TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƯD
VÕ THỊ BÍCH NHƯ
SO SÁNH NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT BỘ
GIỐNG/DÒNG LÚA THƠM KHÔNG CHỊU ẢNH
HƯỞNG QUANG KỲ TẠI HUYỆN BẾN LỨC
TỈNH LONG AN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH NÔNG HỌC
2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƯD
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH NÔNG HỌC
SO SÁNH NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT BỘ
GIỐNG/DÒNG LÚA THƠM KHÔNG CHỊU ẢNH
HƯỞNG QUANG KỲ TẠI HUYỆN BẾN LỨC
TỈNH LONG AN
Cán bộ hướng dẫn:
PGS.Ts Võ Công Thành
T.s Quan Thị Ái Liên
Sinh viên thực hiện:
Võ Thị Bích Như
Mssv: 3113328
Lớp: T1119A2
2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SHƯD
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP
---
---
Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Nông Học với đề tài:
SO SÁNH NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT BỘ
GIỐNG/DÒNG LÚA THƠM KHÔNG CHỊUẢNH
HƯỞNG QUANG KỲ TẠI HUYỆN BẾN LỨC
TỈNH LONG AN
Do sinh viên Võ Thị Bích Như thực hiện
Xin trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.
Cần Thơ, ngày
tháng
Cán bộ hướng dẫn
PGs.Ts. Võ Công Thành
i
năm 2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP
---
---
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư
chuyên ngành Nông Học với đề tài:
SO SÁNH NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT BỘ
GIỐNG/DÒNG LÚA THƠM KHÔNG CHỊU ẢNH
HƯỞNG QUANG KỲ TẠI HUYỆN BẾN LỨC
TỈNH LONG AN
Do sinh viên Võ Thị Bích Như thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………......
Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức: ................................
Cần Thơ, ngày
tháng
năm 2014
Thành viên Hội đồng
………………………
……………………….
…………………………
DUYỆT KHOA
Trưởng khoa Nông Nghiệp & SHƯD
…………………………………………….
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu và
kết quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ luận văn nào trước đây.
Tác giả luận văn
Võ Thị Bích Như
iii
LỜI CẢM TẠ
Kính dâng
Cha, mẹ đã hết lòng yêu thương, dạy dỗ và nuôi con khôn lớn nên người, suốt
đời tận tụy, hi sinh vì sự nghiệp và hoài bão của con.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
PGs.Ts. Võ Công Thành người thầy đáng kính đã tận tình hướng dẫn, gợi ý và
cho tôi lời khuyên vô cùng bổ ích trong việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt
nghiệp này.
Ths. Quan Thị Ái Liên người cô đã tận tình hướng dẫn, dạy bảo, giúp đỡ và tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt luận văn.
Xin chân thành cảm ơn
Cô Bùi Thị Kiều Oanh cán bộ khuyến nông huyện Bến Lức đã tận tình giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình làm đề tài.
Gia đình chú Trần Minh Dám nông dân ở xã Thạnh Phú, huyện Bến Lức tỉnh
Long An.
Ktv. Đái Phương Mai, Ktv. Đặng Thị Ngọc Nhiên, Ktv. Võ Quang Trung,
Ktv. Nguyễn Thanh Tâm, và tập thể cán bộ phòng thí nghiệm Chọn Giống và Ứng
Dụng Công Nghệ Sinh Học, bộ môn Di Truyền-Giống Nông Nghiệp, khoa Nông
Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ đã nhiệt tình giúp đỡ và
hỗ trợ tôi trong suốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp.
Quý thầy cô Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học
Cần Thơ đã truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quý báo cho tôi trong suốt thời gian
tôi học ở trường.
Cố vấn học tập cô Quan Thị Ái Liên đã truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quý báo
cho tôi trong suốt thời gian tôi học ở trường, cùng các bạn lớp Nông Học K37 đã
giúp đỡ và chia sẽ với tôi những kinh nghiệm trong học tập cũng như quá trình làm
luận văn.
Các bạn lớp Công Nghệ Giống Cây Trồng K37 tại phòng thí nghiệm Chọn
Giống và Ứng Dụng Công Nghệ Sinh Học, bộ môn Di Truyền-Giống Nông
Nghiệp, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ đã
nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi làm luận văn tốt nghiệp.
iv
QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và Tên: Võ Thị Bích Như
Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 09/09/1990
Dân tộc: Kinh
Nơi sinh: Vĩnh Quới, Ngã Năm, Sóc Trăng
Họ và tên cha: Võ Thành Huy
Họ và tên mẹ: Trương Thị Tiên
Địa chỉ thường trú: Xã Vĩnh Quới, Ngã Năm, Sóc Trăng
Điện thoại: 01655152717
Email:
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1. Tiểu học
Thời gian: 1998 – 2001
Trường: Tiểu học Vĩnh Quới 1
Địa điểm: xã Vĩnh Quới, huyện Ngã Năm , tỉnh Sóc Trăng
2. Trung học cơ sở
Thời gian: 2001 – 2007
Trường: Trung học cơ sở Vĩnh Biên
Địa điểm: huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng
3. Trung học phổ thông
Thời gian: 2007 – 2010
Trường: Trung học phổ thông Mai Thanh Thế
Địa điểm: huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng
v
VÕ THỊ BÍCH NHƯ, 2014. "So sánh năng suất và phẩm chất bộ giống/dòng lúa
thơm không chịu ảnh hưởng quang kỳ tại huyện Bến Lức tỉnh Long An". Luận
văn tốt nghiệp Kỹ sư Nông học - Chuyên ngành Công nghệ giống, trường Đại Học
Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn PGs.Ts Võ Công Thành, Ths. Quan Thị Ái Liên.
TÓM LƯỢC
Đề tài "So sánh năng suất, phẩm chất bộ giống/dòng lúa thơm không chịu ảnh
hưởng quang kỳ huyện Bến Lức tỉnh Long An" được thực hiện nhằm mục tiêu chọn
được ít nhất một giống/dòng lúa thơm có năng suất cao phẩm chất tốt kháng sâu
bệnh để có thể thay thế giống Nàng Thơm Chợ Đào tại địa phương. Thí nghiệm
được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với ba lần lặp lại, 10 nghiệm
thức bao gồm 9 giống/dòng lúa do phòng thí nghiệm Di truyền - Chọn giống và
Ứng dụng Công Nghệ Sinh Học, Bộ môn Di truyền - Giống Nông Nghiệp, Khoa
Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ cung cấp và giống
lúa OM4900 tại địa phương làm giống đối chứng. Các chỉ tiêu nông học, thành
phần năng suất, năng suất được lấy theo tiêu chuẩn khảo nghiệm giống VCU (Bộ
NN & PTNT, 2002) các chỉ tiêu đánh giá phẩm chất sâu bệnh được đánh giá theo
tiêu chuẩn IRRI. Kết quả thí nghiệm đã chọn được: Giống lúa thơm TP6 thời gian
sinh trưởng 95 ngày, hàm lượng amylose 16,3%, hàm lượng protein 10.1%, năng
suất thực tế 5,43 tấn/ha. Kháng rầy nâu cấp 1, kháng bệnh đạo ôn và sâu cuốn lá
cấp 1, rất kháng sâu đục thân cấp 0.
Giống lúa thơm BN3 thời gian sinh trưởng 85 ngày, hàm lượng amylose
15,9%, hàm lượng protein 7,6%, năng suất thực tế 6,46 tấn/ha. Hơi kháng rầy nâu
cấp 3, kháng bệnh đạo ôn và sâu cuốn lá cấp 1, rất kháng sâu đục thân cấp 0 và
lem lép hạt 15,25%.
vi
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
LỜI CẢM TẠ .................................................................................................... iv
QUÁ TRÌNH HỌC TẬP..................................................................................... v
TÓM LƯỢC...................................................................................................... vi
MỤC LỤC ....................................................................................................... vii
DANH SÁCH HÌNH ......................................................................................... ix
DANH SÁCH BẢNG......................................................................................... x
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... xi
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƯƠNG I ....................................................................................................... 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................................ 2
1.1 Đặc điểm tự nhiên huyện Bến Lức ....................................................... 2
1.1.1 Vị trí địa lý ......................................................................................... 2
1.1.2 Khí hậu ............................................................................................... 2
1.1.3 Đất đai ................................................................................................ 2
1.1.4 Tài nguyên nước, chế độ thủy văn ...................................................... 3
1.2 Một số đặc tính nông học ảnh hưởng đến cây lúa ................................. 3
1.2.1 Thời gian sinh trưởng ......................................................................... 3
1.2.2 Chiều cao cây ..................................................................................... 3
1.2.3 Số bông/ m2 ........................................................................................ 3
1.2.4 Số hạt chắc trên bông.......................................................................... 4
1.2.5 Phần trăm hạt chắc.............................................................................. 4
1.2.6 Chiều dài bông ................................................................................... 4
1.2.7 Trọng lượng 1000 hạt ......................................................................... 4
1.3 Phẩm chất hạt gạo ................................................................................... 4
1.3.1 Chiều dài và hình dạng hạt gạo. .......................................................... 5
1.3.2 Hàm lượng Amylose ........................................................................... 5
1.3.3 Hàm lượng protein.............................................................................. 5
1.3.4 Độ trở hồ (Nhiệt trở hồ) ...................................................................... 6
1.3.5 Độ bền thể gel .................................................................................... 7
1.3.6 Tính thơm ........................................................................................... 7
CHƯƠNG 2 ...................................................................................................... 9
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ........................................................... 9
2.1 Phương tiện ............................................................................................. 9
2.1.1 Thời gian, địa điểm ............................................................................. 9
2.1.2 Vật liệu nghiên cứu............................................................................. 9
2.1.3 Thiết bị, hóa chất ................................................................................ 9
vii
2.2 Phương pháp ........................................................................................... 9
2.2.1 Bố trí thí nghiệm................................................................................. 9
2.2.2 Phương pháp canh tác ....................................................................... 10
2.2.3 Yêu cầu về đất .................................................................................. 10
2.2.4 Mật độ cấy ....................................................................................... 11
2.2.5 Phương pháp đánh giá chỉ tiêu nông học .......................................... 11
2.2.6 Đánh giá chỉ tiêu năng suất và thành phần năng suất ........................ 11
2.2.7 Đánh giá khả năng phản ứng với một số sâu bệnh hại chính ............. 12
2.2.8 Đánh giá các chỉ tiêu phẩm chất hạt gạo........................................... 16
2.3 Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................ 20
CHƯƠNG 3 .................................................................................................... 21
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................................... 21
3.1 Đặc tính nông học thành phần năng suất, năng suất .............................. 21
3.1.1 Đặc tính nông học ................................................................................ 21
3.1.2 Thành phần năng suất và năng suất ...................................................... 24
3.2 Tình hình sâu bệnh trên 10giống/dòng lúa thí nghiệm ........................... 26
3.3 Đánh giá phẩm chất hạt gạo..................................................................... 29
CHƯƠNG 4 .................................................................................................... 37
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................. 37
4.1 Kết luận .................................................................................................. 37
4.2 Đề nghị ................................................................................................... 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 38
PHỤ LỤC 1: HÌNH LÚA THÍ NGHIỆM TẠI HUYỆN BẾN LỨC .................. 41
PHỤ LỤC 2: BẢNG PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI ........................................... 45
PHỤ LỤC 3: BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM CƠ BẢN GIỐNG LÚA
VỤ ĐÔNG - XUÂN NĂM 2012-2013 ............................................................. 49
viii
DANH SÁCH HÌNH
Hình
Tên hình
Trang
Hình 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm tại xã Thanh Phú huyện Bến Lức........................ 10
Hình 3.1 Chiều dài và hình dạng hạt gạo của 10 giống/dòng lúa thí nghiệm .......... 32
Hình 3.2 Độ bền thể gel của 10 giống/dòng lúa thí nghiệm.................................... 35
Hình 3.3 Nhiệt trở hồ của 10 giống/dòng lúa thí nghiệm........................................ 36
ix
DANH SÁCH BẢNG
Bảng
Tên bảng
Trang
Bảng 2.1 Chỉ tiêu và phương pháp đánh giá........................................................... 12
Bảng 2.2 Tiêu chuẩn đánh giá phẩm chất hạt gạo (IRRI, 1988).............................. 16
Bảng 2.3 Thang điểm đánh giá độ trở hồ gạo trắng theo tiêu chuẩn IRRI .............. 17
Bảng 2.4 Phân cấp độ bền thể gel (IRRI, 1996) ..................................................... 17
Bảng 2.5 Thang điểm đánh giá amylose theo tiêu chuẩn IRRI ............................... 18
Bảng 2.6 Phân cách mùi thơm theo thang đánh giá của IRRI ................................. 20
Bảng 3.1 Đặc tính nông học của 10 dòng lúa thí nghiệm tại huyện Bến Lức tỉnh
Long An vụ Đông Xuân năm 2014 ........................................................................ 21
Bảng 3.2 Đặc tính nông học của 10 giống/dòng lúa thí nghiệm ............................ 23
Bảng 3.3 Các chỉ tiêu về thành phần năng suất và năng suất của 10 giống/dòng lúa
thí nghiệm tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An vụ Đông Xuân năm 2013 – 2014 ..... 25
Bảng 3.4 Tình hình bệnh hại trên lúa của 10 giống/dòng lúa thí nghiệm tại huyện
Bến Lức, tỉnh Long An vụ Đông Xuân năm 2013 – 2014 ...................................... 27
Bảng 3.5 Các chỉ tiêu về phẩm chất hạt gạo của 10 giống/dòng lúa thí nghiệm tại
huyện Bến Lức tỉnh Long An................................................................................. 29
Bảng 3.6 Chiều dài và hình dạng hạt gạo của 10 giống/dòng lúa thí nghiệm .......... 30
x
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắc
Ý nghĩa
ĐBSCL
Đồng Bằng Sông Cửu Long
ĐCĐP
Đối chứng địa phương
FAO
Food and Argiculture Organization of the United Nations
(hiệp hội nông lương quốc tế)
IRRI
International rice reseach institude (viện lúa quốc tế)
NSKG
Ngày sau khi gieo
NSLT
Năng suất lý thuyết
NSTT
Năng suất thực tế
Rep
Replication (lặp lại)
TGST
Thời gian sinh trưởng
D/R
Dài/Rộng
BĐKH
Biến đổi khí hậu
NSKG
Ngày sau khi gieo
Ctv
Cộng tác viên
xi
MỞ ĐẦU
Đồng Bằng Sông Cửu Long được xem là vựa lúa lớn cung cấp lương thực
không những cho cả nước mà còn cho xuất khẩu. Ngày nay kinh tế ổn định, đời
sống của của người dân được nâng lên rõ rệt. Nhu cầu về cái ăn cái mặc cũng đòi
hỏi cao hơn. Trong đó nhu cầu của con người về các sản phẩm lúa gạo cũng
không ngừng tăng lên. Các yêu cầu về hình dạng hạt gạo, tính thơm, mềm, dẻo
cơm luôn được đặt ra.
Huyện Bến Lức là một trong những huyện trồng lúa thơm chủ lực của thuộc
Long An. Diện tích canh tác lúa thơm của huyện khoảng 100 ha ( Sở Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 2011). Nàng Thơm Chợ Đào là giống lúa thơm
được trồng phổ biến ở huyện Bến Lức đáp ứng được yêu cầu về tính thơm, mềm
cơm...Nàng Thơm Chợ Đào còn là giống lúa đặc sản, có mùi thơm và hương vị
đậm đà đặc trưng của vùng được rất nhiều người ưa chuộng, giá bao giờ cũng
cao hơn lúa và gạo cao sản ngắn ngày. Tuy nhiên, do diện tích canh tác lúa nằm
dọc theo trục chính đường cao tốc Thành Phố Hồ Chí Minh - Trung Lương nên
đã chịu ảnh hưởng của đèn đường cao tốc làm lúa bị "nghẹn" không thể trổ (
Trang thông tin điện tử tỉnh Long An). Bên cạnh đó cây lúa còn có nguy cơ bị
thoái hóa dễ nhiễm sâu, bệnh do người dân canh tác liên tục không thay đổi
giống canh tác làm ảnh hưởng đến phẩm chất lúa gạo.
Nhận thấy yêu cầu cấp thiết từ thực tiễn cần phải tìm ra giống lúa thơm có
năng suất cao, phẩm chất tốt, kháng được sâu bệnh và đặc biệt là không bị ảnh
hưởng bởi quang kỳ của đèn đường cao tốc nhằm thay thế cho giống lúa địa
phương.
Vì thế đề tài “ So sánh năng suất, phẩm chất bộ giống/dòng lúa thơm
không chịu ảnh hưởng quang kỳ tại huyện Bến Lức tỉnh Long An” được thực
hiện nhằm mục tiêu chọn được ít nhất một giống/dòng lúa thơm có nâng suất cao
phẩm chất tốt phù hợp với điều kiện canh tác địa phương.
1
CHƯƠNG I
LƯỢT KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Đặc điểm tự nhiên của huyện Bến Lức
1.1.1 Vị trí địa lý
Bến Lức nằm ở phía Đông của tỉnh Long An, là cửa ngõ phía Bắc của miền
Tây Nam Bộ.
Phía Bắc giáp huyện Đức Hòa, huyện Đức Huệ.
Phía Đông giáp huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh.
Phía nam giáp huyện Cần Giuộc, huyện Cần Đước, huyện Tân Trụ.
Phía Tây giáp Thủ Thừa.
1.1.2 Khí hậu
Huyện Bến Lức có khí hậu nhiệt đới gió mùa với nền nhiệt độ cao đều quanh
năm. Lượng mưa khá lớn và phân bố theo mùa. Lượng mưa trung bình hàng năm
của huyện là 1.625 mm nhưng phân bố không đều theo năm. Mưa tập trung từ
tháng 5 tới tháng 10 chiếm 85% tổng lượng mưa trong năm. Những tháng còn lại
là mùa khô, mưa ít, lượng mưa chiếm 15% tổng lượng mưa cả năm. Chế độ mưa
tác động mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp của huyện. Phần lớn huyện Bến Lức
sản xuất hai vụ lúa/năm; vụ hè thu sử dụng giống ngắn ngày năng suất cao, vụ
đông xuân sản xuất lúa đặc sản.
Tổng số giờ nắng trung bình năm khoảng 2.630 giờ, trung bình ngày 7,2 giờ
nắng. Tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 2, tháng 3, khoảng 267 giờ, tháng 8
có số giờ nắng ít nhất khoảng 189 giờ. Nhiệt độ trung bình hàng năm 270C. Độ
ẩm không khí trung bình hàng năm 82,79%.
1.1.3 Đất đai
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 28.579 ha, trong đó đất nông nghiệp
chiếm 76,8%, đất ở (bao gồm đất đô thị và dân cư nông thôn) chiếm 2,4%, đất
chuyên dùng 5,56%, đất chưa sử dụng 14,9%. Trên địa bàn huyện Bến Lức có 14
loại đất, chủ yếu là các loại đất phèn và đất phù sa...
Đất phèn: Với diện tích 15.166,3 ha chiếm 53,4% diện tích toàn huyện, chủ
yếu tại các xã Thạnh Hoà, Thạnh Lợi, Tân Hoà, Lương Bình, Bình Đức... Nồng
độ độc tố rất cao Cl-, SO4-2, Al+3, Fe+3. Muốn sử dụng tốt loại đất này hệ thống
kênh mương cần phải hoàn chỉnh và riêng biệt.
Đất xám: Chiếm tỷ lệ nhỏ khoảng 2,43%, phân bố ở địa hình cao, thích hợp
với cây màu và các cây công nghiệp ngắn ngày.
1.1.4 Tài nguyên nước và chế độ thủy văn
Sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ Campuchia chảy ra biển Đông qua địa
phận Bến Lức với chiều dài 21 km, với chiều rộng trung bình 200- 235 m, sâu
11- 12 m. Vào mùa cạn lượng nước trên sông không đáng kể, lưu lượng trung
bình chỉ có 11 m3/s, hạ lưu chịu ảnh hưởng mạnh của thuỷ triều.
Sông Bến Lức nối sông Vàm Cỏ Đông với sông Sài Gòn qua kinh Đôi, rộng
20 - 25 m, sâu 2 - 5 m, chịu ảnh hưởng chế độ thuỷ văn sông Vàm Cỏ Đông. Hai
con sông trên có giá trị rất lớn về giao thông đối với huyện Bến Lức.
2
1.2 Một số đặc tính nông học ảnh hưởng đến cây lúa.
1.2.1 Thời gian sinh trưởng
Trong chu kỳ phát sinh và phát triển của cây lúa, cây lúa phải hoàn thành cơ
bản hai giai đoạn sinh trưởng kế tiếp nhau: giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng và
giai đoạn sinh trưởng sinh dục.
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), thường các giống lúa rất ngắn ngày và ngắn
ngày có giai đoạn tăng trưởng ngắn và thời điểm phân hóa đòng có thể xảy ra
trước hoặc ngay khi cây lúa đạt được chồi tối đa. Ngược lại, các giống lúa dài
ngày (trên 4 tháng) thường đạt được chồi tối đa trước khi phân hóa đồng. Theo
Nguyễn Thành Hối (2008) thời gian sinh trưởng được chia thành 4 nhóm:
Cực ngắn ngày (Ao) < 90 ngày.
Ngắn ngày (A1) từ 90–105 ngày.
Tương đối ngắn ngày (A2) từ 106–120 ngày.
Trung mùa (B) từ 120–140 ngày.
1.2.2 Chiều cao cây
Sự sinh trưởng của chiều cao cây là một đặc tính di truyền tuỳ theo giống lúa.
Chiều cao cây được kiểm soát bởi đa gen và chịu ảnh hưởng của họat động cộng
tính (Kailaimati et al. 1987). Chiều cao cây lúa từ 90 - 100 cm được xem là lý
tưởng về năng suất theo Akita (1989). Còn theo Bùi Chí Bửu và ctv., (1992) có ít
nhất năm nhóm gen điều khiển tính trạng chiều cao cây lúa.
Theo Jennings et al. (1979) thì cho rằng chiều cao cây và độ cứng của thân rạ
là hai yếu tố quyết định đến tính đổ ngã. Nếu chiều cao cây thấp và thân rạ cứng
thì lúa sẽ ít đổ ngã. Ngược lại, nếu chiều cao cây cao và thân rạ yếu thì lúa dễ đổ
ngã, tăng hiện tượng rợp bóng, cản trở sự chuyển hóa các chất dinh dưỡng và các
chất quang hợp làm cho hạt bị lép dẫn đến năng suất giảm. Tuy nhiên, không phải
tất cả các cây lúa có thân thấp đều có thân rạ cứng mà nó còn phụ thuộc vào các
đặc tính khác như: đường kính thân, độ dày của thân rạ và mức độ của bẹ lá ôm
lấy các lóng. Khi thân cây lúa dày hơn thì có nhiều bó mạch hơn và nó sẽ cung
cấp, tạo khả năng vận chuyển các chất khô tích lũy tốt hơn.
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) nếu sạ thẳng hoặc cấy dày, ruộng có nhiều
nước, thiếu ánh sáng, bón nhiều đạm thí lóng có xu hướng vươn dài và mềm yếu
làm cây lúa dễ đổ ngã.
Nếu thân không dày, lá không khỏe, cho dù có tổng hợp chất xanh tăng cũng sẽ
đi đến đổ ngã, tán che khuất vào nhau dẫn đến giảm năng suất (Vergara, 1998).
1.2.3 Số bông/m2
Theo Nguyễn Đình Giao và ctv., (1997) cho rằng số bông/m2 tỉ lệ nghịch với
số hạt chắc/bông và trọng lượng 1000 hạt. Nếu gia tăng mật độ gieo sạ thì số bông
trên đơn vị diện tích sẽ tăng nhưng số hạt chắc/bông và trọng lượng 1000 hạt sẽ
giảm.
Số bông/m2 được quyết định vào giai đoạn tăng trưởng của cây lúa nhưng chủ
yếu là giai đoạn từ khi cấy đến khoảng 10 ngày trước khi có số chồi tối đa. Số
bông/m2 có ảnh hưởng thuận với năng suất (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Trong các yếu tố tạo nên năng suất thì số bông/m2 là yếu tố có tính quyết định
nhất vì nó có thể đóng góp 74% năng suất, trong khi đó số hạt và trọng lượng hạt
chỉ đóng góp khoảng 26% năng suất (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997).
Như vậy, để cây lúa đạt được năng suất cao thì cần có số bông trên đơn vị
3
diện tích vừa phải, gia tăng số hạt chắc/bông trên một đơn vị diện tích là biện pháp
gia tăng năng suất tốt hơn là gia tăng số bông trên m2 (Nguyễn Đình Giao, 1997
và Nguyễn Ngọc Đệ, 1998).
1.2.4 Số hạt chắc/bông
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (1998), số hạt chắc được quyết định từ đầu thời kỳ
phân hóa đòng đến khi lúa vào chắc nhưng quan trọng nhất là thời kỳ phân bào
giảm nhiễm, trổ bông, phơi màu, thụ phấn, thụ tinh và vào chắc. Trên cùng một
cây lúa hạt tập trung nhiều ở các bông chính, bông phụ phát triển sau nên thường là
ít bông hơn. Đối với lúa sạ thì trung bình có khoảng 80-100 hạt trên bông và từ
100-120 hạt đối với lúa cấy là tốt trong điều kiện ở Đồng bằng Sông Cửu Long.
1.2.5 Phần trăm hạt chắc
Sau thụ tinh phôi nhũ phát triển nhanh để thành hạt. Khối lượng hạt gạo tăng
nhanh trong vòng 15- 20 ngày sau trỗ, đồng thời với quá trình vận chuyển và tích
luỹ vật chất, hạt lúa vào chắc và chín dần.
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) tỷ lệ hạt chắc tùy thuộc vào số hoa trên bông, ảnh
hưởng của điều kiện ngoại cảnh và đặc tính sinh lý của cây lúa mà hạt chắc nhiều
hay ít. Nếu như số hoa trên bông quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng hạt chắc thấp.
Muốn năng suất cao thì tỷ lệ hạt chắc phải đạt trên 80%.
1.2.6 Chiều dài bông
Chiều dài bông lúa được xác định từ cổ bông đến chóp bông. Trong công tác
chọn tạo giống việc chọn cây lúa có chiều dài bông bằng nửa chiều dài của thân lúa
là tốt nhất. Những giống có bông dài, hạt xếp khít, tỷ lệ hạt lép thấp, khối lượng
1000 hạt cao sẽ cho năng suất cao (Vũ Văn Liết và ctv., 2004).
1.2.7 Trọng lượng 1000 hạt
Theo Nguyễn Đình Giao và ctv. (1997), trọng lượng hạt do hai yếu tố cấu
thành là khối lượng vỏ trấu chiếm 20% và khối lượng hạt gạo chiếm 80%. Thông
thường trọng lượng 1000 hạt thường nằm trong khoảng 20–30 gram.
Trọng lượng hạt chủ yếu do đặc tính di truyền quyết định, điều kiện môi trường có
thể ảnh hưởng phần nào vào thời kỳ giảm nhiễm (18 ngày trước khi trổ) trên cỡ
hạt, cho đến khi vào chắc (15-25 ngày sau khi trổ) trên độ nảy mầm của hạt
(Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Trọng lượng 1000 hạt rất ít chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường, có tính
di truyền cao (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997). Trọng lượng này phụ thuộc vào
giống.
1.3 Phẩm chất hạt gạo
Theo Nguyễn Thị Trâm (2001) trích dẫn bởi Nguyễn Thành Phước (2003) các
chỉ tiêu chất lượng có thể xếp thành ba nhóm thuộc ba lĩnh vực chất lượng: (a)
chất lượng dinh dưỡng gồm: các chỉ tiêu hóa sinh của gạo như hàm lượng tinh bột,
hàm lượng amylose, hàm lượng protein, độ bền thể gel, nhiệt trở hồ; (b) chất
lượng thương phẩm hay chất lượng kinh tế được đánh giá thông qua các chỉ tiêu
vật lý và hình thái như tỷ lệ gạo lức, tỉ lệ gạo nguyên, gạo trắng, tỉ lệ tấm, bạc
bụng, độ đồng đều hạt, chiều dài, chiều rộng hạt và tỉ lệ dài trên rộng…; (c) chất
lượng ăn uống và chế biến các chỉ tiêu như tỉ lệ cơm, sự hút nước, độ nở, độ xốp,
độ dẻo, độ bóng cơm, mùi thơm…
Theo He (1999) được trích dẫn bởi Nguyễn Thị Đoan Trang (2007) cho rằng,
phẩm chất hạt gạo là một trong những đặc tính kinh tế quan trọng trong việc xuất
4
và nhập khẩu của lúa gạo. Phẩm chất hạt không chỉ phụ thuộc vào giống lúa, mà
còn tùy thuộc vào môi trường sản xuất, hệ thống thu hoạch, sau thu hoạch và chế
biến. Phẩm chất hạt gạo được đánh giá thông qua nhiều chỉ tiêu.
1.3.1 Chiều dài và hình dạng hạt gạo
Chiều dài hạt gạo là tính trạng ổn định nhất ít bị ảnh hưởng của môi trường
và được điều khiển bởi đơn gen (Ramiah et al. 1931).
Phẩm chất gạo trên thị trường phụ thuộc rất nhiều vào thị hiếu tiêu dùng của
từng quốc gia như: thị trường gạo tại Nhật yêu cầu khoảng 700 nghìn tấn/năm
loại gạo nhóm Japonica, hạt tròn hàm lượng amylose thấp, cơm dẻo. Ngược lại,
thị trường Thái Lan thích hạt gạo rất dài, loại hình Indica, hàm lượng amylose
trung bình, cơm mềm nhưng không dính. Thị trường gạo ở các nước Trung Đông
thích hạt gạo rất dài, có mùi thơm. Mặt khác, ở Châu Âu người tiêu thụ thích gạo
dài nhưng không có bất cứ mùi gì. Châu Mỹ La Tinh thích gạo có vỏ lụa màu đỏ
như Huyết Rồng của Việt Nam,.... Chiều dài hạt gạo trên thị trường quốc tế hiện
nay là ≥ 7mm đối với yêu cầu hạt gạo (Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang,
2000).
Do tiêu chuẩn để đánh giá chiều dài và hình dạng hạt thay đổi theo từng nước
tiêu dùng nên đã gây khó khăn nhiều cho các nhà lai tạo giống. Mặc dù lúa lai tạo
cho năng suất cao và kháng được sâu bệnh nhưng chiều dài và hình dạng hạt
không đạt theo thị hiếu trên thị trường của từng quốc gia thì cũng không đạt tiêu
chuẩn.
1.3.2 Hàm lượng amylose
Nhiệt độ không khí ảnh hưởng đến tốc độ tích lũy tinh bột và đặc tính tinh bột
trong thời kỳ phát triển của hạt. Nhiệt độ càng cao có thể làm hàm lượng amylose
càng thấp và nhiệt độ trở hồ của hạt tinh bột càng cao. Nhiệt độ mát hơn có ảnh
hưởng ngược lại. Dựa vào hàm lượng amylose, gạo được phân làm loại nếp (1,2%
amylose), hoặc gạo tẻ (>2% amylose). Gạo tẻ có hàm lượng amylose rất thấp
(2-9% amylose), thấp (9-20% amylose), trung bình (20-25% amylose) và cao
(25-33% amylose). Gạo có hàm lượng amylose thấp khi nấu ít nở, cơm mềm và
dẻo. Tính mềm và dẻo của cơm có tương quan nghịch vơi hàm lượng amylose
(Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Hàm lượng amylose ảnh hưởng chủ yếu lên đặc tính của cơm. Nó tương quan
nghịch với độ dẻo, độ mềm và độ bóng của cơm. Các giống có hàm lượng
amylose thấp (8–20%) cơm thường ướt, dẻo và bóng láng khi nấu chín. Hàm
lượng amylose càng thấp, tính dẻo của cơm càng cao và mềm khi để nguội. Gạo
có hàm lượng amylose cao (>25%) thì khô và xốp, nhưng cứng khi nguội lại.
Nhóm có hàm lượng amylose trung bình (21-25%) thì nở ít sau khi nấu và cơm
mềm xốp (Trần Thị Hồng Phấn, 2009).
Hàm lượng amylose là kết quả của kiểu gen và một vài thay đổi của môi
trường (Heu và Park, 1976).
Theo Phạm Thị Cúc (2002), tinh bột là glucid chủ yếu dự trữ trong thực vật.
Nó không phải là một hóa chất riêng biệt, mà trong nó có 96,1–97,6% là
polysaccharide (gồm 2 loại: amylose và amylose pectin); 0,2–0,7% là khoáng chất;
0,6% acid béo (như: palmitic, acid stearic,…).
1.3.3 Hàm lượng protein
Osborne (1909), dựa vào đặc tính hóa học trong hạt như khả năng hòa tan
5
trong các dung môi khác nhau, đặc tính trầm tủa và biến tính. Protein của hạt được
chia thành bốn nhóm khác nhau: Albumin (tan trong nước), Globulin (tan trong
muối), Glutelin (tan trong kiềm hoặc acid) và Prolamin (tan trong rượu).
Theo Chang và Somrith (1979), di truyền tính trạng protein do đa gen điều
khiển, có hệ số di truyền khá thấp, có thể do tương tác mạnh mẽ giữa kiểu gen và
môi trường. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự biến thiên hàm lượng
protein như: côn trùng, thời tiết, phân bón, nước tưới,… chỉ có khoảng 25-50% sự
biến thiên protein được đoán là do gen điều khiển (Jenning và ctv., 1979).
Hàm lượng protein của lúa thường nằm trong khoảng 7% (gạo chà) và 8%
(gạo lức). Phẩm chất protein của gạo phụ thuộc vào hàm lượng protein trong hạt.
Khi protein tăng thì lượng protein mất đi trong lúc xay chà cũng giảm và thành
phần acid amin cũng tương đối ổn định. Từ đó cho thấy phần lớn protein tăng
thêm không phải trong vỏ cám. Vì thế lúa có hàm lượng protein càng cao càng tốt
(Jenning và ctv., 1979).
Về khía cạnh dinh dưỡng lúa tốt hơn nhiều loại thực phẩm chứa nhiều
cacbohydrate khác vì hàm lượng lysine của lúa khá cao, khoảng 3,5%-4% (Juliano
và ctv., 1985). Lượng acid amin cũng rất cân đối và ổn định (Jenning và ctv.,
1979).
Ngoài ra, hàm lượng protein còn chịu ảnh hưởng của bức xạ mặt trời. Nếu
lượng bức xạ mặt trời cao trong thời gian phát triển của hạt thì hàm lượng protein
sẽ giảm. Do đó, trồng lúa ở vùng nhiệt đới, trong mùa khô thì hàm lượng protein
thấp hơn mùa mưa (IRRI, 1976). Hàm lượng protein trung bình của 11 giống lúa
trồng ở IRRI ở mùa khô là 8 % và mùa mưa là 9,5 %.
Protein là yếu tố thể hiện chất dinh dưỡng của gạo. Gạo có hàm lượng protein
càng nhiều thì giá trị dinh dưỡng càng cao và ngày càng được lưu tâm hơn
(Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Theo đó thì xu hướng chọn lọc cũng theo chiều hướng
có giá trị dinh dưỡng cao hay hàm lượng protein cao để giải quyết tình trạng suy
dinh dưỡng của trẻ em ở các nước nghèo.
1.3.4 Độ trở hồ
Theo Jennings et al. (1979), cho rằng độ trở hồ là một đặc tính dùng để xác
định phẩm chất gạo lúc nấu, là nhiệt độ cần thiết để khi nấu nước được hấp thu và
hạt tinh bột phồng lên không hoàn toàn nguyên lại được (trích Nguyễn Đình Huy,
2008).Nhiệt độ hóa hồ hay độ trở hồ (BEFT) là nhiệt độ mà ở đó 90% hạt tinh bột
bị hóa hồ hoặc phồng lên trong nước nóng không thể trở lại như cũ được; nó được
xếp loại thấp (55–69,50C), trung bình (70–740C) và cao (74,5–790C) (Nguyễn
Ngọc Đệ, 2008).
Nhiệt trở hồ có thể liên quan một phần với lượng amylose của tinh bột, nhiệt
trở hồ thấp không liên kết chặt chẽ với amylose cao, thấp hay trung bình
(Jennings et al. 1979). Trong nhóm giống lúa có cùng hàm lượng amylose, cùng
kích thước và hình dạng hạt, giống có nhiệt trở hồ trung bình thì được ưa thích
hơn (Khush et al. 1979).
Đặc tính vật lý của cơm nấu liên quan nhiều với độ trở hồ hơn là với hàm
lượng amylose. Gạo có độ trở hồ cao cần nhiều nước và lâu chín hơn gạo có độ
trở hồ thấp và trung bình (IRRI, 1996).
Ở cùng quy cách nấu chuẩn, gạo có độ trở hồ cao sẽ có khuynh hướng còn hơi
sống. Từ đó, gạo có độ trở hồ cao cần nhiều nước và thời gian để nấu hơn gạo có
6
độ trở hồ trung bình hay thấp, nhưng trở nên rất mềm khi nấu chín vì có khuynh
hướng rã nhừ ra. Độ trở hồ tương quan thuận với thời gian cần để nấu cơm
(Jenning et al. 1979).
Tuy không liên hệ chặt với hàm lượng amylose nhưng độ trở hồ là yếu tố
quyết định chất lượng hạt gạo khi đã nấu. Sự liên hệ này rất quan trọng vì trong
một số trường hợp các nhà chọn giống sẽ dùng cách thử nghiệm độ trở hồ để ước
lượng hàm lượng amylose nếu như không có điều kiện định lượng amylose
(Jenning et al. 1979). Ngoài ra Jenning et al. (1979) còn cho thấy rằng giống có độ
trở hồ cao thì ít bị thiệt hại hơn so với giống có độ trở hồ thấp do côn trùng, vi
khuẩn khi còn ngoài đồng cũng như khi tồn trữ.
1.3.5 Độ bền thể gel
Ngoài hai yếu tố hàm lượng amylose và độ trở hồ, phẩm chất gạo còn phụ
thuộc vào đặc tính độ bền thể gel. Theo Jenning và ctv., (1979), lúa có hàm lượng
amylose thấp thường có thể gel mềm. Theo Khush và ctv., (1979) cho rằng, trong
cùng một nhóm có hàm lượng amylose giống nhau, giống lúa nào có độ bền thể
gel mềm hơn, giống đó sẽ được ưa chuộng hơn.
Vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về quy luật di truyền của độ bền thể gel.
Theo Chang và Li (1981) cho rằng độ bền thể gel do một cặp gen điều khiển. Tuy
nhiên, theo Tang et al. (1991) lại cho rằng độ bền thể gel là do một cặp gen điều
khiển nhưng có sự tương tác với một số gen phụ khác.
1.3.6 Tính thơm
Gạo có mùi thơm là một phẩm chất có giá trị cao được người dân vùng Châu
Á rất ưa chuộng và sẵn lòng trả giá cao (Jennings et al. 1979).
Nhiều nghiên cứu về sự kiểm soát di truyền của các tính trạng mùi thơm trong
gạo đã được báo cáo (Ahn et al. 1992; Ali et al. 1993; Berner và Hoff, 1986;
Nagaraju et al. 1975; Pinson, 1994; Sood và Siddiq, 1978; Tripathi và Rao, 1979;
Tsuzuki và Skimokawa, 1990; Yano et al. 1992). Trong đó, một số tác giả kết luận
rằng đặc điểm này được kiểm soát bởi một cặp gen, trong khi những tác giả khác
lại cho rằng được kiểm soát bởi đa gen. Theo Lê Doãn Diên và ctv., (1981) mùi
thơm của gạo do chất 2-acetyl-1-pyrroline tìm thấy trong thành phần dầu dễ bay
hơi của cơm gây ra do một loại hóa chất có khả năng khuếch tán trong không khí,
đó là este-aceton-andehyde. Nó là một chỉ số quan trọng có ảnh hưởng đến khẩu
vị và dễ biến đổi khi bảo quản.
Ali et al. (1993) (trích dẫn bởi Trần Thị Kim Thúy, 2002) cho rằng mùi thơm
là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường. Theo kết quả nghiên
cứu trên giống lúa Khao Dawk Mali 105 của Suwanrit et al.(1996) (trích dẫn bởi
Lê Xuân Thái, 2003) cho thấy các loại đất có hàm lượng đạm trong đất thấp cho
hạt gạo có chất lượng mùi thơm tốt hơn, bón nhiều phân đạm hơn mức khuyến
cáo sẽ làm tăng năng suất tối đa nhưng cho chất lượng gạo thấp.
Hiện vẫn chưa có ý kiến thống nhất về số gen mã hóa mùi thơm trên lúa. Theo
Kadam và Patankar (1938) cho rằng, tính trạng mùi thơm do một gen kiểm soát
(trích dẫn bởi Trần Thị Hồng Phấn, 2009). Nhưng lại có ý kiến cho rằng tính trạng
mùi thơm ở lúa do một gen lặn quyết định (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Ảnh hưởng
của môi trường đến mùi thơm cũng được ghi nhận, nhưng cơ chế này đến nay vẫn
chưa được biết rõ. Ví dụ: Khao Dawk Mali 105 của Thái Lan trồng ở các loại đất
khác nhau thì lại có mùi thơm khác nhau. Tương tự, ở Việt Nam thì Nàng Thơm
7
Chợ Đào hay Nàng Hương chỉ có mùi thơm đặc trưng khi trồng ở vùng đất nhất
định, nếu trồng ở các vùng đất khác thì không có mùi thơm hoặc chỉ thơm nhẹ.
8
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 Phương tiện
2.1.1 Thời gian và địa điểm
Thời gian: đề tài được thực hiện từ tháng 9/2013 đến tháng 12/2013.
Địa điểm: thí nghiệm được tiến hành tại cánh đồng của chú Trần Minh Dám nông
dân huyện Bến Lức tỉnh Long An và Phòng thí nghiệm Di truyền - Chọn giống
và Ứng Dụng Công Nghệ Sinh Học, bộ môn Di Truyền Giống Nông Nghiệp,
khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng trường Đại học Cần Thơ.
2.1.2 Vật liệu nghiên cứu
Gồm 10 giống lúa như sau:
- Giống 1: TP6
- Giống 2: BN3
- Giống 3: 7 Núi ĐB - Dòng 3
- Giống 4: 4900 (Đối chứng)
- Giống 5: 7 Núi ĐB - Dòng 13
- Giống 6: 7 Núi ĐB - Dòng 15
- Giống 7: KĐM x TP5 Dòng 3
- Giống 8: KDM x TP5 Dòng 4
- Giống 9: KDM x TP5 Dòng 9
- Giống 10: TP9 x TP5 Dòng 1-3-4
2.1.3 Thiết bị, hóa chất
Water bath, tủ sấy, máy ly tâm 14000 vòng/phút, cân phân tích: Lab 101
AEG- 120G, máy quang phổ THEMO SPECTRONIC GESSYSTM8, máy đo ẩm
độ, cân điện tử và một số dụng cụ khác...
Các hóa chất bao gồm: dung dịch Iod, HCl 30%, Ethanol 95%, NaOH 0,1N,
NaOH 1N, dung dịch A, dung dịch B1, dung dịch B2, KOH, Tris..
..
2.2 Phương pháp
2.2.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần lặp
lại, 10 nghiệm thức trong đó giống lúa OM4900 tại địa phương được chọn làm
đối chứng. Tổng cộng có 30 lô với diện tích mỗi lô là 25m2, khoảng cách giữa
các ô trong cùng lần lặp lại là 20 cm và giữa các lần lặp lại là 40 cm. Xung quanh
khu thí nghiệm có ít nhất 3 hàng lúa bảo vệ và thí nghiệm được bố trí với diện
tích 1000 m2 theo sơ đồ như sau:
9
ĐƯỜNG CAO TỐC TRUNG LƯƠNG
Hình 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm tại xã Thạnh Phú huyện Bến Lức
REP 1
REP 2
REP 3
1
10
5
2
9
7
3
8
6
4
7
1
5
6
3
6
5
9
7
4
10
8
3
2
9
2
4
10
1
8
2.2.2 Phương pháp canh tác
* Chuẩn bị gieo mạ
Sân phơi lúa ( sân đất hoặc sân gạch), bờ đê nhưng phải đảm bảo thoát nước
tốt, 14 m2 gieo 1kg lúa giống cấy cho 1000 m2.
* Ngâm ủ lúa giống
Sử dụng 1kg lúa giống cấy cho 1000 m2, lúa ngâm 24 giờ ( tỉ lệ 2 sôi 3
lạnh), vớt lên để ráo, trộn thuốc Cruiser để xử lý hạt giống, liều lượng 5cc/20kg
lúa, pha lượng nước vừa để tưới lên lúa giống vừa đủ không để chảy tràn ra và
trộn đều rồi tiến hành ủ đến khi lúa nảy mầm (nứt nanh).
* Chuẩn bị gieo mạ
Vật liệu chuẩn bị cho 1 kg lúa cấy: 5 bao sơ dừa, 7 bao tro trấu loại lớn, 500
gr DAP, bùn đáy ao vừa đủ kết dính, nước.
Nền làm mạ phải trải bằng nilon để rễ không ăn xuống đất.
Dùng 5 bao sơ dừa + 5 bao tro trấu + lượng bùn non vừa kết dính (bảo đảm
đất không bị phèn) + 500 gr DAP + nước, trộn đều và rải phẳng luống ra với
chiều rộng 2 m, chiều dài 7 m và độ dày từ 1 đến 1,5 cm. Sau đó chia đều luống
thành 10 phần bằng nhau dùng để gieo cho 10 giống (nhớ làm rào ngăn cách giữa
các giống để tránh bị lẫn giống), kế đó lấy giống đã ngâm lên mộng rãi đều lên
các ô sau đó dùng 2 bao tro trấu còn lại lấp kín hạt giống. Cuối cùng là chăm sóc
(ngày 2 đến 3 lần tưới nước tùy theo thời tiết, đảm bảo giữ độ ẩm để mạ phát
triển tốt, có thể xịt thêm phân bón lá 1 đến 2 lần (phân P và K)).
2.2.3 Yêu cầu về đất
10
Đất làm thí nghiệm phải đại diện cho vùng sinh thái khảo nghiệm, có độ phì
đồng đều, bằng phẳng và chủ động được nước tưới tiêu. Cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ
dại, đảm bảo giữ nước trên ruộng.
2.2.4 Mật độ cấy
Cấy 1 tép với khoảng cách 20 x 20 cm.
* Bón phân
Chia làm các đợt bón cơ bản với công thức phân 100N - 90P2O5 - 50K2O.
Lượng phân bón cho toàn bộ 1000m2 là: phân lân (45 kg), phân hữu cơ, ure
(6,5 kg).
Bón lót: Trước khi trục lần cuối để cấy.
Bón thúc đợt 1: Khi lúa bén rễ hồi xanh: 8 kg ure.
Bón thúc đợt 2: Trước trổ 20- 25 ngày: 6,5 kg ure.
* Tưới nước
Từ cấy đến kết thúc đẻ nhánh giữ mực nước trên ruộng 3 - 5 cm, các giai
đoạn sau mực nước không quá 10 cm. Để khi vào giai đoạn chín, giữ nước trong
ruộng ở mức 2 - 3 cm cho đến khi lúa chín vàng (7 - 10 ngày trước khi thu
hoạch) tháo cạn nước trong ruộng.
* Phòng trừ sâu bệnh
Thường xuyên thăm đồng để phát hiện sớm bệnh hại và phòng trừ kịp thời
khi cần sử dụng thuốc hóa học.
2.2.5 Phương pháp đánh giá chỉ tiêu nông học (bộ NN và PTNT, 2002)
Khi cây lúa sinh trưởng tối đa, tiến hành đo chỉ tiêu chiều cao cây.
Khi thu hoạch, tiến hành đo chiều dài bông của 12 bụi lúa và tính trung bình
chiều dài của mỗi bông. Thời gian sinh trưởng của lúa là thời gian từ khi cây lúa
nảy mầm cho đến khi thu hoạch (chín 85% bông trở lên trên toàn ruộng).
2.2.6 Đánh giá chỉ tiêu năng suất và các thành phần năng suất
Gặt 12 bụi lúa trên một lô thí nghiệm.
Đếm tất cả số bông của 12 bụi lúa, kí hiệu là B (bông).
Đếm tổng số hạt lép, kí hiệu là L (hạt).
Đếm tổng số hạt chắc, kí hiệu là C (hạt).
Đếm đúng 1000 hạt chắc, cân và quy về ẩm độ 14%, lặp lại 3 lần, kí hiệu là
w1, w2, w3 (g).
Tất cả trọng lượng đều quy về ẩm độ chuẩn 14%.
W 14% =
W0 (100 − H 0 )
86
W0: Trọng lượng mẫu lúc cân
H0: Ẩm độ mẫu lúc cân
Cách tính các thành phần năng suất
B
B
=
12(0,20 × 0,20) 0,48
C ( hat ) + L ( hat )
Số hạt/bông=
B ( bông )
Số bông/m2=
Phần trăm hạt chắc =
C ( hat )
C ( hat ) + L ( hat
11
)
Khối lượng 1000 hạt (g) =
w1 + w2 + w3
3
Năng suất thực tế
Năng suất thực tế của lúa được tính từ lượng lúa thu hoạch từ 5 m2, đập,
phơi, giê, cân và qui về ẩm độ 14%, kí hiệu là w (kg).
Năng suất thực tế =
w 10000(m 2 )
×
= w × 2 (tấn/ha)
1000
5(m 2 )
Năng suất lý thuyết
NSLT = ( số bông/m2 x số hạt chắc/bông x TL 1000 hạt) x 10-5 (tấn/ha)
2.2.7 Đánh giá khả năng phản ứng với một số sâu bệnh hại chính
Chỉ tiêu và phương pháp đánh giá từ giai đoạn sinh trưởng đến giai đoạn
sâu bệnh của lúa
Các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa được biểu thị bằng số như sau:
Giai đoạn
Nẩy mầm
Mạ
Đẻ nhánh
Vươn lóng
Làm đòng
Trỗ bông
Chín sữa
Vào chắc
Chín
Mã số
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Bảng 2.1 Chỉ tiêu và phương pháp đánh giá
Chỉ tiêu,
phương pháp theo dõi
Sức sống của mạ
Quan sát quần thể mạ trước khi
nhổ cấy
2. Độ dài giai đoạn trổ
Số ngày từ bắt đầu trổ (10%
số cây có bông thoát khỏi bẹ lá
đòng khoảng 5 cm) đến kết
thúc trỗ (80% số cây trổ)
3. Độ thuần đồng ruộng
Tính tỷ lệ cây khác dạng trên
mỗi ô
Giai
đoạn
đánh giá
Thang điểm
1 Mạnh: Cây sinh trưởng tốt, lá xanh,
nhiều cây có hơn 1 dảnh
5 Trung bình: Cây sinh trưởng trung
bình, hầu hết có 1 dảnh
9 Yếu: Cây mảnh yếu hoặc còi cọc, lá
vàng
1 Tập trung: Không quá 3 ngày
5 Trung bình: 4-7 ngày
9 Dài: Hơn 7 ngày
2
6
1 Cao: Cây khác dạng <0,25% (lúa lai
5 <2%)
Trung bình: Cây khác dạng 0,25- 1%
9 (lúa lai 2- 4%)
Thấp: Cây khác dạng >1% (lúa lai
6-9
12