KẾ HOẠCH BÀI HỌC TUẦN 11 – MÔN MĨ THUẬT
NĂM HỌC: 2015 - 2016
(Từ ngày 02 tháng 11 năm 2015 đến ngày 06 tháng 11 năm 2015)
Thứ
ngày Lớp Tiết
Tiết
PPCT
Tên bài
Đồ dùng
Vật mẫu
Hai
02/11
3B
1
11
Vẽ theo mẫu: Vẽ cành lá
2B
2
11
Vtt:Vẽ tiếp hoạ tiết vào đường diềm và....
Tranh minh hoạ
1A
3
11
Vẽ màu vào hình vẽ ở đường diềm
Tranh minh hoạ
3A
4
11
Vẽ theo mẫu: Vẽ cành lá
2A
5
11
Vtt:Vẽ tiếp hoạ tiết vào đường diềm và....
Tranh minh hoạ
1B
1
11
Vẽ màu vào hình vẽ ở đường diềm
Tranh minh hoạ
Năm 5A
05/11 5B
2
11
Vẽ tranh đề tài: Ngày nhà giáo Việt Nam..
Tranh minh hoạ
4
11
Vẽ tranh đề tài: Ngày nhà giáo Việt Nam..
Tranh minh hoạ
4A
5
11
Thường thức MT: Xem tranh họa sĩ
Tranh minh hoạ
Ba
03/11
Vật mẫu
Tư
04/11
Sáu
06/11
KHỐI 1:
BÀI 11
1
VẼ MÀU VÀO HÌNH VẼ Ở ĐƯỜNG DIỀM
I/MỤC TIÊU
- Học sinh tìm hiểu trang trí đường diềm đơn giản và bước đầu cảm nhận vẽ đẹp của
đường diềm.
- Biết cách vẽ màu vào hình vẽ sẵn ở đường diềm.
- HSNK:Vẽ được màu, tô kín hình, đều không ra ngoài hình.
II/CHUẨN BỊ
1/Giáo viên: Các đồ vật có trang trí đường diềm; Một vài hình vẽ đường diềm.
2/Học sinh: Vở tập vẽ. Màu vẽ.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
* Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
* Giới thiệu bài:
- Học sinh quan sát đồ vật được vẽ màu đường diềm.
Đây là các đồ vật được vẽ màu trang trí rất đẹp, bằng các hoạ tiết giống nhau,
cách đều nhau trong hai đường thẳng. Đây là những hình được trang trí đường
diềm. Vậy cách vẽ màu vào hình đường diềm như thế nào? Bài vẽ hôm nay cô cùng
các con tìm hiểu cách vẽ màu vào đường diềm.
- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng
- Học sinh nhắc lại đầu bài
HĐ1 Quan sát và nhận xét
- Giáo viên treo 2 hình vẽ lên bảng.
- Một hình vẽ chưa hoàn chỉnh đang còn thiếu màu sắc.
- Một hình vẽ đã hoàn chỉnh.
- Học sinh nhận xét :
+ Hình vẽ hoàn chỉnh đẹp hơn.
?- Các hoạ tiết thường sử dụng trang trí là hình gì ? Trang trí như thế nào?
+ Là hình vẽ, bông hoa, lá.
+ Trang trí theo xen kẽ hoặc nhắc lại.
?- Màu sắc được sử dụng như thế nào ?
+ 3 đến 4 màu, các hoạ tiết giống nhau vẽ cùng màu.
+ Nền đậm, hoạ tiết nhạt và ngược lại.
HĐ2 Cách vẽ họa tiết và vẽ màu
- Học sinh quan sát hình vẽ trong vở tập vẽ ?
?- Đường diềm này còn thiếu gì ?
+ Thiếu màu sắc.
- Giáo viên hướng dẫn cách vẽ màu vào đường diềm
- Vẽ màu vào hoạ tiết sau đó vẽ màu nền và ngược lại
2
- Vẽ màu kín hoạ tiết và kín nền
- Vẽ 3 đến 4 màu ( Vẽ ít màu sẽ bị đơn điệu, vẽ nhiều màu sẽ bị loè loẹt).
HĐ3 Thực hành
- Học sinh quan sát và nhận xét bài vẽ năm học trước.
? – Các con có nhận xét gì về bài vẽ trên?
- HS thực hành trong vở tập vẽ.
- GV quan sát và gợi ý những học sinh đang còn lúng túng.
HĐ4 Nhận xét - Đánh giá
- Các nhóm trưng bày bài lên bảng.
- Lớp nhận xét – Giáo viên bổ sung.
?- Những bài nào vẽ đẹp? Những bài nào chưa đẹp? Tại sao ?
Trò chơi : Xếp hoạ tiết vào đường diềm
- Giáo viên phổ biến luật chơi.
- Đánh giá tuyên dương.
Xanh
Đỏ
Xanh
Xanh
Đỏ
Đỏ
Xanh
Xanh
Đỏ
Xanh
Đỏ
Xanh
Đỏ
Xanh
Dặn dò : Chuẩn bị bài 12 Vẽ tự do
KHỐI II
BÀI 11: VẼ TRANG TRÍ
VẼ TIẾP HOẠ TIẾT VÀO ĐƯỜNG DIỀM VÀ VẼ MÀU
I/MỤC TIÊU
- Nhận biết cách trang trí đường diềm đơn giản
- Vẽ tiếp được hoạ tiết và vẽ màu vào đường diềm.
- HSNK: vẽ được hoạ tiết cân đối, tô màu phù hợp.
II/CHUẨN BỊ
1/Giáo viên: Một vài đồ vật trang trí đường diềm.Hình minh hoạ hướng dẫn cách
trang trí. Một số bài vẽ của học sinh.
2/Học sinh: Vở tập vẽ, Màu, thước, chì.
3
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
* Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
* Giới thiệu bài
- Học sinh quan sát 2 đường diềm và trả lời câu hỏi?
? Hãy quan sát và cho biết đường diềm nào đẹp hơn? Vì sao?
( Đường điềm 2 đẹp hơn vì được trang trí
GV: Các đồ vật xung quanh ta luôn được trang trí bởi những hình ngộ nghĩnh hay
những đường diềm đẹp. Vậy đường diềm là gì? chúng ta cùng nhau làm quen với
đường diềm qua bài 11.
HĐ1 Quan sát và nhận xét
- Giáo viên đưa ra một số tranh và cho Hs quan sát nhanh phát hiện ra là đồ vật gì?
( Cái bát, cái đĩa, lọ hoa, vải ....)
HS - Nhận xét.
? Trang trí đường diềm trên đồ vật nhằm mục đích gì?
GV đưa ra một số đường điềm
? Các họa tiết được vẽ trên đường điềm được vẽ giống nhau hay khác nhau?
? Các họa tiết giống nhau trên đường diềm có đều nhau không?
? Các họa tiết giống nhau thì màu sắc thường phải như thế nào?
? Màu nền và màu họa tiết như thế nào với nhau?
Gv nhận xét và chốt lại.
? Em hãy kể một số đồ vật được trang trí mà em biết? ( Hs )
? Em thấy họa tiết thường được trang trí nhữn hình gì? ( Hs)
Gv nhận xét và chốt lại ý đúng.
Gv đưa ra một số tranh có trang trí đường diềm.
* Gv đưa ra một số kiểu trang trí đường diềm để hs quan sát.
HĐ2 Cách vẽ họa tiết và vẽ màu
Gv đưa ra hình 1 và hình 2( Sách tập vẽ)
Hướng dẫn hs cách vẽ theo 2 bước: B1 hướng dẫn cách vẽ. B2 vẽ màu.
- Giáo viên gợi ý các bước vẽ các hoạ tiết và vẽ màu.
+ Vẽ hoạ tiết theo nét đứt vẽ đêu và giống nhau
+ Vẽ màu kín hoạ tiết và vẽ màu hoạ tiết vào vẽ màu nền
+ Nếu hoạ tiết đậm thì nền vẽ màu nhạt và ngược lại.
Gv đưa ra một số các cách vẽ màu để hs quan sát
Gv đưa ra một số bài vẽ đúng, sai để hs tìm ra bài vẽ đúng. (hs trả lời)
4
HĐ3 Thực hành
- Học sinh quan sát và nhận xét bài vẽ năm học trước.
? – Các con có nhận xét gì về bài vẽ trên?
- HS thực hành trong vở tập vẽ.
- GV quan sát và gợi ý những học sinh còn lúng túng để các em hoàn thành bài
vẽ của mình .
HĐ4 Nhận xét - Đánh giá
- Các nhóm trưng bày bài lên bảng.
- Lớp nhận xét – Giáo viên bổ sung.
? - Những bài nào vẽ đẹp? Những bài nào chưa hoàn thành?
* Dặn dò : Chuẩn bị bài 12 Vẽ theo mẫu: Vẽ lá cờ Tổ quốc hoặc cờ lễ hội
KHỐI 3:
BÀI 11 : VẼ THEO MẪU
VẼ CÀNH LÁ.
I/MỤC TIÊU
- Nhận biết được cấu tạo, hình dáng, đặc điểm của cành lá
- Biết cách vẽ và vẽ được cành lá đơn giản.
- HSNK: sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu
- BVMT: GD HS biết yêu và bảo vệ cây xanh.
II/CHUẨN BỊ
1/Giáo viên:Một số cành lá khác nhau; Hình gợi ý cách vẽ; Bài vẽ của học sinh lớp
trước.
2/Học sinh: Cành lá cần vẽ; Giấy vẽ; Bút chì, màu vẽ.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
* Kiểm tra bài cũ:
1 Tên của bức tranh này là gì? ( Tĩnh vật)
2. Tác giả bức tranh này là ai? ( Đường ngọc cảnh)
3.Tranh vẽ bằng chất liệu gì? ( Khắc gỗ)
GV - Hs nhận xét
- Giáo viên đưa ra một số cành lá và hỏi hs tên một số lá.
* Giới thiệu bài
Ở lớp 2 các con đã được học vẽ lá cây. Vậy cành lá cây được vẽ như thế nào? Bài 11
cô cùng các con tâp vẽ.
- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng.
- Học sinh nhắc lại đầu bài
HĐ1 Quan sát và nhận xét
- Học sinh quan sát trên màn hình một số lá
?- Trên bảng có những cành lá cây gì ?
+ Cành lá rau muống, cành lá hoa hồng, cành lá bàng, cành lá trầu, cành lá tía
tô....
?- Cành lá khác nhau với lá chổ nào?
5
+ Cành lá có từ hai lá trở lên
+ Lá chỉ có duy nhất một lá
- Giáo viên giới thiệu các cành lá cây trên bảng. Học sinh quan sát cành lá
trên.
?- Các con có nhận xét gì về cành lá trên bảng?
+ Có lá mọc đối xứng, có lá mọc so le
+ Lá có răng cưa, lá không có răng cưa.
+ Hình dáng của lá cũng khác nhau.
?- Các lá này thường dùng để làm gì trong trang trí ?
+ Dùng để trang trí rất đẹp, nhưng phải đơn giản bớt các chi tiết rườm rà...
?- Ngoài ứng dụng trong trang trí, trong thiên nhiên cây xanh còn có tác dụng gì?
+ Che bóng mát, làm trong lành không khí, tạo môi trường xanh, sạch, đẹp.
- BVMT: Kết luận: Cây cối có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống cũng như
trong môi trường tự nhiên, vì vậy các em phải biết yêu quý và bảo vệ cây xanh không
nên chặt phá cây bừa bãi, đó cũng là việc làm cần thiết để bảo vệ môi trường.
HĐ2 Cách vẽ
? – Các con thích cành lá nào nhất ?
- Giáo viên hướng dẫn vẽ cành lá đó.
+ Phác khung hình chung của cành lá
+ Phác nét chính của cành lá
+ Vẽ chi tiết cành lá
+ Vẽ màu theo ý thích
- Học sinh nhắc lại các bước vẽ trên bảng
+ Gồm có 4 bước vẽ
6
HĐ3 Thực hành
- Học sinh quan sát và nhận xét bài vẽ của năm học trước
- Học sinh tham khảo bài vẽ trong sách giáo khoa.
- Học sinh vẽ một cành lá vào vở
- Giáo viên quan sát và giúp đỡ những học sinh còn lúng túng.
HĐ4 Nhận xét - Đánh giá
- Lớp trưng bày bài lên bảng.
?- Những bài nào vẽ chưa đẹp? Những bài vẽ nào đẹp? Vì sao?
- Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương những bài vẽ đẹp, nhắc nhở những bài chưa
hoàn thành về nhà vẽ tiếp.
* Dặn dò : Chuẩn bị bài 12 Vẽ tranh đề tài
ngày Nhà giáo Việt Nam
KHỐI 4:
BÀI 11: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
XEM TRANH HOẠ SĨ.
I/MỤC TIÊU
- Hiểu nội dung của các bức tranh qua hình vẽ, bố cục và màu sắc
- Làm quen với các chất liệu và kỹ thuật làm tranh.
- HSNK: Chỉ ra các hình ảnh, màu sắc trên tranh mà em yêu thích.
II/CHUẨN BỊ
1/Giáo viên: Sách giáo viên, tranh phiên bản lớn
2/Học sinh: Sách giáo khoa, giấy vẽ.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
* Giới thiệu bài
Mọi cảnh vật trong cuộc sống diễn ra đều được các hoạ sĩ ghi lại bằng đường
nét và màu sắc thật là tuyệt. Hôm nay các con sẽ tập làm quen với những bức tranh
của các hoạ sĩ để thấy được những cảnh vật tuyệt diệu đó.
- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng.
HĐ1 Xem tranh
* Tranh1: Nông thôn sản xuất của hoạ sĩ Ngô Minh Cầu
- Giáo viên treo tranh lên bảng
- Học sinh quan sát tranh và thảo luận câu hỏi theo nhóm
- Giáo viên nêu câu hỏi cho cả lớp cùng nghe, sau đó phát câu hỏi cho từng
nhóm thảo luận.
Nhóm 1: Bức tranh vẽ về chủ đề gì?
`+ Sản xuất ở nông thôn.
Nhóm 2: Trong tranh có những hình ảnh nào? Hình ảnh nào chính?
+ Trong tranh có Chú bộ đội đang dắt con bò đi cùng vợ ra ngoài đồng, chú bê
con chạy theo mẹ, xung quanh có nhà cửa, cây cối, đống rơm...
+ Chú bộ đội và cô vợ là chính.
Nhóm3: Tranh được sử dụng màu nào? Chất liệu gì?
+ Sử dụng màu da cam là chính, thêm vào đó là màu đỏ, nâu, đen.. chủ yếu là
dùng màu nóng.
+ Tranh vẽ bằng màu nước trên vải lụa: Gọi là tranh lụa.
- Các nhóm trả lời, lớp nhận xét, giáo viên bổ xung.
7
Tóm lại
Sau chiến tranh Chú bộ đội trở về quê hương lập gia đình. Tham gia sản xuất.
Chồng vác bừa, dắt bò, vợ vác cuốc. Hai người vừa đi vừa trò chuyện trên con đường
làng. Hình ảnh đó cho ta thấy sự ấm no, hạnh phúc và phát triển ở làng quê.
Tranh Nông thôn sản xuất là một bức tranh đẹp, có bố cục chặt chẽ, hình ảnh
rõ ràng, sinh động, màu sắc hoài hoà, thể hiện cảnh lao động trong cuộc sống hàng
ngày ở nông thôn sau chiến tranh.
* Giáo viên giới thiệu sơ qua về tác giả
Tranh 2: Gội đầu. Tranh khắc gỗ màu của hoạ sĩ Trần Văn Cẩn ( 1910 – 1994 )
- Giáo viên treo tranh lên bảng. Cả lớp quan sát và trả lời theo câu hỏi.
? - Tranh vẽ về đề tài gì? Chất liệu của bức tranh ?
+ Tranh vẽ về đề tài sinh hoạt .
+ Đây là tranh khắc gỗ: Dùng đục khắc trên tấm gỗ theo ý tưởng của hoạ sĩ.
?- Tranh thể hiện nội dung gì? Màu sắc được thể hiện như thế nào?
+ Vẽ một cô gái với thân hình mập mạp và trắng hồng đang cúi xuống gội đầu.
+ Trong tranh sử dụng chủ yếu là màu hồng, màu đen của mái tóc.
? – Các con biết gì về tác giả?
+ Hoạ sĩ Trần Văn Cẩn ông có nhiều tác phẩm nổi tiếng trong và quốc tế..
Tóm lại
Tranh gội đầu của hoạ sĩ Trần Văn Cẩn vẽ về hình ảnh một cô gái chiếm gần
hết mặt tranh. Thân hình cô gái mềm mại, mái tóc dài buông thả xuống chậu nước
làm cho bố cục vững chải hơn. Bức tranh khắc về cảnh sinh hoạt đời thường của
người thiếu nữ nông thôn Việt Nam .
?- Qua hai bức tranh trên các con thích bức tranh nào ? Vì sao?
- Học sinh nêu cảm xúc của mình.
HĐ2 Nhận xét - Đánh giá
- Giáo viên nhận xét chung giờ học, tuyên dương những học sinh hăng hái phát
biểu ý kiến.
* Trò chơi :
Đoán tên tác giả
- Giáo viên phổ biến luật chơi : Đoán đúng tên tác giả của các bức tranh giáo
viên treo trên bảng. Nhóm nào đoán đúng, nhanh, nhóm đó thắng cuộc.
- Giáo viên tuyên dương các nhóm tích cực, sôi nổi, nhanh nhẹn..
Dặn dò Chuẩn bị bài 12
Vẽ tranh Đề tài Sinh hoạt .
KHỐI 5
BÀI 11: VẼ TRANH
ĐỀ TÀI NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20-11
I/MỤC TIÊU
- HS hiểu cách chọn nội dung và cách vẽ tranh đề tài ngày nhà giáo Việt Nam.
- Tập vẽ tranh đề tài ngày nhà giáo Việt Nam.
- HSNK: sắp xếp hình vẽ côn đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
II/CHUẨN BỊ
1/GV: SGK, tranh ảnh về ngày nhà giáo Việt Nam
2/HS: SGK, giấy vẽ, bút chì, tẩy.
8
III/CÁC HĐ DẠY- HỌC CHỦ YẾU
* Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
* Giới thiệu bài
- Học sinh hát bài: Mẹ và cô
Thầy cô giáo như người mẹ hiền, dạy cho các con cách học, cách viết theo suốt
thời học sinh. Để nhớ lại tình cảm sâu nặng đó. Ở trường thường tổ chức lễ long
trọng, với không khí tưng bừng, vui vẻ, giữa học sinh với thầy cô giáo, giữa phụ
huynh với thầy cô giáo. Cũng là dịp học trò cũ nhớ ơn thầy cô giáo. Các thầy cô chúc
sức khoẻ nhau. Niềm vui ấy luôn ở lại trong mỗi bài của các con.
- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng.
- Học sinh mở sách giáo khoa.
HĐ1 Tìm chọn nội dung đề tài
?- Các con hãy kể lại những hoạt động kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam ở trường
con?
+ Tổ chức kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11
+ Phụ huynh tổ chức chúc mừng thầy cô
+ Học sinh tặng hoa thầy cô giáo .
+ Vui văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11
?- Các hình ảnh được thể hiện trong ngày 20-11 như thế nào?
+ Quang cảnh đông vui, nhộn nhịp, các hoạt động diễn ra phong phú, màu
sắc...
- Giáo viên treo tranh lên bảng, học sinh quan sát và trả lời
?- Tranh vẽ những hoạt động gì? Các con thích tranh nào nhất ?
+ Học sinh nêu lên ý tưởng của mình qua các bức tranh trên.
HĐ2 Hướng dẫn cách vẽ tranh
- Giáo viên treo hình gợi ý cách vẽ lên bảng
- Học sinh nêu các bước vẽ trên bảng.
?- Để vẽ được một bức tranh đẹp như thế này cần vẽ gì?
+Vẽ hình ảnh chính trước ( vẽ rõ nội dung)
+ Vẽ hình ảnh phụ sau ( tạo thêm không khí vui tươi, hấp dẫn của bức)
+ Vẽ màu sắc: Màu có đậm nhạt, tươi sáng.
HĐ3 Thực hành
- Học sinh quan sát và nhận xét bài vẽ của năm học trước.
- Học sinh thực hành vẽ tranh vào vở tập vẽ.
- Giáo viên quan sát và gợi ý những học còn lúng túng.
HĐ4 Nhận xét - Đánh giá
- Học sinh trưng bày bài lên bảng, lớp quan sát và nhận xét.
?- Các con có nhận xét gì về các bài vẽ trên?
- Giáo viên bổ sung tuyên dương những bài vẽ đẹp, gợi ý những bài vẽ chưa
hoàn thành về nhà vẽ tiếp.
Dặn dò: Chuẩn bị bài 12 Vẽ theo mẫu Mẫu vẽ có hai vật mẫu
9