Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

đặc điểm truyện ngắn lãng mạn của macxim gorki

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (498.51 KB, 68 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XH & NV

BỘ MÔN NGỮ VĂN

BÙI BẢO CÔNG
(MSSV: 6075478)

ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN LÃNG MẠN
CỦA MACXIM GORKI

Luận văn tốt nghiệp Đại học
Ngành Ngữ Văn
Khóa 33 (2002-2011)

Cán bộ hướng dẫn: Ths. TRẦN VĂN THỊNH

Cần Thơ, 5 - 2011


ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích yêu cầu
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu

PHẦN NỘI DUNG
Chương I: THỜI ĐẠI, TÁC GIẢ, TÁC PHẨM VÀ MỘT SỐ VẤN
ĐỀ LÍ LUẬN


1. Vài nét về xã hội và văn học Nga cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
1.1. Tình hình xã hội nước Nga nửa sau thế kỷ XIX
2.2. Tình hình văn học của nước Nga đầu thế kỉ XX
2. Vài nét về tác giả M. Gorki
2.1. Tiểu sử M.Gorki
2.2. Sự nghiệp sáng tác
3. Vài nét về truyện ngắn lãng mạn của M. Gorki
4. Một số vấn đề lí luận và vai trò của yếu tố lãng mạn trong văn học
4.1. Về thể loại truyện ngắn
4.2. Vai trò của yếu tố lãng mạn trong văn học

Chương II: ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN LÃNG MẠN CỦA
M.GORKI
2.1. Cảm hứng ca ngợi tự do
2.2. Nội dung đề cao người anh hùng
2.3. Nội dung ca ngợi những chiến công
2.4. Nội dung đề cao người lao động

Chương III: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN
NGẮN LÃNG MẠN CỦA M. GORKI
1. Hình thức sáng tác dân gian.


2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
3. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên
4. Ngôn ngữ
5. Sự kết hợp giữa yếu tố lãng mạn và yếu tố hiện thực

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA CBHD


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khi nói về vai trò của văn học, M.Gorki nhận xét: “Văn học là nhân học”. Thật
vậy! Văn học có tác dụng làm nhân đạo hóa con người, là dòng sữa ngọt ngào, mảnh
đất màu mỡ bồi đắp tâm hồn của mỗi người. Từ đó, chúng ta sống tốt đẹp hơn, cuộc
đời có ý nghĩa hơn. Ngoài ra, văn học còn là tài sản tinh thần vô giá của mỗi dân tộc.
Vì thế, chúng ta học tập và nghiên cứu những giá trị tinh thần đó là công việc vô cùng
cần thiết và quan trọng để mở mang kiến thức và làm phong phú, dồi dào thêm mảnh
đất tâm hồn. Đó là sự thanh lọc tự nhiên của trái tim nhiều yêu thương, của khối óc
giàu tư duy nhạy cảm.
Do yêu mến và say mê văn học Nga, đặc biệt là nhà văn M. Gorki nên người viết
đã chọn đề tài: “Đặc điểm truyện ngắn lãng mạn của M.Gorki”. Người viết chọn đề tài
này với lí do sau:
Thứ nhất: M. Gorki là “ người đại diện lớn nhất của nghệ thuật vô sản”. Cuộc
đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn gắn chặt với phong trào đấu tranh của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động nghèo khổ. Mặc dù tuổi thơ Aliôsa (tên gọi thân mật
của Macxim Gorki) chịu nhiều cay đắng và bất hạnh, làm đủ mọi nghề (đi ở, phụ bếp,
khuân vác…) để tự nuôi sống bản thân. Nhưng bằng nghị lực phi thường, ý chí kiên
cường, tài năng nghệ thuật, nhà văn đã vượt lên chính mình, vượt lên số phận nghiệt
ngã, vinh dự trở thành “bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa”, “cánh
chim báo bão” của cách mạng Nga thế kỉ XX. Những “công trình nghệ thuật do chính
bàn tay của người nghệ sĩ thiên tài sáng tạo nên” được nhiều nhà phê bình đương thời
đánh giá rất cao “thiếu đi những cái ấy chúng ta không sao hình dung được bộ mặt
ngày nay không những của nền văn học Nga mà của cả nền văn học thế giới”[16;5].
Giở từng trang sách của Gorki, người đọc có thể thấy được từng chặng đường phát
triển của phong trào công nhân từ “buổi bình minh”, thời kì “phôi thai” đến thắng lợi,

đỉnh vinh vang. Nó chân thật, sinh động như những gì đang diễn ra từng ngày, từng
giờ trong cuộc sống. Bởi những “đứa con tinh thần” được viết ra từ kinh nghiệm từng
trải, từ máu và nước mắt của nhà văn, từ tiếng rên quằn quại trong đau đớn, tiếng thét
nhói tận tâm can của quần chúng lao khổ.
Thứ hai: M. Gorki thử bút qua nhiều thể loại: thơ, trường ca, truyện ngắn, kịch,
tiểu thuyết. Ông sáng tác qua nhiều giai đoạn, nhiều chặng đường khác nhau. Điểm nổi


bật trong những sáng tác đó là sự đa dạng về phong cách “tính chất nhiều tính cách và
nhiều phong cách”. Ông vừa là nhà văn lãng mạn vừa là nhà văn hiện thực. Điều đó
tạo nên sự độc đáo, riêng biệt trong phong cách của M.Gorki. Đặc biệt, truyện ngắn
của M.Gorki thể hiện đầy đủ và đậm nét nhất tính chất đó. Những truyện ngắn đầu tay
của nhà văn với bút danh Cay đắng (Gorki) xuất hiện và được đăng trên báo đã làm
ngạc nhiên và tốn biết bao nhiêu giấy mực của các nhà phê bình, nghiên cứu đương
thời: “Mọi người càng băn khoăn, ngạc nhiên về bút pháp của nhà văn trẻ: có tác
phẩm lãng mạn, rất lãng mạn; có tác phẩm lại rất hiện thực, có tác phẩm lại rất hiện
thực, có tác phẩm lại xen kẽ giữa hai yếu tố lãng mạn và hiện thực. Vừa lãng mạn vừa
hiện thực – quả là độc đáo và “bướng bỉnh” nữa”[1;514].
Thứ ba: Mặc dù trong những truyện ngắn lãng mạn, cảm hứng chủ đạo của nhà
văn là ca ngợi tự do, ý chí hào hùng bất khuất của con người, đề cao những chiến công
phi thường của người anh hùng. Nhưng đằng sau sự ca ngợi, những câu truyện kể về
người anh hùng, truyền thuyết về một bộ lạc câu chuyện tình yêu của đôi nam nữ
thanh niên, “bao giờ người đọc, cũng tìm được một kết luận xử thế, một triết lí nhân
sinh, một vấn đề xã hội bắt người ta phải bàn luận, tranh cãi và tìm cách giải
quyết”[23;100]. Đặc biệt thông qua những truyện lãng mạn, nhà văn thể hiện niềm tin
yêu mãnh liệt vào cuộc sống và con người, “biểu hiện những quan điểm về sứ mệnh
nghệ thuật, những quan điểm về nhân dân của nhà văn trẻ đi lên từ cuộc đời của quần
chúng cần lao”[1;516], hay dự cảm về một cuộc sống tốt đẹp sẽ đến với quần chúng
lao khổ. Do đó, tính chất lãng mạn trong những truyện này tất yếu dẫn tới tính chất
lãng mạn cách mạng.

Thứ tư: Đóng góp quan trọng của M.Gorki ở thể loại truyện ngắn là sự kết hợp,
đan xen “tính chất lãng mạn và tính chất hiện thực” rất độc đáo, “bướng bỉnh”. Điều
đó tạo nên phong cách riêng biệt, tiếng nói mới cho M.Gorki như một ngôi sao lạ trên
bầu trời văn học, bông hoa với hương mới trong vườn hoa Nga và thế giới.
Với đề tài này, người viết nghiên cứu dưới sự soi sáng của lí luận. Người viết hi
vọng, từ sự say mê, yêu thích của mình sẽ hoàn thành tốt vấn đề đặt ra. Bên cạnh đó,
người viết sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm nghiên cứu khoa học và mở mang thêm
nhiều kiến thức, làm hành trang cho việc học tập và giảng dạy sau này.

2. Lịch sử vấn đề


M.Gorki là một con người vĩ đại về bản lĩnh sống, “cánh chim báo bão” của
cách mạng Nga. Cuộc đời sự nghiệp sáng tác của ông gắn liền với những biến đổi
thăng trầm của lịch sử Nga và cuộc sống của quần chúng nhân dân lao khổ. Với quan
niệm “Tôi đến với cuộc đời để mà không thỏa thuận”, nhà văn nguyện suốt đời chiến
đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, mang lại hạnh phúc cho mọi người: “Con người
Gorki, tình yêu lớn đối với cuộc sống và lòng phẩn nộ đối với những gì chà đạp lên
cuộc sống, tư tưởng cách mạng của ông, đã đi vòng quanh thế giới, trở thành một
phần tình cảm, một phần suy nghĩ của nhân dân, trở thành một sự nghiệp giải phóng
của những người bị áp bức và sự nghiệp xây dựng thế giới của những hôm qua còn là
nô lệ”[7;294]. Vì thế, sự nghiệp của nhà văn đã là đối tượng cho nhiều nhà phê bình,
nghiên cứu. Tuy nhiên, vấn đề “Đặc điểm truyện ngắn lãng mạn M.Gorki” lại chưa
được nhiều sự quan tâm cũng như nghiên cứu một cách rộng rãi và triệt để nhất từ giới
chuyên gia.
Với bài viết “Nhân vật anh hùng của Gorki và truyền thuyết văn học dân gian”
của Hồ Sĩ Vịnh trong quyển Tuyển tập 40 năm Tạp chí Văn học (1960-1994), tập 4,
Văn học nước ngoài, tác giả có viết “Để thực hiện luận điểm cơ bản của Cương lĩnh
thẩm mĩ mới, “thời đại cần đến chất anh hùng đã bắt đầu”, để đáp ứng lòng mong mỏi
của công chúng mới, trong một loạt truyện Gorki đã thể hiện lí tưởng cách mạng chân

chính của mình không phải bằng phương pháp hiện thực khách quan, mà bằng phương
pháp lãng mạn tích cực…”[26;133]. Tác giả đã dẫn ra hàng loạt các tác phẩm được
M.Gorki sáng tác bằng “phương pháp lãng mạn tích cực” như: Makar Suđra, Bà lão
Idecghin, Bài ca Chim Ưng, Bài ca Chim báo bão. Nhưng Hồ Sĩ Vịnh chỉ dẫn ra chứ
không phân tích đi sâu tìm hiểu.
Bên cạnh đó, trong quyển “Văn học Nga trong nhà trường” Hà Thị Hòa đã đi
vào trình bày cuộc đời cuộc đời sự nghiệp sáng tác và phân tích một số tác phẩm của
các tác giả đưa vào giảng dạy trong chương trình phổ thông như: Puskin, Toltoi,
Sekhov, Exenhin, Solokhov. Trong đó, tác giả quyển sách này có đề cập đến nhà văn
M.Gorki và một số vấn đề mà chúng tôi nghiên cứu. Đồng thời, Hà Thị Hòa cũng có
những nhận định khá chính xác và sâu sắc về truyện ngắn của M. Gorki: “Truyện ngắn
là một thể loại được Gorki viết trong nhiều thời kì. Nhưng tiêu biểu hơn là thời kì đầu.
Chính hàng loạt truyện này đã làm Gorki nhanh chóng nổi tiếng. Truyện ngắn thời kì
đầu của Gorki rất đa dạng về bút pháp. Có tác phẩm được viết với bút pháp lãng mạn


bay bổng. Có tác phẩm được viết với bút pháp hiện thực nghiêm ngặt. Nhưng cung có
những tác phẩm được viết với sự kết hợp đan xen cả hai bút pháp lãng mạn và hiện
thực. Mặc dù được viết với nhiều bút pháp khác nhau nhưng toàn bộ truyện ngắn thời
kì này của ông đều chịu sự chi phối của một cảm hứng mãnh liệt, đó là khát vọng đấu
tranh vì tự do cho con người”[14;62]. Tuy nhiên, Hà Thị Hòa chỉ đi sâu tìm hiểu tính
chất lãng mạn và tính chất hiện thực, chứ không đi sâu phân tích làm rõ vấn đề “Đặc
điểm truyện ngắn lãng mạn của M.Gorki”.
Sau cùng người viết tìm thấy các quyển có đánh giá về đóng góp của M. Gorki, ít
nhiều, trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến đề tài như: Macxim Gorki của Nguyễn
Kim Đính; Macxime Gorki, Essenin, Aimatov của Vũ Tiến Quỳnh và quyển Tuyển tập
truyện ngắn của Macxim Gorki được nhà xuất bản Lao động tuyển chọn và giới thiệu
những bài giới thiệu của các dịch giả Việt Nam, tiêu biểu: Cao Xuân Hạo, Phạm Mạnh
Hùng… Trong lời giới thiệu của quyển sách, Đỗ Xuân Hà viết: “Gorki đồng thời sáng
tác những truyện hiện thực và truyện lãng mạn, vì thế không thể không có sự tác động

qua lại giữa hai hình thức phản ảnh cuộc sống, sự thâm nhập của bút pháp lãng mạn
vào các tác phẩm hiện thực và ngược lại… Nhưng những truyện ngắn của Gorki, dù
có lãng mạn hay hiện thực cũng điều đạt đến trình độ điêu luyện”[13;31]. Vì thế,
những truyện ngắn đầu tay của Gorki vừa xuất hiện đã gây xôn xao dư luận độc giả và
làm tốn không ít bao giấy mực của các nhà phê bình, nghiên cứu văn học: “Nếu như
năm 1897 trên báo chí chỉ có 10 bài phê bình nói về tác phẩm của ông thì 1899 đã có
45 bài, năm 1900 có 160 bài và năm 1901 con số ấy lên đến gần 300!”[13;5]. Chính
những truyện này đã giúp nhà văn với bút danh Cay đắng không những nổi tiếng ở
nước Nga mà còn vang xa cả thế giới: “Vinh vang của Gorki đã nhanh chóng vượt qua
biên giới Tổ quốc mình, sang Tâu Âu, được đặt ngang hàng với những tên tuổi chói lọi
nhất của văn học hiện thực Nga như L. Toltoi, Doxtoievxki, Tsekhov”[13;5]. Đó là
niềm hạnh phúc đối với Gorki, người mới tập tễnh bước vào con đường văn nghiệp.
Nói tóm lại, các tác giả của những quyển sách trên, một lần nữa có thể khẳng
định, hầu như ít ai đề cập đến đề tài mà chúng tôi nghiên cứu. Chính vì vậy, chúng tôi
muốn nghiên cứu vấn đề “Đặc điểm truyện ngắn lãng mạn của M. Gorki”.

3. Mục đích, yêu cầu:


Đề tài “Đặc điểm truyện ngắn lãng mạn của M.Gorki” đặt ra cho người viết
những mục đích, yêu cầu sau:

3.1. Mục đích:
Một là, thông qua những tác phẩm lãng mạn của M.Gorki mà người viết có thể
nắm được một số đặc điểm nội dung nổi bật trong truyện ngắn lãng mạn của M.Gorki
Hai là, nhìn ra được cái mới trong thế giới quan của M.Gorki. Từ đó có thể phục
vụ cho công việc giảng dạy sau này của người viết và những độc giả muốn tìm hiểu về
Gorki

3.2 Yêu cầu:

Để khảo sát được đề tài này thì yêu cầu đặt ra đối với người viết là:
Một là, phải nắm bắt được cốt truyện của những truyện ngắn lãng mạn của
M.Gorki.
Hai là, nêu lên được những đặc điểm nội dung nổi bật trong những truyện ngắn
lãng mạn của M. Gorki
Ba là, phân tích những đặc điểm (hình thức sáng tác dân gian, nghệ thuật xây
dựng nhân vật, nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, ngôn ngữ, sự kết hợp hài hòa giữa yếu
tố lãng mạn và yếu tố hiện thực) góp phần làm nổi bật thêm những giá trị nội dung
trong những tác phẩm lãng mạn của M.Gorki.

4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
M.Gorki là một nhà văn lớn với nhiều mảng sáng tác từ truyện ngắn đến tiểu
thuyết và kịch nhưng vấn đề đặt ra cho người nghiên cứu là: “Đặc điểm truyện ngắn
lãng mạn của M.Gorki” cho nên về mặt tư liệu người viết chỉ tập trung vào hai vấn đề
cơ bản sau:

4.1. Phạm vi:
Thông qua các tác phẩm trên, người viết làm rõ đề tài: “Đặc điểm truyện ngắn
lãng mạn của M.Gorki.”. Đồng thời người viết còn tìm hiểu những đặc điểm nghệ
thuật trong những tác phẩm lãng mạn nói trên.

4.2. Đối tượng:
Người viết tập trung vào những truyện ngắn lãng mạn của M.Gorki như: Makar
Suđra, Bà lão Idecghin, Bài ca Chim Ưng, Bài ca Chim báo bão.

5. Phương pháp nghiên cứu:


Đi vào nghiên cứu đề tài này, người viết sử dụng phối hợp một số phương pháp
khác nhau. Đầu tiên người viết sử dụng thao tác thống kê, trong quá trình tập hợp các

tài liệu, bài viết có liên quan đến đề tài đã cho. Thứ hai, người viết kết hợp phương
pháp phân tích, tổng hợp, nghĩa là, người viết đi vào phân tích, tìm hiểu những biểu
hiện cụ thể của vấn đề đặt ra, sau đó kết thúc lại đưa ra kết luận chung. Đồng thời
trong quá trình trình bày, người viết sử dụng tất cả các thao tác nghị luận như: giải
thích, chứng minh, bình luận và so sánh để làm nổi bật vấn đề. Sau cùng người viết kết
hợp cả hai phương pháp diễn dịch và quy nạp để trình bày kết quả thu được thông qua
quá trình nghiên cứu.

PHẦN NỘI DUNG


Chương I: THỜI ĐẠI, TÁC GIẢ, TÁC PHẨM VÀ MỘT SỐ
VẤN ĐỀ LÍ LUẬN
1. Vài nét về tình hình xã hội và văn học Nga cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
1.1. Tình hình xã hội nước Nga nửa sau thế kỷ XIX
Sau khi thất bại trong cuộc chiến tranh Crưm (1854-1856) nước Nga càng lúng
sâu vào cuộc khủng hoảng đặc biệt là những năm 90 của thế kỉ XIX thời kì chủ nghĩa
tư bản Nga phát triển rất mạnh mẽ, nhưng đời sống nhân dân vô cùng cực khổ, ở nước
Nga hàng năm có nạn đói nhỏ, ba năm lại có một nạn đói trung bình, năm năm có một
nạn đói lớn, mười năm có một nạn đói khủng khiếp không thể cứu vãn. Những khó
khăn do cuộc khởi nghĩa của nông dân, do sự sụp đỗ về kinh tế, do những thất bại về
quân sự... đã buộc Nga hoàng phải tiến hành cải cách từ trên xuống. Ngày 19/12/1861,
Nga hoàng ra sắc lệnh bãi bỏ chế độ nông nô, giải phóng hàng chục triệu người.
Tuy nhiên, thật chất đây là một cuộc cải cách không triệt để, chính giai cấp thống
trị đã cấu kết với giai cấp tư sản nhằm lẫn tránh các cuộc bạo động của quần chúng.
Sau cuộc cải cách, số phận hàng chục triệu người nông dân vẫn không được cải thiện.
Điều này đã dẫn đến sự bùng nổ của hàng chục ngàn cuộc bạo động của nông dân trên
khắp 90% các tỉnh nước Nga.
Tuy có những hạn chế như vậy, nhưng việc bãi bỏ chế độ nông nô vẫn là một
bước ngoặt trong quá trình phát triển xã hội Nga. Nó đã tạo cơ sở tốt cho nền kinh tế

tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chống, đồng thời đưa nước Nga từ một nước quân
chủ phong kiến trở thành một nước quân chủ tư bản.
Nước Nga sau cuộc cải cách nông nô, bộc lộ hai đặc điểm nổi bật của nền kinh tế
tư bản. Đó là quyền đồng tiền và sự phân hóa nông dân. Nông dân lúc này phân hóa
thành hai bộ phận: giai cấp tư sản có số lượng ít nhưng lại vững mạnh do tiềm lực kinh
tế của nó và giai cấp vô sản nông thôn.
Cùng với hai đặc điểm nổi bật, lúc này nền đại sản xuất công nghiệp cũng ra đời
kéo theo sự xuất hiện và lớn dần của giai cấp vô sản công nghiệp. Đây là một hiện
tượng tiến bộ. Song giai cấp tư sản Nga không phải là giai cấp cách mạng như ở các
nước Phương Tây, mà nó cấu kết với giai cấp địa chủ, quý tộc tiến hành bóc lột nông
dân.
Như vậy, nước Nga nửa sau thế kỷ XIX vẫn là một nước nông nghiệp ở Châu
Âu. Nông dân vẫn chiếm 90% dân số, vẫn chìm trong đêm dài nô lệ, vẫn chịu sự bóc


lột của bọn địa chủ - tư sản, quan lại, nhà thờ. Nước Nga trong nửa đầu thế kỷ XIX đã
rơi vào khủng hoảng đến bây giờ càng rơi vào bế tắc, không lối thoát.
Trong suốt nửa sau thế kỷ XIX, nước Nga vẫn diễn ra mâu thuẫn sâu sắc giữa
giai cấp thống trị và quần chúng bị trị. Mâu thuẫn này đã tạo nên cơn khủng hoảng gay
gắt trầm trọng chỉ cần cơ hội là bùng nổ dữ dội. Lúc này, vấn đề giải quyết ruộng đất
cho nông dân trở thành vấn đề trung tâm của thời đại và có ảnh hưởng trực tiếp đến
đời sống tư tưởng và văn học nghệ thuật.
Cuộc cải cách nông nô 29/02/1861 đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử nước
Nga. Thời đại đã sản sinh ra hai trào lưu tư tưởng mới: một bên là phái tự do chủ nghĩa
nổi bật vào những năm 1860-1870, một bên là phái dân chủ cách mạng. Hai phái này
được xem là những người đại diện cho hai xu hướng lịch sử quyết định trong cuộc giải
phóng của nông dân Nga.
Phái tự do chủ nghĩa muốn giải phóng nước Nga ra khỏi tình trạng bế tắc, khủng
hoảng, nhưng họ không muốn hủy bỏ chế độ nông nô mà chỉ nhượng bộ theo tinh thần
thời đại. Thực chất đây là phái của những nhà tư tưởng thuộc giai cấp tư sản. Họ

không chấp nhận chế độ nông nô nhưng lại sợ cách mạng và phong trào của quần
chúng lật đổ chế độ quân chủ. Đại biểu cho khuynh hướng này trong văn học là:
Tuôcghênhep, Ôxtrôpxki, Gônsarôp.
Phái dân chủ cách mạng phần lớn thuộc trí thức bình dân. Họ chủ trương tiêu
diệt chế độ nông nô, Nga hoàng bằng vũ lực, đưa xã hội Nga tiến lên chủ nghĩa xã hội
thông qua công xã nông thôn. Mặc dù họ chỉ dừng lại ở chủ nghĩa xã hội không tưởng
nhưng họ đã góp phần thức tỉnh, giáo dục tư tưởng cách mạng cho nhân dân, đặc biệt
là tầng lớp thanh niên lúc bấy giờ. Đại biểu cho khuynh hướng này trong văn học là:
Bêlinki, Secnưsepxki Nhêcraxôp, Xêđrin...
Song song với hai khuynh hướng trên, vào những năm 80 của thế kỷ XIX, chủ
nghĩa Mác được truyền vào Nga bên cạnh sự lớn mạnh của giai cấp công nhân. Sang
những năm 90, Lênin bắt đầu hướng đến việc thành lập chính đảng kiểu mới. Lúc này,
trong văn học xuất hiện những con người lao động mới - những người vô sản. Một thời
đại sắp bắt đầu.
Trong truyện ngắn M.Gorki bộc lộ niềm khao khát tự do và ca ngợi ý chí hào
hùng, bất khuất của con người, phơi bày tính chất tàn bạo của xã hội - chính trị trước
cách mạng, cái chế độ giết chết sức sống trong con người; quá trình trăn trở, tự ý thức


đầy gian khổ của các tầng lớp “dưới đáy” xã hội để vươn tới sự đổi đời; thi vị hóa lao
động; phê phán lối sống và tâm lý yếu hèn của tầng lớp trí thức tiểu tư sản và tư sản.
2.2. Tình hình văn học của nước Nga đầu thế kỉ XX
Bức tranh văn học Nga những năm đầu thế kỷ XX trước cách mạng tháng Mười
rất phức tạp. Cuộc đấu tranh diễn ra gay gắt trên văn đàn giữa nhiều khuynh hướng
văn học đối lập.
Giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX dòng văn học hiện thực tiếp tục tồn tại
và phát triển với các tác giả tiêu biểu: A.Tônxtôi, Kôrôlenkô, Bunhin, Kuprin,...dòng
văn học này viết về nhiều đề tài: cuộc sống của giai cấp nông dân và phê phán giai cấp
thống trị.
Bên cạnh dòng văn học hiện thực là dòng văn học suy đồi với hai khuynh hướng

đối lập: tích cực và tiêu cực. Dòng văn học này phát triển ở cuối thế kỷ XIX, được du
nhập từ phương Tây và có ba trường phái: chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa đỉnh cao
và chủ nghĩa vị lai.
Trong bối cảnh tình hình chính trị xã hội văn chương như thế đã thúc đẩy tạo ra
một dòng văn học mới: dòng văn học vô sản. Dòng văn học này ra đời đáp ứng yêu
cầu được đặt ra cấp thiết lúc bấy giờ. Văn học bây giờ không chỉ là “vũ khí của sự phê
bình” (C.Mac) mà phải là “vũ khí để cải tạo đời sống”. Nhà văn lúc này cũng là nhà
văn kiểu mới. Dòng văn học vô sản mang tính chất vô sản chủ nghĩa và trở thành chủ
đạo, có ý nghĩa quyết định đối với văn học Nga sau đó. Dòng văn học vô sản ra đời
tiếp thu văn học Nga thế kỷ XIX đặc biệt là văn học hiện thực. Người đầu tiên khơi
nguồn cho dòng văn học vô sản là M.Gorki. Ngoài ra còn có một số tên tuổi của các
nhà văn, nhà thơ: Xêrafimôvits, Đemian Betnưi, Maiakôpxki,...Lênin cũng có những
bài báo quan trọng về văn chương (các bà báo viết về L.Tônxtôi, Gôgôn). Dòng văn
học vô sản là tiền đề cho dòng văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa.

2. Vài nét về tác giả M. Gorki
2.1. Tiểu sử M. Gorki
Macxim Gorki đặc biệt yêu quý dòng Vônga dòng sông “mẹ” đường bệ, cường
tráng, ăm ắp tràn đầy nước nuôi dưỡng bao cánh đồng mầu mỡ, trù phú của Tổ quốc
Nga. Trong sáng tác của ông, chúng ta luôn gặp hình ảnh dòng Vônga được ngòi bút
tác giả xây dựng một cách trân trọng, sinh động, với ý nghĩa tượng trưng cho sức sống


tươi khỏe, vô tận, đầy sáng tạo của quần chúng cần lao Nga. Dòng sông “mẹ” tiêu biểu
cho sức sống của người Mẹ - Nhân dân.
Chính bên dòng Vônga đó, ở thành phố Nhigiơnhi Nôpgôrôt, trong một gia đình
lao động, ngày 28.3.1868, đã ra đời nhà văn vô sản vĩ đại tương lai với tên và họ thật
là Alêchxây Măcximôvich Pêscôp. Aliôsa là tên thân mật, Gorki là bút hiệu. Aliôsa
trải qua thời thơ ấu nhiều cay đắng và tủi nhục. Ông sớm mồ côi cha mẹ Aliôsa phải
sống với ông bà ngoại. Chính bà ngoại rất mực nhân từ, đôn hậu đã làm thức tỉnh ở

Aliôsa năng khiếu nghệ thuật, sớm nuôi dưỡng tình cảm thẩm mĩ và tâm hồn sáng tạo
của nhà văn vĩ đại tương lai bằng nguồn sữa lành mạnh của sáng tác dân gian Nga.
Chẳng bao lâu nhà ngoại sa sút, Aliôsa mới hơn 10 tuổi đã sớm phải sống cuộc
đời cơ cực. Trên bước đường tự lực kiếm sống Aliôsa đã trải qua nhiều nghề như: Bới
rác, bẫy chim, đi ở, vẽ tượng thánh, phụ bếp trên tàu thủy, khuân vác,...có dịp lăn lộn,
gần gũi quần chúng lao khổ, tiếp xúc đủ loại người, những con người với tính cách số
và phận khác nhau.
Với lòng say mê văn học và ham hiểu biết, Aliôsa đã đọc rất nhiều những tác
phẩm nổi tiếng của các nhà văn Nga và thế giới như: Puskin, Lecmôntôp, Gôgôn,
Sêchxpia, Xecvăngtex, Huygô, Bandăc,...Sách đã mở ra trước mắt Aliôsa những chân
trời mới và cũng giúp cậu hiểu thêm về cuộc đời, hiểu về cuộc sống của con người
trong hiện tại và quá khứ, hiểu về đất nước, con người Nga và thế giới, chính nhờ văn
học nghệ thuật mà Aliôsa đã sớm nhận ra trách nhiệm của văn học đối với xã hội và
đối với con người.
Năm 16 tuổi, Aliôsa đến Cadan với quyết tâm học bằng được trường đại học
Cadan nhưng không thực hiện được vì cậu thuộc tầng lớp nghèo hèn trong xã
hội,...Tuy vậy, Aliôsa vẫn không nản chí, tranh luận với nhóm sinh viên tiên bộ, có dịp
tiếp xúc với những trí thức cách mạng, Aliôsa không học được đại học nhưng đã vươn
dậy qua những trường đại học khác, những trường đại học của thực tiễn lao động, của
thực tiễn đấu tranh xã hội.
Trong những năm 1888-1889 và 1891-1892, Aliôsa đã làm hai chuyến đi lớn,
hành trình khắp nước Nga với khát vọng tìm hiểu cuộc đời. Chính những trải nghiệm
cuộc đời và “những điều trong thấy” trong những năm tháng đó đã được nhà văn thể
hiện trong những tác phẩm nổi tiếng sau này. Cũng trong khoảng thời gian này Aliôsa
với đoàn người lao động nghèo khổ. Họ là những người thợ thất nghiệp, nông dân phá


sản, dân nghèo thành thị... Qua những tháng năm đồng cam cộng khổ với những người
lao động nghèo khổ, Alêchxây Pêskôp thấm thía sự bất công trong xã hội và quyết tâm
phải viết, quyết tâm phải dùng ngòi bút để bảo vệ những người dân lao động nghèo

khổ.
Truyện ngắn đầu tay của Aliôsa – Makar Suđra được đăng trên báo “Capcadơ”
(29/12/1892) với bút danh Macxim Gorki. Đây là một truyện lãng mạn. Với truyện
ngắn Makar Suđra, Macxim Gorki chính thức bước lên văn đàn Nga.
Sau khi thành công với truyện ngắn “Makar Suđra”, Macxim Gorki càng hăng
say sáng tác. Ông thành công trên con đường văn nghiệp với hàng loạt những truyện
ngắn hay và tiểu thuyết có giá trị. Ông được đánh giá là ngọn cờ đầu tiên của nền văn
học hiện thực xã hội chủ nghĩa.
Năm 1905, Macxim Gorki tham gia hoạt động cách mạng tích cực. Thời gian này
ông gặp gỡ và làm bạn với Lênin.
Ngay dưới thời Nga hoàng ông được viện hoàng lâm khoa học Nga bầu làm viện
sĩ nhưng không được Nga hoàng chấp nhận. Do có quan hệ mật thiết với phong trào
cách mạng nên ông luôn bị chính quyền Nga hoàng giám sát chặt chẽ.
Trong cuộc đời hoạt động sáng tác văn học, Macxim Gorki có nhiều năm sống ở
nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ cách mạng và sáng tác. Năm 1934, Đại hội nhà văn
Liên Xô lần thứ I, ông được bầu làm chủ tịch Hội nhà văn và được thưởng huân
chương Lênin.
M.Gorki qua đời ngày 18.6.1936 tại Matxcơva sau một thời gian dài bị lao phổi
nặng và làm việc quá sức. Bình đựng tro di hài của ông được an táng cạnh chân tường
điện Kremli, trung tâm thủ đô Matxcơva.

2.2. Sự nghiệp sáng tác
* Giai đoạn 1892- 1904:
Đây là giai đoạn tìm hướng đi, xác định mục đích sáng tác. Tác phẩm trong giai
đoạn này chủ yếu là truyện ngắn và một số tiểu thuyết. Những tác phẩm thời kì đầu
của M.Gorki bao gồm cả hai bút pháp lãng mạn và hiện thực.
* Giai đoạn 1905-1906:
Thời gian ông tham gia hoạt động cách mạng sôi nổi và sáng tác những tác phẩm
có giá trị mở đầu cho nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Nga. Đây là thời kì tài
năng chín muồi với nhiều truyện ngắn, bút kí, tiểu thuyết, kịch.



* Giai đoạn 1917-1936:
Đây là thời gian sáng tác rất sôi nổi của M.Gorki. Ông viết rất nhiều và nhiều thể
loại. Đặc biệt là phải kể đến hai tiểu thuyết lớn “Sự nghiệp gia đình Actamônôp” và
“Cuộc đời của Clim Xamghin”. Hai tiểu thuyết này có giá trị tổng kết máy chục năm
lao động sáng tạo của nhà văn.
Trong những năm lao động cật lật cuối đời, M.Gorki còn chỉ đạo xây dựng một
số chân dung văn học như: Lênin, Sêkhôp, Kôrôlenkô, Êxênhin, L.Tôntôi...; chỉ đạo
xây dựng bộ sách “Cuộc đời của những danh nhân” và “Tủ sách nhà thơ”. Nói về
đóng góp của M.Gorki trong lĩnh vực lí luận và phê bình văn học trước hết phải kể đến
bộ “M.Gorki bàn về văn học” và nhiều bài nghiên cứu phê bình đăng trên các tạp chí...
3. Vài nét về truyện ngắn lãng mạn của M.Gorki
Truyện ngắn M.Gorki khá đa dạng bao gồm: truyện ngắn lãng mạn, truyện ngắn
hiện thực, vừa lãng mạn vừa hiện thực. So với truyện ngắn hiện thực những truyện
ngắn lãng mạn của Gorki không nhiều nhưng chúng đóng một vai trò quan trọng trong
sự thể hiện những quan điểm của ông về nhiều vấn đề: về sứ mệnh của văn học nghệ
thuật, về sức mạnh tinh thần của nhân dân, về tự do, về lẽ sống… Trong hoàn cảnh cụ
thể của xã hội Nga cuối thế kỉ XIX, khi “bình minh của phong trào công nhân” ở buổi
đang lên, theo Gorki, văn học mô tả cuộc sống như nó “hiện có” không thôi thì chưa
đủ, nếu như thế nhà văn mới chỉ “ngang tầm cuộc sống”. Nhà văn phải vượt lên trước
cuộc sống, phải mô tả cuộc sống như nó “cần phải có”, phải khích lệ tinh thần dũng
cảm, ý chí đấu tranh vì cuộc sống tự do của con người. Hơn nữa ông còn là nhà văn
đầu tiên cảm thấy được tính chất vĩ đại của những sự kiện đang tiến lại gần và đã cố
gắn đưa vào trong sáng tác của mình khí thế chiến đấu, tinh thần dũng cảm, khát vọng
lập chiến công anh hùng, tất cả hơi thở của phong trào quần chúng đang bắt đầu sôi
sục, của cơn bão táp sắp cách mạng sắp sửa nổ ra. Điều này được biểu hiện rõ rệt trong
tác phẩm lãng mạn của ông. Các truyện ngắn lãng mạn của M.Gorki chính là tư liệu
khảo sát của đề tài.
Qua khảo sát “M. Gorki truyện ngắn chọn lọc” do Ngân Hà dịch, NXB văn học,

2001 và “Tuyển tập truyện ngắn M.Gorki” của các dịch giả Cao Xuân Hạo, Phạm
Mạnh Hùng, Hoàng Cơ, Nguyễn Thụy Ứng, Đỗ Quyên, Hoàng Ngọc Hiến - NXB Lao
động – trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây. Chúng tôi nhận thấy những truyện
ngắn sau có thể xếp vào nhóm truyện ngắn lãng mạn:


1. Makar Suđra (1892)
2. Bà lão Iderghin (1895)
3. Bài ca Chim Ưng (1895)
4. Bài ca Chim báo bão (1901)

4. Một số vấn đề lí luận và vai trò của yếu tố lãng mạn trong văn học
4.1. Về thể loại truyện ngắn
Đặc trưng của từng thể loại và mối quan hệ giữa các thể loại trong tiến trình phát
triển của văn học là những vấn đề cơ bản của lí luận văn học. Theo đó thể loại truyện
ngắn, một thể loại văn học được coi là “xung kích” của đời sống văn học và là một thể
loại có tính chất “thuốc thử” đối với hầu hết nhà văn trên con đường sáng tạo nghệ
thuật đầy cam go…
Truyện ngắn, một thể loại mà nếu nhìn thuần túy hình thức bên ngoài thì dường
như nó không thay đổi, nhưng nếu nghĩ rằng nó phải chứa đựng nội dung xung đột của
những thời đại khác nhau thì ắt nó sẽ có biến đổi gì đây? Rõ ràng, cái biến đổi cơ bản
vừa nói trên đối với thể loại truyện ngắn, nó thuộc về cấu trúc nội tại của thể loại này.
Điều này phù hợp với điều kiện khá thịnh hành hiện nay: về phương diện lịch sử, thể
loại là một cấu trúc biến đổi. Vì vậy ta hãy xem cái biến đổi ấy nó tuân thủ theo
nguyên tắc nào để nó đủ sức chứa đựng được những tư tưởng mới của thời đại mới.
Mỗi loại hình, thể loại cần có tên gọi, khuôn mặt của nó. Với truyện ngắn, ý kiến
sau của Ga-ra-nôp thật đáng chú ý: “Đối với truyện ngắn hay, có một vấn đề đặc biệt
quan trọng, đó là bảo vệ cho được tính xác định về mặt thể loại. Truyện ngắn cần phải
cô đọng đến mức cao nhất. Vấn đề số một đối với nó là dung lượng (khác với ngắn
gọn bên ngoài)”.

Khi cầm bút, vấn đề viết cái gì đây dần dần sẽ được chuyển thành vấn đề lựa
chọn thể loại nào? Sẽ không thể viết nổi nếu không nắm vững nguyên tắc của thể loại
và điều đó không chỉ là vấn đề nghề nghiệp đơn thuần mà còn là một yếu tố quan trọng
để cùng với tư tưởng tình cảm hình thành nên cảm hứng sáng tạo, hình thành “tia
chớp” cảm hứng để nhà văn cất cánh bay vào bầu trời sáng tạo nghệ thuật.
Thông thường, người ta chỉ chú ý đến tính chất tự sự (kể chuyện) của truyện
ngắn, tệ hơn là coi truyện ngắn như một thứ văn xuôi “nôm na mách qué”, hoặc thứ
văn xuôi “bò sát ngọn cỏ”!... Đó là một quan niệm sai lầm. Truyện ngắn đích thực
không bao giờ là những truyện vặt vãnh mà mỗi chi tiết dù nhỏ bé cũng ẩn tàng hơi


thở của thời đại, nỗi đau, niềm vui của nhân thế… Những cách tân, sáng tạo của các
nhà bậc thầy về truyện ngắn đã khẳng định rằng, truyện ngắn, về tạng chất của nó rất
gần với thơ, thậm chí có thể nói một cách không đến nỗi quá đáng rằng, truyện ngắn là
một dạng cấu trúc đặc biệt của thơ. Với ý nghĩa ấy, truyện ngắn có vị trí cao cả đặc
biệt ở ngay cả trong “bầu trời Thi ca” mà lâu nay thơ ca độc tôn! Về điều này, cũng
K.Pauxtopxki có ý kiến tuyệt hay: “Cái chính là ở chỗ khi văn xuôi đạt tới mức hoàn
thiện toàn mĩ thì về bản chất của nó thật sự là thơ!”. Và chính những truyện ngắn của
K.Pauxtopxki là sự chứng minh rõ ràng ý tưởng đó: được cảm hứng trữ tình sâu lắng
dẫn dắt, những câu truyện rất giản dị mà K.Pauxtopxki kể ra đã mất đi cái chất nôm na
ngày thường của nó mà lấp lánh cái cấu trúc kì ảo của những tứ thơ thể hiện những nỗi
niềm ưu tư, trắc ẩn về số phận con người, thời đại…Có thể nói, khi đạt tới đỉnh cao
sáng tạo, thơ và truyện ngắn đã gặp nhau và hòa thành đám mây ngũ sắc kì diệu! Đây
là đầu mối để ta lần tìm về đặc trưng loại biệt của thể loại truyện ngắn. Bởi vì, chỉ có
đứng ở nơi hội tụ của sáng tạo nghệ thuật này, ta mới nhìn rõ những nguyên tắc sắt đá,
những quy luật vàng của thể loại truyện ngắn!
Tên gọi truyện ngắn đã thể hiện khá rõ diện mạo của nó: truyện ngắn thì phải là
truyện…ngắn! Không cần phải dùng lối chiết tự hoặc tìm tra cái ngữ nghĩa xa xưa của
thuật ngữ “truyện ngắn” như nhiều người đã làm, mà ta cứ nhìn vào phương thức tồn
tại và cái hình hài ngắn gọn đến ngạc nhiên của những truyện ngắn kiểu mẫu của các

bậc thầy, sẽ có ngay được ý niệm cơ bản khá chính xác về truyện ngắn: đó là một kì
quan nghệ thuật bé nhỏ nhưng có sức chấn động phi thường!
Một số người dựa vào chính cách tồn tại của truyện ngắn để giải thích những đặc
điểm của thể loại. Đây là một hướng tiếp cận tốt. Bởi vì từ khi ra đời cho đến nay
(truyện ngắn hình thành gắn liền với sự ra đời của báo chí), truyện ngắn này ngày càng
khẳng định rõ chức năng của nó ở cả hai phương diện báo chí và văn chương. Môi
trường sống của truyện ngắn là báo chí, nhưng tính chất của nó là một tác phẩm văn
chương. Báo chí qui định cho truyện ngắn một hình thức – khuôn khổ ngắn gọn. Tính
chất văn chương đòi hỏi truyện ngắn phải đạt tới một tác phẩm nghệ thuật có cấu trúc
hoàn chỉnh – một chỉnh thể thẩm mĩ. Những truyện ngắn nào còn nặng về tính chất ghi
chép, phóng sự và sức khái quát yếu là chưa thoát ra khỏi vòng cương tỏa của cái môi
trường báo chí. Cũng là “cái hạt mầm được gieo trên mảnh đất báo chí” ấy, nhưng
truyện ngắn phải phát triển thành một loại cây đặc biệt, khác hẳn với những “vườn cây


báo chí”, nó phải vươn tới tầm cao của sự sáng tạo nghệ thuật để tạo nên một thế giới
khác: thế giới nghệ thuật văn chương. Truyện ngắn của chúng ta ít tính chất văn
chương, nặng tính chất thời sự báo chí vì người viết bị gò ép quá nhiều về tính chất
“có định hướng” của tờ báo, vào những chủ để, đề tài mà tờ báo đó phải “bám sát”.
Song, chủ yếu là do tài năng của người viết, chưa từ cái “khung cửa nhỏ” của đề tài
mà nhìn bao quát được cả đại dương – mở rộng khả năng ôm trùm hiện thực, khả năng
khái quát của thể loại truyện ngắn. Việc so sánh truyện ngắn với tiểu thuyết dưới đây
sẽ làm rõ ý này.
Như trên đã nói, vấn đề đặc biệt quan trọng là bảo vệ cho được tính xác định về
mặt thể loại của truyện ngắn. Và tính xác định đó chính là sự đòi hỏi truyện ngắn phải
cô động đến mức cao nhất. Điều này cũng được X.Antônốp đặc biệt nhấn mạnh:
“Trước mắt nhà văn viết truyện ngắn là vấn đề rất phức tạp. Mọi câu truyện càng
phức tạp hơn, bởi lẻ truyện ngắn phải… ngắn!...Chính việc truyện ngắn phải ngắn
khiến nó tự phân biệt một cách dứt khoát và rành rọt bên cạnh truyện vừa và tiểu
thuyết”.

Yếu tố mới lạ của truyện ngắn là phải tạo nên được sự cuốn hút đối với người
đọc vào những sự kiện đang diễn ra một cách đầy biến động của đời thường và những
truyện lớn lao của thời đại. Điều cần nhấn mạnh là, yếu tố mới lạ là sự xâu chuỗi cái
đời thường và những cái lớn lao thành một cấu trúc nghệ thuật hoàn chỉnh đặc biệt
ngắn gọn, cô động của truyện ngắn khiến cho cái ngắn gọn và cái trù tượng, cái đặc
biệt và cái điển hình ở truyện ngắn khác hẳn tiểu thuyết: nó hòa vào nhau và dường
như là một để tạo nên sức cuốn hút mạnh mẽ ở người đọc – đọc liền một mạch. Chính
ở cách đọc truyện ngắn này, một lần nữa cho ta thấy cái phẩm chất gắn với thơ của nó:
mạch cảm hứng không đứt đoạn và truyện ngắn nào hay là những truyện ngắn cấu trúc
theo một cái tứ độc đáo như của thứ thơ vậy!
X. Antonop đã nói về điều này như sau: “Bởi truyện ngắn chỉ đọc liền trong ít
phút nên ở đây rất cần tới sự nguyên vẹn của cấu trúc, sự thống nhất của phong cách.
Một vài câu không đâu, thậm chí vài trang tiểu thuyết có thể bỏ qua, nhưng ở truyện
ngắn, người ta không được phép. Cần phải nhớ rằng, một trong những đặc điểm cốt
yếu của truyện ngắn là nhạy bén trước những gì thay đổi của đời sống…Một trong
những lí do để nhiều thế kỉ qua, truyện ngắn trở thành một trong những thể loại có ý


nghĩa phổ cập nhất: đó là sự kế hợp giữa yếu tố năng động, khả năng nhạy bén với
một cái nhìn rất mới đối với cuộc sống”.
Ngắn ở truyện ngắn đồng nghĩa với cô đọng, tinh chất – nhìn vào đó có thể thấy
cuộc sống hiện ra với đủ sắc màu của nó. Sự thách đố ở đây là ai viết được ngắn gọn
nhất! L.Tonxtoi nói: “Tôi không có thời gian để viết ngắn!”. Còn A.Tsekhop nói: “Để
có một truyện ngắn tốt, trong truyện đó, không có cái gì được thừa, cũng y như trên
boong tàu quân sự, ở đó tất cả đâu vào đấy, không có gì được thừa, truyện ngắn cũng
vậy. Nghệ thuật viết, nói cho đúng ra, không phải ở chỗ viết như thế nào, mà là nghệ
thuật vứt bỏ đi những gì dở kém như thế nào”.
Và, từ những truyện ngắn mẫu mực của Tsekhop, Trifnov đã đi đến khẳng định
đặc trưng của thể loại truyện ngắn: “Về khả năng bao quát cuộc sống, truyện ngắn và
tiểu thuyết bình đẳng với nhau… Một anh hùng ca dày dặn và một truyện ngắn bốn,

năm trang có thể xếp vào cùng một diễn đàn”. Ý kiến này dường như có vẻ cao hứng
và cường điệu. Song, với bàn tay sáng tạo kì diệu của thiên tài, sức mạnh của thể loại
là không có giới hạn!
Có thể nói, truyện ngắn vừa là dạng thức đặc biệt của thơ, vừa là tiểu thuyết được
cô gọn lại – dạng thức độc đáo của tiểu thuyết. Với ý nghĩa này, nếu nói truyện ngắn là
thể loại văn học khó nhất là hoàn toàn có cơ sở.
Ngắn gọn là qui luật của việc cấu tạo truyện ngắn. “Nhờ có khả năng phản ánh
hành động một cách ngắn gọn, truyện ngắn có khi còn có thể đạt đến trình độ anh
hùng ca và đó là cả một bí mật của nó” (Hoan Bốtsơ), “Truyện ngắn là một thứ giọt
nước mà không có nó không thể có đại dương. Truyện ngắn giống như tranh khắc gỗ,
lao động nghệ thuật ở đây đòi hỏi chặt chẽ, cô đọng, các phương tiện phải được tính
toán một cách tinh tế, nét vẽ phải chính xác. Đây là một công việc vô cùng tinh tế.
Xoay xỏa trên một mảnh đất chật hẹp, chính đó là chỗ làm cho truyện ngắn phân biệt
với các thể loại khác”(Ts. Aimatốp)
A. Tônxtôi nhận định: truyện ngắn là một trong những thể tài văn học khó nhất.
Về nội dung cũng như về tư tưởng, nó không khác gì tiểu thuyết… chỉ có điều do ngắn
nên khó hơn…Truyện ngắn đòi hỏi một công phu lao động lớn. Đây là chỗ đánh dấu
trình độ nghệ thuật một nền văn học, để thấy rằng vấn đề đã trở nên trầm trọng, chứ
không phải “chuyện như đùa” nữa.


Nhà thơ Đức Bese có nói rất hay rằng: “Khi nào bầu trời thơ ca rạng rỡ nhất?
Sau cơn giông, sau xung đột”. Câu nói này được viết trong chuyên luận “Cấu tứ trong
thơ trữ tình”. Như thế có thể nói rằng, xung đột không chỉ là đặc trưng loại biệt của
kịch mà cả thơ và văn xuôi, đặc biệt là truyện ngắn đều có dự phần. Cũng như vậy,
chất trữ tình bay bổng không chỉ là đặc trưng của thơ mà cả kịch và văn xuôi đều
không thể thiếu. Sự tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau giữa các thể loại văn học
không chỉ làm cho thể loại trở nên phong phú, đa dạng mà còn ngày càng khẳng định
những đặc trưng có tính loại đặc biệt của các thể loại. “Thể loại sống bằng hiện tại,
nhưng luôn nhớ quá khứ của mình”.


4.2. Vai trò của yếu tố lãng mạn trong văn học
Chủ nghĩa lãng mạn: vừa có nghĩa là trào lưu văn học, vừa là phương pháp
sáng tác, mang một nội dung lịch sử - xã hội cụ thể, được hình thành ở Tây Âu sau
Cách mạng tư sản Pháp năm 1789. Chủ nghĩa lãng mạn chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa
xã hội không tưởng, và được phân ra làm hai khuynh hướng:
* Chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực:
Là sự phản ánh ý thức hệ của giai cấp bị Cách mạng tư sản tước đoạt quyền lợi
và đẩy ra khỏi đời sống chính trị. Những nhà văn lãng mạn xuất thân từ tầng lớp quý
tộc thường tìm tới thời Trung cổ, thời hoàng kim của chế độ phong kiến, hướng tới lí
tưởng về cuộc sống đẹp êm đềm của thời xưa cũ. Khuynh hướng lãng mạn tiêu cực
này mơ ước khôi phục lại chế độ cũ và đức tin đối với nhà thờ để truyền bá thuyết
Thần bí về thế giới.
* Chủ nghĩa lãng mạn tích cực:
Chủ nghĩa lãng mạn tích cực gắn liền với tâm trạng quần chúng nhân dân đang
bất mãn trước những hệ quả của cuộc Cách mạng tư sản Pháp. Nhưng họ cũng mơ ước
một tương lai tốt đẹp hơn thực tại mà họ đang sống, nơi đó con người được giải phóng
khỏi mọi áp bức bất công. Chủ nghĩa lãng mạn tích cực chịu sự ảnh hưởng của hai nhà
tư tưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng, họ “họ nhìn vào chiều hướng của sự phát
triển thực tại”, nhưng thực tế họ đã đi trước sự phát triển của thực tại. Và M.Gorki đã
hướng tới con đường sáng tác sau này.
Trong văn học nói riêng và trong nghệ thuật nói chung, yếu tố lãng mạn giữ
một vai trò rất quan trọng. Nó là chất men của xúc cảm, tình cảm. Thiếu nó, văn học
chỉ còn là những gì khô cứng, mà một trong những thuộc tính đặc trưng của văn học là


sự biểu hiện tình cảm, cảm xúc, khơi dậy trong lòng người đọc, người nghe, người
xem những xúc cảm, tình cảm ấy. Và một trong những chất xúc tác nhấn mạnh để làm
nên điều đó chính là sự lãng mạn. Có thể nói, yếu tố lãng mạn là nơi cảm xúc văn học
được thăng hoa. Nó vừa là đối tượng biểu hiện lại vừa là phương tiện biểu hiện của

văn học. Qua đó, các nhà văn, nhà thơ thể hiện tử tưởng, tình cảm, cảm xúc dễ dàng
hơn. Sự lãng mạn như chính thuộc tính của nó luôn là đối tượng để các nhà văn, nhà
thơ hướng đến để những cảm xúc tư tưởng của mình được biểu hiện ở cung bậc cao
nhất. Có lẽ khởi thủy, văn chương chính là sự lãng mạn! Nó là điểm xuất phát để nhà
văn, nhà thơ có cảm hứng sáng tác. Không phải ngẫu nhiên mà khi nói đến nhà văn,
nhà thơ nhiều người nghĩ rằng họ là những nhà lãng mạn, dù cho họ theo đuổi phương
pháp sáng tác nào đi chăng nữa. Bởi vì bản thân văn học là sự vượt ngoài cuộc sống.
Văn học không phải là bản sao trăm trăm phần trăm mà nó biểu hiện cuộc sống ở
những khía cạnh khác nhau theo lăng kính chủ quan của nhà văn, nhà thơ với chất xúc
tác của cảm xúc. Theo sự phát triển, vận động của văn học, yếu tố lãng mạn được biểu
hiện bằng nhiều cách khác nhau. Nó có thể là một phương pháp sáng tác, cảm hứng
sáng tác… với biểu hiện ở những khái niệm như: chất lãng mạng, chủ nghĩa lãng mạn,
chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực, chủ nghĩa lãng mạn tích cực... Nó vừa là nội dung và
cũng vừa là hình thức.
Lãng mạn hiểu theo nghĩa chiết tự là “sóng tràn bờ”, nghĩa là những gì vượt ra
ngoài giới hạn, dâng trào không hạn định những cơn sóng của xúc cảm, tình cảm hay
thậm chí là tư tưởng. Điều đó giúp con người vượt lên trên thực tại, hay lẫn tránh thực
tại để chui vào ốc đảo của chính mình. Yếu tố lãng mạn trong cuộc sống, trong văn
học có tác dụng như liều thuốc an thần xoa dịu tâm hồn con người, khơi gợi những
cảm giác tốt đẹp về con người, về cuộc sống. Như tất cả những điều khác trong cuộc
sống, sự lãng mạn cũng cần có liều lượng của nó. Yếu tố lãng mạn trong văn học như
một thứ gia vị ngọt ngào chứa đựng trong căn bếp sáng tạo của nhà văn, nhà thơ. Vị
bếp trưởng ấy sẽ cho vào món ăn của mình những gia vị cần thiết, tùy theo món ăn với
tài nghệ và cảm nhận của mình, biến nó trở thành món ăn tinh thần có đủ màu sắc và
hương vị.
Cuộc sống là điều bí ẩn. Vì vậy mà con người luôn muốn đặt mình ở tầm cao
hơn để nhìn thấy hết cuộc sống. Họ luôn vươn tới những gì mà họ chưa đạt tới, muốn
biết nhiều hơn những gì mà họ đã biết, đang biết. Nhu cầu tìm tòi, khám phá, muốn



chinh phục, vươn lên ấy giúp nhân loại tiến lên phía trước. Điều đó đòi hỏi con người
phải có sự dũng cảm, dám nghĩ những gì người khác chưa dám nghĩ, làm những gì
người khác chưa dám làm; họ phải biết ước mơ, với một trí tưởng tượng phong phú về
những điều mà họ chưa thể biết. Nhưng để biến những mơ ước, sự tưởng tượng ấy trở
thành sự thật, họ phải biết đứng trên mảnh đất hiện thực để làm công việc đó, điều đó
càng có ý nghĩa quan trọng hơn đối với người nghệ sĩ, những nhà văn, nhà thơ, những
nhà sáng tạo, những nhà lãng mạn chân chính. Sáng tạo nghệ thuật đòi hỏi người nghệ
sĩ không chỉ tỉnh mà còn say không chỉ suy lý mà còn đam mê, tưởng tượng, liên
tưởng,v.v..Họ phải giữ mình ở một trạng thái đặc biệt của sự sáng tạo. Họ cần những
cơn gió xúc cảm để đưa cánh diều của sự sáng tạo bay cao, bay xa; đồng thời họ cũng
phải cầm chắc dây diều, điều khiển nó theo ý đồ nghệ thuật của mình để nó luôn gắn
kết với mặt đất, với hiện tại. Đó cũng là trạng thái tinh thần cần thiết cho mọi người
để có được cuộc sống cân bằng và hạnh phúc, đặc biệt là khi cuộc sống, xã hội ngày
càng hiện đại và nhiều biến động.

Chương II: ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN LÃNG MẠN CỦA
M.GORKI
M.Gorki bắt đầu sáng tác với tư cách là một nhà thơ. Nhưng nhà văn thực sự nổi
tiếng với thể loại truyện ngắn. Những truyện ngắn đầu tay đã đưa Gorki lên một tầm
cao mới, đỉnh vinh vang có thể đứng ngang hàng với các bậc “đàn anh” như
L.Tônxtôi, Tsekhov… Bởi truyện ngắn cây bút trẻ này đã thổi một luồng gió mới tươi
mát, mang đến mùi hương lạ quyến rũ vào văn đàn Nga và bầu trời thơ văn thế giới.


Truyện ngắn của Gorki vừa lãng mạn vừa hiện thực. Đó là nét mới lạ, điểm độc đáo so
với các nhà văn Nga đương thời.
Với luận điểm này, người viết sẽ trình bày ở những phương diện sau: thứ nhất là
cảm hứng ca ngợi tự do, thứ hai là nội dung đề cao người anh hùng, thứ ba nội dung là
ca ngợi những chiến công, cuối cùng là nội dung ca ngợi người lao động. Cụ thể:
2.1. Cảm hứng ca ngợi tự do

Trong cuộc sống này, tự do chứ không phải bất cứ điều gì khác, chính là thứ mà
con người ta cần nhất, trân trọng nhất. Nó còn đáng quý hơn rất nhiều lần sự giàu sang,
địa vị, tình yêu. Chính vì vậy, để đổi lấy tự do, biết bao dân tộc trên thế giới đã phải đổ
máu, hi sinh; để thể hiện khao khát tự do biết bao nhà văn đã viết nên những trang văn
có giá trị. M.Gorki là một trong số những nhà văn như thế. Bằng các tác phẩm của
mình, Gorki đã trình bày một quan niệm về tự do rất riêng, rất mới mẻ.
Mặc dù trong những truyện ngắn hiện thực những năm 90, Gorki còn chưa xây
dựng được hình ảnh hoàn chỉnh của người công nhân cách mạng, nhưng ông cũng đã
miêu tả được sự phản kháng ngày càng mạnh mẽ của quần chúng chống đối. Hơn nữa,
ông còn là nhà văn đầu tiền cảm thấy được tính chất vĩ đại của những sự kiện đang tiến
lại gần và đang cố gắng đưa vào sáng tác của mình khí thế chiến đấu, tinh thần dũng
cảm khát vọng lập chiến công anh hùng, tất cả những hơi thở của phong trào quần
chúng đang bắt đầu sôi sục, của cơn bão táp cách mạng sắp sửa nổ ra. Điều này được
biểu hiện rõ rệt trong những tác phẩm lãng mạn của ông.
Đề cao tự do, là một trong những đặc điểm nổi bật của truyện ngắn lãng mạn
M.Gorki. Trong bài báo cáo Sứ mạng của nhà văn và văn học Nga ngày nay (1925),
Gorki đã vạch ra sự khác biệt của ông với các nhà văn hiện thực Nga cuối thế kỉ XIX
là ở “cái khiêu gợi trong độc giả một thái độ tích cực đối với hiện thực”, là ở chỗ ông
“đã trong thấy và tiếp tục trong thấy trí anh minh của cuộc đới trong sự điên cuồng
của những người dũng cảm”. Hàng loạt hình ảnh của những con người dũng cảm, tự
do, làm chủ cuộc sống của mình và có khả năng cải tạo hiện thực xung quanh đã được
Gorki xây dựng nên trong những tác phẩm lãng mạn của mình.
Lời phát biểu đầu tiên bằng nghệ thuật của Gorki là lời ca ngợi lòng yêu tự do
một cách kiêu hãnh, không chịu bất cứ một sự ràng buộc nào, dù đó là sự ràng buộc
của tình yêu. Trước hết, Gorki cho rằng: Tự do là thứ quý giá nhất trong cuộc đời con
người. Ông đề cao giá trị của tự do, xếp tự do lên trên cả tình yêu, trên cả sự


sống. Quan niệm này đã thể hiện ý thức sâu sắc của Gorki về cuộc sống đích
thực. Trong truyện ngắn “Macar Tsudra” (1892), tác giả đã để cho nhân vật đứng

trước sự lựa chọn giữa một bên là tình yêu đôi lứa và một bên là tình yêu tự do; một
bên là sự sống và một bên là cái chết. Nhân vật trung tâm trong truyện là Lôikô và
Rađđa. Lôikô - chàng trai Txưgan vừa đẹp đẽ vừa gan dạ, kiêu hùng. Với tiếng đàn và
giọng hát tuyệt diệu của mình, chàng đã làm xiêu lòng biết bao cô gái. Nhưng kỳ lạ
thay, đối với chàng, việc “đùa giỡn với con gái cũng chẳng khác nào Chim Ưng đùa
giỡn với bầy vịt”. Chàng hài lòng với cuộc sống tự do của mình, cuộc sống được cất
cao tiếng hát giữa thảo nguyên. Còn Rađđa là một cô gái nổi tiếng kiêu hãnh, xinh đẹp,
một cô gái chỉ cần “nháy mắt một cái, họ (các chàng trai) có thể cạo trụi ria đi”, chỉ
cần cô muốn thì tất cả bọn họ sẽ quỳ xuống chân cô. Nhưng cũng như Lôikô, Rađđa
chưa từng yêu ai bao giờ bởi vì trong mắt cô, sự phục tùng của các chàng trai là việc
làm tầm thường. Cả hai con người ấy đều coi thường sự yếu hèn, luồn cúi, nô lệ. Họ
yêu tự do tha thiết. Gặp Lôikô - một chàng trai gan dạ, Rađđa kiêu hãnh đã phải thú
nhận với Lôikô rằng: “Tôi chưa yêu ai bao giờ, Lôikô, tôi chỉ yêu anh.”[13;46]. Rađđa
yêu Lôikô vì chàng kiêu hùng, luôn ngẩng cao đầu. Còn Lôikô, trước sự kiêu hãnh của
Rađđa cũng đã phải thừa nhận: “Bọn con gái các cô, tôi biết khối ra rồi! Nhưng chưa
có cô nào khích động được lòng tôi như cô, Rađđa ạ. Cô đã thu phục được tâm hồn
tôi”[13;44]. Giữa hai con người “đều đẹp đẽ, gan dạ như nhau” ấy đã nảy sinh một
tình yêu thực sự. Nhưng tình yêu ấy liệu sẽ có chỗ đứng như thế nào bên cạnh tình yêu
tự do vốn đã như ngọn lửa rực cháy trong họ lâu nay? Lôikô đã tuyên bố trước mặt
mọi người: “Tôi lấy cô làm vợ, trước Thượng đế, trước danh dự tôi, trước cha cô và
trước mọi người. Nhưng hãy nhớ lấy: đừng có buộc tự do của tôi, tôi muốn sống ra
sao, tôi sẽ sống như thế!”[13;44]. Còn Rađđa thì ngay trong lúc bày tỏ tình cảm với
Lôikô cũng đã nói: “Tôi chỉ yêu anh. Nhưng tôi còn yêu tự do nữa! Tự do thì tôi yêu
hơn cả anh.”[13;46]. Mặc dù đều có tình yêu mãnh liệt nhưng cả hai con người ấy đều
không thể vì tình yêu mà nhượng bộ hoặc đầu hàng lý tưởng tự do của mình. Với họ,
tự do là lẽ sống. Bởi thế, trước lời thách thức của Rađđa: “Ngày mai, anh phải quy
phục tôi như quy phục người huynh trưởng của anh trong trại”, Lôikô đã phải đứng
trước sự lựa chọn tình yêu và tự do. Sự lựa chọn đó vô cùng nghiệt ngã. “Đã giày vò
chàng trai, khiến chàng loạng choạng như một thân cây bị gió xô gẫy, rồi ngã vật
xuống đất, vừa cười vừa khóc nấc lên”. Cuối cùng, Lôikô đã quyết định đâm con dao



quắm vào ngực Rađđa. Rađđa chết. Nhưng trước khi chết, nàng vẫn mỉm cười, nói to,
giọng rành rọt: “Vĩnh biệt Lôikô! Em đã biết trước anh sẽ là như vậy”[13;46]. Có lẽ,
đối với Rađđa, nàng mãn nguyện với cái chết của mình. Nó chứng tỏ nàng không yêu
nhầm người, chứng tỏ Lôikô không phải là kẻ dễ dàng quy phục. Đó mới là điều
Rađđa cần. Còn Lôikô, dù vô cùng đau khổ khi phải giết người mình yêu nhưng chàng
hiểu rằng tự do còn đáng quý hơn rất nhiều tình yêu nô lệ. Cuối cùng, cha Rađđa đã
giúp chàng giải thoát, linh hồn chàng đã bay đến với tình yêu Rađđa.
Câu chuyện nếu mới chỉ nhìn qua thì giống như một bi kịch tình yêu nhưng thực
chất, nó là câu chuyện về một cách sống - cách sống tự do. Lôikô, Rađđa có tình yêu
tự do vô cùng mãnh liệt. Họ không thể đánh đổi tự do bằng bất cứ giá nào, dù đó là
tình yêu. Viết trang truyện này, nhà văn không nhằm hạ thấp giá trị của tình yêu. Bởi
lẽ tình yêu của hai nhân vật là tình yêu xuất phát từ sự đồng cảm trong lý tưởng sống,
lý tưởng về tự do. Bởi vậy một trong hai người phải quỳ gối, phải nô lệ thì cũng có
nghĩa rằng tình yêu không còn. Như vậy lý tưởng tự do vừa là nhân tố nảy sinh tình
yêu vừa là thước đo tình yêu. Kết thúc tác phẩm, hai nhân vật phải chết nhưng đó là
cách họ vừa có tình yêu, vừa có sự tự do. Qua đó, ta thấy sự xung dột giữa tình yêu và
tự do dẫn đến cái chết đầy tính bi kịch lãng mạn của đôi trai gái Txưgan, Lôikô và
Rađđa trong Macar Tsudra. Họ chết với tư cách những người bất khuất. Tự do đã
được giữ vững bằng một giá rất đắt, máu đã phải đỗ nhưng tự do đã chiến thắng. Tác
phẩm mở đầu cuộc đời sáng tác của Gorki là một khúc ca bi tráng về ý chí tự do, bất
khuất của con người. Thông qua đây, M.Gorki đã đề cao và khẳng định giá trị cao quí
đến tuyệt đối của tự do trong cuộc đời con người.
Trong văn học thế giới có lẽ khó có thể tìm thấy một nhà văn nào lại có những
cảm nghĩ sâu sắc, biểu hiện một tình yêu nồng nàng đối với con người như Gorki: “Tôi
không còn biết có gì tốt đẹp hơn, phức tạp hơn, thú vị hơn con người. Con người là tất
cả. Nó sáng tạo ra cả Thượng đế”...và...“Cái chân lí cao nhất mà tôi biết và tôi yêu là
con người là cả một thế giới, dưới một cái bia đá được chôn cất cả vũ trụ”. Nhân vật
trong các tác phẩm của ông trăn trở, băn khoăn với vấn đề tự do, luôn tìm kiếm một

cuốc sống thoát khỏi mọi ràng buộc và hướng đến cái khoáng đạt, phi thường. Họ
không chấp nhận cuộc sống tầm thường, mà luôn mang trong mình khát khao cháy
bổng, lý tưởng đẹp đẽ và tình cảm cao đẹp đối với con người và cuộc sống xung
quanh. Vì thế chính nhân vật cho phép mình đạt đến sự tự do tuyệt đối.


×