Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

hiện trạng chất lượng nước tại vùng nuôi trồng thủy sản tập trung và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước ở huyện ứng hòa, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.3 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
............

............

LÊ THỊ DUNG

HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC TẠI VÙNG
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẬP TRUNG VÀ ĐỀ XUẤT
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NƯỚC
Ở HUYỆN ỨNG HÒA, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
............

............

LÊ THỊ DUNG



HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC TẠI VÙNG
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẬP TRUNG VÀ ĐỀ XUẤT
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NƯỚC
Ở HUYỆN ỨNG HÒA, HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH: NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN
MÃ SỐ: 60.62.03.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHAN THỊ VÂN

HÀ NỘI – 2014


Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, do tôi tiến
hành và thực hiện. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa
được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Các thông tin trích
dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2014
Tác giả luận văn

Lê Thị Dung

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page i



Lời cảm ơn
Với tấm lòng chân thành nhất, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Cô
hướng dẫn TS. Phan Thị Vân, người đã định hướng tôi, tận tình chỉ dẫn tôi trong
suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi cũng gửi lời cảm ơn đến cán bộ và thầy cô Viện nghiên cứu nuôi trồng
thủy sản I, Viện sau đại học Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tham gia giảng dạy
và giúp đỡ tôi trong suốt những năm tháng học tập và nghiên cứu. Tôi cũng xin cảm
ơn tới KSC. Nguyễn Hưng Dũng và các anh chị em phòng Phân tích Ứng dụng Viện
Hóa Học đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi thực tập tại Viện
Nhân đây tôi xin bày tỏ lời cám ơn tới những hộ dân nuôi cá đã giúp đỡ
tôi trong quá trình thu mẫu và nắm bắt hiện trạng vùng nuôi.
Sự động viện, giúp đỡ của bạn bè và đồng nghiệp đã khích lệ tôi rất nhiều,
tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.
Cuối cùng con xin ghi nhớ ơn dưỡng dục, sinh thành của bố mẹ và sự ủng
hộ của người thân trong gia đình để con có ngày hôm nay.
Tác giả luận văn

Lê Thị Dung

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... vi

DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... viii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1.

Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 1

2.

Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 2

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................. 3
1.1.

Tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam ............................. 3

1.2

Tiềm năng và hiện trạng nuôi trồng thuỷ sản của Thành phố Hà Nội.............4

1.3.

Tình hình ô nhiễm nguồn nước bề mặt dùng trong nuôi trồng thủy sản .........7

1.4.

Hiện trạng nguồn nước cấp cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên
địa bàn Hà Nội ...................................................................................... 8

1.5.


Đặc điểm môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản ............................ 9

1.5.1.

pH ...................................................................................................... 10

1.5.2.

Oxy hòa tan (DO) ................................................................................ 11

1.5.3.

Tiêu hao oxy hóa học (COD)............................................................... 11

1.5.4.

Nitrite (NO2-)....................................................................................... 12

1.5.5.

Đạm nitrate (NO3-) .............................................................................. 12

1.5.6.

Nhu cầu oxy sinh hóa – BOD .............................................................. 13

1.5.7.

Hàm lượng đạm amoni (NH4+) ............................................................ 13


1.5.8.

Tổng đạm amôn (TAN) ....................................................................... 13

1.5.9.

Photpho tổng số hòa tan ...................................................................... 14

1.5.10. Thủy ngân (Hg) ................................................................................... 15
1.5.11. Chì (Pb) ............................................................................................... 15
1.5.12. Thuốc trừ sâu gốc clo hữu cơ............................................................... 16
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii


1.5.

Các nghiên cứu về quan trắc môi trường và đánh giá chất lượng
nước trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam ....................................... 18

1.6.

Vài nét về địa điểm nghiên cứu ........................................................... 19

1.6.1.

Vị trí địa lý .......................................................................................... 19


1.6.2.

Đặc điểm địa hình ............................................................................... 19

1.6.3.

Hiện trạng nuôi trồng thủy sản tại Ứng Hòa, Hà Nội ........................... 20

1.6.4.

Tình hình nuôi trồng thủy sản tại khu vực nghiên cứu ......................... 20

Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 24
2.1.

Đối tượng và thời gian nghiên cứu ...................................................... 24

2.2.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................... 24

2.3.

Địa điểm nghiên cứu ........................................................................... 24

2.4.

Cách chọn mẫu và lấy mẫu .................................................................. 24

2.5.


Vật liệu, phương pháp thu mẫu và phân tích mẫu ................................ 27

2.5.1.

Dụng cụ đựng mẫu và bảo quản mẫu: .................................................. 27

2.5.2.

Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu ............................................... 27

2.5.3.

Đặc điểm mẫu nghiên cứu ................................................................................... 27

2.5.4.

Phân tích mẫu ...................................................................................... 28

2.6.

Phương pháp so sánh đánh giá............................................................. 31

2.7.

Phương pháp xử lí số liệu .................................................................... 31

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................ 32
3.1.


Tình hình quản lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản tại khu vực
nghiên cứu........................................................................................... 32

3.2.

Hiện trạng chất lượng nước tại nguồn nước cấp cho vùng nuôi
trồng thủy sản tập trung của khu vực nghiên cứu ................................. 32

3.3.

Hiện trạng chất lượng nước ao nuôi công nghiệp và ao nuôi kết hợp ...........36

3.3.1.

Giá trị pH ............................................................................................ 36

3.3.2.

Oxy hòa tan ......................................................................................... 37

3.3.3.

Hàm lượng oxy tiêu hao hóa học (COD) ............................................. 39

3.3.4.

Hàm lượng oxy sinh hóa (BOD) .......................................................... 40

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page iv


3.3.5.

Hàm lượng Nitrite (NO2-) .................................................................... 41

3.3.6.

Hàm lượng Nitrate (NO3-) ................................................................... 42

3.3.7.

Hàm lượng amoni (NH4+) .................................................................... 43

3.3.8.

Hàm lượng photpho tổng số hòa tan .................................................... 44

3.4.

Đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước .............................. 45

3.4.1.

Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nước cấp ................................... 45

3.4.2.

Giải pháp quản lý chất lượng môi trường nước trong ao nuôi .............. 46


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 50
1.

Thực trạng chất lượng nước tại vùng nuôi trồng thủy sản tập
trung xã Phương Tú, Ứng Hòa, Hà Nội ........................................ 50

2.

Đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước tai vùng nuôi
trồng thủy sản tập trung ....................................................................... 50

3.

Kiến nghị ........................................................................................... 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 52

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


DANH MỤC BẢNG
STT

TÊN BẢNG

Trang


Bảng 1.1. Sản lượng nuôi trồng thủy sản của VN ................................................3
Bảng 1.2. Diện tích, sản lượng nuôi trồng thủy sản thành phố Hà Nội .................5
Bảng 1.3: Diện tích nuôi chia theo đối tượng giai đoạn 2005 – 2011 ...................6
Bảng 2.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ................................................................. 28
Bảng 3.1: Chất lượng nguồn nước cấp của khu vực nghiên cứu ......................... 33

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi


DANH MỤC HÌNH
STT

TÊN HÌNH

Trang

Hình 1.1: Sản lượng nuôi trồng thủy sản của thế giới và Việt Nam .....................4
Hình 1.2. Bản đồ quy hoạch nuôi trồng thủy sản huyện Ứng Hòa ...................... 23
Hình 2.1. Sơ đồ chọn điểm thu mẫu ................................................................... 25
Hình 2.2. Vùng NTTS xã Phương Tú ................................................................ 26
Hình 3.1. Biến động pH qua các tháng nuôi ....................................................... 37
Hình 3.2. Biến động oxy hòa tan qua các tháng nuôi ......................................... 38
Hình 3.3. Biến động hàm lượng COD qua các tháng nuôi.................................. 39
Hình 3.4. Biến động hàm lượng BOD qua các tháng nuôi.................................. 40
Hình 3.5. Biến động hàm lượng NO2- qua các tháng nuôi .................................. 41
Hình 3.6. Biến động hàm lượng NO3- qua các tháng nuôi ................................. 41
Hình 3.7. Biến động hàm lượng NH4+ qua các tháng nuôi ................................ 43
Hình 3.8. Biến động hàm lượng P tổng số qua các tháng nuôi ........................... 44


vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BTC: Bán thâm canh
BOD: Nhu cầu oxy sinh hóa
COD: Nhu cầu oxy hóa học
DO: Oxy hòa tan
GTSX: Giá trị sản xuất
KTTS: Khai thác thủy sản
NTTS: Nuôi trồng thủy sản
QCCT: quảng canh cải tiến
TC: thâm canh
TCCLN: tiêu chuẩn chất lượng nước
TTBQ: tăng trưởng bình quân

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii


MỞ ĐẦU
Nuôi trồng thủy sản Hà Nội những năm gần đây phát triển nhanh chóng,
tạo công ăn việc làm và nâng cao đời sống cho nhiều người lao động ở các huyện
ngoại thành. Cụ thể diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2103 đạt 20.800 ha, tăng
4,5% so với năm 2012; Sản lượng cá đạt 75.000 tấn, tăng 4,9% so với năm 2012.
Tuy nhiên sự phát triển nuôi trồng thủy sản một cách tự phát, ồ ạt đã dẫn đến
nhiều vấn đề bất cập mà đáng quan tâm nhất là vấn đề về môi trường, dịch bệnh.
Theo những điều tra gần đây cho thấy hầu như tất cả những ao nuôi của các hộ

nuôi trồng thủy sản ở các huyện ngoại thành Hà Nội chỉ sơ sài là vấn đề đắp đất,
đào ao, lấy nước từ hệ thống thủy lợi vào ao, chỉ dùng vôi bột trong quá trình xử
lý nước ... chứ chưa nghĩ đến chất lượng nước có cho phép để nuôi. Mà theo Lê
Văn Cát (2005) thì chất lượng nước nuôi là yếu tố rất quan trọng, nó quyết định
đến sự phát triển của nghề nuôi thủy sản và nó bị ảnh hưởng do: nguồn nước cấp,
do sản xuất hàng ngày, do nước thải của vùng xung quanh và hóa chất sử dụng.
Trong đó ô nhiễm nguồn nước do sản xuất hàng ngày là nặng nề nhất vì lượng
thức ăn đưa vào chỉ được thủy sản hấp thu được khoảng 25 – 30%, phần dư lại
tồn tại trong môi trường nuôi làm ảnh hưởng đến chất lượng nước. Với tính cấp
thiết của vấn đề và nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi, góp phần
phát triển nghề nuôi trồng thủy sản bền vững nên tôi tiến hành đề tài “Hiện trạng
chất lượng nước tại vùng nuôi trồng thủy sản tập trung và đề xuất một số giải
pháp quản lý chất lượng nước ở huyện Ứng Hòa, Hà Nội”
1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung:
Góp phần phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững tại vùng nuôi trồng thủy
sản tập trung thuộc huyện Ứng Hòa, Hà Nội.
Mục tiêu cụ thể:
- Nêu được hiện trạng chất lượng nước tại vùng nuôi trồng thủy sản tập
trung huyện Ứng Hòa, Hà Nội.
- Đề xuất được một số giải pháp quản lý chất lượng nước trong ao nuôi.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Thu mẫu và phân tích một số yếu tố môi trường nước ở nguồn nước cấp cho
vùng nuôi trồng thủy sản tập trung tại huyện Ứng Hòa;
2.2. Thu mẫu phân tích một số yếu tố môi trường nước ở các hình thức nuôi

trồng thủy sản chính tại vùng nuôi trồng thủy sản tập trung;
2.3. Đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trong ao nuôi ở vùng
nghiên cứu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam
Trong những năm qua, nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) Việt Nam đã có bước
phát triển mạnh mẽ, thu được những thành tựu to lớn, góp phần giảm nghèo, tạo
thu nhập và công ăn việc làm cho một bộ phận lực lượng lao động ở nông thôn,
đóng góp tích cực cho kinh tế nông nghiệp nói riêng và kinh tế đất nước nói chung.
NTTS được đánh giá là một trong những ngành sản xuất có tốc độ tăng
trưởng rất nhanh (bảng 1.1). Hoạt động nuôi trồng thủy sản ở nước ta thực sự
khởi sắc từ năm 1990 và đến năm 2000 – 2002 thì bùng phát cả về diện tích lẫn
đối tượng nuôi [1]. Việc mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản được tiến hành
chủ yếu trên các vùng đất ngập nước ven biển, trong các thủy vực nước mặn ven
bờ, trên các vùng cát trũng thấp ven biển miền Trung và một phần diện tích từ
canh tác nông nghiệp kém hiệu quả đã được chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản.
Theo thống kê của Tổng cục thủy sản, năm 1994, sản lượng thuỷ sản nuôi trồng
và khai thác nội địa mới chỉ đạt 397,168 tấn, chiếm 30.86% tổng sản lượng thủy
sản. Đến năm 2006, sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 1,69 triệu tấn; năm 2007
đạt 2,12 triệu tấn, chiếm trên 50% tổng sản lượng thuỷ sản. Đến năm 2011, tổng
sản lượng sản phẩm thủy sản đã đạt xấp xỉ 5.3 triệu tấn với giá trị kim ngạch xuất
khẩu của toàn ngành đạt 6.18 tỷ USD trong đó sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt
3.052 triệu tấn chiếm 58% tổng sản lượng. Hiện nay, NTTS đang đóng vai trò vô
cùng quan trọng đối với kinh tế - xã hội với kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm

thủy sản đạt 4% GDP, tạo công ăn việc làm cho khoảng trên 4 triệu lao động.
Sản lượng nuôi trồng thủy sản đã tăng hơn 70 lần trong vòng 50 năm qua.
Bảng 1.1. Sản lượng nuôi trồng thủy sản của VN
Năm
Sản

lượng

(nghìn tấn)

1961
40,3

1971
68,3

1981
103,8

1991
168,1

2001
608,1

2010
2.706,8

(Nguồn FishstatJ – FAO fishery and Aquaculture Global Statistics, 2013)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 3


Bên cạnh những thành tựu quan trọng, NTTS nước ta cũng đang phải đối
mặt với một số vấn đề tồn tại về môi trường, dịch bệnh. Biểu hiện rõ nét là tình
hình bệnh thủy sản và môi trường suy thoái có chiều hướng gia tăng. Việc tăng
diện tích và sản lượng NTTS cũng tỷ lệ thuận với việc suy giảm chất lượng môi
trường nuôi và diện tích thủy sản bị bệnh.

Hình 1.1: Sản lượng nuôi trồng thủy sản của thế giới và Việt Nam
(Nguồn FishstatJ – FAO fishery and Aquaculture Global Statistics, 2013)
1.2 Tiềm năng và hiện trạng nuôi trồng thuỷ sản của Thành phố Hà Nội
Trong thời gian gần đây, phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) tại Hà Nội
ngày càng được chú trọng và đầu tư mạnh nhằm mục tiêu hướng tới phát triển
bền vững, mang lại hiệu quả cho nông dân. Với tổng diện tích mặt nước có khả
năng NTTS là 30.840 ha, năm 2013 diện tích NTTS của Thành phố đạt 20.800 ha
(tăng 15,8 % so với năm 2008), sản lượng đạt 75.000 tấn (tăng 23,2 % so với
năm 2009). Bên cạnh đó NTTS còn có nhiều thuận lợi về thị trường tiêu thụ sản
phẩm do hiện nay sản lượng thủy sản mới đáp ứng được 25-30 % nhu cầu tiêu
thụ của Thành phố

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


Bảng 1.2. Diện tích, sản lượng nuôi trồng thủy sản thành phố Hà Nội
ĐVT: sản lượng: tấn; diện tích: ha
TT


Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

CHỈ TIÊU

1

Sản lượng NTTS 34.746


41.484

56.735

62.131

70.488

75.000

2

Diện tích NTTS

19.519

20.554

20.668

20.707

20.800

18.045

Nguồn: Báo cáo Chi cục Thủy sản Hà Nội (2008-2013)
Việc tăng diện tích nuôi trồng thuỷ sản phản ánh quá trình chuyển đổi từ
một ngành sản xuất nhỏ lẻ hướng tới mở rộng quy mô phát triển sản xuất sản phẩm

hàng hoá trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Phần lớn diện tích mở rộng nuôi trồng
thuỷ sản trong những năm qua được chuyển đổi từ những vùng úng trũng cấy lúa
kém hiệu quả hình thành vùng NTTS tập trung hoặc nuôi kết hợp 1 lúa – 1 cá. Kết
quả này góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất gắn liền với thúc đẩy phát triển
sản xuất hàng hoá gia tăng thu nhập cho người dân.
Diện tích nuôi trồng thuỷ sản được phân bố ở hầu hết các huyện của thành phố.
Trong đó, đã hình thành nên các huyện trọng điểm về phát triển thủy sản của thành
phố với các vùng NTTS tập trung. Diện tích NTTS năm 2011 của một số huyện trọng
điểm: Ứng Hòa (2.013 ha), Mỹ Đức (2.369,36 ha), Chương Mỹ (1.852,6 ha), Ba Vì
(1.877 ha), Phú Xuyên (1.366,4 ha), Thường Tín (1.022,85 ha), Thanh Oai (1.005,6
ha), Thanh Trì (823,08 ha), ....
Diện tích nuôi trong giai đoạn 2005 – 2011 của các huyện hầu hết đều
tăng, chỉ có một số huyện có diện tích nuôi giảm do quá trình đô thị hóa. Tuy
nhiên các huyện này có diện tích nuôi nhỏ nên không ảnh hưởng đến diện tích
nuôi của toàn thành phố. Các huyện có tốc độ tăng bình quân về diện tích cao
như: Thanh Oai (12,2%/năm), Thường Tín (12%/năm), Ứng Hòa (9,7%/năm),
Gia Lâm (9,95%/năm), Chương Mỹ (7,6%/năm), Quốc Oai (7,6%/năm),...

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


Bảng 1.3: Diện tích nuôi chia theo đối tượng giai đoạn 2005 – 2011
ĐV: ha
Đối tượng
Tổng

Năm


Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

TTBQ

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

(%/năm)


15789

18045

19.519

20.554

20.667,7

6,77

15021,5 15649

17883

19.388

20.422

20.493,6

6,83

13947,6

Nuôi cá

13784


Nuôi tôm

15157

7,5

9,5

12,5

20

11

11

7,5

-

Nuôi thủy sản khác

8,5

11

10,5

5


7

6

7,9

- 1,21

Ương nuôi
thủy sản

148

115

117

137

114

115

130,7

- 2,05

giống

Nguồn: Cục thống kê Hà Nội (2005 – 2011)

Trong giai đoạn 2005 – 2011, diện tích nuôi cá vẫn chiếm đa số diện tích
NTTS (99% diện tích nuôi), diện tích còn lại dành cho ương giống, nuôi tôm (tôm
càng xanh) và nuôi các đối tượng thủy sản khác. Trong các đối tượng cá nuôi thì các
đối tượng chủ yếu vẫn là cá truyền thống (trắm cỏ, chép, trôi, mè, rô phi,...).
Mùa vụ nuôi:
Mùa vụ nuôi thường căn cứ vào đặc điểm thời tiết và đặc điểm sinh học
của các đối tượng nuôi. Nhìn chung mùa vụ nuôi thủy sản nước ngọt thường
được bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 4 và kéo dài đến hết năm. Thời điểm thu
hoạch cá vào các tháng 12 hay tháng 1 hoặc tháng 2 (năm sau). Tuy nhiên, để
tránh việc thu hoạch cá vào một thời điểm dẫn đến giảm giá thành sản phẩm vì
vậy nhiều vùng nuôi áp dụng phương pháp đánh tỉa, thả bù nên thực tế thu hoạch
cá được diễn ra quanh năm. Nhiều hộ nuôi sử dụng cỡ giống lớn hoặc sử dụng
một số ao ương, khi cá đạt cỡ giống lớn sẽ chuyển sang ao nuôi thương phẩm
như vậy một năm có thể thu hoạch 3 – 4 lần. Nhiều trang trại và hộ nuôi cá theo
mô hình nuôi kết hợp nên mùa vụ nuôi thực tế không rõ ràng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


1.3. Tình hình ô nhiễm nguồn nước bề mặt dùng trong nuôi trồng thủy sản
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hóa
học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho
nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật và làm giảm tính đa dạng
sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm
nước đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất [17].
Hiện tượng ô nhiễm nước xảy ra khi các loại hóa chất độc hại, các loại vi
khuẩn gây bệnh, virut, ký sinh trùng từ các nguồn chất thải khác nhau như chất
thải từ các nhà máy sản xuất công nghiệp, các loại chất thải bệnh viện, rác thải từ

hoạt động sống của con người hay hóa chất, thuốc trừ sâu, phân bón hữu cơ ... sử
dụng trong sản xuất nông nghiệp thải ra các ao, hồ, sông, suối hoặc ngấm xuống
nước ngầm không qua xử lí với số lượng quá lớn vượt quá khả năng tự điều
chỉnh và tự làm sạch của các loại ao, hồ, sông, suối.
Ô nhiễm kim loại ở môi trường đã gia tăng trong những năm gần đây do
dân số toàn cầu gia tăng và sự phát triển của công nghiệp [39]. Ô nhiễm kim loại
nặng ở nhiều vùng cửa sông, vùng ven biển trên thế giới đã được biết từ lâu bởi
tính độc hại đe dọa đến sự sống của sinh vật thủy sinh, gây nguy cơ cho sức khỏe
con người. Ô nhiễm Pb và Zn là một điều đáng quan tâm do ảnh hưởng độc hại
của chúng lên hệ sinh thái tại các cửa sông của Úc, với hàm lượng rất cao 1000
µg/g Pb, 2000 µg/g Zn có thể tìm thấy trong các trầm tích bị ô nhiễm. Bryan
(1982) đã xác định hàm lượng chì vô cơ trong trầm tích cửa sông Anh biến động
từ 25 µg/g trong khu vực không bị ô nhiễm, đến hơn 2700 µg/g trong cửa sông
Gannel nơi nhận chất thải từ việc khai thác mỏ chì.
Việt Nam là nước đang phát triển, các thành phố lớn tập trung nhiều khu
công nghiệp, tình trạng ô nhiễm nguồn nước bề mặt bởi các chất thải chưa được
xử lý triệt để đang là mối quan tâm hàng đầu của Nhà nước và của toàn xã hội.
Hiện tại với tổng lượng nước thải công nghiệp lên khoảng 100.000 m3/ngày đêm.
Theo Cục Bảo vệ Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), hệ thống các ao,
hồ, kênh, rạch ở các thành phố lớn đều ở tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng vượt

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


quá tiêu chuẩn cho phép 5 – 10 lần; các hồ trong nội thành tại các thành phố lớn
hiện nay (Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế) phần lớn ở trạng thái phú
dưỡng, nhiều hồ bị phú dưỡng hóa đột biến và tái nhiễm bẩn hữu cơ [2].
Ở Hà Nội, tổng lượng nước thải thành phố lên tới 300.000 – 400.000

m3/ngày, hiện mới chỉ có 5/31 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải, chiếm 25%
lượng nước thải bệnh viện; 36/400 cơ sở sản xuất có xử lý nước thải, lượng rác
thải sinh hoạt chưa được thu gom khoảng 1.200 m3/ngày đang xả vào các khu đất
ven các hồ, kênh, mương trong nội thành; chỉ số BOD, oxy hòa tan, NH4+, NO2-,
NO3- ở các sông, hồ, mương nội thành đều vượt quá quy định cho phép [17].
Các số liệu thống kê cho thấy các nguồn thải ở Hà Nội rất đa dạng và số
lượng chất thải không ngừng tăng lên theo tốc độ phát triển công, nông nghiệp
cũng như tốc độ tăng dân số. Theo số liệu thống kê, Hà Nội có 178 nguồn thải.
Mật độ nguồn thải ở Hà Nội là 0,195 nguồn/km, gấp 20 lần mức trung bình toàn
quốc [10.1]. Khảo sát của Cục Bảo vệ môi trường cho thấy: Nguồn nước mặt ở
các sông nội thành Hà Nội bị ô nhiễm nặng, đặc biệt là các con sông thoát nước
thải như sông Nhuệ và sông Tô Lịch. Hàm lượng amonia tại các điểm đo được
trên các sông nội thành vượt trên 20mg/l, hàm lượng NO2- đo được từ 0,7 – 1,5
mg/l vượt quá tiêu chuẩn cho phép 15 – 30 lần, mật độ coliform cao gấp hàng
chục lần.
Bên cạnh nước thải y tế, nước thải sinh hoạt cũng là nguồn ô nhiễm cho
môi trường nước. Trong sinh hoạt hàng ngày, con người cũng thải vào môi
trường một lượng chất thải đáng kể và đấy cũng là một trong những nguy cơ gây
ô nhiemx nguồn nước bè mặt. Tập quán sử dụng phân chuồng trong nuôi cá vẫn
còn phổ biến ở nhiều nơi cũng là nguồn ô nhiễm môi trường nước.
1.4. Hiện trạng nguồn nước cấp cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên địa
bàn Hà Nội
Hiện nay, nguồn nước cấp để sử dụng trong NTTS trên địa bàn Hà Nội chủ
yếu được lấy từ sông Hồng, sông Đáy, sông Nhuệ; tại một số vùng NTTS, được
lấy từ sông Đà và các hồ chứa lớn.Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8



và quá trình đô thị hóa, nước thải sinh hoạt, các chất thải, nước thải từ các nhà
máy, bệnh viện ở Hà Nội đều đổ ra các con sông làm cho nguồn nước từ các con
sông này, đặc biệt là sông Đáy, sông Nhuệ đã và đang bị ô nhiễm rất nghiêm
trọng. Hàng ngày sông Nhuệ tiếp nhận 800.000m3 nước thải. Kết quả giám định
của Viện Quy hoạch thủy lợi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy,
tại cầu Tó, nơi nhận nước thải lớn nhất tại sông Tô Lịch, hàm lượng các chất hóa
học đều vượt giới hạn B (giới hạn độc hại của tiêu chuẩn 5942 - tiêu chuẩn dùng
để đánh giá mức độ ô nhiễm của một nguồn nước mặt) nhiều lần. Lượng NO2 có
lúc đạt 0,508 mg/lít (vượt giới hạn B 10 lần); lượng NH4+ là 2,005 mg/l (gấp đôi
giới hạn B); lượng Coliform, loại vi khuẩn có trong phân từ 110.000 - đến
330.000 mpn/100 ml (vượt quá giới hạn B 33 lần). Như vậy, nước sông Nhuệ,
sông Đáy bị ô nhiễm và có khả năng kéo dài.
Với chất lượng nước sông ô nhiễm như vậy thì người nuôi trên địa bàn Hà
Nội gặp rất nhiều khó khăn về nguồn nước để phục vụ cho NTTS. Bên cạnh đó,
hầu hết các vùng NTTS chưa có hệ thống cấp thoát nước riêng biệt, thậm chí
nước thải từ ao nhiễm bệnh thải ra mương cấp, thoát chung lại là nguồn nước cấp
vào các ao khác làm phát tán mầm bệnh. Việc sử dụng thức ăn là các phế phẩm
nông nghiệp, phế phẩm chăn nuôi (bã sắn, bã bia, phân gà, phân lợn…) không
đúng cách đã làm tăng lượng chất thải hữu cơ trong ao nuôi, tạo môi trường
thuận lợi cho mầm bệnh phát triển. Trong khi đó, người nuôi thủy sản còn thiếu
kiến thức về nuôi thủy sản bền vững, chưa thường xuyên cập nhật các thông tin
về các quy định mới của nhà nước về sử dụng thuốc trong nuôi trồng thủy sản
nên dẫn đến việc sử dụng không đúng cách, không đúng liều lượng; dẫn đến tồn
tại các mối nguy trong sản phẩm thủy sản và làm cho chất lượng thủy sản khó
kiểm soát.
1.5. Đặc điểm môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản
Trong thiên nhiên, những loài sinh vật sống trong nước, coi nước như là
nơi cư trú, di chuyển, tìm kiếm thức ăn. Nước là một tấm vỏ bọc bảo vệ rất an
toàn cho thủy sinh vật [5]. Giống như con người cần không khí trong lành để


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


được sống lâu, cá và các sinh vật khác sống dưới nước cần có nước chất lượng
tốt để sống khỏe mạnh. Đã từ lâu, người ta đều biết rằng chất lượng nước, mầm
bệnh và sức khỏe của các loại thủy sản có mối liên hệ mật thiết với nhau. Khi
nước có chất lượng tốt, các tác nhân gây bệnh không có điều kiện thuận lợi để
phát triển và gây bệnh cho vật nuôi. Ngược lại, khi nguồn nước bị ô nhiễm sẽ tạo
điều kiện cho các mầm bệnh phát triển mạnh, gây bệnh cho các loại thủy sản làm
cho chúng dễ bị mắc bệnh và chết [5].
Môi trường nước trong ao nuôi bao gồm tổng thể các mối quan hệ của các
yếu tố vật lý, hóa học và sinh học. Các yếu tố này tác động và có mối quan hệ
hữu cơ với nhau. Sự biến động của yếu tố này sẽ kéo theo sự biến động của các
yếu tố khác. Arnold et al (1992) đã phân loại đặc điểm môi trường ao nuôi ra
thành nhiều nhóm. Trong đó đặc tính vật lý và kết hợp của vật chất bao gồm các
yếu tố độ trong, độ đục, vật chất lơ lửng và hòa tan; thành phần vô cơ phi kim
loại như là CO2, TAN, NO2-, PO43-, …; thành phần hữu cơ kết hợp bao gồm
COD, BOD, tannin …; và các thông số đánh giá sinh học như vi khuẩn,
chlorophyll-a, phytoplankton, zooplankton …
Tuy nhiên, dù các thông số trên được phân chia thế nào thì chất lượng môi
trường ao nuôi cũng đều do các yếu tố trên quyết định, từ đó sẽ có những ảnh
hưởng ít nhiều đến đời sống của đối tượng nuôi. Mỗi đối tượng đòi hỏi một điều
kiện môi trường có chất lượng khác nhau để thích nghi. Các yếu tố này luôn luôn
biến đổi và chịu sự chi phối bởi sự tác động bên ngoài.
1.5.1. pH
Theo Lê Văn Cát và ctv. (2006), Boyd (1990) thì khoảng tối ưu cho tôm
cá nước ngọt phát triển và sinh sản là từ 6,5 – 9,0. Điểm chết đối với chúng là pH

< 4 và pH > 11. Huỳnh Trường Giang và ctv (2007) thì nhận định rằng sự thâm
canh hóa càng cao, mật độ thả nuôi cao, thức ăn cung cấp tăng dần theo năng
suất dẫn đến sự tích tụ về chất dinh dưỡng làm cho tảo phát triển mạnh và làm
pH của nước tăng cao vào giữa trưa.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


Theo QCVN 38:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh, chỉ số pH đảm bảo cho đời sống thủy sinh
nằm trong khoảng 6,5 – 8,5.
1.5.2. Oxy hòa tan (DO)
Nồng độ oxy hòa tan tự do trong nước khoảng 8 – 10 ppm và sẽ dao động
mạnh phụ thuộc vào nhiệt độ và các quá trình phân hủy các hợp chất và sự quang
hợp của thực vật thủy sinh (Lê Văn Khoa, 2001). Trong ao hồ nuôi thâm canh,
lượng oxy trong nước được quyết định chủ yếu bởi các hoạt động sinh hóa, lượng
oxy khuếch tán từ không khí chỉ có vai trò thứ yếu. Khi oxy hòa tan thấp làm
giảm hoạt động hoặc gây chết thủy sinh vật, do đó ooxxy hòa tan là một chỉ số
quan trọng để đánh giá sự ô nhiễm nước của thủy vực (Lê Văn Cát và ctv., 2006).
Theo Smith (1982), hàm lượng DO cần thiết cho quá trình trao đổi chất là
3,0 – 7,0 mg/L. Rogers và Fast (1988) cho rằng tôm cá sẽ bị sốc nếu hàm lượng
DO < 2,0 mg/L trong thời gian dài. Lawson (1995), Boyd (1998) và Timmons et
al (2002) cho rằng hàm lượng oxy hòa tan lý tưởng phải lớn hơn 5,0 mg/L đến
bão hòa.
Theo QCVN 38:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh, hàm lượng oxy hòa tan phải ≥ 4 mg/L.
1.5.3. Tiêu hao oxy hóa học (COD)
Giá trị của COD của nước phụ thuộc vào nhiệt độ và hàm lượng chất hữu

cơ trong thủy vực. COD quan hệ tỷ lệ thuận với các hợp chất hữu cơ, các hợp
chất hydrocarbon trong nước. Các hợp chất này có thể bị oxy hóa 95 – 100% và
khả năng oxy hóa phụ thuộc rất lớn vào hàm lượng ion Cl- trong nước. Khi hàm
lượng ion Cl- hiện diện cao thì hầu như quá trình oxy hóa này ít được xảy ra
(Aronol et al., 1992).
Theo Lê Như Xuân và ctv. (1994) thì COD thích hợp cho các ao nuôi cá là
15 – 30 ppm, giới hạn cho phép là 15 – 40 ppm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


1.5.4. Nitrite (NO2-)
Nitrite là dạng đạm độc, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hô hấp của cá
khi nồng độ trong nước cao. Độ độc nitrite phụ thuộc rất nhiều vào nồng độ oxy
hòa tan, pH, mức độ nhiễm bẩn, … (Nguyễn Đình Trung, 2004). Nitrite (NO2-)
trong nước có thể do các nguồn ô nhiễm xâm nhập vào hoặc là hợp chất trung
gian của quá trình phân hủy sinh ra từ ammoniac thành nitrat. Nó cũng là tác
nhân gây độc đối với động vật thủy sinh (Lê Văn Cát và ctv., 2006).
Hàm lượng nitrite (NO2-) thích hợp cho ao nuôi cá < 0,3 mg/l và nirat
(NO3-) là một trong những dạng đạm được thực vật hấp thu dễ dàng, không độc
hại đối với thủy sinh vật là 0,2 – 10 mg/l (Boyd, 1998). Theo Boy, 1998 thì trong
ao nuôi cá nheo có thay nước hàm lượng nito tổng và COD tăng theo thời gian
nuôi, trong đó nito ở dạng nitrite và nitrate không vượt quá 0,05 mg/l và
ammonia tổng không vượt quá 0,75 mg/l. Trong thủy vực tự nhiên độc tính của
nitrite trong ao sẽ giảm xuống nếu có mặt ion Cloride (Boy, 1998).
Hàm lượng Nitrite (NO2-) được hình thành chủ yếu bởi quá trình nitrite hóa
từ tổng đạm amôn (TAN). NO2- sinh ra từ quá trình oxy hóa NH4+ dưới tác động của
vi khuẩn Nitrosomonas, như vậy NO2- chỉ tăng lên khi có NH4+ và vi khuẩn nitrite

hóa phát triển trong ao. Do đó khi hàm lượng NH4+ trong ao thấp thì hàm lượng
NO2- sẽ thấp. Mặt khác, theo Chapman (1997), hàm lượng NO2- trong nước ngọt
thường rất thấp và luôn nhỏ hơn 1,0 mg/l. Ngay cả trong ao nuôi cá trê lai thâm canh
có chất dinh dưỡng cao nhưng hàm lượng NO2- cũng chỉ dao động từ 0,003 – 0,68
mg/l (Lam Mỹ Lan, 2004). Timmons et al. (2002) và Boyd et al. (2000) đã chỉ ra
rằng hàm lượng NO2- trong ao nuôi thủy sản phải nhỏ hơn 1,0 mg/l.
1.5.5. Đạm nitrate (NO3-)
Theo Boyd (1998) nitrate là dạng đạm không độc nhưng với hàm lượng
quá cao cũng không có lợi cho tôm cá, khi hàm lượng nitrate trong nước cao sẽ
làm tảo phát triển quá mức. Theo nhận định của ông thì hàm lượng NO3- thích
hợp trong ao nuôi thủy sản từ 0,2 – 3,0 mg/l. Riêng Lawson (1995) đã nhận xét
hàm lượng NO3- thích hợp cho ao nuôi thủy sản là nhỏ hơn 3,0 mg/l.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


Ion NO2- không bền dưới tác dụng của vi khuẩn nitrobacter với sự có mặt
của oxy, chúng bị oxy hóa tạo thành NO3-. Ion NO3- là sản phẩm cuối cùng của
sự vô cơ hóa các hợp chất hữu cơ có chứa nitơ.
1.5.6. Nhu cầu oxy sinh hóa – BOD
BOD là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật tiêu thụ trong quá trình phân
hủy các chất hữu cơ trong nước trong điều kiện hiếu khí.
Chỉ số BOD chỉ ra lượng oxy mà vi sinh vật tiêu thụ trong phản ứng oxy hóa
các chất hữu cơ trong nước , chỉ số BOD càng cao chứng tỏ lượng chất hữu cơ có
khả năng phân hủy sinh học trong nước càng lớn (Nguyễn Đình Trung, 2004).
1.5.7. Hàm lượng đạm amoni (NH4+)
Amonia trong nước được cung cấp từ quá trình amôn hóa các protein của
thức ăn dư thừa, xác bã động thực vật thối rữa, sản phẩm thải của cá và nguồn

phân vô cơ và hữu cơ trong nước. Tất cả các chất này đều phải trải qua quá trình
amôn hóa để chuyển thành NH3 và NH4+ nhờ nhiều vi sinh vật hiếu khí và kỵ
khí. NH3 có độc tính cao hơn NH4+ từ 300 – 400 lần. Nồng độ gây chết đối với cá
của NH3 là 0,5 – 1,0 mg/l (Nguyễn Đình Trung, 2004).
Theo Colt và Amstrong (1979) thì tác động độc hại của NH3 đối với vật
nuôi là: Khi NH3 trong nước quá cao làm cho NH3 trong dịch máu khó tiết ra môi
trường ngoài, làm lượng NH3 trong máu và các mô gia tăng, dẫn đến làm tăng pH
máu. Từ đó, làm rối loạn chức năng điều hòa áp suất thẩm thấu của màng tế bào,
phá hủy lớp nhớt ở mang, giảm khả năng vận chuyển oxy của hemoglobin.
Thông thường thì NH4+ sẽ được tảo sử dụng, khi ao có ít tảo ammonia sẽ
được tích lũy lại. Nồng độ NH4+ cao là đặc trưng cho những ao có lượng chất
hữu cơ lớn, mật độ thả cao và tảo hoạt động không bình thường (Nguyễn Đình
Trung, 2004).
1.5.8. Tổng đạm amôn (TAN)
Tổng đạm amôn bao gồm NH3 và NH4+ trong đó NH4+ là dạng phân đạm
cần thiết cho sự phát triển của thực vật, nó thúc đẩy sự phát triển mạnh của tảo
trong các ao nuôi. Khi cơ thể động vật đồng hóa protein trong thức ăn thì một

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


phần chuyển thành ammoniac và được bài tiết vào trong nước. Nồng độ NH3
trong ao nuôi tỷ lệ thuận với lượng thức ăn sử dụng (Lê Văn Cát và ctv., 2006).
Đạm amôn còn được sinh ra trong nước do quá trình phân hủy hợp chất hữu cơ
có chứa nito.
1.5.9. Photpho tổng số hòa tan
Photpho là nguyên tố giới hạn cho sự phát triển phiêu sinh thực vật trong
hệ thống ao nuôi thủy sản (Boyd, 1990) và nếu trong thủy vực tự nhiên có nhiều

photpho thì thực vật phiêu sinh càng phát triển (Lee, 1970). Thật vậy, Mortimer
(1954) và Hicking (1962) đã thí nghiệm trên ao bón phân thì hàm lượng photpho
tăng đồng thời năng suất cá cũng tăng. Ở thực vật phiêu sinh có thể hấp thu
photpho vô cơ hòa tan (PO43-), đối với động vật photpho có trong
photphoprotein, nucleic acid và photpholipid đóng vai trò rất quan trọng trong
việc trao đổi năng lượng. Khi nghiên cứu chu trình photpho trong ao nuôi cá
nheo có thể nhận thấy photpho cũng có chiều hướng tăng với COD và tổng đạm
theo thời gian nuôi, trong đó PO43- chiếm 10-20% tổng lân (Boyd, 1990).
Tuy nhiên, lân hòa tan trong nước cũng dễ bị lớp bùn đáy hấp thu, từ đó
làm giảm lượng lân hòa tan trong nước, mặt khác chúng còn bị kết tủa dưới dạng
Ca3(PO4)2. Thông thường, đối với môi trường ao nuôi giải dinh dưỡng, TAN và
lân hòa tan rất cao, nhưng đối với ao có lớp bùn đáy dày, độ cứng cao thì sự biến
động lân hòa tan không cùng quy luật với TAN.
Theo kết quả nghiên cứu của Pekar (1997), hàm lượng lân hòa tan trong
ao dao động khoảng 0,02 – 0,4 mg/l là thể hiện chất lượng nước ao nuôi có hàm
lượng dinh dưỡng khá phong phú, là điều kiện để tảo phát triển tốt trong ao.
Thông thường, trong nước mặt tự nhiên hàm lượng lân hòa tan tồn tại từ 0,005 –
0,02 mg/l và trong nước ngầm giá trị này đạt khoảng 0,02 mg/l (Chapman, 1997).
Riêng đối với nuôi thủy sản, để quản lý tốt sự phát triển của tảo trong ao thì
lượng lân hòa tan phải giao động khoảng 0,005 – 0,2 mg/l. Tảo không phát triển
khi hàm lượng lân hòa tan nhỏ hơn 0,005 mg/l và nở hoa khi hàm lượng lân hòa
tan vượt quá 0,2 mg/l (Boyd, 1998).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14


1.5.10. Thủy ngân (Hg)
Thủy ngân ở dạng vô cơ, dạng oxide, dạng ion được sử dụng khá nghiều

trong đời sống, chẳng hạn các loại pin thủy ngân, nhiệt kế, bình thủy, đèn neon
(dạng hơi), thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm, … Nguồn gây ô nhiễm Hg ra môi
trường đến từ các nhà máy điện đốt than; các lò đốt rác thải; những nơi khai thác
thủy ngân, vàng, đồng, kẽm, bạc; các hoạt động luyện kim; thải bỏ các nhiệt kế
và từ đốt rác thải y tế. Riêng chất thải từ các thiết bị y tế có thể giải phóng
khoảng 5% tổng lượng thủy ngân được thải ra trong nước thải [36].
Trong môi trường nước biển, các loài vi khuẩn ưa mặn sẽ biến đổi thủy
ngân vô cơ (ít độc) thành thủy ngân hữu cơ (methyl mercury) có độc tính cao.
Các loài thủy sinh có thể hấp thu thủy ngân hữu cơ và tích tụ trong cơ thịt của
chúng với nồng độ lớn hơn hàm lượng thủy ngân hữu cơ trong môi trường nước
chúng đang sống [8]. Hơn 95% hàm lượng thủy ngân trong cơ thịt thủy sản ở
dạng methyl thủy ngân. Con người là chuỗi mắt xích cuối cùng nhiễm thủy ngân,
sau khi ăn các loài cá nhiễm chất này.
Khi xâm nhập vào cơ thể, thủy ngân có thể liên kết với những phân tử như
nucleic acid, protein … làm biến đổi cấu trúc và ức chế hoạt tính sinh học của tế
bào. Sự nhiễm độc thủy ngân gây nên những thương tổn trung tâm thần kinh với
triệu chứng run rẩy, khó khăn trong diễn đạt, giảm sút trí nhớ … và nặng hơn nữa
có thể gây tê liệt, nghễnh ngãng, nói lắp. Nếu nhiễm độc thủy ngân qua đường ăn
uống với liều cao, một thời gian sau (có thể từ 10 – 20 năm) sẽ gây tử vong. Liều
gây chết của Hg là 1 gram, liều gây ngộ độc cấp tính, thường dẫn đến tử vong là
150 – 200 mg, gây ngộ độc mãn tính sau vài tuần là 0,4 – 0,5 mg/24 giờ và liều
có thể gây nhiễm độc mãn tính là 0,007mg/24 giờ [8].
1.5.11. Chì (Pb)
Chì ở dạng muối như axetat chì, cacbonat chì … rất nguy hiểm bởi độc tính
của chúng rất cao. Chất thải công nghiệp sản xuất chì đã làm ô nhiễm đất, nước và
không khí, rồi gây nhiễm độc cho người qua dây truyền lương thực và thực phẩm.
Chì có mặt trong tất cả các đại dương trên thế giới với hàm lượng cao, do hoạt

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 15


×