Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Đào tạo âm nhạc thế kỷ XX cho kèn Hautbois

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (980.4 KB, 28 trang )

1
Chơng một
Những đặc điểm trong các tác phẩm âm nhạc
thế kỷ XX viết cho kèn Hautbois
1.1. Âm nhạc thế kỷ XX và sự hình thành những tác giả và tác phẩm cho Hautbois
Nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc đã cho rằng thế kỷ XX là thế kỷ phát triển rực rỡ của các
ngành kèn - gõ giao hởng. Nhiều tác giả nổi tiếng đã nâng cao vị thế của bộ kèn gỗ, kèn đồng và
bộ gõ trong diễn tấu dàn nhạc giao hởng, trong đó có kèn dăm kép (họ hàng kèn Hautbois và
Basson). Những đoạn độc tấu cho các loại kèn nói chung và kèn Hautbois nói riêng trong dàn
nhạc giao hởng và thính phòng ngày càng giữ những vị thế quan trọng. Số lợng những tác phẩm
thính phòng và độc tấu viết cho kèn Hautbois trong thế kỷ XX ngày càng nhiều và có chất lợng
cao. Nhiều nghệ sĩ biểu diễn kèn Hautbois đã có thể sống bằng nghề độc tấu và hòa tấu thính
phòng bên cạnh việc tham gia các dàn nhạc giao hởng. Sự hình thành số lợng lớn các tác phẩm
thế kỷ XX đã đặt ra một vấn đề bức thiết đối với việc biểu diễn, nghiên cứu và giảng dạy những
tác phẩm thế kỷ XX viết cho kèn Hautbois này. Riêng trong lĩnh vực tác phẩm thế kỷ XX viết
cho kèn Hautbois, chúng ta có thể trích dẫn t liệu từ nhiều quốc gia khác nhau nhằm phục vụ
cho việc biểu diễn và giảng dạy tại các nhạc viện.
1.1.1. Những tác giả thế giới viết cho kèn Hautbois trong thế kỷ XX
a) Những tác giả Đức tiêu biểu: (bđ1, phl 2)
Biểu đồ 1 :
t/t
1
2
3

Họ và tên
Christel Stockhausen (1)
Friedrich Schenker
Helge Jung

Tác phẩm


Tierkreis ( 12 Melodien der Sternzeichen )
Monologo piccolo
Drei Initialen

Ghi chú
1976
1976
1977

4

Siegfried Thiele

Zwei Inventionen

1976

5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16


Gerhard Rossenfeld
Friedrich Goldmann
Friedrich Goldmann
Karl Ottomar Treibmann
Reiner Bredemeyer
Paul-Heinz Dittrich
Victor Bruns
Paul Hindemith
Johannes Paul Thilman
Ottmar Gerster
Gottfried von Einem
Burghard Glaetzner

Monodie
Fragment
Solo
Vier Kommentare
Solo 5
Oboen - Cadenz
Konzert fuer Oboe und kleines Orchester, op.28
Sonate fur Oboe und Piano
Kleine Sonate Op.31 Nr.2
Sonatine fur Oboe und Klavier
Aspekte(vier Portraets fuer Oboe Solo) op.102
Spielmoeglichkeiten und Notationsvorschlaege

1977
1977
1972
1976

1977
1978
1952
1938
1948
1993
1978

b) Những tác giả Pháp tiêu biểu: (bđ2, phl 2)
Biểu đồ 2 :
t/t

Họ và tên

Tác phẩm

Ghi chú


2
1
2
3
4
5
6

E.Bozza
E.Bozza
E.Bozza

Henri Dutilleux
Francis Poulenc
Pierre Sancan

Fantasie-Pastorale fuer Oboe und Piano
Ein Lied
Divertissement
Sonate pour Hautbois et Piano
Sonata for Oboe and Piano
Sonatine pour Hautbois et piano

1957
1962
1957

c) Những tác giả thế kỷ XX từ các quốc gia khác: (bđ3, phl 2)
Biểu đồ 3 :
t/t

Họ và tên

1
2
3

Bartok Bela
Bartok Bela
Ranki Gyoergy

4

5
6
7
8
9
10
11
12

Carl Nielsen
Carl Niesen
A.Cibelius
Chapy Nurymob
Jitka Snizkova
Jules Bertain
Edmund Rubbra
Guethe Raphael
John Antill

13
14
15
16
17
18
13

Jindrich Feld
Bohuslav Martinu
Miroslav Krejci

Richard Strauss
Benjamin Britten
Luciano Berio
Yue Kah Hoe

Tác phẩm

Drei Volkslieder aus dem Kominat Csik
Dudelsackpfeifer
Don Qiote y Dulcinea(for oboe and harpsichord or
piano)
Fantasiestucke fuer Oboe und Piano
Two fantasy pieces for Oboe and Piano. Op.2
TYOHELCKY LEBED
Sonatine fuer Oboe und Piano
Pastviny(Pascua)
Deux Pieces de concuors pour Hautbois
Sonatain C op.100 for Oboe and Piano
Sonatina in modo lidico fuer Oboe und Orgel
Five songs of happiness from the psalms for Oboe
and Piano
Drei Kompositionen
Concerto pour Hautbois
Sonata d moll pro hobol a klavir
Konzert for Oboe and Piano
Six Metamorphoses after ovid op.49(for oboe solo)
Sequenza VII per oboe solo
Gongan for Oboe and Piano .Dedicated to McCarthy
Keri


Ghi chú

1959
1953
1925
1957
1951
1945
1925
2007

d) Những tác giả Việt Nam thế kỷ XX (bđ4, phl 2)
Biểu đồ 4 :
t/t

Họ và tên

1
2
3
4
5
6
7
8

Nguyn Phỳc Linh
Nguyn Phỳc Linh
Nguyn Phỳc Linh
Hoàng Dng

Lu Cu
Tôn Thất Tiết
ỗ Kiờn Cng
Đỗ Hồng Quân

9

Nguyn Phỳc Linh

Tác phẩm
Sonatine-Xin Hoa cho Oboe v Piano
Romance pour Hautbois et Piano
Fantasie pour Hautbois et Piano
Ch v bin tu cho Piano v Piano
Quờ hng cho Hautbois va Piano
Cinq pièces pour Hautbois et piano
Ba khúc nhạc chiều op.1
4 Vietnamese pictures for Oboe, Piano and
Percussion
Petit Suite pour Hautbois et Piano

Ghi chú

Nguyên bản 1997
Nguyên bản
Nguyên bản
Nguyên bản
Chuyển soạn
Nguyên bản 1965
Nguyên bản 1975

Nguyên bản 1986
Nguyên bản 2010

1.1.2. Một số vấn đề về ngôn ngữ và bút pháp của các tác giả thế kỷ XX trong các tác
phẩm viết cho kèn Hautbois
Trào lu viết các tác phẩm solo (không phần đệm piano) cho kèn gỗ nói chung và kèn
Hautbois nói riêng khá phổ biến trong âm nhạc thế kỷ XX. Với những chơng trình biểu diễn
gồm âm nhạc của nhiều thời đại thờng có phần đệm piano hoặc phần rút gọn cho piano từ tổng
phổ dàn nhạc thì những tác phẩm solo nói trên tạo nên đợc một màu sắc độc đáo nổi bật. Cũng
với những tác phẩm solo này, ngời nghệ sĩ kèn Hautbois có thể mặc sức thi thố những kỹ thuật


3
độc đáo của ngôn ngữ âm nhạc đơng đại. Điều này cũng trở thành một đặc điểm nổi bật cho các
tác phẩm solo viết cho kèn gỗ nói chung và cho kèn Hautbois nói riêng. Dạng những tác phẩm
solo này chúng ta còn thấy xuất hiện trong kho tàng những tác phẩm viết cho Violon, Viola,
Violoncelle... độc tấu không phần đệm.
Tác phẩm Sequenza VII per oboe solo của Luciano Berio (vd1,phl 1.1) là tác phẩm bắt
buộc và thờng đợc xếp ở vòng II trong các cuộc thi âm nhạc quốc tế cho kèn Hautbois. Đây là
tác phẩm có độ khó tiêu biểu cho việc đánh giá trình độ diễn tấu của một nghệ sĩ kèn Hautbois.
Ngời sinh viên và các thí sinh đi dự thi Concours khi dựng tác phẩm này cần có sự hớng dẫn tỷ
mỹ của những giáo s Hautbois đầu ngành, những ngời đã tham dự và có kinh nghiệm trong các
Concours quốc tế.
Ví dụ 1 : Tác phẩm Sequenza VII per oboe solo của Luciano Berio (1925)

Tác phẩm Sequenza VII per oboe solo của Luciano Berio là một trong những tác phẩm thế
kỷ XX rất nổi tiếng viết cho kèn Hautbois. Tác phẩm này có phần hớng dẫn các thế bấm của
Heinz Holliger (Nghệ sĩ Hautbois hàng đầu thế giới về âm nhạc đơng đại ngời Đức, ngoài ra
ông còn là nhạc sĩ sáng tác và chỉ huy dàn nhạc giao hởng). Đây là tác phẩm đợc sáng tác với
những ngôn ngữ tiêu biểu của âm nhạc thế kỷ XX viết cho kèn Hautbois với những cách ghi

nhạc đặc điểm cho từng nhóm ngôn ngữ và đợc chơi theo khoảng thời gian quy định có ghi rõ
trong tác phẩm. Những sự khác biệt về quãng, giai điệu, tiết tấu đợc thể hiện rõ nét mang tính
đối lập đã tạo nên những màu sắc phong phú cho tác phẩm.
Đặc biệt, trong tác phẩm có sự xuất hiện của một âm nền là nốt si (h) kéo dài suốt thời
gian biểu diễn tác phẩm. Nốt si đợc phát ra từ máy băng casset hoặc máy đĩa thu hoặc âm thanh
sống của các nhạc cụ nh Clarinette, Hautbois, Violon, Viola hoặc Cello... tùy theo sự chọn lựa
của nghệ sĩ biểu diễn. Âm thanh phát ra của nốt si này yêu cầu phải nhỏ, có màu âm tối nh là
tiếng vọng của kèn Hautbois đảm nhiệm trách nhiệm độc tấu.


4
Tại Việt Nam, khi nghệ sĩ - Giáo s kèn Hautbois ngời Pháp Maurise Bourge sang giảng
dạy tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, ông đã biểu diễn tại Nhà hát lớn Hà Nội tác
phẩm này (năm 1990). Nghệ sĩ Nguyễn Anh Tuấn (Phó chủ nhiệm khoa đàn Dây HVÂNQGVN)
là ngời đã chơi nốt Si trên đàn Viola trong suốt tác phẩm, đặc biệt khi nghệ sĩ Maurise Bourge
đã dừng chơi, âm thanh của nốt si vẫn còn vang vọng trong cách gà sân khấu (âm thanh của đàn
Viola với âm sắc rất giống kèn Hautbois) đã tạo nên một cảm giác rất kỳ diệu của tác phẩm.
Sau tác phẩm Sequenza VII per oboe solo của Luciano Berio, chúng ta phải kể đến tác
phẩm 12 con giáp ( 12 Melodien der Sternzeichen) của nhạc sĩ Christel Stockhausen. Tác
phẩm mang tên 12 con giáp không đợc gọi tên nh 12 con giáp của phơng Đông mà do tác giả tạo
nên theo phong tục tập quán của ngời phơng Tây. (vd 2,phl 1.1)
Ví dụ 2 : Tác phẩm 12 con giáp ( 12 Melodien der Sternzeichen) của nhạc sĩ Christel
Stockhausen:

Trong tác phẩm 12 con giáp ( 12 Melodien der Sternzeichen) của nhạc sĩ Christel
Stockhausen này khi trình diễn từng phần có thể đợc nhắc lại nhiều lần trên những cơ sở sau :
-

Khi chơi nhắc lại sẽ có thay đổi về sắc thái (Dynamique)


-

Thay đổi về Articulation (staccato, legato, portato)

-

Thay đổi âm vực trên nhạc cụ (có thể chơi cao hay thấp hơn 1 quãng 8)


5
-

Lần đầu nhạc cụ chơi giai điệu một mình (solo), lần nhắc lại sẽ có phần đệm piano.

-

Khi chơi giai điệu lần thứ hai, ngời nghệ sĩ biểu diễn có biến tấu theo khả năng tức hứng của
mỗi ngời trên bộ khung hay còn có thể gọi là lòng bản của tác phẩm.

-

Chơi giai điệu đó ở 1 quãng khác
Khi quan sát và nghiên cứu tổng phổ của tác phẩm này, chúng ta thấy các ký hiệu khác

nhau cho từng con giáp nh: con sơn dơng, ngời nớc, con cá, con cừu đực, con bò đực,
sinh đôi, con cua, con s tử, trinh nữ, cái cân, con bọ cạp và ng ời bắn cung. Trên
mỗi một con giáp có những ký hiệu về Tempo khác nhau, có sự thể hiện bằng hình ảnh của 12
con giáp và thời gian biểu diễn giành cho mỗi con giáp.
Cẩn thận hơn, Christel Stockhausen còn ghi rõ âm vực biểu diễn (nốt cao nhất và thấp
nhất) mà ngời nghệ sĩ có thể sáng tạo trong quá trình biểu diễn tác phẩm này.

Khi xem xét về ngôn ngữ âm nhạc trong các tác phẩm thế kỷ XX viết cho kèn Hautbois,
chúng ta không chỉ nêu những vấn đề về thang âm, về quãng, về giai điệu mà còn đề cập tới
những vấn đề về tiết tấu, nhịp điệu, về cờng độ âm thanh và màu sắc âm thanh... Đây những yếu
tố đặc điểm trong nghệ thuật diễn tấu kèn Hautbois thế kỷ XX.
Những đặc điểm mới về thang âm, điệu thức
a) Điệu thức ngũ cung kết hợp với điệu thức Trởng và thứ:
Kèn dăm kép nói chung và kèn Hautbois nói riêng đợc thiết kế kỹ thuật trên cơ sở cấu
trúc của điệu thức trởng, thứ và 12 bán âm (Chromatique). Chính vì vậy, khi diễn tấu những
thang âm điệu thức nói trên chúng ta gặp những thuận lợi nhất định trong việc sắp xếp hệ thống
các ngón bấm. Khi chơi những điệu thức ngũ cung ngời nghệ sĩ kèn Hautbois gặp không ít
những khó khăn, chính vì vậy, trong một số nhạc viện đã hình thành những giáo trình Gamme và
Etudes đợc dùng đặc biệt cho điệu thức ngũ cung kết hợp với điệu thức trởng và thứ soạn cho
kèn Hautbois.
b) Hệ thang toàn cung kết hợp với ngũ cung (Debussy, Ravel...):
Ngời nghệ sĩ kèn Hautbois khi chơi độc lập thang toàn cung (hai hệ thống bắt đầu từ Do
và Do#) hoặc thang âm ngũ cung sẽ không gặp quá nhiều khó khăn nh khi chơi kết hợp hai hệ
thống thang âm này. Vì vậy tại một số nhạc viện đã xuất hiện những giáo trình Etudes dành
riêng cho việc luyện tập dạng thang âm toàn cung kết hợp với ngũ cung. Độ khó của những
Etudes này đợc khẳng định qua các tuyển tập Etudes viết cho kèn dăm kép nói chung và cho kèn
Hautbois nói riêng của Dr. Oromszegi Otto (một Giáo s ngời Mỹ gốc Hungary). Sự luyện tập các
giáo trình Etudes này sẽ giúp ích nhiều cho việc diễn tấu các tác phẩm của Debussy và Ravel...
và các nhạc sĩ trờng phái ấn tợng khác.
c) Hệ thang 12 âm (Dodecaphonia):


6
Schoenberg, Berg và Webern là những tác giả trờng phái Viên mới, là những đại diện
viết nhiều tác phẩm giao hởng trong đó có những bè viết cho kèn Hautbois. Trong kỹ thuật diễn
tấu kèn Hautbois, có thể nói những khó khăn về kỹ thuật khi chơi dạng thang âm này khó khăn
hơn hai dạng trên rất nhiều. Việc làm quen và dần dần làm chủ các quãng nhảy khó trong hệ

thống thang 12 âm này đòi hỏi một quá trình lao động dài lâu và kiên trì của các nghệ sĩ kèn
Hautbois. Nh chúng ta đã biết, kèn Hautbois có rất nhiều âm cao đợc chơi theo hiệu ứng âm
bồi. Chính vì vậy, những quãng nhảy xa khi rơi vào những âm nhạy cảm sẽ gặp khó khăn
trong khâu phát âm. Trong nhiều trờng hợp, sự chuẩn xác của âm thanh cũng bị đe dọa mặc
dù ngời nghệ sĩ đã rất chú ý đề phòng. Tuy nhiên, nhiệm vụ của ngời nhạc công là phải hoàn
thành tốt những tác phẩm do nhà soạn nhạc sáng tác ra. Vì vậy sự khắc phục khó khăn đến mức
tối đa là thớc đo về bản lĩnh của ngời nghệ sĩ kèn Hautbois. Những kỹ thuật khó trong diễn tấu
các tác phẩm thế kỷ XX đã các Giáo s trong các nhạc viện nghiên cứu và giảng dạy cho những
ngời nghệ sĩ kèn Hautbois tơng lai.
Những đặc điểm mới về quãng và giai điệu
( Các quãng gần, kết hợp quãng gần và quãng nhảy xa, âm trì tục, các kỹ thuật Glissando, Trille,
Tremolo quãng...)
Ví dụ 3: (vd3,phl 1.1)

(Ký hiệu trên đợc hiểu nh một dạng Trille quãng rộng hoặc chỉ chơi hợp âm)
Những ký hiệu chơi quãng âm thanh và hợp âm còn đợc ghi dới dạng những ký hiệu sau
(vd 4,phl 1.1)
Trên dòng kẻ nhạc xuất hiện hai âm đợc ghi băng một nốt đen hình tròn và một nốt trắng
hình vuông. Quãng âm thanh này đợc coi nh một dạng hòa âm hai bè và trong thí dụ này đa ra
những quãng 6 giữa âm gốc và bồi âm. Nốt đen hình tròn chỉ âm gốc và nốt trắng hình vuông
chỉ bồi âm. Những âm bồi vang lên thờng với một cờng độ nhỏ hơn âm gốc, chính vì vậy, ngời
nghệ sĩ kèn Hautbois cần phải lựa độ chặt của môi cũng nh độ mạnh của cột hơi để phát ra âm
bồi một cách an toàn.
Bên cạnh những ký hiệu chơi 2 bè đơn âm còn có những ký hiệu chơi chùm âm khác nh:


7
Ví dụ 5: (vd 5,phl 1.1)

Chỉ dẫn trên cho thấy cách chơi các quãng âm thanh, các hợp âm với cờng độ cho phép là

từ mf đến ff. Sở dĩ có những quy định cụ thể về cờng độ nh vậy, bởi nếu chơi ở cờng độ nhỏ hơn,
các hợp âm sẽ khó phát ra đầy đủ. Bên cạnh kỹ thuật chơi quãng và hợp âm, ngời nghệ sĩ kèn
Hautbois khi chơi các tác phẩm thế kỷ XX còn phải thực hiện đợc các kỹ thuật rung lỡi
( Flatterzunge - tiếng Đức) hoặc chơi các nốt non - già khác nhau trên một cao độ cho sẵn.
Nếu nh kỹ thuật Vibrato trong kèn Hautbois đợc bắt nguồn từ thời kỳ Tiền cổ điển và cổ
điển và đã phát triển mạnh trong thời kỳ âm nhạc lãng mạn sau này thì tới thời kỳ âm nhạc cận
đại và đơng đại, kỹ thuật rung tiếng (Vibrato) đã đợc phát triển tới một trình độ cao hơn hẳn. (vd
6,phl 1.1)
Trong âm nhạc thế kỷ XX, kỹ thuật rung tiếng (Vibrato) đã đợc chú trọng nhiều tới cờng
độ của âm thanh và màu sắc âm thanh. Có loại rung tiếng (Vibrato) có sóng bình thờng, bên
cạnh đó cũng xuất hiện những dạng có sóng hẹp và sóng rộng. Đặc biệt, đối với dạng Vibrato
không thay đổi về cờng độ mà thay đổi về cao độ thì thờng có sự dao động khoảng chừng 1/4
cung.
Khi giai điệu có sự chuyển động thì nói chung chuyển động hẹp vẫn thuận lợi hơn cho
kỹ thuật rung tiếng (Vibrato) hơn chuyển động nhảy quãng xa. Chúng ta có thể tham khảo
những cách ghi mới thể hiện những hiệu quả âm thanh cụ thể.
Những đặc điểm mới về tiết tấu
a) Các dạng tiết tấu lẻ:
Trong các tác phẩm thế kỷ XX có một đặc điểmnổi bật là sự xuất hiện rất nhiều các
dạng tiết tấu lẻ. kết hợp chẵn - lẻ, đa tiết tấu...) (vd 7a, 7b,phl 1.1)

Ví dụ 7 (a):
Tác phẩm: After syrinx I for oboe and piano của Richard Rodney Bennett (1982)


8
Trong thí dụ trên chúng ta thấy sự xuất hiện những dấu nhấn (Accent) đã tạo nên những
tiết tấu lẻ trên nền của các tiết tấu chẵn.

Ví dụ 7 (b): Tác phẩm: After syrinx I for oboe and piano của Richard

Rodney Bennett (1982)

Trong thí dụ thứ hai này, chúng ta lại thấy sự phức tạp hơn trong hình thức tiết tấu khi
các tiết tấu lẻ kết hợp với nhau tạo nên một tuyến giai điệu khá phức tạp.
b) Các dạng đa tiết tấu, tiết tấu kết hợp chẵn lẻ:

Chúng ta có thể tham khảo tác phẩm Tierkreis (12 con giáp) của Stockhausen:
Ví dụ 8: Tierkreis (12 con giáp) của Stockhausen:

Những đặc điểm mới về cờng độ và âm sắc
Trong những đặc điểm về cờng độ và âm sắc trong các tác phẩm viết cho kèn Hautbois
thế kỷ XX chúng ta thấy xuất hiện sự đối nghịch trong cờng độ âm thanh, sự so sánh cờng độ
âm thanh, khái niệm mới về gamme cờng độ nh một công cụ thể hiện âm nhạc thế kỷ XX...
a) Chỉ số về thời gian diễn tấu :
Trong một số tác phẩm đã xuất hiện những cách ghi mới nh chỉ số về thời gian cho việc
diễn tấu một câu nhạc nhỏ (vd 9,phl 1.1):
Ví dụ 9 : tác phẩm Sequenza VII per Oboe solo của nhạc sĩ Luciano Berio
Chỉ số về thời gian trong mỗi ô nhịp:
có nghĩa là chơi nhịp này trong vòng 2 giây. 2


9
2

2

1,8

b) Ký hiệu chỉ những âm và nhóm âm trì tục:
Những Ký hiệu chỉ những âm và nhóm âm trì tục thờng rất hay đợc các nhạc sĩ thế kỷ

XX sử dụng. Cho đến nay vẫn còn tồn tại những tranh luận trong giới học thuật về vấn đề: Tại
sao trong âm nhạc thế kỷ XX lại xuất hiện nhiều âm và nhóm âm trì tục nh vậy?
Về âm trì tục cũng nh bè trầm trì tục đã xuất hiện từ nhiều thế kỷ trớc. Hiện tợng nhóm
âm trì tục chỉ mới xuất hiện trong âm nhạc đơng đại. Có những nhà chuyên môn phân tích và
cho rằng nhóm âm trì tục là sự kế thừa truyền thống âm nhạc từ thời kỳ Tiền Cổ điển. Cũng có
ngời cho rằng nhóm âm trì tục xuất hiện rất nhiều trong âm nhạc dân gian truyền thống của
nhiều dân tộc khác nhau, đặc biệt trong âm nhạc của các nhạc cụ họ khèn bè. Từ đó, các nhạc
sĩ đã đa vào trong âm nhạc thế kỷ XX.
Điều khẳng định là:


Việc sử dụng những nhóm âm trì tục là một thực tế trong cuộc sống âm nhạc.



Những nhóm âm trì tục này tạo nên những mảng màu mới cho sự thể hiện âm nhạc thế
kỷ XX, đặc biệt là trong các tác phẩm viết cho kèn Hautbois.
Chúng ta có thể tham khảo thí dụ sau của việc sử dụng nhóm âm trì tục với sự quy định
cụ thể của tác giả về thời gian diễn tấu (vd 10, phl 1.1):
Ví dụ 10:

Nhóm âm trì tục nói trên thờng xuất hiện nhiều trong những trào lu sáng tác âm nhạc chịu
ảnh hởng của trờng phái Viên mới. Các âm nằm trong ô vuông có thể đợc chơi với tốc độ từ
chậm đến nhanh với kỹ thuật Staccato và đợc điệp đi điệp lại nhiều lần trong thời gian khoảng
30 giây. Những ký hiệu hình sóng ở phía sau ô vuông chỉ thời gian kéo dài những nhóm âm trì
tục. Trong một tác phẩm, những ký hiệu hình sóng này có thể xuất hiện nhiều lần và thờng đều
đợc ghi chú về thời gian chơi.
c)
Ký hiệu chỉ sự vi chỉnh cao độ của âm thanh:



10
Trong những tác phẩm thế kỷ XX, nhiều tác giả còn sử dụng những ký hiệu chi tiết hơn
chỉ sự vi chỉnh cao độ của âm thanh (chỉ những quãng nhỏ hơn) so với 12 âm bình quân (vd 11,
phl 1.1):
Ví dụ 11:
:chỉ âm thanh cao hơn dấu bình sau dấu hóa b hoặc
#
: chỉ những âm cao hoặc thấp hơn 1/4 cung
: chỉ âm thanh cao hơn dấu thăng (có thể cao hơn dấu
giáng đẳng âm) hoặc cao hơn 1/4 cung so với âm gốc.
Phần cuối của bảng chỉ dẫn trên còn hớng dẫn cách ngậm dăm sâu hoặc nông nhằm tạo
nên sự chênh lệch giữa các âm thanh chuẩn trong thang 12 âm (non già). Ngậm dăm càng sâu và
chặt hơn thì âm thanh càng cao hơn, ngợc lại, nếu ngậm nông và lỏng hơn sẽ tạo ra âm thanh
thấp hơn so với âm tự nhiên. Những vạch đen trên bề mặt của dăm kèn chỉ vị trí môi đặt trên
dăm. Sự kết hợp giữa vị trí ngậm dăm với lực tác động nên bề mặt dăm sẽ cho ta những vi chỉnh
khá tinh tế về mặt cao độ âm thanh. Nếu các nghệ sĩ kèn Hautbois nghiên cứu sâu hơn và chi tiết
hơn có thể họ sẽ thực hiện đợc những âm non và già trong những tác phẩm đợc sáng tác
theo ngôn ngữ âm nhạc cổ truyền Việt Nam.(vd 12, phl 1.1):
Ví dụ 12:

Nh vậy, trong âm nhạc thế kỷ XX, chúng ta đã thấy sự xuất hiện của các âm non, già
khá chính xác và tinh tế trong các tác phẩm viết cho kèn Hautbois. Ngời nghệ sĩ kèn Hautbois
nhất thiết phải nghiên cứu và sở hữu những kỹ thuật cần thiết cho việc thể hiện những sự vi
chỉnh cao độ của âm thanh mà tác giả yêu cầu. Bản thân những chiếc dăm kèn Hautbois đã đợc
sử dụng với những độ tinh tế và độ chính xác rất cao khi thể hiện cao độ và màu sắc của âm
thanh. Với những cách ngậm nông sâu nh biểu đồ bên trên, ngời nghệ sĩ kèn Hautbois có
thể điều chỉnh độ chính xác của âm thanh đến từng Comma theo ý muốn của bản thân.
Trong những tác phẩm của các nhạc sĩ thế kỷ XX Việt Nam viết cho kèn Hautbois hoàn
toàn có thể sử dụng kỹ thuật này để thể hiện những ngôn ngữ dân tộc mà họ muốn sử dụng nh

hơi và điệu trong âm nhạc Tài tử - Cải lơng... Kèn Hautbois có thể đáp ứng đợc những âm
non, già theo ý đồ của tác giả. Đối với trờng hợp có nhu cầu chơi chùm âm thì cần sử dụng kỹ
thuật ngậm lỏng môi và xiết chặt dần. Cuối cùng xu thế nghiêng về ngậm chặt bằng răng. Trong


11
những trờng hợp thông thờng, nếu chơi kèn Hautbois bằng cách ngậm bằng răng, âm thanh tự
nhiên sẽ đợc nâng cao lên 1/2 cung.
Chúng ta có thể theo dõi hiện tợng kỹ thuật kèn Hautbois khi chơi các chùm âm trong
các tác phẩm thế kỷ XX theo biểu đồ hớng dẫn sau: (vd 13, phl 1.1):
Ví dụ 13:

(Những ký hiệu nằm bên trái của hợp âm chỉ những lỗ bấm trên kèn Hautbois)
Trong một số tác phẩm, các tác giả còn viết những ký hiệu yêu cầu nghệ sĩ biểu diễn kèn
mà không sử dụng dăm kèn. Cách chơi này cũng chia làm hai dạng.
a) Cách chơi kèn Hautbois không dăm thứ nhất là dạng phát âm do luồng hơi thổi trực
tiếp vào ống kèn (nh dạng kèn đồng). Khi sử dụng thêm các ngón bấm thì âm thanh
sẽ có nét giống nh kèn Trompette thời kỳ Tiền cổ điển (Baroque). Kỹ thuật dạng này
yêu cầu ngời chơi phải rung môi nh nghệ sĩ chơi kèn đồng. Thí dụ về cách ghi kỹ
thuật mới này:
b) Cách phát âm thứ hai là dạng phát ra âm thanh nh tiếng gió thổi. Cách chơi kèn
Hautbois kiểu này đợc làm phong phú hơn bởi sự trợ giúp của các thế bấm khác nhau
của các ngón tay.
Trong trờng hợp tác giả yêu cầu nghệ sĩ kèn Hautbois phải chơi thang 1/8 cung thì chúng
ta phải theo biểu đồ về ngón bấm và cách diễn tấu sau: (vd 14, phl 1.1):
Ví dụ 14:


12


Những ký hiệu hình tròn ở trên nốt nhạc thể hiện những ngóm bấm trên thân kèn. Những
hình tròn màu đen là vị trí cần phải bấm ngón. Những hình tròn màu trắng là vị trí không cần
bấm ngón. Nếu trờng hợp sử dụng những tác động về độ nông sâu và lực độ khác nhau trên dăm
kèn đợc kết hợp với những ngón bấm ở sơ đồ bên trên thì việc vi chỉnh âm thanh sẽ chuẩn xác
hơn, tinh tế hơn và âm vực chơi kèn sẽ đợc mở rộng hơn. (từ h3 đến c5)
Để thuận tiện cho việc biểu đạt những sắc thái to nhỏ khác nhau theo yêu cầu của tác
phẩm, trong kỹ thuật diễn tấu kèn Hautbois lại có những cách bấm riêng phù hợp với từng sắc
thái (vd 15, phl 1.1):
Ví dụ 15:


13

Từ việc học thuộc các cách vi chỉnh cao độ của âm thanh đến việc ứng dụng chúng trong
khi dựng các tác phẩm thế kỷ XX là một quá trình nghiên cứu gian khổ của ngời nghệ sĩ kèn
Hautbois nhằm chiến thắng thói quen của thế bấm cổ điển.
Bên cạnh việc có những cách ghi chú cho việc thay đổi cờng độ và sắc thái của âm thanh,
trong các tác phẩm thế kỷ XX viết cho kèn Hautbois có xuất hiện cả những cách ghi đòi hỏi sự
thay đổi về sắc thái, trong đó bao gồm cả sự thay đổi về màu sắc âm thanh (vd 16, phl 1.1):
Ví dụ 16:


14

1.1.3. Những thay đổi về hình thức âm nhạc
Những thay đổi về ngôn ngữ cũng nh thủ pháp sáng tác của các nhạc sĩ thế kỷ XX đã tạo
nên những thay đổi về cấu trúc hình thức trong các tác phẩm thế kỷ XX viết cho kèn Hautbois.
Những cấu trúc hình thức (Form) truyền thống trong những thời kỳ âm nhạc trớc nh Sonate,
Concerto đã rất ít xuất hiện trong các tác phẩm viết cho kèn hơi nói chung và kèn Hautbois nói
riêng. Thay vào đó, chúng ta thấy xuất hiện nhiều thuật ngữ Những tiểu phẩm (Pieces)...

Chúng ta có thể tham khảo một loạt những tiêu đề cho các tác phẩm viết cho kèn
Hautbois nh sau:


Christel Stockhausen: Tierkreis ( 12 Melodien der Sternzeichen )



Helge Jung:



Siegfried Thiele:



Karl Ottomar Treibmann: Vier Kommentare của tác giả

Drei Initialen
Zwei Inventionen

Các tiêu đề còn mang tính chất nh một mảng độc thoại:


Friedrich Schenker: Monologo piccolo



Gerhard Rossenfeld: Monodie




Friedrich Goldmann:



Reiner Bredemeyer: Solo 5

Solo


15



Gottfried von Einem:

Wolfgang Hocke:

Aspekte (vier Portraets fuer Oboe Solo) op.102
Drei Saetze aus Canzona Sonate fur Oboe solo

(Những tên tác phẩm trong Luận án chúng tôi dùng theo ngôn ngữ gốc của NXB)
Trong những tác phẩm thế kỷ XX của các tác giả Pháp, chúng ta thờng thấy những dạng
tiêu đề sau:


E.Bozza:

Fantasie-Pastorale fur Oboe und Piano




E.Bozza:

Divertissement



Pierre Sancan:

Sonatine pour Hautbois et piano



Henri Dutilleux:



Francis Poulenc:

Sonate pour Hautbois et Piano
Sonata for Oboe and Piano

Những hình thức Sonatine, Divertissement, Fantasie là những hình thức thờng đợc các
nhạc sĩ thế kỷ XX yêu thích. Bên cạnh đó, chúng ta vẫn thấy xuất hiện những hình thức Sonate,
Concerto (Konzert theo tiếng Đức) truyền thống nh:




Victor Bruns:
Paul Hindemith:

Konzert fur Oboe und kleines Orchester, op.28
Sonate fur Oboe und Piano

Nh vậy, về mặt cấu trúc hình thức, các nhạc sĩ thế kỷ XX thờng yêu thích những hình
thức nhỏ và có tính chất phóng tác, tự do hơn so với những hình thức lớn truyền thống cổ điển,
lãng mạn.
Đối với các nghệ sĩ biểu diễn kèn Hautbois, nhiều ngời cho rằng chơi những tiểu phẩm
thì dễ hơn chơi những tác phẩm lớn. Cách nghĩ này cũng có vẻ có lý, tuy nhiên nó không đúng
với mọi trờng hợp. Viết một truyện ngắn cha chắc đã dễ hơn viết một tiểu thuyết. Cũng nh vậy,
ngời nghệ sĩ kèn Hautbois chơi một tiểu phẩm ngắn, cô đọng nhiều khi cũng phải mang hết sức
lực, trí tuệ để hoàn thành một cách xuất sắc những kỹ thuật và những màu sắc thang bậc của
cảm xúc âm nhạc hàm chứa trong tác phẩm.
1.2. ảnh hởng của âm nhạc thế kỷ XX đối với nghệ thuật biểu diễn kèn Hautbois
Âm nhạc thế kỷ XX có những tố chất giúp ích cho sự phát triển khả năng âm nhạc của
con ngời. Chính vì vậy nhiều quốc gia đã đa âm nhạc thế kỷ XX vào giảng dạy từ rất sớm, thậm
chí bắt đầu từ bậc học sơ cấp âm nhạc. Bớc sang thế kỷ XX, nhiều khái niệm nền tảng về cấu
trúc âm nhạc cũng nh về nghệ thuật biểu diễn của thế kỷ XIX đã đợc thay đổi.
Nhiều nhạc sỹ sáng tác đã nghiên cứu, tìm tòi các thủ pháp sáng tác mới tạo ra ngôn ngữ
âm nhạc mới phục vụ cho việc thể hiện những quan điểm xã hội và nhân văn phù hợp với âm
nhạc thế kỷ XX.
Những biến đổi trong quan niệm sáng tác dẫn tới việc mở rộng, phát triển, đôi lúc đi ng ợc hẳn với luật lệ, nguyên tắc sáng tác của những thế kỷ trớc. Điều này không những đợc phản


16
ánh trong hoà thanh, phức điệu mà còn cả trong tiết tấu, cờng độ âm thanh, trong phối khí cho
dàn nhạc giao hởng. Thông qua sự hình thành của hệ thống đa điệu tính và phi điệu tính
(Polytonal - Atonal), ngời ta có thể nhận ra sự chối từ những nguyên lý âm nhạc của những thế

kỷ trớc và hình thành những quan niệm mới trong thế kỷ XX.
Những thay đổi về ngôn ngữ cũng nh thủ pháp sáng tác đã ảnh hởng trực tiếp tới sự hình
thành những kỹ năng biểu diễn mới nhằm phục vụ cho việc thể hiện những tác phẩm thế kỷ XX.
Kèn Hautbois là một trong những nhạc cụ cổ, đã xuất hiện nh những nhạc cụ đầu tiên của nền
âm nhạc cổ điển châu Âu. Mặt khác, vị thế của kèn Hautbois trong độc tấu, hòa tấu thính phòng
cũng nh trong dàn nhạc giao hởng đã đợc nâng cao rõ rệt từ thế kỷ XIX và càng trở nên quan
trọng trong thế kỷ XX.
Bớc sang thế kỷ XX, vị thế của kèn Hautbois lại càng đợc nâng cao trong các tác phẩm
của các nhạc sĩ đại diện cho nền âm nhạc cổ điển bác học thế giới. Trong các khuynh hớng sáng
tác âm nhạc của thế kỷ XX, chúng ta thấy có những đại diện của Âm nhạc ấn tợng
(Impressionisme), Âm nhạc biểu hiện (Expressionisme), Âm nhạc vị lai (Futurisme), Âm nhạc
cổ điển mới (Néo-classicisme), Âm nhạc hiện thực XHCN, Âm nhạc 12 âm (Dodécaphonisme),
Âm nhạc tiên phong (Avant-gardiste), Âm nhạc điện tử, Âm nhạc ngẫu nhiên... và tất nhiên
không thể thiếu đợc những đại diện của âm nhạc Việt Nam đơng đại.
Nhờ sự phong phú và đa dạng của các khuynh hớng âm nhạc, các trờng phái âm nhạc thế
kỷ XX mà những kỹ năng diễn tấu kèn Hautbois đợc nâng lên rõ rệt trong các tác phẩm độc tấu,
hòa tấu và nhất là trong các tác phẩm giao hởng. Việc đào tạo kèn Hautbois tại các nhạc viện nổi
tiếng trên thế giới đã bớc vào một thời kỳ mới, một thời kỳ đầy rẫy những khó khăn mang tính
kỹ thuật trong nghệ thuật biểu diễn kèn Hautbois.
1.2.1. Những đặc điểm mới của âm nhạc thế kỷ XX trong nghệ thuật biểu diễn kèn
Hautbois
a) Phát hiện những đặc điểm mới là tạo cơ sở nền tảng cho nghệ thuật biểu diễn kèn Hautbois.
Trong nhiều thế kỷ trớc, kèn Hautbois đã đợc coi là một nhạc cụ độc tấu trong dàn nhạc.
Đã có những lúc, vai trò độc tấu trong dàn nhạc của kèn Hautbois cạnh tranh với vai trò của
Flute. Bớc sang thế kỷ XX, các tác giả đã viết nhiều tác phẩm độc tấu và hòa tấu thính phòng
cho kèn Hautbois với những đặc điểm mới. Những màu sắc âm thanh mới đã đòi hỏi các nghệ sĩ
kèn Hautbois phải tìm ra những kỹ thuật mới phù hợp với nội dung của tác phẩm âm nhạc đơng
đại. Những thang âm mới, những quãng nhảy xa, những sự mở rộng của thế giới tiết tấu, nhịp
điệu cũng nh sự hòa trộn của những cờng độ cực đại và cực tiểu, những thủ pháp sáng tác
mới của âm nhạc vô điệu tính... đã tạo nên một sự biến đổi to lớn trong nghệ thuật biểu diễn kèn

Hautbois.
Việc phát hiện những đặc điểm mới của âm nhạc thế kỷ XX đòi hỏi các nghệ sĩ kèn
Hautbois phải làm quen dần dần và từ đó rút ra những kiến thức và kinh nghiệm diễn tấu mới.
Có thể nói rằng những kỹ thuật diễn tấu mới này có độ khó cao hơn những kỹ thuật kèn
Hautbois cổ điển truyền thống. Bộ môn kèn Hautbois trên khắp các nhạc viện trên thế giới đã


17
nghiên cứu, giải quyết những khó khăn mới phát sinh khi một tác phẩm mới ra đời. Sự cố gắng
liên tục này của các nghệ sĩ cũng nh các giáo s kèn Hautbois trên toàn thế giới đã tạo nên cơ sở
nền tảng cho nghệ thuật biểu diễn kèn Hautbois thế kỷ XX.
b) Mối quan hệ tơng tác giữa kế thừa truyền thống cổ điển - lãng mạn và kỹ thuật diễn tấu kèn
Hautbois thế kỷ XX
Nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng trong quá trình phát triển của lịch sử mang
đậm tính kế thừa truyền thống âm nhạc Phục hng, Tiền cổ điển, Cổ điển và Lãng mạn. Sự phát
triển trong kỹ thuật diễn tấu kèn Hautbois luôn theo một quy luật đi từ cổ đến kim, đi từ những
trờng phái âm nhạc cổ nhất đến mới nhất, đi từ những kỹ thuật diễn tấu nền tảng đến những kỹ
thuật bậc cao. Trong quá trình phát triển kỹ thuật diễn tấu, sự kế thừa những truyền thống đi trớc
mà đôi khi đợc coi là nền tảng kỹ thuật là quá trình tất yếu.
Trong đào tạo cũng nh diễn tấu kèn Hautbois hiện nay chúng ta hiểu rằng không chỉ có
những tác động một chiều từ phong cách truyền thống đến phong cách diễn tấu tác phẩm thế kỷ
XX. Các tác phẩm viết cho kèn Hautbois của các thời kỳ và trờng phái âm nhạc khác nhau đợc
hòa trộn trong các chơng trình biểu diễn trên toàn thế giới. Sự ảnh hởng cũng nh mối quan hệ tơng tác giữa kế thừa truyền thống cổ điển - lãng mạn và kỹ thuật diễn tấu kèn Hautbois thế kỷ
XX đợc bắt đầu. Ngợc lại, những nét mới trong nghệ thuật biểu diễn âm nhạc thế kỷ XX cũng
ảnh hởng tới sự thể hiện trong nghệ thuật biểu diễn những tác phẩm cổ điển, lãng mạn.
Quá trình ảnh hởng này có thể đến từ tình trạng hữu thức và cũng nhiều khi đến từ tình
trạng vô thức của các nghệ sĩ kèn dăm kép. Sự làm quen với âm hởng mới của kèn dăm kép thế
kỷ XX đã tác động ngợc trở lại đối với phong cách diễn tấu truyền thống. Nhiều Giáo s, nghệ sĩ
nổi tiếng thế giới về chuyên ngành kèn Hautbois đã có những phản ứng dữ dội về sự tác động
này. Tuy nhiên, trên thực tế, quá trình tác động này vẫn ngấm ngầm diễn ra do ảnh hởng tự thân

của thói quen diễn tấu mà các nghệ sĩ kèn Hautbois chịu ảnh hởng từ đời sống âm nhạc.
1.2.2. Những đặc điểm mới tác động tới sự hình thành kỹ thuật diễn tấu trên kèn Hautbois.
Tại các quốc gia có nền âm nhạc phát triển, tỷ lệ các tác phẩm âm nhạc thế kỷ XX trong
giáo trình giảng dạy kèn Hautbois tại các nhạc viện lên tới 40% - 60%. Chính vì vậy, mối quan
hệ tơng tác giữa kế thừa truyền thống phong cách âm nhạc và kỹ thuật diễn tấu kèn Hautbois
thời kỳ cổ điển - lãng mạn đợc coi là tiền đề và nền tảng cho sự phát triển kỹ thuật diễn tấu các
tác phẩm âm nhạc thế kỷ XX của kèn Hautbois.
Sự hình thành những ngôn ngữ và thủ pháp sáng tác mới của các nhạc sĩ thế kỷ XX đã có
ảnh hởng trực tiếp tới cách ghi nhạc, phơng pháp diễn tấu các nhạc cụ phơng Tây trong đó có
kèn Hautbois. Sự ảnh hởng to lớn này đợc coi nh có tác động giúp cho sự hình thành các kỹ năng
biểu diễn kèn Hautbois mới trên toàn thế giới. Mặc dù những kỹ thuật diễn tấu mang tính kế
thừa truyền thống của những thế kỷ trớc, của những thời kỳ âm nhạc Phục hng, Tiền cổ điển, Cổ
điển và Lãng mạn. Nhng có thể nói rằng, ngời nghệ sĩ kèn Hautbois nếu không tiếp cận với kỹ
thuật mới sẽ không thể hiện đợc những ngôn ngữ mà các tác giả đã viết ra.


18
Mối quan hệ giữa những đặc điểmvề thủ pháp sáng tác và phơng pháp diễn tấu cũng nh
kỹ thuật diễn tấu kèn Hautbois đã đợc khẳng định. Từ nghiên cứu cách chơi những tác phẩm thế
kỷ XX sẽ tạo ra những phơng pháp, kỹ năng mới trong diễn tấu kèn Hautbois và từ đó những
nghệ sĩ kèn Hautbois sẽ đem chúng vào giảng dạy trong các nhạc viện trên khắp thế giới. Từ sự
thay đổi trong kỹ năng diễn tấu kèn Hautbois, các nhà soạn nhạc sẽ lại đa những kỹ năng đó vào
trong tác phẩm mới. Những sự tác động qua lại nói trên kéo dài trong suốt thế kỷ XX và cũng từ
đó hình thành dần nền tảng của hệ thống kỹ thuật diễn tấu mới trên các thể loại tác phẩm âm
nhạc viết cho kèn Hautbois.
1.3. Một số vấn đề về phơng pháp diễn tấu
Đối với các nghệ sĩ kèn Hautbois, để có thể chơi tốt các tác phẩm thế kỷ XX, việc trớc
hết là phải có một vốn hiểu biết về thời đại, về tác giả và tác phẩm. Từ những hiểu biết nói trên,
họ sẽ nghiên cứu sâu hơn về những thủ pháp sáng tác của các nhạc sĩ và tìm ra những ph ơng
pháp thể hiện tác phẩm tốt nhất. Để thể hiện đợc những tác phẩm đơng đại, họ cần chuyển hóa

đợc nội dung âm nhạc qua các kỹ thuật biểu diễn đặc điểm mà các thời kỳ âm nhạc trớc đây cha
xuất hiện. Quá trình thực nghiệm này cần trải qua một thời gian dài để đi tới những đúc rút
mang tính thực tế về những kỹ xảo đặc điểm về quãng, giai điệu, tiết tấu, nhịp điệu, cờng độ và
màu sắc âm thanh...
Nh vậy, để có đợc phơng pháp diễn tấu kèn Hautbois đối với các tác phẩm âm nhạc thế
kỷ XX, ngời nghệ sĩ kèn Hautbois cần nhuần nhuyễn cả về tri thức và những kinh nghiệm thực
tế trong việc biểu diễn các tác phẩm thế kỷ XX và ở các thời đại khác nhau. Sự sáng tạo mới
trong những kỹ thuật diễn tấu kèn Hautbois thực sự là một trong những đóng góp cho nghệ thuật
biểu diễn trên phạm vi toàn thế giới.
1.3.1. Những nền tảng cơ bản tác động tới sự hình thành kỹ thuật diễn tấu kèn Hautbois
thế kỷ XX
Chúng tôi cho rằng sự kế thừa trong quá trình phát triển của nghệ thuật âm nhạc bao gồm
không chỉ trong lĩnh vực sáng tác âm nhạc mà nó còn ảnh hởng rõ rệt trong lĩnh vực biểu diễn
âm nhạc trong đó có nghệ thuật biểu diễn các tác phẩm thế kỷ XX viết cho kèn Hautbois. Sự kế
thừa nói trên là điều tất yếu, bởi những kỹ thuật diễn tấu kèn Hautbois, mặc dù có rất nhiều cách
ghi, cách thể hiện mới nhng nhìn chung, những kỹ thuật cơ bản về t thế cầm kèn, về môi, về
ngón tay, về hơi vẫn phải dựa vững chắc trên nền tảng kỹ thuật rút ra từ các tác phẩm tiền cổ
điển, cổ điển và lãng mạn.
Cho dù có những phong cách diễn tấu mới, nhng vẻ đẹp tự nhiên của âm thanh, sự linh
hoạt của ngón, những cảm xúc khi chơi các tác phẩm thế kỷ XX vẫn có xuất xứ từ những thời kỳ
âm nhạc trớc đó. Những nền tảng kỹ thuật mang tính cơ bản của thời kỳ tiền cổ điển, cổ điển và
lãng mạn vẫn là gốc cho việc tìm đến những kỹ thuật mới trong âm nhạc thế kỷ XX.


19
Những vẻ đẹp mơ mộng, huyền bí và chan chứa tình yêu trong âm nhạc lãng mạn vẫn rất
cần thiết trong những giai điệu (đợc hiểu nh giai điệu trong âm nhạc đơng đại) với sự xuất hiện
của rất nhiều những quãng nhảy xa, trúc trắc, những âm nghịch, những hòa âm nghịch và những
ký hiệu diễn tấu mới... cách hiểu này còn có giá trị đối với những âm thanh kéo dài đợc diễn đạt
thay thế cho giai điệu.

1.3.2. Những đặc điểm mới trong phơng pháp diễn tấu
Cùng với cách ghi mới, nhạc sĩ sáng tác yêu cầu ngời nghệ sĩ biểu diễn kèn Hautbois có
những cách thể hiện mới. Thờng ở những trang đầu của một tác phẩm thế kỷ XX hay xuất hiện
những mảng chú giải cách chơi của các nhạc sĩ sáng tác (vd 17, phl 1.1):
Ví dụ 17:

Tại thí dụ trên, chúng ta có thể hiểu ý nghĩa của các ký hiệu nh sau:


Cách ghi thứ nhất: yêu cầu thể hiện sự kéo dài của một âm thanh.



Cách ghi thứ hai: yêu cầu nghệ sĩ phải sử dụng kỹ thuật chơi với tốc độ nhanh nhất có thể.



Cách ghi thứ ba: yêu cầu nghệ sĩ phải chơi âm thanh ngắn gọn và sắc nét hơn là chơi
Staccato.



Cách ghi thứ t: chỉ sự thay đổi tốc độ từ nhanh đến chậm dần và ngợc lại.



Cách ghi thứ năm: chỉ ngời chơi có thể chơi tự do trong quy định của tốc độ bản nhạc.

a) Những đặc điểm mới về hơi trong phơng pháp diễn tấu:
Kỹ thuật về hơi có một ý nghĩa nền tảng trong nghệ thuật chơi kèn nói chung và trong kèn

Hautbois nói riêng. Trong cách lấy hơi chúng ta thấy có nhiều phơng pháp khác nhau nh: lấy hơi
ngực, lấy hơi ngực kết hợp nhẹ với cơ hoành cách, lấy hơi bụng - cơ hoành Lấy hơi cùng với
sử mở rộng của eo lng và hai bên lờn.
Kỹ thuật hơi còn bao hàm cả về lấy hơi, giữ hơi và nhả hơi. Những sự kết hợp giữa các
phơng pháp lấy hơi, giữ hơi và nhả hơi sẽ tạo nên nghệ thuật biểu diễn kèn Hautbois ở trình độ
cao.
Kỹ thuật truyền hơi:
Kèn Hautbois có xuất xứ từ phơng Đông. Thuật ngữ phơng Đông ở đây đợc hiểu nh
các nhà nghiên cứu Âm nhạc Dân tộc học thờng dùng, có nghĩa là nền Âm nhạc ngoài châu


20
Âu. Điều này cho thấy sự xuất xứ của cây kèn bắt nguồn từ thế giới ả rập Trung cận Đông
cho tới các quốc gia Đông á nh Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia Đông Nam á.
Ngay tại Việt Nam, chúng ta có thể nghiên cứu chi tiết hơn về kèn Saranai (Sona) của ngời
Chăm trung bộ Việt Nam. Một trong những kỹ thuật hơi mang tính truyền thống của họ hàng
kèn Hautbois ngoài châu Âu là kỹ thuật truyền hơi. Trong các ban nhạc hiếu, kỹ thuật
truyền hơi cũng khá phổ biến.
Trong âm nhạc thế kỷ XX, chúng ta có thể tham khảo cách truyền hơi trong bản
Concerto của R. Strauss. Khi chơi trang âm nhạc này, ngời ta có thể chơi liền không lấy hơi hoặc
chỉ chia thành hai lần lấy hơi (vd 18, phl 1.1):
Ví dụ 18: Richard Strauss: Concerto cho Hautbois và dàn nhạc (1943) (bản tiếng
Nga)

b) Những đặc điểm về kỹ thuật bấm ngón:
Khi diễn tấu những tác phẩm thế kỷ XX thờng hay phát sinh ra những vấn đề về hệ
thống ngón bấm. Những thang âm mới và những quãng nhảy, lớt nốt là những nguyên nhân
gây ra những khó khăn về kỹ thuật ngón bấm cho kèn Hautbois. Trong kỹ thuật biểu diễn kèn
Hautbois thế kỷ XX còn có những nguyên nhân khác tạo nên sự phức tạp trong hệ thống ngón
bấm, đó là việc trên cùng một âm thanh phải bấm trên nhiều thế bấm phụ khác nhau.

Đối với kèn gỗ nói chung và kèn Hautbois nói riêng, những thế bấm khác nhau phục vụ
việc tạo ra một cao độ âm thanh giống nhau nhiều khi xuất hiện tới năm bảy thế bấm khác nhau.


21
Mỗi lần học cách sử dụng một thế bấm mới là mỗi lần ngời nghệ sĩ kèn Hautbois phải tạm
quên những thế bấm đã học và sử dụng trong nhiều thập kỷ để tránh nhầm lẫn với thế bấm mới.
Việc học tập và làm quen với thế bấm mới chỉ diễn ra trên những nhạc cụ có chất l ợng cao và
phải đợc thích nghi dần dần. Những âm thanh do các thế bấm khác nhau tạo nên những màu sắc
âm thanh khác hẳn nhau, điều này phục vụ rất đắc lực cho việc chọn màu sắc âm thanh của các
nghệ sĩ khi dựng bài mới.
c) Những đặc điểm mới về kỹ thuật sử dụng lỡi :
Giống nh ở các nhạc cụ khác, bên cạnh những vấn đề về t thế cơ thể, về ngón bấm..., ngời
nghệ sĩ, sinh viên kèn hơi còn phải hiểu và kiểm soát đợc các họat động của môi, lỡi, cổ họng,
phổi, cơ hoành cách, bụng... Một trong những hoạt động vừa giữ vai trò kỹ thuật cơ bản vừa là
đỉnh cao của nghệ thuật chơi kèn Hautbois là hoạt động của lỡi. Có những ngời có những thuận
lợi bẩm sinh về hoạt động của lỡi, tốc độ của lỡi đơn có thể chơi đến tốc độ một đen = 144.
Cũng có ngời không có thuận lợi về lỡi đơn thì phải tập thêm lỡi kép, lỡi tam Khi chơi
một tác phẩm thế kỷ XX với tốc độ cao thì sự kết hợp nhuần nhuyễn của ngón và lỡi luôn là một
thử thách gian khổ đối với các nghệ sĩ kèn Hautbois.
Trong kỹ thuật chơi các tác phẩm thế kỷ XX viết cho kèn Hautbois còn thấy xuất hiện
những cách ghi yêu cầu phải chơi láy rền (Trilla) cho một âm và cùng một lúc cho hai âm. (vd
19, phl 1.1)
Kỹ thuật rung lỡi và rung cuống họng cũng xuất hiện nh đối với một số loại kèn gỗ
khác. (vd 20, phl 1.1)

Ví dụ 20:


22

Trong bảng hớng dẫn trên, ngoài những ký hiệu chơi rung lỡi, chúng ta có thể biết thêm
về những vấn đề về nghệ thuật biểu diễn mang tính đặc trng trong các tác phẩm viết cho kèn
Hautbois nh sau:
d) Một số phơng pháp tạo âm sắc mới :


Việc lấy hơi tạo ra tiếng động cũng đợc coi là một yếu tố thể hiện âm nhạc trong tác
phẩm thế kỷ XX.
Chơi kèn Hautbois không có dăm và kết thúc bằng động tác rung lỡi.
Chơi kèn Hautbois với việc sử dụng cùng lúc hai chiếc dăm kèn. Một chiếc dăm đợc đặt
nh bình thờng vào trong ống kèn. Một chiếc dăm đặt ngoài ống kèn và vẫn đợc nghệ sĩ
thổi với một quãng hẹp so với âm thanh phát ra trong kèn.
Cách vừa chơi Hautbois vừa dùng các loại vật liệu nh giấy, vải.. chặn âm vang của loa.
Kỹ thuật này tạo ra âm thanh khác với âm thanh bình thờng, tiếng nhỏ hơn, rè hơn tạo
nên một màu sắc đặc biệt (không giống với hiện tợng chơi Sourdino) của kèn đồng.
Ngoài ra, các nghệ sĩ kèn Hautbois còn hớng loa kèn vào các vật liệu gây tiếng vang nh
bát, chậu, nồi xoong, bình đồng... nhằm tạo ra những màu âm và độ vang khác nhau của
âm thanh. Đôi khi ngời ta còn nhúng loa kèn vào trong nớc tạo nên âm thanh xa xôi, kỳ
quái...
1.3.3. Một vài nét về các tác phẩm Việt Nam viết cho kèn Hautbois
Những tác phẩm do các nhạc sĩ Việt Nam sáng tác là vốn quý đối với chuyên ngành kèn
Hautbois trong giảng dạy và học tập. Nhiều tác phẩm đã đợc biểu diễn, thu thanh và giảng dạy
trong suốt nửa thế kỷ qua. Những tác giả và tác phẩm Việt Nam đã là niềm tự hào về sự trởng
thành của nền âm nhạc cách mạng, đồng thời có một ý nghĩa giáo dục nhân cách quan trọng đối
với niềm tự hào dân tộc trong tơng lai.
Những nhạc sĩ Việt Nam sáng tác cho kèn Hautbois có những thủ pháp và ngôn ngữ
sáng tác khác nhau. Có nhạc sĩ sáng tác dựa trên ngôn ngữ âm nhạc dân tộc (phát triển từ dân ca,
dân nhạc các dân tộc). Cũng có nhạc sĩ sáng tác dựa trên những âm hởng của âm nhạc dân gian
truyền thống hoặc phát triển một bài ca khúc cách mạng nào đó. Nh vậy, không phải bất cứ một
tác phẩm Việt Nam nào cũng có đầy đủ tính đơng đại nh các tác giả thế kỷ XX trên thế giới.

Những tác giả Việt Nam sáng tác cho kèn Hautbois của giai đoạn đầu nh Hoàng Vân,
Hoàng Dơng, Ngọc Linh đã để lại cho chúng ta nhiều tác phẩm nổi tiếng và đợc sử dụng nh
những tác phẩm kinh điển trong giáo trình giảng dạy kèn Hautbois tại HVÂNQGVN.
Sau đây là một trích dẫn về chủ đề của tác phẩm Chủ đề và biến tấu cho kèn Hautbois và
Piano của nhạc sĩ Hoàng Dơng : (vd 21, phl 1.1)
Ví dụ 21 a :


23

Chúng tôi xin trích biến tấu I và Biến tấu VII của tác phẩm nói trên :
Ví dụ 21 b :

Tác phẩm Chủ đề và biến tấu của nhạc sĩ Hoàng Dơng đợc phát triển trên âm hởng của
bài Bắt cô trói cột. Tác giả đã sử dụng những kỹ thuật biến tấu kinh điển để phát triển chủ đề
dân gian này một cách tài tình và sáng tạo.
Tác phẩm Tiếng khèn phiên chợ của nhạc sĩ Hoàng Vân cũng là một tác phẩm phát triển
dân ca Mông. Nhạc sĩ đã biến tấu trên âm hởng của cây khèn nhằm diễn đạt một phiên chợ
vùng cao với những âm thanh của thiên nhiên, tiếng vó ngựa và âm hởng của vũ khúc dân gian
ngời Mông Đây là một tác phẩm rất thành công, đã đợc các giảng viên cũng nh học sinh yêu
thích và biểu diễn , thu thanh trong những thập kỷ vừa qua. Bên cạnh những nhạc sĩ nói trên,
chúng ta còn phải kể tới các nhạc sĩ sáng tác theo phong cách âm nhạc đơng đại nh : Tôn Thất
Tiết, Đỗ Hồng Quân, Nguyến Phúc Linh Sau đây là ví dụ trích từ tác phẩm Fantasie viết cho
Hautbois, Basson và Piano của nhạc sĩ Phúc Linh, tác phẩm đã đợc trình diễn lần đầu tại Liên
hoan Âm nhạc châu á tổ chức tại Bangkok Thailand và đã đợc thu đài phát thanh quốc gia. (vd
22, phl 1.1)
Ví dụ 22 :


24


Tác phẩm Fantasie nói trên là một tác phẩm đợc viết theo dạng âm nhạc của trờng phái
ngẫu nhiên và có sử dụng thủ pháp sáng tác trục âm.
Tác phẩm 4 bức tranh của nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân mặc dù đợc sáng tác cho Hautbois,
Piano và Percussion những ta cũng có thể coi nh một tác phẩm độc tấu Hautbois có phần đệm
(hòa tấu) của Piano và bộ gõ. (vd 23, phl 1.1)
Ví dụ 23: Tác phẩm 4 bức tranh của nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân viết cho kèn Hautbois,
Piano và nhạc cụ gõ:


25
Trong chơng II. tác phẩm Petit Suite cho Hautbois và Piano của nhạc sĩ Phúc Linh mới
sáng tác gần đây (2010) chúng ta thấy xuất hiện những chùm hợp âm trên kèn Hautbois (Double
harmonic). (Do sự hạn chế về số lợng tác phẩm Việt Nam nên ngay từ đầu luận án, chúng tôi đã
xin phép đợc mở rộng ra tới các tác phẩm đầu thế kỷ XXI)
Những hợp âm hai bè này với những âm thanh xa xôi trong cờng độ (ppp) tạo nên không
gian tĩnh mịch cô đơn của núi rừng và đồng thời cũng thể hiện nên tâm trạng của con ng ời. (vd
24 a và b, phl 1.1)
Ví dụ 24 a:

Trong chơng III của tác phẩm này, chúng ta lại thấy sự xuất hiện của những chùm hợp
âm màu sắc. Những chùm hợp âm này có hiệu quả âm thanh rất gần với âm sắc của khèn Mông,
tạo nên âm hởng của núi rừng vùng cao...
Ví dụ 24 b:

Các tác phẩm viết cho kèn Hautbois của các nhạc sĩ Việt Nam có số lợng không nhiều
những cũng đủ dùng cho việc đa vào giáo trình giảng dạy tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt
Nam. Tuy nhiên, một vấn đề chúng tôi cũng xin đợc thẳng thắn trình bày là đa số những tác
phẩm này đợc sáng tác với ảnh hởng của ngôn ngữ dân gian, hoặc là những tác phẩm phát triển
một bản dân ca cụ thể nào đó. Chính vì vậy, tính đơng đại của những tác phẩm này còn có

những hạn chế nhất định.
Trong những tác phẩm thu đợc thành công nhất phải kể đến tác phẩm Tiếng khèn phiên
chợ của nhạc sĩ Hoàng Vân và tác phẩm Bốn bức tranh viết cho kèn Hautbois với phần hòa
tấu của bộ gõ và Piano của nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân.
Sau đây là một ví dụ về tác phẩm Bốn bức tranh viết cho kèn Hautbois với phần hòa
tấu của bộ gõ và Piano của nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân (vd 25, phl 1.1)
Ví dụ 25:


×