Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

nghiên cứu một số chỉ tiêu lâm sàng, sinh lý – sinh hóa máu ở chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy và thử nghiệm điều trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.85 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
-------

-------

NGUYỄN ĐÌNH TUYẾN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU LÂM SÀNG, SINH LÝ –
SINH HÓA MÁU Ở CHÓ MẮC BỆNH VIÊM RUỘT
TIÊU CHẢY VÀ THỬ NGHIỆM ĐIỀU TRỊ

CHUYÊN NGÀNH: THÚ Y
MÃ SỐ: 60.64.01.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. CHU ĐỨC THẮNG

HÀ NỘI - 2014


LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan số và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa được sử dụng công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
- Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã
được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn


Nguyễn Đình Tuyến

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Ban
quản lý Đào tạo, Khoa Thú y đã quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho
chúng tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn khoa học
PGS.TS. Chu Đức Thắng, những người đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và
hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu và xây dựng luận văn.
Tôi xin được cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Nội chẩn – Dược Độc chất, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ tôi trong quá trình
hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và nhân viên phòng khám đã
giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài tại
cơ sở.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người
thân, bạn bè, những người luôn tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu cũng như hoàn thành luận văn.
Tác giả luận văn

Nguyễn Đình Tuyến

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục bảng

vi

Danh mục hình ảnh

vii

1

MỞ ĐẦU

1

1.1


Mục tiêu của đề tài

2

1.2

Ý nghĩa của đề tài

2

2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1

Một số tư liệu về loài chó

3

2.1.1

Nguồn gốc loài chó

3

2.1.2


Một số giống chó chính trên thế giới

4

2.1.3

Một số giống chó nuôi ở Việt Nam

4

2.2

Bệnh viêm ruột ỉa chảy ở gia súc

7

2.2.1

Bệnh viêm ruột ỉa chảy ở gia súc

7

2.2.2

Bệnh lí bệnh viêm ruột ỉa chảy ở gia súc

10

2.2.3


Hậu quả của viêm ruột ỉa chảy

12

2.2.4

Điều trị loạn khuẩn đường ruột

24

2.4

Bệnh viêm ruột ỉa chảy ở chó

25

3

ĐỐI

TƯỢNG,

NỘI

DUNG



PHƯƠNG


PHÁP

NGHIÊN CỨU

28

3.1

Đối tượng nghiên cứu

28

3.2

Nội dung nghiên cứu

28

3.2.1

Khảo sát tỷ lệ mắc viêm ruột tiêu chảy

28

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii


3.2.2


Theo dõi sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng của chó bình
thường và chó mắc bệnh.

28

3.2.3

Các chỉ tiêu sinh hóa, sinh lý máu

28

3.2.4

Thử nghiệm một số pháp đồ điều trị bằng thuốc kháng sinh sau
đó đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.

29

3.3

Phương pháp nghiên cứu

29

3.3.1

Phương pháp kiểm tra một số chỉ tiêu lâm sàng của chó

29


3.3.2

Xác định tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột ỉa chảy trên chó

29

3.3.3

Phương pháp lấy mẫu và xét nghiệm chỉ tiêu sinh lý, sinh
hóa máu

29

3.4

Điều trị thực nghiệm bệnh viêm ruột tiêu chảy ở chó

30

3.5

Phương pháp xử lý số liệu

30

4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


31

4.1

Tình hình dịch bệnh trên đàn chó mang đến khám tại Phòng
khám Thú y 143 Hồ Đắc Di

31

4.1.1 Kết quả điều tra một số nhóm bệnh nội khoa thường gặp
trên đàn chó

32

4.1.2

Tình hình bệnh viêm ruột tiêu chảy trên chó

33

4.1.3

Tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy theo độ tuổi và theo các
tháng trong năm trên chó.

34

4.2

Một số chỉ tiêu lâm sàng ở chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy


36

4.2.1

Các biểu hiện lâm sàng khi chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy

36

4.2.2

Một số chỉ tiêu lâm sàng bệnh lý bệnh viêm ruột tiêu chảy ở chó

40

4.3

Một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu ở chó mắc viêm ruột
tiêu chảy

43

4.3.1

Một số chỉ tiêu sinh lý máu ở chó mắc viêm ruột tiêu chảy

44

4.3.2


Một số chỉ tiêu sinh hóa máu ở chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy

51

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv


4.4

Điều trị thực nghiệm bệnh viêm ruột tiêu chảy ở chó

59

5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

65

5.1

Kết luận

65

5.2

Kiến nghị


65

TÀI LIỆU THAM KHẢO

66

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

4.1

Một số bệnh thường gặp ở chó nuôi trên địa bàn Hà Nội

31

4.2

Một số bệnh nội khoa trên chó nuôi trên địa bàn Hà Nội

32


4.3

Tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy trên chó nuôi tại Hà Nội

33

4.4

Tỷ lệ mắc viêm ruột tiêu chảy theo mùa

34

4.5

Tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy theo tháng tuổi

35

4.6

Biểu hiện lâm sàng ở chó mắc viêm ruột tiêu chảy

37

4.7

Chỉ tiêu lâm sàng ở chó mắc viêm ruột tiêu chảy

41


4.8

Một số chỉ tiêu hồng cầu ở chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy

44

4.9

Số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu ở chó mắc bệnh
viêm ruột tiêu chảy

48

4.10

Hàm lượng đường huyết, độ dự trữ kiềm trong máu

52

4.11

Hàm lượng đường huyết, Protein tổng số và các tiểu phần
Protein ở chó mắc viêm ruột tiêu chảy

4.12
4.13

55


Hàm lượng Natri, Kali, Canxi và Photpho trong huyết thanh ở
chó mắc viêm ruột tiêu chảy

58

Kết quả điều trị thực nghiệm bệnh viêm ruột tiêu chảy ở chó

62

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Tên hình ảnh

STT

Trang

2.1

Sơ đồ cơ chế và hậu quả của viêm ruột ỉa chảy

13

2.2

Sự phân chia dịch thể ở cơ thể động vật


13

2.3

Mối quan hệ giữa trao đổi nước, các chất điện giải và sự cân
bằng axit bazơ trong bệnh viêm ruột ỉa chảy

15

2.4

Các thể mất nước

15

4.1

Số lần đi ỉa trong ngày ở chó mắc viêm ruột tiêu chảy

39

4.1

Phân lỏng khi chó bị viêm ruột tiêu chảy

39

4.2


Phân lỏng có mầu đen lẫn bọt khí

40

4.3

Phân lỏng có mầu vàng xám, có bọt khí

40

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


1. MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của nhân loại, nhiều loài động vật hoang dã
được thuần hóa và nuôi dưỡng với nhiều mục đích khác nhau nhằm phục vụ
cho lợi ích của con người. Một trong những loài động vật được thuần hóa từ
rất sớm là loài chó. Trải qua quá trình chọn lọc tự nhiên cùng với sự định
hướng của con người mà hiện nay trên thế giới có khoảng hơn 400 giống chó,
với các hình dáng, kích thước khác nhau. Đồng thời mục đích sử dụng chó
cũng được thay đổi dần theo sự phát triển của xã hội loài người. Ban đầu chó
được thuần hóa để sử dụng như một công cụ lao động như săn bắt, chăn thả
gia súc, giữ nhà,… sau này chó được sử dụng làm cảnh hay thực hiện các
công việc phức tạp hơn như truy tìm tội phạm, tìm kiếm ma túy, chất cháy nổ,
cứu hộ cứu nạn v.v… Với bản chất thông minh, trung thành, chúng đã trở
thành những người bạn không thể thiếu trong mỗi gia đình và trong xã hội của
chúng ta.
Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, chăn nuôi động

vận cảnh đang ngày càng tăng cả về số lượng và sự đa dạng. Trong đó chăn
nuôi chó cảnh và trông giữ nhà là một trong những nhu cầu phổ biến của
người dân đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh…
Với điều kiện thời tiết nhiệt đới nóng ẩm đặc trưng, đàn chó được nuôi ở
Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đang thường xuyên phải đối mặt
với hàng loạt dịch bệnh khác nhau, đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hóa.
Trong thực tế bệnh trên hệ thống tiêu hóa chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so với
các bệnh trên hệ thống khác ở chó và gây thiệt hại nghiêm trọng. Trong đó
bệnh viêm ruột tiêu chảy là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh
tiêu hóa trên đàn chó nuôi và gây thiệt hại nặng nề nhất.
Hiện nay đã và đang có những công trình nghiên cứu về các bệnh
trên chó, trong đó có bệnh tiêu chảy. Tuy nhiên những nghiên cứu còn ở
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


giai đoạn đầu, chưa nghiên cứu sâu về quá trình bệnh lý, cũng như những
biến đổi về các chỉ tiêu lâm sàng, sinh lý, sinh hóa máu. Để bổ sung dữ liệu
khoa học cũng như làm cơ sở cho công tác phòng và điều trị bệnh viêm
ruột ỉa chảy trên đàn chó, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu một số
chỉ tiêu lâm sàng, sinh lý – sinh hóa máu ở chó mắc bệnh viêm ruột tiêu
chảy và thử nghiệm điều trị”.
1.1. Mục tiêu của đề tài
- Xác định các chỉ tiêu lâm sàng, sinh lý, sinh hóa máu ở chó mắc
bệnh viêm ruột ỉa chảy làm cơ sở xây dựng phác đồ điều trị có hiệu quả
- Xác định phác đồ điều trị bệnh viêm ruột ỉa chảy có hiệu quả cao
và ứng dụng trong thực tế lâm sàng.
1.2. Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa khoa học:

Từ những kết quả của đề tài làm cơ sở khoa học cho những nghiên
cứu tiếp theo, đồng thời làm phong phú thêm thông tin về một số đặc điểm
sinh lý cũng bệnh lý bệnh viêm ruột tiêu chảy trên chó.
Ý nghĩa ứng dụng:
Kết quả của đề tài góp phần bổ sung cơ sở cho công tác chẩn đoán và
điều trị có hiệu quả bệnh viêm ruột tiêu chảy trên chó.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Một số tư liệu về loài chó
Chó nhà là họ hàng của chó sói, đã từng sống hoang dã ở khắp Châu
Âu, Châu á và Bắc Mỹ. Không một ai biết con người đã sống cùng với chó
từ khi nào; có lẽ con người đã sống với chó ít nhất cũng 10 nghìn năm.
Những người Ai cập cổ đã biết chăn nuôi chó từ rất lâu đời. Trên nghìn
năm, chó đã là người giúp đỡ, làm thú cảnh của con người. Chó chăn cừu
giúp người chăn cừu, chó đã giúp con người đi săn, giúp con người canh dữ
nhà và các trang trại.
Ngày nay, chó làm được rất nhiều các công việc: Chó dẫn đường cho
các người mù, chó huấn luyện để cảnh báo cho người điếc những âm thanh
thông thường trong gia đình (như tiếng điện thoại, tiếng chuông cửa), những
con chó khác được huấn luyện để mang đồ đạc cho những người khuyết tật.
Một trong những đặc điểm quan trọng nhất của loài chó là lòng trung thành.
2.1.1. Nguồn gốc loài chó
Dựa trên những thành tựu nghiên cứu về cổ sinh vật học và di truyền
học, các nhà khoa học đã xác định được tổ tiên của loài chó nhà hiện nay là
một số loài chó sói sống hoang dã ở các vùng sinh thái khác nhau trên thế

giới. Cách đây khoảng 15.000 năm con người đã thuần hoá với mục đích
phục vụ cho việc săn bắt, sau đó là giữ nhà và là bạn với con người.
Trung tâm thuần hoá chó cổ nhất có lẽ là vùng Đông Nam á, sau đó
được du nhập vào Châu úc, lan ra khắp Phương Đông và đến Châu Mỹ.
ở Việt Nam, theo các nhà khảo cổ học, chó được nuôi từ trung kỳ đồ
đá mới, khoảng 3000 - 4000 năm trước công nguyên (cách đây 5 - 6 nghìn
năm). Tập hợp những giống chó nhà được nuôi hiên nay trên thế giới có
khoảng 400 giống, được gọi chung là loài chó nhà (Canis familiaris), thuộc
họ chó (Canidae), bộ ăn thịt (Carnivora), lớp động vật có vú (Mammilia).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


2.1.2. Một số giống chó chính trên thế giới
Bắt đầu từ hàng trăm năm về trước, những nhà nhân giống đã cho
phối những con chó đực và những con chó cái có những đặc điểm, chất
lượng tốt. Với mục đích của họ là muốn những chú chó con có những đặc
điểm giống bố mẹ chúng.
Những con chó dùng để phát triển những đặc điểm này gọi là chó
giống. Theo AKC, có khoảng 150 giống chó và chia thành 7 nhóm: chó thông
minh, chó làm việc, chó thể thao, chó săn, chó chăn giữ gia súc, chó cảnh.
- Những chú chó thông minh có bộ lông cứng và mỏng. Những con
chó này được nhân giống để săn bắt cáo và thỏ.
- Chó làm việc có thân hình rất khoẻ mạnh và rất nghe lời. Giống
chó này được nhân giống để kéo xe trượt tuyết.
- Chó thể thao như Pointers và Golden Retrieverf chúng được nhân
giống để tha những con vịt và những chim hoang dã mà thợ săn bắt được.
- Giống chó săn có khứu giác rất tốt, chúng giúp thợ săn lần ra được
dấu vết của thỏ và những loài động vật nhỏ bé khác.

- Giống chó chăn giữ gia súc được nhân giống để trông giữ những
vật nuôi trong các nông trại.
- Giống chó cảnh có thân hình đẹp và nhỏ nhắn, chúng được nhân
giống để làm người bạn đối với con người.
2.1.3. Một số giống chó nuôi ở Việt Nam
2.1.3.1. Các giống chó địa phương
- Giống chó Vàng: Đây là giống chó nuôi phổ biến nhất, có tầm vóc
trung bình, cao 50 - 55cm, nặng 12 - 15kg, là giống chó săn được nuôi để
giữ nhà, săn thú và làm thực phẩm. Chó phối giống được ở độ tuổi 15 - 18
tháng. Chó cái sinh sản được ở độ tuổi 12 - 14 tháng. Mỗi lứa chó cái đẻ 4 7 con, trung bình 5 con.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


- Giống chó H'Mông: sống ở miền núi cao, được dùng giữ nhà và săn
thú, có tầm vóc lớn hơn chó Vàng: chiều cao 55 - 60cm, nặng 18 - 20kg.
Chó đực phối giống được ở 16 - 18 tháng tuổi, chó cái sinh sản ở độ tuổi 12
- 15 tháng. Chó cái mỗi lứa đẻ 5 - 8 con, trung bình 6 con.
- Giống chó Lào: thường thấy ở trung du và miền núi, lông xồm màu
hung có 2 vệt trắng trên mí mắt, có tầm vóc lớn hơn. Cao 60 - 65cm, nặng
18 - 25kg. Chó đực có thể phối giống ở độ tuổi 16 - 18 tháng. Chó cái sinh
sản ở độ tuổi 13 - 15 tháng. Mỗi lứa đẻ 5 - 8 con, trung bình 6 con.
- Giống chó Phú Quốc: Màu nâu xám, bụng thon, trên lưng long mọc
có hình xoắn, hay lật theo kiểu rẽ "ngôi", lông vàng xám có các đường kẻ
chạy dọc theo thân, tầm vóc tương tự chó Lào. Chó cao 60 - 65cm; nặng 20
- 25kg. Chó đực phối giống được ở độ tuổi 15 - 18 tháng. Chó cái sinh sản
ở độ tuổi 12 - 15 tháng. Mỗi lứa chó cái đẻ 4 - 6 con, trung bình 5 con.
Chó Phú Quốc được xếp vào loại chó quý ở Việt Nam, nó rất trung

thành và nó có thể bắt cá nuôi chủ khi chủ ốm.
2.1.3.2. Một số giống chó nhập ngoại
- Giống chó Berger Đức
Berger Đức (German sheperd) còn có các tên gọi khác" Alratian,
Deutsthe, Shaperhund; có nguồn gốc từ Đức, được nhập vào nước ta từ
những năm 1960 do Bộ nội vụ (nay là Bộ Công An). Giống chó này dùng
làm chó nghiệp vụ trong lực lượng cảnh sát hình sự và bảo vệ an ninh biên
giới trong bộ đội biên phòng.
Chó có tầm vóc tương đối lớn so với các giống chó nước ta, dài 110 112cm, cao từ 56 - 65cm đối với chó đực và từ 62 - 66cm đối với chó cái;
trọng lượng từ 28 - 37kg. Bộ lông ngắn, mềm, màu đen sẫm ở thân và
mõm; đầu, ngực và bốn chân có màu vàng sẫm. Đầu hình nêm, mũi phân
thuỳ, tai dỏng hướng về phía trước, mắt đen, răng to, khớp răng cắn khít.
Cổ chắc xiên đến vạch lưng; lưng chắc rộng có độ dốc về phía sau; bụng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


thon thẳng, đuôi dài hình lưỡi kiếm. Các chi có cơ gân chắc khoẻ, chân
trước thẳng đứng, chân sau đứng hơi choãi về phía sau, khoeo chân sau
giống khoeo mèo. ở điều kiện Việt Nam chó Berger Đức có thể phối giống
ở độ tuổi 24 tháng; chó cái có thể sinh sản 18 - 20 tháng.
- Giống chó Dobermann
Chó có nguồn gốc từ Đức được phát hiện ra vào năm 1866 và được
nhập vào nước ta nuôi với mục đích để canh gác, tìm kiếm và làm cảnh.
Chó có tầm vóc trung bình cao, cao 65 - 69cm, dài 110 - 112cm;
nặng 30 - 33kg. Chó có bộ lông ngắn đen sẫm gần như toàn thân; mõm,
ngực, 4 chân có màu vàng sẫm. Có đầu hình nêm, hơi thô, mũi rộng mắt
đen, hàm răng chắc, cắn khít; cổ to khoẻ; ngực nở, bụng thon; cơ chi
chắc khoẻ, đuôi ngắn.

Chó thuộc loại hình thần kinh ổn định, thông minh, can đảm, lanh
lợi; khéo léo và đặc biệt dễ huấn luyện.
- Giống chó Rottweiler
Rottweiler còn có tên gọi khác là Rottweiler Metzgerhund, có
nguồn gốc từ thành phố nhỏ Rottweiler của nước Đức. Được phát hiện
năm 1800 và được sử dụng chủ yếu vào việc chăn giữ gia súc và bảo vệ
tài sản; ngày nay nó được sử dụng trong trinh sát trong lực lượng cảnh sát
và bộ đội biên phòng.
Chó có tầm vóc lớn, cao: 68cm; nặng 42kg; lông ngắn đen toàn thân,
mõm bụng và bốn chân vàng sẫm; bốn chân vững chắc, đầu to không dài,
hai mắt sáng, khoảng cách 2 mắt không xa.
- Giống Irish Setter
Irish Setter còn được gọi là giống Red setter có nguồn gốc ở Anh từ
xa xưa. Đến thế kỷ 18, Irish Setter được nuôi nhiều ở Iceland để truy tìm
dấu vết và làm chó săn. Có bộ lông dài, đỏ sẫm, cũng có thể có màu gụ
hoặc màu hạt dẻ. Thân hình mảnh, đầu dài, chân cao, chạy nhanh, tai rủ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


xuống hai bên đầu, mắt đen sáng, khoảng cách 2 mắt trung bình tạo nên
chó có dáng vẻ thanh tú.
Irish Setter là chó có lòng trung thành kém, nó rất dễ bỏ đi khi chủ
đối xử không tốt. Nếu không được dạy dỗ cẩn thận nó có thể giật xích chạy
bởi nó rất dễ bị kích động. Chó có tầm vóc lớn, cao 69cm; nặng 32kg.
- Giống Dalmatian
Là giống chó thể thao (chạy đua) có nguồn gốc Châu Âu. Đầu to, dài
với cơ săn chắc và thẳng ở trên đỉnh đầu. Mũi đen hoặc nâu phụ thuộc vào
màu lông của nó. Mắt to với biểu hiện thông minh, tai mềm, đuôi to ở gốc

và nhọn dần về dưới. Lông ngắn, dầy và mượt, màu lông cơ bản là trắng
với vệt đen và bạc, chó sơ sinh lông hoàn toàn trắng; chó có 4 chân chắc
khoẻ, Dalmatian trung thành, trông hiền lành nhưng lại linh hoạt; chúng
thích sống gần người và thích được vuốt ve, thích chơi với trẻ em. Giống
chó này có trí nhớ tốt và hay thù dai. Chó nuôi để chạy thi, giữ nhà và bảo
vệ trẻ em, chó có tầm vóc lớn; cao 56 - 69cm, nặng 32 kg; dài 112 - 115cm.
- Giống Dug
Có nguồn gốc là một giống chó cảnh từ Viễn Đông, được nuôi rộng
rãi ở nhiều nước để làm cảnh vì tầm góc nhỏ, ngộ nghĩnh, lại rất thông
minh hiền lành, yêu mến trẻ em.
Chó có tầm vóc nhỏ, cao từ 30 - 33cm; dài từ 50 - 55cm; nặng từ 58 kg. Bộ lông mịn màu nâu nhạt hoặc vàng sẫm; khoang mắt, mũi, mõm có
màu đen; đầu to thô; mõm ngắn và thô; mũi chia thuỳ; tai cụp; ngực sâu;
thân chắc lẳn; đuôi ngắn và cuốn.
2.2. Bệnh viêm ruột ỉa chảy ở gia súc
2.2.1. Bệnh viêm ruột ỉa chảy ở gia súc
Đã có rất nhiều tư liệu nghiên cứu về bệnh viêm ruột ỉa chảy ở gia súc.
Theo định nghĩa của Vũ Triệu An (1978); Stephen E.Goldifinger (Nguyên
lý Y học nội khoa 1993, mục 36 trang 313); Tạ Thị Vịnh (Sinh lí bệnh gia
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


súc 1991, mục 2 trang 128 ): ỉa chảy là đi ỉa nhanh nhiều lần trong ngày,
trong phân có nhiều nước do rối loạn phân tiết, hấp thụ và tăng cường nhu
động của ruột.
Bệnh gây tổn thương ở đường tiêu hóa dẫn tới triệu chứng ỉa chảy có
rất nhiều: dịch tả lợn, dịch tả trâu bò, bệnh phó lao, bệnh lị do
Entamoebehisstalytia (amip), Giatdia Intestinalis (trùng roi); bệnh do nội ký
sinh trùng đường tiêu hóa: giun đũa, giun móc, giun kim, sán dây... ký sinh

trùng đường máu (tiêm mao trùng), sán lá gan.. Đây là những tác nhân cơ
học tác động gây tổn thương cấu trúc niêm mạc ruột tạo điều kiện phát triển
kế phát của những vi khuẩn gây viêm ruột, dẫn đến ỉa chảy.
Bệnh viêm ruột ỉa chảy ở gia súc do nhiều nguyên nhân như: những
sai sót trong chăn nuôi, tác động của virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng,...
Khẩu phần ăn mất cân đối, thức ăn kém phẩm chất, thức ăn bẩn
thường dẫn đến viêm ruột ỉa chảy ở gia súc (Wierer G và cộng sự, 1983)
(Purvis G.M. và cộng sự, 1985). Ngược lại khi tiến hành thực nghiệm bằng
chăm sóc nuôi dưỡng tốt tỉ lệ mắc bệnh viêm ruột ỉa chảy ở gia súc được
hạn chế rõ rệt.
Trịnh Văn Thịnh (1964), Hồ Văn Nam và cộng sự (1997) đều cho
rằng: thức ăn phẩm chất kém (mốc, bẩn,...) khẩu phần thức ăn không thích
hợp, nuôi dưỡng không đúng, thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh,... là những
nguyên nhân gây rối loạn đường tiêu hóa dẫn đến viêm ruột ỉa chảy.
Quá trình quản lý, nuôi dưỡng không tốt, thức ăn kém phẩm chất, ôi
thiu, lên men làm phân giải các chất hữu cơ tạo ra sản phẩm độc như H2S,
Indol,... tác động tới niêm mạc đường tiêu hóa, kích thích gây xung huyết,
viêm nhiễm và ỉa chảy. Cũng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều
tư liệu đề cập đến sự bội nhiễm của một số vi sinh vật đường tiêu hoá khi
gia súc bị rối loạn tiêu hoá làm cho triệu chứng bệnh ngày càng trầm trọng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


Rối loạn tiêu hoá dẫn đến sức khoẻ, sức đề kháng của cơ thể giảm
sút, kèm theo đó là sự nhân lên mạnh mẽ của một số vi sinh vật đường ruột
sẵn có hoặc những vi sinh vật mới tiếp nhận từ ngoài vào. Sự nhân lên của
các vi sinh vật này làm thay đổi hoàn toàn hệ vi sinh vật đường ruột cũ,

đồng thời tác động vào tổ chức thành ruột gây viêm nhiễm.
Trong trường hợp này cần phải kể đến tác động của Ecoli
(Escherichia Coli) là một vi khuẩn có sớm nhất trong đường tiêu hoá của
gia súc sơ sinh (có sau hai giờ). Ecoli thường ở ruột già, chiếm khoảng
80% trong tổng số vi sinh vật hiếu khí và là tác nhân gây bệnh không thể
phủ nhận (Nguyễn Vĩnh Phước, 1974).
Nguyễn Tài Lương và cộng sự (1963) đã phân lập được 5 Serotyp
Ecoli trên lợn ỉa chảy và tác giả cho rằng: "E.coli là một trong những
nguyên nhân gây bệnh lợn con ỉa phân trắng".
Trong hệ vi khuẩn hiếu khí đường ruột Salmonella chiếm tỉ lệ khá
cao và vai trò của nó đã được nhiều tác giả nói đến.
Carter J. D và cộng sự (1986), Smith B. P và cộng sự (1978) đã tiến
hành nghiên cứu vai trò của Salmonella trong đường tiêu hoá của lợn và
thấy rằng: trong điều kiện chăn nuôi, quản lý kém, sực đề kháng của cơ thể
kém chính là cơ hội cho Salmonella nhân lên quá lớn trong đường tiêu hoá,
sản sinh độc tố gây viêm ruột iả chảy.
Vũ Đạt và Đoàn Thị Băng Tâm (1995) phân lập ở trâu, bò ỉa chảy
các Serotyp: S. Sublin; S. Enteritidis; S. Typhimurium; Samonella sp và
cho rằng Salmonella đóng vai trò quan trọng trong sinh bệnh nêu trên.
Nguyễn Quang Tuyên (1995) phân lập Salmonella ở trâu, bò ỉa chảy
thuộc Bắc Thái, Ba Vì, Hà Nội, cho thấy tỉ lệ Salmonella cao hơn ba lần so
với gia súc khoẻ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


Ngoài hai vi khuẩn E. coli, Samonella thường xuyên có trong đường
ruột và được coi là những tác nhân gây bệnh viêm ruột ỉa chảy ở gia súc

còn có nhiều tư liệu nói về vai trò của virus.
Xét nghiệm bằng phương pháp điện di miễn dịch (DCIE), phương
pháp ELISA các tác giả Harso S.A.; Khattar S và Pandey R.A, 1990;
Chiocco D và Cavalier, 1990 đã xác định tác nhân gây bệnh viêm ruột ỉa
chảy do virus ở trâu, bò. Theo các tác giả này virus thường cư trú ở khoảng
các nhung mao biểu mô ruột non làm huỷ hoại tế bào biểu mô và gây cụt,
đứt các nhung mao, từ đó gây viêm ruột ỉa chảy.
Hồ Văn Nam và cộng sự, 1995 đã nghiên cứu và phân lập được 6
loại vi khuẩn thường thấy trong đường ruột trâu, bò đó là Salmonella,
Ecoli; Klebsiella, Staphycocus, Streptococcus và Bacillussubtilis. Trong
đường tiêu hoá trâu bò mắc bệnh viêm ruột ỉa chảy thì sự bội nhiễm rõ nhất
là Salmonella và E.coli.
2.2.2. Bệnh lí bệnh viêm ruột ỉa chảy ở gia súc
Khi nghiên cứu về bệnh lí bệnh viêm ruột ỉa chảy ở gia súc, phần lớn
các tác giả tập trung vào nghiên cứu sự thay đổi về cấu trúc giải phẫu, thay đổi
tổ chức học, trạng thái trúng độc của cơ thể, sự mất nước, mất chất điện giải.
Nhiều tài liệu cho thấy bệnh viêm ruột thường ở thể Cata - Viêm chủ yếu
trên niêm mạc ruột. Những trường hợp viêm dạ dày - ruột ở tầng sâu là rất ít.
Tạ Thị Vịnh (1996) cho rằng: Trong bệnh viêm ruột của lợn con,
niêm mạc dạ dày lác đác có đám xung huyết, ruột non có đoạn phình to,
chứa đầy hơi, niêm mạc xung huyết, các tế bào hình trụ của niêm mạc ruột
biến thành hình vuông hoặc dẹt, niêm mạc thoái hoá và bị bong ra từng
mảng ở dưới lớp đệm của nhung mao, nhiều tế bào đơn nhân xâm nhập,
bạch cầu đa nhân trung tính tập trung nhiều ở rãnh lieberkuhn.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tài Lương, 1982 cho thấy: sự biến đổi
về cấu trúc niêm mạc ruột gia súc trong bệnh viêm ruột ỉa chảy là xung huyết
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10



nhẹ, lớp hạ niêm mạc phù nhẹ, có nhiều tế bào ái toan thâm nhiễm, nhung
mao ruột biến dạng bề mặt, biểu bì thoái hoá, các tuyến lieberkuhn giảm. Hệ
thống nhung mao bị tổn thương, hàng loạt các men tiêu hoá bị ức chế.
Nhiều kết quả cho thấy: Khi gia súc mắc bệnh viêm ruột ỉa chảy kéo
theo sự thay đổi lớn về các chỉ tiêu huyết học. Theo Macfaclance W.V. và
cộng sự, 1987 cho rằng: gia súc bị viêm ruột ỉa chảy kéo dài thì cơ quan tạo
máu bị ảnh hưởng, số lượng hồng cầu trong máu giảm thấp.
Macfaslance W.V. và cs (1987) cũng nhận xét: Gia súc bị bệnh
viêm ruột ỉa chảy mạn thì cơ quan tạo máu bị ảnh hưởng, số lượng hồng
cầu trong máu giảm thấp.
Theo Hồ Văn Nam và cộng sự, 1997: ở trâu bị viêm ruột ỉa chảy số
lượng bạch cầu tăng, chủ yếu là bạch cầu ái trung.
Khi viêm ruột do rối loạn tiêu hoá, thức ăn lên men phân giải ra rất nhiều
chất độc. Hệ vi khuẩn đường ruột sinh sôi, sản ra nhiều độc tố. Các chất độc đó
cùng với các sản phẩm của viêm, tổ chức bị phân huỷ, tất cả ngấm vào máu,
trước hết tác động vào gan, làm chức phận gan rối loạn (Vũ Triệu An, 1978).
Gan có vai trò quan trọng trong chuyển hoá đạm, trong sự điều hoà số
lượng và chất lượng của protein huyết thanh ( Rubb J.V.F. và cộng sự, 1985).
Protein huyết thanh bao gồm Albumin và Globulin. Bằng phương
pháp điện di người ta chia protein huyết thanh thành bốn phân suất lớn:
Albumin và α,β,γ globulin (Nguyễn Tấn Di Trọng, 1984).
Gan tổng hợp hầu hết các Anbumin, 80% glubulin chủ yếu là α và β
glubulin. Albumin được gan tổng hợp từ các axít amin do máu mang tới và
do đó trong các bệnh làm giảm chức năng gan, albumin trong máu giảm
(Nguyễn Tấn Di Trọng, 1984).
α- globulin có liên quan đến sự chuyển hoá mỡ, cụ thể là khi αglobulin cao thì mỡ sữa cũng cao, còn β- globulin nằm trong thành phần

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 11


của polyprotein và transferin thì có liên quan đến hàm lượng hemoglobin
và quá trình ôxy hoá trong máu (Roberts H. R và Cedarbaum A. I, 1978).
γ globulin trong tất cả các trường hợp có tăng kháng thể trong cơ thể:
sự nhiễm khuẩn, xơ gan, miễn dịch (Mayer D. J và cộng sự, 1992).
Tạ Thị Vịnh (1996) cho rằng: Khi gia súc ăn thức ăn kém phẩm chất
gây bệnh viêm ruột ỉa chảy làm giảm sự hấp thụ dẫn đến thiếu protein và
năng lượng đưa vào cơ thể, thể hiện protein huyết thanh giảm, ngoài ra còn
thấy tỉ lệ A/G bị đảo ngược vì Albumin mất nhanh hơn, giảm sút nhanh,
Albumin nhỏ dễ thấm qua vách mao quản.
2.2.3. Hậu quả của viêm ruột ỉa chảy
Khi tác động vào cơ thể, từng nguyên nhân gây bệnh có quá trình
sinh bệnh và gây ra hiệu quả cụ thể. Tuy nhiên, khi hiện tượng ỉa chảy xảy
ra, cơ thể chịu một quá trình sinh bệnh và hậu quả có những nét đặc trưng
chung, đó là sự mất nước, mất các chất điện giải, rối loại cân bằng axit bazơ (Lê Minh Chí, 1995).
Theo Vũ Triệu An (1987), tuỳ theo viêm ruột cấp hay mạn mà hậu
quả có khác nhau, có thể được biểu hiện bằng sơ đồ sau:
Rối loạn hấp
thu

Thiếu VTM
Thiếu đạm
Thiếu sắt
Thiếu canxi

Viêm ruột ỉa chảy
Mất muối
Mạn tính


Cấp tính

Mất nước

Khối lượng tuần
hoàn giảm

Máu cô đặc

Rối loạn
chuyển hoá

Thoát huyết tương

Nhiễm
toan

Dãn mạch

Suy
dưỡng
Họcdinh
viện Nông
nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12
Trụy mạch
Thiếu máu
Giảm huyết áp
Còi xương

Nhiễm độc thần kinh


Hình 2.1: Sơ đồ cơ chế và hậu quả của viêm ruột ỉa chảy
2.2.3.1. Cơ thể mất nước khi ỉa chảy
Nước là thành phần cơ bản của cơ thể. Nó cần cho các phản ứng sinh
hoá, chu chuyển trao đổi chất, hoạt động của các chất điện giải trong cơ thể
(Vũ Triệu An, 1978; Church N.V., 1994).
Ở cơ thể nước chiếm khoảng 50 - 70% khối lượng cơ thể, được phân
bố ở hai khu vực chính là trong tế bào và ngoài tế bào (hình 2); ở dịch nội bào
từ 30 - 40% khối lượng cơ thể. Dịch ngoại bào, gồm huyết tương 4 - 5% khối
lượng cơ thể và dịch ruột 16% khối lượng cơ thể, (Loduvic-peun, 1984).
Tổng số nước trong cơ thể (50 - 70% khối lượng cơ thể)
Nước nội bào
(30 - 40% thể trọng)
6 - 8 lít

Nước ngoại bào (20% thể trọng)
16%

4%

1 - 3%

Ruột 3,2 lít

Huyết tương 0,8 lít

Nội mô


Hình 2.2: Sự phân chia dịch thể ở cơ thể động vật
Nhu cầu về nước của gia súc là rất lớn, nếu cơ thể mất hết mỡ,
đường và một nửa protit trong mô bào, thể trọng giảm 40% thì con vật vẫn
còn sống. Nhưng nếu cơ thể mất 10% nước thì con vật có thể chết (Trần Cừ
và Cù Xuân Dần, 1975; Church N.V., 1994).
Nước cung cấp cho cơ thể qua thức ăn, nước uống và được thải ra
theo phân, nước tiểu, hơi thở, mồ hôi (hình 3). Quá trình hấp thu và thải trừ
nước cân bằng tạo lượng nước trong cơ thể khoẻ mạnh thường ổn định
(Thornton, 1978 - Trích theo Lê Minh Chí, 1995; Rose R.J., 1981,
Dibartola S.P., 1985).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


Thornton 1978 (trích theo Lê Minh Chí, 1995) khi bị viêm ruột, cơ
thể không những không hấp thu được nước từ thức ăn đưa vào, mà còn mất
nước cả do tiết dịch. Mặt khác do ruột bị viêm, tính mẫn cảm tăng, nhu
động ruột tăng lên nhiều lần. Hơn nữa do tổ chức bị tổn thương niêm mạc
tăng tiết cùng với dịch rỉ viêm, dịch tiết có thể tăng gấp 80 lần bình thường.
Gia súc ỉa chảy kéo theo một lượng nước và điện giải bài xuất ra, cơ thể
mất nước chất điện giải (hình 2.4) với hàng loạt các biến đổi bệnh lí khác
nhau (Vũ Triệu An, 1978).
Vì lẽ đó, trong điều trị viêm ruột ỉa chảy, việc xác định mức độ mất
nước và các biện pháp phòng chống mất nước luôn được chú ý hàng đầu.
Tăng cường
lọc máu

Tim đập nhanh


Loạn nhịp tim

Tăng K huyết

Yếu cơ
Acidosis phù
cục bộ

Acidosis

Acidosis

Giảm Na
huyết

Bicarbonate

Giảm Cl
huyết

Giảm K
huyết

Natrium

Cloride

Kalium


Mất chất
điện giải
Oxy hoá yếm khí
lactic Acidosis

Iả chảy cấp
tính

Mất dịch lỏng và chất điện giải
qua đường tiêu hoá và tiết niệu
khi ỉa chảy

Giảm tiêu hoá
thức ăn

Cân bằng âm
về dinh dưỡng

Haematokrite
Học viện Nông Mất
nghiệp
Việt Nam – Luận vănTăng
Thạc sỹ
Khoa học Nông nghiệp
nước

Đói sinh lý

Tăng độ đặc huyết


Page 14

hanh
Trở ngại tuần
hòan ngoại

Giảm lượng
máu tuần hòan

Máu bị
cô đặc

Thận hoạt động bù giảm
lượng nước tiểu, tăng độ


Hình 2.3: Mối quan hệ giữa trao đổi nước, các chất điện giải và sự cân
bằng axit bazơ trong bệnh viêm ruột ỉa chảy
2.2.3.2. Tình trạng mất nước và chất điện giải
Theo các nhà bệnh lí học ( Moon H.W., 1978; Ludovic - peun.,
1984; Vũ Triệu An và cộng sự, 1986; Chu Văn Tường, 1991; tuỳ theo
trường hợp ỉa chảy gây nên những thể mất nước khác nhau. Có thể phân
loại sự mất nước thành 3 thể:
Mất nước ưu
trương

Mất nước đẳng

Mất nước đơn giản
không mất Natri


Mất dịch đẳng trương
và mất Natri

Mất nước mức độ
trung bình

Mất nước mức độ trung
bình và giảm Natri
trong máu

Mất nước nhược

Mất dịch và mất
Natri nặng

Mất nước nặng và
giảm Natri trong máu
trầm trọng

Hình 2.4. Các thể mất nước
- Mất nước ưu trương: Nước mất nhiều hơn điện giải, ở khu vực
ngoại bào, thể tích nước bị giảm, đậm độ muối tăng (tức là hằng số điện
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 15


giải tăng) nên áp lực thẩm thấu tăng. Để lập lại thăng bằng áp lực thẩm
thấu giữa hai khu vực nước đi từ khu vực nội bào ra khu vực ngoại bào; kết

quả cả hai khu vực nội bào và ngoại bào đều mất nước đó là mất nước toàn
bộ. Kèm theo sự nước, người ta thấy có sự di chuyển của các chất điện
giải như:
+ K+ từ khu vực nội tế bào ra khu vực ngoại tế bào
+ Na+ và H+ lại từ khu vực ngoại tế bào và trong nội bào
- Mất nước đẳng trưng: Nước và điện giải mất một số lượng tương
đương. Trong trường hợp này, thể tích nước trong khu vực ngoại bào bị giảm
nhưng đậm độ điện giải không thay đổi nên áp lực thẩm thấu không thay đổi.
Khu vực nội bào và thăng bằng điện giải về H+ không bị ảnh hưởng.
- Mất nước nhược trương: Mất nước ít hơn muối; trong trường hợp
này thể tích khu vực ngoại bào bị giảm, nhưng vì mất nhiều muối nên đậm
độ cũng giảm. Nước đi từ khu vực ngoại tế bào là nơi có áp lực thẩm thấu
thấp vào khu vực nội tế bào, nơi có áp lực thẩm thấu cao.
Cả 3 loại mất nước đều gây nên những hậu quả bệnh lí và những hội
chứng khác nhau của sự mất cân bằng nước và chất điện giải
Như trên đã nêu, ở cơ thể khoẻ mạnh, nước chiếm khoảng 50 - 70% khối
lượng cơ thể, được phân bố ở 2 khu vực chính là trong tế bào và ngoài tế
bào. Do đó, trong điều trị mất nước và chất điện giải do viêm ruột ỉa chảy
chúng ta cần phải xác định được sự tăng giảm số lượng chất dịch trong mỗi
khu vực đó.
Trên thực tế, thường gặp hai hội chứng của sự mất cân bằng nước và
chất điện giải:
Sự mất nước ngoại bào:
Trong quá trình này, nổi bật nhất là mất muối và nước. Mất chất điện
giải ngoại bào gây giảm thể tích khu vực này
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 16



* Dấu hiệu lâm sàng:
- Tình trạng toàn thân sút kém, mệt mỏi
- Da nhăn, đàn tính của da kém.
- Mạch yếu, hơi nhanh, hạ huyết áp.
* Dấu hiệu phi lâm sàng
- Giảm thể tích huyết tương là đặc điểm chính của mất nước ngoại bào.
- Hàm lượng Clo và Natri của huyết tương thường giảm.
- Thường có dấu hiệu máu cô đặc, những dấu hiệu này có một giá trị
rất lớn khi chúng biểu hiện, Tăng tỉ khối hồng cầu, tăng hàm lượng protein
huyết tương.
Sự mất nước tế bào:
Những rối loạn nước và điện giải của khu vực tế bào không được
biết rõ bằng rối loạn nội mô. Tuy vậy, hiện nay người ta thiết lập được một
số sự kiện chính xác:
Sự mất nước tế bào có đặc tính là giảm số lượng nước khu trú ở một
khu vực. Trong trường hợp này, mất nước là sự kiện chủ yếu.
* Dấu hiệu lâm sàng:
- Dấu hiệu đầu tiên và quan trọng nhất là khát nước
- Trọng lượng cơ thể thường giảm nhiều
- Da không bị nhăn, không có dấu hiệu mất đàn tính của da
- Mạch và huyết áp không thay đổi
* Dấu hiệu phi lâm sàng:
Hàm lượng của những chất điện giải chính thường tăng. Tuy vậy
phải nhận thấy rằng hàm lượng Clo huyết thanh có thể giảm thấp, còn hàm
lượng natri thường cao.
2.2.3.3. Điều chỉnh nước và điện giải trong trạng thái bệnh lí

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 17



×