Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Giáo án mĩ thuật tiểu học TUAN 13 chuẩn năm học 2015 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.23 KB, 8 trang )

KẾ HOẠCH BÀI HỌC TUẦN 13 – MÔN MĨ THUẬT
NĂM HỌC: 2015 - 2016
(Từ ngày 16 tháng 11 năm 2015 đến ngày 20 tháng 11 năm 2015)
Thứ
ngày Lớp Tiết

Tiết
PPCT

Tên bài

Đồ dùng

Hai
16/11

3B

1

13

Vẽ trang trí: Trang trí cái bát

2B

2

13

Đề tài vườn hoa hoặc công viên



1A

3

13

Vẽ cá

Tranh minh hoạ

3A

4

13

Vẽ trang trí: Trang trí cái bát

Tranh minh hoạ

2A

5

13

Đề tài vườn hoa hoặc công viên

1B


1

13

Vẽ cá

Tranh minh hoạ

Năm 5A
19/11 5B

2

13

Tập nặn một dáng người đơn giản

Tranh minh hoạ

4

13

Tập nặn một dáng người đơn giản

Tranh minh hoạ

4A


5

13

Vẽ trang trí: Trang trí đường diềm

Tranh minh hoạ

Ba
17/11

Tranh minh hoạ
Vật mẫu

Vật mẫu


18/11

Sáu
20/11

KHỐI 1:

BÀI 13
1


VẼ CÁ
I . MỤC TIÊU


- Nhận biết hình dáng chung và các bộ phận và vẽ đẹp của một số loại cá.
- Biết cách vẽ cá.
- Vẽ được một con cá và tô màu theo ý thích.
- HSNK: vẽ được một vài con cá và tô màu theo ý thích.
- BVMT: Có ý thức bảo vệ động vật và giữ gìn môi trường xung quanh.
II. CHUẨN BỊ

Giáo viên: - Tranh, ảnh về các loại cá.
- Hình hướng dẫn cách vẽ con cá.
Học sinh: - Vở tập vẽ, bút chì màu, tẩy
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

* Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
* Giới thiệu bài
? Các con đã thấy con cá chưa? Cá thường sống ở đâu? Hãy kễ lại hình dáng
của các loại cá?
Cá thường sống ở ao hồ, sông suối, biển. Cá có hình tròn, dài, dẹp... có đầu,
mình, đuôi, vây... Để vẽ được hình dáng con cá như thế nào ? Bài 13 cô sẽ hướng dẫn
các con cách vẽ .
- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng. Học sinh nhắc lại đầu bài
HĐ1 Giới thiệu về loài cá
- Giáo viên treo tranh ảnh lên bảng
- Học sinh quan sát tranh, ảnh trả lời.
? – Các con có biết tên các loại cá này không
+ Cá mè, cá chép, cá chim, cá rô, cá quả...
?- Các loại cá này giống và khác nhau thế nào
+ Giống : Có đầu, mình, đuôi và vây....
+ Khác : Hình dáng, màu sắc
?- Kể tên các loại các mà các con biết? Các con thích loài cá nào nhất?

HĐ2 Cách vẽ
- Học sinh quan sát hình gợi ý cách vẽ về loài cá.

- Giáo hướng dẫn cách vẽ cá lên bảng
2


+Vẽ mình cá trước
+ Vẽ đuôi, vây, đầu, mắt...
+ Vẽ màu theo ý thích
- Học sinh nhắc lại cách vẽ
HĐ3 Thực hành
- Học sinh quan sát và nhận xét bài vẽ của năm học trước
?- Các con thích bài vẽ nào nhất? Vì sao?
- Học sinh thực hành: Vẽ tranh đàn cá vào vở tập vẽ
- Giáo viên quan sát và gợi ý những học sinh còn lúng túng
HĐ4 Nhận xét - Đánh giá
- Học sinh trưng bày bài lên bảng
- Lớp nhận xét, giáo viên bổ sung và tuyên dương những bài vẽ đẹp, gợi ý
những bài chưa xong về nhà vẽ tiếp.
Dặn dò
- BVMT: Dặn HS luôn có ý thức bảo vệ động vật và giữ gìn môi trường xung quanh.
Chuẩn bị bài 14 Vẽ màu vào các hoạ tiết ở hình vuông

KHỐI 2 :

BÀI 13: TẬP VẼ TRANH
ĐỀ TÀI VƯỜN HOA HOẶC CÔNG VIÊN

I. MỤC TIÊU


- Hiểu đề tài "Vườn hoa hoặc công viên".
- Tập vẽ tranh đề tài vườn hoa hoặc công viên.
- HSNK: Sắp xếp hình vẽ cân đối, rõ nội dung, màu sắc phù hợp.
- BVMT: Có ý thức bảo vệ thiên nhiên và môi trường.
II. CHUẨN BỊ

Giáo viên:- Tranh ảnh về:"Vườn hoa hoặc công viên".
Học sinh: - Giấy vẽ, bút chì màu, tẩy.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

* Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
* Giới thiệu bài
- Giáo viên treo tranh ảnh lên bảng
- Học sinh quan sát tranh và trả lời
? - Tranh vẽ gì?
+ Vẽ vườn hoa, vẽ công viên
Tranh vẽ về vườn hoa hay công viên đều vẽ về cảnh với nhiều loài hoa và cây
cảnh...với nhiều màu sắc phong phú và đa dạng
- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng, học sinh nhắc lại đầu bài.
HĐ1 Tìm chọn nội dung đề tài
?- Hãy kể tên vườn hoa mà các con biết?
+ Vườn hoa nhà trường, vườn hoa ở đài tưởng niệm, vườn hoa trong công
viên ...
? - Trong vườn hoa thường có những gì?
3


+ Có hoa và cây cảnh..
?- Màu sắc của vườn hoa như thế nào?

+ Màu sắc muôm màu, rực rỡ, màu đỏ, vàng, hồng của hoa, màu tím, màu xanh
của lá...
?- Để có được vườn hoa đẹp như thế các con cần phải làm gì?
+ Các con phải chăm sóc, tưới hoa nhổ cỏ, bắt sâu, không hái hoa bừa bãi
?- Các con có thích vườn hoa không? Vì sao?
HĐ2 Cách vẽ
- Giáo viên treo một bức tranh lên bảng
- Tranh vẽ Đôi bạn đang chơi trong vườn hoa.
?- Đâu là hình ảnh chính? đây là hình ảnh phụ?
+ Hoa và cây cảnh, ban gái là chính
+ Ong và bướm, cỏ, mây, bầu trời là phụ...
- Giáo viên hướng dẫn cách vẽ vườn hoa lên bảng.
- Học sinh theo dõi cách trên bảng
HĐ3 Thực hành
- Học sinh quan sát nhận xét bài vẽ năm trứơc.
?- Các con thích bài vẽ nào nhất? Vì sao?
- Học sinh thực hành trong vở tập vẽ.
- Giáo viên quan sát và gợi ý những học sinh đang còn lúng túng
HĐ4 Nhận xét - Đánh giá
- Học sinh trưng bày bài lên bảng
- Lớp nhận xét, giáo viên bổ sung, tuyên dương những bài vẽ đẹp.
Dặn dò
- BVMT: Dặn HS cần có ý thức bảo vệ thiên nhiên và môi trường để môi trường luôn
xanh, sạch, đẹp.
Chuẩn bị bài 14: Vẽ hoạ tiết vào hình vuông và vẽ màu
KHỐI 3:

BÀI 13: VẼ TRANG TRÍ
TRANG TRÍ CÁI BÁT.


I. MỤC TIÊU

- Biết cách trang trí cái bát,
- Trang trí được cái bát theo ý thích.
- HSNK: Biết sắp xếp hình ảnh cân đối, vẽ màu phù hợp, rõ hình chính phụ.
II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên: - Chuẩn bị một vài cái bát có hình dáng và trang trí khác nhau.
- Một cái bát không trang trí
- Hình hướng dẫn cách vẽ.
- Học sinh: - Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ, tẩy
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

* Kiểm tra đồ dùng của học sinh
* Giới thiệu bài
- Học sinh quan sát 2 cái bát : Cái bát đã trang trí và cái bát chưa trang trí .
4


? - Hai cái bát trên cái nào đẹp hơn? Vậy trang trí cái bát như thế nào? Bài học hôm
nay cô cũng các con tìm hiểu cách trang trí bát.
- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng. Học sinh nhắc lại đầu bài
HĐ1 Quan sát và nhạn xét
- Học sinh quan sát hình dáng và màu sắc một số cái bát trên bàn
? - Học sinh nêu hình dáng của cái bát?
+ Có miệng, thân đáy. Đáy bát rộng bằng nữa miệng bát
?- Những cái bát trên được trang trí như thế nào ?
+ Trang trí khác nhau. Cái trang trí miệng, thân, đáy.
- Giáo viên chỉ cụ thể vào từng cái bát
Tóm lại

Cái bát được trang trí bằng nhiều cách khác nhau: Trang trí ở miệng, trang trí
ở thân, trang trí ở đáy. Bằng các hoạ tiết như hoa, lá, hình vẽ...
HĐ2 Cách trang trí
- Học sinh quan sát hình gợi ý cách trang trí trên bảng
- Giáo viên nêu các bước trang trí của cái bát.
HĐ3 Thực hành
- Học sinh quan sát và nhận xét bài vẽ năm trước
- Học sinh chọn hoạ tiết để trang trí vào hình vẽ cái bát trong vở
- Giáo viên quan sát theo dõi học sinh cách vẽ, gợi ý những học sinh còn lúng
túng trong cách vẽ tang trí hoạ tiết ở các bát.
HĐ4 Nhận xét - Đánh giá.
- Học sinh trưng bày bài lên bảng
- Lớp nhận xét, giáo viên bổ sung
Trò chơi
Xé dán hoạ tiết dán vào hình vẽ cái bát
- Giáo viên chia lớp theo 3 nhóm
- Giáo viên phổ biến luật chơi
- Giáo viên tuyên dương các nhóm xé dán nhanh, đẹp.
Dăn dò Chuẩn bị bài 14 Vẽ con vật quen thuộc
KHỐI 4:

BÀI 13: VẼ TRANG TRÍ
TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM

I. MỤC TIÊU

- Hiểu vẻ đẹp và làm quen với ứng dụng của đường diềm.
- Biết cách vẽ trang trí đường diềm và trang trí được đường diềm đơn giản.
- HSNK: Biết sắp xếp hoạ tiết cân đối, vẽ màu phù hợp, rõ hình chính phụ.
- Hs có ý thức làm đẹp cho cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên: - Sách giáo khoa, sách giáo viên, đồ vật có trang trí đường diềm.
- Bài trang trí của học sinh năm trước.
- Hình hướng dẫn cách vẽ.
- Học sinh: - Sách giáo khoa, giấy vẽ, Bút chì, màu vẽ.
5


III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

* Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
* Giới thiệu bài
Đường diềm được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống. Đường diềm thường
dùng để trang trí đồ vật: như bát đĩa, cốc, chén, khăn, quần áo...làm tăng thêm vẻ đẹp
cho đồ vật. Để trang trí đường diềm như thế nào cho đẹp? Bài 13 cô cùng các con tìm
hiểu cách vẽ trang trí đường diềm.
- Giáo viên ghi đầu bài, học sinh nhắc lại đầu bài và mở sách giáo khoa.
HĐ1 Quan sát và nhận xét
- Giáo viên treo hình vẽ trang trí đường diềm lên bảng.
- Học sinh quan sát và trả lời
?- Các con có nhận xét gì về hình vẽ trên bảng?
+ Hình vẽ được trang trí bằng các hoạ tiết như là các cánh hoa
+ Màu sắc tươi vui rực rỡ...
? - Đường diềm thường được trang trí trong các đồ vật nào?
+ Quần, áo, bát, đĩa, khăn, cốc chén...
? - Thường được sử dụng các hoạ tiết gì?
+ Hình bông hoa, con vật, chiếc lá...
+ Sắp xếp theo xen kẽ hoặc nhắc lại...
Tóm lại

Trang trí đường diềm là vẽ các hoạ tiết đều bằng nhau hoặc gống nhau vào
trong các khoảng đã định. Vẽ màu gồm 3 đến 4 màu.
HĐ2 Cách trang trí đường diềm
- Giáo viên hướng dẫn cách vẽ trang trí đường diềm lên bảng.
+ Kẻ hai đường thẳng song song cách đều nhau, chia hai đường thẳng đó thành
các khoảng bằng nhau.
+ Kẻ các đường chéo, đường ngang, đường dọc, chọn mảng chính, mảng phụ
+ Tìm chọn các hoạ tiết phù hợp với đường diềm.
+ Vẽ màu: Vẽ màu nền khác với màu hoạ tiết, sử dụng 3 đến 4 màu.
- Học sinh quan sát và nhắc lại các bước vẽ trên bảng.

HĐ3 Thực hành
- Học sinh quan sát và nhận xét bài vẽ năm học trước.
- Học sinh thực hành trong vở tập vẽ. Vẽ trang trí đường diềm.
- Giáo viên theo dõi và giúp đỡ những học sinh còn lúng túng.
HĐ4 Nhận xét - Đánh giá
- Học sinh trưng bày bài lên bảng.
?- Những bài vẽ nào đẹp? Những bài vẽ nào chưa đẹp ? Tại sao?
- Lớp nhận xét, giáo viên bổ sung. Tuyên dương những bài vẽ đẹp, những bài
vẽ chưa hoàn thành về nhà vẽ tiếp.
Dặn dò
Chuẩn bị bài 14 Mẫu có hai đồ vật
6


KHỐI 5:

BÀI 13: TẬP NẶN TẠO DÁNG
NẶN DÁNG NGƯỜI


I. MỤC TIÊU

- Hiểu hình dáng, đặc điểm vẻ đẹp của các dáng người khi HĐ
- Tập nặn một dáng người người đơn giản.
- HSNK: Hình nặn cân đối, giống hình dáng người đang hoạt động.
II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên: - Một số hình ảnh người
- Bài vẽ của học sinh năm trước.
- Hình hướng dẫn cách vẽ.
- Học sinh: - Giấy vẽ, màu vẽ, SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

* Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh, học sinh ngồi theo nhóm 4
* Giới thiệu bài
- Cho vài học sinh lên bảng làm các động tác mà giáo viên yêu cầu: Như đi,
đứng, chạy, nhảy, ngồi...
- Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý để học sinh nhận ra các hoạt động của bạn vừa
thực hiện.
?- Bạn đang làm gì? (đi, chạy, đứng, ngồi, múa) đó là hoạt động của con người.
Hôm nay chúng ta tập quan sát hình dáng người qua tranh, ảnh và tượng để nặn
được các hình dáng của người bằng đất nặn.
- Giáo viên ghi đầu bài, học sinh mở sách giáo khoa
HĐ1 Quan sát và nhận xét
- Giáo viên treo tranh lên bảng, yêu cầu học sinh quan sát và trả lời
?- Các con có nhận xét gì về các hình vẽ trong tranh trên bảng?
+ Các tranh trên bảng vẽ về hình dáng của con người
?- Nêu các bộ phận chính của cơ thể?
+ Có đầu, mình, chân, tay
?- Mỗi bộ phận của cơ thể có hình dáng như thế nào?

+ Đầu có dạng tròn, chân, tay, mình có hình trụ.
- Giáo viên làm mẫu các động tác của người đang vận động: Như đi, chạy,
nằm, ngồi, leo...
? - Học sinh nêu các hình dáng người trong sách giáo khoa.
Tóm lại
Con người luôn vận động như đang học bài, đang đọc bài hay đang tập thể
dục..nên các bộ phận của cơ thể người ở tư thế khác nhau.
HĐ2 Cách nặn
- Giáo viên treo hình gợi ý cách nặn dáng người lên bảng
- Học sinh quan sát và nhận xét cách nặn dáng người trên bảng.
- Gồm có 2 cách nặn dáng người
+ Cách 1: Nặn từng bộ phận, nặn chi tiết sau rồi ghép lại.
+ Cách 2: Nặn hình dáng người từ một thỏi đất sau đó tạo dáng người.
- Học sinh nhắc lại cách nặn hình dáng người
7


HĐ3 Thực hành
- Học sinh quan sát nhận xét sản phẩm của học sinh năm học trước
- Học sinh thực hành theo nhóm: 4 nhóm nặn thành đề tài hoặc nặn tự do.
- Giáo viên quan sát các nhóm thực hành, gợi ý các nặn theo đề tài, thể hiện
được các hoạt động của con người.
HĐ4 Nhận xét - Đánh giá
- Các nhóm trưng bày sản phẩm và tự giới thiệu ý tưởng của tổ mình.
- Lớp nhận xét, giáo viên bổ sung, tuyên dương những nhóm nặn có ý tưởng,
thể hiện rõ các hoạt động của người.
Dặn dò Chuẩn bị bài 14 Vẽ trang trí Trang trí đường diềm ở đồ vật

8




×