nét tiêu biểu trong cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân, còn
riêng về tập truyện ngắn Vang bóng một thời, đặc biệt là Nguyễn Tuân đã sử dụng
những nét đặc sắc nghệ thuật gì để có được một Vang bóng một thời như ngày hôm nay
thì rất ít nhà nghiên cứu nói đến. Vì vậy, tìm hiểu “Đặc sắc nghệ thuật nghệ thuật viết
truyện ngắn trong tập Vang bóng một thời” sẽ góp phần đánh giá đúng mức sự đóng
góp của ông trong đời sống văn học.
3. Mục đích nghiên cứu
Qua việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu về cuộc đời cũng như sự nghiệp sáng
tác của Nguyễn Tuân, chúng ta rất dễ nhận thấy thể tùy bút đã đạt được những thành
tựu rất lớn. Đặc biệt là tập tùy bút Sông Đà (1960). Nhưng tập truyện ngắn Vang bóng
một thời (1939) mới là tác phẩm vươn đến đỉnh cao của sáng tạo nghệ thuật, đạt gần
đến độ “toàn thiện, toàn mỹ” (Vũ Ngọc Phan) góp phần đưa nghệ thuật văn xuôi Việt
Nam phát triển thêm một bước trên con đường hiện đại hóa. Vì vậy, nghiên cứu “Đặc
sắc nghệ thuật viết truyện ngắn của Nguyễn Tuân trong tập Vang bóng một thời” sẽ
giúp chúng ta có cơ sở vững chắc để hiểu thêm về Nguyễn Tuân cả trong cuộc sống lẫn
văn chương; thấy được các biểu hiện về nghệ thuật viết truyện ngắn của Nguyễn Tuân
như nghệ thuật dựng truyện, nghệ thuật tạo dựng chi tiết, nghệ thuật miêu tả, nghệ
thuật xây dựng nhân vật… Từ đó, chúng ta mới có thể nhận ra tài năng sáng tạo của
nhà văn. Đồng thời thông qua việc tìm hiểu đề tài này, giúp chúng ta nhận thức rõ hơn
về con người, về phong cách độc đáo của Nguyễn Tuân, về những nét văn hóa cổ

truyền của dân tộc thời xa xưa để chúng ta thêm yêu, thêm quý. Chính vì vậy, chúng ta
cần phải giữ gìn và phát huy những cái hay, cái đẹp của nó trong thời đại hiện nay.
4. Phạm vi nghiên cứu
Trước Cách mạng tháng Tám (1945), có nhiều nhà văn rất thành công với nhiều tác
phẩm ở các thể loại khác nhau như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng,
Nam Cao… và trong đó có Nguyễn Tuân. Mỗi nhà văn đều có những lối viết riêng,
giọng điệu riêng không ai giống ai. Cũng như thế, Nguyễn Tuân đã tìm cho mình một


giọng điệu và một lối viết riêng phù hợp với tính cách và con người của ông. Vang
bóng một thời là một trong những tác phẩm được sáng tác trong giai đoạn này. Và
chính nó đã làm nên tên tuổi Nguyễn Tuân với một phong cách riêng rất độc đáo.
Với khả năng có hạn và điều kiện cụ thể, chúng tôi chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu một
thể loại trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân. Thực ra khi nghiên cứu
vấn đề gì, chúng ta cần nhìn vấn đề đó ở nhiều góc độ khác nhau mới có thể nhận định,
đánh giá cho hợp lí. Cũng như khi tìm hiểu về một tác giả văn chương, đòi hỏi ta phải
nhìn nhận từ nhiều khía cạnh khác nhau. Nhưng để tìm hiểu tác giả ở nhiều khía cạnh,
nhiều vấn đề quả là một công trình nghiên cứu mang tính qui mô. Còn ở đây, chỉ là giai
đoạn đầu của việc nghiên cứu, chúng tôi không thể trình bày một cách toàn diện về
Nguyễn Tuân, cho nên chúng tôi chỉ xin dừng lại ở việc tìm hiểu cái hay, cái đẹp của
tập truyện Vang bóng một thời, cụ thể là: “Đặc sắc nghệ thuật viết truyện ngắn của
Nguyễn Tuân trong tập Vang bóng một thời”.
5. Phương pháp nghiên cứu
Tùy theo mỗi công trình nghiên cứu mà ta đề ra phương pháp cho phù hợp. Trong
luận văn này, người viết có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:
- Phương pháp tổng hợp phân tích là phương pháp chính được sử dụng ở chương
một để hiểu rõ hơn về con người Nguyễn Tuân và tác phẩm Vang bóng một thời.
- Phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích được sử dụng ở chương hai để tìm hiểu
Đặc sắc nghệ thuật viết truyện ngắn trong tập Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân
một cách có hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, người viết không sử dụng các phương pháp
một cách riêng lẽ, tách rời mà có sự phối hợp, bổ sung cho nhau để có thể giải quyết
thỏa đáng các yêu cầu của đề tài đặt ra.


B. PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1
QUAN NIỆM CỦA NGUYỄN TUÂN VỀ TRUYỆN NGẮN
1.1. Quan điểm về văn chương nghệ thuật
Điểm qua toàn bộ những bài viết của Nguyễn Tuân khi bàn về văn học (Nguyễn
Tuân bàn về văn học nghệ thuật), chúng ta thấy ông tập trung vào hai kiểu bài: chân
dung văn học và phê bình tác phẩm. Những bài viết về chân dung văn học là những bài
thật sự đặc sắc của Nguyễn Tuân, hình như nguồn cảm xúc lớn, tình cảm chân thành đã
tạo cho ông động lực để viết thật hay như khi ông viết về Tản Đà (Bữa rượu cuối cùng,
Tản Đà – một kiếm khách, Tản Đà tửu điếm), về Vũ Trọng Phụng (Một đêm họp đưa
ma Phụng), hay về Sê-khốp, Tôi-xtôi, Đốt-xtôi-ép-xki là những tác giả văn học nước
ngoài mà Nguyễn Tuân kính phục nên ông cũng viết về họ khá độc đáo.
Còn dạng bài viết mang tính chất phê bình, nghiên cứu tác phẩm, có khi Nguyễn
Tuân phê bình ngắn gọn nhưng sâu sắc như Tản mạn xung quanh một áng Kiều, Tắt
đèn, Giông Tố, Thuốc…, hoặc có khi ông tìm hiểu toàn bộ thế giới nghệ thuật của một
tác giả như của Tú Xương, Thạch Lam, Sê-khốp, Tôi-xtôi, Đốt-xtôi-ép-xki. Bên cạnh
đó ông còn góp phần vào việc làm nổi bật sự giàu đẹp, tinh tế của ngôn ngữ tiếng Việt,
của kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam.
Nguyễn Tuân không viết thì thôi nhưng khi cầm bút thì hầu như bài nào cũng toát
lên vẻ đẹp riêng, giá trị riêng. Nhà nghiên cứu nhất thiết phải trang bị cho mình cách
nhìn nhận, đánh giá một hiện tượng, một sự vật sao cho thật tiến bộ và vững chắc. Đó
chính là quan điểm mà người làm nghề cầm bút phải có.

1.1.1. Quan điểm của Nguyễn Tuân về nghệ thuật



Nguyễn Tuân là một nhà văn hay nói một cách khác là một nghệ sĩ luôn tôn thờ cái
đẹp. Đối với Nguyễn Tuân, mọi cái đẹp ông đều đẩy nó lên hàng nghệ thuật. Trong phê
bình, Nguyễn Tuân đã nêu ra quan điểm của mình về nghệ thuật một cách rõ ràng. Cụ
thể ta có thể tìm hiểu các khía cạnh sau:
Nguyễn Tuân luôn xem cái đẹp của nghệ thuật bộc lộ trước hết ở cái đẹp hiện thực
được phản ánh. Hay nói một cách rõ hơn, trong quan điểm về nghệ thuật, Nguyễn Tuân
cho rằng nghệ thuật phải là cái giá trị đích thực, vĩnh viễn. Theo Nguyễn Tuân thì nghệ
thuật rất bao la, sâu rộng. Trước nghệ thuật, mọi vật trở nên bình đẳng như nhau,
chuyện hình thức là không còn quan trọng nữa mà quan trọng chính là tất cả những giá
trị, bản chất ở bên trong. Quan điểm này được Nguyễn Tuân chú trọng trong các sáng
tác của chính mình cũng như khi nhìn nhận sáng tác của các tác giả khác. Đối với
Nguyễn Tuân thì “Việc gì mà cứ bắt người ta tả mình súng sính trong một tấm áo gấm
khi người ta chỉ thấy mình suốt đời mặc một manh áo vải cũn cỡn. Mà áo vải thì đã
sao. Những giá trị vật chất ấy một lần lọt vào cửa Nguyễn Tuân rồi thì nó sẽ hóa đi. Sự
trần truồng hoặc đắp điếm, ở trên thân hình của chúng ta, không có chân giá trị đối
với Nghệ Thuật” [6;108].
Nguyễn Tuân cũng thể hiện sự tiến bộ trong cách nhìn nhận nghệ thuật khi ông gắn
văn chương với việc phục vụ cuộc sống, phản ánh cuộc sống. Cái chân giá trị của nghệ
thuật chính là hiện thực được đưa vào trong tác phẩm. Nó phải cần thiết và phù hợp với
mọi người. Nó gắn liền với tình cảm, cảm xúc, hành động đóng góp của con người đối
quê hương, đất nước. Chính vì vậy mà Nguyễn Tuân cho rằng: “Cái miếng mụn rách
phủ trên thân người ăn mày ở một bức họa có nhiều khi đẹp hơn màu áo hàng tơ lành
của cô gái mới” [6;109]. Như thế có nghĩa là mọi sự vật, sự việc trong đời sống đều là
nghệ thuật khi mang cái giá trị đích thực của mình.
Để tay chạm đến được nghệ thuật, nhà văn, những người làm nghệ thuật cần phải
có một sự tôi luyện, trau chuốt nghề nghiệp không ngừng. Nguyễn Tuân khắc vào lòng
mình một sự giải đáp về nghệ thuật “Nghệ thuật là gì? Nghệ thuật là một sự khổ hạnh”
[6;97]. Nghệ thuật là khổ hạnh bởi vì lòng yêu nghề, tâm huyết sục sôi trong cân não sẽ

giúp người ta tận tâm, tận lực dốc hết công sức của mình ra mà viết, mà sáng tạo.
Những lúc ấy, trong lòng họ không còn suy nghĩ đến người khác ngoài những con chữ


đang múa lượn, những hình ảnh sôi động đang chờ tay họ nắm bắt lại mà thôi. Mặc dù
cuộc sống của những người làm nghệ thuật là chật vật, thiếu thốn nhưng khi lao vào
sáng tác họ sẽ quên tất cả nỗi nhọc nhằn ngày càng xúm xít, dằn vặt họ nhiều hơn.
Trước những hoàn cảnh khó khăn như vậy, người nghệ sĩ đã khắc họa một nét son chói
ngời, đẹp đẽ lên tà áo bay bổng của nghệ thuật. “Nghệ thuật là một sự khổ hạnh” hay
nói rõ hơn nghệ thuật là tấm lòng yêu nghề tha thiết, biết vượt khó và say mê trong
sáng tác của các nhà văn, của những người sáng tạo nghệ thuật. Ta có thể lấy cuộc đời
của thi nhân Tản Đà làm ví dụ. Cuộc đời của thi nhân nghèo khó Tản Đà và tài hoa của
ông cũng chính là nghệ thuật. Vì Tản Đà sáng tác trong hoàn cảnh nghèo khó nhưng
tâm hồn ông luôn bay bổng vượt lên trên sự kìm hãm của vật chất. Có thể nói rằng, khi
ở trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn thì người ta sẽ nhìn ra được cái đẹp, cái xấu,
cái thiện, cái ác được rõ ràng. Những tác giả tuy phải sống với hoàn cảnh khắc nghiệt
nhưng vẫn giữ vững được nghề nghiệp, hăng say trong sáng tác, chính vì thế, họ đã
vượt trội hơn những người khác và họ đã tạo thành một nét đẹp nghệ thuật. Như vậy,
quan điểm của Nguyễn Tuân cho rằng nghệ thuật không khác gì là sự thể hiện chân
thực cuộc sống, là tấm lòng, là tình người đối với đời sống và còn có sự yêu nghề thiết
tha của một người nghệ sĩ chân chính.
Ngoài ra, đối với Nguyễn Tuân, đã gọi là nghệ thuật thì những cái đó phải đạt đến
mức độ thật cao, vượt lên chuẩn bình thường của đời sống. Nghệ thuật không bao giờ
chấp nhận sự đơn điệu, tầm thường cũng giống như quan niệm của nhà văn Hộ trong
Đời thừa (Nam Cao) “Nhà văn phải sáng tạo những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo
những gì chưa ai có”. Nghệ thuật phải là như thế, phải luôn luôn mới mẻ đối với người
thưởng thức và ngay cả đối với người sáng tác. Nghệ thuật không ở đâu xa, chúng ta có
thể tìm kiếm trong cuộc sống hiện thực xung quanh mình. Đó có thể là những cái đẹp
đời thường nhưng tuyệt đối không phải là cái đẹp thụ động, mà cái đẹp phải có sức
sống và có sức mạnh tiềm tàng.

Có những so sánh bất ngờ mà Nguyễn Tuân đã vận dụng để làm nổi bật quan điểm
của mình về cái đẹp hay nghệ thuật. Ví dụ như khi ông nói về vẻ đẹp của thiên nhiên
thì phải là giông là bão, là đèo cao, thác dữ. Còn nếu là vẻ đẹp của con người thì phải
như Thúy Kiều, đẹp đến hoa phải ghen, liễu phải hờn, đẹp đến đổ quán xiêu đình,


nghiêng thành nghiêng nước chứ không phải như vẻ đẹp của Thúy Vân. Nguyễn Tuân
cho rằng Thúy Vân mang một vẻ đẹp tầm thường dễ dàng phô ra ngay hết, rồi chẳng
gợi, chẳng nói gì khác nữa. Điều đó không thể tạo thành nghệ thuật được. Cái đẹp của
nghệ thuật phải có sắc cạnh, phải mạnh mẽ đương đầu với những khó khăn to lớn. Từ
đó tầm vóc của cái đẹp sẽ được nâng cao hơn, sẽ kích thích sự hứng thú của người đọc.
Cái đẹp mang dáng vẻ nghệ thuật có khi là những sinh hoạt thật bình thường của con
người nhưng những sinh hoạt ấy lại không tầm thường vì nó thể hiện cả một sự thành
thạo lành nghề, thể hiện một vẻ đẹp nghề nghiệp của con người.
Nghệ thuật xưa nay được Nguyễn Tuân đòi hỏi khá cao. Khi Nguyễn Tuân viết về
cái đẹp trước Cách mạng tháng Tám, ông đã đề cao vẻ đẹp của những hình thức nghi lễ
trong cách uống trà, cái đẹp của một buổi thả thơ, đánh thơ…Nói chung, đó là những
cái đẹp thuộc về thời quá khứ đọng lại trong tâm trí của nhà văn như một hoài niệm
mang dư vị xót xa, tiếc nuối, và nó được thể hiện rõ nhất trong tập truyện Vang bóng
một thời. Sau cách mạng Tháng Tám, Nguyễn Tuân như hồi xuân với cuộc đời, sống
hòa nhịp bước đi cùng đất nước. Tưởng như Nguyễn Tuân sẽ thôi tôn sùng cái đẹp.
Nhưng không, ông vẫn tiếp tục tìm đến cái đẹp, nhưng cái đẹp không thuộc về quá khứ
xa xưa nữa mà là những cái đẹp tồn tại hiện hữu trong cuộc sống đời thường, trong
thực tại. Trong tập Tùy bút sông Đà (1960), Nguyễn Tuân ca ngợi cái đẹp gân guốc,
góc cạnh, mạnh mẽ, nhà nghề của người lái đò trên dòng sông Đà vừa hung bạo vừa trữ
tình. Rõ ràng trong quan điểm của mình, Nguyễn Tuân không chấp nhận cái đơn điệu
tầm thường. Như vậy quan điểm về cái đẹp đã có thay đổi tùy vào chỗ đứng, tùy vào
hoàn cảnh, nhận thức của Nguyễn Tuân. Ông đã mang cái đẹp vào sáng tác, ca tụng cái
đẹp và nó trở thành một quan điểm về nghệ thuật trong văn chương của mình.
Quan điểm về nghệ thuật của Nguyễn Tuân thể hiện cả một bản lĩnh, cá tính cứng

cỏi kiên cường của một tài năng lớn, một tâm hồn bao la với cuộc sống, với nghề
nghiệp. Tìm hiểu về nhà văn độc đáo này, chúng ta sẽ cảm nhận được trọn vẹn quan
điểm về nghệ thuật của ông. Nguyễn Tuân không chỉ hứng thú, say mê với những nghệ
thuật độc đáo được thể hiện trong những tác phẩm, của những tác giả tài năng mà ông
nghiên cứu. Bên cạnh đó, ông còn có dịp trình bày những quan điểm và thể hiện chúng
vào trong những sáng tác của mình một cách đầy sáng tạo và ấn tượng.


1.1.2. Quan điểm của Nguyễn Tuân về văn chương
Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn, những sáng tác của ông để lại những dấu ấn sâu
đậm trong lòng người đọc là do ông luôn thể hiện rõ chức năng thẩm mĩ của nghệ
thuật, tức là ông mang cái đẹp của nghệ thuật trong cuộc sống phản ánh vào tác phẩm
để giúp con người đào luyện khả năng thẩm mĩ, biết sáng tạo, đánh giá cái đẹp, từ đó
thêm yêu cuộc sống hơn.
Văn chương nghệ thuật là khát vọng thể hiện một quan niệm về chân lí trong cuộc
sống, về cái Chân, Thiện, Mỹ trong tự nhiên, xã hội, trong mối quan hệ giữa người với
người và trong chính mỗi con người. Đó chính là chân lí mà tác giả đã trải nghiệm.
Nhà văn thông qua việc phản ánh thế giới khách quan để biểu hiện thế giới chủ quan
của mình. Đồng thời, tác giả cũng muốn bày tỏ, muốn trang trải, muốn thuyết phục mọi
người. Nguyễn Tuân luôn ấp ủ trong mình một quan điểm “Viết là để tìm nhân loại,
tìm ở trong tôi (Tôi là một phần tử của nhân loại) và tìm ở trong các người. Tìm nhau
để cho được hiểu nhau” [5;108]. Như vậy, Nguyễn Tuân cho rằng văn chương trước
hết phải là tiếng nói đồng ý, đồng tình. Văn chương phải thể hiện những vấn đề chung
của cuộc sống, của cuộc đời. Từ những vấn đề đó được tác giả phản ánh trong tác
phẩm, khi người đọc tiếp nhận sẽ nhìn ra nhau, cảm thấy gần gũi và hiểu nhau hơn.
Thêm vào đó, viết văn không chỉ để cho các tác giả tìm thấy nhau qua tư tưởng mà văn
chương còn giúp người đọc phát triển tâm hồn. Văn chương trở thành tiếng nói đồng
cảm là vì thế. Để đạt được tiếng nói ấy, yêu cầu người sáng tác phải có cái nhìn đúng
đắn, cái nhìn thật bao quát và đầy tình thương.
Có thể thấy trong các bài viết của Nguyễn Tuân, ông luôn hòa giọng cùng bao tác

giả khi viết về những số phận của những con người nghèo khổ như chị Dậu trong Tắt
đèn, của những con người Nga vào buổi giao thời tranh tối tranh sáng trong tác phẩm
của Sê-khốp, Đốt-xtôi-ép-xki,… Ở những nhân vật này đều có chung hoàn cảnh sống
rất khắc nghiệt. Họ luôn bị đàn áp, chà đạp một cách dã man. Nhưng từ trong hoàn
cảnh sống tối tăm ấy, họ lại toát lên vẻ đẹp sáng ngời trong nhân phẩm, trong tính cách.
Và đặc biệt là những con người đó không chỉ tồn tại trong tiểu thuyết, trong truyện
ngắn mà họ vẫn tồn tại ngoài đời sống thực của chúng ta. Khi đọc tác phẩm, không ít


người sẽ tìm thấy một phần cuộc đời của mình trong những trang viết. Họ sẽ thấy xót
xa và như có một sự cảm nhận hay mối đồng cảm nào đó đang cùng chia sẻ với số
phận của mình. Và nhà văn chính là người tạo ra mối đồng cảm ấy. Chính vì vậy,
chúng ta có thể nói nhà văn đã đi tìm nhân loại qua tác phẩm. Viết để tìm nhau,
Nguyễn Tuân hiểu rất rõ quan điểm này của mình. Vì thế, ông mới vừa viết những lời
tri ân tri kỷ với tác giả lại vừa xoáy sâu vào nhận thức vào lòng nhân ái của người đọc.
Đặc biệt là trong những bài mà Nguyễn Tuân viết về các tác giả văn học như Tả Đà,
Vũ Trọng Phụng, Tú Xương hay Đốt-xtôi-ép-xki, Tôn-xtôi…, ông đã nói lên tiếng nói
tràn đầy tâm tình yêu thương của mình đối với họ. Thông qua đó, ông làm cho người
đọc hiểu thêm về tính cách, hiểu được cuộc đời của họ một cách sâu sắc. Để từ đấy,
độc giả sẽ càng thấy yêu quí những đấng tài hoa đó hơn. Nổi bật hơn hết vẫn là những
bài Nguyễn Tuân viết về thế hệ đàn anh như Tản Đà – người thi sĩ tửu đồ, hay viết về
cuộc sống ngắn ngủi nhưng rất cảm động của Vũ Trọng Phụng.
Viết về cuộc đời Tản Đà, Nguyễn Tuân làm nổi bật lên số phận của con người tài
hoa bất đắc chí, sống nghèo khổ, túng quẩn. Cái cảnh ngộ chua chát đó có riêng gì Tản
Đà mà hầu hết những trí thức thời ấy đều có chung cuộc sống bấp bênh giống nhau. Đã
bao lần Nguyễn Tuân bộc lộ tâm tình “buồn rầu rầu” trước cảnh túng thiếu của bạn bè
cùng hội cùng thuyền không còn tiền để ăn sáng, không còn chỗ cho ghi nợ. Số phận
của họ thật buồn thảm. Đói nghèo, bệnh tật như đôi bàn tay của tử thần luôn bấu chặt
lấy những người tài hoa văn chương như họ. Hay Nguyễn Tuân nói lên tiếng nói đồng
cảm của mình trước sự ra đi của Vũ Trọng Phụng. Ông xót xa nhận ra rằng trong làng

văn chương còn có nhiều người đang “cầm lỏng cái chết” vì căn bệnh lao quái ác hành
hạ làm cho thân thể họ trở nên “ngực người nào cũng trông như cái đồng hồ Ômvga
treo nghiêng”. Người trí thức thời ấy mỏng manh, mỏng về hình dáng lẫn số mệnh và
cuộc sống.
Theo Nguyễn Tuân, văn chương ngoài việc sáng tác theo quan điểm “Viết là để tìm
nhân loại, tìm ở trong tôi (Tôi là một phần tử của nhân loại) và tìm ở trong các người.
Tìm nhau để cho được hiểu nhau”, thì nó còn mang lại cho người đọc nhiều trang viết
hay, có giá trị. Nói tóm lại, văn chương cần thiết phải là tiếng nói chung của cuộc sống,
làm cho mọi người thêm gần gũi, thêm hiểu nhau hơn.


Mặt khác, kể từ sau Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân luôn đứng ở
góc độ của một người công dân trong chế độ mới - xã hội chủ nghĩa. Với tư cách là
một công dân đang sống trong cuộc sống mới, ông đã phát biểu quan điểm văn chương
của mình. Đó là văn chương phải gắn với hiện thực cuộc sống. Nghĩa là văn chương
phải phản ánh một cách trọn vẹn, không sơ lược các vấn đề trong xã hội. Người cầm
bút muốn làm được điều đó thì cần thiết phải đi vào thực tế, đi sâu vào cuộc sống của
nhân dân, hiểu rõ cặn kẽ từng cách ăn, nếp ở, lối suy nghĩ của họ mà thể hiện cho chính
xác và chân thật. Qua những lá thư viết gửi cho Nguyễn Khải, Nguyễn Tuân đánh giá
cách xây dựng nhân vật của Nguyễn Khải là chưa đạt vì tác giả không “Không nắm
được tư tưởng, được tính chất giai cấp của nhân vật”. Viết văn, xây dựng tác phẩm
không phải là chuyện làm dễ dàng, cho nên người viết phải biết lăn xả vào cuộc sống
mà tìm hiểu nhân vật của mình. Thêm vào đó, khi sáng tác văn chương, người cầm bút
cần phải có sự sáng tạo, sự tưởng tượng. Nhưng để sáng tạo được thì người cầm bút
cũng phải có được những vốn sống thực tế, những trải nghiệm của chính bản thân
mình. Điều này được thể hiện rõ trong bài viết của Nguyễn Tuân về Thạch Lam
“…Nếu thật là như vậy, thì càng thấy rõ việc sáng tác chính là ở chỗ vận dụng được
kinh nghiệm sống, vận dụng được cái vốn suy nghĩ và tưởng tượng của bản thân mình.
Còn như có sống trực tiếp hay chỉ là gián tiếp cái cốt truyện cái khung truyện dựng ra
kia, thì nó chưa phải là mặt quan trọng trong sáng tác tác văn học. Cái chủ yếu vẫn là

cái cơ sở nhân sự thực tế, cái vốn thực tế đã từng trải, đã thể nghiệm, đã tích lũy.
Chuyện của người khác được sống lại một cách sinh động trong truyện kể hấp dẫn của
mình, ấy là nhờ có sự tích lũy quý báu đó vậy” [6;233].
Cũng bằng việc đi vào cuộc sống hiện thực mà tác phẩm văn chương nhất thiết phải
phản ánh đúng, chính xác những vấn đề đang diễn ra. Nhà văn phải làm công việc
giống như một bác sĩ “gọi ra bệnh, nêu lên bệnh”. Có nghĩa văn chương chính là nơi
để tái hiện những vấn đề của xã hội, không phải chỉ nêu lên những vấn đề tốt đẹp mà
còn phải chỉ ra và phê phán những u nhọt, những cái xấu xa đang tồn tại trong cuộc
sống. Để từ đó, mới có thể giúp mọi người nhìn vào đấy mà đánh giá, nhận xét và
quyết định loại trừ những xấu xa đó, góp phần làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp
hơn. Vì vậy, văn chương có một vai trò rất quan trọng đối với đời sống của chúng ta.


Đối với Nguyễn Tuân, văn chương là rất cần thiết cho cuộc sống và nó phải phục
cho cuộc sống. Nhưng nhà văn mới là người sáng tác ra văn chương. Chính vì thế,
cuộc sống cần sự đóng góp tích cực của các nhà văn. Đứng trên lập trường của một văn
sĩ theo đường lối lãnh đạo của Đảng và tha thiết yêu thương, mến say với cuộc đời, với
sự nghiệp, Nguyễn Tuân kêu gọi các nhà văn sáng tác hãy “vì chủ nghĩa xã hội thân
mến, tiếng nói văn xuôi hiện đại ta hãy thêm vào thời đại mình một cái cười yêu cuộc
sống và quan tâm điểm mạnh cuộc sống xã hội chủ nghĩa” [6;601]. Để thực hiện được
tất cả những quan điểm trên về văn học, về sáng tác, Nguyễn Tuân cho rằng muốn sáng
tác ra một tác phẩm hay để gây được hứng thú đối với người đọc thì tác giả “…chớ nên
quên cái bút pháp cố hữu “ mở cửa ra là thấy núi ngay” của thơ Đường, từ ngay câu
phá đầu tiên của thơ đã muốn đọc hết cả bài” [6;688]. Với quan điểm sáng tác này,
Nguyễn Tuân đã lôi cuốn người đọc vào những sáng tác văn chương “vang bóng” của
mình.
Quan điểm về văn học của Nguyễn Tuân luôn xuất phát từ việc sáng tạo trên nền
hiện thực, tác phẩm là tiếng nói đồng tình khi văn chương hướng mọi người vào những
việc làm tốt đẹp, hành động vì lợi ích của tổ quốc, của nhân dân, của cuộc đời. Từ việc
xác định quan điểm văn chương như thế, khẳng định Nguyễn Tuân là một nhà văn luôn

có tấm lòng thiết tha say mê với cuộc sống, có một nhân cách đáng trân trọng.

1.1.3. Quan điểm của Nguyễn Tuân về tài hoa - nhân cách của người nghệ

Thời kỳ Nguyễn Tuân sống là khoảng thời gian có nhiều biến động. Ông phải trải
qua bao sóng gió để giữ vững được ngòi bút của mình. Trong các tác phẩm của
Nguyễn Tuân vừa có bóng dáng của một thời vàng son đã qua, vừa có sự tiếp thu
những thành tựu mới. Đặc biệt, ở Nguyễn Tuân còn hiện lên cả một tài năng tuyệt vời.
Thêm vào đó, ông còn rất thấu đáo lẽ đời, đạo lý. Cho nên, có thể nói Nguyễn Tuân là
một nhà văn tạo được nhiều thu hút đối với độc giả và cả người nghiên cứu văn học.
Khi nhìn nhận những người cùng hội, cùng thuyền với mình, Nguyễn Tuân cho rằng
người nghệ sĩ không chỉ có tài năng là đủ mà ở họ nhân cách cũng rất cần thiết. Đẹp
hơn hết là trong người nghệ sĩ phải hài hòa giữa nhân cách và tài năng.


Quan điểm của Nguyễn Tuân về tài hoa nhân cách của người nghệ sĩ được ông thể
hiện sâu sắc qua các bài viết về chân dung người nghệ sĩ. Nguyễn Tuân viết về họ bằng
cả tấm lòng thành đầy trân trọng của mình. Nhắc đến họ, Nguyễn Tuân thường dùng
đến hai chữ “Chân tài” . Ông nhận xét rồi yêu cầu ở họ “Cái chân tài có bao giờ chịu
tạo tác phẩm theo một lối dễ dãi, phải khe khắc trong sáng tác” [6;36]. Nguyễn Tuân
đòi hỏi rất cao ở “chân tài”. Tất nhiên, để đạt đến mức độ nhất định của tài năng thì
người nghệ sĩ phải ra sức, phải tôi luyện rất nhiều. Vả chăng đó cũng chính là quy luật
tất nhiên trong đời sống. Riêng đối với bậc “chân tài”, những tài năng thật sự, họ dĩ
nhiên yêu say đắm, thiết tha gắn bó với nghề nghiệp của mình nên sự rèn luyện, cố
gắng để đạt được thành quả là một lẽ đương nhiên. Khi tạo ra tác phẩm, người nghệ sĩ
ít khi cảm thấy hài lòng bởi họ không chấp nhận sự dễ dãi, nhạt nhẽo. Họ luôn cảm
thấy cần phải cố gắng vươn xa hơn nữa “Thì ra cũng như đấng hiền giả, bậc nghệ sĩ
chân chính chẳng mấy khi chịu hiểu rằng có nhiều lúc mình được hài lòng” [6;106].
Với quan điểm “Người nghệ sĩ đặt lòng yêu mình, yêu nghề mình lên trên tất cả mọi
cái” [6;38], Nguyễn Tuân đã đặt cái chuẩn cho người nghệ sĩ chân chính phải biết “yêu

nghề”. Nguyễn Tuân cho rằng cần phải lăn xả vào cuộc sống, phải làm việc cật lực,
mang hình ảnh của thế giới khách quan vào phản ánh trong tác phẩm sao cho thật hay,
thật lôi cuốn người đọc và để lại những giá trị không thể phai mờ. Trong “chuyện
nghề”, Nguyễn Tuân phát biểu ý kiến của mình như để cho giới văn nghệ sĩ tham khảo:
“Muốn viết cho được tới, được hay thì phải đi, mà phải đi đúng và đi nhiều”. Chúng ta
cũng có thể cho rằng đây là phương châm của những người làm văn, viết báo, nặng
nghiệp văn chương. Trong văn chương không thể chấp nhận người nghệ sĩ thụ động,
chậm tiến mà người nghệ sĩ phải biết mở rộng lòng ra để đón gió bốn phương: “cho
nên đi (vào thực tế đời sống) là một nhu cầu có tính chất nghề nghiệp của bất cứ ai
định làm ăn một cách chính đáng bằng con đường văn” [6;643]. Bên cạnh việc đi,
người nghệ sĩ cũng cần trang bị kiến thức cho mình thật chắc chắn. Muốn vậy họ phải
nổ lực mà học. Có đi, có học rồi mới viết thì người nghệ sĩ mới thành công. Sự kiên trì,
rèn luyện là bước khởi đầu của kết quả đầy mật ngọt.
Nguyễn Tuân khi nói về cái “chân tài” trong người nghệ sĩ, ông cũng nêu lên con
đường mà người nghệ sĩ chân chính phải đi để thể hiện lòng yêu nghề, thiết tha tận tụy


với nghề. Quan điểm đó được Nguyễn Tuân đưa ra không bao giờ sai lệch cả. Chính sự
nghiệp và cuộc đời của ông là một ví dụ vô cùng sống động. Từ đó, chúng ta mới thấy
rõ Nguyễn Tuân cũng là một người mang nặng lòng yêu cái nghiệp văn chương đến
nhường nào. Cuộc đời ông là cả một cuộc đời đi đây về đó nên vốn sống trong ông
ngồn ngộn và luôn luôn mới mẻ. Có những vốn sống mà người đọc chưa từng biết đến
nên nó có ma lực hấp dẫn vô cùng. Đi, đọc, viết là tất cả những kinh nghiệm mà
Nguyễn Tuân muốn truyền lại cho người đời sau để hun đúc nên những “chân tài” thật
sự.
Nhưng một con người luôn đòi hỏi sự hoàn mỹ, toàn vẹn trong cuộc sống như
Nguyễn Tuân có bao giờ ông chịu nhìn nhận người nghệ sĩ chân chính chỉ vỏn vẹn ở
“chân tài” của họ. Tài năng cũng chỉ để cho Nguyễn Tuân khâm phục chứ không
khiến con người uyên bác đó kính phục được. Cho nên, nhân cách rất được Nguyễn
Tuân xem trọng . Những người mà Nguyễn Tuân hay viết, hay nhắc đến như Tản Đà,

Vũ Trọng Phụng hay Tú Xương… là những người vừa đạt được cái tài năng lại vừa có
được nhân cách tốt đẹp. Hầu như tính khí điên đặc biệt của Tản Đà, sự thẳng thắn đến
lạnh lùng của Vũ Trọng Phụng, cái ngông nghênh của Tú Xương, hay lòng yêu quê
hương thiết tha của Nguyễn Huy Tưởng,… đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận, thu
hút Nguyễn Tuân viết về họ. Có thể nói, những bài này Nguyễn Tuân viết rất hay và rất
có hồn. Nhưng cái hay của Nguyễn Tuân chính là làm cho người đọc cảm thông, nhìn
nhận các tác giả trên đúng đắn hơn và thêm yêu quý họ hơn.
Người nghệ sĩ tuyệt đối không được để cho tâm hồn mình bị hoen ố. Họ cần phải
sống trong sự thanh cao, hơn ai hết họ cần có sự tự do không bị ràng buộc, không để
cho bất cứ một thế lực nào chi phối. Có như thế họ mới có thể mạnh tay viết nên những
bài học nhân sinh, những vấn đề về Chân, Thiện, Mỹ. Tản Đà là một bậc tiền bối để lại
nhiều tình cảm, nhiều dấu ấn sâu đậm nhất trong Nguyễn Tuân. Ông có những ba bài
viết về Tản Đà như Chén rượu vĩnh biệt, Tản Đà một kiếm khách và Tản Đà tửu điếm.
Và bài nào cũng chan chứa niềm cảm thông cho số phận, sự khâm phục tài năng và
lòng kính trọng nhân cách tốt đẹp của người thi sĩ ấy.
Nguyễn Tuân luôn đề cao nhân phẩm của người nghệ sĩ. Ở họ, không chỉ có nhân
phẩm thanh cao, trong sạch mà cần phải có lòng tự hào dân tộc biết yêu quí và giữ gìn


vẻ đẹp quê hương. Mà quan trọng nhất là phải quan tâm đến tiếng mẹ đẻ, đến sự phát
triển ngôn ngữ dân tộc. Đó cũng chính là một thước đo cho nhân cách của một người
nghệ sĩ “Đánh giá một nhà văn, đứng về nghiệp chuyên môn mà bàn thì giá trị một nhà
văn xuôi, cụ thể còn là những công đức lập ngôn của nhà văn đó mở mang thêm vốn
tiếng dân tộc, về tiếng nói được tới mức nào, và đã góp được phần sáng tạo của mình
vào ngôn ngữ Việt Nam như thế nào?” [6;293].
Tóm lại, tài hoa và nhân cách là hai yếu tố không thể thiếu và rất quan trọng đối với
một người nghệ sĩ chân chính. Nguyễn Tuân viết về chân dung của người nghệ sĩ với
một tấm lòng kính mến vô hạn. Ông xem họ là những nghệ sĩ thực thụ. Và chúng ta khi
khảo sát quá trình sáng tác, sự nghiệp văn chương của Nguyễn Tuân cũng sẽ nhìn nhận
rằng: Nguyễn Tuân, người nghệ sĩ tài hoa, rất đẹp đẽ trong nhân cách, giàu đẹp trong

đời sống tâm hồn. Riêng về phần mình, ông xứng đáng được gọi là một nhà văn thực
thụ, đảm bảo sự hài hòa giữa tài hoa và nhân cách. Điểm nhìn về người nghệ sĩ của
Nguyễn Tuân cũng do xuất phát từ chính lối sống của ông. Và quan điểm về tài hoa
nhân cách của người nghệ sĩ không chỉ riêng Nguyễn Tuân mới có mà hầu như trong
cuộc sống này, để có sự đánh giá chính xác, thực thụ về con người thì nhất thiết người
ta phải xét đến hai khía cạnh ấy.

1.2. Quan niệm của Nguyễn Tuân về truyện ngắn
1.2.1. Giới thuyết về truyện ngắn
Truyện ngắn theo định nghĩa của Từ điển thuật ngữ văn học (NXB Giáo dục) do Lê
Bá Hán chủ biên thì truyện ngắn là một tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, nội dung thể loại của
truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự hay sử thi.
Nhưng cái độc đáo của nó là truyện ngắn được viết ra để tiếp thu liền một mạch, đọc
một hơi không nghỉ. Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một thời gian,
không gian hạn chế. Chức năng của truyện ngắn là nhận ra một điều gì đó sâu sắc về
cuộc đời và tình người. Kết cấu của truyện ngắn không chia thành nhiều tầng, nhiều
tuyến mà thường xây dựng theo nguyên tắc tương phản hoặc hiện tượng. Bút pháp trần
thuật của truyện ngắn thường là chấm phá. Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn
là những chi tiết cô đúc, lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều
sâu chưa nói hết. Truyện ngắn là thể loại gần gũi với đời sống hằng ngày, súc tích, dễ


đọc, lại thường gắn liền với hoạt động báo chí, do đó có tác dụng, ảnh hưởng kịp thời
trong đời sống. Truyện ngắn đã hàm chứa cái thú vị của những điều sâu sắc trong một
hình thức nhỏ, gọn, xinh xắn và đầy truyền cảm, truyền dẫn nhanh, thông tin nhanh
cũng là một thế mạnh để truyện ngắn chinh phục độc giả đương đại.
Raymond Carver (1913 – 1988) – nhà văn, nhà thơ người Mĩ và là một trong những
bậc thầy truyện ngắn thế giới có ghi nhận: ngày nay “tác phẩm hay nhất, tác phẩm hấp
dẫn nhất và thỏa mãn nhất về nhiều mặt, thậm chí có lẽ là tác phẩm có cơ hội lớn nhất
để trường tồn, chính là tác phẩm được viết dưới dạng truyện ngắn.

Về từ nguyên, truyện ngắn có nghĩa là một hình thức ngắn gọn của thể loại tự sự.
Đây là loại văn xuôi tự sự có hình thức ngắn gọn. Tuy nhiên, đặc trưng của truyện ngắn
không phải vì nó ngắn mà chủ yếu là cách nắm bắt và thể hiện hiện thực một nét bản
chất nào đó trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người. Trong truyện
ngắn nếu nhà văn đặt quá ít vấn đề, câu truyện sẽ dễ tập trung vào sự kiện, tập trung
vào chủ đề, về ấn tượng là yêu cầu của truyện ngắn. Nội dung của thể loại truyện ngắn
có thể rất khác nhau như đời tư, thế sự hay sử thi…cái độc đáo của nó lại là truyện
ngắn. Truyện ngắn có thể kể về cả một cuộc đời hay một đoạn đời, một sự kiện hay
một “chốc lát” trong cuộc sống nhân vật. Nhưng cái chính của truyện ngắn không phải
ở hệ thống sự kiện mà ở cái nhìn tự sự đối với cuộc đời. Do dung lượng ngắn, nhân vật
của truyện ngắn thường không nhiều và cuộc đời của nhân vật thường chỉ được miêu tả
như khoảnh khắc, mảnh nhỏ nhưng lại có ý nghĩa trong cả cuộc đời nhân vật nên nhịp
điệu truyện ngắn khẩn trương, gấp rút, có nhiều yếu tố bất ngờ, chuyển đoạn đột ngột
trong bố cục, kết thúc đầu truyện.
Về khái niệm truyện ngắn chưa có sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu. Chúng ta
cùng khảo sát một số ý kiến sau:
Vương Trí Nhàn có đưa ra nhận định “Truyện ngắn là một tác phẩm văn xuôi cỡ
nhỏ dung lượng hạn chế, phải nói là nhỏ hơn hẳn so với hai thể khác là truyện vừa và
tiểu thuyết”
Nguyễn Công Hoan cũng đưa ra nhận định: “Truyện ngắn không phải là truyện mà
là một vấn đề được xây dựng bằng chi tiết với sự bố trí chặt chẽ và bằng thái độ với
cách đặt câu dùng tiếng cố dân nhắc (…) Muốn truyện ấy là truyện ngắn, chỉ nên lấy


một trong ngần ấy ý làm ý chính làm chủ đề cho truyện… những chi tiết trong truyện
chỉ nên xoay quanh chủ đề ấy thôi” [20;301].
Phương Lựu cũng đưa ra ý kiến: “Truyện ngắn là một hình thức ngắn của tự sự
(…). Truyện ngắn là một thể loại dân chủ, gần gũi với đời sống hằng ngày, lại súc tích,
dễ đọc, có tác dụng ảnh hưởng kịp thời trong đời sống” [5;398]
Trong Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê (chủ biên) thì truyện ngắn: “Truyện bằng

văn xuôi, có dung lượng nhỏ, số trang ít, miêu tả một khía cạnh tính cách, một mẩu
trong cuộc đời nhân vật” [14;1010].
Chúng ta thấy truyện ngắn còn là mảnh đất màu mỡ đã tạo điều kiện hết sức thuận
lợi để các cây bút trẻ khẳng định tài năng. Nhiều nhà văn lớn trên thế giới và ngay cả ở
Việt Nam đã đạt tới đỉnh cao của sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật chủ yếu bằng những
truyện ngắn xuất sắc của mình. Và Nguyễn Tuân cũng là một trong những nhà văn đã
đạt tới đỉnh cao đó qua tập truyện ngắn Vang bóng một thời.
Trong các tác phẩm nghiên cứu, phê bình của Nguyễn Tuân, ít thấy ông có một
phát biểu trực tiếp nào về truyện ngắn như các nhà văn, nhà nghiên cứu nêu trên.
Nhưng qua những bài viết của ông về Truyện ngắn Ăngđớcxen, Đốt-xtôi-ép-xki, Thạch
Lam, Đọc Sê-khốp, Truyện ngắn Lỗ Tấn trong quyển Nguyễn Tuân bàn về văn học
nghệ thuật do Nguyễn Đăng Mạnh sưu tầm và biên soạn, chúng tôi có thể khái quát lại
những lời nhận định, phê bình của Nguyễn Tuân để thấy rõ quan niệm của ông về
truyện ngắn như sau:

1.2.2. Quan niệm của Nguyễn Tuân về hình thức và nội dung của truyện
ngắn
Trong bài viết của Nguyễn Tuân về truyện ngắn Lỗ Tấn, ông có nhận xét sau: “Văn
phẩm Lỗ Tấn gồm nhiều mặt thể tài văn học. Riêng về tiểu thuyết, thì những truyện này
thường mang cái hình thù truyện ngắn. Song lẽ có những truyện của Lỗ Tấn – theo chỗ
thiển nghĩ của tôi – về danh và hình thì gọi là truyện ngắn nhưng bản chất đúng là cái
cốt của truyện dài. Không phải cứ đem tãi rộng ra hoặc đem pha loãng ra như cái kiểu
bỏ một quả lê Trương Công Nghệ vào nồi ba mươi đầy nước ninh, thì nó nó sẽ thành
ra truyện dài, mà thu gọn nó về đem cô nó lại thì nó thành truyện ngắn. Ở đây tôi


×