Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Vụ kiện tôm nước ấm DS404

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.03 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
Sau Đổi Mới, nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ thông qua cơ chế mở
cửa thị trường, tạo điều kiện cho hàng loạt các doanh nghiệp xuất khẩu được thành lập và thu
được nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên, một số lượng lớn các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước đã
phảichịu những thiệt hại không đáng có do bị áp mức thuế chống bán phá giá không phù hợp,
mà điển hình trong số đó là những doanh nghiệp xuất khẩu tôm nước ấm đông lạnh sang thị
trường Hoa Kỳ. Trước tình hình đó, từ năm 2009 Hiệp hội các nhà chế biến và xuất khẩu thủy
sản Việt Nam đã đề xuất với chính phủ về việc sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp trong
WTO để buộcHoa Kỳchấm dứt các biện pháp chống bán phá giá gây bất lợi cho nhà xuất khẩu
Việt Nam nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp trong nước. Vụ kiện tôm nước
ấm DS404 là vụ kiện đầu tiên và thắng lợi pháp lý đầu tiên của Việt Nam tại WTO với tư cách
là nguyên đơn. Vụ kiện này đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp xuất
khẩu cũng như các cơ quan trong nước có liên quan trong việc giải quyết tranh chấp thương
mại quốc tế. Chính vì vậy, nhóm chúng tôi chọn chủ đề “Vụ kiện Tôm nước ấm DS404” làm
đề tài nghiên cứu cho môn học Pháp luật Thương mại Quốc tế.
Bài tiểu luận gồm bốn phần:
I.
II.
III. Kết quả và bài học kinh nghiệm
Do những hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm nên bài tiểu luận không tránh
khỏi những thiếu sót. Vì vậy, nhóm thực hiện mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp,
nhận xét để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.

Page 1


CHƯƠNG I.MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN VỤ
TRANH CHẤPDS404-WTO GIỮA HOA KỲ VÀ VIỆT NAM
1. Bán phá giá
Bán phá giá trong thương mại quốc tế có thể hiểu là hiện tượng xảy ra khi một loại
hàng hoá được xuất khẩu từ nước này sang nước khác với mức giá thấp hơn giá bán của hàng


hoá đó tại thị trường nội địa nước xuất khẩu.
Điều 2 Khoản 1 Hiệp định về chống bán phá giá (ADA) quy định:
“Trong phạm vi Hiệp định này, một sản phẩm bị coi là bán phá giá (tức là được đưa vào
lưu thông thương mại của một nước khác thấp hơn trị giá thông thường của sản phẩm đó) nếu
như giá xuất khẩu của sản phẩm được xuất khẩu từ một nước này sang một nước khác thấp
hơn mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu
theo các điều kiện thương mại thông thường”
Cụ thể, nếu một sản phẩm của nước A bán tại thị trường nước A với giá X nhưng lại
được xuất khẩu sang nước B với giá Y (Ynước A sang nước B.
Trong WTO, đây được xem là “hành vi cạnh tranh không lành mạnh” của các nhà sản
xuất, xuất khẩu nước ngoài đối với ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu. Và các “vụ kiện
chống bán phá giá” và tiếp đó là các biện pháp chống bán phá giá (kết quả của các vụ kiện) là
một hình thức để hạn chế hành vi này.

2. Chống bán phá giá
Về thực chất, thuế chống bán phá giá là một loại thuế nhập khẩu bổ sung đánh vào
những hàng hoá bị bán phá giá ở nước nhập khẩu nhằm hạn chế những thiệt hại do việc bán
phán giá đưa đến cho ngành sản xuất của nước đó nhằm bảo đảm sự công bằng trong thương
mại
Thuế chống bán phá giá là biện pháp chống bán phá giá được sử dụng phổ biến nhất,
được áp dụng đối với sản phẩm bị điều tra và bị kết luận là bán phá giá vào nước nhập khẩu
gây thiệt hại cho ngành sản xuất nước đó.
Không phải cứ có hiện tượng hàng hoá nước ngoài bán phá giá là nước nhập khẩu có
thể áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hoá đó.
Theo quy định của WTO thì việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá chỉ có thể
thực hiện nếu cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu, sau khi đã tiến hành điều tra chống
bán phá giá , ra kết luận khẳng định sự tồn tại đồng thời của cả 03 điều kiện sau:



Hàng hoá nhập khẩu bị bán phá giá (với biên độ phá giá không thấp hơn 2%);
Page 2



Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể hoặc
bị đe doạ thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành của ngành sản xuất trong
nước (gọi chung là yếu tố “thiệt hại”);


Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại nói

trên;

3. Phương pháp “Quy về 0” (zeroing)
Zeroing là một phương pháp tính toán trong quá trình tính biên độ phá giá trong đó cho
phép quy về 0 tất các các giao dịch có biên độ phá giá âm. Mỹ là nước duy nhất trong 153
nước thành viên của WTO đang sử dụng biện pháp zeroing để tính thuế chống bán phá giá đối
với những mặt hàng xuất khẩu sang nước này.
Ví dụ, nếu một nhà xuất khẩu bị điều tra thực hiện 5 giao dịch xuất khẩu, trong đó có 2
giao dịch xuất khẩu có biên độ phá giá là 20%, 1 giao dịch có biên độ phá giá bằng 0 và 2 giao
dịch có biên độ phá giá -25% thì nếu không sử dụng phương pháp zeroing, bình quân biên độ
phá giá của nhà xuất khẩu này sẽ là: (20% + 20% + 0% - 25% - 25%): 5 = -7% (với biên độ
phá giá âm, tức là không phá giá, nhà xuất khẩu này sẽ không bị áp thuế).
Tuy nhiên, nếu sử dụng zeroing thì biên độ phá giá trung bình sẽ là:
(20% + 20% +0% + 0% + 0%): 5 =8% (và kết quả là nhà xuất khẩu sẽ bị áp thuế 8%).
Phương thức này khiến cho mức thuế trở nên rất cao, và đã nhiều lần bị các thẩm phán
của WTO lên án.
Điều 2.4.2 Hiệp định ADA quy định “việc xác định có tồn tại biên độ phá giá hay
không trong suốt giai đoạn điều tra, thông thường sẽ dựa trên cơ sở so sánh giữa giá trị bình

quân gia quyền thông thường với giá bình quân gia quyền của tất cả các giao dịch xuất khẩu có
thể so sánh được hoặc thông qua so sánh giữa giá trị thông thường với giá xuất khẩu trên cơ sở
từng giao dịch”. Ở đây, việc so sánh phải được thực hiện trên tất cả các giao dịch xuất khẩu
mới bảo đảm sự công bằng, vì trong các giao dịch đó có giao dịch có biên độ phá giá dương
nhưng cũng có các giao dịch có biên độ phá giá âm và giữa chúng khi bù trừ cho nhau sẽ phản
ánh một cách chính xác nhất về việc có bán phá giá hay không và mức độ bán phá giá tác động
lên thị trường nước nhập khẩu như thế nào. Khi sử dụng phương pháp zeroing với việc quy về
0 tất cả các giao dịch có biên đô phá giá âm là vi phạm vào nguyên tắc “so sánh công bằng”
mà Điều 2.4 Hiệp định ADA đã quy định.
Việc áp dụng phương pháp zeroing gây ra rất nhiều thiệt hại cho các doanh nghiệp xuất
khẩu của nước xuất khẩu bởi một số lí do.
Thứ nhất, khi áp dụng phương pháp zeroing, hầu hết các kết quả điều tra đều đưa đến
kết luận là có bán phá giá và bị áp thuế chống bán phá giá cao. Điều đó gây bất công và tạo ra
nhiều khó khăn cho các nước xuất khẩu, từ đó hạn chế sự tự do hóa thương mại.
Thứ hai, biên độ phá giá bị đẩy lên cao không phản ánh đúng thực tế, khiến số tiền mà
doanh nghiệp phải nộp cho thuế chống bán phá giá là một gánh nặng tài chính cho các doanh
nghiệp xuất khẩu.
Page 3


Thứ ba, ngoài thiệt hại về việc phải đóng thuế chống bán phá giá, các doanh nghiệp
xuất khẩu còn phải chịu những hệ lụy khác từ việc áp thuế như phải ký quỹ một khoản tiền rất
lớn. Điều này một lần nữa gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu khi vốn – luôn là một
vấn đề của doanh nghiệp – phải dùng để ký quỹ. Điều này lại làm tăng lợi thế cạnh tranh của
các doanh nghiệp không bị áp thuế chống bán phá giá.
Như vậy, có thể hiểu là tại sao các nước xuất khẩu, thường là các nước đang phát triển,
hết sức lên án phương pháp “Quy về 0” và coi đó là một trong những biện pháp điển hình của
chống bán phá giá bất công.
Việc Hoa Kỳ sử dụng zeroing khi tính các biên độ phá giá đã gặp phải sự phản đối từ
các đối tác thương mại của nước này. Họ cho rằng điều này không phù hợp với các quy tắc của

Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) về hệ thống luật chống bán phá giá. Hoa Kỳ đã nhiều lần
bị kiện tại Tổ chức Thương mại thế giới với lý do nước này sử dụng zeroing trong các cuộc
điều tra chống bán phá giá, điển hình như các vụ Gỗ xẻ mềm của Canada (DS264), Ổ bi của
Nhật Bản (DS322), 21 vụ kiện chống bán phá giá từ EU (DS294), Tôm nước ấm đông lạnh
của Ecuađo (DS335), Tôm của Thái Lan (DS343), Thép không gỉ của Mêxicô (DS344)…

4. Các cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO.
4.1. Cơ quan giải quyết tranh chấp (DBS)
Là đại hội đồng của WTO bao gồm đại diện của các quốc gia thành viên thành lập các
Ban hội thẩm, thông qua báo cáo của Ban Hội thẩm và Ban Phúc thẩm bằng nguyên tắc “đồng
phủ quyết”. Giám sát việc thi hành các quyết định, khuyến nghị giải quyết tranh chấp, cho
phép đình chỉ thực hiện các nghĩa vụ, trả đũa.
4.2. Ban Hội thẩm
Trực tiếp xem xét các vấn đề kiện tụng cụ thể trên cơ sở các quy định của WTO được
các nước nguyên đơn viện dẫn. Đưa ra Báo cáo trình DBS thông qua và giúp DBS đưa ra
khuyến nghị cho các bên tranh chấp.
4.3. Cơ quan phúc thẩm.
Xem xét lại báo cáo của ban Hội thẩm để đảm bảo tính chính xác trong quá trình giải
quyết tranh chấp của Ban hội thẩm nếu có yêu cầu.

5. Nguồn của cơ chế giải quyết tranh chấp (do DSU viện dẫn).
- Điều XXII và XXIII GATT 1947 ( Điều 3.1 DSU).
- Các quy tắc và thủ tục chuyên biệt hoặc bổ sung về giải quyết tranh chấp tại các Hiệp định
trong khuôn khổ WTO ( Điều 11.4 đến 17.7 GATT 1994).
- Quyết định về các Thủ tục giải quyết tranh chấp đặc biệt” GATT 1966: các quy tắc áp dụng
cho việc giải quyết tranh chấp giữa một nước kém phát triển và một nước phát triển ( Điều
Page 4


3.12 DSU) và các thủ tục đặc biệt áp dụng cho tranh chấp có một bên là nước kém phát triển

nhất.

6. Trình tự giải quyết tranh chấp.
B1: Tham vấn
Bên có khiếu nại trước hết phải đưa ra yêu cầu tham vấn Bên kia (Điều 4 DSU). Việc
tham vấn được tiến hành bí mật (không công khai) và không gây thiệt hại cho các quyền tiếp
theo của các Bên. Bên được tham vấn phải trả lời trong thời hạn 10 ngày và phải tiến hành
tham vấn trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu (trường hợp khẩn cấp – ví dụ hàng
hoá liên quan có nguy cơ hư hỏng, các thời hạn này lần lượt là 10 ngày và 20 ngày). Bên được
tham vấn có nghĩa vụ "đảm bảo việc xem xét một cách cảm thông và tạo cơ hội thoả đáng" cho
Bên yêu cầu tham vấn.
Với các ưu thế nhất định như tiết kiệm được về thời gian, tiền bạc, quan hệ hữu hảo
giữa các bên tranh chấp… các phương thức chủ yếu dựa trên đàm phán ngoại giao này được
DSU đặc biệt khuyến khích sử dụng (Điều 3.7 DSU), và việc tìm ra được một giải pháp hợp
lý thoả mãn tất cả các bên tranh chấp có lẽ còn được coi trọng hơn cả việc đạt được một giải
pháp phù hợp với các qui tắc thương mại trong Hiệp định.
B2: Thành lập Ban hội thẩm.
Yêu cầu thành lập Ban hội thẩm phải được lập thành văn bản sau khi Bên được tham
vấn từ chối tham vấn hoặc tham vấn không đạt kết quả trong vòng 60 ngày kể từ khi có yêu
cầu tham vấn (Điều 6 DSU). Tuy nhiên, như trên đã đề cập, yêu cầu thành lập Ban hội thẩm có
thể đưa ra trước thời hạn này nếu các bên tranh chấp đều thống nhất rằng các thủ tục tham vấn,
hoà giải không dẫn đến kết quả gì. Văn bản yêu cầu thành lập Ban hội thẩm phải nêu rõ quá
trình tham vấn, xác định chính xác biện pháp thương mại bị khiếu kiện và tóm tắt các căn cứ
pháp lý cho khiếu kiện.
Bất kỳ quốc gia thành viên nào có quyền lợi thực chất trong vấn đề tranh chấp đều có
thể thông báo cho DSB về ý định tham gia vụ việc với tư cách là Bên thứ ba. Các Bên thứ ba
này được tạo điều kiện để trình bày ý kiến bằng văn bản trước Ban hội thẩm.
Hoạt động của Ban hội thẩm (Panel Procedures): Ban hội thẩm có chức năng xem xét
vấn đề tranh chấp trên cơ sở các qui định trong các Hiệp định của WTO mà Bên nguyên đơn
viện dẫn như là căn cứ cho đơn kiện của mình để giúp DSB đưa ra khuyến nghị/quyết nghị

thích hợp cho các bên tranh chấp.
B3: Phúc thẩm (Appelate Review).
Các bên tranh chấp có thể kháng cáo các vấn đề pháp lý trong Báo cáo của Ban hội
thẩm (yêu cầu phúc thẩm) trên cơ sở yêu cầu chính thức bằng văn bản. Khi có yêu cầu này thủ
tục phúc thẩm sẽ được bắt đầu.
Page 5


Việc xem xét và đưa ra Báo cáo phải được thực hiện với sự tham gia của các Bên tranh
chấp. Cơ quan Phúc thẩm ra Báo cáo trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày kháng cáo (trường hợp
có yêu cầu gia hạn thì có thể kéo dài thêm 30 ngày nữa nhưng phải thông báo lý do cho DSB
biết). Báo cáo này có thể giữ nguyên, sửa đổi hoặc loại bỏ các vấn đề và kết luận pháp lý của
Ban hội thẩm. Các Bên không có quyền phản đối Báo cáo này. DSB thông qua Báo cáo của
Cơ quan Phúc thẩm trong thời hạn 30 ngày kể từ khi Báo cáo của SAB được chuyển đến tất cả
các thành viên trừ khi DSB đồng thuận phủ quyết.
B4: Khuyến nghị các giải pháp (Recommended Remedies)
Khi Báo cáo được thông qua xác định một biện pháp của một Bên là vi phạm qui định
của WTO, cơ quan ra Báo cáo phải đưa ra khuyến nghị nhằm buộc Bên có biện pháp vi phạm
phải tuân thủ qui định của WTO (yêu cầu bị đơn rút lại hoặc sửa đổi biện pháp liên quan) và
có thể đưa ra các gợi ý (không bắt buộc) về cách thức thực hiện khuyến nghị đó.
Trường hợp khiếu kiện không vi phạm, Bên thua kiện không phải rút lại biện pháp liên
quan (vì không có vi phạm) nhưng Báo cáo có thể khuyến nghị Bên thua thực hiện các dàn xếp
nhất định để thoả mãn các Bên liên quan (Báo cáo có thể đưa ra những gợi ý về biện pháp dàn
xếp thoả đáng, ví dụ: bồi thường)
B5: Thi hành (Implementation).
Bên thua phải thông báo ý định về việc thi hành khuyến nghị tại buổi họp của DSB
triệu tập trong vòng 30 ngày kể từ ngày thông qua Báo cáo. Nếu không thực hiện được ngay,
Bên đó có thể được gia hạn thực hiện trong một khoảng thời gian hợp lý (thời hạn này do DSB
quyết định trên cơ sở đề nghị của các Bên; hoặc do các Bên tranh chấp thỏa thuận trong thời
hạn 45 ngày kể từ ngày thông qua khuyến nghị; hoặc theo phán quyết trọng tài tiến hành trong

vòng 90 ngày kể từ ngày thông qua khuyến nghị).
DSB cũng là cơ quan giám sát việc thực thi khuyến nghị của các Bên liên quan. Trong
thời gian qui định cho việc thực hiện khuyến nghị, bất kỳ thành viên nào cũng có thể đưa vấn
đề thực hiện khuyến nghị này vào chương trình nghị sự của DSB; mỗi khi có đề nghị như vậy
thì Bên phải thực hiện khuyến nghị có nghĩa vụ giải trình bằng văn bản về việc thực hiện
khuyến nghị của mình gửi cho DSB chậm nhất là 10 ngày trước khi tiến hành phiên họp của
DSB.

Page 6


CHƯƠNG II. TỔNG QUANVỤ TRANH CHẤPDS404-WTO
GIỮA HOA KỲ VÀ VIỆT NAM
1. Bối cảnh vụ tranh chấp
1.1. Quan hệ thương mại Hoa Kỳ- Việt Nam trong ngành thủy sản.
Ngành thuỷ sản Việt Nam bắt đầu xuất khẩu sang Mỹ từ năm 1994 với giá trị ban đầu
còn thấp, mới chỉ có 6 triệu USD. Từ đó giá trị thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng
liên tục qua các năm. Năm 1998 con số này đã lên tới 82 triệu USD và đưa Việt Nam lên vị trí
thứ 19 trong các nước xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ. Vào năm 2001 Việt Nam xuất khẩu 70.930
tấn thủy sản các loại, trị giá 489.03 triệu USD. Năm 2002, khối lượng các mặt hàng xuất khẩu
đã tăng lên 98.664 tấn, đạt 645.98 triệu USD, chiếm 32.4% tống giá trị xuất khẩu thủy sản của
Việt Nam. Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng hải sản (kể cả chế biến) đạt 777.66
triệu USD, tiếp tục xếp vị trí thứ hai sau hàng dệt may trong bảng xuất khẩu của Việt Nam vào
Hoa Kỳ, chiếm 35.3% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Đến năm 2005, do tác
động đồng thời của việc áp thuế chống bán phá giá cá tra, cá ba sa phile đông lạnh và tôm
đông lạnh, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ có phần giảm sút, thị trường Hoa
Kỳ chỉ chiếm 23% thị phần xuất khẩu của Việt Nam. Con số này tiếp tục giảm dần, đến năm
2012 xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ chỉ chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu
thủy sản. Trong các mặt hàng thủy sản của Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ, tôm chiếm tỷ trọng
chính 74% tổng giá trị hàng thủy sản xuất khẩu (2013). Việt Nam vươn lên vị trí thứ tư về giá

trị xuất khẩu tôm sang Hoa Kỳ (về khối lượng đứng hàng thứ 7).

Page 7


1.2. Nguyên nhân dẫn đến vụ kiện.
Vụ điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam
được Bộ Thương mại Hoa Kỳ ( DOC ) khởi xướng tháng 1/2004. Việc điều tra được tiến hành
đối với ba doanh nghiệp bị đơn có lượng xuất khẩu lớn nhất (bao gồm Minh Phú, Minh Hải và
Camimex- gọi là bị đơn bắt buộc). Đến tháng 2 năm 2005, DOC chính thức áp thuế chống bán
phá giá với các thuế suất thông qua phương pháp tính biên độ phá giá Zeroing của Hoa Kỳ :
- Từ 4.3% đến 5,24% đối với từng bị đơn bắt buộc
- Từ 4,57% ( mức bình quân gia quyền của thuế suất áp dụng cho 3 bị đơn bắt buộc) đối
với các bị đơn tự nguyện không được lựa chọn điều tra.
- Mức thuế suất toàn quốc (……) cho tất cả các doanh nghiệp còn lại.
Theo luật pháp Hoa Kỳ, cứ sau 1 năm kể từ khi áp thuế, DOC sẽ tiến hành rà soát hành
chính (POR) các mức thuế mà cơ quan này áp dụng. Tính đến tháng 2/2010, cơ quan này đã rà
soát hành chính 3 lần đối với các doanh nghiệp Việt Nam và cả 3 lần doanh nghiệp Việt Nam
đều bị áp những mức thuế bất lợi cụ thể:
-

-

Lần rà soát thứ 2- POR2, 30 doanh nghiệp Việt Nam đăng ký tham gia rà soát. DOC chọn
2 doanh nghiệp là Minh Phú và Camimex là bị đơn bắt buộc do có lượng xuất khẩu lớn
nhất. Hai doanh nghiệp này đạt mức thuế suất không đáng kể (0-0.01%). 28 doanh nghiệp
còn lại bị áp dụng mức thuế là 4.57% và mức thuế được áp dụng cho tất cả các doanh
nghiệp không tham gia rà soát ( mức thuế toàn quốc) là 25.76%.
Lần ra soát thứ 3- POR3, có 28 doanh nghiệp đăng ký rà soát, DOC lựa chọn 3 doanh
nghiệp làm bị đơn là ( Minh Phú, Camimex và Phương Nam). Ba doanh nghiệp này lần

lượt được áp thuế là 0.43%; 0.08%; 0.21%. Mức thuế cho 25 doanh nghiệp còn lại là
4.57% và mức thuế toàn quốc là 25.76%.
Page 8


Trước nguy cơ DOC tiếp tục sử dụng phương pháp này gây kết quả bất lợi trong những
lần rà soát lại mức thuế áp dụng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam, Hiệp hội
Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
(VCCI) đã đề xuất kiện Hoa Kỳ ra WTO lên Chính phủ và được Chính phủ chấp nhận để bắt
đầu vụ kiện.

2. Tóm tắt vụ kiện
Ngày 01/02/2010, phía Việt Nam gửi yêu cầu tham vấn đối với chính phủ Hoa Kỳ liên
quan đến các biên pháp chống bán phá giá của Hoa Kỳ đối với sản phẩm tôm nước ấm đông
lạnh của Việt Nam.
Các bên liên quan

Văn bản pháp
lý liên quan

Nguyên
đơn

Hiệp
định
ADA: các điều
2.1, 2.4, 2.4.2,
6.10,
6.10.2,
9.3, 9.4, 11.1,

11.3, 17.6(i).

Bị đơn


Việt
Nam

Hoa Kỳ

Khung thời gian
Việt Nam gửi yêu cầu
01/02/2010
tham vấn
Thành lập Ban hội
18/05/2010
thẩm
Ban hành Báo cáo của
11/07/2011
Ban hội thẩm

Ban hành Báo cáo của
11/07/2011
Hiệp
định Cơ quan Phúc thẩm
GATT 1994:
điều VI:2
02/11/2011
Thông qua


Sản phẩm và biện pháp gây tranh cãi.

- Hành động gây tranh cãi: Những quyết định chống bán phá giá trong đợt rà soát hành
chính thứ 2 và thứ 3 đối với nhập khẩu từ Việt Nam tiếp tục được USDOC sử dụng trong
những hành động chống bán phá giá tiếp theo
- Sản phẩm: Tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam.


Các hiệp định, nghị định liên quan đến vụ tranh chấp.
- Hiệp định Chống bán Phá giá của WTO ( ADA)
- Hiệp định GATT 1994.
- Nghị định Thư về Cơ chế Giải quyết Tranh chấp trong WTO (Ngày 20 tháng 11 năm
1996)

Page 9


CHƯƠNG III.PHÂN TÍCH NỘI DUNG VỤ TRANH
CHẤPDS404-WTO GIỮA HOA KỲ VÀ VIỆT NAM
1. Yêu cầu xem xét và khuyến nghị của các bên
- Việt Nam đề nghị Ban Hội thẩm xem xét các vấn đề:
(a) Việc sử dụng phương pháp zeroing để xác định biên độ phá giá đối với các bị đơn
bắt buộc trong rà soát POR2 và POR3 và việc tiếp tục sử dụng phương pháp này trong các rà
soát tiếp theo của DOC là không phù hợp với Điều 9.3, 2.1, 2.4.2, và 2.4 Hiệp định CBPG và
Điều VI:2 GATT 1994;
(b) DOC sử dụng phương pháp zeroing là vi phạm Điều 9.3 Hiệp định CBPG và Điều
VI:2 GATT 1994;
(c) Lấy biên độ phá giá được xác định theo phương pháp zeroing làm mức thuế suất áp
dụng cho các bị đơn tự nguyện không được lựa chọn trong hai rà soát POR2 và POR3 là
không tuân thủ Điều 9.3, 2.1, 2.4.2, và 2.4 Hiệp định CBPG;

(d) Áp dụng mức thuế suất chung cho các bị đơn tự nguyện không được lựa chọn mà
không căn cứ vào kết quả điều tra các bị đơn bắt buộc và áp dụng mức thuế bất lợi cho các bị
đơn không được lựa chọn trong rà soát POR2 và POR3 là không phù hợp với Điều 9.4, 17.6(i)
và 2.4 Hiệp định CBPG;
(e) Áp dụng mức thuế suất toàn quốc sau rà soát POR2 và POR3 trên cơ sở tính toán từ
những thông tin sẵn có bất lợi và việc tiếp tục áp dụng mức thuế này trong các rà soát tiếp theo
là vi phạm Điều 6.8, 9.4, 17.6(i) và Phụ lục II của Hiệp định CBPG;
(f) Quyết định của DOC trong rà soát POR2 và POR3 nhằm hạn chế số lượng bị đơn
bắt buộc, do đó không đảm bảo nghĩa vụ thực thi đầy đủ theo Hiệp định CBPG, cụ thể là các
điều khoản 6.10, 6.10.2, 9.3, 11.1 và 11.3.
- Hoa Kỳ đề nghị Ban Hội thẩm chấp nhận yêu cầu phán quyết sơ bộ mà Hoa Kỳ đã đề
đạt với Ban Hội thẩm từ trước đó, và bác bỏ khiếu nại của Việt Nam rằng Hoa Kỳ đã vi các
phạm hiệp định trên.

2. Vấn đề 1: Khiếu nại của phía Mỹ liên quan đến các nội dung thuộc điều khoản
tham chiếu của Ban hội thẩm
Nhìn chung, Việt Nam yêu cầu Ban Hội thẩm xem xét các vấn đề liên quan đến 4 vấn
đề: Quyết định của DOC trong lần rà soát thứ hai, Quyết định của DOC trong lần rà soát thứ
ba, “việc tiếp tục sử dụng các biện pháp bị khiếu kiện” và phương pháp tính biên độ bán phá
giá “quy về 0”.
Page 10


Mỹ yêu cầu Ban Hội thẩm đưa ra phán quyết sơ bộ đối với kết luận của
Phòng Thương mại Mỹ trong lần điều tra đầu tiên và lần rà soát hành chính thứ nhất.
Lập luận của Mỹ: Mỹ cho rằng quyết định cuối cùng của Mỹ trong lần điều tra và rà
soát hành chính lần thứ nhất không nằm trong điều khoản tham chiếu của Ban Hội thẩm, bởi
vào thời điểm diễn ra 2 sự kiện trên, Việt Nam vẫn chưa gia nhập WTO, và do đó chưa thể áp
dụng Hiệp định Chống bán phá giá vào trường hợp này. Hơn nữa, Hoa Kỳ còn lập luận rằng,
lần điều tra thứ nhất cũng không nằm trong nội dung yêu cầu tham vấn của Việt Nam và vì

vậy cũng không nằm trong nội dung tham vấn của Ban Hội thẩm.
Lập luận của Việt Nam: Việt Nam không đưa ra ý kiến đối với yêu cầu này của phía
Hoa Kỳ.
Kết luận của Ban Hội thẩm: Vì phía Việt Nam cho thấy nước này không coi kết luận
của Phòng Thương mại Mỹ trong lần điều tra đầu tiên và lần rà soát hành chính thứ nhất là vấn
đề cần được tham vấn, cho nên Ban Hội thẩm không cần thiết phải xử lý yêu cầu này của phía
Mỹ.
Mỹ yêu cầu Ban Hội thẩm đưa ra phán quyết sơ bộ liên quan đến “việc
tiếp tục sử dụng các biện pháp bị khiếu kiện” (continued use of challenged practices)
Lập luận của VN: yêu cầu tham vấn từ phía Việt Nam cho rằng phía Mỹ đã và đang
tiến hành các hoạt động nằm trong diện bị phản đối (phương pháp tính biên độ “quy về 0”,
thuế suất toàn quốc và giới hạn số lượng bị đơn rà soát đơn lẻ). Những hành động này không
chỉ đã diễn ra, mà vẫn đang diễn ra và sẽ diễn ra trong tương lai, và vì vậy hàm chứa các tác
động sau này. Phía Việt Nam cho rằng Việt Nam đã định nghĩa rõ vấn đề “việc tiếp tục sử
dụng các biện pháp bị khiếu kiện” trong yêu cầu tham vấn. Điều mà Việt Nam muốn Ban Hội
thẩm thẩm định ở đây là bản chất liên tục và đang tiếp diễn của các hoạt động của Phòng
Thương mại Mỹ.
Lập luận của Mỹ: Phía Mỹ lập luận rằng, vấn đề “việc tiếp tục sử dụng các biện pháp
bị khiếu kiện” mà phía Việt Nam đưa ra là không thể được chấp nhận vì vi phạm tính rõ ràng
của vấn đề được đưa ra, được ghi nhận trong điều 6.2 của Nghị định thư về Giải quyết tranh
chấp trong WTO. Điều 6.2 quy định “...[x]ác định rõ các biện pháp cụ thể đang được bàn cãi
và cung cấp tóm tắt ngắn gọn về cơ sở pháp lý của đơn kiện đủ để trình bày các vấn đề một
cách rõ ràng.” Bên cạnh đó, Mỹ cũng lập luận rằng, Việt Nam không thể hiện rõ nội dung này
là “các biện pháp đang gây tranh cãi” trong yêu cầu tham chiếu.
Kết luận của ban hội thẩm: Ban Hội thẩm cho rằng Việt Nam chưa định nghĩa rõ ràng
khái niệm “việc tiếp tục sử dụng các biện pháp bị khiếu kiện” như là một vấn đề đang gây
tranh cãi. Trong yêu cầu tham vấn của Việt Nam không hàm chứa từ ngữ cho thấy Việt Nam
cho rằng các hoạt động tương lai của DOC có là vấn đề đang gây tranh cãi hay không, mà chỉ
có các biện pháp đã tồn tại và đang diễn ra tính từ ngày ghi trên yêu cầu tham vấn. Vì vậy Ban
Hội thẩm kết luận rằng “việc tiếp tục sử dụng các biện pháp bị khiếu kiện” không nằm trong

Điều khoản tham chiếu của Ban Hội thẩm. Như vậy, các biện pháp hiện đang gây tranh cãi là
Quyết định của DOC trong lần rà soát hành chính và điều tra lần thứ 2 và 3 và phương pháp
tính biên độ phá giá “quy về 0” của Mỹ.
Page 11


3. Vấn đề 2: Khiếu nại của việt nam liên quan đến phương pháp quy về 0 của mỹ
4. Vấn đề 3: Khiếu nại của việt nam liên quan đến việc mỹ giới hạn số lượng bị
đơn được chọn để tiến hành điều tra
Luận điểm của VN: Việt Nam cho rằng việc USDOC quyết định giới hạn số lượng các
bị đơn thuộc diện kiểm tra là trái với các điều 6.10, 6.10.2, 9.3, 11.1, và 11.3 của ADA. Câu
đầu tiên của Điều 6.10 quy định rằng “[c]ác cơ quan có thẩm quyền sẽ quyết định một biên độ
phá giá cho mỗi nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất được biết đến là người cung cấp sản phẩm
đang bị điều tra.”, nhưng việc Mỹ giới hạn số lượng các bị đơn thuộc diện kiểm tra đã không
thực hiện đúng theo điều này. Hơn nữa, điều này cũng làm cho các điều khoản 9.3, 11.1 và
11.3, vốn dựa trên sự tồn tại của biên độ bán phá giá riêng lẻ, trở nên vô nghĩa.
Cụ thể là, điều 9.3 quy định “[Mức] thuế chống bán phá giá không được phép vượt quá
biên độ bán phá giá...”, vì vậy việc Mỹ không kiểm tra đầy đủ các doanh nghiệp đơn lẻ mà áp
thuế là trái với điều khoản này. Hơn nữa, hành vi này của Mỹ còn khiến cho các DN không
được kiểm tra không thể thực thi nghĩa vụ phù hợp với điều 11.1 “[T]huế chống phá giá chỉ áp
dụng trong khoảng thời gian và mức độ cần thiết để chống lại các trường hợp bán phá giá gây
thiệt hại trong nước.” và 11.3 “[Các] cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét lại yêu cầu tiếp tục
duy trì thuế chống phá giá trong trường hợp các cơ quan thấy cần thiết hoặc trên cơ sở đề nghị
của các bên có liên quan đã cung cấp các thông tin tích cực đủ để đề nghị xem xét lại”, vì vậy
các doanh nghiệp không được kiểm tra sẽ không thể chứng minh được việc họ đã dừng hành
động phá giá hay chưa.
Luận điểm của Mỹ: Mỹ lập luận rằng, điều 6.10 ADA cho phép cơ quan điều tra được
giới hạn số lượng bị đơn khi hội đủ một số điều kiện, cụ thể là số lượng DN vượt qua mức mà
khiến cho việc xác định biên độ phá giá cho mỗi doanh nghiệp “không thể thực hiện được”.
Mỹ cũng lưu ý rằng, Việt Nam đã cáo buộc Mỹ vi phạm điều 6.10 mà không xét đến việc liệu

Mỹ có làm trái với việc lựa chọn số lượng bị đơn lớn nhất một cách hợp lý hay không và Mỹ
có thể làm như vậy hay không. Vì vậy mà cáo buộc của Việt Nam về việc Mỹ vi phạm điều
6.10 là không có cơ sở.
Đối với điều 9.3, Mỹ lập luận rằng trong trường hợp này không nhất thiết phải có mối
liên hệ giữa thuế chống bán phá giá áp dụng cho các bị đơn không được chọn với biên độ phá
giá, vì những bị đơn này không được Mỹ xác định biên độ phá giá.
Đối với điều 11.1 Mỹ cho rằng điều này không có liên quan gì đến trường hợp tranh
chấp, bởi điều này quy định nghĩa vụ chung đối với việc chống bán phá giá mà không xét đến
mức thuế cụ thể áp dụng cho những doanh nghiệp đơn lẻ. Đối với điều 11.3, Mỹ lập luận rằng
rà soát cuối kỳ không nằm trong phạm vi tham vấn của Ban Hội thẩm, vậy nên cáo buộc của
Việt Nam là không hợp lệ.
Kết luận của Ban Hội thẩm:
Về cơ bản, Ban Hội thẩm đồng ý với lập luận của phía Mỹ. Bởi vì cáo buộc của Việt
Nam không đề cập đến liệu việc điều tra tất cả các doanh nghiệp có thực hiện được hay không
Page 12


và số lượng doanh nghiệp nên được chọn là bao nhiêu, nên Ban Hội thẩm cho rằng hành động
giới hạn số lượng doanh nghiệp bị kiểm tra là phù hợp với điều khoản 6.10. Hay nói cách
khác, lập luận của Việt Nam không đánh trúng vào vấn đề.
Đối với các khiếu nại liên quan đến các điều khoản 9.3, 11.1 và 11.3, các khiếu nại này
dựa trên giả định rằng việc tiến hành kiểm tra và xác định biên độ phá giá riêng rẽ cho mỗi bị
đơn cần phải được thực hiện (thể hiện ở câu đầu tiên của điều 6.10), tuy nhiên câu thứ 2 của
điều 6.10 lại mở ra một trường hợp mà ở đó giả định trên của Việt Nam có thể không được
thực hiện. Vì vậy lập luận trong cáo buộc liên quan đến các điều khoản 9.3, 11.1 và 11.3 của
Việt Nam không được chấp nhận.
Kết luận của Ban Hội thẩm: Ban Hội thẩm bác bỏ khiếu nại của Việt Nam liên quan
đến các điều6.10, 9.3, 11.1, và 11.3 của Hiệp định Chống bán phá giá.

5. Vấn đề 4: Khiếu nại của việt nam liên quan đến mức thuế suất chung áp dụng

cho những bị đơn tự nguyện nhưng không được mỹ chọn để tiến hành điều tra.
Lập luận của Việt Nam: Việt Nam lập luận rằng vì lãi suất “all other” được xây dựng
trên biên độ phá giá theo điều 9.4 ADA, mà biên độ phá giá cần phải được tính dựa trên nền
tảng phù hợp với điều 2 ADA, trong khi phương pháp tính “quy về 0” của Mỹ trái với điều
này cho nên việc tính lãi suất “all other” của Mỹ áp cho các bị đơn tự nguyện nhưng không
được điều tra đã vi phạm điều 9.4 ADA.
Lập luận của Mỹ: phía Mỹ lập luận rằng họ không vi phạm điều 9.4 ADA bởi thứ
nhất, điều 9.4 không quy định phương pháp tính thuế cho các bị đơn không được chọn, và thứ
hai, không quy định cách tính biên độ phá giá cho doanh nghiệp tự nguyện trong trường hợp
khiếm khuyết (lacuna) trong đó biên độ phá giá của các doanh nghiệp được chọn là bằng 0
hoặc không đáng kể (de minimis). Mỹ còn lập luận thêm vào rằng điều 9.4 ADA không cấm
phương pháp zeroing, và thậm chí nếu phương pháp này có bị cấm bởi điều khoản khác trong
ADA thì cũng không có nghĩa là nó vi phạm điều 9.4.
Ngoài ra, phía Mỹ còn cho rằng, bởi vì Việt Nam chưa gia nhập WTO vào thời điểm
cuộc điều tra đầu tiên diễn ra, nên lãi suất “all other” được tính toán ở thời điểm đó không vi
phạm hiệp định ADA. Trong các lần điều tra và rà soát thứ 2 và thứ 3, DOC chỉ đơn giản áp
dụng mức thuế đã có sẵn từ lần thứ nhất, do vậy Việt Nam không có lý khi cáo buộc Mỹ sử
dụng zeroing vi phạm ADA trong các lần rà soát thứ 2 và thứ 3. Lập luận của Mỹ dựa trên
điều 18.3 ADA, quy định rằng “Theo quy định trong các đoạn 3.1 và 3.2, các quy định của
Hiệp định này sẽ được áp dụng trong quá trình điều tra và rà soát các biện pháp đang áp dụng
trong thời điểm hiện tại được bắt đầu theo đúng các đơn đề nghị đã được gửi kể từ ngày Hiệp
định WTO có hiệu lực đối với Thành viên đó.”
Kết luận của Ban Hội thẩm:
Ban Hội thẩm đồng ý với luận điểm của Việt Nam cho rằng việc sử dụng zeroing, bất
chấp biên độ phá giá của các bị đơn được chọn là 0, de minimis hay dựa trên những chứng cứ
có sẵn là trái với điều 9.4 ADA. Đối với lập luận của Mỹ về tồn tại Lacuna trong điều 9.4, Ban
Hội thẩm viện dẫn tuyên bố của Ban Phúc thẩm trong vụ US-Zeroing (EC) rằng “...sự thiếu
Page 13



vắng chỉ dẫn cụ thể (trong trường hợp lacuna) đối với phương pháp tính toán không hàm ý sự
thiếu vắng nghĩa vụ đối với lãi suất “all other” áp dụng cho các bị đơn không được chọn khi
mà biên độ phá giá của bị đơn được chọn là 0, de minimis hoặc dựa vào chứng cứ có sẵn.”
Đối với lập luận của Mỹ về việc lãi suất “all other” được thiết lập trong lần điều tra thứ
nhất, Ban Hội thẩm có các bằng chứng chứng minh rằng việc lựa chọn lãi suất đó trong các lần
rà soát thứ 2 và 3 đều đã được DOC cân nhắc lựa chọn trước khi đưa ra quyết định cuối cùng,
và vì vậy hành động này được coi như tính toán mức lãi suất cho lần 2 và 3. Vì vậy, Ban Hội
thẩm cho rằng, việc Mỹ sử dụng điều 18.3 để biện minh cho lãi suất “all other” áp dụng trong
lần rà soát thứ 2 và 3 là không thích đáng, và Mỹ đã vi phạm điều khoản WTO.

6. Vấn đề 5: Khiếu nại của việt nam liên quan đến biên độ phá giá áp dụng cho
toàn quốc
Lập luận của Việt Nam: Việt Nam cho rằng việc Mỹ không áp dụng thuế “all others
rate” cho toàn quốc đã vi phạm điều 9.4 Hiệp định chống bán phá giá bởi vì Điều 9.4 quy định
thì cơ quan điều tra phải tiến hành điều tra xác định thuế suất riêng cho từng bị đơn trong vụ
việc chống bán phá giá; trong trường hợp không thể điều tra hết được (do số lượng bị đơn quá
nhiều và nguồn lực của cơ quan điều tra hạn chế), cơ quan này có thể chỉ điều tra một số lượng
bị đơn nhất định, số bị đơn còn lại (không được điều tra) sẽ được hưởng thuế suất bằng bình
quân gia quyền của các bị đơn được điều tra. Luận điểm của VN chủ yếu dựa vào chữ “any”
(bất kỳ) trong điều 9.4: “When the authorities have limited their examination in accordance
with the second sentence of paragraph 10 of Article 6, any anti-dumping duty applied to
imports from exporters or producers not included in the examination shall not exceed:...”. Như
vậy, với quy định này, sẽ chỉ có 2 loại thuế suất là “thuế suất riêng cho bị đơn bắt buộc”
(individual rates), “thuế suất cho các bị đơn còn lại” (“all other” rate) trong vụ điều tra chống
bán phá giá. Tuy nhiên DOC còn áp dụng thêm loại “thuế suất toàn quốc” (country-wide rate)
cho các trường hợp bị đơn không được lựa chọn điều tra và không thỏa mãn điều kiện “hoạt
động độc lập, không chịu sự kiểm soát của Nhà nước” để được hưởng mức “all others rate”.
Việt Nam lập luận rằng theo Điều 9.4 nói trên thì thuế suất loại “all others” được áp dụng
không kèm theo điều kiện gì, việc DOC đặt thêm điều kiện “doanh nghiệp phải chứng minh
được mình độc lập khỏi sự kiểm soát của Nhà nước” là vi phạm điều khoản hiệp định WTO.

Để đáp lại, phía Mỹ lập luận rằng mức thuế toàn quốc của họ được tính toán dựa trên
các chứng cứ có sẵn (available fact) phù hợp với điều 6.8 chứ không dựa trên cách tính bình
quân gia quyền của các đơn vị bị điều tra. Điều 6.8 quy định rằng, “[T]rong trường hợp bất kỳ
bên nào đó từ chối không cho tiếp cận thông tin hoặc từ chối không cung cấp các thông tin
trong một khoảng thời gian hợp lý hoặc ngăn cản đáng kể công tác điều tra, quyết định sơ bộ
và quyết định cuối cùng, dù khẳng định hay từ chối, đều có thể được đưa ra dựa trên cơ sở các
chứng cứ sẵn có. Các qui định tại Phụ lục II sẽ được tuân thủ khi áp dụng khoản này.” Tuy
nhiên, phía Việt Nam lập luận rằng trong lần rà soát thứ 2, cho rằng Phòng Thương mại Mỹ đã
vi phạm điều 6.8 ADA bởi các công ty bị đơn bên phía Việt Nam đã không hề vi phạm việc
không cung cấp thông tin “cần thiết” cho phía Mỹ. Cụ thể hơn, phía Việt Nam cho rằng việc
Page 14


trả lời các câu hỏi điều tra Q&V của Mỹ là không cần thiết theo điều 6.8 ADA để có thể đưa ra
mức thuế, bởi trong lần rà soát thứ 3 Mỹ đã không yêu cầu phía các doanh nghiệp Việt Nam
cung cấp thông tin này mà thay vào đó lấy dữ liệu từ một cơ quan khác trong chính phủ Mỹ.
Lập luận của Mỹ: Mỹ biện luận rằng điều 9.4 ADA không đề cập đến mức thuế tối đa
áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp còn lại, và điều 9.4 có khiếm khuyết như đã trình bày ở
trên, vì vậy nên USDOC không vi phạm điều 9.4 trong các cuộc rà soát hành chính lần 2 và
lần 3.
Lý do Mỹ áp dụng thuế suất toàn quốc bởi Mỹ cho biết có 35 công ty xuất khẩu tôm
của Việt Nam đã không trả lời câu hỏi điều tra của Mỹ về “trị giá và số lượng”, mà theo Mỹ
thì dữ liệu này là cần thiết để phía Mỹ có thể xác định bị đơn nào sẽ được lựa chọn kiểm tra
riêng lẻ. Vì vậy mà phía Mỹ khẳng định rằng họ được quyền áp thuế “dựa trên những chứng
cứ sẵn có” cho toàn quốc thay vì thuế áp dụng cho “các bị đơn khác”.
Kết luận của Ban Hội thẩm:
Ban Hội thẩm đồng ý với luận điểm cho rằng Điều 9.4 không thừa nhận việc chính
quyền có thể áp một mức thuế “cho tất cả doanh nghiệp còn lại” đi kèm với bất kỳ điều kiện
thêm vào. Như vậy có nghĩa là Ban Hội thẩm xác định việc Mỹ quyết định áp dụng mức thuế
riêng cho các doanh nghiệp trên toàn quốc là vi phạm điều 9.4 ADA.

Ban Hội thẩm cho rằng Phòng Thương mại Mỹ không có lý khi tuyên bố dữ liệu Q&V
là “cần thiết” theo ý hiểu của điều 6.8 ADA bởi nguyên tắc các bị đơn không chứng minh
được sự độc lập với nhà nước sẽ không được chọn đã được xác định từ trước khi tuyên bố đưa
ra câu hỏi Q&V. Điều này được thể hiện trong chương 10 của Cẩm nang Chống bán phá giá
của Phòng Thương mại Mỹ, và trong tuyên bố của PTM Mỹ trước khi lần rà soát thứ 2 diễn ra
rằng “việc áp thuế toàn quốc cho các bị đơn không độc lập với nhà nước là chính sách của
Phòng Thương mại Mỹ”.

Page 15


CHƯƠNG IV.KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO
VIỆT NAM.
1. Kết quả từ chiến thắng của Việt Nam trong vụ tranh chấp DS404-WTO
Từ năm 2004 đến nay, trải qua 7 đợt rà soát cùng với nỗ lực bền bỉ của các doanh
nghiệp tham gia theo đuổi vụ kiện, ngày 10.9.2013, Bộ thương mại Hoa Kỳ (DOC) cuối cùng
cũng đã phải thừa nhận thực tế là các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam không bán phá
giá và lần đầu tiên DOC đã ra quyết định mức thuế 0% cho tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu
tôm Việt Nam tham gia xem xét hành chính thuế chống bán phá giá. Cụ thể DOC đã công
nhận toàn bộ 33 doanh nghiệp Việt Nam tham gia đợt xem xét hành chính lần thứ 7(POR7)
giai đoạn 1/2/2011-31/1/2012 đều không bán phá giá tôm trên thị trường Hoa Kỳ và nhận
được mức thuế 0%. Với mức thuế giảm về 0%, hàng thủy sản Việt Nam sẽ xâm nhập nhiều
vào thị trường này và giá trị mặt hàng tăng lên, có sức cạnh tranh cao. Đây là cơ hội lớn cho cả
doanh nghiệp và người nuôi tôm được bán với giá thỏa đáng hơn, mang lợi nhuận nhiều hơn

2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ vụ tranh chấp DS404-WTO
Cần xác định phạm vi và thời điểm khởi kiện hợp lý
Việc xác định phạm vi và thời điểm khởi kiện có nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi
vụ kiện tại WTO. Đây chính là hai nhân tố tạo nên sự thắng lợi chưa trọn vẹn của Việt Nam tại
vụ kiện Tôm.

Trên thực tế, các nội dung mà Việt Nam khiếu kiện liên quan đến các biện pháp của
Hoa Kỳ trong đợt điều tra lần đầu, trong các đợt rà soát hành chính và rà soát cuối kỳ của vụ
kiện chống bán phá giá tôm của Việt Nam tại Hoa Kỳ. Trong khi đó, đợt điều tra lần đầu và
đợt ra soát hành chính thứ nhất đã hoàn toàn diễn ra trước khi Việt Nam gia nhập WTO. Vậy
nên các biện pháp do Hoa Kỳ thực hiện vào thời điểm đó không thể bị khiếu kiện và xem xét
bởi Panel. Đồng thời đối với đợt rà soát hành chính lần 4 và 5 cũng như đợt rà soát cuối kì vẫ
chưa có kết quả cuối cùng khi Việt Nam khởi kiện ra WTO. Về nguyên tắc, cũng không thuộc
thẩm quyền của Panel. Với những lí do này, phạm vi khiếu kiện cũng như các kết luận của
Panel chỉ liên quan đến các đợt rà soát hành chính lần 2 và 3 của Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, việc có được phán quyết của WTO đối với đợt rà soát thứ 4, 5 và đợt rà soát
cuối kỳ mới thực sự có nghĩa đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Một mặt, vì các quyết định
giải quyết tranh chấp của WTO chỉ có giá trị hiệu lực cho tương lai, việc các doanh nghiệp
Việt Nam được giảm hoặc gỡ bỏ thuế chống bán phá giá trên cơ sở thực thi quyết định giải
Page 16


quyết tranh chấp chỉ có thế được thực hiện từ đợt rà soát lần 4. Mặt khác theo quy định của
pháp luật Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được gỡ bỏ lệnh áp dụng thuế bán phá giá và
thoát khỏi vụ kiện nếu trong ba lần rà soát hành chính liên tiếp biên độ bán phá giá của họ
được xác định bằng không. Điều này chỉ có thể đạt được khi tính cả đợt rà soát hành chính lần
thứ 4.
Xuất phát từ bối cảnh bất lợi trên Việt Nam đã xác đinh “việc tiếp tục sử dụng các biện
pháp bị khiếu kiện” của Hoa Kỳ là một trong những nội dung khiếu kiện, yêu cầu Panel giải
quyết. Tuy nhiên, phía Hoa Kỳ cho rằng Panel không có thẩm quyền giải quyết vì Việt Nam
đã không nêu trong văn bản yêu cầu thành lập Panel “việc tiếp tục sử dụng biện pháp bị khiếu
kiện” là biện pháp mà Việt Nam khiếu kiện và không phù hợp với cơ chế giải quyết tranh chấp
của WTO
Như vậy, liên quan tới nội dung khiếu kiện thứ 7, bài học kinh nghiệm rút ra từ vụ kiện
Tôm là việc xác định phạm vi vụ kiện và thời điểm vụ kiện. Vụ kiện rất có thể đã có kết quả
trọn vẹn hơn đối với Việt Nam nếu thời điểm khời kiện được thực hiện sau đợt rà soát hành

chính lần 4 của Hoa Kỳ, hoặc đơn yêu cầu thành lập Panel đã nêu rõ “việc tiếp tục sử dụng các
biện pháp bị khiếu khiện” là một trong những nội dung khiếu kiện
Tăng cường tính chủ động của các doanh nghiệp
Vụ kiện tôm đã cung cấp một bài học đắt giá cho doanh nghiệp Việt Nam: sự cần thiết
tăng cường nhận thức và tính chủ động của các doanh nghiệp trong việc giải quyết các tranh
chấp thương mại quốc tế. Trong vụ kiện này, tại nội dung khiếu kiện thứ 6 của mình, Việt
Nam yêu cầu Panel tuyên bố Hoa Kỳ đã vi phạm điều 6.10.2 của Hiệp định chống bán phá giá
của WTO khi Hoa Kỳ đã giới hạn các doanh nghiệp Việt Nam được lựa chọn điều tra riêng rẽ.
Tuy nhiên, trong quá trình tiến hành rà soát hành chính, đã không có doanh nghiệp Việt
Nam nào không được lựa chọn nhưng vẫn tự nguyện cung cấp thông tin như theo quy định tại
điều 6.10.2.
Sự thụ động của các doanh nghiệp, vai trò hạn chế của các hiệp hôi doanh ngiệp, các
ngành hàng Việt Nam, nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp trong nước chủ yếu là vừa
và nhỏ đồng thời chưa có nhiều kinh nghiệm, hiểu biết về giao thương quốc tế đặc biệt là kinh
nghiệm ứng phó với các tranh chấp quốc tế.
Cần xây dựng cơ chế quốc gia trong việc phòng, xử lí các tranh chấp thương mại quốc tế
Xét về phương diện quản lí nhà nước, sự liên kết giữa các doanh nghiệp, ngành hàng
vẫn chưa có một khung pháp luật phù hợp khiến cho các doanh nghiệp lúng túng khi có tranh
chấp thương mại xảy ra. Trong quá trình diễn ra vụ kiện, mối quan hệ giữa các chủ thể trên với
các cơ quan nhà nước trong giải quyết thương mại quốc tế mới chỉ được đề cập trong một chỉ
thỉ của Thủ tướng Chính phủ năm 2005. Do ban hành trước khi gia nhập WTO nên chỉ thị đã
có những nội dung trở nên lạc hậu. Chỉ thị mới chỉ nhấn mạnh đến các tranh chấp thương mại
Page 17


tại nước ngoài, chưa đề cập hợp lí đến cá việc giải quyết tranh chấp tại các tổ chức quốc tế như
WTO. Mặt khác chỉ thị cũng chưa thiết lập được một cơ chế phối hợp chung giữa các cơ quan
nhà nước với các doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp. Đặc biệt nội dung của văn bản chỉ
mang tính chất điều hành, giá trị quy phạm thấp.
Vì vậy, Việt Nam cần sớm xây dựng một cơ chế quốc gia trong phòng và xử lí tranh

chấp thương mại quốc tế có thể giải quyết đồng thời các vấn đề cơ bản như: các biện pháp, cơ
chế phòng và cảnh báo sớm các tranh chấp; quy trình phát hiện, xử lí tranh chấp từ giai đoạn
chuẩn bị hồ sơ và theo đuổi thủ tục giải quyết; xác định cơ quan chủ trì, phối hợp và tham gia
giải quyết tranh chấp; các biện pháp, quy trình cho phép sự tham gia của cộng đồng doanh
nghiệp, các tổ chức xã hội nghề nghiệp khác trong quá trình giải quyết tranh chấp; vấn đề huy
động và sử dụng nguồn kinh phí giải quyết tranh chấp; giải quyết thích đáng cơ chế phối hợp
giữa các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng với các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền trong việc đối phó với các tranh chấp thương mại quốc tế nói chung và các tranh chấp
tại WTO nói riêng.
Nâng cao hơn nữa vai trò của các Hiệp hội doanh nghiệp
Khi hàng loạt các doanh nghiệp Việt Nam đang bị Hoa Kỳ áp mức thuế chống bán phá
giá ảnh hưởng tới doanh thu, các Hiệp hội doanh nghiệp bao gồm Hiệp hội Chế biến và Xuất
khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
đã chủ động, tích cực trong việc phát hiện vấn đề, đề xuất lên Chính phủ về việc khởi kiện Hoa
Kỳ ra WTO cũng như tham gia vào quá trình chuẩn bị cho vụ việc, tham gia tích cực hiệu quả
vào việc lựa chọn luật sư tư vấn cho vụ việc. Tuy nhiên, sau khi vụ việc được bắt đầu các Hiệp
hội đã không có cơ hội hối hợp, sát cánh cùng cơ quan Nhà nước liên quan trong quá trình giải
quyết vụ việc, không được tiếp cận với các báo cáo về vụ việc của phía Việt Nam và không rút
ra được kinh nghiệm từ vụ việc tranh chấp đầu tiên này. Việc VCCI và VASEP bị đặt ra ngoài
quá trình giải quyết tranh chấp WTO vừ rồi là một sự đáng tiếc nho nhỏ trong niềm vui chiến
thắng của vụ kiện.
Nếu được tham gia, họ đã có thể có những tư vấn để các luật sư và các cơ quan liên
quan có thêm những thông tin pháp và thực tiễn từ góc độ của họ. Bên cạnh đó, việc cho phép
các Hiệp hội tham gia và tiếp cận thông tin vụ kiện sẽ mang đến cho họ những kinh nghiệm
quí báu, từ đó có thể làm tốt hơn nữa trong những vụ kiện WTO khác trong tương lai.
Vì vậy, cần nâng cao hơn nữa vai trò của các Hiệp hội doanh nghiệp trong việc tham
gia phối hợp cùng cơ quan nhà nước để giải quyết các các tranh chấp thương mại quốc tế đặc
biệt các tranh chấp trong WTO.
Tích cực tham gia tranh chấp với tư cách là bên thứ ba


Page 18


Ngoài ý nghĩa làm quen với quy trình tố tụng tại WTO, sử dụng các cơ hội để thế hiện
quan điểm của mình trong các vụ tranh chấp, việc Việt Nam tích cực tham gia với tư cách là
bên thứ ba vào các vụ tranh chấp đã có những tác dụng đáng kể trong quá trình thực hiện vụ
kiện Tôm, đặc biệt liên quan đến nội khiếu kiện phương pháp Quy về không của Hoa Kỳ. Việc
nắm bắt và sử dụng những án lệ phong phú của WTO về biện pháp quy về không của Hoa Kỳ
đã đóng góp một phần rất quan trọng vào chiến thắng của Việt Nam trong vụ kiện Tôm này.
Vì vậy, Việt Nam cần tham gia nhiều hơn nữa với tư cách là bên thứ ba vào các vụ
tranh chấp nhằm học hỏi cũng như tích lũy kinh nghiệm để có thể tránh khỏi có hoặc dễ dàng
giải quyết các tranh chấp có thể xảy ra trong tương lai.

Page 19


KẾT LUẬN
“Tôm nước ấm DS404” là vụ kiện đầu tiên của Việt Nam tại WTO với tư cách là
nguyên đơn. Dù gặp nhiều khó khăn trong quá trình tham gia vụ kiện nhưng nhờ vào những
lập luận chặt chẽ, những nỗ lực của các cơ quan chính phủ và các hiệp hội doanh nghiệp trong
nước, chúng ta đã giành được thắng lợi ở hầu hết các điều khoản khiếu kiện. Vụ kiện này đã
để lại rất nhiều bài học kinh nghiệm cho các cơ quan trong nước có liên quan trong việc giái
quyết tranh chấp thương mại quốc tế đặc biệt là các tranh chấp tại WTO trong tương lai. Chính
phủ cần tích cực và chủ động hơn nữa trong việc phát hiện vấn đề và nâng cao hơn nữa vai trò
của các Hiệp hội doanh nghiệp để các vụ kiện trong tương lai thu được kết quả cao hơn.
Không chỉ vậy, vụ kiện như một lời cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước cần
chủ động, tích cực nắm nõ hơn nữa luật thương mại tại các nước nhập khẩu cũng như luật
thương mại quốc tế khi tham gia vào nền thương mại toàn cầu để đảm bảo lợi ích kinh tế cho
chính doanh nghiệp của mình.


Page 20



×