Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng comcat, nyro và boom flower lên năng suất lúa om5451 vụ đông xuân năm 2013 2014 tại huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (649.05 KB, 47 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

VÕ THỊ ANH THƢ

ẢNH HƢỞNG CỦA CHẤT KÍCH THÍCH
SINH TRƢỞNG COMCAT, NYRO VÀ BOOM
FLOWER LÊN NĂNG SUẤT LÚA OM5451 VỤ
ĐÔNG XUÂN NĂM 2013-2014 TẠI HUYỆN
PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Cần Thơ, 2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

VÕ THỊ ANH THƢ

ẢNH HƢỞNG CỦA CHẤT KÍCH THÍCH
SINH TRƢỞNG COMCAT, NYRO VÀ BOOM
FLOWER LÊN NĂNG SUẤT LÚA OM5451 VỤ
ĐÔNG XUÂN NĂM 2013-2014 TẠI HUYỆN
PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG

Cán bộ hướng dẫn:
GS. TS. Nguyễn Bảo Vệ
ThS. Trần Thị Bích Vân



Sinh viên thực hiện:
VÕ THỊ ANH THƢ
MSSV: 3113205
Lớp: KHCT K37

Cần Thơ, 2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
----------------------------------------------------------------------------------------------

Luận văn tốt nghiệp Kỹ sƣ ngành Khoa hoc cây trồng, với đề tài:

ẢNH HƢỞNG CỦA CHẤT KÍCH THÍCH SINH
TRƢỞNG COMCAT, NYRO VÀ BOOM
FLOWER LÊN NĂNG SUẤT LÚA OM5451 VỤ
ĐÔNG XUÂN NĂM 2013-2014 TẠI HUYỆN
PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG
Do sinh viên Võ Thị Anh Thƣ thực hiện.
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày…. tháng…. Năm 2014
Cán bộ hƣớng dẫn

Trần Thị Bích Vân



TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
----------------------------------------------------------------------------------------------

Luận văn tốt nghiệp Kỹ sƣ ngành Khoa hoc cây trồng, với đề tài:

ẢNH HƢỞNG CỦA CHẤT KÍCH THÍCH SINH
TRƢỞNG COMCAT, NYRO VÀ BOOM
FLOWER LÊN NĂNG SUẤT LÚA OM5451 VỤ
ĐÔNG XUÂN NĂM 2013-2014 TẠI HUYỆN
PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG
Do sinh viên Võ Thị Anh Thƣ thực hiện và bảo vệ trƣớc Hội Đồng.
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp……………………………………..
……………………………………...……….………………………………………
Luận văn tốt nghiệp đƣợc đánh giá …………………………………………………
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Hội đồng

….………….……..

…………… ………...

……………….…….

DUYỆT KHOA
Trƣởng Khoa Nông Nghiệp và SHƢD


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các số liệu,
kết quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố
trong bất kì luận văn nào trƣớc đây.
Tác giả luận văn

Võ Thị Anh Thƣ

i


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
LÝ LỊCH SƠ LƢỢC
Họ và tên: Võ Thị Anh Thƣ
Ngày sinh: 14/11/1993
Dân tộc: Kinh
Con ông: Võ Tôn Hiền
Con bà: Nguyễn Kim Thoa
Quê quán: tại ấp Thạnh Lợi A1, xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Tiểu học
Thời gian đào tạo: 1998 đến năm 2004
Trƣờng Tiểu Học Tân Long
Địa chỉ: tại ấp Thạnh Lợi A1, xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

Trung học cơ sở
Thời gian đào tạo: 2004 đến năm 2008
Trƣờng Trung Học cơ sở Tân Long
Địa chỉ: tại ấp Thạnh Lợi A1, xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang


Trung học phổ thông
Thời gian đào tạo: 2008 đến năm 2011
Trƣờng Trung Học Phổ Thông Tân Long
Địa chỉ: tại ấp Thạnh Lợi A1, xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang

Đại học
Thời gian đào tạo: 2011 đến năm 2014
Trƣờng đại học Cần Thơ
Địa chỉ: khu 2, đƣờng 3/2, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ

ii


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng!
Cha mẹ suốt đời đã hy sinh vì con, tận tụy nuôi dƣỡng luôn vì tƣơng lai sự
nghiệp của con, luôn bên con mang lại niềm tin và sức mạnh để con vƣợt qua khó
khăn thử thách giúp con trƣởng thành trong cuộc sống.
Chân thành biết ơn sâu sắc đến!
Thầy Nguyễn Bảo Vệ và Cô Trần Thị Bích Vân đã tận tình hƣớng dẫn, hết
lòng giúp đỡ, đóng góp ý kiến và động viên trong suốt thời gian thực hiện và hoàn
thành luận văn.
Chân thành cảm ơn Cô cố vấn học tập Bùi Thị Cẩm Hƣờng, cùng Quý Thầy
Cô của Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng trƣờng Đại Học Cần Thơ đã
truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt quá trình học
tập và rèn luyện tại trƣờng.
Thân gửi đến!
Các bạn Khoa Học Cây Trồng K37 đã nhiệt tình giúp đỡ trong suốt quá trình
học tập và thực hiện luận văn này.


iii


VÕ THỊ ANH THƢ. 2014. “Ảnh hƣởng của chất kích thích sinh trƣởng Comcat
150WP, Nyro 0.01As, Boom Flower-n đến năng suất lúa OM5451 trong vụ
Đông Xuân năm 2013-2014 tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang”. Luận văn
tốt nghiệp Kỹ sƣ Khoa hoc cây trồng, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng,
trƣờng Đại học Cần Thơ. Cán bộ hƣớng dẫn: GS.TS. Nguyễn Bảo Vệ và ThS. Trần
Thị Bích Vân.

TÓM LƢỢC
Đề tài “Ảnh hƣởng của chất kích thích sinh trƣởng Comcat 150WP,
Nyro 0.01As, Boom Flower-n đến năng suất lúa OM5451 trong vụ Đông Xuân
năm 2013-2014 tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang” đƣợc thực hiện nhằm
mục tiêu tìm ra chất kích thích sinh trƣởng thích hợp làm tăng năng suất lúa và tăng
hiệu quả kinh tế cho ngƣời nông dân trồng lúa. Thí nghiệm đƣợc tiến hành trong vụ
Đông Xuân 2013-2014 tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Thí nghiệm đƣợc bố
trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức và 3 lần lặp lại bao
gồm nghiệm thức đối chứng (phun nƣớc), phun Comcat 150WP, phun Nyro 0.01As
và phun Boom Flower-n.
Kết quả thí nghiệm cho thấy cây lúa đƣợc phun chất kích thích sinh trƣởng
có chiều cao và số chồi cao hơn so với đối chứng. Nghiệm thức phun Comcat
150WP có số bông, số hạt/bông, số hạt chắc/bông, trọng lƣợng 1000 hạt và năng
suất cao nhất trong những nghiệm thức thí nghiệm và thấp nhất ở nghiệm thức đối
chứng. Năng suất thực tế ở nghiệm thức Phun Comcat 150WP cao nhất (6,94
tấn/ha) và có lợi nhuận cao hơn nghiệm thức đối chứng là 3.408.000 đồng/ha. Kế
đến là nghiệm thức phun Nyro 0.01As và phun Boom Flower-n có lợi nhuận lần
lƣợt là 2.388.000 đồng/ha và 2.422.000 đồng/ha so với nghiệm thức đối chứng.

iv



MỤC LỤC
Nội dung

Trang

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
TIỂU SỬ CÁ NHÂN ................................................................................................. ii
LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................ iii
TÓM LƢỢC ...............................................................................................................iv
MỤC LỤC ................................................................................................................... v
DANH SÁCH BẢNG .............................................................................................. vii
DANH SÁCH HÌNH .............................................................................................. viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................ix
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ...................................................................... 2
1.1 Các giai đoạn sinh trƣởng của cây lúa ..................................................................2
1.1.1 Giai đoạn sinh trƣởng sinh dƣỡng ........................................................................... 2
1.1.2 Giai đoạn sinh sản...................................................................................................... 2
1.1.3 Giai đoạn chín ............................................................................................................ 3
1.2 Các yếu tố cấu thành năng suất .............................................................................3
1.2.1 Số bông trên đơn vị diện tích ................................................................................... 3
1.2.2 Số hạt trên bông ......................................................................................................... 4
1.2.3 Tỉ lệ hạt chắc .............................................................................................................. 4
1.2.4 Khối lƣợng 1000 hạt .................................................................................................. 4
1.3 Chất kích thích sinh trƣởng ...................................................................................5
1.3.1 Chất kích thích sinh trƣởng Brassinosteroids ........................................................ 5
1.3.2 Chất kích thích sinh trƣởng Nitrobenzene .............................................................. 7
CHƢƠNG 2 PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP ................................................ 9

2.1 Phƣơng tiện thí nghiệm .........................................................................................9
2.1.1 Thời gian và địa điểm................................................................................................ 9
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm .................................................................................................... 9
2.2 Phƣơng pháp thí nghiệm .......................................................................................9
2.2.1 Bố trí thí nghiệm ........................................................................................................ 9
2.2.2 Kỹ thuật canh tác ..................................................................................................... 11
2.3 Các chỉ tiêu theo dõi ................................................................................................... 12
2.3.1 Chỉ tiêu nông học ..................................................................................................... 12
2.3.2 Các chỉ tiêu về thành phần năng suất .................................................................... 12
2.3.3 Xử lý và phân tích số liệu ....................................................................................... 13
CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 14
3.1 Các chỉ tiêu nông học ..........................................................................................14

v


3.1.1 Chiều cao cây ...................................................................................................14
3.1.2 Số chồi trên đơn vị diện tích .................................................................................. 15
3.1.3 Chiều dài bông ......................................................................................................... 17
3.2 Các chỉ tiêu thành phần năng suất .......................................................................17
3.2.1 Số bông/m2 ............................................................................................................... 17
3.2.2 Số hạt trên bông ....................................................................................................... 18
3.2.3 Số hạt chắc/bông ...................................................................................................... 19
3.2.4 Tỷ lệ hạt chắc (%) .................................................................................................... 21
3.2.5 Khối lƣợng 1000 hạt................................................................................................ 21
3.3 Năng suất lý thuyết ..................................................................................................... 22
3.4 Năng suất thực tế......................................................................................................... 23
3.5 Hiệu quả kinh tế ..................................................................................................24
CHƢƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................. 26
4.1 Kết luận ...............................................................................................................26

4.2 Đề nghị ................................................................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 27
PHỤ CHƢƠNG

vi


DANH SÁCH BẢNG

Bảng
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5

Tên bảng

Trang

Chiều cao (cm) giống lúa OM5451, vụ Đông Xuân 20132014 tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

14

Số chồi/m2 của giống lúa OM5451, vụ Đông Xuân 20132014 tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

16

Chiều dài bông (cm) của giống lúa OM5451, vụ Đông
Xuân 2013-2014 tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.


17

Tỷ lệ hạt chắc (%) của giống lúa OM5451, vụ Đông Xuân
2013-2014 tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

21

Hiệu quả kinh tế ở các nghiệm thức của giống lúa
OM5451, vụ Đông Xuân 2013-2014 tại huyện Phụng
Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

25

vii


DANH SÁCH HÌNH

Hình
3.1
3.2
3.3
3.4

3.5

3.6

Tên hình


Trang

Số bông/m2 của giống lúa OM5451, vụ Đông Xuân
2013-2014 tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

18

Số hạt/bông (%) của giống lúa OM5451, vụ Đông Xuân
2013-2014 tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

19

Số hạt chắc/bông của giống lúa OM5451, vụ Đông Xuân
2013-2014 tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

20

Trọng lƣợng 1000 hạt (g) của giống lúa OM5451, vụ
Đông Xuân 2013-2014 tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu
Giang.

22

Năng suất lý thuyết (tấn/ha) của giống lúa OM5451, vụ
Đông Xuân 2013-2014 tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu
Giang.

23


Năng suất thực tế (tấn/ha) của giống lúa OM5451, vụ
Đông Xuân 2013-2014 tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu
Giang.

24

viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BRs

Brassinosteroids

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

NSKS

Ngày sau khi sạ

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực tế


ix


MỞ ĐẦU
Lúa nƣớc là cây lƣơng thực có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới và là một
trong năm loại cây lƣơng thực chính của thế giới hiện nay, lúa đƣợc trồng rộng rãi ở
khắp nơi trên thế giới. Ở Việt Nam, ngành trồng lúa là một trong những ngành sản xuất
lƣơng thực vô cùng quan trọng và đạt đƣợc những thành tựu đáng kể, đƣa Việt Nam trở
thành nƣớc xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê
(2013), Việt Nam đã xuất khẩu gạo đạt 6,65 triệu tấn. Đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) là vùng sản xuất lúa trọng điểm, chiếm trên 50% diện tích trồng lúa cả nƣớc
với sản lƣợng đạt 52% sản lƣợng, và 90% lƣợng gạo xuất khẩu của cả nƣớc (Tổng cục
thống kê, 2009).
Những năm gần đây, tình hình thời tiết thất thƣờng, diễn biến bệnh hại ngày càng khó
kiểm soát và hạn hán cùng với xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng do hiện tƣợng
ấm lên của trái đất đã gây ra không ít khó khăn cho việc sản xuất lúa vụ Đông Xuân ở
nƣớc ta nói chung và ĐBSCL nói riêng. Mặt khác thị trƣờng tiêu thụ lúa gạo không ổn
định, cuối vụ giá xuống thấp khiến nông dân gặp không ít khó khăn, hiệu quả sản xuất
đạt thấp và không đáp ứng tốt yêu cầu tiêu thụ xuất khẩu. Trƣớc tình hình đó, việc tìm
ra giải pháp làm tăng năng suất lúa là vấn đề đƣợc quan tâm hiện nay nhằm đảm bảo an
ninh lƣơng thực và sản lƣợng xuất khẩu của nƣớc ta. Hiện nay, nhiều chất kích thích
sinh trƣởng đƣợc ứng dụng rộng rãi trên đồng ruộng bởi hiệu quả tích cực mà nó mang
lại, giúp kích thích cây lúa sinh trƣởng phát triển mạnh, tăng tính chống chịu trƣớc điều
kiện ngoại cảnh bất lợi, tăng tính kháng sâu bệnh từ đó làm tăng năng suất và chất
lƣợng. Tuy nhiên, việc sử dụng chất kích thích sinh trƣởng nào mới mang lại hiệu quả
kinh tế cao cho ngƣời sản xuất. Do đó, đề tài “ Ảnh hưởng của chất kích thích sinh
trưởng Comcat 150WP, Nyro 0.01As, Boom Flower-n đến năng suất lúa OM5451
trong vụ Đông Xuân năm 2013-2014 tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang” đƣợc
thực hiện nhằm tìm ra chất kích thích sinh trƣởng thích hợp làm tăng năng suất và hiệu
quả kinh tế cho ngƣời nông dân trồng lúa.


1


CHƢƠNG 1
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Các giai đoạn sinh trƣởng của cây lúa
Trong suốt quá trình phát triển cây lúa chia làm 3 giai đoạn chính: giai đoạn sinh
dƣỡng, giai đoạn sinh sản và giai đoạn chín. Hiểu đƣợc từng giai đoạn phát triển của
cây lúa ta có thể đƣa ra biện pháp thích hợp điều khiển sự sinh trƣởng để đạt năng suất
cao nhất (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
1.1.1 Giai đoạn sinh trƣởng sinh dƣỡng
Tính từ lúc hạt nảy mầm đến khi bắt đầu vào giai đoạn phân hoá hoa lúa (trên
thực tế ngƣời ta tính từ khi gieo mạ, cấy lúa, cây lúa đẻ nhánh tới số nhánh tối đa). Cây
lúa có thời kì sinh trƣởng 120 ngày thì 60 ngày đầu là giai đoạn sinh dƣỡng(Yoshida,
1981). Khi thời tiết thuận lợi, ánh sáng và dinh dƣỡng đầy đủ cây lúa bắt đầu nở bụi khi
có lá thứ 5-6. Thời điểm số chồi tối đa có thể đạt đƣợc trƣớc cùng lúc hay sau thời kì
phân hóa hoa tùy giống lúa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
Ở thời kỳ đẻ nhánh, cây lúa sinh trƣởng nhanh và mạnh. Thời kỳ này cây lúa tập
trung vào các quá trình phát triển của bộ rễ, ra lá và đẻ nhánh. Thời kỳ đẻ nhánh là thời
kỳ quyết định đến sự phát triển diện tích lá và số bông. Các yếu tố nhiệt độ cũng nhƣ
quang chu kỳ đều ảnh hƣởng rất lớn đến thời kỳ này. Đồng thời các yếu tố trên có thể
làm tăng, hoặc giảm thời gian của thời kỳ sinh trƣởng sinh dƣỡng, do đó cần chú ý đến
các biện pháp kỹ thuật nhằm làm tăng diện tích lá để tăng khả năng quang hợp và tăng
số bông hữu hiệu là yếu tố quan trọng để tăng năng suất lúa. Do đó, trong giai đoạn này
cần bổ sung chất điều hòa sinh trƣởng qua lá và sử dụng phân bón cho rễ cùng lúc để
tăng đẻ nhánh nảy chồi, tăng diện tích lá,…(Lê Hoàng Kiệt và ctv., 2005).
1.1.2 Giai đoạn sinh sản
Tính từ lúc bắt đầu phân hoá hoa lúa đến khi lúa trổ bông và thụ tinh (bao gồm
từ: làm đòng - phân hoá đòng, đến trổ bông –(bông lúa thoát khỏi lá đòng), nở hoa, tung

phấn, thụ tinh). Giai đoạn này kéo dài khoảng 27-35 ngày, giống dài hay ngắn ngày
không khác nhau nhiều. Số chồi sẽ dần ổn định trong thời kì này, thay vào đó là sự tăng
nhanh chiều cao rõ hơn. Trong giai đoạn này, đòng lúa hình thành và phát triển để thoát
ra khỏi bẹ lúa (lúa trổ bông) nếu đầy đủ dinh dƣỡng trong thời tiết thuận lợi và không
xuất hiện sâu bệnh thì bông lúa sẽ hình thành nhiều và vỏ trấu đạt kích thƣớc tối đa,
giúp gia tăng trọng lƣợng hạt sau này (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009). Theo Nguyễn Bảo Vệ
và Nguyễn Huy Tài (2010) ở giai đoạn sinh sản rễ giảm hấp thu dinh dƣỡng là do cạnh
tranh carbohydrate giữa rễ và bông vì thế nên phun chất điều hòa sinh trƣởng qua lá sẽ

2


giúp cây tăng cƣờng trao đổi chất và hấp thu dinh dƣỡng tốt hơn. Ngoài ra, viêc sử
dụng chất điều hòa sinh trƣởng giúp hình thành và phân hóa đòng đƣợc bông to, nhiều
hạt, lúa trổ đều, tăng tỉ lệ thụ phấn và giảm tỉ lệ hạt lép (Lê Hoàng Kiệt và ctv., 2005).
Bởi đặc trƣng phân hóa và hình thành đòng của cây lúa nên giai đoạn này quyết định
đến số hoa đƣợc phân hóa trên bông lúa nên ảnh hƣởng đến số hạt/bông, số hạt
chắc/bông và tỉ lệ hạt chắc của cây (Nguyễn Trƣờng Giang, 2010).
1.1.3 Giai đoạn chín
Giai đoạn chín một lƣợng lớn các chất tinh bột và đƣờng tích luỹ trong thân, bẹ
lá đƣợc vận chuyển vào hạt, hạt lúa lớn dần về kích thƣớc, khối lƣợng, vỏ hạt đổi màu,
già và chín. Lá lúa cũng hoá già bắt đầu từ những lá thấp lên trên theo giai đoạn phát
triển của cây lúa cùng với quá trình chín của hạt (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
Giai đoạn chín sữa: chất dự trữ trong hạt ở dạng lỏng, trắng nhƣ sữa. Hình dạng
hạt đã hoàn thành, khi đó khối lƣợng hạt tăng nhanh ở thời kỳ này, có thể đạt 75 - 80%
khối lƣợng cuối cùng. Do đó, các điều kiện dinh dƣỡng, tình trạnh sinh trƣởng phát
triển của cây lúa và thời tiết sau trổ trở đi rất quan trọng đối với quá trình hình thành
năng suất, kích thƣớc và trọng lƣợng hạt gạo sau này (Nguyễn Bảo Vệ, 2003). Giai
đoạn chín sáp chất dịch trong hạt dần dần đặc lại, hạt cứng. Khối lƣợng hạt tiếp tục tăng
lên, hàm lƣợng nƣớc của hạt khoảng 58% và giảm xuống còn khoảng 20%. Trong thời

kì này nếu gặp điều kiện thuận lợi thì tỉ lệ hạt chắc sẽ tăng và giảm lƣợng hạt lép (tăng
số hạt chắc trên bông) và tăng khối lƣợng hạt (Đinh Thế Lộc, 2006). Việc phun chất
điều hòa sinh trƣởng lúc này giúp cây tăng khả năng tích lũy chất khô, hạt căng vàng
sáng và tăng chất lƣợng gạo (Lê Hoàng Kiệt và ctv., 2005).
1.2

Các yếu tố cấu thành năng suất lúa

1.2.1 Số bông trên đơn vị diện tích
Theo Nguyễn Đình Giao và ctv., (1997) trong bốn yếu tố tạo nên năng suất lúa
thì số bông/m2 là yếu tố đóng góp nhiều vào năng suất lúa. Số bông có thể đóng góp
74% năng suất, trong khi đó số hạt và trọng lƣợng của hạt đóng góp 26%. Phạm Văn
Chƣơng (2002) cho biết khi xem xét mối quan hệ nguồn và sức chứa thì số bông/m2 ảnh
hƣởng đến năng suất kinh tế với hệ số tƣơng quan rất cao r = 0,91.
Số bông trên đơn vị diện tích đƣợc quyết định vào giai đoạn sinh trƣởng ban đầu
của cây lúa nhƣng chủ yếu là giai đoạn từ khi cấy đến khoảng 10 ngày trƣớc khi có chồi
tối đa. Số bông trên đơn vị diện tích tùy thuộc vào mật độ sạ cấy và khả năng nở bụi
của lúa. Các giống lúa cải tiến để đạt năng suất cao thì số bông/m2 phải từ 500-600
bông (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009). Theo Nguyễn Bích Hà Vũ (2006) số bông trên đơn vị

3


diện tích chịu chi phối bởi đặc tính nở chồi của giống, đất đai, thời tiết, kỹ thuật canh
tác chế độ cung cấp nƣớc và lƣợng phân bón.
1.2.2 Số hạt trên bông
Số hạt trên bông đƣợc xác định trong giai đoạn sinh trƣởng sinh thực. Số hạt tối
đa đƣợc xác định vào lúc phân hóa gié và phân hóa hoa ở đầu giai đoạn sinh trƣởng
sinh thực (Yoshida, 1981). Số hạt trên bông nhiều hay ít tùy thuộc vào số gié, hoa phân
hóa cũng nhƣ số gié, hoa thoái hóa. Các quá trình này nằm trong thời kỳ sinh trƣởng

sinh thực từ lúc làm đòng đến trổ (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997).
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2009) số hạt trên bông đƣợc quyết định từ lúc tƣợng cổ
bông đến 5 ngày trƣớc khi trổ nhƣng quan trọng nhất là thời kỳ phân hóa và giảm
nhiễm tích cực. Số hạt trên bông còn tùy thuộc vào số hoa đƣợc phân hóa và số hoa bị
thoái hóa. Hai yếu tố này bị ảnh hƣởng bởi giống lúa, kỹ thuật canh tác và điều kiện
thời tiết. Nói chung, đối với những giống lúa bông to, kỹ thuật canh tác tốt, bón phân
đầy đủ, chăm sóc đúng mức, thời tiết thuận lợi thì số hoa phân hóa càng nhiều, số hoa
thoái hóa càng ít, nên số hạt cuối cùng trên bông cao. Ở các giống lúa cải thiện, số hạt
trên bông từ 80-100 hạt đối với lúa sạ hoặc 100-120 hạt đối với lúa cấy là tốt trong điều
kiện ĐBSCL.
1.2.3 Tỷ lệ hạt chắc
Quá trình hình thành tỷ lệ hạt chắc chịu ảnh hƣởng của hai thời kỳ trƣớc và sau
trổ bông. Ảnh hƣởng trƣớc trổ bông chủ yếu là thành phần hóa học trong cây lúa, cấu
tạo vật lý của cây lúa và số hoa trên bông nhiều hay ít. Sự quang hợp sau khi trổ ảnh
hƣởng trực tiếp đến quá trình tích lũy tinh bột trong phôi nhủ của hạt, vì 2/3 số lƣợng
tinh bột tích lũy trong hạt dựa vào quang hợp trong thời kỳ hình thành bông (Smith và
ctv., 2003).
Ngoài ra, tỷ lệ hạt chắc còn tùy thuộc số hoa trên bông, đặc tính sinh lý của cây
lúa và chịu ảnh hƣởng lớn của điều kiện ngoại cảnh nhƣ: cƣờng độ ánh sáng, nhiệt độ,
gió, mƣa, bão và hạn hán. Thƣờng số hoa trên bông quá nhiều sẽ dẫn đến tỷ lệ hạt chắc
thấp. Các giống lúa có khả năng quang hợp, tích lũy và chuyển vị các chất mạnh, cộng
với cấu tạo mô cơ giới vững chắc không đổ ngã sớm, lại trổ và tạo hạt trong điều kiện
thời tiết tốt, dinh dƣỡng đầy đủ thì tỷ lệ hạt chắc sẽ cao và ngƣợc lại. Muốn có năng
suất cao tỷ lệ hạt chắc phải đạt trên 80%. Tỷ lệ hạt chắc đƣợc tính bằng phần trăm hạt
chắc trên tổng số hạt trên bông (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
1.2.4 Khối lƣợng 1.000 hạt
Khối lƣợng hạt do hai yếu tố cấu thành, khối lƣợng vỏ trấu chiếm 20% và khối
lƣợng hạt gạo chiếm 80% (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997). Khối lƣợng hạt tùy thuộc
cỡ hạt và độ mẩy (no đầy) của hạt lúa. Đối với lúa, ngƣời ta thƣờng biểu thị khối lƣợng
hạt bằng khối lƣợng 1.000 hạt với đơn vị trong khoảng 20-30g. Khối lƣợng hạt chủ yếu


4


do đặc tính di truyền của giống quyết định, điều kiện môi trƣờng có ảnh hƣởng một
phần vào thời kỳ giảm nhiễm (18 ngày trƣớc khi trổ) trên cỡ hạt, cho đến khi vào chắc
rộ (15-25 ngày sau trổ) trên độ mẩy của hạt (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009). Ngoài ra, yếu tố
nhiệt độ và chêch lệch ngày-đêm trong giai đoạn phân bào giảm nhiễm và trổ gié hoa có
thể gây ra bất thụ, có ảnh hƣởng rõ rệt đến quá trình quang hợp, tích lũy và vận chuyển
chất về hạt. Trong giai đoạn chín gặp điều kiện bất lợi có thể ức chế sinh trƣởng của vài
gié hoa dẫn đến cho ra những hoa lép.

1.3 Chất kích thích sinh trƣởng
1.3.1 Chất kích thích sinh trƣởng Brassinosteroids
Thành phần chính của Comcat 150WP là Brassinosteroids đƣợc chiết xuất từ
Lychnis viscaria hàm lƣợng 15%. Thành phần chính của Nyro 0.01As là Brassinolide
hàm lƣợng 0,01% và chất phụ gia.
Vai trò của Brassinosteroids
Brassinosteroids (BRs): liên quan đến nhiều quá trình phát triển của cây nhƣ sự
vƣơn dài, mở rộng lá, nảy mầm của hạt, sự ra hoa và lão hóa (Rao và ctv., 2002). Ngoài
ra BRs còn tăng tính kháng và chống chịu của cây trong điều kiện bất lợi của môi
trƣờng bằng cách tác động đến gen AtHPOI giúp lúa tạo ra vitamin E bảo vệ màng tế
bào và gia tăng tổng hợp proline protein (giúp cây chống lại sự tấn công từ nấm bệnh),
acid salicylic (làm virus không sống đƣợc). Brassinosteroids đóng vai trò thiết yếu
trong quá trình điều hòa sinh trƣởng phát triển của cây. Xử lí BRs ở giai đoạn phát triển
thích hợp sẽ thúc đẩy sự chuyển các chất đồng hóa đến bông, ở giai đoạn chín thúc đẩy
sự chín ở lúa, từ đó làm tăng năng suất và phẩm chất lúa (Nguyễn Minh Chơn, 2005). Ở
nồng độ thấp BRs có ảnh hƣởng đến nhiều đặc tính sinh lý của thực vật và rất cần thiết
cho sự phát triển bình thƣờng của cây (Asakawa và ctv., 1996).
Brassinosteroids kích thích sự vƣơn dài ở nhiều loại thực vật với nồng độ rất thấp.

Sự vƣơn dài ở lóng thứ hai của đậu cove đƣợc kích thích rất mạnh bởi epibrassinolide
(epiBL). Việc xử lí epiBL đã kích thích sự vƣơn dài của trục thƣợng diệp dƣa leo, đồng
thời kích thích sự tích lũy đƣờng trong trục thƣợng diệp. Xử lí BRs với nồng độ 0,1-10
µM kích thích mạnh mẽ sự vƣơn dài của diệp tiêu, trụ trung diệp trong tối (Nguyễn
Minh Chơn, 2005).
Thiếu BRs dẫn đến cây lùn đƣợc phát hiện ở cây Arabidopsis biến dị dwf, biến dị
lkb trên đậu Hà Lan, biến dị dpy trên cà chua. Với việc xử lí BRs giúp cây bị biến dị lùn
này sẽ phát triển bình thƣờng trở lại. Điều này cho thấy BRs có vai trò rất quan trọng
đối với sự phát triển bình thƣờng của cây (Koba và ctv., 2000).

5




Tăng cường sự sinh trưởng và phát triển của thực vật

Brassinosteroids có trong nhiều cơ quan khác nhau và có vai trò nhƣ chất kích
thích tố cho sự phát triển các cơ quan thực vật, khi đƣợc bổ sung BRs sẽ giúp cây tăng
trƣởng mạnh hơn (Tanaka và ctv., 2003). Brassinosteroids nhƣ thúc đẩy sinh trƣởng của
rễ chính và cùng với auxin giúp phát triển rễ bên, đồng thời cùng indole-3-acetic acid
(IAA) thúc đẩy quá trình sinh tổng hợp ethylene và kéo dài trong rễ (Chon và ctv.,
2008).


Tăng cường sự nảy mầm hạt

Với nồng độ thấp (0.01mM) BRs sẽ thúc đẩy sự nảy mầm hạt bằng cách nâng
cao tăng trƣởng của phôi và thúc đẩy quá trình phá vỡ nội nhũ của hạt. Brassinosteroids
kích thích quá trình sinh trƣởng trong thực vật, kéo dài tế bào. Brassinosteroids kích

thích mạnh ở các mô sinh dƣỡng còn non, lá mầm, cuống hoa.


Tăng sự ra hoa đậu quả

Sử dụng BRs giai đoạn trƣớc ra hoa thúc đẩy sự hình thành hoa và tăng khả năng
đậu trái cùng việc làm giảm rụng hoa và trái. Brassinosteroids còn giúp tăng kích thƣớc
và chất lƣợng nông sản, năng suất có thể tăng 15-50% (Papadopoulou và Grumet, 2005)


Tăng sức đề kháng và khả năng chống chịu

Brassinosteroids có vai trò nhƣ một tính hiệu trong hệ thống miễn dịch, điều
chỉnh protein thionin, mã hóa petide kháng khuẩn dẫn đến tăng lƣợng protein kháng
khuẩn do đó tăng khả năng đề kháng cho cây. Ngoài ra, Brassinosteroids có khả năng
tích lũy proline (hợp chất đƣợc tích lũy để duy trì tƣơng tác với nƣớc) nhằm giúp cây
chống chịu mặn, để giảm sự mất nƣớc BRs làm tăng tổng hợp enzyme có chức năng
duy trì tính toàn vẹn của màng tế bào, enzyme chống oxy hóa và điều tiết khí khổng
(Zhang và ctv., 2008), đồng thời giảm nồng độ malondialdehyde và độ dẫn điện của lá
để tăng khả năng chịu hạn của cây (Upreti và Murti, 2004).


Đáp ứng với stress:

Shock nhiệt: các cây họ cà và họ lúa đƣợc xử lí BRs sinh trƣởng tốt hơn dƣới điều
kiện nhiệt độ thấp. Các BRs cải tiến khả năng chống chịu của ngô và dƣa chuột trong
stress nhiệt độ thấp. Ở lúa, khi xử lí BRs làm tăng sức chống chịu nhiệt độ 1-5oC và sức
kháng cự này liên quan đến sự tăng ATP. Các BRs còn làm tăng sức chống chịu nhiệt
độ cao của lúa mì do BRs làm xuất hiện sự tổng hợp các polypeptip.


6


Hạn hán và ngập úng: ở lúa khi gặp hạn hán ngƣời ta xử lí BRs làm tăng protein hòa
tan và thành phần nƣớc tƣơng quan, làm giảm sự vân chuyển ion (Sairam, 1994).
Brassinosteroids làm giảm tỉ lệ thoát hơi nƣớc qua lỗ khí trong cây lúa.
Chịu mặn: cải thiện sức chịu mặn dƣới 50mµ NaCl sau khi xử lí BRs đƣợc xác định
ở cây lúa (Takeuchi, 1992). Brassinosteroids làm giảm ức chế do mặn gây ra đến sự nảy
mầm và sự sinh trƣởng ở lúa, xử lí hạt với dung dịch BRs loãng cải thiện một cách đáng
kể sự sinh trƣởng của lúa trong điều kiện mặn.


Các ảnh hưởng khác

Cung cấp BRs làm tăng nốt sần và sự cố định nitơ của cây họ đậu, tăng năng suất
và sản lƣợng dƣa hấu (Wang và ctv., 1993), ngăn chặn sự nảy mầm sớm ở khoai tây
(Piatonova và Korabieva, 1994). Cây trồng ở đất nhiễm kim loại nặng và mảnh vụn
phóng xạ đƣợc xử lí BRs kết hợp phân bón sẽ làm giảm sự tích lũy kim loại nặng trong
nông sản (Pirogovskaya và ctv., 1996). Ở lúa, BRs làm tăng hoạt tính của amylase trong
nội nhũ, tăng trọng lƣợng hạt và sức kháng chịu với môi trƣờng (Prusakova và ctv.,
1995), làm tăng 25-35% trọng lƣợng bông và 4-37% trọng lƣợng hạt (Takematsu và
ctv., 1988) do BRs thúc đẩy sự tích lũy tinh bột vào bông.
Ngoài ra, Brassinosteroids còn tác động đến sự tổng hợp ethylene ở trục hạ diệp
đậu xanh bằng cách kích thích sự hoạt động enzyme ACC sythase (Arteca và ctv.,
1988), kích thích sự sinh ethylene từ chồi lúa trong điều kiện nhà lƣới (Fuji và
ctv.,1999). Brassinolide giúp chống lại bệnh héo muộn ở cà chua, thối nhũn ở bắp cải,
mốc xám trên dƣa leo và bệnh đốm vằn trên lúa nhờ tăng hiệu quả của Validamycin
(Abe, 1989).
1.3.2 Chất kích thích sinh trƣởng Nitrobenzene
Vai trò Nitrobenzene là sự kết hợp của Nitơ và chất tăng trƣởng thực vật đƣợc

chiết xuất từ cỏ dại biển. Nitrobenzene tạo ra kết quả tốt nhất trong sự kết hợp điều hòa
sinh trƣởng thực vật, có khả năng làm tăng số hoa, khả năng ra hoa sớm và ngăn việc
rụng hoa góp phần mang lại hiệu quả tăng chiều cao cây 8-10%, tăng số chồi mỗi cây từ
15-20% và trọng lƣợng trái từ 15-20%. Nitrobenzene còn làm tăng năng suất trên nhiều
loại cây trồng nhƣ: bông, ớt, cà chua, đậu tƣơng, hoa….(Singh và ctv., 2012).
Ngoài ra, Nitrobenzene thuần hóa trong một công thức phù hợp, đƣợc sử dụng
làm tăng những chất hình thành hoa, tăng sự phát triển cây bằng cách thay đổi auxin,
cytokinin, acid gibbrellic và tỷ lệ ethylene thuận lợi giúp cây hình thành các chất ra hoa
cao hơn bình thƣờng, do đó làm tăng số hoa từ 40-45%, phun Nitrobenzene trong các

7


thời điểm 40, 55, 80 và 105 NSKS cải thiện năng suất của cây lúa lên đến 40%
(Jeyakumar, 2003).

8


CHƢƠNG 2
PHƢƠNG TIỆN PHƢƠNG PHÁP
2.1 Phƣơng tiện thí nghiệm
2.1.1 Thời gian và địa điểm
Thời gian: thí nghiệm đƣợc thực hiện từ tháng 11 năm 2013 đến tháng 2 năm 2014.
Địa điểm: ấp Thạnh Lợi A1, xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm


Giống


Sử dụng giống lúa OM5451: đƣợc chọn từ tổ hợp lai Jasmine 85/OM2490, giống
có thời gian sinh trƣởng từ 88-95 ngày, chiều cao cây từ 90-100cm. Gạo hạt dài, ít bạc
bụng, mềm cơm có thể chống chịu rầy nâu và bệnh đạo ôn khá, chống chịu bệnh vàng
lùn lùn xoắn lá khá; trổ tập trung, có dạng hình đẹp, tƣơng đối cứng cây, khả năng đẻ
nhánh khá, bông đóng hạt dầy, tỉ lệ lép thấp; chịu phèn và mặn khá.


Chất dùng để thí nghiệm
Comcat 150WP là với hoạt chất Brassinosteroids (15%) và chất phụ gia (lactose
85%).
Nyro 0.01As với hoạt chất Brassinolide (0,01%) và chất phụ gia.
Boom Flower-n với hoạt chất Nitrobenzene (20%), chất trải bề mặt và chất phụ
gia.



Phân bón: Urê, DAP, NPK 25-25-5, KCl….

Các loại thuốc trừ bệnh nhƣ: Anvil 25SC,…thuốc trừ cỏ: Sofit 300EC,…
Các vật liệu khác: cân điện tử, máy đo độ ẩm,….
2.2 Phƣơng pháp thí nghiệm
2.2.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm đƣợc bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại
và 4 nghiệm thức. Trong mỗi đơn vị thí nghiệm đƣợc đặt 3 khung chỉ tiêu có diện tích
mỗi khung là 0,25m2 một cách ngẫu nhiên để lấy chỉ tiêu.
Các nghiệm thức:
-

Nghiệm thức 1: đối chứng (phun nƣớc)
Nghiệm thức 2: phun Boom Flower-n


9


-

Nghiệm thức 3: phun Comcat 150WP
Nghiệm thức 4: phun Nyro 0.01As

5m

Đối chứng

Phun Nyro
0.01As
4m

Phun
Comcat
150WP

4m
4m

Phun Nyro
0.01As

Phun Boom
Flower-n


Phun Comcat
150WP

Phun Comcat
150WP

Phun Boom
Flower-n

Đối chứng

Phun Nyro
0.01As

Đối chứng

Phun Boom
Flower-n

Hình 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm.

10


Các thời điểm xử lí thuốc và liều lƣợng sử dụng:
Nghiệm thức đối chứng: không phun thuốc
Nghiệm thức phun Boom Flower-n: gồm 3 lần xử lí thuốc ở các thời điểm 20 ngày
sau sạ, trƣớc trổ đòng (38-40 ngày sau sạ) và 55 ngày sau sạ. Phun 50ml/bình 16 lít và
phun 2 bình cho 1000m2.
Nghiệm thức phun Comcat 150WP: gồm 4 lần xử lí thuốc ở các thời điểm là trộn

giống (pha gói 5g trong 1-1,5 lít nƣớc sử dụng cho 15kg giống), phun 5g/bình 16 lít và
phun trên 500m2 khi lúa 20 ngày sau sạ, trƣớc trổ đòng (38- 40 ngày sau sạ) và 55 ngày
sau sạ.
Nghiệm thức phun Nyro 0.01As: gồm 4 lần xử lí thuốc, trộn 10ml/20kg giống với
lƣợng nƣớc vừa đủ; pha 200ml/ha phun ở 20 ngày sau sạ, trƣớc trổ đòng (38-40 ngày
sau sạ) và 55 ngày sau sạ.
2.2.2 Kỹ thuật canh tác


Chuẩn bị đất:

Đất đƣợc cày xới kĩ rồi tiến hành trục đánh bùn và sang bằng mặt ruộng, chia lô,
dọn sạch cỏ và tháo nƣớc ráo đất trƣớc khi sạ.


Chuẩn bị giống:

Hạt giống đƣợc ngâm trong 36 giờ và ủ trong 24 giờ. Với hạt giống nghiệm thức
Comcat 150 WP và Nyro 0.01 As sẽ xử lí thuốc kích thích trƣớc và 2 nghiệm thức còn
lại không xử lí thuốc.


Bón phân

Công thức phân bón: 132kg/ha N, 76kg/ha P2O5 và 30,8 kg/ha K2O
-

Thời điểm bón:

+ Đợt 1 (7-10 NSKS): 28% N và 18% P2O5

+ Đợt 2 (22-25 NSKS): 47% N, 47% P2O5 và 40% K2O
+ Đợt 3 (42-45 NSKS): sử dụng tất cả lƣợng phân còn lại


Chăm sóc

Sử dụng thuốc trừ cỏ Sofit phun ở gian đoạn 3 NSKS. Giữ nƣớc trong ruộng khoảng
10-15 cm tùy thời điểm để điều chỉnh mực nƣớc ở mức thích hợp. Trƣớc khi thu hoạch

11


thì xiết nƣớc trƣớc 15 ngày để ráo đất. Thƣờng xuyên thăm đồng để phát hiện bệnh sâu
hại lúa.


Thu hoạch: khi lúa đã có khoảng 85% số hạt chắc đã chín vàng.

2.3 Các chỉ tiêu theo dõi
2.3.1 Chỉ tiêu nông học
Chiều cao cây(cm): chiều cao cây đƣợc tính từ gốc đến chóp lá cao nhất (hoặc
chóp bông cao nhất khi lúa có bông), đo 30 cây đƣợc chọn ngẫu nhiên trong 3 khung đã
đƣợc đặt trong mỗi ô của nghiệm thức. Chiều cao cây đƣợc ghi nhận lại vào thời điểm
lúa 20, 40, 60 và 80 NSKS.
Số chồi/m2: đếm tất cả thân chính và chồi hữu hiệu (chồi có 3 lá trở lên) vào thời
điểm lúa 20, 40, 60 và 80 NSKS trong khung chỉ tiêu và qui ra số chồi/m2.
- Chiều dài bông (cm): đƣợc ghi nhận bằng cách lấy ngẫu nhiên 10 bông trong mỗi
khung của từng lô để đo, đo từ cổ bông đến cuối bông.
2.3.2 Các chỉ tiêu về thành phần năng suất
Số bông/m2: đƣợc ghi nhận bằng cách đếm tổng số bông trong 3 khung chỉ tiêu rồi

quy ra số bông/m2.
- Tổng số hạt trên bông: đƣợc ghi nhận bằng cách lấy ngẫu nhiên 10 bông trong mỗi
khung chỉ tiêu đếm số hạt. Từ đó quy ra số hạt trên bông.
Số hạt chắc trên bông: cũng đƣợc ghi nhận bằng cách lấy ngẫu nhiên 10 bông
trong mỗi khung của từng lô đếm số hạt chắc. Từ đó quy ra số hạt chắc trên bông.
Tỷ lệ hạt chắc (%) = (số hạt chắc/tổng số hạt) x 100%
Trọng lƣợng 1000 hạt (W14%): cân trọng lƣợng 1000 hạt chắc và tính trên cơ sở ẩm
độ 14%.
W14% = W0 (100 – H0)/86
W14%: trọng lƣợng mẫu ở ẩm độ chuẩn 14%.
W0: trọng lƣợng mẫu lúc cân.
-

H0: ẩm độ lúc cân (%)
Năng suất lí thuyết (NSLT): đƣợc tính theo công thức

NSLT (tấn/ha) = Số bông/m2 x Số hạt/bông x Trọng lƣợng 1000 hạt (g) x Tỉ lệ hạt chắc
(%) x 105.
Năng suất thực tế (NSTT) (tấn/ha): thu hoạch 16 m2 lấy hạt phơi khô giê sạch, cân
trọng lƣợng và đo độ ẩm ngay khi cân rồi quy về ẩm độ chuẩn 14%.

12


×