Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

quản lý lợi nhuận lọc dầu nghiên cứu tìnhhuốngtại công ty tnhh mtv lọc hóa dầu bình sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 97 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING

---------------

PHẠM THỊ ÁI LIÊN

QUẢN LÝ LỢI NHUẬN LỌC DẦU - NGHIÊN CỨU
TÌNH HUỐNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV LỌC HÓA
DẦU BÌNH SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60.34.02.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. PHẠM HỮU HỒNG THÁI

TP. HCM, tháng 8/2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoạn, nội dung trong luận văn hoàn toàn đƣợc thực hiện dƣới sự
hƣớng dẫn của giảng viên hƣớng dẫn. Các nội dung trong nghiên cứu và kết quả trong
đề tài này là hoàn toàn trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu nào trƣớc đây.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo đƣợc trích dẫn trong luận văn này, tôi cam
đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chƣa từng đƣợc công bố
hoặc đƣợc sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của ngƣời khác đƣợc sử dụng trong luận
văn này mà không đƣợc trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chƣa bao giờ đƣợc nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các


trƣờng đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
TP.HCM, ngày

tháng 8 năm 2015
Tác giả

Phạm Thị Ái Liên

i


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Phạm Hữu Hồng Thái đã
tận tình hƣớng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Nhờ hỗ trợ của thầy mà
luận văn đã hoàn thành đúng mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Sau Đại Học trƣờng Đại Học
Mở TP.HCM đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt hai năm học cao học
vừa qua.
Bên cạnh đó, tôi cũng xin chân thành cảm sự hợp tác, giúp đỡ và tạo điều kiện
của Lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn để
tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình tôi đã luôn động viên và tạo điều
kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình đi học và thực hiện luận văn.
TP.HCM, ngày

tháng 8 năm 2015

Phạm Thị Ái Liên

ii



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... vi
BSR: Binh Son Refining and Petrochemical Co., Ltd .................................................. vi
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ ............................................................... vii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ....................................................................................2
3. Đối tƣợng và phạm vị nghiên cứu ...............................................................................2
4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .........................................................................................2
5. Kết cấu luận văn ..........................................................................................................3
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT - CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ DẦU
THÔ – QUẢN LÝ LỢI NHUẬN LỌC DẦU .................................................................4
1.1. Lý thuyết cơ bản về thị trƣờng dầu thô, giá dầu thô, lợi nhuận lọc dầu ...................4
1.1.1. Các vấn đề cơ bản về thị trƣờng dầu thô ...............................................................4
1.1.2. Giá dầu thô.............................................................................................................5
1.1.3. Lợi nhuận lọc dầu - Refining Margin (Hydrocabon Margin)................................6
1.2. Yếu tố làm biến động giá dầu ...................................................................................7
1.2.1. Các yếu tố vĩ mô ....................................................................................................7
1.2.2. Các yếu tố vi mô ..................................................................................................10
1.3. Các biện pháp quản lý lợi nhuận lọc dầu................................................................11
1.3.1. Sử dụng các công cụ phòng ngừa biến động giá dầu thô ....................................11
1.3.2. Sử dụng kết quả dự báo và phân tích đánh giá thị trƣờng ...................................18
1.3.3. Sử dụng mô hình tối ƣu hóa (Linear Programming - LP) ...................................18
1.3.4. Chính sách quản lý lợi nhuận lọc dầu..................................................................20
1.4. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................................23
1.4.1. Dữ liệu nghiên cứu ..............................................................................................23

1.4.2. Xác định phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................24
1.5. Tóm tắc chƣơng I....................................................................................................29

iii


CHƢƠNG II: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG QUẢN LÝ LỢI NHUẬN LỌC DẦU
TẠI CÔNG TY LỌC HÓA DẦU BÌNH SƠN..............................................................30
2.1. Giới thiệu về công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn .........................................................30
2.1.1. Giới thiệu chung ..................................................................................................30
2.1.2. Các sản phẩm chính của Công ty ........................................................................30
2.1.3. Cơ chế mua dầu thô của công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn.....................................31
2.1.4. Cơ chế bán sản phẩm của Nhà máy lọc dầu ........................................................32
2.2. Cơ cấu hoạt động và rủi ro trong sản xuất kinh doanh của công ty .......................33
2.2.1. Cơ cấu hoạt động .................................................................................................33
2.2.2. Rủi ro về biến động giá trong sản xuất kinh doanh của BSR ..............................34
2.3. Thực trạng quản lý lợi nhuận lọc dầu .....................................................................36
2.3.1. Sử dụng kết quả dự báo thị trƣờng ......................................................................36
2.3.2. Sử dụng mô hình tối ƣu hóa ................................................................................37
2.3.3. Sử dụng các công cụ tài chính phái sinh .............................................................37
2.4. Ảnh hƣởng của biến động giá dầu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của BSR ..38
2.4.1. Giai đoạn 2011-2012 ...........................................................................................39
2.4.2. Giai đoạn 2013-2014 ...........................................................................................41
2.5. Tóm tắc Chƣơng II .................................................................................................44
CHƢƠNG III: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ LỢI NHUẬN LỌC DẦU TẠI CÔNG
TY LỌC HÓA DẦU BÌNH SƠN ..................................................................................45
3.1. Tình hình thị trƣờng dầu trong thời gian tới ...........................................................45
3.2. Sử dụng công cụ bảo hiểm rủi ro biến động giá .....................................................46
3.2.1. Tính toán và đƣa ra quyết định hedging ..............................................................46
3.2.2. Các công cụ tài chính phái sinh có thể áp dụng đối với BSR .............................48

3.2.3. Các kịch bản giá và công cụ bảo hiểm tƣơng ứng...............................................53
3.2.4. Phƣơng án Hedging cụ thể ..................................................................................62
3.3. Chính sách hedging - bảo hiểm rủi ro biến động giá của BSR .............................65
3.3.1. Mô hình quản lý rủi ro biến động giá ..................................................................65
3.3.2. Chính sách hedging .............................................................................................69
3.3.3. Quy trình thực hiện hedging ................................................................................71
3.3.4. Thủ tục pháp lý để thực hiện hedging .................................................................76

iv


3.4. Tóm tắc Chƣơng III ................................................................................................77
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ HẠN CHẾ ...................................................................78
1. Kết luận......................................................................................................................78
2. Gợi ý về chính sách ...................................................................................................78
3. Hạn chế ......................................................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................82
PHỤ LỤC 01 ................................................................................................................... i
PHỤ LỤC 02 .................................................................................................................. ii

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BSR: Binh Son Refining and Petrochemical Co., Ltd
OPEC: Organization of the Petroleum Exporting Countries - Tổ chức các nƣớc xuất
khẩu dầu mỏ
EIA: Energy Information Administration - Cơ quan Thông tin Năng lƣợng
IEA: International Energy Agency - Cơ quan Năng lƣợng Quốc tế
EU: European Union - Liên minh châu Âu

ISDA: the International Swaps and Derivatives Association - Hợp đồng khung pháp
lý do Hiệp hội Quốc tế về Hoán đổi và Phái sinh
Lợi nhuận lọc dầu - Refining Margin
Lợi nhuận gộp - Gross Refining Margin
Lợi nhuận ròng - Net Refining Margin
Thị trƣờng OTC - Thị trƣờng phi tập trung (over the counter market)
Forwards - Hợp đồng kỳ hạn
Futures - Hợp đồng tƣơng lai
Options - Hợp đồng quyền chọn
Call Option - Hợp đồng quyền chọn mua
Put Option - Hợp đồng quyền chọn bán
Zero cost collar – Hợp đồng quyền chọn chi phí thấp
Swap - Hợp đồng hoán đổi
BSR – Công ty TNHH một thành viên Lọc – Hóa dầu Bình Sơn

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
1.1. Sơ đồ biểu thị Lợi nhuận lọc dầu
1.2. Sơ đồ mức độ ảnh hƣởng đến giá dầu của các yếu tố
1.3. Sơ đồ các nhân tố tác động đến cung cầu dầu thô
1.4. Biểu đồ hoạt động đối với Hợp đồng kỳ hạn
1.5. Biểu đồ hoạt động đối với Hợp đồng tƣơng lai
1.6. Sơ đồ thực hiện quyền chọn
1.7. Sơ đồ thực hiện hoán đổi giá đầu vào
1.8. Sơ đồ thực hiện hóa đổi giá đầu ra
1.9. Sơ đồ thực hiện hoán đổi crack spread
1.10. Mô hình tối ƣu hóa
1.11. Mô hình Quản lý các nghiệp vụ hedging

1.12. Sơ đồ mối tƣơng quan các biện pháp phòng ngừa biến động giá dầu
1.13. Sơ đồ sử dụng công cụ hedging trong phòng ngừa rủi ro về giá
2.1. Sơ đồ cơ cấu sản xuất kinh doanh của BSR
2.2. Biểu đồ giao dịch Physical (hàng thật) trên thị trƣờng năng lƣợng
2.3. Biểu đồ rủi ro trong kinh doanh của BSR
2.4. Tỷ lệ hedging và thiệt hại
2.5. Biểu đồ giá dầu thô 2011-2012
2.6. Biểu đồ giá dầu thô và sản phẩm tại Dung Quất năm 2011-2012
2.7. Biểu đồ giá dầu thô và sản phẩm tại Dung Quất năm 2013
2.8. Biểu đồ giá dầu thô và sản phẩm tại Dung Quất năm 2014
2.9. Biểu đồ lợi nhuận BSR năm 2014
3.1. Biểu đồ diễn biến giá dầu thô và sản phẩm năm 2015 ($/bbl)
3.2.-3.8 Sơ đồ thanh toán
3.9. Sơ đồ mô hình phê duyệt chính sách bảo hiểm rủi ro

vii


TÓM TẮT
Dầu thô luôn đƣợc xem là một loại hàng quan trọng đối với việc ổn định kinh tế
chính trị của một đất nƣớc. Việc giá dầu thô tăng giảm hàng ngày luôn đƣợc rất nhiều
ngƣời quan tâm và theo dõi. Những biến động của thị trƣờng dầu thô luôn là những
chủ đề thật sự hấp dẫn cho các nhà nghiên cứu kinh tế cũng nhƣ các nhà đầu tƣ trên thị
trƣờng. Đối với các công ty lọc hóa dầu, sự tăng giảm giá dầu có yếu tố quyết định rất
lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Bắt nguồn từ những vấn đề trên tác
giả đã chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý lợi nhuận lọc dầu - Nghiên cứu tình huống tại
Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn”.
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này nhằm nghiên cứu các giải pháp quản lý
hiệu quả giá dầu, giảm thiểu các ảnh hƣởng của biến động giá dầu thô đối với hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty. Giải pháp cụ thể đƣợc đƣa ra là sử dụng các

công cụ tài chính phái sinh nhằm hạn chế các rủi ro do biến động giá dầu gây ảnh
hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nhƣ hiệu quả lọc hóa dầu của Nhà máy
lọc dầu Dung Quất.
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng giá dầu thô biến động có ảnh hƣởng rất lớn đến
đến lợi nhuận, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Việc sử dụng các
công cụ tài chính phái sinh nhằm phòng ngừa những rủi ro do biến động giá dầu thô là
một việc làm hết sức cần thiết và cấp bách trong tình hình thị trƣờng có nhiều biến
động nhƣ hiện nay.
Từ kết quả thu đƣợc, nghiên cứu cũng hy vọng là tài liệu tham khảo hữu ích có
thể giúp Lãnh đạo Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn có những chính sách quản trị cũng
nhƣ những phƣơng án quản lý rủi ro hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của công ty.

viii


MỞ ĐẦU
1 . T í n h c ấ p t hi ế t c ủ a đ ề t à i
Dầu thô là nguyên liệu đầu vào để sản xuất xăng dầu, đây là một loại nhiên liệu
không thể thiếu đối với mọi nền kinh tế. Thực tế các nƣớc trên thế giới cho thấy, các
nƣớc thuộc nhóm phát triển đang sử dụng lƣợng xăng dầu nhiều nhất và ngƣợc lại các
nƣớc kém phát triển sử dụng lƣợng năng lƣợng này ít hơn. Kinh tế càng phát triển nhu
cầu về xăng dầu càng lớn, xăng dầu là nhân tố duy trì, thúc đẩy sự phát triển kinh tế
của mỗi quốc gia. Vì dầu thô là một loại hàng hóa khá đặc biệt không chỉ về khối
lƣợng, tính chất, giá trị mỗi chuyến hàng mà còn đặc biệt về nhà cung cấp cũng nhƣ
ngƣời sử dụng hàng hóa trên. Dầu thô là một loại năng lƣợng rất quan trọng đối với
nền kinh tế thế giới, do đó, việc kinh doanh buôn bán mặt hàng này không chỉ nằm
trong sự định đoạt của hai đơn vị mua bán mà nó còn bị chi phối bởi Chính Phủ của
các nƣớc xuất khẩu.
Hiện nay phần lớn các xung đột tại khu vực Trung Đông nhƣ Iran, Libya, Sudan,

Syria đều có nguyên nhân dầu thô. Các ảnh hƣởng chính trị có tác động rất lớn đối với
giá mặt hàng này. Giá dầu thô trong vài năm gần đây biến động rất nhiều. Những yếu
tố bất ổn về kinh tế - chính trị - xã hội của thế giới trong năm qua đã đƣợc phản ánh
khá rõ nét qua thị trƣờng - giá các sản phẩm năng lƣợng thế giới và trong nƣớc. Thị
trƣờng dầu thô đƣợc đánh giá là sẽ tiếp tục gặp nhiều bất ổn trong các năm tới khi mà
kinh tế chính trị tại các nƣớc lớn, các khu vực lớn đang rơi vào suy thoái cũng nhƣ
tƣơng quan cung cầu dầu thô tiếp tục mất cân bằng khi các nƣớc sản xuất dầu mỏ tiếp
tục cuộc chiến tranh giành thị phần.
Giá trị của một lô dầu là rất cao do đó sự biến động của giá dầu thô thế giới sẽ
ảnh hƣởng rất lớn đến chi phí đầu vào của một doanh nghiệp. Do đó giá dầu biến động
sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của một công ty. Việc quản lý
tốt lợi nhuận lọc dầu mang tính chất quan trọng đối với các công ty lọc hóa dầu.
Kể từ khi đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2009 đến nay, các biến
động của giá dầu thô ảnh hƣởng trực tiếp và nặng nề đến kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR). Do mới
gia nhập vào ngành công nghiệp lọc hóa dầu nên các kinh nghiệm cũng nhƣ khả năng
ứng phó với diễn biến bất lợi của thị trƣờng của BSR chƣa nhiều, do đó, BSR còn rất
1


bị động trong việc quản lý rủi ro, quản lý biến động giá dầu thô và sản phẩm. Hiện tại,
BSR tuy đã có những nhìn nhận, đánh giá đúng về vai trò quan trọng và tác động to
lớn của việc ổn định giá dầu thô trong sản xuất kinh doanh nhƣng vẫn chƣa xây dựng
đƣợc chính sách quản trị rủi ro biến động giá dầu hay quản lý lợi nhuận lọc dầu, vì vậy
việc xây dựng và đƣa ra các biện pháp nhằm quản lý lợi nhuận lọc dầu, giảm thiểu các
rủi ro do biến động giá dầu thô đang là một vấn đề cấp thiết và quan trọng đối với
chính sách kinh doanh của BSR trong giai đoạn hiện nay.
2 . M ụ c t i ê u ng h i ê n c ứ u c ủ a đ ề t à i
-


Phân tích sự biến động giá dầu thô và ảnh hƣởng của nó đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty.

-

Sử dụng các công cụ phái sinh và những phƣơng pháp khác nhằm quản lý lợi
nhuận lọc dầu, giảm thiểu các ảnh hƣởng của biến động giá dầu thô đối với hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty.

-

Đề xuất một số gợi ý chính sách nhằm giữ ổn định giá dầu thô đầu vào và sản
phẩm đầu ra nhằm đảm bảo ổn định đƣợc lợi nhuận lọc dầu, ổn định đƣợc hiệu
quả sản xuất kinh doanh của công ty.

3 . Đ ố i t ƣ ợ ng v à ph ạ m v ị n g h i ê n c ứ u
3.1. Đối tƣợng: Lợi nhuận lọc dầu và các yếu tố tác động đến giá dầu thô.
3.2. Phạm vi
-

Phạm vi về nội dung:
+ Hoạt đông mua dầu thô tại công ty Lọc Hóa dầu Bình Sơn.
+ Phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ liên quan đến sự ảnh hƣởng của biến

động giá dầu đối với hiệu quả kinh doanh, bỏ qua các yếu tố khác và các chi phí sản
xuất khác.
-

Phạm vi về thời gian: từ năm 2011-2014. Khuyến nghị đến 2020.


-

Phạm vi về không gian: nghiên cứu tại công ty Lọc Hóa dầu Bình Sơn.

4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
-

Nghiên cứu xác định các rủi ro biến động giá và ảnh hƣởng của việc biến động
giá dầu đối với hoạt động kinh doanh của công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn nhằm
có những ứng phó phù hợp trong quản lý và thực hiện.

2


-

Đƣa ra các giải pháp nhằm hạn chế sự tác động của biến động giá dầu nhằm
mang lại sự ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

-

Học viên là ngƣời làm trực tiếp tại phòng Kinh doanh dầu thô và sản phẩm
(Phòng phụ trách mua bán dầu thô và các sản phẩm lọc hóa dầu) của công ty
Lọc hóa dầu Bình Sơn do đó việc nghiên cứu về lợi nhuận lọc dầu, hạn chế sự
ảnh hƣởng của biến động giá dầu thô có ý nghĩa quan trọng và tác động trực
tiếp đến các nhiệm vụ hàng ngày.

5. Kết cấu luận văn
Kết cấu luận văn bao gồm 03 chƣơng
-


Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết, giới thiệu về dầu thô và thị trƣờng dầu thô, các yếu
tố tác động đến giá dầu thô, biện pháp quản lý lợi nhuận lọc dầu. Phƣơng pháp
nghiên cứu và ứng dụng các công cụ vào việc quản lý lợi nhuận lọc dầu.

-

Chƣơng 2: Phân tích kết quả nghiên cứu, phân tích sự tác động của giá dầu đối
với tình hình kinh doanh thực tế tại công ty TNHH MTV Lọc Hóa dầu Bình
Sơn.

-

Chƣơng 3: Các biện pháp quản lý lợi nhuận lọc dầu tại Công ty TNHH MTV
Lọc Hóa dầu Bình Sơn.

3


CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT - CÁC YẾU TỐ
TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ DẦU THÔ – QUẢN LÝ
LỢI NHUẬN LỌC DẦU
Nhằm giúp cho ngƣời đọc hiểu thêm về các đối tƣợng nghiên cứu, Chƣơng I xin
giới thiệu khái niệm tổng quan về thị trƣờng dầu thô, các cơ sở hình thành nên giá dầu
thô trên thị trƣờng, các nguyên nhân tác động khiến giá dầu thô biến động, các biện
pháp quản lý lợi nhuận lọc dầu. Tổng hợp lại các nghiên cứu liên quan đến vấn đề cần
nghiên cứu từ đó nói lên đƣợc các vấn đề chƣa đƣợc nghiên cứu và đúc kết đƣợc phần
nào kinh nghiệm cho việc thực hiện nghiên cứu này.
1.1. Lý thuyết cơ bản về thị trƣờng dầu thô, giá dầu thô, lợi nhuận lọc dầu
1.1.1. Các vấn đề cơ bản về thị trƣờng dầu thô

1.1.1.1. Đặc điểm cơ bản về dầu thô và ngành công nghiệp dầu thô
Dầu mỏ là một hỗn hợp hóa chất hữu cơ ở thể lỏng đậm đặc, phần lớn là những
hợp chất của hydrocarbon, thuộc gốc alkane, thành phần rất đa dạng. Hiện nay dầu mỏ
chủ yếu dùng để sản xuất dầu hỏa, diezen và xăng nhiên liệu. Ngoài ra, dầu thô cũng
là nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất ra các sản phẩm của ngành hóa dầu nhƣ
dung môi, phân bón hóa học, nhựa, thuốc trừ sâu, nhựa đƣờng... Khoảng 88% dầu thô
dùng để sản xuất năng lƣợng, 12% còn lại dùng cho hóa dầu.
Hiện nay, trong cán cân năng lƣợng, dầu mỏ vẫn giữ vai trò quan trọng nhất so
với các dạng năng lƣợng khác. Cùng với than đá, dầu mỏ cùng các loại khí đốt khác
chiếm tới gần 90% tổng tiêu thụ năng lƣợng toàn cầu.
Từ cuối thế kỷ XIX, hết thế kỷ XX cho đến hôm nay, dầu mỏ đều ít nhiều là tác
nhân gây nên những cuộc tranh giành quyền lực, dẫn đến những cuộc đại khủng hoảng
kinh tế thế giới và cuối cùng là hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỷ XX. Vào đầu
những năm 1970, do dầu đột ngột tăng giá, kinh tế thế giới, nhất là ở những nƣớc công
nghiệp tiên tiến, đã rơi vào một cuộc khủng hoảng năng lƣợng nghiêm trọng. Từ đó tới
nay những biến động về giá dầu đã trở thành mối quan tâm hàng ngày, hàng giờ.
Nền kinh tế toàn cầu đang ngày càng phụ thuộc vào năng lƣợng nhƣ hiện nay thì
dầu mỏ giữ vai trò quan trọng hàng đầu. Giá dầu tác động và ảnh hƣởng tới sự phát
triển nền kinh tế toàn cầu và hầu nhƣ mọi ngành công nghiệp đều phụ thuộc rất lớn
vào nguồn tài nguyên quý giá này.
4


1.1.1.2. Thị trƣờng dầu thô
Thị trƣờng dầu mỏ thế giới là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch, mua bán về
dầu mỏ giữa các quốc gia trên khắp thế giới. Nó có những đặc điểm chung song cũng
có những điểm hết sức khác biệt so với các thị trƣờng khác.
Thứ nhất, đây là một thị trƣờng lớn do nhu cầu phong phú, đa dạng về dầu mỏ
của các quốc gia trên khắp thế giới. Trong khi mà các nguồn tài nguyên không thể tái
sinh ngày càng cạn kiệt và những nguồn năng lƣợng khác chƣa thể thay thế đƣợc vai

trò chiến lƣợc của dầu mỏ thì nhu cầu về dầu mỏ vẫn ngày một tăng với một số lƣợng
lớn các giao dịch mua bán dầu mỏ giữa các quốc gia, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
trên thế giới.
Thứ hai, thị trƣờng dầu mỏ còn hết sức nhạy cảm với những biến động về kinh tế,
chính trị trên toàn cầu từ đó dẫn đến những biến động trên chính thị trƣờng dầu mỏ.
Chỉ cần xảy ra một sự bất ổn định về mặt chính trị của một trong những quốc gia xuất
khẩu dầu nhƣ là sự căng thẳng về chính trị tại Nigieria, Libya, Nam Sudan hay các
hoạt động phá hoại của lực lƣợng chống đối tại Iraq, sự bất ổn các nguồn cung và
chính trị từ Nga cũng có thể làm chao đảo thị trƣờng dầu mỏ mà điển hình là sự tăng
giá dầu đến mức kỷ lục vào tháng 10/2004.
Thứ ba, thị trƣờng dầu mỏ thế giới chịu sự chi phối rất lớn của tổ chức OPEC.
Các quyết định, chính sách của OPEC về cung cầu dầu mỏ cũng nhƣ giá dầu đều có
tác động rất lớn đến thị trƣờng dầu mỏ thế giới. Chẳng hạn nhƣ khi OPEC ra quyết
định cắt giảm sản lƣợng, ngay lập tức thị trƣờng đã có những phản ứng và biến động
khác nhau trƣớc quyết định này. Trên các thị trƣờng kỳ hạn, giá dầu có xu hƣớng giảm
nhẹ ngay sau khi OPEC cắt giảm sản lƣợng do các nhà giao dịch bán ồ ạt các hợp
đồng kỳ hạn để kiếm lợi.
1.1.2. Giá dầu thô
Do tính chất đặc trƣng của dầu thô cũng nhƣ tính chất khác biệt của thị trƣờng
dầu thô mà các loại dầu thô đƣợc giao dịch mua bán trên thị trƣờng dựa trên giá các
chuẩn dầu trên thế giới. Giá các chuẩn dầu này đƣợc gọi là giá dầu cơ sở (Benchmark)
và sẽ đƣợc định giá bởi các tổ chức chuyên định giá dầu thô và các sản phẩm năng
lƣợng khác.
* Các tiêu chuẩn chính để lựa chọn dầu chuẩn bao gồm:
5


- Tính thanh khoản: Sản lƣợng phù hợp đƣợc cho rằng cần thiết cho dầu chuẩn là
khoảng 500.000 thùng/ngày, đảm bảo sự thanh khoản, thuận tiện và dễ dàng mua bán,
chuyển đổi giữa tiền và dầu thô.

- Sự phù hợp về chất lƣợng: Sự khác biệt về chất lƣợng có thể đƣợc điều chỉnh
bằng phụ phí thị trƣờng. Tuy nhiên, phụ phí thị trƣờng còn bao gồm nhiều sự chênh
lệch khác nhƣ vị trí địa lý, ngày giao hàng, giá trị lọc/giá trị đốt trực tiếp... Do đó, nếu
có sự khác biệt quá lớn giữa chất lƣợng một loại dầu và dầu chuẩn, phụ phí thị trƣờng
sẽ khó đánh giá chính xác giá trị của loại dầu này.
- Tính minh bạch: Với những loại dầu đƣợc giao dịch nhiều trên thị trƣờng, nhất
là khi đƣợc giao dịch cả trên thị trƣờng giấy, với tính thanh khoản cao, cơ chế giá sẽ
trở nên minh bạch hơn và giảm thiểu sự thao túng từ bên ngoài.
- Tính liên kết và sự chấp nhận của thị trƣờng: Dầu chuẩn phải mang tính đại diện
cho thị trƣờng, phản ánh đúng tình hình cung/cầu, nhận định và xu hƣớng của thị
trƣờng và phải đƣợc thị trƣờng chấp nhận rộng rãi.
1.1.3. Lợi nhuận lọc dầu - Refining Margin (Hydrocabon Margin)
Để đánh giá hiệu quả của giá dầu thô đầu vào trong sản xuất của các nhà máy lọc
dầu ngƣời ta thƣờng đánh giá lợi nhuận lọc dầu hay còn gọi là tỷ suất lợi nhuận tinh
chế dầu thô. Lợi nhuận lọc dầu là sự khác biệt về giá trị giữa các sản phẩm đƣợc sản
xuất bởi một nhà máy lọc dầu và giá trị của dầu thô đƣợc sử dụng để sản xuất chúng.
Lợi nhuận này sẽ khác nhau giữa các nhà máy lọc và phụ thuộc vào giá cả và đặc tính
của dầu thô sử dụng. Lợi nhuận nhà máy lọc dầu là chìa khóa chỉ số hiệu suất công
nghiệp lọc hóa dầu.
1.1. Sơ đồ biểu thị Lợi nhuận lọc dầu
Giá trị sản phẩm

Chi phí dầu thô

Lợi Lợi
nhuận
nhuận
lọc dầu
lọc dầu


Chi phí dầu thô

Biến phí

Chi phí dầu thô

Biến phí

Lợi nhuận lọc dầu gọp
Định phí

6

Lợi nhuận lọc
dầu ròng


Với các nhà máy lọc dầu, đầu vào là dầu thô, đầu ra là đủ loại sản phẩm xăng,
dầu và thứ phẩm khác.
Lợi nhuận lọc dầu

= Giá trị sản phẩm lọc - chi phí mua dầu thô
dầu

Vì các chi phí biến đổi khác rất thấp so với chi phí dầu thô mua vào để chế biến
nên thông thƣờng các nhà máy lọc dầu chỉ tính chênh lệch giữa giá dầu thô đầu vào và
giá sản phẩm đầu ra để tính đến lợi nhuận lọc dầu.
Có khá nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận lọc dầu nhƣ:
- Sản xuất dƣ thừa và nhu cầu tiêu dùng năng lƣợng giảm.
- Môi trƣờng kinh tế ảnh hƣởng đến nhu cầu sản phẩm xăng dầu. Đặc biệt trong

giai đoạn khủng hoảng kinh tế.
- Nguồn cung xăng dầu dƣ thừa dẫn đến giá sản phẩm giảm và tiếp đến là lợi
nhuận lọc dầu của nhà máy.
- Cạnh tranh giữa các nhà máy dung nhƣ các sản phẩm xăng dầu trên thị trƣờng.
Nhƣ vậy khi đánh giá lợi nhuận lọc dầu ta phải xét đến cả sự biến động của giá
các sản phẩm lọc hóa dầu từ đó tính toán đến sự thay đổi lợi nhuận lọc dầu khi giá dầu
biến động.
1.2. Yếu tố làm biến động giá dầu
1.2.1. Các yếu tố vĩ mô
Giá dầu thô cùng với những sản phẩm của nó có những vị trí hết sức quan trọng.
Khi giá dầu lên cao có thể gây thiệt hại to lớn cho nền kinh tế các nƣớc và tác động
đến nền kinh tế toàn cầu nói chung, làm cho thƣơng mại và đầu tƣ quốc tế suy giảm.
Bối cảnh kinh tế nói chung khi giá dầu tăng hiện nay rất khác so với những cơn sốt giá
dầu trƣớc đây, tất cả đều xảy ra đồng thời với hiện tƣợng phát triển bùng nổ kinh tế do
nhiều nền kinh tế hoạt động quá nóng. Biến động của giá dầu do nhiều nhân tố nhƣ
nhân tố chính trị và sự bất ổn trên thế giới với yếu tố tâm lý, là những nhân tố có tác
động mạnh, còn nhân tố cung cầu là nhân tố quyết định sự biến động giá dầu trên thị
trƣờng thế giới.
Bất cứ điều gì làm gián đoạn đến việc cung cấp dầu sẽ tác động lên giá dầu thô.
Các yếu tố nhƣ thời tiết khắc nghiệt, chiến tranh, khủng bố, bất ổn chính trị, và những

7


quyết định của tổ chức các nƣớc xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) có khả năng đẩy giá dầu
lên hay xuống. Có thể đƣợc khái quát qua sơ đồ sau:
1.2. Sơ đồ mức độ ảnh hƣởng đến giá dầu của các yếu tố
Giá dầu thô

Sản lƣợng sản xuất, khả

năng cung cấp dầu của các
nƣớc Opec, và các nƣớc
khác nhƣ Mỹ, Nga

Biến động tiền tệ
đặc biệt là USD

Tăng nhu cầu từ
nƣớc đang phát triển,
tình hình địa chính trị

Khối lƣợng dầu thô dự
trữ của Mỹ

Tình hình Thời tiết

Khối lƣợng mua
bán trên thị trƣờng
1.2.1.1. Sự ảnh hƣởng của cung - cầu dầu thô đối với giá dầu
Cung dầu thô ngày càng hạn chế do dầu thô là nguồn tài nguyên không tái tạo
đƣợc. Hiện nay trên thế giới đang diễn ra hàng loạt các tranh luận gay gắt về tình trạng
cạn kiệt dầu. Trong những năm gần đây, các mỏ mới và lớn đƣợc phát hiện ngày càng
ít dần, trong lúc các mỏ đang khai thác thì đang đi vào giai đoạn đỉnh điểm của hoặc
đang chuyển sang giai đoạn kết thúc.
Các nƣớc thành viên OPEC khai thác vào khoảng 40% tổng sản lƣợng dầu thế
giới và nắm giữ khoảng 3/4 trữ lƣợng dầu thế giới. OPEC có khả năng điều chỉnh hạn
ngạch khai thác dầu của các nƣớc thành viên và qua đó có khả năng khống chế giá dầu
trên thị trƣờng thế giới.
Nhu cầu đối với dầu thô cũng luôn là yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến giá dầu. Khi
nhu cầu dầu thô của các quốc gia tăng cao đặc biệt là những nƣớc lớn tiêu thụ nhiều

dầu mỏ nhƣ Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, các nƣớc Châu Âu. Với nhu cầu ngày càng cao
đối với loại năng lƣợng này trong khi sản lƣợng ngày càng bị thấp đi đã đặt nhiều
nƣớc trƣớc những vấn đề về năng lƣợng lớn cần phải giải quyết. Nguy cơ đói năng
lƣợng thực sự ở một số khu vực và làm cho cuộc tranh giành các nguồn năng lƣợng
8


càng trở nên gay gắt. Việc giải quyết vấn đề này đang làm nảy sinh những vấn đề khác
không kém phần nghiêm trọng và nó ảnh hƣởng rất lớn đến giá dầu thô.
Cung cầu dầu thô trên thế giới hiện nay bị tác động bởi nhiều yếu tố khác trên thị
trƣờng, những yếu tố này nhìn chung tác động lớn đến lƣợng cung cũng nhƣ nhu cầu
dầu thô của các nƣớc tiêu thụ lớn trên thế giới.
1.3. Sơ đồ các nhân tố tác động đến cung cầu dầu thô

Các nguồn
cung mới
Các yếu tố
thời tiết,
chiến
tranh…
Chiến lƣợc
OPEC

Tốc độ tăng
trƣởng kinh
tế

Sức mạnh của đồng
USD
Cân bằng cung cầu

Cầu

Cung
Tòn kho
tăng
Dự trữ
quốc gia

Các công
ty dầu tăng
dự trữ

Nhu cầu
năng lƣợng
Các yếu tố
thời tiết,
chiến
tranh…
Nguồn: EIA

1.2.1.2. Các yếu tố khác
* Khối lƣợng dự trữ dầu thô của Mỹ:
Số lƣợng hàng tồn kho, doanh số và bản báo cáo tình trạng dầu mỏ của EIA (Cơ
quan Thông tin Năng lƣợng Mỹ) cung cấp để làm sáng tỏ sự khó khăn trong việc kiểm
soát tổng lƣợng dầu tiêu thụ. Các thƣơng nhân có thể nhìn vào các báo cáo và thông
báo này để hiểu rõ hơn các yếu tố ảnh hƣởng đến việc tiêu thụ dầu. Khi dự trữ dầu thô
hàng tuần của Mỹ tăng sẽ khiến cho giá dầu giảm. Khối lƣợng tồn kho tăng nghĩa là
lƣợng dầu thô sản xuất trong tuần giảm, từ đó thị trƣờng đánh giá rằng nhu cầu sản
xuất giảm đồng thời khi khối lƣợng tồn kho tăng sẽ dẫn đến nhu cầu mua của tuần tiếp
giảm. Ngƣợc lại khi khối lƣợng tồn kho Mỹ giảm sẽ khiến giá dầu tăng.

* Tiền tệ
Từ khi tỷ giá dầu đƣợc định giá theo Đôla Mỹ (USD), nhiều nhân tố ảnh hƣởng
đến đồng USD có thể tác động đến thị trƣờng dầu. Nhìn một cách tổng thể, giá dầu thô
tỷ lệ nghịch với giá trị đồng USD. Một đồng đôla mạnh nghĩa là chỉ cần vài đôla để
mua một thùng dầu. Điều này thƣờng tốt cho khách hàng. Một thùng dầu trị giá 100$
thì tốt cho nhà sản xuất (không tốt cho khách hàng) khi đồng đôla mạnh hơn so với các
9


đồng tiền khác. Tuy nhiên nếu chỉ 100 USD đổi đƣợc 64 Euro (một đồng đôla yếu),
giá dầu cao không có nghĩa là tốt cho nhà cung cấp, do đồng USD mất giá nên lợi
nhuận của họ cũng ít đi. Thêm vào đó khi đồng USD tăng giá sẽ làm cho các tài sản có
giá trị cao nhƣ dầu thô gặp nhiều rủi ro, từ đó các nhà đầu tƣ sẽ giảm thiểu việc đầu tƣ
vào các tài sản rủi ro này, việc làm này cũng gây áp lực khiến giá dầu giảm.
* Các yếu tố thời tiết
Thói quen tiêu thụ theo mùa cũng có thể có ảnh hƣởng đến giá của dầu thô.
Trong suốt những tháng thời tiết lạnh, khí đốt sẽ đƣợc tiêu thụ nhiều hơn những tháng
ấm. Ngƣợc lại, mùa hè tại Mỹ thƣờng xuyên thấy sự tăng giá xăng do không đáp ứng
đƣợc nhu cầu đòi hỏi cao. Mùa bão ở bờ biển vùng Vịnh của Hoa Kỳ cũng ảnh hƣởng
đến giá dầu do cơn bão gây ra mối đe dọa cho nhà máy lọc dầu ở Vịnh Mexico. Các
nhà đầu cơ nhận thức đƣợc thói quen này để đƣa ra quyết định giao dịch của họ.
* Các yếu tố về kinh tế - chính trị
Những tác động về mặt kinh tế toàn cầu cũng có ảnh hƣởng không nhỏ đến sự
biến động của giá dầu. Nền kinh tế thế giới ngày càng tăng trƣởng mạnh. Cùng với
việc tăng trƣởng, thì nhu cầu sử dụng dầu thô cũng tăng theo đặc biệt là nhu cầu dầu
thô của Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ trong đó Trung Quốc chiếm đến 40% lƣợng dầu
tăng của toàn thế giới.
Bên cạnh đó, chính trị cũng là một nhân tố rất quan trọng gây nên sự biến động
trên thị trƣờng dầu mỏ. Trƣớc mắt, chính trị dầu mỏ không phải liên quan đến vấn đề
thế giới sẽ thiếu dầu mà liên quan đến sự ra đời và ảnh hƣởng ngày càng tăng của Tổ

chức các nƣớc xuất khẩu dầu mỏ OPEC đối với nền kinh tế thế giới, tình hình bất ổn ở
Trung Đông và các cuộc xung đột, tranh chấp biên giới, lãnh thổ ở các khu vực hiện
nay đặc biệt ở các khu vực có trữ lƣợng dầu lớn.
1.2.2. Các yếu tố vi mô
Các yếu tố vi mô chủ yếu là các yếu tố đến từ các quyết định của công ty. Giá
dầu thô mua bán thực hiện nay thƣờng đƣợc xác định với công thức sau:
Giá dầu thô

=

Giá dầu cơ sở +/- Phụ phí thị trƣờng (Premium)

Giá dầu thô đƣợc hình thành trên hai cơ sở:

10


- Giá dầu cơ sở: đây là giá cơ sở đƣợc thống nhất giữa bên mua và bên bán và là
giá đƣợc cung cấp độc lập bởi một bên thứ ba. Giá này đƣợc dùng chung cho toàn thị
trƣờng dầu.
- Phụ phí: đây là mức phụ phí đƣợc thống nhất giữa hai bên theo từng hợp đồng
và từng loại dầu. Mức phụ phí này sẽ đƣợc các bên đàm phán và thống nhất theo từng
thời điểm mua dầu. Mức phụ phí thị trƣờng thể hiện sự khác nhau giữa loại dầu đang
giao dịch và loại dầu đƣợc chọn để làm giá cơ sở.
Nhƣ vậy vì giá dầu đƣợc xác định bởi hai yếu tố do đó cả hai yếu tố này đều tác
động đến sự biến động của giá dầu thô ở những mức độ khác nhau.
Sự biến động của giá dầu thô cơ sở đã đƣợc phân tích bởi các yếu tố vĩ mô nhƣ ở
trên. Ở phạm vi nhỏ hơn, sự biến động của giá dầu thô này ở sự thống nhất giữa các
đơn vị mua bán trên thị trƣờng. Tuy nhiên mức độ ảnh hƣởng của phụ phí không lớn
bằng giá dầu cơ sở do phụ phí thƣờng không biến động thƣờng xuyên.

1.3. Các biện pháp quản lý lợi nhuận lọc dầu
1.3.1. Sử dụng các công cụ phòng ngừa biến động giá dầu thô
Các công cụ tài chính phái sinh bao gồm các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tƣơng
lai, quyền chọn, hoán đổi. Nghiên cứu cách vận dụng các hợp đồng này vào tình hình
thực tế tại công ty cũng nhƣ khả năng áp dụng và hiệu quả mang lại đối với từng loại
hợp đồng.
Các hợp đồng trên đƣợc thực hiện trên thị trƣờng khác nhau và theo những cách
khác nhau, đồng thời cũng có những đặc điểm riêng biệt nhƣ sau:
Công cụ tài
chính phái sinh
Giao dịch
Giao hàng thực
tế
Hình thức
thanh toán
Khối lƣợng
giao dịch

Kỳ hạn Forward
Thị trƣờng
OTC

Tƣơng lai Futures
Thị trƣờng
tƣơng lai

Hoán đổi Swap
Thị trƣờng
OTC


Quyền chọn Option
Thị trƣờng
OTC



Không

Không

Không

Thanh toán tại
Ký quỹ - Thanh
thời điểm đáo Ký quỹ - Thanh
toán khi đáo
Phí quyền chọn
hạn với giá xác
toán bù trừ
hạn
định trƣớc
Theo khối
Theo thỏa
Theo thỏa
Theo thỏa
lƣợng chuẩn
thuận hai bên
thuận hai bên
thuận hai bên
đƣợc quy định


11


1.3.1.1. Hợp đồng kỳ hạn (Forwards)
Hợp đồng kỳ hạn là thỏa thuận giữa hai bên về việc mua hoặc bán một lƣợng tài
sản nhất định ở một mức giá xác định tại một thời điểm nhất định trong tƣơng lai. Thời
điểm xác định trong tƣơng lai gọi là ngày thanh toán hợp đồng hay là ngày đáo hạn.
Thời gian kể từ khi ký hợp đồng đến khi đáo hạn hợp đồng gọi là kỳ hạn của hợp
đồng. Giá xác định áp dụng trong ngày thanh toán hợp đồng gọi là giá kỳ hạn.
Hợp đồng kỳ hạn đối lập với hợp đồng giao ngay vì hợp đồng giao ngay là thỏa
thuận mua bán tài sản ở thời điểm hiện tại. Đối với phần lớn các giao dịch giao ngay
hàng hóa đƣợc trao đổi và việc thành toán đƣợc tiến hành ngay lập tức hoặc không quá
2 ngày giao dịch từ khi ký hợp đồng. Còn tại thời điểm ký hợp đồng kỳ hạn, không hề
có sự trao đổi hàng hóa cơ sở hay thanh toán tiền. Hoạt động thanh toán xảy ra trong
tƣơng lai tại thời điểm xác định trong hợp đồng. Vào lúc đó, hai bên thỏa thuận hợp
đồng buộc phải thực hiện nghĩa vụ mua bán theo mức giá đã xác định, bất chấp giá thị
trƣờng lúc đó là bao nhiêu.
Đối với thị trƣờng dầu Hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng song phƣơng giữa mua và
ngƣời bán với việc giao hàng đƣợc thống nhất giữa hai bên (ngày trong tƣơng lai, khối
lƣợng hàng và vị trí). Hợp đồng kỳ hạn không tiêu chuẩn hóa, việc tìm kiếm và ký kết
hợp đồng này thông qua thị trƣờng OTC. Hợp đồng kỳ hạn là chủ yếu đƣợc sử dụng
bởi công ty muốn loại bỏ các rủi ro về giá, và việc giao hàng thƣờng diễn ra điều này
khác với Hợp đồng tƣơng lai.
Hợp đồng kỳ hạn đang ở giữa giao ngay và tƣơng lai. Một lô dầu thô có thể đƣợc
chuyển qua nhiều nhà kinh doanh khác nhiều lần trƣớc khi đƣợc bốc và giao hàng.
Hợp đồng kỳ hạn đƣợc giao dịch trên thị trƣờng OTC. Tính minh bạch về giá trên
thị trƣờng kỳ hạn thấp hơn so với thị trƣờng tƣơng lai.
1.4. Biểu đồ hoạt động đối với Hợp đồng kỳ hạn


12


1.3.1.2. Hợp đồng tƣơng lai (Futures)
Hợp đồng giao sau là một hợp đồng mua hoặc bán hàng hóa với một ngày cụ thể
trong tƣơng lai với mức giá đƣợc thỏa thuận hôm nay. Các hợp đồng này đƣợc tiêu
chuẩn hóa, chúng đƣợc giao dịch trên một sàn giao dịch và đƣợc điều chỉnh theo thị
trƣờng hàng ngày trong đó khoản lỗ của một bên đƣợc chỉ trả cho bên còn lại.
Hợp đồng tƣơng lai đƣợc lập tại Sở giao dịch hàng hóa và thực hiện thông qua
một tổ chức trung gian gọi là trung tâm thanh toán bù trừ (clearing house). Việc mua
bán qua Sở giao dịch làm cho các nhà đầu tƣ không cần quan tâm đến đối tác của mình
bởi vì trung tâm thanh toán bù trừ sẽ tìm đối tác, khớp lệnh mua bán và đảm bảo hợp
đồng. Trung tâm thanh toán bù trừ yêu cầu các bên mở tài khoản ký quỹ (từ 3% - 12%
giá trị giao dịch). Các khoản lỗ lãi từ hợp đồng đƣợc trung tâm thanh toán bù trừ tính
hàng ngày (cộng vào hay trừ đi tài khoản của các bên) theo sự biến động giá tƣơng lai.
Việc tính toán này để loại trừ một phần rủi ro cho trung tâm thanh toán bù trừ trong
trƣờng hợp một bên của hợp đồng không có khả năng thanh toán khi đáo hạn.
1.5. Biểu đồ hoạt động đối với Hợp đồng tƣơng lai
Long hedge - long
position (Vị thế mua)

Short hedge - short
position (Vị thế bán)

- Giá mua đã biết
- Giá bán chƣa biết
- Rủi ro thị trƣờng đi xuống

- Giá bán đã biết
- Giá mua chƣa biết

- Rủi ro thị trƣờng đi lên

Thị trƣờng dầu tƣơng lai cũng là một phần công cụ phái sinh của các sản phẩm
tài chính. Các hợp đồng này đƣợc chuẩn hóa về chất lƣợng dầu (ví dụ Brent), số lƣợng
(1.000 thùng = 1 hợp đồng). Hợp đồng tƣơng lai có thể đƣợc trong vài tháng hoặc
thậm chí nhiều năm trƣớc. Tuy nhiên, phần lớn các hoạt động giao dịch kỳ hạn dầu
13


thƣờng giao trong ba tháng. Bởi vì nhà đầu cơ đặt cƣợc vào giá dầu thô sẽ thƣờng
xuyên sử dụng hợp đồng tƣơng lai, họ thƣờng kết thúc trƣớc khi đáo hạn, và việc giao
hàng hiếm khi xảy ra.
Đối với hoạt động bảo hiểm rủi ro sử dụng hợp đồng tƣơng lai (Future contract)
thì giá tƣơng lai trùng với giá giao ngay tại thời điểm giao hàng. Có nghĩa là, khi giao
hàng diễn ra, giá tƣơng lai bằng giá tại chỗ và ngƣời mua dầu đƣợc ở vị trí “long
hedge” và ngƣời bán ở vị trí “short hedge”.
1.3.1.3. Hợp đồng quyền chọn
Hợp đồng Quyền chọn là hợp đồng giữa hai bên - ngƣời mua và ngƣời bán –
trong đó ngƣời mua có quyền (không phải là nghĩa vụ) để mua hoặc bán một tài sản
nào đó vào một ngày trong tƣơng lai với giá cả đƣợc thỏa thuận vào ngày hôm nay.
Mức giá cố định mà ngƣời mua hợp đồng quyền chọn có thể mua hoặc bán tài
sản đƣợc gọi là giá chốt, hay giá thực hiện (Strike Rate). Hiện tại có 3 loại quyền
chọn:
-

Quyền chọn hàng hóa kiểu Châu Âu: Ngƣời mua quyền chọn chỉ đƣợc phép
thực hiện quyền vào ngày đáo hạn.

-


Quyền chọn hàng hóa Kiểu Mỹ: Ngƣời mua quyền chọn đƣợc phép thực hiện
quyền vào bất kỳ ngày nào nằm trong phạm vi của khoảng thời gian giữa ngày
bắt đầu và ngày đáo hạn quyền.

-

Quyền chọn kiểu Châu Á: là giao dịch quyền chọn mà theo đó nghĩa vụ thanh

toán đƣợc xác định căn cứ vào giá trung bình của hàng hóa trong một khoảng
thời gian xác định trong thời hạn của quyền chọn.
Một quyền chọn để mua tài sản với một mức giá thực hiện trƣớc hay đúng vào
ngày đƣợc ấn định gọi là quyền chọn mua. Một quyền chọn cho phép chủ sở hữu của
nó quyền bán tài sản với một mức giá ấn định trƣớc đúng vào ngày đƣợc ấn định gọi là
quyền chọn bán.
* Bình Sơn sử dụng hợp đồng Quyền chọn nhằm phòng chống rủi ro tăng giá dầu
thô và giảm giá sản phẩm.

14


1.6. Sơ đồ thực hiện quyền chọn

-

BSR phải trả phí mua quyền chọn: Số lƣợng x Phí quyền chọn (Premium).

-

Nếu Giá thực hiện < Giá thả nổi, Ngân hàng trả BSR phần chênh lệch


-

Nếu Giá thực hiện >= Giá thả nổi, BSR mua tại giá thả nổi BSR hƣởng
phần chênh không giới hạn.

-

BSR chị phải chịu phí mua hợp đồng quyền chọn

-

Phí quyền chọn đƣợc tính toán dựa trên các 4 yếu tố chính 1) kỳ hạn của
quyền chọn, 2) Giá hiện tại, 3) Giá thực hiện, 4) Biến động của thị trƣờng

Trong hợp đồng Quyền chọn, còn có một loại khác là Hợp đồng Quyền chọn
cấu trúc – Zero cost collar
* BSR muốn một giải pháp không tốn chi phí để phòng ngừa rủi ro về biến động
giá. Bản chất là sự kết hợp của việc bán quyền chọn bán và mua quyền chọn mua. Hợp
đồng Quyền chọn cấu trúc sẽ giúp BSR bảo hiểm mức giá trong một khoảng giá xác
định.
Tùy vào từng trƣờng hợp muốn bảo hiểm giá lên hay giá xuống mà BSR sử dụng
các cấu trúc hợp đồng Option khác nhau.
Trƣờng hợp bảo hiểm giá lên, BSR có thể ký hợp đồng Option với đối tác để mua
1 quyền chọn mua tại mức giá Trần và Bán 1 quyền chọn bán tại mức giá Sàn.
Trƣờng hợp bảo hiểm giá xuống, BSR ký hợp đồng Option với đối tác để bán 1
quyền chọn mua tại mức giá Trần và Mua 1 quyền chọn bán tại mức giá Sàn.
Nếu giá tham chiếu nằm trong mức Trần và Sàn thì BSR không phát sinh trạng
thái và không phát sinh nghĩa vụ gì.
Nhƣ vậy, để đảm bảo giá dầu nằm trong ngƣỡng đã tính toán và sự biến động của
giá không gây ảnh hƣởng đến hoạt động của công ty, BSR có thể sử dụng các công cụ

tài chính phái sinh để hạn chế rủi ro. Trƣớc khi sử dụng các công cụ phái sinh nhằm
hạn chế sự ảnh hƣởng của việc tăng giá dầu, BSR cần có những nhận định cũng nhƣ

15


những chiến lƣợc cụ thể để có thể quyết định sử dụng các công cụ phái sinh nào và sử
dụng ở thời điểm nào.
1.3.1.4. Hợp đồng hoán đổi (Swap)
Các hợp đồng Swap thƣờng đƣợc giao dịch bên ngoài các thị trƣờng giao dịch
tập trung, hay nói cách khác nó là một loại công cụ tài chính phái sinh OTC. Hợp
đồng Swap không thể đƣợc mua bán trao đổi nhƣ là các loại chứng khoán hay hợp
đồng tƣơng lai, mà chúng thực sự là những hợp đồng cá biệt giữa hai bên xác định.
Do đó, cách duy nhất để thoát ra khỏi hợp đồng này là bằng thoả thuận song phƣơng
với phía đối tác để huỷ hợp đồng, hoặc bằng cách chuyển nhƣợng nó cho bên thứ ba
với điều kiện có sự đồng ý của phía đối tác.
Có nhiều loại Swap đối với thị trƣờng dầu, cụ thể: Plain vanilla Swap (Hoán
đổi ngang bằng), Differential Swap (Hoán đổi khác biệt), Margin/Crack Swap (Hoán
đổi lợi nhuận - Trong loại hình này trao đổi, sản lƣợng sản phẩm của nhà máy lọc dầu
và dầu thô đầu vào đồng thời đƣợc hedging bằng việc bán các sản phẩm và mua
nguyên liệu khi đƣợc yêu cầu. Do đó, các nhà máy lọc dầu chỉ phải trả hoặc nhận lợi
nhuận lọc dầu vào lúc cuối cùng)... Một hoán đổi là một thỏa thuận, theo đó giá đƣợc
trao đổi với một mức giá cố định, trong khoảng thời gian nhất định. Ngoài các mặt
hàng năng lƣợng, giao dịch hoán đổi cũng có thể đƣợc sử dụng để hoán đổi một mức
giá cố định.
Ngƣời sử dụng năng lƣợng sẽ sử dụng giao dịch hoán đổi để cố định các khoảng
chi phí về năng lƣợng, trong khi các nhà sản xuất lại sử dụng giao dịch hoán đổi để cố
định doanh thu hoặc dòng tiền.
* Thực hiện hợp đồng hoán đổi nhằm cố định giá mua dầu thô nguyên liệu
1.7. Sơ đồ thực hiện hoán đổi giá đầu vào


-

BSR chuyển đổi giá mua dầu thô từ thả nổi sang giá cố định

-

Nếu Giá thả nổi < Giá cố định, BSR trả Ngân hàng phần chênh lệch:
Số lƣợng x (Giá cố định - Giá thả nổi)

-

Nếu Giá thả nổi > Giá cố định, Ngân hàng trả BSR phần chênh lệch:
16


×