Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tiểu luận Đánh giá đất Đánh giá hiệu quả loại hình sử dụng đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.49 KB, 11 trang )

I. Đặt vấn đề
Luật đất đai Việt Nam hiện hành khẳng định: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng
quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường
sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, xã
hội, an ninh quốc phòng”.
Dân số gia tăng làm tăng nhu cầu sử dụng đất của con người, trong khi đất là tài
nguyên hữu hạn, không có khả năng tái tạo mà chỉ có thể phục hồi. Vì vậy, vấn đề sử
dụng đất hợp lý, cải tạo và bảo vệ tài nguyên đất là một trong những vấn đề đáng được
quan tâm hàng đầu. Điều tra, nghiên cứu để nắm số lượng, chất lượng đất đai, đánh giá
đất và qui hoạch sử dụng đất đai hợp lý là yêu cầu không thể thiếu của các chủ thể sử
dụng đất.
Đánh giá đất là quá trình xác định tiềm năng, mức độ thích hợp của đất đối với một
hay một số loại hình sử dụng đất, cây trồng lựa chọn từ mức độ chi tiết đến tổng thể
vùng. Kết hợp với sự nghiên cứu về tình hình tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng để đề ra
các biện pháp canh tác phù hợp, các phương pháp cải tạo đất khoa học và áp dụng máy
móc, trang thiết bị kỹ thuật trong quá trình sản xuất. Từ đó ta đề xuất và lựa chọn các loại
hình sử dụng đất hiệu quả nhất để đem lại nguồn lợi kinh tế cao.
Đánh giá đất là một phần quan trọng của quá trình qui hoạch, sử dụng đất. Là cơ sở để
khai thác sử dụng đất một cách hiệu quả, tiết kiệm, ổn định lâu dài và bảo vệ môi trường
sinh thái.
Phường Điện Nam Trung vừa được thành lập trên cơ sở toàn bộ 803,74 ha diện tích tự
nhiên và 9.273 nhân khẩu của xã Điện Nam Trung theo Nghị quyết Số 889/NQUBTVQH13 ngày 11/3/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập thị xã Điện
Bàn và 7 phường thuộc thị xã. Đây là 1 trong 5 phường vùng cát của huyện Điện Bàn
tỉnh Quảng Nam và nằm trong khu vực trung tâm phát triển đô thị Điện Nam – Điện
Ngọc.
Điện Nam Trung là phường có tốc độ phát triển nhanh chóng, nhu cầu sử dụng đất
đai để phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ, cơ sở hạ tầng cũng như nhu cầu đất ở cho
dân số phát sinh, tái định cư là rất lớn. Theo kế hoạch sử dụng đất ở phường trong những
năm tới thì diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm và tăng dần diện tích đất phi
nông nghiệp, khai thác, tận dụng đất chưa sử dụng, giảm mạnh diện tích đất sản xuất
nông nghiệp. Do đó, việc lựa chọn loại hình sử dụng đất và bố trí cây trồng nào cho phù


hợp với điều kiện tự nhiên mà đem lại hiệu quả về cả kinh tế, xã hội và môi trường là rất
cần thiết.
II. Đối tượng, phạm vi, phương pháp điều tra, thu thập số liệu
1. Đối tượng và phạm vi điều tra
Toàn bộ quỹ đất nông nghiệp trong phạm vi của phường Điện Nam Trung, huyện
Điện Bàn, Tỉnh Quảng Nam.
2. Phương pháp điều tra, thu thập và xử lý số liệu
Thu thập thông tin về tình hình tự nhiên, kinh tế, xã hội... qua các báo cáo của địa
phương, tham khảo và kế thừa số liệu đã có sẵn.
Điều tra bằng bảng hỏi 14 hộ trong 3 khối phố: Quảng Lăng 2, khối 8A và khối 5.
Phương pháp chuyên gia: phỏng vấn người am hiểu là cán bộ nông nghiệp, cán bộ địa
chính phường.
Số liệu thu được gồm cả số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp. Số liệu sơ cấp được xử lý
bằng tay.
1


III. Kết quả
1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội phường Điện Nam Trung
1.1 Điều kiện tự nhiên
- Khí hậu: khí hậu của phường mang nét đặc trưng của khí hậu nhiệt đới vùng trung
trung bộ: nắng nhiều, mưa theo mùa và chịu ảnh hưởng của gió mùa.
+ Nhiệt độ trung bình năm: 25,6oC
+ Độ ẩm trung bình năm: 84%
+ Lượng mưa trung bình: 2.050 mm
+ Gió mùa đông bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau kèm theo mưa lớn tập
trung vào tháng 10–11; gió mùa tây nam, đông nam thổi từ tháng 3-9 làm thời tiết khô và
nóng.
Những năm gần đây, thời tiết khí hậu diễn biến thất thường, hay bị thiên tai bão lụt.
- Địa hình: phường gồm 2 dạng địa hình chính là:

+ đồng bằng phía tây: chiếm khoảng 45% diện tích đất tự nhiên, tương đối bằng
phẳng, độ cao trung bình khoảng 4-6 m so với mực nước biển, hình thành nên các cánh
đồng sản xuất nông nghiệp và tập trung các khu dân cư. Ở khu vực ven sông Vĩnh Điện
địa hình thấp trũng, thường bị ngập lụt vào mùa mưa.
+ cồn cát phía đông: chiếm 55% diện tích đất tự nhiên, độ cao trung bình 5-8 m
so với mực nước biển, địa hình nhấp nhô, nhiều cồn cát, bãi cát nhưng nhìn chung thì sự
chênh lệch độ cao không lớn.
- Thổ nhưỡng: diện tích phần đất của phường là 776,06 ha, phân thành 2 loại đất
chính:
+ đất phù sa được bồi đắp hàng năm (Pb): có diện tích 210 ha, chiếm khoảng
27,06% tổng diện tích đất, phân bố tập trung ở phía tây của phường. Đất tương đối đồng
nhất về màu sắc, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, tầng dày cấp I, một số nơi
có hiện tượng glây ở độ sâu 30cm, đất được dùng để sản xuất nông nghiệp cho năng suất
cao và ổn định.
+ đất cồn cát, bãi cát trắng vàng (Cc): diện tích 566,06 ha, chiếm 72,94%, đất có
màu trắng xám, xám vàng. Thành phần cơ giới hạt thô, phân bố trên địa hình tương đối
cao ở khu vực phía đông của phường. Đất được dùng vào mục đích trồng các loại cây
hàng năm và phát triển các trang trại lợn, gà.
- Thủy văn: hệ thống sông và mặt nước chuyên dùng có diện tích 24,78 ha, chiếm
27,06% diện tích phường. Phía tây có sông Vĩnh Điện chảy qua một đoạn phường dài 3,6
km, thông qua 2 trạm bơm Đông Hồ và Vĩnh Điện thì đây là nguồn cung cấp nước chính
cho các cánh đồng trồng lúa và màu ở các thôn 8A, 8B, Quảng Lăng 1 và Quảng Lăng 2.
Phía đông có sông Trùng Lăng nhưng bị bồi lấp và thu hẹp nhiều đoạn, khả năng khai
thác nước hạn chế. Hoạt động trồng trọt ở khu vực thôn Quảng Lăng 4, thôn 5 và một
phần thôn Quảng Lăng 2 chủ yếu sử dụng nước ngầm tại chỗ hoặc nước trời.
1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của phường
- Dân số và lao động: theo thống kê, tính đến quý III năm 2011, phường có số dân là
7835 người, trong đó, số dân trong độ tuổi lao động là 4635 người, chiếm 59,16% dân số.
Lao động nông nghiệp là 1235 người, chiếm 27,4% số dân lao động.
- Số hộ: toàn phường có 2049 hộ, trong đó: + hộ khá là 450 hộ, chiếm 22,0%

+ hộ trung bình là 1350 hộ, chiếm 65,9%
+ hộ cận nghèo là 88 hộ, chiếm 4,3%
+ hộ nghèo là 161 hộ, chiếm 7,8%
2


- Giao thông: hệ thống giao thông của phường phân bố đều khắp và được trải nhựa
hoặc bê tông hóa đến từng khu dân cư, đường ĐT 607A từ Đà Nẵng đến Hội An có chiều
rộng trung bình 9 m, đoạn chạy qua phường dài khoảng 1,3 km.
2.

Sơ lược hiện trạng sử dụng đất của địa phương
Phường Điện Nam Trung có tổng diện tích tự nhiên là 800,84 ha, theo số liệu thống
kê đất đai đến ngày 01/01/2011, quỹ đất của phường được sử dụng vào các mục đích cụ
thể như biểu đồ sau:

Biểu đồ 1: Hiện trạng sử dụng đất xã Điện Nam Trung năm 2010
Trong đó hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2010 được cụ thể ở bảng sau:
Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp phường Điện Nam Trung năm 2010
Mục đích sử dụng đất



Đất nông nghiệp
1. Đất sản xuất nông nghiệp
1.1 Đất trồng cây hàng năm
1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nước
1.1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại
1.2 Đất trồng cây lâu năm
2. Đất nuôi trồng thủy sản


NNP
SXN
CHN
LUC
HNC
CLN
NTS

Diện tích
(ha)
427,30
424,84
298,01
147,61
150,40
126,83
2,46

Cơ cấu
(%)
100
99,42
69,74
34,54
35,20
29,68
0,58

Như vậy, trong quỹ đất của phường thì đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp chiếm

tỷ lệ lớn nhất với 53,36% và trong diện tích đất nông nghiệp thì đất trồng cây hàng năm
(trồng lúa nước và cây hàng năm khác) có diện tích cao hơn đất trồng cây lâu năm, đất
nuôi trồng thủy sản chiếm diện tích khá nhỏ là 2,46 ha với tỷ lệ 0,58%. Tuy nhiên, theo
kế hoạch sử dụng đất ở phường trong những năm tới thì diện tích đất nông nghiệp có xu
hướng giảm và tăng dần diện tích đất phi nông nghiệp, khai thác, tận dụng đất chưa sử
3


dụng; giảm mạnh diện tích đất sản xuất nông nghiệp và mở rộng diện tích đất nuôi trồng
thủy sản.
3.
Các loại hình sử dụng đất của phường
Điện Nam Trung là phường đồng bằng, dân cư sinh sống ổn định và có truyền thống
sản xuất nông nghiệp từ lâu đời, nên các loại hình sử dụng đất ở đây mang đặc điểm của
vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh. Các loại hình sử dụng đất chính trên đất nông
nghiệp mà em đã điều tra được là:

Bảng 2: Các loại hình sử dụng đất chính trên đất nông nghiệp ở phường Điện Nam
Trung
Điều kiện tự nhiên
Điều kiện
Vùng đất
tưới

Đất phù sa
được bồi đắp

Có tưới

Loại hình sử dụng đất

Loại hình
Kiểu sử dụng đất
sử dụng đất chi tiết
(hệ thống cây trồng)

Chuyên lúa
Chuyên rau

Có tưới

Chuyên lúa
Lúa - màu
Chuyên hoa
Chuyên rau

Đất cát

Nhờ mưa

-

Màu và cây công
nghiệp ngắn ngày

Cây lâu năm

Lúa đông xuân – lúa hè thu
Rau màu các loại (cải, xà lách, răm,
húng, dưa leo, khổ qua...)
Lúa đông xuân – lúa hè thu

Lúa đông xuân – rau màu các loại
Hoa cúc 3 vụ
Rau các loại (cải, xà lách, ngò, quế,
diếp cá...)
1. Đậu phộng đông xuân – khoai lang
+ sắn
2. Đậu phộng đông xuân – mè – rau
ngắn ngày
3. Bắp xuân – đậu xanh – khoai lang
+ sắn
4. Thuốc lá đông xuân
5. Các loại thực phẩm và rau củ (cà
chua, ớt, dưa gang, dưa hồng, cà
tím...).
Điều (đào lộn hột), cây ăn quả

Bảng 3: Diện tích, sản lượng, năng suất của một số loại cây trồng chính
ở phường Điện Nam Trung năm 2011
Loại cây trồng

Lúa
Bắp
Đậu phộng
Khoai lang
Sắn

Rau các loại

Diện tích gieo trồng (ha)


Sản lượng (tấn)

295
18,56
30
33
16
6
130

1.515,8
92,8
66
108,9
56
3
23.400
4

Năng suất bình quân (tạ/ha)

51,4
50
22
33
35
5
180



Hoa cúc
36
Từ kết quả trên ta thấy năng suất lúa, bắp và đậu phộng của phường thuộc loại khá,
xấp xỉ năng suất lúa, bắp và đậu phộng bình quân của cả nước năm 2010 còn năng suất
khoai lang, sắn, mè rất thấp so với năng suất bình quân cả nước năm 2010.
Qua quá trình tìm hiểu em nhận thấy phường có nhiều loại hình sử dụng đất, tuy
nhiên hiệu quả kinh tế của việc trồng cây lâu năm là chưa cao và đang được chuyển đổi.
Đối với cây hàng năm thì chỉ có các loại hình sử dụng đất có tưới là có hệ số sử dụng đất
cao, khai thác triệt để diện tích đất gieo trồng và đem lại hiệu quả kinh tế cao còn các loại
hình sử dụng đất ở vùng cát sử dụng nước trời thì chỉ gieo trồng và thu hoạch khoảng từ
tháng 11 đến tháng 2 năm sau, thời gian còn lại thường bỏ hoang đất hoặc trồng nhưng vì
ít đầu tư nên đạt hiệu quả không cao.
Sau đây em xin đề xuất một số loại hình sử dụng đất có hiệu quả của phường.
3. Loại hình sử dụng đất chuyên lúa
3.1 Thuộc tính sinh học của cây lúa nước
3.1.1 Sản phẩm và phúc lợi
Lúa là cây lương thực cho hạt, gạo từ cây lúa chứa lượng tinh bột lớn, có thể chế biến
thành nhiều sản phẩm khác nhau như cơm, bún, mì, bánh tráng... Ở nước ta cũng như
nhiều nước khác hiện nay thì cơm vẫn là thức ăn chính trong bữa ăn hàng ngày, do đó lúa
là cây trồng truyền thống và lâu đời của người Việt và được gieo trồng ở hầu hết các
vùng trong cả nước.
Sản xuất lúa gạo luôn giữ vị trí trung tâm trong nông nghiệp và kinh tế Việt Nam. Lúa
gạo là nguồn quan trọng đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, xuất khẩu lúa gạo đem lại
nguồn thu lớn cho nền kinh tế.
3.1.2 Yêu cầu sinh học của cây lúa nước
a. Nhu cầu về nước
Nước là thành phần chủ yếu và cực kỳ quan trọng đối với đời sống cây lúa. Nước là
điều kiện để thực hiện các quá trình sinh lý trong cây lúa, đồng thời cũng là môi trường
sống của cây lúa. Nước trong cây lúa và nước ruộng lúa là yếu tố điều hòa nhiệt độ cho
cây lúa cũng như quần thể, không gian ruộng lúa, góp phần làm cứng thân và lá lúa.

Cây lúa sống trong ruộng nước, là cây cần và ưa nước điển hình. Ở nước ta đại bộ
phận ruộng lúa đều tưới ngập nước. Lượng nước cần cho cây lúa trung bình 6-7mm/ngày,
8-9mm/ngày vào mùa khô.
b. Nhiệt độ
Cây lúa phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nóng ẩm. Lúa là loại cây ưa nóng, sinh
trưởng và phát triển tốt nhất trong phạm vi nhiệt 20-30oC để hoàn thành chu kỳ sống, cây
lúa cần một lượng nhiệt nhất định.
Trong điều kiện trồng lúa ở nước ta, thường những giống ngắn ngày cần một lượng
tổng tích ôn là 2.500-3.000oC, giống trung ngày từ 3.000-3.500 oC, giống dài ngày từ
3.500-4.500oC.
c. Ánh sáng
Lúa là cây ưa sáng. Cường độ ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quang hợp
và tạo năng suất lúa.
Thời gian chiếu sáng có tác dụng rõ rệt đến quá trình phân hóa đòng và trỗ bông. Nếu
không có điều kiện chiếu sáng phù hợp thì cây lúa không thể ra hoa, kết hạt được. Lúa
thuộc nhóm cây ngày ngắn, chỉ đòi hỏi thời gian chiếu sáng dưới 13 giờ/ngày. Với thời

5


gian chiếu sáng từ 9-10 giờ/ngày có tác dụng rõ rệt đối với việc xúc tiến quá trình làm
đòng, trỗ bông của cây lúa.
d. Điều kiện đất đai
Cây lúa có khả năng thích ứng rộng với các loại đất khác nhau đặc biệt là đất phù sa
châu thổ. Ở miền Trung, cây lúa có thể sinh trưởng trên các loại đất như: đất phù sa ven
sông, đất cát ven biển, đất mặn tập trung ven biển, đất phèn chua, đất trũng.
3.2 Thuộc tính kinh tế - xã hội
3.2.1 Định hướng thị trường
Phường Điện Nam Trung thuộc vùng nam trung bộ nên vị trí địa lý và điều kiện khí
hậu kém thuận lợi cho việc trồng lúa hơn nhiều vùng khác do đó việc sản xuất lúa gạo

của phường chủ yếu phục vụ tiêu dùng trong gia đình chỉ bán lượng lúa dư (sản xuất tự
túc kết hợp với hàng hóa phụ).
3.2.2 Vốn đầu tư
Bảng 4: Chi phí đầu tư trồng lúa cho 1ha/vụ (năm 2011)
Số lượng
Thành tiền
Chỉ tiêu
Đơn giá
trên 1 ha
(đồng)
Chi
Giống
100 kg
14.500 đ/kg
1.450.000
phí
Phân Urê
140 kg
13.000 đ/kg
1.820.000
Bón
NPK
100 kg
12.000 đ/kg
1.200.000
Kali
100 kg
13.000 đ/kg
1.300.000
Lân

500 kg
4.000 đ/kg
2.000.000
Chuồng
10.000 kg
500 đ/kg
5.000.000
Vôi
500 kg
1.500 đ/kg
750.000
Thuốc Diệt cỏ (Lyrin)
20 chai 10.000 đ/chai
200.000
bảo vệ Trừ sâu (Mote)
20 chai 15.000 đ/chai
300.000
thực vật Mầm (Tungrice)
20 chai 12.000 đ/chai
240.000
Chi phí lao động
140 công 100.000đ/công
14.000.000
Dọn mương
100.000
Chi phí
Làm đất
2.600.000
máy móc
Cắt, tuốt

3.000.000
Tổng chi phí
33.960.000
3.2.3 Các thuộc tính kinh tế - xã hội khác của loại hình sử dụng đất chuyên lúa
Quá trình sản xuất lúa ở phường hiện nay đã cơ giới hóa một phần ở các khâu làm đất,
dọn bờ, gặt, tuốt và vận chuyển, giảm công lao động của nông dân. Người dân chỉ làm
xạ, bón phân, phun thuốc và phơi lúa.
Máy móc phục vụ sản xuất ở phường gồm có máy cày,
máy thổi, máy tuốt lúa, máy bơm, máy xay gạo. Máy
cắt lúa đi theo xứ đồng, thuê ở phường khác.
Nguồn nước thủy lợi dồi dào, đường giao thông được
bê tông hóa đến các cánh đồng nên việc đi lại và vận
chuyển nông sản dễ dàng. Nhờ chính sách khuyến nông
của nhà nước vì vậy bà con không phải đóng thuế thủy
lợi và thuế đất. Dịch vụ giống được hợp tác phường
quan tâm, vận chuyển đến tận nơi.
Năm 2011 bà con trong phường đã gieo trồng các giống lúa sau: Xi23, X21, NX30,
CH207. Với tổng diện tích lúa gieo trồng là 295 ha, trong đó:
6


Bảng 5: Kết quả sản xuất lúa phường Điện Nam Trung năm 2011
Năng suất
Thu nhập 1 ha
Diện tích
Sản lượng
Vụ
Bình quân
Giá lúa
(đồng)

Gieo trồng (ha)
(tấn)
(tạ/ha)
Đông xuân
149
54,7
815,0
8.000
43.760.000
đ/kg
Hè thu
146
48
700,8
38.400.000
Cả năm
295
51,4
1515,8
82.160.000
Vụ hè thu do ảnh hưởng của thời tiết xấu, khi gần thu hoạch gặp mưa bão nên năng
suất lúa thấp hơn vụ đông xuân. Tuy vậy, vẫn đạt lợi nhuận thuần cả năm là 14.240.000
đ/ha.
Qua tìm hiểu em nhận thấy lúa được trồng ở các cánh đồng đất phù sa phía tây như
Minh Đương, Hạ Quang Lộ (thôn 8A), Bàu Muốn và Thăng Lăng (thôn 8B) có sản lượng
cao hơn các cánh đồng trồng lúa đất cát thôn Quảng Lăng 1 và Quảng Lăng 3.
4. Loại hình sử dụng đất chuyên hoa
4.1 Thuộc tính sinh học của cây hoa cúc
4.1.1 Sản phẩm và phúc lợi của cây hoa cúc
Cúc là loại cây cảnh có giá trị thưởng ngoại, ngoài ra còn có các giá trị thực dụng

khác như dùng để ăn, pha chè uống và làm thuốc.
Việc trồng hoa nói chung cũng như hoa cúc nói riêng đang phát triển ở nhiều nơi trên
nước ta hiện nay và đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân.
4.1.2 Yêu cầu sinh học của cây hoa cúc
Tính thích ứng của cây cúc khá mạnh, yêu cầu điều kiện khí hậu và đất đai không cao,
có thể trồng khắp nơi trên đất nước ta.
Đặc điểm đất trồng và nhu cầu về nước: cúc là cây trồng cạn, tránh tích nước, không
chịu được úng; trồng nơi đất cát có nhiều mùn, thoát nước, thoáng gió thì cây phát triển
tốt. Độ ẩm đất thích hợp từ 60-70%.
Nhu cầu nhiệt độ: cúc ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ sinh trưởng tốt nhất từ 20-25 oC,
một số giống chịu nhiệt cao hơn từ 30-35oC. Cây chịu được sương lạnh.
Điều kiện ánh sáng: cúc là cây ưa nửa bóng, tránh nắng, thuộc cây ngày ngắn, thời
gian chiếu sáng tốt nhất đối với cây hoa cúc tốt nhất là 11 giờ sáng/ngày.
4.2 Thuộc tính kinh tế xã hội
4.2.1 Định hướng thị trường
Đây là loại hình sản xuất hàng hóa. Hoa trồng ra được nông dân chở đi bán cho các
cửa hàng hoa tại chợ Vĩnh Điện hoặc đem bán trực tiếp ở chợ Điện Nam vào các ngày
rằm và mùng một âm lịch.
Đối với hoa trồng ở chậu (trồng vụ đông) để bán tết thì người dân chở đi tiêu thụ ở Đà
Nẵng và có lái buôn ở Huế vào mua.
4.2.2 Vốn đầu tư
Đây là loại hình sử dụng đất đòi hỏi chi phí sản xuất cao. Đối với cúc trồng trên đất
để bán cho các chợ vào ngày thường thì chi phí đầu tư trên 1 ha như sau:
Bảng 6: Chi phí đầu tư cho 1 ha cúc trồng trên đất
Chỉ tiêu
Số lượng 1 ha
Đơn giá
Thành tiền (đồng)
Giống
200.000 cây

1.200 đ/cây
240.000.000
Chi
Urê
280
kg
13.000
đ/kg
3.640.000
Phân bón
Lân
830 kg
4.000 đ/kg
3.320.000
Kali
280 kg
13.000 đ/kg
3.640.000
Chuồng
27.000 kg
400 đ/kg
10.800.000
Bánh dầu
2.500 kg
8.000 đ/kg
20.000.000
7


phí

vật
chất
Thuốc bảo Diệt nấm (Score)
Trừ sâu (Sherpa)
Diệt rầy (Bassa)
Công lao động
Máy bơm tưới nước bằng vòi phun

20 chai 12.000 đ/chai
20 chai 12.000 đ/chai
20 chai 13.000 đ/chai
1000 công 100.000đ/công

240.000
240.000
260.000
100.000.000
2.000.000
Tổng chi phí
384.140.000
Bên cạnh các chi phí đầu tư biến động trên còn có chi phí đầu tư ban đầu làm giàn
che, vòi bơm nước. Vào vụ thu đông, ngoài trồng trên đất, bà con còn trồng cúc chậu, cúc
chậu đòi hỏi kỹ thuật phức tạp hơn và chi phí đầu tư cao hơn (chi phí chậu, bóng điện sửi
ấm, điện...) để có hoa đẹp và trổ đúng vào diệp tết. Do đó chi phí bỏ cũng như lãi thu về
cao hơn.
4.2.3 Các thuộc tính kinh tế xã hội khác của loại hình sử dụng đất chuyên hoa
Việc chuyên trồng hoa cúc ở phường chỉ mới được bà con trồng vài năm trở lại đây,
do đó chưa có kinh nghiệm nhiều. Trồng cúc đòi hỏi kỹ thuật cao từ khâu trồng đến chăm
sóc và thu hái nên để có hiệu quả bà con cần tìm hiểu thêm nhiều kiến thức liên quan.
Năm 2011 xã trồng 3 vụ hoa với tổng diện tích

là 36 ha gồm cả trồng trên đất và trên chậu, hoa
trồng chậu chuẩn bị tiêu thu vào diệp tết Nhâm Thìn
này.
Với giá bán trung bình khoảng 4.000 đ/cây (thời
điểm rẻ nhất là 2.000 đ/cây và có lúc được giá lên
đến 8.000 đ/cây), sau khi trừ chi phí sản xuất (chưa
kể chi phí cố định và vận chuyển) thì thu nhập
thuần trên 1 ha/vụ hoa là 415.860.000 đồng.
5. Loại hình sử dụng đất chuyên rau
5.1 Thuộc tính sinh học của cây rau
5.1.1 Sản phẩm và phúc lợi
Rau là loại cây có nhiều giá trị dinh dưỡng, cung cấp các loại vitamin A, B, C, D, K,
PP, các loại muối khoáng (Ca, Fe, P) cần cho cấu tạo xương và tạo máu, cung cấp axit
hữu cơ làm cho hoạt động sinh lý của con người bình thường, nhiều loại rau còn có tác
dụng làm thuốc chữa bệnh... Tóm lại, rau là một loại thực phẩm cần thiết cho đời sống
con người cũng như trong chăn nuôi.
5.1.2 Yêu cầu sinh học của cây rau
Các loại rau ăn lá (cải, xà lách, húng, quế,...) có thời gian sinh trưởng từ 45 - 60 ngày.
Nhiệt độ: đa phần các loại rau đều có nguồn gốc ôn đới, tuy nhiên trong quá trình
thuần hóa có thể trồng ở vùng nhiệt đới, nhiệt độ thích hợp để các loài rau có thể sinh
trưởng là 15 – 22oC, vì vậy rau trồng thích hợp nhất vào vụ đông xuân.
Ẩm độ: rau ăn lá là cây trồng có sinh khối lớn, lượng nước trong cây cao, lượng thoát
hơi nước từ bề mặt lá lớn, do đó cần độ ẩm cao từ 75 – 95%.
Điều kiện đất đai: đa số các loài rau ăn lá thuộc bộ rễ chùm, ăn nông, không kén đất
nhưng thích hợp nhất trên đất cát pha đến thịt nhẹ vì tơi xốp, kết cấu viên, thoát nước, pH
5 – 6,6. Vì thời gian sinh trưởng của cây ngắn nên yêu cầu phân dễ tiêu, dễ phân giải.
5.2 Thuộc tính kinh tế xã hội
8



5.2.1 Định hướng thị trường
Chuyên rau thuộc loại hình sản xuất tự túc với hàng hóa, ngoài một phần nhỏ tiêu
dùng trong gia đình và làm thức ăn cho gia súc thì phần lớn rau được nông dân đem bán
trực tiếp ở chợ Điện Nam hay được các lái buôn đến nhà (hoặc ruộng) thu mua để tiêu
thụ tại chợ Điện Ngọc, chợ Vĩnh Điện hay chợ Cồn.
5.2.2 Vốn đầu tư
Chi phí đầu tư rau trên 1 ha được ước tính như sau:
Bảng 7: chi phí đầu tư cho 1 ha rau
Chỉ tiêu
Số lượng 1 ha
Đơn giá
Thành tiền
Chi phí Giống
20 kg
80.000 đ/kg
1.600.000
vật chất Phân chuồng
6.000.000 kg
5.000 đ/ kg
2.400.000
Phân Urê
500 kg
13.000 đ/kg
6.500.000
Thuốc trừ sâu
120 gói
8.000 đ/gói
960.000
Thuốc cỏ
20 chai

10.000 đ/chai
200.000
Công
400 công 100.000 đ/công
40.000.000
Tổng cộng
51.660.000
5.2.3 Các thuộc tính kinh tế xã hội khác của loại hình sử dụng đất chuyên rau
Tùy vào thời tiết và nhu cầu thị trường mà bà con trồng các loại rau khác nhau theo
từng vụ, thu nhập và sản lượng từng vụ cũng khác nhau, trồng rau vụ Đông đem lại năng
suất và thu nhập cao hơn các vụ khác. Năm 2011 phường trồng 130 ha rau gồm nhiều vụ,
với tổng sản lượng là 32.400 tấn, năng suất bình quân đạt 180 tạ/ha.
Thời gian trồng và thu hoạch rau ngắn nên loại hình sử dụng đất chuyên rau có mức
độ quay vòng vốn nhanh. Thu nhập thuần bình quân 1ha rau trên vụ khoảng 73.340.000
đồng, tương đương khoảng 3.667.000 đ/sào.
Nhận xét:
Loại hình sử dụng đất chuyên rau ít rủi ro vì rau chỉ cần trồng 45 – 60 ngày là có thể
thu hoạch nên nếu có gặp điều kiện thời tiết xấu thì ảnh hưởng đến năng suất không
nhiều như 2 loại hình kia.
Loại hình sử dụng đất chuyên hoa đem lại nguồn thu nhập lớn đồng thời cũng yêu cầu
lượng vốn đầu tư lớn và kỹ thuật phức tạp nên cần phải đầu tư cao. Vì vậy nhiều hộ gia
đình không có điều kiện đầu tư, do đó cần huy động vốn vay tín dụng ngân hàng. Nhưng
nếu gặp thiên tai bà con có thể bị thua lỗ, cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định đầu tư sản
xuất.
Diện tích đất trồng lúa ở phường thời gian qua có sự giảm sút do kế hoạch quy hoạch
sử dụng đất của phường, một phần nữa là do người nông dân chuyển sang sản xuất các
loại hình khác có hiệu quả cao hơn. Vì mức sống người dân trong vùng ngày một nâng
cao nên nhu cầu về sản phẩm có chất lượng tốt tăng lên, việc trồng lúa ở phường có thể
đảm bảo giải quyết được vấn đề an ninh lương thực cho người dân tại phường, tuy nhiên
chất lượng gạo ở phường không ngon bằng gạo được nhập từ miền trong về nên nhiều gia

đình có mức sống cao lại chuộng gạo miền trong, nông dân chuyển sang trồng và sản
xuất các loại nông sản khác như trồng đậu phộng lấy dầu, trồng rau, trồng hoa, nuôi cá,
nuôi heo, nuôi gà...
Đối với rau thì thị hiếu của người tiêu dùng vẫn thích rau xanh, sạch, tươi nên việc
trồng rau ở phường có thể tiêu thụ được trong địa bàn phường cũng như những nơi lân
cận vì vậy cũng nên chú trọng đầu tư mở rộng loại hình chuyên rau.
Nhận thấy nhu cầu tiêu thụ hoa cúc của vùng trong thời gian tới tăng cao, trong khi
những phường lân cận không sản xuất sản phẩm này vì vậy việc chú trọng đầu tư để mở
9


rộng và nâng cao loại hình sử dụng đất chuyên hoa để đem lại hiệu quả là đáng được
chính quyền phường và nông dân quan tâm.
IV. Kết luận
Qua tìm hiểu và mô tả 3 loại hình sử dụng đất trên em nhận thấy:
Loại hình sử dụng đất chuyên lúa có hiệu quả kinh tế thấp hơn loại hình sử dụng đất
chuyên rau và chuyên hoa. Loại hình sử dụng đất chuyên hoa mang lại hiệu quả kinh tế
cao nhất.
Cả 3 loại hình sử dụng đất được mô tả đều có hiệu quả về mặt xã hội, trong đó, loại
hình sử dụng đất chuyên lúa có tác dụng là đảm bảo an ninh lương thực cho người dân
trong phường, 2 loại hình sử dụng đất chuyên rau và chuyên hoa cần nhiều công lao
động, có thể giải quyết tốt công ăn việc làm cho nông dân.
Các loại hình sử dụng đất đều có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nhất là loại hình sử
dụng đất chuyên rau đã dùng một lượng thuốc trừ sâu khá lớn làm ảnh hưởng nhiều đến
môi trường.Trên cơ phân tích các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội của phường và mô tả
một số loại hình sử dụng đất triển vọng ở phường em xin đề xuất loại hình sử dụng đất để
đánh giá phân hạng thích nghi là: loại hình sử dụng đất chuyên rau
loại hình sử dụng đất chuyên hoa.
Tài liệu tham khảo
1. Huỳnh Văn Chương, 2011. Giáo trình Đánh giá đất. Nhà xuất bản nông nghiệp

thành phố Hồ Chí Minh.
2. Cơ quan cục khuyến nông – khuyến lâm phía nam. Bạn nhà nông tập 1 – Đa dạng
hóa sản xuất trên nền lúa. Nhà xuất bản trẻ.
3. Báo cáo tóm tắt Quy hoach sử dụng đất xã Điện Nam Trung đến năm 2015.
4. Hoàng Thị Hồng Vân, 2009, luận văn tốt nghiệp “đánh giá thích hợp đất đai cho
một số loại hình sử dụng đất trồng cây ngắn ngày tại xã Hương Chữ, huyện
Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế. Đề xuất một số loại hình sử dụng đất có triển
vọng tại địa phương”.
5. Website: www.agriviet.com.vn.

10


11



×