Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh thán thư (collectotrichum spp ) trên cây xoài cát hòa lộc (mangifera indica l ) tại huyện cái bè, tỉnh tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN VIỆT TRUNG

ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
TỔNG HỢP BỆNH THÁN THƯ
(Collectotrichum spp.) TRÊN CÂY
XOÀI CÁT HÒA LỘC (Mangifera indica L.)
TẠI HUYỆN CÁI BÈ, TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG

2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN VIỆT TRUNG

ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
TỔNG HỢP BỆNH THÁN THƯ
(Collectotrichum spp.) TRÊN CÂY
XOÀI CÁT HÒA LỘC (Mangifera indica L.)
TẠI HUYỆN CÁI BÈ, TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGS. TS. TRẦN VĂN HÂU

2015


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Khoa Học Cây Trồng với đề tài:

ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHÕNG TRỪ
TỔNG HỢP BỆNH THÁN THƢ
(Collectotrichum spp.) TRÊN CÂY
XOÀI CÁT HÕA LỘC (Mangifera indica L.)
TẠI HUYỆN CÁI BÈ, TỈNH TIỀN GIANG

Do sinh viên Nguyễn Việt Trung thực hiện
Kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày ... tháng ... năm ...
Cán bộ hướng dẫn

Trần Văn Hâu

i


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư
ngành Khoa Học Cây Trồng với đề tài:

ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHÕNG TRỪ
TỔNG HỢP BỆNH THÁN THƢ
(Collectotrichum spp.) TRÊN CÂY
XOÀI CÁT HÕA LỘC (Mangifera indica L.)
TẠI HUYỆN CÁI BÈ, TỈNH TIỀN GIANG
Do sinh viên Nguyễn Việt Trung thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp: .................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức: .........................................

Thành viên Hội đồng

.......................................

.........................................

DUYỆT KHOA

....................................

Cần Thơ, ngày ... tháng ... năm ...

Trƣởng khoa Nông Nghiệp & SHƢD


ii

Chủ tịch hội đồng


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC
Họ và tên: Nguyễn Việt Trung
Giới tính: Nam
Ngày sinh: 30/04/1993
Dân tộc: Kinh
Nơi sinh: huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Họ và tên cha: Nguyễn Văn Hòa
Họ và tên mẹ: Nguyễn Ánh Xương
Chỗ ở hiện tại: ấp Hòa A, xã Hòa Lợi, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1. Tiểu học
Thời gian: 1999 – 2001
Trường: Tiểu học Hòa A
Địa chỉ: ấp Hòa A, xã Hòa Lợi, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Thời gian: 2001 – 2004
Trường: Tiểu học Trường Xuân A
Địa chỉ: xã Trường Xuân B, huyện Thời Lai, Thành phố Cần Thơ
2. Trung học cơ sở
Thời gian: 2004 – 2008
Trường: THCS Trường Xuân
Địa chỉ: xã Trường Xuân A, huyện Thới Lai, Thành phố Cần Thơ
3. Trung học phổ thông
Thời gian: 2008 – 2011
Trường: THPT Thới Lai

Địa chỉ: thị trấn Thới Lai, huyện Thới Lai, Thành phố Cần Thơ
4. Đại học
Thời gian: 2011 – 2015
Trường: Đại Học Cần Thơ
Địa chỉ: phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Chuyên ngành: Khoa Học Cây Trồng (Khóa 37)
Cần Thơ, ngày ... tháng ... năm ...

Nguyễn Việt Trung
iii


NGUYỄN VIỆT TRUNG, 2014. “Áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng
hợp bệnh thán thƣ (Collectotrichum spp.) trên cây xoài cát Hòa Lộc
(Mangifera indica L.) tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang”. Luận văn tốt
nghiệp Kỹ sư ngành Khoa Học Cây Trồng, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học
Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ.
Cán bộ hướng dẫn: PGS. TS. Trần Văn Hâu

TÓM LƢỢC
Đề tài “Áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh thán thư
(Collectotrichum spp.) trên cây xoài cát Hòa Lộc (Mangifera indica L.) tại
huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang” được thực hiện từ tháng 04/2013 đến tháng
02/2014 nhằm mục tiêu: Mô tả kết quả khảo sát mô hình áp dụng quy trình
phòng trừ tổng hợp để quản lý bệnh thán thư trên cây xoài cát Hòa Lộc. Thí
nghiệm được tiến hành trên ba vườn mô hình là vườn của ông Nguyễn Văn
Hạnh (vụ muộn 1), vườn ông Trần Văn Đậm (vụ muộn 2) và vườn ông Lê Văn
Trực (vụ sớm), thí nghiệm khảo sát 30 cây/vườn mô hình, trong đó số liệu thu
thập từ 10 cây/vườn mô hình được chọn ngẫu nhiên trong 30 cây khảo sát (trừ
số liệu tỷ lệ ra hoa). Thí nghiệm tiến hành theo quy trình PTTH bệnh thán thư,

bao gồm các công việc: tỉa cành tạo tán, vệ sinh vườn, bón phân (hữu cơ, hóa
học và phân bón lá), xử lý ra đọt, xử lý ra hoa, phun hóa chất là một số thuốc
trừ bệnh hóa học và thuốc trừ bệnh sinh học để phòng và trị bệnh ở các giai
đoạn ra đọt, ra hoa và nuôi trái, tiến hành bao trái ở giai đoạn 35-45 ngày
SKĐT và thu hoạch 15 trái/vườn mô hình ở giai đoạn 80-90 ngày SKĐT. Kết
quả thí nghiệm cho thấy tỷ lệ bệnh thán thư ở các mô hình luôn ở mức thấp
hơn so với các thí nghiệm về bệnh trước đó, chiều hướng diễn biến bệnh là
giảm và ở vườn mô hình sớm luôn có tỷ lệ bệnh thán thư thấp hơn hai vườn
mô hình muộn.
Áp dụng mô hình PTTH bệnh thán thư không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ ra
hoa, chiều dài phát hoa, tỷ lệ hoa lưỡng tính, thành phần năng suất (trọng
lượng trái, tỷ lệ vỏ, tỷ lệ hạt và tỷ lệ thịt trái) và phẩm chất trái (TSS, TA và
hàm lượng Vitamin C) nhưng có tác động làm giảm tỷ lệ rụng trái non và gia
tăng năng suất kg/cây.

iv


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng!
Cha mẹ hết lòng chăm sóc, dạy dỗ con nên người, luôn lo lắng và hy sinh
cả cuộc đời vì con.
Tỏ lời biết ơn sâu sắc đến
PGS. TS. Trần Văn Hâu đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm,
góp ý và cho những lời khuyên hết sức bổ ích trong việc nghiên cứu và hoàn
thành tốt luận văn này.
Anh Nguyễn Chí Linh đã đóng góp những ý kiến xác thực và hết lòng
giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Cô cố vấn học tập Bùi Thị Cẩm Hường đã quan tâm sâu sắc và dìu dắt
lớp tôi hoàn thành tốt khóa học.

Quý Thầy, Cô trường Đại học Cần Thơ, Khoa Nông nghiệp và Sinh học
Ứng dụng đã truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt những năm qua.
Chân thành cảm ơn!
Gia đình bác Nguyễn Văn Hạnh và bác Trần Văn Đậm đã hỗ trợ tôi tiến
hành những thí nghiệm một cách thuận lợi nhất. Đồng cảm ơn đến các bạn:
Đoàn Thị Thùy, Lưu Thị Thảo Trang, Danh Yến Nhi, Lê Thành Trung,
Nguyễn Huỳnh Diễm Hương, Khưu Linh Thẳng, Trần Bá Đại, Lê Ly Ni,
Nguyễn Kim Yến và Lê Minh Nhường đã tận tình giúp đỡ và động viên để tôi
có thể hoàn thành tốt luận văn này.
Thân gửi về
Các bạn lớp Khoa Học Cây Trồng khóa 37 những lời cảm ơn. Tất cả sẽ
có những kỷ niệm thời sinh viên không thể quên. Chúc các bạn luôn khỏe
mạnh, năng nổ và thành công trong tương lai.

Nguyễn Việt Trung

v


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu,
kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kỳ luận văn nào trước đây.

Cần Thơ, ngày ... tháng ... năm ...
Tác giả luận văn

Nguyễn Việt Trung

vi



MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

Trang

TÓM LƯỢC ..................................................................................................... iv
LỜI CẢM TẠ .................................................................................................... v
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. vi
MỤC LỤC ....................................................................................................... vii
DANH SÁCH HÌNH ......................................................................................... x
DANH SÁCH BẢNG ....................................................................................... xi
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... xii
CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU ............................................................................. 1
CHƢƠNG 2. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ........................................................ 2
2.1

Điều kiện tự nhiên tỉnh Tiền Giang ............................................. 2

2.1.1

Đặc điểm địa hình ........................................................................ 2

2.1.2

Đặc điểm đất đai .......................................................................... 2

2.1.3


Đặc điểm khí tượng, thủy văn ...................................................... 2

2.2

Nguồn gốc và tình hình sản xuất xoài cát Hòa Lộc ..................... 3

2.2.1

Nguồn gốc .................................................................................... 3

2.2.2

Tình hình sản xuất ........................................................................ 3

2.3

Đặc điểm giống xoài cát Hòa Lộc ............................................... 3

2.4

Đặc điểm ra hoa và đậu trái xoài ................................................. 4

2.4.1

Sự ra hoa ...................................................................................... 4

2.4.2

Đặc điểm phát hoa ....................................................................... 5


2.4.3

Sự nở hoa ..................................................................................... 5

2.4.4

Sự đậu trái .................................................................................... 6

2.4.5

Sự rụng trái................................................................................... 7

2.4.6

Sự sinh trưởng và phát triển trái .................................................. 7

2.5

Canh tác xoài vụ muộn và vụ sớm ............................................... 8

2.5.1

Vụ muộn....................................................................................... 8
vii


2.5.2

Vụ sớm ......................................................................................... 9


2.6

Bệnh thán thư ............................................................................... 9

2.6.1

Tác nhân ....................................................................................... 9

2.6.2

Phổ ký chủ.................................................................................... 9

2.6.3

Đặc điểm hình thái của một số loài Collectotrichum spp. ......... 10

2.6.4

Sự xâm nhiễm của nấm Collectotrichum spp. ........................... 10

2.6.5

Triệu chứng ................................................................................ 11

2.6.6

Quản lý tổng hợp phòng trừ bệnh (IPM) ................................... 12

2.6.6.1 Biện pháp sinh học ..................................................................... 12
2.6.6.2 Biện pháp canh tác ..................................................................... 12

2.6.6.3 Biện pháp hóa học ...................................................................... 14
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP ................................ 15
3.1

Phương tiện ................................................................................ 15

3.1.1

Thời gian và địa điểm ................................................................ 15

3.1.2

Đối chứng ................................................................................... 15

3.1.3

Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm .................................................. 15

3.1.4 Số liệu khí tượng ............................................................................ 15
3.2

Phương pháp .............................................................................. 17

3.2.1

Quy trình thực hiện thí nghiệm .................................................. 17

3.2.2

Quy trình chăm sóc (đối với vườn muộn 1) ............................... 19


3.2.3

Chỉ tiêu theo dõi ......................................................................... 20

3.2.4

Phương pháp phân tích .............................................................. 22

3.2.5

Phương pháp xử lý số liệu ......................................................... 24

CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................ 25
4.1

Bệnh thán thư trên lá .................................................................. 25

4.2

Tỷ lệ ra hoa ................................................................................ 28

4.3

Tỷ lệ đậu và rụng trái ................................................................. 29

4.4

Bệnh thán thư trên hoa ............................................................... 31


4.4.1

Đặc tính phát hoa ....................................................................... 31
viii


4.4.2

Tỷ lệ nhiễm bệnh trên hoa ......................................................... 31

4.5

Bệnh thán thư trên trái ............................................................... 34

4.6

Năng suất và phẩm chất trái sau thu hoạch ................................ 35

4.6.1

Thành phần năng suất ................................................................ 35

4.6.1.1 Trọng lượng và năng suất .......................................................... 35
4.6.1.2 Tỷ lệ thành phần trái .................................................................. 36
4.6.2

Phẩm chất trái ............................................................................ 36

CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.................................................... 38
5.1 Kết luận ............................................................................................. 38

5.2 Đề xuất .............................................................................................. 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 39

ix


DANH SÁCH HÌNH
Hình
3.1

Tựa hình

Trang

Lượng mưa trung bình tháng và ẩm độ tương đối hàng tháng
(1/2013-2/2014)

16

3.2

Nhiệt độ trung bình tháng (1/2013-2/2014)

16

4.1

Diễn biến tỷ lệ bệnh thán thư (%) trên lá xoài cát Hòa Lộc
SKPT lần 1 (1 tháng tuổi đến khi lá trưởng thành) tại xã Hòa
Hưng, huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang, trong vụ muộn năm

2013

26

Diễn biến tỷ lệ bệnh thán thư (%) trên lá xoài cát Hòa Lộc
SKPT lần 1 (1 tháng tuổi đến khi lá trưởng thành) tại xã Hòa
Hưng, huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang, trong vụ sớm năm 2013

27

Tỷ lệ ra hoa (%) xoài cát Hòa Lộc trong vụ muộn và vụ sớm
tại xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, năm 2013

28

Tỷ lệ đậu trái (%) trên cây xoài cát Hòa Lộc được khảo sát
trong vụ muộn và vụ sớm tại xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè,
tỉnh Tiền Giang, năm 2013

29

Diễn biến tỷ lệ rụng trái (%) trên cây xoài cát Hòa Lộc giai
đoạn từ 10 ngày đến 30 ngày SKĐT được khảo sát trong vụ
muộn và vụ sớm tại xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền
Giang, năm 2013

30

Chiều dài phát hoa trung bình và tỷ lệ hoa lưỡng tính trung
bình (%) trên cây xoài cát Hòa Lộc trong vụ muộn và sớm tại

xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, năm 2013

31

Diễn biến tỷ lệ bệnh thán thư (%) trên hoa xoài cát Hòa Lộc từ
SKRH tại xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang, trong
vụ muộn năm 2013

32

Diễn biến tỷ lệ bệnh thán thư (%) trên hoa xoài cát Hòa Lộc từ
sau khi trổ tại xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang,
trong vụ sớm năm 2013

33

Diễn biến tỷ lệ bệnh thán thư (%) trên trái xoài cát Hòa Lộc từ
SKĐT đến giai đoạn trái 28 ngày tuổi tại xã Hòa Hưng, huyện
Cái Bè tỉnh Tiền Giang, trong vụ muộn và sớm năm 2013

34

4.2

4.3
4.4

4.5

4.6


4.7

4.8

4.9

x


DANH SÁCH BẢNG

Bảng
4.1

4.2

4.3

Tựa bảng

Trang

Trọng lượng và năng suất (kg/cây) trái xoài cát Hòa Lộc được
khảo sát trong vụ muộn và vụ sớm tại xã Hòa Hưng, huyện
Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, năm 2013

35

Thành phần trọng lượng và tỷ lệ thành phần trái xoài cát Hòa

Lộc được khảo sát trong vụ muộn và vụ sớm tại xã Hòa Hưng,
huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, năm 2013

36

Thành phần phẩm chất trái xoài cát Hòa Lộc được khảo sát
trong vụ muộn và vụ sớm tại xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè,
tỉnh Tiền Giang, năm 2013

37

xi


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL

Đồng bằng Sông Cửu Long

PTTH

Phòng trừ tổng hợp

SKPT

Sau khi phun thuốc

SKRH

Sau khi ra hoa


SKĐT

Sau khi đậu trái

TA

Tổng acid

TSS

Tổng số chất rắn hòa tan

xii


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
Xoài (Mangifera indica L.) là loại trái cây nhiệt đới có giá trị kinh tế cao.
Theo FAO (2010), cây xoài đƣợc canh tác rộng rãi trên 80 quốc gia thuộc
vùng nhiệt đới và Á nhiệt đới với sản lƣợng khoảng 30,7 triệu tấn trong năm
2010, chiếm 50% sản lƣợng cây ăn trái nhiệt đới. Ở nƣớc ta, tổng diện tích
xoài khoảng 86.000 hecta và đƣợc trồng ở nhiều nơi trong cả nƣớc nhƣng tập
trung chủ yếu trên ba vùng chính là: Duyên Hải miền Trung, Đông Nam Bộ và
đặc biệt là ở ĐBSCL (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2003) với diện tích 41.116 hecta,
chiếm 47,57% diện tích trồng xoài trong cả nƣớc (Cục Trồng trọt, 2012). Các
tỉnh trồng nhiều xoài gồm có Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ.
Trong đó xoài cát Hòa Lộc có giá trị kinh tế cao nhất, trong những năm gần
đây xoài cát Hòa Lộc đem lại giá trị kinh tế cao cho bà con ở tỉnh Đồng Tháp
và Tiền Giang. Tại Tiền Giang, xoài cát Hoà Lộc đƣợc trồng nhiều ở huyện

Cái Bè với khoảng hơn 1.000 hecta, sản lƣợng hàng năm khoảng 15.000 tấn,
tập trung ở 13 xã gồm: Hoà Hƣng, An Hữu, An Thái Trung, Tân Hƣng, Tân
Thanh, Mỹ Lƣơng, An Thái Đông, Mỹ Đức Tây, Mỹ Đức Đông, Thiện Trí,
Hòa Khánh, Hậu Thành và Đông Hoà Hiệp (Niên giám Nông nghiệp, 2009).
Trƣớc những ƣu thế trên, tỉnh Tiền Giang không ngừng tìm ra những hƣớng
mới nhằm giúp gia tăng năng suất và chất lƣợng của trái xoài cát Hòa Lộc.
Mặc dù vậy, việc phát triển cây xoài cát Hòa Lộc cũng gặp không ít khó khăn,
nhất là bệnh hại. Trong đó, đặc biệt quan trọng là bệnh thán thƣ.
Trƣớc tình hình trên việc tìm ra những phƣơng pháp để phòng và trị loại
bệnh nguy hiểm này là rất cấp thiết. Vì vậy tôi thực hiện đề tài “Áp dụng các
biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh thán thƣ (Collectotrichum spp.) trên
cây xoài cát Hòa Lộc (Mangifera indica L.) tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền
Giang” nhằm mục tiêu mô tả kết quả khảo sát mô hình áp dụng quy trình
phòng trừ tổng hợp để quản lý bệnh thán thƣ trên cây xoài cát Hòa Lộc.

1


CHƢƠNG 2
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA TỈNH TIỀN GIANG
2.1.1 Đặc điểm địa hình
Tỉnh Tiền Giang có địa hình bằng phẳng, với độ dốc < 1% và cao trình
biến thiên từ 0-1,6 m so với mặt nƣớc biển, phổ biến từ 0,8-1,1 m. Nhìn
chung, do đặc điểm bề mặt nền đất là phù sa mới, giàu bùn sét và hữu cơ (trừ
các giồng cát) nên về mặt địa hình cao trình tƣơng đối thấp. Toàn vùng không
có hƣớng dốc rõ ràng, tuy nhiên có những khu vực địa hình thấp trũng hay gò
cao hơn so với địa hình chung. Cái Bè là một huyện nằm ở phía Tây tỉnh Tiền
Giang1.

2.1.2 Đặc điểm đất đai
Theo các chƣơng trình điều tra thổ nhƣỡng, Tiền Giang có các 4 nhóm
đất chính: Nhóm đất phù sa (55,49%), nhóm đất mặn (14,6%), nhóm đất phèn
(19,4%) và nhóm đất cát giồng (3%). Do đất đai của tỉnh phần lớn là nhóm đất
phù sa, thuận lợi nguồn nƣớc ngọt, từ lâu đã đƣợc đƣa vào khai thác sử dụng,
hình thành vùng lúa năng suất cao và vƣờn cây ăn trái chuyên canh của tỉnh1.
2.1.3 Đặc điểm khí tƣợng, thủy văn
Tỉnh Tiền Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm
thuộc vùng ĐBSCL với đặc điểm: Nền nhiệt cao và ổn định quanh năm. Khí
hậu phân hóa thành hai mùa tƣơng phản rõ rệt: Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng
11 trùng với mùa gió Tây Nam, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 trùng với
mùa gió Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình trong năm là 26,9 oC. Tổng tích ôn
năm cao (khoảng 9.700-9.800oC). Lƣợng mƣa trung bình năm là 1450 mm, độ
ẩm không khí trung bình là 83%, tổng số giờ nắng một năm trung bình là
2330,8 giờ và bốc hơi là 1101,1 mm. Về gió, Tiền Giang chịu ảnh hƣởng của
2 loại gió mùa chính: Gió mùa Tây Nam (tháng 5-10) và gió mùa Đông Bắc
(tháng 11-4). Về thủy văn, địa bàn tỉnh Tiền Giang chia làm 3 vùng: Đồng
Tháp Mƣời, hàng năm đều bị ngập lũ và nƣớc bị chua phèn (từ đầu đến giữa
mùa mƣa), thời gian ngập lũ khoảng 3 tháng (tháng 9-11), độ sâu ngập biến
thiên từ 0,4-1,8 m; vùng ngọt giữa Đồng Tháp Mƣời và Gò Công, địa bàn chịu
ảnh hƣởng lũ lụt nhẹ theo con triều, chất lƣợng nƣớc tốt, nhiều khả năng tƣới
tiêu; Gò Công, chịu ảnh hƣởng trực tiếp vào chế độ bán nhật triều biển Đông,
2


trong năm chỉ có 4-5 tháng nƣớc ngọt (1,5-7 tháng nhiễm mặn, độ mặn gấp 27 lần nƣớc sông Tiền1.
2.2 NGUỒN GỐC VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT XOÀI CÁT HÒA LỘC
2.2.1 Nguồn gốc
Xoài có tên khoa học là Mangifera indica L., thuộc họ Anacardiacae (họ
đào lộn hột). Xoài cát Hòa Lộc xuất xứ từ ấp Hòa Lộc, xã Hòa Hƣng, huyện

Cái Bè, tỉnh Tiền Giang vào khoảng năm 1930. Đây là một đặc sản của vùng
nên đƣợc dùng để tế lễ hội đình thần, làm quà biếu nơi sang trọng. Thời đó,
giống xoài này đã đƣợc đƣa đi đấu xảo giống cây trồng vật nuôi tốt tại hội chợ
nông nghiệp và đƣợc cấp bằng là cây quý hiếm. Dần dần, giống xoài này đã
đƣợc nhân giống rộng rãi bằng phƣơng pháp ghép hoặc trồng bằng hạt và lan
truyền cho đến nay (Trần Thế Tục và ctv., 1998).
2.2.2 Tình hình sản xuất
Xoài cát Hoà Lộc là một trong những giống xoài nổi tiếng ở ĐBSCL và
là một trong những loại trái đƣợc ƣa chuộng bởi màu sắc hấp dẫn, mùi vị thơm
ngon và có giá trị dinh dƣỡng cao.
Riêng tại Tiền Giang, xoài cát Hòa Lộc đƣợc trồng nhiều ở huyện Cái Bè
với khoảng hơn một ngàn ha, sản lƣợng hàng năm khoảng 15.000 tấn, tập
trung ở 13 xã gồm Hòa Hƣng, An Hữu, An Thái Trung, Tân Hƣng, Tân
Thanh, Mỹ Lƣơng, An Thái Đông, Mỹ Đức Tây, Mỹ Đức Đông, Thiện Trí,
Hòa Khánh, Hậu Thành và Đông Hòa Hiệp. Ngoài ra, nó còn đƣợc trồng rải
rác ở các huyện khác (Nguyễn Văn Luật và ctv., 2004).
2.3 ĐẶC ĐIỂM GIỐNG XOÀI CÁT HÒA LỘC
Xoài cát Hòa Lộc có các đặc điểm nhƣ: Lá hình thuôn dài, đuôi lá nhọn,
mép lá hình gợn sóng. Trái to (450-600 g) dạng thuôn dài, phần gần cuống
phình to, bề mặt vỏ trái có nhiều chấm tròn nhỏ màu nâu đen, đầu trái nhọn, eo
trái lõm vào. Xoài cát Hòa Lộc chín có vỏ màu vàng tƣơi, vỏ trái mỏng, chất
lƣợng trái rất ngon, thịt mịn, chắc (1,2-1,4 kg/cm2) rất ngọt, độ Brix 20-22%,
có mùi thơm vị ngọt, không xơ, hạt dẹp. Theo Nguyễn Thành Tài (2008), tỷ lệ
thịt trái của xoài cát Hòa Lộc là rất cao, chiếm khoảng 80%; trái có tỉ trọng lúc
thu hoạch 1,02 cho phẩm chất trái ngon nhất, tƣơng ứng với acid có thể trung
hòa, hàm lƣợng đƣờng, chất khô và tổng chất rắn hòa tan đạt cao nhất với giá
trị lần lƣợt là 0,24, 11,28, 22,71 và 22,20%. Ngƣợc lại, những trái có tỉ trọng
lớn hơn 1,02 có phẩm chất kém hơn do axit có thể trung hòa gia tăng. Kết quả
thí nghiệm của Trần Thế Tục và Nguyễn Thị Thuận (1997) cũng cho biết tỷ lệ
1


Trang thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang, 2014

3


thịt trái xoài cát Hòa Lộc là khoảng 77% trọng lƣợng trái. Vitamin C trong trái
còn xanh nhiều hơn đáng kể so với trái chín mặc dù trái chín hàm lƣợng
Vitamin C khá cao (Baker, 1984; trích dẫn bởi Nguyễn Thành Tài, 2008). Qua
kết quả điều tra các giống xoài ở huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, Trần Văn
Hâu (1997) cho biết xoài cát Hòa Lộc đƣợc ghi nhận là giống xoài khó ra hoa
nhất và ra hoa không tập trung dẫn đến số lƣợng trái trên cây ít và không đồng
đều. Dù vậy, diện tích trồng những giống cây này tăng rất nhanh do phẩm chất
vƣợt trội của nó.
2.4 ĐẶC ĐIỂM RA HOA VÀ ĐẬU TRÁI XOÀI
2.4.1 Sự ra hoa
Xoài là loại cây ăn trái chỉ ra hoa trên chồi tận ngọn đã đƣợc hình thành
trƣớc đó khoảng bốn tháng (Trần Văn Hâu, 2005). Trong điều kiện tự nhiên ở
ĐBSCL, cây xoài thƣờng ra hoa tự nhiên vào tháng 12-1 và thu hoạch tập
trung từ tháng 4-5 (Trần Văn Hâu, 1997). Cây xoài thƣờng ra hoa sau những
đợt lạnh hay nhiệt độ xuống thấp. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy nhiệt độ
vào ban đêm dƣới 20oC là giới hạn cần thiết cho sự ra hoa của cây xoài
(Whiley, 1993) trong đó ra đọt là yếu tố quyết định khả năng ra hoa của cây
xoài. Sự ra đọt phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ: môi trƣờng, tuổi cây, khả
năng mang trái của năm trƣớc đó (Nakasone và ctv., 1955). Xoài ra đọt non
thƣờng sau các đợt bị “stress” nhƣ: nhiệt độ thấp, ngập úng hoặc dùng các hóa
chất kích thích (Trần Văn Hâu, 2005). Cây xoài còn tơ (chƣa mang trái) có thể
ra 5-6 cơi đọt trong một năm nhƣng xoài trƣởng thành chỉ ra một đợt đọt trong
năm thậm chí không có khả năng ra đọt nếu cây sinh trƣởng kém. Theo
Bugante (1995) quá trình ra hoa trải qua chín giai đoạn: (1) Giai đoạn ra đọt,

(2) giai đoạn tích lũy chất dinh dƣỡng, (3) giai đoạn phát triển rễ, (4) giai đoạn
nghỉ ngắn, (5) giai đoạn đủ khả năng ra hoa, (6) giai đoạn bắt đầu tƣợng hoa,
(7) giai đoạn miên trạng, (8) giai đoạn quyết định sự ra hoa và (9) giai đoạn trổ
hoa. Do đặc tính ra hoa trên chồi tận ngọn nên cây xoài không có khả năng ra
đọt trên chồi đang mang trái và làm cho cây xoài không phát triển đƣợc tán
cây trong giai đoạn mang trái và gây ra tình trạng ra trái cách năm (Cull,
1991). Theo Bondad (1980) cây xoài ra hoa theo mùa và ra trái cách năm mà
nguyên nhân là do đặc tính sinh trƣởng của cây xoài. Sự ra hoa xoài tùy thuộc
vào giống và phƣơng pháp nhân giống. Trong đó yếu tố giống là yếu tố quan
trọng ảnh hƣởng lên sự ra hoa của cây xoài. Theo Trần Văn Hâu (1997) xoài
cát Hòa Lộc là giống xoài rất khó kích thích ra hoa và ra hoa không tập trung
trong khi các giống xoài Thanh Ca, xoài Hòn (Battambang), xoài Bƣởi, xoài
cát Chu là những giống dễ ra hoa.
4


2.4.2 Đặc điểm phát hoa
Cây xoài ra hoa trên chồi tận ngọn, trên mỗi phát hoa đều mang hai loại
hoa là: hoa đực và hoa lƣỡng tính. Mỗi phát hoa dài từ 10-60 cm, mang nhiều
nhánh, trên một phát hoa có rất nhiều hoa và số lƣợng hoa trên phát hoa biến
động rất lớn từ 200-4.000 hoa (Trần Thế Tục, 1998). Mỗi hoa mang từ 0-2 bao
phấn hữu thụ và 0-6 bao phấn bất thụ, tỷ lệ hoa lƣỡng tính thay đổi tùy theo
giống và điều kiện thời tiết. Kết quả khảo sát xoài: cát Hòa Lộc, Nam Dok
Mai, Thanh Ca và Thơm của Đặng Thanh Hải (2000) cho thấy xoài cát Hòa
Lộc có tỷ lệ hoa lƣỡng tính cao nhất là 71% và thấp nhất là 19% đối với giống
xoài thơm. Theo Trần Thƣợng Tuấn và ctv. (1997) thì hoa lƣỡng tính của xoài
thƣờng nằm ở ngọn phát hoa và đầu các gié chính, khi nở, các hoa xoài có
đƣờng kính khoảng 5-8 mm đồng thời tiết ra mật thơm để quyến rũ côn trùng
đến thụ phấn. Trần Văn Hâu và ctv. (2013) cho biết hoa lƣỡng tính nở tập
trung trƣớc hoa đực và phát hoa càng dài thì tỷ lệ hoa lƣỡng tính càng cao.

2.4.3 Sự nở hoa
Khảo sát đặc điểm ra hoa và đậu trái của bốn giống xoài cát Hòa Lộc,
Thanh Ca, Thơm và Nam Dok Mai (Đặng Thanh Hải, 2000) nhận thấy phát
hoa dài trung bình từ 23 cm (Nam Dok Mai) đến 55,2 cm (cát Hòa Lộc), mang
từ 2.658-38.216 hoa/phát hoa. Có sự lệch pha giữa thời gian nhận phấn của
hoa lƣỡng tính và tung phấn của hoa đực. Hoa lƣỡng tính nhận phấn từ 6 giờ
30 đến 9 giờ trong khi hoa đực tung phấn từ 8 giờ 45 đến 11 giờ. Đây có lẽ là
nguyên nhân gây ra sự đậu trái thấp.
Cây xoài thƣờng ra hoa sau những đợt lạnh hay nhiệt độ xuống thấp.
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy nhiệt độ vào ban đêm dƣới 20 oC là giới
hạn cần thiết cho sự ra hoa của cây xoài (Whiley, 1993) trong đó ra đọt là yếu
tố quyết định khả năng ra hoa của cây xoài. Sự ra đọt phụ thuộc vào nhiều yếu
tố nhƣ: môi trƣờng, tuổi cây, khả năng mang trái của năm trƣớc đó (Nakasone
và ctv., 1955). Số hoa sản xuất tỷ lệ với sự khắc nghiệt của nhiệt độ thấp hoặc
khô hạn, nhiệt độ thấp hay sự khô hạn càng khắc nghiệt thì khả năng ra hoa
càng cao (Trần Văn Hâu, 2005). Do nhiệt độ thấp có tác dụng phá vỡ miên
trạng và thúc đẩy sự ra hoa (Nunez-Eliseas và ctv., 1993; trích dẫn bởi Trần
Văn Hâu, 2005). Tuy nhiên, thời điểm phân hóa mầm hoa bị ảnh hƣởng bởi
điều kiện thời tiết của từng vùng. Thời gian nở hoa của xoài biến động lớn tùy
thuộc vào giống và các vùng khí hậu khác nhau và có liên quan chặt chẽ với
quá trình phân hóa mầm hoa (Phạm Thị Hƣơng và ctv., 2003). Ở Cái Bè, Tiền
Giang, mƣa vào những ngày cuối tháng 7 liên tục làm nhiệt độ xuống thấp
(26,2oC) tạo điều kiện cho sự ra hoa (Nguyễn Thị Kim Xuyến, 2008). Xoài là
5


cây thụ phấn chéo, chủ yếu nhờ côn trùng nhƣ: ruồi, ong mật nên tuyệt đối
không phun các loại thuốc trừ bệnh, phân bón trong giai đoạn hoa nở để không
làm ảnh hƣởng đến quá trình thụ phấn của hoa (Trần Văn Hâu, 2005). Đặc
điểm nở hoa trên phát hoa, theo kết quả quan sát thì ngƣời ta thấy xoài không

nở theo một trật tự nhất định nào nhƣng những hoa nằm gần chồi thƣờng nở
trƣớc hơn so với những hoa nằm tận cùng của phát hoa. Hoa xoài thƣờng bắt
đầu nở rất lâu trƣớc khi chùm hoa đạt đƣợc sự phát dục đầy đủ (Phạm Thị
Hƣơng và ctv., 2003). Hoa xoài thƣờng nở vào lúc sáng sớm đến giữa trƣa thì
hoàn thành. Tuy nhiên, theo một số tác giả lại cho rằng hoa xoài bắt đầu nở
vào ban đêm và kết thúc vào sáng hôm sau (Winton, 1992).
2.4.4 Sự đậu trái
Sự đậu trái trên cây xoài có thể phân biệt đƣợc bằng mắt thƣờng sau 36
giờ. Ở ngày đầu tiên SKĐT, “trứng cá” có màu vàng xanh sau chuyển sang
màu xanh nhạt và đến ngày thứ bảy thì chuyển hẳn sang màu xanh. Sự đậu trái
là yếu tố sau cùng quyết định đến năng suất sau này của cây xoài. Thực tế trên
cây xoài có rất nhiều hoa lƣỡng tính nhƣng tỷ lệ đậu trái rất thấp, tùy theo
giống và điều kiện thời tiết. Kết quả khảo sát đối với bốn giống xoài (cát Hòa
Lộc, Nam Dok Mai, Thanh Ca, Thơm) thì tỷ lệ đậu trái cao nhất là giống xoài
Nam Dok Mai (1,3%) và thấp nhất là giống xoài cát Hòa Lộc (0%) (Đặng
Thanh Hải, 2000). Do có sự lệch pha giữa thời gian nhận phấn của hoa lƣỡng
tính và thời gian tung phấn của hoa đực nên làm cho cây xoài thƣờng đậu trái
thấp. Tỷ lệ đậu trái tùy theo giống, mỗi giống đều có thời gian tung phấn và
nhận phấn khác nhau nhƣng giống nào có sự lệch pha giữa thời gian tung phấn
và nhận phấn càng nhỏ thì tỷ lệ đậu trái càng cao và ngƣợc lại. Ngoài ra
nguyên nhân có thể là do một số lƣợng lớn hoa lƣỡng tính không đƣợc thụ
phấn, hoặc hạt phấn không có khả năng nảy mầm trên vòi nhụy, hoặc do sự
xuất hiện của các loại hoa dị hình, hiện tƣợng tự bất thụ. Theo Sharma &
Singh (1968; trích dẫn bởi Trần Thị Bé Hồng, 2001) cho rằng xoài bắt đầu đậu
trái khi trái có kích thƣớc bằng hòn bi và khi đó phần lớn trái mới bắt đầu tồn
tại trên cây, còn bầu nhụy của những hoa không đƣợc thụ phấn hay thụ phấn
không đầy đủ vẫn tăng trƣởng về kích thƣớc nhƣng chỉ tồn tại trên cây đến
ngày thứ 13 sau khi hoa nở. Singh và Agrez (2002) cho rằng ethylene có vai
trò quan trọng trong sự đậu trái xoài, từ kết quả thí nghiệm cho thấy phun
cobalt sulphate (CoSO4) ở nồng độ 200 ppm ở giai đoạn phát hoa phát triển

hoàn toàn, trƣớc khi hoa nở có hiệu quả làm cải thiện sự đậu trái, số trái trên
cây và năng suất của cây xoài.

6


2.4.5 Sự rụng trái
Trong bất kỳ loại cây ăn trái nào cũng xảy ra hiện tƣợng rụng trái non,
nhƣng đối với cây xoài thì hiện tƣợng này xảy ra rất nghiêm trọng, có thể xảy
ra trong tất cả các giai đoạn phát triển của trái nhƣng hầu hết khi trái đã phát
triển hoàn toàn thì không còn hiện tƣợng rụng trái nữa. Theo Sharma và Singh
(1970) cho biết trên cùng một phát hoa, những hoa xuất hiện sau thƣờng đậu
trái tốt hơn những hoa xuất hiện trƣớc. Điều đó cho thấy những hoa xuất hiện
sau thƣờng đạt đƣợc độ thành thục hơn so với những hoa ra trƣớc đó. Qua kết
quả khảo sát của Lê Thị Trung (2003) khi khảo sát sự rụng trái non trên giống
xoài cát Hòa Lộc đã kết luận rằng sự rụng trái non xảy ra theo hai đợt: Đợt 1 ở
giai đoạn 7 ngày SKĐT và đợt 2 (ba tuần SKĐT) khi trái bắt đầu tăng trƣởng
nhanh. Singh (1959) chia quá trình phát triển của trái xoài thành bốn giai
đoạn: giai đoạn trứng cá, giai đoạn hạt đậu, giai đoạn hòn bi, giai đoạn phát
triển đầy đủ. Theo Nunez-Elisea và Davenport (1983) phần lớn các phát hoa
mất tất cả các trái non đầu tiên, số trái rụng trong bốn tuần đầu chiếm hơn
90% của toàn bộ số trái trên phát hoa và đến giai đoạn thu hoạch số trái còn lại
trên phát hoa chiếm khoảng 0,61%. Sự rụng trái xoài xảy ra rất ngẫu nhiên
không phụ thuộc vào kích thƣớc hoặc vị trí trên phát hoa. Có nhiều nguyên
nhân làm cho xoài rụng trái non nhƣ: hoa đực nhiều, hoa lƣỡng tính không
đƣợc thụ tinh, mƣa, ẩm độ không khí cao, sâu bệnh, giống, dinh dƣỡng và
nhiều nguyên nhân khác. Theo Shawky và ctv. (1977) thì hầu hết những trái
xoài “đậu” nằm ở phần cuối của phát hoa. Scholefiel và Oag (1984) chia phát
hoa thành hai phần, phần cuối của phát hoa ƣớc tính có khoảng 169 hoa lƣỡng
tính nhƣng cũng chỉ cho thu hoạch một trái khi thu hoạch, phần cuống của

phát hoa có 592 hoa lƣỡng tính cũng chỉ cho thu hoạch một trái. Số trái còn
giữ lại tới khi thu hoạch nhiều hay ít tùy thuộc vào giống và điều kiện khí hậu
trong giai đoạn nở hoa và mang trái.
2.4.6 Sự sinh trƣởng và phát triển trái
Sự phát triển của trái xoài chủ yếu do sự phân cắt tế bào và tiếp theo là sự
phát triển của tế bào. Trái đƣợc hình thành khi đã đƣợc thụ phấn hoàn toàn,
thời gian từ khi trổ hoa đến khi thu hoạch dài hay ngắn tùy theo giống và điều
kiện thời tiết, giống sớm khoảng 2-2,5 tháng, giống muộn từ 3,5-4 tháng.
Trong thời gian đầu phát triển, trái sẽ phát triển mạnh theo chiều dài trƣớc, khi
trái đạt chiều dài tối đa thì sẽ phát triển mạnh theo chiều ngang và đƣờng kính
trái (Nguyễn Bảo Vệ và Bùi Thị Cẩm Hƣờng, 2004). Do đặc tính này nên giai
đoạn sau nếu trái bị thiếu dinh dƣỡng hay gặp điều kiện bất lợi, trái sẽ phát
triển không bình thƣờng và có dạng tròn nhiều hơn. Nhiệt độ là yếu tố quan
7


trọng ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng của trái xoài, nếu nhiệt độ cao trái sẽ phát
triển nhanh hơn ngƣợc lại nhiệt độ thấp kéo dài sẽ làm ảnh hƣởng đến sự phát
triển của trái (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011). Sự phát triển chung
của trái xoài đƣợc chia thành các mốc thời gian nhƣ sau: chậm trong 21 ngày
đầu, phát triển nhanh từ ngày thứ 21 đến ngày thứ 64 và sau đó phát triển
chậm cho đến khi trái chín. Theo Trần Văn Hâu (2008) thì trên giống xoài cát
Hòa Lộc, sự phát triển trái đƣợc chia thành bốn giai đoạn:
- Giai đoạn 28 ngày SKĐT, trái phát triển chậm do sự phân chia tế bào
SKĐT, giai đoạn này có ý nghĩa quyết định kích thƣớc trái khi trái
trƣởng thành. Sự thiếu dinh dƣỡng trong giai đoạn này có thể gây ra hiện
tƣợng rụng trái non hoặc ảnh hƣởng đến kích thƣớc trái sau này.
- Giai đoạn 28 đến 56 ngày SKĐT là giai đoạn trái phát triển nhanh do
sự tăng trƣởng của tế bào, trái tăng trƣởng rất nhanh và đạt đến kích
thƣớc tối đa.

- Giai đoạn 56-77 ngày là giai đoạn trái trƣởng thành.
- Giai đoạn 78 ngày trở về sau là giai đoạn tăng trọng lƣợng do tích lũy
chất khô. Đây là giai đoạn quyết định đến phẩm chất trái, trái sẽ trƣởng
thành hoàn toàn không tăng trọng kích thƣớc nữa và dần dần đi vào quá
trình chín.
2.5 CANH TÁC XOÀI VỤ MUỘN VÀ VỤ SỚM
2.5.1 Vụ muộn
Theo Trần Văn Hâu và ctv. (2013), nông dân huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng
Tháp canh tác vụ muộn thời gian ra hoa từ tháng 3-4 thu hoạch vào tháng 7-8.
Trở ngại trong vụ này là có mƣa xuất hiện và độ ẩm cao khiến bệnh thán thƣ
tấn công mạnh, trong giai đoạn này cây sinh trƣởng tốt, nhƣng nếu cây sinh
trƣởng quá mạnh, lá xanh tốt sẽ không ra hoa, vì vậy trong vụ mùa này tỷ lệ ra
hoa sẽ không cao. Kết quả của Nguyễn Anh Tuấn (2014) cho rằng vụ muộn ở
huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang ra hoa vào tháng 5-6 và thu hoạch vào tháng 810. Tỷ lệ ra hoa đạt trong vụ này đạt 63,83%, tỷ lệ hoa lƣỡng tính là 60,36%;
tỷ lệ bệnh thán thƣ trên phát hoa là khá cao từ 43-50% và tỷ lệ bệnh thán thƣ
trên trái là 37,6-38,4%. Trọng lƣợng trái trong mùa vụ này là 413,9 g và năng
suất chỉ khoảng 12,98 kg/cây. Năng suất thu hoạch biến động rất lớn phụ
thuộc vào hiệu quả của biện pháp ra hoa và quản lí sâu bệnh, có khi thất thu
hoàn toàn hay trái bị bệnh xì mủ không bán đƣợc (Trần Văn Hâu và ctv.,
2013).

8


2.5.2 Vụ sớm
Vụ sớm ở huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp ra hoa (trong mùa mƣa) vào
tháng 6-7 thu hoạch vào tháng 10-11 (Trần Văn Hâu và ctv., 2013). Nguyễn
Anh Tuấn (2014) cho rằng ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang vụ sớm ra hoa vào
tháng 10-12 và thu hoạch vào tháng 2-4 năm sau. Trở ngại ở vụ mùa sớm là
nhiệt độ cao liên tục làm tỷ lệ ra hoa thấp (60,14%), kèm theo đó là sự tấn

công gây hại của bù lạch do đây là thời điểm khô và nóng trong năm. Tỷ lệ
bệnh thán thƣ trên lá trong mùa vụ này là rất thấp, chỉ khoảng 1,0-8,3%; trong
khi tỷ lệ bệnh trên trái là 0-3,2%. Trọng lƣợng trái trong mùa vụ này là 367,4
g và năng suất đạt 13,26 kg/cây. Phan Thanh Trúc (2009) cho biết sự phát
triển của trái rất nhanh và chúng cần cung cấp đầy đủ dinh dƣỡng thế nên khi
năng suất quá cao sẽ không có khả năng nuôi trái tốt, làm ảnh hƣởng đến trọng
lƣợng trái.
2.6 BỆNH THÁN THƢ
Năm 1981, bệnh thán thƣ đƣợc Halsted báo cáo lần đầu tiên tại New
Jersey, Hoa Kỳ (Nguyễn Hoàng Nguyên, 2013). Bệnh thán thƣ trên xoài do
nấm Collectotrichum gloeosporioides gây nên, là đối tƣợng gây hại quan trọng
trong mùa mƣa, do nấm gây hại hầu hết các giai đoạn sinh trƣởng của cây nhƣ
gây hại lá khi kích thích ra đọt, gây hại hoa, trái non, trái trƣởng thành và khi
thu hoạch (Trần Văn Hâu và ctv., 2013).
2.6.1 Tác nhân
Bệnh thán thƣ gây bởi một số loài Collectotrichum spp. Nấm
Collectotrichum thuộc lớp nấm bất toàn (Deuteromyces), bộ nấm đĩa đài
(Melanconiales) (Agrios, 2005).
Một số ghi nhận ban đầu cho rằng bệnh thán thƣ gây bởi nấm
Collectotrichum capsici (Sharma, 2006). Nhƣng hiện nay, bệnh đã đƣợc xác
định rõ là do nhiều loài nấm Collectotrichum spp. gây ra.
Theo Kim (2004) có bốn loài Collectotrichum spp. gây hại phổ biến gồm
Collectotrichum
coccodes,
Collectotrichum
gloeosporioides

Collectotrichum capsici và Collectotrichum acutatum gây hại ở tất cả các giai
đoạn; Collectotrichum coccodes ít độc và thƣờng phổ biến ở vùng ôn đới;
Collectotrichum capsici gây hại chủ yếu trên trái chín.

2.6.2 Phổ ký chủ
Theo Agrios (2005) và Vũ Triệu Mân (2007), nấm Collectotrichum spp.
là chi nấm gây hại phổ biến trên thế giới trên nhiều ký chủ nhƣ: xoài, họ cà,
9


chuối, dƣa bầu bí,... Bệnh có thể lan truyền qua hạt, xác bã thực vật, bệnh sẽ
phát triển nặng nếu liên tục trồng các cây cùng họ (AVRDC, 2004).
2.6.3 Đặc điểm hình thái của một số loài Collectotrichum spp.
Loài Collectotrichum capsici: Sợi nấm phân nhánh, có vách ngăn. Đĩa
đài có dạng bán cầu với nhiều gai cứng màu đen (Sharma, 2006). Bào tử đơn,
không màu, có dạng hình liềm hơi cong, khuẩn lạc có màu từ trắng đến xám
(Sharma và ctv., 2005; Than và ctv., 2008). Trong khi loài Collectotrichum
coccodes, theo Sutton (1980) bào tử có dạng trụ, đĩa áp có dạng hình trứng,
màu nâu sẫm, có gai cứng, hạch nấm màu xám trên môi trƣờng PDA. Loài
Collectotrichum gloeosprorioides, bào tử không màu, hình trụ, khối bào tử
màu cam, khuẩn lạc màu xám nhạt đến đen (Than và ctv., 2008). Đĩa có hoặc
không có gai cứng. Và loài Collectotrichum acutatum, sợi nấm màu trắng,
màu xám nhạt hoặc màu cam, mỏng manh và không có gai cứng.
2.6.4 Sự xâm nhiễm của nấm Collectotrichum spp.
Sự xâm nhiễm và gây bệnh của nấm trải qua bảy giai đoạn (Jeffries và
ctv., 1990; Prusky và ctv., 2000):
(1) Bào tử phát triển bề ngoài vết bệnh.
(2) Lây lan và bám trên bề mặt ký chủ.
(3) Bào tử nảy mầm.
(4) Hình thành đĩa áp.
(5) Xâm nhiễm qua lớp biểu bì cây.
(6) Phát triển và lây lan ra các vùng xung quanh.
(7) Tạo nhiều ổ nấm và bào tử.
Bào tử nấm sử dụng tín hiệu hóa học hoặc tín hiệu vật lý từ trên bề mặt

ký chủ để nảy mầm và phân hóa đĩa áp (Bailey và ctv., 1992). Theo Perfect và
ctv. (1999), đĩa áp là bộ phận quan trọng và cần thiết cho sự xâm nhiễm này.
Khi đã vào trong tế bào chủ, những sợi nấm phá vỡ lớp cutin, vách tế bào biểu
bì và thành lập nên sợi nấm ký sinh bắt buộc (Bailey và ctv., 1992). Nấm hình
thành đĩa áp bên trên chỗ nối giữa tế bào biểu bì khác nhau, những chỗ này
chính là điểm yếu trong lớp biểu bì bên ngoài. Vì thế, sự hình thành đĩa áp gần
những vùng này có lẽ là thuận lợi cho sự xâm nhiễm vào tế bảo chủ (Phạm Thị
Ngọc Thu, 2010). Theo Lê Ngọc Bình và Huỳnh Văn Thành (2001), bệnh phát
triển tỷ lệ thuận với lƣợng mƣa và ẩm độ của không khí, theo một luật hàng
năm, mạnh về mừa mƣa và giảm dần đến mùa khô. Hoàng Hữu Cơ và Mai
Văn Trị (2003) cũng cho biết tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh thán thƣ có quan hệ
mật thiết với lƣợng mƣa và ẩm độ. Nấm Collectotrichum gloeosporioides đòi
hỏi độ ẩm trên 95% cho sự nẩy mầm bào tử, tuy nhiên bào tử có thể tồn tại
10


đƣợc trong điều kiện 62% và sau đó có thể nẩy mầm khi độ ẩm lên đến 100%.
Do kích thƣớc nhỏ nên bào tử của chúng phát tán chủ yếu nhờ gió và dòng
nƣớc, tàn dƣ thực vật, bào tử nấm nảy mầm và trôi theo dòng nƣớc mƣa hoặc
hạt sƣơng làm bệnh phát triển mạnh và lan rộng (Vỏ Thanh Hoàng và Nguyễn
Thị Nghiêm, 1993).
2.6.5 Triệu chứng
Theo Huỳnh Kim Ngọc (2014), nấm chủ yếu gây hại chính trên các phần
non của cây nhƣ chồi, lá, cành non vào giai đoạn ra lá, trên bông và trái vào
giai đoạn ra bông, tạo trái. Do thích ẩm, lây lan nhanh nhờ nƣớc nên nấm phát
triển rất nhanh khi trời nóng ẩm nhất là sau khi mƣa hoặc trời lạnh, sáng có
nhiều sƣơng. Các bộ phận của cây bị bệnh rơi xuống đất là nguồn lây nhiễm
khi gặp điều kiện thích hợp.
Trên lá, nhất là lá non, khởi đầu xuất hiện các đốm nhỏ, sau lớn dần có
dạng tròn hay góc cạnh, tâm xám nâu, rìa vàng nhạt. Trên lá già, vết bệnh khô

và rách ngay giữa, nếu nhiễm nặng, khoảng 3-5 ngày sau khi nhiễm bệnh, các
đốm bệnh liên kết lại thành từng mảng lớn làm lá nhăn, vặn xoắn, khô, rách và
rụng. Trên cành non bị bệnh, xuất hiện các đốm bệnh không đều, nếu nhiễm
nặng, các đốm liên kết lại bao quanh cành non gây chết đọt.
Trên bông, nấm có thể lây nhiễm trên mầm, cuống và cả chùm bông. Nếu
đƣợc phát triển mạnh bệnh sẽ làm hoa, cành hoa bị thối đen, khô héo và chết.
Trái xoài có thể bị nhiễm bệnh từ khi bắt đầu tạo trái cho đến khi chín,
nếu bệnh xảy ra ngay giai đoạn tạo trái có thể khiến trái rụng. Triệu chứng
bệnh điển hình là trên da trái lúc đầu xuất hiện các đốm tròn, đen, lõm rồi lớn
dần có vân đồng tâm. Hình dạng và kích thƣớc đốm bệnh thay đổi. Nếu mƣa
nhiều, bào tử theo nƣớc tập trung ở chóp trái làm chóp bị thối hoặc có sọc đen
từ chóp đến cuống, phần thịt trái bên dƣới các đốm trở nên cứng, thối nhanh
khi chín, trái bị bệnh mất giá đôi khi phải loại bỏ. Trên trái già, bào tử nấm
xâm nhập qua sẹo cuống rồi ăn sâu vào phần thịt trái bên trong. Trong điều
kiện ẩm, trên vết bệnh ta thấy có bào tử màu hồng. Nếu bệnh phát triển nặng
hơn có thể gây rụng trái hàng loạt. Nguyễn Khê (2008) cũng cho biết, theo
điều tra của nhiều nhà vƣờn ở Nha Trang thì thiệt hại do bệnh thán thƣ thƣờng
lớn hơn ở những giống xoài có lá đài to và dài. Ngƣợc lại, kết quả nghiên cứu
của Viện Nghiên cứu Rau quả chỉ ra rằng trong số các giống xoài đang đƣợc
trồng phổ biến ở miền Bắc thì giống GL2 mẫn cảm với bệnh thán thƣ hơn
giống GL1 và GL6. Nhiệt độ và ẩm độ là hai trong những yếu tố chủ yếu ảnh
hƣởng đến diễn biến của bệnh thán thƣ trên cây xoài. Trong tháng 4 ẩm độ cao
11


×