I.PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Đường lối quan điểm của Đảng và nhà nước ta đã xác định mục tiêu của giáo
dục là đào tạo con người toàn diện để đáp ứng yêu cầu chung của đất nước - công
nghiệp hóa hiện đại hóa. Trong đó, ngoại ngữ - Tiếng Anh là một trong những ngôn
ngữ có vai trò như một phương tiện tích cực hỗ trợ hiệu quả nhất cho quá trình hội
nhập ngày càng sâu rộng của nước nhà. Vì vậy nâng cao chất lượng giáo dục nói
chung và chất lượng bộ môn Tiếng Anh nói riêng là một trong những mối quan tâm
hàng đầu của sự nghiệp giáo dục hiện nay. Và điều đó được đặt biệt chú trọng hơn
cho các đối tượng là học sinh ở bậc tiểu học - Người mới bắt đầu tiếp cận với ngoại
ngữ.
Để thực hiện mục tiêu này cần có hỗ trợ của Đảng, nhà nước, ngành giáo dục, nhất
là đội ngũ các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh học sinh góp sức.
Trong bất kỳ một ngôn ngữ nào, vai trò của từ vựng cũng hết sức quan trọng. Có
thể thấy một ngôn ngữ là tập hợp của các từ vựng. Không thể hiểu ngôn ngữ mà
không hiểu biết từ vựng,hoặc qua các đơn vị bài học. Nhưng điều đó không phải
chỉ hiểu những từ đơn lẻ, độc lập với nhau mà chỉ có thể năm vững được ngôn ngữ
thông qua mối quan hệ biện chứng giữa các đơn vị từ vựng. Như vậy việc học từ
vựng và rèn luyện kỹ năng sử dụng từ vựng là yếu tố hàng đầu trong việc truyền
thụ và tiếp thu một ngôn ngữ nói chung và và tiếng Anh nói riêng.
Vì từ vựng là một ngôn ngữ nên nó được thể hiện giữa hai hình thức: Lời nói và
chữ viết. Muốn sử dụng được ngôn ngữ đó tức là phải nắm vững hình thức biểu đạt
của từ bằng lời nói hay chữ viết. Song do có mối liên quan của từ vựng với các yếu
tố khác trong ngôn ngữ ( ngữ pháp, ngữ âm, ngữ điệu..) hoặc trong tình huống giao
tiếp cụ thể ta thấy từ vựng là các “ viên gạch” còn ngữ pháp và các yếu tố ngôn ngữ
khác được coi như những “mạch vữa” để xây lên thành môt ngôi nhà “ ngôn ngữ”.
Hiện nay tình trạng xao lãng việc học, học sinh học đối phó học vẹt mà không biết
tự học, học sinh yếu kém khá nhiều. Làm thế nào để khắc phục tình trạng này ?
Làm thế nào để thu hút học sinh chú tâm vào việc học là vấn đề đòi hỏi người làm
giáo dục, các thầy cô tâm huyết với nghề, hội đồng sư phạm nhà trường quan tâm
11/25/2015Confidential
Page
1
hàng đầu, luôn nỗ lực đề ra kế hoạch, chương trình, hình thức, cải tiến phương
pháp để dạy và học tốt hơn, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu.
Phần lớn các em học sinh chưa chú tâm và đầu tư cho môn ngoại ngữ, chuẩn bị
bài một cách sơ sài, đối phó trong khi các em học rất yếu môn này. Từ đó, một số
em có tâm lý chán học bộ môn Tiếng Anh. Trong các giờ học, đa số các em
thường thụ động, thiếu sự linh hoạt, ngại việc đọc - nói Tiếng anh và ít tham gia
phát biểu để tìm hiểu bài học.
Học sinh tiểu học là những trẻ em, mức độ nhận thức của các em còn thấp, chất
lượng học tập bộ môn không đồng bộ. Thêm nữa, học sinh thường chỉ quen cách
học cũ, ít đọc thêm sách báo phù hợp lứa tuổi để mở rộng bổ sung, nâng cao kiến
thức. Đồng thời đây là những năm đầu làm quen với một ngoại ngữ, trong khi vẫn
có một số lượng không nhỏ học sinh còn chưa học tốt tiếng mẹ đẻ của mình.
Hơn nữa Tiếng Anh ở bậc tiểu học chỉ là môn học phụ tự chọn, thế nên bản thân
học sinh và ngay cả phụ huynh cũng không quan tâm đến bộ môn này, họ chỉ đầu
tư cho con mình học nâng cao môn Toán, Tiếng Việt….
Tuy Tiếng Anh ở bậc tiểu học mới được coi là môn học chính khóa, năm học này
mới là năm học thứ hai. Song, nó có tính chất khởi đầu quan trọng trong các năm
học tiếp theo ở cấp II. Vì thế nó giữ một vai trò không nhỏ trong quá trình học tập
của các em. Nó trang bị cho các em vốn từ vựng, ngữ pháp và những mẫu câu tối
thiểu, cơ bản, đơn giản nhất xoay quanh những chủ điểm rất gần gũi, được các em
yêu thích và quen thuộc, là những chủ điểm giới thiệu bản thân, chủ điểm trường
lớp bạn bè, chủ điểm gia đình, và chủ điểm khác (thế giới xung quanh các em).
Chính vì thế việc gây hứng thú và củng cố kiến thức cho học sinh là một việc vô
cùng quan trọng thường xuyên. Bởi điều này ảnh hưởng rất nhiều đến động cơ học
tập của học sinh, một yếu tố tác động cơ bản đến quá trình học một ngôn ngữ:
Không có động cơ trẻ sẽ không học - và việc củng cố kiến thức còn làm khắc sâu
hơn những ngữ liệu đã học trong các tiết học một cách có hệ thống, làm nền tảng
vững chắc giúp các em học tốt hơn, tự tin hơn trong quá trình học tập sau này.
11/25/2015Confidential
Page
2
Để chất lượng môn học của các em đạt kết quả tốt nhất thì không phải là một
chuyện dễ dàng. Vậy làm thế nào để các em hình thành và phát triển kỹ năng học
tập toàn diện nhất ? Làm thế nào để các em yêu mến, khắc sâu vốn kiến thức văn
hóa nước ngoài ? Bằng hình thức nào giúp học sinh nắm bài vững mà không nhàm
chán, phải thật sự lôi cuốn, tạo không khí vui tươi thoải mái trong giờ học, gây
hứng thú cho học sinh khi tiếp thu văn hoá nước ngoài mà bản thân các em chưa
biết được chút gì.
Ngày nay trên những phương tiện thông tin đại chúng xuất hiện rất nhiều trò chơi
truyền hình thu hút đông đảo khán giả, nhất là khán giả trẻ tuổi như học sinh, sinh
viên.
Tất cả những trò chơi, chương trình ca nhạc truyền hình, nếu được hỏi: “Hãy kể
tên các trò chơi, chương trình ca nhạc truyền hình mà em biết?” Các em sẽ trả lời
vanh vách như “Rồng Vàng”, “Tam sao thất bản”, “Ki-ốt âm nhạc”, “Nào ta cùng
hát” ... vì đây là lượng khán giả trung thành nhất.
Chúng ta đều biết bất cứ một thứ tiếng nào trên thế giới, muốn giao tiếp được với
nó, đòi hỏi chúng ta phải có một vốn từ bởi vì từ vựng là một thành phần không thể
thiếu được trong ngôn ngữ. Trong tiếng Anh chúng ta không thể rèn luyện và phát
triển bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết của học sinh mà không dựa vào nền tảng của
từ vựng.
Thật vậy, nếu không có số vốn từ cần thiết, các em sẽ không nghe được và hệ
quả của nó là không nói được, đọc không được và viết cũng không xong, cho dù
các em có nắm vững các mẫu câu.
Do vậy, giúp học sinh nắm vững các từ đã học để vận dụng vào việc rèn luyện
các kỹ năng là việc làm rất quan trọng khiến tôi trăn trở và quyết định thực hiện đề
tài : “ Một số biện pháp dạy từ vựng cho học sinh tiểu học bằng việc học từ mới
qua các bài khóa.” Xin ghi ra đây những kinh nghiệm nhỏ bé của mình, có thể nó
không mới nhưng tôi đã thực hiện và có một số kết quả tương đối. Mong rằng
những kinh nghiệm này góp phần bổ sung và làm phong phú hơn phương pháp dạy
học của các bạn đồng nghiệp.
11/25/2015Confidential
Page
3
3.Thời gian địa điểm.
Trong năm học 2013-2014 tôi được phân công giảng dạy môn tiếng Anh khối lớp
5. Giáo trình tiếng Anh mới của bộ.Do vậy tôi đã áp dụng đề tài này với học sinh
lớp 5 tại trường Tiểu học Quyết Thắng. Năm học 2013 - 2014.
4.Đóng góp mới về về mặt thực tiễn.
Hiện nay tình trạng xao lãng việc học, học sinh học đối phó học vẹt mà không biết
tự học, học sinh yếu kém khá nhiều. Làm thế nào để khắc phục tình trạng này ?
Làm thế nào để thu hút học sinh chú tâm vào việc học là vấn đề đòi hỏi người làm
giáo dục, các thầy cô tâm huyết với nghề, hội đồng sư phạm nhà trường quan tâm
hàng đầu, luôn nỗ lực đề ra kế hoạch, chương trình, hình thức, cải tiến phương
pháp để dạy và học tốt hơn, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.
Trong nhà trường phổ thông hiện nay, cũng giống như các bộ môn khác ,việc dạy
và học Tiếng Anh đang diễn ra cùng với sự đổi mới phương pháp giáo dục, cải
cách sách giáo khoa, giảm nội dung chương trình học nhằm làm phù hợp với nhận
thức của học sinh, làm cho học sinh tiếp cận với các nội dung, kiến thức hiện đại.
Vốn từ vựng tiếng Anh trong trương trình học cũng được sử dụng phù hợp với sự
phát triển chung của xã hội.
Trước hết, xuất phát từ đối tượng giảng dạy là học sinh ở lứa tuổi từ 6-12 về
hiểu biết về xã hội chưa có do vậy vốn từ vựng dạy cho các em ở cấp học này
thường phải được kết hợp với các kỹ năng dạy học phù hợp để gây hứng thú cho
học sinh. Bên cạnh đó việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường còn diễn ra
trong môi trường giao tiếp giữa thầy và trò còn nhiều hạn chế. Số lượng học sinh ở
mỗi lớp rất đông, nhiều lớp tới 35 học sinh.Trình độ nhận thức có nhiều cấp độ
khác nhau phương tiện giảng dạy còn thiếu thốn…Điều này làm ảnh hưởng không
nhỏ tới việc rèn kĩ năng cho học sinh và sự phân bố thời gian cho từng phần nội
dung bài sao cho phù hợp từng loại bài giảng( thực hành, kĩ năng) cũng là một tác
động tới việc lựa chọn, nghiên cứu và áp dụng kĩ năng dạy từ vựng sao cho phù
hợp.
11/25/2015Confidential
Page
4
Qua thực tế dạy học những năm qua, tôi nhận thấy phương pháp cũ dạy học từ
vựng thường theo kiểu cũ. Giáo viên đọc bài rồi liệt kê ra từng từ, cho học sinh đọc
và giải thích nghĩa của từ, từ loại, cách sử dụng từ đó…Nó còn có những hạn chế
cơ bản như sau: Học sinh học từ một cách thụ động, sử dụng từ trong từng ngữ
cảnh giao tiếp bị hạn chế, không linh hoạt và còn lệ thuộc nhiều vào cấu trúc ngữ
pháp. Do đó vấn đề được đặt ra là nghiên cứu áp dụng kĩ năng dạy từ vựng, cụ thể
là các kĩ năng dạy từ vựng, khả năng giới thiệu và kiểm tra từ vựng sao cho phù
hợp và đạt hiệu quả cao.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. CHƯƠNG TRÌNH 1: TỔNG QUAN
1.1. Cơ sở lý luận.
Như chúng ta đã biết, năm học 2013 - 2014 là năm học tiếp theo toàn ngành
giáo dục ta thực hiện cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục. Ở trường trung học cơ sở giáo viên dạy học sinh các môn học
khác nhau trên cơ sở trang bị cho học sinh hệ thống những kỹ năng, kỹ xảo cần
thiết, nhằm đào tạo đội ngũ lao động có tri thức, có tay nghề, có kỹ năng thực hành,
năng động và sáng tạo …
Với mục tiêu giáo dục phổ thông là “ Giúp học sinh phát triển toàn diện về
đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá
nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã
hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh
tiếp tục học lên những lớp cao hơn hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây
dựng và bảo vệ tổ quốc”.
Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số
16/2006/QĐ – BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
cũng đã nêu:“Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh ,
phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện từng lớp
học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ
11/25/2015Confidential
Page
5
năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,
hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”.
1.2. Cơ sở thực tiễn:
a. Thuận lợi :
- Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở
vật chất và tài liệu chuyên môn phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn : bộ tranh giáo
trình Let’s go, máy cassette, máy chiếu Overhead …..
- Chính quyền địa phương và các đoàn thể trong và ngoài nhà trường luôn hỗ trợ
giáo viên trong quá trình công tác.
- Bản thân giáo viên bộ môn luôn nhận được sự hỗ trợ từ các giáo viên cùng tổ
chuyên môn và các đồng nghiệp.
- Đa số các em học sinh trong lớp đều yêu thích học Tiếng Anh và chuẩn bị tốt
sách vở, đồ dùng cho việc học tập.
- Phần lớn phụ huynh học sinh luôn quan tâm và tạo điều kiện để con em mình
học tập.
b. Khó khăn:
- Đa số các em chưa có phương pháp học từ vựng thật sự hiệu quả. Về phía phụ
huynh, cũng rất khó khăn trong việc kiểm tra hoặc hướng dẫn các em tự học ở nhà
bởi môn ngoại ngữ, không phải phụ huynh nào cũng biết.
- Một số học sinh nhất là các học sinh nam thường xao lãng và ít quan tâm đến
việc học tập cũng như học từ vựng.
- Một số học sinh ít có thời gian học bài ở nhà vì ngoài giờ học các em còn phải
phụ giúp cha mẹ làm việc nhà, nhiều gia đình cũng rất vất vả về kinh tế nên muốn
mua cho con môt quyển sách để học còn khó thì nói gì đến sách tham khảo để nâng
cao vốn từ ngoài những từ vựng mà sách giáo khoa cung cấp.
- Các em ít có điều kiện để giao tiếp bằng tiếng Anh và các em cũng ngại giao
tiếp, trao đổi nhau bằng tiếng Anh ngoài giờ học.
11/25/2015Confidential
Page
6
2. CHƯƠNG 2:
NỘI DUNG VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU
2.1. Thực trạng
* Khảo sát.
Để phát huy tốt tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập, thì
chúng ta cần tổ chức quá trình dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của
người học, trong quá trình dạy và học, giáo viên chỉ là người truyền tải kiến thức
đến học sinh, học sinh muốn lĩnh hội tốt những kiến thức đó, thì các em phải tự học
bằng chính các hoạt động của mình.
Phương pháp chủ đạo trong dạy học ngoại ngữ của chúng ta là lồng ghép,
nghĩa là từ mới cần được dạy trong ngữ cảnh, ngữ cảnh có thể là một bài đọc, một
đoạn hội thoại hay một bài khoá. Tuy nhiên, nói đến cùng thì việc dạy và học ngoại
ngữ vẫn là việc dạy từ mới như thế nào ? Dạy cấu trúc câu mới như thế nào để học
sinh biết. cách sử dụng từ mới và cấu trúc mới trong giao tiếp bằng tiếng nước
ngoài.Theo khảo sát cho thấy nếu chúng ta áp dụng phương pháp cũ để giảng dạy
từ mới học sinh tiếp thu bài chậm khả năng nhớ từ khó hơn và chóng quên.Học
sinh học một cách thụ động ép buộc không có hứng thú.Điều này dẫn tới chất
lượng tiết học không đảm bảo.
*Đánh giá.
Ngay từ đầu, giáo viên cần xem xét các thủ thuật khác nhau cho từng bước xử
lý từ vựng trong các ngữ cảnh mới : gợi mở, dạy từ, kiểm tra và củng cố từ vựng.
-Có nên dạy tất cả những từ mới không ? Dạy bao nhiêu từ trong một tiết thì
vừa.
- Dùng sẵn mẫu câu đã học hoặc sắp học để giới thiệu từ mới.
- Dùng tranh ảnh, dụng cụ trực quan để giới thiệu từ mới .
- Đảm bảo cho học sinh nắm được cấu trúc , vận dụng từ vựng vào cấu trúc để
hoàn thiện chức năng giao tiếp, thiết lập mối quan hệ giữa cấu trúc mới và vốn từ
đã có.
11/25/2015Confidential
Page
7
- Khắc sâu vốn từ trong trí nhớ của học sinh thông qua các mẫu câu và qua
những bài tập thực hành.Qua việc nghiên cứu tình trạng dạy và học từ vựng tôi đưa
ra một số giải pháp sau.
2.2.Các giải pháp.
a.Những vấn đề cần quan tâm trong quá trình dạy từ.
-Trước mỗi bài học giáo viên cần chuẩn bị tranh ảnh liên quan đến từng bài học lên
tường hai bên phòng học để học sinh dễ nhìn và dễ nhận biết chúng đang học bài
nào? Mục đích cũng làm tăng thêm sự chú ý cũng như không khí trong lớp học thỏa
mái dễ chịu
- Sắp xếp những học sinh nhút nhát ngồi phía bàn trên gần giáo viên để tiện lắng
nghe và tạo cơ hội động viên khích lệ trẻ.
- Giáo viên phải nghiên cứu bài giảng trước khi lên lớp,viết tóm tắt định hướng tiết
dạy,nhằm tìm ra mối liên quan giữa bài trước với bài sau, phần nào nên dạy trước
phần nào sẽ dạy sau trong tiết dạy để học sinh dễ hiểu bài.
- Nếu dạy bằng máy giáo viên nên bấm máy chậm vừa đủ để hs nghe- hiểu -đọc
chính xác theo máy. Giáo viên không cần đọc mẫu, học sinh chỉ đọc khi máy đã
đọc xong. Giáo viên luôn chú ý luyện cho học sinh cách phát âm,đọc đúng ngữ
điệu theo máy và không được dạy mở rộng.GV không nên dịch tiếng việt khi dạy
từ.
- Trong tiết dạy giáo viên phải bám sát khung phân phân bổ chương trình.Thực
hiện đúng giáo học pháp qui định trong tài liệu hướng dẫn.
- Sử dụng hiệu quả kỹ thuật giảng dạy và ghi điểm thi đua trong tiết học để học
sinh luôn phải chú ý hoà vào không khí học tập của lớp.Thực hiện mỗi học sinh
phải đọc cá nhân ít nhất 1 lần/ tiết và đọc nhiều lần theo nhóm trong một tiết dạy,
giúp học sinh nhớ ngay bài trên lớp. Đối tượng học là HS tiểu học nên giáo viên
cần phải dạy tỉ mỉ hơn.
- Khi tổ chức chơi trò chơi trên lớp.GV phải chú ý hướng dẫn thật cụ thể và rõ ràng
luật chơi cho học sinh hiểu.Khen thưởng động viên kịp thời và công bằng với mỗi
học sinh.
b. Nhiệm vụ cụ thể của thày giáo trên lớp.
11/25/2015Confidential
Page
8
Dựa vào các hoạt động cụ thể trên lớp và quan điểm mới về vai trò người thầy
giáo, có thể tóm tắt những nhiệm vụ cụ thể của thầy giáo trên lớp như sau:
- Soạn thảo chuẩn bị các hoạt động dạy học.
- Chuẩn bị về tâm lý và kiến thức cho học sinh vào bài mới .
- Giới thiệu bài mới.
- Hỏi các câu hỏi phù hợp cho các mục đích dạy học khác nhau.
- Điều khiển các bài tập luyện.
- Kiểm tra mức độ nắm bắt, hiểu bài của học sinh.
- Tạo cơ hội thực hành sử dụng ngữ liệu mới.
- Điều hành các hoạt động học tập của học sinh.
- Củng cố dạy lại bài khi cần thiết.
Hiểu biết thêm về vai trò của người thày giáo giúp giáo viên có cơ sở để xem xét,
phối hợp với kinh nghiệm bản thân để chủ động xác định cho mình một vai trò phù
hợp với từng giai đoạn học tập sao cho có thể phát huy được tối đa năng lực của
học sinh và đem lại hiệu quả dạy và học cao nhất.
c. Mục tiêu và đặc điểm cần đạt trong phần giới thiệu từ mới.
1. Lựa chọn từ để dạy:
Tiếng Anh là một môn học có tầm quan trọng, nó là công cụ để giao tiếp với
các nước trên thế giới. Muốn giao tiếp tốt đòi hỏi chúng ta phải có một vốn từ
phong phú.
Ở môi trường phổ thông hiện nay, khi nói đến ngữ liệu mới là chủ yếu nói
đến ngữ pháp và từ vựng, từ vựng và ngữ pháp luôn có mối quan hệ khắng khít với
nhau, luôn được dạy phối hợp để làm rõ nghĩa của nhau. Tuy nhiên dạy và giới
thiệu từ vựng là vấn đề cụ thể. Thông thường trong một bài học luôn xuất hiện
những từ mới, xong không phải từ mới nào cũng cần đưa vào để dạy. Để chọn từ
cần dạy, giáo viên cần xem xét những vấn đề:
- Từ chủ động (active vocabulary)
- Từ bị động
(passive vocabulary)
11/25/2015Confidential
Page
9
Chúng ta đều biết cách dạy hai loại từ này khác nhau. Từ chủ động có liên
quan đến bốn kỹ năng (nghe – nói – đọc – viết). Đối với loại từ này giáo viên cần
đầu tư thời gian để giới thiệu và hướng dẫn học sinh luyện tập nhiều hơn.
Với từ bị động giáo viên chỉ cần dừng ở mức nhận biết, không cần đầu tư
thời gian vào các hoạt động ứng dụng. Giáo viên cần biết lựa chọn và quyết định
xem sẽ dạy từ nào như một từ chủ động và từ nào như một từ bị động.
- Khi dạy từ mới cần làm rõ ba yếu tố cơ bản của ngôn ngữ là:
+ Form.
+ Meaning.
+ Use.
Đối với từ chủ động ta chỉ cho học sinh biết chữ viết và định nghĩa như từ
điển thì chưa đủ, để cho học sinh biết cách dùng chúng trong giao tiếp, giáo viên
cần cho học sinh biết cách phát âm, không chỉ từ riêng lẻ, mà còn biết phát âm
đúng những từ đó trong chuỗi lời nói, đặc biệt là biết nghĩa của từ.
- Số lượng từ cần dạy trong bài tuỳ thuộc vào nội dung bài và trình độ của học
sinh. Không bao giờ dạy tất cả các từ mới, vì sẽ không có đủ thời gian thực hiện
các hoạt động khác. Tuy nhiên, trong một tiết học chỉ nên dạy tối đa là 6 từ.
- Trong khi lựa chọn từ để dạy, bạn nên xem xét đến hai điều kiện sau:
+ Từ đó có cần thiết cho việc hiểu văn bản không ?
+ Từ đó có khó so với trình độ học sinh không ?
- Nếu từ đó cần thiết cho việc hiểu văn bản và phù hợp với trình độ của học
sinh, thì nó thuộc nhóm từ tích cực, do đó bạn phải dạy cho học sinh.
- Nếu từ đó cần thiết cho việc hiểu văn bản nhưng khó so với trình độ của học
sinh, thì nó không thuộc nhóm từ tích cực, do đó bạn nên giải thích rồi cho học sinh
hiểu nghĩa từ đó ngay.
- Nếu từ đó không cần thiết cho việc hiểu văn bản và cũng không khó lắm thì
bạn nên yêu cầu học sinh đoán nghĩa của từ.
2 Các thủ thuật gợi mở giới thiệu từ mới:
Giáo viên có thể dùng một số thủ thuật gợi mở giới thiệu từ mới, giúp các
em học sinh tiếp thu từ một cách chủ động như:
11/25/2015Confidential
Page
10
* Visual (nhìn) :
Cho học sinh nhìn tranh ảnh hoặc vẽ phác hoạ cho các em nhìn, giúp giáo
viên ngữ nghĩa hoá từ một cách nhanh chóng.
* Mine (điệu bộ):
Thể hiện qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ.
Ex :
Unit 6: How ‘s the weather ?
-sunny, windy, rainy, snowy, hot, cold, hungy, thirsty
* Realia (vật thật)
Dùng những dụng cụ trực quan mà thực tế có được.
Ex:
Để dạy các từ về rau, củ, quả , bánh kem, thịt ,cá,…giáo viên nên sưu tầm vật
thật học tranh ảnh để minh họa cho bài giảng của mình.
* Situation / Explanation:
Dùng tình huống và giải thích để học sinh nắm bắt từ mới một cách hiệu quả.
Giáo viên có thể đưa ra một vài tình huống để học sinh tự đoán nghĩa.
* Example :
Đưa ra các ví dụ cụ thể có liên quan đến từ sắp học tạo sự tò mò và hấp dẫn
học sinh.
* Synonym \ antonym:( từ đồng nghĩa \ trái nghĩa):
Giáo viên dùng những từ đã học rồi có nghĩa tương đương để giúp học
sinh nhận biết nghĩa cuả từ sắp được học.
“giáo viên có thể yêu cầu học sinh tự đoán nghĩa thông qua từ đã học trước
đó.
Ex: tall / short, thin / fat, young/ old, pretty/ urly….
T. asks “What’s another word for nice?”
Ss answer “ pretty”
* Translation (dịch):
11/25/2015Confidential
Page
11
- Giáo viên dùng những từ tương đương trong tiếng Việt để cung cấp
nghĩa từ trong tiếng Anh.
- Giáo viên chỉ sử dụng thủ thuật này khi không còn cách nào khác, thủ
thuật này thường được dùng để dạy từ trừu tượng, hoặc để giải quyết một số lượng
từ nhiều nhưng thời gian không cho phép, giáo viên gợi ý học sinh tự dịch từ đó.
* True or False statements:
Giáo viên cung cấp một số câu và yêu cầu học sinh chọn lựa câu trả lời
đúng nhất có liên quan đến từ sắp được học.
3. Các thủ thuật kiểm tra và củng cố từ mới:
Sau khi từ vựng đã được dạygiáo viên cần tổ chức cho học sinh thực hành, ôn luyện
thường xuyên các từ đã được học, đồng thời luôn có những hình thức kiểm tra xem
học sinh đã hiểu đúng chưa đểkịp thời só những bài dạy bổ sung.
Quá trình này là quá trình thường xuyên và lâu dài, không nhất thiết phải xảy ra
trong một tiết dạy. Tuy nhiên cũng có những bài tập quá trú trọng riêng cho phần
học từ. có thể hình dung quá trình quá trình dạy và học từ qua 4 giai đoạn sau:
-Giới thiệu từ
-Thực hành
-Kiểm tra
-Ôn luyện củng cố.
Chúng ta biết rằng chỉ giới thiệu từ mới thôi chưa đủ, mà chúng ta còn phải
thực hiện các bước kiểm tra và củng cố từ mới ngay tại lớp. Các thủ thuật kiểm tra
và củng cố sẽ khuyến khích học sinh học tập tích cực và hiệu quả hơn.
11/25/2015Confidential
Page
12
* Có rất nhiều thủ thuật để kiểm tra từ
* CHECKING TECHNIQUES FOR VOCABULARY
Rub out and
Remember
Jumbled words
Ordering
Bingo
What and where
7 TECHNIQUES
Slap the board
Matching
4. Bài tập luyện nhớ từ.
- Bên cạnh đó để giúp học sinh nhớ được từ lâu, giáo viên có thể dùng các bài tập
luyện nhớ từ như sau:
1. Observe and remember.
Giáo viên chuẩn bị một số vật khác nhau để trên một cái khay hoặc một bức
tranh gồm nhiều chi tiết khác nhau cho học sinh quan sát từ 1 đến 2 phút .Sau đó
không cho học sinh nhìn nữa và phải viết lại những gì đã quan sát được.
Cùng với hiện vật này giáo viên, giáo viên cá thể đổi vật, vị trí hoặc màu sắc. Sau
đó học sinh phải nói lại, phát hiện xem có những thay đổi gì.
2. Kim’s game
Giáo viên đọc to hoăc viết lên bảng 10 từ thuộc các loại từ khác nhau, sau đó xoá
bảng , yêu cầu học sinh đếm từ25 xuống 1, sau đó viết lại 10 từ đã nghe hoặc nhìn.
3.Finding the right word.
11/25/2015Confidential
Page
13
4. Brainstorming.
5.Find things which / Find people who….
6. Gap- filling.
7. Matching.
8. Multiple choice.
9. Collocation grid.
5. Các trò chơi về từ vựng.
Để học từ, ngoài những bài tập luyện còn có những trò chơi để luyện từ vựng.
Sau đây là một số trò chơi phổ biến có thể dùng trong lớp học.
1.An ice breaker.
-Chia lớp thành hai nhóm nhỏ .
- Chọn một nhóm từ nào đó
Eg: hungry, thirsty,hot, cold, cool…
-Yêu cầu học sinh tự giới thiệu tên mình và dùng một từ trong số đó để đặt câu.
2. Life key words.
- Hỏi học sinh ngày của hôm nay.
Eg: What date is it today?
-Sau đó hỏi tiếp tục ngày của 7 năm trước.
Eg: What date was it 7 years ago?
-Ghi lên bảng câu trả lời.
-Bước tiếp theo, yêu cầu học sinh viết 10 từ tiêu biểu diễn tả cuộc sống 7 năm trước
đây.
-Sau đó học sinh làm việc theo cặp, nhóm, giải thích cho bạn rõ ý nghĩa của 10 từ
đó.
Eg: now
then
3.Whose handbag / pocket is it ?
Giáo viên yêu cầu học sinh tưởng tượng ra một nhân vật và ghi ra phiếu những vật
, những người đó thường mang theo người khoảng 5 đến 10 từ. Sau đó xáo trộn
phiếu của học sinh , cho các em bốc thăm và đoán xem nhân vật đó là ai.
11/25/2015Confidential
Page
14
Trò chơi này có thể hướng vào một số các nhân vật có nghề nghiệp đặc trưng
khác nhau, các nhân vật nổi tiếng với một số thói quen phổ biến, hay chính các bạn
trong lớp học mà mọi người cùng biết.
4.Words my neighbour knows.
Giáo viên đề nghị học sinh viết ra 10 từ cho 3 loại sau:
- Từ mình cho rằng bạn ngồi cạnh phải biết.
- Từ mình cho rằng bạn phải biết nhưng bạn lại không biết
- Từ chắc chắn bạn không biết.
Sau đó làm việc theo cặp với bạn, kiểm tra xem mình có làm đúng không.
5.One initial letter only.
6.Twenty questions.
- Trò chơi này rất phổ biến, không chỉ có tác dụng học từ mà còn giúp học sinh ôn
luyên cách đặt câu hỏi và phản ứng nhanh .
- Một học sinh A sẽ nghĩ về một vật thuộc một trong 3 nhóm qui định :
Animals: người, động vật.
Minerals: vật dụng, nguyên liệu .
Vegetables: thực vật, rau quả.
- Cả lớp sẽ đoán vật đó bằng cách chỉ được hỏi bạn A các câu hỏi đúng sai ( yes –
no questions ). Tối đa là 20 câu hỏi để tìm câu trả lời.
6. Biện pháp tổ chức thực hiện:
* Các bước tiến hành giới thiệu từ mới:
Để giới thiệu từ mới, giáo viên dạy cho học sinh theo bốn kỹ năng :
+ Nghe: Giáo viên đọc mẫu, học sinh lắng nghe.
+ Nói: Giáo viên đọc từ, học sinh đọc lại.
+ Đọc: Giáo viên viết từ lên bảng, học sinh đọc từ bằng mắt, bằng miệng
+ Viết: Học sinh viết từ vào tập.
- Bước giới thiệu bài, giới thiệu chủ đề: đây là bước khá quan trọng trong
việc dạy
từ vựng. Bước này sẽ quyết định sự thành công của tiết học, nó sẽ
gợi mở cho học sinh liên tưởng đến những từ sắp học qua chủ điểm vừa mới được
giới thiệu. Điều quan trọng nhất trong giới thiệu từ mới là phải thực hiện theo trình
11/25/2015Confidential
Page
15
tự: nghe, nói, đọc, viết. Đừng bao giờ bắt đầu từ hoạt động nào khác “nghe”. Hãy
nhớ lại quá trình học tiếng mẹ đẻ của chúng ta, bao giờ cũng bắt đầu bằng nghe, bắt
chước phát âm rồi mới tới những hoạt động khác. Hãy giúp cho học sinh của bạn
có một thói quen học từ mới một cách tốt nhất:
- Bước 1: “nghe”, bạn cho học sinh nghe từ mới bằng cách đọc mẫu.
- Bước 2: “nói”, sau khi học sinh đã nghe được ba lần bạn mới yêu cầu học sinh
nhắc lại. Khi cho học sinh nhắc lại , bạn cần chú ý cho cả lớp nhắc lại trước, sau đó
mới gọi cá nhân
- Bước 3: “đọc”, bạn viết từ đó lên bảng và cho học sinh nhìn vào đó để đọc. Cho
học sinh đọc cả lớp, rồi đọc cá nhân và sửa lỗi cho học sinh tới một chừng mực mà
bạn cho là đạt yêu cầu.
- Bước 4: “viết”, sau khi học sinh đã đọc từ đó một cách chính xác rồi bạn mới yêu
cầu học sinh viết từ đó vào vở.
- Bước 5: bạn hỏi xem có học sinh nào biết nghĩa của từ đó không và yêu cầu một
học sinh lên bảng viết nghĩa của từ đó bằng tiếng Việt.
- Bước 6: đánh trọng âm từ: phát âm lại từ và yêu cầu học sinh nhận diện âm tiết có
trọng âm và đánh dấu.
- Bước 7: cho câu mẫu và yêu cầu học sinh xác định từ loại của từ mới học.
* Trong khi dạy từ mới phải ghi nhớ các điểm sau:
Nên giới thiệu từ trong từng mẫu câu cụ thể. Ở những tình huống giao tiếp khác
nhau, giáo viên có thể kết hợp việc làm đó bằng cách thiết lập được sự quan hệ
giữa từ cũ và từ mới, từ vựng phải được củng cố liên tục.
Giáo viên thường xuyên kiểm tra từ vựng vào đầu giờ bằng cách cho các em
viết từ vào bảng con và giơ lên, với cách này giáo viên có thể quan sát được toàn
bộ học sinh ở lớp, bắt buộc các em phải học bài và nên nhớ cho học sinh vận dụng
từ vào trong mẫu câu, với những tình huống thực tế giúp các em nhớ từ lâu hơn,
giao tiếp tốt và mang lại hiệu quả cao.
Để học sinh tiếp thu bài tốt đòi hỏi khi dạy từ mới, giáo viên cần phải lựa
chọn các phương pháp cho phù hợp, chúng ta cần chọn cách nào ngắn nhất, nhanh
11/25/2015Confidential
Page
16
nhất, mang lại hiệu quả cao nhất, là sau khi học xong từ vựng thì các em đọc được,
viết được và biết cách đưa vào các tình huống thực tế.
* Hướng dẫn học sinh học từ vựng ở nhà:
Thời gian học ở trường rất ít, cho nên đa phần thời gian còn lại ở gia đình
các em phải tự tổ chức hoạt động học tập của mình. Vì thế, ngay từ đầu từ năm học,
giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách học từ mới. học từ mới có rất nhiều cách.
Ex: Hôm nay gv hướng dần học sinh học 10 từ về nhà ngày đầu tiên hs học
5 từ ngày thứ 2 học 5 từ cũ và 5 từ tiếp theo (ôn lại từ cũ ) và cứ như vậy ngày nào
học sinh cũng ôn tập thì sẽ thuộc từ rất nhanh do vậy viêc học tập ở nhà thật quan
trọng.
7. Sườn giáo án minh họa :
-Trước khi soạn giáo án giáo viên cần nắm vững vấn đề liên quan đến một giờ
học.
- Đối tượng học sinh : lứa tưổi, trình độ chung , vốn kiến thức và kĩ năng đã có,
điểm mạnh điểm yếu, sở thích, tâm lý…
-Nội dung yêu cầu bài học: Trọng tâm ngôn ngữ (cấu trúc, từ vựng), các kĩ năng sẽ
học. Đảm bảo nắm chắc kiến thức sẽ dạy và sử dụng được thành thạo vốn kiến thức
đó.
- Môi trường, điều kiện dạy học: trường lớp, cách bố trí bàn ghế, các phương tiện
có trong phòng họ.
- Các thủ thuật dạy học và bản chất của các hoạt động trên lớp.
-Sử dụng thành thạo các phương tiện trực quan và các phương tiện dạy học sẽ dùng
vào bài.
Dưới đây là sườn một giáo án tiếng Anh 5.
11/25/2015Confidential
Page
17
Week 15: Period 59
Unit 10: How I learn English
Lesson 1(part1, 2)
I.Overview
1. Objectives:
By the end of the lesson SS will be able to ask and answer questions
about one’s favourite school subject.
2. Language focus:
- Vocabulary: translator,difficult, best
- Sentence patterns: What subject do you like best? Science( I like science
best)
3 . Resources: student books, puppets/ flashcards / pictures, CD,
II. Procedure
Content
Interaction
I. Warm up: - slap the board( subjects)
- T- WC
- Team work.
II. New lesson
- Explain the title of this unit.
1. Look, listen and repeat.
- T explains the requirement of
- Who are they? where are they from?
the task.
- What are they talking about ?
- Run through all the pictures
( Characters/ places/
objects/activities)
- Model: T- Ps, P- P
- Play the recording all the way
through( once)
- Listen and repeat.
- Ps practice in pairs/groups
2. Point, ask and answer
Eg: Picture a.
What subject is it? / Do you like it?
How often do you have it?
+ Vocabulary
Translator, difficult,best
+ Checking vocab: R& R
+ Sentence patterns
What subject do you like best?
Science( I like science best)
- T explains the requirement of
the task.
- Run through all the subjects.
- Teach vocabulary
- Model: T- Ps, P- P
- Ps practice in pairs
- Call on some pairs to perform
in front of the class.
11/25/2015Confidential
Page
18
III. Reinforcement
- Repeat vocabulary and subjects.
IV. Homelink
- Learn by heart the words, sentence
patterns you have learnt in this lesson.
- Gives comment.
- T- WC
2.3. Kết quả nghiên cứu
* Tiêu chí đánh giá.
Qua quá trình áp dụng đề tài vào thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh ngày
càng có nhiều tiến bộ về học tập:
- Học sinh có hứng thú và tích cực hơn trong mọi hoạt động.
- Các tiết học trở nên sôi nổi và sinh động hơn.
- Học sinh hầu như đã thuộc gần hết các từ mới ngay tại lớp học.
- Vốn từ vựng của các em tăng lên rõ rệt.
- Các em học sinh yếu kém có thể sử dụng được từ vựng vào những câu đơn
giản. Những học sinh khá có thể sử dụng từ vựng trong những câu phức tạp hơn.
* Kết quả sau khi đánh giá.
- Các tiết học trở nên sôi nổi và sinh động hơn.
- Học sinh đã thuộc các từ mới ngay tại lớp học.
- Vốn từ vựng của các em tăng lên rõ rệt.
- Các em học sinh yếu kém có thể sử dụng được từ vựng vào những câu đơn
giản. Những học sinh khá có thể sử dụng từ vựng trong những câu phức tạp hơn.
Kết hợp dự giờ, thực nghiệm, kiểm tra đối chiếu các kết quả học tập của học
sinh, hầu rút ra được phương pháp dạy tốt nhất cho các em .
11/25/2015Confidential
Page
19
* So sánh với cùng kỳ năm trước.
Sau đây là bảng thống kê chất lượng học tập từ đầu năm học cho tới hết tháng
3.2014 năm hoc 2013 -2014 cuả học sinh ở lớp 5A và 5B.
TS
Lớp học Giỏi
sinh
Tỷ lệ
Khá
Tỷ Lệ
TB
Tỷ Lệ
Yếu
Tỷ lệ
5A
35
18
51.4%
13
37.1%
2
2.7%
0
0
5B
35
2
2.7%
4
5.7%
21
60%
8
22.8%
Với kết quả cụ thể trên chúng ta đều thấy rằng chất lượng học tập của học sinh
ở lớp 5A - lớp có áp dụng đề tài cao hơn hẳn so với các lớp còn lại. Điều đó cho
thấy đề tài mà tôi đang nghiên cứu phần nào đã mang lại hiệu quả trong quá trình
giảng dạy thực tế .
2.4 Rút ra bài học kinh nghiệm.
Theo phân phối chương trình hiện nay, môn tiếng Anh 4mỗi tuần 02 tiết, mà
hầu như tiết nào cũng có từ mới trong bài học và kể cả trong bài tập. Nếu muốn dạy
tốt từ vựng để tiết học sinh động hơn, giáo viên cần phải tìm tranh ảnh, đồ dùng để
minh hoạ, tạo điều kiện cho các em nhớ từ dễ dàng và hướng sự chú ý của các em
vào chủ đề hay trọng tâm bài học.
Trong một tiết chương trình giáo viên cần lựa chọn 4- 5 từ để dạy. Các từ
này phải thuộc loại hoạt động (active vocabulary) – nghĩa là các từ này học sinh sẽ
sử dụng thường xuyên ở trên lớp nhằm rèn luyện các kỹ năng cơ bản. Các từ này
học ở bài trước và sẽ được ôn lại ở bài sau.
Ngoài ra, cách học từ vựng của học sinh cũng là điều đáng được quan tâm,
học sinh thường học từ vựng một cách máy móc bằng cách đọc từ bằng tiếng Anh
và cố nhớ nghĩa bằng tiếng Việt, có viết trong tập viết cũng là để đối phó với giáo
viên, chứ chưa có ý thức tự kiểm tra lại mình, để khắc sâu từ mới và vốn từ sẵn có.
Vì thế, các em rất mau quên và dễ dàng lẫn lộn giữa từ này với từ khác. Do vậy,
11/25/2015Confidential
Page
20
nhiều học sinh đâm ra chán học và bỏ quên, giáo viên cần chú ý đến tâm lý này của
học sinh.
Tôi thực hiện đề tài này chỉ là một phần trong tiết học, tuy nhiên nó đóng vai
trò rất quan trọng cho việc thực hành mẫu câu, việc đối thoại có trôi chảy, lưu loát
hay không đều phải phụ thuộc vào việc học thuộc lòng từ vựng và phát âm có
chuẩn hay không.Giáo viên nên sử dụng băng VCD hay cassettes để dạy cách từ
cho học sinh.Cho học sinh nghe băng để học là rất hiệu quả nâng cao kĩ năng nghe
của học sinh rất nhiều.
Nhưng để thực hiện giảng dạy tốt từ vựng, không chỉ cần có sự đầu tư vào
bài giảng, vào các bước lên lớp của giáo viên, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào hoạt
động của học sinh bởi dạy học phải luôn lấy học sinh làm trung tâm thì bài giảng
mới thành công.
11/25/2015Confidential
Page
21
III.KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1.Kết Luận
Trên đây là phương pháp dạy học cùng với thực tế giảng dạy của bản thân
tôi. Tôi nhận thấy rằng trong quá trình dạy học, giáo viên cần cố gắng áp dụng các
phương pháp một cách linh hoạt sao cho phù hợp với nội dung bài và phù hợp với
đối tượng học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần khéo léo sử dụng các thủ thuật
sư phạm nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh và giúp cho các em học tập
có kết quả.
Để phát huy tốt tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập,
thì chúng ta cần tổ chức quá trình dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của
người học, trong quá trình dạy và học, giáo viên chỉ là người truyền tải kiến thức
đến học sinh, học sinh muốn lĩnh hội tốt những kiến thức đó, thì các em phải tự học
bằng chính các hoạt động của mình.
Để đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục ở cấp Tiểu học, ngoài
những yếu tố ngoại cảnh như chương trình, thời gian, trình độ của học sinh, khả
năng chuyên môn của giáo viên. Điều quan trọng nhất là phương thức tổ chức của
giáo viên trong một tiết dạy như thế nào để học sinh có hứng thú.
Giáo viên hạn chế giao bài tập về nhà cho học sinh.động viên học sinh hoàn
thành bài tập tại lớp và đem về khoe với bố mẹ .Yêu cầu giáo viên sau khi hoàn
thành tiết dạy, học sinh phải hiểu và nhớ được 80% bài giảng.
Để hưởng ứng phong trào đổi mới phương pháp dạy học ở trường Tiểu học
với tư cách là một giáo viên dạy bộ môn ngoại ngữ tôi rất mong muốn đóng góp
một phần nhỏ bé của mình cùng với các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp xây
dựng phương pháp dạy học mới ngày càng chuẩn mực, có hiệu quả hơn giúp cho
các em học sinh ngày càng thích học ngoại ngữ, có thể học tập chủ động, giao tiếp
tự tin bằng chính khả năng của mình.
- Nghiên cứu tài liệu, dự giờ đồng nghiệp, kiểm tra, đối chiếu, so sánh kết quả của
học sinh.
Giáo viên đọc thêm sách báo nghiên cứu kĩ các vấn đề mình sắp thực hiện.
Giáo vên tham khảo thêm những cách tổ chức hát những bài hát có tính chất
trò chơi hay là từ người có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động toàn thể. (Riêng tôi,
bản thân từng là cán bộ phụ trách rất hiệu quả công tác Đội - Đoàn thanh niên trong
11/25/2015Confidential
Page
22
suốt 8 năm khi còn là giáo viên trường Tiểu học Vĩnh Khê và công tác Công Đoàn
trong ba năm . Nhờ đó tôi có cơ hội tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm.) Muốn
học sinh nói được, hát được thì học sinh phải thuộc từ và thuộc nội dung bài hát.
Đồ dùng dạy học mà giáo viên phải chuẩn bị sẵn sàng và kĩ lưỡng là nội dung các
bài hát tự soạn, thế cho nên giáo viên cần tóm tắt từ vựng và một số cấu trúc cơ bản
trong bài học theo từng chủ điểm để lồng vào các bài hát đó, cùng với nghiên cứu
lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp. Do vậy mà tôi nghĩ vấn đề dạy từ vựng là vấn
đề quan trọng không thể thiếu trong quá trình dạy tiếng anh nói chung.
2. Kiến nghị
* Từ nhiều năm nay do đặc thù của bộ môn nên môn Tiếng Anh chỉ được coi là
môn tư chọn ở bậc tiểu do vậy học sinh rất coi thường bộ môn này.Các em học chỉ
để chống đối chứ chưa có ý thức học tập nên kết quả học tập chưa cao.
Cá nhân tôi cũng như giáo viên trong tổ rất mong được sự quan tâm hơn nữa của
nhà trường, các bậc phu huynh, và của các cấp lãnh đạo.
- Đề nghị các cấp lãnh đạo tổ chức nhiều buổi chuyên đề cấp cụm để toàn thể giáo
viên trong huyện được học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
* Hướng nghiên cứu tiếp của đề tài :
Tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và bổ sung cho những thiếu sót, hoàn thiện hơn
những ưu điểm mà đề tài đã đạt được trong thời gian qua và có hướng phổ biến
sáng kiến kinh nghiệm này không chỉ ở các khối lớp 5 của trường mà có thể áp
dụng cho các khối khác nhằm nâng cao chất lượng bộ môn.
Tôi xin trân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường cùng các đồng chí
giáo viên và các em học sinh khối 5 trường Tiểu học Quyết Thắng đã giúp tôi trong
quá trình nghiên cứu hoàn thành đề tài này.
Đông Triều, Ngày 24 tháng 3 năm 2014
Người thực hiện
Nguyễn Thị Thuỳ Linh
11/25/2015Confidential
Page
23
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Sách tiếng Anh 5 , Work book và Teacher's book.
2. Phương pháp dạy tiếng anh ở tiểu học.
3. Sổ tay tóm tắt kiến thức Tiếng Anh.
4.Sách tham khảo.
11/25/2015Confidential
Page
24
V. PHỤ LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
2. Mục đích nghiên cứu.
3. Thời gian địa điểm
4. Đóng góp mới về mặt thực tiễn
II.PHẦN NỘI DUNG
1. Chương trình 1: Tổngquan
1.1. Cơ sở lý luận.
1.2. Cơ sở thực tiễn
2. Chương 2: Nội dung vấn đề cần nghiên cứu
2.1. Thực trạng
2.2. Các giải pháp
2.3. Kết quả
2.4. Rút ra bài học kinh nghiệm
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
V. PHỤ LỤC
11/25/2015Confidential
1
1
2
3
5
5
5
5
7
7
8
18
19
21
21
22
24
25
Page
25