Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện bình xuyên tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (31.37 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

————————————

NGUYỄN ĐÌNH PHÚC

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH XUYÊN
TỈNH VĨNH PHÚC

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
MÃ SỐ: 60.85.01.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐẶNG PHÚC

HÀ NỘI, 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công
trình nào khác.
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ


nguồn gốc./.

Tác giả luận văn

Nguyễn Đình Phúc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp
đỡ, những ý kiến đóng góp, chỉ bảo quý báu của các thầy giáo, cô giáo trong
Viện đào tạo sau đại học, Khoa Tài nguyên và Môi trường, trường Đại học Nông
nghiệp Hà Nội.
Để có được kết quả nghiên cứu này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản
thân, tôi còn nhận được sự hướng dẫn chu đáo, tận tình của thầy giáo TS. Đặng
Phúc là người hướng dẫn trực tiếp tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và
viết luận văn.
Tôi cũng nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Phòng Nông nghiệp,
Phòng Thống kê, Phòng Tài nguyên và Môi Trường, các phòng ban và nhân dân
các xã, thị trấn của huyện Bình Xuyên, các anh chị em và bạn bè đồng nghiệp, sự
động viên, tạo mọi điều kiện về vật chất, tinh thần của gia đình và người thân.
Với tấm lòng biết ơn, tôi xin chân thành cảm ơn mọi sự giúp đỡ quý báu đó!
Tác giả luận văn

Nguyễn Đình Phúc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page ii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ............................................................................. ix
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1.

Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1

2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 2

Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU ......................................... 3
1.1.

Đất nông nghiệp và tình hình sử dụng đất nông nghiệp ........................... 3

1.1.1.

Khái quát về đất nông nghiệp và tình hình sử dụng đất nông nghiệp ........... 3


1.1.2.

Nông nghiệp vùng khí hậu nhiệt đới ....................................................... 4

1.1.3.

Nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững ................. 5

1.2.

Những vấn đề về hiệu quả và đánh giá hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp ............................................................................................ 7

1.2.1.

Khái quát hiệu quả và hiệu quả sử dụng đất ............................................ 7

1.2.2

Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ......... 10

1.3.

Xu hướng sử dụng đất nông nghiệp ...................................................... 13

1.3.1.

Những xu hướng phát triển nông nghiệp trên thế giới ........................... 13


1.3.2.

Định hướng phát triển nông nghiệp Việt Nam trong tương lai............... 15

1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ............... 18

1.4.1.

Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên........................................................ 18

1.4.2.

Nhóm các yếu tố kỹ thuật canh tác ........................................................ 19

1.4.3.

Nhóm các yếu tố kinh tế tổ chức ........................................................... 20

1.4.4.

Nhóm các yếu tố kinh tế - xã hội........................................................... 20

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii


1.5.


Các nghiên cứu liên quan đến nâng cao hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp .......................................................................................... 22

1.5.1.

Các nghiên cứu trên thế giới ................................................................. 22

1.5.2.

Những nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................. 24

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 27
2.1.

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ....................................... 27

2.1.1.

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 27

2.1.2.

Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 27

2.2.

Nội dung nghiên cứu............................................................................. 27

2.2.1.


Đánh giá về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của huyện .................... 27

2.2.2.

Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và thực trạng phân bố hệ thống
cây trồng ............................................................................................... 27

2.2.3.

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên các loại
hình sử dụng đất chính .......................................................................... 27

2.2.4.

Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ...................................... 27

2.2.5.

Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất
nông nghiệp .......................................................................................... 28

2.3.

Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 28

2.3.1.

Phương pháp điều tra, khảo sát ............................................................. 28


2.3.2.

Phương pháp thống kê .......................................................................... 28

2.3.3.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ..................................................... 28

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................. 30
3.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ....................................................... 30

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 30

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 35

3.1.3.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội .......................... 39

3.2.

Hiện trạng sử dụng đất và các loại hình sử dụng đất huyện Bình Xuyên ..... 40

3.2.1.


Hiện trạng sử dụng đất .......................................................................... 40

3.2.2.

Hệ thống cây trồng chính của huyện ..................................................... 44

3.2.3.

Các loại hình sử dụng đất chính trên địa bàn huyện .............................. 46

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv


3.3.

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp .......................................... 47

3.3.1.

Hiệu quả kinh tế.................................................................................... 47

3.3.2.

Hiệu quả về xã hội ................................................................................ 58

3.3.3.


Hiệu quả môi trường ............................................................................. 61

3.3.4.

Đánh giá tổng hợp................................................................................ 65

3.4.

Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Bình Xuyên........ 66

3.4.1.

Những quan điểm chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp ................................................................................................... 66

3.4.2.

Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Bình Xuyên........ 68

3.4.3.

Dự kiến chu chuyển các loại hình sử dụng đất trong tương lai .............. 69

3.5.

Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
sản xuất nông nghiệp huyện Bình Xuyên .............................................. 71

3.5.1.


Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp......................... 71

3.5.2.

Giải pháp về nguồn lực và khoa học - công nghệ .................................. 72

3.5.3.

Giải pháp hoàn thiện hệ thống chính sách ............................................. 72

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................... 74
1.

Kết luận ................................................................................................ 74

2.

Đề nghị ................................................................................................. 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 76

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT

Chữ viết tắt


Diễn Giải

1

CAQ

Cây ăn quả

2

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

3

CPSX

Chi phí sản xuất

4

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

5

FAO


Tổ chức nông nghiệp và lương thực thế giới

6

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

7

GTGT

Giá trị gia tăng

8

GTSX

Giá trị sản xuất

9

IRRI

Viện nghiên cứu lúa quốc tế

10




Lao động

11

LUT

Loại hình sử dụng đất (Land Use Type)

12

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

Bảng 3.1.

Kết quả phân loại đất của huyện Bình Xuyên ................................ 34


Bảng 3.2.

Tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện ......................................... 36

Bảng 3.3.

Cơ cấu kinh tế huyện Bình Xuyên giai đoạn 2000-2013 ................ 37

Bảng 3.4.

Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 .................................................. 41

Bảng 3.5.

Hiện trạng và biến động đất nông nghiệp giai đoạn 20052013 .............................................................................................. 43

Bảng 3.6.

Diện tích, năng xuất, sản lượng của một số cây trồng chính .......... 45

Bảng 3.7.

Loại hình sử dụng đất chính của huyện Bình Xuyên ...................... 47

Bảng 3.8.

Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 1 .................. 50

Bảng 3.9.


Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 2 .................. 53

Bảng 3.10. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 3 .................. 55
Bảng 3.11. Hiệu quả kinh tế trung bình các LUT trong toàn huyện ................. 57
Bảng 3.12. Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 1 ............. 59
Bảng 3.13. Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 2 ............. 60
Bảng 3.14. Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 3 ............. 61
Bảng 3.15. Tổng hợp mức độ sử dụng phân bón của một số cây trồng ............ 62
Bảng 3.16. Đánh giá của hộ nông dân về ảnh hưởng của việc bón phân
vô vơ đến đất ................................................................................. 63
Bảng 3.17. Một số loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng cho cây trồng
trên địa bàn huyện Bình Xuyên ..................................................... 64
Bảng 3.18. Đánh giá của hộ nông dân về ảnh hưởng của việc sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật đến đất ........................................................ 65
Bảng 3.19. Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến 2020
huyện Bình Xuyên......................................................................... 70

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


DANH MỤC CÁC HÌNH
STT

Tên hình

Trang


Hình 1. Cây lúa trên loại hình sử dụng đất chuyên lúa tại xã Trung Mỹ........... 48
Hình 2. Cây ngô trên loại hình sử dụng đất chuyên màu Hình 3. Cây vải
trên loại hình sử dụng đất cây ăn quả tại xã Trung Mỹ ........................ 50
Hình 4. Cây lạc trên loại hình sử dụng đất 1 lúa – 1 màu tại Xã Thiện Kế ....... 51
Hình 5. Cây khoai lang trên loại hình sử dụng đất 1 lúa – 2 màu tại xã
Thiện Kế ............................................................................................. 52
Hình 6. Cây lúa trên loại hình sử dụng đất 2 lúa – 1 màu tại xã Thiện Kế ........ 52
Hình 8. Cây hành lá trên loại hình sử dụng đất 2 lúa – 1 màu tại xã
Tân Phong .......................................................................................... 54
Hình 7. Cây dưa chuột trên đất loại hình sử dụng đất 2 lúa – 1 màu tại xã
Tân Phong .......................................................................................... 55

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
STT

Tên biểu đồ

Trang

Biểu đồ 3.1. Cơ cấu kinh tế huyện Bình Xuyên năm 2013 ................................ 37
Biểu đồ 3.2. Cơ cấu diện tích đất tự nhiên huyện Bình Xuyên năm 2013.......... 42
Biểu đồ 3.3. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2013 .................................. 43

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page ix


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt,
là nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phần quan trọng của
môi trường sống, là địa bàn phân bố của các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh
tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng (Luật đất đai, 2003). Chúng ta biết rằng
không có đất thì không thể sản xuất, cũng không có sự tồn tại của con người và
đất có vai trò đặc biệt quan trọng với sản xuất nông nghiệp.
Hiện nay, quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước cùng với sức
ép tăng dân số đang gây áp lực rất lớn đối với nguồn tài nguyên và môi trường,
đặc biệt là nguồn tài nguyên đất, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.
Do đó, vấn đề sử dụng đất một cách hợp lý đem lại hiệu quả kinh tế cao đồng
thời bảo vệ môi trường ngày càng trở nên cấp thiết.
Nông nghiệp là một hoạt động có từ xa xưa của loài người và hầu hết các
nước trên thế giới đều phải xây dựng một nền kinh tế trên cơ sở phát triển nông
nghiệp dựa vào khai thác tiềm năng của đất, lấy đó làm bàn đạp cho việc phát
triển của các ngành khác. Vì vậy, việc tổ chức sử dụng nguồn tài nguyên đất đai
hợp lý, có hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng đảm bảo cho nông nghiệp phát triển
bền vững (Đỗ Thị Tám, 2001).
Bình Xuyên là một huyện có cả đồng bằng, trung du và miền núi, nằm gần
trung tâm của tỉnh Vĩnh Phúc, nên cũng có phần ảnh hưởng của quá trình đô thị
hoá, đất sản xuất nông nghiệp cũng chuyển dần sang các mục đích khác. Quá
trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đang diễn ra rất mạnh, chỉ tính từ năm 2010
đến năm 2013 diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn huyện giảm 141,13 ha
trong đó tập trung chủ yếu ở các xã Tân Phong, Thiện Kế, Trung Mỹ,.... Những
năm gần đây cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng
ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Với lợi thế

về vị trí địa lý, Bình Xuyên sẽ trở thành đô thị tương đối quan trọng của Vĩnh
Phúc trong tương lai. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa sẽ dẫn đến
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


khó khăn trong giải quyết việc làm, ảnh hưởng đến an sinh xã hội và việc thu hẹp
diện tích đất sản xuất nông nghiệp.
Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp từ đó
định hướng sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất là vấn đề rất quan trọng trong
chiến lược phát triển của huyện Bình Xuyên. Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc".
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp nhằm góp phần
giúp người dân lựa chọn phương thức sử dụng đất phù hợp trong điều kiện cụ thể
của huyện.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU
1.1. Đất nông nghiệp và tình hình sử dụng đất nông nghiệp
1.1.1. Khái quát về đất nông nghiệp và tình hình sử dụng đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là đất được sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên

cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối
và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Theo Luật đất đai năm 2003, đất nông
nghiệp được chia ra làm các nhóm đất chính sau: đất sản xuất nông nghiệp,
đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp
khác (Luật đất đai, 2003).
Cùng với việc phát triển mạnh mẽ công nghệ và khoa học, kỹ thuật đã
đem lại thành tựu kỳ diệu làm thay đổi bộ mặt trái đất và cuộc sống nhân loại.
Nhưng do chạy theo lợi nhuận tối đa cục bộ không có một chiến lược phát triển
chung nên đã gây ra những hậu quả tiêu cực: ô nhiễm môi trường, thoái hoá
đất… Hàng năm gần 12 triệu ha rừng nhiệt đới bị tán phá ở Châu Mỹ La Tinh và
Châu Á. Cân bằng sinh thái bị phá vỡ, hàng triệu ha đất đai bị hoang mạc hoá.
Theo kết quả điều tra của trung tâm thông tin nghiên cứu đất quốc tế (ISRIC) đã
cho thấy thế giới có khoảng 13,4 tỷ ha đất thì đã có 2 tỷ ha đất bị hoang hoá ở các
mức độ khác nhau trong đó Châu Á và Châu Phi là 1,2 tỷ ha chiếm 62% tổng
diện tích bị thoái hoá (Đỗ Nguyên Hải, 1999). Số liệu trên cho thấy phần lớn đất
đai bị thoái hoá tập trung ở các nước đang phát triển.
Trong lịch sử phát triển của thế giới, bất kỳ nước nào dù phát triển hay
đang phát triển thì việc sản xuất nông nghiệp đều có vị trí quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân, tạo ra sự ổn định xã hội và mức an toàn lương thực quốc gia.
Sản phẩm nông nghiệp là nguồn tạo ra thu nhập ngoại tệ, tuỳ theo lợi thế của
mình mà mỗi nước có thể xuất khẩu thu ngoại tệ hay trao đổi lấy sản phẩm
công nghiệp để đầu tư lại cho nông nghiệp và các ngành khác trong nền kinh tế
quốc dân.
Theo báo của Worlk Bank (1992), hàng năm mức sản xuất so với yêu cầu
sử dụng lương thực vẫn thiếu hụt từ 150 - 200 triệu tấn, trong khi đó vẫn có 6 - 7
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3



triệu ha đất canh tác bị mất khả năng sản xuất, bị xói mòn. Trong 1200 triệu ha
đất bị thoái hoá có tới 544 triệu ha đất canh tác bị mất khả năng sản xuất do sử
dụng không hợp lý (Worlk Bank, 1992).
Năm 2008, Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên là 33.115 nghìn ha, dân số
là 86210,6 nghìn người, mật độ dân số 260 người/km2. Bình quân diện tích đất tự
nhiên là 3889 m2/người đứng thứ 9 trong khu vực. Trong đó đất nông nghiệp chỉ
có 24997,2 nghìn ha, bình quân diện tích đất nông nghiệp là 2899,55 m2/người
(Tổng cục Thống kê, 2010).
Năm 2008, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 156681,9 tỷ đồng, trong đó
trồng trọt là 122,37 tỷ đồng, chăn nuôi đạt 30938,6 tỷ đồng và nuôi trồng thủy
sản là 3367,6 tỷ đồng. Trong trồng trọt, cây lương thực đạt giá trị sản xuất là
70059,8 tỷ đồng; cây rau đậu đạt 10560,4 tỷ đồng; cây công nghiệp là 31015,4 tỷ
đồng và cây ăn quả đạt 9083,7 tỷ đồng. Trong năm 2008, diện tích cây lương
thực có hạt là 8542 nghìn ha, cây công nghiệp hàng năm là 805,8 nghìn ha, cây
công nghiệp lâu năm là 1886,1 nghìn ha và cây ăn quả là 775,3 nghìn ha (Tổng
cục Thống kê, 2010).
Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhằm thoả mãn nhu cầu cho
xã hội về nông sản phẩm đang trở thành một trong các mối quan tâm lớn nhất của
người quản lý và sử dụng đất.
1.1.2. Nông nghiệp vùng khí hậu nhiệt đới
Nông nghiệp nhiệt đới chiếm khoảng 1/3 diện tích lục địa với diện tích đất
nông nghiệp có ích khoảng 1,4 tỷ ha. Điều kiện khí hậu, đất đai đặc biệt với hoàn
cảnh kinh tế xã hội tạo cho nông nghiệp nhiệt đới có những nét riêng biểu hiện trên
các hệ thống cây trồng, vật nuôi. Vùng nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều và tập trung
gây dòng chảy và xói mòn nghiêm trọng. Đất đai so với vùng ôn đới thì không tốt
bằng và ít chất mùn, bị khoáng hoá mạnh. Khí hậu và đất nhiệt đới phần lớn thích
hợp cho việc trồng cây lâu năm, cà phê, chè, ca cao và các loại cây ăn quả nhiệt
đới. Đối với những vùng đất trũng, đất phù sa, đất giàu chất hữu cơ… rất thích hợp
cho việc gieo trồng các giống cây ngắn ngày, cây lương thực. Hiện nay, tại các
vùng nhiệt đới, việc sử dụng đất nông nghiệp theo đó hướng vào thâm canh cao,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


tăng năng suất, tăng vụ. Áp dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất. Đây là những nguyên nhân gây tình trạng thoái hoá đất, đất bị mất khả năng
sản xuất. Điều đó đặt ra vấn đề là phát triển sản xuất nông nghiệp đi đôi với bảo vệ
cải tạo đất, xây dựng nông nghiệp bền vững (Bách khoa toàn thư Việt Nam).
Khi nghiên cứu sự chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp của một số nước Đông
Nam Á cho thấy:
- Các nước đang chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế và cơ cấu nông nghiệp
theo hướng tập trung phát triển ngành hàng dựa vào lợi thế và cải tổ để đương
đầu với những thách thức mới của thế kỷ XXI.
+ Thái Lan: phát huy thế mạnh sẵn có, phát triển mạnh sản xuất nông
nghiệp và xuất khẩu nông sản theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, giảm bớt rủi ro
thị trường và tăng cường đầu tư công nghệ chế biến.
+ Malaixia: tập trung sản xuất hàng hoá có lợi thế cạnh tranh cao để xuất
khẩu, phát triển nông nghiệp thành một lĩnh vực hiện đại và thương mại hoá cao.
Tăng cường phát triển ngành chế biến gắn với sản xuất nông nghiệp dựa vào tài
nguyên của từng địa phương.
+ Inđônêxia: hướng mạnh vào sản xuất hàng hoá các mặt hàng có lợi thế
như: hạt tiêu, hoa quả, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, tôm đông lạnh và cá ngừ.
+ Philipin: phát huy thế mạnh sẵn có xây dựng các vùng chuyên canh gắn
với công nghiệp chế biến, hệ thống thông tin, ứng dụng và tiếp thị. Tăng cường
đầu tư cho nghiên cứu chuyển giao, áp dụng công nghệ và khuyến nông. Thay
đổi chiến lược chính sách nông nghiệp từ bảo trợ sản xuất sang tăng cường cạnh
tranh (Tổng cục Thống kê, 2006).
1.1.3. Nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững
Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn trong khi đó nhu cầu của con người về

các sản phẩm được lấy từ đất ngày càng tăng. Mặt khác đất nông nghiệp ngày
càng bị thu hẹp do bị trưng dụng sang các mục đích khác. Vì vậy, sử dụng đất
nông nghiệp ở nước ta cần hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội
trên cơ sở đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, tăng cường nguyên liệu cho
công nghiệp và hướng tới xuất khẩu. Sử dụng đất nông nghiệp trong sản xuất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


nông nghiệp dựa trên cơ sở cân nhắc những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, tận
dụng được tối đa lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái và không làm ảnh hưởng
xấu đến môi trường là những nguyên tắc cơ bản và cần thiết để đảm bảo cho khai
thác và sử dụng bền vững tài nguyên đất đai. Do đó đất nông nghiệp cần được sử
dụng theo nguyên tắc “đầy đủ và hợp lý”.
Thuật ngữ “sử dụng đất bền vững” được dựa trên các quan điểm sau:
- Duy trì và nâng cao các hoạt động sản xuất.
- Giảm thiểu mức rủi ro trong sản xuất.
- Bảo vệ tài nguyên tự nhiên và ngăn chặn sự thoái đất và nước.
- Có hiệu quả lâu bền.
- Được xã hội chấp nhận (Thái Phiên, 2000).
Năm nguyên tắc trên là cốt lõi của việc sử dụng đất đai bền vững, nếu sử
dụng đất đai đảm bảo các nguyên tắc trên thì đất đai được bảo vệ cho phát triển
nông nghiệp bền vững.
Để duy trì sự sống còn của con người, nhân loại đang phải đương đầu với
nhiều vấn đề hết sức phức tạp và khó khăn, sự bùng nổ dân số, nạn ô nhiễm và suy
thoái môi trường, mất cân bằng sinh thái,... Nhiều nước trên thế giới đã xây dựng
và phát triển nông nghiệp theo quan điểm nông nghiệp bền vững.
Nông nghiệp bền vững là tiền đề và điều kiện cho định cư lâu dài. Một
trong những cơ sở quan trọng bậc nhất của nông nghiệp bền vững là thiết lập được

các hệ thống sử dụng đất hợp lý. Về vấn đề này Altieri và cộng sự là Susanna B.H.
1990 cho rằng: nền tảng của nông nghiệp bền vững là chế độ đa canh cây trồng với
các lợi thế cơ bản là: tăng sản lượng, tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên, giảm tác
hại của sâu bệnh và cỏ dại, giảm nguy cơ rủi ro,... Quan điểm đa canh và đa dạng
hoá nhằm nâng cao sản lượng và tính ổn định này được ngân hàng thế giới đặc biệt
khuyến khích ở các nước nghèo (Khonkaen University, 1990).
Phát triển nông nghiệp bền vững sẽ vừa đáp ứng nhu cầu của hiện tại, vừa
đảm bảo nhu cầu của các thế hệ tương lai (Phạm Vân Đình và cs., 1998). Một
quan niệm khác cho rằng: phát triển nông nghiệp bền vững là sự quản lý và bảo
tồn sự thay đổi về tổ chức và kỹ thuật nhằm đảm bảo thoả mãn nhu cầu ngày
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


càng tăng của con người cả cho hiện tại và mai sau (FAO, 1990). Để phát triển
nông nghiệp bền vững ở nước ta cần nắm vững mục tiêu về tác dụng lâu bền của
từng mô hình, để duy trì và phát triển đa dạng sinh học.
1.2. Những vấn đề về hiệu quả và đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
1.2.1. Khái quát hiệu quả và hiệu quả sử dụng đất
Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả. Khi nhận thức của con người
còn hạn chế, người ta thường quan niệm kết quả và hiệu quả là một. Sau này khi
nhận thức của con người phát triển cao hơn, người ta thấy rõ sự khác nhau giữa
kết quả và hiệu quả.
Theo từ điển ngôn ngữ hiệu quả chính là kết quả như yêu cầu của việc làm
mang lại (Nguyễn Từ và Phí Văn Kỷ, 2006).
Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi
hướng tới, nó có những nội dung khác nhau. Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là
hiệu suất, là năng suất. Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận. Trong lao
động nói chung, hiệu quả lao động là năng suất lao động được đánh giá bằng số

lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, hoặc bằng số lượng sản
phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian (Bách khoa toàn thư Việt Nam).
Kết quả, mà là kết quả hữu ích là một đại lượng vật chất tạo ra do mục
đích của con người, được biểu hiện bằng những chỉ tiêu cụ thể, xác định. Do tính
chất mâu thuẫn giữa nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu ngày càng tăng của
con người mà người ta phải xem xét kết quả được tạo ra như thế nào? Chi phí bỏ
ra để tạo ra kết quả đó là bao nhiêu? Có đưa lại kết quả hữu ích hay không?
Chính vì thế khi đánh giá hoạt động sản xuất không chỉ dừng lại ở việc đánh giá
kết quả mà còn phải đánh giá chất lượng các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo
ra sản phẩm đó. Đánh giá chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh là nội
dung đánh giá hiệu quả (Đỗ Thị Tám, 2001).
Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấu cây
trồng, vật nuôi là một trong những vấn đề được quan tâm hiện nay của hầu hết
các nước trên thế giới. Nó không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học,
các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nông nghiệp mà còn là mong
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


muốn của cả nhà nông - những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất
nông nghiệp (Nguyễn Thị Vòng và cs., 2001).
Căn cứ vào nhu cầu thị trường, thực hiện đa dạng hoá cây trồng vật nuôi
trên cơ sở lựa chọn các sản phẩm có ưu thế ở từng địa phương, từ đó nghiên cứu
áp dụng công nghệ mới nhằm làm cho sản phẩm có tính cạnh tranh cao, là một
trong những điều tiên quyết để phát triển nền nông nghiệp hướng về xuất khẩu có
tính ổn định và bền vững (Đỗ Thị Tám, 2001).
Ngày nay các nhà nghiên cứu cho rằng: việc xác định đúng khái niệm,
bản chất của hiệu quả sử dụng đất phải xuất phát từ luận điểm triết học của Mác
và những lý luận của lý thuyết hệ thống, nghĩa là hiệu quả phải được xem xét

trên 3 mặt: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường (Tổng cục
Thống kê, 2006).
1.2.1.1. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới
nền sản xuất hàng hoá và với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác. Vì
thế hiệu quả kinh tế phải đáp ứng được 3 vấn đề (Vũ Thị Phương Thụy, 2000):
- Một là, mọi hoạt động của con người đều tuân theo quy luật “tiết kiệm
thời gian”.
- Hai là, hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm của lý
luận hệ thống.
- Ba là, hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của
hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường các nguồn lực sẵn có phục vụ cho
lợi ích của con người.
Hiệu quả kinh tế phải được tính bằng tổng giá trị trong một giai đoạn,
phải trên mức bình quân của vùng, hiệu quả vốn đầu tư phải lớn hơn lãi xuất
tiền cho vay vốn ngân hàng. Chất lượng sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn tiêu thụ
trong, ngoài nước, hệ thống phải giảm mức thấp nhất thiệt hại (rủi ro) do thiên
tai, sâu bệnh...
Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả
đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần
giá trị của các nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó cần xét cả về phần so sánh
tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa 2 đại lượng đó.
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả
kinh tế và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị

đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt
được một trong hai yếu tố hiệu quả kỹ thuật hay hiệu qủa nghiệp phân bổ mới có
điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ cho đạt hiệu quả kinh tế. Chỉ khi nào
việc sử dụng nguồn lực đạt cả chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ thì
khi đó mới đạt hiệu quả kinh tế.
Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng: bản chất của phạm trù kinh tế sử
dụng đất là: với một diện tích đất đai nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải
vật chất nhiều nhất với một lượng đầu tư chi phí về vật chất và lao động tiết kiệm
nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội (Vũ Thị Phương
Thụy, 2000).
1.2.1.2. Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã hội
và tổng chi phí bỏ ra (Vũ Thị Phương Thụy, 2000; Nguyễn Thị Vòng và cs.,
2001). Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau,
chúng là tiền đề của nhau và là một phạm trù thống nhất.
Hiệu quả xã hội trong sử dụng đất hiện nay là phải thu hút được nhiều lao
động, đảm bảo đời sống nhân dân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, nội lực và
nguồn lực của địa phương được phát huy; đáp ứng nhu cầu của hộ nông dân về
ăn, mặc, và nhu cầu sống khác. Sử dụng đất phù hợp với tập quán, nền văn hoá
của địa phương thì việc sử dụng đó bền vững hơn, ngược lại sẽ không được
người dân ủng hộ.
Theo Nguyễn Duy Tính (1995), hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất nông
nghiệp chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất
nông nghiệp (Nguyễn Duy Tính, 1995).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9



1.2.1.3. Hiệu quả về môi trường
Hiệu quả môi trường được thể hiện ở chỗ: loại hình sử dụng đất phải bảo vệ
được độ mầu mỡ của đất đai, ngăn chặn sự thoái hoá đất, bảo vệ môi trường sinh
thái. Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%). Đa dạng sinh
học biểu hiện qua thành phần loài (Nguyễn Văn Bộ và Bùi Huy Hiền, 2001).
Trong thực tế tác động của môi trường diễn ra rất phức tạp và theo chiều
hướng khác nhau. Cây trồng được phát triển tốt khi phát triển phù hợp với đặc
tính, tính chất của đất. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất dưới tác động của các
hoạt động sản xuất, quản lý của con người hệ thống cây trồng sẽ tạo nên những
ảnh hưởng rất khác nhau đến môi trường.
Hiệu quả môi trường được phân theo nguyên nhân gây nên gồm: hiệu
quả hoá học môi trường, hiệu quả vật lý môi trường và hiệu quả sinh học
môi trường (Đỗ Nguyên Hải, 2001).
Trong sản xuất nông nghiệp hiệu quả hoá học môi trường được đánh giá
thông qua mức độ hoá học hoá trong nông nghiệp. Đó là việc sử dụng phân bón
và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất cho cây trồng sinh trưởng tốt,
cho năng suất cao mà không gây ô nhiễm môi trường đất.
Hiệu quả sinh học môi trường được thể hiện qua mối tác động qua lại
giữa cây trồng với đất, giữa cây trồng với các loại dịch hại trong các loại hình sử
dụng đất nhằm giảm thiểu việc sử dụng hoá chất trong nông nghiệp mà vẫn đạt
được mục tiêu đặt ra.
Hiệu quả vật lý môi trường được thể hiện thông qua việc lợi dụng tốt nhất
tài nguyên khí hậu như ánh sáng, nhiệt độ, nước mưa của các kiểu sử dụng đất để
đạt sản lượng cao và tiết kiệm chi phí đầu vào.
1.2.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
- Cơ sở để lựa chọn hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp:
+ Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
+ Nhu cầu của địa phương về phát triển hoặc thay đổi loại hình sử dụng
đất nông nghiệp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


- Nguyên tắc khi lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp:
+ Hệ thống chỉ tiêu phải có tính thống nhất, tính toàn diện và tính hệ
thống. Các chỉ tiêu phải có mối quan hệ hữu cơ với nhau, phải đảm bảo tính so
sánh có thang bậc (Nguyễn Đình Hợi, 1993; Bùi Văn Ten, 2000).
+ Để đánh giá chính xác, toàn diện cần phải xác định các chỉ tiêu cơ bản
biểu hiện hiệu quả một cách khách quan, chân thật và đúng đắn theo quan điểm
và tiêu chuẩn đã chọn, các chỉ tiêu bổ sung để hiệu chỉnh chỉ tiêu cơ bản, làm cho
nội dung kinh tế biểu hiện đầy đủ hơn, cụ thể hơn (Vũ Khắc Hòa, 1996).
+ Các chỉ tiêu phải phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển nông
nghiệp ở nước ta, đồng thời có khả năng so sánh quốc tế trong quan hệ đối ngoại,
nhất là những sản phẩm có khả năng hướng tới xuất khẩu (Vũ Thị Phương Thụy,
2000).
+ Hệ thống chỉ tiêu phải đảm bảo tính thực tiễn và tính khoa học (Vũ Thị
Phương Thụy, 2000) và phải có tác dụng kích thích sản xuất phát triển.
- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp:
Bản chất của hiệu quả là mối quan hệ giữa kết quả và chi phí. Mối quan hệ
này có thể là quan hệ hiệu số hoặc quan hệ thương số (Vũ Khắc Hòa, 1996; Vũ
Thị Phương Thụy, 2000; Nguyễn Duy Tính, 1995) nên dạng tổng quát của hệ
thống chỉ tiêu hiệu quả:
H=K-C

H=

K- C


H = K/C

H=

C

K1-K0
C1- C0

Trong đó:
H: hiệu quả; K: Kết quả; C: Chi phí; 1 và 0 là chỉ số về thời gian.
* Hiệu quả kinh tế:
- Hiệu quả tính trên 1 ha đất nông nghiệp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


+ Giá trị sản xuất (GTSX): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ
được tạo ra trong một kỳ nhất định (thường là một năm).
+ Chi phí trung gian (CPTG) là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường
xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ
sử dụng trong quá trình sản xuất.
+ Giá trị gia tăng (GTGT): là hiệu số giữa GTSX và chi phí trung gian
(CPTG), là giá trị sản phẩm xã hội được tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó.
GTGT= GTSX - CPTG
- Hiệu quả kinh tế tính trên một đồng CPTG, bao gồm GTSX/CPTG và
GTGT/CPTG đây là chỉ tiêu tương đối của hiệu quả. Nó chỉ ra hiệu quả sử dụng
các chi phí biến đổi và thu dịch vụ.

- Hiệu quả kinh tế trên một ngày công lao động (LĐ) quy đổi, bao gồm:
GTSX/LĐ và GTGT/LĐ. Thực chất là đánh giá kết quả đầu tư lao động sống cho
từng kiểu sử dụng đất và từng cây trồng, làm cơ sở để so sánh với chi phí cơ hội
của người lao động.
Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng (giá trị tuyệt đối) bằng tiền
theo thời giá hiện hành, định tính (giá trị tương đối) được tính bằng mức độ cao,
thấp. Các chỉ tiêu đạt được mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.
* Hiệu quả xã hội
Theo hội khoa học đất Việt Nam (2000), hiệu quả xã hội được phân tích
bởi các chỉ tiêu sau:
- Đảm bảo an toàn lương thực, gia tăng lợi ích của người nông dân.
- Đáp ứng được mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của vùng.
- Thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân.
- Góp phần định canh, định cư, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật...
- Tăng cường sản phẩm hàng hoá, đặc biệt là hàng xuất khẩu.
* Hiệu quả môi trường
Việc xác định hiệu quả về mặt môi trường của quá trình sử dụng đất nông
nghiệp là rất phức tạp, rất khó định lượng, đòi hỏi phải được nghiên cứu, phân
tích trong thời gian dài. Vì vậy, đề tài của chúng tôi chỉ dừng lại ở việc đánh giá
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


ảnh hưởng của sản xuất cây trồng tới đất đai, việc đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật cho các loại hình sử dụng đất hiện tại.
1.3. Xu hướng sử dụng đất nông nghiệp
1.3.1. Những xu hướng phát triển nông nghiệp trên thế giới
Theo Đường Hồng Dật (1995), trên con đường phát triển nông nghiệp,
mỗi nước đều chịu ảnh hưởng của các điều kiện khác nhau, nhưng phải giải

quyết vấn đề chung sau:
- Không ngừng nâng cao chất lượng nông sản, năng suất lao động trong
nông nghiệp, nâng cao hiệu quả đầu tư;
- Mức độ và phương thức đầu tư vốn, lao động, khoa học và quá trình
phát triển nông nghiệp. Theo chiều hướng chung nhất là phấn đấu giảm lao
động chân tay, đầu tư nhiều lao động trí óc, tăng cường hiệu quả của lao động
quản lý và tổ chức;
- Mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp và môi trường.
Từ những vấn đề chung trên, mỗi nước lại có chiến lược phát triển nông
nghiệp khác nhau và có thể chia làm hai xu hướng:
* Nông nghiệp công nghiệp hoá: sử dụng nhiều thành tựu và kết quả của
công nghiệp, sử dụng nhiều vật tư kỹ thuật, dùng trang thiết bị máy móc, sản
xuất theo quy trình kỹ thuật chặt chẽ gần như công nghiệp, đạt năng suất cây
trồng vật nuôi và năng suất lao động cao. Khoảng 10% lao động xã hội trực tiếp
làm nông nghiệp những vẫn đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Nông
nghiệp công nghiệp hoá gây nên nhiều hậu quả sinh thái nghiêm trọng, gây ô
nhiễm môi trường làm giảm tính đa dạng sinh học, làm hao hụt nguồn gen thiên
nhiên (Bách khoa toàn thư Việt Nam).
Theo cách hiểu gần đây nhất được đưa ra: Nông nghiệp công nghiệp hoá
là một nền nông nghiệp được công nghiệp hoá khi áp dụng đầy đủ các thành tựu
của một xã hội công nghiệp vào nông nghiệp. Các thành tựu đó thể hiện trên
nhiều mặt: thông tin, điện tử, sinh học, hoá học, cơ khí… Thực tế cho thấy nhiều
nước công nghiệp phát triển, nền nông nghiệp công nghiệp hoá thể hiện theo
cách thể hiện này đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, nhược điểm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


của nền nông nghiệp này là không chú ý đầy đủ đến các tác động của hoạt động

sản xuất nông nghiệp lên môi trường tự nhiên (Dương Hồng Dật và cs.,1994).
* Nông nghiệp sinh thái: nhấn mạnh các yếu tố sinh học, các yếu tố tự
nhiên, có chú ý hơn đến các quy luật sinh học, quy luật tự nhiên. Tuy nhiên, trong
nhiều trường hợp nông nghiệp sinh thái không đảm bảo hiệu quả cao.
Gần đây nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu nền nông nghiệp bền vững. Đó
là một dạng nông nghiệp sinh thái với mục tiêu là sản xuất nông nghiệp đi đôi
với giữ gìn và bảo vệ môi trường sinh thái đảm bảo cho nông nghiệp phát triển
bền vững, lâu dài.
Trong thực tế phát triển theo những dạng tổng hợp, đan xen các xu hướng
vào nhau ở nhiều mức độ khác nhau. Cụ thể như :
- “Cách mạng xanh’’ đã được thực hiện ở các nước đang phát triển ở Châu
Á, Mỹ La Tinh và đã đem lại những bước phát triển lớn ở những nước đó vào
những năm của thập kỷ 60. Thực chất cuộc cách mạng này dựa chủ yếu vào việc
áp dụng các giống cây lương thực có năng suất lúa cao (lúa nước, lúa mì, ngô...),
xây dựng hệ thống thuỷ lợi, sử dụng nhiều loại phân hoá học. “Cách mạng xanh”
đã dựa vào cả một số yếu tố sinh học, một số yếu tố hoá học và cả thành tựu của
công nghiệp.
- “Cách mạng trắng’’ được thực hiện dựa vào việc tạo ra các giống gia súc
có tiềm năng cho sữa cao, vào những tiến bộ khoa học đạt được trong việc tăng
năng suất và chất lượng các loại gia súc, trong các phương thức chăn nuôi mang
ít nhiều tính chất công nghiệp. Cuộc cách mạng này đã tạo được những bước
phát triển lớn trong chăn nuôi ở một số nước và được thực hiện trong mối quan
hệ chặt chẽ với “cách mạng xanh”.
- “Cách mạng nâu’’ diễn ra trên cơ sở giải quyết mối quan hệ của nông
dân với ruộng đất. Trên cơ sở khơi dậy lòng yêu quý của nông dân đối với đất
đai, khuyến khích tính cần cù của họ để tăng năng suất và sản lượng trong nông
nghiệp (Dương Hồng Dật và cs.,1994).
Cả ba cuộc cách mạng này mới chỉ dừng lại ở việc, tháo gỡ những khó
khăn trước mắt, chứ chưa thể là cơ sở cho một chiến lược phát triển nông nghiệp
lâu dài và bền vững.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14


Từ những bài học của lịch sử phát triển nông nghiệp, những thành tựu đạt
được của khoa học công nghệ, ở giai đoạn hiện nay muốn đưa nông nghiệp đi lên
phải xây dựng và thực hiện một nền nông nghiệp trí tuệ. Bởi vì, tính phong phú đa
dạng và đầy biến động của nông nghiệp đòi hỏi những hiểu biết và những xử lý
đầy trí tuệ và rất biện chứng. Nông nghiệp trí tuệ thể hiện ở việc phát hiện, nắm bắt
và vận dụng các quy luật tự nhiên và xã hội trong mọi mặt hoạt động của hệ thống
nông nghiệp phong phú, biểu hiện ở việc áp dụng các giải pháp phù hợp, hợp lý.
Nông nghiệp trí tuệ là bước phát triển ở mức cao, là sự kết hợp ở đỉnh cao của các
thành tựu sinh học, công nghiệp, kinh tế, quản lý được vận dụng phù hợp với điều
kiện của mỗi nước, mỗi vùng (Dương Hồng Dật và cs., 1994).
Theo trung tâm thông tin chuyên đề nông nghiệp và phát triển nông thôn:
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển thành công về sản xuất nông
nghiệp và tăng trưởng về mức sống, nhiều nước đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu
cây trồng và đa dạng hoá sản xuất. Như: Philipin năm 1987-1992 chính phủ đã có
chiến lược chuyển đổi cơ cấu, đa dạng hoá cây trồng nhằm thúc đẩy nông nghiệp
phát triển; Thái Lan những năm 1982-1996 đã có những chính sách đầu tư phát
triển nông nghiệp; Ấn Độ kể từ thập kỷ 80, khi sản xuất lương thực đã đủ đảm
bảo an ninh lương thực thì các chính sách phát triển nông nghiệp của chính phủ
chuyển sang đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đa dạng hoá sản xuất, phát
triển nhiều cây trồng ngoài lương thực...
1.3.2. Định hướng phát triển nông nghiệp Việt Nam trong tương lai
Trong 10 năm qua, sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn tiếp tục
phát triển, đạt nhiều thành công lớn.
a. Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng trưởng nhanh
Từ năm 2000 đến nay, tăng trưởng giá trị sản xuất của nông nghiệp bình

quân đạt gần 5,5%/năm. Trong giai đoạn gần đây, mặc dù trung bình mỗi năm
giảm đi khoảng 70.000 ha đất nông nghiệp, trên 100 nghìn lao động, tỷ trọng
trong đầu tư xã hội giảm, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng nông,
lâm, thủy sản vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng GDP 3,8%/năm (Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, 2009).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 15


×